Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

SKKN GIÁO dục GIÁ TRỊ SỐNG và kỹ NĂNG SỐNG CHO học SINH TRƯỜNG bổ túc văn hóa TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.84 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH
………………………………

GIÁO DỤC
GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH
TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH

Người thực hiện: Lê Thị Thanh Nhàn
Lĩnh vực nghiên cứu:
Giáo dục đạo đức

Có đính kèm:

X

X
X

Đĩa CD minh họa

Năm học: 2012-2013

1


SƠ YỀU LÍ LỊCH KHOA HỌC
……………………….
I.THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1.Họ và tên: Lê Thị Thanh Nhàn


2.Ngày tháng năm sinh : 17 -12 – 1973
3.Nam, nữ: Nữ
4.Địa chỉ: 54A5 – Khu phố 11- Phường Tân Phong -Biên Hòa - Đồng Nai
5.Điện thoại: 0613847032 (Cq), 01693967937 (ĐTDĐ)
6.Chức vụ : Phó hiệu trưởng
8.Đơn vị công tác: Trường Bổ túc văn hóa Đồng Nai
II.TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình đô chuyên môn : Đại học sư phạm
- Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn; Giáo dục chính trị
III.KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm : Giảng dạy
- Số năm có kinh nghiệm : 20
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Hướng khai thác tác phẩm trữ tình
+ Phương pháp dạy học văn phát huy tính cực chủ động của học sinh
+ Sử dụng hình ảnh minh họa trong dạy học văn
+ Bồi dưỡng-giáo dục đạo đức cho học sinh qua tác phẩm văn học

2


GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Hiện nay vai trò của giáo dục trong nhà trường rất cần thiết giáo dục giá trị sống
và kỹ năng sống cho học sinh giúp các em hoàn thiện nhân cách, có kỹ năng sống,
kỹ năng giao tiếp tốt để hòa nhập cuộc sống. Đó là mục tiêu của giáo dục toàn diện
trong nhà trường.
- Việc giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường
không chỉ là mục tiêu của giáo dục, nhiệm vụ của người thầy mà trở thành một nhu

cầu bức thiết, gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống, xã hội giúp học sinh chủ động,
linh hoạt, nhạy bén trong cuộc sống .
- Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường THPT,
đặc biệt với đối tượng học sinh trường bổ túc văn hóa tỉnh đang là một thử thách
đối với giáo viên hiện nay bởi học sinh có phần xem nhẹ việc bồi dưỡng lý tưởng
sống; ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa dân
tộc; thái độ sống, giao tiếp với mọi người... bồi dưỡng giá trị sống và rèn luyện kỹ
năng sống ít được thế hệ trẻ ngày nay chú trọng ?
- Qua việc tìm hiểu, quan sát trong quá trình giảng dạy về ý thức thái độ, mục đích
học tập, kỹ năng sống của các em… tôi đã từng bước nắm bắt tình hình bồi dưỡng
đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống của các em học sinh ở cả ba khối lớp 10, 11, 12
Từ lý do nêu trên tôi nhận thấy việc giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống cho
học sinh trong nhà trường không chỉ là mục tiêu của ngành giáo dục, nhiệm vụ của
người giáo viên giảng dạy, người cán bộ quản lí mà trở thành một nhu cầu bức
thiết của xã hội. Đặc biệt bức thiết đối với đối tượng học sinh trường bổ túc văn
hóa tỉnh Đồng Nai.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
1. Thuận lợi
- Giá trị sống, kỹ năng sống rất quan trọng đối với tất cả mọi người. Học sinh là
đối tượng rất cần thiết được giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống. Bởi đó là bài học
quan trọng giúp học sinh tự tin bước vào cuộc sống trong tương lai. Từ năm học
2010- 2011, Bộ GD&ĐT đã quyết định đưa kỹ năng sống vào giảng dạy ở các
trường phổ thông.
- Kết hợp sinh hoạt chủ nhiệm và sinh hoạt theo chuyên đề giáo dục giá trị sống,
các môn học giáo viên sẽ định hướng giáo dục giá trị sống cho học sinh từ đó nâng
cao nhận thức, hình thành kỹ năng sống, có cách ứng xử đúng đắn trong các tình
huống, trong các mối quan hệ.

3



- Hiện nay, mục tiêu nhiệm vụ giáo dục của nhà trường không đơn thuần là trang
bị kiến thức văn hóa mà còn kết hợp với gia đình, xã hội giáo dục đạo đức, kỹ năng
sống, kỹ năng giao tiếp... cho học sinh
- Trong thực tế không phải ai cũng nhận đúng giá trị của cuộc sống. Vì vậy, học
tập để nhận diện đúng đâu là giá trị đích thực của cuộc sống là điều cần thiết với
tất cả mọi người. Có những giá trị sống đích thực, trở thành những giá trị chung
cho nhiều người và toàn xã hội .
Giáo dục các giá trị truyền thống của dân tộc : Lòng yêu nước,tình yêu thương
con người,tinh thần đoàn kết, tinh thần lao động cần cù tiết kiệm và các giá trị
sống chung của nhân loại : trung thực, hoà bình, tôn trọng, yêu thương, trách
nhiệm, đoàn kết, hợp tác ...là nền tảng để hình thành kỹ năng sống và thể hiện giá
trị sống
+Việc giáo dục các giá trị hướng đến sự tôn trọng nhân cách của mỗi người và
mọi người.
+ Mỗi học sinh quan tâm về những giá trị đều có khả năng học tập và sáng tạo
một cách tích cực mỗi khi có cơ hội học tập
+ Nếu học sinh được lớn lên trong một bầu không khí lấy các giá trị làm nền tảng
thì học sinh sẽ có năng lực học tập và có những chọn lựa mang ý thức xã hội.
2. Khó khăn
- Công tác giáo dục trong nhà trường
+ Nhà trường nói chung còn chú trọng việc dạy kiến thức văn hóa mà chưa thật
sự đầu tư thời gian, công sức, có khi còn có phần xem nhẹ việc giáo dục bồi dưỡng
giá trị, kỹ năng sống... cho học sinh.
Trường Bổ túc văn hóa tỉnh Đồng Nai thuộc ngành học giáo dục thường
xuyên, nhà trường có 32 tuần để tổ chức thực hiện chương trình giáo dục, không có
tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp và thời gian thực hiện chương trình như trường
phổ thông trung học là 38 tuần. Đó cũng là hạn chế về thời gian để nhà trường tổ
chức các hoạt động giáo dục đạo đức, rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp cho học

sinh
+ Về học sinh :
Vấn đề đạo đức, lý tưởng sống, ý thức giữ gìn và phát huy những giá trị truyền
thống, bản sắc văn hóa dân tộc, kỹ năng giao tiếp, thái độ sống...ít được thế hệ trẻ
ngày nay chú trọng.
Đối tượng học sinh trường bổ túc văn hoá số đông có chất lượng đầu vào thấp,
trình độ nhận thức hạn chế, ý thức rèn luyện chưa cao, nhiều em ham chơi hơn
ham học, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn hoặc thiếu sự quan tâm, giáo dục của
gia đình ...nên không thích học, không xác định được mục đích học tập, không có ý
thức rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống, giao tiếp... cho bản thân.Trong khi đó, để
tiếp thu được kiến thức trong quá trình học tập đòi hỏi học sinh cần có ý thức học
tập, chịu khó học, nghe giảng...nếu không có ý thức học tập, không chịu học thì
việc học không thu nhận được kết quả mà còn ảnh hưởng đến các học sinh khác,

4


còn làm cho việc giảng dạy của thầy cô cũng mất hứng thú, nhiệt tình, không hiệu
quả khi giảng dạy.
Nhìn chung, các em học sinh còn thiếu nhiều kỹ năng cần thiết. Biểu hiện như :
Các em không biết cách giao tiếp, ứng xử với bạn bè, với thầy cô, với mọi người,
từ cách xưng hô đến cách nói năng...nhiều lúc thiếu suy nghĩ, không phù hợp với
đối tượng giao tiếp.Trong khi đó, các em lại rất cần chỗ dựa tinh thần- cần sự quan
tâm giáo dục, chia sẻ của thầy cô và gia đình
+ Về phụ huynh học sinh :
Phần đông quý vị phụ huynh học sinh của trường có hoàn cảnh gia đình khó
khăn, phải bươn chải trong cuộc sống mưu sinh nên không có nhiều thời gian cho
con em, không quan tâm đến việc giáo dục giá trị sống, rèn kỹ năng sống.
Có trường hợp trước thực tế con cái có lớn mà chưa có khôn, nhiều khờ dại,
vụng về khi đối diện với vô vàn tình huống mang tính « nguy cơ » trong một xã hội

ngày càng phức tạp. Một số gia đình nhận ra con em « lơ ngơ như gà công
nghiệp » đã hốt hoảng « tách » con khỏi môi trường thường nhật, những mong qua
các lớp học kỹ năng sống, sau những « học kỳ quân đội » ngắn ngủi con sẽ lớn
khôn... đây là sự ngộ nhận lớn nhất vế giáo dục con trẻ
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
- Ban Giáo dục của UNICEF, New York ; Hai mươi nhà giáo dục đến từ năm châu
lục tiến hành hội thảo trước sự ủy quyền của UNICEP tại Newyork, tháng 8 năm
1996 ; Hội nghị nhân quyền trẻ em ...đã bàn về vấn đề giáo dục đạo đức, giá trị
sống của thế hệ trẻ.Các nhà giáo dục đã nghiên cứu và đưa ra tổng kết :

Nếu hôm nay trẻ…

Mai này lớn lên các em…

1.bị la mắng, chửi bới, trừng phạt và roi 1.chỉ biết tố cáo, kết tội và tấn công
đòn
người khác
2.được giáo dục trong bầu khí hận thù, 2.chỉ biết gieo rắc xung đột và chiến
chia rẽ và bạo động
tranh, hỗn loạn và hung tàn
3.bị chế nhạo, chọc ghẹo, chê cười và 3.sẽ mang trên mình nhiều tâm tình lo
khinh bỉ
sợ và mặc cảm tự ti
4.phải sống trong tủi nhục và hổ thẹn

4.sẽ cảm thấy mình là người vô giá trị

5



Nếu hôm nay các em…

Mai này lớn lên

1.Được lắng nghe và tiếp xúc với
những con người có tấm lòng bao dung,
biết đồng cảm
2.Được nâng đỡ, hướng dẫn và khích
lệ, nhất là trong những lúc tập đi, tập
nói và tập làm
3.Được khen thưởng đúng lúc, đúng
việc và đúng lời
4.Được tôn trọng và đối xử một cách
công minh trong môi trường gia đình
cũng như tại trường học

1.Sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì và giàu
lòng nhân ái
2.Sẽ là người có nhân cách vững chãi,
sáng suốt và kiên cường
3.Sẽ biết nhìn đời một cách năng động,
tích cực và lạc quan
4.Sẽ là những người có khả năng thực
thi hòa bình và bênh vực công lý

- Ở nước ta, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng việc rèn đức, luyện tài
cho thanh niên. Ngày nay Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục & đào tạo, các tổ chức
chính trị- xã hội rất quan tâm đến giáo dục đạo đức, giá trị sống cho thế hệ trẻ. Văn
phòng Chủ tịch nước giám sát việc dạy đạo đức cho học sinh bởi đây là vấn đề đầu

tiên,quan trọng, phải quan tâm và có những điều chỉnh phù hợp để đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục - đào tạo

Giá trị sống là nền tảng để hình thành kỹ năng sống
Kỹ năng sống là công cụ hình thành và thể hiện giá trị sống
6


7


8


2. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
a. NỘI DUNG
- Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo việc tổ chức biên soạn và giảng dạy các
chuyên đề giáo dục phù hợp với thực tiễn và trình độ học sinh các khối lớp của
trường.Tập huấn cho đội ngũ giáo viên về vai trò, phương dạy giá trị sống cho học
sinh. Chỉ đạo Đoàn trường tổ chức các hoạt động thực tiễn để học sinh có điều kiện
trải nghiệm, tôn vinh các giá trị sống trong tháng thanh niên.
- Khi tổ chức sinh hoạt, giáo dục giá trị sống giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên
bộ môn có kế hoạch, nội dung, phương pháp cụ thể để giúp học sinh lĩnh hội nội
dung, kiến thức, kĩ năng.
- Người tổ chức thực hiện biết chọn những hình thức phù hợp để khai thác, nhằm
chuyển tải nội dung cần định hướng giáo dục một cách tự nhiên, sát thực, dễ đi vào
lòng người; tránh được sự gượng ép, khuôn sáo…
- Mỗi giá trị phải lựa chọn phương pháp và nội dung cần định hướng phù hợp với
đối tượng học sinh, nhằm phát huy tác dụng và có thể đạt được hiệu quả cao nhất.
Nội dung cần định hướng giáo dục được soạn giáo án cụ thể .

- Trong quá trình hướng dẫn các em sinh hoạt giáo viên cần phát huy tính tích cực,
chủ động của học sinh trong việc thuyết trình, trả lời câu hỏi, giải quyết tình
huống, ... qua đó các em lĩnh hội vấn đề giáo dục, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm,
thái độ sống của bản thân và luyện kỹ năng nói trước tập thể.
- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy bộ môn đặc biệt là môn ngữ văn, giáo dục
công dân cần quan tâm, chú trọng việc dạy chữ đi đôi với dạy người, hình thành
đạo đức, lối sống đẹp cho học sinh thông qua mọi hình thức từ giảng dạy đến sinh
hoạt tập thể.
- Người thầy « dùng nhân cách để giáo dục nhân cách »( Uxinsy). Giáo viên
dạy GT&KNS cần phải là tấm gương về:
1. Hành vi ứng xử đối với học trò, với người khác
2. Luôn có thái độ tích cực, hướng học sinh đến những điều tốt đẹp
3. Nhận thức,hiểu biết, giàu về tri thức và văn hóa
→ Đòi hỏi người thầy phải luôn tự rèn luyện,tôi luyện chính mình, luôn tìm tòi
nghiên cứu, không ngừng nâng cao sự hiểu biết trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội
bởi kiến thức càng phong phú càng thuận lợi và có sức hấp dẫn, thuyết phục càng
cao
- Các bước thực hiện hoạt động giáo dục giá trị và kỹ năng sống :
1. Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện,gần gũi và cởi mở
2.Tổ chức các hoạt động nhận diện giá trị sống và kỹ năng sống
3.Tổ chức thảo luận chia sẻ các giá trị
4.Tổ chức hoạt động để học sinh thể hiện hiểu biết và cảm nhận về giá trị và kỹ
năng sống một cách sáng tạo
9


5.Tổ chức các hoạt động thực tiễn
* Ví dụ minh họa sinh hoạt chuyên đề giáo dục giá trị sống
Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ cùng nhau giá trị sống : Yêu thương


Mục tiêu
- Hiểu được giá trị yêu thương, xác định được trách nhiệm của học sinh trong việc
bồi dưỡng và phát huy giá trị đó.
- Biết cách cư xử đúng mực với mọi người trong mọi tình huống.
- Sống nhân ái, yêu thương mọi người; tự giác học tập rèn luyện, làm những việc
tốt để bồi dưỡng giá trị yêu thương của dân tộc, của nhân loại
Nội dung hoạt động
- Yêu thương là gì ?
- Làm thế nào để yêu thương và được yêu thương ?
- Thế giới sẽ thế nào nếu không có yêu thương ?
- Trò chơi : Viết lời Yêu thương gửi bạn bè
- Xây dựng biểu tượng các hành vi thể hiện giá trị Yêu thương trong cuộc
sống, trong gia đình
- Viết bài thuyết trình về giá trị Yêu thương
Gợi ý thực hiện các hoạt động cụ thể
1. Giá trị sống :Yêu thương
- Khái niệm yêu thương
- Ý nghĩa của giá trị sống yêu thương với bản thân và những người xung quanh
10


2. Làm thế nào để yêu thương và được yêu thương
- Trách nhiệm của bản thân
- Những biểu hiện của yêu thương
3.Trò chơi : Viết lời Yêu thương gửi bạn bè
- Mỗi bạn viết lời yêu thương gửi đến những người bạn trong lớp
- Các bạn đến nhận, đọc, cảm nhận
- Mời một vài bạn chia sẻ lời yêu thương nhận được với lớp
4. Xây dựng biểu tương hoặc hành vi thể hiện giá trị Yêu thương trong cuộc sống,
trong gia đình

- Trong cuộc sống: Khi gặp bạn thể hiện bằng một cái bắt tay,cái ôm thân mật…
- Trong gia đình: Mỗi người nói một lời chúc nhau vui vẻ trước khi đi làm, đi
học…
Công tác chuẩn bị: Giáo viên định hướng nội dung cho HS chuẩn bị; giao nhiệm
vụ cho các tổ, các nhóm làm việc.
Hình thức tổ chức : Có thể chọn các hình thức sau:
+ Đại diện các tổ trình bày trình bày nội dung đã chuẩn bị. Các thành viên trong
lớp bổ sung hoặc nêu những thắc mắc,băn khoăn … để các bạn và giáo viên cùng
chia sẻ.
+ Thi trả lời câu hỏi : Chủ toạ chọn mỗi tổ 1 bạn dự thi. Một bạn dự thi đại diện
bốc thăm câu hỏi, đọc to cho cả lớp biết. Trong số các bạn dự thi ai giơ tay trước
thì giành quyền trả lời... Chủ tọa mời các thành viên trong lớp nhận xét câu trả lời
của bạn dự thi.
+ Hoạt động : Các hoạt động như:“Viết lời Yêu thương gửi bạn bè ” có thể báo
cáo tóm tắt kết quả viết của lớp; chọn một vài lời yêu thương chia sẻ với cả lớp;
Xây dựng biểu tượng hành vi thể hiện các giá trị sống…
Từ gợi ý cách thức tổ chức thực hiện chuyên đề giáo dục giá trị sống Yêu
thương giáo viên chủ nhiệm các lớp có thể triển khai, tổ chức theo nhiều hình
thức. Giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp giúp học sinh cảm nhận
giá trị sống Yêu thương theo các bước, các mức độ.
* Ví dụ minh họa trong giảng dạy bộ môn ngữ văn
Giá trị sống : Yêu thương
Dạy bài « Ca dao yêu thương tình nghĩa »( Lớp 10), giáo viên lồng ghép giáo
dục giá trị sống yêu thương –giá trị cần thiết của cuộc sống, của nhân loại.Có thể
cho học sinh tìm hiểu những bài hát, câu thơ ,ca dao…thể hiện giá trị Yêu thương
và chia sẻ, phân tích cùng cả lớp
Cách tiến hành:
- Lớp chia thành nhóm 3 người,
- Mỗi thành viên chọn 1 câu ca dao, câu thơ, tục ngữ và phân tích giá trị sống
trong đó

- Trình bày và lớp thảo luận
Khi tìm hiểu nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn “Chiếc thuyền
ngoài xa” (Nguyễn Minh Châu) – người đàn bà làng biển ít học có cuộc đời lam lũ
11


nhưng thấu hiểu lẽ đời, giàu lòng thương con… giáo viên lồng ghép giáo dục giá
trị yêu thương biểu hiện ở tình mẫu tử, trong cuộc sống gia đình. Có thể cho học
sinh hát những bài hát ca ngợi tình mẹ , xem những đoạn phim về tình mẫu tử
(Ví dụ: CD “ Bữa cơm tối với mẹ” )
* Ví dụ minh họa trong giảng dạy bộ môn giáo dục công dân
Khi dạy bài : Công dân với tình yêu hôn nhân và gia đình ( Lớp 10),sau khi tìm
hiểu phần gia đình, chức năng của gia đình,mối quan hệ và trách nhiệm của các
thành viên trong gia đình… giáo viên lồng ghép giá trị sống yêu thương, trách
nhiệm cho học sinh. Có thể cho các em liên hệ bản thân,ý thức trách nhiệm cần
làm gì để góp phần xây dựng gia đình mình yên vui, hạnh phúc hay để trở thành
người con hiếu thảo em phải làm gì ?... có thể cho các em xem các đoạn phim về
tình cảm, trách nhiệm của các thành viên trong gia đình ( Ví dụ : CD « Con yêu »,
« Khi thượng đế tạo ra người cha », « Sự hỏi han »…
Dạy bài « Công dân với cộng đồng » (Lớp 10), giáo viên giúp học sinh nhận
thức được trách nhiệm của công dân với cộng đồng biểu hiện ở lối sống nhân
nghĩa, hòa nhập và hợp tác. Đây là bài dạy có thể lồng ghép nhiều giá trị sống
Có thể cho học sinh cảm nhận các câu tục ngữ, ca dao :
- Thương người như thể thương thân
- Lá lành đùm lá rách
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
Cho các em đọc và suy nghĩ về thông tin sau kết hợp xem đoạn nhạc phim về
« Bác Hồ một tình thương bao la »
« Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã từng bôn ba rất nhiều

nơi. Song dù ở đâu, Bác đều được nhân dân địa phương ,từ người già đến trẻ em
yêu mến, gần gũi, tin cậy như một người thân trong gia đình »
Như vậy là giáo viên đang định hướng cho học sinh các giá trị yêu thương,
trách nhiệm, hợp tác,đoàn kết … qua sự đúc kết của nhân dân và tấm gương vĩ đại
của Chủ tịch Hổ Chí Minh.
b. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
Có nhiều cách để triển khai nội dung giáo dục đạo đức, kỹ năng sống nhưng
chung quy, có thể áp dụng phổ biến thông qua các hình thức cơ bản sau đây:
* Trong sinh hoạt theo chuyên đề giáo dục giá trị sống
1.Giờ sinh hoạt lớp
- Việc tổ chức các giờ sinh hoạt lớp trong bầu không khí dựa trên các giá trị giúp
mỗi học sinh cảm nhận được thầy cô chủ nhiệm và tập thể hiểu, yêu thương, tôn
trọng; các em cũng cảm thấy an toàn và bản thân có giá trị từ đó phấn đấu vì sự
phát triển của tập thể lớp và của các em.
- Các hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống có thể được tiến hành
trong các cuộc thi, các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ giữa các cá nhân và
12


các tổ, các trò chơi tập thể, các tiểu phẩm do học sinh trong lớp sáng tác và trình
diễn về các chủ đề liên quan đến những sự kiện chính trị - xã hội diễn ra trong
tuần, trong tháng; những vấn đề mà xã hội quan tâm.
- Với phương pháp giáo dục và vốn sống của mình, giáo viên chủ nhiệm đồng hành
và định hướng giáo dục cho học sinh bằng cách triển khai chủ đề sinh hoạt chuyên
đề cho học sinh lớp chủ nhiệm, hướng dẫn cho ban cán sự lớp chuẩn bị kế hoạch,
nội dung sinh hoạt theo chuyên đề giáo dục hàng tháng
- Kết hợp giờ sinh hoạt lớp cuối tuần để sinh hoạt một giá trị sống, kĩ năng sống
theo kế hoạch giáo dục giá trị sống của tháng. Giáo viên đưa ra những câu hỏi và
dẫn dắt các em thảo luận nhóm để tìm ra hướng giải quyết tích cực ; đưa các tình
huống để các em sắm vai và khám phá những cách giải quyết vấn đề; hoặc tổ chức

trò chơi để qua đó rèn luyện những kỹ năng cần thiết, xem những đoạn phim …để
các em tự cảm nhận.
- Với sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, theo sự phân công tìm hiểu nội dung
chuyên đề và tổ chức hoạt động của ban cán sự lớp, mọi thành viên trong tập thể
lớp đều được tích cực, chủ động tham gia sinh hoạt các chuyên đề giáo dục
2.Trong hoạt động giao lưu, tham quan về nguồn
Các hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống có thể được tiến hành theo
hình thức các cuộc thi, các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ giữa các lớp, các
tiểu phẩm do học sinh sáng tác và trình diễn về các chủ đề liên quan đến những sự
kiện chính trị - xã hội diễn ra trong tuần, hoạt động giáo dục theo chủ điểm
Hoạt động giáo dục theo chủ điểm nhằm tập trung giáo dục học sinh theo chủ
điểm của tháng và các ngày kỷ niệm của đất nước, của địa phương trong tháng.
Trong hoạt động giáo dục theo chủ điểm, học sinh được thể hiện khả năng của các
em về việc sưu tầm và trình bày kiến thức đối với chủ điểm của tháng qua các hình
thức phong phú, đa dạng.
Qua hoạt động với sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên giúp học sinh có thể
hiểu sâu hơn, chính xác hơn về nội dung và phát triển các kỹ năng cá nhân qua
hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hoá
Hoạt động vui chơi giải trí nhằm giúp học sinh thư giãn sau những giờ học tập
trung căng thẳng; học sinh tự tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh
giúp các em phát huy tính chủ động sáng tạo, các kỹ năng tổ chức, quản lý, giao
tiếp… và góp phần hoàn thiện các giá trị của bản thân.
Tham quan du lịch đưa học sinh tới những di tích lịch sử, văn hóa, những nơi
tham quan … Hoạt động giao lưu văn hóa giúp học sinh có những giao lưu và hiểu
rõ hơn những giá trị và truyền thống văn hóa. .. Những hoạt động này giúp học
sinh được trải nghiệm, thể hiện quan điểm của các em đối với các vấn đề của cuộc
sống trước thầy cô và các bạn trong trường, giúp các em phát triển những kỹ năng
như thể hiện bản thân, làm việc nhóm, tìm hiểu và thu thập thông tin … và hoàn
thiện các giá trị như trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác….


13


Học sinh lớp 11A1- Trường BTVH Tỉnh trong đêm hội Giá trị sống

Học sinh lớp 12A1- Trường BTVH Tỉnh trong đêm hội Giá trị sống
14


15


* Trong giảng dạy:
- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể đưa nội dung định hướng giáo dục
vào tiết dạy khi xét thấy phù hợp và đảm bảo rằng làm như vậy sẽ có sức thuyết
phục cao nhất, bài giảng của mình sẽ được thể hiện một cách tự nhiên, sinh động,
gây hứng thú cho học sinh và đạt hiệu quả trong giảng dạy
- Nếu tiến trình thực hiện tiết dạy chưa tiện lồng ghép thì để cuối tiết dạy, giáo
viên có thể xâu chuỗi vấn đề một cách hợp lý để liên hệ nội dung định hướng giáo
dục; hoặc có thể đặt câu hỏi gợi ý giúp học sinh giải quyết vấn đề, hoặc có thể
minh họa bằng các đoạn phim tư liệu để gây hứng thú và giúp học sinh nhận thức
được nội dung định hướng giáo dục một cách tự nhiên.
* Trong kiểm tra, viết bài thu hoạch
Phương pháp này áp dụng trong quá trình kiểm tra môn giáo dục công dân sau
khi giáo viên giảng dạy đã lồng ghép nội dung giáo dục giá trị sống, kĩ năng hoặc
viết bài thu hoạch sau khi học sinh tham gia sinh hoạt một chuyên đề giáo dục.
Giáo viên chỉ cần gợi mở vấn đề (phù hợp với nội dung định hướng giáo dục) để
mỗi học sinh tự tìm câu trả lời thoả đáng, rút ra bài học đạo đức, cách ứng xử, giao
tiếp trong từng vấn đề, tình huống cụ thể.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

-Thực tế áp dụng đề tài cho thấy hiệu quả của các phương pháp giáo dục như sau:
Hiệu quả của các phương pháp giáo dục giá trị sống
1
2
3
4
5
6
7

Nghe
Đọc
Âm thanh,hình ảnh
Minh họa
Thảo luận nhóm
Thực hành
Dùng ngay và truyền đạt lại cho người khác

5%
10%
20%
30%,
50%
75%
90%

- Đây là nội dung giáo dục cần thiết đối với học sinh đặc biệt là đối tượng học sinh
trường Bổ túc văn hóa Tỉnh. Quản lí công tác chủ nhiệm lớp tôi nhận thấy giáo
viên làm công tác chủ nhiệm lớp của trường đã lồng ghép tổ chức trong giờ sinh
hoạt lớp có hiệu quả thiết thực như cô Trần Thị Hoan – chủ nhiệm lớp 12A1, cô

Bùi Thị Hường – chủ nhiệm lớp 12A4, Đoàn trường tổ chức thành công đêm hội
giá trị sống, công tác thanh niên của Đoàn trường đã thu hút đông đảo Đoàn viên
thanh niên tham gia và trong giảng dạy, bản thân tôi và đồng nghiệp đã áp dụng và
thấy đạt hiệu quả trong giảng dạy môn học giáo dục công dân, môn ngữ văn
- Hình thức giáo dục này tạo nên một sân chơi lành, bổ ích cho học sinh của
trường; tạo sự gần gũi, thân thiện giữa thầy và trò, giữa các em học sinh trong lớp;
16


phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, có giá trị giáo dục đạo đức, rèn các
kỹ năng.. tạo hứng thú cho các em khi đến trường
- Nội dung, cách thức giáo dục theo chuyên đề hàng tháng đã thay đổi không khí
nặng nề, nhàm chán của giờ sinh hoạt lớp, tạo không khí thân thiện, thoải mái, nhẹ
nhàng mà sôi nổi có tác dụng giáo dục đạo đức và rèn các kỹ năng cho học sinh
- Giờ học giáo dục công dân cũng không cỏn khô cứng, buồn chán, đơn điệu, tẻ
nhạt vì các em cho đó là môn học phụ mà tạo được hứng thú học tập cho các em,
giúp các em tiếp nhận kiến thức, nâng cao hiệu quả giáo dục từ những hình ảnh,
đoạn phim trực quan sinh động và những tình huống có vấn đề được giải quyết một
cách nhẹ nhàng, thuyết phục.
- Việc dạy chữ kết hợp với dạy người đã góp phần ngăn chặn bạo lực học đường
của học sinh. Khi có mâu thuẫn bạn bè các em biết cách giải quyết để không có
xung đột căng thẳng. Đây cũng là giải pháp phòng ngừa và ngăn chặn tình trạng
học sinh đánh nhau – vấn đề « nóng »trên công luận thời gian qua.
1. VỀ Ý THỨC TƯ TƯỞNG TÌNH CẢM CỦA HỌC SINH
- Tỷ lệ học sinh yêu thích giờ sinh hoạt lớp, giờ học giáo dục công dân và nhận
thấy việc sinh hoạt chuyên đề giáo dục giá trị sống hàng tháng, học môn giáo dục
công dân có nhiều điều bổ ích chiếm tỉ lệ cao . Đồng thời, đa số học sinh có tinh
thần và thái độ học tập bộ môn tích cực; tỷ lệ học sinh thờ ơ, chán nản thấp,
khoảng
- Quan điểm của học sinh về mối quan hệ giữa nội dung giáo dục với thực tiễn

cuộc sống và giá trị mà bài học mang lại là đúng đắn
- Phương pháp học tập bộ môn và lý do tiếp cận bài học của học sinh có chiều
hướng tích cực
- Ảnh hưởng của bài học và sinh hoạt giáo dục kỹ năng, lối sống đối với học sinh
trong học tập và rèn luyện ngày càng rõ nét
- Quá trình nhận thức và mức độ đón nhận của học sinh về phương pháp tiếp cận
nội dung, vấn đề gắn liền với thực tiễn là rất đáng khích lệ .Đặc biệt, học sinh đã
thích nghi với phương pháp này, đồng thời có yêu cầu cao đối với giáo viên
2. VỀ HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY:

NĂM HỌC

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013

TỶ LỆ TB MÔN

70.4 %

82.9 %

93.7 %

17


3.VỀ KẾT QUẢ RÈN LUYỆN:

NĂM HỌC

2010 - 2011

2011 - 2012

2012 - 2013

TỶ LỆ HẠNH KIỂM
KHÁ, TỐT

70.4 %

83.9 %

90 %

SỐ VỤ HỌC SINH
ĐÁNH NHAU

5

3

1

12

8


1

SỐ HỌC SINH
VI PHẠM AN TOÀN
GIAO THÔNG

IV.BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Đề tài giáo dụcgiá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường Bổ túc văn hóa
tỉnh giúp các em có tư tưởng đúng, tình cảm, lối sống đẹp, bồi dưỡng các giá trị
truyền thống của người Việt , của nhân loại và giúp các em rèn luyện các kỹ năng
sống cần có... được áp dụng trong thực tế giáo dục, rèn luyện và giảng dạy bộ môn
giáo dục công dân với đối tượng học sinh của trường Bổ túc văn hóa Đồng Nai và
đã đạt những kết quả khả quan.
Với những kết quả đã đạt được, tôi có một số đề xuất :
1. Đối với nhà trường và ngành giáo dục & đào tạo.
- Đề tài này cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ trong nhà trường đặc biệt với đối
tượng học sinh bổ túc văn hóa ( Giáo dục thường xuyên)
- Cần xây dựng khung chương trình, thời gian cho sinh hoạt ngoài giờ đối
tượng học sinh bổ túc văn hóa (GDTX)
- Mỗi giáo viên cần trau dồi vốn sống, nâng cao trình độ chuyên môn, phương
pháp giáo dục, sử dụng kết hợp các thiết bị dạy học để giờ dạy học cũng như giờ
sinh hoạt giáo dục thu hút học sinh. Mỗi nhà giáo nêu cao tình thương, trách
nhiệm với thế hệ trẻ.
- Nhà trường cần trang bị thêm cơ sở vật chất như trang thiết bị nghe nhìn để
phục vụ cho công tác chuyên môn, giáo dục đạo đức,kỹ năng.
- Bên cạnh việc tổ chức hội thảo chuyên để về chuyên môn cần tổ chức hội thảo
chuyên đề công tác chủ nhiệm lớp, giáo dục đạo đức, kỹ năng cho giáo viên để có
dịp trao đổi kinh nghiệm, bàn luận tìm ra biện pháp tối ưu, tích cực nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường
2. Đối với phụ huynh và học sinh:

- Quan tâm hơn đến việc giáo dục con em mình, đầu tư nhiều thời gian cho con
cái, chia sẻ, định hướng và bồi dưỡng tâm hồn cho con để các em có nhiều thuận
lợi trong việc bộc lộ và phát triển cảm xúc, kỹ năng trong cuộc sống. Cha mẹ và
con cần cùng ăn, cùng chơi,cùng trò chuyện, cùng đảm tránh mọi công việc trong
gia đình để cùng cảm thông, chia sẻ niềm vui và những lo toan.
18


- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường để tìm hiểu, nắm bắt kịp thời tình hình học
tập, rèn luyện của con em mình. Kết hợp với nhà trường giáo dục kỹ năng sống
cho con trẻ từ trong mỗi gia đình- Đó là bài học kinh nghiệm chẳng bao giờ cũ,
không thể lãng quên, càng không nên xem thường và cho đó là lạc hậu, lỗi thời, để
rồi chạy theo “mốt” cho con đi học kỹ năng sống.
- Học sinh cần có nhận thức đúng đắn, tích cực chủ động trong việc tự học và
rèn luyện bản thân- kỹ năng sống sẽ hình thành từ đó.
3.Đối với địa phương
- Quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh, các dịch vụ không lành mạnh, làm ảnh
hưởng đến thời gian học tập, rèn luyện của học sinh.
- Quản lý các trung tâm mở lớp dạy kỹ năng sống nhưng đang dần mất đi tính xã
hội để chạy theo lợi nhuận khi mà vài ngày học đã phải đóng tới hàng triệu đồng.
- Quan tâm sát sao đến hiệu quả và chất lượng giáo dục toàn diện ở địa phương.
VI. KẾT LUẬN
Việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh trường Bổ túc văn hóa
đang được tiến hành hiện nay là bước chuyển đúng hướng của ngành giáo dục
trong xu hướng hội nhập và yêu cầu của thời đại mới, góp phần tích cực vào việc
thực hiện phương châm “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá” trong giáo dục.
Có thể nói rằng, phương pháp này tuy không mới, vì đã được giảng dạy ở các
trường học phổ thông( tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp) và trong giảng dạy mỗi
giáo viên ít nhiều đã liên hệ với thực tiễn (khi dạy môn văn,giáo dục công dân).
Tuy nhiên, để thực hiện một cách có hệ thống và là yêu cầu bắt buộc thì quả là vẫn

hết sức mới mẻ.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nghị quyết Trung ương 5 – Khoá VIII – về xây dựng và phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
2.Giáo dục học phổ thông - Nhiều tác giả- Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh
3.Hội thảo : Giải pháp phòng ngừa từ xa và ngăn chặn tình trạng học sinh đánh
nhau- Bộ giáo dục & đào tạo tổ chức ngày 28/7/2010
4.Giáo dục kỹ năng sống : Cần bắt đầu từ gia đình- Chuyên mục Giáo dục- Báo
Thế giới phụ nữ
5. Giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống (Nguyễn Thị Mỹ Lộc- Đinh Thị Kim
Thoa chủ biên)
6. Báo thanh niên số 88 ngày 28/3/2012 ;số 97ngày 6/4/2012 ;số 108 ngày
18/4/2013,số 131 ngày 11/5/2013, số 139 ngày 19/5/2013.
7. Báo tuổi trẻ ngày 13/4/2013
Tháng 3 năm 2012
Người viết

Lê Thị Thanh Nhàn
19


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG : BTVH TỈNH
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG
NĂM HỌC 2012 – 2013
THỜI GIAN

GIÁ TRỊ SỐNG
Bảo vệ môi trường


TỔ CHỨC THỰC HIỆN

An toàn giao thông
Tháng 9
Chấp hành pháp luật

Tháng 10

Yêu thương

- Giáo viên bộ môn lồng ghép giáo
dục trong giờ dạy bộ môn

Tôn sư trọng đạo
Tháng 11
Trách nhiệm

Tháng 12

Trung thực

Tháng 1

Đoàn kết

Tháng 2

Tôn trọng

Tháng 3


Hòa bình

Tháng 4

Hợp tác

- Giáo viên chủ nhiệm thực hiện
vào 20 phút hàng tuần trong giờ
sinh hoạt chủ nhiệm

- Đoàn trường :
+ Tổ chức các hoạt động trải
nghiệm thực tế
+ Tổ chức đêm hội Giá trị sống
vào tháng 3- Tháng Thanh niên
-Ban giám hiệu kiểm tra giáo án
soạn giảng,dự giờ sinh hoạt, đánh
giá hiệu quả cộng tác giáo dục của
giáo viên, của đoàn trường

Ngày 5 tháng 9 năm 2013
BAN GIÁM HIỆU

20


BM04-NXĐGSKKN

SỞ GD&ĐT TỈNH ĐỒNG NAI

TRƯỜNG : BTVH TỈNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Biên Hòa, ngày2 tháng 5 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012-2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: GIÁO DỤC GIÁ TRỊ SỐNG VÀ KỸ NĂNG SỐNG

CHO HỌC SINH TRƯỜNG BỔ TÚC VĂN HÓA TỈNH
Họ và tên tác giả: Lê Thị Thanh Nhàn

. Chức vụ: Phó hiệu trưởng

Đơn vị: Trường BTVH tỉnh.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn:

- Phương pháp giáo dục



- Lĩnh vực khác:


........ 

Giáo dục đạo đức

Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị X

X

Trong Ngành 

1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
-

Có giải pháp hoàn toàn mới

-

Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



X

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao 

-

Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại
x
đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt 
Khá X
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và
dễ đi vào cuộc sống:
Tốt 
Khá X
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả
trong phạm vi rộng:
Tốt 
Khá X
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

21

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)



22



×