Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

tiểu luận cao học thương hiệu PHÂN TÍCH hệ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TRONG LĨNH vực XUẤT bản ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.92 KB, 15 trang )

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU TRONG
LĨNH VỰC XUẤT BẢN Ở VIỆT NAM.

I. Khái niệm chung về bộ nhận diện thương hiệu:
1. Thương hiệu là gì?
Thực tế tồn tại rất nhiều định nghĩa, khái niệm xoay quanh hai chữ
“thương hiệu”. Mỗi chuyên gia, học giả hoặc các tổ chức nghiên cứu về
chuyên ngành truyền thông đều có những lý lẽ, lập luận riêng để chứng minh
quan điểm của mình. Bởi vì lĩnh vực truyền thông vốn đa dạng nội dung, cách
thức, nên càng tò mò khám phá, sẽ càng thấy mênh mông vô cùng, mỗi cách
hiểu sẽ phát triển thành nhiều cách phân tích, mổ xẻ vấn đề khác nhau.
Trong khuôn khổ của bài tiểu luận này, người viết phép xin được trích
dẫn khái niệm truyền thông từ nguồn vi.wikipedia.org:
“Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu
hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt, lên bao bì hàng hoá nhằm khẳng định chất
lượng và xuất xứ sản phẩm. Thương hiệu thường gắn liền với quyền sở hữu
của nhà sản xuất và thường được uỷ quyền cho người đại diện thương mại
chính thức.
Thương hiệu - theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
(WIPO): là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản
phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi
một cá nhân hay một tổ chức.
Thương hiệu được hiểu là một dạng tài sản phi vật chất. Thương hiệu
được phân biệt với nhãn hiệu. Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi
một thương hiệu, nhưng doanh nghiệp đó có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa
khác nhau.

1


Thương hiệu (brand, brand name, trademark) hiểu một cách đơn giản, là


một cái tên gắn với một sản phẩm hoặc một nhà sản xuất. Thương hiệu ngày
nay đang ngày càng trở nên một thành tố quan trọng trong văn hóa và trong
nền kinh kế. Hàng hiệu hoặc đồ hiệu được coi là những "vật phẩm văn hóa và
triết lý cá nhân".

2. Nhận diện thương hiệu là gì?

Từ lý thuyết “thương hiệu” đi đến khái niệm” nhận diện thương hiệu”
và tìm hiểu về “ hệ thống nhận diện thương hiệu”.
Nhận diện thương hiệu là khi mà khách hàng, người tiêu dùng sản phẩm,
sử dụng dịch vụ… nhận biết và phân biệt được thương hiệu này với thương
hiệu khác qua cách thức: nghe, nhìn, tìm hiểu, cảm nhận, trải nghiệm sử dụng
và lưu nhớ đặc điểm. Thương hiệu chính là bản sắc riêng của doanh nghiệp,
hệ thống nhận diện thương hiệu có thể được ví von như điểm nhấn nổi bật
trên một gương mặt.
Vậy làm thế nào khách hàng có thể phân biệt được sản phẩm và dịch vụ
của doanh nghiệp bạn chứ không phải của doanh nghiệp khác hay của các đối
thủ cạnh tranh? Để làm được điều này đòi hỏi doanh nghiệp bạn phải có sự
đầu tư chuyên nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng đầu tư cho thương hiệu là thuê một công ty
thiết kế nào đó thiết kế cho họ một logo đơn giản hoặc một câu slogan ngắn
gọn. Đó có phải là đầu tư thực sự?

3. Phân tích hệ thống nhận diện thương hiệu.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là tất cả các loại hình và cách thức mà
thương hiệu có thể tiếp cận với khách hàng.

2



Thông thường, hệ thống nhận diện thương hiệu thường bao gồm ba phần
chính là phần logo, phần vật phẩm nội bộ và phần vật phẩm đối ngoại.
+ Tên công ty theo pháp lý, tên viết tắt tiếng Việt, tên tiếng Anh, tên viết
tắt tiếng Anh.
+ Logo: kích cỡ chuẩn, bộ màu chuẩn, vùng an toàn, tra cứu nhanh, font
chữ chủ đạo…màu sắc các thành phần của logo, ý nghĩa của logo, cách thức
sử dụng logo trong từng trường hợp (sử dụng đen trắng, đặt trên lần lượt các
màu, đặt trên mặt nghiêng, ...)
+ Slogan: font text sử dụng cho logo, tiếng Anh, tiếng Việt, ý nghĩa
slogan, cách thức sử dụng…
+ Phần vật phẩm nội bộ bao gồm tông màu sử dụng cho vật phẩm nội bộ,
giấy ghi chú, danh thiếp, phong bì, bìa kẹp, nhãn CD, túi giấy, giấy in văn
bản…
+ Phần vật phẩm đối ngoại bao gồm tông màu sử dụng cho thiết kế vật
dụng quảng cáo (POSM), áp phích, băng rôn, tờ rơi, presentation, trang web,
áo mưa, cửa hàng, sổ sách, đồng phục…
Dựa vào đối tượng khách hàng, các nhóm công chúng, đặc điểm sản
phẩm, mục tiêu phát triển, sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi của công ty. Từ
đó, doanh nghiệp có thể đưa ra những yêu cầu cụ thể, rõ ràng nhằm đảm bảo
công ty thiết kế có thể hiểu hết được hoàn toàn ý đồ của công ty trong việc
biểu đạt thương hiệu vô hình thông qua sự hữu hình của hệ thống nhận diện
thương hiệu.
Ba yếu tố cốt lõi của hệ thống nhận diện thương hiệu là hình tượng, màu
sắc và font chữ sẽ phối hợp với nhau cùng tạo ra xuất hiện hoàn hảo cho
thương hiệu.

3


4. Nghiên cứu quá trình xây dựng bộ nhận diện thương hiệu.

Để thiết lập hệ thống nhận diện thương hiệu, trước hết, doanh nghiệp
phải có logo. Tuy nhiên, sự đầu tư ý tưởng thiết kế logo gần có sự cân nhắc,
chọn lựa kĩ lưỡng. Thời đại logo với những biểu tượng rập khuôn đã được
thay thế bằng sự bùng nổ sáng tạo của thế hệ truyền thông mới.
Còn nhớ một thời quả địa cầu đại diện cho những công ty thương mại,
hình tượng đồng tiền các ngân hàng, công ty trong lĩnh vực tài chính đua nhau
sử dụng, hình song biển cho các công ty vận tải biển, con tàu tương ứng công
ty xuất nhập khẩu, tòa nhà thể hiện đặc trưng của công ty địa ốc, kinh doanh
bất động sản, hình các quyển sách sẽ là tiêu biểu trong chuỗi logo nhà sách,
công ty phát hành và xuất bản.
Hoặc nở rộ phong trào viết tắt tên công ty và kết thúc bằng “Co” như
Resco, Intresco, Rexco, Trapaco, Habeco, Tribeco… Bên cạnh những logo tối
giản, không gây ấn tượng thì cũng có những logo có nét vẽ quá cầu kì phức
tạp hay chồng chéo và sặc sỡ màu sắc đây rối mắt người nhìn. Logo của
thương hiệu cũng giống như chữ ký của chủ công ty, chữ ký sai, mọi điều
khoản trở nên vô giá trị, logo sai, điều đầu tiên sai thì những phần sau của hệ
thống nhận diện thương hiệu, dù có đúng, thì cũng không phát huy được trọn
vẹn tác dụng và ý nghĩa của nó.
Hệ thống nhận diện thương hiệu được hình thành từ sự kết hợp sáng tạo
các yếu tố hình ảnh và ngôn ngữ. Trong quá trình sáng tạo, hình ảnh và ngôn
từ còn phải toát lên nét đẹp thẩm mỹ hàm ẩn trong đó.
Mục tiêu của hệ thống nhận diện thương hiệu không chỉ là tạo sự nhận
biết, sự khác biệt, thể hiện cá tính đặc thù doanh nghiệp mà còn nhắm đến
việc tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về quy mô, tính chuyên nghiệp là
cao của doanh nghiệp đối với khách hàng và công chúng. Hệ thống nhận diện
thương hiệu làm tăng thêm nhận thức về thương hiệu, xây dựng tính ổn định
và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.
4



Do hệ thống nhận diện thương hiệu mang tính chiến lược và dài hạn, nên
thiết lập các tiêu chí như thế là yêu cầu hết sức quan trọng đối với quá trình
sáng tạo hệ thống nhận diện thương hiệu.
Hệ thống nhận diện thương hiệu là một công cụ quảng bá thương hiệu
hữu hiệu, nó là một tài sản giá trị vô hình và hữu hình cần phải được chăm
sóc, quản trị và đầu tư một cách sâu rộng, dài lâu.
Đúng như nhận định: “Một thương hiệu mạnh phải có một hệ thống nhận
diện thương hiệu mạnh.”

5. Tại sao phải đầu tư hệ thống nhận diện thương hiệu ?
Một hệ thống nhận diện thương hiệu chiến lược phải biết tập trung vào
người tiêu dùng, mang giá trị, thông điệp mạnh mẽ nhất của công ty tấn công
vào nhận thức của người tiêu dùng. Sự nhất quán của hệ thống nhận dạng
thương hiệu và việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông sẽ làm cho
mối quan hệ trong kinh doanh trở nên tương tác gần gũi hơn. Khách hàng,
người tiêu dùng hiện nay có nhu cầu tìm mua, sử dụng sản phẩm một cách
chủ động, họ tự tin đưa ra quyết định mua hàng. Bởi thế sự nhận biết thương
hiệu sẽ rất quan trọng đối với các mặt hàng tiêu dùng, khi mà trước khi mua
hàng thì người ta thường có tâm lý chuẩn bị hoạch định thương hiệu. Trong
trường hợp này thì những thương hiệu không được biết đến, ít được nghe, ít
được nhắc sẽ không có cơ hội được khách hàng chọn lựa.

5


II. Phân tích trong tương quan đối sánh hệ thống nhận diện thương
hiệu của một số công ty phát hành sách trong lĩnh vực xuất bản ở Việt
Nam:
1. Công ty Cổ phần Văn hoá và truyền thông Nhã Nam.
Địa chỉ: 59 - Đỗ Quang - Trung Hòa - Cầu Giấy - Hà Nội

Điện thoại: (84-4) 35 146 876
Fax: (84-4) 35 146 965
Văn phòng đại diện phía Nam:
Địa chỉ: Nhà 015 - Lô B - Chung cư 43 - Hồ Văn Huê Phường 9 - Quận Phú Nhuận - TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84-8) 38 479 853
Fax: (84-8) 38 443 034
Email:

Tháng 2 năm 2005, Nhã Nam, tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Văn hóa
và Truyền thông Nhã Nam, bắt đầu gia nhập thị trường sách.
Nhã Nam chuyên xuất bản trong phạm vi sách văn học, văn hóa và triết
học, tập trung vào mảng văn học dịch. Nhã Nam thường chọn dịch những tác
phẩm mới thành công trên thế giới nhưng chưa được dịch sang tiếng Việt,
trong đó có những tác giả được giải Nobel như: Elfriede Jelinek, Orhan
Pamuk, Yann Martel, John Banville, Laurent Gaudé và các tác giả ăn khách
như Murakami Haruki, Marc Levy, J. K Rowling...
Nửa năm sau khi thành lập, cuốn “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” được ra
đời, tạo nên một cơn sốt trong xã hội, với gần 500,000 bản sách được phát
hành, phá mọi kỷ lục về xuất bản trước đó, kéo theo một loạt những hiệu ứng

6


xã hội và dư luận có ý nghĩa. Từ đó trở đi, thông qua Nhã Nam, các cuốn sách
văn học nước ngoài có giá trị được liên tục mua bản quyền và xuất bản tại
Việt Nam, thu hút nhiều tầng lớp độc giả.
Logo và slogan của Công ty Cổ phần Văn hoá và truyền thông Nhã
Nam:

Logo Công ty Nhã Nam là hình vẽ về một đứa trẻ chăn trâu say sưa đọc

sách trên lưng trâu. Từ lâu, con trâu vốn là hình ảnh quen thuộc của làng quê
Việt Nam, biểu tượng cho nền nông nghiệp lúa nước Á Đông. Hình ảnh mục
đồng ham học là một phần kí ức tuổi thơ của rất nhiều người. Logo với tông
màu xanh lá chủ đạo, thân thiện mắt nhìn. Slogan ngắn gọn nhưng hàm nghĩa
sâu xa “ Bởi vì sách là thế giới” đã chuyển tải thành công thông điệp: Sách là
cánh cửa mở ra thế giới, thế giới của sự hiểu biết, thế giới của những điều kì
diệu. Sách kết nối tâm hồn như kết nốt những bầu trời, dù bạn ở nơi đâu, cũng
có sự đồng cảm với ngôn ngữ và niềm đam mê sách.

2. Công ty Cổ phần sách Alphabooks.
Trụ sở chính:
176 Thái Hà, Đống Đa, Hà NộiTel: (84-4) 3722 6234/36 - (84-3722

7


7049
Fax: (84-4) 3722

6237Email:



/

Website:

www.alphabooks.vn
Chi nhánh tại Hồ Chí Minh:
380/5A, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 8, Quận 3, TP HCM

Tel: (84-8) 3846 9359/ (84-8) 3846 9360
Fax: (84-8) 3848 4986
Email:
Slogan: Knowledge is Power
Tôn chỉ: Tri thức là sức mạnh

Công ty cổ phần Sách Alpha (Alpha Books Joint-Stock Company – gọi
tắt là Alpha Books) do một nhóm trí thức trẻ thành lập ở Hà Nội ngày
21/1/2005 với niềm tin bền vững: Tri thức là Sức mạnh. Thông qua việc giới
thiệu các tác phẩm có giá trị của thế giới, Alpha Books mong muốn trở thành
nhịp cầu nối nguồn tri thức nhân loại với Việt Nam. Alpha Books đã trở thành
một trong những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam về mảng sách quản trị
kinh doanh và giáo dục, tư duy.

Alpha Books tập trung xây dựng các tủ sách chính gồm:


Alpha Biz: gồm các sách hướng dẫn khởi nghiệp, các bài học,

phương pháp và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của các chuyên gia, các
hãng và tập đoàn nổi tiếng trên thế giới.


Alpha Edu – Giáo dục và Tư duy: gồm các cuốn sách giúp

người đọc khám phá trí năng tiềm ẩn của bản thân và tận dụng khả năng đó để

8



gặt hái thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống.


Alpha Omega - Tinh hoa Nhân loại: dòng sách kinh điển

chuyển tải những tri thức tiên tiến nhất trong các lĩnh vực như văn hóa, chính
trị, xã hội của các nước trên thế giới.


Từ tháng 6/ 2010: Alpha Books ra mắt dòng sách Alpha Kid

chuyên xuất bản sách dành cho thiếu nhi và dòng IMONE sách văn học.
Logo Công ty Cổ phần sách Alpha Books:

Alpha là tên chữ cái đầu tiên trong bảng chữ cái Hy Lạp, với nghĩa là
nguyên bản, là sự khởi đầu, là tên ngôi sao sáng nhất trong một chòm sao trên
dải Thiên Hà. Đó cũng chính là hình ảnh mà Alpha Books mong muốn xây
dựng trong suy nghĩ của độc giả. Logo của Công ty Cổ phần sách Alpha
Books là ký hiệu Alpha, với màu vàng cam chủ đạo, đơn giản nhưng ấn
tượng.

3. Công ty sách Phương Nam:
Địa chỉ: Lầu 7, số 212 Lý Chính Thắng, P. 7, Q.3, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 083. 526 16 16
9


Fax: 083 526 4042
Email:
Tên chính thức: Công ty TNHH Một Thành Viên Sách Phương Nam

Tên giao dịch: Phuong Nam Book
Tên tắt: PNB
Ngày thành lập: 8/1/2008

Công ty Sách Phương Nam, tiền thân là Trung tâm Sách & Dịch vụ Bản
quyền Phương Nam, là một công ty thành viên của Phương Nam Corp.
Logo của Công ty sách Phương Nam:

Với màu xanh nõn chuối kết hợp màu trắng, logo của Công ty sách
Phương Nam được tạo hình là một cái cây, với ý nghĩa sẽ đâm chồi nảy lộc và
là bóng mát bình an cho tâm hồn người đọc. Đồng thời thể hiện sức sống
mãnh liệt theo năm tháng.

10


III. Vai trò của việc xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu:
1. Giá trị mà logo mang lại:
Để doanh nghiệp nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh, cần có một thiết
kế logo mang tính sáng tạo và duy nhất. Sự sáng tạo và độc nhất của logo sẽ
tạo ra sự nhận diện về hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trên thị trường từ
chính logo đó.
Khi thiết kế logo, phải đảm bảo logo đó mang đủ ý nghĩa để có thể đại
diện cho công ty, mang thông điệp của công ty ra thị trường. Một điều quan
trọng cần phải lưu ý là ý nghĩa và hình tượng logo không nên gây hiểu nhầm
và mang ý nghĩa xấu.
Để chiến thắng trên thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh kịch
liệt. Một trong những lợi thế cạnh tranh để chiến thắng là một logo gây ấn
tượng tốt. Làm được điều này, công ty của bạn sẽ tạo có được sự khác biệt
trong tâm trí khách hàng. Ngược lại, một logo không hiệu quả có thể gây tác

dụng ngược lại dẫn đến những ấn tượng không tốt về hình ảnh trong công
việc kinh doanh sau này.
Logo phải thích hợp với tất cả các phương pháp tiếp cận thị trường như
trang web, thư – email, hệ thống quảng cáo, các ấn phẩm, video, biểu ngữ và
các tài liệu quảng cáo khác nhau.
Nếu logo thể hiện sự thống nhất thì công ty của bạn cũng được nhìn vào
như vậy. Sự đồng nhất của logo từ kiểu dáng đến màu sắc tượng trưng cho
một công ty ổn định, bền vững. Một logo, khẩu hiệu hay nhãn hiệu dễ nhớ, dễ
lan truyền sẽ giúp công ty hoặc sản phẩm đến với khách hàng dễ dàng hơn,
lâu bền hơn.
Tất cả những đặc điểm trên khi hợp lại sẽ tạo nên một logo thực sự thành
công, một tài sản vô giá đối với mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, còn một số đặc
tính khác như sự kết hợp màu sắc, hình dáng mà một người thiết kế logo phải
11


luôn nhớ để có thể tạo ra những mẫu logo có giá trị.

2. Một số vai trò của hệ thống nhận diện thương hiệu:
Một hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ mang tính thuyết phục và hấp
dẫn cao, nó giới thiệu một hình ảnh thương hiệu chuyên nghiệp, khác biệt và
dễ nhận biết đối với người tiêu dùng, đó là điều tạo nên sự thành công. Hệ
thống nhận diện thương hiệu còn mang đến cho người tiêu dùng những giá trị
cảm nhận về mặt lý tính (chất lượng tốt, mẫu mã đẹp…) và cảm tính (chuyên
nghiệp, có tính cách, đẳng cấp…), nó tạo một tâm lý mong muốn được sở hữu
sản phẩm.
Hệ thống nhận diện thương hiệu tối sẽ tạo cho cổ đông niềm tin, dễ dàng
kêu gọi thu hút vốn đầu tư, có nhiều thế mạnh trong việc nâng cao và duy trì
giá cổ phiếu. Danh tiếng của thương hiệu là một trong những tài sản giá trị
nhất của công ty. Thành công của một thương hiệu phụ thuộc rất lớn vào việc

xây dựng nhận thức cộng đồng, củng cố danh tiếng và tạo dựng những giá trị.
Khi hệ thống nhận diện thương hiệu mạnh sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng
nhanh chóng tài sản thông qua sự tăng trưởng về mặt nhận thức, sự hiểu biết,
lòng trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu, nó làm cho giá trị
thương hiệu tăng trưởng một cách bền vững.
Hệ thống nhận diện thương hiệu góp phần tạo niềm tự hào cho nhân viên
của công ty.
Đồng thời tạo ra lợi thế cạnh tranh, tăng thêm các thế mạnh khi thương
lượng với nhà cung ứng, nhà phân phối về giá cả, thanh toán, vận tải,...
Chưa kể giảm chi phí quảng cáo và khuyến mãi. Vai trò hiệu quả của hệ
thống nhận diện thương hiệu nhằm tạo ra ấn tượng tốt về sản phẩm, dịch vụ,
doanh nghiệp thông qua tính chuyên nghiệp, thống nhất và cộng hưởng sẽ tạo
ra hình ảnh một thương hiệu lớn mạnh, giá trị đối với khách hàng và công
12


chúng.
Nếu không có hệ thống nhận diện thương hiệu thì chỉ số nhận biết
thương hiệu hay mức độ nhận biết của người tiêu dùng về công ty và sản
phẩm hay dịch vụ của công ty sẽ thấp.Doanh nghiệp sẽ không có khả năng
đưa thương hiệu lên vị trí nhớ đầu tiên trong tâm trí người tiêu dùng, giúp
khách hàng nhận ra và nhớ đến mỗi khi cần.Không tạo ra được đội ngũ khách
hàng trung thành, thậm chí tạo nguy cơ mất khách hàng về tay một thương
hiệu khác có ấn tượng mạnh hơn nơi tâm trí khách hàng.Cảm nhận của khách
hàng vè chất lượng, giá bán sẽ bất lợi cho sản phẩm.

* Quy trình xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hiệu quả:
Bước 1: Nghiên cứu – phân tích và lập chiến lược thương hiệu
Một dự án xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu luôn bắt đầu bằng
những nghiên cứu về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và khách hàng từ đó

những ý tưởng sáng tạo được hình thành như:
← + Thuộc tính thương hiệu: bao gồm tên gọi , biểu tượng (logo), màu
sắc đặc trưng , kiểu chữ, bố cục và các yếu tố khác.
← + Lợi ích thương hiệu: bao gồm cả lợi ích lý tính và cảm tính mà
thương hiệu mang đến cho người tiêu dùng.
← + Niềm tin thương hiệu: là những lý do mà gười tiêu dùng có thể tin
tưởng rằng thương hiệu có thể mang đến nhữngn lợi ích nói trên.
← + Tính cách thương hiệu: là tính cách, vẻ ngoài của thương hiệu.
← + Tính chất thương hiệu: tóm tắt yếu tố tạo sự khác biệt, thường
được sử dụng như khẩu quyết tiếp thị.
Bước 2: Thiết kế
Những thiết kế cơ bản hoàn tất sẽ được thuyết trình với khách hàng và sẽ
13


được điều chỉnh để chọn ra mẫu thích hợp nhất. Mẫu được chọn là xuất phát
điểm cho việc triển khai toàn bộ những hạng mục thiết kế của dự án.
Bước 3: Thực hiện công việc Đăng ký Bảo hộ Hệ thống Nhận diện
Bước 4: Áp dụng Hệ Thống Nhận Diện
Toàn bộ hạng mục thiết kế của dự án được thiết kế theo từng nhóm cơ
bản. Các thiết kế hoàn tất bao gồm tất cả những yếu tố thiết kế về kiểu dáng,
màu sắc, chất liệu và cả những tư vấn cho Khách hàng trong việc đưa vào sản
xuất thực tế. Hỗ trợ khách hàng trong việc chọn lựa nhà cung ứng và giám sát
trong quá trình sản xuất.

14


MỤC LỤC




×