Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, khủng hoảng như thế nào? Nguyên nhân ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.47 KB, 6 trang )

Câu hỏi: chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào,
khủng hoảng như thế nào? Nguyên nhân ?
Trả lời:
1)

Sự thoái trào và khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội
hiện thực

Từ cuối những năm 70 đến cuối những năm 80 của thế
kỷ XX, do những khuyết tật không được sửa chữa, lại tích
tụ lâu ngày đã dẫn đến tình trạng trì trệ, khủng hoảng
trong nhiều nước thuộc hệ thống chủ nghĩa xã hội. Đây
cũng chính là giai đoạn chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm
vào khủng hoảng, kéo theo khủng hoảng của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm dần, kéo theo sự sụt
giảm trong thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. nguồn
lực khoa học công nghệ, nguồn lực con người không
được quan tâm chăm lo… uy tín của chủ nghĩa xã hội suy
giảm, mất vị thế ở nhiều nước. sai lầm lớn trong chủ
trương cải tổ ở Liên Xô đã thúc đẩy nhanh quá trình suy
thoái, dẫn Liên Xô xã hội chủ nghĩa đến đỉnh điểm của
khủng hoảng và sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của chế độ
xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu. Tuy nhiên, cũng


trong giai đoạn này, một số nước xã hội chủ nghĩa đã chủ
trương cải cách, đổi mới, kiên trì với định hướng xã hội
chủ nghĩa, tìm tòi con đường, phương thức xây dựng chủ
nghĩa xã hội trong điều kiện từng quốc gia (Trung Quốc,
Việt Nam, Cu Ba…).


Việc chấm dứt chiến tranh lạnh, sự sụp đổ của chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu không phải là sự sụp
đổ hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới mà
chỉ là sự suy thoái , thay đổi tương quan lực lượng giữa
chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.
2)

Nguyên nhân của thoái trào, khủng hoảng

Về khách quan: chế độ xã hội chủ nghĩa là một chế độ
khác hoàn toàn về chất so với chế độ tư bản và các thể
chế chính trị - xã hội trước đó. Những khó khăn, phức
tạp, những thách thức đặt ra trong quá trình xây dựng
chủ nghĩa xã hội là tất yếu vì không thể có một công thức
chung, một mô hình chung cho chủ nghĩa xã hội hiện
thức trong từng quốc gia dân tộc. bên cạnh đó, sự chống
phá điên cuồng của các thế lực thù địch, chống đối chủ
nghĩa xã hội là một thực tế. mâu thuẩn giữa chủ nghĩa tư
bản và chủ nghĩa xã hội là một trong những mâu thuẫn
cơ bản của thời đại.


Tuy nhiên, những hạn chế, yếu kém và sự khủng hoảng
dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ
nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu chủ yếu và trực tiếp bắt
nguồn từ những nguyên nhân chủ quan.
-

-


Thứ nhất, nhận thức về chủ nghĩa xã hội và xây dựng
chủ nghĩa xã hội là vấn đề lớn của thời đại. chủ nghĩa
xã hội hiện thực phải được xây dựng trên cơ sở kết
hợp những nguyên lý phổ biến với tính đặc thù của
từng quốc gia dân tộc. các nhà kinh điển của chủ nghĩa
xã hội khoa học từng khẳng định : “… chủ nghĩa cộng
sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra,
không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn
theo. Chúng ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong
trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những
điều hiện của phong trào ấy là do những tiền đề hiện
đang tồn tại đẻ ra”.
Đã có lúc có nơi, chủ nghĩa xã hội hiện thực ở một sỗ
nước đã được xây dựng bằng cách áp đặt, giáo điều
thoát ly khỏi điều kiện thức tế của quốc gia dân tộc ,
mà vẫn được nhận thức đó là chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, việc xây dựng các quy luật kinh tế trong xây
dựng chủ nghĩa xã hội , đặc biệt là các quy luật kinh tế
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đã mắc phải


những khuyết điểm: chủ quan, nóng vội, đốt cháy giai
đoạn, nhiều lúc , nhiều nơi đã đối lập giữa kế hoạch
hóa tập trung với kinh tế thị trường.
Đóng góp lớn của V.I.Lênin là đã cụ thể hóa lý luận
macxit về thời kỳ quá độ, chỉ rõ từ chủ nghĩa tư bản
lên chủ nghĩa xã hội là có một thời kỳ quá độ.
V.I.Lênin đặc biệt chú trọng đặc điểm kinh tế của thời
kỳ quá độ. Ông đã chỉ rõ đặc điểm nổi bật của thời kỳ
quá độ là sự tồn tại xen kẽ của những thành phần,

những bộ phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và
chủ nghĩa xã hội : “…vậy thì danh từ quá độ có nghĩa
gì? Vận dụng vào kinh tế, có phải nó có nghĩa là trong
chế độ hiện nay nó có những thành phần, những bộ
phận, những mảnh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa
xã hội không ? bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”.
Đặc điểm của thời kỳ quá độ, các quy luật kinh tế của
thời kỳ quá độ đã được V.I.Lênin vận dụng có hiệu quả
nhất là trong thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP),
việc phát triển kinh tế tư bản nhà nước, việc sử dụng
các chuyên gia tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội .
về sau, tư tưởng của V.I.Lênin đã bị xa rời, thay thế
bằng những ảo tưởng, nôn nóng muốn kết thức nhanh
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội - giai đoạn thấp,


-

-

giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội công sản
chủ nghĩa – để chuyển sang thực hiện những nguyên
tắc của chủ nghĩa cộng sản ( ở Liên Xô).
Tính lâu dài khó khăn, phức tạp, phải qua nhiều chặng
đường, nhiều bước đi trong thời kỳ quá độ và trong
xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Đông ÂU thành
“chủ nghĩa xã hội nhà nước”, tạo ra những tiền đề dẫn
đến khủng hoảng, suy thoái về sau.
Thứ ba, về phương diện chính trị, những nguyên tắc
xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và nền dân chủ xã

hội chủ nghĩa theo nguyên tắc macxit, leninit dần dần
bị xa rời. khối đoàn kết, thống nhất trong nội bộ Đảng
Cộng sản bị rạn nứt dẫn đên chia rẽ, bè phái. Một bộ
phận cán bộ ở cương vị lãnh đạo Đảng thoái hóa, biến
chất, biến tổ chức đàng thành tổi chức độc tại, chuyên
quyên độc đoán, vi phạm quyền dân chủ. Đảng và
chính quyền Nhà nước không còn là người đại diện
cho lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động, các dân tộc , các tôn giáo, xa rời quần chúng,
mất uy tín đối với đại đa số quần chúng nhân dân.
Thứ tư, những khuyết điểm, sai lầm tích tụ lâu ngàu
không được kịp thời sửa chữa. đến lúc bắt buộc phải
“cải tổ” lại thực hiện một cách cực đoan, không xác


định đứng các khâu trọng yếu và lộ trình phải cải tổ.
những người chủ trương “cải tổ” lại thiếu bản lĩnh,
chao đảo lập trường, đã tạo ra một sự đảo lộn trong
chủ trương, chính sách, biến “cải tổ” thành “tự do
hóa” theo kiểu phương tây. Tiến hành “cải tổ” không
đúng hướng đã đẩy nhanh hơn quá trình sụp đổ của
hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.
Những người chủ trương cải tổ, trên thực tế, đã phản
bội chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội và xây
dựng chủ nghĩa xã hội.



×