Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Ứng dụng tin học phục vụ công tác thống kê,kiểm kê đất đai trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng – Thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.66 MB, 87 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập tại trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội cũng như quá trình thực hiện đề tài em đã nhận được sự giúp
đỡ, chỉ bảo nhiệt tình của rất nhiều các tập thể và cá nhân. Xuất phát từ lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ
quý báu đó!
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Tài
nguyên và Môi trường Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý đất đai, các thầy
cô giáo đã giảng dạy, hướng dẫn em trong suốt quá trình em học tập tại
trường. Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo Th.S
Đặng Thanh Tùng đã giúp đỡ tận tình và trực tiếp hướng dẫn em trong suốt
thời gian em thực hiện đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận Hai
Bà Trưng đã tạo điều kiện cho em hoàn thành tốt trong thời gian thực tập tốt
nghiệp.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên,
giúp đỡ em trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài.
Với quỹ thời gian có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và
các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin kính chúc các thầy, cô giáo và các bạn mạnh khỏe, hạnh phúc!
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hằng


MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH




PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là một loại tài sản đặc biệt – có giới hạn, có vị trí cố định, và có
giá trị không thể thay thế. Không có đất thì không thể có sản xuất, cũng như
không có sự tồn tại của con người. Như khẳng định của Mác: “ Lao động
không phải là nguồn duy nhất sinh ra của cải vật chất và giá trị tiêu thụ - như
William Petti đã nói – lao động chỉ là cha của của cải vật chất, còn đất là mẹ.”
Hiện nay việc quản lý và sử dụng đất của các tổ chức chưa chặt chẽ, hiệu
quả thấp, còn để xảy ra nhiều tiêu cực như sử dụng không đúng diện tích,
không đúng mục đích, không sử dụng, để bị lấn chiếm, cho mượn, cho thuê
trái phép, chuyển nhượng trái pháp luật, hủy hoại đất.Năm 1998, Tổng cục
Địa chính (nay thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã xây dựng dự án khả
thi xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên đất. Ứng dụng tin học vào
công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai là một việc làm rất quan trọng và cần
thiết. Đây là biện pháp tốt nhằm thay thế những thủ tục thủ công, rườm rà
bằng biện pháp nhanh gọn cho kết quả chính xác, hiệu quả cao, góp phần
quản lý chặt chẽ hơn quỹ đất của Nhà nước.
Với mong muốn đem kiến thức đã được học ứng dụng vào thực tế, góp
phần vào công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai hiện đại, đáp ứng yêu cầu
ngày càng cao của công tác quản lý đất đai. Cùng với sự phân công của khoa
Tài nguyên và Môi trưòng - trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo ThS. Đặng Thanh Tùng - khoa
Quản lý đất đai, được sự tiếp nhận và giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi
trường Quận Hai Bà Trưng, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng tin
học phục vụ công tác thống kê,kiểm kê đất đai trên địa bàn Quận Hai Bà
Trưng – Thành phố Hà Nội”.

1



1.2 Mục đích, yêu cầu của đề tài nghiên cứu
1.2.1 Mục đích
- Tìm hiểu, nghiên cứu và khai thác ứng dụng của tin học phục vụ công
tác thống kê, kiểm kê đất đai trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng – Thành phố
Hà Nội
- Quản lý và sử dụng đất của các đối tượng sử dụng đất một cách chặt
chẽ, hiệu quả cao, tránh xảy ra nhiều tiêu cực.
1.2.2 Yêu cầu
- Dữ liệu không gian và thuộc tính thu thập có tính năng liên kết tốt
- Hệ thống thông tin đảm bảo tốt chức năng tra cứu, sự trao đổi với các
hệ thống thông tin khác.
- Hệ thống thông tin sử dụng đơn giản, thuận tiện, dễ dàng nhưng khoa
học.
- Hệ thống thông thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai đảm bảo được đưa vào
thực tiễn, phục vụ tốt cho công tác kiểm kê đất đai của các tổ chức trên địa
bàn huyện.

2


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về nội dung thống kê, kiểm kê đất đai
Nội dung thống kê, kiểm kê đất đai ở nước ta theo quy định của Luật
Đất đai 2013, được Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể tại Thông
tư số 28/2014/TT- BTNMT ngày 02/06/2014, Chỉ thị 21/CT-TTg ngày
01/08/2014 bao gồm:
- Thu thập số liệu về diện tích đất đai theo mục đích sử dụng và theo đối
tượng sử dụng trên địa bàn từng đơn vị hành chính.

- Xử lý, tổng hợp, phân tích các số liệu thu thập được để rút ra kết luận
đánh giá về tình hình hiện trạng sử dụng đất, tình hình và nguyên nhân biến
động đất đai giữa các kỳ thống kê, kiểm kê đất đai; đề xuất kiến nghị các biện
pháp, chính sách quản lý sử dụng đất đai cho phù hợp với thực tiễn.
- Lập báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai.
- Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất để thể hiện hiện trạng sử dụng đất
vào các mục đích tại thời điểm kiểm kê đất đai.
2.1.1 Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai
- Đánh giá hiện trạng sử dụng đất và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất; làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất.
- Làm tài liệu điều tra cơ bản về tài nguyên đất phục vụ cho việc xây
dựng và đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của cả nước, của các ngành, các địa
phương; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm và
hàng năm của Nhà nước.
- Đề xuất việc điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.
- Công bố số liệu về đất đai trong niên giám thống kê quốc gia; phục vụ
nhu cầu sử dụng dữ liệu về đất đai cho quản lý nhà nước, hoạt động kinh tế 3


xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và các
nhu cầu khác của cộng đồng.
2.1.2 Nguyên tắc thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện
trạng sử dụng đất
- Diện tích đất trong các biểu thống kê, kiểm kê đất đai được xác định
theo mục đích hiện trạng đang sử dụng. Trường hợp đất đã có quyết định giao
đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất hoặc đã đăng ký chuyển mục
đích sử dụng đất nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo
mục đích mới thì thống kê, kiểm kê theo mục đích sử dụng đất mà Nhà nước

đã giao, đã cho thuê, đã cho phép chuyển mục đích sử dụng hoặc đã đăng ký
chuyển mục đích sử dụng đất; đồng thời thống kê, kiểm kê riêng diện tích đã
có quyết định giao đất, cho thuê đất, đã được phép chuyển mục đích sử dụng
đất hoặc đã đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa sử dụng đất
theo mục đích mới đó.
- Trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục đích đã được ghi trên hồ
sơ địa chính thì ngoài việc kiểm kê theo mục đích sử dụng chính còn được
kiểm kê theo các mục đích phụ (vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản và sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp).
- Số liệu thống kê đất đai của cấp xã được thu thập, tổng hợp trực tiếp từ
hồ sơ địa chính; trường hợp chưa có hồ sơ địa chính thì thu thập, tổng hợp từ
các hồ sơ giao đất hoặc cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết
tranh chấp đất đai và các hồ sơ khác có liên quan trên địa bàn.
Số liệu kiểm kê đất đai của cấp xã được thu thập, tổng hợp trực tiếp từ
thực địa, có đối chiếu với hồ sơ địa chính, hồ sơ giao đất hoặc cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, giải quyết tranh chấp đất đai và các hồ sơ khác
có liên quan trên địa bàn.

4


- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện, cấp tỉnh và cả nước
được tổng hợp từ số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các đơn vị hành chính
trực thuộc; số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các vùng địa lý tự nhiên kinh tế được tổng hợp từ số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các tỉnh thuộc
vùng địa lý tự nhiên - kinh tế đó.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã được lập trên cơ sở bản đồ địa
chính, bản đồ địa chính cơ sở có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất
đai; trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì sử dụng ảnh chụp từ máy bay
hoặc ảnh vệ tinh có độ phân giải cao được nắn chỉnh thành sản phẩm ảnh trực
giao hoặc bản đồ giải thửa có đối soát với thực địa và số liệu kiểm kê đất đai

để lập bản đồ hiện trạng; trường hợp không có các loại bản đồ trên thì sử
dụng bản đồ hiện trạng sử dụng đất kỳ trước có đối soát với thực địa và số
liệu kiểm kê đất đai.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cấp huyện và cấp tỉnh được lập trên
cơ sở tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các đơn vị hành chính
trực thuộc; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của vùng địa lý tự nhiên - kinh tế
được lập trên cơ sở tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các tỉnh
thuộc vùng địa lý tự nhiên - kinh tế đó; bản đồ hiện trạng sử dụng đất của cả
nước được lập trên cơ sở tổng hợp từ bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các
vùng địa lý tự nhiên - kinh tế.
- Tổng diện tích các loại đất thống kê, kiểm kê đất đai phải bằng tổng
diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính; trường hợp tổng diện tích tự nhiên
của kỳ thống kê, kiểm kê khác với diện tích tự nhiên đã công bố thì phải giải
trình rõ nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết.
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai phải phản ảnh đầy đủ tình trạng sử
dụng đất thể hiện trong hồ sơ địa chính và hiện trạng sử dụng; diện tích đất

5


đai không được tính trùng, không được bỏ sót trong số liệu thống kê, kiểm kê
đất đai
2.1.3 Tổng hợp số liệu trong thống kê, kiểm kê đất đai
- Số liệu thu thập trong thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã được xử lý,
tổng hợp và ghi hoặc in trên các mẫu biểu quy định (gọi chung là số liệu trên
giấy).
- Số liệu tổng hợp trong thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã được
chuyển lên cấp huyện để nhập liệu vào máy tính điện tử (gọi là số liệu dạng
số) để tổng hợp thành số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện.
- Số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện được chuyển lên cấp

tỉnh để tổng hợp thành số liệu thống kê, kiểm kê đất đai cấp tỉnh; số liệu
thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh được chuyển về Bộ Tài nguyên và Môi
trường để tổng hợp thành số liệu thống kê, kiểm kê đất đai của các vùng địa lý
tự nhiên - kinh tế và cả nước.
- Số liệu tổng hợp trong thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện, cấp
tỉnh, các vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và cả nước được tính toán trên máy
tính điện tử bằng phần mềm thống nhất; được in ra trên giấy theo các mẫu
biểu quy định.
2.1.4 Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
2.1.4.1 Kết quả thống kê đất đai của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý
tự nhiên - kinh tế và cả nước gồm
a) Biểu số liệu thống kê đất đai;
b) Báo cáo kết quả thống kê đất đai.
2.1.4.2 Kết quả kiểm kê đất đai của cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh, vùng địa lý
tự nhiên - kinh tế và cả nước bao gồm
a) Biểu số liệu kiểm kê đất đai;
b) Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai;
6


c) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.1.4.3 Nội dung báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
a) Báo cáo kết quả thống kê đất đai bao gồm các nội dung sau:
- Tình hình tổ chức thực hiện, phương pháp thu thập số liệu thống kê đất
đai, nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã, độ tin cậy của số liệu thu thập và số
liệu tổng hợp, các thông tin khác có liên quan đến số liệu;
- Thuyết minh kết quả thống kê đất đai gồm việc đánh giá hiện trạng sử
dụng đất; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động
về sử dụng đất từ kỳ thống kê gần nhất và từ kỳ kiểm kê gần nhất đến kỳ
thống kê này; tình hình tranh chấp địa giới hành chính và số liệu thống kê đối

với phần diện tích đất đang tranh chấp (nếu có); kiến nghị biện pháp tăng
cường quản lý sử dụng đất đai.
b) Báo cáo kết quả kiểm kê đất đai bao gồm các nội dung sau:
- Tình hình tổ chức thực hiện, phương pháp thu thập số liệu kiểm kê đất
đai, nguồn gốc số liệu thu thập tại cấp xã, độ tin cậy của số liệu thu thập và số
liệu tổng hợp, các thông tin khác có liên quan đến số liệu; phân tích sự khác
nhau giữa số liệu trong hồ sơ địa chính và số liệu thu thập trên thực địa;
nguồn tài liệu và phương pháp xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thuyết minh kết quả kiểm kê đất đai gồm đánh giá hiện trạng sử dụng
đất; đánh giá tình hình biến động và phân tích nguyên nhân biến động về sử
dụng đất từ kỳ kiểm kê của mười năm trước và kỳ kiểm kê của năm năm
trước đến kỳ kiểm kê này; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch chuyển mục
đích sử dụng đất giữa các kỳ kiểm kê; tình hình tranh chấp địa giới hành
chính và số liệu kiểm kê đối với phần diện tích đất đang tranh chấp (nếu có);
kiến nghị biện pháp tăng cường quản lý sử dụng đất đai.

7


2.1.5 Lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của xã được lưu tại Uỷ ban nhân dân
xã và Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi
trường.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai in trên giấy của cấp huyện được lưu
tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp và Văn phòng đăng ký
quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; kết quả thống kê,
kiểm kê đất đai dạng số của cấp huyện được lưu tại Văn phòng đăng ký quyền
sử dụng đất cùng cấp, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh được lưu tại Văn phòng

đăng ký quyền sử dụng đất cùng cấp và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của các vùng địa lý tự nhiên - kinh
tế và cả nước được lưu tại Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Việc quản lý và cung cấp dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ
hiện trạng sử dụng đất được thực hiện như quy định về quản lý và cung cấp
dữ liệu hồ sơ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2.1.6 Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp xã được lập trên giấy và
dạng số (nếu có) thành hai bộ; một bộ lưu tại Uỷ ban nhân dân cấp xã và một
bộ gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp huyện được lập trên giấy và
dạng số thành hai bộ; một bộ lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường và một bộ gửi lên Uỷ ban nhân dân
cấp tỉnh. Bộ kết quả gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải kèm theo số liệu
thống kê, kiểm kê đất đai dạng số của các đơn vị hành chính cấp xã trực
thuộc.
8


- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của cấp tỉnh được lập trên giấy và
dạng số thành hai bộ; một bộ lưu tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và một bộ gửi lên Bộ Tài nguyên và Môi
trường. Bộ kết quả gửi lên Bộ Tài nguyên và Môi trường phải kèm theo số
liệu và bản đồ hiện trạng dạng số của các đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện
trực thuộc.
- Kết quả thống kê, kiểm kê đất đai của vùng địa lý tự nhiên - kinh tế và
cả nước được lập trên giấy và dạng số thành ba bộ; một bộ lưu tại Bộ Tài
nguyên và Môi trường, một bộ gửi Tổng cục Thống kê, một bộ báo cáo
Chính phủ.
2.1.7 Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai

2.1.7.1 Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đất
Chỉ tiêu loại đất thống kê, kiểm kê được phân loại theo mục đích sử
dụng đất và được phân chia từ khái quát đến chi tiết theo quy định như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp, bao gồm:
a) Đất sản xuất nông nghiệp gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng
cây lâu năm;
Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: Đất trồng lúa (gồm đất
chuyên trồng lúa nước, đất trồng lúa nước còn lại và đất trồng lúa nương); đất
trồng cây hàng năm khác (gồm đất bằng trồng cây hàng năm khác và đất
nương rẫy trồng cây hàng năm khác).
b) Đất lâm nghiệp gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng
đặc dụng;
c) Đất nuôi trồng thủy sản;
d) Đất làm muối;
đ) Đất nông nghiệp khác.
2. Nhóm đất phi nông nghiệp, bao gồm:
9


a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất quốc phòng;
d) Đất an ninh;
đ) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ
chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa; đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã
hội; đất xây dựng cơ sở y tế; đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo; đất xây
dựng cơ sở thể dục thể thao; đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ; đất
xây dựng cơ sở ngoại giao và đất xây dựng công trình sự nghiệp khác;
e) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp;
đất cụm công nghiệp; đất khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản

xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật
liệu xây dựng, làm đồ gốm;
g) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông; đất thủy
lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa; đất danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt
cộng đồng; đất khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất
công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải; đất
công trình công cộng khác;
h) Đất cơ sở tôn giáo;
i) Đất cơ sở tín ngưỡng;
k) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
l) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối;
m) Đất có mặt nước chuyên dùng;
n) Đất phi nông nghiệp khác.
3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm đất bằng chưa sử dụng; đất đồi núi chưa
sử dụng; núi đá không có rừng cây.

10


Như vậy, đất được chia thành 03 nhóm chính: Nhóm đất nông nghiệp;
Nhóm đất phi nông nghiệp; Nhóm đất chưa sử dụng . Trong mỗi nhóm được
chia theo các mục đích sử dụng, trong mỗi mục đích sử dụng được phân thành
các lớp cụ thể.
2.1.7.2 Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng sử dụng đất, loại
đối tượng được Nhà nước giao quản lý đất
1. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng sử dụng đất bao
gồm:
a) Hộ gia đình, cá nhân trong nước;
b) Tổ chức trong nước gồm:
- Tổ chức kinh tế gồm các doanh nghiệp và các hợp tác xã;

- Cơ quan, đơn vị của Nhà nước gồm cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban
nhân dân cấp xã); tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị quốc
phòng, an ninh;
- Tổ chức sự nghiệp công lập gồm các đơn vị sự nghiệp do cơ quan có
thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành
lập, có chức năng thực hiện các hoạt động dịch vụ công theo quy định của
pháp luật;
- Tổ chức khác gồm tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
khác (không phải là cơ quan, đơn vị của Nhà nước, tổ chức sự nghiệp công
lập, tổ chức kinh tế);
c) Tổ chức nước ngoài gồm:
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà
đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp
luật về đầu tư;

11


- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện
ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức
năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ
chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại
diện của tổ chức liên chính phủ;
d) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài gồm người Việt Nam định cư
ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở; doanh
nghiệp của người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên
doanh giữa người Việt Nam định cư ở nước ngoài với tổ chức kinh tế, cá nhân
trong nước hoặc doanh nghiệp người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận
góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức, cá nhân trong nước sử dụng đất

để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam;
đ) Cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo gồm:
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng
địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương
tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ được Nhà nước giao
đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử
dụng đất để sử dụng nhằm bảo tồn bản sắc dân tộc, như đất làm đình, đền,
miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh
đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của
tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo.
2. Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai về loại đối tượng được Nhà nước
giao quản lý đất bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao quản lý đất gồm các
loại: Đất chưa giao, chưa cho thuê sử dụng; đất xây dựng các công trình công
cộng do Ủy ban nhân dân cấp xã trực tiếp quản lý (công trình giao thông nông
12


thôn, thủy lợi nội đồng; quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm của cấp xã);
đất sông, suối trong nội bộ xã; đất mặt nước chuyên dùng không có người sử
dụng; đất nông nghiệp do Nhà nước thu hồi ở khu vực nông thôn trong các
trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 64, các Điểm a, b, c và d tại Khoản 1
Điều 65 của Luật Đất đai;
b) Tổ chức phát triển quỹ đất được Nhà nước giao quản lý đất do Nhà
nước thu hồi theo quy định của pháp luật đất đai;
c) Cộng đồng dân cư và tổ chức khác được Nhà nước giao quản lý đất
bao gồm:
- Cộng đồng dân cư được Nhà nước giao quản lý đối với đất lâm nghiệp
để bảo vệ, phát triển rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

- Tổ chức được Nhà nước giao quản lý đối với đất có công trình công
cộng gồm đường giao thông, cầu, cống từ liên xã trở lên; đường giao, hệ
thống thoát nước, đất có mặt nước chuyên dùng trong đô thị; hệ thống công
trình thủy lợi, đê, đập, sông, suối liên xã trở lên; quảng trường, tượng đài, bia
tưởng niệm do các cấp huyện, tỉnh quản lý; các đảo chưa có người ở; tổ chức
được Nhà nước giao đất để thực hiện dự án đầu tư theo hình thức xây dựng chuyển giao (BT).
2.1.7.3 Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê đất đai theo khu vực tổng hợp
1. Đất khu dân cư nông thôn: Gồm các loại đất thuộc khu vực được xác
định sử dụng chủ yếu để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công cộng
phục vụ đời sống, sinh hoạt của người dân; đất vườn, ao gắn liền với nhà ở và
các loại đất khác thuộc phạm vi ranh giới khu dân cư nông thôn trong địa giới
hành chính các xã, trừ khu đô thị mới trong trường hợp quy định tại Khoản 2
Điều này.
Ranh giới của khu dân cư nông thôn được xác định theo quy hoạch sử
dụng đất hoặc quy hoạch xây dựng khu dân cư nông thôn đã được cơ quan có
13


thẩm quyền phê duyệt; trường hợp khu dân cư nông thôn chưa có quy hoạch
được duyệt thì xác định theo ranh giới của thửa đất có nhà ở ngoài cùng của
thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, các điểm dân cư tương tự hiện có.
Đối với trường hợp dân cư sinh sống dọc theo kênh, mương, đường giao
thông hoặc dân cư ở riêng lẻ ở nơi chưa có quy hoạch hoặc nằm ngoài phạm
vi quy hoạch khu dân cư nông thôn được duyệt thì chỉ thống kê diện tích thửa
đất có nhà ở và vườn, ao gắn liền với nhà ở; trường hợp không xác định được
phạm vi ranh giới phần đất ở và vườn, ao gắn liền thì chỉ thống kê diện tích
đất ở đã được công nhận, trường hợp thửa đất chưa được cấp giấy chứng nhận
về quyền sử dụng đất thì diện tích đất ở được xác định tạm thời bằng hạn mức
giao đất ở mới do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
2. Đất đô thị: Gồm các loại đất được xác định thuộc phạm vi địa giới

hành chính các phường, thị trấn; các khu đô thị mới đã hình thành trên thực tế
thuộc phạm vi quy hoạch phát triển của các quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Đất khu công nghệ cao: Gồm các loại đất thuộc khu công nghệ cao
được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để sử dụng cho các
mục đích phục vụ sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghệ cao, nghiên cứu
và ứng dụng công nghệ cao và đào tạo nhân lực công nghệ cao.
4. Đất khu kinh tế: Gồm các loại đất thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa
khẩu được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ để sử dụng
cho các mục đích xây dựng các khu phi thuế quan, khu báo thuế, khu chế
xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lịch, khu đô thị, khu dân cư, khu
hành chính và các khu chức năng khác phù hợp với đặc điểm của từng khu
kinh tế.
5. Đất khu bảo tồn thiên nhiên: Được xác định sử dụng vào các mục đích
theo quy định của Luật Đất đai và đồng thời để bảo tồn thiên nhiên và đa
14


dạng sinh học; khu bảo tồn thiên nhiên đã được xác lập theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ bao gồm vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu
bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan.
6. Đất cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học: Được xác định sử dụng cho mục
đích chăm sóc, nuôi dưỡng, cứu hộ, nhân giống loài hoang dã, cây trồng, vật
nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và
mẫu vật di truyền phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
7. Đất có mặt nước ven biển: Là khu vực đất có mặt nước biển ngoài
đường mép nước triều kiệt trung bình trong nhiều năm, không thuộc địa giới
của các đơn vị hành chính cấp tỉnh và đang được sử dụng vào các mục đích,
bao gồm các loại: đất mặt nước ven biển nuôi trồng thuỷ sản; đất mặt nước
ven biển có rừng, đất mặt nước ven biển sử dụng vào mục đích khác.

2.1.7.4 Chỉ tiêu thống kê, kiểm kê tổng diện tích đất của đơn vị hành chính
1. Chỉ tiêu tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được xác định bao
gồm toàn bộ diện tích các loại đất trong phạm vi đường địa giới của từng đơn
vị hành chính đã được xác định theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các đơn vị hành chính tiếp giáp với biển thì diện tích của đơn
vị hành chính đó bao gồm diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo
trên biển (nếu có); được tính đến đường mép nước biển triều kiệt trung bình
trong nhiều năm (gọi chung là đường mép nước biển); trường hợp chưa xác
định được đường mép nước biển triều kiệt trung bình trong nhiều năm thì xác
định theo đường mép nước biển triều kiệt tại thời điểm kiểm kê. Đất mặt nước
ven biển ngoài đường mép nước biển đang sử dụng thì được thống kê riêng,
không tổng hợp vào diện tích của đơn vị hành chính đó.
3. Đối với các khu vực có tranh chấp hoặc không thống nhất về địa giới
hành chính thì thực hiện thống kê, kiểm kê theo nguyên tắc sau:

15


a) Trường hợp đường địa giới hành chính đang quản lý ngoài thực địa
không thống nhất với đường địa giới hành chính thể hiện trên bản đồ địa giới
hành chính đã xác định thì tổng diện tích đất của đơn vị hành chính được
thống kê theo đường địa giới hành chính đang quản lý thực tế;
b) Trường hợp có tranh chấp địa giới hành chính thì thực hiện như sau:
- Việc thống kê, kiểm kê đất đai đối với khu vực tranh chấp địa giới hành
chính do địa phương đang tạm thời quản lý đất khu vực tranh chấp đó thực
hiện; trường hợp không xác định được bên nào đang quản lý khu vực tranh
chấp thì các bên cùng thống kê, kiểm kê đối với khu vực tranh chấp.
Khu vực tranh chấp địa giới hành chính được thống kê, kiểm kê để xác
định vị trí, diện tích theo từng loại đất, từng loại đối tượng sử dụng đất, loại
đối tượng được nhà nước giao quản lý đất vào biểu riêng, đồng thời được thể

hiện rõ trong Báo cáo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai và bản đồ hiện trạng
sử dụng đất;
- Diện tích khu vực tranh chấp địa giới hành chính không được thống kê,
kiểm kê vào tổng diện tích đất của các đơn vị hành chính đang có tranh chấp
nhưng phải được tổng hợp vào tổng diện tích đất của đơn vị hành chính cấp
trên trực tiếp của các đơn vị hành chính đang có tranh chấp địa giới đó.
2.1.8 Hệ thống bảng biểu thống kê, kiểm kê đất đai
a) Biểu 01/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai: Áp dụng trong
thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp chung đối với các loại đất thuộc
nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng và
đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích;
b) Biểu 02/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất nông nghiệp: Áp
dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các loại đất chi
tiết thuộc nhóm đất nông nghiệp; trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều mục
đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;
16


c) Biểu 03/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất phi nông nghiệp: Áp
dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các loại đất chi
tiết thuộc nhóm đất phi nông nghiệp; trường hợp đất đang sử dụng vào nhiều
mục đích thì biểu này chỉ tổng hợp theo mục đích sử dụng đất chính;
d) Biểu 04/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo từng đơn vị
hành chính: Áp dụng trong thống kê và kiểm kê đất đai để tổng hợp số liệu
diện tích đất đai theo từng đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp của cấp thực
hiện thống kê, kiểm kê (gồm cấp huyện, cấp tỉnh, vùng và cả nước);
đ) Biểu 05a/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất theo mục đích
được giao, được thuê, được chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực
hiện: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các trường
hợp đã có quyết định giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất,

nhưng tại thời điểm thống kê, kiểm kê chưa sử dụng đất theo mục đích mới.
Mục đích sử dụng đất trong biểu này được tổng hợp theo mục đích sử dụng
đất được Nhà nước giao, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Biểu 05b/TKĐĐ - Tổng hợp các trường hợp được giao, được thuê, được
chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa thực hiện: Áp dụng trong thống kê,
kiểm kê đất đai để liệt kê danh sách các trường hợp được giao, được thuê,
được chuyển mục đích nhưng chưa thực hiện;
e) Biểu 06a/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất đã chuyển mục đích sử dụng
đất khác với hồ sơ địa chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp đối
với các trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã có biến động so với
giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có và hồ sơ địa chính đang quản lý, kể cả
trường hợp đã xác định hoặc chưa xác định được tình trạng pháp lý của việc
chuyển mục đích sử dụng đất.
Biểu 06b/TKĐĐ - Danh sách các trường hợp đã chuyển mục đích sử
dụng đất khác với hồ sơ địa chính: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để liệt kê
17


danh sách các trường hợp mục đích sử dụng đất hiện trạng đã có biến động so
với giấy tờ về quyền sử dụng đất hiện có và hồ sơ địa chính đang quản lý, kể
cả trường hợp đã xác định hoặc chưa xác định được tình trạng pháp lý của
việc chuyển mục đích sử dụng đất;
g) Biểu 07/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất đai có sử dụng kết hợp vào
mục đích khác: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp đối với các thửa
đất sử dụng vào các mục đích chính (gồm đất trồng lúa, đất trồng cây lâu
năm, đất lâm nghiệp, đất ở, đất quốc phòng, đất an ninh, đất thủy lợi, đất công
trình năng lượng, đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng)
có sử dụng kết hợp vào mục đích khác (sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản hoặc sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp);
h) Biểu 08/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên và đa

dạng sinh học: Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp theo các loại đất và
loại đối tượng sử đất thuộc khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng
sinh học;
i) Biểu 09/TKĐĐ - Kiểm kê diện tích đất trong các khu vực tổng hợp:
Áp dụng trong kiểm kê đất đai để tổng hợp diện tích theo các loại đất có trong
các khu vực tổng hợp;
k) Biểu 10/TKĐĐ - Phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích của các
loại đất: Áp dụng để phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích đất theo mục
đích sử dụng trong kỳ thống kê, kiểm kê đất đai;
l) Biểu 11/TKĐĐ - Cơ cấu diện tích theo mục đích sử dụng đất và đối
tượng sử dụng, quản lý đất: Áp dụng để tính toán cơ cấu diện tích theo mục
đích sử dụng đất và đối tượng sử dụng, quản lý đất của Biểu 03/TKĐĐ;
m) Biểu 12/TKĐĐ - Biến động diện tích theo mục đích sử dụng đất: Áp
dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để tính toán sự tăng, giảm diện tích các
loại đất do chuyển mục đích sử dụng đất trên cơ sở tổng hợp số liệu từ Biểu
18


10/TKĐĐ. Đối với số liệu thống kê thì so sánh với số liệu của kỳ thống kê
trước và kỳ kiểm kê gần nhất; đối với số liệu kiểm kê thì so sánh với với số
liệu của 02 kỳ kiểm kê gần nhất;
n) Biểu 13/TKĐĐ - So sánh hiện trạng sử dụng đất và kế hoạch sử dụng
đất trong kỳ quy hoạch: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để so sánh
hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê, kiểm kê đất đai với kế hoạch sử
dụng đất của năm thống kê, kiểm kê;
o) Biểu 14/TKĐĐ - Thống kê, kiểm kê diện tích đất quốc phòng, đất an
ninh: Áp dụng trong thống kê, kiểm kê đất đai để tổng hợp các loại đất đang
sử dụng trong khu vực đất quốc phòng, đất an ninh.
2.2. Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai
2.2.1. Khái niệm về công nghệ thông tin và xu hướng phát triển của công

nghệ thông tin
2.2.1.1 Khái niệm về công nghệ thông tin
Cuộc cách mạng thông tin ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời
sống kinh tế, văn hóa, xã hội, đưa xã hội loài người chuyển mạnh từ xã hội
công nghiệp sang xã hội thông tin, từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri
thức. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng này là ứng dụng công nghệ cao,
hiện đại với công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) là phương tiện
có ý nghĩa quyết định, với trí tuệ và sáng tạo là nguồn lực quốc gia quan
trọng, phục vụ cho việc xây dựng và phát triển một xã hội ngày càng tốt đẹp
hơn. Từ những thập kỉ cuối thế kỷ XX công nghệ thông tin và truyền thông đã
có những bước phát triển vũ bão và đã đem lại những thay đổi lớn lao cho
cuộc sống nhân loại.
CNTT, nhất là mạng Internet làm cho khoảng cách trên thế giới ngày
càng trở nên nhỏ bé. Tri thức và thông tin không biên giới sẽ đưa hoạt động
kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt động mang tính toàn
19


cầu. Vốn sản xuất, hàng hóa, sức lao động, thông tin và công nghệ đều có xu
hướng trao đổi, sử dụng và được điều phối xuyên quốc gia. Mối quan hệ kinh
tế thương mại, công nghệ và hợp tác giữa các nước, các doanh nghiệp ngày
càng được tăng cường nhưng đồng thời tính cạnh tranh cũng trở nên mạnh
mẽ. Cạnh tranh tiến hành trên phạm vi toàn cầu, không chỉ có các công ty
xuyên quốc gia mà ngay cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong những năm gần đây đã làm
thay đổi hoàn toàn cuộc sống xã hội, là điều kiện tiên quyết đối với các nước
phát triển nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp và các ngành sản xuất khác
cũng phát triển theo hướng hiện đại, con người được hưởng lợi nhiều từ
những thành tựu đó. Những thành tựu to lớn trong quá trình phát triển có phần
đóng góp quan trọng của tin học hóa, tức sử dụng “công nghệ thông tin” để

thay thế một phần lao động trí óc, để trợ giúp điều khiển bằng trí tuệ của con
người.
Công nghệ thông tin là tập hợp các ngành khoa học nhằm giải quyết vấn
đề thu nhận thông tin, quản lý thông tin, xử lý thông tin, truyền thông tin và
cung cấp thông tin. Để giải quyết vấn đề này người ta tập trung vào các nội
dung sau đây:
- Xác định hệ thống thông tin
- Thu thập thông tin
- Quản lý thông tin
- Xử lý thông tin
- Truyền thông tin
- Cung cấp thông tin
2.2.1.2 Xu hướng phát triển của công nghệ thông tin
Nhu cầu đa dạng hoá thông tin: Giai đoạn đầu của lịch sử công nghệ
thông tin người ta mới chỉ quan tâm tới xử lý số cho các thông tin chữ và số
20


vì khả năng các thiết bị tin học mới chỉ xử lý được các loại thông tin này. Nhu
cầu đã đòi hỏi con người phải xử lý thông tin đa dạng hơn như thông tin đồ
hoạ, hình ảnh động, âm thanh. Đến nay, các thể loại thông tin mà con người
có thể cảm nhận được đều đã xử lý ở dạng số; đáng kể là các thông tin đồ hoạ
ở dạng raster và vector, các thông tin multimedia ở dạng âm thanh, hình ảnh
động v..v.. Trong các dạng thông tin trên người ta rất cần quan tâm tới các
thông tin về không gian mà trên đó con người đang sống: các thông tin địa lý.
Các thông tin này có liên quan trực tiếp tới hoạt động của con người và giúp
chúng ta những quyết định chính xác về hành động của mình tác động vào
môi trường.
Nhu cầu chính xác hoá thông tin: Thông tin cần được thu nhập chính xác
là một nhu cầu đương nhiên của con người. Đối với các thông tin chữ - số cần

phải đảm bảo thu nhận chính xác. Điều quan trọng cần quan tâm hơn là tính
chính xác đối với các thông tin địa lý. Đó là tính chính xác của các vị trí địa lý
trong không gian và các thông tin khác gắn lên vị trí địa lý đó.
Xu hướng phát triển phần cứng và phần mềm hệ thống: Thiết kế phần
cứng và phần mềm hệ thống cho các máy tính là một quá trình phát triển rất
sinh động. Trong những năm 1950 và 1960 những người thiết kế máy tính đã
đi theo tư tưởng tập trung, một máy tính sẽ thiết kế để đủ thực hiện mọi nhiệm
vụ của một cơ sở xử lý thông tin. Vì vậy người ta đã thiết kế và sản xuất các
loại máy tính cỡ lớn. Tất nhiên công nghệ điện tử trong giai đoạn này chưa
đạt được trình độ cao nên dung tích các loại máy tính lại càng lớn. Phần mềm
hệ thống cơ bản là OS và UNIX.
Từ những năm 1970 khi các bộ vi xử lý ra đời những người thiết kế máy
tính đã đưa ra các loại máy tính cá nhân gọi là PC với phần mềm hệ thống
DOS. Các máy tính PC lúc này góp phần quyết định trong việc xã hội hoá
công nghệ thông tin. Sau đó trong thập kỷ này hãng Microsoft đã có công lớn
21


trong việc hình thành phẩm nềm hệ thống WINDOWS với các phiên bản
3.1xWorgroup, NT .95. Đặc biệt WINDOWS NT đã có phiên bản chạy trên
máy tính cỡ trung bình. Cho tới nay hai loại máy tính vẫn đang song song tồn
tại; máy tính cỡ lớn (mainframe) và trung bình (workstation ) với phần mềm
hệ thống UNIX là máy tính PC với phần mềm hệ thống WINDOWS. Cuộc
chạy đua giữa hai dòng máy tính này sẽ dẫn tới một sự hoà nhập nào đó trong
tương lai khi các bộ vi xử lý đạt được tốc độ xử lý thông tin ngang cỡ với các
bộ xử lý của các máy tính trung bình.
Khoảng từ những năm 1980, người ta đã đưa ra ý tưởng hình thành hệ
thống mạng máy tính. Đây là một ý tưởng có tính cách mạng trong công nghệ
thông tin và đã làm thay đổi hướng phát triển. Đầu tiên người ta giải quyết
mạng cục bộ (LAN) nhằm nối các máy nhỏ lại với nhau để giải quyết các bài

toán lớn hơn. Hệ mạng này làm cho máy tính PC có thể tìm kiếm được một vị
trí cao hơn trong ứng dụng thực tế. Sau đó người ta đã tổ chức hệ thống thông
tin toàn cầu (Intermet) làm cho thông tin được xã hội hoá mạnh hơn và các
máy tính PC càng phát huy khả năng lớn hơn. Từ việc triển khai hệ thống
internet cho từng ngành hoặc cho từng khu vực và hệ thống extranet cho liên
ngành hoặc liên khu vực. Khi các mạng thông tin được hình thành người ta lại
đưa ra một mô hình máy tính mới là NC- máy tính mạng. Đây là mô hình máy
tính phổ biến hiện này.
Sự phát triển của kỹ thuật xử lý thông tin: Tốc độ xử lý thông tin với các
bộ xử lý (CPU) hiện nay đã tăng lên hàng nghìn lần so với 10 năm trước (ví
dụ từ hệ thống 16 bít tới hệ 64 bít hiện nay). Tốc độ xử lý cao là điều kiện để
các nhà thiết kế phần mềm thực hiện các ý tưởng về định hướng đối tượng
(object-oriented), kỹ thuật liên kết OLE nhúng và nối (linking and embeding),
kỹ thuật xử lý đa nhiệm vụ (multitasking) và kỹ thuật liên kết mạng

22


×