Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tóm tắt luận văn : Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á trong thập niên đầu của thế kỉ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.99 KB, 19 trang )

A.

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cuối thế kỷ XX, sự sụp đổ của trật tự hai cực Ianta, sự
tan rã của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu, cùng với sự
chấm dứt của Chiến tranh lạnh đã làm đảo lộn trật tự thế giới. Nước
Mĩ với ưu thế về sức mạnh kinh tế, chính trị, quận sự…, đã ra sức
tìm mọi cách thiết lập một trật tự thế giới mới do chính Mĩ đứng đầu
và chi phối. Tuy nhiên, những tham vọng đó đang ngày càng bị thách
thức bởi sự trở lại và trỗi dậy mạnh mẽ của các nhân tố cạnh tranh
khác như: Nga, EU, Nhật Bản…, trong đó đặc biệt là Trung Quốc.
Bước sang thập niên đầu của thế kỷ XXI, sau hơn hai, ba
thập kỷ chính thức tiến hành cải cách và mở cửa (kể từ năm 1978),
Trung Quốc đã và đang phát triển nhanh chóng, toàn diện về mọi
mặt: kinh tế, chính trị, quân sự…, trở thành cường quốc không chỉ
trong khu vực mà cả trên vũ đài thế giới và là đối thủ chính của Mĩ
trong cuộc cạnh tranh quyền lực, hay thách thức bất cứ lực lượng đối
địch nào muốn kiềm chế sự lớn mạnh của đất nước này.
1.2. Sự phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của Trung Quốc
không chỉ đòi hỏi phải có một nền chính trị, xã hội và an ninh trong
nước ổn định mà còn đòi hỏi một môi trường quốc tế và đặc biệt là
các khu vực xung quanh có lợi. Bên cạnh đó, cùng với sự vươn lên
mạnh mẽ về kinh tế của Trung Quốc cũng thúc đẩy cường quốc này
khẳng định vị thế và quảng bá hình ảnh của mình một cách mạnh mẽ
trên trường quốc tế. Hơn thế nữa, công cuộc phát triển cũng biến
Trung Quốc trở thành “kẻ thèm khát” nhất là đối với các nguồn tài
nguyên, năng lượng của các quốc gia khác trên thế giới…

1




Tất cả những nguyên nhân trên đã khiến Trung Quốc dần
điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình một cách toàn diện trong
những năm đầu của thế kỷ XXI để phù hợp với sự thay đổi của tình
hình mới, trong đó đặc biệt là chiến lược đối ngoại đối với các nước
láng giềng, mở rộng ra là với các khu vực xung quanh, trong đó có
khu vực Nam Á.
1.3. Nam Á, là một trong những khu vực láng giềng có vai
trò vô cùng quan trọng trong chiến lược ngoại giao của Trung Quốc
bên cạnh các khu vực khác như: Đông Bắc Á, Trung Á hay Đông
Nam Á. Đây cũng là một trong những địa bàn có vị trí địa - chiến
lược quan trọng, giàu tài nguyên trên thế giới, nơi mà các cường
quốc khác và cũng là “đối thủ” của Trung Quốc như Mĩ, Nga, Nhật,
hay Ấn Độ (một “kình địch” của Trung Quốc )…, đang ngày càng ra
sức củng cố, duy trì hoặc tăng cường ảnh hưởng. Bởi vậy, đối với
Trung Quốc, việc thực hiện chiến lược ngoại giao phù hợp ở Nam Á
không chỉ nhằm đảm bảo an ninh biên giới, an ninh quốc gia; tăng
cường nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội, mà còn nhằm khẳng định vị thế quốc tế lớn
mạnh của mình và kiềm chế ảnh hưởng ngày càng tăng của các
cường quốc khác, trong đó đặc biệt là Mĩ, Nga và Ấn Độ.
1.4. Như thế, việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đối với khu vực Nam Á hiện nay là cần thiết. Điều đó giúp
chúng ta không những nhận thức được bản chất của chính sách đối
ngoại này, mà còn hiểu được sự định hình của nó trong thế kỷ XXI.
Cũng qua việc nghiên cứu này, giúp người đọc tìm hiểu vai trò quan
trọng của khu vực Nam Á trên thế giới hiện nay và tính đa dạng,
phức tạp trong quan hệ khu vực cũng như quốc tế trong thế kỉ mới.


2


Đối với Việt Nam, là một nước láng giềng gần gũi của
Trung Quốc, có mối quan hệ lâu đời, truyền thống; có thể chế chính
trị tương đồng, thì chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở Nam Á
hay với khu vực nào khác, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến việc xác định
đường lối ngoại giao của đất nước. Vì vậy, việc nhận thức đúng đắn
tình hình Nam Á và những chính sách của Trung Quốc ở khu vực
này sẽ góp phần gợi mở một số bài học trong việc xác định đường lối
ngoại giao của Việt Nam.
Từ những lí do trên, với tư cách là một người học tập và
nghiên cứu khoa học lịch sử, tôi xin mạnh dạn chọn đề tài “Chính
sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á trong thập
niên đầu của thế kỉ XXI” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Đề tài “Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu
vực Nam Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI” là một đề tài thú vị.
Nhưng ở Việt Nam hiện nay, chưa có nhiều công trình tập trung
nghiên cứu khai thác một cách toàn diện. Bởi vậy, để làm rõ các yêu
cầu đặt ra, chúng tôi cố gắng tiếp cận đa chiều thông qua nhiều
nguồn tài liệu có liên quan của nhiều tác giả trong và ngoài nước,
như về: Vai trò, vị thế quốc tế của các nước lớn; chính sách đối ngoại
của Trung Quốc; Tầm quan trọng chiến lược của khu vực Nam Á;
Một số luận văn, khóa luận tốt nghiệp của học viên cao học và sinh
viên đai học; Một số bài viết trên nguồn Internet…. Trong số đó,
đáng chú ý nhất là các công trình sau:
- PGS. TS Nguyễn Huy Quý (2008) – Viện Nghiên cứu
Trung Quốc với bài viết: “Quan hệ đối ngoại của CHND Trung Hoa
qua 30 năm cải cách mở cửa (1978 - 2008). Thành tựu và kinh

nghiệm”, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 9 (88) năm

3


2008, đã khái quát khá toàn diện chiến lược đối ngoại của Trung
Quốc với các nước lớn, các nước láng giềng và các khu vực xung
quanh trong suốt 30 năm cải cách mở cửa (1978 – 2008), trong đó,
có khu vực Nam Á.
- TS. Lê Văn Mỹ (2005) - Viện Nghiên cứu Trung Quốc
trong bài phân tích “Bước đầu tìm hiểu về “Ngoại giao láng giềng”
của Trung Quốc từ sau Chiến tranh lạnh”, đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc số 3 (61) – 2005, đã phân tích khá rõ nét về chiến
lược ngoại giao với các nước láng giềng của Trung Quốc từ sau
Chiến tranh lạnh đến những năm đầu thế kỷ XXI, trong đó có đề cập
cụ thể đến khu vực Nam Á.
- Tác giả Nguyễn Ngọc Hùng (2008) – Học viện Quan hệ
quốc tế, trong bài viết đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số
8 (87) – 2008: “Nhìn lại mối quan hệ Trung - Ấn”, đã khái quát toàn
bộ mối quan hệ thăng trầm, phức tạp giữa Trung Quốc với Ấn Độ quốc gia có vai trò chủ chốt tại Nam Á trong suốt hơn 50 năm thiết
lập quan hệ ngoại giao.
Nổi bật hơn cả trong những năm gần đây là các tài liệu của
Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN). TTXVN luôn quan tâm đến
những chính sách đối ngoại của các nước lớn, trong đó có nhiều
thông tin chuyên đề, đề cập đến các chính sách của các nước lớn đối
với khu vực Nam Á, đặc biệt là các chính sách của Trung Quốc đối
với khu vực này. Các tài liệu tham khảo đặc biệt, tài liệu tham khảo
chủ nhật, các tin tức sự kiện ra hàng ngày, hàng tháng trong nước và
quốc tế, tin chuyên đề…đã cập nhật, phân tích về những sự kiện,
bước đi, động thái trong những chính sách đối ngoại của các nước

lớn nói chung và Trung Quốc nói riêng đối với Nam Á, tiêu biểu
như:

4


-

“Trật tự thế giới mới và Nam Á” – bài phân tích của tác

giả Stephen P.Cohen, chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại Viện
Brookling. Washington D.C, được TTXVN dịch và đăng lại trong
chuyên mục Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 31/1/2000. Bài viết đã
phân tích có chiều sâu về việc hình thành trật tự thế giới mới sau
Chiến tranh lạnh, tróng đó có phân tích vai trò chiến lược của Nam Á
trong quan hệ quốc tế cuối thế kỷ XX và triển vọng trong thế kỷ
XXI.
-

“Ngoại giao Trung Quốc cần đứng chân ở khu vực

xung quanh” – bài phân tích của tác giả Diêm Học Thông – Viện
trưởng Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế Trung Quốc đăng trên tờ
tuần báo Tầm Nhìn, được TTXVN dịch và đăng trong Tài liệu tham
khảo đặc biệt ngày 30/3/2000. Bài viết đã phân tích sâu sắc chính
sách ngoại giao của Trung Quốc từ sau cải cách mở cửa đến cuối thế
kỷ XX và nhấn mạnh ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung
Quốc ở các khu vực xung quanh Trung Quốc trong những năm đầu
thế kỷ XXI, trong đó có khu vự Nam Á.
-


“Quan hệ Trung Quốc – Nam Á: thách thức và triển

vọng”, là bài viết của tiến sĩ Swaran Singh – chuyên viên nghiên cứu
Viện nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Ấn Độ, được TTXVN
dịch và đăng lại trong chuyên mục Tài liệu tham khảo đặc biệt,
3/6/2000. Tác giả phân tích khá toàn diện những mục tiêu trong các
chính sách Nam Á của Trung Quốc trong thế kỷ XX, đồng thời chỉ ra
những thách thức cũng như triển vọng trong quan hệ Trung Quốc –
Nam Á trong thế kỷ XXI.
-

“Bàn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc” – bài

phân tích của Thời báo hoàn cầu, số ra ngày 12/12/2002, được

5


TTXVN dịch và đăng lại trong mục Tài liệu tham khảo chủ nhật,
ngày 22/12/2002.
-

“Trung Quốc với thuyết đa phương linh hoạt” – bài của

tác giả Bàng Trung Anh – Phó Giáo sư Viện nghiên cứu vấn đề quốc
tế, Đại học Thanh Hoa, đăng trên Tạp chí Kinh tế và chính trị thế
giới (Trung Quốc), được TTXVN dịch và đăng lại trong mục Tài liệu
tham khảo đặc biệt, tháng 2/2002.
-


“Quan hệ Trung - Ấn trong thế kỷ mới” – bài viết của

Trình Thụy Thanh, Cựu đại sứ Trung Quốc tại Ấn Độ, đăng trên Tạp
chí Nghiên cứu các vấn đề quốc tế - Trung Quốc – số 21/2002, được
dịch và đăng lại trong chuyên mục Tài liệu tham khảo đặc biệt, tháng
7/2002 của TTXVN .
-

“Chiến lược của Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng ở

Nam Á” – bài phân tích của Rajeev Ranjan Chaturvedy, công tác tại
Viện nghiên cứu hòa bình và xung đột Ấn Độ, được TTXVN dịch và
đăng trong chuyên mục Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17/2/2003.
-

“Chiến lược đối ngoại của Tung Quốc đầu thế kỷ XXI”

– bài trích dịch của TTXVN tại Hông Công (11/7/2003) từ cuốn “Sự
lựa chọn chiến lược đối ngoại của Trung Quốc trong thời kì đầu của
thế kỉ XXI” của Nghiên cứu viên Học viện quan hệ quốc tế Quân
Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) Lý Như Bình, đưa vào
chuyên mục Tài liệu tham khảo đặc biệt của TTXVN ngày
31/7/2003.
-

“Đường lối ngoại giao biên giới mới của Trung Quốc”

– bài phân tích của Tạp chí Quốc tế và chiến lược (Pháp) số 60/2005,
được TTXVN dịch và đăng lại trong chuyên mục Tài liệu tham khảo

đặc biệt tháng 6/2006

6


-

“Vai trò của Trung Quốc trong quan hệ Ấn Độ -

Pakixtan” – bài phân tích của tờ Đại công báo (Hồng Công – Trung
Quốc), ngày 18/12/2008, được dịch và đăng trong mục Tài liệu tham
khảo đặc biệt của TTXVN, ngày 30/12/2008…
Ngoài ra, các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành trong nước
và cơ quan báo chí trong nước như: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,
Tạp chí nghiên cứu quốc tế, Thời báo Sài Gòn giải phóng, báo Quân
đội Nhân dân, An ninh thế giới…cũng đã có một số bài nghiên cứu
về chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với một số quốc gia
trong khu vực Nam Á hay toàn bộ khu vực Nam Á.
Nhìn chung có thể nói, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước về khu vực Nam Á và các chính sách của các
nước lớn đối với Nam Á, đặc biệt là chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đối với khu vực này, trong thời gian gần đây là hết sức đáng
chú ý. Tuy nhiên, tất cả những sự quan tâm đó thường chỉ dừng lại ở
việc xem xét, phân tích các vấn đề góc cạnh, riêng lẻ mà chưa có sự
tổng kết một cách rõ ràng, hoàn chỉnh. Bởi vậy, trên cơ sở những
công trình, bài viết cùng nhiều luận văn, khóa luận tốt nghiêp có liên
quan…, chúng tôi tập trung tham khảo để cố gắng hoàn thành tốt
luận văn này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Với trọng tâm là nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung

Quốc đối với khu vực Nam Á, trong thập niên đầu thế kỷ XXI, trên
cơ sở những nguồn tài liệu tiếp cân được mục đích của luận văn là:
-

Trình bày những nhân tố bên trong, bên ngoài tác động

đến việc hình thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực
Nam Á.

7


-

Tìm hiểu những chính sách kinh tế - thương mại, chính

trị, quân sự - an ninh của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á.
-

Khái quát những tác động của các chính sách này đối

với các nước trong khu vực Nam Á, cũng như các nước lớn trên thế
giới có nhiều quan hệ và lợi ích tại Nam Á như Nga, Mĩ… Từ đó nêu
lên nhận xét, cũng như dự đoán về triển vọng của chính sách đối
ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thông qua việc tiếp xúc với các nguồn tài liệu trong điều
kiện có thể, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của đề tài như
sau:
-


Về không gian: Chúng tôi dùng khái niệm Nam Á để

chỉ 7 quốc gia trong khu vực phía Nam của lục địa châu Á được
nhiều quan điểm trong và ngoài nước thừa nhận hiên nay là: Ấn Độ,
Bănglađet, Butan, Manđivơ, Nêpan, Pakixtan, Xri Lanca.
-

Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách

đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á mười năm đầu thế
kỷ XXI (2001 - 2010).
-

Về nội dung: Đề tài chủ yếu nghiên cứu những chính

sách kinh tế, chính trị - quân sự, an ninh – năng lượng của Trung
Quốc đối với khu vực Nam Á. Tuy nhiên, để có cái nhìn khách quan,
khoa học đề tài có đề cập đến những nhân tố tác động đến việc hình
thành chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á,
cũng như tác động của nó đối với một số nước lớn trong khu vực và
trên thế giới.
Ngoài những giới hạn về không gian, thời gian và nội dung
trên, những vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu

8


Nguồn tài liệu

-

Đề tài tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở những

nguồn tài liệu đáng tin cậy đã được công bố trong và ngoài nước.
-

Các công trình nghiên cứu, các bài viết đã được

công bố, trích dẫn trên các tạp chí chuyên ngành ở Việt Nam như
Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Thông Tấn Xã Việt Nam…, nguồn
Internet…
-

Những công trình nghiên cứu khoa học, như đề tài

nghiên cứu cấp Bộ, luận văn cao học, khóa luận tốt nghiệp đại học…
Căn cứ lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Luận văn được trình bày dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng về các vấn đề quốc
tế, chính sách của các nước lớn.
- Luận văn chủ yếu sử dụng hai phương pháp nghiên cứu, là
phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc và phương pháp
liên ngành để giải quyết những vấn đề đặt ra. Ngoài ra, luận văn còn
sử dụng phương pháp thống kê, so sánh để hỗ trợ làm rõ những vấn
đề khoa học cần giải quyết.
6. Đóng góp của đề tài
-

Bằng việc hệ thống các nguồn tư liệu trên cơ sở xử lý


các thông tin tư liệu có liên quan đến chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đối với khu vực Nam Á, luận văn cố gắng xây dựng một diện
mạo tương đối đầy đủ, hoàn chỉnh về chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đối với khu vực Nam Á trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.
-

Hiểu biết đầy đủ về chính sách đối ngoại của Trung

Quốc đối với khu vực Nam Á, không chỉ là sự nhìn nhận về một số
chính sách riêng lẻ, mà từ nội dung của luận văn cũng góp phần làm

9


rõ thêm cục diện quan hệ quốc tế trong khu vực và trên thế giới hiện
nay.
-

Bước đầu bổ sung thêm nguồn tư liệu cho công

tác nghiên cứu và giảng dạy các vấn đề lịch sử thế giới hiện đại, cũng
như tìm hiểu quan hệ quốc tế đương đại.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, mục lục,
luận văn được chia thành 3 chương.
Chương 1. Những nhân tố tác động đến việc hình thành
chính sách của Trung Quốc đối với khu vực Nam Á.
Chương 2. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu
vực Nam Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI.

Chương 3. Tác động những chính sách đối ngoại của Trung
Quốc ở khu vực Nam Á đối với một số nước.

10


B.

NỘI DUNG

Chương 1. Những nhân tố tác động đến chính sách đối
ngoại của Trung Quốc ở khu vực Nam Á.
1.1.

Bối cảnh quốc tế

Trình bày khái quát những nét chính về bối cảnh thế giới
trong thập niên đầu của thế kỷ XXI.. Trong đó nêu lên những vấn đề
quốc tế lớn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu và ảnh hưởng đến
chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
1.2.

Tình hình Trung Quốc những năm đầu thế kỷ XXI

Khái quát những đặc điểm chính về tình hình kinh tế - chính
trị - xã hội Trung Quốc trong thập niên đầu thế kỷ XXI.
1.3.

Tình hình Nam Á những năm đầu thế kỷ XXI


Nêu bật những đặc điểm chính về vị trí địa lý – điều kiện tự
nhiên, văn hóa – xã hội cảu Nam Á cũng như những nét chính về tình
hình kinh tế của các quốc gia trong khu vực Nam Á trong thập niên
đầu thế kỷ XXI.
1.4.

Vị trí và vai trò chiến lược của khu vực Nam Á đối

với Trung Quốc
Nêu lên vai trò và vị trí của Nam Á đối với Trung Quốc trong
các vấn đề an ninh, chính trị, kinh tế - năng lượng.
1.4.1. Về an ninh
Trình bày vị trí và vai trò của Nam Á đối với Trung Quốc về
mặt an ninh, như Nam Á nằm sát vùng biên giới Tây Nam – khu vực
đầy nhậy cảm của Trung Quốc với việc tồn tại nhiều tranh chấp lãnh
thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng, đặc biệt là Ấn Độ, hay
sự đe dọa của ba thế lực: chủ nghĩa ly khai, chủ nghĩa khủng bố và
chủ nghĩa cực đoan.

11


1.4.2.

Về chính trị

Nam Á được coi là địa bàn quan trọng nằm trong chiến lược
ngoại giang láng giềng và ngoại giao khu vực của Trung Quốc. Trung
Quốc muốn tăng cường sự hiện diện ở Nam Á nhằm khẳng định vị thế
nước lớn của mình, đồng thời kiềm chế, cạnh tranh ảnh hưởng với các

cường quốc khác như: Ấn Độ, Mỹ, Nga…
1.4.3.

Về kinh tế - năng lượng

Nam Á là khu vực đang ngày càng thu hút sự chú ý của Trung
Quốc với một thị trường rộng lớn chưa được tập trung khai thác với
hơn 1,5 tỷ người. Mặt khác, về vấn đề năng lượng, Nam Á được coi
như một khu vực có vị trí quan trọng trong chiến lược vận chuyển dầu
mỏ từ vùng Vịnh về Trung Quốc.
1.5.

Nhân tố lịch sử

Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, trong quan hệ giữa Trung
Quốc với các quốc gia Nam Á vẫn còn tồn tại nhiều khúc mắc lịch sử
chưa được giải quyết: tranh chấp biên giới giữa Trung Quốc với các
nước láng giềng, đặc biệt là Ấn Độ; vấn đề người tị nạn Tây Tạng ở
Ấn Độ; mối quan hệ gần gũi thân thiết giữa Trung Quốc với
Pakixtan…
Tiểu kết chương 1
Chương 2. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với
khu vực Nam Á trong những năm đầu thế kỷ XXI
2.1. Tổng quan về chính sách đối ngoại của Trung Quốc
trong những năm đầu thế kỷ XXI
Trình bày tổng thể những nét chính về chính sách đối ngoại
của Trung Quốc đối với từng đối tượng cụ thể trong suốt thập niên
đầu thế kỷ XXI, trong đó có khu vực Nam Á.
2.1.1. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ


12


đầu thế kỷ XXI
Trình bày những điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại
của Trung Quốc nói chung từ đầu thế kỷ XXI, trong đó tiêu biểu là
mục tiêu và việc thực hiện các chiến lược đối ngoại của Trung Quốc,
như: Chiến lược ngoại giao khu vực, Chiến lược ngoại giao với các
nước láng giềng, Chiến lược ngoại giao nước lớn, hay Chiến lược
ngoại giao đa phương. Đặc biệt, ở đây phân tích khá kỹ về Chiến
lược ngoại giao khu vực và ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.
2.1.2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Trung Quốc
đối với khu vực Nam Á
Phân tích các mục tiêu và chủ trương trong chính sách đối
ngoại của Trung Quốc ở khu vực Nam Á, thông qua đó để thấy được
sự khác biệt, hay chuyển biến trong chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đối với Nam Á từ đầu thế kỷ XXI so với các giai đoạn lịch sử
trước.
2.2. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với khu vực
Nam Á trong những năm đầu thế kỷ XXI
Phân tích việc thực hiện chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đối với khu vực Nam Á, trong thập niên đầu thế kỷ XXI trên
từng lĩnh vực cụ thể như: kinh tế - năng lượng, chính trị và quân sự an ninh.
2.2.1. Trên lĩnh vực kinh tế - năng lượng
Phân tích những chính sách thúc đẩy hợp tác, đầu tư về kinh
tế - thương mại, khai thác hay trung chuyển năng lượng của Trung
Quốc với các quốc gia Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ, Pakixtan, Xri
Lanca... mặt khác cũng làm rõ những chiến lược cạnh tranh về kinh tế
- năng lượng của Trung Quốc đối với Ấn Độ.
2.2.2. Trên lĩnh vực chính trị


13


Phân tích mục tiêu, chiến lược và các bước đi cụ thể của
Trung Quốc để có chỗ đứng vững chắc tại Nam Á cũng như kiềm
chế, cạnh tranh ảnh hưởng với các cường quốc khác tại khu vực này.
2.2.3. Trên lĩnh vực quân sự - an ninh
Làm rõ các chính sách tăng cường quan hệ hợp tác về quân
sự - an ninh của Trung Quốc với các quốc gia Nam Á, trong đó tập
trung tìm hiểu quan hệ quân sưu – an ninh giữa Trung Quốc với Ấn
Độ và Pakixtan.
Tiểu kết chương 2
Chương 3. Những tác động trong chính sách đối ngoại
của Trung Quốc ở khu vực Nam Á đối với một số nước
3.1. Tác động đến quan hệ giữa Trung Quốc với một số nước
lớn Nam Á
Làm rõ những tác động, ảnh hưởng của những chính sách đối
ngoại của Trung Quốc ở Nam Á đối với mối quan hệ giữa Trung
Quốc với một số quốc gia Nam Á có vai trò, ảnh hưởng lớn, tiêu biểu
là Ấn Độ, Pakixtan.
3.1.1. Quan hệ Trung – Ấn
Phân tích vai trò, vị thế của Ấn Độ tại Nam Á cũng như trên
thế giới, từ đó so sánh, đối chiếu với các chính sách đối ngoại của
Trung Quốc tại Nam Á để làm rõ những tác động, ảnh hưởng của
những chính sách ấy đối với quan hệ giữa hai nước.
3.1.2. Quan hệ Trung – Pakistan
Phân tích vai trò, vị trí của Pakixtan ở Nam Á và mối quan hệ
gần gũi giữa hai nước trong lịch sử, từ đó đi đến một số nhận định về
tác động, ảnh hưởng từ những chính sách đối ngoại của Trung Quốc

tại Nam Á trong thập niên đầu thế kỷ XXI lên mối quan hệ truyền
thống giữa hai nước.

14


3.2. Tác động đến quan hệ giữa Trung Quốc với một số
cường quốc trên thế giới
Phân tích những tác động, ảnh hưởng từ những chính sách
đối ngoại của Trung Quốc tại Nam Á đối với mối quan hệ giữa nước
này với một số cường quốc trên thế giới tại Nam Á, như: Mỹ, Nga...
3.2.1. Quan hệ Trung – Mỹ
Phân tích vai trò của Mỹ tại Nam Á, các mục tiêu trong chính
sách của Mỹ tại Nam Á, trên cơ sở đó so sánh với những chính sách
đối ngoại mà Trung Quốc thực hiện ở khu vực này để thấy được
những tác động ảnh hưởng đối với quan hệ giữa hai nước tại Nam Á
nói riêng và trong mối quan hệ tổng thể hai nước nói chung.
3.2.2. Quan hệ Trung – Nga
Phân tích những lợi ích, mục tiêu chiến lược của Nga tại
Nam Á, qua đó so sánh với các lợi ích, mục tiêu của Trung Quốc tại
đây, từ đó làm sáng tỏ tác động qua lại trong chính sách của hai nước
đối với quan hệ đối ngoại của hai phía.
Tiểu kết chương 3

15


C.

KẾT LUẬN


Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, thế giới đã chứng kiến
rất nhiều những biến động lớn trong tất cả mọi lĩnh vực. Và sự vươn
lên ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc dần trở thành một thế lực
toàn cầu mới, là một trong những điểm nhấn thú vị trong bức tranh
tổng thể của những xáo trộn đó. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về
kinh tế thì sức mạnh về chính trị của Trung Quốc cũng ngày càng gia
tăng, hình ảnh của Trung Quốc được biết đến ở khắp nơi trên thế
giới. Để tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự ổn định
chính trị - xã hội, cũng như tăng cường ảnh hưởng ra bên ngoài,
trước hết là với các khu vực xung quanh, Trung Quốc đã tích cực
điều chỉnh chiến lược đối ngoại của mình cho phù hợp với từng đối
tượng, từng khu vực cụ thể.
Từ đầu thế kỷ XXI, Nam Á trở thành một trong những khu
vực ưu tiên trong việc điều chỉnh chiến lược đối ngoại của Trung
Quốc. Tiếp giáp với khu vực biên giới phía Tây Nam của Trung
Quốc, nơi Trung Quốc vẫn tồn tại nhiều bất ổn bởi các tranh chấp
biên giới phức tạp với các nước láng giềng (đặc biệt là Ấn Độ), cùng
sự đe dọa của cả “ba thế lực” là chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa ly
khai và chủ nghĩa cực đoan, Nam Á trở thành khu vực mà Trung
Quốc cần phải thiết lập và củng cố quan hệ ổn định. Mặt khác, với vị
trí địa – chiến lược quan trọng trên bàn cờ chính trị Âu – Á, với Ấn
Độ Dương – vùng biển sôi động bậc nhất thế giới; tiếp giáp các khu
vực quan trọng như Đông Nam Á, Trung Á và đặc biệt là vùng Vịnh
giàu có về giàu mỏ - nguồn năng lượng quan trọng không thể thiếu
của thế giới hiện nay, nên từ lâu Nam Á đã trở thành vũ đài để các
cường quốc tranh giành ảnh hưởng, trong đó đặc biệt là Mỹ, Nga và

16



không thể không tính đến Ấn Độ - cường quốc của chính khu vực
này. Trung Quốc cũng hiểu rất rõ những lợi ích to lớn đó và bên
cạnh những toan tính chiến lược khác của riêng mình, Trung Quốc
không muốn đứng ngoài “cuộc chơi” chính trị ấy.
Thông qua việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Trung
Quốc đối với khu vực Nam Á trong thập niên đầu của thế kỷ XXI,
chúng ta có thể đi đến một số nhận định sau:
Thứ nhất, bước sang thập niên đầu thế kỷ XXI, cùng với
những điều chỉnh trong chiến lược đối ngoại toàn cầu nói chung,
ngoại giao khu vực và ngoại giao láng giềng nói riêng, Trung Quốc
đã có những điều chỉnh trong chiến lược đối ngoại trong quan hệ với
các quốc gia khu vực Nam Á. Những điều chỉnh này nhằm phục vụ
nhiều mục tiêu và toan tính chiến lược của Trung Quốc, đó là đảm
bảo an ninh, ổn định ở vùng biên cương phía Tây Nam đầy rẫy
những bất ổn và phức tạp; kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ (quốc gia
láng giềng lớn còn tồn tại nhiều uẩn khúc trong quan hệ với Trung
Quốc, cũng đang phát triển mạnh mẽ, có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ
trở thành đối trọng với Trung Quốc trong tương lai không xa), đồng
thời nâng cao vai trò và vị trí của chính Trung Quốc trong khu vực
nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với các nước lớn Mỹ, Nga và cũng là đối
phó với chiến lược toàn cầu bao vây kiềm chế Trung Quốc của Mỹ
tại Nam Á.
Thứ hai, để phục vụ các mục tiêu chiến lược đó, Trung Quốc
đã tích cực điều chỉnh những chính sách đối ngoại phù hợp và linh
hoạt ở Nam Á trên các mặt kinh tế - thương mại, chính trị, quân sự an ninh. Việc thực thi những chính sách này đã giúp Trung Quốc
bước đầu thực hiện được một số toan tính chiến lược của mình như:
tạm thời duy trì được tình trạng tương đối ổn định ở khu vực biên

17



giới phía Tây Nam thông qua các nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các
nước Nam Á, đặc biệt là Ấn Độ và Pakixtan; dần xác lập được vai
trò và vị trí của mình trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội Nam
Á qua đó làm suy giảm vai trò và vị thế của Ấn Độ, cũng như cạnh
tranh ảnh hưởng với Mỹ, Nga và các thế lực khác tại Nam Á.
Thứ ba, việc điều chỉnh và thực thi những chính sách đối
ngoại của Trung Quốc tại Nam Á rõ ràng có tạo ra những tác động
nhất định trong quan hệ giữa Trung Quốc với một số nước lớn Nam
Á như Ấn Độ, Pakixtan và ngay cả những cường quốc có nhiều ảnh
hưởng và lợi ích cũng như tính toán ở Nam Á như Mỹ, Nga…theo
những chiều hướng khác nhau. Trong quan hệ với Ấn Độ, việc Trung
Quốc chủ trương tạm gác các bất thúc đẩy hợp tác trao đổi về kinh
tế, chính trị, quân sự đã làm giảm bớt căng thẳng và hoài nghi trong
quan hệ hai nước. Tuy nhiên, mặt khác với việc vẫn còn tồn tại
những bất đồng sâu sắc trong các tranh chấp biên giới chưa được giải
quyết, việc Trung Quốc tiếp tục duy trì mối quan hệ đồng minh gần
gũi, thân cận với Pakixtan – láng giềng thù hận của Ấn Độ, hay việc
Trung Quốc tích cực hiện diện về kinh tế, chính trị, quân sự tại các
quốc gia Nam Á khác cũng như trên Ấn Độ Dương… nhằm bao
vây, kiềm chế ảnh hưởng của Ấn Độ ở khu vực này, sẽ khiến cho
quan hệ Trung - Ấn tiếp tục còn nhiều khác biệt trong tương lai. Với
Pakixtan, việc Trung Quốc cải thiện mối quan hệ với Ấn Độ sẽ khiến
cho nước này có đôi chút băn khoăn, nhưng Trung Quốc chắc chắn
không vì những điều chỉnh đó mà hi sinh quan hệ truyền thống vốn
hết sức tốt đẹp với quốc gia có vị trí quan trọng tại Nam Á này. Đối
với Nga, Mỹ việc thực thi những chiến lược đối ngoại của Trung
Quốc tại Nam Á sẽ ảnh hưởng đến quan hệ của các nước này với
Trung Quốc, nhưng những ảnh hưởng đó sẽ chỉ dừng lại ở mức độ


18


nhất định nào đó. Vì mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước này
cần phải được xem xét cụ thể, toàn diện trên phạm vi toàn cầu mà
Nam Á chỉ là một phần nhỏ trong mối quan hệ tổng thể ấy.

19



×