Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT KIỆM TÂN
Mã số: ..........................
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Thực hiện hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao hiểu quả tiếp nhận
tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
Người thực hiện: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn:
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác
Có đính kèm:
Mô hình
Phần mềm
Phim ảnh
Hiện vật khác
Năm học: 2015-2016
1
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
Sở Giáo Dục – Đào Tạo Đồng Nai
VIỆT NAM
Trường THPT Kiệm Tân
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
------------------Thống Nhất, ngày 15 tháng 03 năm 2016
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NĂM HỌC 2015 -2016
Họ và Tên tác giả: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
Đơn vị (tổ): Ngữ văn
Lĩnh vực:
Quản lý giáo dục
Phương pháp dạy học bộ môn
Phương pháp giáo dục
Lĩnh vực khác
1. Tính mới:
- Có giải pháp hoàn toàn mới
- Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có
2. Hiệu quả:
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu
quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển
khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao
- Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
- Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển
khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao
3. Khả năng áp dụng:
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối,
chính sách:
Tốt
Khá
Đạt
- Đưa các giải pháp khuyến nghị có khả năng áp dụng thực tiễn, dễ
thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:
Tốt
Khá
Đạt
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp đạt
hiệu quả trong phạm vi rộng:
Tốt
Khá
Đạt
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
TRƯỞNG ĐƠN VỊ
THỦ
HIỆU TRƯỞNG
2
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên
: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
2. Ngày tháng năm sinh : 10- 01-1987
3. Nam,Nữ
: Nữ
4. Địa chỉ
: Gia Tân 2 - Thống Nhất – Đồng Nai
5. Điện thoại
:
(ĐTDĐ): 01664855796
6. Fax
Emai:
7. Chức vụ
: Giáo viên.
8. Đơn vị công tác
: Trường THPT Kiệm Tân – Huyện Thống Nhất
Tỉnh Đồng Nai.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
1. Học vị
: Cử nhân Ngữ Văn
2. Năm nhận bằng
: 2009.
3. Chuyên ngành đào tạo : Ngữ văn.
III. KINH NGHIỆM GIÁO
C:
1. Lĩnh vực chuyên môn giảng dạy môn Ngữ văn
2. Số năm giảng dạy kinh nghiệm 7 năm.
3
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
Mục lục
Phần mở đầu
I . Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận:
2. Cơ sở thực tiễn
6
II.Mục đích nghiên cứu:
III. Kết quả cần đạt:
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng :
2. Phạm vi nghiên cứu:
Phần nội dung:
I. Mục đích của hoạt động ngoại khóa:
II. Lên kế hoạch thực hiện ngoại khóa:
1. Về giáo viên:
2. Về học sinh:
3. Nội dung thực hiện:
III. Hiệu quả đề tài:
1. Về phía giáo viên:
2. Về phía học sinh:
3. Những thành quả đạt được :
IV. Một số kinh nghiệm rút ra:
1. Bài học kinh nghiệm:
7
7
7
8
8
8
9
9
10
11
13
14
14
15
16
22
22
2.Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
23
3. Khả năng ứng dụng và triển khai
23
V. Những kiến nghị đề xuất
25
5
5
4
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài
1. Cơ sở lí luận:
Văn học là nhân học, dạy văn là hướng tới việc hoàn thiện nhân cách cho
người học, hướng tới hoàn thiện những kĩ năng cơ bản mà người học có thể
ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đó là mục tiêu mà hoạt động dạy – học
môn Ngữ văn luôn đề cao. Sẽ là không có tác dụng nếu người học chỉ rập
khuôn theo cách chỉ học theo, cảm nhận theo sự sẵn có mà giáo viên áp đặt
mà không có chủ kiến của mình. Học sinh có thể tự mình khai thác, tiếp cận
và lĩnh hội và có thể vận dụng vào việc giải quyết các tình huống trong đời
sống thực tiễn thì mục đích của giáo dục mới đạt được.
Vậy nên, hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đang là một vấn đề
được nhiều người quan tâm từ các lãnh đạo cho đến giáo viên đứng lớp và cả
học sinh. Đổi mới là sự thay đổi quan điểm dạy học từ nhiều phía, thay đổi
hướng tiếp cận từ nhiều phía, có vậy học sinh mới có được cái nhìn toàn
diện và sâu sắc. Môn Ngữ văn lại càng cần thiết hơn khi mà nó là môn học
dạy cho học sinh cách làm người.
Việc học văn cần được thay đổi, nghĩa là học sinh cần có cơ hội để được
trình bày quan điểm, suy nghĩ trước một vấn đề của tác phẩm văn học thay
vì chỉ rập khuôn theo cảm nhận chủ quan của thầy cô giáo áp đặt. Muốn vậy
thì học sinh cần phải có cơ hội để thực hành và trải nghiệm.
Từ trước tới nay, học sinh thường được các thầy cô hướng dẫn là cần
nắm chắc kiến thức nào, kĩ năng nào để phục vụ cho kiểm tả và thi cử. Cho
nên, nhiều học sinh lúng túng trước một văn bản mới, một tình huống mới
xảy ra trong cuộc sống mà học sinh chưa từng gặp trong văn bản văn học.
Có khi, học sinh tham gia một chương trình trước đám đông mà không diễn
đạt được hoặc được giáo viên giao cho một kĩ năng liên quan đến bộ môn
mà không biết xử lí như thế nào.
Bản thân giáo viên thì thường chú trọng những kiến thức phục vụ cho thi cử,
kiểm tra mà quên đi việc ứng dụng kiến thức vào thực tế nên khiến cho giờ
học nặng về lí thuyết, học sinh thì chán nản, thiếu hứng thú môn học. Mà
một khi không hứng thú, đam mê với môn học thì sắt sẽ dẫn đến hiệu quả
không cao.
Đặc biệt, đối tược học sinh trường Kiệm Tân còn thấp về đầu vào, khả
năng diễn đạt còn gặp nhiều trở ngại, nếu giờ học chỉ hướng vào những mục
đích gom vào dạng bài này, kiêu bài kia sẽ làm cho học sinh đã thụ động lại
thụ động hơn. Hơn thế, học sinh càng nản thì môn học càng trở nên nặng nề,
5
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
thiếu thực tiễn. Vô hình dung, người dạy sẽ làm cho học sinh có cảm giác
“văn nói láo, báo nói thừa” như xưa nay người ta vẫn lưu truyền.
Vậy làm như thế nào để nâng cao hứng thú, niềm đam mê môn Văn cho
các em và nâng cao kĩ năng sống để từ đó nâng cao hiệu quả dạy học môn
Văn toàn diện? Đó là nỗi niễm
không của riêng ai?
Với tư cách là người đứng lớp, tôi đã áp dụng các phương pháp dạy học
và có sự so sánh để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất, lôi cuốn niềm yêu
thích và hứng thú nhất, và một khi đã tạo được sự hứng thú thì việc học trở
nên nhẹ nhàng hơn bao giờ hết. Vì thế,mà tôi đã lựa chọn thực hiện hoạt
động ngoại khóa để góp phần kích thích sự hứng thú của các em.
Khi áp dụng phương pháp này, học sinh hứng thú hơn hẳn với môn học,
yêu thích hơn và tự giác hơn với môn học mà các em từng cho rằng thiếu
tính thực tế, không có tính ứng dụng thực tiễn này.
Nhờ phương pháp ngoại khóa, học sinh hiểu biết hơn về tác phẩm, biết
cách xử lý tình huống, biết áp dụng để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong
thực tiễn,nhận thức tốt hơn về thực tế cuộc sống, hình thành những kĩ năng
cần thiết cho bản thân mình trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt các em hình
thành tư duy sáng tạo hơn trong quá trình học và tự học.
2. Cơ sở thực tiễn:
Văn học vốn là một bộ môn trừu tượng , là những sáng tạo tinh thần nên
vừa phong phú, vừa đa dạng, phức tạp. Tác phẩm văn học chứa đựng những
quan điểm, tư tưởng nghệ thuật đôi khi mang nặng chất triết lý, tính hàn lâm
khiến học sinh khó hiểu, khó tiếp nhận. .
Học văn không đơn giản hoặc xem tác phẩm văn học ấy có gì, nói gì, học
kĩ năng phân tích ra sao, viết một bài văn như thế nào mà học văn đích cuối
cùng là hoàn thiện nhân cách, là phát huy khả năng sáng tạo, là ứng dụng
được những điều đã học vào cuộc sống. Trong những lần đổi mới, thay
sách, các nhà nghiên cứu cải cách đều chú trọng mục đích học Ngữ Văn và
đều nhận thấy những tác động to lớn của bộ môn tới học sinh . Chương
trình dù thay đổi thế nào thì đều hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung
tâm, những tác phẩm thay đổi nhằm hướng cho học sinh có cái nhìn thực
tế, tích cực hơn, gần hơn về cuộc sống. Từ đó học sinh ứng dụng dễ dàng
hơn vào thực tiễn.
Giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn đều nhận thức được mục tiêu của
môn học nhưng do còn nặng về thi cử, nặng về kết quả, do sự kì vọng của
nhà trường , gia đình phụ huynh…nên nhiều khi giáo viên phải làm khác đi
mục đích cuối cùng của bộ môn: hoàn thiện nhân cách, học sinh biết áp dụng
vào thực tế cuộc sống.
Cũng chính vì vậy hoạt động ngoại khóa dành cho môn học bị xem nhẹ, bởi
6
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
mọi người ( người dạy, lãnh đạo, phụ huynh học sinh) coi đó là hoạt động
ngoài, hoạt động để học sinh được thực hành, được vui chơi, được tự do
thể hiện những điều mà tự bản thân nhận thức được . Những điều đó lại
không có tác dụng nhiều cho thi cử,
không có tác dụng nhiều cho thành tích ( mặc dù hoạt động này đóng góp rất
nhiều cho những mục đích đó khi học sinh khơi dậy được hứng thú với bộ
môn). Nhiều giáo viên ngại tổ chức một hoạt động ngoại khóa vì dù tổ chức
theo hình thức nào đều cần sự đầu tư nhiều công sức, tốn thời gian chuẩn bị,
lạm vào thời gian học hoặc ôn tập theo chuẩn kiến thức , kĩ năng cần đạt.
Một số giáo viên có ý thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhưng chưa
tìm hiểu đa dạng các hình thức ngoại khóa dẫn đến chất lương của hoạt đông
ngoại khóa hiệu quả chưa cao, thiếu linh hoạt, thiếu sự phong phú để thu hút
học sinh.
Trong quá trình giảng dạy tại trường THPT Kiệm Tân, giáo viên
thường chú trọng nhiều tới kiến thức và kĩ năng cơ bản mà học sinh cần đạt
trong tiết học.
Trong khi đó theo đòi hỏi đổi mới dạy và học môn Ngữ Văn, học sinh phải
được làm việc thật sự, được tìm tòi, nghiên cứu, được thể hiện những điều
mình vận dụng sau bài học hay nói cách khác là lấy học sinh làm trung tâm.
Cái mà giáo viên vẫn thường làm là hướng tới kiến thức kĩ năng cần đạt cơ
bản để vận dụng nên đôi khi có phần áp đặt, khiến học thấy môn học nặng
nề hơn. Khi học sinh khả năng diễn đạt chưa tốt, kĩ năng làm bài còn nhiều
hạn chế, tài liệu tham khảo hầu như không có, môn Ngữ Văn thành một môn
học chính căng thẳng, nhiều áp lực. Thực tế đã chứng minh, khi căng thẳng
và áp lực thì người học sẽ học chống đối, học lấy điểm số, học để thi chứ
những mục tiêu giáo dục hàng đầu khác- giáo dục con người không được
quan tâm. Vậy để môn học không căng thẳng, học sinh vừa học tốt vừa được
thực hành, vừa được sáng tạo,vừa được “chơi”, tôi đã thử nghiệm thực
hiện hoạt động ngoại khóa với tác phẩm Chí Phèo để vừa góp phần nâng
cao hiệu quả tiếp nhận các giá trị của kiệt tác văn chương mẫu mực , cổ điển
này vừa góp phần kích thích sự sáng tạo, hứng thú của học sinh với các tác
phẩm văn chương trong nhà trường phổ thông nói chung.
Chí Phèo là một tác phẩm tiêu biểu điển hình cho trào lưu chủ nghĩa
hiện thực của nền văn học đầu thế kỉ 20 đến 1945. Nhắc tới Chí Phèo chắc
chắn ai cũng biết, cũng nhớ và cũng mường tượng ra được. Bới hình tượng
Chí Phèo được Nam Cao xây dựng thành một hình tượng điển hình mà
không thể lẫn vào đâu được. Nếu chỉ dạy trên lớp truyện ngắn Chí Phèo như
cách dạy thông thường ắt hẳn học sinh sẽ khó được khắc sâu được những
vấn đề cốt lõi của văn bản. Đồng thời, học sinh sẽ khó nắm chắc được giá trị
nhân đạo, giá trị hiện thực của tác phẩm. Hơn nữa, Chí Phèo quá mẫu mực
7
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
về nghệ thuật xây dựng điển hình và để phân tích được tính chất điển hình
đó đối với học sinh quả là không phải một việc làm dễ dàng. Chính vì vậy,
để đi sâu khai thác giá trị tác phẩm Chí Phèo,đồng thời trao cho các em niềm
yêu thích hứng thú học Văn không chỉ trong tác phẩm Chí Phèo mà còn các
tác phẩm khác, tôi quyết định lựa chọn đề tài “ Thực hiện hoạt động ngoại
khóa góp phần nâng cao hiệu quả tiếp nhận tác phẩm Chí Phèo” để thực hiện
và nghiên cứu.
II.Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao kĩ năng hoạt động tổ chức ngoại khóa cho học sinh
- Tiếp cận tác phẩm Chí Phèo theo hướng tích hợp
- Bồi dưỡng niềm đam mê, hứng thú với môn Văn cho học sinh
III. Kết quả cần đạt:
- Học sinh biết tự tổ chức hoạt động ngoại khóa nghiêm túc, tích cực, sáng
tạo
- Học sinh biết tiếp cận tác phẩm Chí Phèo từ nhiều hướng.
- Vận dụng được những kĩ năng học được từ hoạt động ngoại khóa để tiếp
cận tác phấm Chí Phèo
- Học sinh hứng thú với việc học môn văn
IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
1. Đối tượng :
- Tác phẩm Chí Phèo
- Học sinh các lớp 11C4, 11C5
2. Phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu hoạt động ngoại khóa góp phần nâng cao hứng thú , yêu thích
của học sinh đối với tác phẩm Chí Phèo
PHẦN NỘI UNG
I. Mục đích của hoạt động ngoại khóa:
Ngoại khoá văn học là những hoạt động diễn ra ngoài giờ dạy - học
chínhkhoá, ở đó việc tiếp nhận tri thức văn chương có sự kết hợp với các
hoạt động vui chơi dưới các dạng thức nhẹ nhàng, thư giãn.
Mục đích của ngoại khoá văn học :
* Đối với học sinh:
- Ngoại khoá văn học giúp học sinh củng cố ôn luyện, nắm chắc kiến thức
cơ bản dưới nhiều dạng thức phong phú, phù hợp với tâm lý lứa tuổi.
- Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khoá còn tạo điều kiện để học sinh mở rộng,
nâng cao hiểu biết về văn chương nói chung và về những vấn đề có liên
quan đến tác giả tác phẩm có học trong nhà trường nói riêng.
- Đồng thời ngoại khoá văn học cũng tạo tính hấp dẫn, sinh động cho các
tiết dạy và học văn. Các em hứng thú say mê môn Ngữ văn, có điều kiện
8
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
bộc lộ khả năng chủ động lĩnh hội, khám phá, sáng tạo, được thể hiện
mình...
- Rèn cho học sinh tư duy nhanh, trí nhớ tốt, óc liên tưởng phong phú, khả
năng ứng xử linh hoạt, năng lực làm việc nhóm hiệu quả ... cũng là tác dụng
của hoạt động ngoại khoá văn học. Các em sẽ làm quen với thao tác nghiên
cứu khoa học khi nhận một đề tài, tự sưu tầm tư liệu và hoàn thành sản phẩm
trí tuệ theo quan điểm riêng của mình.
* Đối với giáo viên:
- Việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá giúp bản thân mỗi giáo viên tự bồi
dưỡng nâng cao trình độ, khuyến khích khả năng tìm tòi, sáng tạo; cập nhật
với những yêu cầu thời đại, gắn văn học gần hơn với cuộc sống.
- Ngoại khoá văn học giúp giáo viên đổi mới thực sự trong phương pháp
dạy học môn Ngữ văn, hướng vai trò trung tâm là học sinh, giáo viên đóng
vai trò là người hướng dẫn.
- Giáo viên thông qua hoạt động ngoại khoá sẽ tích luỹ được cho mình kho
tư liệu phong phú giúp ích cho quá trình dạy học lâu dài.
II. Lên kế hoạch thực hiện ngoại khóa:
1. Về giáo viên:
- Giáo viên đăng kí , trình bày ý tưởng với ban giám hiệu, tổ chuyên môn.
- Lên kế hoạch ngoại khóa cho học sinh
- Có thể liên hệ giáo viên chủ nhiệm hỗ trợ để hoạt động ngoại khóa hiểu
quả và sinh động hơn.
2. Về học sinh:
- Đọc kĩ văn bản Chí Phèo của nhà văn Nam Cao
- Chia lớp thành 2 nhóm
* Trình tự cách làm :
- Học sinh đọc kĩ văn bản Chí Phèo và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến tác
phẩm Chí Phèo như bối cảnh xã hội, lịch sử Việt Nam trước cách mạng
tháng 8- 1945.
- Yêu cầu mỗi nhóm chọn một vấn đề mà nhóm yêu thích và chuyển thể
sang kịch bản văn học. (yêu cầu học sinh đọc kĩ nội dung bài Một số thể loại
văn học: Kịch và nghị luận” để hiểu rõ hơn về những đặc trưng của kịch
trong quá trình chuyển thê)
- Học sinh phân vai và diễn xuất theo kế hoạch của từng nhóm .
* Những yêu cầu về kịch bản:
- Giữ nguyên tên của các nhân vật chính : Chí Phèo, Bá Kiến., Thị Nở, Bà
Ba
- Tái hiện được bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX- 1945
- Bám sát nội dung tác phẩm , tái hiện được mâu thuần của tác phẩm
9
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
- Tái hiện rõ nét con đường tha hóa và con đường hoàn lương của nhân vật
Chí Phèo
* Thời gian chuẩn bị : 2 tuần
3. Nội dung thực hiện:
a. Học sinh viết kịch bản theo yêu cầu:
- Học sinh được phân nhóm thành các nhóm nhỏ và lựa chọn các vấn đề mà
nhóm yêu thích để triển khai vấn đề.
Học sinh cần đọc kĩ văn bản trước để tìm hiểu bối cảnh văn hóa, bối cảnh
lịch sử - xã hội được đề cập đến trong văn bản.
- Xác định rõ mâu thuần trong tác phẩm và vai trò của các nhân vật
- Viết kịch bản đảm bảo về mặt nội dung và đảm bảo thời gian
b. Thực hiện hoạt động ngoại khóa:
- Chọn nhóm trưởng là người năng động, có khả năng quán xuyến công
việc, nhiệt tình,mạnh dạn
- Cho học sinh trình bày ý tưởng trước nhóm và cách thức thực hiện ý tưởng.
- Chuẩn bị cho bối cảnh sân khấu: trang phục, sân khấu, đạo cụ, phụ họa.
- Địa điểm: lớp học hoặc hội trường
- Thời gian: Tiết học tự chọn hoặc tiết ngoại khóa ( có thể bù vào tiết tự
chọn)
III. Hiệu quả đề tài;
1. Về phía giáo viên:
- Giáo viên nắm bắt được rõ hơn năng lực, năng khiếu , phẩm chất và cá tính
sáng tạo của mỗi học sinh qua hoạt động ngoại khóa.
- Giáo viên rút ra được nhiều kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện
hoạt động ngoại khóa cho học sinh từ vấn đề lựa chọn, dẫn dắt và đánh giá
kiến thức, kĩ năng của học sinh.
2. Về phía học sinh:
a. Về kiến thức:
- Học sinh nắm rõ hơn những giá trị của kiệt tác Chí Phèo : giá trị nhân đạo,
giá trị hiện thực.
- Hiểu rõ hơn về tác phẩm Chí Phèo ở các khía cạnh : bối cảnh xã hội, tính
cách nhân vật.
- Nắm chắc đặc trưng của thể loại truyện ngắn và kịch nói và mối quan hệ
giữa chúng.
b. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm, thảo luận, xây dựng kế hoạch và cùng
nhau thực hiện.
- Rèn luyện cho học sinh tự tin đứng trước đám đông, khả năng sáng tạo,
khả năng trình diễn và tiếp cận tác phâm.
10
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
- Học sinh có cơ hội được thể hiện khả năng, năng khiếu của bản thân trước
lớp, trước tập thể.
- Hình thành kĩ năng sáng tạo văn bản, khả năng chuyển thể văn bản từ
truyện ngắn sang kịch nói theo tư duy cảm nhận của bản thân.
3. Những thành quả đạt được :
a. Các kịch bản được chuyển thể từ truyện ngắn Chí Phèo của các
nhóm :
Nhóm 2: Kịch bản Chí Phèo Bi kịch cự tuyệt làm người
Cảnh: Thị nở về gặp bà cô, Chí phèo đợi Thị Nở và chia Tay
1. Người dẫn truyện: sau khi nghe cô nói như vậy. Thị không thể cãi được
gì, không biết cãi làm sao? Nên tức lắm.. Và như thế Thị biết bản thân cần
đổ cái tức đó lên ai rồi. Thị ton ton chạy đến nhà Nhân ngãi. Trong lúc đó,
Chí Phèo đợi Thị lâu quá và vừa uống rượu vừa chửi
2. Chí Phèo : Mẹ cha con Nở... Mày về nhà làm cái gì mà giờ này chưa chịu
lại ? Mẹ cha cái con Nở…. (Thị Nở đùng đùng bước vào)
3. Chí Phèo : (Vừa nhìn thấy Nở, hắn nói nhanh) Mày làm cái gì mà lâu
vậy?
4. Thi Nở : Ớ... tôi làm gì mà anh chửi ? Mà anh lấy cái quyền gì mà chửi
tôi, hứ…. ? (vè mặt hầm hực, giậm chân rồi nhảy cẫng lên giận dỗi).
5. Chí Phèo : (thú vị và lắc lư cái đầu cười khoái chí) haha.
6. Thị Nở : A…aaaixxxs... Lại còn cười… Anh nhạo tôi đấy hử ? Trời ơi là
trời! Tôi điên lên mất thôi. (vênh mặt, dớn môi trút giận) Bà cô tôi nói tôi
mà lấy cái đứa như anh thì nhục cho cha ông nhà tôi lắm ! Ngoài ba mươi
tuổi, ai mà còn đi lấy chồng; mà hết đàn ông rồi hay sao lại đi lấy cái thằng
không cha không mẹ, chẳng được cái gì ngoài ăn vạ! Trơi ơi, Từ nay tôi với
anh không còn quan hệ gì nữa … (hả hê … về)
7. Chí Phèo (chạy theo) : Nở…Nở...
8. Thị Nở: Ai mà thèm ở lại. Còn muốn lôi thôi cái gì! (Thị gạt tay Chí
Phèo ngã xuống sân) 9. Chí Phèo : Ối làng nước ơi …
10. Cảnh diễn: cầm cục gạch toan đập đầu nhưng nghĩ lại, CP tự nhủ: như
thế mình thiệt, không được, mình phải đến nha nó, đến nhà cái con Nở, phải
đâm chết cái con Nở kia Chí Phèo: rượu, rượu của tao
11. Chí Phèo (Lảo đảo đi, vừa đi vừa lẩm bẩm): tao phải đâm chết nó. Tao
phai đâm chết nó!
11
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
12. Người dẫn truyện: Miêng nói đến nhà Thị Nở, nhưng tâm hấn mách đến
đến nhà Bá Kiến. Cảnh : Cái kết của Chí Phèo (tại nhà Bá Kiến)
13. Người dẫn truyện: trời nắng đường vắng, hắn vừa đi vừa chửi, cứ dọa
giết ‘’nó’’, cứ thế cứ thế mà đi. Đến ngõ nhà Bá Kiến. hắn xông vào. Trong
khi dó, nhà đi làm hết thảy còn mỗi mình cụ đang nằm nghỉ trưa.
14. Bá Kiến : Bà Tư đi đâu mà lâu thế không biết? Giá có bà ở nhà,bóp đầu
cho ông thì sướng phải biết đấy nhỉ ! Người gì đâu mà bốn mươi tuổi rồi còn
cứ phây phây, bọn trai trẻ nó trêu đùa, cười tít cả mắt lại mới chết chứ. Kiểu
này, ông phải cho đi tù, đi tù hết ! Chí Phèo đến.
15. Bá Kiến : Ông đau đầu quá mà sao chưa thấy bà Tư về nhở ? 16. Chí
Phèo : Bá Kiến ! Thằng Bá Kiến đâu rồi ?
17. Bá Kiến (thì thầm) : Người cần thì chẳng thấy đâu, người không cần thì
cứ vác mặt đến. - Thằng Chí đấy hả ? - Lè bè cũng vừa vừa thôi chứ ? - Tôi
không phải là cái kho. (nói rồi Bá móc trong túi sẵn 5 hào)
18. Bá Kiến (quăng tiền ra cho Chí Phèo) : Cầm lấy mà cút, đi đi cho rảnh.
Rồi làm mà ăn đi chứ, cứ báo người ta mãi à ?
19. Chí Phèo (trợn mắt, chỉ tay vào mặt cụ Bá) : Tao không đến đây để xin
năm hào của mày.
20. Bá Kiến (dịu giọng): Thôi,anh cầm lấy hộ đi... Tôi không còn hơn nữa
đâu .
21. Chí Phèo (vênh mặt, giọng kiêu ngạo): Tao đã bảo tao tới đây không
phải để xin tiền cơ mà ! 22. Bá Kiến : Giỏi…Mãi đến hôm nay tôi mới nghe
thấy anh không cần tiền. Thế thì anh cần gì ? 23. Chí Phèo (dõng dạc) : Tao
muốn làm người lương thiện.
24. Bá Kiến (cười) : Ồ... tưởng gì ! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ
nó nhờ.
25. Chí Phèo : Không, tao không thể là người lương thiện được nữa. Ai... ai
cho tao lương thiện ? Ai có thể xoá hết những vết mảnh chai trên khuôn mặt
này? -Tao không thể làm người lương thiện được nữa.Chỉ có một cách…
biết không!... Chỉ còn một cách là.. cái này! Biết không!... Chí Phèo rút dao
ra và đâm Bá Kiến chết rồi hắn cũng tự sát . Dân làng túm xụm nhao lên bàn
tán. -Trời có mắt đấy, anh em ạ! -Thằng nào chứ hai thằng ấy chết thì không
ai tiếc! Rõ thật bọn chúng giết nhau nào cần đến ngươi khác chứ. Bàn dân
thiên hạ bàn tán sôi nổi -Bọn đàn em: thàng mọt già ấy chết. anh em mình
12
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
nên ăn mừng lớn chứ -Người ngờ vực: Tre già măng mọc, thằng ấy chết thì
còn thằng khác, haizzzz, chả được lợi gì đâu.
26. Thị Nở: Sao có lúc nó hiền như đất…(vẻ mặt hồi tưởng) Nói dại, nếu
mình chửa, nó chết rồi, thì làm ăn thế nào ? (Đi nhìn về cái lò gạch cũ)
HẾT
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CÁC DIỄN VIÊN
Chí Phèo: Ngọc Sơn
Thị Nở:
Kiều Duyên
Bá Kiến: Chí Luân
Các nhân vật quần chúng
Người dẫn truyện: Mộng Loan
ĐỒ DÙNG CHO VỞ KỊCH
Phục trang: Chí Phèo: áo(nâu, chắp vá..), quần(dài, nâu hoặc đen)
Thị Nở: 1 áo bà ba, 1 yếm, 1 mảnh vải nâu 30-40, váy đụp (đen hoặc nâu)
1 Chén sành, 1 chai rượu, 1 quạt tay, 1 dao (tự làm nha), 5 hào (tiền cắc
hoặc ve), 1 cục gạch (tự sự)
Kịch bản nhóm 2: Con đường tha hóa của Chí Phèo :
KỊCH BẢN : QUÁ TRÌNH THA HÓA CỦA CHÍ PHÈO
Lời dẫn : Truyện ngắn Chí Phèo nguyên có lên là Cái lò gạch cũ. Là một
trong những truyện ngắn nỗi tiếng của Nam Cao .Đến tác phẩm này ông mới
khẳng định được tài năng của mình. Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi
VN hiện đại, một truyện ngắn có giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc và
mới mẻ, chứng tỏ trình độ nghệ thuật bậc thầy của một nhà văn lớn.
cảnh1: Chí phèo về làng ( trước khi về nhà bá Kiến )
1. dẫn chuyện : hắn vừa đi vừa chửi :bắt đầu hắn chửi trời
2. Chí Phèo :tổ cha cái ông trời , trời cao mà không có mắt.
3. Dẫn chuyện : có hề gì ? Trời có của riêng ai ? Rồi hắn chửi đời ?
4. Chí Phèo :đời gì như cái quần : cuộc sống giả tạo , người nhân đạo thì ít ,
quỷ ác thì nhiều , đời quá phiền vì mình quá hiền , nên mới như vầy
5. Dẫn chuyện : hắn thấy tức mình . Hắn chửi luôn tất cả làng Vũ Đại.
6. Chí Phèo : má chúng mày tất cả nhưng người ở làng Vũ Đại chết hết rồi à
mà không có ai ra chửi nhau với tao hết vậy
7. Rồi hắn tức quá hắn chửi luôn người mà đẻ ra hắn.
13
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
8. Chí Phèo : mẹ kiếp bà nào ăn chơi phủ phê rồi ra tao mà để tao khổ như
thế này
Cảnh 2: Chí Phèo ăn vạ ( Ở trước nhà Bá Kiến )
1 . Dẫn chuyện : Chí cầm chay rượu lê thê đi tới nhà Bá Kiến
1. Chí Phèo : Bá kiến nhà Bá Kiến đây rồi, Bá Kiến đâu mày ra đây cho ông,
ra đây ông gặp mày, nhờ phúc của mày ông về rồi đây. Ông sống chết với bố
con nhà mày, chó má tổ tông nhà mày, ông chửi hết, chúng mày chui ra
đây…
2. Bà cả : bà hai . Bà ba . Bà tư đâu ra đuổi cái thằng đầu đường xó chợ đấy
về cái
3. Bà hai : thôi thôi em không dám đâu nhìn mặt nó ghê ạ thôi bà ba ra đi
4. Bà ba : thôi tôi đang bận việc rồi chị ơi
5. Người dân : phen này ba con nhà Bá Kiến dám đi đâu nữa ...mồ mả tổ tiên
đến lộn lên mất ! Mà cũng phúc cho nhà nó hên là ông lí không có ở nhà.. có
thì vụ này cái nhau lớn rồi.
6. Lí Cường : Á à…. Cái thằng không cha không mẹ này, mày lôi thôi cái gì
đấy, mày có muốn lôi thôi nữa không, ông cho mày lôi thôi...( đấm Chí
Phèo)
7. Chí Phèo : Ối làng nước ơi … ối bà con ơi ... Thằng Lí Cường nó đánh
tôi..... Cha con nhà Bá Kiến đâm chết tôi... ối giời ôi …
8. Cả bốn bà : đúng rồi đánh cho nó chừa cái tội , đến nhà bà mà chửi bới à
… chết cha mày đi
9. Bá Kiến (đi vào) : Có việc gì mà đông thế này ?
10. Bá kiến : các bà đi vào nhà , đàn bà biết gì mà đứng ở đây ?
11. Bá kiến : cả cá ông , các bà nữa , về đi thôi chứ có gì mà xúm lại như thế
này
12. Ối giời ơi, anh Chí .... Sao nằm vật vưỡng thế kia.....Có chuyện gì nói tôi
nghe ?
13. Chí Phèo : Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày, tao mà chết bố con mày
sạt nghiệp, mà còn rủ tù chưa biết chừng.
14. Bá kiến : cái anh này nói mới hay … ai làm gì anh mà anh phải chết ?
Đời người chứ có phải là con ngóe đâu ? lại say rồi phải không … mà anh về
bao giờ thế .. sao không vào nhà tôi chơi ? Đi đi vào nhà tôi uống nước . Có
cái gì nói chuyện tử tế với nhau . Cần gì mà phải làm thanh động lên như thế
, người ngoài biết đều mang tiến cả không hay.
15. Bá Kiến (cười nhạt): Lí Cường biết tội mày chưa ? Ai lại chọc giận anh
Chí Phèo như thế ? Mau bảo người nhà đun nước rồi mời anh Chí vào... Mau
lên ! - Còn các ông, các bà nữa về đi thôi... - Anh Chí... Anh về bao giờ mà
không qua nhà tôi chơi, thôi anh dậy đi rồi mình vào nhà uống nước... Có gì
14
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
ta nói chuyện tử tế với nhau chứ, tôi biết cái thằng Lí Cường nó hỗn với
anh... Ai chứ anh với nó có họ cả đấy...(Bá Kiến đỡ Chí Phèo)
Cảnh 3 : Chí Phèo gặp Thị Nở ( Thị Nở đi xách nước)
16. Thị Nở : Ối giời ơi, từ sáng đến giờ mới có bát cơm nguội với hai quả
chuối vào bụng, thế mà phải đi xách nước, mà cái bà cô, “già rồi” mà cứ
ham tắm nhiều thế mà có trẻ được tí nào đâu - Ra bờ sông - Ô... đứa nào ở
dưới sông thế nhỉ ?...Thôi đúng rồi... đúng là Nở rồi ! Sao hôm nay, mình lại
xinh thế nhỉ ? Môi thì đỏ tựa mào gà, mắt đen lay láy như là hòn than... Hơ
(buồn ngủ) ... Ình cái đã (nằm dưới bụi chuối)
17. Chí Phèo uống rượu một mình dưới ánh trăng, hắn vừa đi vừa chửi : Anh
hùng làng này cốc thằng nào bằng ông. Bây giờ ông có tiền, ông có đất,…
Thằng nào làm gì được ông, haha…
Chí phèo thấy Thị Nở.
18. Chí Phèo : Cái gì mà lù lù một đống thế này ? haha… Thì ra là con Nở !
Chết mày với ông haha ... Con Nở cũng xinh phết ... Ông thơm một miếng !
19. Thị Nở : Ô ! Cái gì mà thích thế nhỉ ? - A.... thì ra là thằng Chí Phèo.
Mày làm gì bà thế ? Bà... bà la làng lên bây giờ…
20. Chí Phèo : Thế mày la làng đi... Ối làng nước ơi, ối làng nước ơi... (Thị
Nở bịt miệng Chí Phèo)
21. Chí Phèo : Nở ...
22. Thị Nở (e ngại) : Rồi ... Chí ... Gớm cả ... (bước ra sau bụi chuối)
23. Chí Phèo (theo sau) : hihi … Nở.... Nở ơi là Nở...
Cảnh 4 : Tại lò gạch cũ ( Chí Phèo tỉnh dậy ... Thị Nở đi vào, tay bưng bát
cháo hành đưa Chí Phèo.)
24. Thị Nở (thổi) : Chí ... Chí ăn đi... (Chí Phèo ăn cháo). Ăn từ từ thôi kẻo
bỏng mồm !
25. Chí phèo : Giá mà cứ thế này mãi thì thích nhỉ ? - Hay mình sang đây ở
với tớ một nhà cho vui... Này, đằng ấy còn nhớ gì đêm qua không ?
26. Thị Nở : Nỡm ạ...
27. Chí Phèo : Nở … Nở … Nở
Cảnh 5 : Thị nở về gặp bà cô, Chí phèo đợi Thị Nở và chia Tay
28. Chí Phèo : Mẹ cha con Nở... Đi đâu mà giờ này chưa về ? (Thị Nở đùng
đùng bước vào)
29. Chí Phèo : Thế mày đi đâu giờ này mới về ?
30. Thi Nở : Ớ...tôi làm gì mà anh chửi ? Thế chuyện gì mà chửi tôi ?
31. Chí Phèo : haha
32. Thị Nở : A…aaa... Lại còn cười… Anh nhạo tôi đấy hử ? Trời ơi là trời!
Tôi điên lên mất thôi. Bà cô tôi nói tôi mà lấy cái đứa như anh thì nhục cho
cha ông nhà tôi lắm ! Ngoài ba mươi tuổi, ai mà còn đi lấy chồng; mà còn đi
15
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
lấy cái thằng không cha không mẹ, chẳng được cái gì ngoài ăn vạ ! Từ nay
tôi với anh không còn quan hệ gì nữa …
33. Chí Phèo (chạy theo) : Nở…Nở...
Thị Nở hất tay Chí Phèo ngã.
34. Chí Phèo : Ối làng nước ơi …
VỚI SỰ THAM GIA CỦA CÁC DIỄN VIÊN
Chí Phèo: Ngọc Linh
Thị Nở:
Quỳnh Chi
Bá Kiến: Trọng Phú
Các nhân vật quần chúng :
Người dẫn truyện: Mộng Loan
- Trang phục cho Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến…
1 Chén sành, 1 chai rượu, 1 quạt tay, 1 dao (tự làm nha), 5 hào (tiền cắc hoặc
ve), 1 cục gạch (tự sự)
b. Một số hình ảnh của buổi hoạt động ngoại khóa:
16
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
17
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
18
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
19
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
20
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
c. Phiếu trắc nghiệm độ hứng thú của học sinh với hoạt động ngoại
khóa:
Yêu thích ngoại khóa
Cần thiết
Không có ý kiến
75%
85 %
5%
d. Bản thu hoạch, báo cáo của học sinh sau hoạt động ngoại khóa.
Đề: Dựa vào hoạt động ngoại khóa mà anh ( chị) đã được tham gia về tác
phẩm Chí Phèo , hãy trình bày suy nghĩ về các vấn đề:
* Vai trò của hoạt động ngoại khóa trong cái tiết học Văn
* Thông qua hoạt động ngoại khóa, em thu nhận được điều gì về tác phẩm
Chí Phèo?
Nêu cảm nhận của bản thân.
Bản báo cáo của nhóm 1:
Báo cáo thu hoạch hoạt động ngoại khóa của nhóm 1
Sau khi chuẩn bị và thực hiện hoạt động ngoại khóa với tác phẩm Chí Phèo ,
nhóm em đã thu hoạch được những kết quả như sau:
a. Về kiến thức:
- Chúng em hiểu hơn về tác phẩm Chí Phèo, hiểu hơn về cuộc sống đường
cùng của người nông dân trước cách mạng tháng Tám.
- Niềm tin vào nhân cách và bản tính tốt đẹp của con người dù bị đẩy vào
con đường cùng, con đường tha hóa.
b. Về kĩ năng:
- Được rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản ( chuyển từ truyện ngắn sang kích
nói)
- Hoạt động thảo luận, trao đổi nhóm, góp ý kiến cùng nhau.
- Kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng trình diễn trước đám đông.
- Có kế hoạch chuẩn bị cho công việc.
c. Những đề xuất:
- Giáo viên cần tạo điều kiện cho học sinh có nhiều tiết thực hiện ngoại khó
để học sinh có cơ hội được thể hiện bản thân, rèn luyện các kĩ năng.
- Tổ chuyên môn cần có hoạt động ngoại khóa giữa các khối lớp để cho các
lớp có cơ hội giao lưu, học hỏi cùng nhau.
Thay mặt nhóm – Nhóm trưởng
Lã Mộng Loan
Bản báo cáo thu hoạch hoạt động ngoại khóa của nhóm 2
Sau khi tham gia thực hiện hoạt động ngoại khóa tác phẩm Chí Phèo , nhóm
em đã thu hoạch được một số hiệu quả như sau:
a.Về kiến thức:
21
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
- Nhóm đã có điều kiện để tiếp cận sâu hơn về tác phẩm Chí Phèo, nắm rõ
hơn nỗi thống khổ của người dân ở nông thôn Việt Nam trước cách mạng
tháng Tám.
- Thông qua tác phẩm, củng cố niềm tin vào bản chất lương thiện tốt đẹp của
con người dù họ bị đày xuống tận cùng của sự than hóa, lưu manh.
b. Về kĩ năng:
- Tèn luyện được kĩ năng tạo lập văn bản theo yêu cầu của giáo viên, chuyển
thể từ tác phẩm truyện ngắn sang kịch nói.
- Kĩ năng xử lí tình huống trong tác phẩm và thực tế.
- Kĩ năng cảm nhận, tiếp cận tác phẩm theo các định hướng khác nhau.
- Kĩ năng thảo luận nhóm, góp ý trao đổi giữa các thành viên.
c. Đề xuất:
- Nên có nhiều tiết hoạt động ngoại khóa để các bạn có cơ hội được thể hiện
mình,
- Cần tổ chức các hoạt độngngoại khóa để giao lưu giữa các lơp, các khối
góp phần nâng cao sự hứng thú môn Văn tránh tình trạng nhàm chán trong
các tiết học như đọc chép.
Thay mặt nhóm 2
Nguyễn Thị Hiền Thảo
IV. Một số kinh nghiệm rút ra:
1. Bài học kinh nghiệm:
- GV giảng dạy Ngữ văn ngoài việc phải không ngừng tự học để nâng cao
chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức lí luận, kiến thức từ thực tế đời sống, còn
cần phải nghiên cứu thêm về nghệ thuật sư phạm, tìm tòi các biện pháp gây
hứng thú học tập, tạo một không khí học tập vui vẻ, thoải mái giúp HS ngày
càng yêu thích bộ môn Ngữ văn, giúp việc dạy học đạt kết quả cao.
- Bên cạnh đó, phải thường xuyên học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, tìm
các thông tin mới, hấp dẫn trên mạng internet làm cho các tiết học sinh
động, lượng thông tin HS thu được nhiều.
22
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
- GV cũng luôn phải cập nhật, tự bồi dưỡng những phương pháp dạy học
tích cực, vận dụng linh hoạt trong từng tiết dạy để tạo sự hứng thú cho các
em, không nên thuyết giảng nhiều mà cần để HS là người chủ động, tích cực
tìm ra kiến thức.
- GV cũng cần có sự hiểu biết về tâm lí lứa tuổi HS, biết khuyến khích động
viên kịp thời, biết gần gũi tìm hiểu nguyên do khi các em có biểu hiện tiêu
cực, biết nghiêm khắc phê bình những biểu hiện chây lười của HS...
Theo tôi, dù áp dụng bất kì phương pháp dạy học nào, biện pháp gây hứng
thú nào cho HS thì điều cốt yếu để có một giờ học tốt, GV nhất định phải có
đủ tài, đủ đức, có cái tâm của một người thầy thì chắc chắn sẽ được HS kính
trọng, tin yêu, tâm phục khẩu phục. Chính điều đó sẽ tạo cho các em một
tâm thế học tập tốt nhất, có hứng thú nhất.
- Riêng tác phẩm Chí Phèo, sau khi tham gia hoạt động ngoại khóa ,các em
thực sự yêu thích tác phẩm này nên những bài kiểm tra về Chí Phèo, học
sinh làm bài rất hiệu quả, tiết học sôi nổi, tích cực. Học sinh thực sự tìm thấy
niềm hứng thú.
Và tiết học về Chí Phèo được đáng giá kết quả cao ở tổ chuyên môn.
2. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
Ở bất cứ môn học nào, để có được kết quả học tập tốt nhất thì trước hết
người học phải thực sự yêu thích, có hứng thú với bộ môn đó. Chính vì thế
biện pháp tôi đưa ra trong sáng kiến kinh nghiệm này cần thiết và đúng đắn
góp phần nâng cao hứng thú của HS trong mỗi giờ học Đọc văn, góp phần
nâng cao chất lượng bộ môn Ngữ văn.
Mặt khác, hoạt động ngoại khóa đang chưa được chú trọng ở trong các
trường THPT, chưa thực sự được tận dụng để khai thác hết ưu thế của
phương pháp, vậy nên cần được phổ biến rộng rãi trong các tiết học tự chọn
hoặc ngoại khóa để học sinh có cơ hội thể hiện mình.
23
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
3. Khả năng ứng dụng và triển khai
Phương pháp hoạt động ngoại khóa không quá khó thực hiện, cũng không
cần các phương tiện dạy học quá hiện đại mà các nhà trường hiện nay không
thể đáp ứng được, do vậy các đồng nghiệp có thể dễ dàng áp dụng. Tôi
mong nhận sự góp ý của lãnh đạo, đồng nghiệp để SKKN của tôi được hoàn
thiện, đầy đủ, hiệu quả hơn.
V. Những kiến nghị đề xuất
* Đối với Trường:
- Thường xuyên tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm giảng dạy lẫn nhau,
nhất là phương pháp giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa.
- Cần đầu tư thêm tài liệu tham khảo về môn Văn, máy tính, đầu chiếu để
GV và HS dễ dàng tiếp cận với tri thức mới.
- Nhà trường cũng cần tuyên truyền cho HS hiểu tầm quan trọng của tất cả
các môn học, tránh tình trạng học lệch. Có như vậy, HS mới chăm chỉ, cố
gắng trong tất cả các môn, có hứng thú học tập thật sự.
- Cần đặt một số tờ bào chuyên ngành để cả giáo viên và học sinh có cơ hội
tiếp cận với phương pháp và những kiến thức mới được cập nhật. Đồng thời
cũng tạo cơ hội cho học sinh được thể hiện khả năng của mình như gửi bài
cho một số tờ báo kích thích sự hứng thú cho học sinh.
* Đối với tổ chuyên môn:
- Thay đổi hình thức họp chuyên môn, bên cạnh dự giờ, góp ý, rút kinh
nghiệm, còn nên tổ chức các hội thảo với những chuyên đề cụ thể, thiết thực.
Bên cạnh đó, tổ nên thực hiện các hoạt động ngoại khóa giữa các khối, các
lớp để học sinh có cơ hội được giao lưu , học hỏi và khẳng định mình. Đặc
biệt là chương trình lớ 10, lớp 11 có nhiều bài, nhiều mảng kiến thức có thể
sử dụng hoạt động ngoại khóa sẽ làm phong phú, đa dạng tiết học,làm cho
học sinh sẽ hứng thú hơn nhiều với môn Văn.
24
Sáng kiến kinh nghiệm
GV: Nguyễn Thị Ngọc Hồng
- Phối hợp với Đoàn trường tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa sinh
động, hấp dẫn, đa dạng nhằm gây hứng thú cho HS đối với bộ môn Ngữ văn
như tổ chức các cuộc thi Người hùng biện giỏi, bình luận viên giỏi hoặc
người dẫn chương trình giỏi… để tạo cơ hội cho học sinh có cơ hội được thể
hiện khả năng của bản thân cũng như rèn luyện các kĩ năng trước đám đông.
PHẦN PHỤ LỤC
1. Ngữ Văn 11 tập 2. NXB giáo dục.
2. Chuẩn kiến thức, kĩ năng ngữ văn lớp 11. nxb giáo dục
3. Nam Cao. Nxb giáo dục.2003
4. Hoạt động ngoại khóa môn Văn ở nhà trường THPT. Luận văn tiến sĩ.
5. Thiết kế bài giảng tác phẩm Chí Phèo. Phan Trọng Luận. nxb giáo dục.2005
25