Tải bản đầy đủ (.docx) (88 trang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ: Tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.53 KB, 88 trang )

MỤC LỤC

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Theo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác, lịch sử xã hội loài
người đã, đang và sẽ trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ Cộng sản
nguyên thủy đến Chủ nghĩa cộng sản mà giai đoạn đầu là Chủ nghĩa xã hội. Ở
Việt Nam, chế độ phong kiến không những là giai đoạn phát triển tất yếu mà
còn là giai đoạn lịch sử dài nhất trong quá trình phát triển của chế độ xã hội
có giai cấp. Từ lúc hình thành vào đầu thế kỉ II trước công nguyên đến khi
thực dân Pháp xâm lược vào giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đã
tồn tại trên hai nghìn năm. Cho đến nay, tư tưởng phong kiến còn ảnh hưởng
sâu sắc đến xã hội hiện đại ở nhiều lĩnh vực, bao gồm cả mặt tích cực lẫn hạn
chế. Ngày nay, “trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất
nước, chúng ta đã, đang và sẽ phải giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa
truyền thống và hiện đại. Tiếp thu, phát triển sáng tạo tinh hoa các giá trị
truyền thống, trong đó có các di sản tư tưởng của các danh nhân lịch sử nhằm
phục vụ thiết thực công cuộc đổi mới đất nước là trách nhiệm của toàn Đảng,
toàn dân, trước hết là các nhà khoa học - xã hội, nhân văn…” [51, tr8].
Trong lịch sử các triều đại phong kiến nước ta, triều Lê là một giai đoạn
sáng lạng và huy hoàng. Song song với những chiến công oanh liệt quét sạch
quân Minh dựng lại nền độc lập và dẹp tan giặc Chiêm Thành để an định bờ
cõi. Các vua nhà Lê, nhất là trong thế kỷ XV, còn hướng mọi sự cố gắng vào
việc trị nước an dân, ban hành một nền pháp chế có một tinh thần đặc sắc Việt
Nam, vừa phù hợp với nhu cầu của quốc gia, vừa thỏa mãn các nguyện vọng
chân chính của nhân dân.
Ảnh hưởng của nền pháp chế tân kỳ ấy đã in sâu vào các tầng lớp xã


hội Việt Nam, cho đến ngày nay vẫn chưa phai nhạt. Các tục lệ, lễ nghi trong
giá thú, các cách thức lưu truyền ruộng đất về hương hỏa, các thể lệ về di

2


chúc, các tư tưởng về đạo đức … vẫn có những ý nghĩa nhất định trong điều
kiện hiện nay.
Trong lịch sử Việt Nam, Lê sơ là triều đại có vị trí và đóng góp quan
trọng đối với quá trình phát triển của dân tộc. Sự thành lập, tồn tại và phát triển
của nhà Lê thế kỉ XV đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của chế độ
phong kiến Việt Nam. Trong các vua triều Lê, Lê Thánh Tông có lẽ là một vị
vua anh minh hơn cả. Lê Thánh Tông trị vì đất nước gần 40 năm (1460 - 1497),
ông không những đã giữ vững biên cảnh khiến ngoại bang phải kính nể, mà
còn khéo tổ chức nội bộ: thiết lập các nghi lễ, làm thủy lợi, khuyến khích nghề
nông, phát triển dân số, xây dựng điển chế, ban bố luật pháp, hoạch định địa
giới, xây dựng thể chế học tập, thi cử, đặc biệt đưa ra các huấn điều để giáo hoá
dân chúng về mặt đạo đức… Những việc làm đó đã đưa Đại Việt trở thành một
quốc gia độc lập, thống nhất và cường thịnh ở vùng Đông Nam Á.
Lê Thánh Tông là vị Hoàng đế “anh minh – quyết đoán ”, nhà chính trị,
nhà tư tưởng, nhà cải cách, nhà văn hóa, nhà thơ lớn, gắn liền và là hiện thân của
một thời đại hoàng kim của quốc gia Đại Việt. Nét nổi bật nhất, bao trùm lên toàn
bộ cuộc đời và sự nghiệp của vị Hoàng đế tài ba lỗi lạc Lê Thánh Tông chính là
tinh thần xả thân xây dựng một xã hội “thái binh – thịnh trị ”, một quốc gia văn
minh và hùng cường. Đặc biệt, khi nghiên cứu về Lê Thánh Tông chúng ta không
thể bỏ qua những tư tưởng của ông về đạo đức, bởi chính những tư tưởng này đã
góp phần hình thành đường lối đức trị trong tư tưởng trị nước của ông và góp
phần tạo nên sự ổn định xã hội của xã hội đương thời.
Tìm hiểu tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông là cơ sở quan trọng giúp
chúng ta kế thừa những di sản mà cha ông đã để lại, góp phần xây dựng đạo

đức con người Việt Nam hiện nay.
Xuất phát từ những lí do như trên, tác giả chọn đề tài: “Tư tưởng đạo
đức của Lê Thánh Tông và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức xã
hội ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ của
mình.

3


2. Lịch sử nghiên cứu

Là một vị vua anh minh trong lịch sử, từ trước đến nay Lê Thánh Tông
đã được nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu tìm hiểu, phân tích dưới những
góc độ, khía cạnh khác nhau. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu sau:
Trần Trọng Kim với cuốn Việt Nam sử lược (Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội, 2001). Trong tác phẩm này, Trần Trọng Kim viết về Lê Thánh Tông
khá toàn diện bao gồm việc cai trị, việc thuế lệ, việc canh nông, nhà tế sinh,
việc sửa phong tục…
Năm 1959, tác giả Phan Huy Lê viết sách chuyên khảo: Chính sách
ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ ( thế kỉ XV). Tác phẩm cho ta tư
liệu về tình hình kinh tế thời Lê sơ nói chung và dưới triều Lê Thánh Tông
nói riêng.
Năm 1963, Lê Kim Ngân xuất bản tác phẩm Tổ chức chính quyền thời
Lê Thánh Tông (Bộ Quốc gia giáo dục, Sài Gòn, 1963). Tác phẩm cung cấp
cho chúng ta tư liệu về tình hình chính trị dưới thời Lê Thánh Tông.
Bên cạnh đó các bộ giáo trình thông sử như Lịch sử Việt Nam từ 1427
đến 1858 của Trương Hữu Quýnh, Nguyễn Phan Quang, Nguyễn Cảnh Minh
(NXB Giáo dục Hà Nội, 1967), Lịch sử Việt Nam tập 1 của Ủy ban khoa học
xã hội Việt Nam cũng viết khá nhiều về thời Lê sơ
Cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 (PGS Nguyễn Tài Thư chủ

biên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993). Đây là công trình nghiên cứu của
tập thể các nhà khoa học xã hội tên tuổi của Việt Nam gồm PGS Nguyễn Tài
Thư, GS Phan Đại Doãn, PGS Nguyễn Đức Sự, GS Hà Văn Tấn thực hiện.
Cuốn sách cho ta cái nhìn khá toàn diện về lịch sử tư tưởng Việt Nam từ thời
kì tiền sử và sơ sử cho đến thời kì các cuộc chiến tranh nông dân và sụp đổ
của các chính quyền Đàng trong, Đàng ngoài. Tác phẩm còn dành nhiều trang
viết về tư tưởng của các nhân vật tiêu biểu của lịch sử nước nhà như Trần
Quốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan,

4


Lê Quí Đôn, Ngô Thì Nhậm… Thông qua đó giúp bạn đọc thấy được mối liên
hệ, sự ảnh hưởng, kế thừa giữa các nhà tư tưởng các thế hệ khác nhau.
Cuốn sách Mười cuộc cải cách, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam của
tác giả Văn Tạo (NXB Đại học sư phạm) dành bốn mươi trang viết về cuộc
cải cách hành chính thời Lê Thánh Tông, góp phần xây dựng một nhà nước
phong kiến thịnh trị. Tác phẩm trình bày khá chi tiết yêu cầu lịch sử, các hoạt
động cải cách cụ thể của Lê Thánh Tông như phân cấp quản lí đất đai, xây
dựng cơ cấu tổ chức hành chính, xây dựng đội ngũ quan lại chất lượng tốt,
định rõ qui tắc vận hành của bộ máy hành chính, ban hành hình luật. Tư duy
chỉ đạo cải cách không được Lê Thánh Tông đề xuất thành văn nhưng đã biểu
hiện rõ trong hành động là “pháp trị đi đôi với đức trị” trên nền tảng tự tôn, tự
hào dân tộc, tư tưởng yêu nước. Đây là tài liệu tham khảo quan trọng của luận
văn.
Năm 1997, trên cơ sở cuộc hội thảo khoa học kỉ niệm 500 năm ngày
mất của Lê Thánh Tông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội xuất bản cuốn Lê
Thánh Tông – Con người và Sự nghiệp. Cuốn sách là tập Kỉ yếu của Hội thảo
bao gồm báo cáo đề dẫn của Giáo sư Phan Huy Lê và 33 báo cáo khoa học
được phân ra theo 5 chủ đề lớn:

. Thân thế
. Xây dựng vương triều
.Phát triển kinh tế - xã hội
.Củng cố quốc phòng
. Mở mang văn hóa
Trong đó đáng chú ý là các bài viết:
Về đường lối trị nước của Lê Thánh Tông (PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ)
Tư tưởng Lê Thánh Tông và triều đại thịnh trị của ông (PGS.TS Nguyễn
Tài Thư)
Một số vấn đề về sự điều chỉnh pháp luật của nhà Lê trong Quốc triều
hình luật (PTS Hoàng Thị Kim Quế): trong đó có nội dung “mối quan hệ giữa
pháp luật và đạo đức.”

5


Cuốn sách Lê Thánh Tông về tác gia và tác phẩm (NXB Giáo dục)
dành nhiều trang viết về cuộc đời vua Lê Thánh Tông và sự nghiệp văn thơ
của ông.
Năm 1997, Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản cuốn sách Nhân vật họ Lê
trong lịch sử Việt Nam, đây là công trình khá đồ sộ của tác giả Phạm Ngô
Minh và Lê Duy Anh. Cuốn sách dành gần 100 trang để viết khá bao quát và
toàn diện về thân thế và sự nghiệp vua Lê Thánh Tông. Các thành tựu tiêu
biểu trong sự nghiệp của Lê Thánh Tông được tác giả đề cập bao gồm: Sự
chăm lo đời sống và thương yêu nhân dân; minh oan cho Nguyễn Trãi; vua Lê
Thánh Tông với việc xây dựng pháp luật, Lê Thánh Tông với sự cải cách
hành chính; cải cách về chế độ tuyển chọn và sử dụng quan chức; chính sách
ruộng đất; chiến công bình Chiêm mở nước; chính sách bênh vực người phụ
nữ… Đánh giá về công lao của vua Lê Thánh Tông, tác giả viết: “Lịch sử
nước ta trong thời phong kiến, chưa có thời nào, triều đại nào, khởi sắc như

thế. Nhà vua xứng đáng là bậc minh quân đáng ca ngợi và đánh giá cao…”.
Gần một trăm trang viết giúp ta có cái nhìn khá toàn diện về một ông vua
sáng trong lịch sử - vua Lê Thánh Tông. Khi đọc, độc giả ít nhiều cảm nhận
được tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông. Song, vì nội dung tác phẩm chỉ
giới hạn trong số lượng trang nhất định và bàn đến cả cuộc đời và sự nghiệp
của ông, nên chúng ta chưa thấy những phân tích, đánh giá chuyên sâu về tư
tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông và rút ra ý nghĩa thời đại của nó. Tuy
nhiên, tác phẩm đã cung cấp những con số, sự kiện tiêu biểu về cuộc đời, sự
nghiệp của vua Lê Thánh Tông mà tác giả luận văn sử dụng cho mục đích
nghiên cứu của mình.
Vào năm 1997, nhân kỉ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông,
luật sư Lê Đức Tiết cho ra mắt bạn đọc cuốn Lê Thánh Tông – vị vua anh
minh, nhà cách tân vĩ đại. Đây là công trình có nội dung nghiên cứu về những
cách tân hành chính, pháp lí, kinh tế, quân sự và cả những tư tưởng đạo đức
của vua Lê Thánh Tông. Với quan điểm lịch sử, với cách tư duy biện chứng,
căn cứ vào những sự kiện được ghi chép rải rác trong các nguồn sử liệu khác
6


nhau, tác giả đã xâu chuỗi lại giúp người đọc nhìn nhận, đánh giá sự nghiệp
vua Lê Thánh Tông có tính toàn diện và hệ thống hơn. Tác giả đã hệ thống
hóa lại các chủ trương, biện pháp cụ thể và lộ trình thực hiện từng bước trong
cách tân hành chính, luật pháp, kinh tế và quốc phòng, những tư tưởng về đạo
đức…, từ đó thấy được nhà vua có nhiều quan điểm tiến bộ vượt trước thời
đại ông đang sống nhiều trăm năm.
Ngoài ra có những nghiên cứu trực tiếp về tư tưởng đạo đức của Lê Thánh
Tông như:
- “Đạo người” trong thơ Lê Thánh Tông của Hà Huy Tuấn.
- “Ảnh hưởng của tam giáo trong tư tưởng đạo đức của Lê Thánh
Tông”- Luận văn của Trần Thị Châm, chuyên ngành Tôn giáo học, trường

Đại học KHXHNV.
- Bài phê bình văn học: “Tư tưởng thân dân trong thơ nôm của Lê
Thánh Tông” của Trần Lan Anh…
Như vậy, những nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, đường lối trị nước
của Lê Thánh Tông thì có nhiều, song những nghiên cứu về tư tưởng đạo đức
của ông và rút ra giá trị hiện thời của nó thì dường như chưa có công trình
nào. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước sẽ là tài liệu hết sức
bổ ích để tác giả kế thừa, tham khảo đi vào nghiên cứu tư tưởng đạo đức của
Lê Thánh Tông.
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở nghiên cứu, làm rõ tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông và
ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu:
Tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung làm sáng tỏ những nội dung cơ bản trong tư tưởng
đạo đức của Lê Thánh Tông và rút ra ý nghĩa của những tư tưởng đó với việc
xây dựng đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay.
4. Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
- Những luận điểm cơ bản:

7


Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên luận văn tập trung làm rõ
những luận điểm sau:
Thứ nhất, Lê Thánh Tông là vị vua anh minh trong lịch sử của dân tộc
Việt Nam. Nét nổi bật nhất, bao trùm lên toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của
ông là tinh thần xả thân xây dựng một xã hội “thái binh – thịnh trị ”, một quốc

gia văn minh và hùng cường. Đặc biệt, những tư tưởng đạo đức của ông đã
góp phần tạo nên sự ổn định xã hội của xã hội đương thời.
Thứ hai, những nội dung cơ bản trong tư tưởng đạo đức của Lê Thánh
Tông không chỉ có ý nghĩa với quốc gia Đại Việt đương thời, mà còn có ý
nghĩa với việc xây dựng đạo đức xã hội ở Việt Nam hiện nay.
- Đóng góp mới của luận văn:
+ Luận văn góp phần hệ thống, làm rõ những nội dung cơ bản trong tư
tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông. Chỉ ra giá trị của những tư tưởng đó đối
với Việt Nam hiện nay.
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham
khảo cho học tập, nghiên cứu, giảng dạy các môn học như: Đạo đức học, Lịch
sử tư tưởng Việt Nam, Chính trị học…
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt quán triệt các nguyên tắc:
nguyên tắc toàn diện, nguyên tắc lịch sử cụ thể và nguyên tắc phát triển.
- Phương pháp nghiên cứu
Ngoài cơ sở phương pháp luận chung nhất, luận văn còn sử dụng
các phương pháp cụ thể như: phân tích, tổng hợp, logic - lịch sử, khái quát
hoá.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương, 4 tiết:
Chương 1

8


CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN TƯ TƯỞNG

ĐẠO ĐỨC CỦA LÊ THÁNH TÔNG

2.1.

Cơ sở hình thành tư tưởng đạo đức của Lê Thánh Tông

2.1.1. Con người và sự nghiệp chính trị của Lê Thánh

Lê Thánh Tông (1460-1497)tên thật là Lê Tư Thành con vua Lê Thái
Tông, mẹ ông là bà Ngô Thị Ngọc Dao vì quá được vua Thái Tông yêu quý
nên có nhiều chuyện ghen tuông rắc rối xảy ra, có khi nguy đến tính mạng.
Nguyễn Trãi lúc đó là bạn thân với ông Ngô Từ, bố bà Ngọc Dao, nên đã bàn
với vợ là Nguyễn Thị Lộ (lúc này đang được vua Lê Thái Tông yêu quý) tìm
cách cứu Ngọc Dao. Nhờ thế Ngọc Dao được lánh ra khỏi chốn Hoàng cung,
vào chùa Huy Vǎn (khu Vǎn Chương Hà nội bây giờ). Lúc đó bà đang mang
thai Lê Tư Thành. Sau này được vua Lê Nhân Tông đưa về Thǎng Long
phong cho làm Bình Nguyên Vương.
Việc lên ngôi của Lê Thánh Tông, đã được sử sách ghi chép một cách
rõ ràng. Khi ông vua cướp ngôi - Lê Nghi Dân bị lật đổ, các vị đại thần đứng
đầu là Nguyễn Xí, đều nhận định rằng Lê Tư Thành, thiên tư sáng suốt, hùng
tài đại lược thật xứng đáng làm vua. Họ đã đem xe kiệu đến đón vua ở cung
riêng (gọi là cung Gia Để). Lê Tư Thành rõ ràng đã có đủ một số điều kiện.
Chàng thanh niên này có tiếng là ham học hỏi, tính tình tốt, lâu nay không có
điều tiếng gì. Không ai thấy ông ham chơi rượu chè, cờ bạc, đi sǎn, hay tìm
thú vui phóng khoáng với các bạn trai cùng lứa. Ông có bà mẹ rất gương mẫu,
luôn luôn nhắc nhở con chǎm chỉ học hành, đối xử với người trong họ nội
ngoại, với bà con làng xóm rất phép tắc, và hợp lẽ. Nơi ở của ông, chỉ toàn là
9



sách vở, ông dành hầu hết thời gian để nghiền ngẫm, hết đọc sách lại làm thơ.
Một số thời gian khác, ông dành cho việc tập cưỡi ngựa, tập đi các bài quyền
mà cụ Đinh Liệt vốn là một võ tướng tài nǎng, bày vẽ cho. Không có tiếng
tǎm nào đồn đại về những thiếu sót của ông, kể cả những thiếu sót của tuổi
trẻ thường dễ được dung thứ.
Giai thoại đã kể rằng, sau khi cật vấn chàng trai ấy đủ điều, ông đã trả
lời suôn sẻ, thì có một vị quan muốn kiểm tra thêm một lần chót. Ông quan
này cho rằng, người nào đó, nếu thực sự có chân mệnh thiên tử, thì phải có
những điểm bộc lộ khác người. Phải có tướng mạo, phải có phong cách hợp
với tiêu chuẩn (do ông ta tự hình dung), rồi còn phải xem khẩu khí của con
người này như thế nào nữa. Cùng một thực tế, một sự kiện nào đó, người này
có thể nhận định khác người kia, là do khả nǎng và khuynh hướng tiếp cận
vấn đề ấy. Qua sự tiếp cận, có thể thấy tư cách của con người, bộc lộ theo
ngôn ngữ, theo tầm hiểu biết. Các nhà nho ngày xưa, hay bằng vào những bài
thơ những câu đối mà đoán tư tưởng và hành vi của đối tượng thẩm tra. Vị
quan này, cũng muốn dùng cách này để thẩm tra chàng thanh niên sắp sửa
được giao trách nhiệm lớn. Tiếp theo vài câu chuyện của các triều thần, ông
bất giác đặt cho Lê Tư Thành một câu hỏi: Thưa điện hạ, chúng tôi được nghe
nhiều người nói điện hạ rất có tài vǎn học, xuất khẩu thành chương. Vậy điện
hạ có thể cho chúng tôi nghe một sáng tác bất kỳ nào của điện hạ được
không? Lê Tư Thành mỉm cười, trả lời lễ phép:
Dạ, được ạ. Xin quan lớn cứ việc ra đề. Ông quan nhìn luẩn quẩn, rồi
chỉ ngay vào một con cóc đang ở dưới gầm giường: “Con cóc” là một đề tài
thô thiển. Nó lại dưới gầm giường thì chẳng ai để ý, chỉ là một thứ đáng khinh
bỉ mà thôi. Làm thơ với một đề tài như vậy quả thực rất khó, khó nhất là
không biết tìm ra cái gì để nói cho có vẻ văn chương nghệ thuật. Các vị quần
10


thần nhìn Lê Tư Thành với vẻ ái ngại vì nghĩ ông không vượt qua được thử

thách này. Sau một vài giây suy nghĩ Lê Tư Thành điềm nhiên đáp lại: “Dầu
đề quan lớn ra khó quá. Nhưng Tôi cũng xin phép không dám để quan lớn đợi
chờ lâu hơn. Tôi xin đọc”:
“ Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi
Chốn nghiêm thăm thẳm một mình ngồi
Tắc lưỡi dăm ba con kiến gió
Nghiến răng chuyển động bốn phương trời…”
Chỉ cần nghe những câu thơ đối đáp của Lê Tư Thành thì vị quan kia
đã tâm phục khẩu phục. Và tiếp đó như ta đã biết, các triều thần nhất trí rước
ông về điện Tường Quang, đưa ông lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là
Quang Thuận nǎm thứ nhất 1460). Mười nǎm sau đổi niên hiệu là Hồng Đức
(1470), trị vì 38 nǎm, đến 1497 ông mất.
Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ở ngôi lâu trong lịch sử (38
nǎm), đã đưa đất nước lên một thời kỳ thịnh trị nhất trong cả ngàn nǎm lịch sử
Việt Nam. Ông cũng có một số khuyết điểm, nhưng không phải là cơ bản.
Nhìn toàn cục, cuộc đời Lê Thánh Tông là một quá trình hoạt động sôi nổi
trên nhiều lĩnh vực mà mặt nào cũng rất xuất sắc. Ông làm được rất nhiều
việc, xuất phát từ cái chất đa nǎng của tuổi trẻ. Trước nhất, ông luôn luôn tỏ
ra là người không quên gốc. Vừa lên làm vua, ông cảm ơn các vị lão thần, đặc
biệt là rất trân trọng Nguyễn Xí là người đã diệt Nghi Dân, đưa ông lên ngai
vàng. Tiếp đó ông thường xuyên về Thanh Hóa "bái yết sơn lǎng", để tổ chức
cúng lễ cho Lê Thái Tổ cùng các vị tổ tiên trong dòng họ.

11


Ông rất trân trọng lịch sử nước nhà, giao cho Ngô Sĩ Liên viết bộ "Đại
Việt sử ký toàn thư", giao cho Thân Nhân Trung (cùng nhiều người nữa) biên
soạn bộ sách "Thiên Nam dư hạ tập" có đến một trǎm quyển, là bộ sách bách
khoa ghi chép tất cả những kiến vǎn về đất nước Đại Việt trong giai đoạn bấy

giờ.
Lê Thánh Tông rất quan tâm đến việc nội trị. Ông muốn xây dựng đất
nước cho có qui củ để tiện sự chỉ đạo hành chính. Từ trước, nước ta về mặt tổ
chức hãy còn lỏng lẻo. Sau thời Lý, Trần, Hồ, quân Minh sang xâm chiếm,
làm rối tinh hệ thống tổ chức chính quyền. Các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông
còn bận nhiều vấn đề ứng phó với thời cuộc, nên chưa rảnh rang nhìn vào
việc nội trị. Lê Thánh Tông đã cố gắng sắp đặt lại. Bộ máy nhà nước trung
ương tập quyền dưới triều Lê Thánh Tông đạt đến mức hoàn bị từ trung ương
xuống đến xã. Ông chia cả nước làm 13 thừa tuyên, đặt các quan vǎn, quan võ
phụ trách các ngành rất chu đáo, củng cố lại các bộ, các viện, các ty. Đặc
biệt, ông cho soạn bộ luật, sau này gọi là luật Hồng Đức để đất nước có một
nền pháp chế hẳn hoi. Nhiều thời đại sau này cũng phải công nhận bộ luật
Hồng Đức là một công trình sáng giá, là một trong những bộ luật hoàn chỉnh
và có nhiều điểm tiến bộ nhất trong lịch sử luật pháp thời phong kiến nước ta,
trong đó thể hiện được tinh thần trọng dân, có nhiều điều bảo vệ dân nghèo và
nhất là tinh thần nhân đạo, tinh thần dân chủ đối với phụ nữ. Ông rất quan tâm
đến việc khai khẩn đất đai, cho lập các sớ đồn điền, cho đào kênh, khơi ngòi
sửa sang đường sắt, mở mang chợ búa, khiến cho nhân dân được an cư lạc
nghiệp trong cảnh thịnh trị thái bình. Cả nước thấy rõ là ông có tài quán
xuyến, có ý thức an dân. Mọi việc đều do ông tự đề ra, tất nhiên là có sự tham
khảo ý kiến các quan lại, nhưng ai ai cũng thấy ông vua trẻ này có rất nhiều
sáng kiến, và đều là sáng kiến có lợi cho dân cho nước. Ông không giống

12


những ông vua già cỗi chỉ biết khoanh tay rũ áo, phó mặc các việc cho triều
thần. Ông cũng không bắt chước những ông vua thanh thiếu niên khác, lợi
dụng ngôi chí tôn của mình để lao đầu vào hưởng lạc mà thực sự thấy mình
có cái vinh dự thay trời để ban phúc, cũng là để phục vụ đất nước và nhân

dân. Lê Thánh Tông luôn luôn tâm niệm: "Thay việc trời, dám biếng đâu",
nghĩa là không dám lười biếng không dám chơi bời. Sức khỏe và ý chí đã
giúp ông thực hiện vai trò của mình một cách bền bỉ. Các nhà nho ngày xưa
thường thích làm thơ, làm vǎn nhưng phần lớn đó là những người đỗ đạt hoặc
có điều kiện theo dõi việc bút nghiên. Lê Thánh Tông vừa là một nhà chính trị
song ông còn là một nhà thơ. Lê Thánh Tông là tác giả của chín tập thơ chữ
Hán và hàng trǎm bài thơ Nôm khác. Không những thế ông còn có sáng kiến
thành lập một hội Tao Đàn, tương tự như một câu lạc bộ thơ ca của chúng ta
thời nay. Ông tự xưng là Tao Đàn nguyên súy, tập trung xung quanh mình 28
học giả vào câu lạc bộ này, gọi một cách vǎn vẻ là Tao Đàn nhị thập bát
tú. Nội dung thơ vǎn của Lê Thánh Tông là vô cùng phong phú. Một tình cảm
gắn bó thiết tha với sơn hà, xã tắc, một mối lo cho dân, lo cho nước khôn
nguôi, một tâm hồn dễ xúc động trước cảnh vật, trước con người.
Nhà vua ham thích vǎn chương, tất nhiên cũng phải để tâm đến việc đề
cao học vấn. Việc giáo dục thi cử dưới thời Lê Thánh Tông được coi là thịnh
đạt nhất trong lịch sử giáo dục và khoa cử thời phong kiến Việt Nam. Ông
cho lập nhà thái học, đặt các giáo thụ ở các châu, lộ, khuyến khích việc học,
đưa sách xuống dân. Ông cho hoàn thiện các chế độ chính sách, đưa ra các
luật thi cử, chính danh các học hàm. Ông giành những vinh quang đặc biệt
cho những người đạt thành tích trong khoa cử: cho tổ chức lễ xướng danh, lễ
vinh qui bái tổ, cho dựng bia tiến sĩ. Có lẽ chính sáng kiến này đã gây được
phong trào tranh đua học tập trong suốt một thời gian dài. Trong lịch sử nước

13


ta, rất hiếm những giai đoạn mà ở các làng, các tỉnh lại có những gia đình đạt
thành tích cao trong giáo dục như thời lê Thánh Tông.
Quan tâm đến Vǎn chương, song Lê Thánh Tông cũng không hề coi
nhẹ việc võ bị. Thời gian ở ngôi, là thời gian ông rất chú ý việc cho quân sĩ

tập luyện, học tập các trận pháp, trận đồ. Ta không có tài liệu để biết được tài
nǎng quân sự của ông. Nhưng với tư cách là một ông vua nguyên soái, giữ
chức tổng chỉ huy chiến dịch như các trận đánh Chiêm Thành, Bồn Man, Lão
Qua, Ai lao v.v. . chắc chắn ông phải có trình độ điều binh khiển tướng thế
nào đó để làm cho mọi người khâm phục. Các tướng trong quân doanh của
ông lúc bấy giờ đều là những người lão luyện vào bậc cha chú, đã có những
thành tựu lẫy lừng từ khởi nghĩa Lam Sơn như các ông Đinh Liệt, Lê Thọ
Vực, Lê Niệm v.v. . , nay phải tuân theo sự chỉ đạo của một chàng trai chưa
đầy 30 tuổi, thì chắc chắn chàng trai đó phải có trình độ.
Lịch sử đã thừa nhận Lê Thánh Tông là một vị minh quân, một ông vua
giỏi, có đường lối chính trị rõ, có chủ trương giáo dục quốc dân chu đáo. Ông
đề ra pháp luật đúng đắn, sử dụng quan lại đúng sức đúng tài. Đặc biệt là suốt
mấy chục nǎm cầm quyền, ông không bao giờ lơ là với trách nhiệm, coi sóc
mọi việc đầy đủ, đảm bảo cho bộ máy quốc gia tiến triển nhịp nhàng. Có vǎn
trị, ông lại có vũ công. Ông đã chỉ huy nhiều chiến dịch và chiến dịch nào
cũng thắng.
2.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội dưới thời Lê Thánh Tông
2.1.2.1.
Điều kiện kinh tế dưới thời vua Lê Thánh Tông

Sau chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Minh, đất nước
bước vào thời kỳ phục hưng. Tuy nhiên, phải sang đến thế kỷ XV, với những
đóng góp xuất sắc của Lê Thánh Tông. Đại Việt mới thực sự trở thành một

14


quốc gia cường thịnh. Ngay từ khi mới lên ngôi, đặc biệt là dưới niên hiệu
Hồng Đức, Lê Thánh Tông đã tiến hành những chính sách cải cách toàn diện
và khá triệt để, trong đó lĩnh vực được quan tâm là ruộng đất và nông nghiệp.

Lê Thánh Tông lên ngôi vua không mấy thuận lợi trong một cuộc biến loạn
cung đình. Nhưng khi đã yên vị ông lại được thừa hưởng những lợi thế đặc
biệt của các tiên đế nhà Lê. Do được thừa hưởng những thành quả mà các vị
vua trước để lại nên thời Lê Thánh Tông có điều kiện phát triển nhanh hơn về
mọi mặt, không chỉ ổn định về chính trị, mở mang về văn hóa mà nền kinh tế
Đại Việt thời Lê Thánh Tông cũng rất phát triển.
Trong nông nghiệp, Lê Thánh Tông với tư tưởng “trọng nông” đã ban
hành nhiều chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp. Chẳng hạn như: năm
1475 cho đặt hai chức quan Hà đê và quan Khuyến nông trông coi việc đê
điều và đôn đốc nhân dân cày cấy; thường xuyên đốc thúc các quan địa
phương phải chú ý đến sản xuất nông nghiệp, chăm lo việc đê điều, sửa
đường sá, không được để nơi nào ngập lụt hay hạn hán. Đích thân ông đi cày
theo lễ Tịch điền để làm gương cho các quan, đồng thời, thể hiện sự quan tâm
của mình với sản xuất nông nghiệp của nhân dân. Không những vậy, để bảo
vệ quyền lợi của nhân dân cũng như quy định rõ trách nhiệm của quan lại,
trong bộ Quốc triều hình luật Lê Thánh Tông đã dành ra rất nhiều điều khoản
cụ thể, đã có tác dụng tích cực làm phục hồi và phát triển kinh tế nông nghiệp,
thúc đẩy sản xuất của xã hội, kích thích sự phát triển của thủ công nghiệp và
thương nghiệp.
Khác hẳn với triều Lý- Trần, nhà Lê thực hiện chính sách lộc điền, đem
ruộng đất thuộc quyền sở hữu của nhà nước ban cấp cho tầng lớp quan lại cao
cấp. Chế độ lộc điền được thi hành ngay từ những triều vua đầu tiên của nhà
Lê nhưng chưa trở thành quy chế. Đến thời vua Lê Thánh Tông, vào năm
15


1477, mới được quy định và ban hành trong cả nước. Theo đó, “người được
cấp là quan lại cao cấp từ thân vương đến tòng tứ phẩm và những người thân
thuộc gần gũi nhà vua, các chức quan thân cận trong triều. Quan lại từ tứ
phẩm trở lên thường nắm giữ các trọng trách quan trọng trong triều hay đứng

đầu các khu vực hành chính. Chế độ lộc điền là đặc quyền của tầng lớp cao
nhất trong giai cấp thống trị”. Lộc điền gồm 2 phần, một phần nhỏ là nhà
nước cấp vĩnh viễn, người được cấp được toàn quyền sở hữu, gọi là ruộng đất
thế nghiệp; còn phần lớn lộc điền thuộc loại ban cấp tạm thời, người được cấp
chỉ được quyền chiếm hữu và sử dụng trong một đời, trong đó có quyền phát
canh thu tô, sau khi người được cấp lộc điền chết ba năm phải trả lại cho triều
đình nhà nước. Bằng chế độ lộc điền, nhà nước đi đến thủ tiêu nền kinh tế
điền trang thái ấp, thúc đẩy phát triển giai cấp địa chủ, đánh dấu một bước
tiến trong quá trình hình thành và xác lập chế độ phong kiến Việt Nam.
Trải qua hai mươi năm thống trị của phong kiến nhà Minh là hai mươi
năm đấu tranh không ngừng của nhân dân ta. Tất cả những cuộc khởi nghĩa,
những cuộc đấu tranh trong giai đoạn này đều nhằm mục đích cao nhất là giải
phóng đất nước, khôi phục lại nền độc lập. Những cuộc đấu tranh ấy dù bị
thất bại, dù bị chìm trong bể máu cũng đã nêu cao tinh thần yêu nước, bất
khuất của nhân dân và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng đất
nước. Cuộc khởi nghĩa Lê Lợi là giai đoạn đấu tranh cuối cùng và cao nhất
của toàn bộ cuộc đấu tranh trường kì ấy. Thắng lợi của cuộc khởi nghĩa đã mở
ra cho đất nước một thời: Ngay sau khi hoàn thành công cuộc giải phóng đất
nước chế độ “quân điền” được thực hiện. vào năm 1477, dưới thời Lê Thánh
Tông cùng với chế độ lộc điền, nhà vua đã hoàn chỉnh chế độ quân điền vào
năm 1481 thực hiện theo nguyên tắc thống nhất trên quy mô cả nước. Đây là
chế độ chia cấp định kỳ của đất công của làng xã cho các hộ nông dân cứ sáu

16


năm một lần. Đối tượng được cấp quân điền là: “tất cả mọi người trong xã từ
quan viên cho đến hạng thứ thấp nhất của bậc thang xã hội phong kiến như
người cô quả, tàn tật, vợ con người bị lưu, tội đồ đều được chia ruộng đất”.
Phần đất chia cho mỗi người nhiều hay ít phụ thuộc vào địa vị xã hội của họ

và phụ thuộc vào số ruộng đất công của mỗi xã. Người được cấp quân điền
phải nộp tô cho nhà nước với mức nhẹ hơn các loại ruộng đất khác.
Như vậy, để thực hiện quyền sở hữu tối cao về ruộng đất của nhà vua,
Lê Thánh Tông đã thông qua đơn vị làng, xã thay mặt nhà nước quản lý đất
đai, tiến hành thu tô thuế cho nhà nước, biến giai cấp nông dân thành tá điền
của mình. Đây là một quyền rất đặc trưng của các nhà nước Phương Đông, là
sở hữu kiểu Châu Á như C. Mác phân tích khi nghiên cứu về các kiểu nhà
nước của phương Đông. Chính sách quân điền của thời Lê sơ một mặt xuất
phát từ việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, mặt khác phần nào đáp ứng được lợi
ích của đại bộ phận các tầng lớp nhân dân. Trong xã hội phong kiến, đất đai là
tư liệu sản xuất chủ yếu, bằng phép quân điền, nhà Lê đảm bảo số ruộng đất
tối thiểu cho người nông dân để cày cấy, đảm bảo cuộc sống cho họ. Phép
quân điền đã góp phần củng cố nền kinh tế tiểu nông, khôi phục và phát triển
sản xuất nông nghiệp. Đây là yếu tố tương đối tiến bộ của chính sách kinh tế
dưới thời Lê sơ, góp phần giải quyết các mâu thuẫn, lợi ích trong xã hội, đáp
ứng yêu cầu phát triển của đất nước.
Lúc này nhiệm vụ khôi phục và phát triển kinh tế trở thành nhiệm vụ lịch
sử cấp thiết của toàn bộ xã hội. Trong đó nhiệm vụ hàng đầu là khôi phục và
phát triển kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh sự lao động cần cù của hàng triệu nông
dân lao động, nhà nước phong kiến đầu Lê sơ đã có nhiều đóng góp tích cực.
Trải qua thời kì suy vong cuối nhà Trần và hai mươi năm thống trị tàn
bạo của nhà Minh, nền kinh tế của nước nhà bị tàn phá, đình trệ và tiêu điều.
Đê điều hư hỏng, đồng ruộng bị bỏ hoang, trâu bò bị cướp bóc trở nên thiếu
thốn. Quang cảnh hoang tàn, đói khổ do chiến tranh và cướp bóc bao trùm

17


khắp đất nước. Để khôi phục nền kinh tế nông nghiệp, trước hết phải phục hồi
lại diện tích đất cày cấy, giải quyết tình trạng ruộng đất bị bỏ hoang.

Từ năm 1427, khi còn bao vây Đông Đô, Lê Lợi đã bắt nhân dân phiêu
tán phải trở về nguyên quán nhận ruộng cấy cày, nếu bỏ hoang bị tội nặng.
Bên cạnh đó nhà nước phong kiến còn khuyến khích công cuộc khai hoang
của tư nhân.
Nước ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thích hợp với việc trồng lúa
nước. Tuy nhiên, khí hậu ấy cũng thường xuyên gây lũ lụt về mùa mưa và hạn
hán vào mùa khô. Lụt lội và hạn hán uy hiếp thường xuyên đối với sản xuất
nông nghiệp và đời sống nhân dân. Miền bờ biển Bắc bộ và Trung bộ thường
xuyên bị những trận bão khủng khiếp từ Thái Bình Dương tràn vào phá hoại.
Điều kiện tự nhiên ấy có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nông nghiệp. Do vậy
dưới thời Lê sơ, công việc đắp đê ngăn nước lụt và xây dựng các công trình
thủy lợi tháo nước, giữ nước là những yêu cầu cấp thiết của nông nghiệp được
nhân dân và nhà nước chú trọng. Nhà nước đặt ra các chức quan chuyên trách
việc đê điều và khuyến khích sản xuất nông nghiệp (Hà đê, Khuyến nông).
Vào đầu năm nhà vua thường ra chiếu khuyến nông để khuyến khích nhân
dân chăm lo nông nghiệp là bản nghiệp, căn dặn các quan Hà đê, Khuyến
nông tu bổ đê điều, phòng trừ hạn lụt. Những biện pháp bảo vệ đê điều và
mùa màng của nhà nước khá tích cực và nghiêm khắc. Theo qui định của
pháp luật, quan lại tu bổ đê điều không chu đáo làm đê vỡ, thiệt hại cho sản
xuất nông nghiệp thì quan thừa ti bị tội đồ, quan phủ huyện bị tội lưu. Ngay
việc đôn đốc đắp bờ giữ nước không cẩn thận để ruộng khô hạn thì quan phủ
huyện và xã thôn trưởng đều bị đánh tám mươi trượng [2, tr123]. Lịch sử ghi
nhận dưới thời Lê sơ, hiện tượng vỡ đê xảy ra ít hơn so với các triều đại khác.
Nhiều công trình thủy nông khác như đào mương, khai kênh cũng được tiến
hành. Nhiều đoạn sông, con kênh cũng được đào để lấy nước tưới ruộng. Năm
1437, Lê Thái Tông sai khơi lại các kênh và năm 1438 ông sai đào lại sông
18


Bình Lỗ từ Lãnh Canh đến cầu Phù Lỗ để thông với Bình Than. Những công

trình thủy lợi lớn do nhà nước tổ chức, huy động sức dân. Nhưng bên cạnh
đó, những công trình tiểu thủy nông nhỏ của người nông dân cá thể chiếm vai
trò quan trọng trong nền kinh tế tiểu nông. Đó là những công việc hằng ngày
của người nông dân như đào mương tháo nước, đắp bờ giữ nước…Trong điều
kiện nền sản xuất cá thể trình độ thấp thì những công trình thủy lợi nhỏ bé ấy
đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.
Chính sách trọng nông là chính sách truyền thống của nhà nước phong
kiến Việt Nam. Chính sách ấy bắt nguồn từ quyền lợi của giai cấp phong kiến
lấy việc bóc lột địa tô của nông dân làm cơ sở. Nhưng trong điều kiện triều
đại phong kiến còn đóng vai trò tiến bộ thì chính sách trọng nông có những
tác dụng tích cực nhất định đối với sự phát triển của nông nghiệp.
Hằng năm vào đầu mùa xuân nhà vua đích thân cày mấy đường mở đầu
mùa cày cấy của nhân dân. Không dừng lại ở những biện pháp mang tính tâm
linh, chính sách trọng nông của nhà nước Lê sơ còn được thể hiện ở rất nhiều
hoạt động tích cực khác. Vào những tháng mùa màng, nhà nước hoãn lại mọi
công dịch để tập trung sức lao động vào sản xuất nông nghiệp. Trong xã hội
phong kiến, tuyệt đại đa số nhân dân là nông dân, quân lính cũng như tất cả
những người phục dịch cho nhà nước phong kiến đều là nông dân. Trong điều
kiện ấy, nhà nước thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông” mở rộng cho cả
công tượng, lính coi ngục và đầu bếp. Sau khi kháng chiến chống Minh thắng
lợi, Lê Lợi giảm số quân thường trực từ 35 vạn xuống 10 vạn, cho 25 vạn về
làm ruộng. Mười vạn quân ở lại được chia thành năm phiên, cứ lần lượt thay
nhau một phiên lưu ban và bốn phiên về làm ruộng. Năm 1466, công tượng ở
các cục bách tác, lính nuôi voi, trông ngựa cũng được chia làm hai ban, thay
nhau một nửa ở lại ứng dịch, một nửa về làm ruộng. Chính sách “ngụ binh ư
nông” được thực hiện triệt để có tác dụng tập trung sức lao động, hạn chế số
người thoát li sản xuất.
19



Trong nền nông nghiệp thủ công cá thể của nước ta bên cạnh người
nông dân và những công cụ thô sơ, con trâu, con bò đóng vai trò rất quan
trọng “con trâu là đầu cơ nghiệp”. Các triều đại phong kiến đều chú trọng bảo
vệ trâu bò. Dưới thời thuộc Minh, một số lượng lớn trâu bò bị giặc cướp và
giết hại dẫn đến tình trạng thiếu trâu bò nghiêm trọng trong buổi đầu Lê sơ.
Khắc phục tình trạng ấy các triều vua Lê đã đề ra nhiều biện pháp tích cực.
Tội trộm cắp trâu bò bị trừng trị nặng hơn các tội trộm cắp khác. Việc mua
bán, di chuyển trâu bò bị kiểm soát chặt chẽ.
Sự lao động cần cù sáng tạo của người nông dân cùng những biện pháp
tích cực, hiệu quả của nhà nước đã làm cho nền sản xuất nông nghiệp có
những bước phát triển vượt bậc.
Bên cạnh việc cải cách đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, dưới thời Lê
Thánh Tông thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có những bước phát
triển nhất định, nhưng sự phát triển đó có phần chậm hơn so với nông nghiệp.
Trong thế kỷ XV, các nghề thủ công nghiệp được tạo điều kiện mở rộng và
khởi sắc. Nhiều nghề thủ công truyền thống như: dệt lụa, làm đồ gốm sứ, đan lát,
làm giấy, hàng mã… khá phổ biến trong các gia đình nông dân, đóng vai trò quan
trọng trong kinh tế thủ công nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của
dân, Lê Thánh Tông cho mở thêm một số chợ mới. Lệ lập chợ thời ấy ghi rõ:
“Trong dân gian hễ có dân thì có chợ để lưu thông hàng hóa của thiên hạ, mở
đường giao dịch cho dân” [19, 134]. Thời bấy giờ kinh thành Thăng Long vẫn là
nơi buôn bán sầm uất nhất của cả nước. Các phường thủ công có từ những đời
trước đã được tổ chức ổn định, sản xuất ra những sản phẩm thủ công đặc trưng
cho phường của mình. Việc buôn bán ở đây diễn ra rất sôi nổi, nhộn nhịp, do đó
người dân ở khắp nơi kéo đến làm ăn, buôn bán ngày một đông, bộ mặt kinh
thành có sự thay đổi hẳn, trở nên đông đúc và sầm uất hơn trước rất nhiều.
20


Thủ công nghiệp của nhân dân phát triển dưới hai hình thức: nghề của

nông dân và những phường hội của thợ thủ công chuyên nghiệp. Nghề thủ
công của nông dân tuy không sản xuất thường xuyên nhưng cũng đóng vai trò
quan trọng trong nền kinh tế. Người nông dân ngoài sản xuất nông nghiệp
thường kết hợp với một vài nghề phụ như đan lát, dệt vải, làm nón… Phần
sản xuất này một phần giải quyết nhu cầu trong gia đình và một phần cung
cấp cho thị trường địa phương. Sự kết hợp giữa nông nghiệp và thủ công
nghiệp phản ánh tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp của nền kinh tế thời Lê sơ.
Ngoài các nghề thủ công của nhân dân, nhà nước phong kiến còn có
những tổ chức sản xuất thủ công riêng gọi là cục bách tác. Cục bách tác
chuyên sản xuất những sản phẩm cung cấp cho nhu cầu của nhà nước như
tiền, vũ khí, các đồ nghi trượng, đồ dùng vua quan như áo, mũ, đồ trang
sức… Những ngươi thợ thủ công sản xuất trong cục bách tác gọi là công
tượng. Họ là những người thợ thủ công giỏi bị nhà nước trưng tập. Ngoài
công tượng, trong các xưởng thủ công của nhà nước còn có công nô (những
người bị tội đồ sung vào sản xuất). Mô hình cục bách công không có tác dụng
thúc đẩy kinh tế hàng hóa. Chế độ công tượng với tính chất cưỡng bách của
nó làm người thợ thủ công không phấn khởi sản xuất, không yên tâm phát
triển tài năng. Dù còn tồn tại nhiều mặt hạn chế nhưng tựu chung lại kinh tế
thủ công nghiệp thời Lê sơ đã tiến thêm một bước so với các triều đại trước.
Trên cơ sở kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp phục hồi và phát
triển, kinh tế thương nghiệp (buôn bán) cũng phát triển thêm một bước.
Nhưng do chính sách của nhà nước phong kiến, nội thương có phát triển,
ngoại thương vẫn bế tắc. Thương nghiệp đầu thế kỉ XV căn bản chỉ là sự trao
đổi giữa các địa phương. Công cuộc thống nhất đất nước thắng lợi đã tạo điều
kiện thuận lợi cho việc lưu thông, vận chuyển giữa các vùng miền.
Lúc này, những trung tâm buôn bán lớn chưa nhiều, tồn tại chủ yếu là
các chợ địa phương. Trong mỗi địa phương, từng xã hoặc mấy xã lân cận

21



thường có một chợ chung, họp hằng ngày hoặc họp vào một số ngày nhất định
trong tháng. Họp chợ là dịp để mọi người trong địa phương và cả những lái
buôn ở xa tới mua bán, trao đổi các sản phẩm hàng hóa, chủ yếu là trao đổi
giữa các sản phẩm thủ công với nông phẩm. Sự phát triển của kinh tế thương
phẩm tất yếu sinh ra nhu cầu về tiền tệ, yêu cầu thống nhất tiền tệ và một số
hàng hóa chính.
Trong những năm đầu Lê sơ, nước ta gặp phải cuộc khủng hoảng tiền tệ
vì số tiền giấy do Hồ Quí Ly in ra không có giá trị, số tiền đồng còn lại rất ít, số
tiền đồng mới đúc ra không đủ cung ứng cho nhu cầu thị trường. Sau khi lên
ngôi, Lê Lợi nhanh chóng tổ chức cho các đình thần họp lại bàn cách giải quyết
vì “tiền là huyết mạch của dân”. Có người dâng thư đề nghị dùng tiền giấy thay
tiền đồng nhưng cuối cùng triều đình cho rằng “tiền giấy là vật vô dụng không
thể bắt dân coi như một thứ quí giá” và quyết định tiếp tục dùng tiền đồng. Đến
năm 1456 số tiền đồng đúc ra tương đối đủ lưu thông trong cả nước. Các vua
Lê nhiều lần ra lệnh cấm đổi tiền xấu, hễ tiền xâu lạt được đều phải lưu thông.
Sự quan tâm đặc biệt ấy của nhà nước phong kiến chứng tỏ sự lưu thông tiền
tệ lúc bấy giờ đã trở thành yêu cầu cấp thiết của xã hội. Các đơn vị tiền tệ
cũng được qui định thống nhấtCùng với sự thống nhất tiền tệ ấy, một số hàng
hóa và đơn vị đo lường được qui định thống nhất..
Tất cả những sự kiện trên phản ánh một bước phát triển tương đối của
kinh tế hàng hóa thời Lê sơ. Sự phát triển kinh tế hàng hóa trong nước nếu
được kết hợp với ngoại thương sẽ có điều kiện phát triển mạnh thêm. Nhưng
về mặt ngoại thương, nhà nước phong kiến kiểm soát rất khắt khe. Trên các
cửa ải miền biên giới và các cửa biển dọc theo miền duyên hải, nhà nước lập
các cơ quan kiểm soát ngoại thương chặt chẽ. Các thuyền buôn chỉ được vào
một số cửa biển theo qui định. Nhân dân dọc theo biên giới và miền biển mà
tự ý mua bán hàng hóa với người ngoại quốc, đón tiếp thuyền buôn ngoại

22



quốc đều bị nghiêm trị, phạt tiền rất nặng. Những chính sách như vậy làm
ngoại thương thời Lê không phát triển được.
Đó là tất cả những điều kiện thuận lợi và khó khăn về kinh tế, là tiền đề
để Lê Thánh Tông tiếp tục phát triển đất nước, đưa Đại Việt trở thành quốc
gia cường thịnh ở vùng Đông Nam Á.
2.1.2.2.

Điều kiện chính trị - xã hội thời vua Lê Thánh Tông
Điều kiện chính trị: Năm 1428, vị lãnh tụ tối cao của cuộc khởi nghĩa là
Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, đặt lại tên nước là Đại Việt. Để khẳng định ý thức
độc lập, tự chủ của mình, Lê Lợi xây dựng bộ máy nhà nước theo mô hình cũ
của nhà Trần.
Trong một thời gian nhất định, tình hình chính trị tạm ổn. Nhưng dần
dần, do sản xuất nông nghiệp phục hồi và phát triển, kinh tế hàng hóa ngày
càng mở rộng và phát huy tác dụng, bộ máy nhà nước đã bộc lộ những hạn
chế cố hữu. Về chức vụ, tuy các Tướng quốc, Bình chương, Bộc xạ là trọng
thần song vai trò mờ nhạt. Vua thường dựa vào các công thần cùng họ như
Đại tư đồ Lê Sát, Đại tư mã Lê Ngân, Thiếu phó Lê Văn Linh… để giải quyết
công việc. Vả lại các vua kế vị Lê Thái Tổ còn nhỏ tuổi. Thái Tông lên ngôi
lúc mười tuổi, Nhân Tông lên ngôi lúc 2 tuổi. Quyền nhiếp chính thường
thuộc về các bà thái hậu với sự giúp đỡ của các đại thần thân tín. Nhờ tinh
thần đoàn kết xây dựng của những năm khởi nghĩa Lam Sơn, nhà Lê tạm thời
đứng vững trong những năm đầu. Nhưng sau đó, tình trạng mâu thuẫn, tranh
quyền trong nội bộ các công thần nảy sinh và phát triển dẫn đến việc vu
khống và sát hại lẫn nhau mà không một vị vua nào có đủ khả năng kiềm chế.
Lớp quí tộc công thần được phong từ sau kháng chiến chống Minh ngày càng
phân hóa. Số tích cực như Nguyễn Trãi, Lưu Nhân Chú, Trần Nguyên Hãn...
bị sát hại, số ít còn lại bị cô lập.


23


Trái lại bọn quyền thần như Lê Sát, Lê Ngân... ngày càng lộng hành.
Quyền lực nhà nước bị phân tán. Cơ chế quan liêu tập quyền bị lung lay. Nhất
là từ Lê Nhân Tông đến khủng hoảng cung đình với chính quyền tám tháng
của Lê Nghi Dân. Nét tiêu cực, phân tán biểu hiện rõ như sau:
Tiêu biểu nhất làcác quyền thần ghen tị, vu cáo, sát hại lẫn nhau. Nhà
vua hoặc bất lực hoặc thiếu sáng suốt công minh. Trong đó có sự kiện nổi bật
là sát hại công thần Nguyễn Trãi. Khi Nguyễn Trãi được giao soạn tờ tấu, bọn
Nội mật viện muốn sửa đổi mấy chữ, Nguyễn Trãi tức giận nói: “Bọn các
ngươi là bọn bề tôi vơ vét...”. Bọn chúng tố cáo lên Đại tư đồ Lê Sát và Đô
đốc Vấn. Bọn này xuyên tạc, nói là Nguyễn Trãi đổ lỗi cho vua và thừa
tướng. Tuy bản tấu vẫn theo như Nguyễn Trãi soạn thảo nhưng hiềm khích cứ
như vậy chồng chất lên. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến vụ án Lệ Chi
Viên, tàn sát tam tộc nhà Nguyễn Trãi. Lê Sát là kẻ chủ mưu hãm hại công
thần, đến khi vua Lê Thái Tông nhận ra thì đã quá muộn. Khi bãi chức Tư đồ
của Lê Sát, Lê Thái Tông phải xuống chiếu hạch tội rằng: “Lê Sát chuyên
quyền nắm giữ việc nước, ghen ghét bậc hiền tài, giết Nhân Chú để hòng ra
oai, truất Trịnh Khả bắt người ta phải nhục, bãi chức tước của Ư Đài khiến
định thần không còn ai dám nói, đuổi Cầm Hổ ra biên giới cho gián quan đều
bịt miệng im hơi...” nhưng vì là viên cố mệnh đại thần, có công với xã tắc,
nên đặc cách khoan tha, nhưng phải bãi chức. Cuối cùng phải cho Lê sát tự tử
ở nhà. [41, tr112].
Đồng thời nạn hà hiếp dân và ăn hối lộ diễn ra phổ biến. Hà hiếp dân để
tranh chấp đất đai, tiêu biểu là vụ Lê Ngân hãm hại Phạm Mấn: Phạm Mấn
người cùng làng với Tư không Lê Ngân, nhân việc tranh chấp đất với gia nô
của Lê Ngân, Lê Ngân lợi dụng quyền thế vạch tội trước kia Phạm Mấn đầu
hàng giặc. Lê Ngân kiên trì đòi trị tội khiến Mấn dù được giảm tội chết vẫn

24


phải đi đày châu xa. Mặc dầu sau kháng chiến chống Minh, Lê Lợi, Nguyễn
Trãi đã ra lệnh khoan hồng với những người theo giặc.
Còn tệ hối lộ thì tràn lan: Lê Sát, Lê Ngân, Lê Văn Linh, Lê Thụ, Lê
Soạn đều là những trùm ăn hối lộ. Điển hình như vụ Lê Sát, con Lê Thụ được
cưới công chúa bị câm 10 tuổi, vậy mà “...Những kẻ cầu cạnh ngoi lên tranh
nhau cúng của cải để mưu phú quí, đến nỗi gấm thêu, lĩnh là, vóc lụa bán ở
ngoài phố vì vậy mà hết nhẵn cả. Lê Thụ lại bắt quan lại các trấn, lộ, huyện
phải sắm đủ trâu dê các thứ, rồi bọn quan lại các trấn, lộ, huyện... lại bắt quân
lính và dân chúng phải đóng góp để mong lấy lòng Lê Thụ...”[41, tr113].
Nạn tham quan, ô lại, hà hiếp dân, ăn hối lộ diễn ra tệ hại đến nỗi Lê
Thánh Tông phải ra lệnh chỉ: “Nay các khanh không kính giữ phép công, người
giữ tiền bạc, sổ sách cả nước thì chậm trễ hoặc gây khó dễ. Thuếđáng thu hay
đáng miễn thì không chịu phê tấu dứt khoát để làm khổ dân. Người coi quan thì
không thương dân đau khổ, mượn đồ của dân đến nỗi hỏng mất, đến khi có việc
lại đến hạch sách. Còn kẻ coi dân thì chỉ vụ lợi riêng, không lo nuôi dưỡng dân,
hoặc tha cho người giàu, bắt tội người nghèo...Lại như các quan nơi phiên trấn,
quan ải, khi có người lạ qua lại thì sơ hở để nó trốn thoát, không chịu chú ý xét
bắt, chỉ lo buôn bán để kiếm chác cho mình”. [41, tr114].
Chính sự rối ren như vậy nhưng nhà vua, đại diện cho chính quyền trung
ương, tuy nhận rõ tệ hại nhưng mọi cố gắng giải quyết đều chưa hiệu quả.
Đặc biệt là sự thống nhất giữa các dân tộc trong một quốc gia đang bị
đe dọa. Nội bộ đất nước rất phức tạp, trước năm 1446 hàng loạt các cuộc phản
quốc đã diễn ra: Năm 1441, thổ tù ở châu Thuận Mỗi (Sơn La) tên là Nghiễm
làm phản.Từ việc chống lại triều đình của tù trưởng châu Mường Lễ là Đèo
Cát Hãn cùng con là Đèo Mạnh Vương xảy ra thời Thuận Thiên (1432) khiến
25



×