Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

sáng kiến kinh nhiệm tăng cường công tác quản lý, giáo dục đạo đức học viên theo học văn hóa tại trung tâm GDTX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.69 KB, 13 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM GDTX XUÂN LỘC
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC
VIÊN THEO HỌC VĂN HÓA TẠI TRUNG TÂM GDTX

Người thực hiện: HỒ VĂN TÀI
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục



Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 
Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: ......................................................... 
Có đính kèm:
 Mô hình
 Phần mềm

 Phim ảnh

Năm học: 2009-2010

 Hiện vật khác




BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Hồ Văn Tài
2. Ngày tháng năm sinh: 10/4/1963
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: 237, Ngô Quyền, khu 1, thị trấn Gia Ray, Xuân Lộc, Đồng Nai
5. Điện thoại: (CQ): 0613871660; (NR): 0613872265; (ĐTDĐ): 0913872265
6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Phó Giám đốc; Chủ tịch Công đoàn.
8. Đơn vị công tác: Trung tâm Giáo dục thường xuyên Xuân Lộc
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: ĐH sư phạm
- Năm nhận bằng: 1998; 2005
- Chuyên ngành đào tạo: Toán; GD chính trị
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
Số năm có kinh nghiệm: (1991-2005) Quản lí nhân sự trong công tác tổ chức
cán bộ.
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Ứng dụng tin học trong quản lý và đánh giá xếp loại học lực của học viên
cho từng học kỳ, cả năm học (năm 2010)
+ Một số biện pháp trong công tác tổ chức, quản lý chuyên môn nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục (năm 2011)



BM03-TMSKKN

Tên sáng kiến kinh nghiệm:
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC
VIÊN THEO HỌC VĂN HÓA TẠI TRUNG TÂM GDTX

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta luôn luôn tập trung mọi nguồn lực xã hội để thực hiện mục tiêu xây dựng
những con người Việt Nam thiết tha với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
thực hiện thành công công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, giữ gìn và
phát huy các giá trị dân tộc, có năng lực tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại,
có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân để làm chủ tri thức khoa
học hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công
nghiệp, có tổ chức kỷ luật, có sức khỏe, kiên định với Chủ nghĩa xã hội. Quan
điểm trên đã thể hiện rõ mục tiêu giáo dục là “Đào tạo con người Việt Nam phát
triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung
thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng
nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Trong xã hội hiện nay, bên cạnh những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân
tộc, cũng đang còn không ít những vấn đề thuộc về lĩnh vực đạo đức mà cộng đồng
và toàn xã hội vẫn phải quan tâm. Đó là vấn đề giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ của
nước nhà có được lối sống lành mạnh, trung thực, nhân ái, thấm đượm tình người
sâu sắc; loại bỏ lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền bất chính, sẵn sàng chà đạp
lên nhân phẩm của người khác.
Những năm qua, đạo đức của học viên ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên

có sự tiến bộ, tuy nhiên những biểu hiện đạo đức của học viên theo học văn hóa
còn trong độ tuổi phổ thông cần phải quan tâm. Là một cán bộ quản lý của Trung
tâm Giáo dục thường xuyên, đứng trước những vấn đề bức xúc được nêu trên, tôi
chọn đề tài: “Tăng cường công tác quản lý, giáo dục đạo đức học viên theo học văn
hóa tại Trung tâm GDTX” s tác động trực tiếp, tích cực có hiệu quả đến chất
lượng giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại Trung
tâm GDTX, cùng với ngành Giáo dục toàn tỉnh phát triển bền vững.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ
TÀI
Những năm gần đây, chất lượng dạy và học tại Trung tâm từng bước được
nâng lên nhưng vẫn còn những hạn chế nhất định về kết quả giáo dục hai mặt.
Thực tế thì Trung tâm thu nhận học viên từ địa bàn các xã rải rác trong toàn huyện
(có những học viên đi đến Trung tâm với đoạn đường dài 25 km), lực lượng giáo
viên vẫn chưa đều tay, việc đổi mới về cách quản lý, giáo dục đạo đức cho học
viên tại Trung tâm GDTX gặp không ít khó khăn…


1. Thuận lợi
Được sự đồng thuận trong việc lãnh đạo và chỉ đạo của Ban Giám đốc,
Ban chấp hành Công đoàn, nhiệt tâm cao của Ban đại diện Cha mẹ học viên của
Trung tâm, cũng như các giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác và
được sự hưởng ứng tích cực của tất cả các học viên đặc biệt là các học viên vượt
khó học giỏi.
2. Khó khăn
- Về phía giáo viên:
+ Phần lớn là giáo viên thỉnh giảng nên gặp khó khăn trong quá trình uốn
nắn tác phong, nề nếp, giáo dục đạo đức cho học viên;
+ Giáo viên cơ hữu quá mỏng với tuổi nghề chưa được 5 năm (trong đó
3/4 giáo viên là mới ra trường), chưa có kinh nghiệm, đang tập sự phải đảm nhiệm
công tác chủ nhiệm lớp;

- Về phía học viên và gia đình:
+ Trình độ học viên không đồng đều, đại đa số là trung bình yếu - yếu, sau
khi không được tuyển vào các trường công lập; Ý thức học tập chưa cao cũng như
đạo đức của học viên (phần lớn đang ở tuổi học phổ thông) còn nhiều vấn đề cần
phải quan tâm, uốn nắn (tác phong, ăn mặc, …);
+ Hoàn cảnh của học viên gặp phải nhiều khó khăn, nhất là lĩnh vực kinh
tế, phải vừa làm thuê vừa trang trải cho việc học tập, không vào được các trường
dân lập - tư thục. Các học viên có các hành vi lệch chuẩn về đạo đức như: Vi phạm
Luật giao thông, ham chơi chây lười trong học tập, bỏ học, bỏ tiết đi chơi internet;
thường xuyên vi phạm nội quy của Trung tâm như: Không mang sách vở đầy đủ,
thiếu động cơ trong học tập – sử dụng điện thoại, không tập trung - ồn ào gây mất
trật tự trong giờ học, ăn mặc không đúng qui định đồng phục, nhuộm tóc ( vàng,
nâu…), mang dép lê, mặc áo khoác (đủ màu sắc - kể cả lúc nắng nóng) ngay trong
lớp học;
+ Gia đình chưa thực sự quan tâm đến học viên một cách đúng mức với
nhiều lý do khác nhau như: Cha mẹ làm ăn kinh tế xa nhà hoặc lo toan bộn bề cuộc
sống mưu sinh, cha – mẹ ly dị nhau, không thường xuyên giám sát, theo dõi các
sinh hoạt, học tập hay các mối quan hệ bạn bè… Ngoài ra, còn có cách hành xử
của một số người lớn chưa được mẫu mực, chưa có tính giáo dục cao đối với gia
đình có con, em là học viên cá biệt.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, là một thành viên trong Ban lãnh đạo
Trung tâm bản thân tôi đã xác định việc quản lý, giáo dục đạo đức học viên (trong
độ tuổi học phổ thông) cần phải được thực hiện một cách chủ động, tích cực,
thường xuyên và là một mặt trận giáo dục tư tưởng thật khó khăn trong sự nghiệp
trồng người. Do đó tôi đã chọn một số giải pháp giáo dục đạo đức học viên, vận
dụng thực tiễn tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên chúng tôi nhằm phát triển
một cách toàn diện.


III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1. Cơ sở lý luận
Bàn về khái niệm đạo đức, có nhiều quan điểm khác nhau, tuy nhiên tôi chỉ
đưa ra một khái niệm về đạo đức sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là
tổng hợp các qui tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội nhờ đó mà con người tự giác
điều chỉnh hành vi của mình sao phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người,
với sự tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân với xã hội. Hạnh kiểm là phẩm chất,
đạo đức biểu hiện trong việc làm, trong các mối quan hệ với mọi người, với xã hội
và thiên nhiên. Do đó nói đến hạnh kiểm của học viên học văn hóa theo chương
trình giáo dục thường xuyên là nói đến phẩm chất đạo đức của học viên thể hiện
qua ý thức tổ chức kỷ luật, là sự chấp hành của học viên theo Quy chế (ban hành
kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá và xếp loại học
viên GDTX cấp THCS, THPT - mặt hạnh kiểm: bốn loại – Tốt, khá, trung bình và
yếu) và nội quy, qui định của Trung tâm; về động cơ thái độ học tập, tinh thần xây
dựng tập thể và tham gia các phong trào hoạt động của Ngành, của Trung tâm và
xã hội phát động.
Những năm học trước đây, việc quản lý giáo dục đạo đức có phần ít phức tạp
hơn do đa số là những học viên lớn tuổi, là cán bộ, nhân viên đang công tác từ
những cơ quan, đơn vị xã, thị trấn hay công ty xí nghiệp … đóng trên địa bàn của
huyện, ít có điều kiện, thời gian để đầu tư về học tập nhưng bản thân họ lại có
được phẩm chất đạo đức, chính trị vững vàng. Trong giai đoạn gần đây, một số nhà
quản lý giáo dục có cái nhìn bi quan về thực trạng đạo đức của giới trẻ nói chung
và học sinh, sinh viên nói riêng; kể cả một số thầy cô giáo tại các cơ sở giáo dục tỏ
ra bất lực trước thực cảnh và đối tượng học sinh, học viên cá biệt.
Thực tế hiện nay, các học viên theo học văn hóa tại Trung tâm phần lớn là học
viên trong độ tuổi phổ thông, nên việc quản lý, giáo dục đạo đức còn gặp rất nhiều
khó khăn, do các nguyên nhân sau:
- Sự phát triển kinh tế – xã hội và mặt trái của cơ chế thị trường cũng đang đặt
ra một thách thức không nhỏ, do một số gia đình có điều kiện kinh tế khá giả, được
nuông chìu thái quá, họ chỉ biết dùng đồng tiền để chăm sóc con cái mà thiếu sự
quản lý con mình, dễ bị sa vào các tệ nạn xã hội;

- Sự bùng nổ thông tin, nhiều học viên sử dụng điện thoại di động, mê game,
sử dụng mạng internet, phim ảnh là phương tiện gián tiếp làm ảnh hưởng đến sự hư
hỏng của các học viên;
- Sự thiếu chăm sóc của cha mẹ, gia đình và người thân, một số bậc Cha mẹ vì
lo toan cuộc sống mưu sinh mà quên bẵng việc giáo dục con cái hoặc rơi vào hoàn
cảnh gia đình có cha mẹ ly dị, thiếu sự chăm sóc của cha hoặc mẹ… Còn có một số
gia đình không êm ấm làm ảnh hưởng rất lớn đến học viên do bị ảnh hưởng nặng
nề từ bạo lực gia đình, gây tâm lý không ổn định, dẫn đến quậy phá, chán nản bỏ
học.
Do vậy, với nhiệm vụ đặt ra trước mắt trong năm học 2012-2013 là phải tăng
cường quản lý, giáo dục đạo đức, kỷ cương nề nếp và ý thức học tập cho học viên


để việc tổ chức, quản lý chuyên môn có hiệu quả, nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục hai mặt ở đơn vị mình hơn nữa.
2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài
Trong những ngày đầu chuẩn bị cho năm học, với vai trò là một thành viên
trong Ban lãnh đạo tôi đã chủ động đề cập đến vấn đề đạo đức của học viên theo
học văn hóa tại Trung tâm, đặc biệt là các học viên thuộc độ tuổi phổ thông trong
phiên họp Hội dồng sư phạm đầu tháng 8/2012, mang tính “vĩ mô” đối với cấp độ
của một Trung tâm. Việc quản lý, giáo dục đạo đức học viên cần có sự phối hợp
đồng bộ và nhịp nhàng giữa giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn với một hệ
thống các giải pháp, tác động đa chiều thì mới hy vọng có hiệu quả, tôi xin được
trình bày một số biện pháp đã được tiến hành thực hiện và ít nhiều đem lại hiệu
quả đó là:
- Nhân ngày tựu trường 20/8, tôi đã triển khai kế hoạch thời gian năm học –
những ngày trọng yếu của cả năm học; thông qua Quy chế ban hành kèm theo
Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT về việc đánh giá và xếp loại học viên (học lực
và hạnh kiểm); Quy chế ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/ TT-BGDĐT về
việc thi tốt nghiệp THPT; Đặc biệt sinh hoạt nội quy qui định của Trung tâm

GDTX, nhiệm vụ của học viên - có niêm yết tại bảng thông báo - cụ thể về tác
phong (tóc không nhuộm đỏ, vàng … đối với tóc của nam được hớt gọn gàng), ăn
mặc (áo trắng, quần sậm, không mặc quần jean). Sau đó tuyên truyền các cuộc vận
động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Nói không với
tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là
một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, dặn dò về những việc chuẩn bị cho ngày
khai giảng năm học mới.
Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, ngay sau
buổi lễ khai giảng năm học mới, chúng tôi tiến hành triển khai việc tổ chức phát
động “Tháng An toàn giao thông” trong toàn thể học viên theo học văn hóa – tại
công văn số 1619/SGDĐT-CTHSSV 27/8/2012.
- Mỗi lớp được bầu Ban cán sự , sau đó tổ chức họp triển khai công tác thi đua
từ đầu năm học gồm giáo viên chủ nhiệm, Ban cán sự lớp để bàn bạc thống nhất
những mặt hoạt động, sinh hoạt của lớp, triển khai nội dung và các tiêu chí thi đua
hàng tuần, gồm 5 tiêu chí với thang điểm 10 cụ thể: Đánh giá tiết học qua sổ đầu
bài (tối đa 4 điểm); Sĩ số học viên (tối đa 2 điểm); nề nếp (tối đa 2 điểm); vệ sinh
(tối đa 1 điểm); trồng và chăm cây xanh (tối đa 1 điểm) và một số phong trào thi
đua khác (theo chuyên đề) như hỏi - đáp về tìm hiểu Luật an toàn giao thông, về
phòng chống ma túy; Cứ cuối mỗi tuần giáo viên phụ trách thi đua cùng với Ban
cán sự lớp trực tuần theo dõi – chấm điểm – ghi nhận vào sổ thi đua hàng tuần
những hành vi sai phạm cụ thể của học viên nhằm được Ban lãnh đạo nhận xét,
tuyên dương - phê bình nhắc nhở ngay trong tiết sinh hoạt dưới cờ tuần liền kề và
triển khai các hoạt động tiếp theo. Việc theo dõi thi đua s được tiến hành hai đợt:
sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và các phong trào thi đua khác như chào mừng
ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (chủ yếu là các trò chơi dân gian, hát karaoke), kỷ


niệm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3 (TDTT - các
môn bóng bàn, cầu lông).

- Bên cạnh những phong trào thi đua, nhằm đẩy mạnh hai mặt giáo dục, ngay
tuần lễ thứ hai trong năm học Lãnh đạo Trung tâm còn tổ chức cho Ban cán sự các
lớp ký kết biên bản thỏa thuận về việc học tăng tiết theo từng khối lớp sau khi kế
hoạch chuyên môn của Trung tâm được triển khai trong tổ chuyên môn trước sự
chứng kiến của Ban lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm; Triển khai bằng văn bản về
việc chấn chỉnh nề nếp sinh hoạt và học tập cho học viên các lớp văn hóa, yêu cầu
Ban cán sự lớp triển khai đến tận học viên thực hiện nghiêm túc; nếu học viên nào
vi phạm thì Hội đồng kỷ luật s xử lý tùy theo mức độ, ghi vào học bạ hoặc thông
báo về cho gia đình.
- Cũng trong tuần lễ này, Ban lãnh đạo chỉ đạo đến giáo viên chủ nhiệm tổ
chức cho học viên ký bản cam kết, có chữ ký của Cha mẹ học viên, xác nhận của
giáo viên chủ nhiệm với nội dung không vi phạm trật tự an toàn giao thông; không
thử, không tàng trữ, không sử dụng – buôn bán ma túy; tránh xa các tệ nạn xã hội
và nạn bạo lực học đường.
- Theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai, tại công văn số
1722/SGDĐT-GDTX ngày 12/9/2012, Trung tâm thường xuyên chúng tôi đã tổ
chức buổi lễ phát động “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” nhằm tạo được ý
thức việc học tập suốt đời cho học viên các lớp theo học văn hóa tại Trung tâm. Từ
đó, mỗi học viên s có cơ hội, điều kiện nhân rộng ý thức và sự hiểu biết về ý
nghĩa của việc học tập suốt đời cũng như trở thành một xã hội học tập trong thời
gian gần nhất cho nhân dân tại địa phương. Nhân buổi lễ này, Trung tâm triển khai
rộng rãi cuộc vận động trong toàn cán bộ, giáo viên, nhân viên, Ban đại diện cha
mẹ học viên cùng tất cả các học viên hưởng ứng lời kêu gọi chung tay góp sức,
nhằm huy động mọi nguồn lực, giúp đỡ cho các học viên có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn, học viên nghèo vượt khó học giỏi có điều kiện tham gia hoc tập văn hóa
tại đây và tiến xa hơn nữa; Trung tâm đã thu được 4.500.000 đồng với 20 suất học
phí giúp đỡ một phần nào khó khăn cho các học viên có hoàn cảnh nêu trên.
- Thay mặt Ban lãnh đạo Trung tâm lập kế hoạch tổ chức các hoạt động vui
chơi chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 –
20/11/2012), cụ thể là các trò chơi dân gian như: Múc nước đổ vào chai; dẫn bóng

bay vào giỏ; bịt mắt v tranh; ném bong vào rổ; nhảy bao bố tiếp sức và kéo co;
Qua đó, góp phần xây dựng “Trường học thân thiện, học viên tích cực”, tạo sân
chơi lành mạnh, bổ ích, thư giãn sau những ngày, giờ học căng thẳng, nhằm nâng
cao tính tập thể, tinh thần đoàn kết giữa các học viên cùng nhau phấn đấu “Học tập
tốt, lao động tốt và rèn luyện thể chất tốt”.
- Ngoài việc giáo dục trực tiếp thông qua việc xây dựng nề nếp Trung tâm, tôi
còn chỉ đạo cho Tổ chuyên môn lập kế hoạch xây dựng cảnh quan sư phạm, môi
trường xanh, sạch, đẹp thông qua công tác lao động vệ sinh thường xuyên, khép
kín cả năm học với kế hoạch phân công người thực hiện rõ ràng (giáo viên chủ
nhiệm) và bố trí khu vực hợp lý như: vệ sinh trong ngoài phòng học, phòng làm
việc, lau cửa kính, quét mạng nhện trần nhà, nhặt rác ở bồn hoa, nhổ cỏ xung
quanh khung viên của Trung tâm, sơn lại sân cầu lông chuẩn bị việc tập dượt tham


gia giải và cho các học viên rèn luyện sức khỏe thường xuyên. Qua đó, đã giáo dục
cho các học viên có kỹ năng lao động, biết quý trọng giá trị sức lao động, ý thức
giữ gìn của công, vệ sinh trường lớp được nâng lên rõ rệt, không vứt rác bừa bãi
(mỗi lớp đều có dụng cụ vệ sinh và sọt rác ngay phòng học của lớp mình).
- Trung tâm đã tổ chức cho các học viên tham gia đầy đủ các phong trào học
viên giỏi văn hóa, giải toán bằng máy tính cầm tay cấp tỉnh…Qua đây, Trung tâm
đã nêu gương điễn hình một số học viên giỏi thông qua tiết sinh hoạt chào cờ đầu
tuần nhằm khích lệ, hun đúc tinh thần vượt khó học giỏi cho toàn thể các học viên
phấn đấu và noi theo.
- Tại Trung tâm GDTX, việc theo dõi giám sát các hoạt động học tập, sinh
hoạt của học viên, đồng hành cùng với Ban lãnh đạo chính là giáo viên chủ nhiệm;
Tuy lực lượng này khá mỏng lại không đồng đều (3/4 giáo viên cơ hữu là tập sự)
nhưng với sự nhiệt tình của giáo viên và sự chỉ đạo kịp thời và sâu sát của lãnh đạo
phần nào đem lại một số hiệu quả nhất định. Ngay từ tuần đầu của năm học, bản
thân tôi triển khai Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 02/2007/QĐ-BGDĐT
về việc đánh giá và xếp loại học viên (học lực và hạnh kiểm) cho giáo viên mới ra

trường; Ngoài những nội dung qui định trong Quy chế tôi còn đưa ra thảo luận
những lỗi mà học viên có thể vấp phải để xếp loại hạnh kiểm được công bằng,
khách quan và chính xác. Trước hết, cuối mỗi tuần giáo viên chủ nhiệm, Ban cán
sự lớp theo dõi sổ đầu bài, tổ chức cho mỗi tổ cùng góp ý phê bình xây dựng trong
tiết sinh hoạt chủ nhiệm các học viên có những hành vi vi phạm; Sau đó, giáo viên
chủ nhiệm phân tích, đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học viên lớp mình đảm trách
trong từng học kỳ; chủ động trao đổi với các giáo viên bộ môn (những trường hợp
đặc biệt – nếu có). Trước khi công bố chính thức cho toàn bộ học viên biết và ghi
vào sổ ghi điểm, học bạ thì kết quả đó s được lãnh đạo Trung tâm duyệt và quyết
định có sự thuyết minh cụ thể một số trường hợp cần thiết do giáo viên chủ nhiệm
trình bày.
- Trong quá trình theo dõi, giáo dục học viên, giáo viên chủ nhiệm ghi nhận
một số học viên có hành vi vi phạm nội quy thì góp ý, phê bình trong tiết sinh hoạt
chủ nhiệm; Nếu tái phạm hoặc vi phạm với mức độ nặng hơn thì GV chủ nhiệm
(kể cả GV bộ môn) yêu cầu học viên đó làm bản tường trình, điều tra xác minh làm
rõ sự việc, xác định được lỗi vi phạm, tiến hành làm bản kiểm điểm, tập thể lớp tổ
chức phê bình kiểm điểm, lưu hồ sơ; Nếu còn tái phạm thì mời gia đình học viên
lên làm việc, lập biên bản – triệu tập một vài thành viên của Trung tâm như: Thành
viên Ban chấp hành Công đoàn, Tổ trưởng chuyên môn hoặc một thành viên trong
Ban lãnh đạo nhằm giáo dục giúp đỡ cho học viên vi phạm thấy được khuyết điểm
và hướng khắc phục thông qua bản cam kết với sự giám sát của cha mẹ học viên.
Quan điểm giáo dục của chúng tôi hết sức nhẹ nhàng, tìm hiểu cặn kẻ hoàn cảnh
từng trường hợp, phân tích nguyên nhân dẫn đến sai phạm từ đó mới có hình thức
xử lý thấu tình đạt lý; Xử lý nghiêm khắc nhưng luôn tạo cho học viên có cơ hội
sửa chữa sai lầm của mình, tuyệt đối không dùng bạo lực, nhục mạ hay xúc phạm
đến thân thể hay nhân phẩm của học viên. Đối với những học viên thường có
những hành vi vi phạm (học viên cá biệt – số lượng rất ít) chúng tôi thực hiện chế
độ theo dõi thường xuyên thông qua báo cáo của giáo viên chủ nhiệm hàng tháng,
liên lạc với gia đình học viên cùng quản lý, theo dõi giúp đỡ, thông báo kịp thời



với phụ huynh học viên trong những trường hợp cần thiết. Ngoài ra, Trung tâm
thường xuyên liên hệ với công an địa phương (Công an thị trấn Gia Ray) để nắm
bắt tình hình học viên có thể vi phạm ở ngoài Trung tâm hoặc nhờ sự hỗ trợ của
lực lượng trật tự đối với những trường hợp có đối tượng xấu bên ngoài đến gây sự,
kịp thời ngăn chặn và quản lý giáo dục học viên mình, không để xảy ra những sự
việc đáng tiếc.
Ngoài những giải pháp trên, cần phải giáo dục kỹ năng sống cho học viên theo
chuẩn mực đạo đức tiến bộ, mục tiêu là làm cho học viên biết tự giáo dục, tự điều
chỉnh hành vi, cách ứng xử sao cho phù hợp; ý thức được là cần phải học tập, từ đó
mới chủ động tìm phương pháp học tập sao cho đạt hiệu quả hơn; tự ý thức trong
việc chọn nghề nghiệp định hướng tương lai cho mình, hiểu biết cơ bản kỹ năng
chung sống trong cộng đồng; nắm được quy tắc ứng xử văn hóa trong học đường
cũng như ngoài xã hội, biết trân trọng l phải, đấu tranh bảo vệ cái đúng, phê phán
những suy nghĩ hay việc làm sai trái một cách hợp lý. Giáo dục đạo đức bằng cách
lồng ghép qua các môn học, đặc biệt ở các môn: Giáo dục công dân, văn học, lịch
sử… Giáo dục đạo đức học viên thông qua tác phong, hành vi, nề nếp của cán bộ,
giáo viên và nhân viên, cụ thể là trang phục gọn gàng, lời nói lịch sự, mẫu mực
trong sinh hoạt, thực hiện nghiêm chỉnh về giờ giấc theo qui định, là tấm gương
cho học viên noi theo.
IV. KẾT QUẢ
Tôi đã chỉ đạo và cùng với các giáo viên chủ nhiệm thực hiện các giải pháp
trong suốt cả năm học như: Tổ chức xây dựng nề nếp Trung tâm thông qua việc
triển khai Quy chế, nội quy của Trung tâm, tuyên truyền các cuộc vận động và
phong trào của ngành, địa phương phát động; Tổ chức các phong trào thi đua toàn
diện trong toàn trường; Thực hiện việc ký cam kết về an toàn giao thông và các tệ
nạn xã hội khác; Vận động toàn thể Trung tâm giúp đỡ học viên có hoàn cảnh khó
khăn; Tổ chức các hoạt động vui chơi, TDTT chào mừng nhừng ngày lễ lớn; Xây
dựng cảnh quan sư phạm, môi trường xanh, sạch, đẹp; Tổ chức tuyên dương các
học viên có thành tích qua phong trào thi HV giỏi cấp tỉnh; Tăng cường công tác

quản lý về giáo dục hạnh kiểm học viên và nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm
lớp; Xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm và kịp thời giáo dục học viên cá biệt
(nếu có), phần nào đã thu được một số kết quả nhất định.
Sự tác động đa chiều, với nhiều cường độ và hình thức khác nhau của các giải
pháp trên cho thấy, về mặt đạo đức học viên có những tiến bộ vượt bậc, tình trạng
bỏ giờ, bỏ lớp rất ít xảy ra, nề nếp sinh hoạt chào cờ… được các học viên thực hiện
một cách tự giác, từng bước tự quản, số học viên vi phạm nội quy đã giảm rõ rệt,
nề nếp được chấn chỉnh; Nhờ vào việc kết hợp giáo dục đạo đức thì kết quả của
việc giáo dục hai mặt tại Trung tâm được cải thiện đáng kể.
Qua một năm học, thực hiện biện pháp tăng cường công tác quản lý, giáo dục
đạo đức học viên theo học văn hóa tại Trung tâm GDTX, thông qua các giải pháp
thường xuyên cũng như các đợt thi đua diễn ra trong năm học, kết quả khả quan
hơn:


- Giáo dục 2 mặt: (kèm theo phụ lục so sánh 2 mặt GD cho hai năm học
2011-2012 và 2012-2013)
- Phong trào bồi dưỡng học viên giỏi:
+ Học viên giỏi giải toán bằng máy tính cầm tay có 3 HV đoạt giải: 1 giải
nhì, 1 giải ba và 1 giải khuyến khích cấp tỉnh;
+ Có 4 học viên đoạt giải trong kỳ thi chọn học viên giỏi văn hóa cấp tỉnh,
cụ thể môn Toán (1 giải nhì, 1 giải ba); môn Ngữ văn (1 giải nhì, 1 giải khuyến
khích).
- Qua phong trào thi đua văn nghệ, thể dục thể thao, lao động làm xanh, sạch,
đẹp cảnh quan môi trường, cho thấy các học viên gắn bó, gần gũi và quan tâm
nhau hơn; thân thiện với trường hơn qua các trò chơi dân gian và các buổi trồng,
chăm cây xanh.
- Chắc chắn tỉ lệ tốt nghiệp THPT (GDTX) năm 2013 s đạt được kết quả khả
quan hơn các năm vừa qua.
Tại đơn vị, mặc dù hơn 80% là giáo viên thỉnh giảng các trường trong huyện,

nhưng với những giải pháp thường xuyên nêu trên đã gặt hái được kết quả cao hơn
những năm học trước.
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Thực hiện đề tài “Tăng cường công tác quản lý, giáo dục đạo đức học viên
theo học văn hóa tại Trung tâm GDTX” thông qua các giải pháp thường xuyên,
được sự ủng hộ của các thầy giáo, cô giáo và toàn thể học viên học văn hóa cho
thấy có sự đồng thuận và thống nhất cao, hiệu quả được nâng lên rõ rệt.
Mặc dù trong điều kiện cơ sở vật chất, nhân sự (giáo viên bộ môn) còn thiếu,
phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy và học tập chưa thực sự thỏa mãn một
cách đầy đủ nhưng với sự đồng thuận cao trong Ban lãnh đạo của đơn vị, cùng với
kinh nghiệm của giáo viên bộ môn (giáo viên thỉnh giảng chiếm 82.6% (19/23), và
lòng nhiệt huyết giáo viên chủ nhiệm, nhân viên tại Trung tâm trong năm học
2012-2013, đã tạo được niềm tin cho quý bậc Cha mẹ học viên… giúp cho việc
quản lý chuyên môn và giáo dục đạo đức học viên đạt được hiệu quả khả quan,
chất lượng giáo dục hai mặt tại đơn vị được nâng cao rõ rệt trong thời gian qua.
Bài học kinh nghiệm được rút ra khi tổ chức thành công đề tài trên trước hết
là Ban lãnh đạo có tầm nhìn, đồng thuận cao, tập thể đội ngũ cán bộ, giáo viên và
nhân viên đoàn kết, tâm huyết với nghề, biết hy sinh cho trường, cho lớp, còn tìm
thấy niềm vui khi đến trường.
VI. KẾT LUẬN
Đề tài được áp dụng có hiệu quả với việc tăng cường quản lý, giáo dục đạo
đức học viên theo học văn hóa thông qua việc tìm hiểu pháp luật, viết bài kể
chuyện các gương người tốt, việc tốt tại Trung tâm; vận dụng gần mười giải pháp
và kết hợp với việc đưa các phong trào thi đua thường xuyên trong mỗi tuần, được
tổng kết thi đua vào tiết sinh hoạt dưới cờ đầu tuần, các phong trào vui chơi, thể
dục thể thao theo từng đợt, chào mừng các ngày lễ lớn trong năm học, nhằm khích


lệ, động viên tinh thần hăng say học tập, thắt chặt tình cảm giữa các học viên và
thân thiện, gần gũi với trường nhiều hơn, đã đem lại kết quả cao trong năm học

2012-2013; điễn hình có 4 HV giỏi đoạt giải các môn văn hóa (môn Toán và Ngữ
văn cấp tỉnh); 3 HV giỏi đoạt giải, giải toán bằng máy tính cầm tay và thông qua
kết quả 2 mặt giáo dục đã minh chứng được sự đổi mới có hiệu quả (kèm theo phụ
lục so sánh kết quả đánh giá hai mặt giáo dục năm học 2011-2012 và 2012-2013).
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

Hồ Văn Tài


SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
Trung tâm GDTX Xuân Lộc

BM04-NXĐGSKKN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Xuân Lộc., ngày

tháng 5 năm 2013

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2012 - 2013
–––––––––––––––––

Tên SKKN: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC
HỌC VIÊN THEO HỌC VĂN HÓA TẠI TRUNG TÂM GDTX
Họ và tên tác giả: Hồ Văn Tài, Đơn vị (Tổ): Trung tâm GDTX Xuân Lộc
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục




Phương pháp dạy học bộ môn: ........................... 

Phương pháp giáo dục



Lĩnh vực khác: .................................................... 

1. Tính mới
- Có giải pháp hoàn toàn mới



- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có



2. Hiệu quả
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao 
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp
dụng tại đơn vị có hiệu quả 
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:

Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực
hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt 
Khá 
Đạt 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt 
Khá 
Đạt 
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)


i.

Lưu ý:

b. Sáng kiến kinh nghiệm soạn thảo trên máy vi tính và in ra giấy khổ
A4; quy định canh lề: Trên 2,0 cm, dưới 1,5 cm, phải 3,0 cm, trái 1,5 cm; Font chữ
Việt Nam UNICODE (Times New Roman); size chữ 14.
c. Tất cả biểu mẫu đóng thành tập theo thứ tự: Bìa (BM01-Bia SKKK),
Lý lịch khoa học (BM02-LLKHSKKN), Thuyết minh đề tài (BM03-TMSKKN),
Phiếu nhận xét, đánh giá của đơn vị (BM04-NXĐGSKKN).
d. Các sản phẩm gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm như đĩa CD (không
nhận đĩa mềm), phim ảnh đóng gói trong 01 phong bì theo mẫu (BM05-SPSKKN),

các mô hình gửi kèm sáng kiến kinh nghiệm cùng với mẫu BM05-SPSKKN.



×