Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
“ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN
TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ”
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Nghị quyết Trung ương II và Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định: “Giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” vì chỉ có giáo dục mới đưa chúng ta hoà nhập
với nền kinh tế tri thức hiện đại. Trong nền giáo dục toàn diện đó, người học sinh
được học rất nhiều môn học trong đó có môn Lịch sử. Chúng ta biết rằng lịch sử xuất
hiện ở đất nước ta cũng như trên thế giới ngay từ khi có sự sống và gắn liền với cuộc
sống con người. Lịch sử chính là lịch sử phát triển của xã hội loài người, là quá khứnhững gì đã đi qua.
Lịch sử giúp chúng ta hiểu được ngọn nguồn sự phát triển của xã hội loài người
từ thời nguyên thủy đến hiện đại. Trong suốt thời gian hàng ngàn năm đó, lịch sử đã
trải qua những bước thăng trầm như thế nào, những chế độ xã hội nào đã ra đời cũng
như những phương thức sản xuất tương ứng. Con người đã trải qua những cuộc chiến
tranh, làm những cuộc cách mạng để dần đưa loài người bước vào cuộc sống hoà
nhập, hiện đại. Qua đó, giúp chúng ta nắm được những kiến thức cơ bản về lịch sử.
Giáo dục chúng ta (đặc biệt là thế hệ trẻ) lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào
dân tộc, tinh thần nhiệt huyết cách mạng… Giúp chúng ta nhận thức đúng về lịch sử,
cũng như rèn luyện những kĩ năng cần thiết. Chính vì vậy, chúng ta mới thấy rõ vai
trò của môn học lịch sử trong các trường học là hết sức quan trọng. Nhưng hiện nay,
phần lớn học sinh vẫn chưa nhận thức rõ và còn xem nhẹ môn Lịch sử. Hầu hết các
em có thói quen học thuộc lòng mà ít có khả năng phân tích, so sánh… nên khi dạy
học cả giáo viên và học sinh đều gặp khó khăn. Điều này thể hiện rõ nhất qua các kì
thi cao đẳng, đại học. Điểm thi môn Lịch sử đã khiến tất cả chúng ta phải suy nghĩ,
băn khoăn, mà các gốc kiến thức là tích lũy dần từ những năm tiểu học, trung học cơ
sở…
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
1
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
Từ những vấn đề trên, bản thân là một giáo viên dạy lịch sử tôi luôn hi vọng
các em học sinh sẽ thay đổi ý thức của mình trong việc học. Để làm được điều đó, yếu
tố đóng vai trò quan trọng, quyết định là phương pháp dạy học của giáo viên. Vì thế
tôi quyết định nghiên cứu đề tài: “ Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong
dạy học môn lịch sử ở trường trung học cơ sở”. Qua đó mà bước đầu đề xuất một số
biện pháp sư phạm cần thiết, nhằm nâng cao ý thức học tập của học sinh đối với bộ
môn.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI.
1. Thuận lợi.
Là một người giáo viên, tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều mong muốn đem hết
công sức của mình để có thể truyền thụ cho các em những kiến thức cơ bản, góp phần
dạy dỗ và giáo dục các em trở thành con người hoàn thiện. Bản thân tôi là một giáo
viên dạy môn Lịch sử, tôi biết những kiến thức ấy rất cần thiết đối với các em nói
riêng và tất cả mọi người nói chung, nhất là kiến thức về lịch sử Việt Nam như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã nói:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”
Vậy để các em khắc sâu kiến thức, tạo hứng thú trong học tập thì người giáo
viên không thể dạy chay mà phải sử dụng đồ dùng dạy học, vì đồ dùng dạy học cũng
chính là kiến thức lịch sử.
Một người giáo viên đứng trên bục giảng với rất nhiều loại đồ dùng dạy học
phục vụ bài dạy chắc chắn sẽ kích thích được sự chú ý của học sinh. Bản thân các em
cũng rất thích được tự mình quan sát, nhận biết cũng như được làm một số đồ dùng
dạy học trong khả năng của mình. Bên cạnh đó, nhà trường luôn tạo mọi điều kiện
thuận lợi và cung cấp đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên trong công tác dạy và
học.
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
2
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
Trong một tiết học, người giáo viên dạy hết sức mình với đầy đủ đồ dùng cần
thiết , học sinh tích cực học tập thì chắc chắn tiết học đó sẽ đạt kết quả cao.
2. Khó khăn.
Nói như vậy nhưng thực tế người giáo viên không thể lúc nào cũng có đầy đủ
đồ dùng khi bước chân vào lớp học. Đặc biệt là chưa đầy đủ trang thiết bị phục vụ
công tác dạy và học. Rồi bản thân người giáo viên có khẳng định được rằng trong
cuộc đời làm giáo viên của mình lúc nào cũng sử dụng triệt để đồ dùng dạy học? Tôi
chắc rằng điều đó là không thể. Và vấn đề khó khăn cơ bản nhất chính là ý thức, thái
độ học tập của các em đối với môn Lịch sử. Các em đã hiểu hết tầm quan trọng của
việc học lịch sử hay chưa?
3. Số liệu thống kê.
Để giải quyết những thắc mắc, khó khăn đề cập nêu trên tôi đã làm một cuộc
điều tra nhỏ đối với học sinh khối 7 của trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Sau một số tiết dạy không sử dụng đồ dùng dạy học hoặc có sử dụng một cách
hạn chế, tôi đã thu được kết quả như sau :
Lớp
Sĩ
Mức độ tiếp thu bài
Mức độ không tiếp thu bài
số
Số lượng HS
%
Số lượng HS
%
7/1
40
23
57.5%
17
42.5%
7/2
40
21
52.5%
19
47.5%
7/3
37
25
67.5%
12
32.5%
7/4
37
20
54.0%
17
45.9%
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
3
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
Từ kết quả ban đầu, tôi quyết định nghiên cứu đề tài của mình và áp dụng cụ thể
vào thực tế giảng dạy với mong muốn sẽ thay đổi được thái độ học tập của các em
trong việc học lịch sử.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.
1. Cơ sở lí luận.
Hội nghị lần thứ IV của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khoá VII năm 1993
đã nêu rõ mục tiêu tổng quát của nền giáo dục nước ta là “ phát triển giáo dục nhằm
nâmg cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nên những con người
có kiến thức văn hoá, khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và
có kỉ luật, giàu lòng nhân ái, yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng nhu cầu
phát triển đất nước những năm 90 và chuẩn bị cho tương lai…”
Để thực hiện được mục tiêu trên, không thể bỏ qua vai trò, nhiệm vụ của người
giáo viên trong công tác giáo dục. Bởi giáo viên là lực lượng cốt cán đảm nhiệm và
thực hiện tốt nhất các chức năng của giáo dục. Giáo viên là những người chiến sĩ cách
mạng trên mặt trận tư tưởng và văn hoá; giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng
giáo dục, được xã hội tôn vinh và trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn đóng vai
trò chủ đạo để điều khiển, tổ chức học sinh hoạt động, học tập. Với vai trò, nhiệm vụ
lớn lao nhưng cũng rất cao quý, người giáo viên nói chung và bản thân tôi nói riêng
cảm thấy thật tự hào vì mình được là người thầy đứng trên bục giảng dưới mái trường
xã hội chủ nghĩa. Từ niềm tự hào hạnh phúc ấy, chúng tôi phải gương mẫu hơn nữa,
cố gắng đem hết khả năng của mình để để đào tạo các em sau này trở thành con người
“ vừa hồng vừa chuyên”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện được những ước vọng, lí tưởng cao đẹp ấy thì trong thực tế giảng
dạy, người giáo viên phải làm thế nào để có thể truyền đạt hết kiến thức cho các em
hiểu được, từ đó biết cách vận dụng vào thực tiễn.
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
4
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
Trước đây nền giáo dục của nước ta còn gặp nhiều khó khăn do hoàn cảnh đất
nước. Trong điều ấy, mọi người được học cái chữ, được nghe đọc báo, nghe đài phát
thanh… đã là niềm hạnh phúc to lớn. Nhưng rồi theo thời gian, đất nước ta đã hoàn
toàn độc lập, tự do, nền giáo dục nước ta ngày càng hoàn thiện và có nhiều đổi mới.
Trong nền giáo dục phát triển ấy, đòi hỏi người giáo viên cũng phải thay đổi cách dạy
truyền thống, kết hợp với các phương pháp dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng
dạy và học.
Trong một lần tình cờ, tôi đọc được câu nói của Lênin: “ Nếu cùng một lúc có
nhiều giác quan cùng tham gia vào một quá trình nhận thức thì hiệu quả của việc lĩnh
hội kiến thức sẽ cao hơn nhiều”. Và theo tài liệu của Unexco: “ Nghe giữ lại 15% kiến
thức, nhìn giữ lại 25% kiến thức, kết hợp nghe và nhìn sẽ giữ lại 65% kiến thức”.
Như vậy, nếu người giáo viên truyền đạt kiến thức bằng lời nói sinh động, hấp
dẫn, các phương pháp khoa học cùng với việc sử dụng đầy đủ đồ dùng dạy học sẽ
giúp học sinh kết hợp nhiều giác quan cùng một lúc. Và điều đó sẽ tạo hứng thú trong
quá trình học tập, giúp các em khắc sâu kiến thức, hiểu kĩ, nhớ lâu…
Sau nhiều năm kinh nghiệm đứng trên bục giảng tôi thấy những điều mình nói
ra thật dễ dàng nhưng khi thực hiện thì không dễ chút nào. Bên cạnh những yếu tố
chủ quan và khách quan tôi đã đề cập ở phần trên thì điều làm tôi lo lắng đó là trong
lúc mình đứng trên bục giảng, lời nói của mình đã rõ ràng, sinh động hay chưa, kết
hợp các phương pháp dạy học tốt hay chưa, đặc biệt là việc sử dụng các đồ dùng dạy
học đã phù hợp, đã đúng lúc hay chưa, các em đã hiểu hết nội dung bài học chưa?... .
Thật là khó để biết được bản thân mình làm được đến mức độ nào bởi dạy học là cả
một nghệ thuật, đòi hỏi người giáo viên phải yêu nghề, yêu trẻ, sống hoà mình vào sự
kiện, vấn đề lịch sử mà mình đang truyền thụ cho học sinh. Lúc đó giáo viên vừa là
đạo diễn và cũng là người diễn viên trên bục giảng. Chính vì vậy, tôi mong đề tài của
mình sẽ được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp để có thể áp dụng hiệu quả vào
thực tế giảng dạy.
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
5
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài.
Với nền giáo dục hiện đại của chúng ta ngày nay thì việc sử dụng đồ dùng dạy
học đã trở thành một yêu cầu bắt buộc đối với việc đổi mới phương pháp dạy học.
Tuy nhiên, số lượng đồ dùng dạy học còn phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng địa
phương, từng trường học. Vậy người giáo viên phải sử dụng như thế nào để đạt được
hiệu quả cao nhất? Tôi nghĩ rằng đây là một câu hỏi lớn mà bất cứ người giáo viên
nào cũng phải suy nghĩ và mong có câu trả lời đầy đủ.
Tôi đã đề cập rất nhiều đến đồ dùng trực quan từ đầu bài viết của mình, vậy thì
đồ dùng cụ thể của môn Lịch sử là gì? Đó chính là: lược đồ, sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh,
các hiện vật phục chế, ngay cả đèn chiếu, phim trong, bút lông, bảng phụ, đầu CD…
tất cả đều là những thiết bị, đồ dùng rất cần thiết.
Vậy tôi nghĩ nếu chúng ta biết tận dụng hết những gì trong khả năng của mình
đồng thời kết hợp với sự cung cấp, hỗ trợ của nhà trường thì các em học sinh sẽ có sự
thay đổi trong cách học môn Lịch sử.
2.1 Khái niệm.
Phương pháp trực quan xuất phát từ nguyên tắc trực quan là một nguyên tắc cơ
bản của lí luận dạy học. Trên cơ sở quan sát các sự vật hay đồ dùng trực quan
minh họa về sự vật ấy tạo biểu tượng Lịch sử và hình thành khái niệm Lịch sử cho
học sinh
Trong giảng dạy việc bảo đảm tính trực quan là một nguyên tắc quan trọng. Đối
với môn Lịch sử nó càng trở nên thiết yếu, vì sự kiện Lịch sử xảy ra cách đây hàng
chục vạn năm, những công cụ lao động, vũ khí…nếu giáo viên dùng tranh ảnh hay di
vật để minh họa thì học sinh sẽ tiếp thu kiến thức dễ dàng, nhanh chóng. Đồng thời
giáo viên giảm được rất nhiều thời gian miêu tả tỷ mỷ, dài dòng, tiết kiệm được khâu
thông báo kiến thức trên lớp. Trong đồ dùng trực quan về môn Lịch sử ở trường
THCS hình thành các nhóm chủ yếu sau:
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
6
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
- Nhóm bản đồ Lịch sử
- Nhóm tranh, ảnh Lịch sử
- Nhóm các loại đồ dùng trực quan khác: Niên biểu, bảng so sánh, bảng thống
kê, sa bàn, mô hình, hình vẽ trên bảng đen, phim ảnh, đèn chiếu, CNTT…
2.2 Ưu điểm và một số điểm cần lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan
*Ưu điểm của đồ dùng trực quan
-Trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng, vai trò của đồ dùng
trực quan hết sức to lớn. Không ai có thể phủ nhận vai trò ấy kể cả trong lý luận
cũng như trong thực tiễn. Tuy nhiên sử dụng như thế nào cho có hiệu quả dạy học
và phát triển tư duy cho học sinh thì không đơn giản. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố
như: chất lượng bài học, tranh ảnh, kỹ năng - phương pháp sử dụng, năng lực sư
phạm của giáo viên v.v…
- Đồ dùng trực quan được sử dụng tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều
giác quan, kết hợp chặt chẽ được hai hệ thống tín hiệu với nhau là tai nghe - mắt thấy.
Tạo điều kiện cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu, phát triển ở học sinh năng lực chú ý quan
sát tạo hứng thú học tập
*Lưu ý khi sử dụng đồ dùng trực quan
- Sử dụng đồ dùng trực quan không đúng mức, quá lạm dụng thì dễ làm cho học
sinh phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản, chủ yếu. Thậm chí
còn hạn chế phát triển năng lực tư duy trừu tượng, kỹ năng diễn đạt và lựa chọn ngôn
ngữ của học sinh
- Đồ dùng trực quan rất phong phú, khi sử dụng giáo viên phải căn cứ vào nội
dung, yêu cầu giáo dưỡng , giáo dục của từng bài để lựa chọn cho phù hợp
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
7
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
- Nên sử dụng đồ dùng trực quan khi cần thiết (tranh, ảnh, bản đồ…)rèn cho các
em kĩ năng quan sát một cách khoa học, có xem xét, phân tích, giải thích để đi đến
những nét khái quát, rút ra những kết luận Lịch sử
-Sử dụng đồ dùng thường xuyên sẽ rèn luyện cho học sinh thao tác tư duy, sáng
tạo để khả năng tư duy, sáng tạo của học sinh ngày càng được nâng cao
2.3 Cách thức tiến hành.
Do đặc trưng của bộ môn Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ mà ta không
trực tiếp quan sát được và do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THCS nhận thức
bằng cảm tính là chủ yếu . Nên bên cạnh sách giáo khoa thì việc sử dụng đồ dùng
trực quan có tác dụng rất lớn.Tuy nhiên nếu giáo viên áp dụng quá cứng nhắc thì sẽ
giảm hứng thú của học sinh. Vì thế đối với mỗi loại bài - mỗi loại đồ dùng trực quan
khác nhau giáo viên cần đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao
2.3.1 Đối với nhóm lược đồ, bản đồ Lịch sử
Đặc trưng của môn Lịch sử là học sinh được học về các cuộc kháng chiến, các
cuộc chiến tranh. Đặc biệt ở nước ta đã có những trận đánh đi vào lịch sử, vang mãi
ngàn đời. Đó là sự thuận lợi cho chúng ta sử dụng các bản đồ, lược đồ một cách triệt
để.
Tôi ví dụ khi chúng ta dạy bài 27: “Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm
938”. Giáo viên sử dụng lược đồ “chiến thắng bạch Đằng năm 938” dạy mục 1, 2 của
bài. Về phương pháp sử dụng: trước hết giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ (các kí
hiệu)
Ở mục 1- Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào? Giáo viên
sử dụng lược đồ để miêu tả một cách cụ thể, chi tiết vị trí địa lí, cách bố trí quân mai
phục của ngô Quyền trên sông bạch Đằng. “Sông Bạch Đằng có tên nôm là sông
Rừng, vì hai bờ sông nhất là phía tả ngạn toàn là rừng rậm, hạ lưu sông thấp, độ dốc
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
8
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
cao do vậy ảnh hưởng của thủy triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3 m. Khi triều
lên, lòng sông rộng mênh mông đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét. Biết rõ quân
địch sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền hạ lệnh cho hàng vạn
quân sĩ, bí mật lên rừng đẵn gỗ rồi vót nhọn đầu và bịt sắt đem về đóng ở lòng sông
Bạch Đằng. Số cọc đóng xuống lòng sông có tới hàng nghìn chiếc. Khi nước triều lên,
bãi cọc chìm trong một vùng sông nước mênh mông. Hai bên bờ sông phía trên bãi
cọc, Ngô Quyền còn bố trí quân mai phục sẵn sàng ra đánh địch khi chúng rơi vào
trận địa. Ngô Quyền đích thân cầm quân ra trận”. Sau khi giáo viên miêu tả, yêu cầu
học sinh thảo luận câu hỏi : Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo
ở điểm nào? Học sinh thảo luận, trả lời, giáo viên chốt lại ý.
Ở mục 2 - Chiến thắng bạch Đằng năm 938 . Liệu các em có hứng thú học khi
chúng ta trình bày diễn biến khô khan bằng lí thuyết suông? Ngược lại khi giảng đến
phần này chúng ta treo ngay lược đồ lên bảng sẽ bước đầu gây sự chú ý cho học sinh.
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
9
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
Giáo viên cho học sinh nghiên cứu SGK, quan sát lược đồ và tìm những ý
chính của diễn biến theo gợi mở của giáo viên. ( Hoặc giáo viên tường thuật diễn biến
trên lược đồ. Sau khi tường thuật xong, giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời.)
- Năm 938, khi quân Nam Hán kéo vào nước ta, Ngô Quyền đã làm gì để nhử
quân Nam Hán?
- Khi quân Nam Hán vượt qua bãi cọc ngầm và nước triều bắt đầu rút Ngô
Quyền đã làm gì?
- Kết quả của trận thủy chiến ra sao?..
Khi kết thúc tường thuật, giáo viên có thể nêu một vài câu hỏi để học sinh cùng
suy nghĩ, thảo luận rút ra nhận xét, đánh giá về chiến thắng:
- Em có nhận xét gì về tài thao lược, ý chí quyết chiến, quyết thắng của Ngô
Quyền?
- Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa to lớn như thế nào trong lịch sử nước ta? .
Ngoài việc sử dụng lược đồ, giáo viên kết hợp thêm các tranh ảnh trong sách giáo
khoa sẽ minh hoạ rõ nét hơn về trận đánh đồng thời thể hiện truyền thống uống nước
nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.
2.3.2 Đối với nhóm tranh, ảnh Lịch sử
Đối với các bài chiến tranh có lẽ chúng ta sẽ dễ tìm thấy và sử dụng đồ dùng
dạy học. Còn đối với các bài về kinh tế, văn hoá, xã hội thì việc sử dụng đồ dùng dạy
học sẽ hạn chế hơn vì trong sách giáo khoa có rất ít hoặc không có, buộc chúng ta
phải tận dụng triệt để.
Ví dụ 1: Chẳng hạn khi chúng ta dạy bài 20: Nước Đại Việt thời Lê sơ
(1428- 1527) phần IV- Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc (sách giáo
khoa lịch sử 7). Khi dạy mục IV, ý 1 – Nguyễn Trãi (1380 – 1442). Trước hết, giáo
viên yêu cầu học sinh quan sát bức ảnh:
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
10
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
Sau khi học sinh đã quan sát ảnh, giáo viên gợi mở một số câu hỏi để học sinh
tìm hiểu:
- Em biết gì về Nguyễn trãi?
- Tư tưởng chỉ đạo quân sự chủ yếu của ông là gì?
- Những đóng góp của ông đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn nói
riêng và dân tộc ta nói chung?
- Hãy kể một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãi mà em biết?
Sau khi học sinh trao đổi, giáo viên chốt lại những ý chính, qua đó giúp học sinh
hiểu rõ tư tưởng và công lao to lớn của Nguyễn Trãi đối với dân tộc.
Cụ thể như: Nguyễn Trãi là người tầm thước, khuôn mặt nhân hậu, thông minh,
mũ áo ông mặc là trang phục của viên quan thời Lê, được nhà Nguyễn khôi phục lại.
Nguyễn Trãi hiệu là Ức Trai, sinh năm 1380 ở kinh đô thăng Long, cha là Nguyễn
Ứng Long (Nhị Khê), mẹ là Trần Thị Thái. Năm 1400, ông đỗ tiến sĩ, ra làm quan
phục vụ cho nhà Hồ sáu năm thì quân Minh sang xâm lược nước ta, chúng dụ dỗ ông
làm quan nhưng ông không chịu, nên bị giam lỏng ở thành Đông Quan từ năm 1407
đến năm 1426. Khi nghe tin lê Lợi dấy binh khởi nghĩa ở lam Sơn ( Thanh Hóa ),
Nguyễn Trãi bí mật rời Đông Quan vào Lam Sơn, tham dự hội thề Lũng Nhai và dâng
Lê Lợi tập Bình Ngô sách, trình bày quan điểm của mình về chiến lược, chiến thuật
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
11
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
chống giặc Minh, trong đó đặc biệt coi trọng “việc đánh vào lòng người” chứ “ không
nói đến việc đánh thành”:
“Đem đại nghĩa thắng hung tàn
Lấy chí nhân thay cường bạo”
Phương châm “đánh vào lòng người” của nguyễn Trãi đã trở thành tư tưởng chỉ
đạo toàn bộ quá trình tổ chức và tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc của
nghĩa quân Lam Sơn.
Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là thắng lợi của tư trưởng nhân dân kết
hợp chặt chẽ với tư tưởng nhân nghĩa trong tổ chức, chỉ đạo chiến tranh của bộ tham
mưu nghĩa quân. Đây cũng là một cống hiến to lớn, sáng tạo của Nguyễn Trãi vào
kho tàng lí luận quân sự của dân tộc mà đến nay nó vẫn còn nguyên giá trị. Ông
không chỉ là nhà tư tưởng lớn, mà còn là một văn tài lỗi lạc với Bình Ngô đại cáo, Ức
Trai thi tập, Dư địa chí …ông được suy tôn là nhà văn hóa lớn của Việt Nam. Chúng
ta truyền thụ đầy đủ kiến thức, kết hợp giới thiệu chân dung Nguyễn Trãi để minh hoạ
thì các em sẽ khắc sâu kiến thức hơn nữa.
Ví dụ 2: Đối với phần lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay (chương trình lịch
sử 9) chúng ta thấy có rất nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng, đặc biệt là từ khi Đảng
cộng sản Việt Nam ra đời. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam đã đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác, và ngày hôm nay đất nước hoàn toàn độc lập tự do,
mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Và người lèo lái con tàu cách mạng Việt
Nam trải qua muôn vàn sóng gió để đến bến bờ vinh quang chính là Chủ tịch Hồ Chí
Minh- vị Cha già kính yêu, lãnh tụ thiên tài của dân tộc. Không có Người sẽ không có
chúng ta của ngày hôm nay. Vì thế tôi nghĩ rằng khi dạy lịch sử thời kì này, bên cạnh
lược đồ, tranh ảnh sách giáo khoa , trong mỗi bài dạy đều có thể minh hoạ chân dung
của Bác qua từng thời kì nhằm khắc sâu kiến thức và giáo dục tư tưởng, đạo đức cho
học sinh.
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
12
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
(Hình ảnh mang tính chất minh hoạ)
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
13
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
Ví dụ 3: Bài 4-Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác( Lịch sử
lớp 8). Khi dạy mục I, ý 1 - Phong trào đập phá máy móc và bãi công, đặc biệt về
nguyên nhân dẫn tới cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân nửa đầu thế kỉ XIX.
Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bức tranh Hình 24 – Tình cảnh lao động trẻ em
trong các hầm mỏ ở Anh.
Học sinh quan sát bức tranh, đồng thời giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi gợi mở để
học sinh khai thác, rút ra kết luận:
- Nhìn vào bức tranh, em hãy cho biết những ngưới đang làm việc là ai?
- Điều kiện làm việc như thế nào?
- Xe than đầy ắp và những em bé gầy gò đẩy xe nói lên điều gì?
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
14
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
Sau khi học sinh quan sát trả lời, giáo viên miêu tả và kết luận: “Công nhân nam, nữ,
cả trẻ em dưới 6 tuổi, phải đi làm thuê trong những điều kiện lao động khắc nghiệt.
Nơi sản xuất rất nóng bức vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Không khí lao động
thường nặng nề, ngạt thở, môi trường bị ô nhiễm, như ở xưởng kéo sợi bông có nhiều
bụi, rất hại phổi. Trẻ em và công nhân nữ gầy còm xanh xao, mắc các bệnh đau xương
sống, chân đi vòng kiềng, vẹo xương, sưng khớp và nhiều bệnh hiểm nghèo khác.
Thân thể phát triển không bình thường và nhiều người chết yểu, chỉ 40 tuổi mà trông
già như 60 tuổi”.
Từ hình ảnh minh họa, kết hợp với lới nói sinh động để tạo biểu tượng cho học
sinh như:
- Vì sao giới chủ lại thích sử dụng những lao động trẻ em?
- Vì sao công nhân lại đập phá máy móc?
- Hành động đập phá máy móc thể hiện sự nhận thức như thế nào cùa công
nhân?
Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt lại các ý cần nhấn mạnh cho học sinh.
Như vậy nếu một bài dạy mà trong sách giáo khoa không có tranh ảnh minh hoạ
thì giáo viên có thể sưu tầm trong sách báo, internet… vì đây là nguồn tài liệu phong
phú và quý giá. Nhưng nếu chúng ta cũng không tìm được hình ảnh thì trong quá trình
giảng bài, giáo viên nên sử dụng các phiếu học tập, bảng phụ…để kích thích sự chú ý
của học sinh vào nội dung bài học, như thế cũng là một cách sử dụng đồ dùng dạy học
đúng lúc và đạt hiệu quả.
2.3.3 Đối với nhóm các loại đồ dùng trực quan khác: Niên biểu, bảng so sánh,
bảng thống kê, sa bàn, mô hình, hình vẽ trên bảng đen, phim ảnh, đèn chiếu,
CNTT…
Một loại đồ dùng dạy học cũng không thể thiếu trong môn Lịch sử chính là sơ đồ.
Ví dụ khi chúng ta dạy bài 30: Tổng kết (sách giáo khoa lịch sử 7), để giúp học
sinh nắm được phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX thì giáo viên có
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
15
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
thể
đưa
sơ
đồ
sau
lên
bảng
để
học
sinh
quan
sát
Như vậy, nhìn vào sơ đồ các em thấy được nước ta thời kì này trải qua các triều
đại nào và từ đó sẽ đi sâu tìm hiểu nội dung cụ thể ở từng triều đại.
Trên đây tôi chỉ lấy ví dụ minh họa cho từng khối lớp để góp phần làm sáng tỏ
đề tài của mình, còn mỗi giáo viên sẽ có cách sử dụng đồ dùng dạy học và cách
truyền đạt khác nhau. Riêng ý kiến của tôi, chúng ta sử dụng đồ dùng dạy học triệt để
là rất tốt nhưng phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗ, đúng cách, kết hợp với các phương
pháp dạy học phù hợp, lời nói rõ ràng, truyền cảm. Giáo viên làm thế nào để học sinh
có thể nhìn vào đồ dùng mà tìm ra kiến thức, như vậy là chúng ta đã thành công.
Nền giáo dục của nước ta ngày càng phát triển đã biết ứng dụng công nghệ
thông tin vào trong giảng dạy bằng việc sử dụng giáo án điện tử. Có thể nói đây là
một cách dạy học hiện đại mà nhiều giáo viên đang hướng đến. Chúng ta không còn
phải vất vả, thậm chí thức trắng cả một đêm để làm đồ dùng dạy học nữa mà rất dễ
dàng có được những hình ảnh mong muốn bằng cách truy cập trên mạng Internet (đặc
biệt là hình ảnh động) rồi thiết kế hoàn chỉnh vào giáo án của mình. Những tiết dạy
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
16
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
công nghệ thông tin với hình ảnh phong phú đa dạng sẽ kích thích được sự chú ý của
học sinh, giúp các em học tập tích cực. Như vậy giáo án điện tử được xem là một
phương tiện dạy học rất bổ ích, vì thế chúng ta nên trang bị cho mình kiến thức cơ bản
về tin học để có thể theo kịp sự phát triển của thời đại.
IV. KẾT QUẢ
Một trong những nguyên tắc dạy học là phải đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận
và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với nhiệm vụ phát
triển đất nước. Thực hiện theo nguyên tắc ấy, những gì tôi đề cập trong đề tài của
mình tôi đã áp dụng vào thực tế giảng dạy với những kết quả đạt được rất khả quan.
Vào những lúc các em ra chơi hay mười lăm phút đầu giờ học tôi thường trò chuyện
cùng các em, hỏi ý kiến về cách dạy của tôi nhất là việc sử dụng đồ dùng dạy học có
tác dụng như thế nào? Thì ngoài các em thích học môn lịch sử, còn có các em trước
đây không hứng thú với môn lịch sử nhưng khi được học với các loại đồ dùng trực
quan thì các em đã có hứng thú và thích học môn Lịch sử. Các em luôn muốn được tự
mình khám phá ra những kiến thức từ các thiết bị đồ dùng dạy học. Từ đó góp phần
giáo dục về tư tưởng đạo đức và rèn cho các em một cách nhuần nhuyễn kĩ năng đọc
bản đồ, tìm kiến thức trên lược đồ, tranh ảnh, sơ đồ …
Để khẳng định lại lời nói của các em đúng hay sai, sau một số tiết dạy tôi đã
cho các em kiểm tra nhanh để đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh và tôi thu được
kết quả như sau:
Lớp
Sĩ
Mức độ tiếp thu bài
Mức độ không tiếp thu bài
số
Số lượng HS
%
Số lượng HS
%
7/1
40
31
77.5%
9
22.5%
7/2
40
33
82.5%
7
17.5%
7/3
37
32
86.5%
5
13.5%
7/4
37
29
78.3%
8
21.7%
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
17
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
Qua bảng thống kê tôi thấy rõ với việc sử dụng triệt để đồ dùng dạy học thì mức
độ hiểu bài của các em đã tăng lên rất nhiều so với lúc tôi chưa sử dụng triệt để.
Không chỉ dựa vào bảng thống kê trên mà tôi dám khẳng định, ngay trong quá trình
đứng lớp giảng bài tôi cũng nhận thấy sự thay đổi tích cực ở các em. Nếu trước đây là
sự lơ là trong học tập, không chú ý, hay làm việc riêng, dễ buồn ngủ trong tiết Lịch sử
thì bây giờ các em học rất sôi nổi, hăng say. Đến lớp chú ý nghe giảng bài hơn, đặc
biệt là các em còn tranh nhau lên bảng trả bài cũ, mong được cô giáo gọi khi học bài
mới. Đây là một điều đáng mừng đối với tất cả chúng ta, và tôi mong rằng dần dần
các em sẽ thấy được tầm quan trọng của việc học tập môn Lịch sử.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.
Chúng ta thấy rằng việc sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học đã góp phần vào mục
tiêu nâng chất lượng giáo dục ngày càng cao hơn. Đó cũng là sự hoài vọng của tất cả
những người làm thầy cô giáo đối với học sinh của mình. Bản thân tôi là một giáo
viên dạy Lịch sử, tôi hiểu được ý nghĩa, tác dụng, hiệu quả của các thiết bị, đồ dùng
dạy học liên quan đến bộ môn mình. Vì thế, tôi sẽ cố gắng sử dụng triệt để các loại đồ
dùng dạy học trong quá trình giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng học sinh.
Ngoài những đồ dùng được nhà trường cung cấp đầy đủ, chúng ta cũng nên tự
làm các đồ dùng chưa có trong khả năng của mình. Bên cạnh đó chúng ta cần thường
xuyên sưu tầm các loại tranh ảnh trong sách báo, truy cập hình ảnh lịch sử trên
Internet… nhằm tạo cho mình một lượng đồ dùng dạy học phong phú, đáp ứng được
nhu cầu học tập của học sinh.
Là một giáo viên với kinh nghiệm giảng dạy và kiến thức, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ còn hạn chế, tôi mong đề tài của mình sẽ được sự đóng góp ý kiến
chân thành của các đồng nghiệp, các thầy cô có nhiều kinh nghiệm đi trước. Từ đó
chúng ta có thể áp dụng hiệu quả vào thực tế giảng dạy vì không chỉ riêng môn Lịch
sử mới sử dụng đồ dùng dạy học mà đồ dùng dạy học luôn luôn là người bạn không
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
18
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
thể thiếu đối với tất cả các môn học từ tự nhiên đến xã hội, nó gắn liền với cuộc đời
của những người làm nghề đưa đò âm thầm chở các thế hệ măng non đến một tương
lai tốt đẹp.
VI. KẾT LUẬN.
Sử dụng đồ dùng dạy học là một điều cần thiết và quan trọng nhưng chúng ta
làm thế nào để phát huy vai trò của chúng? Đó là phải phối kết hợp các phương pháp,
phương tiện, thiết bị dạy học một cách nhuần nhuyễn, kết hợp giữa hiện đại và truyền
thống… nhằm giúp các em học sinh tìm ra và khắc sâu kiến thức.
Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn chưa đồng đều ở các vùng miền,
nhất là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn phài dạy chay. Vì vậy chúng tôi
mong các ngành, các cấp quản lí tiếp tục cung cấp, hỗ trợ thêm trang thiết bị cho
trường nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu giáo dục.
Chúng ta đã lựa chọn cho mình một nghề thật cao quý vậy thì chúng ta phải
cống hiến hết mình để xứng đáng với sự tôn vinh của toàn xã hội, xứng đáng với lời
dặn dò của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người ”.
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
19
GV: Trương Thị Vân
Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học môn lịch sử ở trường THCS.
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Sách giáo khoa lịch sử 6- Nhà xuất bản giáo dục- Năm 2004.
2. Sách giáo khoa lịch sử 7- Nhà xuất bản giáo dục- Năm 2004.
3. Sách giáo khoa lịch sử 8- Nhà xuất bản giáo dục- Năm 2005.
4. Sách giáo khoa lịch sử 9- Nhà xuất bản giáo dục- Năm 2006.
5. Sách giáo viên lịch sử 7- Nhà xuất bản giáo dục- Năm 2004.
6. Báo giáo dục đào tạo- Nhà xuất bản Đồng Nai- Năm 1999.
7. Làm chủ phương pháp giảng dạy- Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP
HCM- Năm 2005
8. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở –
NXB Giáo dục (Phần Lịch sử Việt Nam)
9. Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử trung học cơ sở –
NXB Giáo dục (Phần Lịch sử Thế giới)
Vĩnh Cửu, ngày 20 tháng 9 năm 2012
Người thực hiện
Trương Thị Vân
Trường THCS & THPT Huỳnh Văn Nghệ
20
GV: Trương Thị Vân