Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS THPT bàu hàm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (578.29 KB, 25 trang )

Trường THCS & THPT Bàu Hàm

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Một trong những quan điểm đổi mới GD& ĐT hiện nay là tăng cường giáo
dục đạo đức cho học sinh, được thể hiện trong nghị quyết của Đảng, Luật giáo
dục và các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Luật giáo dục đã xác định:
“Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân
cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân…
Chương I, điều 2 Luật Giáo dục đã được Quốc hội nước CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM khóa XI thông qua ngày 14/06/2005 có chỉ rõ về mục
tiêu giáo duc:
“Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo
đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc
lập dân tộc và Chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc…”
Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức đã tác
động trên mọi mặt của đời sống xã hội thì mặt trái của nó cũng len lõi, xâm nhập
vào tầng lớp thanh niên, học sinh làm họ suy giảm phẩm chất, chạy theo lối sống
tầm thường, thực dụng, thiếu hoài bảo lập thân, lập nghiệp vì tương lai của bản
thân và đất nước. Điều đáng lo ngại là những tệ nạn xã hội đã tác động vào nhà
trường làm cho một bộ phận học sinh chậm tiến bộ, khó giáo dục, thậm chí hư
hỏng, phạm pháp. Dư luận đặc biệt quan tâm đến việc giáo dục tư tưởng đạo đức,
lối sống cho thế hệ trẻ giai đoạn hiện nay.
Trường THCS & THPT Bàu Hàm, huyện Trảng Bom, thuộc trường ở
vùng sâu vùng xa, vùng chiếm đa số người dân tộc Hoa Nùng, Trường có hai cấp
học là THCS Và THPT Cho nên cũng không thoát khỏi những bất cập, mặt trái
Người thực hiện: Lê Văn Anh


- Trang 1 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

của nền cơ chế thị trường. Học sinh bỏ học rất nhiều, phần lớn bỏ học là do vi
phạm đạo đức, hạnh kiểm yếu, học lực kém, vi phạm tệ nạn xã hội, pháp luật…
Công tác giáo dục đạo đức học sinh còn một số hạn chế như: đội ngũ cán
bộ giáo viên trẻ chưa sâu sát với công việc, thiếu kinh nghiệm trong thực tế nên
chưa có biện pháp nâng cao giáo dục đạo đức cho học sinh một cách cụ thể, rõ
ràng; một số giáo viên bộ môn chưa quan tâm, trú trọng đến việc giáo dục đạo
đức học sinh hoăc coi việc giáo dục đạo đức học sinh là việc của giáo viên chủ
nhiệm, của người khác không phải việc của mình.
Trong thực tế, tình hình học sinh vi phạm đạo đức, chất lượng đạo đức của
các em học sinh trong những năm qua của trường THCS & THPT Bàu Hàm là
đáng báo động. Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra những giải pháp quản lý nhằm
giảm thiểu tình trạng như trên trở nên hết sức cần thiết. Do đó sáng kiến “Một số
biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục Đạo Đức cho học sinh trường
THCS & THPT Bàu Hàm ” được thực hiện với mong muốn góp phần nâng cao
công tác quản lý, giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường THCS & THPT Bàu
Hàm những năm tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. Cơ sở lý luận
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, vốn có truyền
thống yêu nước nồng nàn, truyền thống đoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau trong
khó khăn, trong hoạn nạn, “lá lành đùm lá rách”. Truyền thống hiếu học, tôn sư
trọng đạo, trọng vọng tri thức luôn còn mãi trong tâm khảm mỗi người dân Việt
Nam.
Dạy học và giáo dục là khoa học của khoa học. Những người làm giáo
dục, làm nghề dạy học lao động, hành nghề bằng chính nhân cách, lương tâm và

trách nhiệm của mình. Thành phẩm của ngành giáo dục tạo ra là những con
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 2 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

người. Thế hệ tương lai có đủ bản lĩnh, trí tuệ và năng lực, tình cảm tiếp bước
truyền thống cha ông đến đâu phụ thuộc nhiều vào giáo dục. Đề cao vai trò của
giáo dục, đào tạo Bác Hồ đã khẳng định “khi ngủ ai cũng như lương thiện, thức
dậy phân ra kẻ dữ hiền, hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà
nên”. Nề nếp, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm cùng với truyền thống đoàn
kết, tương trợ giúp đỡ nhau vượt lên mọi khó khăn, thử thách để hòan thành tốt
nhiệm vụ của trường THCS & THPT Bàu Hàm những năm qua là một thuận lợi
lớn thôi thúc tôi phải tìm tòi các biện pháp tích cực để nâng cao giáo dục đạo
đức cho học sinh, nhằm duy trì và phát huy những thành tích tốt đẹp, tạo dựng vị
trí của nhà trường.
Trong những năm qua, từ những chỉ đạo đổi mới phương pháp quản lý, đổi
mới phương pháp dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Sở GD& ĐT Đồng
Nai và đặc biệt là quá trình thực hiện đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp
giảng dạy, thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học
sinh tích cực” của trường THCS & THPT Bàu Hàm đã tạo điều kiện cho tôi thực
hiện và kiểm nghiệm những giải pháp đổi mới của mình trong thực tế.
Tuy nhiên trường THCS & THPT Bàu Hàm có chất lượng đầu vào của
học sinh còn khá thấp, tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy của một bộ phận
giáo viên chưa cao, ý thức tự giác trong học tập và rèn luyện của nhiều học sinh
còn yếu.
Lực lượng giáo viên trẻ, mới ra trường chiếm số lượng đông, tuy có ưu
thế là tích cực năng động nhưng còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm, thiếu phương

pháp giảng dạy và phương pháp giáo dục học sinh.
2. Thực trạng công tác hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường
THCS &THPT Bàu Hàm.
2.1. Đặc điểm tình hình:

Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 3 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

Trường THCS & THPT Bàu Hàm được thành lập theo quyết định số
1812/QĐ – UBND tỉnh Đồng Nai ngày 25 tháng 6 năm 2007. Trụ sở đóng tai Ấp
Tân Hợp xã Bàu Hàm Huyện Trảng Bom Tỉnh Đồng Nai. Địa bàn nơi trường
đóng là vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đa số là người dân tộc Hoa
Nùng. Điều kiện kinh tế xã hội rất khó khăn, dân cư trong địa bàn sinh sống bằng
nghề làm ruộng, rẫy, tệ nạn xã hội ở địa bàn phát triển mạnh trong những năm
gần đây.
2.1.1. Học sinh:
Năm học 2012 – 2013, toàn trường có 1417 học sinh cơ cấu thành 36 lớp.
đa phần các em học sinh là con em người dân tộc gia đình sinh sống trong rẫy xa,
điều kiện kinh tế khó khăn, bố mẹ lo làm ăn sinh sống ít có thời gian chăm sóc và
quản lý con cái dẫn đến học sinh lơ là, buông lỏng việc học hành, trốn học đi theo
bạn bè, sa ngã vào những tệ nạn xã hội. Từ đó, việc quản lý, giáo dục của gia
đình đối với các em học sinh còn nhiều hạn chế, coi việc giáo dục các em là trách
nhiệm của nhà trường.
Chất lượng đầu vào thấp và không đồng đều, phần lớn đều là những em
không trúng tuyển vào các trường có thi tuyển hoặc không tham gia thi tuyển mà
chỉ xét tuyển. đối tượng học sinh của trường phần đông là các em mất căn bản,

không có động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có không ít học sinh được xếp vào
dạng học sinh cá biệt.
2.1.2. Đội ngũ cán bộ - giáo viên – công nhân viên:
Năm học 2012 – 2013 trường có 84 cán bộ, giáo viên, công nhân viên
trong đó chiếm đa số là giáo viên trẻ, tuổi nghề chưa quá 5 năm. Lực lượng giáo
viên trẻ nhiệt tình, năng động nhưng thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý
giáo dục học sinh, công tác chủ nhiệm còn nhiều hạn chế.
2.1.3. Về cơ sở vật chất:

Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 4 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

Trường có 40 phòng học, 10 phòng chức năng, 03 phòng máy vi tính, 01
phòng học ngoại ngữ, khu nhà hiệu bộ đầy đủ cho các phòng ban, sân chơi, bãi
tập rộng. Trang thiết bị dạy học được trang bị tương đối đầy đủ cho việc dạy và
học trong nhà trường.
2.2. Thực trạng:
2.2.1. Thuận lợi:
Cơ sở vật chất của nhà trường bước đầu được trang bị tương đối đầy đủ,
đáp ứng yêu cầu cho công tác tổ chức các hoạt động dạy và học.
Tập thể sư phạm nhà trường trẻ nhiệt tình, đoàn kết, từng bước phấn đấu
xây dựng nhà trường vững mạnh.
Các tổ chức đoàn thể, và chính quyền địa phương luôn quan tâm, hỗ trợ
nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
2.2.2. Khó khăn:
Đội ngũ giáo viên phần lớn là còn trẻ, lực lượng nòng cốt chưa đủ mạnh,

còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý, chủ nhiệm cũng như trong công
tác chuyên môn.
Trình độ học tập của học sinh không đồng đều, thái độ học tập chưa
nghiêm túc, thực hiện chưa tốt nội quy của nhà trường, bạo lực học đường còn
xảy ra ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục của nhà trường.
Nhận thức của phụ huynh đối với việc giáo dục con cái còn nhiều hạn chế,
ban đại diện cha mẹ học sinh chưa đóng góp nhiều cho hoạt động giáo dục học
sinh.
2.3. Chất lượng đạo đức nếp sống của học sinh:
2.3.1. Nhận xét
Kết quả đạt được về phía học sinh là phần lớn các em có được những hiểu
biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức, từng bước hình thành thái độ
tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 5 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

mình, yêu thương, tôn trọng con người, mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc
cho mọi người.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận không nhỏ học sinh chưa
ngoan, thường hay vi phạm đạo đức.
2.3.2. Những biểu hiện của thực trạng đạo đức học sinh


Tích cực: Đa số học sinh đã cố gắng rèn luyện đạo đức tốt, bước đầu biết

nghe lời cha mẹ, thầy cô, nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của lớp, nội quy

của trường, biết sống tốt và sống đẹp.


Tiêu cực:
Một số bộ phận không ít học sinh có biểu hiện chán nản, không thích

học, thường xuyên gây mất trật tự trong lớp, nói tục, vô lễ với thầy cô, nói dối
thầy cô và bạn bè, giao lưu với đối tượng xấu bên ngoài, uống rượu, đánh nhau
có hung khí.

-

Nguyên nhân tiêu cực:
Khách quan:

- Ở lứa tuổi này sự giao tiếp với bạn bè là một nhu cầu rất lớn. Các em có xu
hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tình tình để vui
chơi, đùa nghịch, có những lúc, những nơi các em có các hành động không đúng,
không phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong giai đoạn này quá trình phát triển
sinh lý ảnh hưởng đến rất nhiều tính cách của các em: các em rất dễ bị xúc động
khi có một tác động nào đó, bản thân các em dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên
trì và khả năng tự kiềm chế yếu. Ở lứa tuổi này tính tình không ổn định, dễ nổi
cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản.
Đối với các em ở lứa tuổi này, cái gì cũng dễ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng
thái hiếu thắng hoặc tự ti vì thế dễ dàng đi đến những hành động thiếu suy nghĩ
chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn không biết.

Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 6 -



Trường THCS & THPT Bàu Hàm

- Do sự bất ổn của gia đình, cha mẹ đi làm ăn xa các em phải ở với nội, ngoại
thiếu sự quan tâm và quản lý các em.
- Cha mẹ không quan tâm, nuông chiều, thiếu sự kiểm tra và giáo dục.
- Tình hình đời sống nhân dân còn khó khăn, tệ nạn bên ngoài nhà trường nhiều,
cha mẹ học sinh chưa ý thức hết vai trò giáo dục của mình.
- Đa số người dân địa phương nghèo phải lao động phổ thông, để kiếm sống cho
cả gia đình.
- Tâm sinh lý lứa tuổi của các em còn non trẻ, dễ bị dao động, hiếu động.
-

Chủ quan:

- Ý thức đạo đức của học sinh chưa cao, kỷ năng vận dụng chuẩn mực đạo đức
còn thấp, chưa phân định được ranh giới giữa cái xấu và cái tốt.
- Khả năng tự chủ chưa cao, khi vi phạm đạo đức sửa chữa chậm hoặc không
chịu sửa chữa.
3. Những điểm mạnh, điểm yếu, thuận lợi, khó khăn trong hoạt động giáo
dục đạo đức cho học sinh tại trường THCS & THPT Bàu Hàm;
3.1. Những điểm mạnh.
- Cơ sở vật chất của nhà trường bước đầu được trang bị tương đối đầy đủ, đáp
ứng yêu cầu cho công tác tổ chức các hoạt động dạy và học.
- Tập thể sư phạm nhà trường trẻ nhiệt tình, đoàn kết, từng bước phấn đấu xây
dựng nhà trường vững mạnh.
- Được sự quan tâm sâu sát của các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương,
hỗ trợ nhà trường trong công tác giáo dục học sinh.
- Trường đã tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động giáo dục theo

quy định của năm học do Sở giáo dục và đào tạo Đồng Nai đã triển khai cụ thể
như sau:

Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 7 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

- Tổ chức sinh hoạt dưới cờ hàng tuần phát động các phong trào thi đua có liên
quan đến các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường, nêu gương người tốt
việc tốt, vượt khó học giỏi…..
- Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các sinh hoạt khác nhằm giáo dục HS như các
kỹ năng sinh hoạt tập thể, tổ chức các trò chơi dân gian, giáo dục sức khỏe sinh
sản,… để học sinh rèn luyện trở thành con ngoan, trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt.
- Giáo dục lao động: trường tổ chức cho học sinh lao động: thu dọn vệ sinh môi
trường, cải tạo cảnh quan sư phạm. Thông qua các buổi lao động giáo dục cho
học sinh tinh thần kỷ luật, biết thương yêu và kính trọng người lao động.
- Giáo dục thẩm mỹ: Thông qua việc lồng ghép vào các môn học, sinh hoạt Đoàn
TNCS HCM để giáo dục cho các em biết cảm nhận được cái đẹp chân chính.
- Trong năm học giáo viên chủ nhiệm thực hiện đầy đủ các loại sổ sách, có lên kế
hoạch hoạt động cụ thể hàng tuần, tháng, năm .
- Kết hợp được nhiều hoạt động, đoàn thể trong công tác giáo dục đạo đức học
sinh
- Đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường đã quán triệt trong hội đồng giáo viên
nhiệm vụ, trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ của mọi thành
viên trong nhà trường, giáo dục đạo đức cho học sinh là một quá trình thường
xuyên, liên tục, diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi. Một giờ dạy trên lớp không chỉ đơn
thuần là truyền thụ kiến thức khoa học cho học sinh mà còn giáo dục cho các em

những hành vi, cử chỉ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan khoa học. Do vậy
giáo viên bộ môn đã có chú ý liên hệ giáo dục đạo đức học sinh thông qua bài
học, tiết học. Thường xuyên nhắc nhở uốn nắn những sai phạm của học sinh
trong giờ học.
3.2. Những điểm yếu:

Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 8 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

- Còn một số giáo viên chủ nhiệm chưa có tâm huyết với công tác giáo dục đạo
đức lối sống cho học sinh, hoặc tác dụng giáo dục đạo đức đến học sinh chưa cao,
trong lớp vẫn còn học sinh chưa tiến bộ chưa tích cực rèn luyện đạo đức.
- Chất lượng đầu vào thấp và không đồng đều, phần lớn đều là những em không
trúng tuyển vào các trường có thi tuyển hoặc không tham gia thi tuyển mà chỉ xét
tuyển. đối tượng học sinh của trường phần đông là các em mất căn bản, không có
động cơ và thái độ học tập đúng đắn, có không ít học sinh được xếp vào dạng học
sinh cá biệt.
- Có một số học sinh rất ngoan, lễ phép với thầy cô, học giỏi nhưng lại vi phạm bị
các học sinh khác lôi kéo vi phạm nội quy của nhà trường.
- Một bộ phận giáo viên chưa phát huy hết vai trò trách nhiệm của một GVCN,
chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ, thường xuyên với cha mẹ học sinh.
- Nhân dân sống trên địa bàn của trường kinh tế gia đình khó khăn, đa số người
dân sống bằng nghề lao động chân tay, do đó học sinh ngoài việc học tập còn
phải phụ giúp cha mẹ làm nương rẫy để nuôi sống gia đình.
3.3. Thuận lợi:
Nhà trường luôn được sự quan tâm sâu sát của sở giáo dục và đào tạo,

UBND huyện Trảng Bom cũng như tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ của chính
quyền, các đoàn thể ở địa phương nơi trường đóng.
Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo huy động, bổ sung
và tận dụng tối đa cơ sở vật chất hiện có để phục vụ cho việc tổ chức nhiều sân
chơi như cầu lông, đá cầu, bóng bàn, bóng đá, trồng cây xanh tạo cảnh quan, sinh
hoạt chủ điểm, hoạt động ngoài giờ lên lớp, văn nghệ giúp học sinh vui chơi sau
những giờ học.Qua tập luyện và các hoạt động ngoại khóa, các em có ý thức rèn
luyện sức khỏe, rèn luyện kỹ năng sống, hạn chế la cà hàng quán và giao du với
thanh niên xấu bên ngoài nhà trường.
3.4. Khó khăn:
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 9 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

Địa bàn nơi trường đóng là địa bàn dân cư phức tạp, đa phần là người dân tộc
Hoa Nùng, nên chưa có sự quan tâm tới việc học hành của con cái.
Các tệ nạn xã hội như Ma tuý, các trò chơi điện tử phát triển mạnh đã ảnh
hưởng không nhỏ đến việc hình thành nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ.
4. Một số biện pháp đã thực hiện trong đề tài:
Xuất phát từ thực trạng và các nguyên nhân đã nêu, căn cứ mục tiêu và
nhiệm vụ của bậc học THCS &THPT trong giai đoạn hiện nay, dưới góc độ của
người làm công tác quản lý nhà trường, tôi đề xuất một số biện pháp nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trường THCS & THPT Bàu Hàm.
4.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBGV-CNV về
GDĐĐ cho HS
Việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBGV là yếu tố
vô cùng quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng GDĐĐ HS và GD toàn diện

của nhà trường.
Phải làm cho toàn thể CBGV-CNV thấy rõ tầm quan trọng và sự cấp
thiết của công tác GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay. Từ đó nâng cao ý
thức, tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia hoạt động nhằm góp phần nâng cao
chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng và chất lượng GD toàn diện của nhà trường
nói chung.
- Đối với cán bộ quản lý (BGH, các tổ trưởng): Phải quán triệt mọi chủ
trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy chế của Bộ GD - ĐT, chỉ thị của Sở
GD - ĐT về công tác GDĐĐ cho HS THPT .
- Đối với cán bộ Đoàn: Phải nắm bắt mọi chủ trương, nghị quyết của Đảng,
chính quyền, để có định hướng hoạt động xuyên suốt trong năm học với nhiều
hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, thiết thực nhằm GDĐĐ cho HS.
- Đối với GV bộ môn : Nâng cao ý thức trách nhiệm GDĐĐ cho HS thông
qua bài giảng trên lớp và lối sống mẫu mực của người thầy.
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 10 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

- Đối với GVCN lớp: Là người trực tiếp GDĐĐ HS, có vai trò quan trọng
trong quá trình hoàn thiện nhân cách HS, GVCN phải là người có đủ đức, đủ tài
thay mặt Hiệu trưởng quản lý HS một lớp học. Vì vậy GVCN phải có nhận thức
đúng đắn về mục tiêu GD THPT và tầm quan trọng của việc GDĐĐ cho HS, có
tinh thần trách nhiệm cao, có kinh nghiệm, phương pháp GDĐĐ HS và hết lòng
chăm lo GD thế hệ trẻ.
Muốn vậy, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng cần tổ chức hội nghị quán
triệt để xác định việc GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của tất cả CBGV-CNV trong
nhà trường. Công Đoàn kết hợp với chính quyền tuyên truyền vận động CBGV

tham gia tích cực công tác GDĐĐ HS. Phát động phong trào thi đua xuyên suốt
năm học: “Tất cả vì HS thân yêu”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo ” ; “Dân chủ - Kỉ cương - Tình thương -Trách
nhiệm ”.
4.2. Xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường sát thực với điều kiện hiện có
của nhà trường.
Vào đầu năm học BGH phải xây dựng xong và đưa ra bàn trong phiên họp
liên tịch và họp hội đồng sư phạm nhà trường về “Cách tính điểm, xếp loại
hạnh kiểm cho học sinh”; “ Xây dựng các tiêu chí để tạo dựng “Nét văn hóa
trường học”.
Tổ chức cho học sinh toàn trường học nội quy nhà trường ngay những
ngày đầu năm học, để học sinh nhận thức rõ việc thực hiện nội quy, quy chế của
nhà trường và nhanh chóng đưa học sinh toàn trường vào việc thực hiện nghiêm
túc nội quy, quy chế của nhà trường, ổn định học sinh ngay sau ngày nhập học.
Chỉ đạo cho lực lượng Đoàn trường triển khai việc ký cam kết thực hiện
nghiêm nội quy, quy chế của nhà trường đối với phụ huynh và học sinh với nhà
trường.

Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 11 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

Thông báo với phụ huynh, học sinh được biết và nắm rõ “ Cách tính điểm
để xếp hạnh kiểm” cho học sinh.
Thực hiện việc in nội quy học sinh, cách tính điểm để xếp hạnh kiểm,
những điều học sinh không được làm, ra khổ giấy A0 và gắn ở những nơi học
sinh thường qua lại để học sinh thường xuyên nhìn thấy và thực hiện.

Giao cho BCH Đoàn trường phân công cán bộ đòan trong BCH thực hiện
công tác trực Đoàn và ghi nhận, tổng hợp tình hình học tập, rèn luyên của học
sinh theo từng buổi học.
Tổng hợp thi đua của các lớp vào cuối tuần và báo cáo với BGH từ đó đề
xuất biện pháp, cách thức tổ chức rèn luyện cho những học sinh vi phạm trong
tuần.
VD: Bảng “CÁCH TÍNH ĐIỂM XẾP LOẠI HẠNH KIỂM” của nhà trường
đã mang lại hiệu quả cao trong công tác giáo dục nhằm nâng cao chất lượng
Hạnh kiểm cho học sinh ở trường THCS & THPT Bàu Hàm.
SỞ GD & ĐT TỈNH ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THCS &THPT BÀU HÀM

CÁCH TÍNH ĐIỂM XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
I. Quy định chung
- Theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT Về việc đánh giá xếp loại học sinh
THCS&THPT; Tất cả mọi HS đđang theo học trong nhà trường đều được đánh
giá xếp loại các mặt hoạt động (HL; HK;..), Tuỳ từng trường hợp cụ thể để đánh
giá theo các mức độ: Tốt(T); Khá(K); Trung bình(TB); Yếu(Y); Kém.
- Đánh giá xếp loại hạnh kiểm dựa trên các mặt: Học tập, tu dưỡng đạo đức, việc
chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường đề ra trong suốt học kỳ, cả năm học,
đồng thời dựa vào kết quả rèn luyện thông qua theo dõi của giám thị, giáo viên
chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn cũng như theo dõi của tổ chức Đoàn, Đội
trong nhà trường
II. Cách tính điểm: Tổng điểm ban đầu của mỗi học sinh: 300đ
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 12 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm


1. Vi phạm 01 lần trừ 15 điểm, bao gồm:
- Về nề nếp, tổ chức, kỷ luật:(Trang phục; Giầy dép; Phù hiệu; Tác phong;
Đi muộn; Đầu tóc)
- Nghỉ học không lý do.
- Không lao động rèn luyện
- Ghi nhận lỗi họăc điểm dưới 5 trong sổ đầu bài
2. Vi phạm 01 lần bị trừ 30 điểm bao gồm:
- Trốn tiết.
- Không mời phụ huynh đi họp hoặc không báo phụ huynh khi nhà trường
yêu cầu.
- Không tham gia các phong trào của lớp, của Đoàn
3. Vi phạm 01 lần bị trừ 150đ, bao gồm:
- Thái độ sai trong kiểm tra 15’; 45’
- Vi phạm ATGT
- Phá hại tài sản công.
- Tham gia đánh bài, hút thuốc.
III. QUY ĐỊNH XẾP LOẠI CỤ THỂ:
 Loại Tốt: Đạt từ 250 đến 300 điểm.
 Loại Khá: Đạt từ 200đ đến dưới 250đ
 Loại TB: Đạt từ 150đ đến dưới 200đ
 Loại yếu:
- Dưới 150đ
- Thái độ sai trong kiểm tra
- Vô lễ với CB – GV, CNV và người lớn tuổi.
- Đánh nhau, Vi phạm các tệ nạn XH khác (Vi phạm một trong bốn không;
điều 36, 38, 39)
(Xếp loại kỳ II tương tự, riêng XL cả năm dựa vào KQ 2 học kỳ)
Người thực hiện: Lê Văn Anh


- Trang 13 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

(Văn bản này được thông qua Hội đồng SP và được hướng dẫn tới học
sinh đầu năm học)
* Lưu ý:
 Có xem xét đối với học sinh khối THCS.
 Những học sinh vi phạm ở khoản 1, khoản 2 biết sửa chữa kịp thời, không
tái phạm, có sự tiến bộ sẽ được xem xét.
 Học sinh vi phạm ở những tuần cuối năm sẽ phải lao động rèn luyện hè.
HIỆU TRƯỞNG
4.3. Kế hoạch hoá công tác quản lý GDĐĐ cho HS
Khi xây dựng được kế hoạch chung - Kế hoạch GD toàn diện của nhà
trường cần xây dựng kế hoạch riêng cho công tác GDĐĐ một cách cụ thể theo
từng học kỳ, từng tháng, từng chủ điểm trong năm học. Bản kế hoạch phải được
sự ủng hộ và nhất trí cao của các bộ phận liên quan phối hợp thực hiện. Kế hoạch
công tác GDĐĐ cho HS phải có tính khả thi và tính hiệu quả cao. Nội dung của
kế hoạch phải xác định được tầm quan trọng của công tác GDĐĐ, các biện pháp,
hình thức GDĐĐ, các lực lượng tham gia. Định rõ thời gian thực hiện công việc,
phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức, cá nhân theo chức năng tham gia GDĐĐ
cho HS theo từng thời gian cụ thể trong năm học.
Nhà trường cần thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu
trưởng làm trưởng ban, và các thành viên: Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh,
GVCN, đại diện Hội cha mẹ HS. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch,
chương trình, chỉ đạo chương trình, tổ chức các hoạt động theo quy mô lớn và
phối hợp các lực lượng GD trong và ngoài trường để GDĐĐ HS.
4.4. Tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý GDĐĐ cho
HS


Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 14 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

Kế hoạch phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện, thường xuyên
và liên tục trong năm học. Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chặt chẽ,
kịp thời, phù hợp với mục tiêu, nội dung, yêu cầu đề ra và đạt hiệu quả cao. Bộ
máy quản lý hoạt động GDĐĐ của nhà trường phải được vận hành thường xuyên,
liên tục thành nề nếp.
Ban chỉ đạo GDĐĐ của nhà trường, đứng đầu là Hiệu trưởng, hoặc Phó
hiệu trưởng chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho
HS.
Ban giám hiệu trực tiếp kết hợp với Công đoàn, Đoàn Thanh niên, tập thể
CBGV-CNV, các tổ trưởng chuyên môn... họp bàn thống nhất phối hợp tổ chức
triển khai kế hoạch, kèm theo các văn bản hướng dẫn cụ thể chương trình hoạt
động của nhà trường trong năm học, học kỳ, tháng, tuần. Sự phối hợp này sẽ tạo
nên sức mạnh tổng hợp giữa các lực lượng thành viên của nhà trường trong công
tác GDĐĐ HS . Đặc biệt phát huy vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh trong việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện cho Đoàn
Thanh niên hoạt động, rèn luyện thói quen, hành vi ĐĐ cho HS. BGH thường
xuyên kiểm tra để có sự điều chỉnh kịp thời, hợp lý, phù hợp với thực tế.
Đối với các tổ chức ngoài nhà trường: BGH họp bàn thống nhất kế hoạch
hoạt động của nhà trường, thông báo chương trình hành động đến từng người,
từng bộ phận có liên quan: Uỷ ban nhân dân xã, Công an huyện, Phụ huynh HS
và các đoàn thể địa phương như Hội khuyến học, Mặt trận Tổ quốc, huyện Đoàn,
xã Đoàn, hội phụ nữ... tổ chức cho HS cam kết thực hiện tốt an toàn giao thông,

phòng chống ma tuý và các tệ nạn XH, xây dựng mô hình nhà trường không có
ma tuý, thực hiện nghiêm túc nội quy, quy chế thi cử...
Hàng tháng, quý, học kỳ, họp giao ban để kiểm điểm rút kinh nghiệm kết
quả hoạt động GDĐĐ cho HS của các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường,
động viên, khích lệ bằng hình thức tuyên dương, khen thưởng các tổ chức cá
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 15 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

nhân thực hiện kế hoạch đạt chất lượng cao. Đồng thời có biện pháp điều chỉnh
kịp thời những thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.
4.5. Bồi dưỡng và phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
GVCN đóng vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển và lãnh đạo quá trình hình
thành nhân cách con người mới ở HS, phù hợp với mục tiêu GD phổ thông nói
chung, mục tiêu mỗi cấp học nói riêng. GVCN thay mặt Hiệu trưởng quản lý toàn
diện hoạt động GD của một lớp. GVCN trực tiếp GD HS, trực tiếp chỉ đạo, kiểm
tra, đánh giá quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng HS trong lớp và ảnh
hưởng lớn đến quá trình phát triển nhân cách HS. GVCN phải có tâm, đức, tài,
trí, có năng lực sư phạm nắm bắt tâm lý HS, hoàn cảnh HS, để từ đó có biện pháp
GD phù hợp, có hiệu quả.
Qua thực tiễn tôi thấy không ít GVCN không làm tốt công tác GDĐĐ cho
HS vì bản thân có nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm công tác. Vì vậy việc lựa
chọn và bồi dưỡng đội ngũ GVCN là vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất
lượng GDĐĐ cho học sinh. Vì vậy, phải lựa chọn đúng, bồi dưỡng tốt nhằm xây
dựng được một đội ngũ GVCN giỏi có phẩm chất đạo đức, chuyên môn vững
vàng, nhân cách hoàn thiện, có tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh, có kiến
thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, có

kiến thức hoạt động và những kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học GD vào
thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình GDĐĐ học sinh.
Nhà trường thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở GVCN về công tác
GDĐĐ học sinh, có chế độ khen thưởng, động viên thầy cô làm công tác chủ
nhiệm giỏi, GDĐĐ tốt và phê bình nhắc nhở những thầy cô chưa hoàn thành
nhiệm vụ được giao.
4.6. Xây dựng tập thể HS tự quản tốt
Xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt là một biện pháp vô cùng quan trọng
trong việc quản lý hoạt động GDĐĐ học sinh. Một tập thể học sinh tự quản tốt là
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 16 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

tập thể học sinh vững mạnh, có truyền thống tốt, có dư luận tích cực, sẽ tiếp
nhận một cách chủ động sáng tạo những ảnh hưởng bên ngoài tập thể, gạt bỏ
những tiêu cực làm cho bầu không khí tập thể trong sáng, lành mạnh. Ngược lại
một tập thể học sinh yếu kém, tự do vô tổ chức, vô kỷ luật, tự quản yếu thì những
tiêu cực bên ngoài xâm nhập một cách dễ dàng và ảnh hưởng tới sự phát triển
nhân cách học sinh.
Cần xây dựng được những tập thể học sinh có ý thức tự quản tốt, các em tự
giác thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực học tập rèn luyện, biết đoàn kết,
thương yêu, giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc sống. Các em biết tự phê và phê
phán những thói hư tật xấu, những lối sống tiêu cực để phòng tránh những tệ nạn
xã hội, biết sống có trách nhiệm với tập thể, với bản thân, gia đình và xã hội. Tập
thể học sinh tự quản do ban cán bộ lớp và ban chấp hành chi Đoàn phối hợp lãnh
đạo tổ chức các hoạt động phong phú của tập thể. Nhằm liên kết các em học sinh
trong lớp, trong trường thành một tập thể phát triển toàn diện, hoàn thiện. Xây

dựng cho HS thói quen làm chủ tập thể, làm chủ bản thân. Biến quá trình GD
thành quá trình tự GD.
GVCN cần kết hợp với Đoàn trường xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung,
tiêu chuẩn của một tập thể học sinh tự quản tốt. Trên cơ sở đó giúp học sinh hiểu
được nhiệm vụ, trách nhiệm của mình trong tập thể, biết tự quản trong mọi hoạt
động học tập, lao động, vui chơi; rèn luyện trong giờ chính khoá cũng như trong
hoạt động ngoài giờ lên lớp. học sinh biết chủ động, tự quyết, sáng tạo, giải quyết
các tình huống nảy sinh, tự điều chỉnh hoạt động của tập thể lớp, tự biết điều
chỉnh hoạt động phù hợp với mục đích chung đề ra, để đạt hiệu quả cao.
Dựa vào các văn bản, chỉ thị và nhiệm vụ năm học của Bộ GD - ĐT; Sở GD
- ĐT, dựa vào kế hoạch hoạt động của TW Đoàn, Tỉnh Đoàn, Huyện Đoàn, dựa
vào điều kiện cụ thể của nhà trường, Hiệu trưởng và Bí thư Đoàn trường phối
hợp lập kế hoạch cụ thể mang tính pháp chế, tính khoa học, tính thực tiễn, tính
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 17 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

khả thi, qui định rõ mục tiêu phấn đấu, nội dung, tiêu chí của một tập thể HS tự
quản. Đoàn Thanh niên kết hợp với GVCN xây dựng tập thể học sinh tự quản,
các lớp có bảng đăng ký thi đua xây dựng tập thể học sinh tự quản tốt với Đoàn
trường. GVCN trực tiếp xây dựng lớp chủ nhiệm thành tập thể HS tự quản tốt.
4.7. Đa dạng hoá các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GD ngoài giờ lên lớp là một hoạt động GD cơ bản được thực
hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức, góp phần thực thi quá trình
đào tạo nhân cách học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt nhiều mục tiêu GD,
trong đó quan trọng nhất là nhằm GD tư tưởng đạo đức, phẩm chất, nhân cách
học sinh. Nó có khả năng GD to lớn: Làm nảy sinh năng lực, phẩm chất, tình cảm

mới, làm phát triển năng lực thiên hướng phẩm chất tốt đẹp ở mỗi con người. Chỉ
thông qua hoạt động giao tiếp các hành vi đạo đức có điều kiện hình thành và
củng cố. Đây là hoạt động mang tính tự giác, tự quản cao, nên không thể áp đặt,
rập khuôn, máy móc; cho nên nhà trường cần chú ý đến nguyện vọng, sở trường,
hứng thú của học sinh để hoạt động thật sinh động, hấp dẫn, phục vụ nội dung
GDĐĐ. Muốn đáp ứng yêu cầu trên thì nội dung và hình thức hoạt động ngoài
giờ lên lớp phải phong phú đa dạng, phù hợp với tâm sinh lý học sinh để đem lại
hiệu quả GD. Hiệu quả ấy có thể nhìn thấy trước mắt, nhưng cũng có thể mang
lại lợi ích cho tương lai, góp phần vào sự nghiệp “ trồng người ”
Ban giám hiệu nhà trường phải căn cứ vào Luật GD và những chỉ thị của Bộ
GD, các cấp lãnh đạo để đề ra những biện pháp thích hợp hướng hoạt động ngoài
giờ lên lớp vào mục tiêu thực hiện chức năng GD: Chủ yếu “ dạy người” bao
hàm nội dung tư tưởng đạo đức, pháp luật, thẩm mỹ, những phẩm chất của người
lao động. Xây dựng kế hoạch phải căn cứ vào những hướng dẫn của Bộ; Sở GD ĐT về hoạt động ngoài giờ lên lớp, đề ra kế hoạch cho sát thực tiễn, cần chọn lọc
các hoạt động phù hợp. Xác định chủ điểm cho từng thời gian, có lịch hoạt động
hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, học kỳ và cả năm học, thậm chí có kế hoạch
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 18 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

dài hạn nhiều năm (3 năm học THPT: trồng cây xanh, xây dựng môi trường...).
Các hoạt động phải phong phú đa dạng, nhằm thu hút, hấp dẫn học sinh tham gia
tích cực,. Ban chỉ đạo hoạt động ngoài giờ lên lớp phải chỉ đạo thực hiện tốt
chương trình, kế hoạch đã đề ra.
4.8. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho
học sinh
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội, sinh ra và lớn lên trong môi

trường gia đình - nhà trường và xã hội. ở mỗi môi trường dù lớn hay nhỏ đều
diễn ra quá trình GD, giáo dưỡng con người. Trong đó nhà trường giữ vai trò hết
sức đặc biệt - nhà trường là thể chế xã hội có chức năng chuyên trách về GD, có
vai trò chủ đạo trong công tác GD thế hệ trẻ. Trong quá trình phát triển nhân cách
toàn diện của học sinh không thể thiếu sự kết hợp GD giữa nhà trường - gia đình
và xã hội. Sự phối hợp thống nhất GD giữa nhà trường - gia đình và xã hội đã trở
thành nguyên tắc cơ bản của nền GD XHCN. Sự phối hợp nầy tạo ra môi trường
thuận lợi, sức mạnh tổng hợp để GDĐĐ học sinh.
Một số nội dung cần quan tâm thực hiện:
- Nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất mục tiêu GDĐĐ cho học sinh
theo định hướng XHCN của Đảng và Nhà Nước đã đề ra. Từ đó thống nhất về
nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức GDĐĐ học sinh. Nhà trường chủ
động chỉ cho các bậc cha mẹ học sinh những khả năng, ưu thế của GD gia đình,
giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nuôi dạy
con cái. Gia đình tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển GD toàn diện về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở con em, gia đình cùng nhà trường phối hợp
cùng nâng cao hiệu quả GD.
- Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản lý và GD học sinh:
nắm tình hình học sinh, những nguồn thông tin tin cậy nơi học sinh cư trú, từ đó
giúp giáo viên đánh giá đúng học sinh và tìm ra những biện pháp giúp các em
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 19 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

hoàn thiện nhân cách. Nhà trường phối hợp với cộng đồng GD truyền thống dân
tộc, bản sắc văn hóa địa phương, tình yêu quê hương đất nước, qua đó các em
không những được GD về tình cảm đạo đức, thẩm mỹ mà còn phát triển về mặt

thể chất. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường - gia đình và xã hội nhằm
GDĐĐ học sinh. Đẩy mạnh xã hội hóa GD, tạo động lực mạnh mẽ, điều kiện
thuận lợi cho hệ thống nhà trường, thực hiện tốt mục tiêu GD - ĐT thế hệ trẻ.
- Đầu năm nhà trường chủ động tổ chức hội nghị, mời đại diện của các tổ
chức nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài xã hội để bàn về phối
hợp GDĐĐ cho học sinh. Bầu ra ban chỉ đạo có từ 10 đến 13 thành viên đại diện
cho nhà trường, đại diện cho hội cha mẹ HS và các tổ chức chính trị - xã hội do
hiệu trưởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối hợp giữa nhà trường
- gia đình - xã hội để GDĐĐ học sinh.
- Nhà trường tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường - gia
đình và xã hội, tham gia vào quá trình GDĐĐ học sinh, thống nhất mục tiêu,
phương pháp, hình thức tổ chức GDĐĐ cho học sinh. BGH họp bàn thống nhất
việc chỉ đạo kế hoạch GD GDĐĐ học sinh với uỷ ban nhân dân xã, công an các
cấp, các cơ quan đoàn thể.
- Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội
nhằm GDĐĐ học sinh.
- BGH phối hợp với chính quyền xã nơi cư trú để tổ chức tốt việc rèn luyện
hè cho học sinh hạnh kiểm yếu, không khoán trắng việc GDĐĐ số học sinh này
cho địa phương và gia đình trong dịp hè.
4.9. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý GDĐĐ cho học sinh
Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát
triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời
sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới hiện đại. ứng dụng công nghệ thông tin

Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 20 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm


trong QLGD nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần
của người CBQLGD, thúc đẩy đổi mới GD.
Ứng dụng công nghệ thông tin trong GDĐĐ cho học sinh góp phần nâng
cao hiệu quả GD. Một số nội dung, hình thức GDĐĐ cho học sinh sẽ được thực
hiện tốt hơn nhờ có ứng dụng CNTT như:
- Sử dụng phần mềm Microsoft office Power point để trình chiếu các nội dung
GDĐĐ trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Sử dụng phần mềm VNPT SCHOOL để quản lý học sinh.
- Sử dụng hệ thống CAMERA quan sát theo dõi các hoạt động học tập của học
sinh để điều chỉnh kịp thời những hiện tượng, biểu hiện, hành động chưa chuẩn
mực của người học sinh.

III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:
Mặc dù tham gia công tác quản lý trường học chưa lâu (03 năm), nhưng
với mong muốn tạo ra sự đổi mới trong công tác quản lý, động viên kịp thời tập
thể cán bộ, giáo viên, học sinh trong lao động, học tập và sáng tạo, tôi đã trăn trở
và mạnh dạn đề ra 09 biện pháp:
1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CBGV-CNV về GDĐĐ
cho HS
2. Xây dựng nội quy, quy chế trong nhà trường sát thực với điều kiện hiện có
của nhà trường.
3. Kế hoạch hoá công tác quản lý GDĐĐ cho HS
4. Tổ chức có hiệu quả việc triển khai thực hiện kế hoạch quản lý GDĐĐ cho
HS
5. Bồi dưỡng và phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm
6. Xây dựng tập thể HS tự quản tốt
7. Đa dạng hoá các hoạt động ngoài giờ lên lớp
8. Tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm GDĐĐ cho HS
Người thực hiện: Lê Văn Anh


- Trang 21 -


Trng THCS & THPT Bu Hm

9. ng dng cụng ngh thụng tin trong qun lý GD cho HS
Nhm nõng cao cht lng giỏo dc o c cho hc sinh trng THCS
& THPT Bu Hm, v t chc thc hin hai nm qua, ó em li nhng kt qu
bc u ỏng khớch l.
Qua hai nm thc hin ng b cỏc gii phỏp nờu trờn, tụi nhn thy t l
hc sinh cú hnh kim Tt ó nõng lờn rừ rt Nm hc 2010 2011 t 55.76%,
Nm hc 2011 2012 t 67.29%, nm hc 2012 2013 t 73.8%. ng thi t
l hc sinh b hnh kim yu ó gim nhiu, nm hc 2010-2011 t l hc sinh cú
hnh kim Yu l 6.45%, n nm hc 2011-2012 t l ny cũn 3.33%, v nm
hc 2012 2013 t l hc sinh cú hnh kim Yu cũn li 2.5%. kt qu ny ó
thc s tỏc ng kh quan n cht lng dy v hc ca nh trng, ng thi
nõng cao uy tớn, cht lng ca nh trng i vi nhõn dõn trờn a bn.
Thụng qua vic t chc thc hin ng b cỏc gii phỏp ó giỳp cho tng
giỏo viờn v hc sinh ó nõng cao nhn thc v t tng chớnh tr, xõy dng cho
mỡnh thúi quen t giỏc trong hc tp, lao ng. Xõy dng v gi gỡn tỡnh on
kt, thng yờu, tng tr giỳp nhau trong cụng vic, trong hc tp v cuc
sng. Gúp phn xõy dng v cng c v th ca nh trng. Trng duy trỡ tt n
np, k cng trong qun lý, cụng tỏc dy v hc, xõy dng v gi gỡn cnh quan
mụi trng xanh - sch - p. Nh trng ó cú c s tin tng v ỏnh giỏ
cao ca cp u, chớnh quyn a phng, cha m hc sinh vaứ nhaõn daõn
trong a bn Huyeọn Traỷng Bom.
Qua hai nm thc hin ti bn thõn t nhn thy ó cú nhng thnh
cụng nht nh bi vỡ cỏc gii phỏp c thc hin ó to ra nhn thc v tỡnh
cm gn bú trong tp th cỏn b, giỏo viờn v hc sinh. Trng ó bc u gim

thiu ỏng k t l hc sinh vi phm v t l hc sinh cú hnh kim yu cui
nm. C th kt qu thu c trong 03 nm qua nh sau:
Xp loi hnh kim:
Ngi thc hin: Lờ Vn Anh

- Trang 22 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

Năm học

Tổng số HS

Tốt %

Khá %

TB %

Yếu %

2010 – 2011

1370

55.76

26.73


11.06

6.45

2011 – 2012

1321

67.29

21.12

8.25

3.33

2012 – 2013

1417

73.8

18.7

4.9

2.5

Xếp loại học lực:
Năm học


Tổng số HS

Tốt %

Khá %

TB %

Yếu %

Kém %

2010 – 2011

1370

6.14

26.34

44.1

21.74

1.69

2011 – 2012

1321


8.85

32.09

46.93

11.88

0.22

2012 – 2013

1417

9.4

33.3

46.7

10.3

0.3

IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG.
1. Đề xuất, khuyến nghị.
1.1. Đối với Sở giáo dục đào tạo:
- Có kế hoạch thường kỳ chỉ đạo công tác GDĐĐ học sinh. Phải đặt vị trí, vai
trò GDĐĐ như các môn văn hóa khác.

- Chỉ đạo điểm một số mô hình về công tác GDĐĐ cho học sinh, rút kinh
nghiệm và phổ biến cho các trường khác học tập.
1.2. Đối với trường THCS & THPT Bàu Hàm.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết có tính khả thi về công tác GDĐĐ cho học sinh
- Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, theo dõi, nhắc nhở đối với công tác giáo
dục rèn luyện đạo đức cho học sinh.
- Xây dựng kênh thông tin điện tử, tăng cường mối liên lạc giữa nhà trường
với PHHS và các tổ chức đòan thể trong và ngoài trường học.
1.3. Đối với gia đình học sinh:
- Dự đầy đủ các cuộc họp hội phụ huynh học sinh do nhà trường tổ chức.
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 23 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

- Tăng cường mối liên lạc giữa nhà trường để nắm bắt được tình hình học tập,
rèn luyện của con em, để kịp thời phối hợp với nhà trường giáo dục học sinh để
trở thành công dân có ích cho xã hội.
- Thường xuyên nghiên cứu sách báo, nhất là sách tâm lý giáo dục lứa tuổi
phù hợp để có biện pháp giáo dục, quản lý con em phù hợp với gia đình.
1.4. Đối với xã hội:
- Có trách nhiệm xây dựng môi trường trong sạch, lành mạnh và phối hợp với
nhà trường tạo ra phong trào xã hội hóa giáo dục, hỗ trợ nhà trường về kinh phí,
phương tiện vật chất, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lơp để
GDĐĐ cho học sinh.
2. Khả năng áp dụng.
Đề tài của bản thân mới được nghiên cứu ứng dụng trong phạm vi trường
THCS & THPT Bàu Hàm hai năm qua và bước đầu thu được kết quả khả quan,

đã giảm thiểu được tình trạng học sinh vi phạm các nội quy, quy chế trong nhà
trường, giảm thiểu được số học sinh bị xếp hạnh kiểm loại Yếu ở trường. Triển
khai thực hiện đề tài đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý, người chỉ huy, bộ phận tổng
hợp thi đua phải kiên trì theo đuổi và quyết tâm bám sát thực hiện chỉ đạo, kiểm
tra giám sát, đôn đốc kịp thời mới có sự chuyển biến tích cực. Đề tài có thể triển
khai áp dụng ở các trường có điều kiện hoàn cảnh tương tự như trường THCS &
THPT Bàu Hàm.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII.
2. Luật giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia.
3. Hồ Chí Minh về Đạo Đức. NXB Sự thật Hà Nội, 1993
4. Điều lệ trường Trung học.
Người thực hiện: Lê Văn Anh

- Trang 24 -


Trường THCS & THPT Bàu Hàm

5. Giáo dục học - Tập 2 – Hà Thế Nhữ, Đặng Vũ Hoạt. NXB Giáo dục 1998.
6. Quản lý nhà trường – Tập 2 – Trường CBQL giáo dục TP. Hồ Chí Minh
7. Mấy vấn đề đạo đức trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Trung
tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện triết học 2003.

Trảng Bom Tháng 4 năm 2013
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Văn Anh

Người thực hiện: Lê Văn Anh


- Trang 25 -


×