Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Quan hệ thương mại ASEAN trung quốc giai đoạn 2001 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.94 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN THỊ THANH NHÀN

QUAN HÖ TH¦¥NG M¹I ASEAN - TRUNG QUèC
GIAI §O¹N 2001 - 2010

Chuyên ngành
Mã số

: Kinh tế Quốc tế
:
62.31.01.06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội.
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHẠM THÁI QUỐC
TS. TRẦN THỊ NHUNG

Phản biện 1: .............................................................................
Phản biện 2: .............................................................................
Phản biện 3: .............................................................................



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án TS cấp học viện, tại
Học viện Khoa học xã hội, Số 477 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
vào hồi……… giờ, ngày..... tháng.....năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1/ Thư viện quốc gia.
2/ Thư viện Học viện Khoa học xã hội


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá hiện nay, quan hệ giữa các quốc
gia, khu vực diễn biến theo nhiều chiều hướng khác nhau. Do vậy, để tự bảo vệ mình
và tránh khỏi sự tụt hậu, các nền kinh tế ngày càng có xu hướng liên kết khăng khít
chặt chẽ với nhau, cùng nhau phát triển và mở rộng thị trường kinh doanh. Điều này
dẫn đến sự ra đời của hàng loạt các tổ chức kinh tế, các khu vực mậu dịch tự do, thị
trường chung,... Các tổ chức này xuất hiện ngày càng nhiều và chi phối mạnh mẽ nền
kinh tế các nước cũng như toàn cầu. Không nằm ngoài sự vận động đó, ASEAN và
Trung Quốc đã xây dựng và phát triển quan hệ thương mại từ đầu những năm 1990 với
mục đích hợp tác cùng phát triển, vươn tầm ra thế giới. Đông Á nói chung, Trung
Quốc và ASEAN nói riêng là khu vực đang ngày càng khẳng định được vị thế trên thị
trường châu Á nói riêng và thế giới nói chung, thu hút nhiều sự chú ý của các nhà phân
tích và kinh doanh trên toàn cầu.
Trong cơ chế hợp tác ASEAN+, quan hệ thương mại song phương ASEAN Trung Quốc có tốc độ phát triển nhanh nhất, ngày càng khẳng định vai trò đối với
thương mại giữa hai nền kinh tế nói riêng và thương mại của Đông Á nói chung. Có
thể nói đây là thị trường có mức phát triển nóng nhất trên thế giới.
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc là một vùng rộng lớn, một khu
vực mậu dịch lớn nhất thế giới với thị trường hơn 1,88 tỷ dân, chiếm hơn 40% nguồn

dự trữ toàn cầu với tổng GDP gần 10.000 tỷ USD (2011). Với tầm quan trọng và ý
nghĩa của vấn đề tham gia và phát triển thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc, việc
nghiên cứu đánh giá tác động của việc phát triển mối quan hệ này đối với Việt Nam,
trên cơ sở đó để đề ra những biện pháp chính sách kinh tế - thương mại cũng như
phương án đàm phán, cam kết phù hợp là một vấn đề bức xúc đặt ra đối với cả các cơ
quan nghiên cứu cũng như các cơ quan hoạch định chính sách. Tuy nhiên, cho tới nay,
mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau đánh giá và xem xét mối
quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, trong đó Văn phòng Uỷ
ban Quốc gia phối hợp với các Bộ, Ngành thành viên đã tiến hành trước đây đề tài về
“Đánh giá tác động của việc Trung Quốc gia nhập WTO đối với Việt Nam”, nhưng
một nghiên cứu và đánh giá mang tính tổng quát về những tác động đối với Việt Nam
trong bối cảnh một khu vực thương mại tự do giữa ASEAN và Trung Quốc là một vấn
đề tương đối mới mẻ, chưa được nghiên cứu và giải quyết rõ.
Đối với các nước ASEAN, việc nghiên cứu về khu vực thương mại tự do này
hiện nay cũng còn nhiều hạn chế. Trong khuôn khổ hợp tác giữa các nước ASEAN,
một số nghiên cứu bước đầu về quan hệ kinh tế - thương mại ASEAN- Trung Quốc


2
cũng đã được bước đầu triển khai như nghiên cứu về “Hướng tới quan hệ kinh tế gần
gũi ASEAN- Trung Quốc trong thế kỷ 21” của Nhóm chuyên gia ASEAN- Trung
Quốc về hợp tác kinh tế. Tuy nhiên, một phần do tính mới mẻ của vấn đề, vẫn chưa
có kết quả nghiên cứu nào tiến hành đánh giá khu vực thương mại tự do này một cách
tổng thể, toàn diện. Thêm vào đó năm 2015, Hiệp định về Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Trung Quốc chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả
chọn đề tài “Quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2001 - 2010” làm
luận án tiến sĩ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Trong khuôn khổ một luận án, khi tiếp cận với đề tài này, tôi đặt ra các mục đích
và nhiệm vụ nghiên cứu như sau:

Thứ nhất là dựa trên một số vấn đề lý luận như đưa ra khái niệm về thương mại
quốc tế, chính sách thương mại quốc tế và giới thiệu một số lý thuyết về quan hệ thương
mại quốc tế nhằm luận giải các cơ sở thực tiễn cho sự phát triển quan hệ thương mại
ASEAN-Trung Quốc.
Thứ hai là phân tích thực trạng quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc qua các
giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2014, đặc biệt đi sâu vào phân tích giai đoạn 2001-2010
dựa trên 4 nội dung cơ bản là quan hệ thương mại hàng hóa, quan hệ thương mại dịch
vụ, quan hệ thương mại biên giới và quan hệ đầu tư, từ đó đưa ra các đánh giá về mối
quan hệ này.
Thứ ba là phân tích đưa ra các cơ hội, thách thức, triển vọng quan hệ thương mại
ASEAN-Trung Quốc đến năm 2020 nhằm khẳng định vị trí, vai trò,và lợi ích từ mối
quan hệ này để đưa ra một số giải pháp giúp Việt Nam phát triển.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ thương mại
ASEAN - Trung Quốc và một số vấn đề liên quan tới Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc
giai đoạn 2001 - 2010, đồng thời mở rộng tìm nghiên cứu đến năm 2014 nhằm đánh
giá và đưa ra định hướng nhằm phát triển của mối quan hệ này đến năm 2020.
Sở dĩ tác giả chọn giai đoạn 2001 - 2010 và năm 2001 làm mốc nghiên cứu
chính của luận án vì tháng 11 năm 2001, ASEAN - Trung Quốc đã đi đến thỏa thuận
về nguyên tắc đối với việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do giữa các nước
ASEAN và Trung Quốc trong vòng 10 năm. Năm 2010 là mốc theo đó ACFTA, một
hiệp định quan trọng trong quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc có hiệu lực đối
với các nước ASEAN 6. Hơn nữa, giai đoạn 2001 - 2010 cũng là thập niên đánh dấu
sự trỗi dậy của Trung Quốc. Từ khía cạnh thương mại, nghiên cứu muốn tìm hiểu


3
Trung Quốc đã thay đổi cách ứng xử với ASEAN ra sao. Như vậy, có thể nói giai

đoạn 2001 - 2010 là nền tảng cho quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc trong
những giai đoạn tiếp theo và giai đoạn 2010 -2014 đã phản ánh một phần về sự phát
triển trong mối quan hệ này.
Phạm vi nghiên cứu về không gian: Trung Quốc không bao gồm Hồng Kông,
Ma Cao, Đài Loan và một số vấn đề về Việt Nam.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đề tài vận dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học như:
- Phương pháp thu thập thông tin: thông tin phục vụ nghiên cứu được thu thập
qua các sách giáo khoa, giáo trình, tạp chí chuyên ngành, sách báo, phương tiện
truyền thông đại chúng, Internet, các thư viện Quốc gia, thư viện một số trường đại
học…; từ kết quả nghiên cứu, công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước, kết hợp
kết quả quan sát, tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp của tác giả.
- Phương pháp thống kê, so sánh: Từ thống kê số liệu, tác giả đưa ra sự so sánh
tương quan giữa hai thực thể ASEAN - Trung Quốc trong quan hệ thương mại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp logic, lịch sử.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án liên kết các dữ liệu điều tra, các kết quả đánh giá của chuyên gia, nhà
khoa học liên quan tới quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc để từ đó chỉ ra được
xu hướng vận động của mối quan hệ này. Đây là cơ sở thực tiễn phục vụ cho cơ quan
quản lý nhà nước ngành kinh tế đối Ngoại trong hoạch định các chính sách Ngoại
thương của Việt Nam khi tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc.
Bên cạnh đó luận án phân tích ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến quan hệ
thương mại ASEAN-Trung Quốc và chỉ ra được yếu tố tác động tích cực, yếu tố tác
động tiêu cực để cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định kinh tế, doanh nghiệp nắm
được và có cách thức áp dụng phù hợp khi tham gia vào hoạt động thương mại trong
nước, khu vực có đối tác một bên là bạn hàng Trung Quốc hoặc các nước ASEAN.
Ngoài ra, những nội dung đưa ra trong luận án còn có tính ứng dụng và có thể
triển khai trong quản lý. Cơ quan ngành Ngoại giao, và tổ chức kinh tế, doanh nghiệp

có thể tham khảo và tìm giải pháp ứng dụng kết quả nghiên cứu luận án vào thực tế
quản lý ở cơ quan đơn vị mình với sự tôn trọng sở hữu trí tuệ hợp lý.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quan hệ thương
mại ASEAN-Trung Quốc đồng thời đưa ra những kết luận khoa học về về mối quan hệ
này thông qua cách tiếp cận liên ngành giữa phương pháp luận nghiên cứu kinh tế vĩ mô


4
và phương pháp luận nghiên cứu phát triển kinh tế vùng. Luận án làm sáng tỏ một số nội
dung về tác động cả tích cực, tiêu cực giai đoạn 2001-2010 và triển vọng trong quan hệ
hợp tác thương mại ASEAN-Trung Quốc sau năm 2010.
- Đóng góp về mặt lý luận, qua công trình “Quan hệ thương mại ASEANTrung Quốc giai đoạn 2001 - 2010” là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm tới
hoạt động Ngoại thương quốc gia, Ngoại thương ASEAN - Trung Quốc để người đọc
có những trải nghiệm và thành công nhờ những thông tin tư liệu hữu ích này.
- Những nội dung mà luận án đưa ra là một thông tin mang tính tham khảo cho
các nhà nghiên cứu về quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc. Các chỉ số kinh tế
vĩ mô vi mô để thành công hay các biện pháp Ngoại thương từ công trình hi vọng sẽ
đóng góp vào kho trí thức lý luận kinh tế đối Ngoại của nước ta và kinh tế thế giới.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, kết cấu của
Luận án được chia làm 4 chương với những nội dung như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở cho sự phát triển quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc.
Chương 3. Thực trạng quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn
2001 - 2014.
Chương 4. Triển vọng quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc đến năm 2020
và định hướng phát triển của Việt Nam trong mối quan hệ này.
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Về mặt lý thuyết, chinh sách, có một số công trình tiêu biểu như sau.
ThS. Phan Ngọc Mai Phương trong đề tài Cấp Bộ “Tác ộng t chiến lược một
tr c hai cánh” của Trung Quốc đối với phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam thời k
đến năm 2020 thực hiện năm 2010. Phan Ngọc Mai Phương đã chỉ rõ bối cảnh ra đời
của chính sách hướng Nam. Đề tài bước đầu chỉ ra mục tiêu của chiến lược, nội dung
của chiến lược cũng như diễn biến - tình hình triển khai chu n bị thực hiện ý tưởng
chiến lược này trong mấy năm gần đây.
TS. Lê Quốc Phương với đề tài “Đánh giá mức ộ bổ sung và cạnh tranh
giữa Việt Nam với các ối tác thương mại chính bằng phương pháp ịnh lượng”
(2010). TS. Lê Quốc Phương cho rằng Thương mại và đầu tư hiện là những hoạt
động quan trọng, rất có ý nghĩa đối với quá trình phát triển kinh tế và hội nhập
quốc tế của nước ta. Để có chiến lược phát triển hoạt động thương mại quốc tế
đúng đắn, chúng ta không thể xem xét, đánh giá các đối tác một cách khoa học, có


5
cơ sở, có căn cứ, tìm ra các đối tác có tiềm năng, có thể hợp tác lâu dài và đem lại
lợi ích cho chúng ta.
PGS. TS Nguyễn Văn Lịch trong đề tài “Định hướng chiến lược phát triển quan
hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc giai oạn tới 2015” (2007). PGS. TS Nguyễn
Văn Lịch đã chia 5 nhóm hàng (A,B,C,D,E) để phân tích khả năng cạnh tranh của hàng
hoá xuất nhập kh u của Việt Nam cũng như của các nước lân cận trong khuôn khổ
giữa ASEAN và Trung Quốc. Đã chỉ ra lợi thế của mỗi nước, nhóm nước và sự trùng
lặp lợi thế của các nước ở những nhóm hàng nào. Nguyễn Văn Lịch nêu quan điểm và
khẳng định nhiều lần trong đề tài là nếu không có những nỗ lực cải thiện cơ cấu xuất
kh u, Việt Nam có thể trở thành nước chuyên cung cấp tài nguyên và những sản ph m
có hàm lượng tài nguyên cao cho Trung Quốc”. Hiện nay cơ cấu kinh tế của nước ta,
đặc biệt là ở khu vực đồng bằng Nam bộ đang thay đổi rất nhanh, ngoài 14 mặt hàng
Việt nam có tiềm năng (được đề cập trong đề án đ y mạnh xuất kh u sang Trung Quốc

giai đoạn 2006-2010), chúng ta còn có thêm những mặt hàng nào có khả năng xuất
kh u sang Trung Quốc trong những năm 2010-2015.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Vấn đề quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc từ lâu đã thu hút được sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong bản phúc trình
của Liên Hiệp Quốc khái quát về châu Á trong các năm 2003, 2004, viết: “Trung
Quốc là một ộng cơ tăng trưởng quan trọng cho hầu hết các nền kinh tế trong vùng.
Trung Quốc nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu với phần lớn các nước châu Á còn lại”.
Dường như các nước ASEAN ra khỏi cơn cùng cực trong cuộc Khủng hoảng châu Á
một phần là nhờ vào Trung Quốc.
Theo Walden Bello, Trung Quốc có rất nhiều sản ph m công nghiệp, nông nghiệp
siêu rẻ, từ sản ph m của các vụ mùa miền ôn đới cho đến rau quả của miền bán nhiệt đới,
cũng như nhiều nông sản ph m đã qua chế biến. Trong khi ASEAN chỉ có một số nước
như Việt Nam (gạo, cà phê), Thái Lan (gạo), Philippines (dừa và sản ph m của dừa),
Malaysia (dầu cọ, cao su, thiếc) có một số ít sản ph m có ưu thế. Quốc có phần chậm lại,
trong khi nhu cầu xuất kh u tăng mạnh vì thế, từ năm 2005, xuất kh u của Trung Quốc
sang ASEAN tăng 50%, cao hơn mức tăng nhập kh u từ ASEAN.
Zhao Jianglin trong cuốn “Toàn cảnh quan hệ thương mại Asean-Trung Quốc
15 năm phát triển”, Nhà xuất bản thế giới (2008) bản gốc “Asean-China Trade
Relations: 15 Years of Development and Prospects”, The Gioi Publishers, 2008, By
Zhao Jianglin, Institute of Asia-Pacific Studies, CASS, Hanoi, Dec. 6-8, 2007. Tác
giả Zhao Jianglin đã chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong 15 năm phát triển quan
hệ thương mại giữa hai bên kể từ sau khủng hoảng tài chính Châu Á, Zhao Jianglin lý
giải một số nguyên nhân khiến quan hệ thương mại giữa hai thực thể chưa phát triển


6
đúng với tiềm năng và thế mạnh của mình trong đó có nguyên nhân quan trọng là
niềm tin chiến lược và xung đột lợi ích nhất là lợi ích trên khu vực Biển Đông. Tuy
nhiên Zhao Jianglin cũng tin tưởng đến những năm 2020 quan mối hệ này sẽ vượt

qua được những rào cản về chính trị và trở thành mối quan hệ thương mại chiến lược
của cả hai bên.
1.3. Khoảng trống nghiên cứu
Như vậy, từ các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có thể nói mối quan hệ
thương mại ASEAN - Trung Quốc là đề tài hay, được đông đảo giới khoa học cũng như
những người làm chính sách và giới doanh nhân quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu đề
cập ở trên chỉ phân tích mối quan hệ này ở các góc độ khác nhau. Nhiều nghiên cứu phân
tích sâu về các thời cơ và thách thức cho mỗi bên cũng như cho Việt Nam khi ACFTA hình
thành. Cũng có khá nhiều nghiên cứu đề cập quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc.
Tuy nhiên, việc tổng kết, đánh giá về quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc trong thập
niên đầu thế kỷ 21, đặc biệt cố xem xem khi Trung Quốc trở thành nước lớn thì họ có thay
đổi cách ứng xử với các nước láng giềng ASEAN không, thay đổi như thế nào thông qua
các quan hệ thương mại thì chưa có nghiên cứu nào đề cập.
Chương 2
CƠ SỞ CHO SỰ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ASEAN - TRUNG QUỐC
2.1. Cơ sở lý luận cho sự phát triển quan hệ thƣơng mại ASEAN - Trung Quốc
2.1.1. Khái quát về quan hệ thương mại Quốc tế
Khái niệm về thương mại quốc tế: Theo UNCITRAN (United Nations
Commission of International Trade Law) thì thương mại quốc tế theo nghĩa rất rộng, bao
gồm mọi hoạt động kinh doanh trên thị trường quốc tế, tức là bao gồm mọi hoạt động
thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, trừ mua bán hàng hóa hữu hình đến các dịch vụ như
bảo hiểm, tài chính, tín dụng, chuyển giao công nghệ, thông tin, vận tải, du lịch.
Chính sách thương mại Quốc tế: Chính sách thương mại quốc tế là hệ thống
các công cụ và biện pháp mà nhà nước sử dụng để điều tiết các hoạt động thương mại
quốc tế của các quốc gia, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của quốc gia đó.
2.1.2. Các lý thuyết về quan hệ thương mại Quốc tế
Lý thuyết thương mại quốc tế của Chủ nghĩa trọng thương.
Adam Smith và lợi thế tuyệt ối.
Lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricardo.

Mô hình Heckscher - Ohlin (mô hình H-O).
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc
Sự ph thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa ASEAN và Trung Quốc. Trung Quốc là một


7
quốc gia đông dân với thì trường rộng lớn và tốc độ phát triển nhanh, là đối tác thích hợp
để các nước ASEAN tiến hành mở rộng thị trường, đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận. Đồng
thời hợp tác với Trung Quốc cũng tạo nên sự cân bằng trong quan hệ giữa các nước lớn
có lợi ích chiến lược trong khu vực, là bước nối quan trọng để ASEAN xâm nhập vào thị
trường lớn nhất thế giới cũng như hội nhập với kinh tế toàn cầu.
Về phía Trung Quốc, ASEAN là đối tác rất thích hợp cho các ngành công
nghiệp đang trỗi dậy của họ. Một vấn đề mà nước này mắc phải trên con đường phát
triển là sự thiếu hụt về nguồn nguyên, nhiên liệu như xăng, dầu, gỗ, nhựa, dầu thực
vật,… ASEAN lại là khu vực có nguồn tài nguyên khá dồi dào, đáp ứng và khắc phục
tốt những khó khăn trên.
2.2.2. Sự phát triển nhiều loại hình hợp tác trong thương mại quốc tế thúc đẩy
phát triển thương mại ASEAN - Trung Quốc
Việc hình thành các khu vực mậu dịch tự do hoặc các thỏa thuận mậu dịch tự
do khá phổ biến trong những năm gần đây. Theo thống kê của Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) tính đến 2010, đã có khoảng 400 Hiệp ịnh thương mại tự do được
thực hiện hoặc đang trong quá trình ký kết trong đó có hơn 200 Hiệp định thương mại
tự do có hiệu lực. Các Hiệp định thương mại tự do có thể được thực hiện giữa hai
nước riêng lẻ hoặc có thể đạt được giữa một khối thương mại và một quốc gia như
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Chi Lê, hoặc Hiệp định thương mại
tự do ASEAN-Trung Quốc.
2.2.3. Tồn tại nhiều nhân tố khác thuận lợi cho phát triển thương mại ASEAN Trung Quốc
Lợi thế so sánh và điều kiện sản xuất trong nước của mỗi bên dẫn tới sự tất yếu
phải phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Mỗi quốc gia có sự

phát triển sớm muộn, nhanh chậm khác nhau nên điều kiện sản xuất trong nước sẽ
khác nhau. Quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc cũng phát triển theo xu hướng đó.
Với đặc điểm vị trí địa lý sát kề, cùng nằm trong khu vực Đông Á và đồng thời đều là
những nền kinh tế nóng đang phát triển mạnh mẽ ở châu Á, sự liên kết kinh tế giữa
hai vùng lãnh thổ này cũng là một hệ quả tất yếu, phù hợp với nhu cầu hai bên và với
xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế hiện nay.
Môi trường quốc tế khu vực tương đối ổn định nền kinh tế tri thức và công nghệ
đang tạo cơ hội cho mọi quốc gia ASEAN thực hiện chủ trương đa phương hóa quan
hệ quốc tế trong đó có đa phương hóa quan hệ ASEAN và Trung Quốc. Thị trường nội
tại của các bên với sức mua lớn là tiềm năng và thế mạnh khách quan cho quan hệ hợp
tác ASEAN và Trung Quốc phát triển. Tiền đề xây dựng quan hệ thương mại ASEAN
và Trung Quốc được đảm bảo và ghi nhận bởi hàng loạt những cam kết có tính pháp lý
thông qua các điều ước quốc tế và các Hiệp định song phương ASEAN - Trung Quốc.


8
Hiệp ịnh khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc”, “Tuyên bố
Kuala Lumpur 2005. Sức mạnh kinh tế mới của Trung Quốc, đặc biệt từ khi nước này
trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cũng là một trong
những cơ sở cho phát triển quan hệ thương mại ASEAN và Trung Quốc. ASEAN
đang có bước chuyển mình mạnh mẽ và ngày càng có vị thế trong nền kinh tế thế giới
Chương 3
THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ASEAN - TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2001 - 2014
3.1. Quan hệ thƣơng mại ASEAN - Trung Quốc trƣớc năm 2001
3.1.1. Giai đoạn từ năm 1991 đến Khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997
Giai đoạn 1991-1997, thương mại hai bên trong thời k này phần lớn là thương
mại hàng hoá. Xuất kh u của ASEAN sang Trung Quốc đã có sự tăng trưởng từ năm
1993 đến năm 1997, đặc biệt từ năm 1996 có sự phát triển vượt bậc trong tổng kim
ngạch thương mại hai bên (16.691,7 triệu USD năm 1996 và 22.650,8 triệu USD năm

1997, từ đây thương mại hai bên phát triển theo xu hướng bền vững. Nước xuất kh u
nhiều nhất sang Trung Quốc là Singapore, với xu hướng tăng ngày càng cao. Kế đó là
Malaysia, nhưng mức độ tăng không đồng đều.
3.1.2. Giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2001
- Quan hệ thương mại hàng hóa. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
Đông Á kinh tế các nước ASEAN đang dần hồi phục và quan hệ kinh tế - thương mại
giữa ASEAN và Trung Quốc cũng không ngừng phát triển.

Triệu USD

70
60
50
40
30
20
10
0

64.45

59.37
47.6
42.7

45.62
24.72

1998


1999

2000

2001

2002

Năm

Biểu đồ 3.1. Giá trị kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN
giai đoạn 1998-2002
Nguồn: Ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế


9
ASEAN xuất sang Trung Quốc chủ yếu là nguyên, nhiên liệu và hàng công nghiệp
chế biến, trong đó xăng dầu, gỗ, dầu thực vật, máy tính, thiết bị điện là những mặt hàng
xuất kh u chính. Năm 2002, nhóm hàng này chiếm 83,7% tổng kim ngạch xuất kh u
ASEAN sang Trung Quốc. Trong số 10 mặt hàng xuất kh u chủ yếu của ASEAN sang
Trung Quốc, máy móc công cụ và linh kiện chiếm tỷ trọng cao nhất 23,6%, tiếp đến là
máy móc văn phòng và xử lý số liệu 18,5%, xăng dầu và chế ph m 12,5%, nhựa nguyên
liệu 6,7%, hoá chất hữu cơ 6,4%, dầu thực vật 5,1%, cao su thô 3,6%, thiết bị âm thanh và
viễn thông 3,0%, máy công nghiệp và phụ kiện 2,5% và gỗ 1,9%.
Bảng 3.1. Cán cân thƣơng mại ASEAN và Trung Quốc
giai đoạn 1993-2002
Đơn vị: Nghìn USD
Năm

Xuất khẩu


Nhập khẩu

Cán cân xuất nhập khẩu

1993

4.528.69 ,7

4.336364,2

+192.330,5

1995

6.200.891,8

7.129.723,3

-928.831,5

1997

9.167.889,0

13.482,883,2

-4.314.994,2

1999


26.472.37,0

19.47 997,9

+7.064.379,4

20 1

31.52.091,2

23.833.075,1

+7.719.016,1

2002

19.547.232,1

23.212.221,4

-3.665.010,7

Ghi chú: Giá trị US $ 1000. (nghìn USD)
Source: ASEAN Trade Database
- Quan hệ ầu tư. Đầu tư ASEAN vào Trung Quốc: Nếu như năm 1991 đầu tư
ASEAN vào Trung Quốc chỉ đạt 0,9 tỉ USD thì năm 1992 con số này đã tăng lên tăng
lên 2,7 tỉ USD gấp 3 lần, năm 1997 con số này vượt trên 34,2 tỉ USD gấp 38 lần năm
1991 và gấp 1,86 lần năm 1994. Tổng mức đầu tư ASEAN vào Trung Quốc đạt mốc
kỷ lục vào năm 1998 với giá trị đầu tư 42,2 tỉ USD. Từ năm 1991 đến 2000, đầu tư

của ASEAN vào Trung Quốc tăng trung bình 28%/năm. Tuy nhiên, do cuộc khủng
hoảng kinh tế, tổng giá trị đầu tư qua các năm của ASEAN ở Trung Quốc đã giảm
xuống 32,9 tỷ USD và 28 tỷ USD vào năm 1999 và 2000 [29]. Cuối năm 2001, tổng
giá trị đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc bao gồm 17.972 dự án với giá trị cam kết
là 53,5 tỷ USD (chiếm 7,2% tổng FDI vào Trung Quốc), và giá trị giải ngân là 26,2 tỷ
USD (6,1% tổng FDI của Trung Quốc) [29]. Tính đến cuối năm 2002, các nước
ASEAN đã có 19,731 dự án đầu tư tại Trung Quốc với tổng giá trị 58,09 tỷ USD.
Đầu tư Trung Quốc vào ASEAN: Về phía Trung Quốc, mặc dù đầu tư của
Trung Quốc vào ASEAN vẫn ở mức thấp, chỉ đạt 135,8 tỷ USD năm 1999, chiếm
gần 1% tổng FDI tại ASEAN, nhưng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN trong


10
những năm gần đây đã tăng nhanh với tốc độ trung bình 60%/năm [75].
Theo số liệu của Bộ Ngoại thương và Hợp tác kinh tế Trung Quốc (MOFTEC),
tổng đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN vào cuối năm 2000 là 458,6 triệu USD với
692 dự án và năm 2001 là 740 dự án trị giá 1,1 tỷ USD [29] và tính đến tháng 9/2002,
Trung Quốc đã đầu tư vào 769 dự án ở các nước ASEAN với tổng giá trị 690 triệu
USD. Trong thời gian 6 tháng đầu năm 2003, Trung Quốc đã đầu tư vào 822 dự án
của các nước ASEAN với tổng giá trị cam kết là 1,37 tỷ USD.
3.2. Quan hệ thƣơng mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2001-2010
3.2.1. Quan hệ thương mại hàng hóa
Thương mại Trung Quốc - ASEAN tăng rất mạnh trong thời k từ năm 1990
đến nay. Mặc dù mức buôn bán hai chiều rất thấp chỉ đạt 7 tỷ USD năm 1990, và 7,96
tỷ USD năm 1991. Thế nhưng, con số đã tăng nhanh, đạt mức 54,7 tỷ USD năm 2002
và 100 tỷ USD năm 2004, 130,4 tỷ USD năm 2005 và 202,6 tỷ USD năm 2007, về
đích trước 3 năm so với dự kiến (mức 200 tỷ USD theo kế hoạch đặt ra vào năm 2010
- số liệu Trung Quốc công bố).

Tổng TM hai chiều, tỷ

USD

20
0
20 0
01
20
0
20 2
0
20 3
04
20
0
20 5
0
20 6
07
20
0
20 8
09
20
1
20 0
11

400
350
300

250
200
150
100
50
0

Biểu đồ 3.5. Thương mại Trung Quốc - ASEAN, 2000-2011 (tỷ USD)
Nguồn: ASEAN Secretariat (2005); ASEAN Trade Statistics
Database; ASEAN Trade Statistics Database (Data as of July 2009)
Hợp tác kinh tế Trung Quốc - ASEAN không ngừng tăng lên, ASEAN đã trở
thành đối tác buôn bán lớn thứ 4 của Trung Quốc sau EU, Mỹ và Nhật Bản. Năm
2010 đạt 293 tỉ USD, tăng trên 37,5%. Năm 2011, tổng thương mại Trung Quốc ASEAN đạt 362,9 tỷ USD (Trung Quốc xuất: 170,1 tỷ; Trung Quốc nhập 192,8 tỷ),
tăng 70 tỷ USD so với mức 292,8 tỷ USD năm 2010. Hai bên đang cố gắng phấn đầu
đưa kim ngạch buôn bán đạt 500 tỉ vào năm 2015.
Thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Năm 2001, Trung
Quốc chính thức đưa ra đề xuất thành lập Khu vực Thương mại tự do (FTA) với các
nước ASEAN và ASEAN đã có phản ứng tích cực. Tháng 11 năm 2002, Trung Quốc
và ASEAN đã ký “Hiệp ịnh khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung
Quốc” tại Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN lần thứ sáu tổ chức tại


11
Campuchia và “Nghị ịnh thư sửa ổi Hiệp ịnh khung về Hợp tác kinh tế toàn diện
ASEAN-Trung Quốc” ký kết ngày 5 tháng 10 năm 2003 tại Bali, Indonesia, có hiệu
lực thi hành từ ngày 1/7/2003. Theo Hiệp định và nghị định thư sửa đổi Hiệp định
khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc, các bên đồng ý sẽ đàm
phán tích cực nhằm thiết lập Khu vực Mậu dịch tự do (KVMDTD) ASEAN - Trung
Quốc trong phạm vi 10 năm.
Kim ngạch thương mại ASEAN - Trung Quốc. Các số liệu thống kê cho thấy sự

phát triển vượt bậc của kim ngạch thương mại giữa hai nền kinh tế từ 2002 - 2010, đặc
biệt từ khi Hiệp định khung về hợp tác kinh tế được thực hiện Kim ngạch thương mại
ASEAN - Trung Quốc năm 2003 đã tăng gấp hơn 1,5 lần so với năm 2002 (từ 42,75 tỉ
USD lên 59,64 tỉ USD), và con số này đến năm 2007 đã tăng gấp 4,3 lần (171,118 tỉ
USD), đỉnh điểm năm 2008 tổng giá trị kim ngạch thương mại 2 chiều ASEAN và
Trung Quốc tăng lên 192,67 tỉ USD. Đến năm 2011, thương mại ASEAN - Trung Quốc
tiếp tục phát triển, đạt mức 362,9 tỉ USD tăng gần 9 lần so với năm 2002. Tỷ lệ tăng
trưởng thương mại của Trung Quốc với ASEAN hàng năm vào khoảng 21,9%, trong khi
tỷ lệ tăng trưởng thương mại của Trung Quốc hàng năm chỉ đạt 18,8%
[www.nciec.gov.vn].
Bảng 3.10. Thƣơng mại Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 2002-2010
Đơn vị: tỉ USD
ASEAN XK sang
ASEAN NK từ
Cân bằng của
Năm Tổng TM
Trung Quốc
Trung Quốc
ASEAN
2002
42,759
19,547
23,212
- 3,959
2003
59,636
29,059
30,577
- 1,228
2004

89,066
41,352
47,714
- 6,389
2005 113,394
52,258
61,136
- 8,878
2006 139,961
65,010
74,951
- 9,941
2007 171,118
77,945
93,173
- 15,228
2008 192,672
85,558
107,114
- 21,556
2009
212,4
106,2
106,2
0
2010
292,8
154,6
138,2
16,4

Nguồn: ASEAN Secretariat (2005); ASEAN Trade Statistics
Database; ASEAN Trade Statistics Database (Data as of July 2009)
Phân tích bằng phương pháp đồ thị có thể thấy, nhìn một cách tổng thể giai đoạn
2002-2011 cán cân thương mại lại có xu hướng nghiêng về phía Trung Quốc, ASEAN trở
thành khu vực nhập siêu. Nếu năm 2001, cán cân thương mại của ASEAN với Trung
Quốc là +8,257 tỉ USD (ASEAN là khu vực xuất siêu vào Trung Quốc) thì chỉ số này đến
năm 2002 là -3,959 tỉ USD, năm 2005 là -8,878 tỉ USD, năm 2007 con số này đã giảm
xuống mức -15,228 tỉ USD đỉnh điểm năm 2008 con số này giảm xuống mức -21,556 tỉ


12
USD [78]. ASEAN liên tục nhập xiêu trong quan hệ thương mại với Trung Quốc đây là
một sự chuyển hướng khá lớn. Đây cũng chính là những khó khăn chính ASEAN gặp
phải khi thực hiện hợp tác kinh tế toàn diện với Trung Quốc. Tuy nhiên, đến năm 2010,
theo số liệu từ phía của Trung Quốc cung cấp thì giá trị kim ngạch ASEAN trong quan hệ
thương mại với Trung Quốc thặng dư ở mức 16,4 tỷ USD.
Cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu giữa hai bên ASEAN - Trung Quốc. Trung
Quốc và ASEAN đều thuộc khu vực Đông Á, có nhiều đặc điểm giống nhau trong xu
hướng phát triển kinh tế. Bởi vậy, cơ cấu mặt hàng xuất nhập kh u của hai bên giai
đoạn này có nhiều điểm tương đồng, thể hiện qua tốp đầu những hàng hoá trao đổi
thương mại giữa hai bên.
Sản ph m có giá trị thương mại lớn nhất của hai bên là máy móc công cụ và
linh kiện, chiếm 29,1% giá trị hàng hoá xuất kh u từ ASEAN và 31,3% giá trị hàng
hoá xuất kh u từ Trung Quốc [80]. Thứ hai là mặt hàng máy móc văn phòng và xử lý
số liệu, xăng dầu và chế ph m. Cả hai cùng có sức cạnh tranh vượt trội trong các mặt
hàng này do đều có lợi thế trong nhân công giá rẻ dẫn tới giảm giá thành sản ph m
đáng kể so với các thị trường khác. Dù có những thế mạnh thương mại hàng hoá khá
giống nhau nhưng hai bên vẫn có thể phát triển trao đổi thương mại trong những lĩnh
vực đó, do đây đều là hai thị trường lớn nên nhu cầu rất lớn về cả số lượng, chủng
loại và chất lượng khác nhau. Đồng thời bởi có những điểm tương đồng nên hai bên

muốn hợp tác liên kết để tăng sức mạnh của nhau và giảm sự cạnh tranh trong buôn
bán thương mại với các thị trường ngoài khối. Đó cũng là một trong những thuận lợi
mà ACFTA đem lại.
ASEAN xuất kh u chủ yếu nguyên, nhiên liệu sang thị trường Trung Quốc với
những sản ph m chính: xăng dầu, nhựa, cao su, hoá chất hữu cơ, gỗ,…. Các mặt hàng
này chiếm đến 36,3% giá trị xuất kh u từ ASEAN sang Trung Quốc, trong khi đó con
số này với Trung Quốc chỉ là 14,6% [80]. ASEAN trở thành một trong những thị
trường cung cấp nguyên liệu chính cho Trung Quốc. Giá trị này có được nhờ đặc
điểm tự nhiên của vùng Đông Nam Á nhiều tài nguyên, khoáng sản, đồng thời trong
khu vực này còn nhiều quốc gia đang phát triển, chưa có trình độ công nghệ cao, chỉ
có khả năng khai thác, chưa có khả năng chế biến các sản ph m thô.
Mặt khác, sản ph m chính ASEAN nhập kh u từ Trung Quốc là máy móc, ôtô,
thiết bị và linh kiện điện tử, các mặt hàng này chiếm 58,4% kim ngạch xuất kh u của
Trung Quốc sang ASEAN. Trung Quốc là nước đông dân số nên nhân công lao động
khá dồi dào, giá lao động rẻ, đồng thời đất nước này có khả năng tiếp thu và ứng
dụng công nghệ mới rất cao, bởi vậy các sản ph m máy móc điện tử của họ có sức
cạnh tranh về mẫu mã và giá cả rất lớn. Bên cạnh đó các nước ASEAN cũng đang
trong thời k phát triển mạnh mẽ, nhu cầu máy móc rất lớn cả trong sản xuất và tiêu


13
dùng.
3.2.2. Thương mại dịch vụ ASEAN - Trung Quốc
Hợp tác chuyên ngành cũng là những lĩnh vực được triển khai tích cực và có
những thành tựu đáng khích lệ. Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc 11/2001 ở
Brunây, đã xác định 5 lĩnh vực hợp tác ưu tiên đầu thế kỷ 21 là nông nghiệp, công nghệ
thông tin và truyền thông, phát triển lưu vực sông Mê Công và đầu tư hai chiều. Tại Hội
nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 9 (12/2005), lãnh đạo hai bên đã ra quyết
định mở rộng hợp tác ASEAN - Trung Quốc từ 5 lĩnh vực lên 10 lĩnh vực ưu tiên gồm
nông nghiệp, công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển nguồn nhân lực, đầu tư hai

chiều, phát triển lưu vực sông Mê Kông, giao thông, năng lượng, văn hoá, du lịch và y tế
cộng đồng. Ngoài ra còn ký một số Bản ghi nhớ (MOU).
- Trong lĩnh vực giao thông vận tải: Hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực giao
thông giữa ASEAN và Trung Quốc được đánh dấu bởi Biên bản ghi nhớ về hợp tác
trong giao thông vận tải tháng 11 năm 2004 tại Viêng Chăn. Qua biên bản ghi nhớ
này, hai bên sẽ hỗ trợ hợp tác trung hạn và dài hạn trong các lĩnh vực sau: i) xây dựng
cơ sở hạ tầng cho giao thông; ii) hỗ trợ giao thông; iii) an ninh và an toàn hàng hải;
iv) giao thông đường hàng không; v) phát triển nguồn nhân lực; và vi) trao đổi thông
tin. Thỏa thuận về vận tải biển giữa ASEAN và Trung Quốc (ACMTA) được ký
tháng 11 năm 2007 tại Singapore. Hội nghị giữa các bộ trưởng giao thông vận tải của
ASEAN và Trung Quốc lần thứ 7 được tổ chức vào tháng 11 năm 2008 đã thống nhất
về nguyên tắc với Kế hoạch chiến lược hợp tác Giao thông vận tải ASEAN-Trung
Quốc, trong đó nêu ra 90 dự án cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nhằm tăng cường và
tạo điều kiện cho giao thông quốc tế và xuyên biên giới.
- Du lịch là một trong những lĩnh vực hợp tác tiềm năng của ASEAN và
Trung Quốc. Quan hệ hợp tác trong lĩnh vực du lịch giữa ASEAN và Trung Quốc
đã được tăng cường và số lượng du khách luôn tăng ổn định. ASEAN và Trung
Quốc tin tưởng rằng số lượng khách du lịch sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh sau 2010
cùng với mối quan hệ được mở rộng trong tương lai.
Đây là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thương mại dịch vụ song phương giữa
hai bên. ASEAN và Trung Quốc đều có bước tiến vượt bậc trong phát triển kinh tế và
mức sống của người dân. Những biến đổi mới này làm xuất hiện những hình thức
kinh doanh mới, và nảy sinh ra nhiều nhu cầu mới, cụ thể trong các lĩnh vực như phát
triển giáo dục, tư vấn giáo dục, dịch vụ mua sắm và tư vấn chăm sóc sức khoẻ, dịch
vụ lao động trực tiếp và gián tiếp,… Lĩnh vực dịch vụ phát triển nhất trong quan hệ
song phương vẫn là du lịch. Gần đây du lịch các nước ASEAN luôn là lựa chọn hàng
đầu của du khách Trung Quốc. Năm 2005, lượng khách du lịch Trung Quốc đến
ASEAN là 3,07 triệu người, đến năm 2007 con số này là 3,47 triệu người. Du khách



14
Trung Quốc luôn chiếm khoảng 6,4% lượng khách du lịch đến ASEAN. Theo tổ chức
du lịch thế giới, khách du lịch của Trung Quốc ra nước ngoài sẽ đạt 100 triệu vào
năm 2020, đây là một nguồn thu nhập đáng kể cho các nước ASEAN nếu tận dụng
được cơ hội này [64, 32-35].
3.2.3. Quan hệ thương mại biên giới
Việc hội nhập với Đông Nam Á là nhân tố then chốt trong chiến lược hướng
Tây của Trung Quốc nhằm khắc phục sự chênh lệch về khoảng cách phát triển giữa
miền Tây với vùng Duyên hải. Đông Nam Á là lối ra chủ yếu của các tỉnh phía Tây
vốn không có biển, thiếu nó thì sự phát triển của các tỉnh như Vân Nam, Quảng Tây
thiếu đi cái động lực cơ bản. GDP của Vân Nam tăng vọt từ 33 tỷ USD vào năm 2000
lên 160 tỷ USD vào năm 2012, và tỉnh này đặt mục tiêu tăng gấp đôi con số đó lên
320 tỷ USD vào năm 2017 thông qua các mối quan hệ thương mại và kinh tế xuyên
biên giới mạnh mẽ hơn. Vân Nam và thủ phủ Côn Minh đóng vai trò cốt lõi trong các
hoạt động kinh tế với các nước giáp biên giới như Lào, Mianmar, Việt Nam. Từ năm
2011, tỉnh này được chính quyền trung ương tại Bắc Kinh xác định là “tiền đồn quan
trọng cho khu vực Tây Nam”, là trung tâm quốc tế tại khu vực phía Tây Nam Trung
Quốc đối diện với Khu vực tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS).
3.2.4. Quan hệ đầu tư ASEAN - Trung Quốc: Trung Quốc tăng cường đầu tư vào ASEAN
Đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc đã được nhiều tài liệu nói đến, trong phần
này luận án tập trung làm rõ đầu tư của Trung Quốc vào ASEAN
Theo số liệu thống kê của Ban thư ký ASEAN, FDI từ Trung Quốc vào khu
vực này chỉ tăng từ khoảng 1 tỷ USD năm 2006 lên 1,4 tỷ USD năm 2008, chỉ chiếm
khoảng 2,4% tổng FDI vào khu vực. Trong khi đó, năm 2008, FDI của EU vào đây
đạt 14,9 tỷ USD, của Nhật là 7,6 tỷ và của Mỹ đạt 3,2 tỷ USD.
Trong 10 năm từ 2002 đến 2011, FDI của Trung Quốc vào ASEAN tăng rất
nhanh. Đầu tư vào Mianma tăng từ 64 triệu USD tăng lên 8,27 tỷ USD. Riêng đầu tư
của Hồng Kông vào vào này tăng từ 149 triệu USD tăng lên 5,8 tỷ USD1.
Theo nghiên cứu của NYU, Trung Quốc được coi là nguồn trợ giúp kinh tế
chính của ASEAN, tuy nhiên đó là ám chỉ các dự án vào cơ sở hạ tầng và vào các dự

án triết suất tài nguyên hơn là ODA - theo định nghĩa của OECD. Trong số 12,6 tỷ
USD trợ giúp kinh tế của Trung Quốc cho ASEAN giai đoạn 2002-2007 thì có 59%
là cho xây dựng cơ sở hạ tầng; 38% là đưa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, chỉ
có 3% là dưa vào trợ giúp nhân đạo, hỗ trợ quân sự, văn hóa và thể thao.
Trung Quốc cũng có kế hoạch cấp khoản tín dụng 15 tỷ USD cho ASEAN
trong 3 đến 5 năm (2013-2015), trong đó có cho vay ưu đãi 1,7 tỷ USD cho các dự án
hợp tác. Bên cạnh đó, Trung Quốc tuyên bố sẽ cấp 39,7 triệu USD trợ giúp đặc biệt
cho Campuchia, lào và Mianma để đáp ứng các nhu cầu cấp thiết, đóng góp 5 triệu
1

Foreign direct investment in South East Asia Global Business June 22, 2011,
/>

15
USD vào Quỹ Hợp tác ASEAN - Trung Quốc và cho khoảng 1 triệu USD vào quỹ
hợp tác tác chung ASEAN, Nhật Bản Hàn Quốc và Trung Quốc. Trung Quốc còn hứa
sẽ cung cấp 300.000 tấn gạo cho quỹ dự trữ gạo kh n cấp ở Đông Á để cải thiện an
ninh trong khu vực. Lãnh đạo Trung Quốc cũng cam kết cấp 2000 học bổng cho đào
tạo sinh viên quản lý hành chính ASEAN trong vòng 5 năm.
3.3. Quan hệ thƣơng mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2011 - 2014
3.3.1. Quan hệ thương mại hàng hóa
Kinh tế ASEAN những năm gần đây có bước phát triển và tiến bộ đáng kể, một
nguyên nhân chủ yếu là do 10 nước ASEAN kiên trì thúc đ y phát triển kinh tế khu
vực lấy cơ chế hợp tác 10+3 làm chủ thể trên cơ sở hợp tác 10+1 với Trung Quốc,
Nhật Bản và Hàn Quốc. Cơ chế hợp tác 10+1 và 10+3 lấy hợp tác kinh tế làm trọng
tâm, từng bước mở rộng sang các lĩnh vực chính trị, an ninh và văn hoá, đã hình thành
bố cục hợp tác tốt đ p đa cấp độ, lĩnh vực rộng, đa phương hoá và đa dạng hoá. Trong
đó, Khu vực Mậu dịch tự do Trung Quốc-ASEAN là mẫu mực trong hợp tác song
phương. Số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, từ
tháng 1 đến tháng 10 năm 2011, tổng kim ngạch xuất nhập kh u giữa Trung Quốc và

ASEAN đạt 295,91[15] tỷ USD, tổng kim ngạch cả năm 2011 là 362,9 tỉ USD, tăng
25,7% so với cùng k . Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Trung Quốc với các nước
thành viên ASEAN từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2011 duy trì mức tăng trên hai con số.
Như vậy sau 20 năm Trung Quốc và ASEAN thiết lập quan hệ đối tác đối thoại, kim
ngạch thương mại song phương năm 2011 tăng gấp 38 lần so với năm 2001.
Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, 11 tháng đầu năm 2012, kim ngạch
Ngoại thương ASEAN - Trung Quốc đạt 359,96 tỷ USD và tổng kim ngạch cả năm
2012 là 401,2 [45] tỷ USD tăng trưởng 9,3%, trong đó Trung Quốc xuất kh u sang
ASEAN đạt 203,8 tỷ USD tăng trưởng 19,3% (cao hơn tăng trưởng xuất kh u chung
của Trung Quốc là 12%, ASEAN xuất kh u sang Trung Quốc đạt 197,4 tỷ USD tăng
trưởng 0,6%. Trung Quốc xuất siêu sang ASEAN đạt giá trị 6,4 tỷ USD. ASEAN là
đối tác thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc (sau EU, Mỹ), là đối tác xuất kh u lớn
thứ 4 (sau Mỹ, EU và Hồng Kông) là đối tác nhập kh u lớn thứ 2 (sau EU). Trong số
các nước ASEAN, đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc là Malaysia với tổng
kim ngạch thương mại song phương đạt 84,6 tỷ USD, tiếp theo đó là Thái Lan (63,5
tỷ USD), Singapore (62,3 tỷ USD), Indonesia (59,3 tỷ USD), Việt Nam (45,1 tỷ
USD) và Phillipines (33,3 tỷ USD).
Trong năm 2013 tổng giá trị kim ngạch thương mại hai chiều Trung QuốcASEAN đạt 418,3 tỷ USD (chín tháng năm 2013 từ tháng giêng đến tháng chín tổng kim
ngạch xuất nhập kh u Trung Quốc-ASEAN đạt 322,36 tỷ USD, tăng 11,6% trong đó giá
trị hàng hóa xuất kh u của Trung Quốc đạt 211,7 tỷ USD và giá trị nhập kh u là 206.6 tỉ
USD, Trung Quốc tiếp tục xuất siêu với giá trị thương mại 5,1 tỷ USD [45].


16
Bảng 3.12. Thƣơng mại Trung Quốc - ASEAN giai đoạn 2011-2014
Đơn vị: tỉ USD
Năm

Tổng TM


ASEAN NK
từ Trung
Quốc
192,8
203,6
211,7
49

ASEAN XK
sang Trung
Quốc
170,1
197,6
206,6
56

Cân bằng của
ASEAN

2011
362,9
22,7
2012
401,2
- 6,4
2013
418,3
-5,1
Quý I-2014**
105

-7
Ghi chú:
* Số liệu phía Trung Quốc cung cấp cho Ban thư ký ASEAN.
** Số liệu sơ bộ
Nguồn: Nguồn: Tổng c c Hải quan Trung Quốc
Như vậy, qua bảng dữ liệu trên có thể thấy, giai đoạn 2011-2014 quan hệ
thương mại ASEAN - Trung Quốc tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ, tăng
trưởng kim ngạch thương mại hai chiều trung bình ở mức xấp xỉ 2 con số. Tuy
nhiên, giai đoạn này các nước ASEAN đang có biểu hiện mất cân đối trong cán
cân thương mại và đang có xu hướng nhập siêu trở lại. Nếu năm 2011 các nước
ASEAN xuất siêu 22,7 tỉ USD thì năm 2012 cán cân thương mại của các nước này
thâm hụt 6,4 tỉ USD, năm 2013 là 5,1 tỷ USD và năm 2014 chỉ tính hết quý I con
số này đã ở mức 7 tỉ USD.
3.3.2. Quan hệ thương mại dịch vụ
Hoạt ộng xúc tiến thương mại, du lịch sau 2010 ang ược hai bên triển khai
mạnh mẽ giữa ASEAN - Trung Quốc: Từ năm 2010-2013 việc liên tiếp tổ chức những
Hội trợ, triển lãm quốc tế được 2 bên tiến hành có sự tham gia của đông đảo doanh
nghiệp và Chính phủ các nước thành viên.
Bên cạnh đó, quy mô du lịch song phương cũng được mở rộng. Năm 2012, số
du khách Trung Quốc đến ASEAN là 73,2 triệu lượt người, tăng 2,6 lần so với 10
năm trước, là nguồn du khách lớn thứ hai của ASEAN, chỉ xếp sau châu Âu, trong
khi đó du khách ASEAN đến Trung Quốc cũng đạt 58,9 triệu lượt người, là một trong
những nguồn du khách lớn nhất của Trung Quốc [45].
3.3.3. Quan hệ thương mại biên giới
Năm 2011 là năm bắt đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Đứng trước những
biến đổi sâu sắc và phức tạp của tình hình thế giới, khu vực và trong nước, ngoại giao
Trung Quốc đã bám sát nhiệm vụ trung tâm của Đảng và Nhà nước Trung Quốc, phục
vụ đắc lực cho việc thúc đ y phát triển trong nước, mở rộng ảnh hưởng của Trung
Quốc trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời Ngoại giao Trung Quốc trong năm
2011 cũng đã cố gắng khắc phục những "bước lùi" về Ngoại giao trong năm 2010, nỗ

lực để lấy lại lòng tin về sự "trỗi dậy hoà bình" của Trung Quốc. Tuy nhiên, quan hệ


17
giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng vẫn có lúc trong tình trạng căng thẳng.
Năm 2011 là năm kỷ niệm 20 năm quan hệ đối thoại Trung Quốc - ASEAN,
hai bên đã cùng nhau tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm. Thủ tướng Trung Quốc Ôn
Gia Bảo đã tham dự Triển lãm quốc tế Trung Quốc - ASEAN lần thứ 8 tại Nam Ninh
(Trung Quốc), đề xuất một loạt kiến nghị và biện pháp nhằm đi sâu hợp tác song
phương trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, xã hội, nhân văn..., đồng thời ra tuyên
bố chung, hoạch định phát triển quan hệ trong tương lai.
Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN từ năm 2010 được vận hành thuận
lợi. Từ tháng 1 đến tháng 11- 2011, tổng kim ngạch thương mại Trung Quốc ASEAN là 328,96 tỷ USD, tăng 25,1% so với năm 2010. ASEAN trở thành đối tác
thương mại lớn thứ 3 của Trung Quốc.
3.3.4. Quan hệ đầu tư
Trong năm 2010 và 2011, Trung Quốc đã cung cấp các khoản vay cho ASEAN
với tổng số vốn đạt 25 tỷ USD, trong đó hơn 10 tỷ USD là các khoản vay ưu đãi.
Tính luỹ kế tới hết tháng 10/2012, tổng giá trị đầu tư Trung Quốc - ASEAN đạt 100
tỷ USD, trong đó 10 tháng đầu năm 2012 Trung Quốc đầu tư phi tài chính sang
ASEAN đạt 3,6 tỷ USD tăng 31,2% [4]. Các lĩnh vực Trung Quốc đầu tư sang
ASEAN chủ yếu là xây dựng, dịch vụ khách sạn, điện khí, khoáng sản và vận tải, các
hình thức đầu tư từ FDI đến đầu tư công nghệ kỹ thuật, BOT,... Trung Quốc đã đầu tư
xây dựng 5 Khu hợp tác kinh tế thương mại ở Campuchia, Thái Lan, Việt Nam và
Indonesia, số lượng doanh nghiệp vào các Khu hợp tác kinh tế này cũng như giá trị
sản xuất tại đây cũng tăng trưởng rõ rệt. Cùng với đó ASEAN đầu tư vào Trung Quốc
cũng có quy mô mở rộng. Tính 10 tháng đầu năm 2012, ASEAN đầu tư vào Trung
Quốc 6,1 tỷ USD tăng 15,9%. Nếu tính lũy kế đến hết tháng 10/2012, ASEAN đã đầu
tư vào Trung Quốc 76,1 tỷ USD chiếm 6% tổng giá trị FDI tại Trung Quốc (vượt qua
FDI của Mỹ đầu tư tại Trung Quốc)[4].
Năm 2014, về đầu tư, các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư trực tiếp và phi tài chính

trên 1 tỷ USD vào ASEAN, trong khi đầu tư của ASEAN vào Trung Quốc đạt gần 2 tỷ USD.
Ngoài ra, trong quý 1/2014, giá trị hợp đồng công trình ký kết mới ở ASEAN của Trung
Quốc là gần 6 tỷ USD [45]. Trong 10 năm từ 2004-2014, đầu tư song phương Trung QuốcASEAN vượt mốc 70 tỷ USD. Thành quả hợp tác kinh tế cùng có lợi được tăng cường.
3.4. Đánh giá quan hệ thƣơng mại ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2001-2014
3.4.1. Giai đoạn 2001 - 2010
Cơ cấu hàng hóa. Về cơ cấu thương mại, hàng xuất kh u của Trung Quốc sang
ASEAN đa dạng hơn, trong đó đáng kể là máy móc, điện máy, tàu và thuyền, khoáng
sản và nhiên liệu, dụng cụ y tế và quang học, ô tô, sắt thép, hàng dệt may, rau quả và
giày dép. Một điều rất rõ ràng là xuất kh u máy móc và điện máy từ Trung Quốc
sang ASEAN tăng đáng kể, từ mức 28% tổng xuất kh u của Trung Quốc năm 1997
đã tăng lên 45% năm 2008 (năm 2009 chiếm gần 42% với 44,5 tỷ USD trong tổng số


18
106,3 tỷ USD). Chủng loại hàng nhập kh u của Trung Quốc từ ASEAN kém đa dạng
hơn, chủ yếu là nhập theo khối lượng lớn các loại máy móc và hàng điện máy,
khoáng sản và nhiên liệu, nhựa, chất béo và dầu, cao su và chất hoá hữu cơ. Cơ cấu
sản ph m xuất kh u của cả phía ASEAN và Trung Quốc thay đổi chậm, hàng hóa
đơn điệu và thiếu tính đa dạng, chất lượng không cao đặc biệt là các sản ph m công
nghệ đã không thu hút được người tiêu dùng từ thị trường của nhau tỷ lệ sản ph m
thô của Trung Quốc chiếm 50,5%, còn của ASEAN là 45,7%, cơ cấu hàng xuất kh u
của Việt Nam năm 2010 tương đương với cơ cấu hàng xuất kh u Trung Quốc năm
1987 [67], giá trị sử dụng và độ bền của hàng Trung Quốc ở mức Trung bình còn giá
trị hàng hóa và độ bền của hàng hóa các nước ASEAN không cao nếu không muốn
nói là chất lượng kém (trừ một số mặt hàng gia dụng của Thái Lan, mặt hàng công
nghệ của Malaysia, Singapore).
Cân bằng thương mại ASEAN - Trung Quốc. Nhìn một cách tổng thể quan hệ
thương mại 2 chiều ASEAN và Trung Quốc giai đoạn 2001-2010 tăng cả về giá trị lẫn tỉ
trọng thương mại. Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/11 công bố sổ
tay "Hợp tác Trung Quốc - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) giai đoạn

1991- 2010," cho thấy thương mại hai chiều Trung Quốc - ASEAN tăng 37 lần trong 20
năm và vẫn giữ đà tăng cao riêng giai đoạn 2001- 2010 (năm 2010 tăng 24 lần so với
2001). Theo số liệu trong sổ tay trên, kim ngạch thương mại hai chiều Trung Quốc ASEAN từ gần 8 tỷ USD năm 1991 đã tăng lên gần 293 tỷ USD năm 2010, [82]
Cán cân thương mại giữa ASEAN và Trung Quốc bị mất cân đối nên gây áp
lực lớn tới kinh tế vĩ mô của các nước ASEAN. Cán cân thương mại ASEAN Trung
Quốc đã đảo chiều, mất cân bằng kể từ khi hiệp định thương mại tự do ASEAN Trung Quốc được ký kết. Xét về từng khía cạnh xuất/nhập kh u. Trong giai đoạn
2001-2005, xuất kh u của ASEAN sang Trung Quốc tăng bình quân 20,2%/năm, thấp
hơn so với mức tăng nhập kh u của ASEAN từ Trung Quốc (là 25,3% mỗi năm).
Như vậy, có thể thấy từ sau khi ACFTA đi vào thực tế, dường như Trung Quốc là
người có lợi vì xuất kh u được nhiều hơn sang ASEAN. Sang giai đoạn 2006-2010,
mức tăng xuất kh u của ASEAN sang Trung Quốc (26,5%) có phần cao hơn mức
tăng nhập kh u của ASEAN từ Trung Quốc (14,3%).
Trong quan hệ thương mại quốc tế, các nước ASEAN còn phụ thuộc quá nhiều
vào Trung Quốc. Xét trong thời k từ 2001-2010 cán cân thương mại ASEAN Trung
Quốc liên tục có sự đảo chiều nếu từ 2001-2005 cán cân thương mại của Trung Quốc
thặng dư thì giai đoạn 2006-2010 cán cân thương mại của ASEAN thặng dư.
3.4.2. Giai đoạn 2011 - 2014
Cân bằng thương mại ASEAN - Trung Quốc. Quan hệ thương mại hai chiều
ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2010-2014 tăng xấp xỉ 300 tỉ USD năm 2014, trung
bình tăng trên 20%/năm [82]. Tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều đạt 230
tỷ USD trong năm 2010, Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của


19
ASEAN. Theo ông Siregar, so với năm 2009 tổng giá trị xuất kh u của ASEAN sang
Trung Quốc năm 2010 tăng 39,1%, 2013 là 27,6%, nhập kh u của ASEAN từ Trung
Quốc tăng năm 2010 là 21,8% và 2013 tăng lên 28,6%. Về tổng thể, cán cân thương
mại của ASEAN thâm hụt nh với Trung Quốc ở mức 4,2 tỷ USD, chủ yếu phát sinh
sau khi hai bên ký kết Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện vào tháng 12002 để thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA).
Giai đoạn 2011-2014 cán cân thương mại thường xuyên biến động theo chiều

hướng bất lợi cho các nước ASEAN. Nếu như năm 2011 cán cân thương mại của các
nước ASEAN thặng dư 22,7 tỷ USD thì năm 2012 cán cân thương mại ASEAN thâm
hụt 6,4 tỷ USD và năm 2013 tiếp tục thâm hụt 5,1 tỷ USD.
Nhìn vào tổng kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều của cả khối ASEAN 20012014 thì ASEAN không phải là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc, có thời điểm
ASEAN nhập siêu nhưng cũng có rất nhiều thời điểm ASEAN xuất siêu. Tuy nhiên, nhìn
vào từng quốc gia trong khu vực ASEAN có thể thấy, nhiều quốc gia nhất là quốc gia
đang phát triển mới vào ASEAN như Lào, Việt Nam, Mianmar, Campuchia đang trở
thành thị trường tiêu th hàng hóa và bãi thải công nghệ của Trung Quốc.
Trừ một số nước như Thái Lan, Malaisia, Singapore do có sự chu n bị tốt cả về
thế và lực nhất là công nghệ và lao động nên đã chiếm được một số lợi thế trong quan hệ
thương mại với Trung Quốc khi xuất kh u sang nước này các sản ph m công nghệ cao
trong lĩnh vực điện, điện tử, hàng tiêu dùng, hóa chất, phương tiện vận tải... còn lại các
nước ASEAN mới (Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianmar) và một số nước ASEAN cũ
(In onesia, Philippines) đang thiệt thòi về nhiều mặt trong quan hệ thương mại với
Trung Quốc, trong đó nổi cộm là vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng
hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực ph m, cạnh tranh về đầu tư, việc làm, hàng cấm
và chủng loại hàng hóa đe dọa tới an ninh trật tự (vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ dành
cho lực lượng chuyên trách an ninh các nước...).
- Quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc phát triển chưa tương xứng với
tiềm năng của các bên
- Sự phân bổ nguồn lợi khối ASEAN không ồng ều trong quan hệ thương mại
ASEAN - Trung Quốc và tập trung chủ yếu vào các nước ASEAN-6
- Hàng hóa thương mại và tính bền vững của quan hệ thương mại
- Mâu thuẫn và xung ột thương mại ang tồn tại ã tạo ra rào cản vô hình
trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc
Bên cạnh đó, giai đoạn 2001-2014 chính sách thương mại của Trung Quốc
thiếu nhất quán, thiếu ổn định và liên tục, những chính sách cụ thể hiện hành tại một
số địa phương rất khác với chính sách tại các tỉnh miền Trung và Đông Trung Quốc,
giữa khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực tư nhân với khu vực thuộc sở hữu
nhà nước, còn tồn tại sự phân biệt trong đối xử quốc gia về các vấn đề gia nhập thị

trường, thuế và thương quyền; các chính sách và thủ tục đăng ký của chính quyền


20
Trung ương và địa phương thường xuyên thay đổi và đôi khi tồn tại sự mâu thuẫn
giữa các chính sách đó gây khó khăn cho các nước ASEAN trong việc trao đổi
thương mại hàng hóa.
- Sự yếu thế trong lợi thế so sánh ang ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế các nước
ASEAN khi tham gia quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc trên nhiều phương diện.
Sự yếu thế cạnh tranh và mất cân bằng cán cân thương mại của ASEAN trong
quan hệ thương mại với Trung Quốc tác động tới sản xuất, việc làm của các quốc gia
trong khu vực ASEAN. Trên thực tế, một số nước ASEAN nhận thấy, khác với tình
hình những năm 2000 về trước, khả năng cạnh tranh của Trung Quốc càng ngày càng
lớn mạnh hơn và cạnh tranh với ASEAN càng gay gắt hơn. Chính Bộ trưởng thương
mại Singapore đã nhận định rằng các nền kinh tế Đông Bắc Á chiếm tới 80-90% tổng
lực kinh tế châu Á, vì thế Trung Quốc sớm muộn sẽ thống trị quá trình tiến triển của
ACFTA [22].
- Quan hệ thương mại ASEAN Trung Quốc ảnh hưởng trực tiếp tới nền nông
nghiệp các nước ASEAN khi các quốc gia này không lường trước ược khó khăn t
chương trình thu hoạch sớm
- Cạnh tranh hàng hóa và ầu tư thương mại trên thị trường ở ASEAN trở lên
gay gắt hơn bao giờ hết
- Hàng lậu t Trung Quốc có cơ hội ược hợp pháp hóa ể chuyển vào
ASEAN, nguy cơ nhiều nước ASEAN trở thành thị trường tiêu th của Trung Quốc:
- Sự chi phối t những toan tính về chính trị, để có khách hàng tiềm năng
nguồn vốn đầu tư lớn và nguồn nhân lực kĩ thuật cao, nhiều nước ASEAN đã chấp
nhận đánh đổi nhiều điều kiện bất lợi cho họ và bị Trung Quốc chi phối. Thực tế để
thu hút vốn và khách hàng tiềm năng nhiều quốc gia trong khối đang bị Trung Quốc
tìm cách áp đặt các điều kiện liên quan đến chính trị, kinh tế, văn hóa theo hướng phù
hợp với các giá trị của mình và có lợi cho mình.

3.4.3. Đánh giá chung:
Theo nghiên cứu của chúng tôi, Trung Quốc có lợi hơn trong phát triển thương
mại với ASEAN. Trước đây có nhiều đánh giá cho rằng ASEAN sẽ được lợi trong
thương mại với Trung Quốc, đặc biệt là từ ACFTA. Chẳng hạn như Yu-shek Cheng
(2004: 269), cho rằng ACFFTA sẽ giúp tăng xuất kh u của Trung Quốc sang ASEAN
10,6 tỷ USD mỗi năm, trong khi mức nhập kh u của Trung Quốc từ ASEAN tương
ứng sẽ là 13 tỷ USD/ năm.
Nhìn thoáng qua thì dường như mối quan hệ thương mại Trung Quốc-ASEAN
đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Trên thực tế, không hoàn toàn là như vậy, ngay từ năm
1994, sau khi Trung Quốc phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ, ASEAN đã bị tác động
mạnh bởi dòng vốn đầu tư nước ngoài bắt đầu chuyển từ khu vực này sang Trung
Quốc. Về thương mại, tác động không mong muốn từ Trung Quốc được đánh giá là
lớn hơn nhiều.


21
Chương 4
TRIỂN VỌNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI ASEAN - TRUNG QUỐC
ĐẾN 2020 VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA VIỆT NAM TRONG
MỐI QUAN HỆ THƢƠNG MẠI NÀY
4.1. Triển vọng của quan hệ thƣơng mại giữa ASEAN - Trung Quốc đến năm 2020
4.1.1. Cơ hội mở rộng phát triển quan hệ thương mại giữa ASEAN - Trung Quốc
đến năm 2020
Về mặt kinh tế, Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc sẽ đem lại những
cơ hội tốt đ p cho sự hợp tác thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Có thể thấy nếu Trung Quốc có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
thì hợp tác ASEAN-Trung Quốc giai đoạn 2010-2020 sẽ tạo cho các nước ASEAN
một thị trường rộng lớn hơn, đồng thời cho phép các nước có chỗ để phân bổ lại các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động không có sức cạnh tranh của mình. Đặc
biệt là với sự hình thành ACFTA, việc dỡ bỏ các hàng rào cản trở thương mại giữa

ASEAN và Trung Quốc sẽ làm giảm chi phí kinh doanh trong sản xuất cũng như
thương mại, từ đó tăng hiệu quả kinh tế và khuyến khích gia tăng thương mại giữa
các nước trong khu vực.
Cơ hội tạo ra môi trường hoà bình, ổn ịnh và hợp tác. Khu vực mậu dịch tự
do ASEAN - Trung Quốc góp phần làm phồn vinh khu vực châu Á. Trong sự phồn
vinh chung ấy, vị thế của ASEAN và Trung Quốc nhất định sẽ được nâng cao hơn
nữa giai đoạn 2016-2020.
4.1.2. Những thách thức đặt ra trong phát triển thương mại giữa ASEAN - Trung
Quốc đến năm 2020
- Tình trạng phân cực về kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN
- Sức cạnh tranh về kinh tế giữa ASEAN - Trung Quốc: cạnh tranh về mậu dịch,
cạnh tranh trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và cạnh tranh tại thị trường thứ ba
- Những thách thức về chính trị: Vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông
4.1.3. Triển vọng quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc đến năm 2020
- Với Trung Quốc: 1/ Thâm nhập mạnh mẽ vào thị trường ASEAN với hàng
hoá vốn đã có sức cạnh tranh lớn của mình. 2/ Thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư
nước ngoài, đồng thời thu được nhiều lợi từ việc tăng cường đầu tư vào các nước
ASEAN. 3/ Tận dụng cơ hội hợp tác khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phong
phú của các nước ASEAN. - Góp phần thực hiện thành công chiến lược đại khai phá
miền tây Trung Quốc, phát triển kinh tế các tỉnh miền Tây Nam lạc hậu.
- Với các nước ASEAN: 1/ Quan hệ ASEAN thông qua khu vực mậu dịch tự
do giảm bớt sự phụ thuộc vào những thị trường bên ngoài. 2/ Mở ra điều kiện thuận
lợi đ y mạnh xuất kh u hàng hoá vào thị trường khổng lồ hơn 1,3 tỉ người tiêu dùng
của Trung Quốc. 3/ Thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Trung
Quốc và cả các công ty nước ngoài. 4/ Giúp các nước ASEAN phát triển hơn nữa một
số ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và khai thác tài nguyên


22
Như vậy, mối quan hệ thương mại ASEAN-Trung Quốc hậu 2015 sẽ đem lại

nhiều điều kiện thuận lợi cho cả hai bên ASEAN và Trung Quốc, có thể khẳng định
đây là sự hợp tác các bên cùng có lợi. Mặc dù những thách thức mà hai bên sẽ phải
đối mặt không phải là ít nhưng về mặt tổng thể, cơ hội còn nhiều hơn thách thức.
Không thể phủ nhận giữa hai bên có sự cạnh tranh gay gắt về kinh tế - thương mại và
đây là thách thức lớn nhất mà hai bên phải đối phó, tuy nhiên cũng cần thấy rằng
cạnh tranh bao giờ cũng là nhân tố quan trọng để thúc đ y sự phát triển, qua cạnh
tranh mỗi bên sẽ nỗ lực hơn từ đó nền kinh tế của mỗi nước thành viên trong khối sẽ
có triển vọng phát triển với tốc độ nhanh hơn và đi vào chiều sâu hơn.
4.2. Định hƣớng và một số giải pháp đối với Việt Nam nhằm đạt đƣợc lợi ích từ
mối quan hệ ASEAN - Trung Quốc
4.2.1. Vị trí và vai trò của Việt Nam trong mối quan hệ thương mại ASEAN Trung Quốc
Năm 2013, Việt Nam đã hoàn thành việc xác lập các khuôn khổ quan hệ đối
tác chiến lược, đối tác toàn diện với tất cả 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo
an Liên hiệp quốc. Cùng với các mối quan hệ truyền thống, đặc biệt với các nước bạn
láng giềng Lào, Campuchia, các nước trong Cộng đồng ASEAN, các khuôn khổ quan
hệ này đã góp phần tích cực triển khai hiệu quả quan hệ hợp tác mọi mặt của Việt
Nam với các nước trên thế giới.
Qua việc thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược và đối tác toàn, Việt Nam cơ
bản hoàn thành việc xác lập vị trí trong chính sách đối ngoại của các nước lớn, láng
giềng, tạo cơ sở quan trọng đưa quan hệ của Việt Nam với các đối tác phát triển ổn
định, thiết thực và hiệu quả trong trung và dài hạn. Riêng trong quan hệ đối tác chiến
lược, 90 triệu dân Việt Nam đã có khuôn khổ quan hệ ở mức cao với 3,5 tỷ người và
gắn với thị trường của 13 nước đối tác chiến lược với tổng GDP đạt 33.489 tỷ USD
(gấp hơn 200 lần GDP của Việt Nam). Việc xác lập mạng lưới quan hệ gắn kết ở mức
cao này góp phần quan trọng vào việc ổn định môi trường an ninh - đối ngoại của
Việt Nam cũng như phát triển lòng tin với các đối tác.
Bên cạnh việc xác lập vị trí, Việt Nam đã nâng tầm vị thế của mình trong quan
hệ bình đẳng với các đối tác này, cộng đồng quốc tế đã nhìn nhận Việt Nam với vai
trò và ảnh hưởng nhất định trong khu vực. Trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của
các nước đối tác chiến lược và đối tác toàn diện, Việt Nam đã được đặt ở vị trí quan

trọng trong chính sách đối ngoại của các đối tác.
4.2.2. Lợi ích của Việt Nam khi mối quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc
phát triển
- Mối quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc có tác động rất lớn đối với sự
phát triển của Việt Nam. Từ mối quan hệ thương mại Việt Nam có nhiều điều kiện và
cơ hội để nâng cao vị thế và tiếng nói của mình.
- Từ mối quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc đã giúp cho nước ta tranh
thủ được những lợi ích thiết thực, góp phần mở rộng mối quan hệ của ta với các nước


23
khu vực trên nhiều lĩnh vực, hỗ trợ đắc lực cho những nỗ lực hội nhập khu vực và
quốc tế của ta, mở rộng quan hệ kinh tế, tiếp cận được thông tin và các tiến bộ khoa
học - công nghệ hiện đại, học tập và chia sẻ kinh nghiệm phát triển và quản lý với các
quốc gia thành viên ASEAN, Trung Quốc vốn được coi là những nền kinh tế đầy
năng động.
4.2.3. Một số giải pháp giúp Việt Nam phát triển từ mối quan hệ thương mại
ASEAN - Trung Quốc
Thứ nhất, Việt Nam cần nâng cao cấp độ liên kết kinh tế với các nước ASEAN
Thứ hai, Việt Nam tích cực hợp tác nội khối để đi đến nhất thể hoá thị trường
khu vực ASEAN.
Để thực hiện thành công việc xây dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất
của ASEAN tạo thuận lợi cho tự do hàng hóa và các yếu tố sản xuất các quốc gia
ASEAN, Việt Nam cùng với các nước ASEAN phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau:
- Thực hiện tối đa các hoạt động tự do hóa thương mại hàng hóa, tự do hóa
thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, thiết lập quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa
thương mại, hợp tác hải quan, hài hòa hóa và nhất thể hóa hàng rào tiêu chu n và kỹ
thuật trong thương mại.
- Tiếp tục tự do hóa thương mại dịch vụ, xóa bỏ các hạn chế đối với thương
mại dịch vụ, xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn nhau, tăng cường phát triển

nguồn nhân lực và xây dựng năng lực trong dịch vụ.
- Tăng cường tự do hóa đầu tư, mở cửa đầu tư và dành chế độ đãi ngộ quốc gia
cho các nhà đầu tư ASEAN và các nhà đầu tư bên ngoài, bảo hộ đầu tư, các chương
trình hoạt động, xúc tiến đầu tư.
- Bên cạnh đó tập trung vào phát triển vốn thông qua việc tự do hóa dòng vốn,
tăng cường hội nhập và phát triển thị trường vốn của khu vực và cho phép di chuyển các
khoản vốn lớn, có ý nghĩa kinh tế quan trọng giữa các nước thành viên ASEAN.
Những việc trước mắt Việt Nam cần làm trong mối quan hệ thương mại với
Trung Quốc
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại
- Đ y nhanh tốc độ cải cách kinh tế và tự do hoá thương mại
- Đổi mới chính sách Ngoại thương
- Tiếp tục tiến hành đàm phán với Trung Quốc và các nước ASEAN về các
điều kiện ưu đãi trong thương mại
Để đ y mạnh xúc tiến thương mại, tăng cường xuất kh u sang Trung Quốc,
Bộ Công thương cần cập nhật thường xuyên chính sách thương mại của thị trường
này về nhu cầu nhập kh u hàng hóa, chính sách hỗ trợ xuất kh u. Đồng thời chính
phủ cần ban hành chính sách khuyến khích xuất kh u đối với các mặt hàng sản
xuất trong nước thông qua Quỹ hỗ trợ xuất kh u.


×