BM 01-Bia SKKN
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: PHÒNG GIÁO DỤC MẦM NON
Mã số: ................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN, TỔ CHỨC
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDMN MỚI
Người thực hiện: Phạm Anh Đào
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn:…...
- Lĩnh vực khác:……………………
Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in SKKN
Mô hình Phần mềm Phim ảnh
Hiện vật khác
Năm học: 2012-2013
1
BM02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
_________________
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN.
1. Họ và tên: Phạm Anh Đào
2. Ngày tháng năm sinh: 18/09/1965
3. Nam, Nữ: Nữ
4. Địa chỉ: K35 – Khu phố 1 – P. Bửu Long – TP Biên Hòa
5. Điện thoại: Cơ quan 3846465; NR: 8850640
6. Chức vụ: Chuyên viên
7. Đơn vị công tác: Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO.
- Trình độ chuyên môn: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2002
- Chuyên ngành đào tạo: Tâm lý Giáo dục Mầm non
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC.
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Quản lý giáo dục
- Số năm có kinh nghiệm: 20 năm
- Các sáng kiến đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một số biện pháp chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình
GDMN mới lứa tuổi nhà trẻ.
+ Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện giáo dục sử dụng năng
lượng tiết kiệm, hiệu qủa trong trường mầm non.
+ Một số biện pháp chỉ đạo phòng chống suy dinh dưỡng và
béo phì cho trẻ mầm non.
2
BM03-TMSKKN
KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN, TỔ CHỨC
LỒNG GHÉP GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
TRONG CHƯƠNG TRÌNH GDMN MỚI
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hằng năm, tai nạn giao thông đã cướp đi hàng ngàn sinh mạng của con
người. Vậy nên tai nạn giao thông đã trở thành một vấn nạn đáng báo động
đối với toàn thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Các nguyên nhân gây tai
nạn giao thông chủ yếu là do sự hạn chế về hiểu biết và ý thức chấp hành
pháp luật của người tham gia giao thông. Mặc dù, đã có chuyển biến do tác
động mạnh mẽ của các chiến dịch truyền thông và cưỡng chế nhưng vẫn còn
một bộ phận người tham gia giao thông chưa thực sự tự giác chấp hành pháp
luật an toàn giao thông.
Chính phủ lấy năm 2012 là “Năm an toàn giao thông”, đề ra đồng bộ
các biện pháp để tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt nhằm thiết lập kỷ
cương, trật tự an toàn giao thông trong phạm vi cả nước, chỉ đạo kịp thời các
bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, tổ chức, triển khai, kiểm tra giám sát
thực hiện Chiến lược về an toàn giao thông nhằm kiềm chế gia tăng tiến tới
giảm dần tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông..
Ngành Giáo dục Đào tạo trong những năm qua đã quán triệt việc giáo
dục nhận thức, hành vi và ý thức chấp hành Luật giao thông cho đội ngũ giáo
viên, học sinh và các bậc phụ huynh là nhiệm vụ cần thiết của ngành. Công
tác giáo dục an toàn giao thông trong từng cấp học từ Mầm non đến Đại học
được triển khai cụ thể trong các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học hàng
năm.
Ngành học Giáo dục Mầm non đã và đang chỉ đạo các trường mầm non
thực hiện giáo dục an toàn giao thông theo hướng tăng cường cho trẻ thực
hành, trãi nghiệm trong tiến trình giáo dục. Tuy nhiên cũng còn một số hạn
chế cần khắc phục như:
- Về nội dung cần cung cấp cho trẻ hiểu nhiều hơn về các quy định an
toàn giao thông, các phương tiện giao thông. Lựa chọn các nội dung giáo dục
an toàn giao thông vào các chủ đề còn gượng ép.
- Về phương pháp: Chưa biết tận dụng thực tế giao thông của địa
phương để dạy trẻ. Tổ chức các hoạt động chưa phong phú, đa dạng. Việc tạo
môi trường học tập, vui chơi của trẻ chưa được chú trọng đầu tư ..dẫn đến trẻ
chưa được thực hành trãi nghiệm nhiều hơn. Chưa khai thác các trò chơi đưa
vào các hoạt động giáo dục an toàn giao thông.
3
- Về công tác phối hợp với phụ huynh chưa thường xuyên và cụ thể
làm giảm hiệu quả giáo dục các kiến thức và kĩ năng an toàn giao thông cho
trẻ.
Với những hạn chế nêu trên đòi hỏi sự hướng dẫn và chỉ đạo rõ ràng,
cụ thể cho giáo viên mầm non từ phía hệ thống quản lý giáo dục mầm non
các cấp. Bản thân được phân công phụ trách về Giáo dục an toàn giao thông
mầm non nên tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện và lồng
ghép giáo dục an toàn giao thông trong chương trình giáo dục mầm non
mới” nhằm để khắc phục những điểm yếu từ thực trạng giáo dục an toàn giao
thông mầm non trong tỉnh những năm gần đây.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Nhiệm vụ giáo dục an toàn giao thông cho trẻ lứa tuổi mầm non được
triển khai cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học
hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Giáo dục an toàn giao thông trong trường mầm non có một tầm quan
trọng đặc biệt vì nó giúp trẻ em có nhận thức ban đầu tuy đơn giản nhưng rất
cơ bản để hình thành những hành vi đúng và có ý thức tôn trọng Luật giao
thông từ nhỏ. Một số nghiên cứu cũng khẳng định giai đoạn hiệu quả nhất để
giáo dục trẻ các kiến thức và kỹ năng mà chúng sẽ ghi nhớ suốt đời là lứa
tuổi mầm non. Một trong những bài học hay được rút ra từ các nước trên thế
giới là: Một chương trình giáo dục an toàn giao thông nên bắt đầu từ giáo dục
mầm non và liên tục thực hiện giáo dục an toàn giao thông trong suốt thời
gian ngồi trên ghế nhà trường.
Chương trình giáo dục mầm non mới chú trọng áp dụng phương pháp
“dạy học tích cực”, coi trọng những kinh nghiệm thực tế mà trẻ có được về
giao thông nơi trẻ sống. Các hoạt động giáo dục an toàn giao thông dưới
nhiều hình thức (hoạt động chính, hoạt động lồng ghép, vui chơi…) đều phải
hướng tới mục tiêu giúp trẻ được tham gia trong quá trình lĩnh hội kiến thức,
kĩ năng cũng như hình thành thái độ về trật tự an toàn giao thông.
Từ những cơ sở trên, tôi đề ra một số biện pháp chỉ đạo, hướng dẫn
nhằm giúp cho Ban giám hiệu, giáo viên hiểu sâu hơn để trong quá trình thực
hiện và tổ chức các hoạt động giáo dục an toàn giao thông trong trường mầm
non đạt hiệu quả cao hơn.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
2.1/ Tập huấn
Hàng năm, sau khi tham dự lớp tập huấn về giáo dục ATGT của Vụ
Giáo dục mầm non tổ chức Sở Giáo dục và Đào tạo kết hợp với Ban ATGT
tỉnh tổ chức 2 lớp (mỗi lớp 150 người) tập huấn dành cho cán bộ quản lý và
4
giáo viên cốt cán về giáo dục ATGT, tôi được phân công biên soạn tài liệu
cho lớp tập huấn. Tài liệu biên soạn được dựa trên các tài liệu hướng dẫn liên
quan cũng như các yêu cầu cơ bản của Vụ về thực hiện giáo dục ATGT và
khắc phục những điểm yếu của thực tiễn giáo dục ATGT mầm non tỉnh nhà.
a. Về nội dung tập huấn:
* Xác định mục tiêu giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non:
+ Về kiến thức: Biết phân biệt và gọi đúng tên một số phương tiện
giao thông đường bộ thông dụng. Biết một số quy định đảm bảo an toàn giao
thông đường bộ: người đi bộ, ngồi trên các phương tiện giao thông và chơi ở
nơi an toàn. Có vốn từ vựng liên quan đến giao thông, phương tiện giao
thông.
+ Về kĩ năng: Phân biệt hành vi đúng/sai và thực hiện một số quy định
đảm bảo an toàn khi cùng người lớn đi trên đường. Thực hiện hành vi văn
minh khi đi trên tàu, xe và đi trên đường. Sử dụng vốn từ vựng để nói về giao
thông ở địa phương và một số quy định an toàn giao thông.
+ Về thái độ: Bước đầu có ý thức thực hiện một số quy định đảm bảo
an toàn khi tham gia giao thông. Ưa thích các hoạt động về giáo dục an toàn
giao thông ở trường, ở nhà. Đồng tình với những hành vi đúng và không
đồng tình với những hành vi không đúng về an toàn giao thông.
* Xác định nội dung giáo dục an toàn giao thông cho trẻ mầm non (nội
dung chung) và cho từng độ tuổi trẻ (Tài liệu tập huấn hàng năm của Vụ Giáo
dục Mầm non kết hợp với Ủy ban an toàn giao thông quốc gia phát hành).
Hướng dẫn thực hiện các nội dung giáo dục an toàn giao thông cho từng lứa
tuổi từ 3-5 tuổi, bao gồm: Làm quen với một số phương tiện giao thông quen
thuộc; Người lớn nắm tay trẻ khi đi trên đường; An toàn trên xe đạp, xe máy;
Ngồi trên ô tô an toàn; Chơi ở nơi an toàn; Làm quen với một số biển báo
hiệu giao thông; Nơi qua đường an toàn. Mỗi nội dung đều được hướng dẫn
cụ thể 3 phần chính: xác định mục đích, gợi ý các hoạt động và thông tin
dành cho cha mẹ.
* Hướng dẫn thực hiện chủ đề “Phương tiện và quy định giao thông”
trong chương trình giáo dục mầm non.
Chương trình giáo dục mầm non mới được tổ chức theo hướng tích
hợp và tích hợp theo hệ thống các chủ đề gần gũi thông qua các hoạt động đa
dạng phù hợp với trẻ và phù hợp với thực tế của địa phương, do vậy mà giáo
viên mầm non cần nắm vững mối liên hệ giữa chương trình GDMN với chủ
đề “Phương tiện và quy định giao thông” dựa vào đó mà giáo viên xác định
các mục tiêu, nội dung, kết quả mong đợi của lứa tuổi và cụ thể hóa chúng
vào kế hoạch thực hiện chủ đề “Phương tiện và quy định giao thông” một
cách phù hợp, khoa học và đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình chuyển
tải kiến thức đến cho trẻ. Để định hướng cho giáo viên trong việc lập kế
5
hoạch thực hiện chủ đề này tôi đã soạn mẫu gợi ý (xem phụ lục – kế hoạch
thực hiện chủ đề “Phương tiện và quy định giao thông”).
* Phương pháp giáo dục an toàn giao thông:
Áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Trẻ phải được hoạt động
tham gia trong quá trình lĩnh hội kiến thức và các kỹ năng. Giáo dục an toàn
giao thông coi trọng nhóm phương pháp thực hành, trãi nghiệm và trực quan
minh họa. Tuy nhiên cần sử dụng linh hoạt các nhóm phương pháp cụ thể sau
đây: Nhóm phương pháp thực hành, trãi nghiệm (coi trọng môi trường giao
thông tại địa phương: các phương tiện giao thông, các biển báo hiệu giao
thông, các con đường trẻ thường đi lại và các tình huống có thực trong cuộc
sống); Nhóm phương pháp trực quan - minh họa; Nhóm phương pháp dùng
lời; Nhóm phương pháp giáo dục bằng tình cảm và khích lệ; Nhóm phương
pháp nêu gương, đánh giá.
* Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục an toàn giao thông của trẻ:
Dựa vào kết quả trên trẻ sẽ giúp cho giáo viên điều chỉnh kế hoạch,
hoạt động giáo dục trẻ, phối hợp cùng cha mẹ giúp cho trẻ hình thành ý thức
chấp hành các quy định khi tham gia giao thông. Qua khảo sát thực tiễn tại
trường MN Hướng Dương, MN Hoa Hồng của TP Biên Hòa, trường MN
Long Thành – huyện Long Thành tôi rút ra một số phương pháp đánh giá trẻ
mang lại hiệu quả cao là sử dụng một hay kết hợp nhiều phương pháp sau
đây:
- Quan sát trẻ chơi, học, thực hiện các quy định trong lớp, trong
trường.
- Trò chuyện với trẻ về giao thông trong sinh hoạt hàng ngày.
- Sử dụng tình huống giao thông có thực tại địa phương nơi trẻ sống.
- Đánh giá qua bài tập (xem phụ lục - một số bài tập đánh giá).
* Hướng dẫn tích hợp nội dung giáo dục ATGT vào trong quá trình
chăm sóc giáo dục trẻ:
Các kiến thức, kỹ năng, thái độ của trẻ về một số phương tiện giao
thông đường bộ và một số quy định đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường
bộ sẽ được bổ sung, luyện tập thường xuyên nếu như giáo viên có ý thức tận
dụng và khai thác các thời điểm sinh hoạt trong ngày của trẻ.
Sau đây là gợi ý một số nội dung giáo viên nên tích hợp trong việc tổ
chức cuộc sống hằng ngày của trẻ để giúp trẻ học một cách tự nhiên. Tùy khả
năng của trẻ và điều kiện thực tế, mỗi ngày giáo viên có thể chọn 2-3 nội
dung gợi ý ở mỗi thời điểm sinh hoạt của trẻ sau đây để tổ chức hoạt động
cho trẻ.
6
1. Đón trẻ - Điểm danh: Đón trẻ tới lớp. Tiếp xúc trao đổi thông tin
với cha mẹ trẻ, chú ý quan sát và trao đổi tình trạng sức khoẻ của trẻ. Trẻ
chơi tự do và thể dục sáng.
* Thể dục sáng
Khởi động và hồi tĩnh bằng cách: làm đoàn tầu kết hợp với các kiểu đi:
lên dốc, xuống dốc, qua đường vòng, lên núi. Tập một số động tác cơ bản.
2. Hoạt động trò chuyện
- Có thể trẻ đã được tiếp xúc với nhiều loại PTGT đường bộ như: xe
bò, xe công nông, xe đạp, ô tô, xe máy và có thể đã được đi trên môt số
phương tiện này; được nhìn thấy trên truyền hình các phương tiện khác như:
máy bay, tàu hỏa, tàu thủy, thuyền . Do đó giáo viên phải dựa vào các kinh
nghiệm đã có ở trẻ và giúp trẻ tìm hiểu nhiều hơn về các PTGT.
- Trò chuyện về các PTGT trẻ đã được đi: Các cháu đã được bố/mẹ chở
đi chơi ở đâu? Đi bằng xe đạp hay xe máy/ xe ngựa/ ghe thuyền/ hay đi bộ?
- Trò chuyện về những PTGT có ở địa phương: Các PTGT mà trẻ nhìn
thấy khi đi học, những PTGT khác mà trẻ biết.
- Cho trẻ trả lời theo câu hỏi gợi ý của cô: Có ai đưa cháu đến lớp
không? Khi qua đường nơi có xe máy/ xe đạp/ô tô thì phải đi như thế nào?
Khi qua đường thì phải làm gì để xe đạp/ xe máy hoặc ô tô không đâm vào
người?
3. Hoạt động học (có bài riêng)
4. Hoạt động ngoài trời
- Cho trẻ quan sát đường đi lại ngay gần lớp mẫu giáo/ trường mẫu
giáo và cho trẻ nhận xét: Đường đi lại có dễ không? Đường phẳng hay gồ
ghề? Rộng hay hẹp? Có vỉa hè hay không có vỉa hè?... Điều gì cần chú ý để
không xẩy ra tai nạn? Có những phương tiện gì? Các phương tiện giao thông
đó chở gì/ đi như thế nào trên đường?
- Quan sát nơi để xe và kể tên các loại xe, các bộ phận của xe đạp /xe
máy của các cô bác trong trường MG.
- Chơi: tập lái xe đạp/ xe máy/ lái ô tô; bắt chước và phân biệt tiếng
kêu của một số PTGT: xe đạp/ xe máy/ ô tô, xe công nông
- Cô cùng trẻ vẽ trên sân trường đường đi đến trường của số đông các
bạn trong lớp và cùng trao đổi cách đi như thế nào cho an toàn.
- Nhặt sỏi lá cây, cành cây xếp hình các PTGT.
- Quan sát và nhận xét: môi trường xung quanh lớp sạch hay bẩn? Vì
sao? Các cháu và các cô, các bác cần làm gì cho sân trường sạch?
7
- Giáo viên cùng trẻ cắm các biển báo hiệu quy định nơi để xe máy, xe
đạp, hướng đi, nơi được chơi, nơi không được chơi....trong sân trường và
thống nhất cùng thực hiện các quy định đó hàng ngày.
5. Ăn trưa:
Tùy theo thực đơn của từng hôm, giáo viên có thể trò chuyện với trẻ,
giới thiệu cho trẻ biết thức ăn, gạo, khoai, ngô và các loại thịt cá được mang
đến bằng cách nào? Được làm ra/ được trồng/được sản xuất từ đâu?Ví dụ:
Quả chôm chôm được trồng từ trong Nam; Nhờ có xe tai/ tầu hỏa/máy bay
vẩn chuyển đến chợ, các bác cấp dưỡng mua và chở về trường bằng xe máy/
xe đạp…
6. Chơi, hoạt động theo ý thích
- Gọi tên và chỉ các bộ phận của xe đạp bằng đồ chơi, bằng hình vẽ
hoặc bằng vật thật
- Chơi với các PTGT bằng đồ chơi: ô tô, xe máy, xe đạp, xe ngựa...
Khuyến khích trẻ đếm số bánh xe của từng loại PTGT. Nhận xét: xe nào chở
nhiều người? Xe nào chở ít người hơn? Xe nào chạy nhanh hơn xe nào?
- Bắt chước âm thanh của một số PTGT và mô phỏng hành động đạp
xe đạp, lái xe máy, nổ xe máy, lái ô tô.
- Xây dựng bến xe ô tô/ bến xe ngựa/ ga tàu, toa tàu....
- Chơi đóng vai: bến xe ô tô / ga tàu (đóng vai người bán vé, người
mua vé, người tài xế và hành khách, các công việc của mỗi người).
- Đố các câu đố về một số PTGT.
- Xem các tạp chí, tranh ảnh khác về giao thông, truyện tranh về các
PTGT. Ví dụ: “Kiến con đi xe buýt” “ Xe đạp con”, “ Qua đường”….
- Góc nghệ thuật: Làm sách tranh cắt từ báo, họa báo hoặc bằng tranh
do trẻ tô, vẽ, cắt dán. Để trẻ vẽ những dấu xe ô tô lên giấy. Cung cấp những
chiếc ô tô đồ chơi nhỏ và màu vẽ đựng trong khay trũng. Nhúng những chiếc
xe qua màu rồi lăn chúng lên giấy.
- Chỉ ra những bức tranh về những loại phương tiện giao thông gắn
máy khác nhau. Yêu cầu trẻ mô tả chiếc xe của gia đình mình.
- Làm một biểu đồ minh họa xem bao nhiêu trẻ có xe đạp, xe máy, xe
tải, bao nhiêu trẻ có ô tô gia đình để đi du lịch.
- Vẽ, cắt dán những PTGT phù hợp lên mảng tường ở lớp: cho trẻ tự
vẽ, xé và dán các PTGT vào bến xe hoặc là chợ bán xe máy (mỗi sản phẩm
cần ghi tên của trẻ hoặc của nhóm trẻ).
- Thảo luận làm thế nào để bố mẹ không để xe lộn xộn trước cổng
trường?
8
- Làm biển báo hiệu quy định xếp hàng xe đạp, xe máy riêng.
7. Trả trẻ
- Hướng dẫn trẻ vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi về nhà.
- Động viên người lớn đón trẻ về nhà. Nếu trẻ phải tự đi, cô cần dặn dò
trẻ nhớ đi bên lề đường, phía tay phải của mình; không chơi la cà dọc đường.
2.2/ Chỉ đạo tăng cường các hoạt động cho trẻ trãi nghiệm cá nhân
a. Tăng cường tổ chức các trò chơi đóng vai
Trò chơi đóng vai theo chủ đề được coi là hình thức giúp trẻ học tập
cách ứng xử và nâng cao nhận thức một cách tự nhiên. Chính vì vậy, nếu
biết tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông vào các trò chơi đóng vai
thì hiệu quả của hoạt động giáo dục sẽ được nâng cao rất nhiều.
Để thực hiện được các hoạt động chơi đóng vai, giáo viên cần bổ sung
kiến thức của bản thân về chủ đề này như: Luật giao thông đường bộ, Luật
giao thông đường thủy nội địa, những kiến thức cơ bản khi đi máy bay, đi ô
tô... để có thể hướng dẫn trẻ và có thể sáng tạo tổ chức các hoạt động giáo
dục cho trẻ. Giáo viên cần nghĩ ra hoặc tận dụng các tình huống có thực trong
cuộc sống để giúp trẻ chơi đóng vai. Ví dụ các trò chơi đóng vai như: Du lịch
bằng máy bay hoặc bằng xe ngựa ; Dẫn bà già qua đường ; Ga tầu hỏa; Bến
xe...
b. Tổ chức tham quan các hoạt động có liên quan đến giao thông ở địa
phương
* Nội dung tham quan:
Không nên quan niệm nơi cho trẻ tham quan phải là nơi có cảnh đẹp.
Bất cứ địa phương nào, trường mầm non nào cũng có thể tìm thấy điểm cho
trẻ tham quan để học được một số điều có lợi cho trẻ. Nơi khó khăn trong
việc tổ chức cho trẻ tham quan thì có thể cho trẻ tham quan bến xe ngựa, nơi
rửa xe, chữa xe máy, ôtô. ..Nơi có điều kiện hơn, có thể chọn các điểm tham
quan như sau:
- Bến xe, nhà ga, bến phà, nhà máy chế tạo ôtô hoặc chế tạo đầu toa xe
lửa, sân bay.... Nên chọn thời điểm trẻ được nhìn các hoạt động, các phương
tiện đi đến hoặc xuất phát: tàu hoả vào ga, tàu hoả rời sân ga; ôtô đi vào bến,
ôtô rời khỏi bến…
- Công viên nơi có các trang bị đồ dùng, đồ chơi về giao thông: trang
phục, máy bay, tàu hoả, ôtô, phi ngựa, bơi thuyền..để trẻ tự quan sát và tự
khám phá.
- Tham quan triển lãm, nhà trưng bày các kiểu ôtô, xe đạp, xe máy…
Cần chú ý tổ chức đa dạng các hoạt động cho trẻ khi thực hiện buổi tham
quan.
9
c. Tổ chức hoạt động cho trẻ:
- Trò chuyện để bàn và chọn địa điểm tham quan và dự kiến những
điều sẽ được nhìn thấy: có thể xác định điểm muốn đến tham quan bằng sơ đồ
hình vẽ và treo ở lớp, cô cùng với trẻ ghi lại những điều dự kiến sẽ được nhìn
thấy và treo lên tường của lớp.
- Thảo luận về con đường an toàn nhất để tới nơi tham quan.
- Lựa chọn phương tiện đi đến nơi tham quan và tại sao loại hình đó lại
được chọn để đi. Ước lượng và tính thời gian.
Cả lớp hoặc cả nhóm nhỏ có thể tìm hiểu thời gian cần để đi đến nơi
tham quan. Trước hết, ước lượng đi bộ bình thường mất bao lâu, chạy thì mất
bao lâu và đi bằng xe thì mất bao lâu. Đo thời gian này bằng một chiếc đồng
hồ tính giờ. Trẻ có thể ghi lại thời gian sau đó áp dụng chúng khi đi đường.
Những tác động của những yếu tố như thời tiết, thời điểm trong ngày, lượng
giao thông và độ rộng của đường tác động như thế nào đến thời gian cũng
như độ an toàn khi đi đường như thế nào?
- Chọn người tham gia liên hệ nơi tham quan: khuyến khích cha mẹ có
thẻ tham gia liên hệ giúp trường; phụ huynh nào có thể giúp các cô giáo dẫn
trẻ đi tham quan. Cả lớp làm phong bì, cùng cô viết thư mời bố mẹ tham gia
tổ chức buổi tham quan cùng cô giáo.
- Bàn luận về những điều cần chuẩn bị, thứ cần mang đi trong buổi
tham quan. Tại sao? Vẽ thứ mà cháu thích mang đi nhất.
- Tổ chức buổi tham quan: chú ý hướng dẫn trẻ cách đi đường an toàn.
Cho trẻ được đi trên các xe buýt, tac- xi…(nếu có thể được) và yêu cầu trẻ
quan sát chú lái xe làm gì? người soát vé làm gì? các khách hàng nói gì và
làm gì?
- Vẽ minh hoạ những điều đã được nhìn thấy. Thảo luận về các cách
viết khác nhau. Có thể viết thành các câu chuyện về chuyến tham quan và sẽ
được lưu lại và sử dụng trong thư viện lớp.
d. Sử dụng mô hình thực hành giao thông trong trường mầm non
Hiệu quả của GDATGT đường bộ không cần phải dựa vào trí nhớ các
quy định đảm bảo trật tự giao thông, mà điều quan trọng là khuyến khích trẻ
suy nghĩ, tư duy trong môi trường GT và nhận thức được hậu quả các hành
động của mình.
Đổi mới phương pháp giáo dục mầm non, điều hết sức được coi trọng
đó là thực hành, trải nghiệm những hiểu biết của trẻ về một số quy định giao
thông, trẻ không nên chỉ hiểu, ghi nhớ các biển báo hiệu giao thông, mà điều
quan trọng là trẻ phải được thực hành, được vận dụng những hiểu biết về quy
định trong giao thông vào cuộc sống thực của trẻ. Trường mầm non cần đưa
những quy định giao thông cho giáo viên, nhân viên và trẻ em thực hành
10
hàng ngày trong trường, trong lớp mẫu giáo và vận động toàn bộ nhân viên,
giáo viên, cha mẹ trẻ em và trẻ em cùng thực hiện.
* Mô hình thực hành trong lớp: Bao gồm:
- Các ký hiệu, biển báo hiệu thể hiện nội quy của lớp, của từng góc
chơi.
- Sa bàn ngã tư đường phố bằng điện hoặc do cô và trẻ tự làm và một
số phương tiện GT như xe máy, ô tô, xe đạp, tàu thủy, thuyền, bè bằng đồ
chơi mua hoặc do cô tự làm. Sử dụng sa bàn trong lớp để dạy trẻ:
+ Hiểu ý nghĩa màu sắc của đèn tín hiệu giao thông để có hành vi
tương ứng khi tham gia giao thông
+ Thực hành để phát hiện ra hành vi sai, hành vi đúng khi qua ngã tư
đường phố.
+ Sa bàn này dùng để dạy trẻ trên giờ hoạt động chung hoặc cho trẻ
chơi theo nhóm nhỏ ở góc chơi bất cứ lúc nào khi trẻ thích.
* Mô hình thực hành ngoài sân trường:
- Ngã tư đường phố: Chế độ điều khiển tự động bằng điện và chế độ
điều khiển bằng “cảnh sát GT” như trên đường phố. Bục cảnh sát giao thông
và bộ áo quần cảnh sát GT cho trẻ mặc chơi đóng vai chú cảnh sát GT điều
khiển người tham gia gia thông trên đường. Một số phương tiện GT như xe
máy, ô tô, xe đạp mà trẻ có thể ngồi đạp được;
- Các biển báo hiệu giao thông được làm bằng sắt, bằng gỗ, bằng
bìa…có thể để ngoài trời cố định. Nhà trường nên sử dụng các loại biển báo
này để thực hiện các nội quy, quy định của trường mình và yêu cầu tất cả các
thành viên trong trường và phụ huynh cùng thực hiện. Chú ý chọn lựa những
nội quy, quy định có thể thể hiện dễ dàng bằng các ký hiệu và được cắm ở
nơi phù hợp, vừa tầm nhìn của trẻ. Mỗi trường có thể khai thác và làm thêm
một số biển báo khác nhau phù hợp với điều kiện trường mình và có ý nghĩa
cho cuộc sống của trẻ, giáo viên và nhân viên trong trường về cách thể hiện
đúng quy định như biển báo hiệu giao thông.
- Nhà trường nên sắp xếp đường đi lối lại hợp lý, tạo điều kiện để đặt
các biển báo hiệu GT khác nhau và yêu cầu mọi người phải tuân theo như:
biển báo chỉ dẫn lối ra, lối vào, nơi đỗ xe của giáo viên, nơi đỗ xe của khách;
biển báo hiệu cấm không được rẽ phải hoặc rẽ trái, cấm đi xe máy, cấm chó
vào sân trường… Các ký hiệu, biển báo hiệu đó có ý nghĩa đối với trẻ khi
giáo viên thực hiện các bước như sau:
+ Giáo viên và trẻ trao đổi, thống nhất một số quy định/ nội quy trong
lớp, trong sân trường.
11
+ Tổ chức cho trẻ được làm các ký hiệu, biển báo hiệu thể hiện quy
định/ nội quy của lớp, của trường. Tổ chức buổi đặt các ký hiệu, biển báo
giao thông trong lớp, khu vực sân trường.
+ Giám sát việc thực hành các quy định, nội quy đã đề ra của trẻ và
người lớn.
2.3/ Thực hiện “Tháng an toàn giao thông”
Thực hiện Chỉ thị số 718/TTg ngày 01/9/1997 của Thủ Tướng Chính
phủ quy định “Lấy tháng 9 hằng năm làm tháng an toàn giao thông”. Để giúp
cho các trường mầm non trong việc tổ chức thực hiện tháng an toàn giao
thông thật sự có ý nghĩa và mang lại hiệu quả cao, tôi đã đề ra một số nội
dung hoạt động gợi ý sau đây:
Căn cứ tình hình thực tế của từng trường, các trường có thể triển khai
các hoạt động thiết thực như :
- Tổ chức cuộc thi vẽ về giao thông với các chủ đề : “Bé vẽ về an toàn
giao thông”, “Em vẽ tranh về phương tiện giao thông”, “Em vẽ tranh về luật
giao thông”. Quy mô cuộc thi tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, thu hút nhiều trẻ
được tham gia. Giáo viên lựa chọn các sản phẩm của cuộc thi để đưa vào tổ
chức hoạt động nhằm khuyến kích trẻ tích cực tham gia.
- Tổ chức treo băng rôn ở cổng trường hưởng ứng tháng an toàn giao
thông với tiêu đề : “Thực hiện Luật giao thông là bảo vệ cho chính bản thân
mình”.
- Nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương thiết lập lại trật tự
an toàn giao thông tại khu vực trường đóng: trước cổng trường, xung quanh
trường bằng các việc làm cụ thể như: Cấm bán hàng trước cổng trường; Để
xe đúng nơi quy định; Không đỗ xe dưới lòng đường tại thời điểm đón trẻ,
trả trẻ.
- Nhà trường cần quy định nơi để xe của cán bộ, giáo viên, nơi để xe
của phụ huynh khi đưa trẻ đến trường và đón trẻ…
- Tổ chức phát thanh với các bản tin về an toàn giao thông, đặc biệt là các
bản tin an toàn giao thông của địa phương vào các buổi đón, trả trẻ.
- Xây dựng tốt các góc tuyên truyền giáo dục an toàn giao thông trong
lớp, trong trường. Lưu ý vị trí đặt góc tuyên truyền thuận tiện để phụ huynh
và mọi người tiện theo dõi. Nội dung tuyên truyền cập nhật và có tác dụng
giáo dục tốt.
- Trong tháng, nhà trường hoặc lớp mời cảnh sát giao thông đến hướng
dẫn giáo viên, trẻ xây dựng và sử dụng mô hình ngã tư đường phố và đặt các
biển báo hiệu, hướng dẫn cha mẹ đưa con đến trường và về nhà trên xe đạp,
xe máy an toàn.
2.4 / Tổ chức Hội thi “ Giáo dục an toàn giao thông”
12
Đây là hình thức tuyên truyền mang lại hiệu quả cao nhất trong cộng
đồng và có tính chất lan tỏa nhanh từ cấp trường đến cấp huyện... Tuyên
truyền vận động cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, cha mẹ và cộng đồng
hiểu và nâng cao ý thức thực hiện luật giao thông đồng thời nâng cao kiến
thức và kỹ năng dạy trẻ mầm non hiểu và thực hiện luật giao thông.
Vì vậy mà tôi tham mưu lãnh đạo phòng mầm non chỉ đạo các địa
phương tùy theo tình hình điều kiện của địa phương mà tổ chức hội thi “An
toàn giao thông” cấp trường hàng năm, cấp huyện 3 năm/ lần. Hội thi đảm
bảo các yêu cầu sau:
- Các hội thi tổ chức nhẹ nhàng, ngắn gọn, nghiêm túc và sáng tạo.
- Hội thi mang tính văn hóa từng vùng.
- Nội dung thi phải bám sát các nội dung giáo dục an toàn giao thông
cấp học mầm non và luật giao thông đường bộ hiện hành.
2.5/ Tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm.
Đây là biện pháp “Đi tắc” có hiệu quả bởi sức “lan tỏa” rất nhanh trong
mạng lưới trường lớp mầm non của địa phương do “trăm nghe không bằng
mắt thấy”.
Trong năm học 2011-2012. Sở GD&ĐT Đồng Nai đã tổ chức đoàn
tham quan cho cán bộ quản lý GDMN tại một số trường MN: 19/5; 20/10 ở
TP. Hồ Chí Minh chúng tôi học mô hình thực hành giao thông trong lớp và
ngoài sân.
* Tổ chức tham quan học tập tại trường MN Họa Mi thuộc huyện Vĩnh
Cửu, trường MN Hoa Hồng – B. Hòa, trường MN Long Thành về xây dựng
môi trường thân thiện, mô hình thực hành ngoài sân trường bằng các nguyên
vật liệu tự tạo...Dự giờ và trao đổi kinh nghiệm trong việc lập kế hoạch, thiết
kế, tổ chức các hoạt động giáo dục ATGT, các hoạt động lồng ghép nội dung
giáo dục ATGT tại các trường MN Hướng Dương – B. Hòa, MN Xuân Lộc,
MN La Ngà – Định Quán; MN Hiệp Phước – Nhơn Trạch.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Thông qua các đợt tập huấn, bồi dưỡng chuyên đề, cán bộ quản lý và
giáo viên mầm non ngày càng nhận thức sâu sắc về vai trò trách nhiệm của
trường mầm non trong việc thực hiện giáo dục ATGT cũng như việc nắm bắt
mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức các họat động giáo dục
an toàn giao thông cho trẻ theo quan điểm của đổi mới giáo dục mầm non, cụ
thể:
- Kế hoạch thực hiện giáo dục ATGT của các cấp quản lý từ phòng đến
trường được xây dựng trên cơ sở thực tiễn phù hợp với điều kiện địa phương,
xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm của quý, từng tháng.. Đề ra các mục tiêu cụ
thể như:
13
+ Đối với cấp Phòng: Quyết tâm đạt 100% các cơ sở xây dựng kế
hoạch năm an toàn giao thông; 98% các trường học không có cảnh ùn tắc
trước cổng trường; 100% các trường có tổ chức tuyên truyền giáo dục an toàn
giao thông. Có sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi
phục vụ cho các cháu trong hoạt động học tập, vui chơi...;
+ Đối với cấp trường: 100% cán bộ giáo viên nhân viên tuân thủ đúng
theo luật an toàn giao thông không có xảy ra tình trạng vi phạm luật giao
thông và không bị xử phạt qua việc thực hiện bảng cam kết của CB, GV,
NV trong trường; 100% phụ huynh đều đưa rước con đi học không để trẻ tự
đi một mình đến trường; 100% các cháu được cha mẹ đưa rước đi học bằng
xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện đều đội mũ bảo hiểm; 90% trẻ theo từng
độ tuổi có kiến thức về một số quy định luật an toàn giao thông, không tự ý
đi ra đường một mình, khi băng qua đường có người lớn hướng dẫn, biết chơi
nơi an toàn….
- Giáo viên nắm vững các yêu cầu cần thiết cũng như tiến trình xây
dựng kế hoạch chủ đề “Phương tiện và quy định giao thông”, từ đó xây dựng
được kế hoạch thực hiện chủ đề sát với mục tiêu, nội dung theo độ tuổi trẻ
của mình chăm sóc, cung cấp những kiến thức cần thiết cho trẻ, giúp trẻ có
nhiều hiểu biết hơn về về các quy định ATGT, phương tiện giao thông. Biết
khai thác lồng ghép các nội dung giáo dục an toàn giao thông vào các chủ đề
khác để dạy trẻ phù hợp với khả năng của trẻ, với điều kiện của lớp và tình
hình thực tế giao thông ở địa phương.
- Các hoạt động giáo dục ATGT và các hoạt động lồng ghép đã được
tổ chức đa dạng, phong phú, nhẹ nhàng, tự nhiên không quá nặng về kiến
thức, tạo không khí thoải mái thu hút tất cả các cháu cùng tham gia. Giáo
viên biết sử dụng nhiều hình thức tổ chức trong một hoạt động như: trò chơi,
hoạt động nhóm, thực hành cá nhân…Các hoạt động cho trẻ thực hành và trãi
nghiệm được chú trọng quan tâm. Việc tạo môi trường cho trẻ cũng được
nâng lên, đa dạng các góc hoạt động, nguyên vật liệu phong phú, giáo viên
tận dụng các nguyên vật liệu phế thải và thiên nhiên làm đồ dùng, đồ chơi
cho trẻ hoạt động.. kích thích trẻ hứng thú khám phá, học hỏi…
- 80-85% trường mầm non trong tỉnh tổ chức và duy trì Hội thi “An
toàn giao thông” hàng năm.
- Việc thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả giáo dục ATGT trong
trường mầm non đã nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông và tích cực
tham gia các hoạt động giữ gìn trật tự an toàn giao thông trong đội ngũ cán
bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh trong ngành học mầm non,
tạo bước chuyển biến mới về nhận thức làm cơ sở để từng bước hình thành
“văn hóa giao thông” trong mỗi người khi tham gia giao thông. Xây dựng
thói quen cư xử có văn hóa, đúng pháp luật, xóa bỏ những thói quen tùy tiện
vi phạm quy tắc giao thông, hình thành ý thức tự giác tuân thủ pháp luật khi
14
tham gia giao thông, tạo môi trường giao thông trật tự, an toàn, văn minh,
thân thiện.
IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
- Cán bộ quản lý các cấp nâng cao nhận thức về trách nhiệm và bồi
dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên. Có kế hoạch phối hợp chặt chẽ với Ban ATGT các cấp,
các ban ngành để cùng tổ chức thực hiện tốt công tác giáo dục ATGT trên địa
bàn.
- Các đơn vị cơ sở khi mở lớp tập huấn cần thiết phải xây dựng các tiết
thực hành minh họa để giáo viên được dự, đóng góp ý kiến từ đó rút kinh
nghiệm cho bản thân cho việc thiết kế các hoạt động giáo dục ATGT cho trẻ.
- Chú ý khai thác, cập nhật thông tin trong tài liệu do vụ GDMN ban
hành trong thời gian gần đây để dạy trẻ, tránh sai sót không đáng có. Tập hợp
các ý kiến góp ý của các giáo viên về các tài liệu đã và đang sử dụng báo cáo
về Sở GDĐT.
- Ban giám hiệu nhà trường phải thật sự chú trọng đến công tác giáo
dục an toàn giao thông cho các cháu, xem đây là một trong những nhiệm vụ
trọng tâm năm học, phải thực hiện hàng năm. Từ đó xây dựng kế hoạch thực
hiện cụ thể và đầu tư kinh phí để tu bổ mua sắm những thiết bị đồ dùng, đồ
chơi phục vụ cho giáo dục ATGT.
- Việc giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ cần phải phối hợp tốt giữa nhà
trường và gia đình. Khi đó việc giáo dục luật lệ ATGT cho trẻ mới thực sự có
ích.
- Dạy trẻ không khó, cơ bản là giáo viên có những biện pháp khả thi.
- Ban giám hiệu các trường mầm non cần bám sát mục đích, yêu cầu
chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục để xây dựng kế họach, chương trình
hành động cụ thể, có sự phân công trách nhiệm rõ ràng, tổ chức triển khai
thống nhất, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tế địa phương, làm tốt
công tác tham mưu và tăng cường kiểm tra, hướng dẫn giúp đỡ giáo viên tháo
gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện.
Vai trò cán bộ quản lý ở các cơ sở rất quan trọng, phải năng động, biết
tìm nhiều biện pháp tích cực, phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở để thực
hiện Phải biết cách làm công tác tuyên truyền, vận động các lực lượng xã hội
tham gia vào giáo dục mầm non, biết sử dụng thế mạnh sẵn có của nhân dân
địa phương.
KẾT LUẬN:
Giáo dục an toàn giao thông là việc làm cấp bách, thực tế và thực hiện
lâu dài trong trường học tùy theo cấp học và độ tuổi. Trẻ em là tương lai của
đất nước, giáo dục cho trẻ có kiến thức về văn hóa, pháp luật nói chung và
15
Luật giao thông đường bộ là bài học không thể thiếu ở các trường mầm non.
Ngay từ khi còn nhỏ, cần cung cấp cho trẻ những kiến thức ban đầu về luật
giao thông, các em cần biết những nơi nguy hiểm để tránh xa và nhất là biết
ứng xử, thể hiện hành vi đúng đắn về ATGT để các em hình thành thói quen
có trách nhiệm với hành vi của mình, với cộng đồng và xã hội, để đến khi
trưởng thành chính các em sẽ là những tuyên truyền viên tích cực trong việc
chấp hành pháp luật về ATGT và hình thành “Văn hóa giao thông”.
VII. CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày/6/2007 của Chính phủ về một số
giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và ùn tắc GT.
- Bộ GDĐT: Chỉ thị số 52/2007/CT- ngày 31/8/2007 về tăng cường
công tác giáo dục ATGT trong các cơ sở GDĐT.
- Luật giao thông năm 2008
- Bộ GDĐT: Tài liệu giáo dục ATGT cho trẻ mẫu giáo- Nhà xuất bản
GDVN năm 2009. Truyện, trò chơi, thơ, bài hát về ATGT.
- Bộ GDĐT: Nhiệm vụ năm học 2010-2011; 2011-2012.
Đồng Nai, ngày 25 tháng 5 năm 2013
Người viết
Phạm Anh Đào
Ý kiến của lãnh đạo
16
BM04-NXĐGSKKN
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Phòng Giáo dục mầm non
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Nai, ngày 25 tháng 5 năm 2013
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2012-2013
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện tổ chức lồng ghép
giáo dục an toàn giao thông trong chương trình GDMN mới”
Họ và tên tác giả: Phạm Anh Đào Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị: Phòng Giáo dục mầm non – Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: ...........................
- Lĩnh vực khác: ...................................................
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị Trong Ngành
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây)
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây)
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng
tại đơn vị có hiệu quả
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện
và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu
quả trong phạm vi rộng:
Tốt
Khá
Đạt
Sau khi duyệt xét SKKN, Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký
tên xác nhận và chịu trách nhiệm của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và
đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
17
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
18