Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM MON VAN CHU DE TOI YEU EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.46 KB, 29 trang )

PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
-----------------I - CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI :

1. Lý do chọn đề tài :
Trong chương trình văn học ở bậc THPT từ trước tới nay, bên cạnh những
phần tri thức lý luận văn học, làm văn, tiếng việt, văn học sử thi phần tri thức về
tác phẩm văn chương chính là phần tri thức chiếm dung lượng lớn nhất và cũng
là bộ phận có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc cung cấp tri thức văn học và
nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh.
Việc phân tích tác phẩm văn chương trong lịch sử nghiên cứu và lý luận
văn học không phải là một câu chuyện hoàn toàn mới mẻ. Xét trong nhà trường
cũng vậy. Phân tích tác phẩm đã là một công việc quen thuộc và ngày càng trở
thành một lao động nghệ thuật chuyên môn, một loại thử thách nghề nghiệp đối
với mỗi giáo viên văn học.
Nhưng cho đến nay, không phải khoa phân tích văn học đã đi đến những
kết luận có tính quy tắc tương đối ổn định. Phân tích văn học trong nhà trường
nhiều khi chưa đáp ứng được những yêu cầu của một môn học vừa có tính khoa
học vừa có tính nghệ thuật. Hiệu quả phân tích còn rất bấp bênh ở một số khá
đông anh chị em giáo viên mới vào nghề. Lịch sử xuất hiện của môn bình văn,
giảng văn đã khá lâu nhưng hầu như khoa học nghiên cứu về giảng văn và bản
thân khoa học giảng văn lại vẫn còn non trẻ, vẫn đang là một vấn đề thời sự,
thậm chí có những vấn đề hình như phải được trở lại từ những khái niệm ban
đầu. Gần đây, dưới ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đối với
các khoa học nhân văn, vấn đề đổi mới phương pháp dạy học văn nói chung và
phương pháp dạy tác phẩm văn chương nói riêng đã được đặt ra và ngày càng
được quan tâm sâu sắc. Bởi ''Cách mạng về phương pháp sẽ đem lại sức sống
mới, bộ mặt mới cho giáo dục'' (Trần Hồng Quân). Việc đổi mới phương pháp
dạy văn, đặc biệt phương pháp dạy tác phẩm, nói khác đó là phân tích, khai thác
giá trị của tác phẩm văn chương trong chương trình THPT đã và đang thực sự là
yếu tố quyết định đối với chất lượng, hiệu quả giờ học.
Làm thế nào để phát huy được thực sự tính chủ động, tích cực, sáng tạo


của học sinh, làm thế nào để dẫn dắt học sinh cảm thụ, tìm hiểu, khám phá tác
phẩm, làm thế nào đạt tới hiệu quả tối đa của giờ dạy? nhất là đối với những tác
phẩm văn học nước ngoài trong tình trạng học tác phẩm văn học Việt Nam đã
1


khó, học tác phẩm dịch càng khó hơn. Theo tôi, việc thiết kế được bài giảng
chuẩn có tính tiêu quyết đến sự thành công của giờ dạy. Một giáo án theo quan
điểm phát huy chủ thể học sinh là một giáo án trong đó có sự kết hợp hài hoà
hữu cơ giữa lao động của giáo viên và học sinh ở trên lớp, trong đó vận dụng
nhiều phương pháp và biện pháp rèn luyện tư duy học sinh, đồng thời với quá
trình hình thành kiến thức mới đó cũng là lý do giáo viên thường xuyên phải tìm
tòi, nghiên cứu đầu tư cho việc thiết kế từng bài dạy một cách khoa học, phù hợp
và hiệu quả nhất mỗi khi thực hiện một tiết dạy và học tác phẩm văn học trên
lớp. Đó cũng là lý do tôi chọn đề tài : Thiết kế thể nghiệm bài giảng tác phẩm
''Tôi yêu em'' của Puskin.
2. Cơ sở lý luận của đề tài :
Những năm gần đây, theo quan điểm dạy học mới : Lấy học sinh làm
trung tâm, tăng cường phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh,
phương pháp dạy học nói chung, và phương pháp dạy học văn nói riêng đã có
nhiều đổi mới. Dạy học văn không còn chỉ bó hẹp trong cách giảng truyền thống
là thuyết giảng nữa mà đã hướng tới thực hiện cách dạy nêu vấn đề nhằm tổ
chức, hướng dẫn cho học sinh tự chủ động tìm hiểu, khai thác và tiếp nhận kiến
thức,từ đó phát huy cao độ sự sáng tạo của bản thân khi vận dụng kiến thức trên
cơ sở vai trò hướng dẫn chỉ đạo của giáo viên. Theo tiến sĩ Hà Bình Trị ''Đổi
mới phương pháp dạy ở môn văn là sự vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, các
thao tác giảng dạy khác nhau nhằm phát huy tối đa tinh thần chủ động tích cực,
sáng tạo của học sinh, giúp các em tự tìm tòi, tự khám phá ra chân lý...Từ đó
học sinh sẽ có sự phát triển toàn diện, thích ứng với yêu cầu đa dạng phong phú
của cuộc sống''.Như vậy cũng có nghĩa cần nhìn nhận một cách nghiêm túc, triệt

để rằng : Cách dạy tác phẩm theo kiểu ''Dội kiến thức'' của thầy cho trò, hay
giảng ghi chép vẫn còn tồn tại trong không ít giờ giảng văn trong nhà trường
hiện nay là bất hợp lý. Từ đó, cần đặt ra những phương pháp mới, khoa học đối
với bài dạy một tác phẩm văn chương theo quan điểm và phương pháp dạy học
mới hiện nay. Có như vậy mới mong đạt hiểu quả tốt nhất.
Đồng thời việc đổi mới giảng dạy tác phẩm văn chương trong chương
trình THPT ở đây còn cần thiết và quan trọng cả về cách cấu tạo mới về giáo án,
tiến trình và nội dung của bài soạn cho phù hợp với đặc trưng thể loại tác phẩm,
với đặc trưng của phân môn giảng văn trong chương trình phổ thông vì phân
môn là một lãnh địa, thử thách và thẩm định nghiêm ngặt phẩm chất, tài năng
của người dạy văn học và quyết định sức hấp dẫn của bộ môn. Đối với học sinh
2


quá trình tiếp nhận tác phẩm văn chương với tư cách người đồng sáng tạo, là
cuộc kiếm tìm không ngừng cái đẹp, là cuộc chạy tiếp sức về trí tuệ, là một bản
hoà tấu sôi nổi và hấp dẫn giữa thầy và trò, đến với giờ học một tác phẩm văn
chương là đến với những sản phẩm tinh thần, những di sản văn học ưu tú do
nghệ sĩ các thời đại của dân tộc, của nhân loại sáng tạo nên. Cho nên, yêu cầu
học sinh phải ''Phát hiện ra bằng năng lực thẩm mĩ chất văn đích thực của tác
phẩm'', vẻ đẹp của văn chương, của con người, cuộc sống các thời đại để nâng
cao hiểu biết, rung cảm tâm hồn, lớn lên về trí tuệ hoàn thiện con người, định
hướng con đường đi tới tương lai.
Ở đề tài này, tôi đưa ra một hướng tiếp cận và khai thác tác phẩm ''Tôi
yêu em'' (Puskin) theo một cách riêng với mong muốn đạt tới đích vừa phát huy
được trí lực, chủ động sáng tạo của học sinh, giáo viên vừa chủ động điều hành
tiết học một cách hiệu quả, nhẹ nhàng mà khoa học, giàu tính nghệ thuật, tạo
được tâm thế hứng thú cho học sinh trong việc tiếp cận khám phá tác phẩm, bởi
văn học có đặc trưng riêng ''Một tác phẩm là một phát hiện về hình thức, một
khám phá về nội dung'' (Lêônít Lêônốp).

3. Giới hạn đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu :
a) Giới hạn đề tài :
Phân môn giảng văn ở bậc THPT hiện nay (Theo chương trình SGK chỉnh
lý năm 2000 của Bộ giáo dục - đào tạo) gồm có 2 phần cơ bản : Giảng văn tác
phẩm văn học Việt Nam (Chiếm dung lượngchủ yếu); Giảng văn tác phẩm văn
học nước ngoài (Lựa chọn những tác phẩm ưu tú).
Để tập trung nghiên cứu sâu, tôi chỉ lựa chọn để thiết kế thể nghiệm bài
giảng một tác phẩm văn học nước ngoài và cụ thể là tác phẩm “ Tôi yêu em”
( Puskin) trong chương trình lớp 11.
b) Nhiệm vụ nghiên cứu :
''Tôi yêu em'' của nhà thơ Puskin là một tuyệt tác, một trong những viên
ngọc đẹp nhất của thơ trữ tình thế giới về tình yêu. Các nhà thơ thuộc các dân
tộc và các hời đại khác nhau đã viết nên rất nhiều bài thơ hay về tình yêu, nhưng
thật hiếm có thi phẩm nào bằng mấy câu thơ ngắn gọn lại có thể chuyển tải được
cả một tình sử phong phú và phức tạp đến như thế, nêu bật được quan niệm sâu
sắc như thế về tình yêu, cũng hiếm có bài thơ nào làm rung động đến tâm khảm
người đọc bằng những từ ngữ giản dị đến như thế. Giáo viên cần làm cho học
sinh cảm nhận được cả nội dung cao đẹp tuyệt vời của bài thơ, cả tài nghệ vô
3


song của nhà thơ. Cả hai cái đó hoà hợp tạo nên giá trị lớn lao của tác phẩm. Nói
một cách cụ thể hơn, bài giảng tác phẩm ''Tôi yêu em'' cần đạt tới một số mục
tiêu căn bản dưới đây :
* Giúp học sinh cảm nhận được tâm hồn cao đẹp, vị tha của nhà thơ thể
hiện qua một mối tình nồng cháy nhưng vô vọng, không được đền đáp. Thông
qua bài thơ này, bồi đắp thêm cho học sinh quan niệm đúng đắn, giàu tính nhân
văn về tình yêu chân chính.
* Làm nổi bật nghệ thuật diễn đạt trữ tình của Puskin (Bố cục khéo léo
cho phép truyền đạt một nội dung lớn và phức tạp bằng mấy câu thơ ngắn gọn,

sự kết hợp điêu luyện giữa yếu tố biểu đạt và trần thuật trong một chỉnh thể thi
phẩm trữ tình, lối viết giản dị rất chắt lọc làm cho bài thơ với lời lẽ mộc mạc đạt
được hiệu quả truyền cảm, hiệu quả thẩm mĩ rất cao...)
* Thông qua một tác phẩm điển hình, giúp học sinh nhận ra một vài đặc
điểm chính yếu của phong cách thơ cổ điển Puskin.
Một điều quan trọng nữa (Thực hiện phương pháp dạy học mới) : Học
sinh cần biết chủ động, linh hoạt tiếp nhận kiến thức, khai thác giá trị tác phẩm
và sáng tạo trong quá trình vận dụng kiên thức chứ không thụ động tiếp nhận,
ghi chép lại những cái mà giáo viên cung cấp.
Đây chính là những nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này.
4. Đối tượng và địa bàn nghiên cứu :
a) Địa bàn nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu hướng tiếp cận một tác phẩm văn học (Văn học nước
ngoài) cho học sinh THPT. Tuy nhiên, do đặc thù môi trường tôi công tác là
trường chuyên cho nên khi viết đề tài này tôi có ý thức mở rộng (về yêu cầu, về
nội dung) để có thể ứng dụng phù hợp với cả hai loại đối tượng học sinh : Học
sinh THPT (ta vẫn quen gọi là học sinh đại trà) và học sinh chuyên (Cụ thể đây
là học sinh chuyên văn).
b) Đối tượng nghiên cứu :
Là bài dạy tác phẩm "'Tôi yêu em'' (Puskin).
5. Phương pháp nghiên cứu.

4


* Căn cứ vào bài giảng của cá nhân về tác phẩm ''Tôi yêu em'' qua một vài
năm học dạy chương trình lớp 11, mỗi năm lại rút kinh nghiệm để hoàn thiện
dần chất lượng bài soạn và giờ dạy.
* Căn cứ vào việc dự giờ đồng nghiệp về tác phẩm này học tập những ưu
điểm, rút ra những hạn chế.

• Căn cứ vào hình thức kiểm tra, trắc nghiệm để đánh giá kết quả từ phía
học sinh qua những lần chưa ứng dụng và ứng dụng phương pháp dạy
mới.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI :

1. Ý KIẾN ĐỐI VỚI CÁC CẤP LÃNH ĐẠO, CHỈ ĐẠO CHUYÊN MÔN.
Dạy văn, như đã nói ở trên là dạy cái hay, cái đẹp, tuy vậy dạy văn lại là
một việc đầy khó khăn, phức tạp đòi hỏi kết hợp nhiều yếu tố. Trong đó, một
yếu tố quan trọng là sự quan tâm chỉ đạo kịp thời, sát sao của chuyên môn thuộc
ngành giáo dục. Chúng tôi, những giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn văn ở
trường THPT, từ những thực tế đã nêu ở trên xin kiến nghị với bộ phận phụ
trách chuyên môn của Sở một số vấn đề như sau :
a. Ngành cần có giải pháp giúp đỡ các nhà trường bổ xung các loại sách,
tài liệu tham khảo cho thư viện để giáo viên có thêm tài liệu nghiên cứu phục vụ
cho giảng dạy.
b. Nên có những đợt bồi dưỡng thêm về chuyên môn cho giáo viên ngoài
đợt bồi dưỡng hè theo thông lệ, giúp giáo viên được tiếp cận thường xuyên với
những vấn đề cập nhật về phương pháp giảng dạy.
c. Nên có những hoạt động giúp giáo viên có điều kiện học hỏi thêm về
chuyên môn ; Chẳng hạn tổ chức cho giáo viên đi thực tế, học tập kinh nghiệm ở
các trường bạn ngoài tỉnh...
2. Khảo sát thực tế đối tượng nghiên cứu :
Trước đây, giáo viên khi dạy bài thơ này đều dựa vào hướng dẫn giảng
dạy trong sách giáo viên. Vì thế tạo nên một đường mòn trong sự khai thác tác
phẩm là : Chú trọng vào hai nội dung trọng tâm, đồng thời là bố cục phân tích :
a. Phân tích kết cấu và phong cách bài thơ (Phần này chủ yếu giúp học
sinh tìm hiểu về kết cấu tài tình của tác giả tạo ra tính hàm súc của tác phẩm.
Thấy được phong cách bài thơ qua giọng thơ ôn tồn, bình thản, từ ngữ giản dị,
mộc mạc, không một hình tượng cầu kỳ...)
5



b. Tứ thơ và cách triển khai tứ thơ. (Phần này giúp học sinh tìm hiểu chủ
yếu quan niệm cao cả và luôn mới mẻ về tình yêu của nhà thơ, qua lối diễn đạt
dung dị mà cũng thật thấm thía, biểu lộ tài nghệ cao cường, vô song của nhà thơ
qua 8 câu thơ).
- Về ưu điểm : Cách dạy này có ưu điểm là giúp học sinh hiểu các kiến
thức trọng tâm có giá trị của bài thơ. Cụ thể ở phương diện nội dung học sinh
tiếp nhận được quan niệm cao cả về tình yêu của Puskin. Còn ở phương diện
nghệ thuật học sinh cũng thấy được lối diễn đạt dung dị, tài năng sử dụng ngôn
ngữ mộc mạc, giản dị.
- Về hạn chế : + Trước hết quan niệm mỗi dòng thơ là một câu thơ thì
chưa được chính xác.
+ Thứ hai, quá trình tiếp nhận, lĩnh hội các đơn vị kiến thức kể trên còn
rời rạc (Nguyên nhân cơ bản do cách bố cục). Học sinh chưa đi sâu khai thác
được mạch cảm xúc trữ tình tiếp nối, thấy được tính chặt chẽ lôzíc, mối liên hệ
của ý thơ trong mạch cảm xúc ấy. Mà đây lại là một trong những yếu tố làm nên
thành công của tác phẩm.
+ Thứ ba, ở cách dạy này học sinh chưa cảm thụ hết được phẩm chất nghệ
thuật của bài thơ mới nắm kiến thức ở mức độ khái quát (Quan niệm về tình yêu
của nhà thơ) mà chưa thấy được cách giãi bày tâm trạng theo lôzíc lí trí như
mạch cảm súc của nhà thơ, mà đây là ''Chất văn đích thực của tác phẩm''. Vì
vậy giờ dạy còn khô và thiếu tính nghệ thuật.
- Trong cuốn ''Tài liệu hội nghị tập huấn phương pháp dạy học môn văn
và tiếng việt THPT'' có đăng bài soạn của cô giáo Đỗ Bích Ngọc - Trường
THPT Việt Trì - Phú Thọ. Bài soạn ấy có hướng khai thác bài thơ hợp lí nhưng
nội dung khai thác kiến thức từng phần chưa sâu, chưa chú ý nhiều đến hình
thức biểu đạt ý thơ.
Năm học 2002-2003 tôi dự giờ một đồng nghiệp (Lớp 11 lý) cũng tiết dạy
bài thơ ''Tôi yêu em'' (Puskin). Cảm nhận chung nhất về giờ dạy là dàn trải, thiếu

điểm nhấn, nhiều đơn vị kiến thức trọng tâm chưa khai thác triệt để, nội dung
khai thác chưa sâu, hệ thống câu hỏi chưa thật rõ ràng, lôzíc. Hiệu quả tiết học
chưa cao.
Bản thân tôi, những năm đầu tiên cũng đã từng soạn giảng theo hướng
dẫn sách giáo viên, kết cấu theo hướng dẫn đó. Hơn nữa còn nghiêng về chuyển
tải kiến thức theo cách diễn giảng. Kết quả là giờ dạy còn mang tính chất năng
6


nề, một chiều, học sinh thụ động tiếp nhận, ít có cơ hội để bộc lộ khả năng cảm
nhận thẩm thấu tác phẩm. Do đó hiệu quả giờ dạy cũng chưa cao.
Qua thực tế từ những bài dạy của bản thân, của đồng nghiệp, tôi thấy rõ,
cần đổi mới cách soạn, giảng đối với dạng bài này. Trong đề tài này, tôi mạnh
dạn đưa ra một số suy nghĩ của mình về hướng khai thác hiệu quả một giờ giảng
văn nói chung và giảng bài ''Tôi yêu em'' nói riêng.
3. Đề xuất hướng dạy mới :
- Trước hết muốn dạy một bài giảng văn nói chung và dạy ''Tôi yêu em''
của Puskin nói riêng có hiệu quả cần xác định đúng đắn mục đích yêu cầu bài
dạy và những kiến thức liên hệ, mở rộng, đào sâu làm nổi bật kiến thức trọng
tâm về tác phẩm (Đoạn trích) đó.
- Vận dụng tổng hợp nhiều phương pháp (Chứ không chỉ sử dụng đơn
thuần phương pháp thuyết trình). Xây dựng một hệ thống câu hỏi phong phú về
chủng loại vừa chi tiết, vừa định hướng vào ''Cái thần'' của tác phẩm, có tác
dụng phát huy được sự năng động, sáng tạo của học sinh, giúp các em thể hiện
chủ thể của mình trong suốt giờ học với tư cách người ''Đồng sáng tạo''.
- Vận dụng những nhận định đúng đắn, những lời bình hay của các nhà
nghiên cứu có uy tín làm tăng sức thuyết phục về tác phẩm, về giờ dạy.

7



PHẦN II : NỘI DUNG ĐỀ TÀI
A/ CÁCH THỨC CHUNG VỀ VIỆC SOẠN MỘT GIÁO ÁN GIẢNG
VĂN VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
A. 1. CÁCH THỨC CHUNG VỀ VIỆC SOẠN MỘT GIÁO ÁN GIẢNG
VĂN :
- Về hình thức giáo án cần đi đủ các bước qui định của một giáo án mẫu,
với tuần tự như sau :
I- PHẦN CHUẨN BỊ :

1. Yêu cầu bài dạy : Gồm 2 yêu cầu
a) Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, tư duy khi học bài mới.
b) Yêu cầu giáo dục tư tưởng, tình cảm.
2. Chuẩn bị :
a) Phần thầy : SGK, tài liệu, đồ dùng dạy học (Cần thứ gì cho bài dạy Ghi rõ).
b) Phần trò : SGK, đồ dùng học tập, hướng dẫn soạn bài...
II- PHẦN THỂ HIỆN KHI LÊN LỚP :

1. Kiểm tra bài cũ :
a) Ghi rõ câu hỏi kiểm tra
b) Nêu vắn tắt đáp án trả lời.
2. Dạy bài mới :
a) Vào bài :
b) Bước phân tích tác phẩm :
- Tìm bố cục tác phẩm (Nếu thấy cần thiết)
- Sắp xếp hệ thống câu hỏi hợp lí theo yêu cầu của bài để dẫn từng bước
hướng dẫn học sinh khám phá và lĩnh hội được các giá trị của tác phẩm.
- Chú ý đến những lời bình mẫu của giáo viên nhằm khắc sâu kiến thức
cho học sinh và các em sẽ từ đó mà cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm.
- Đặc biệt xoáy sâu vào kiến thức trọng tâm của giờ dạy và có câu hỏi hợp

lí cho cả ba đối tượng học sinh : Giỏi khá, trung bình, yếu kém.
8


c) Bước tổng kết tác phẩm :
- Khái quát lại giá trị tác phẩm trên hai mặt sau:
+ Giá trị về nội dung tư tưởng
+ Những đặc sắc nghệ thuật
d) Bước củng cố bài :
Đây là bước củng cố lại kiến thức cơ bản hoặc đào sâu mở rộng kiến thức
cho học sinh. Nên dùng nhiều loại câu hỏi ở mỗi bài để không tạo sự nhàm chán.
3. Hướng dẫn học bài ở nhà :
a) Học bài cũ : Nêu rõ nội dung bài học. Có thể kèm thêm bài tập để học
sinh luyện tập.
b) Chuẩn bị bài mới : Nêu rõ bài học của học sinh ở tiết sau và yêu cầu cụ
thể cho việc soạn bài của học sinh.
A-2. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN ĐỂ MỘT TIẾT DẠY CÓ HIỆU QUẢ :
I- LỜI VÀO BÀI :

- Khi phân tích một bài văn, bài thơ bao giờ cũng nên có ''Lời vào bài'' để
tạo tâm thế văn học, góp phần gợi hứng thú tìm hiểu tác phẩm cho học sinh.
-Yêu cầu lời dẫn dắt vào bài ngắn gọn hấp dẫn, nêu được vấn đề trọng
tâm, then chốt của tác phẩm và tạo được ấn tượng với học sinh ở phương diện
đề tài, hoàn cảnh đặc biệt, giá trị tư tưởng sáng tác nhà văn...
+ Ví dụ 1 : "'Lời vào bài'' khi hướng dẫn học sinh phân tích truyện ngắn
''Một con người ra đời'' của Gorki như sau :
M.Gorki, nhà văn Nga vĩ đại thế kỷ XX, người thầy của nền văn học vô
sản với các kiệt tác ''Người mẹ'' “Bộ ba tự thuật” ''Thời thơ ấu'' ''Kiếm sống''
''Những trường đại học của tôi''...Tác phẩm của Gorki mang đậm giá trị nhân
văn cao cả, nhà văn đã đề cao và ca ngợi con người, bộc lộ lòng tin yêu vô bờ

đối với con người.
Trong vở kịch ''Dưới đáy'' (1902), Gorki đã từng viết những lời bất hủ
''Con người! Tiếng ấy thật huyền diệu !Tiếng ấy vang lên kiêu hãnh và hùng
tráng xiết bao !'' và tư tưởng này một lần nữa được thể hiện sinh động trong
truyện ngắn ''Một con người ra đời'' (1912). Chúng ta tiến hành tìm hiểu truyện

9


ngắn này để phần nào cảm nhận được giá trị nghệ thuật của sáng tác văn
M.Gorki.
+ Ví dụ 2 : ''Lời vào bài'' khi hướng dẫn học sinh phân tích đoạn trích
''Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều'' trích tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du như
sau :
"Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều'' là đoạn thơ hay vào bậc nhất của ''Truyện
Kiều''. Đoạn thơ có giá trị ''Sánh ngang với một thiên phú biệt li''. Chỉ 8 câu thơ
mà ngổn ngang biết bao tình ý, dồn nén biết bao niềm u uẩn tự trái tim con
người. Khúc biệt ly ấy đã làm xúc động người đọc bao đời. Đi vào phân tích cụ
thể đoạn trích ta sẽ thấy rõ điều đó.
II- TỔ CHỨC HỌC SINH HOẠT ĐỘNG HỌC :

1. Tổ chức học sinh hoạt động đọc văn (Thơ) :
- Đọc là bước đầu tiên tiếp xúc với tác phẩm. Những ấn tượng ban đầu
mang tính chất trực cảm chiếm vị trí quan trọng trong quá trình tìm hiểu phân
tích, lĩnh hội tác phẩm, nhất là những tác phẩm tiếp xúc đầu tiên. Đọc đúng, đọc
hay để phát hiện giọng điệu riêng của từng tác phẩm, từng câu thơ, đoạn văn, cái
hồn tinh tuý mang dấu ấn cá tính sáng tạo riêng biệt của mỗi tác giả, mỗi tác
phẩm. Đọc đúng, đọc hay phản ánh trình độ nhận thức, trình độ cảm thụ văn
chương. Không biết đọc đúng, đọc hay không thể cảm nhận cái hay cái đẹp của
tác phẩm cả về nội dung và hình thức.

- Đọc đúng, đọc hay trước hết phải đọc rõ, mạch lạc, đúng đặc trưng thể
loại, đúng giọng điệu của tác phẩm, tác giả. Rèn luyện cách đọc cho học sinh
trước hết phải rèn luyện cách đọc của thầy và tất nhiên không máy móc, hình
thức, mà rất linh hoạt. Có thể đọc trước khi giảng ở lớp, đọc trong quá trình
giảng, đọc khi kết thúc bài, tập đọc gắn liền với quá trình tìm hiểu, học tập.
Chính điều này giúp học sinh không mất thời gian mà vẫn thuộc hoặc nắm vững
tác phẩm, ''trước là thuận miệng sau ra cảm lòng'' (Thơ Đông kinh Nghĩa Thục).
- Trong một tiết dạy nếu là bài thơ ngắn, gọi 2,3 học sinh đọc, nếu là
truyện dài chọn đọc một số đoạn tiêu biểu sau khi yêu cầu học sinh tóm tắt (''Chí
Phèo'' ''Chữ người tử tù''). Ở một thể loại có những yêu cầu riêng khi tổ chức
hoạt động đọc (Thơ trữ tình chú ý giọng điệu tình cảm của tác giả - Đọc truyện
chú ý thái độ, sắc thái ngôn ngữ khác nhau).

10


* Ví dụ : - Đọc đoạn trích ''Trao duyên'' (Trích tác phẩm “ Truyện Kiều”
của Nguyễn Du) giọng đọc phải chậm và tha thiết, càng về sau giọng đọc càng
cần khẩn thiết, não nùng hơn.
- Đọc truyện ''Hai đứa trẻ'' của Thạch Lam chú ý giọng nhỏ nhẹ, dịu dàng
đôn hậu. Nếu trích đoạn một vở kịch nên đọc phân vai, ví dụ đoạn ''Cha vẫn
cương quyết không chuyển chăng'' (Trích vở kịch ''Âm mưu và ái tình của Sile).
Có thể cho học sinh ngâm bài thơ phải học hoặc hát nếu bài thơ đó được phổ
nhạc - Ví dụ bài ''Tương tư'' của Nguyễn Bính...
2. Tìm kết cấu và đặt tiêu đề trong bài giảng :
- Đây là một biện pháp quan trọng định hướng tư duy, cảm thụ cho quá
trình tiếp nhận tác phẩm của học sinh, giúp các em nắm vững bài giảng ngày
trong tiết học.
- Muốn có kết cấu hợp lí để khai thác tác phẩm đạt hiệu quả cao trong giờ
giảng, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải chú ý đến cách cấu tứ tác phẩm, đòi hỏi

khả năng cảm thụ chia tách nhóm thơ, đoạn văn một cách thật chuẩn và rõ ràng.
Việc không tìm được kết cấu sẽ rất khó khăn trong việc phân tích tác phẩm,
không đảm bảo được tính hệ thống lôzíc, học sinh sẽ rất khó nắm bắt.
* Ví dụ :
- Bài ''Đây thôn vĩ Dạ'' của Hàn Mặc Tử; kết cấu bài giảng dựa trên các
tiêu đề.
* Sao anh không về chơi thôn vĩ ? (Khổ đầu)
* Có trở chăng về kịp tối nay ? (Khổ giữa)
* Ai biết tình ai có đậm đà ? (Khổ giữa)
- Truyện ngắn ''Hai đứa trẻ'' của Thạch lam, tiêu đề :
* Phố huyện lúc hoàng hôn
* Phố huyện khi trời nhá nhem tối
* Phố huyện vào đêm
- Bài thơ ''Mời trầu'' của Hồ Xuân Hương, tiêu đề :
* Miếng trầu thân phận (câu 1)
* Lời mời trầu (Câu 2)
* Khát vọng Xuân Hương (câu 3,4)
11


3. Tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động phân tích :
Trong tiết giảng văn phải tạo ra tâm thế đón đợi của học sinh để thầy và
trò cùng đi vào khám phá tác phẩm văn chương như một tạo vật đẹp. Trong tiến
trình giờ giảng hoạt động phân tích vô cùng quan trọng. Kết hợp phương pháp
diễn giảng và đàm thoại một cách linh hoạt mà dẫn dắt các em chiếm lĩnh tác
phẩm. Có 2 điểm quan trọng :
* Một là hệ thống câu hỏi phải chuẩn phong phú về chủng loại và vừa chi
tiết, vừa định hướng vào ''Cái thần'' của tác phẩm vào vấn đề trọng tâm, tránh
vụn vặt thiếu chủ đích. Theo tôi giáo viên cần chú ý vào các loại câu hỏi sau :
- Câu hỏi phát hiện

- Câu hỏi tái hiện, liên tưởng, tưởng tượng
- Câu hỏi phân tích
- Câu hỏi so sánh
- Câu hỏi khái quát và tranh luận
- Câu hỏi vận dụng kiến thức
Đưa ra hệ thống câu hỏi chuẩn, hợp lí thì giờ lên lớp của giáo viên sẽ rất
nhẹ nhàng, hiệu quả. Vừa mở ra tình huống ''Có vấn đề'', xác định tâm thế thực
tại và đặt học sinh vào các yêu cầu của việc nhận thức. Vừa giúp học sinh hứng
thú chủ động khai thác tính nghệ thuật của tác phẩm, tính lôzíc khoa học của
kiến thức, khả năng sáng tạo trong tiếp nhận thẩm mỹ. Nếu người soạn giảng
không chú ý đến hệ thống câu hỏi hoặc chỉ đưa ra một dạng câu hỏi giản đơn, thì
việc tiếp nhận kiến thức của học sinh dễ rời rạc, không bản chất, thậm chí hời
hợt, nông cạn và buồn tẻ, hay lệch lạc, xa rới tác phẩm. Bằng hệ thống câu hỏi
chuẩn, hợp lý, sẽ khắc phục được những nhược điểm của kiểu dạy học truyền
thụ kiến thức một chiều.
Ví dụ 1: Khi giảng bài ''Mời trầu'' của Hồ Xuân Hương cần có những câu
hỏi sau :
+ Câu hỏi tái hiện : Em hãy tìm một vài câu ca dao, tục ngữ hay truyện cổ
tích dân gian có liên quan đến việc mời trầu?
+ Câu hỏi phân tích : Tính chất của quả cau và miếng trầu biểu hiện trong
câu đầu của bài thơ ?

12


+ Câu hỏi so sánh : Mối quan hệ giữa sự vật (Quả cau, miếng trầu) và
thân phận con người trong hai câu đầu bài thơ?
+ Câu hỏi tưởng tượng và phân tích tính cách của người mời trầu được thể
hiện qua từ ngữ nào của bài thơ ? Hãy phân tích?
+ Câu hỏi phân tích và so sánh : Từ lôzíc của sự kết hợp trong một phong

tục dân gian : Lá trầu (xanh) cộng vôi (bạc) bằng miếng trầu (Thắm) hãy phân
tích sự chuyển nghĩa của các tính từ ở hai câu cuối?
+ Câu hỏi khái quát : Giả sử bài thơ ''Mời trầu" được hình thành trong một
cuộc gặp gỡ. Thử tưởng tượng lại khung cảnh và diễn biến của cuộc gặp gỡ đó
và phân tích mối quan hệ giữa việc mời trầu của nhân vật Xuân Hương với sự
chuyển nghĩa các tình từ mà tác giả sử dụng?
+ Câu hỏi tranh luận : Vì sao tác giả đặt tên bài thơ là ''Mời trầu'' chứ
không chọn tên khác?
+ Câu hỏi tưởng tượng mở rộng: Thử hình dung tâm trạng của Xuân
Hương trong lúc mời trầu?
Ví dụ 2 : Khi giảng bài ''Nguyên Tiêu'' của Hồ Chí Minh cần có những
câu hỏi sau :
+ Câu hỏi phát hiện : Đối chiếu bản dịch thơ của Xuân Thuỷ và phiên âm
nguyên tác, em thấy có chỗ nào bản dịch còn thiếu, chỗ nào thừa?
+ Câu hỏi nhận xét phân tích : Ý nghĩa của chỗ thừa, chỗ thiếu đó trong
việc chuyển nghĩa nguyên tác? Đọc phiên âm nguyên tác và nhận xét về không
gian, thời gian nghệ thuật được nói tới trong câu đề và câu dẫn? Hiện thực được
nói tới trong câu chuyển? Tâm trạng của chủ thể trữ tình trong câu kết?
+ Câu hỏi so sánh, thẩm bình : Thử so sánh câu chuyển với hai câu thơ
sau của Cao Bá Quát :
Thế sự thăng trầm, quân mạc vấn
Yếu ba thâm xứ hữu ngư châu
Hình ảnh con người trong hai bài thơ của Bác và Cao Bá Quát giống, khác
nhau như thế nào? Tư thế của con người kháng chiến trong ''Nguyên Tiêu'' có gì
giống, khác nhau so với việc bàn quân cơ quốc kế của Vua quan Nhà Trần trên
bến Bình Than năm 1282? Từ đó nêu vẻ đẹp của thể trữ tình trong bài thơ
''Nguyên Tiêu''?
13



So sánh hình ảnh con thuyền chở trăng trong thơ Bác với thơ Nguyễn
Công Trứ, thơ Hàn Mặc Tử? Qua đó đánh giá chất lãng mạn trong thơ Bác?
Các câu hỏi trên phải kết hợp với nhau một cách linh hoạt trong hệ thống.
* Hai là lời diễn giải phải được chuẩn bị chu đáo và phải được nói bằng
giọng truyền cảm. Ngôn ngữ cần phải trau truốt và giản dị, đưa ra đúng lúc,
nhằm gợi mở, dắt dẫn và tổng kết ý kiến xây dựng bài của học sinh, tránh nhiều
lời và làm thay công việc cảm thụ, phân tích tác phẩm của các em.
Một yêu cầu nữa trong hoạt động phân tích là việc rèn luyện tư duy hình
tượng cho học sinh. Qua sự dắt dẫn của thầy các em phải tái hiện được hình
tượng văn học ; so sánh - liên kết các hình tượng ; phân tích thấy đuợc các lớp
nghĩa của hình tượng trung tâm, bình giá các hình tượng, ghi nhớ sâu sắc trong
ký ức của mình. Từ đó các em sẽ hình thành thói quen suy nghĩ, diễn đạt bằng
hình tượng khi làm bài phân tích văn học. Chẳng hạn khi giảng 4 câu thơ của
Nguyễn Đình Thi :
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy :
Giáo viên cần gợi ý để học sinh nhớ về những buổi sáng trong mát của
mùa thu, gió heo may mang hơi lạnh lan tỏa đất trời, thấm vào lòng người, qua
đó tái hiện cảnh tượng mùa thu Hà Nội buồn vắng trước cách mạng : Cảnh buồn
vắng mà vẫn đẹp trong lòng những người trai sắp cất bước lên đường xa Thành
phố quê hương. Các em cũng cần được hướng dẫn so sánh tư thế ra đi của nhân
vật trữ tình trong thơ Nguyễn Đình Thi với người li khách trong ''Tống biệt
hành'' của Thâm Tâm và người lính vốn là nông dân chân đất đầu trần trong bài
thơ ''Đồng chí'' của Chính Hữu sau này để thấy vẻ đẹp riêng của mỗi hình tượng
trong dáng vẻ chung đầy khí phách hiên ngang của những người lên đường vì
nghĩa lớn. Những vẻ đẹp ấy sẽ lưu giữ trong tâm trí học sinh, là hành trang tinh
thần khi các em bước vào cuộc sống.
4. Hướng dẫn học sinh tổng kết :

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tổng hợp kiến thức qua những câu hỏi
định hướng bao quát, giúp các em đưa ra những nhận xét kết luận khái quát về
tác phẩm. Nếu khâu này không được coi trọng, chỉ tiến hành chốt lại một cách
14


sơ lược, chiếu lệ, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng bài dạy, học sinh
thiếu đi cái nhìn toàn vẹn, cách tư duy, khái quát, tổng hợp vấn đề và giá trị
chung của tác phẩm.
Giáo viên định hướng khái quát giá trị tác phẩm trên cả hai phương diện
giá trị nội dung tư tưởng và những đặc sắc nghệ thuật. Đó là những căn cứ
thuyết phục làm nên thành công của nhà văn về tác phẩm.
Ví dụ 1 : Tổng kết bài giảng ''Con đường mùa đông'' của Puskin.
- Giáo viên : Bài thơ ''Con đường mùa đông'' trước hết là bức tranh cảnh
sắc thiên nhiên mùa đông nước Nga đầy chất thơ, chất hoạ. Theo em có đúng
không ? tại sao?
- Học sinh : Đúng. bài thơ quả là một bức tranh phong cảnh mùa đông
nước Nga có đường nét, mầu sắc, âm thanh, không gian, thời gian, mang đặc
trưng của nước Nga.
- Giáo viên : Bài thơ tả cảnh để tả tình, thể hiện tấm lòng nhà thơ đối với
cảnh sắc và phong tục quê hương đồng thời qua bài thơ ta nhận thấy tâm trạng
và bản lĩnh nhà thơ. Em hãy nói về tâm trạng nhà thơ?
- Học sinh : Tâm trạng buồn man mác, da diết, nỗi buồn trong sáng, nhân
bản của một con người nghị lực, ý chí, giầu mơ ước trên con đường đời lắm gian
truân.
- Giáo viên : Em có biết nguyên nhân vì sao thơ Puskin có nội dung buồn
bã (Như trong bài ''Con đường mùa đông'').
- Học sinh : + Puskin sống ở thời đại tàn nhẫn - thế kỷ bạo tàn...
+ Bản thân cháy bỏng khát vọng tự do, có những vần thơ ''Nổi loạn'', bị
lưu đầy 6 năm.

+ Puskin là một nhà thơ lãng mạn - tâm trạng buồn là một nét phổ biến ở
những nhà thơ lãng mạn.
- Giáo viên : Em hãy nhận xét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
- Học sinh : Bài thơ giản dị, hàm súc. Ngôn ngữ giàu sức khơi gợi, biểu
cảm. Sử dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật : Phép điệp, tương phản...
- Giáo viên : Mở rộng thêm :
.M
Puskin
thích mùa xuân Nga mà lại rất yêu mùa đông xứ sở. Trong thơ của Puskin, mùa
15


đông có vẻ hấp dẫn riêng. Ông có cả một chùm thơ về mùa đông : ''Buổi sáng
mùa đông'', '' Buổi tối mùa đông'', '' Con đường mùa đông''.
Ví dụ 2 : Tổng kết bài giảng ''Mảnh trăng cuối rừng'' của Nguyễn Minh
Châu.
- Giáo viên : Em hãy nêu những thành công về nghệ thuật và giá trị nội
dung của tác phẩm?
- Học sinh : + Nghệ thuật trần thuật qua lời kể của nhân vật tham gia vào
câu chuyện : Anh lái xe (Nhân vật Lăm). Người kể chuyện có những cảm xúc và
ấn tượng sâu đậm : Trầm tĩnh, có nhiều suy ngẫm và xúc cảm; chất trữ tình và
màu sắc lãng mạn giàu chất thơ trong việc thể hiện bức tranh thiên nhiên, đặc
biệt là ánh trăng.
+ Tác phẩm ghi lại một thời đạn bom ác liệt, hào hùng chan chứa tinh
thần nhân văn cao cả.
B/ THIẾT KẾ GIÁO ÁN CỤ THỂ :

Giáo án này tôi soạn theo hướng khai thác đã trình bày trong đề tài. Soạn
dạy từ năm 2001-2002 và bổ xung, hoàn chỉnh vào năm học này (năm 20032004).
TÔI YÊU EM

(PUSKIN)
PHẦN VÀO BÀI :

''Thế gian đẹp nhất mặt trời.
Cuộc sống đẹp nhất có người ta yêu
Ánh dương soi tỏ trăm chiều
Cũng chưa rực rỡ bằng yêu thắm nồng...''
Tình yêu là đề tài muôn thuở của thơ văn trong kho tàng văn học thế giới
và Việt Nam có nhiều bài thơ rất hay về vấn đề này. Mấy ai đã quên'' Bài số 28''
(Tago), thơ Mác tặng Gienni, ''Tương tư'' (Nguyễn Bính) ''Biển'' (Xuân Diệu)
''Sóng'' (Xuân Quỳnh)...Tình yêu thật đa dạng vì thế nó là đề tài vĩnh cửu không
bao giờ khô cạn của văn chương Puskin ''Ca sĩ của tuổi trẻ'' có nhiều bài thơ rất
tuyệt vời về tình yêu. Tiêu biểu bài thơ ''Tôi yêu em'' chúng ta học hôm nay.
I- VÀI NÉT CHUNG :

16


1. Hoàn cảnh sáng tác :
- Giáo viên : Em hãy cho biết bài thơ đuợc sáng tác năm nào? Trong hoàn
cảnh nào?
- Học sinh : Bài thơ được sáng tác cuối năm 1829, lần đầu tiên được in ở
tập '' Những bông hoa phương Bắc'' (1830). Bài thơ được sáng tác sau một lần
nhà thơ tỏ tình và bị khước từ.
- Giáo viên : Đến thời điểm ấy Puskin đã trải qua khoảng 15 năm sáng tác
liên tục.
+ Về mặt sáng tác : Đã là một tác giả định hình, trải qua nhiều tìm tòi thử
nghiệm đi đến một phong cách riêng : Phong cách giản dị, mực thước, trong
sáng. Sau này đuợc coi là cổ điển, mẫu mực trong văn học Nga.
+ Về con người : Đã nếm trải qua nhiều thử thách phũ phàng, trong đó có

những thử thách về tình yêu.
Tháng 12 năm 1928, Puskin đến Mátxcơva và tại đây, lần đầu tiên ông
gặp Natalia (1812-1863) trong vũ hội Natalia đựoc coi là cô gái xinh đẹp nhất
thành phố này. Cô kém Puskin 13 tuổi. Puskin cầu hôn lần đầu vào tháng 4 năm
1829 và bị từ chối.
Cảm hứng của bài thơ trên có cơ sở câu chuyên có thực này.
2. Đề tài :
Giáo viên : Xác định đề tài của bài thơ ? cho biết vị trí của đề tài này
trong thơ ca ?
Học sinh : Viết về đề tài tình yêu. Đề tài vĩnh cửu của thơ ca. Từ khi con
người bắt đầu làm thơ và chừng nào nhân loại còn làm thơ thì chừng đó tình yêu
còn chiếm vị trí trang trọng trong vườn thơ.
Giáo viên : Bài thơ ''Tôi yêu em'' của Puskin đuợc đánh giá như thế nào?
Học sinh : ''Tôi yêu em'' là một những bài thơ tình hay nhất của Puskin và
được xếp vào hàng những bài thơ tình nổi tiếng của nhân loại. Nhà nghiên cứu
văn học Xô Viết Gôrôđetxki đánh giá : Đây là một trong hai bài thơ tình hoàn
hảo và hay tới mức, chỉ riêng hai bài thơ này cũng đủ để thừa nhận tác giả của
nó là nhà thơ vĩ đại.
3. Kết cấu - hình thức :
Giáo viên : Theo em bài thơ có một kết cấu như thế nào ?
17


Học sinh : - Kết cấu : Ngắn gọn, cô đúc. Tác giả không kể lể dài dòng mà
diễn đạt toàn bộ những điều phức tạp về tình yêu chỉ trong mấy câu thơ ngắn
gọn. Cảm xúc mạnh mẽ trào dâng mà vẫn mực thước, không thái quá, không
nặng nề, cực đoan.
Giáo viên : Và được tổ chức tồn tại dưới hình thức nào?
Học sinh : - Hình thức: Puskin đã xây dựng bài thơ dưới hình thức như
một bức thư tình hoặc một lời độc thoại về câu chuyện tình yêu của mình. Dù

hiểu theo cách nào thì đều thấy một lời tâm sự chân thành đề cập tới nhiều khía
cạnh, cung bậc khác nhau của tình yêu. Từ đó gợi lên được một bức tranh sinh
động, phức tạp, nhiều khúc khuỷu, đầy kịch tính về một mối tình.
II- PHÂN TÍCH :

Giáo viên : Gọi 1,2 học sinh đọc bài thơ (yêu cầu : Đọc diễn cảm, giọng
tâm tình, dịu dàng ngọt ngào phảng phất nỗi buồn man mác).
Giáo viên : Đọc lại một lần và nêu vấn đề :
+ Chủ thể trữ tình của bài thơ là ai?
+ Tâm trạng chủ thể trữ tình như thế nào ?
Học sinh : Chủ thể trữ tình là là nhân vật tôi. Tâm trạng có gì đó không
được thoải mái.
Giáo viên : Em hãy hình dung mối quan hệ giữa nhân vật ''Tôi'' và ''em''
qua nhan đề ''Tôi yêu em'' ? Tại sao không là ''Tôi yêu cô'' ''Tôi yêu chị'' như
trong nguyên bản ?
Học sinh : Mối quan hệ tình yêu nam nữ. Nhân vật vật trữ tình yêu''Em''
còn tình cảm của em ta không rõ.
Giáo viên gợi ý thêm : Trong nguyên bản, nhan đề bài thơ có nghĩa là
''Tôi yêu cô'' ''Tôi yêu chị'' (Vì đối tượng của nhân vật trữ tình được viết bằng
đại từ ngôi thứ 2, số nhiều). Điều đó tạo nên khoảng cách chứ chưa phải là gần
gũi thân mật như dùng đại từ ngôi 2 số ít. Do vậy, tình cảm giữa nhân vật trữ
tình với người phụ nữ (được thể hiện trong bài thơ) mang sắc thái vừa gần gũi
vừa xa cách, vừa đằm thắm vừa dang dở. Nếu dịch ra tiếng việt là ''Tôi yêu chị''
thì uqá cách xa, không phù hợp tư duy người Việt. Nếu dịch là ''Tôi yêu cô''
cũng vẫn xa cách, giống như tình cảm anh trai với em gái.

18


+ Ở đây, Thuý Toàn chọn cụm từ ''Tôi yêu em'' giữ môt khoảng cách ý

nhị, đẹp đẽ, phù hợp quan hệ tình cảm hai nhân vật.
Giáo viên : Cho biết giọng điệu chủ đạo của bài thơ được tạo nên từ đâu?
sao em biết?
Học sinh : ...Từ điệp khúc ''Tôi yêu em'' (Căn cứ vào tiêu đề và điệp khúc
''Tôi yêu em'' được nhắc lại tới 3 lần, dàn trải trong bài thơ).
Giáo viên : Cho biết hiệu quả nghệ thuật của điệp khúc đó ?
Học sinh : Điệp khúc ''Tôi yêu em'' vừa bộc lộ rõ chủ đề của bài thơ, vừa
tạo ra chất trữ tình mượt mà, sâu lắng đầy ắp trong bài thơ.
Giáo viên : ''Tôi yêu em'' một lời bộc bạch giản dị, một câu nói muôn
thuở con người dành cho nhau, nhưng nó luôn mới mẻ với mỗi người, nó chứa
đựng bao nét quyến rũ, bí mật muôn đời về tình yêu.
Giáo viên : Căn cứ vào cách chấm câu và mạch cảm xúc được bộc lộ
trong bài thơ, theo em tình yêu đó có thể chia thành mấy cung bậc.
Học sinh : -...Chia làm 2 cung bậc :
+ 4 dòng thơ đầu : Nhân vật ''Tôi'' giãi bày tâm trạng và thông báo.
+ 4 dòng thơ sau : Diễn biến tâm trạng nhân vật ''Tôi''.
Giáo viên : Đúng vậy - Bài thơ kết cấu theo mạch cảm xúc gồm 2 phần,
mỗi phần bắt đầu bằng 3 từ ''Tôi yêu em'' tạo nên 2 ý có mối liên hệ chặt chẽ với
nhau về mạch cảm xúc.
1. Bốn dòng thơ đầu :
Giáo viên : Em hãy nhận xét về cách mở đầu bài thơ?
Hoc sinh : Cách mở đầu độc đáo, ấn tượng. Puskin đã cắt ngang thiên
tình sử để tự sự và trữ tình. Mọi biến cố, mọi cảm xúc, không gian, thời gian đều
được dồn nén lại :
Tôi yêu em đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài.
Giáo viên : Em thấy lời thơ ở đây như thế nào?
19



Học sinh : Lời thơ chậm rãi, nhẹ nhàng mà tha thiết.
Giáo viên : Lời thơ ấy giới thiệu với chúng ta về điều gì?
Học sinh: Nhân vật tôi nói rõ tình cảm của mình dành cho em. một lời tự
bạch giản dị thành thật “ Tôi yêu em”
Giáo viên: Tình yêu ấy được khẳng định ở những thời điểm nào?
Học sinh : Quá khứ và hiện tại
Giáo viên : Quá khứ, nhân vật trữ tình dành cho em là một tình yêu như
thế nào?
+ Quá khứ : Là một tình yêu nồng cháy - biểu đạt bằng hình ảnh ''Ngọn
lửa tình''.
Giáo viên : Hình ảnh đó giúp em cảm nhận được mức độ tình cảm nào ?
Học sinh : Một cách nói hình ảnh , tượng trưng thể hiện sự nồng nhiệt,
cháy bỏng của tình cảm, diễn tả độ mãnh liệt của tình yêu được cháy lên từ trái
tim người đang yêu. (...Ca dao Viêt Nam Việt Nam có câu ''Tình anh như nước
dâng cao'' - So với cách diễn tả của Puskin có khác nhau ở cách nói nhưng đều
biểu đạt mức độ cuộn trào của tình yêu).
Giáo viên : Còn hiện tại thì sao ?
+ Hiện tại : Vẫn chưa tàn phai (chưa lụi tắt)
Giáo viên : Hai dòng thơ đầu nhân vật trữ tình giãi bày tâm trạng theo
dòng cảm xúc. Tôi đã yêu em. Đến nay vẫn có thể tiếp tục yêu. Ngọn lửa tình
yêu chưa nguội tắt, vẫn dai dẳng, âm ỉ cháy trong lòng.
Giáo viên : Nhận xét về từ ngữ, hình ảnh thơ và hiệu quả biêủ đạt.
Học sinh : Nhà thơ dùng ngữ mang tính phủ định ''Chưa hoàn toàn lụi
tắt'' nhưng lại có ý nghĩa khẳng định, diễn tả rõ một tình yêu, một say mê mang
dáng vẻ âm thầm, dai dẳng, dấu hiệu của những cảm xúc vững bền, của một trái
tim chung thuỷ. Chứ không phải là sự đam mê bột phát vụt sáng rồi lụi tắt ngay.
Giáo viên : Hai dòng thơ tiếp theo nhân vật ''Tôi'' thông báo điều gì?
Học sinh : Nhân vật tôi thông báo phải dừng bước trong quan hệ tình cảm

với em, phải dập tắt ngọn lửa tình yêu trong mình (Dù là âm thầm thôi).nói cách
khác phải rút lui khỏi tình yêu ấy.

20


Giáo viên : Nhân vật ''Tôi''đã yêu em đến thế và vẫn còn yêu như thế vậy
mà lại nói ''Nhưng không để em bận lòng thêm nữa'' theo em vì sao lại nói như
vậy? Điều đó có bất ngờ với em không?
Học sinh : Vì chàng trai không muốn tình yêu của mình phải làm cho em
''Bận lòng'' phải ''Băn khoăn'', phải ''Buồn bực'' dẫu chắc rằng em không yêu. Lời
thơ như một lời tự nhắc nhủ, một sự tự ý thức về tình yêu của mình.
Giáo viên : Em nhận xét gì về cách xử sự này ? cảm nhận được điều gì
đáng quí ở tình yêu của nhân vật tôi?
Học sinh : Một cách xử sự đẹp, văn hoá và thật cao thượng. Không một
chút tầm thường, nhỏ nhen. Dù em không đáp lại tình cảm của tôi, song em hãy
cứ yên tâm hưởng hạnh phúc của mình. Tôi sẽ không vì tình yêu mà phiền nhiễu
em, o ép em, để em phải khó xử. Tôi sẽ chỉ giữ gìn mãi tình yêu ấy trong lòng
thôi. Đó là biểu hiện của một tấm lòng vị tha, tôn trọng tự do tình cảm của người
yêu. Chấp nhận thất bại mà không phũ phàng, hằn học.
Giáo viên : Tình yêu có thể chấm dứt vì nhiều lý do, nhưng đây là lý do
đầy dịu dàng, trân trọng đối với phụ nữ. Với Xuân Diệu ''Yêu là chết ở trong
lòng một ít'' nhưng yêu cũng có nghĩa là ''sống'' như V. Huygô nói ''Anh đau khổ
vì yêu thì hãy yêu hơn nữa, chết vì yêu là sống trong tình yêu''. Theo Puskin yêu
là phải mang lại niềm vui cho người mình yêu.
Giáo viên : Như vậy, nếu xét theo lôzíc lý trí thì nhân vật trữ tình thông
báo dừng bước trong quan hệ tình cảm với người yêu. Theo các em cảm xúc có
tuân theo không?
Học sinh : Cảm xúc không tuân theo lý trí, có sư giằng co giữa lý trí và
tình cảm.

Giáo viên : Đúng vậy, đến đây cô cũng nhận thấy có sự mâu thuẫn giữa
lý trí và cảm xúc. Lý trí tuyên bố dừng lại không tiếp tục quan hệ tình cảm
nhưng cảm xúc vẫn cứ hướng về em.
Giáo viên : Vì vậy hãy dự đoán Puskin nói ra điều này trong một tâm
trạng như thế nào?
Học sinh : Lời lẽ bề ngoài thí toát lên vẻ điềm tĩnh, cái điềm tĩnh của lý
trí, song rõ ràng vẫn mang sự ghìm nén của tình cảm. Đằng sau đó hẳn là bao
nỗi niềm : Cái chua xót của một người yêu đơn phương, vô vọng, cái sự đấu
tranh giằng co giữa lý trí và tình cảm.
21


Giáo viên : Nhưng điều làm cho người đọc cảm phục là nhân vật trữ tình
dù yêu nồng cháy, tiếng nói tình cảm thổn thức trong lòng song vẫn lựa chọn
điều quan trọng hơn : Đấy là sự yên tĩnh, thanh thản của tâm hồn em. thật là trái
tim nhân hậu. Tưởng chừng Puskin không dụng công làm thơ mà tứ thơ thật mới
mẻ, dung dị mà thấm thía.
* Tóm lại : Bằng ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, tứ thơ mới mẻ, nhân vật trữ
tình đã khẳng định tình yêu và cách cư xử cao đẹp của mình.
2. Bốn dòng thơ sau :
Giáo viên : Em hãy cho biết 4 dòng thơ sau có gì khác về mạch cảm xúc
so với 4 dòng thơ đầu ?
Học sinh : Nếu ở 4 dòng thơ trên, cảm xúc bị ghìm nén, bị lí trí chi phối,
thì đến đây mạch cảm xúc tình yêu cứ cuồn cuộn tuôn trào. ý thơ phát triển theo
những biểu lộ mới mẻ của tình cảm.
Giáo viên : Em hãy phát hiện và phân tích những biểu hiện mãnh lực tình
yêu của nhân vật trữ tình?
Học sinh : Mãnh lực tình yêu của nhân vật trữ tình biểu hiện ở những dấu
hiệu :
- Điệp ngữ ''Tôi yêu em'' (dòng 1- 3) nhấn mạnh, khẳng định tình cảm đối

với em chẳng những không bị dập tắt mà còn tiếp tục tăng lên gấp bội với những
trạng thái tình cảm dồn dập, biến đổi vô cùng.
- Những trạng thái tình cảm khi yêu (cách yêu)
+ Âm thầm : Lặng lẽ, yêu trong tâm hồn, thầm kín, sâu sắc. Một thứ tình
yêu như sóng ngầm, nung nấu nhưng phải chịu đựng vì không nói được cùng ai,
nhất là với em (Nguyên văn : Không thốt ra lời).
+ Không hy vọng : Không tin tưởng, mong chờ một tình yêu chỉ mình biết
vậy thôi (Vì không được bù đắp, không được đền đáp lại).
+ Lúc rụt rè, dịu dàng (Lúng túng, khó nói lên lời)
+ Khi hậm hực lòng ghen.
Giáo viên : Em hiểu như thế nào là ''Hậm hực lòng ghen''
Học sinh : Là có thái độ bực tức nhưng cố nén.

22


Giáo viên : Theo em từ ''Hậm hực”trong cái trạng thái “ Hậm hự lòng
ghen” '' này giúp ta hiểu thêm điều gì tình cảm chàng trai ?
Học sinh : Dù rất cao thượng nhưng không hề là thứ tình yêu xa vời, siêu
thoát. Vẫn có cái thường tình của tình yêu, rất người, rất đời thường nhưng
không tầm thường. Khi yêu, ghen tuông dằn dỗi khi thấy người mình yêu đi với
người khác, đến mức tình cảm lấn át cả lí trí. Điều đó cho thấy tình yêu ấy vẫn
rất mãnh liệt chứ không hề có một chút lụi tắt.
Giáo viên : Đó là cách yêu của Puskin : Âm thầm, rụt rè, cũng bị thói
ghen tuông dày vò, hành hạ, nhưng ghen có văn hoá chỉ ''Hậm hực'' thôi, nghĩa
là cố nén để không có những hành động, những lời nói không đẹp. Một kiểu
ghen đẹp chứ không ác độc như Hoạn Thư, thiếu sáng suốt như Ôtenlô.
Giáo viên : Và bản chất nổi bật của tình yêu ấy một lần nữa được khẳng
định như thế nào ?
Học sinh : Bản chất nổi bật của mối tình này được khẳng định là một tình

yêu ''chân thành, đắm thắm'' tình yêu ấy sẽ không bao giờ mất đi (Trong nguyên
bản tiếng Nga động từ ''Yêu'' được để ở thể chưa hoàn thành, nhạt phai). Nhấn
mạnh những thanh âm cao vời sâu thẳm của tình yêu. Cảm xúc nhân vật trữ tình
tuôn trào mãnh liệt.
Giáo viên : Trong cao trào cảm xúc, nhân vật trữ tình có cách xử sự như
thế nào ?
Học sinh : Nhân vật trữ tình có một lời nguyện ước cho tình yêu ''cầu trời
cho em được một người khác yêu” (Cầu em được người tình như tôi đã yêu
em).
Giáo viên : Em hãy chỉ ra ý nghĩa của lời chúc ấy ?
Học sinh : Là cầu cho em được hạnh phúc trọn vẹn, có một tình yêu xứng
đáng với em.
Giáo viên : Em đánh giá như thế nào về cách xử sự này ?
Học sinh : Một cách xử sự rất đúng và hợp lý
Giáo viên : Tại sao nói nó rất đúng và hợp lý ?
Học sinh : Vì khi yêu nhau ai chẳng mong cho người yêu được hạnh
phúc, nhân vật trữ tình ở đây cũng vậy (Niềm mong muốn thể hiện qua lời
chúc).
23


Giáo viên : Em có suy nghĩ gì về nhân vật trữ tình qua hành động này ?
Học sinh : Một hành động, một cách xử sự cao thượng, tinh tế. Chính sự
chân thành đằm thắm đã được khẳng định ở câu trên là cái gốc của lòng cao
thượng trong tình yêu này.
Giáo viên : Có thể nói tình cảm đã thăng hoa, không còn chỗ cho những
vụ lợi, những nhỏ nhen tầm thường nữa. V.Huygô từng nói ''Yêu một người, làm
cho người đó trở nên sáng suốt''. Có lẽ thật đúng với nhân vật trữ tình qua cách
xử sự này. Nhân vật trữ tình hiện lên như một con người có nhân cách mạnh mẽ,
tình cảm cao quí, biết yêu và biết hy sinh vì tình yêu (Liên hệ khổ thơ cuối bài

thơ ''Sóng'' của Xuân Quỳnh).
Giáo viên : Có ý kiến cho rằng : Có thể đấy chỉ là một cách nói ''làm
duyên'' một cách nói khiêm nhường, tế nhị của tình yêu, một kiểu từ chối để
khẳng định, một cách đẩy ra để kéo vào. ''Cầu em được người tình như tôi đã
yêu em'' cũng có nghĩa là cầu cho tình yêu của tôi với em được toại nguyện. ý
kiến của em thế nào?
Học sinh : Thảo luận
Có thể nhiều ý kiến :
+ Đồng tình vì dòng thơ cuối chính là sự vun đắp (Vơ vào) cho tình yêu
''Cầu cho em được người khác yêu'' đặt người yêu trước sự lựa chọn giữa ''Tôi''
và ''người khác'' - Tôi yêu chân thành đằm thắm, yêu và yêu. Còn người khác có
thể yêu em như tôi?
+ Không đồng tình vì nếu nhân vật trữ tình vơ vào thì tại sao lại cầu cho
người mình yêu có một người khác yêu...
Giáo viên : Nói thế nào đi chăng nữa thì chính hành động cuối cùng này
cũng đã đưa tình yêu chân chính, thanh cao lên ngôi chói sáng.
Giáo viên : Câu thơ nhắc ta nhớ tới lời dặn dò quen thuộc nào trong câu
hát quan họ Việt Nam.
Học sinh :

Người về em dặn câu rằng
Đâu hơn thì lấy, đâu bằng đợi em

Khác với một số cách cư xử đáng phê phán, nhỏ nhoi, tầm thường của
một số người trong xã hội :
Yêu nhau thì ném bã trầu
24


Ghét nhau ném đá vỡ đầu nhau ra

Giáo viên : Em cho biết mối quan hệ giữa nhận vật trữ tình và tác giả?
Học sinh : Nhân vật trữ tình chính là nhà thơ Puskin
Giáo viên : Như vậy em thấy Puskin là người như thế nào?
Học sinh : Là người có nhân cách đẹp, vị tha, cao thượng.
Giáo viên : Bức thông điệp mà nhà thơ muốn gửi tới bạn đọc qua bài thơ
này là gì?
Truyền đạt một quan niệm cao cả và luôn mới mẻ về tình yêu. Khi yêu
hãy biết làm cho tình yêu đẹp đẽ ngay cả khi nó đem tới cho ta niềm đau khổ.
cần biết độ lượng vị tha, cao thượng, tự nguyện hy sinh vì người mình yêu. Đó
mới thực sự là tình yêu chân chính, vượt qua được tính ích kỷ vốn có của nó để
hoà nhập với các hình thức tình yêu tinh thần cao quí khác : Tình yêu tổ quốc,
nhân loại...Cái triết lý về tình yêu ấy tạo nên sức hấp dẫn lạ thường, làm nên
chất thơ cho tác phẩm.
* Tóm lại : Với lời thơ dung dị, 4 dòng thơ đã diễn tả đặc sắc những sắc
thái khác nhau của tình yêu và lời khẳng định tình yêu đẹp, cao thượng nhất.
III/ TỔNG KẾT :

Giáo viên : Bài thơ ''Tôi yêu em'' trong sáng và giản dị tới mức hầu như
không cần một chú giải nào. Đó là nhận định của sách giáo viên văn 11, theo em
có đúng không? Hãy khái quát những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ ?
Học sinh : - Nhận định đã nêu là hoàn toàn chính xác
- Những đặc sắc nghệ thuật:
+ Kết cấu độc đáo, cô đọng. Một bài thơ ngắn mà nói được nhiều phương
diện, nhiều cung bậc của tình cảm. Câu chuyện một cá nhân mà nói lên được
nhiều vấn đề mang tính chất rộng rãi của con người, mọi thế hệ. Đó là kiểu diễn
đạt ''ý tại ngôn ngoại''.
+ Từ ngữ trong sáng, giản dị, mực thước, ít dùng mĩ từ mà vẫn gợi cảm.
Sử dụng điệp ngữ, nghệ thuật diễn tả tâm lý đặc sắc.
Theo ông Nguyễn Đức Quyền ''Thơ tình của nhân loại chưa bao giờ được
chứng kiến một thiên tình sử trong một hình thức nhỏ bé như vậy và cũng chưa

bao giờ thơ tình của nhân loại đat đến sự minh triết của tình yêu sáng chói như
vậy''.
25


×