Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Tài liệu về Thạch học đá trầm tích

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (828.37 KB, 14 trang )

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT VÀ THẠCH HỌC CÁC ĐÁ MAGMA MESOZOI
MUỘN KHU VỰC TÂY KON TUM VÀ ĐĂK RÔNG-A LƯỚI
Nguyễn Hữu Trọng1, Lê Tiến Dũng1, Phạm Trung Hiếu2
1

Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên -ĐHQG-HCM
Email:

2

TÓM TẮT
Các đá magma ở các khu vực Tây Kon Tum và khu vực Đakrông-A Lưới phía tây Thừa Thiên
Huế - Quảng Trị bao gồm các đá bazan, andesit, dacit, riolit, chủ yếu là các đá phun trào trung tính và
các xâm nhập nông granit porphyr, granophyr. Theo đặc điểm địa chất và thạch học chúng thuộc về
các tướng phun nổ, phun trào thực sự và tướng á phun trào - xâm nhập nông, đa số các đá có mức
tuổi là Kreta sớm.Về mặt thành phần hoá học các đá nghiên cứu thuộc loạt kiềm vôi cao kali, được
hình thành trong bối cảnh kiểu rìa lục địa tích cực kiểu Andes.
Tại khu vực Đăk Rông - A Lưới, hoạt động biến đổi nhiệt dịch như lục hóa, propylit hóa,
beresit hóa và argilit hoá phát triển mạnh mẽ, với biểu hiện khoáng hóa vàng, bạc và đa kim. Ở khu
vực Tây Kon Tum, liên quan với các đá phun trào kiểu Bảo Lộc - Nha Trang có vàng và đồng kiểu
nhiệt dịch phun trào, với các các xâm nhập kiềm vôi kiểu Định Quán có vàng nhiệt dịch xâm nhập và
các biểu hiện đồng vàng molipden.
Từ khóa: Kon Tum, Đakrong- A Lưới, magma, Mezozoi muộn
MỞ ĐẦU
Các hoạt động magma Mesozoi- muộn tại Việt Nam nói chung, khu vực tây Kon Tum và Đăk Rông A
Lưới nói riêng khá phức tạp, quan điểm hiện nay cho rằng chúng được hình thành chủ yếu liên quan tới quá trình
hút chìm mảng tây Thái Bình Dương xuống dưới lục địa Đông Dương và Nam Trung Hoa. Tại Việt Nam các
thành tạo Mesozoi muộn phân bố trải dài từ Bắc tới Nam, chủ yếu tập trung tại các khu vực Nam Việt Nam (đới
Đà Lạt), khu vực rìa bắc đới Kon Tum, miền trung (Huế, Quảng Trị), miền bắc đới Tú Lệ. Các sản phẩm của
hoạt động magma Mesozoi muộn chủ yếu là các thành tạo xâm nhập granitoid, điorit và phun trào trachit, riolit,


andezit.
Việc tổng hợp nghiên cứu chi tiết các đặc trưng địa hóa, tuổi thành tạo các đá magma Mesozoi muôn
khu vực tây Kon Tum và Đăk Rông - A Lưới cung cấp nhiều thông tin có giá trị, góp phần cho sự hiểu biết quá
trình tiến hóa magma trên bình đồ cấu trúc khu vực.
Trong công trình này, chúng tôi trình bày những tài liệu, nhằm xác minh về sự có mặt các hoạt động
magma Mesozoi muộn (MZ3) khu vực Tây Kon Tum và Đăk Rông - A Lưới (Huế - Quảng Trị). Hy vọng rằng,
các tài liệu này góp phần làm sáng tỏ hơn bình đồ cấu trúc, lịch sử phát triển kiến tạo và sinh khoáng ở khu vực
Bắc Trung Bộ và Tây Kon Tum.
1) KHÁI QUÁT VỊ TRÍ VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT CÁC THỂ ĐÁ XÂM NHẬP
PHUN TRÀO MESOZOI MUỘN
a) Khu vực tây Kon Tum
Về mặt địa lý, khu vực Tây Kon Tum trong công trình này bao gồm các vùng Sa Thày, Ngọc Hồi, Đăk Lei
tỉnh Kon Tum. Trên sơ đồ “Các đơn vị kiến tạo chính ở Việt Nam, 2008” (Nguyễn Xuân Bao, Trần Văn Trị), khu vực
nghiên cứu nằm trong ranh giới giữa các địa khu lục địa tiền Cambri tái cải biến trong Phanerozoi, đai tạo núi Indosinia
Mê Kông và rìa lục địa tích cực Mesozoi muộn Đà Lạt. Các đá phun trào Mesozoi muộn trên các bản đồ địa chất mới
nhất, được mô tả trong hệ tầng Bảo Lộc và hệ tầng Nha Trang. Các thành tạo xâm nhập được mô tả trong phức hệ Định
Quán [4].
Phun trào kiểu Bảo Lộc - Nha Trang

1


Diện phân bố không lớn, tập trung xung quanh khu vực thị trấn Sa Thày, cầu Đăk Sir. Chúng xuyên cắt hoặc phủ
bất chỉnh hợp lên trên các đá biến chất, magma xâm nhập trước Cambri, Paleozoi và Mesozoi sớm-giữa. Dưới đây, mô tra
một số mặt cắt tiêu biểu.
Mặt cắt cầu Đăk Sir
Cầu Đăk Sir nằm cách thị trấn Sa Thày 20 km, có toạ độ địa lý X: 803861; Y: 1592680. Theo dòng suối
Đăk Sirkéo dài trên 500 m, mặt cắt địa chất gồm các đá andesit và andesit porphyrit màu xám xanh, cấu tạo khối,
dòng chảy. Chiều dày ước tính khoảng 500 m.
Mặt cắt khu Hải Bình

Mặt cắt được quan sát chúng tôi mô tả chi tiết dọc theo suối nhánh chảy theo hướng 310o theo hướng bắc, đi qua
mỏ đá Hải Bình, xã Sa Bình, Kon Tum. Các đá lộ rất rõ dọc theo dòng suối cắt qua khu mỏ đá Hải Bình. Mặt cắt kéo dài 500
m, bao gồm hai tập:
Tập 1: Dày trên 300 m, gồm các đá andesit, andesit porphyr, có màu xám lục, xám xanh, xám nâu đến
màu đen. Đá có kiến trúc nổi ban, nền kiến trúc andesit, gian phiến, pilotaxic, hialopilit hoặc vi hạt ẩn tinh; cấu
tạo dòng chảy, dạng dòng chảy hoặc dạng khối. Nền gồm tập hợp các vi tinh microlit plagioclas (andesin), biotit,
hornblend, pyroxen và thủy tinh núi lửa thành phần trung tính bị biến đổi phân hủy tạo tập hợp chlorit, epidot,
zoisit, carbonat, actinolit. Đá bị biến đổi mạnh tạo carbonat, sericit hóa, chlorit, epidot- zoisit hóa và sulfur...).
Tập 2: Dày 200-250m, gồm các đá dacit, ryodacit. Đá có màu xám, xám sáng tới xám tối; kiến trúc
porphyr, nền kiến trúc felsit, vi felsit, vi khảm, giả hạt cầu; cấu tạo khối, dạng dòng chảy. Ban tinh chủ yếu là
plagioclas axit (oligoclas - andesin), thạch anh, biotit. Nền gồm tập hợp vi hạt felspat, thạch anh, ít biotit,
hornblend lục, silic và thủy tinh núi lửa thành phần axit bị phân hủy tạo tập hợp sericit, chlorit, epidot, zoisit,
actinolit, carbonat và ít vi quặng sulfur, pyrit; khoáng vật phụ gặp apatit, sphen. Nhiều nơi đá bị cà nát, biến đổi
lục hóa hóa chứa vi quặng sulfur xâm tán. Trên mặt cắt, không quan sát thấy ranh giới trực tiếp giữa hai tập.
Mặt cắt Plei Kleng - Chư Toi
Mặt cắt do Thân Đức Duyện (2006) [4] mô tả và được tách thành hai phần. Phần dưới gồm các đá
andesit liên hệ với hệ tầng Bảo Lộc; phần trên gồm hai tập thành phần gồm các đá phun trào axit được liên hệ
với hệ tầng Nha Trang. Đặc điểm chi tiết của các tập trong mặt cắt được mô tả chi tiết như sau.
Tập 1: Thành phần đơn giản, gồm andesit porphyrit cấu tạo dòng chảy hoặc dạng khối xen ít tuf andesit
thuộc tướng phun trào thực sự. Chiều dày của tập này trên 300m.
Tập 2: Các thành tạo núi lửa thành phần felsic (tướng phun trào thực thụ): ryodacit, ryolit, felsit và tuf
của chúng. Dày 300 - 350m. Các đá của tập 1 phủ trực tiếp trên andesit của tập 1.
Tập 3: Các thành tạo dăm vụn núi lửa thành phần felsic (tướng họng núi lửa): dăm kết tuf ryodacit, dăm
kết tuf ryolit, dăm kết tuf thành phần felsic. Dày 150m.
Mặt cắt suối Ya Krei
Mặt cắt ở suối Ya Krei gồm andesit, dacit, dacit porphyr và tuf của chúng. Các đá có màu xám, xám đen;
cấu tạo khối; kiến trúc porphyr, ban tinh và vụn tinh thể có thành phần là plagioclas và thạch anh, nền vi hạt, gồm
tập hợp vi ẩn tinh felspat, thạch anh, sericit, chlorit, epidot-zoisit, silic và vi quặng. Dày 250 - 300m. Các đá phun
trào bị các thành tạo xâm nhập granitoid phức hệ Bà Nà pha 2 (G/Kbn2) xuyên cắt.
Mặt cắt khu vực Ya Xiêr

Mặt cắt gồm 2 tập từ dưới lên do Thân Đức Duyện mô tả năm 2006 [4] và được chúng tôi bổ sung năm
2011, gồm ba tập.
Tập 1: Lộ ra ở suối Đak sir, gồm andesit porphyrit màu xám xanh, cấu tạo khối. Dày 350m.
Tập 2: Gồm ryolit, ryolit porphyr màu xám, kiến trúc porphyr, nền vi felsit, cấu tạo dạng dòng chảy
(tướng phun trào thực thụ). Dày chừng 250m.
Tập 3: Gồm dăm kết tuf thành phần ryolit, cấu tạo khối hoặc dạng dòng chảy, kiến trúc dạng dăm và
mảnh vụn, các mảnh dăm sắc cạnh, kích thước từ một vài cm đến một vài dm. Thành phần dăm vụn là felsit,
ryolit, dacit, andesit, tuf của chúng và cả granit hạt trung màu hồng thịt (tướng họng núi lửa). Dày 150 - 200m.
Tổng chiều dày các đá phun trào của mặt cắt khoảng 400 - 450m.
Qua các kết quả khảo sát, cho phép xác nhận sự có mặt các tướng sau đây:

2


Tướng phun trào thực sự và một ít tướng phun nổ
Chiếm khối lượng lớn nhất. Chúng chiếm diện tích trung tâm các khối phun trào, thành phần thạch học
gồm andesit, dacit và ryolit, các dạng đá dòng chảy dung nham và các đá phun nổ thành phần felsic: ryolit, ryolit
porphyr, felsit - ryolit, ryodacit, ryodacit porphyr, dacit porphyr và ít tuf của chúng.
Tướng họng núi lửa
Chiếm khối lượng không lớn (5%), phân bố chủ yếu ở các phần cao của cấu trúc núi lửa (khu vực xã Ya
Xiêr... v v). Thành phần gồm dăm kết tuf ryolit màu xám, xám sáng hoặc xám tối, cấu tạo khối hoặc định hướng,
dòng chảy yếu.
Xâm nhập kiểu Định Quán
Các khối xâm nhập kiểu Định Quán mới được xác lập gần đây trong công tác đo vẽ bản đồ địa chất
1:50.000 loạt tờ Kon Tum [4]. Trên bình đồ, bao gồm các khối lộ nhỏ dạng bướu, stock, khối nhỏ xuyên cắt các
đá biến chất hệ tầng Khâm Đức, xâm nhập phức hệ Quế Sơn. Dưới đây, mô tả một số khối tiêu biểu:
Khối xâm nhập Bình Trung
Trên bản đồ tỷ lệ 1: 200.000 năm 1986, chúng được mô tả vào phức hệ Quế Sơn. Trung tâm khối
granitoid Bình Trung, tại thôn Bình Trung, xã Sa Bình, Kon Tum, cách thị trấn Sa Thầy khoảng 16 km về phía
đông nam. Khối có dạng thể cán tương đối đẳng thước. Phía đông và bắc khối có quan hệ xuyên cắt với các tổ

hợp đá phiến mica, amphibolit phức hệ Khâm Đức và gây sừng hóa chúng, phía nam và tây gặp chúng xuyên cắt
và chứa tù andesit, dacit hệ tầng Bảo Lộc.
Khối Bình Trung được tạo nên bởi hai pha xâm nhập chính và pha đá mạch. Pha 1 gặp ở ven rìa phía
đông và tây khối, gồm các đá diorit porphyrit, diorit thạch anh, màu xám đen, cấu tạo khối, kiến trúc nửa tự hình
hạt trung không đều. Pha 2 chiếm 80-85% diện tích gồm granodiorit biotit hornblend, ít hơn là granit biotit
hornblend, tonalit, màu xám trắng đốm đen, cấu tạo khối, kiến trúc hạt vừa nửa tự hình. Pha đá mạch xuyên cắt
pha xâm nhập chính có kích thước nhỏ từ vài dm đến vài mét, kéo dài hàng chục mét, thành phần gồm granit
aplit, granit porphyr và thạch anh.

Hình 1: sơ đồ phân bố các đá magma Mesozoi muộn khu vực Sa Nhơn – Sa Bình tây Kon Tum

3


b) Khu vực Đắk Rông- A Lưới
Trên bình đồ hiện đại, diện tích đá núi lửa phân bố không liên tục, kéo dài trên 100km từ Nam Đông - A
Lưới (Thừa Thiên Huế) đến Đắk Rông (Quảng Trị) theo hướng tây bắc - đông nam, chiều rộng dao động từ 2 - 3
km đến khoảng 5 - 6 km.
Trong vùng nghiên cứu, phổ biến các mặt cắt địa chất, trong đó có mặt các đá phun trào và xâm nhập
nông, nằm cùng với các đá trầm tích lục nguyên carbonat mức tuổi khác nhau. Dưới đây, dẫn ra một số mặt cắt
tiêu biểu đã được mô tả trong các bản đồ địa chất có hiệu chỉnh của tác giả.
Mặt cắt khu vực suối Xi Pa
Mặt cắt nằm ở suối nhánh trên bờ trái sông Đắk Rông, cách A Lưới về phía bắc khoảng 70km. Trên bản đồ địa chất tỷ
lệ 1: 200 000 nhóm tờ Huế - Quảng Ngãi [5], đây là diện lộ tiêu biểu nhất của hệ tầng A Lin đặc trưng bởi các đá phun trào và
trầm tích mầu đỏ.
Kết quả nghiên cứu chi tiết của chúng tôi cho thấy bức tranh cấu trúc khu vực mặt cắt hoàn toàn khác với
những nghiên cứu trước đây. Các đá phun trào và các đá trầm tích mầu đỏ chỉ có mối quan hệ không gian, cùng phân
bố trong một diện tích hẹp tạo nên các tổ hợp thạch học hoàn toàn riêng biệt. Giữa chúng không có các dấu hiệu cùng
tuổi địa chất. Có thể mô tả và phân biệt các tổ hợp thạch học sau đây.
Tổ hợp thạch học thứ nhất, bao gồm các đá phiến thạch anh sericit, quarzit, các vỉa đá vôi bị hoa hoá

mầu xám xanh. Theo mức độ biến chất, chúng được liên hệ với hệ tầng A Vương tuổi giả định Paleozoi sớm. Tổ
hợp này có diện phân bố khá rộng trong khu vực tây Quảng Trị.
Tổ hợp thạch học thứ hai, bao gồm các đá cát kết, bột kết, đá phiến sét mầu đỏ-tím đôi nơi xen với đá vôi và sét vôi
mầu xám tím. Các đá có cấu tạo phân lớp mỏng đến trung bình, góc dốc 20-300, dọc theo đứt gẫy góc dốc tăng cao đến 70 - 800.
Tại khu Xi Pa chúng tạo nên một dải chiều rộng 2km, dầy 200 - 350m. Trong không gian phân bố của tổ hợp, một số mạch đá
ryolit và mạch granophyr xuyên cắt gây biến chất nhẹ các đá trầm tích. Dọc theo suối chính gần làng Xi Pa, các khối lộ dăm kết
tuf ryolit tướng phun nổ bao gồm các mảnh dăm sét kết, cát kết mầu đỏ được gắn kết bởi dung nham ryolit mầu xám trắng.
Trong các tập đá sét vôi mầu xám hồng bị các thể granophyr xuyên cắt và gây biến chất tiếp xúc nhiệt trên suối nhánh phía tây
nam làng Xi Pa, đã tìm thấy các hoá thạch Chân rìu bảo tồn xấu [1].
Theo đặc điểm thành phần thạch học, mầu sắc, tướng đá, các dấu hiệu cổ sinh và thành phần hoá học, tổ
hợp thạch học thứ hai hoàn toàn tương đồng với các mặt cắt trầm tích hệ tầng A Ngo chứa hoá đá định tầng Jura
sớm phân bố rất rộng rãi ở phía tây Thừa Thiên Huế - Quảng Trị.
Tổ hợp thạch học thứ 3, bao gồm các đá phun trào thành phần andesit, dacit, ryolit-felsit, đá silic núi lửa, các thể
granophyr, granit dạng porphyr mầu trắng và các đá tuf. Chúng tạo nên một dải kéo dài 5 - 6 km phương tây bắc - đông
nam, chiều rộng 0,8 đến 1,2 km. Cấu trúc nội bộ bao gồm 3 phần chính như sau: Phần dưới, chiều dày 60-80m nằm sát
bờ phải suối Xi Pa, gồm dacit, một ít andesito - dacit và rất ít andesit, tướng phun trào thực sự. Phần giữa dày 120m, gồm
dacit, dacito - ryolit, andesito - dacit và các đá tuf tướng phun nổ. Phần trên cùng gồm ryolit, felsit, tuf andesit và các thể
nhỏ granophyr tướng á núi lửa.
Đá felsit không có ban tinh bị silic hoá yếu, tạo nên các vỉa mỏng xen kẹp hoặc ở dạng ổ trong trường ryolit.
Các đá tuf ryolit tướng phun nổ đặc trưng bởi các cấu tạo dòng chẩy và cấu tạo dăm. Thành phần các mảnh dăm là cát
- bột kết mầu đỏ, các mảnh đá ryolit - andesit. Dung nham acid đóng vai trò xi măng gắn kết. Hoạt động biến chất
nhiệt dịch phát triển mạnh đi cùng với các đới sulphur hoá có chứa vàng.
Căn cứ vào các tài liệu mô tả địa chất, có nhận thấy rằng, tổ hợp thạch học thứ ba là một thể địa chất
hoàn toàn độc lập với các đá trầm tích mầu đỏ. Về mặt thời gian chúng được thành tạo muộn hơn theo kiểu phun
trào khe nứt dạng tuyến tính.
Mặt cắt thượng nguồn Đắk Rông
Theo mô tả của Phạm Huy Thông [11], mặt cắt gồm 7 tập:
Tập 1: Có quan hệ kiến tạo với hệ tầng Khâm Đức, bao gồm bột kết, đá phiến sét, ít cát bột kết, cát sạn
kết. Đá phân lớp mỏng đến trung bình, màu tím, tím nhạt, tím gụ. Dày 200m.
Tập 2: Sạn kết, cát kết phân lớp trung bình màu tím, tím gụ. Dày 65m.

Tập 3: Cát kết xen đá phiến sét, bột kết, phân lớp không đều, các thấu kính mỏng đá andesit màu phớt
tím. Dày 200m.

4


Tập 4: Đá phiến sét màu tím, tím nhạt xen ít bột kết, đá vôi phân lớp mỏng. Dày 60m.
Tập 5: Cuội kết, cát sạn kết đa khoáng, cát kết phân lớp vừa. Dày 40m.
Tập 6: Bột kết, sét kết xen cát kết màu tím nhạt. Dày 120m.
Tập 7: Cát kết, bột kết màu tím nhạt. Dày 80m.
Mặt cắt La Sam:
Do Phạm Huy Thông mô tả [11], gồm 6 tập.
Tập 1: Cuội kết, cát kết phân lớp vừa có xen các thấu kính andesit và tuf andesit. Đá có màu tím, tím
gụ. Dày 150m.
Tập 2: Đá vôi sét, sét vôi màu xám nhạt. Dày 80m.
Tập 3: Cát kết, bột kết xen ít cát kết màu tím gụ, tím nhạt. Dày 170m.
Tập 4: Cuội sạn kết đa khoáng phân lớp dày. Hạt cuội có thành phần cát-bột kết, đá phiến sét và thạch
anh. Dày 150m.
Tập 5: Bột kết, đá phiến sét, lớp mỏng cát kết màu tím nhạt. Dày 100 - 150m.
Tập 6: Cát kết, bột kết màu tím nhạt. Dày 100m.
Mặt cắt khu vực Thôn Húc Nghì:
Mặt cắt được quan sát dọc sông Đắk Rông, do Vũ Mạnh Điển [5] mô tả , gồm 11 tập như sau:
Tập 1: Cuội kết màu xám gụ phân lớp 0,4 - 0,6m. Thành phần hạt cuội gồm đá phiến, quarzit, đá vôi,
silic, xi măng là sét bột kết. Dày 70m.
Tập 2: Cát kết màu phớt tím, phớt lục loang lổ. Dày 60m
Tập 3: Cát kết hạt vừa màu xám sáng xen một vài lớp bột kết. Dày 50m
Tập 4: Cát kết xen bột kết màu xám tro phớt tím. Dày 110m.
Tập 5: Cát bột kết màu xám tím nhạt. Dày 25m.
Tập 6: Cát kết hạt vừa xen cát - bột kết , sét màu tím. Dày 105m.
Tập 7: Andesit porphyr màu xám lục phớt tím nhạt. Dày 27m.

Tập 8: Cuội sạn kết ít khoáng màu xám tím nhạt. Thành phần hạt cuội gồm thạch anh, silic. Dày 25m.
Tập 9: Cát - bột kết màu xám nâu. Dày 25m.
Tập 10: Cát sạn kết màu xám nâu xen lớp mỏng bột kết. Thành phần hạt vụn là thạch anh, silic, quarzit.
Dày 50m.
Tập 11: Cát-bột kết màu tím. Dày 120m.
Mặt cắt Tà Riệp-Đắk Rông:
Đây là một mặt cắt khác được mô tả trong tờ bản đồ địa chất loạt Hương Hoá [6] với các tập sau:
Tập 1: Cuội kết đá khoáng mầu xám sáng phớt tím, dày 45m. Hạt cuội có thành phần tương ứng granit,
quarzit, gneis.
Tập 2: Cát kết hạt lớn đến vừa màu xám phớt nâu, dày 50m.
Tập 3: Cuội sạn kết mầu phớt tím, dày 20m.
Tập 4: Cát kết ít khoáng, dày 30m.
Tập 5: Cát kết hạt vừa màu nâu tím, dày 25m.
Tập 6: Andesit hạt nhỏ màu xám tím, không phân lớp, dày 25m.
Tập 7: Cát kết cấu tạo phân lớp, dày 100m.
Tập 8: Cát kết ít khoáng hạt vừa, dày 50m.
Tập 9: Andesit porphyrit mầu xám tím, dày 52m.
Trong các mặt cắt vừa mô tả, có thể phân biệt hai tổ hợp đá. Tổ hợp thứ nhất gồm các đá trầm tích lục nguyên gồm
cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết mầu đỏ, chúng có chứa các hoá đá tiêu biểu cho hệ tầng A Ngo, mức tuổi Jura sớm giữa. Tổ
hợp thứ hai gồm các đá phun trào andesit porphyrit tồn tại dưới dạng mạch và thấu kính. Theo các mô tả trên, rõ ràng các đá
phun trào có khối lượng rất không đáng kể, vị trí địa tầng không ổn định dưới dạng các mạch - thấu kính. Trong các mặt cắt
nêu trên, các tác giả đã mô tả nhiều tập đá tuf, nguồn gốc trầm tich phun trào. Tuy nhiên, các tập mẫu mô tả thạch học chi tiết
của chúng tôi cho thấy, tại đây không có mặt các đá tuf và trầm tích phun trào. Các đá tuf do các nhà địa chất mô tả, chỉ là
các đá trầm tích thông thường hoặc các đá tuf tướng phun nổ như đã bắt gặp ở khu Xi Pa.

5


Mặt cắt khu La Sam và khu A Dang
Theo tài liệu của tác giả [1, 2], mặt cắt bao gồm đá phiến thạch anh mica, đá quarzit thuộc hệ tầng A Vương và các

đá phiến lục, amphibolit hệ tầng Núi Vú mức tuổi Proterozoi và Paleozoi sớm bị milonit hóa mạnh. Trong diện lộ các đá biến
chất có mặt các thể đá phun trào thành phần andesit, andesito - bazan, bazan pyroxen, tuf phun nổ ryolit, tuf phun nổ andesit
và các thể granophyr, granit porphyr. Chiều dày các thể đá phun trào và á phun trào từ vài mét đến vài chục mét, chiều dài từ
vài chục mét đến vài trăm mét.
Kết quả phân tích chi tiết lát mỏng và các tổ hợp cộng sinh khoáng vật cho thấy, đá phun trào và á phun
trào bị biến chất nhiệt dịch không đều (beresit hóa và chlorit hoá), nhưng không hề bị biến chất nhiệt động và biến
chất động lực như đá phiến và amphibolit vây quanh. Các đá tướng phun nổ đặc trưng bởi sự có mặt các mảnh
dăm đá phiến kết tinh, mảnh đá amphibolit, mảnh khoáng vật felspat, xi măng là các loại dung nham ryolit hoặc
andesit [1, 2].
Mặt cắt khu vực Nam Đông, A Lưới:
Theo Vũ Mạnh Điển [5], các thành tạo phun trào andesit, dacit và ryolit có khối lượng không lớn đi
cùng với các đá trầm tích mầu đỏ. Chúng có các đặc điểm tương tự với các mặt cắt Thôn Húc Nghì, thượng
nguồn Đắk Rông.
Tổng hợp các tài liệu địa chất khu vực cho thấy sự tồn tại của một dải đá magma kéo dài từ A Lưới đến
Đắk Rông. Theo đặc điểm thạch học, thế nằm địa chất có thể phân biệt các tướng sau đây:
Tướng phun nổ: bao gồm các đá dăm kết tuf ryolit, dăm kết tuf andesit. Quy mô phân bố không nhiều,
dưới dạng các thể kích thước nhỏ trên nền các đá trầm tích mầu đỏ tuổi Jura hệ tầng A Ngo và các đá biến chất
Proterozoi muộn - Paleozoi sớm hệ tầng A Vương, hệ tầng Núi Vú.
Tướng phun trào: bao gồm các đá bazan, andesit, dacit, ryolit tạo nên các khối lớn dạng tuyến tính
phương tây bắc - đông nam, các lớp phủ mỏng, các đai mạch lấp đầy khe nứt. Chúng xuyên cắt, phủ bất chỉnh
hợp lên trên các đá trầm tích lục nguyên tuổi Jura và các đá biến chất Proterozoi muộn - Paleozoi sớm.
Tướng á phun trào: bao gồm các khối đá granit porphyr sáng mầu kích thước nhỏ xuyên cắt các đá biến chất
Proterozoi muộn - Paleozoi sớm và trầm tích lục nguyên tuổi Jura. Cùng thuộc vào tướng á phun trào còn có các thể
granophyr có quan hệ chuyển tiếp với các đá ryolit porphyr trong phần trên cùng của khối phun trào khu vực Xi Pa.
Với các đặc điểm nêu trên, tổ hợp các đá phun trào khu vực A Lưới - Đắk Rông phía tây Quảng Trị - Thừa Thiên Huế có vị
trí tuổi chắc chắn trẻ hơn các đá trầm tích mầu đỏ tuổi Jura hệ tầng A Ngo. Chúng có vị trí tuổi địa chất tương tự các đá magma khu vực
tây Kon Tum.
Các giá trị tuổi tuyệt đối dẫn ra dưới đây đã được công bố trong nhiều công trình khoa học và các tài
liệu lưu trữ địa chất là bằng chứng cho nhận định trên đây.


6


Bảng 1: Tổng hợp các số liệu phân tích tuổi các đá andesit porphyrit
Tên đá

Tuổi
(tr.n)

Vị trí

Phương
pháp

Tác giả, nơi phân tích

Hệ tầng

Đăk Rông - A Lưới
Andesit porphyrit

A Lưới

Andesit porphyrit

A Lưới

115,3
5,8
115,9 

2,5

K/Ar
K/Ar

Trịnh Long, Trần Ngọc Nam; 1999;
Nhật Bản
Trịnh Long, Trần Ngọc Nam; 1999;
Nhật Bản

Tây Kon Tum
Andesit porphyrit

Sa Thày

102,4 
1,8

K/Ar

Trịnh Long, Trần Ngọc Nam (1999);
Bảo Lộc
Nhật Bản

Andesit porphyrit

Sa Thày,
Kon Tum

136 ± 1,3


Rb-Sr

Trịnh Long, Nguyễn Xuân Bao (2000) Bảo Lộc

Andesit porphyrit

Sa Thày,
Kon Tum

98  8,6

K-Ar

Trịnh Long, Nguyễn Xuân Bao (2000) Bảo Lộc

Andesit porphyrit

Chư Prông

106,4 
2,3

K/Ar

Trịnh Long, Trần Ngọc Nam (1999);
Bảo Lộc
Nhật Bản

Andesit porphyrit


Chư Prông

110  10

Rb/Sr

Nguyễn Văn Thuấn (1999)

Dacit

Kon Tum

100 - 129

Ryolit porphyr

Nha Trang

100  1

K/Ar

Trịnh Văn Long, Phạm Huy Long,
Nha Trang
Steve C.B. (1997); Hoa Kỳ

Tuf ryolit

Nha Trang


100  1

K/Ar

Trịnh Văn Long, Phạm Huy Long, Nha Trang
Steve C.B (1997); Hoa Kỳ

Andesit porphyrit

Bảo Lộc

100  3

K/Ar

Andesit porphyrit

Bảo Lộc

100  3

K/Ar

Bảo Lộc

Ar - Ar và
Nguyễn Xuân Bao, nnk (2001)
Rb-Sr


Bảo Lộc

Đà Lạt

Trịnh Long, Phạm Huy Long, Steve
Bảo Lộc
C.B. (1997), Hoa Kỳ
Trịnh Long, Phạm Huy Long, Steve
Bảo Lộc
C.B. (1997), Hoa Kỳ

Từ các tài liệu trên đây, có thể thấy rằng, sự tồn tại các xâm nhập, phun trào Mesozoi muộn trong khu vực tây
Kon Tum và khu vực Đăk Rông - A Lưới là hiện thực. Mức tuổi của chúng ít nhất là muộn hơn hệ tầng A Ngo, chứa hoá
đá tuổi Jura sớm - giữa, hợp lý nhất có thể trong khoảng Jura muộn đến Kreta sớm, chủ yếu trong giai đoạn Kreta sớm,
tương đồng mức tuổi của loạt phun trào Bảo Lộc - Nha Trang tiêu biểu cho khu vùng rìa lục địa tích cực Mesozoi muộn
Đà Lạt.
2) ĐẶC ĐIỂM THẠCH ĐỊA HÓA
Bảng dưới đây, tổng hợp các kết quả phân tích silicat các đá xâm nhập và phun trào tiêu biểu cho các đối
tượng đang xem xét. Có ba tập mẫu tiêu biểu cho 3 khu vực. Đó là khu vực Đăk Rông- A Lưới, khu vực Tây Kon
Tum và khu vực đới Đà Lạt.
Bảng 2: Tổng hợp các kết quả phân tích silicat các đá phun trào Đắk Rông- A Lưới- Sa Thày
STT Kí hiệu mẫu
SiO2
TiO2 Al2O3
FeO
Fe2O3
MnO
MgO CaO Na2O K2O
1
H.6

72,18
17,03
0,29
0,95
0,11
0,40 0,28
0,77
4,13
2

H.8

73,28

-

17,13

0,11

1,15

0,11

0,40

0,28

0,48


3,75

3

Hh.4118

52,88

1,20

15,05

4,80

1,19

0,09

1,31

0,98

5,00

0,97

4

Hu.136


58,66

0,50

17,03

3,41

5,47

0,12

1,91

1,96

3,47

3,28

5

Hu.138

57,54

0,70

15,78


4,28

1,59

0,11

2,21

1,25

3,19

2,75

6

Hu.1779

72,76

0,30

15,59

3,81

2,34

0,13


2,27

1,51

2,75

2,81

7


STT

Kí hiệu mẫu

SiO2

TiO2

Al2O3

FeO

Fe2O3

MnO

MgO

CaO


Na2O

K 2O

7

Hu.2122

71,86

0,50

14,58

3,02

4,10

0,13

2,91

3,07

3,88

3,00

8


96VNL-04A

56,10

0,87

16,70

-

2,79

-

4,40

7,20

2,79

2,12

9

96VNL-05A

57,20

0,88


16,00

-

2,90

-

3,70

6,20

2,92

3,16

10

96VNL-40E

54,40

1,01

17,30

-

4,08


-

4,20

5,40

3,09

1,67

11

96VNL-42A

50,10

1,35

17,80

-

3,88

-

4,40

6,90


3,56

2,27

12

96VNL-45A

68,50

0,23

16,30

-

1,11

-

0,20

1,90

4,90

4,30

13


97VM-26

70,80

0,20

13,70

-

1,30

-

0,01

1,25

4,68

4,43

14

DL303

77,65

0,20


14,55

-

0,81

0,05

0,08

0,72

2,74

5,89

15

KT2225

58,96

0,94

16,03

-

1,56


0,08

3,23

5,63

3,02

2,58

16

KT4387/2

61,94

0,76

15,56

-

2,66

0,14

2,35

3,86


3,63

1,84

17

KT838

57,12

1,21

16,59

-

3,22

0,01

4,25

5,91

2,10

0,87

18


KT4086

58,92

0,83

16,23

-

3,70

0,08

3,31

5,71

2,66

2,44

19

KT6185

66,04

0,72


14,86

1,64

3,99

-

0,05

1,53

3,29

2,50

20

KT11626

74,00

0,26

12,83

2,74

1,29


-

0,07

0,38

0,33

3,00

Na 2O+K2 O

21

KT11628
68,48
0,44
15,10
4,54
0,17
0,08 0,71
1,66
3,24
Ghi chú: Mẫu 1,2- Granit porphyr ( tài liệu của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, 2000 [17])-; Mẫu 3- Đá phun
trào ( tài liệu tờ Bản đồ địa chất Hương Hoá, 1997); Mẫu 4 đến 7-Đá phun trào ( tài liệu tờ Bản đồ địa chất Huế
1:50000, 1997); Mẫu 8 đến mẫu 14 đá phun trào ( tài liệu Địa chất và Tài nguyên Việt Nam, trang 280); Mẫu 15 đến
21 đá phun trào (tài liệu Bản đồ địa chất Kon Tum 1:50000, 2006)
Pc
Picrobazan

B
Bazan
14
Ph
O1
Trên bão hào SiO2
O2
Andesit
12
U3
T
R
O3
Acid
10
F
S1
Bão hòa SiO2
U2
S3
Ir
S
Trachybazan
2
8
S2
S3
Trachyandesit
U1
6

S1
T
Alkalitrachyt-trachyt
4
R
Alkalitryoliyt-ryolit
U
Dưới bão hòa SiO2
2

Pc

B

O1

O2

O3

0
35

45

55

65

75


SiO2

Hình 1: Biểu đồ TAS phân loại các đá phun trào khu vực Sa Thầy - Đắk RôngQuảng Trị (Le Bas, 1986)

Các đá phun trào khu vực Sa Thày, Kon Tum
Các đá phun trào khu vực Bảo Lộc
Các đá phun trào khu vực Nha Trang

8

U1
U2
U3
Ph
F

Tefribazan
Fonotefrif
Tefrifonolit
Phonolit
Foidok


4

Acidic

FeOt
Basic


3

K O

Cao-K

Tholeiitic

2

Trung bình-K

(Vôi - kiềm)
CalcAlkaline

1

Thấp-K
0
50

55

60

65

SiO2
Na2O+K2O


MgO

Hình 2 : Biểu đồ AFM của các đá phun trào thuộc
khu vực Sa Thầy - Đắk Rông- Quảng Trị (Irvine &
Baragar, 1971)

Hình 3 : Biểu đồ K20 – Si2O (Gill, 1981)

Các đá của dải trên, tại những khu vực cụ thể chúng là một dãy phân dị liên tục từ andesit bazaltic, andesit tới
dacit, trong đó phổ biến các đá trung tính chiếm ưu thế rõ rệt. Hàm lượng SiO2 dao động trong khoảng 50,177,65%, hàm lượng Al2O3 dao động trong khoảng 12,83-17,8%, có thể thấy hàm lượng của Al2O3 là khá cao,
hàm lượng của MgO trong khoảng 0,01 – 4,4%. Trên biểu đồ AFM, các đá nghiên cứu thuộc loạt kiềm vôi và
kiềm vôi cao kali. Biểu đồ SiO2 - K2O cho thấy chúng chủ yếu thuộc loạt cao Kali. Tập hợp các đá phun trào và
xâm nhập có xu thế tăng cao hàm lượng K2O theo chiều tăng của SiO2.

9


Bảng 3: Thành phần các nguyên tố vi lượng trong các đá magma khu vực Dak Rông- A Lưới- Sa Thày
96VNL- 96VNL- 96VN 96VNL 96VNL 97VM
DL303 DL1226 DL1241 DL2083 DL1314 DL1221 DL1210 DL1212 DL1237 DL1242 DL1100 DL4432/1 KT11610
04A
05A
L-40E -42A
-45A
-26
1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17


18

Rb

59

89

47

54

116

150

171,7

77,7

140,0

129,0

266,0

156,0

249,0


234,0

145,0

152,0

133,0

197,0

29,30

Ba

590

551

346

537

1010

731

725,4

259,0


495,0

463,0

692,0

395,0

619,0

592,0

651,0

269,0

445,0

336,0

317,0

Th

6

15

5,4


4,3

13

14

19,94

8,2

16,9

20,1

8.1

24.5

20.9

21.8

14.0

24,3

17,7

23,7


3,70

Nb

6

10

8

7

9

18

14,28

4,0

15,8

4,2

47,2

2,3

5,4


1,8

13,4

2,7

11,70

Ta

1

0,8

0,5

0,5

0,8

1,3

1,24

0,6

1,0

2,0


0,3

1,7

0,2

0,1

0,1

1,3

1,3

0,2

0,99

La

19,6

24

20,5

30,7

46,5


54,9

63,08

21,5

19,7

26,6

8,8

23,5

24,5

23,3

31,7

36,5

36,8

24,4

18,79

Ce


41,4

51,6

45,2

66

86,5

116

130,8

22,9

34,5

61,2

37,1

41,2

69,0

60,8

61,0


64,4

49,3

61,5

41,20

Pr

4,9

6,2

5,5

8,1

9,3

13,9

13,53

6,6

4,9

6,3


4,8

5,7

5,8

6,0

6,9

8,5

9,7

6,7

7,10

Sr

471

376

380

774

145


105

67,87

173,0

153,0

571,0

423,0

233,0

398,0

350,0

284,0

80,2

178,0

60,9

532,0

Nd


20,2

25,2

23

31,9

33

51,9

46,09

18,4

16,2

19,3

12,4

18,1

18,0

16,8

19,9


27,0

20,0

20,60

Zr

96

104

95

118

158

158

149,3

304,0

337,0

134,0

17,8


270,0

13,9

12,6

14,2

243,0

28,0
254,0

7,9

119,0

Hf

3,1

4,9

3,6

4,7

9,3

11


5,38

6,7

5,6

3,6

0,6

6,1

0,4

0,4

0,5

4,5

6,8

0,5

2,76

Sm

4,4


5,4

4,6

6,4

5,8

10,1

8,21

4,5

3,8

3,6

5,4

4,3

5,2

3,8

4,7

6,4


5,7

7,7

4,37

Eu

1,27

1,15

1,27

1,93

1,28

2,09

1,25

1,2

0,7

0,7

0,8


0,7

0,7

0,7

0,7

0,6

1,0

0,4

1,24

Gd

4,3

4,9

4,8

5,8

5,2

8,5


7,16

4,1

3,7

3,0

3,4

3,5

3,3

2,6

4,1

5,0

4,9

4,7

4,79

Tb

0,7


0,9

0,8

0,8

0,9

1,5

1,09

1,0

0,9

0,6

1,3

0,7

1,3

1,1

1,4

1,2


0,8

1,6

0,60

Dy

4,2

4,4

4,1

4,2

4,5

9

6,24

3,6

3,4

2,8

2,7


3,3

2,4

2,2

3,4

4,7

3,9

4,4

4,04

Y

21

21

17

19

20

48


32,46

16,1

15,6

13,9

10,3

13,2

8,6

7,1

12,5

22,1

21,3

16,3

19,74

Ho

0,86


0,88

0,87

0,91

0,92

1,76

1,27

1,0

1,0

0,6

1,0

0,8

0,8

0,8

1,1

1,4


0,8

1,3

0,75

Er

2,6

2,7

2,6

2,1

2,8

5,2

3,74

2,3

2,3

1,7

2,5


2,1

2,8

0,9

2,5

3,0

2,3

3,4

2,14

Tm 0,4

0,4

0,4

0,3

0,4

0,7

0,59


0,4

0,4

0,3

0,4

0,3

0,3

0,2

0,4

0,5

0,3

0,5

0,31

Yb

2,4

2,4


2,4

2

3

4,9

3,83

2,1

2,1

1,8

1,8

1,9

1,6

1,4

2,3

2,8

2,3


2,8

1,83

Lu

0,35

0,38

0,36

0,29

0,5

0,71

0,58

0,3

0,3

0,2

0,3

0,3


0,3

0,2

0,4

0,4

0,4

0,4

0,28

Ghi chú: Các mẫu từ 1 đến 19 tham khảo tài liệu Bùi Minh Tâm, 2002 ( trang 280- 283, cuốn Địa chất và Khoáng sản Việt Nam)

10

19


Các kết quả phân tích nguyên tố vi lượng thể hiện trong bảng 3. Trên các biểu đồ phân loại các kiểu bối
cảnh kiến tạo đá granit [Pearce et al, 1984] đa số các kết quả phân tích đều rơi vào trường granit cung núi lửa
(VAG). Trên các biểu đồ Nb - Y và Rb - (Yb+Ta), các mẫu chủ yếu rơi vào trường granit cung núi lửa (VAG)
trùng với trường phân bố của các mẫu cung núi lửa Andes.
Xem xét đặc điểm phân bố các nguyên tố hiếm và đất hiếm trong các đá nghiên cứu được chuẩn hoá với
chondrit có thể thấy, mặc dù các đá được lấy từ các vị trí khác nhau trong khu vực Thừa Thiên Huế, Quảng Trị tới Sa
Thày nhưng các nguyên tố vết có sự biến thiên tương tự nhau và trùng với trường phân bố của các mẫu cung núi lửa
Andes.

96VNL-04A

1000.0

1000.0

96VNL-04A
96VNL-05A

96VNL-05A

96VNL-40E

96VNL-40E

96VNL-42A

96VNL-42A
100.0

DL303
DL1226

10.0

DL1241
DL2083
DL1314

Rock/Primitive Mantle


96VNL-45A
97VM-26

Rock/Chondrite

100.0

97VM-26
DL303
DL1226
10.0

DL1241
DL2083
DL1314

DL1221

1.0

96VNL-45A

DL1221

1.0

DL1210

DL1210


DL1212

DL1212

DL1237

DL1237

DL1100
Yb

DL1100

Y

Lu

Er

Yb

Tb

Tm

f

Er


Eu

Ho

d

Dy

H

Tb

Pr

Gd

N

Eu

b

Sm

La

Nd

N


Pr

R

Ce

b

DL1242
La

DL1242

0.1
Th

0.1

DL4432/1

DL4432/1

KT11610

Hình 3: Sơ đồ phân bố đất hiếm chuẩn hóa theo Chondrite, (Sun & McDon., 1989) và sơ đồ nhện chuẩn hóa thành phần
mantle nguyên thủy (Sun&McDon.,1989)của các đá magma khu vực Sa Thày – Đắk Rông- Quảng Trị
10000

10000


1000

1000
Syn-COLG

WPG

Rb

Nb

WPG

100

100

VAG

10

10
ORG
ORG
VAG+syn-COLG

1

1
1


10

100

1000

10000

Y

1

10

100

1000

10000

Y+Nb

Hình 5: Biểu đồ Y-Nb (Pearce, 1984)

Hình 6: Biểu đồ Y-Nb ( Pearce, 1984)

3) CÁC ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỔI SAU MAGMA VÀ MỐI LIÊN QUAN VỚI KHOÁNG SẢN
Khu vực Đăk Rông- A Lưới, hoạt động biến chất nhiệt dịch như lục hóa, propylit hóa, beresit hóa và argilit
hoá phát triển mạnh mẽ cùng với các quá trình biến chất động lực. Xuất hiện rất nhiều khoáng vật biến chất nhiệt

dịch nhiệt độ thấp gồm sericit, chlorit, calcedon, epidot, ankerit. Các khoáng vật sulphur tiêu biểu gồm galena,
pyrit, chancopyrit, antimonit. Vàng dạng hạt nhỏ và siêu mịn, hàm lượng vàng dao động từ <1g/t đến 9-10 g/t.
Mối liên quan của các thành tạo núi lửa tuyến Đắk Rông phía tây Quảng Trị với các quá trình biến chất
trao đổi cạnh mạch và khoáng sản vàng đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong công trình “ Các thành hệ biến
chất trao đổi nhiệt dịch và mối liên quan với quặng hoá vàng lấy ví dụ khu vực phía Tây Quảng Trị vùng Bắc Trung
Bộ ”.
Tại khu vực XiPa, theo cường độ của hoạt động sulphur hóa, có thể khoanh định các đới quặng chiều rộng
từ 25 đến 175m, chiều dài từ 500 đến trên 1000m, hàm lượng Au  0,05 ppm. Đới quặng có cấu trúc phân nhánh,
không gian phân bố trùng lặp hoàn toàn với các đới biến chất nhiệt dịch. Hàm lượng các khoáng vật sulphur cũng
như hàm lượng vàng tăng tỷ lệ thuận với cường độ quá trình biến chất nhiệt dịch. Trong phạm vi các đới biến chất

11


nhiệt dịch có thể phân biệt nhóm đá cấu tạo đơn giản gồm tổ hợp cộng sinh (THCS) thạch anh – sericit –
hydrosericit - kaolinit và nhóm đá biến chất cấu tạo phức tạp gồm THCS thạch anh – hydrosericit - kaolinit chứa
các mạch ankerit - chlorit. Hàm lượng Au cao nhất theo các tài liệu phân tích khoảng 4 g/t.
Khu vực Tây Kon Tum. Các tài liệu điều tra mới nhất cho thấy, liên quan với các đá phun trào kiểu Bảo
Lộc - Nha Trang có vàng và đồng kiểu nhiệt dịch phun trào. Liên quan với các các xâm nhập kiềm vôi kiểu Định
Quán có vàng nhiệt dịch xâm nhập và các biểu hiện đồng vàng molipden.
4) MỘT VÀI NHẬN XÉT TỔNG QUAN VỀ PHÂN BỐ KHÔNG GIAN, BỐI CẢNH NGUỒN GỐC
Từ các tổng hợp trên đây, có thể nhận thấy, hai khu vực Tây Kon Tum và Đăk Rông - A Lưới đều có các
hoạt động magma Mesozoi muộn. Các kết quả khảo sát từ các tài liệu phân tích cho thấy, chúng có các đặc điểm khá
tương đồng về mặt địa chất, thành phần thạch học, thành phần hoá học và các đặc điểm thạch địa hoá.
Về mặt địa chất, đa số các thể phun trào có quy mô nhỏ, dưới dạng mạch dạng tuyến và các thể có kích
thước không lớn đến rất nhỏ. Các đai mạch có quan hệ xuyên cắt, lấp đầy các đứt gẫy. Vắng mặt các đá trầm tích
phun trào.
Về mặt thạch, địa hoá
Tại những khu vực cụ thể các đá phun trào là một dãy phân dị liên tục từ andesit bazaltic, andesit tới
dacit, trong đó phổ biến các đá trung tính chiếm ưu thế rõ rệt.

Mối liên quan với khoáng sản.
Khu vực Đăk Rông - A Lưới liên quan với vàng và đa kim; Xuất hiện rất nhiều khoáng vật biến chất nhiệt dịch
nhiệt độ thấp gồm sericit, chlorit, calcedon, epidot, ankerit. Các khoáng vật sulphur tiêu biểu gồm galena, pyrit, chancopyrit,
antimonit. Vàng dạng hạt nhỏ và siêu mịn, hàm lượng vàng dao động từ <1g/t đến 9-10 g/t.
Khu vực tây Kon Tum liên quan tới hiện tượng biến đổi sau magma như hiện tượng lục hóa, hiện tượng
propylit hóa, hiện tượng biến chất nhiệt dịch thạch anh hóa, sericit hóa và đi kèm với nó liên quan tới các khoáng
sản Cu-Au-Mo.
Trên quy mô khu vực, các xâm nhập phun trào Mesozoi muộn Bảo Lộc - Nha Trang và Định Quán phân bố
rộng rãi trên cấu trúc rìa lục địa tích cực Mesozoi muộn Đà Lạt. Mô hình tiến hoá kiến tạo Việt Nam và diện tích kế
cận giai đoạn Jura muộn - Kreta, theo Trần Văn Trị, Nguyễn Xuân Bao [15] được trình bày trong hình vẽ dưới đây
(hình 7).

Hình 7: Mô hình tiến hóa kiến tạo khu vực Sa Thày - Huế - Quảng Trị (theo Trần Văn Trị và nnk 2009 có sửa
chữa)
Theo mô hình này, các xâm nhập phun trào đang mô tả có thể liên quan nguồn gốc với đới hút chìm
Pacific Biển Đông cổ ở phía nam và đới hút chìm Mesothethys ở phía tây. Các đá xâm nhập phun trào Bảo Lộc
Nha Trang và Định Quán được xem là có nguồn gốc từ nguồn Manti bị hỗn nhiễm và trộn lẫn vỏ liên quan với đới
hút chìm [15].
Vấn đề cần tiếp tục xem xét là, bối cảnh thành tạo, nguồn gốc các đá magma phun trào xâm nhập
Mesozoi muộn khu vực Tây Kon Tum và Đăk Rông- A Lưới và mối liên quan nguồn gốc với các khoáng sản.
Kết luận
1. Bằng các tài liệu địa chất thực tế cũng như tổng hợp các tài liệu, chứng minh sự tồn tại các hoạt động
magma Mesozoi muộn khu vực Tây kon Tum và khu vực Đăk Rông - A Lưới .

12


Dải phun trào-xâm nhập nông A Lưới - Đắk Rông phía tây Thừa Thiên Huế - Quảng Trị phương tây
bắc-đông nam tuổi Mesozoi muộn bao gồm tổ hợp các đá tướng phun trào, phun nổ thành phần bazan – andesit –
dacit - ryolit và tuf của chúng đi cùng với các thể xâm nhập nông granit porphyr, granophyr loạt kiềm vôi.

Chúng có mối liên quan nguồn gốc với các khoáng sản vàng và đa kim.
Các xâm nhập phun trào Mesozoi muộn khu vực Tây Kon Tum bao gồm các đá andesit, dacit, ryolit,
xâm nhập diorit, granodiorit và granit loạt kiềm vôi. Chúng có mối liên quan nguồn gốc với khoáng sản vàng đồng và vàng - đồng -molipden.
2. Vị trí tuổi địa chất hợp lý nhất của chúng theo các tài liệu hiện có trong khoảng Jura muộn - Kreta
sớm, chủ yếu là Kreta sớm tương ứng với mức tuổi các magma xâm nhập phun trào kiểu Bảo Lộc - Nha Trang
và Định Quán phân bố rộng rãi trong đới Đà Lạt, liên quan với bối cảnh rìa lục địa tích cực.
3. Trong tương lai cần tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc địa chất, thành phần vật chất,
quy luật phân bố, mối liên quan với khoáng sản của các thành tạo magma Mesozoi muộn trong các khu vực Tây
Kon Tum, Đăk Rông - A Lưới góp phần làm sáng tỏ, chính xác hoá bình đồ địa chất khu vực Trung Bộ và Tây
Nguyên cũng như dự báo sinh khoáng.

GEOLOGICAL AND PETROLOGICAL CHRACTERISTICS OF
LATE MESOZOIC MAGMATIC ROCKS IN WEST KONTUM AND
DAKRONG-ALUOI AREAS
Nguyen Huu Trong1, Le Tien Dung1, Pham Trung Hieu2
1
2

Hanoi University of Mining and Geology
University of Science - Ho Chi Minh City

ABSTRACT
Magmatic Rocks in West Kontum and Dakrong-Aluoi areas, west Thua Thien Hue-Quang Tri
consist of basalt, andesite, dacite, ryolite. They are mainly intermediate volcanic rocks and shallow
intrusive rocks such as porphyry granite and granophyres.According to petrological and geological
features, they are explosion, true effusive and hypabyssal-semieffusive facies. Most of them have been
dated as in Early Cretaceous age.According to chemical aspect, studied rocks belong to high potassium
calc-alkaline series, formed in active continental margin condition of Andes type.
In Dakrong-Aluoi area, metasomatic activities such as chloritisation, prophylitisation,
beresitisation and argilitisation strongly occurred with the development of gold, silver and polymetal

mineralisations.In West Kontum area, gold and copper with volcanic hydrothermal origin related to
volcanic rocks of Bao Loc-Nha Trang Type. Intrusive hydrothermal Gold and Molybdenum-GoldCopper occurrences related to calc-alkaline intrusion rocks of Dinh Quan Type.
Key words: Kon Tum, Dakrong-Aluoi, magma, Late Mezozoic

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Tiến Dũng, Phạm Thị Vân Anh, Tô Xuân Bản. Các thành tạo phun trào và xâm nhập Mesozoi
muộn tuyến A Lưới – Đắk Rông phía Tây Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Tạp chí Các khoa học về Trái đất. Số 2
(T.27)/2005. Trang 133-141.
[2]. Lê Tiến Dũng và nnk, 2000. Các thành hệ biến chất trao đổi nhiệt dịch ở phía tây Quảng Trị bắc Trung
Bộ và mối liên quan của chúng với quặng hoá vàng. Tạp chí Địa chất, A, số 272, 9-10/2002. Trang 29-37.
[3]. Lê Tiến Dũng và nnk, 2011, 2012. Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu đánh giá tiềm năng dải khoáng hoá
Au – Cu - Mo ở Sa Thầy - Đăk Tô để phục vụ cho việc quy hoạch, đầu tư khai thác khoáng sản hợp lý tỉnh Kon Tum”. Sở
Khoa học Công nghệ tỉnh Kon Tum.
[4]. Thân Đức Duyện, 2006. Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Kon Tum tỷ lệ 1:50000. Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
[5]. Vũ Mạnh Điển và nnk, 1993. Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Nam Đông tỷ lệ 1:50000. Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.

13


[6]. Vũ Mạnh Điển và nnk, 1997. Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Hướng Hoá tỷ lệ 1:50000. Cục Địa chất
và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
[7]. Lepvirier. C, Maluski H, Nguyễn Văn Vượng, 1997. Indosinian NW - =Trending shear zones within the
Truong Son belt 40Ar - 39Ar Triassic Cretaccous to Cenozoic oveprints. Tectonophysics/283, Issues 1–4, 30 December
1997, trang 105–127.
[8]. Eric A. K. Middlemost, 1988. Magmas and magmatic rock. Longman group Ltd, Singapore.
[9]. H. M. Prichard, T. Alabaster, 1993. Magmatic processes and plate tectonics. Geological society
London.
[10]. Trần Tính và nnk, 1994. Địa chất và khoáng sản 1:200000 nhóm tờ Kon Tum - Buôn Mê Thuật. Cục

Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
[11] .Phạm Huy Thông và nnk, 1997. Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Huế tỷ lệ 1:50000. Cục Địa chất và
Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
[12]. Nguyễn Văn Thuấn, 1995. Tài liệu mới về các thành tạo núi lửa ở Chư Prông - Gia Lai và các khoáng
sản liên quan. Địa chất Khoáng sản Dầu khí Việt Nam, số 1:115-120, Hà Nội.
[13]. Đào Đình Thục, Huỳnh Trung (Đồng chủ biên), 1995. Địa chất VN, tâp II. Các thành tạo magma. Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
[14]. Nguyễn Văn Trang và nnk, 1986. Địa chất và khoáng sản loạt tờ Huế-Quảng Ngãi tỷ lệ 1:200000. Cục
Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội.
[15]. Trần Văn Trị và Vũ Khúc (đồng chủ biên), 2009. Địa chất và tài nguyên Việt Nam. Nxb Khoa học
tự nhiên và công nghệ. trang 279-288.
[16]. Marjorie Wilson, 1989. Igneous petrogenesis. Chapman & Hall, 2-6 Boundary Row, London.
[17]. Lê Tiến Dũng và nnk, 1999. Địa chất và khoáng sản tỉnh Quảng Trị. Lưu trữ Sở KHCN tỉnh Quảng Trị.

14



×