Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

skkn ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý cơ sở vật chất trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (991.24 KB, 26 trang )

BM 01-Bia SKKN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
Đơn vị: THPT LONG KHÁNH
Mã số: ................................
(Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Ứng dụng Công nghệ thông tin trong công tác quản lý cơ sở vật chất
trường THPT

Người thực hiện: Nguyễn Duy Bằng
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Quản lý giáo dục



- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................. 
(Ghi rõ tên bộ môn)

- Lĩnh vực khác: ....................................................... 
(Ghi rõ tên lĩnh vực)

Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học: 2015 - 2016



BM02-LLKHSKKN

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Duy Bằng
2. Ngày tháng năm sinh:11/08/1976
3. Nam, nữ: Nam
4. Địa chỉ: Số 10 – CMT8 – Xuân Hòa – Long Khánh – Đồng Nai
5. Điện thoại:

(NR); ĐTDĐ:0909307720

(CQ)/

6. Fax:

E-mail:

7. Chức vụ: Bí thư chi bộ I - Phó hiệu trưởng
8. Nhiệm vụ được giao (quản lý, đoàn thể, công việc hành chính, công việc chuyên
môn, giảng dạy môn, lớp, chủ nhiệm lớp,…): Quản lý
9. Đơn vị công tác: THPT Long Khánh
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Thạc sĩ
- Năm nhận bằng: 2015
- Chuyên ngành đào tạo: Công nghệ thông tin
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Công nghệ thông tin

Số năm có kinh nghiệm: 19
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
1) Một số ví dụ phù hợp cho bài giảng môn Tin học lớp 11 trường
THPT
2) Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý trường
THPT

2


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG THPT
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tầm quan trọng của Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học (CSVC-TBDH) ở cơ sở
giáo dục nói chung, ở trường THPT nói riêng được khẳng định từ: Văn kiện Đại
Hội Đảng toàn quốc, đến các văn bản của Quốc hội, của Chính phủ và Bộ giáo dục
– đào tạo như: Văn kiện Đại Hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; X đã chỉ rõ: “ Tạo
bước chuyển biến cơ bản về phát triển giáo dục đào tạo, trong đó ưu tiên hàng
đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mới chương trình, nội dung,
phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường
đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường…”; Quyết định số 27/2001/QQĐ-BGD ĐT,
ngày 5/7/2001 về quy chế công nhận trường chuẩn; Quyết định 07/2007/QĐ-BGD
ĐT ban hành điều lệ trường Phổ Thông; Công văn 4381/BGD ĐT-CSVCTBDH,
ngày 6/7/2011…Đã khẳng định CSVS – TBDH là phương tiện lao động của các
nhà giáo và học sinh, là một trong các điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình
dạy học – giáo dục trong nhà trường, thiếu điều kiện này thì quá trình đó diễn ra ở
dạng không thể hoàn thiện. Nghị quyết 40/2000/QH10, ngày 9/12/2000 của Quốc
Hội khoá X đã nêu “ Đổi mới nội dung chương trình, SGK, Phương pháp dạy và
học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy
học…”.

Hiện nay chúng ta đang tiến hành đổi mới giáo dục với mục tiêu đến năm 2020:
“Giáo dục Việt Nam được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế…” (Chiến lược phát triển GD & ĐT giai đoạn
2011-2020), thì CSVC-TBDH là tiền đề quan trọng của việc thực hiện phương
pháp dạy học mới, nó là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa học và hành, là
thành tố quan trọng đảm bảo phương pháp, chất lượng dạy học bởi không thể nói
đến giáo dục toàn diện một khi không có CSVC -TBDH trường học.
Ở trường THPT vấn đề quản lý và sử dụng CSVC – TBDH luôn được các nhà
quản lý giáo dục quan tâm, nhưng trong thực tế còn nhiều bất cập, chưa thực sự
đảm bảo yêu cầu phát triển của nhà trường trong thời kỳ CNH - HĐH, kỹ năng sử
dụng CSVC – TBDH của một bộ phận khá lớn giáo viên - học sinh còn nhiều bất
cập, hiệu quả không cao, đòi hỏi phải có sự đổi mới để phù hợp với hoàn cảnh và
đối tượng cụ thể, sự đổi mới đó được đặt ra như một yêu cầu cấp thiết trong đổi
mới công tác quản lý CSVC – TBDH ở trường học theo quan điểm hiệu quả hiện
nay, bởi lẽ: CSVC - TBDH chỉ phát huy tác dụng làm cho quá trình giáo dục
3


diễn ra có hiệu quả, nếu như nó thực sự trở thành một nhân tố của quá trình
giáo dục – phù hợp với mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức
giáo dục.
Là một cán bộ quản lý được phân công phụ trách quản lý mảng CSVC –
TBDH của nhà trường, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm các giải pháp để quản lý tốt
mảng hoạt động này nhằm thực hiện tốt mục tiêu của nhà trường THPT trong giai
đoạn hiện nay. Nhận thấy vấn đề trên, bản thân tôi mạnh dạn đề xuất sáng kiến
kinh nghiệm “ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG CÔNG TÁC
QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG THPT” có hiệu quả hơn.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận:
Công nghệ thông tin (viết tắt là CNTT), là ngành ứng dụng công nghệ quản

lý và xử lý thông tin. CNTT sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để lưu trữ,
chuyển đổi, bảo vệ, xử lí, truyền và thu thập thông tin. Ở Việt Nam, khái
niệm Công nghệ Thông tin được hiểu và định nghĩa trong nghị quyết Chính phủ
49/CP kí ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa
học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và
viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người
và xã hội".
Thuật ngữ "Công nghệ Thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài
viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết, Leavitt
và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng. Chúng ta sẽ
gọi là công nghệ thông tin (Information Technology - IT)."
+ CSVC và TBDH là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào
việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được
mục đích giáo dục.
Nội dung CSVC và TBDH gồm: Trường học, sách giáo khoa, sách tham
khảo, thư viện trường học, thiết bị dạy học, các phương tiện kĩ thuật dạy học khác.
Quá trình dạy học, giáo dục cấu thành bởi nhiều thành tố có liên quan chặt
chẽ và tương tác với nhau. Các thành tố cơ bản cấu thành quá trình dạy học là:
Mục tiêu - Nội dung - Phương pháp - Giáo viên - Học sinh - Thiết bị giáo dục.
Như vậy, CSVC và TBDH là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của
quá trình giáo dục, dạy học.
+ CSVC và TBDH là một bộ phận nội dung và phương pháp dạy học:
4


Lí luận dạy học đã khẳng định quá trình dạy và học là một quá trình trong đó
hoạt động dạy và hoạt động học phải là một hoạt động khăng khít giữa các đối
tượng xác định và có mục đích nhất định.
Để quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả cao, từ xa xưa con người đã

tìm ra và sử dụng nhiều phương pháp khác nhau cho mục đích này và theo đó,
CSVC và TBDH phục vụ cho phương pháp dạy học cũng ra đời và phát triển, các
yếu tố của quản lí giáo dục cũng xuất hiện.
Mục tiêu và nội dung học tập của nhà trường phụ thuộc vào mục tiêu kinh tế
- xã hội vĩ mô, còn sách giáo khoa và TBDH một mặt phụ thuộc vào mục tiêu kinh
tế - xã hội, mặt khác còn chịu ảnh hưởng của khoa học công nghệ đương thời.
Ngày nay khi khoa học và công nghệ trong xã hội tiến bộ vượt bậc, sự tiến bộ đó
cũng được phản ánh vào hệ thống CSVC và TBDH của nhà trường.
Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì CSVC và TBDH đóng
vai trò hỗ trợ tích cực, vì có TBDH tốt thì ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy
học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá trình này, tự khai thác và
tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy. TBDH phải đủ và phù hợp
mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả.
Như vậy, CSVC và TBDH là bộ phận của nội dung và phương pháp, chúng
có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận
thức.
+ CSVC và TBDH là điều kiện về việc đảm bảo chất lượng dạy và học:
Xuất phát từ đặc trưng tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể của con người, trong
quá trình dạy và học, sự trực quan đóng vai trò quan trọng đối với việc
lĩnh hội kiến thức của ngừời học.
Không ít nội dung học tập phức tạp cần đến sự hỗ trợ tích cực của phương
tiện trực quan mới giải quyết được. Học sinh rất cần trực tiếp làm thực nghiệm,
được lắp ráp, thao tác quan sát, nhận xét bằng việc sử dụng các dụng cụ phương
tiện cụ thể. Nghĩa là học bằng tất cả các giác quan, huy động mọi tiềm năng để
nhận thức.
Để học tập khoa học theo phương pháp được khám phá, chứng minh kiến
thức, thể hiện tường minh phương pháp nghiên cứu và kĩ năng thì các phương tiện,
dụng cụ, phòng thí nghiệm có vai trò và tiềm năng to lớn.
Yêu cầu trực quan cao trong việc quan sát, trình diễn vận hành của cơ chế,
cấu trúc, vận động, mô hình, mô phỏng: các phương tiện nghe nhìn có ưu thế rõ

rệt.
Như vậy CSVC và TBDH cho phép:
* Thực hiện nguyên tắc trực quan trong dạy và học.
5


* Góp phần đảm bảo kiến thức theo những đặc trưng cơ bản :
Tính chính xác, khoa học, tính tổng quát, tính hệ thống, tính chuyển hoá, tính thực
tiễn, tính bền vững.
* Rèn luyện kĩ năng nhiều mặt cho người học.
* Phương tiện kĩ thuật dạy học có vai trò quan trọng đặc biệt trong việc tạo
khả năng xây dựng hình thành, củng cố, hệ thống hoá, vận dụng kiến thức vào
thực tiễn. Đó là những yếu tố cấu thành chất lượng thực của dạy học.
2. Cơ sở thực tiễn :
Quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng, coi giáo dục và đào tạo là Quốc sách
hàng đầu, trong những năm qua, Nhà nước đã có hệ thống văn bản quy định đầu
tư phát triển giáo dục.
- Luật giáo dục 2005, chương VII, mục 2 “Đầu tư cho giáo dục”, điều 103
quy định: “Ưu tiên đầu tư tài chính và đất đai xây dựng trường học”; điều 106 quy
định: “Ưu đãi về thuế trong xuất bản sách giáo khoa, sản xuất thiết bị dạy học, đồ
chơi”
- Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo quyết định số:07/2007/QĐ-BGDĐT
ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) tại điều 19 khoản1 điểm
e có ghi nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng: “Quản lí tài chính, tài sản của
nhà trường”.
- Chỉ thị 39/2007/CT-BGD&ĐT ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ giáo dục
& đào tạo : “ Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục Mầm non, giáo dục phổ
thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường, khoa sư
phạm năm học 2007-2008” Chỉ thị nêu rõ 9 nhiệm vụ trọng tâm trong đó có

nhiệm vụ 6 về :
“ Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, phát triển mạng
lưới trường, lớp học, phòng học bộ môn, nhà công vụ cho giáo viên, thu hút các
nguồn lực cho xây dựng CSVC, trường, lớp học, thiết bị giáo dục bằng những
chính sách và quy hoạch rõ ràng” Bộ Giáo dục chỉ thị:
“ Tiến hành rà soát, xây dựng và thực hiện các chuẩn về CSVC trường học,
TBDH cho các trường Mẫu giáo, Mầm non, Tiểu học, THCS và THPT; đẩy mạnh
phong trào tự làm đồ dùng dạy học; Hoàn thiện và trình Chính phủ phê duyệt đề
án học phí mới;
Đề xuất để Chính phủ ban hành chính sách về đất đai cho phát triển giáo
dục, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng các trường ngoài công lập, trường
PTDT bán trú ở vùng dân tộc”
6


-Tài liệu hội nghị “ Tổng kết năm học 2014-2015 và triển khai nhiệm vụ
năm học 2015 – 2016” của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đồng Nai có nói: “Quan
tâm xây dựng trường, lớp, khắc phục tình trạng lớp học ca 3, sĩ số học sinh trên lớp
vượt mức quy định; đầu tư thiết bị dạy học, cải tạo cơ sở vật chất xuống cấp; đào
tạo giáo viên ngoại ngữ, phát triển trường chuyên, trường THPT dân tộc nội trú,
trường chuẩn quốc gia, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; Triển khai dự án
Nước sạch học đường. Thực hiện việc trang bị, sử dụng, bảo trì, bảo quản thiết bị
dạy học, đồng thời tiếp tục triển khai phong trào tự làm đồ dùng dạy học tại các
trường học. ”
Như vậy, vấn đề CSVC và TBDH, quản lý CSVC và TBDH được Đảng,
Nhà nước đặc biệt quan tâm và chỉ đạo có hệ thống, khoa học nhằm đáp ứng đổi
mới nội dung, phương pháp, không ngừng nâng cao chất lượng dạy học trong giai
đoạn hiện nay.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Công nghệ thông tin là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng

dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần nâng cao hiệu quả và
chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực CNTT và ứng dụng CNTT trong
giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của
đất nước. Do vậy bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp sau:
Thực trạng về cơ sở vật chất trường THPT Long Khánh:
Chia ra
Số
lượng

A. Khối phòng học
Số phòng học theo chức năng
Chia ra: - Phòng học văn hoá
- Phòng học bộ môn
Tr.đó: + Phòng bộ môn Vật lý
+ Phòng bộ môn Hoá học
+ Phòng bộ môn Sinh vật
+ Phòng bộ môn Tin học
+ Phòng bộ môn Ngoại ngữ
+ Phòng bộ môn Công nghệ
- Phòng khác

46
36
10
2
2
1
2
2
1


Kiên cố
Tổng
số

Làm
mới

Bán k.cố
Tổng số

Làm
mới

Tạm

46
36
10
2
2
1
2
2
1

Chia ra

B. Khối phòng phục vụ học tập


Kiên cố

Số lượng

Tổng số

Số phòng chia theo chức năng
Chia ra: - Thư viện

4
1

7

4
1

Làm mới

Bán k.cố
Làm
Tổng số
mới

Tạm


- Phòng thiết bị giáo dục
- Phòng Đoàn
- Phòng truyền thống

- Nhà tập đa năng
- Phòng khác

1
1
1

1
1
1

Chia ra

C. Khối phòng khác

Kiên cố

Số lượng

Tổng số

Số phòng theo chức năng
Chia ra: - Phòng y tế học đường
- Khu vệ sinh dành cho giáo viên
- Khu vệ sinh dành cho HS nam
- Khu vệ sinh dành cho HS nữ

18
1
5

6
6

Làm
mới

Bán k.cố
Tổng Làm
số
mới

Tạm

18
1
5
6
6
Chia ra

D. Khối phòng hành chính quản trị

Số lượng

Kiên cố
Tổng số

Số phòng chia theo chức năng
Chia ra: - Phòng Hiệu trưởng
- Phòng Phó hiệu trưởng

- Phòng giáo viên
- Phòng họp
- Văn phòng trường
- Phòng thường trực
- Nhà công vụ giáo viên
- Phòng kho lưu trữ
- Phòng khác

10
1
3
1
1
1
1

10
1
3
1
1
1
1

1
1

1
1


Diện tích đất (m2)
Tổng diện tích đất
Trong đó: Diện tích đất được cấp
Diện tích đất đi thuê
Diện tích đất sân chơi, bãi tập

Làm mới

Bán k.cố
Tổng
Làm mới
số

12459
12459
10137

2

Tổng diện tích một số loại phòng (m )
Chia ra: - Phòng học văn hoá
- Phòng học bộ môn
Tr.đó: + Phòng bộ môn Vật lý
+ Phòng bộ môn Hoá học
+ Phòng bộ môn Sinh vật
+ Phòng bộ môn Tin học
+ Phòng bộ môn Ngoại ngữ
- Thư viện

8


1440
1104
336
96
96
48
96
96
72

Tạm


Kinh phí đã được đầu tư từ 2010 đến 2015(đề án trường chất lượng cao)
+ Năm 2011: Phòng Thực hành Lý : 305.153.492 đồng; Phòng Thí nghiệm
Hóa – Sinh : 509.490.000 đồng; Thiết bị trình chiếu – Bảng tương tác :
190.334.000 đồng;
+ Năm 2012: Phòng Máy vi tính : 246.928.000 đồng; Thiết bị trình chiếu –
Bảng tương tác : 552.745.358 đồng;
+ Năm 2013: Phòng Máy vi tính : 233.709.300 đồng; Thiết bị trình chiếu –
Bảng tương tác : 184.683.939 đồng; Dụng cụ TDTT – ANQP : 103.976.900 đồng;
+ Năm 2015:444.862.052đồng; Thiết bị cho 02 phòng Lap của môn Tiếng
Anh.
- Ngoài ra, từ năm học 2012 – 2013 đến nay, nhà trường vận động Ban Đại
diện CMHS và CMHS khối 10 xã hội hoá, đóng góp trang bị cho mỗi phòng học
01 Tivi 47 in ( 36 cái/ 36 lớp ) với tổng số tiền gần 600 triệu đồng.
Tổng cộng: 3.371.883.041 đồng ( Ba tỷ ba trăm bảy một triệu tám trăm tám
mươi ba ngàn không trăm bốn một đồng).
Các khó khăn vướng mắc:

 Công tác chỉ đạo quản lý, sử dụng, bảo quản CSVC và TBDH còn
hạn chế nên việc sử dụng thiết bị chưa đem lại hiệu quả cao:
- Phòng chứa trang thiết bị thí nghiệm, thực hành chưa đạt chuẩn theo quy định.
Do đó thiết bị dạy học chưa bảo quản tốt nên mau hỏng.
- Một số giáo viên chưa chú trọng việc sử dụng thiết bị dạy học.
- Trình độ tin học và ngoại ngữ của một số giáo viên còn hạn chế nên số thiết bị
hiện đại sử dụng ít hiệu quả.
- Một số giáo viên còn làm công tác kiêm nhiệm như Phòng Nghe nhìn(Tiếng
Anh), Phòng thực hành Vật lý, Phòng Công nghệ, Phòng Sinh học…nên việc
sắp xếp, quản lý các phòng này chưa hợp lý.
- Chưa có biện pháp hữu hiệu chỉ đạo các tổ chuyên môn thực hiện hướng dẫn
kỹ năng sử dụng TBDH cho giáo viên. Do đó giáo viên sử dụng thiết bị dạy
học còn lúng túng, thiếu khoa học, hiệu quả dạy không cao.
 Một số vấn đề cấp thiết về công tác quản lý CSVC và TBDH cần giải
quyết:
- Hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học, tiếp tục hưởng ứng
phương pháp dạy học lấy hoc sinh làm trung tâm, thực hiện tốt đường lối chủ
trương của Đảng và nhà nước “ học phải đi đôi với hành, lí luận phải gắn liền với
thực tiễn”, một vấn đề cấp thiết đặt ra cho lãnh đạo nhà trường là phải xây dựng
CSVCV và TBDH đủ số lượng, đảm bảo chất lượng; đề ra một số biện pháp quản
lí thư viện, TBDH hữu hiệu để công tác dạy và học của trường thực sự đi vào chiều
sâu, có hiệu quả, thiết thực, góp phần đưa giáo dục của địa phương lên tầm cao
9


mới, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, đưa đất nước từng bước đi lên
theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Xuất phát từ những kết quả đã đạt được và những tồn tại trong công tác
quản lí CSVC và TBDH của đơn vị, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề cấp thiết
đặt ra cho công tác quản lí CSVC và TBDH tại trường THPT Long Khánh là:

+ Sử dụng một số công cụ Công nghệ thông tin hỗ trợ người quản lí trong
việc quản lí CSVC và TBDH.
+ Cần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường về vị
trí, vai trò của CSVC và TBDH.
1. Giải pháp 1: Sử dụng một số công cụ CNTT hỗ trợ cho người quản
lý nhà trường phổ thông về hoạt động cơ sở vật chất.
Một trong những điểm nổi bật nhất của xu hướng giáo dục hiện đại là sự
thay đổi trong mô hình giáo dục. Trong triết lý giáo dục mới này, học sinh là sự
trung tâm của mô hình giáo dục thay cho giáo viên như trong mô hình truyền thống
của giáo dục Việt Nam. Với xu thế này trường học cần phải thay đổi môi trường
giáo dục. Mọi tài nguyên, nguồn lực trong mỗi trường cần tập trung vào việc lập
môi trường học tập cởi mở, sáng tạo cho học sinh. Với sự thay đổi căn bản, toàn
diện mô hình giáo dục trong trường học hiện nay, Công nghệ thông tin có một vai
trò đặc biệt quan trọng, là công cụ cần thiết, phục vụ hiệu quả quy trình quản lý
trường học. Điểm căn bản của việc ứng dụng CNTT vào quản lý trường học là sự
chia sẻ tài nguyên, nguồn lực của trường học cho các đối tượng thụ hưởng nó. Bên
cạnh việc hiểu sâu, kỹ năng ứng dụng công cụ CNTT vào nghiệp vụ quản lý của
mình, Các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng – với tư cách là những nhà quản lý, người
đua ra quyết định cho việc ứng dụng CNTT trong nhà trường cần có ý thức, đánh
giá nhu cầu ứng dụng CNTT của chính mình và hai nhóm đối tượng : Giáo viên ,
học sinh. Khi nhà quản lý có ý thức về sự chia sẻ tài nguyên CNTT cũng như kế
hoạch tổng thể ứng dụng CNTT cho cả ban nhóm đối tượng này thì hiệu quả đầu tư
và sử dụng trang thiết bị sẽ đạt mức cao, sự liên thông trong quá trình dạy học, học
và quản lý nhà trường được thống nhất. Ngoài ra, còn phải chú ý đến đối tượng thứ
tư là các thành phần khác ngoài xã hội có liên quan đến giáo dục như : Lãnh đạo
các cấp, phụ huynh học sinh, các sở ban ngành…
Nội dung chính của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý gồm:
- Những công cụ CNTT nói chung và những phần mềm phục vụ việc dạy
học và quản lý nhà trường như : phần mềm văn phòng, giáo án điện tử cho giáo
viên, phần mềm quản lý học sinh, phần mềm xếp thời khóa biểu, phần mềm quản

lý tài sản …
- Việc giải quyết những tình huống đặc thù phát sinh khi ứng dụng CNTT
vào các hoạt động của trường học.
- Chính sách, quản lý tài sản CNTT trong nhà trường sẽ liên quan tới các
vấn đề như CSVC, nhân lực, trang thiết bị, phần mềm, chính sách ứng dụng và sử
dụng tài sản CNTT trong trường học…
10


- Việc ứng dụng CNTT trong quản lý trường học gồm các nội dung chính
như :
+ Quản lý nhân sự: Hồ sơ GV, nâng lương…
+ Quản lý chuyên môn : Phân công giảng dạy, lập thời khóa biểu, chấm thi
đua giáo viên, tổ chức kiểm tra, đánh giá…
+ Quản lý hồ sơ : Hồ sơ học sinh, kết quả học tập, rèn luyện, tài sản nhà
trường…
Để giải quyết được những nội dung trên bản thân tôi đề xuất các biện pháp
thực hiện :
Biện pháp : Sử dụng phần mềm quản lý tài sản “QLTS.VN” để quản lý cơ sở
vật chất nhà trường.
Trong thế giới ngày nay, công nghệ thông tin đã và đang thâm nhập và làm
thay đổi căn bản nội dung, công cụ, phương pháp, hinh thức và hiệu quả lao
động của hầu hết các lĩnh vực kinh tế- xã hội. Việc ứng dụng và phát triển
CNTT trong mỗi lĩnh vực được gọi là quá trình “ Tin học hóa”, “số hóa” hay
“điện tử hóa”. Nhiều thuật ngữ như “ Chính phủ điện tử”, “ Kinh tế điện tử” …
ra đời. Đối với giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin đang làm thay đổi sâu
sắc nội dung, phương pháp, hình thức dạy học và quản lý giáo dục. Các hoạt
động quản lý như : tổ chức thi và kiểm tra, tổ chức dạy và học, quản lý cơ sở
vật chất… đòi hỏi phải có sự kết hợp nhiều công cụ. Để thực hiện được phần
mềm này một cách đồng bộ tới các tổ chuyên môn, các bộ phận trong nhà

trường. Người quản lý cần đưa ra các bước thực hiện như sau:
B1: Tạo ra các địa chỉ EMail để trao đổi thông tin như : Cập nhật được
thông tin CSVC và TBDH thường xuyên nên việc năm bắt tình hình sử dụng
TBDH của người quản lý được sát sao hơn, mặt khác khi cần thống kê, báo cáo
về CSVC cũng thuận tiên hơn nhiều. Đặc biệt việc trao đổi qua EMail người
quản lý CSVC có thể đề xuất mua sắm, sửa chữa một cách kịp thời và nhanh
chóng.Để thực hiện được như vậy cần:
Cụ thể :
 Đối với Ban giám hiệu:
- Cần nắm vững các văn bản hướng dẫn, các quy chế hiện hành về vấn đề
quản lí CSVC, TBDH từ trước đến nay (Đặc biệt là tiếp cận với các văn bản mới
nhất).
- Chấp hành các quy chế hiện hành của Bộ GD & ĐT, quy chế quản lí tài
chính, tài sản của Nhà nước….
- Xây dựng kế hoạch tiếp nhận, sửa chữa, mua sắm bổ sung CSVC và
TBDH hàng năm; Sử dụng hợp lí nguồn ngân sách Nhà nước, huy động các nguồn
lực tại chỗ của cộng đồng để ưu tiên mua sắm trang thiết bị phục vụ dạy và học.
- Xây dựng kế hoạch quản lí, sử dụng CSVC, TBDH như : Xây dựng thư
viện, phòng thực hành, phòng thí nghiệm…theo đúng chuẩn của Bộ quy định.
- Xây dựng các loại văn bản về sử dụng, bảo quản CSVC và TBDH.
- Chỉ đạo nhân viên thư viện, TBDH thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ .
11


- Chỉ đạo sử dụng nâng cao hiêu quả của TBDH trong giảng dạy bằng nhiều
hình thức như: Tạo điều kiện cho giáo viên học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ
chuyên môn gắn với sử dụng TBDH vào đổi mới phương pháp, động viên, khuyến
khích giáo viên sử dụng TBDH, cải tiến sáng tạo các TBDH, kiểm tra thường
xuyên việc sử dụng TBDH của giáo viên thông qua thao giảng, dự giờ…
- Xây dựng quy tắc, nội dung sử dụng TBDH có tính bắt buộc mọi người

phải thực hiện.
- Thực hiện kiểm kê hàng năm để nắm bắt được tình hình CSVC và TBDH
của nhà trường, Kiểm tra định kì trong học kì, kiểm tra đột xuất việc thực hiện sử
dụng và bảo quản TBDH của giáo viên và nhân viên.
- Thường xuyên điều tra thực trạng về CSVC, TBDH của nhà trường như:
Tình trạng thiết bị (thiếu, đủ, chất lượng, sự đồng bộ, điều kiện bảo quản, sử dụng);
Thực trạng của việc dạy học, tình hình sử dụng TBDH của giáo viên để có biện
pháp chỉ đạo kịp thời.
- Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho Hiệu phó chuyên môn, hiệu
phó phụ trách CSVC, các tổ trưởng chuyên môn, phụ trách thư viện và TBDH
…mỗi tổ chức, mỗi cá nhân phải có kế hoạch, lề lối và nguyên tắc làm việc cụ thể .
 Quản lý thư viện:
-Xây dựng nội qui thư viện.
- Rà soát, kiểm kê tất cả các loại sách báo có trong thư viện. Loại bỏ những
sách báo cũ không còn giá trị. Phân loại sách báo. Có thể phân loai thành sách
giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo … Từ đó có thể phân loại theo bộ môn,
theo khối lớp. Báo có thể phân loại thành: Báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Thanh niên, .
. . và được sắp xếp theo từng loại để người đọc dễ tìm.
- Xây dựng thư mục sách của thư viện.
-Lập bảng giới thiệu sách, báo mới .
-Xây dựng các loại sổ sách theo dõi của thư viện: Sổ tổng hợp các loại sách
báo có trong thư viện, sổ theo dõi giáo viên, học sinh mượn sách, các loại sổ cần
thiết khác.
- Làm thẻ thư viện cho người mượn, đọc sách.
-Kịp thời giới thiệu được các loại sách báo có trong thư viện, các danh mục,
các TBDH mà trường hiện có hoặc mới được cung cấp
Một số biểu mẫu cần thiết:
Mẫu thống kê các loại sách có trong trường:
Các loại sách


Tên
tác
giả

Tên sách

Nhà xuất Năm
bản
bản

Sách giáo khoa
12

xuất

Số lượng


Sách giáo viên
Sách tham khảo
Tổng số lượng sách có trong trường:
Mẫu sổ theo dõi mượn sách:
Ngày mượn Tên người mượn

Tên sách

Ngày trả

Kí mượn


Kí trả

Ngày
nhập

Số lượng

Mẫu giới thiệu sách mới:
Tên tác giả Tên sách

Nhà xuất bản

Năm xuất bản

Tổng

 Quản lí TBDH:
- Xây dựng nội quy sử dụng, giữ gìn TBDH.
- Sắp xếp, phân loại TBDH
- Chỉ đạo nhân viên TBDH kết hợp các tổ bộ môn, nghiệm thu và phân loại
TBDH: Thiết bị dạy học của từng bộ môn, thiết bị dùng chung, bàn ghế thí
nghiệm …, sau đó sắp xếp khoa học, ngăn nắp. Việc sắp xếp phân loại này giúp
nhân viên thiết bị dễ quản lí, giáo viên sử dụng TBDH trong giờ dạy của mình
cũng dễ tìm.
- Lập sổ theo dõi việc sử dụng TBDH của giáo viên hàng ngày, hàng tuần
- Mẫu sổ theo dõi, thống kê TBDH khối 10 ( 11, …)
B2: Tổ chức tập huấn phần mềm “QLTS.VN” đến tổ trưởng chuyên môn,
nhân viên phụ trách phòng thí nghiệm và giáo viên phụ trách các phòng chức
năng. Mục đích của việc tập huấn này là giúp người phụ trách thiết bị, thí
nghiệm và giáo viên biết cách lấy mẫu ra từ chương trình, đưa các biểu mẫu đó

vào trong chương trình “QLTS.VN” một cách chính xác.
B3: Hướng dẫn người dùng sử dụng thành thạo phần mềm Microsoft
Excel, Microsof Word để xuất file và nhận File vào chương trình.
13


B4: Xây dựng các biễu mẫu thống nhất gởi qua địa chỉ Mail để trao đổi, chia sẻ
qua địa chỉ mail này. Công việc này giúp người quản lý sắp xếp và lưu trữ
CSVC và TBDH một cách khoa học và chính xác.
Ví dụ:
TT Tên TBDH
1

Mô hình

2

Dụng cụ

3

Thiết bị
dùng chung

Bộ
môn

Ngày nhập

Đơn vị

tính

Số
Đơn giá
lượng

Thành tiền

+Mẫu sổ theo dõi giáo viên mượn TBDH: ( Mỗi giáo viên có một trang
riêng):
Họ và tên giáo viên: ………………………………Môn :………………….
STT

Tên thiết bị

Ngày
mượn

Giảng dạy
tiết, bài học

Ngày trả Kí mượn

Kí trả

1
2
3
Sau khi triển khai và tập huấn cho Ban giám hiệu và tổ trưởng, giáo viên phụ
trách đạt được những kết quả sau :

Năm học
2014 -2015

Kết quả

Năm học
2015-2016

Kết quả

- Mua sắm
thiết
bị
CSVCTBDH

Người phụ trách CSVC
phải mất nhiều thời gian
hơn vì phải chờ tổng hợp từ
các tổ chuyên môn bằng
mẫu do người phụ trách
phát ra, sau đó người Phụ
trách CSVC lại tổng
hợp(gõ lại nội dung)

- Mua sắm
thiết
bị
CSVCTBDH
thông qua
địa

chỉ
EMail

Người phụ trách CSVC
tổng hợp mất rất ít thời
gian vì đã có số liệu sẵn
trong EMail(không phải
gõ lại nội dung). Do vậy
việc trang bị được
nhanh chóng và kịp thời
phục vụ cho dạy và học
đạt kết quả cao.

- Kiểm

tra

- Việc

kiểm

tra

này

- Kiểm
14

tra


- Người quản lý khi


số
tiết
thực hànhthí
nghiệm,
sử dụng
đồ dùng
dạy học

người quản lý đi tổng
hợp từ sổ mượn thiết
bị các tổ.

- Việc kiểm kê Người quản lý làm ra các
tài sản để báo biểu mẫu sau đó gởi đến
cáo cấp trên
các bộ phận yêu cầu kiểm
kê và nộp lại cho người
quản lý đi kiểm tra xong về
tổng hợp(gõ lại những nội
dung theo yêu cầu)
- Việc thống
kê số lượt
Thực hành –
Thí nghiệm..

số
tiết

thực hànhthí
nghiệm,
sử dụng
đồ dùng
dạy học
thông qua
địa
chỉ
EMail

tạo ra các biểu mẫu
thống thống kê. Sau
đó gởi qua địa chỉ
Email của các tổ.
các tổ cập nhật vào
biểu mẫu rồi gởi lại
cho người quản lý
tổng hợp. Công việc
này được thực hiện
hàng tháng nên việc
kiểm tra và kiểm
soát được chặt chẽ
và nhanh chóng hơn

- Việc kiểm kê Người quản lý chỉ in ra
tài sản để báo từ chương trình. Vì các
cáo cấp trên
nội dung đã cập nhật
trong chương trình rồi
nên mất rất ít thời gian

và công sức. Không
phải gõ lại nội dung

Tốn nhiều thời gian vì phải - Việc thống
tổng hợp bằng tay từ các sổ kê số lượt
Thực hành –
Thí nghiệm..

Thuận lợi, nhanh chóng,
chính xác. Tổng hợp
hàng tháng dễ dàng và
hiệu quả

Giải pháp 2 : Cần nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh trong
trường về vị trí, vai trò của CSVC và TBDH:
- Đối với cán bộ quản lý: Đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có nhận thức
đầy đủ về lý luận và thực tiến về quản lý CSVC và TBDH, phải có trình độ vững
vàng về nhiệm vụ quản lý chuyên ngành. Để làm được việc này người cán bộ quản
lí mà trước hết là hiệu trưởng cần phải:
+ Xác định đúng trách nhiệm, quyền hạn của mình trong công tác quản lí
CSVC và TBDH :Là người quản lí toàn diện về CSVC và TBDH.
+ Xác định được tư cách pháp nhân trong quản lí toàn bộ CSVC của nhà
trường như: Đất đai, các công trình xây dựng và các tài sản khác . . . . . đồng thời là
người có trách nhiệm bảo quản, sử dụng và phát huy hiệu quả của CSVC và TBDH
trong mọi vấn đề đặt ra, bằng mọi biện pháp. Cùng với thực thi thẩm quyền,
nghiêm chỉnh thực hiện quy định của nhà nước và các cấp quản lí ngành, thực hiện
dân chủ hóa trường học, pháy huy tinh thần làm chủ tập thể, sáng tạo, chủ động
của đội ngũ giáo viên, công nhân viên và học sinh;đề xuất, phân công, động viên
vật chất và tinh thần, huy động các nguồn lực; học tập điển hình. . .
15



+ Quản lí CSVC và TBDH đúng quy định của nhà nước, có đủ hồ sơ, sổ
sách quản lí : Sổ tài sản gốc, sổ nhập-xuất, sổ theo dõi dử dụng sách, thiết bị cho
mượn, sổ theo dõi, bảo dưỡng. . . . . .
+ Thường xuyên kiểm tra việc bảo quản, sử dụng CSVC và TBDH của nhân
viên thiết bị và của giáo viên.
+ Thu thập và sử lí thông tin có liên quan đến CSVC và TBDH thông qua
các tài liệu, sách báo, phương tiện thông tin đại chúng.
+ Nắm chắc các quyết định như: Các quyết định về việc ban hành quy chế,
danh mục thiết bị giáo dục trong nhà trường.
+ Nghiên cứu các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, các tài liệu quản lí giáo dục.
+ Tham gia có hiệu quả các đợt tập huấn chuyên đề, hội thảo, xêmina, báo
cáo khoa học, các lớp bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục tập trung.
+ Tham quan học tập các trường có CSVC, TBDH và phương pháp quản lí
tốt.
+ Tăng cường hoạt động thực tiễn trong công việc hàng ngày.
+ Tập hợp sự đóng góp trí tuệ của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường.
-Đối với giáo viên và học sinh:
+ Cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của CSVC và TBDH trong công
tác giáo dục. Phát động cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy học, khắc phục
phương pháp dạy hàn lâm, chống lối học đọc –chép thụ động. Nâng cao ý thức
trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, học sinh trong bảo quản và sử dụng CSVC,
TBDH của nhà trường. Nâng cao kĩ năng, kĩ thuật sử dụng TBDH cho giáo viên
các bộ môn.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục cho đội ngũ.
+ Mở các lớp tập huấn, các buổi sinh hoạt chuyên đề cho giáo viên về sử
dụng CSVC và TBDH ( Như tập huấn về soạn giáo án điện tử, sử dụng các loại
máy chiếu, khai thác tư liệu trên mạng Internet. . . . )
+ Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các buổi báo cáo khoa học với những

chuyên đề nhỏ cho học sinh để các em rèn kĩ năng thực hành và có khả năng phát
huy trí tuệ, khả năng nghiên cứu khoa học.
IV.

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI

Từ nội dung phần Tổ chức thực hiện các giải pháp nêu trên, bản thân tôi xin
tóm tắt từng giải pháp về hiệu quả đạt được.
- Trình bày số liệu thống kê, biểu đồ, phân tích so sánh kết quả đạt được so
với trước khi thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này.

16


a) Tổng hợp việc trang bị, sử dụng, đề xuất và mua sắm CSVC và
TBDH trong 02 năm (không tính việc cung cấp từ SGD Đồng Nai):
Năm học

Mua mới CSVC TBDH

Sửa chữa CSVC TBDH

Tổng số lượt
sử dụng
TBDH

Ghi chú

2014 -2015


105.114.000đ

29.457.000đ

432 lượt

Hóa,
Lý, Sinh

2015 -2016

195.345.860

38.510.000đ

556 lượt

Hóa,
Lý, Sinh

b) Kết quả xếp loại hạnh kiểm 2 năm:
X.Loại
Năm học

Tốt

TS
HS

Khá


2014-2015

SL
%
SL
1383 1360 98.34 22

2015-2016

1385 1338 96.61

%
1.44

SL
1

3.39

0

47

Yếu

T Bình
%
0.22


SL
0

0

%
0

0

0

c) Kết quả xếp loại học lực 2 năm :
X.Loại
Năm học

TS
HS

2014-2015
2015-2016

Giỏi

Khá

Yếu

T Bình


Kém

1383

SL
313

%
SL
22.63 976

%
SL
%
70.57 88 6.36

SL %
0
0

SL %
0
0

1385

312

22.53 965


69.68 108 7.8

0

0

0

0

d) Chất lượng bộ môn văn hóa trong 02 năm :
Năm học 2014-2015
Môn học
Toán học
Chia
ra: - Giỏi
- Khá
- Trung
bình
- Yếu
- Kém
Vật lý
Chia
ra: - Giỏi

Tổng
số

Năm học 2015-2016
Chia ra

Lớp Lớp
11
12
461 454

Môn học

1381

Lớp
10
466

657

185

251

221

Toán học
Chia ra: Giỏi

598

223

179


196

119

54

31

34

7

4

1385

Chia ra
Lớp Lớp Lớp
10
11
12
472 459
454

573

174

214


185

- Khá

616

224

201

191

- Trung
bình

182

72

37

73

14

2

7

5


0
1385

0
472

0
459

0
454

377

110

108

159

- Yếu

3

Tổng
số

1381


466

461

454

399

81

152

166

- Kém
Vật lý
Chia ra: Giỏi

- Khá

708

256

218

234

- Khá


698

233

247

218

- Trung

259

124

83

52

- Trung

295

120

99

76

17



bình
- Yếu
- Kém
Hoá học
Chia
ra: - Giỏi

bình
15

5

8

- Yếu

2

15

9

5

1

0
1385


0
472

0
459

0
454

291

75

58

158

1381

466

461

454

326

98

83


145

- Kém
Hoá học
Chia ra: Giỏi

- Khá

663

248

201

214

- Khá

648

222

213

213

- Trung
bình


365

119

152

94

- Trung
bình

410

165

166

79

27

1

25

1

36

10


22

4

0
1385

0
472

0
459

0
454

545

163

175

207

758

267

260


231

82

42

24

16

0

0

0

0

0
1385

0
472

0
459

0
454


430

160

101

169

- Yếu
- Kém
Sinh học
Chia
ra: - Giỏi
- Khá
- Trung
bình

- Yếu

1381

466

461

454

548


161

191

196

- Kém
Sinh học
Chia ra: Giỏi

751

263

240

248

- Khá

82

42

30

10

- Trung
bình


- Yếu

- Yếu

- Kém
Tin học
Chia
ra: - Giỏi
- Khá
- Trung
bình
- Yếu
- Kém
Ngữ văn
Chia
ra: - Giỏi

1381

466

461

454

452

243


102

107

- Kém
Tin học
Chia ra: Giỏi

758

220

230

308

- Khá

851

309

261

281

- Trung
bình

103


3

96

4

1

0

1

0

- Kém
Ngữ văn
Chia ra: Giỏi

0
1385

0
472

0
459

0
454


141

47

45

49

- Khá

1059

347

360

352

182

76

54

52

3
0


2
0

0
0

1
0

169

3

127

39

- Yếu

2

2

1381

466

461

454


141

34

60

47

- Khá

970

325

317

328

- Trung
bình

269

107

83

79


- Yếu

1

- Trung
bình
- Yếu

1

18


- Kém
Lịch sử
Chia
ra: - Giỏi
- Khá
- Trung
bình

- Kém
1381

466

461

454


931

342

295

294

Lịch sử
Chia ra: Giỏi

428

120

161

147

- Khá

22

4

5

13

- Trung

bình

- Yếu

- Yếu

- Kém
Địa lý
Chia
ra: - Giỏi
- Khá
- Trung
bình

1381

466

461

454

589

124

247

218


- Kém
Địa lý
Chia ra: Giỏi

741

301

209

231

- Khá

51

41

5

- Trung
bình

5

1385

472

459


454

1034

357

408

269

326

105

51

170

25

10

0

15

0

0


0

0

0
1385

0
472

0
459

0
454

799

120

314

365

538

312

139


87

48

40

6

2

- Yếu

- Yếu

0

0

0

0

- Kém
Ngoại
ngữ
Chia
ra: - Giỏi

- Kém

Ngoại
ngữ
Chia ra: Giỏi

0

0

0

0

1385

472

459

454

262

81

89

92

- Khá
- Trung

bình
- Yếu
- Kém
Giáo dục
công dân
Chia
ra: - Giỏi
- Khá
- Trung
bình

1381

466

461

454

268

77

106

85

633

234


157

242

- Khá

550

180

209

161

- Trung
bình

526

190

152

184

47

21


9

17

0

0

0

0

1385

472

459

454

624

271

122

231

716


201

314

201

44

0

23

21

460

154

184

122

20

1

14

5


- Yếu

1381

466

461

454

614

275

137

202

- Kém
Giáo dục
công dân
Chia ra: Giỏi

738

191

303

244


- Khá

21

8

29

- Trung
bình

- Yếu

- Yếu

1

0

0

1

- Kém
Công
nghệ

- Kém
Công

nghệ

0

0

0

0

1385

472

459

454

1381

466

461

454

19


Chia

ra: - Giỏi

496

236

94

- Khá

743

217

- Trung
bình

138

13

- Yếu

166

Chia ra: Giỏi

407

250


97

60

255

271

- Khá

802

209

292

301

110

15

- Trung
bình

173

13


68

92

2

2

3

0

2

1

0
1364

0
469

0
447

0
448

1364


469

447

448

0

0

0

0

1385

472

459

454

553

192

270

91


816

268

185

363

16

12

4

0

- Yếu

0

0

0

0

- Kém

0


0

0

0

4

- Kém
Thể dục
Chia
ra: - Đạt
yêu cầu
- Chưa
đạt yêu
cầu
Giáo dục
quốc
phòng
Chia
ra: - Giỏi

1352

458

449

445


1352

458

449

445

- Yếu
- Kém
Thể dục
Chia
ra: - Đạt
yêu cầu
Chưa

1379

466

460

453

467

224

116


127

868

235

307

326

đạt yêu cầu
Giáo dục
quốc phòng
Chia ra: Giỏi
- Khá

- Khá

- Trung
bình

- Trung
bình

44

7

37


- Yếu
- Kém

Biểu đồ thống kê hạnh kiểm 02 năm
Bảng Thống kê Tỷ lệ Hạnh kiểm
1600

TS HS

1400

Tốt SL

1200

Tốt %

1000

Khá SL

800

Khá %

600

T Bình SL

400


T Bình %

200

Yếu SL

0
2014-2015

2015-2016

20

Yếu %


Bảng thống kê chất lượng học lực
TS HS
1600

Giỏi SL

1400

Giỏi %

1200

Khá SL


1000

Khá %

800

T Bình SL

600

T Bình %

400

Yếu SL

200

Yếu %

0
2014-2015

V.

2015-2016

Kém SL
Kém %


ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG

1. Đề xuất :
- Hàng năm tổ chức thi tay nghề cho nhân viên phụ trách, GV sử dụng
giỏi TBDH, có đủ tài liệu hướng dẫn sử dụng.
- Tăng cường trang thiết bị, cơ sở vật chất, máy tính và mạng máy tính,
Camera cho trường các trường THPT để phục vụ tốt cho quản lý cơ sở vật chất.
- Hàng năm mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp
vụ về CNTT cho CBQL.
2. Khuyến nghị
2. 1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Chỉ đạo các cở sở sản xuất TBDH đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu,
số lượng; đủ tiêu chuẩn, dễ sử dụng, nhiều tính năng tác dụng, phù hợp với nội
dung, chương trình giảng dạy và học tập.
+ Việc ban hành phân phối chương trình, sách giáo khoa, sách tham khảo,
tài liệu tự chọn cho các khối lớp phải kịp thời hơn.
+Xây dựng điều chỉnh thời lượng các môn học phải hợp lí hơn.
2. 2. Đối với sở Giáo dục và Đào tạo Đồng Nai
+ Cần kiến nghị với UBND tỉnh tạo nguồn kinh phí để tăng cường CSVC và
TBDH cho các trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình,
phương pháp giáo dục hiện nay.
+Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kĩ năng, nghiệp vụ cho nhân viên phụ
trách TBDH; bồi dưỡng kĩ năng sử dụng TBDH cho giáo viên.
+ Xây dựng một chương trình quản lý tài sản thống nhất trong ngành Giáo
dục để quản lý đồng bộ và hiệu quả hơn.
2. 3. Đối với trường THPT Long Khánh:
- Cán bộ quản lí:
21



+ Cần tăng cường tự học, tự bội dưỡng để nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí.
+ Xây dựng và phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học.
+ Tổng kết kinh nghiệm và rút ra bài học thực tiễn về công tác quản lí CSVC và
TBDH.
+ Tích cực chủ động tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và
Sở GD & ĐT về các vấn đề quản lí CSVC và TBDH để tìm ra giải pháp kịp thời
tháo gỡ khó khăn.
- Đối với giáo viên:
+ Tích cực học tập bồi dưỡng để đạt chuẩn và trên chuẩn để đáp ứng yêu cầu đổi
mới GD THPT, trong đó có đổi mới phương pháp dạy học.
+ Tích cực tham mưu cho lãnh đạo nhà trưòng các vấn đề về xây dựng trường,
mua sắm bảo quản và sử dụng CSVC và TBDH.
VI. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường, NXB Đại học
Quốc Gia Hà Nội.
2. Tìm hiểu trên mạng thông qua địa chỉ
3. Tài liệu Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và triển khai phương
hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016 Ngành Giáo dục và Đào tạo Đồng
Nai.
4. Kế hoạch quản lý cơ sở vật chất thiết bị của trường THPT Long Khánh.

22


VII. PHỤ LỤC
STT
1
2
3

4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Phụ lục 1: Địa chỉ Email để trao đổi thông tin:
ĐỊA CHỈ EMAIL
PASS


















23

NGƯỜI SỬ DỤNG
Hồ Sĩ Mạnh
Lê Văn Phê – Chi bộ I
Nguyễn Duy Bằng
Lê Thị Thanh Phượng

Hà Lê Anh
Nguyễn Xuân Khôi
Nguyễn Xuân Vĩnh
Huỳnh Thị Mỹ Trang
Phạm Văn Đông
Hồ Phan Thị Bạch Vân
Nguyễn Xuân Giác
Nguyễn Hồng Thắm
Chi bộ II
Nguyễn Lê Thu Hoài
Lê Ngọc Đề
Nguyễn Duy Bằng


Phụ lục 2: Tổng hợp đề xuất từ Email của các Tổ chuyên môn
SỞ GD- ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT LONG KHÁNH


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

GIẤY ĐỀ XUẤT MUA THIẾT BỊ
HKII (2015-2016)
1. MÔN HÓA HỌC:
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8

Stt
1
2

Stt
1
2
3
4
5

Stt
1


Tên dụng cụ, hoá chất
Ống nghiệm 16
Ống nghiệm 20 dày
đun nóng
Nút cao su đặc đậy
nghiệm 16
Nút cao su có lỗ của
nghiệm 16
Quỳ tím
giấy đo pH
Ống nhỏ giọt
Nút cao su của ống
giọt
2. MÔN VẬT LÝ:
Tên dụng cụ

để
ống
ống

nhỏ

Cái

NHU CẦU MUA
SL
Thành tiền
100

cái


50

Cái

30

Cái

30

hộp
hộp
Cái

10
02
50

Cái

100

ĐV tính

ĐV tính

Đơn giá

Bộ thí nghiệm thực hành

Bộ
giao thoa ánh sáng
Bộ thí nghiệm thực hành
Bộ
đo gia tốc rơi tự do
3. MÔN THỂ DỤC :
Tên dụng cụ
Bóng đá
Bóng chuyền
Vợt cầu lông
Lưới cầu lông
Trái cầu
4. MÔN TIN HỌC
Tên dụng cụ
Ghế nhựa

NHU CẦU MUA
SL
Thành tiền

Đơn giá
10
06

ĐV tính

NHU CẦU MUA
SL
Thành tiền


Đơn giá

Trái
Trái
Cặp
Tấm
ống

15
15
40
02
02

ĐV tính
Cái

NHU CẦU MUA
SL
Thành tiền

Đơn giá
80

24


Phụ lục 3: Cập nhật vào chương trình
NGƯỜI THỰC HIỆN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)


Nguyễn Duy Bằng

Phụ Lục 4: Báo cáo cấp trên

25


×