Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Luận án tiến sĩ nghiên cứu tác động của FDI tới đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.99 KB, 24 trang )

1

2

PHẦN MỞ ĐẦU

4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT ở
nước ngoài bằng NSNN; Việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng người tốt
nghiệp về nước trong khuôn khổ các chương trình, đề án gửi người đi học nước ngoài
bằng NSNN do Bộ GD&ĐT quản lý. Điều đó có nghĩa là không đề cập trong nghiên
cứu việc gửi người đi học nước ngoài bằng nguồn vốn ngoài ngân sách, không nghiên
cứu việc gửi người đi học nước ngoài bằng nguồn vốn ngân sách địa phương; Xem
xét các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới thực hiện định hướng đào
tạo và sử dụng cán bộ KHKT đã tốt nghiệp về nước.
a) Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: trên phạm vi cả nước đối với các đề án. Phần đánh
giá thực trạng tập trung váo Đề án 322/356.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2000 (thời điểm bắt đầu triển khai đề án
322/356) đến năm 2014 (năm kết thúc đề án) và định hướng đến năm 2030.
- Nội dung nghiên cứu tập trung vào định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ
KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn để phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa các
vấn đề lý luận liên quan đến nguồn vốn con người, phát triển nguồn vốn con người và
vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
đối với phát triển của một quốc gia, định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT
đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN.
- Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm khảo sát, điều tra cán bộ KHKT đi
học theo đề án 322/356; các cơ quan, đơn vị cử người đi học và sử dụng họ khi về


nước. Phương pháp này sẽ đặt cơ sở và hướng đi hợp lý cho các phân tích định lượng.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng để xác định những nhân tố ảnh hưởng và
đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến mức độ hài lòng của người đi học đối
với chương trình, quyết định học tiếp và quyết định quay về công tác.
- Phương pháp chuyên gia hỗ trợ tác giả tập trung chính xác vào các yếu tố có
vai trò quan trọng trong việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT
đào tạo bằng NSNN tại nước ngoài.
Phương pháp thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu sử dụng bao gồm dữ liệu thứ
cấp và dữ liệu sơ cấp. Dữ liệu thứ cấp thu thập qua các tài liệu, báo cáo, cơ sở dữ liệu
của các cơ quan có liên quan (Bộ GD&ĐT, Cục Đào tạo với nước ngoài). Dữ liệu sơ
cấp thu thập từ phát phiếu điều tra khảo sát thu thập ý kiến của những lưu học sinh
(LHS) đã tốt nghiệp về nước và đánh giá từ các cơ quan có người đi học theo chương
trình học bổng 322/356 về tình hình sử dụng và làm việc của người học tại cơ quan,
đơn vị sử dụng người học.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Xây dựng cơ sở lý luận, khung nghiên cứu về định hướng đào tạo và sử dụng cán
bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN. Đưa ra các khái niệm, quan niệm về định
hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN.
- Đánh giá toàn diện việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ
KHKT đào tạo ở nước ngoài trong thời gian qua.

1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Từ năm 2000, Chính phủ triển khai “chương trình đào tạo cán bộ khoa học, kỹ
thuật ở nước ngoài bằng NSNN” (Đề án 322, 356, 911 và 599). Theo một số đánh giá
và nhận định, việc gửi người đi đào tạo nước ngoài bằng NSNN sau 15 năm triển
khai thực hiện tương đối thuận lợi và đi đúng hướng. Tuy nhiên, dư luận xã hội đang
đặt ra một số câu hỏi liên quan đến tính phù hợp và những đóng góp của các Đề án.
Để trả lời các câu hỏi, cần có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Cho đến nay,
chưa có bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu các vấn đề dư luận đặt
ra. Vì vậy, việc lựa chọn đề tài “Định hướng đào tạo và sử dụng đội ngũ KHKT đào

tạo ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030” làm đề tài luận án tiến sỹ khoa học
kinh tế là hết sức cần thiết, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đóng vai trò quan
trọng cho nâng cao hiệu quả và hoàn thành mục tiêu của các chương trình, đề án đào
tạo người Việt Nam ở nước ngoài bằng nguồn vốn NSNN.
2. Mục tiêu nghiên cứu
a) Mục tiêu chung: Nghiên cứu góp phần định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ
KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Hình thành cơ sở lý luận cho định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào
tạo ở nước ngoài bằng NSNN.
- Nghiên cứu thực tiễn và xu hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT của các
nước trên thế giới.
- Đánh giá việc thực hiện định hướng, thực trạng đào tạo và sử dụng cán bộ
KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên
nhân hạn chế việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở
nước ngoài bằng NSNN.
- Làm rõ các nguyên nhân, nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện định hướng
đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT được đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN.
- Đề xuất quan điểm, xây dựng định hướng cho việc đào tạo và sử dụng cán bộ
KHKT ở nước ngoài bằng NSNN đến năm 2030.
- Đề xuất giải pháp thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT
được đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN trong thời gian tới.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Định hướng gửi người đi đào tạo nước ngoài bằng NSNN bao gồm những nội
dung gì và tiêu chí để đánh giá thực hiện định hướng đấy?
- Đánh giá việc sử dụng cán bộ KHKT đi học nước ngoài về dựa trên những tiêu
chí nào?
- Những nhân tố nào tác động đến việc thực hiện định hướng đào tạo cán bộ
KHKT ở nước ngoài bằng NSNN?
- Những nhân tố nào tác động đến việc sử dụng hiệu quả cán bộ KHKT đào tạo

ở nước ngoài bằng NSNN sau khi tốt nghiệp?
- Làm thế nào để có định hướng đào tạo tốt, cần phải có những thay đổi gì trong
tương lai để giúp có định hướng đào tạo tốt và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực được
đào tạo này?


3

4

- Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện định hướng đào tạo và sử
dụng cán bộ KHKT được đào tạo bằng NSNN ở nước ngoài.
- Chỉ ra được những bất cập, hạn chế trong định hướng đào tạo và sử dụng cán
bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN của Nhà nước theo đuổi.
- Khuyến cáo định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học đào tạo ở nước ngoài
bằng NSNN trong tương lai (ví dụ: định hướng ngành nghề đào tạo ưu tiên, kinh phí đào
tạo, số lượng đào tạo, phân bổ kinh phí đào tạo, nước và cơ sở cử đi đào tạo,....).
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện các định hướng gửi cán bộ đi đào tạo ở nước
ngoài bằng NSNN, tránh lãng phí, tiết kiệm NSNN, phát huy năng lực đội ngũ được đào
tạo.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
gồm 4 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ
khoa học kỹ thuật gửi đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về định hướng đào tạo và sử
dụng cán bộ khoa học kỹ thuật gửi đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
Chương 3: Thực trạng thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa
học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trong những năm qua
(nghiên cứu đề án 322/356)

Chương 4: Định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật gửi đi
học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030.

1.2. Các nghiên cứu về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài
bằng ngân sách nhà nước
Theo Bennett (1993), các du học sinh ra nước ngoài học tập không chỉ tiếp thu
được những tinh hoa KHKT của các nước tiên tiến, mà còn tiếp thu được sự đa dạng
về văn hóa, phát triển năng lực, cơ hội việc làm và khả năng thích ứng của mỗi cá
nhân trong môi trường hội nhập quốc tế. Jinyoung Kim (1998) cho rằng, đối với các
nước đang phát triển, việc cử người đi đào tạo ở nước ngoài sẽ đóng góp tiếp nhận
kiến thức tiên tiến và do đó giúp tăng trưởng kinh tế.
Jovanovic và Rob (1989), Rustichini và Schmitz (1991) và Tamura (1991) chỉ ra
rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa khoảng trống kiến thức và lợi ích đem lại đối với
người thụ hưởng quá trình đào tạo.Tuy nhiên, đối với một nước đang phát triển mà có
trình độ vốn con người quá thấp thì có thể không hưởng lợi từ việc nhập khẩu kiến
thức thông qua cử người đi đào tạo ở nước ngoài vì việc cử đi đào tạo sẽ rất tốn kém.
Mặt khác, cũng có một số quan điểm cho rằng sinh viên đến từ các nước đang
phát triển được cử đi đào tạo ở nước ngoài chỉ đơn thuần tiếp cận các giá trị và suy
nghĩ của phương Tây, những giá trị này không có liên quan đến thực tế phát triển của
đất nước họ. Việc học tập ở nước ngoài đóng một vai trò không liên quan, hoặc thậm
chí có tác động tiêu cực đến việc tiếp nhận kiến thức tiên tiến để thúc đẩy phát triển
kinh tế ở các nước đang phát triển (Jinyoung Kim, 1998)
1.3. Các nghiên cứu về sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước
ngoài bằng ngân sách nhà nước trở về sau khi tốt nghiệp
Cai (2003) cho biết, mấu chốt để thu hút người học ở nước ngoài trở về nước
làm việc đó là phải xây dựng được môi trường làm việc để những người trở về có thể
phát huy năng lực khả năng của mình.
Kwok và Leland (1982) cũng cho rằng thiếu cơ hội việc làm, cơ hội phát triển
nghề nghiệp, mức lương thấp và tâm lý thích ở nước ngoài là những yếu tố quyết
định việc ở lại của sinh viên tốt nghiệp. Khả năng và mức độ gắn kết hoạt động và

các mối quan hệ trong nước được quyết định bởi chính mục tiêu và quan điểm cá
nhân của người trở về (Dean Xu, 2009).
Zweig (2006) liệt kê có ít nhất 5 vấn đề hàng đầu đối với việc sử dụng những
người trở về nước sau tốt nghiệp. Đó là: i) không có có hội phát triển sự nghiệp; ii)
thiếu thốn cơ sở vật chất trang thiết thiết bị hiện đại nên điều kiện làm việc khó khăn;
iii) môi trường làm việc không tạo cơ hội cho phát triển nghề nghiệp, không có cơ hội
thay đổi công việc; iv) điều kiện sống thấp, không có tương lai tốt hơn cho người
thân bằng khi ở lại nước ngoài, và v) ít cơ hội trao đổi với học giả quốc tế.
Zeng Fanqing (2005) cho rằng có 3 vấn đề chính cần lưu ý khi thu nhận và sử
dụng những người được đào tạo ở nước ngoài trở về nước làm việc. Một là, cần có
mục tiêu rõ ràng khi việc sử dụng họ. Hai là, cần kết hợp sử dụng đồng thời cả người
được đào tạo ở nước ngoài và người không được đào tạo ở nước ngoài. Ba là, cần
quan tâm giữ chân người giỏi được đào tạo nước ngoài.
1.4. Đánh giá tổng quan nghiên cứu
1.4.1. Những nội dung nghiên cứu đã thống nhất làm cơ sở lý luận và thực
tiễn cho luận án.
Nhìn chung, các nghiên cứu đã tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau đây:

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO
VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC
Ở NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.1. Các nghiên cứu về cán bộ khoa học kỹ thuật và vai trò của cán bộ khoa
học kỹ thuật đối với sự phát triển của quốc gia
Nguồn nhân lực KHKT có những đặc trưng cơ bản: Thứ nhất, được đào tạo
trình độ cao; Thứ hai, có kỹ năng nghề nghiệp nhất định về một lĩnh vực chuyên môn
nghiệp vụ được phân công thực hiện (OECD, 1975; UNESCO, 2011).
Theo Temple (2001), sự gia tăng vốn con người dẫn tới mức năng suất cao, ảnh
hưởng tới tăng trưởng kinh tế. Okoh (1980) cho rằng một nguồn nhân lực đông đảo
có trình độ cao đã trở thành điều kiện tiên quyết cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

P.A.Samuelson - (nhà kinh tế học người Mỹ) cho rằng, có bốn nhân tố ảnh hưởng tới
tăng trưởng và phát triển kinh tế là: (1) nhân lực, (2) tài nguyên thiên nhiên, (3) cấu
thành tư bản và (4) kỹ thuật - công nghệ.
Các lý thuyết tăng trưởng gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng
trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản : i) áp dụng công
nghệ mới; ii) phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại; và iii) nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực. Trong đó, động lực quan trọng nhất chính là đội ngũ nhân lực được đào tạo,
đặc biệt là nhân lực có trình độ và kỹ năng nghề cao.


5

6

Thứ nhất, thống nhất các khái niệm liên quan đến cán bộ KHKT; vai trò của
cán bộ KHKT và chiến lược đào tạo cán bộ KHKT trong phát triển kinh tế-xã hội đối
với một quốc gia.
Thứ hai, những nội dung kinh tế và xã hội của giáo dục và đào tạo được biểu
hiện thông qua nguồn vốn con người; đầu tư giáo dục đào tạo là đầu tư vào nguồn
vốn con người, là đầu tư cho phát triển và cho tương lai; vai trò của giáo dục và khoa
học trong phát triển quốc gia đối với tất cả các nước, kể cả phát triển và đang phát
triển.
Thứ ba, quốc tế hóa và toàn cầu hóa giáo dục đại học là một xu hướng không
thể đảo ngược trong bối cảnh của toàn cầu hóa kinh tế. Hiện tượng sinh viên ra nước
ngoài học tập thể hiện sự chuyển dịch giáo dục đại học qua biên giới và là một nội
dung của phân công lao động quốc tế đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hậu công
nghiệp, đặc biệt trong nền kinh tế tri thức.
Thứ tư, xu hướng gửi người đi học nước ngoài là tất yếu và có xu thế gia tăng;
lợi ích quốc gia của việc gửi học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập và nghiên cứu
và lý do ưu tiên NSNN đầu tư đào tạo cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN.

Thứ năm, những vấn đề có tính nguyên tắc về sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở
nước ngoài bằng NSNN sau khi về nước; những khía cạnh hiệu quả sử dụng những
người học ở nước ngoài khi trở về nước ở những quốc gia đang phát triển; quan điểm
sử dụng, các nhân tố ảnh hưởng và xu hướng quá trình sử dụng.
1.4.2. Các vấn đề chưa nghiên cứu và còn tranh luận
Thứ nhất, chưa có các nghiên cứu lý thuyết chuyên sâu về định hướng đào tạo
cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN cả ở trong nước và ở nước ngoài.
Thứ hai, chưa có nghiên cứu nào của tác giả nước ngoài đánh giá về đào tạo và
sử dụng cán bộ KHKT gửi đi học ở nước ngoài bằng NSNN của Việt Nam; ở trong
nước cũng chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào, phần lớn chỉ dừng lại ở các
báo cáo của Bộ GD&ĐT.
Thứ ba, một số bài viết chuyên khảo chưa đưa ra được nhận xét chính xác hoặc
có nhưng còn chưa rõ nét, cơ sở chưa vững chắc, hạn chế về dung lượng, phạm vi,
nội dung và phương pháp tiếp cận. Hầu như các bài viết chỉ nêu hiện tượng và dừng
lại ở góc độ tranh luận, nêu quan điểm hay khai thác thông tin nên chưa góp phần hệ
thống hóa thành cơ sở lý luận đặt nền móng cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống chính sách và cơ chế để nâng cao hiệu quả việc đưa cán bộ KHKT đi đào tạo ở
nước ngoài và sử dụng nguồn cán bộ này sau khi tốt nghiệp về nước.

một nước khác. Việc ngày càng có nhiều người đi ra nước ngoài học tập được cho là
gắn liền với quá trình quốc tế chương trình GDĐH như kết quả của quá trình toàn
cầu hóa, của sự tăng cường mở rộng liên kết các hoạt động kinh tế và văn hóa - xã
hội của các quốc gia trên thế giới.
2.1.1.2. Những đòi hỏi về phát triển đất nước và khả năng tài chính quốc gia
Việc mở rộng quy mô gửi cán bộ KHKT ra nước ngoài đào tạo phụ thuộc chủ
yếu vào khả năng tài chính quốc gia. Nói chung, việc cân nhắc mức độ đầu tư về tài
chính đối với gửi cán bộ KHKT ra nước ngoài đào tạo phải được đặt trong bối cảnh
kinh tế tổng thể của mỗi nước; sự lựa chọn chính trị giữa các ưu tiên trong ngắn hạn,
trung hạn và dài hạn của quốc gia. Việc cung cấp tài chính cho gửi cán bộ KHKT ra
nước ngoài đào tạo có vai trò nổi bật trong kế hoạch xây dựng chính sách phát triển

nguồn nhân lực trình độ, chất lượng cao của hầu hết các nước trên khắp thế giới.
2.1.1.3. Sự phát triển của hệ thống giáo dục đại học trong nước
Tại các nước đang phát triển, những nhân tố tác động mạnh mẽ nhất đến việc
gửi cán bộ KHKT ra nước ngoài đào tạo là hệ thống GDĐH trong nước và nhu cầu
đòi hỏi về đội ngũ cán bộ KHKT để phát triển đất nước. Hệ thống GDĐH của các
nước này đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Thách thức lớn nhất là việc mở
rộng quy mô đào tạo, dẫn đến tình trạng thiếu hụt đội ngũ cán bộ giảng dạy trình độ
cao được đào tạo kỹ lưỡng. Như một kết quả, các cơ sở giáo dục ĐH gặp rất nhiều
khó khăn trong việc thiết kế chương trình và vì vậy, nói chung rất ít thực hiện một
cách nhất quán tiêu chuẩn đào tạo cao.
2.1.2. Vai trò và ý nghĩa của việc gửi cán bộ khoa học kỹ thuật ra nước
ngoài đào tạo bằng ngân sách nhà nước
Gửi cán bộ KHKT ra nước ngoài đào tạo bằng NSNN không chỉ giải quyết
những vấn đề KH&CN, mà còn tác động to lớn tới toàn bộ đời sống kinh tế- xã hội
của mỗi quốc gia, thúc đẩy quá trình CNH, HĐH, hình thành nền kinh tế tri thức, góp
phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các nước đang
phát triển.
Gửi cán bộ KHKT ra nước ngoài đào tạo bằng NSNN giúp các nước đang phát
triển rút ngắn khoảng cách trình độ phát triển với các nước công nghiệp trên cơ sở
xây dựng hoặc bổ sung năng lực hệ thống giáo dục ĐH mỗi nước thông qua việc
cung cấp cơ hội học hỏi thêm các môn học không có ở trong nước; đồng thời tạo lập
sự kết nối, giao lưu giữa các nền văn hóa, góp phần xây dựng sự hiểu biết và tin cậy
giữa các quốc gia, giúp đẩy nhanh quá trình hội nhập, chuyển giao và tiếp thu
KH&CN, đồng thời quốc tế hóa hoạt động nghiên cứu và GDĐH.
2.1.3. Xu hướng tất yếu của việc gửi người đi học nước ngoài ở các nước
đang phát triển
Gửi cán bộ KHKT ra nước ngoài đào tạo đã trở thành một xu thế thế giới không
thể đảo ngược vì những lý do chính sau đây:
Thứ nhất, có tính phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, diễn ra từ nhiều thế kỷ
trước kéo dài đến nay

Thứ hai, không chỉ diễn ra ở các nước đang phát triển mà còn ở cả các nước đã
phát triển.
Thứ ba, ngày càng có xu hướng được mở rộng về quy mô.

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ
ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ
THUẬT GỬI ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Bối cảnh gửi cán bộ khoa học kỹ thuật đi đào tạo ở nước ngoài bằng
ngân sách nhà nước
2.1.1.1. Toàn cầu hóa kinh tế và quốc tế hóa giáo dục đại học
Quốc tế hóa và toàn cầu hóa GDĐH đã tạo tiền đề và làm ngày càng phong phú
hơn các chương trình và chính sách đưa sinh viên của một nước này sang học tập ở


7

8

Thứ tư, tập trung vào một số ngành/lĩnh vực chủ yếu, bao gồm: GD&ĐT;
nghiên cứu khoa học; quản lý công và tư vấn chính sách; kỹ thuật-công nghệ cao và
những ngành công nghiệp mũi nhọn; phát triển môi trường kinh tế tư nhân và kinh tế
tri thức.
2.1.4. Định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước ngoài
bằng ngân sách nhà nước
2.1.4.1. Khái niệm và nội hàm
Định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng
NSNN: là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, yêu cầu cần đạt được cho việc
gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài và việc sử dụng hiệu quả cán bộ KHKT tốt

nghiệp vể nước cùng với cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốt
nhất các nguồn lực, lợi thế, cơ hội để đạt được mục tiêu đặt ra phù hợp với điều kiện
thực tế của đất nước và đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước
trong một khoảng thời gian nhất định nói chung, của mỗi ngành, nghề, lĩnh vực sản
xuất và dịch vụ nói riêng.
Nội dung định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài
bằng NSNN bao gồm:
- Các quan điểm và mục tiêu của định hướng .
- Hệ thống chỉ tiêu gửi cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài (bao gồm: quy mô,
cơ cấu ngành nghề đào tạo, cơ cấu đối tượng đào tạo, cơ cấu trình độ đào tạo, và cơ cấu
nước gửi đi đào tạo) và để sử dụng hiệu quả cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài tốt
nghiệp về nước (bao gồm: tỷ lệ người tốt nghiệp, số lượng người được bổ nhiệm chức
danh, chức vụ, vị trí công tác cao hơn sau tốt nghiệp, số lượng công trình nghiên cứu,
sách tham khảo, bài báo công bố, các đề tài nhiệm vụ nghiên cứu khoa học tham gia,
giải thưởng nghiên cứu khoa học sau tốt nghiệp về nước, sáng chế, giải pháp hữu ích).
- Hệ thống chính sách, giải pháp để thực hiện định hướng .
2.1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ
KHKT gửi đi học nước ngoài bằng NSNN
- Các nhân tố ảnh hưởng đến định hướng đào tạo: i) Xu thế phát triển và chính
sách quốc gia; ii) Khả năng ngân sách; iii) Nhu cầu, khả năng của đối tượng đào tạo;
iv) Đặc điểm, chuyên môn ngành nghề đào tạo, và v) Các điều kiện đảm bảo thực hiện
(Kinh phí đào tạo; cơ sở đào tạo; quản lý chương trình, thủ tục giải quyết đi học,..).
- Các nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng: i) Chính sách sử dụng người học sau tốt
nghiệp; ii) Môi trường, điều kiện làm việc; iii) Lương, thưởng và phúc lợi; iv) Cơ hội
nghề nghiệp, thăng tiến; v) Chính sách quản lý, thu hút sử dụng; vi) Chính sách tạo
động lực phi vật chất; vii) Mức độ thỏa mãn của người lao động.
2.1.5. Đánh giá thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ
thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
2.1.5.1. Đánh giá thực hiện
Nội dung bao gồm quá trình đào tạo, quản lý và sử dụng người học. Nghiên cứu

phân tích thực trạng quy mô, số lượng người được gửi đi học, cơ cấu ngành nghề, trình
độ đào tạo và quốc gia lựa chọn gửi người đến học; số người đã về nước; vị trí việc làm,
đặc điểm nghề nghiệp, trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ, tuổi đời của các đối
tượng được gửi đi học; sự phù hợp giữa ngành nghề/lĩnh vực đào tạo với công việc hiện

tại; đóng góp vào sự phát triển của cơ quan, tổ chức sau khi về nước; cơ chế, chính sách
quản lý, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo ở nước ngoài trở về.
2.1.5.2. Đánh giá các yếu tố tác động
Để đánh giá các yếu tố tác động đến định hướng, sử dụng phương pháp chuyên
gia, phương pháp định tính và định lượng. Phương pháp chuyên gia để hỗ trợ việc tập
trung xác định chính xác các yếu tố có vai trò tác động đến định hướng đào tạo và sử
dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN; Phương pháp định tính nhằm
đánh giá mức độ hài lòng của người học đối với chương trình và điều chỉnh sự phù
hợp giữa điều kiện thực tế với thang đo nhị phân (0 và 1) và thang đo Likert 7 mức
thu thập thông tin về sự hài lòng của LHS, được sắp xếp từ thấp đến cao (1: hoàn
toàn không hài lòng và 7: hoàn toàn hài lòng). Phương pháp định lượng nhằm kiểm
định mức độ tác động của các nhân tố đến mức độ hài lòng của của người học với
chương trình học bổng, việc quyết định đi học tiếp, lý do quay trở về công tác,… để
từ đó nghiên cứu đánh giá các yếu tố tác động đến định hướng đào tạo và sử dụng cán
bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN.
Nghiên cứu định lượng được tiến hành trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính
số liệu thống kê mô tả và kiểm định các thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha;
đồng thời tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
(Exploratory Factor Analysis) để khai thác các thành phần chính. Cuối cùng, tác giả
sử dụng các mô hình Binary Logistic (Fisher đề xuất 1936) đánh giá mức độ phụ
thuộc giữa sự hài lòng,và quyết định tiếp tục học lên và quyết định về nước.
Các bước nghiên cứu bao gồm:
i) Phân tích tương quan với bảng số liệu định tính
Tiến hành kiểm định χ 2 về tính độc lập của 2 dấu hiệu định tính A và B với các
thuộc tính tương ứng: A1, A2, … , Ah và B1, B2, … , Bk bằng việc sử dụng bảng

Crosstable có 2 dấu hiệu định tính A và B với cặp giả thuyết:
H0 : A và B độc lập

H1 : A và B phụ thuộc
Khi n khá lớn, tiêu chuẩn kiểm định cho cặp giả thuyết sẽ là:


 h k nij2

W α = χ 2 = n ∑∑
− 1; χ 2 > χ α2 ( h − 1, k − 1)


 i =1 j =1 ni .m j


ii)
Xác định các hệ số tương quan
Kiểm định phi tham số trên đây chỉ xác định được giữa 2 dấu hiệu định tính có
quan hệ với nhau hay không. Để đo mức độ liên hệ giữa 2 dấu hiệu đó, tác giả sử
dụng hệ số liên hợp Pearson (P):
P=

χ2
n+ χ2

với 0 ≤ P ≤ 1

Hoặc hệ số Cramer‘s V
1/ 2




χ2
K =

 n. min( h − 1, k − 1) 


9

10

iii) Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory factor analysis) với phân
tích thành phần chính PCA (Principal components analysis)
Kiểm định thang đo của các biến số, tác giả sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha
(α) để loại trừ sự vô lý nếu có trong các câu trả lời.

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG
CÁN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐÀO TẠO Ở NƯỚC NGOÀI
BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG NHỮNG NĂM QUA
(NGHIÊN CỨU ĐỀ ÁN 322/365)
3.1. Tổng quan các Đề án, Chương trình đào tạo ở nước ngoài bằng ngân
sách nhà nước đã triển khai do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý
3.1.1. Các Đề án, chương trình đào tạo ở nước ngoài bằng nguồn vốn ngân
sách nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý
Từ năm 2000 đến năm 2014, nhà nước đã triển khai 8 chương trình, đề án gửi cán
bộ KHKT ra nước ngoài đào tạo bằng NSNN dưới 2 hình thức: Cấp phát NSNN trực
tiếp và xử lý nợ. Trình độ đào tạo ưu tiên là đại học và sau đại học (bao gồm TS, Th.S và

ĐH). Tổng số đã gửi là 16.149 người, trong đó gần một nửa (7.246 người) đi theo đường
hiệp định. Số còn lại nhận học bổng NSNN cấp phát trực tiếp (8.903 người).
3.1.2. Tổng quan tình hình sử dụng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật đào
tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý
Dựa trên phân tích thực trạng và kết quả khảo sát, luận án rút ra được những
nhận xét chính như sau:
Thứ nhất, cán bộ KHKT tốt nghiệp về nước đã bổ sung thêm vào đội ngũ cán
bộ có trình độ chuyên môn cao, đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, nghiên cứu, quản
lý của các cơ quan và trở thành các cán bộ nòng cốt trong cơ quan.
Thứ hai, sinh viên, cán bộ KHKT đi học theo các Đề án đào tạo ở nước ngoài
bằng NSNN khi trở về có trình độ ngoại ngữ tốt, có nhiều đóng góp trong sự nghiệp
đào tạo, nghiên cứu và quản lý, phát huy được năng lực, kiến thức chuyên môn được
đào tạo, có mối quan hệ chặt chẽ với cơ sở đào tạo đã học tập, số lượng công trình
nghiên cứu hợp tác với nước ngoài, số bài báo khoa học quốc tế tăng lên đáng kể.
Thứ ba, cơ chế ưu đãi để thu hút và sử dụng đối tượng sinh viên đi học nước
ngoài sau tốt nghiệp còn chưa được các cơ quan nhà nước quan tâm, đặc biệt là số
sinh viên đi học trở về nước rất ít được các cơ quan nhà nước tuyển dụng do bị hạn
chế về chỉ tiêu và điều kiện tuyển dụng cán bộ.
Thứ tư, đối tượng người học đã có cơ quan công tác trước khi đi học, việc trở
về nước làm việc chủ yếu người làm việc tại cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, nhiều
trường hợp khi trở về cũng chưa được thu nhận hết. Những người muốn vào làm cơ
quan nhà nước gặp khó khăn về biên chế và chưa có chủ trương khuyến khích các cơ
quan nhà nước tiếp nhận người tốt nghiệp nước ngoài về nước.
Thứ năm, việc điều tra, thu thập ý kiến về tình hình công tác của LHS đã tốt
nghiệp và ý kiến từ các cơ quan có LHS theo chương trình học bổng Việt Nam về
tình hình làm việc của người học tốt nghiệp tại cơ quan và sử dụng cán bộ của cơ
quan còn gặp khó khăn và hạn chế.
3.2. Phân tích thực trạng thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng của Đề
án 322/356
3.2.1. Định hướng đào tạo và sử dụng của đề án, chương trình

3.2.1.1. Mục tiêu chung
Đề án có mục tiêu là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KHKT thuộc các
lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế-xã hội nói chung, từ trình độ ĐH trở lên nhằm

Giả định chúng ta cần tính một đại lượng gộp của K thành
phần: X = Y1 + Y2 + ... + Yk thì hệ số Cronbach’s
Alpha
được
định nghĩa:
K



σ Yi 
K  ∑
1 − i =1 2 
α=
K −1 
σX 


2

Với σ Yi là phương sai của thành phần thứ I và σ X2 là phương sai của tổng các
2

thành phần.
iii) Xây dựng mô hình hồi quy Binary Logistic
Mô hình Binary Logistic là mô hình hồi quy 1 biến nhị phân (chỉ nhận hai giá
trị 0 và 1) theo các biến độc lập và có cấu trúc:

Yi = Ln(

pi
) = β1 + β 2 X 2i + ... + β 2 X ki + ui
1 − pi

Trong đó Y là biến phụ thuộc, nhận hai giá trị là 0 và 1. Các biến X lần lượt là
các biến giải thích trong mô hình (chính là các nhân tố được
2.2. Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực khoa học
kỹ thuật ở nước ngoài và bài học cho Việt Nam
Từ nghiên cứu thực tiễn của một số quốc gia trên thế giới, luận án rút ra được
một số bài học cụ thể để Việt Nam có thể tham khảo được như sau:
Một là, gửi cán bộ KHKT ra nước ngoài đào tạo phải được xem là một xu thế,
định hướng chính; một cấu phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển GDĐT
và KHCN. Cần tăng cường đầu tư kinh phí đào tạo để tăng quy mô, số lượng người
gửi đi đào tạo nước ngoài bằng NSNN.
Hai là, cần có định hướng rõ ràng, cụ thể về cơ cấu đào tạo bao gồm bậc đào
tạo, nước gửi đi đào tạo, ngành nghề đào tạo.
Ba là, chương trình học bổng quốc gia cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với
nhiều cơ sở GDĐH trên thế giới, các tổ chức giáo dục quốc tế, các cơ quan quản lý
giáo dục các nước để có thỏa thuận hợp tác cùng cấp học bổng nhằm tăng cơ hội học
tập tại các nước và tiết kiệm kinh phí đào tạo.
Bốn là, việc gửi cán bộ KHKT ra nước ngoài đào tạo phải gắn với định hướng
phát triển KT-XH của từng giai đoạn,
Năm là, đẩy mạnh phát triển các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học hiện
hữu ở trong nước; xây dựng một số trường ĐH và các ngành/lĩnh vực đào tạo, nghiên
cứu then chốt đạt trình độ tiên tiến quốc tế.
Sáu là, có nhận thức và quan điểm đúng đắn về sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT
được đào tạo ở nước ngoài trở về.



11

12

đáp ứng yêu cầu thực hiện mục tiêu đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực phục vụ công
cuộc CNH, HĐH đất nước.
3.2.1.2. Định hướng đào tạo của Đề án
a) Quy mô, chỉ tiêu đào tạo
Theo kế hoạch, giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2010, tổng số chỉ tiêu tuyển
sinh gửi đi đào tạo nước ngoài bằng nguồn vốn NSNN theo đề án là 4.000, bao gồm
2.000 chỉ tiêu đào tạo tiến sỹ; 1.000 chỉ tiêu đào tạo thạc sỹ; 500 chỉ tiêu đào tạo kỹ
sư, cử nhân và 500 chỉ tiêu thực tập sinh khoa học.
b) Đối tượng đào tạo
Đề án tập trung đào tạo và bồi dưỡng các đối tượng là cán bộ KHKT tại các
trường ĐH trọng điểm, các viện nghiên cứu đầu ngành, các phòng thí nghiệm trọng
điểm và khu công nghệ cao; cán bộ KHKT đang trực tiếp chỉ đạo sản xuất kinh
doanh, tham gia hoạch định chính sách phát triển KT-XH; cán bộ, công chức và sinh
viên có thành tích xuất sắc.
c) Cơ cấu ngành nghề, trình độ, nước gửi đi đào tạo
Đề án ưu tiên cho những ngành KHCN trọng điểm như công nghệ thông tin;
công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu và các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, kinh tế xã hội mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo hoặc chưa đáp ứng đủ yêu cầu về
chất lượng đào tạo. Các trình độ đào tạo bao gồm: TS, Th.S, Kỹ sư, cử nhân; Thực
tập sinh khoa học. Nơi gửi đi đào tạo chủ yếu là các nước phát triển.
3.2.1.3. Định hướng sử dụng của Đề án
Đề án xây dựng và phát triển nguồn nhân lực KHKT có chất lượng chuyên
môn cao, hoạt động trong các lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, có khả năng
tiếp nhận, ứng dụng, phát triển công nghệ hiện đại của thế giới đồng thời có khả năng
nghiên cứu giải quyết những vấn đề của Việt Nam và khi trở về sẽ cùng với đội ngũ
cán bộ KHKT trong nước tham gia xây dựng hệ thống pháp luật, hoạch định chính

sách, chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, đàm phán quốc tế, phát triển
khoa học-công nghệ, giáo dục, y tế,….. Những cán bộ KHKT này sẽ là nhân tố đóng
vai trò quan trọng góp phần nâng cao chất lượng của các trường đại học, viện nghiên
cứu đầu ngành, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.
3.2.2. Phân tích thực trạng thực hiện định hướng đào tạo cán bộ khoa học
kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước theo đề án 322/356
3.2.2.1. Phân tích thực trạng thực hiện định hướng đào tạo theo số liệu thứ cấp
(theo báo cáo của Đề án)
a) Quy mô, chỉ tiêu đào tạo
Tính đến tháng 12/2012 tổng số LHS thực tuyển là 6.821 người, so với kế
hoạch đề ra tăng 70,52% (tăng 2.821 người).
b) Đối tượng đào tạo
LHS trúng tuyển để gửi đi đào tạo ở nước ngoài trong khuôn khổ đề án là
người của gần 300 cơ quan, đơn vị; trong đó, hơn 200 là các cơ sở đào tạo và viện
nghiên cứu khoa học. Điểm đáng chú ý là trong tổng số lượng LHS trúng tuyển là cán
bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ và các viện nghiên cứu chiếm xấp xỉ 80% và
chiếm khoảng 90% tổng số người được gửi đi đào tạo trình độ TS.
c) Cơ cấu ngành nghề, trình độ, nước gửi đi đào tạo
- Cơ cấu ngành nghề đào tạo

Giai đoạn từ 2000-2005, cơ cấu ngành nghề gửi đi đào tạo khối các ngành
KHKT và công nghệ chiếm khoảng 70,8% , còn lại, khối các ngành khoa học xã hội,
nhân văn, kinh tế, quản lý, nghệ thuật chiếm 29,2%. Giai đoạn 2006-2012, tỷ lệ LHS
học khối ngành khoa học tự nhiên-KHKT và công nghệ giảm xuống chỉ còn chiếm
62,8%; trong khi khối các ngành khoa học xã hội, nhân văn, kinh tế, quản lý và nghệ
thuật tăng lên chiếm đến 37,2%. Một số ngành khoa học công nghệ mũi nhọn như
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ thông tin chiếm một tỷ lệ
đáng kể trong cơ cấu ngành nghề đào tạo.
- Cơ cấu trình độ đào tạo
Trong tổng số LHS thực tuyển, tỷ lệ đào tạo TS chiếm đến 52,63%; tỷ lệ đào

tạo Th.S chiếm 28,37%; thực tập sinh khoa học và đào tạo trình độ ĐH lần lượt 5,6%
và 13,40%. Trên thực tế, số LHS đã gửi đi học tính đến tháng 12/2013 là 5.237
người, trong đó đào tạo trình độ TS chiếm 46,15%; trình độ Th.S chiếm 31,45%;
thực tập sinh chiếm 5,12% và ĐH chiếm chiếm 17,28%.
- Cơ cấu nước gửi đi đào tạo
LHS được gửi đi đào tạo tại 35 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó các nước
châu Âu chiếm khoảng 51,33%. Số còn lạị là các nước châu Á: 19,61%; châu Úc
15,1% và châu Mỹ 13,96%. Phần lớn LHS theo học tại các nước Pháp, Đức, Anh,
Hoa Kỳ, Úc, Canada và Nga.
Đã có hơn 800 trường ĐH trên thế giới tiếp nhận LHS Việt Nam, trong đó có
nhiều trường danh tiếng, thuộc nhóm 100 trường ĐH hàng đầu thế giới theo bảng xếp
hạng của Time Higher Education (THE).
- Kinh phí NSNN cho hoạt động đào tạo
Tổng số kinh phí đã cấp cho đề án từ năm 2000 đến hết năm 2013 là gần 4.000
tỷ đồng (tương đương khoảng 230 triệu USD), bình quân mỗi năm chi 286 tỷ đồng.
Tính trung bình đã thực hiện chi khoảng 33.000 USD/LHS tính đều tất cả các nước.
3.2.2.2. Phân tích thực trạng thực hiện định hướng đào tạo theo bộ số liệu
khảo sát người học và cơ quan cử đi học và sử dụng người tốt nghiệp
a) Theo bộ số liệu khảo sát người học
i) Độ tuổi và giới tính: Tuổi đời của hầu hết cán bộ KHKT gửi ra nước ngoài
đào tạo còn rất trẻ (hơn 88,58% ở độ tuổi 25- 45). Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữ
giới (57,6% và 40,7%).
ii) Lĩnh vực làm việc và kinh nghiệm công tác: LHS trước khi đi học chủ yếu
làm việc trong các lĩnh vực giáo dục, y tế và nghiên cứu khoa học (chiếm 60,2%).
Hơn 45% số người đã có kinh nghiệm công tác từ 5 năm trở lên và 48% có kinh
nghiệm từ 1 đến 5 năm.
iii) Lý do xin đi học: 88,1% LHS cho biết lý do quan trọng nhất để họ tham gia
vào chương trình học bổng là để “nâng cao kiến thức” và khoảng 58,2% có nhu cầu
“bằng cấp cao hơn”. "Cơ hội thăng tiến", “bổ sung kiến thức” và “học ngoại ngữ”
không phải là lý do quan trọng nhất để thu hút học viên tham gia chương trình học

bổng học tập ở nước ngoài bằng NSNN.
iv) Vị trí và tình trạng việc làm: Theo kết quả nghiên cứu, vị trí công tác của
LHS trước khi đi học có mối tương quan với lý do đi học nước ngoài. Cụ thể, đối với
đối tượng LHS là Lãnh đạo, quản lý, lý do đi học chính là để “Nâng cao kiến thức”.
Trong khi đó, đối tượng LHS là chuyên gia/chuyên viên/giảng viên/nghiên cứu viên


13

14

lý do đi học chính là “Nâng cao kiến thức" và “Cần bằng cấp cao hơn” và đối với đối
tượng nhân viên lại là "Nâng cao kiến thức" và "Cơ hội thăng tiến".
v) Ngành nghề, lĩnh vực chuyên môn: Nghiên cứu cho thấy có xu hướng
chuyển dịch ngành học trước khi đi học nước ngoài và ngành học đi học từ ngành Kỹ
thuật, Công nghệ (xu hướng giảm) sang các ngành Khoa học xã hội (xu hướng tăng)
hay Kinh tế và Quản lý (xu hướng tăng).
vi) Khả năng ngoại ngữ và bảng điểm học tập: Phần lớn những người tham gia
khảo sát khẳng định có đủ điều kiện, đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ..
vii) Thời gian xét tuyển, hình thức nộp hồ sơ và hướng dẫn giải đáp thắc mắc:
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tương quan giữa Bậc học đăng ký với mức độ
hài lòng đối với chương trình học bổng (9/14 tiêu chí có tương quan với mức ý nghĩa
10%). Có đến gần 20% đối tượng đăng ký học bậc học Th.S chưa hài lòng với công
tác hướng dẫn và giải đáp thắc mắc của chương trình học bổng. Với bậc học TS, con
số này cũng là trên 15%.
viii) Mức học bổng: Khoảng 28,7% LHS bậc Th.S và 26,03% bậc TS đánh giá
chưa hài lòng với mức học bổng được cấp.
ix) Chọn trường và chọn nước đi học. Khoảng 57% LHS quyết định chọn cơ
sở đào tạo và nước đi học căn cứ vào chuyên môn đã học; 30% chọn trường do quen
biết giáo sư và hơn 24% do bạn bè giới thiệu. Một số khác muốn chọn trường và

nước nổi tiếng (23,7%) hoặc lấy thông tin trên mạng (23,2%). Mức sinh hoạt phí và
do thời gian học cũng là các lý do để LHS chọn trường.
x) Thủ tục nhập học và sau khi về nước. Khoảng 66% LHS có đánh giá tích
cực với công tác giải quyết thủ tục đi học, thủ tục hỗ trợ trong quá trình học và thủ
tục sau khi kết thúc khóa học. Có khoảng 20% LHS đánh giá tiêu cực về các công tác
hỗ trợ của chương trình học bổng trong suốt quá trình từ khi đi học đến khi trở về.
xi) Về các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động học tập tại nước ngoài, tác động
lớn nhất là yếu tố tài chính (66,7%). Tiếp theo là yếu tố ngôn ngữ (64,1%) và yếu tố
sức khỏe (55,6%).
Tương quan giữa ngành học và quốc gia đến học, tỷ lệ LHS khối ngành khoa
học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ học tập và nghiên cứu chủ yếu tại châu Âu (xấp
xỉ 50%); tiếp đến là châu Á (26,5%). Khối ngành khoa học xã hội có xu hướng đi
học tại châu Á (36,4%), ngành Kinh tế có xu hướng đi học tại Mỹ và Canada
(41,7%), sau đó đến các nước châu Âu (33,3%). Tỷ lệ LHS khối ngành Y, Dược đăng
ký đi học tại châu Âu và châu Á tương đương nhau (44,4%).
b) Theo bộ số liệu khảo sát cơ quan sử dụng người tốt nghiệp
Kết quả nghiên cứu cho thấy gần 66% các cơ quan, đơn vị nhận định: đề án có
tác dụng thiết thực để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. 75% đơn
vị cho biết đa số cán bộ cử đi học hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu của
mình và trở về làm việc đúng hạn, chỉ một vài trường hợp rất nhỏ về nước chậm. Một
số trường hợp bị gia hạn thời gian học tập chủ yếu vì lý do khách quan.Trên 45% cơ
quan, đơn vị đánh giá các cán bộ đều được cử đi đào tạo tại các trường ĐH tiên tiến có
chất lượng tốt, có nhiều cơ sở đào tạo thuộc nhóm trường hàng đầu trên thế giới.
57,1% đánh giá Đề án được quản lý bởi các cơ quan có trách nhiệm. Quy mô
đào tạo, kinh phí của đề án còn hạn hẹp. Một số tiêu chí tuyển chọn các đơn vị khó
đáp ứng. Mức quy định về sinh hoạt phí, học phí và các khoản hỗ trợ khác còn thấp

và chưa có sự điều chỉnh kịp thời so với những biến động kinh tế gây ra không ít khó
khăn cho người học, làm ảnh hưởng tới chất lượng học tập và nghiên cứu của LHS.
Việc giải quyết các thủ tục hành chính còn chậm gây khó khăn cho các LHS. Công

tác tiếp nhận LHS về nước chưa kịp thời. Chưa có biện pháp xử lí đủ mạnh và
nghiêm khắc đối với những trường hợp đi đào tạo ở nước ngoài nhưng không về
nước đúng thời hạn quy định.
3.2.3. Phân tích thực trạng sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước
ngoài bằng ngân sách nhà nước theo đề án 322/356
3.2.3.1. Phân tích thực trạng theo số liệu thứ cấp (báo cáo của Đề án)
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT, tính đến tháng 4/2014, đề án 322/356 đã có
4.367 LHS tốt nghiệp về nước, bằng 83,38% tổng số đã gửi đi. Trong tổng số 4.367
LHS tốt nghiệp về nước, bao gồm 1.852 TS (42,4%), 1.467 Th.S (33,59%), 268 thực
tập sinh (chiếm 6,13%) và 780 ĐH (17,86%).
Hầu hết các trường ĐH lớn của Việt Nam đã có LHS đi học theo đề án tốt
nghiệp trở về làm việc. Những cán bộ được đào tạo đã góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục ở các trường ĐH, thúc đẩy phát triển KHCN. Đã có cán bộ tốt nghiệp trở về
làm việc và giữ các chức vụ cao.
3.2.3.2. Phân tích thực trạng theo bộ số liệu khảo sát người học và cơ quan sử
dụng người tốt nghiệp
a) Kết quả nghiên cứu số liệu khảo sát người học
Theo kết quả khảo sát, xấp xỉ 80% LHS cho biết về nước đúng hạn. Phần lớn
trong số họ trở về chủ yếu do thực hiện cam kết với chương trình học bổng, hoặc với
cơ quan cử đi học, hay có gia đình, người thân ở trong nước. Lý do chính trở về là để
xây dựng đất nước.
49,4% LHS sau khi trở về có vị trí công việc tốt hơn trước khi đi học, khoảng
2,4% cho biết vị trí công việc hiện tại của họ thấp hơn trước khi đi học. LHS khối
ngành kỹ thuật-công nghệ và kinh tế có tỷ lệ thành công nhiều nhất so với các ngành
học khác (53,7% và 52,0%).
92,3% LHS học xong trở về làm việc ở cơ quan cũ. Lý do trở về là phù hợp
chuyên môn (75,1%); nghề nghiệp được tôn trọng (38,4%); phù hợp môi trường làm
việc (34%) và có các cơ hội học tập và nghiên cứu tiếp cao hơn (30%). Khoảng 4,5%
LHS quay về làm việc cho cơ quan cũ vì chính sách khuyến khích tài năng; 6,2% vì yếu
tố tiền lương và thu nhập; 10,2% do cơ chế quản lý và 17,5% do có cơ hội thăng tiến.

Những khó khăn của LHS khi trở về thường là do văn hóa thay đổi (30%);
không thích hợp với công việc mới (16,2%); không thích ứng được với đồng nghiệp
(15%); không được bố trí công việc phù hợp (30%); không hài lòng về mức lương
hiện tại (64,5%); khen thưởng chưa công bằng (46,1%); không hài lòng với môi
trường làm việc và trang thiết bị (53,3%); do cơ chế quản lý gò bó, thiếu linh hoạt
(55,1%); không có cơ hội phát triển nghề nghiệp (37,7%); thiếu chính sách khuyến
khích tài năng (50,3%); thiếu cơ hội thăng tiến (33,5%) và không được tạo điều kiện
học tập nâng cao và nghiên cứu khoa học (20%).
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những LHS tốt nghiệp tại các nước như
Hoa Kỳ, Úc, Anh, Pháp, Đức và Nhật Bản thường được đồng nghiệp đánh giá cao.
b) Theo nghiên cứu số liệu khảo sát cơ quan sử dụng người tốt nghiệp


15

16

Phần lớn các đơn vị được khảo sát đánh giá những người đi học về có trình độ
chuyên môn, áp dụng tốt kiến thức mới vào công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu;.
Ngoài ra, đội ngũ cán bộ này còn là đầu mối liên hệ với các giáo sư nước ngoài. Trên
50% đơn vị cho biết cán bộ, giảng viên sau khi hoàn thành khóa đào tạo được bố trí
công việc phù hợp. 42,8% đơn vị cho biết người đi học về trở thành những trụ cột của
đơn vị, giữ các trọng trách quan trọng như lãnh đạo đơn vị, được giao chủ nhiệm các
nhiệm vụ nghiên cứu các cấp.
34,2% đơn vị cho rằng chính sách đãi ngộ, điều kiện làm việc dành cho các cán
bộ và giảng viên khi đi học theo Đề án về nhìn chung còn thấp, đây là nguyên nhân
chính khiến đội ngũ cán bộ, giảng viên xin chuyển công tác khi hết thời gian cam kết
phục vụ tại cơ quan hoặc không quay trở lại cơ quan công tác sau khi hoàn thành
khóa học. Một số cán bộ sau khi hoàn thành khóa học tự ý bỏ việc hoặc về cơ quan
làm việc một thời gian ngắn lại xin chuyển công tác ra khỏi cơ quan, tăng nguy cơ

chảy máu chất xám trong đội ngũ cán bộ KHKT nhận học bổng NSNN.
3.2.4. Đánh giá các yếu tố tác động đến định hướng đào tạo và sử dụng cán
bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước bằng mô
hình định lượng
Luận án xây dựng mô hình phân tích định lượng các nhân tố tác động đến sự
hài lòng của LHS với chương trình học bổng, việc quyết định đi học tiếp, lý do quay
trở về công tác,… để nhằm phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến định hướng
đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN.
3.2.4.1. Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố tới sự hài lòng của lưu học sinh

của quá trình xin học bổng và mức độ thuận lợi trong quá trình học tại cơ sở đào tạo
có ảnh hưởng không tích cực và làm giảm mức độ hài lòng của lưu học sinh.
3.2.4.3. Mô hình đánh giá quyết định có quay lại cơ quan cũ công tác sau quá
trình học tập tại nước ngoài:

Mô hình [1]:

Ln(

pi
) = β 0 + β1 F1i + β 2 F2i + β3 F3i + β 4 F4i + β5 F5i + β6 F6i + β 7 F7i + u1i
1 − pi

Trong đó: Trong đó Y1 là sự hài lòng của cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài
bằng NSNN . Y1 = 1 nếu LHS hài lòng, Y1=0 nếu ngược lại, pi = P(Y1=1)
Kết quả ước lượng cho thấy trong các yếu tố có ảnh hưởng tích cực thực sự
đến mức độ hài lòng của LHS thì mức đóng góp lớn nhất vào việc làm thay đổi quyết
định này lại thuộc về mức thuận lợi trong cuộc sống ở nước ngoài, kế tiếp là các mức
độ thuận lợi khi bắt đầu xin học bổng và quá trình học tập tại nước ngoài. Các nhân
tố rào cản ngôn ngữ, văn hóa và vấn đề tài chính, có ảnh hưởng không tích cực và

làm giảm mức độ hài lòng của lưu học sinh.
3.2.4.2. Mô hình đánh giá tác động của các nhân tố tới quyết định học lên tiếp
của lưu học sinh
Mô hình [2]:

Ln(

p2i
) = β 0 + β1 F1i + β 2 F2i + β 3 F3i + β 4 F4i + β5 F5i + β 6 F6i + β 7 F7i + u2i
1 − p2 i

Trong đó Y2 là Anh/Chị có dự định học tiếp lên cao nữa hay không. Y2 = 1
nếu LHS có quyết định học tiếp lên thêm, Y2=0 nếu ngược lại; p2i= P(Y2i=1).
Kết quả ước lượng cho thấy trong các yếu tố có ảnh hưởng tích cực thực sự
đến mức độ hài lòng của LHS thì mức đóng góp lớn nhất vào việc làm thay đổi quyết
định này lại thuộc về các vấn đề tài chính, kế tiếp là 02 nhân tố mức độ phù hợp của
ngành học và sự hỗ trợ của chương trình học bổng. Ảnh hưởng của nhân tố rào cản
ngôn ngữ, văn hóa là tích cực nhưng khá yếu. Các nhân tố mức độ thuận lợi ban đầu

Mô hình [3]:

Y3i = Ln(

pi
) = β 0 + β1 I1i + β 2 I 2i + β 3 I 3i + u3i
1 − pi

Trong đó Y3 là Anh/Chị có dự định quay trở lại cơ quan cũ để làm việc hay
không. Y3 = 1 nếu LHS có quyết định quay lại cơ quan cũ làm việc, Y3=0 nếu
ngược lại; p3i= P(Y3i=1).

Với kết quả phân tích, thì yếu tố mang lại quyết định quay về nước và quay về
cơ quan cũ công tác sau khi đi học đó là công việc phù hợp với chuyên môn và có cơ
hội học tập và nghiên cứu cao hơn.
3.2.5. Đánh giá việc thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa
học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
3.2.5.1. Ưu điểm
a) Về đào tạo:
Thứ nhất, chương trình đã đóng góp một phần không nhỏ vào việc đào tạo
nguồn nhân lực KHKT trình độ và chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của công cuộc
CNH-HĐH đất nước.
Thứ hai, phương thức đào tạo cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN bước
đầu đã không chỉ tạo cơ hội, mà còn động viên, khuyến khích các tổ chức, cá nhân
quan tâm đúng mức đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của mỗi người nói
riêng và nguồn nhân lực KHKT của đơn vị nói chung.
Thứ ba, đề án đã gửi cán bộ KHKT đi đào tạo tại nhiều cơ sở đào tạo chất lượng
cao ở các nước tiên tiến phát triển, góp phần mở rộng mối giao lưu, hội nhập giữa các cơ
sở đào tạo, nghiên cứu của Việt Nam với các tổ chức KHCN nước ngoài.
Thứ tư, bằng việc gửi đi đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, các chuyên gia đầu
ngành thuộc các ngành nghề/ lĩnh vực mà trong nước chưa có điều kiện đào tạo hoặc có
đào tạo nhưng chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng, đề án góp phần quan trọng trong
việc hỗ trợ các tổ chức, đơn vị đào tạo và nghiên cứu trong nước phát triển.
Thứ năm, cán bộ KHKT được gửi đi học theo các trình độ hầu hết hoàn thành
khóa học và đạt kết quả cao trong học tập và nghiên cứu.
Thứ sáu, tỷ lệ LHS trở lại làm việc tại cơ quan cũ đạt cao (trên 95%).
b) Về sử dụng người học trở về sau tốt nghiệp:
Thứ nhất, hầu hết những người được gửi đi đào tạo sau khi về nước đã được
sử dụng, bố trí vào vị trí công việc đúng chuyên môn và trình độ đào tạo.
Thứ hai, những cán bộ KHKT được đào tạo về nước bước đầu đã phát huy
được hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của đơn vị cử đi học và sử dụng lao động.
c) Nguyên nhân:

- Về đào tạo:
i) Công tác đào tạo cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN trong thời gian
vừa qua có tính chiến lược, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và rất kịp thời trong việc
bổ sung nhân lực có trình độ cao cho sự phát triển của đất nước.
ii) Công tác tuyển sinh của Đề án được tốt, đã đáp ứng được yêu cầu tuyển
chọn các LHS đảm bảo chất lượng để họ đạt được kết quả học tập tốt nhất.


17

18

iii) Trong quá trình thực hiện, đề án đã tăng cường các hoạt động hợp tác quốc
tế, tranh thủ nguồn lực và sự trợ giúp quốc tế về mọi mặt để nâng cao chất lượng đào
tạo, công tác quản lý.
iv) Đội ngũ nhân lực KHKT có chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp trình độ
quốc tế trong nhiều ngành, lĩnh vực công nghệ hiện đại đáp ứng nhu cầu nhân lực
chất lượng cao của các cơ quan, đơn vị trong quá trình phát triển theo chiều sâu và
hội nhập quốc tế.
- Về sử dụng:
i) Những người tốt nghiệp trở về đơn vị cũ công tác đã tạo lập được uy tín, phát
huy vai trò hạt nhân, tác động tích cực đến đồng nghiệp, cơ quan và đơn vị trong giải
quyết, xử lý những vấn đề thuộc chuyên môn, nghiệp vụ.
ii) Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp, làm việc của cán bộ KHKT
đào tạo ở nước ngoài tốt, khả năng ứng dụng kiến thức đã học để tăng năng suất lao
động có xu hướng ngày càng tăng.
3.2.5.2. Hạn chế
a) Về đào tạo:
i) Quy mô đào tạo vượt quá kế hoạch, chỉ tiêu được phê duyệt của đề án.
ii) Số lượng người thực tế gửi đi học hàng năm thường thấp hơn số người được tuyển.

iii) Cơ cấu đào tạo các nhóm ngành nghề chưa hợp lý và thiếu định hướng.
iv) Cơ cấu đối tượng đào tạo, trình độ đào tạo có nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý.
v) Việc gửi người đi đào tạo theo nước chưa có định hướng.
b) Về sử dụng người học trở về sau tốt nghiệp:
i) Một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến việc sử dụng các LHS
sau khi tốt nghiệp trở về làm việc.
ii) Thiếu điều kiện và môi trường làm việc cho phát huy tài năng.
iii) Người học trở về chưa an tâm làm việc.
c) Nguyên nhân
- Về đào tạo:
i) Đề án 322/356 là đề án đầu tiên sử dụng NSNN để gửi người đi học tại nước ngoài.
ii) Công tác định hướng, hỗ trợ người học lựa chọn nước, cơ sở đào tạo, ngành
nghề đào tạo và chương trình đào tạo chưa tốt.
iii) Công tác định hướng đào tạo chưa thực sự căn cứ vào nhu cầu đào tạo thực
tế, định hướng nghiên cứu KHKT ưu tiên, mục tiêu phát triển nhân lực của các ngành
và quốc gia, nhu cầu đào tạo theo ngành nghề mà trong nước hiện đang thiếu hoặc
chưa đào tạo tốt cũng như tính phù hợp với năng khiếu của ứng viên để công tác đào
tạo đạt hiệu quả cao. Sự tham gia của các cơ quan, đơn vị vào định hướng đào tạo còn
rất hạn chế.
iv) Việc xét tuyển chưa có hệ thống các tiêu chí tuyển chọn áp dụng cho từng
đối tượng, từng bậc học và từng lĩnh vực chuyên ngành khác nhau.
v) Công tác dự toán kinh phí và ngân sách phê duyệt hàng năm chưa tương
xứng với số lượng người đang học tập và chuẩn bị đi học trong năm.
vi) Đội ngũ cán bộ quản lý chương trình, đề án còn thiếu và yếu về chuyên
môn, nghiệp vụ.
vii) Trình độ ngoại ngữ của ứng viên còn hạn chế và công tác bồi dưỡng ngoại
ngữ chưa được quan tâm đúng mức.

- Về sử dụng:
i) Chưa có định hướng cụ thể để sử dụng hiệu quả cán bộ KHKT đào tạo ở

nước ngoài tốt nghiệp về nước
ii) Chưa có cơ chế, chính sách nhằm thu hút, sử dụng và ưu đãi cho nhân lực
đào tạo ở nước ngoài sau khi tốt nghiệp, về nước hoặc có cơ chế chính sách nhưng
chưa đủ lớn, hấp dẫn.
iii) Chế độ lương bổng, đãi ngộ đối với đội ngũ nhân lực KHKT đào tạo ở
nước ngoài bộc lộ nhiều bất cập.
CHƯƠNG 4
ĐỊNH HƯỚNG ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG CÁN BỘ
KHOA HỌC KỸ THUẬT GỬI ĐI HỌC NƯỚC NGOÀI
BẰNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐẾN NĂM 2030
4.1. Căn cứ định hướng đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ra nước ngoài
đào tạo bằng ngân sách nhà nước
4.1.1. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ và ngành nghề của thế giới
và Việt Nam trong những năm tới
Có thể khẳng định rằng, hiện nay và những năm tiếp theo KH&CN vẫn sẽ là
lĩnh vực then chốt, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của
nhân loại. Quốc gia nào có nền KH&CN tiên tiến, hiện đại thì quốc gia đó sẽ trở nên
giàu có và thịnh vượng.
Để bắt kịp với xu thế của thời đại, trong thời gian tới, việc đào tạo nguồn nhân
lực của nước ta cần chú ý tới: i) Đội ngũ cán bộ giảng dạy có trình độ cao (đầu
ngành) trong các trường ĐH, CĐ để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp
CNH-HĐH đất nước; ii) Đội ngũ nhân lực nghiên cứu và phát triển (R&D) trong các
viện nghiên cứu đầu ngành, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các khu
công nghệ cao; iii) Nguồn nhân lực KHCN cho khu vực sản xuất, doanh nghiệp và
dịch vụ; iv) Đội ngũ công chức quản lý KH&CN; v) Đội ngũ lao động kỹ thuật cao.
Những lĩnh vực có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao trong những
năm sắp tới là công nghệ thông tin, giáo dục đại học, tài chính-ngân hàng, khoa họccông nghệ, y tế - chăm sóc sức khỏe, quản lý nhà nước, hoạch định chính sách và luật
quốc tế. Các hướng công nghệ ưu tiên cần phát triển trong giai đoạn tới bao gồm:
Công nghệ thông tin và truyền thông, Công nghệ sinh học, Công nghệ vật liệu mới,
Công nghệ chế tạo máy - tự động hóa, và Công nghệ môi trường

4.1.2. Nhu cầu cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao đáp ứng công nghiệp
hóa và hiện đại hóa và hội nhập quốc tế trong những năm tới
Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, chúng ta không chỉ thiếu đội ngũ
chuyên gia đầu ngành trong những lĩnh vực mũi nhọn như: cơ khí chế tạo, điện tử,
viễn thông và công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và năng
lượng nguyên tử. Đặc biệt là đội ngũ tổng công trình sư, các chuyên gia đầu ngành
trong các lĩnh vực quản lý và dịch vụ.
Nhu cầu đào tạo nhân lực KH&CN, nhu cầu đào tạo chuyên gia, nhóm nghiên
cứu, đào tạo bậc cao cho lĩnh vực công nghệ ưu tiên, trọng điểm, công nghệ mới trong
những năm tới là rất lớn. Hầu hết các tổ chức đều mong muốn đào tạo ra các chuyên gia,
cán bộ có kinh nghiệm, kiến thức trong các lĩnh vực như CNTT, Công nghệ sinh học,


19

20

môi trường, công nghệ chế tạo máy… Đa phần nhu cầu đào tạo từ 1 – 10 cán bộ trong
vòng 5 năm, bình quân mỗi đơn vị có nhu cầu cử khoảng 33 cán bộ đào tạo chuyên gia.
Phần lớn các đơn vị mong muốn cán bộ được đào tạo tại nước ngoài (khoảng trên 53%).
Kết quả khảo sát cho thấy đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và
truyền thông là lĩnh vực các tổ chức có nhu cầu cao nhất (khoảng 30,1%). Ngoài lĩnh
vực Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ sinh học và công nghệ môi trường
cũng là những lĩnh vực đề xuất được theo học. Công nghệ vật liệu mới, chế tạo máy, tự
động hóa chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của các đơn vị. Ngoài ra nhu cầu đào tạo
chuyên gia trong các lĩnh vực KH&CN khác như nông nghiệp, y dược, hạt nhân … cũng
là những lĩnh vực mong muốn được đào tạo của nhiều tổ chức.
Dự kiến tốc độ tăng nhu cầu đào tạo năm 2020 và 2030 của của các ngành và
lĩnh vực như sau: Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 80%; Ngành Công nghiệp, xây dựng:
40%; Ngành Dịch vụ: 25%; Ngành Công nghiệp: 44%; Ngành Thương mại: 30%; Giao

thông vận tải: 18%; Tài nguyên môi trường: 125%; Du lịch: 40%; Ngân hàng: 25%; Tài
chính: 240%; Công nghệ thông tin: 36%; Năng lượng hạt nhân: 100%.
4.1.3. Định hướng của Nhà nước về đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật
Nhà nước đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về đào tạo và sử dụng
đội ngũ cán bộ KHKT. Đó là:
- Thứ nhất, tăng cường nguồn lực đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực
GDĐT và KHCN.
- Thứ hai, tạo môi trường và điều kiện làm việc ngày một thuận lợi hơn cho hoạt
động của đội ngũ cán bộ KHKT.
- Thứ ba, đổi mới cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ KHKT.
- Thứ tư, tạo chuyển biến căn bản trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ KHKT.
4.2. Định hướng của luận án về đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật ở nước
ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030
4.2.1. Quan điểm của luận án về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ
khoa học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
- Gắn với Chiến lược phát triển nguồn nhân lực, Quy hoạch phát triển nguồn
nhân lực, đảm bảo yêu cầu nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của công cuộc đổi mới,
hội nhập quốc tế và phát triển đất nước đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.
- Xác định chính xác về quy mô, đối tượng, chỉ tiêu đào tạo, đảm bảo tính hài
hoà về cơ cấu, ngành nghề, trình độ đào tạo, nước đào tạo và cân đối theo ngành/lĩnh
vực, vùng, miền và phải gắn với nhu cầu sử dụng cán bộ sau khi tốt nghiệp về nước.
- Tránh dàn trải; các quốc gia lựa chọn có nền KHKT tiên tiến và chi phí đào tạo
hợp lý; tập trung ưu tiên cho các ngành công nghiệp mới, mũi nhọn, hàm lượng chất
xám cao, tiêu hao ít vật tư, hiệu quả kinh tế cao, ô nhiễm môi trường ít như: cơ khí
hiện đại, điện tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới, các ngành công nghiệp phụ trợ
mang lại giá trị gia tăng lớn.
- Quán triệt các nguyên tắc: Phát huy cao độ nội lực, sử dụng hiệu quả nguồn
ngân sách để phát triển GD&ĐT bền vững; chủ động hội nhập; tăng sức cạnh tranh
của quốc gia về khoa học và công nghệ.
- Tập trung vào các giải pháp đầu ra có liên quan đến công tác thu hút, tuyển,

trọng dụng và đề bạt nhân tài trong bộ máy quản lý Nhà nước.

4.2.2. Định hướng của luận án về mục tiêu đào tạo và sử dụng cán bộ khoa
học kỹ thuật ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
a) Mục tiêu chung
Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực KHKT ở nước ngoài trình độ cao, chất lượng
cao hợp lý về quy mô, cơ cấu trình độ, ngành nghề/lĩnh vực; hình thành đội ngũ nhân
lực KHKT chất lượng cao, đặc biệt các ngành khoa học-công nghệ, kinh tế-kỹ thuật
và dịch vụ mũi nhọn theo chuẩn khu vực và từng bước tiến tới chuẩn quốc tế đáp ứng
yêu cầu CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời thực hiện các
giải pháp mang tính đột phá để sử dụng hiệu quả đội ngũ nhân lực KHKT sau khi tốt
nghiệp về nước.
b) Mục tiêu cụ thể
- Về đào tạo:
i) Tăng quy mô tuyển sinh LHS gửi đi nước ngoài đào tạo đáp ứng đội ngũ nhân
lực KH&CN trong các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu, tổ chức khoa học
và công nghệ trên địa bàn cả nước bình quân từ 13 đến 14%/năm so với giai đoạn
2011-2015.
ii) Khắc phục tình trạng số lượng LHS thực tế gửi đi đào tạo quá thấp so với số
lượng LHS được tuyển.
iii) Khống chế và kiểm soát quy mô đào tạo cho phù hợp với định hướng, các
chỉ tiêu đề ra; bảo đảm sự hợp lý về cơ cấu ngành nghề, trình độ, phương thức và đối
tượng đào tạo; đặc biệt chú trọng đào tạo đối với vùng sâu vùng xa.
iv) Nâng cao năng lực quản lý dự án; xây dựng định hướng lựa chọn các nước
và vùng lãnh thổ gửi đi đào tạo;
- Về sử dụng LHS sau tốt nghiệp:
i) Xây dựng quan niệm đúng đắn trong tư duy cũng như hành động của lãnh đạo và
quản lý các ngành, các cấp, các chủ doanh nghiệp và toàn xã hội về vai trò nền tảng và
động lực của lực lượng cán bộ KHKT trình độ cao, được gửi đi nước ngoài đào tạo.
ii) Xây dựng, quản lý quy hoạch nhân lực KH&CN; ban hành chính sách đào

tạo, sử dụng, thu hút, trọng dụng, đãi ngộ, tôn vinh đội ngũ cán bộ khoa học và công
nghệ sau khi tốt nghiệp về nước làm việc
4.2.3. Nội dung định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật ở
nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đến năm 2030
4.2.3.1. Đối tượng, quy mô, cơ cấu trình độ, ngành nghề và nước gửi đi đào tạo
a) Đối tượng đào tạo
Tập trung vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo; cán bộ tham mưu; cán bộ nghiên cứu
và triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ; đội ngũ doanh nhân; cán bộ y tế; đội
ngũ nhân lực cho các lĩnh vực chủ lực/mũi nhọn trong các nhóm ngành lớn, gồm:
nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng; giáo dục và đào tạo; tài chính, ngân hàng, các
lĩnh vực dịch vụ, quốc phòng và an ninh.
b) Quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ và nước gửi đi đào tạo
- Về quy mô: Theo tính toán, quy mô hợp lý nên gửi bình quân mỗi năm từ 1.300
đến 1.400 lưu học sinh ra nước ngoài đào tạo. Định hướng phát triển quy mô sẽ từ
6.500 đến 7.160 vào năm 2020; từ 13.000 đến 14.000 vào năm 2025 và từ 19.500 đến
21.000 vào năm 2030 (tỷ lệ tăng hàng từ 13 đến 14%).


21

22

- Về ngành nghề: Ưu tiên cho một số lĩnh vực mũi nhọn như dầu khí, công nghiệp
điện tử kỹ thuật số, viễn thông, công nghệ vật liệu mới, năng lượng hạt nhân, công nghệ
sinh học, công nghệ môi trường…và các lĩnh vực có nhu cầu và tiềm năng như giảng
dạy đại học, y học hiện đại, khoa học biển-đại dương; quản lý và dịch vụ (hoạch định
chính sách, quản lý hành chính công, ngân hàng, bảo hiểm. quản trị kinh doanh…).
- Về trình độ: Ưu tiên đào tạo trình độ tiến sỹ. Giảm dần tỷ lệ đào tạo thạc sỹ và
các trình độ thấp hơn
- Về nước gửi đến học: Ưu tiên gửi đến các cơ sở đào tạo và nghiên cứu của các

nước G7, G20, nước Nga và các nước đã phát triển ở lục địa châu Âu, Mỹ, Úc và một
số nước châu Á khác. Dự kiến khoảng 50% lưu học sinh sẽ gửi sang châu Âu, khoảng
15% gửi sang Mỹ và Canada, khoảng 15% gửi sang châu Úc và 20% gửi sang Nhật
Bản và các nước khác còn lại của Châu Á.
4.2.3.2. Thu hút và sử dụng hiệu quả cán bộ khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước
ngoài tốt nghiệp về nước
i) Xây dựng môi trường khoa học thuận lợi và thân thiện; ii) Trọng dụng người
học sau khi tốt nghiệp trở về nước.iii) Coi trọng đãi ngộ về tinh thần; iv) Đảm bảo sự
đãi ngộ phù hợp và hợp lý về vật chất; v) Có cơ chế bảo vệ nhân tài; vi) Mở rộng giao
lưu, kết nối quốc tế; vii) Tăng cường năng lực của cơ quan lập và thực hiện chính sách.
4.3. Giải pháp thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ khoa học
kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
4.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến thực hiện định hướng đào tạo cán bộ
khoa học kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
Thứ nhất: Xây dựng mới chiến lược đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật tại
nước ngoài bằng ngân sách nhà nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng
sâu, rộng. Xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phù hợp mục tiêu phát triển
KT-XH của từng giai đoạn; gắn với nhu cầu sử dụng, đảm bảo cân đối giữa các ngành
nghề, vùng, miền. Công tác định hướng nghề nghiệp đi học nước ngoài cần được thực
hiện một cách khoa học và có hệ thống từ bậc phổ thông tới bậc ĐH, đảm bảo cho người
có định hướng đúng đắn về ngành nghề, quốc gia theo đuổi. Xây dựng cơ cấu ngành đào
tạo hợp lý, hiệu quả và tránh việc đầu tư dàn trải; tăng tỷ lệ đào tạo đối với các ngành mà
trong nước chưa đào tạo được hoặc một số lĩnh vực chưa tuyển sinh được trong giai
đoạn trước. Có lộ trình, định hướng và quy định cụ thể các điều kiện về người học sao
cho phù hợp với các ngành nghề khoa học mũi nhọn. Lựa chọn các quốc gia có thế
mạnh của mỗi lĩnh vực, ngành nghề đào tạo để định hướng phân bổ LHS đến học.
Thứ hai: Xây dựng bộ tiêu chí tuyển sinh theo từng ngành, nghề trong
công tác xét tuyển cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Cải
tiến quy chế tuyển sinh trên cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chí áp dụng cho từng
đối tượng, từng ngành nghề đào tạo để đảm bảo chất lượng đào tạo. Công tác tuyển

sinh đào tạo phải gắn bó chặt chẽ với chính sách sử dụng và đãi ngộ.
Thứ ba: Đổi mới cơ chế tài chính theo hướng tập trung tài chính cho các
ngành Việt Nam không đào tạo được và những ngành công nghệ cao, mũi nhọn
phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cần dự kiến tổng
mức kinh phí thực hiện đề án và cơ cấu theo từng năm và phải làm rõ các căn cứ tính

toán cụ thể (quy mô đào tạo của từng ngành theo từng năm, các định mức chi theo
từng ngành và cơ chế điều chỉnh các định mức chi theo từng năm,....). Thời gian thực
hiện đề án phải đảm bảo phù hợp với thời gian thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế
XH, việc xây dựng lộ trình, quy mô, ngành nghề đào tạo cần đối chiếu phù hợp với
chiến lược phát triển nhân lực Việt Nam và quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam.
Tăng cường huy động các nguồn tài chính để gửi người đi học tại nước ngoài bên
cạnh NSNN như các Dự án nước ngoài, nguồn xã hội hóa và các nguồn kinh phí khác
như đóng góp của người học và các doanh nghiệp, tổ chức.
Thứ tư: Xây dựng trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trước khi đi đào
tạo dài hạn ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Xây dựng trung tâm đào tạo,
bồi dưỡng những kỹ năng cần thiết, chuẩn bị các tiền đề cho việc đi học nước ngoài cho
người học trước khi đi học nước ngoài. Nhiệm vụ của các trung tâm này bao gồm: đào
tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ, tổ chức các kỳ thi ngoại ngữ trình độ quốc tế, hướng dẫn
những ứng viên đủ tiêu chuẩn tiến hành xin học bổng đi học nước ngoài từ các nguồn
khác nhau. Có cơ chế chính sách hỗ trợ các trung tâm này thực hiện nhiệm vụ.
Thứ năm: Xây dựng mới cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo (Cục
Đào tạo với nước ngoài) với các cơ quan cử người đi học, Cơ quan đại diện Việt
Nam ở nước ngoài, cơ sở đào tạo ở nước ngoài để giám sát, quản lý quá trình đào
tạo, học tập của lưu học sinh Việt Nam. Xây dựng ban hành các văn bản quy định về
cơ chế phối hợp giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các Bộ ngành liên quan khác để quản
lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
người học tại nước ngoài. Bổ sung thêm cán bộ quản lý chuyên trách về công tác LHS
tại các cơ quan đại hiện Việt Nam ở nước ngoài. Có giải pháp giao việc giám sát, quản
lý LHS cho các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài.

Thứ sáu: Xây dựng mới chức năng, nhiệm vụ của Cục Đào tạo với nước
ngoài theo hướng là đơn vị duy nhất thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý công
tác đào tạo cán bộ học tập ở nước ngoài. Cần xây dựng cơ chế chính sách chung về
đối tượng tuyển sinh, quy mô, cơ cấu ngành nghề đào tạo, chế độ học bổng, cơ chế cử
người đi học, nước cử đi học thống nhất đồng bộ, khả thi, hợp lý và vì lợi ích phát
triển chung của đất nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần được giao nhiệm vụ là cơ quan
đầu mối chung thực hiện điều phối hoạt động đào tạo tại nước ngoài bằng NSNN, bao
gồm cả các Đề án do các Bộ, ngành, đơn vị địa phương khác triển khai. chuẩn bị
nguồn tuyển cho việc đi học nước ngoài. Tổ chức các lớp đào tạo tạo nguồn, đặc biệt
là ngoại ngữ để các ứng viên có thể đạt yêu cầu tối thiểu về ngoại ngữ.
Thứ bảy: Đổi mới thủ tục hành chính trong công tác xét tuyển, cử người
học tập ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước hoặc nhận học bổng do nước
ngoài cấp hoặc du học tự túc. Đổi mới công tác quản lý chương trình, dự án đào tạo
cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN. Tăng mức độ hài lòng của người học đối
với chương trình học bổng nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dự tuyển
trong quá trình xin học bổng, quá trình học tập bằng việc đơn giản hóa, giảm thủ tục
hành chính. Có các biện pháp để hỗ trợ, cải thiện vấn đề tài chính cho người học
trong quá trình học tập tại nước ngoài. Cần có các giải pháp hỗ trợ các ứng viên ở


23

24

vùng sâu, vùng xa và các vùng còn khó khăn. Tổ chức các lớp đào tạo tạo nguồn, đặc
biệt là ngoại ngữ để các ứng viên có thể đạt yêu cầu tối thiểu về ngoại ngữ. Có giải
pháp hỗ trợ các ứng viên nghiên cứu sinh TS xác định đề tài nghiên cứu.
4.3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến sử dụng có hiệu quả cán bộ khoa học
kỹ thuật đào tạo ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước
Thứ nhất: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia

hoạch định, tổ chức thực thi chính sách ở các cơ quan quản lý nhà nước về ý nghĩa,
vai trò, tầm quan trọng của chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất
lượng cao trong giai đoạn hiện nay. Tìm hiểu và nắm bắt được đặc điểm của nguồn
nhân lực chất lượng cao đào tạo ở nước ngoài hiện nay, thực tế chuyên môn, lĩnh vực
hoạt động, điểm mạnh của lực lượng này. Rà soát, tổng kết, đánh giá những kết quả đạt
được, những hạn chế và bất cập của chính sách thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất
lượng cao đang thực hiện hiện nay. Nâng cao nhận thức của cán bộ, cơ quan xây dựng
chính sách và các cơ quan, người thực thi chính sách về vai trò, ý nghĩa của chính sách
thu hút và sử dụng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Có chế độ, cơ chế chính sách góp
phần phát hiện, tuyển chọn, tiến cử, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ người có tài năng.
Thứ hai: Xây dựng bộ tiêu chí tuyển dụng theo từng lĩnh vực nghề nghiệp
đối với đối tượng người học được đào tạo ở nước ngoài. Nghiên cứu và xây dựng
bộ tiêu chí chi tiết về tuyển dụng các đối tượng được đào tạo ở nước ngoài phù hợp
cho từng loại hình lĩnh vực nghề nghiệp, cơ quan, đơn vị. Xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu về sử dụng LHS sau tốt nghiệp về nước. Cần thành lập một cơ quan chuyên
trách để trong việc nghiên cứu, đề xuất, xây dựng chính sách đồng bộ về quy hoạch,
tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân lực trình độ cao nói chung và sinh viên tốt nghiệp
xuất sắc, các nhà khoa học trẻ từ nguồn du học sinh được đào tạo bằng ngân sách nhà
nước nói riêng. Có chính sách ưu tiên để các cơ quan có thể tuyển dụng nguồn nhân
lực đã được đào tạo ở nước ngoài. Bên cạnh đó, cần tạo ra môi trường lành mạnh
trong công tác tuyển dụng, thu hút du học sinh về làm việc: công tác tuyển dụng cần
minh bạch, rõ ràng, công khai. Cần có hình thức tuyên truyền, hướng dẫn các đơn vị
sử dụng người cần có chiến lược, quy hoạch cụ thể các vị trí công việc.
Thứ ba: Đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng trong công tác
tuyển dụng cán bộ, công chức và viên chức. Đổi mới hình thức tuyển dụng theo
hướng thi trắc nghiệm, thực hiện thiết thực, khoa học và minh bạch. Công tác thi
tuyển cần phải căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ, vị trí việc làm và thông qua thi tuyển
theo nguyên tắc minh bạch, rõ ràng, công khai và đảm bảo tính cạnh tranh.
Thứ tư: Chuyển đổi cơ chế giao đề tài nghiên cứu khoa học từ chế độ bình
quân, dàn trải sang cơ chế trọng tâm, trọng điểm và gắn với đội ngũ cán bộ khoa

học kỹ thuật; nhất là đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo ở nước
ngoài. Cần có danh mục các vấn đề, chủ đề nghiên cứu ưu tiên, trọng tâm, trọng điểm
phù hợp với việc phát triển nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học và
các bộ, ngành. Cần nghiên cứu các hoạt động để tăng thu nhập cho đội ngũ cán bộ
KHKT như triển khai các đề án nghiên cứu khoa học, các đề tài, các hoạt động dịch
vụ công..... Trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng người tốt

nghiệp về nước để tăng thu nhập cho cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài được thu
hút vào làm việc. Có chính sách, đầu mối để tập trung những người nghiên cứu cũng
lĩnh vực trong nước và nước ngoài, trên cơ sở đó hình thành các nhóm, mạng lưới
nghiên cứu, tận dụng được nguồn lực, tránh phân tán, trùng lắp nghiên cứu.
Thứ năm: Xây dựng môi trường làm việc theo hướng hiện đại để phát huy
khả năng sáng tạo của đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật được đào tạo ở nước
ngoài; nhất là các ngành khoa học công nghệ mà ở Việt Nam chưa phát triển.
Tiếp tục cải thiện và xây dựng môi trường làm việc ở trình độ cao và hiện đại. Có cơ
chế đánh giá, công nhận thành tích, hiệu quả công việc thiết thực, tạo điều kiện tốt
nhất cho cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài trở về làm việc được hiệu quả và gắn bó
lâu dài với cơ quan. Có chính sách ưu tiên phát triển nghề nghiệp và cơ hội thăng
tiến, cơ hội bồi dưỡng và phát triển của công việc đó. Yếu tố phát triển nghề nghiệp
và cơ hội thăng tiến là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc cán bộ có
gắn bó lâu dài với cơ quan hay không. Cải cách chế độ tiền lương cho đội ngũ giáo
viên, giảng viên các trường đại học, cán bộ nghiên cứu khoa học của các viện nghiên
cứu. Xem xét thành lập các Khu, viện nghiên cứu đặc biệt thu hút nguồn nhân lực đào
tạo ở nước ngoài trình độ cao về nước làm việc.
Thứ sáu: Đổi mới chế độ đánh giá và đề bạt cán bộ, công chức trong lĩnh
vực khoa học kỹ thuật; trong đó chú trọng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật trẻ.
Cần đổi mới cách thức sử dụng, quản lý và đề bạt cán bộ. Sắp xếp, bố trí nhân sự cho
phù hợp với đặc điểm của cơ quan, đơn vị, trên cơ sở công việc phù hợp với chuyên
môn được đào tạo, nhằm phát huy khả năng của cán bộ. Có chính sách ưu tiên phát
triển nghề nghiệp và cơ hội thăng tiến, bao gồm: mức độ hấp dẫn và thử thách của

công việc, con đường thăng tiến, cơ hội được bồi dưỡng và phát triển của công việc
đó. Thực hiện thi tuyển các chức danh lãnh đạo, quản lý nhằm thu hút những cán bộ
KHKT trẻ, tài năng. Bên cạnh đó có một cơ chế kiểm tra đánh giá công khai trình độ,
năng lực, phẩm chất, đạo đức để bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý.
KẾT LUẬN
Luận án đã tập trung nghiên cứu hệ thống hóa được cơ sở lý luận nghiên cứu
về định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN;
phân tích thực trạng thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng cán bộ KHKT đào tạo
ở nước ngoài trong thời gian qua; thực hiện các phân tích định tính thông qua thống
kê mô tả và định lượng để hướng tới tìm kiếm các yếu tố cũng như xác định mức độ
ảnh hưởng của các yếu tố tới mức độ hài lòng của người học đối với chương trình học
bổng bằng NSNN tại nước ngoài. Từ cơ sở lý thuyết, phân tích thực trạng và phân
tích kết quả điều tra, khảo sát đối tượng người học tốt nghiệp và các cơ quan đơn vị
có người đi học và sử dụng người tốt nghiệp, luận án đề xuất định hướng đào tạo và
sử dụng cán bộ KHKT ở nước ngoài bằng NSNN trong giai đoạn đến năm 2030 và đề
xuất các giải pháp để thực hiện định hướng đào tạo và sử dụng hiệu quả cán bộ
KHKT đào tạo ở nước ngoài bằng NSNN, tiết kiệm NSNN, phát huy năng lực người
được đào tạo sau tốt nghiệp về nước làm việc.


1

2

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Tác động tràn liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ thường được
coi là một mục tiêu quan trọng của các nước nghèo. Thông qua FDI, các công ty
nước ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất tại nước tại
nước sở tại thông qua thành lập các công ty con hay chi nhánh. Sự xuất hiện của các

công ty nước ngoài xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế
có được từ công ty mẹ để sẵn sàng cạnh tranh với doanh nghiệp trong nước. Vì vậy,
hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích nhưng cũng gây áp lực về đổi
mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.
Về phía các doanh nghiệp trong nước, một mặt do năng lực yếu kém về đổi mới
công nghệ, mặt khác công nghệ tiên tiến đều do các công ty có qui mô lớn trên thế giới
nắm giữ, để vượt qua yếu điểm này họ có xu hướng muốn được áp dụng ngay công nghệ
tiên tiến hoặc trực tiếp thông qua thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài hoặc
gián tiếp thông qua phổ biến và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Các
doanh nghiệp FDI mặc dù không muốn tiết lộ bí quyết công nghệ cho đối thủ trong nước
nhưng cũng sẵn sàng bắt tay với đối tác trong nước để thành lập liên doanh, qua đó diễn
ra quá trình rò rỉ công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra đối với các nước nghèo nói chung
và Việt Nam nói riêng là liệu các điều kiện trong nước, khả năng hấp thụ của doanh
nghiệp có đủ để đón nhận phổ biến và thực hiện việc đổi mới công nghệ thành công hay
không. Với các lý do đó, NCS lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác động của
FDI tới đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam”.
2. Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước và trong nước
2.1. Nghiên cứu ngoài nước
Về tác động vĩ mô đối với nền kinh tế thế giới và các nước tham gia đầu tư
được phân tích ở các mức độ khác nhau giữa các lý thuyết. Có các nghiên cứu của:
MacDougall –Kemp (1960) trong bài viết: The benefits and cost of private
investment abroad: a theoretical approach, Economic Reports of American Economic
Association. K.Kojima (1978) trong bài viết: The theories of the foreign investment:
an overview, in Foreign Direct Investment: a Japanese Model of Multinational
Business Operations, Croom Heml London Press, p 51-118. Các tác giả Hymer
(1976) trong nghiên cứu: The international operations of national firms: a study of
direct investment, Kindleberger (1969) trong bài viết: American business abroad và
Hirschman (1997) trong nghiên cứu: A general linkage approach to development with
special reference to staples.


Về vai trò của FDI đối với các nước đang phát triển trong phát triển công
nghệ, Reuber (1973) trong nghiên cứu: Private foreign investment in development và
Casson (1985) trong nghiên cứu: The theory of foreign direct investment.
Vấn đề đánh giá tác động tràn của FDI: Laura Alfaro (2003) đã nghiên cứu
trong: Foreign Direct Investment and Growth: Does the sector matter; Mencinger
(2003) nghiên cứu trong bài viết: Does foreign direct investment always enhance
economic growth?
Vấn đề tác động tràn về công nghệ của FDI, Gorge (2004) đã nghiên cứu trong
bài viết: Much Ado About Nothing? Domestic Firms Really Benefit from Foreign
Direct Investment?; Nghiên cứu của Kokko (1994) trong nghiên cứu: Technology,
Market Charecteristics and Spillovers, Journal of Development Economics và
Blomstrom (1995) trong bài biết: Policies to encourage inflows of technology
through foreign multinationals đã đưa ra kết luận rất đáng quan tâm là tác động tràn
dường như ít xảy ra đối với các ngành được bảo hộ tại Mexico; Haddad & Harision
(1993) trong nghiên cứu: Are ther positive spillovers from direct foreign investment?
Evidence from panel da ta dor Marocco; Barrios (2000) trong nghiên cứu: Foreign
direct investment productivity spillovers Evidence from the Spanish experience;
Sjoholm (1999) trong nghiên cứu: Technology Gap, Competition and Spillovers from
direct Foreign investment: Evidence from establishment data.
Về đổi mới công nghệ, Nghiên cứu của Martin, Michael J.C (1994) trong
nghiên cứu: Managing Innovation and Entrepreneurship in Technology-based Firms;
Freeman, C (1982) trong bài viết: Innovation and long cycles of Economic
Development và Dosi, G (1982) trong nghiên cứu: Technological paradigms and
technological trajectories: A suggested interpretation of the determinants and
directions of technical change Mikko. K et al (2010) trong bài viết: Innovation
management đã đưa ra mô hình đổi mới công nghệ tương tác kết hợp; Nghiên cứu
của Girma, et al (2002) trong nghiên cứu: A there regional Spillover from FDI in the
UK?, in David Greenaway, Richard Upward, and Katharine Wakelin, eds, Trade,
Investment, Migration and Labor markets.
2.2. Nghiên cứu trong nước

Về nghiên cứu các tác động của FDI ở Việt Nam, đã có khá nhiều nghiên cứu
về FDI nói chung nhưng còn rất ít các nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa FDI tới
phổ biển, chuyển giao công nghệ nói chung và tác động tới đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp nói riêng: Nghiên cứu của Freeman (2000) nghiên cứu tổng quát về
FDI ở Việt Nam cho đến năm 2000; Nghiên cứu của Nguyễn Mại (2003) xem xét tác


3

4

động của FDI đến tăng trưởng kinh tế cả về chiều rộng và chiều sau; Nghiên cứu của
Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) khảo sát tác động của FDI đến tăng trưởng về năng
suất của cả nền kinh tế, trong khuôn khổ của phân tích về quan hệ giữa FDI và đói
nghèo; Một số nghiên cứu khác của Nguyễn Thị Liên Hoa (2002) phân tích và xác
định lộ trình thu hút FDI tại Việt Nam trong thời kỳ 1996-2001. Nguyễn Thị Hường
và Bùi Huy Nhượng (2003) phân tích so sánh tình hình thu hút FDI của Trung Quốc
và Việt Nam trong thời kỳ 1979-2002 làm cơ sở rút ra bài học cho Việt Nam. Đoàn
Ngọc Phúc (2003) phân tích thực trạng, những vấn đề đặt ra và triển vọng của FDI
vào Việt Nam trong thời kỳ 1998-2003.
Các nghiên cứu tiêu biểu về tác động tràn của FDI như: Chuc D. Nguyen, Gary
Simpson (2008); Sajid Anwar và Lan Phi Nguyen (2010) về khả năng hấp thụ, tác
động tràn của đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam. Lê Quốc Hội (2011) về hiệu
ứng tràn công nghệ từ đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam...

quan đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
- Pham vi không gian: Luận án nghiên cứu tác động của FDI tới đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp sản xuất trong ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại
Việt Nam bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong
nước của Việt Nam.

- Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng trong khoảng thời gian từ 2004 –
2014 và định hướng đến 2020.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tìm ra mối quan hệ của FDI và đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp, luận án đề xuất các giải pháp tận dụng tác động tích cực và hạn chế tác động
tiêu cực của FDI đến đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, luận án có những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu lý thuyết về tác động tràn của FDI đối với đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, lựa chọn mô hình đánh giá tác động của FDI đến đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu, phân tích thực trạng khả năng hấp thụ công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam thông qua tác động tràn của FDI.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm tận dụng tác động tích cực, hạn chế tác
động tiêu cực của FDI tới đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam.
4.
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của Luận án là lý thuyết và thực tiễn tác động tràn của
FDI tới đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu mối quan hệ và tác động tràn của FDI tới đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp; điều kiện tạo ra tác động tràn của FDI liên

5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng.

Phương pháp tham khảo: Tham vấn ý kiến của các chuyên giá, nhà quản lý
trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài và quản lý công nghệ thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Bộ Khoa học và Công nghệ.
Phương pháp thống kê: Luận án sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp, từ các
nguồn như niêm giám thống kê, sách, tạp chí, kỷ yếu hội thảo khoa học, các báo cáo
của các doanh nghiệp, các số liệu trên trang web của các Bộ, ban ngành, các cơ quan
báo chí trong và ngoài nước. Các dữ liệu này sau khi thu thập đều được sắp xếp, phân
loại và điều chỉnh một các hợp lý.
Phương pháp thu thập số liệu: Các số liệu thứ cấp về doanh nghiệp FDI và
doanh nghiệp trong nước được thu thập dựa trên dữ liệu điều tra doanh nghiệp của
Tổng cục Thống kê từ năm 2004 – 2013.
6. Những điểm mới của Luận án
6.1 Về mặt lý luận
Luận án nghiên cứu lý thuyết thương mại và kinh doanh quốc tế, lý thuyết về
đầu tư quốc tế, thông qua đó chỉ rõ mối quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài với
hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp của nước nhận đầu tư. Luận án
nghiên cứu trong trường hợp của Việt Nam, các lý thuyết được đặt trong bối cảnh
phát triển của Việt Nam, điều này sẽ gợi lên những điểm khác biệt trong vận hành
chính sách kinh tế dựa trên các lý thuyết kinh tế tạo cơ sở cho các nhà hoạch định
chính sách điều chỉnh chính sách đầu tư nhằm hướng vào các tác động tích cực của
FDI tại Việt Nam và có lựa chọn khi chấp nhận các dự án FDI nhằm hạn chế được
những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế nói chung và với hoạt động đổi mới công
nghệ tại doanh nghiệp nói riêng.
Luận án chứng minh FDI tác động tới đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Việt Nam ở các khía cạnh tích cực và tiêu cực. Các kênh tác động của FDI tới đổi


5

6


mới công nghệ của doanh nghiệp: (1) Kênh tác động của FDI liên quan đến cơ cấu
đầu vào – đầu ra trên cơ sở đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; (2) Kênh tác động
của FDI liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ; (3) Kênh tác động của
FDI liên quan đến cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam; (4) Kênh tác động của
FDI liên quan đến trình độ lao động.

Nam; (2) Chính sách thu hút FDI vào các khu công nghệ cao; (3) Giải pháp phát triển
thị trường khoa học và công nghệ Việt Nam.
Nhóm giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến đổi mới công nghệ của ác
doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó các giải pháp mang tính đột phá là: (i) Giải pháp
hạn chế chuyển giao, mua bán công nghệ cũ, công nghệ lạc hậu từ nước ngoài; (ii)
Giải pháp phát triển các liên kết trên cơ sở công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và
doanh nghiệp trong nước; (iii) Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam.

6.2 Về mặt thực tiễn
Luận án luận giải các kênh tác động của FDI vào đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp, chỉ ra được các nhân tố tạo ra tác động tràn tích cực về công nghệ tới
đổi mới công nghệ của các doanh nghiêp Việt Nam.
Trên cơ sở các kênh tác động của FDI liên quan đến đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp Việt Nam, Luận án đã đề xuất các quan điểm về tận dụng các tác động
tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối với đổi mới công
nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Các quan điểm mang tính đột phá là: (1) Một
số doanh nghiệp FDI đầu tư với quy mô lớn đã chuyển giao công nghệ hiện đại tại
Việt Nam; (2) Chất lượng công nghệ theo FDI vào Việt Nam đã được nâng cao; (3)
Thông qua FDI vào các khu công nghệ cao đã hình thành các trung tâm chuyển giao
công nghệ có tác động lan tỏa. Tuy nhiên, FDI vào Việt Nam vẫn có những tác động
hạn chế tới đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam như: (i) FDI chưa thực sự
trở thành nguồn công nghệ chủ lực cho các doanh nghiệp Việt Nam; (ii) Nhiều công

nghệ cũ, lạc hậu cũng được chuyển giao qua FDI vào Việt Nam; (iii) FDI chưa thực
sự tạo ra động lực mạnh để thay đổi công nghệ cho doanh nghiệp trong nước; (iii)
liên kết và hợp tác hình thành quan hệ về công nghệ giữa FDI và doanh nghiệp trong
nước còn yếu; (v) FDI với hình thành đội ngũ chuyên gia và công nhân trình độ cao
chưa được như kỳ vọng; (vi) FDI chưa đóng góp nhiều vào phát triển thị trường khoa
học và công nghệ ở Việt Nam.
Luận án đã chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế trên là: Thứ nhất, chính sách
hạn chế chuyển giao công nghệ nguồn của một số quốc gia và doanh nghiệp FDI;
Thứ hai, Việt Nam chủ yếu vẫn là sản xuất gia công; Thứ ba, doanh nghiệp vừa và
nhỏ là chủ yếu do vậy không đủ năng lực thay đổi công nghệ; Thứ tư, năng lực hấp
thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu; Thứ năm, thiếu chính sách đồng
bộ của nhà nước khuyến khích đổi mới và áp dụng công nghệ.
Trên cơ sở đó Luận án đề xuất các giải pháp tập trung vào hai nhóm giải pháp:
Nhóm giải pháp phát huy các tác động tích cực của FDI tới đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó các giải pháp mang tính đột phá là: (1)
Khuyến khích đầu tư công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại của nước ngoài vào Việt

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận
án gồm 3 Chương:
Chương 1: Lý luận về tác động của FDI tới đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp
Chương 2: Thực trạng tác động của FDI tới đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát huy tác động của FDI nhằm đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam


7


8

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

Việc mua bán, chuyển giao công nghệ được thực hiện thông qua các phương
thức: Hợp đồng chuyển giao công nghệ độc lập; Phần chuyển giao công nghệ trong
dự án hoặc hợp đồng sau đây (Dự án đầu tư; Hợp đồng nhượng quyền thương mại;
Hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp; Hợp đồng mua bán máy móc, thiết
bị kèm theo chuyển giao công nghệ...).

1.1. Nghiên cứu xu hướng và ảnh hưởng của FDI tới công nghệ của nước tiếp nhận
Có nhiều quan niệm và khía cạnh khi xem xét về FDI, nhưng nhìn chung đều
cho rằng: FDI tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền
hoặc bất cứ tài sản nào khác vào quốc gia đó để được quyền sở hữu và quản lý hoặc
quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó với mục tiêu tối đa hoá lợi ích
của mình.
1.1.1 Xu hướng dòng FDI trên thế giới và cơ hội cho các nước đang phát triển
Luận án đã khái quát các lý thuyết về dòng dịch chuyển vốn giữa các quốc gia,
các quan điểm lý thuyết này dựa vào mô hình phân tích lợi thế so sánh trong phân
công lao động quốc tế để giải thích hiện tượng và xu hướng di chuyển vốn giữa các
nước. Từ đó, luận án cũng chỉ ra những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài và mức
độ chuyển giao công nghệ thông qua các hình thức này và cơ hội, khả năng tận dụng
cơ hội của các nước đang phát triển.
1.1.2. Những hình thức mua bán, chuyển giao công nghệ thông qua FDI
Cho đến nay cũng có rất nhiều quan niệm về công nghệ, Luận án này xem xét
khái nhiệm công nghệ theo các khía cạnh: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết
kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi
nguồn lực thành sản phẩm.

Theo các nghiên cứu của Michael P.Todaro (1977) và Edward K.Chen (1996),
công nghệ là yếu tố quyết định tăng trưởng và sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt
đối với các nước đang phát triển thì vai trò này càng được khẳng định rõ. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài được coi là nguồn quan trọng để phát triển khả năng công nghệ của
nước tiếp nhận. Thông qua FDI, các nhà đầu tư chuyển giao công nghệ có sẵn từ bên
ngoài vào từ đó phát triển khả năng công nghệ của nước chủ nhà. Đây là mục tiêu
quan trọng được nước chủ nhà mong đợi từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Có ba hình thức chuyển giao công nghệ thông qua FDI phổ biến đó là: chuyển
giao công nghệ giữa công ty mẹ và công ty con ở nước ngoài; chuyển giao công nghệ
giữa công ty con của các công ty đa quốc gia với các doanh nghiệp nước sở tại trong
cùng một ngành; chuyển giao giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp địa
phương là những nhà cung cấp hoặc người mua sản phẩm trung gian của các doanh
nghiệp FDI này.

1.1.3. Ảnh hưởng của FDI đến phát triển công nghệ của nước tiếp nhận
FDI có ảnh hưởng cả hai mặt tích cực và tiêu cực đến phát triển công nghệ của
nước tiếp nhận. Sử dụng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào chính sách của
mỗi quốc gia. Không ai có thể phủ nhận hoàn toàn tác động tích cực của FDI nhưng
vấn đề đặt ra đối với các nước đang phát triển- những nước đang cần nhiều nguồn
vốn để phát triển kinh tế là phải hoàn thiện hệ thống pháp luật để hỗ trợ cho việc phát
hiện gian lận trốn thuế của các công ty FDI hay kiểm soát dòng vốn FDI vào quốc gia
được sử dụng hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy kinh tế tăng trưởng theo hướng tích cực
hơn.
1.2. Lý thuyết tác động tràn của FDI đến đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
1.2.1. Tác động tràn của FDI đến trình độ lao động
Bên cạnh việc tạo thêm việc làm, FDI còn là một tác nhân truyền bá kiến thức
quản lý và kỹ năng tay nghề cho lao động của nước nhận FDI. Tác động tràn này xuất
hiện khi các doanh nghiệp FDI tuyển dụng lao động nước sở tại đảm nhận các vị trí
quản lý, các công việc chuyên môn hoặc tham gia nghiên cứu và triển khai. Việc
truyền bá kiến thức cũng diễn ra thông qua kênh đào tạo công nhân kỹ thuật ở trong

nước và tại công ty mẹ
1.2.2. Tác động tràn của FDI đến phổ biến và chuyển giao công nghệ
Thông qua FDI, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn
từ công ty mẹ vào sản xuất tại nước sở tại thông qua thành lập các công ty con hay
chi nhánh. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài tuy nhiên xuất phát từ mục tiêu
lợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế có được từ công ty mẹ để sẵn sàng cạnh
tranh với doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ
khuyến khích nhưng cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh
tranh đối với các doanh nghiệp trong nước
1.2.3. Tác động tràn của FDI đến đầu vào – đầu ra trên cơ sở đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp
Tác động liên quan đến cơ cấu đầu vào – đầu ra của doanh nghiệp xuất hiện
khi có sự trao đổi hoặc mua bán nguyên vật liệu hoặc hàng hoá trung gian giữa các
doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước. Loại tác động này có thể sinh ra


9

theo hai chiều: tác động xuôi chiều (forward effect) xuất hiện nếu doanh nghiệp trong
nước sử dụng hàng hoá trung gian của doanh nghiệp FDI và ngược lại tác động
ngược chiều (backward effect) có thể xuất hiện khi các doanh nghiệp FDI sử dụng
hàng hóa trung gian do các doanh nghiệp trong nước sản xuất. Việc các doanh nghiệp
trong nước cung cấp hàng hoá trung gian cho doanh nghiệp FDI sẽ tạo điều kiện cho
các doanh nghiệp này cải tiến, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất và giảm chi phí
trên một đơn vị sản phẩm.
1.2.4. Tác động tràn của FDI đến cạnh tranh để đổi mới công nghệ
Tác động tràn của FDI đến cạnh tranh để đổi mới công nghệ cũng được coi là
rất quan trọng đối với các nước đang phát triển với sự có mặt của doanh nghiệp FDI
tạo ra tác động cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Tuy nhiên, tác động này
lại phụ thuộc vào cấu trúc thị trường, trình độ và năng lực công nghệ của nước nhận

đầu tư.
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến tác động tràn của FDI đối với đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp
1.3.1. Nhân tố thuộc các quốc gia có vốn FDI
Trình độ công nghệ của các quốc gia có vốn FDI
Các nước phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản với tiềm lực kinh tế mạnh, có
khả năng đầu tư lớn vào các hoạt động R&D nên được coi là nguồn công nghệ chủ
yếu trên thế giới. Ngược lại, các nước đang phát triển với trình độ khoa học và công
nghệ còn hạn chế, chính phủ và doanh nghiệp nước này thường không có khả năng
bỏ tiền ra mua công nghệ từ các nước phát triển. Chính vì thế, họ chỉ có thể tiếp cận
với công nghệ mới để tiến hành đổi mới công nghệ bằng cách thu hút FDI từ các
nước phát triển.
Chính sách chuyển giao công nghệ của các quốc gia có vốn FDI
Các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có vốn FDI thường có chính sách chuyển
giao công nghệ của riêng mình, một mặt khuyến khích nghiên cứu và phát triển công
nghệ trong nước để khai thác lợi thế cạnh tranh về công nghệ khi tiến hành đầu tư ra
nước ngoài, mặt khác để hạn chế, chuyển giao có điều kiện thậm chí cấm chuyển giao
các công nghệ nguồn, bí quyết về công nghệ ra nước ngoài do vậy ảnh hưởng đến đổi
mới công nghệ các doanh nghiệp của nước tiếp nhận FDI.
Mức độ quan hệ của nước có vốn FDI và nước tiếp nhận
Mức độ quan hệ giữa các quốc gia hiện nay được chia thành các cấp độ khác
nhau như: quan hệ đặc biệt, Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện … cũng ảnh hưởng
trực tiếp đến mức độ đầu tư lẫn nhau và đi cùng với đó là dòng công nghệ của nước

10

có vốn FDI sang nước tiếp nhận.
1.3.2. Nhân tố thuộc về các nước tiếp nhận đầu tư
Môi trường thể chế cho thu hút FDI và đổi mới công nghệ
Môi trường thể chế hay mức độ đầy đủ và hợp lý của các chính sách này có

ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu hút FDI và đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp.
Nỗ lực của chính phủ trong hội nhập quốc tế
Nỗ lực của chính phủ trong hội nhập quốc tế cũng là một trong những nhân tố
quan trọng thuộc về các nước nhận đầu tư. Điều này được thể hiện trong các nỗ lực
thực thi các chính sách mở cửa nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư; thể hiện trong
sự tham gia vào các tổ chức kinh tế, thương mại trong khu vực và quốc tế.
Nhân tố về nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ
Đây là nhân tố quan trọng trong các cấp độ khác nhau thể hiện ở các mặt năng
lực hấp thụ, thay đổi và đổi mới công nghệ dựa vào nền tảng của công nghệ nhập
khẩu. Theo các nghiên cứu nghiên cứu trước đây đã chứng minh, ở những nước có
thu nhập thấp, để phục vụ chiến lược đổi mới công nghệ thì trong giai đoạn đầu của
quá trình phát triển, giáo dục cần được hết sức coi trọng đặc biệt giáo dục bậc phổ
thông.
Cơ sở hạ tầng cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Những nhân tố như hoạt động kinh doanh hiệu quả gắn kết với nền kinh tế toàn
cầu và hệ thống hạ tầng cơ sở hiện đại, dịch vụ chất lượng cao sẽ là những điều kiện
thuận lợi cho môi trường thương mại hoạt động có hiệu quả và thu hút dòng vốn đầu
tư dài hạn.
Thể chế cho hoạt động R&D
Đối với các nước đang phát triển, vai trò của R&D cần phải thay đổi cho phù
hợp với những công nghệ nhập khẩu quan trọng, bên cạnh đó việc tạo lập môi trường
thể chế để thúc đẩy hoạt động R&D là hết sức cần thiết.
1.3.3. Nhân tố thuộc nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
Năng lực công nghệ của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đối với các nhà đầu tư có năng lực công nghệ và lợi thế cạnh tranh về công
nghệ trong sản xuất một loại sản phẩm nào đó, họ có thể kiếm lợi nhuận cao khi đầu
tư sản xuất sản phẩm ra nước ngoài và kiểm soát trực tiếp các hoạt động sản xuất,
phân phối để khai thác lợi thế độc quyền. Mục đích của các nhà đầu tư này là mở
rộng, thôn tính thị trường ở nước ngoài với sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao, do đó
cũng thường dẫn tới cạnh tranh độc quyền.

Đối với các nhà đầu tư có năng lực công nghệ ở mức độ trung bình hoặc thấp


11

12

thì khi tiến hành đầu tư ra nước ngoài chủ yếu các nhà đầu tư này thường khai thác
lợi thế của nước chủ nhà về giá nhân công rẻ, trình độ nhân lực không cao, lợi thế hạ
tầng và tài nguyên thiên nhiên…
Hình thức và qui mô đầu tư
Hình thức và qui mô đầu tư đầu tư cũng là một nhân tố quan trọng thuộc về
nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với hình thức đầu tư theo chiều ngang (HI), đi kèm
với FDI sẽ là những công nghệ tiên tiến và hiện đại. Ngược lại, với hình thức đầu tư
theo chiều dọc (VI). Khi đầu tư ra nước ngoài, các nhà đầu tư thường chỉ chú ý đến
khai thác các lợi thế cạnh tranh của các yếu tố đầu vào giữa các khâu sản xuất ra một
loại sản phẩm trong phân công lao động quốc tế như nguồn nguyên liệu tự nhiên, các
yếu tố sản xuất đầu vào (lao động, đất đai giá rẻ…)
Quan hệ giữa công ty tại nước tiếp nhận và công ty mẹ
Trong mối quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con tại nước tiếp nhận, công
nghệ thường được chuyển giao dưới các hình thức: chuyển giao trong nội bộ giữa các
chi nhánh của một công ty mẹ; và chuyển giao giữa các chi nhánh của các công ty
xuyên quốc gia. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhành của các
công ty xuyên quốc gia sang nước chủ nhà dưới hình thức 100% vốn nước ngoài và
công ty liên doanh có phần vốn nước ngoài chiếm đa số.
Mục tiêu của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
Lý thuyết và thực tiễn cho thấy mục tiêu của các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà
đầu tư FDI bao giờ cũng là lợi nhuận nên sẽ có nhiều khác biệt với các mục tiêu của
nước chủ nhà. Các nhà đầu tư nước ngoài chỉ đầu tư vào những dự án sử dụng được lợi
thế của họ và khai thác những hấp dẫn của nước chủ nhà để thu lợi nhuận cao, trong khi

nước chủ nhà lại mong muốn sử dụng FDI để giải quyết nhiều vấn đề của công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nói chung và vấn đề của đổi mới công nghệ nói riêng.

Nguồn lực tài chính
Để đầu tư cho hoạt động R&D cho các doanh nghiệp và các đơn vị nghiên cứu
cần một nguồn lực tài chính rất lớn. Chính vì vậy, nhà nước cần có sự hỗ trợ cho hoạt
động này thông qua các quỹ đầu tư đổi mới công nghệ, quỹ đầu tư mạo hiểm… để có
thể hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực đủ khả năng hấp thụ và đổi mới công nghệ
thành công.
Năng lực đáp ứng công nghệ của nguồn nhân lực tại doanh nghiệp
Để hiểu được một công nghệ, một doanh nghiệp cần có đủ điều kiện nhất định
về nguồn lực nào đó. Về bản chất, năng lực này được thể hiện thông qua chất lượng
của các nhà quản lý và đội ngũ lao động tại doanh nghiệp. Nếu mức độ học vấn bình
quân thấp, thì khả năng cải tiến công nghệ là rất thấp. Như vậy, điều kiện cần để một
doanh nghiệp tiếp thu công nghệ thành công là tối thiểu doanh nghiệp đó phải thuê
được một đội ngũ nhân công có kỹ năng cao.

1.3.4. Nhân tố thuộc các doanh nghiệp của nước tiếp nhận đầu tư
Năng lực hấp thụ và đổi mới công nghệ
Muốn hấp thụ được công nghệ từ doanh nghiệp FDI thì bản thân doanh nghiệp
của nước tiếp nhận đầu tư phải vươn lên để thu hẹp chênh lệch trình độ công nghệ
với các doanh nghiệp FDI thông qua năng lực R&D của mình.
Qui mô và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp
Qui mô lớn hay nhỏ, phạm vi hoạt động rộng hay hẹp, lĩnh vực sản xuất kinh
doanh (ví dụ doanh nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm thô hay chế biến sẵn…) và năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến hoạt động đổi mới công nghệ
thông qua các tác động của FDI ở các mức độ khác nhau.

1.4. Lựa chọn mô hình nghiên cứu tác động tràn của FDI tới đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp

Đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm; đổi mới qui trình sản xuất
hoặc có những cải tiến về chất lượng sản phẩm hoặc cải tiến qui trình sản xuất. Đổi
mới công nghệ diễn ra khi đưa ra thị trường sản phẩm mới (ví dụ: mở rộng nhiều
loại sản phẩm) hoặc công nghệ mới được sử dụng trong quá trình sản xuất (đổi mới
hoặc cải tiến quá trình sản xuất; hoặc những thay đổi có tính đột phá hơn như: Mở
rộng hoạt động của doanh nghiệp vào một lĩnh vực sản xuất – kinh doanh mới hoặc
Thay đổi hoạt động của doanh nghiệp sang một lĩnh vực sản xuất – kinh doanh khác).
1.4.1 Mô hình đổi mới công nghệ trên thế giới
Mô hình tuyến tính
Mô hình tuyến tính đơn giản nhất có tên sức đẩy của khoa học công nghệ
(Science and Technology Push). Mô hình này dựa trên lôgic khoa học là cơ sở, tri
thức, tiền đề tạo ra công nghệ.
Mô hình tương tác kết hợp
Trong mô hình tương tác kết hợp cho thấy kết quả của việc phối hợp đồng thời
kiến thức của các bộ phận chức năng sẽ thúc đẩy đổi mới, nó gắn các mô hình tuyến
tính với nhau và nhấn mạnh đổi mới công nghệ là kết quả của sự tương tác giữa thị
trường, khoa học và năng lực của tổ chức.
1.4.2 Mô hình ước lượng tác động tràn của FDI
Đánh giá tác động tràn của FDI có thể được thực hiện bằng cả hai phương pháp
định tính và định lượng hoặc kết hợp cả hai. Tuy nhiên, kết quả của đánh giá định


13

14

tính chủ yếu mang tính mô tả, xác định khả năng có hay không có các biểu hiện có
thể tạo ra tác động tràn, nhưng không đánh giá được tác động tràn có thực sự xuất
hiện hay không và mức độ của các tác động đó. Đánh giá bằng phương pháp định
lượng khắc phục điểm yếu này trên cơ sở áp dụng các mô hình kinh tế lượng được sử

dụng ngày càng nhiều. Từ đó có thể rút ra những kết quả cụ thể hơn và vì vậy có ý
nghĩa đối với các nhà hoạch định chính sách.

Giả thuyết 4: Trình độ lao động trong các doanh nghiệp có tạo ra tác động tràn
tích cực về công nghệ.
Giả thuyết 5: Tác động tràn về công nghệ có khác nhau giữa các ngành trình độ
công nghệ cao, trình độ công nghệ trung bình và trình độ công nghệ thấp trong ngành
công nghiệp chế biến, chế tạo.

1.4.3. Nghiên cứu lựa chọn mô hình tác động tràn của FDI tới đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp
Tác giả đề xuất sử dụng hàm kinh tế lượng để xem xét mối quan hệ giữa đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp và sự hiện diện của phía nhà đầu tư FDI như sau:
Gọi Yi là biến nhị phân với Yi=1 thể hiện doanh nghiệp có thực hiện hình thức
đổi mới công nghệ, Yi=0 là không thực hiện. Khi đó mô hình logistic cho biết
P(Yi=1)=p hoặc P(Yi=0)=1-p phụ thuộc vào các biến độc lập như thế nào.
Ta có hàm số:
p=P(Yi =1)= F(QMjit, DNjit, NGjt, TDjit, R&Djit)
Trong đó:Biến QMjit là quy mô của doanh nghiệp i, ngành j năm t; Biến DNjit
là loại hình của doanh nghiệp i, ngành j năm t; Biến NGjt là biến đặc trưng cho nhóm
ngành công nghiệp cụ thể; Biến TDjit là trình độ của lao động của doanh nghiệp i,
ngành j năm t; Biến R&Djit là hoạt động nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp i,
ngành j năm t
Cơ sở khoa học của các biến được trình bày chi tiết trong mục 2.3.2 của luận án.
Từ Hàm số trên tác giả đưa ra mô hình kinh tế lượng như sau:
Log(p/(1-p)) = β1+ β2QMjit +β3 DNjit+ β4 NGjt+ β5TDjit + β6R&Djit
Mô hình trên là hàm logistics thực chất cũng là hàm hồi quy với biến phụ thuộc
là biến định danh. Với hàm logistics trên sẽ cho biết quan hệ của từng biến độc lập tới
xác xuất xảy ra một trong các giá trị của biến phụ thuộc
1.4.4. Giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến

Giả thuyết 1: Giả thuyết cần kiểm định qua mô hình ở trên là thay đổi về mức
độ tham gia của phía nước ngoài FDI ảnh hưởng thế nào tới đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết 2: Giả thuyết cần kiểm định qua mô hình ở trên là năng lực R&D
của doanh nghiệp Việt Nam có tạo điều kiện tích cực đến tác động tràn về công nghệ
từ khu vực FDI.
Giả thuyết 3: Quy mô, loại hình của doanh nghiệp Việt Nam có tạo điều kiện
tích cực khác nhau cho tác động tràn về công nghệ từ khu vực FDI.

1.4.5. Nguồn số liệu sử dụng trong mô hình
Nguồn số liệu sử dụng trong mô hình là mẫu điều tra doanh được lấy từ số liệu
điều tra thu thập thông tin của Tổng cục Thống kê về sử dụng công nghệ trong sản
xuất của doanh nghiệp. Luận án đã sử dụng số liệu của các doanh nghiệp trong ngành
chế biến chế tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2004 - 2013.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA FDI TỚI ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
2.1. Thực trạng FDI vào Việt Nam theo khía cạnh công nghệ
2.1.1. Thực trạng FDI theo nguồn công nghệ quốc gia
Trong nhóm 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư FDI ra nước ngoài nhiều
nhất có cả đại diện các quốc gia có nền kinh tế phát triển cũng như Mỹ, Nhật Bản,
Thụy sĩ, Đức, Canada… Bên cạnh đó cũng có cả vùng lãnh thổ và các quốc gia đang
phát triển hoặc có nền kinh tế đang chuyển đổi như Trung Quốc, Nga… Chính vì vậy,
đi cùng với dòng FDI từ các quốc gia, vùng lãnh thổ này ra nước ngoài thì nguồn
công nghệ từ các quốc gia này cũng đi theo. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát
triển, với tiềm lực kinh tế và tài chính mạnh, các quốc gia này sẽ đầu tư cho hoạt
động R&D rất lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh trên bình diện quốc gia, do vậy
nguồn công nghệ từ các quốc gia này thường là các công nghệ có trình độ cao và
công nghệ hiện đại. Ngược lại, các quốc gia đang phát triển, với tiềm lực kinh tế còn
hạn chế, đầu tư cho hoạt động R&D còn khiêm tốn, nên nguồn công nghệ từ các quốc

gia này thường có trình độ trung bình hoặc thấp.
2.1.2. Thực trạng chuyển giao công nghệ theo các hình thức đầu tư FDI
Xét theo hình thức đầu tư, chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt
Nam trong thời gian qua chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng và chưa đáp ứng yêu
cầu của quá trình phát triển kinh tế, giá trị gia tăng không cao và lợi nhuận thu về hạn
chế. Với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn trong khi các
hình thức khác như liên doanh, cổ phần lại chiếm tỷ trọng khiêm tốn, điều này sẽ hạn


15

16

chế việc trực tiếp học hỏi kinh nghiệm quản lý tiên tiến của nhà đầu tư nước ngoài
qua đó nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ của Việt Nam. Doanh nghiệp nước
ngoài sẽ giữ lợi thế về công nghệ và hạn chế việc chuyển giao qua đó mở rộng và
thôn tính thị trường nội địa. Hơn nữa, FDI hiện nay chủ yếu tập trung vào các vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, trong khi các tỉnh vùng núi, vùng sâu, vùng
xa lại rất hạn chế. Chính vì vậy, việc ứng dụng và chuyển giao công nghệ đến với
các khu vực khó khăn còn hạn chế và điều này cũng hạn chế tác động lan tỏa tích cực
của FDI đến các khu vực này.

khoa học công nghệ như các ưu đãi về thuế, vốn vay, đất đai… Bên cạnh những tác
động tích cực của các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ vẫn còn tồn tại
những mặt chưa được của các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ cần được
bổ sung, sửa đổi và cụ thể hóa hơn nữa để các chính sách thực sự đi vào cuộc sống và
góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

2.1.3. FDI vào các khu công nghệ cao
Xây dựng các khu công nghệ cao được coi là một trong những giải pháp đột

phá nhằm nâng cao năng lực công nghệ nội sinh của quốc gia, giúp Việt Nam nhanh
chóng rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ với các nước trong khu vực và
trên thế giới đồng thời làm đòn bẩy góp phần phát triển kinh tế của Việt Nam và hội
nhập hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Trong đó, FDI cũng được coi là nguồn quan
trọng được khuyến khích thu hút vào các khu công nghệ cao.
2.2. Phân tích thực trạng môi trường đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Việt Nam
2.2.1. Thực trạng thị trường công nghệ trong nước cho doanh nghiệp
Thị trường công nghệ cũng chứa đựng các thành tố cơ bản như các loại thị
trường khác, bao gồm: sản phẩm và dịch vụ KH&CN; Chủ thể tham gia thị trường
như người cung (người bán), người cầu (người mua) sản phẩm và dịch vụ KH&CN.
Trong luận án, tác giả phân tích thực trạng thị trường công nghệ trong nước cho các
doanh nghiệp Việt Nam tập trung trên các khía cạnh: Tiềm lực nguồn cung công nghệ
của các tổ chức khoa học và công nghệ trong nước; Thực trạng nguồn cung công
nghệ từ các chương trình, đề án quốc gia về khoa học và công nghệ; Thực trạng số
lượng sáng chế đăng ký bảo hộ của Việt Nam và Thực trạng cầu công nghệ của các
doanh nghiệp Việt Nam.
2.2.2. Thực trạng chính sách nhà nước khuyến khích đổi mới công nghệ
Nhìn chung, các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ đều tập trung vào
các khía cạnh như: (1) Đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; (2) Hỗ
trợ áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất;
(3) Hỗ trợ chuyển giao công nghệ; (4) Hỗ trợ xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn
chất lượng; (5) Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm của doanh nghiệp; (6)
Hỗ trợ xây dựng hệ thống thông tin và cung cấp thông tin; (7) Hỗ trợ đào tạo nhân
lực khoa học công nghệ; (8) Dành ưu tiên cho doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động

2.2.3. Thực trạng năng lực công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam
Thực trạng liên kết sản xuất trên cơ sở công nghệ
Sự liên kết sản xuất lỏng lẻo giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp
trong nước trong cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào và điều này cũng sẽ hạn chế

tác động lan tỏa và hấp thụ công nghệ từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong
nước.
Thực trạng lao động kỹ thuật tại các doanh nghiệp
Một hạn chế nữa là kênh di chuyển lao động, lao động có kỹ năng chuyển từ
doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước được coi là một kênh quan trọng có
thể tạo ra tác động lan tỏa công nghệ tích cực. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp của
CIEM, hơn 30% số doanh nghiệp FDI được khảo sát cho rằng lao động đã chuyển đi
chủ yếu chuyển tới các doanh nghiệp FDI khác, hơn 20% cho rằng số lao động này tự
mở công ty riêng, và chỉ có gần 20% cho rằng lao động chuyển đi làm cho các doanh
nghiệp trong nước cùng ngành.
Thực trạng năng lực R&D của doanh nghiệp Việt Nam
Các doanh nghiệp trong nước chủ yếu là các doanh nghiệp ở quy mô vừa và
nhỏ, tiềm lực về tài chính hạn chế so với các doanh nghiệp FDI. Điều này thể hiện sự
hạn chế khả năng đầu tư cho R&D và năng lực nghiên cứu phát triển công nghệ của
doanh nghiệp Việt Nam so với doanh nghiệp FDI.
2.3. Kết quả mô hình phân tích tác động tràn của FDI tới đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp Việt Nam
2.3.1. Thực hiện mô hình phân tích tác động tràn của FDI tới đổi mới công nghệ
của các doanh nghiệp Việt Nam
Phương trình kiểm định:
Log(p/(1-p)) = β1+ β2QMjit +β3 DNjit+ β4 NGjt+ β5TDjit + β6R&Djit
Trong đó:
QMjit là quy mô của doanh nghiệp i, ngành j năm t
DNjit là loại hình của doanh nghiệp i, ngành j năm t
NGjt là biến đặc trưng cho nhóm ngành công nghiệp cụ thể
TDjit là trình độ của lao động của doanh nghiệp i, ngành j năm t


17


18

R&D it là hoạt động nghiên cứu triển khai của doanh nghiệp i, ngành j năm t
Luận án sử dụng dạng log (odd) của mô hình logistics trong đó p là xác suất để
doanh nghiệp sử dụng 1 trong 5 hình thức đổi mới công nghệ (cải tiến, đổi mới qui
trình hay sản phẩm) nêu trên. (1-p) là xác suất doanh nghiệp không sử dụng 1 trong 5
hình thức này. Như vậy, mô hình này cho biết tỷ lệ giữa khả năng sử dụng và không
sử dụng hình thức thứ I phụ thuộc và các yếu tố như thế nào.

– đầu ra của doanh nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt
đối với doanh nghiệp lựa chọn hình mở rộng nhiều loại sản phẩm.
Tác động của FDI đến cạnh tranh của doanh nghiệp để đổi mới công nghệ
Do áp lực cạnh tranh của FDI đến các doanh nghiệp trong nước, buộc các
doanh nghiệp trong nước phải lựa chọn đổi mới công nghệ theo các hướng mang tính
đột phá như: mở rộng nhiều loại sản phẩm; mở rộng hoạt động của doanh nghiệp vào
một lĩnh vực sản xuất – kinh doanh mới; hay thay đổi hoạt động của doanh nghiệp
sang một lĩnh vực sản xuất – kinh doanh khác. Qua mô hình phân tích cho thấy, giá
trị p – value của biến NG2 tại Mô hình 4 là 0.0040 và tại Mô hình 5 là 0.0000. Với p
– value < 0.05 có ý nghĩa thống kê, nghĩa là do áp lực cạnh tranh từ phía FDI, doanh
nghiệp lựa chọn các hình thức đổi mới công nghệ có tính đột phá.
2.4. Đánh giá thực trạng tác động của FDI đến đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam
2.4.1. Đánh giá tác động tích cực của FDI đến đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam
Một là, Một số doanh nghiệp FDI đầu tư với quy mô lớn đã kèm theo công
nghệ hiện đại và tạo cơ chế liên kết công nghệ với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Hai là, Chất lượng công nghệ theo dòng FDI vào Việt Nam đã được nâng cao
và bước đầu tạo sức ép đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ba là, Thông qua đầu tư FDI vào các khu công nghệ cao đã hình thành các
trung tâm công nghệ có tác động lan tỏa đến đổi mới công nghệ của các doanh

nghiệp Việt Nam.
2.4.2. Đánh giá tác động tiêu cực của FDI đến đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam
Một là, FDI chưa trở thành nguồn công nghệ chủ lực cho các doanh nghiệp
Việt Nam.
Hai là, Nhiều công nghệ cũ, lạc hậu cũng được chuyển giao thông qua FDI
vào Việt Nam.
Ba là, FDI chưa tạo ra tác động mạnh để thay đổi, đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp trong nước.
Bốn là, Liên kết và hợp tác hình thành quan hệ về công nghệ giữa FDI và
doanh nghiệp trong nước còn yếu.
Thứ năm, FDI với hình thành đội ngũ chuyên gia, công nhân kỹ thuật trình độ
cao chưa được như kỳ vọng.
Thứ sáu, FDI chưa đóng góp nhiều vào phát triển thị trường khoa học và công

j

2.3.2. Nhận xét qua mô hình phân tích tác động tràn của FDI đến đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp Việt Nam
Căn cứ trên kiểm định về ý nghĩa của các biến (cột p-value trong các mô hình
ước lượng). Từ kết quả nhận được của các mô hình ước lượng, ta nhận thấy doanh
nghiệp có thể lựa chọn các hình thức khác nhau để tiến hành đổi mới qui trình hay
sản phẩm. Việc lựa chọn hình thức nào sẽ quyết định yếu tố nào sẽ tác động đến khả
năng đổi mới. Kết quả mô hình cho thấy, tất cả các biến loại hình doanh nghiệp, quy
mô, R&D, ngành đều có tác động tích cực đến việc lựa chọn một trong các hình thức
đổi mới.
Tác động của FDI đến trình độ lao động
Kết quả phân tích cả 5 mô hình cho thấy biến trình độ lao động có tác động đến
đổi mới công nghệ của doanh nghiệp thông qua FDI. Tại Mô hình 1 giá trị p –value
của biến TD2 = 0.0009. Mô hình 2 giá trị p – value của biến TD2 = 0.0029. Tại Mô

hình 3 giá trị p – value của TD2 = 0.0015. Mô hình 4 giá trị p –value của TD2 =
0.0012 và Mô hình 5 giá trị p- value của TD2 = 0.0168. Với p – value < 0.05 hệ số có
ý nghĩa thống kê.
Tác động của FDI đến phổ biến và chuyển giao công nghệ
Trong 5 mô hình trên, việc kiểm tra ý nghĩa biến R&D cho phép kiểm định giả
thuyết: năng lực R&D của doanh nghiệp Việt Nam có ảnh hưởng tích cực đến tác
động tràn của FDI thông qua phổ biến và chuyển giao công nghệ. Kết quả kiểm định
5 mô hình chỉ duy nhất Mô hình 4 với giá trị p – value của biến R&D = 0.1449. Với p
– value > 0.05 biến R&D tại Mô hình 4 không có ý nghĩa thống kê. Tại Mô hình 1 giá
trị p – value của biến R&D = 0.0000. Mô hình 2 giá trị p – value của biến R&D =
0.0029. Mô hình 3 giá trị p – value của biến R&D = 0.0000. Mô hình 5 (Phụ lục 6),
giá trị p – value của biến R&D = 0.0446. Tại các mô hình này, với giá trị p – value <
0.05, ta thấy biến R&D có ý nghĩa thống kê.
Tác động của FDI liên quan đến cơ cấu đầu vào – đầu ra của doanh nghiệp
trên cơ sở đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
Trong 5 mô hình phân tích đã chứng minh FDI có tác động đến cơ cấu đầu vào


19

nghệ ở Việt Nam.
2.4.3. Nguyên nhân của những tác động tiêu cực
Một là, Chính sách hạn chế chuyển giao công nghệ nguồn của một số quốc
gia, doanh nghiệp FDI.
Hai là, Việt Nam chủ yếu vẫn là quốc gia sản xuất gia công
Ba là, Doanh nghiệp vừa và nhỏ là chủ yếu nên hạn chế tiềm lực thay đổi công
nghệ
Bốn là, Năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam còn yếu
Năm là, Thiếu chính sách đồng bộ của nhà nước khuyến khích doanh nghiệp
đổi mới, áp dụng công nghệ.


20

CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÁC ĐỘNG CỦA FDI
NHẰM ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
3.1 Dự báo bối cảnh tác động và phương hướng thu hút FDI cho đổi mới công
nghệ của doanh nghiệp Việt Nam
3.1.1. Bối cảnh quốc tế
Xu hướng các dòng chuyển vốn quốc tế gia tăng thời gian qua cũng do sự tác
động của sự phân công lao động quốc tế và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế gia
tăng, kết hợp với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ thế giới hình
thành nền kinh tế tri thức.
Kinh tế thế giới đã diễn ra thời kỳ suy thoái và đang trong quá trình phục hồi
kéo theo sự phục hồi của dòng vốn FDI trên toàn cầu, cạnh tranh nhằm thu hút FDI
giữa các quốc gia tiếp tục diễn ra gay gắt đặc biệt giữa các nước đang phát triển và
các nước phát triển. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục trở thành khu vực
phát triển năng động, tuy nhiên khu vực này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ổn
định ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của khu vực và sự phát triển của các quốc gia
trong khu vực nói chung và đến thu hút dòng vốn FDI nói riêng.
Một xu hướng cũng đang xuất hiện và có tác động không nhỏ tới các nước
nhận đầu tư FDI là chuyển giao công nghệ thông qua FDI: Sau khủng hoảng giá dầu
lửa trên thế giới, các nước có nền công nghiệp lớn như Mỹ, Trung Quốc… đã có
những chính sách đầu tư đáng kể cho hoạt động R&D để thay thế hàng loạt công
nghệ cũ tiêu hao năng lượng và gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, các nước này
tìm cách đẩy các công nghệ cũ này sang các nước khác theo nhiều con đường trong
đó có chuyển giao thông qua đầu tư FDI. Chính vì vậy, các nước khi tiếp nhận đầu tư
trong đó có Việt Nam cần thận trọng và tiếp nhận có chọn lọc khi tiếp nhận FDI để
tránh thành bãi thải công nghệ của khu vực và thế giới.
3.1.2. Bối cảnh trong nước

Trong bối cảnh thế giới và khu vực, đứng trước xu thế hội nhập và toàn cầu
hóa kinh tế diễn ra nhanh chóng, Việt Nam phải thực hiện các cam kết quốc tế trong
các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, AFTA, APEC,
WTO, Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Hàn Quốc, Việt Nam – EU và một loạt các
FTA mà Việt Nam mới ký và tham gia trong năm 2015. Điều này cũng sẽ có những
tác động rất to lớn với Việt Nam trong việc thu hút FDI và công nghệ cả trong ngắn
hạn và dài hạn. Để thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước


21

22

mở rộng cửa thu hút đầu tư và công nghệ từ nước ngoài, từng bước xóa bỏ phân biệt
đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, do có những đặc thù
riêng giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, vì vậy để tạo một sân chơi bình
đẳng sẽ rất khó khăn và không tránh khỏi những mâu thuẫn và phức tạp khi thực
hiện.

xen này, trong nhiều trường hợp khó có thể nhận dạng về nội dung quản lý nhà nước
về thị trường khoa học và công nghệ, đặc biệt đối với các cán bộ quản lý công nghệ ở
địa phương. Vì vậy trong thời gian tới, cần hoàn thiện chức năng, nhiệm quản lý nhà
nước về thị trường khoa học và công nghệ của các bộ, ngành và địa phương. Trong
đó, nội dung quản lý nhà nước về thị trường khoa học và công nghệ cần được điều
chỉnh và bổ sung trong Luật Khoa học và công nghệ, cụ thể hoá trách nhiệm của các
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong
quản lý nhà nước về phát triển thị trường khoa học và công nghệ.

3.1.3. Phương hướng thu hút FDI nhằm đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp
Việt Nam

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp thu
hút và nâng cao hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài nêu trên để phục vụ đắc lực cho
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời tích cực góp phần giảm
nghèo nhanh và bền vững.
3.2. Giải pháp phát huy tác động tích cực của FDI đến đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp Việt Nam
3.2.1. Khuyến khích đầu tư công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại của nước ngoài
vào Việt Nam
Cần kịp thời xây dựng và cơ động, linh hoạt sửa đổi các cơ chế, chính sách,
nhất là chính sách thuế để hướng các doanh nghiệp FDI vào trúng những lĩnh vực
nước ta cần trong thời kỳ mới. Đối với những lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ tiên
tiến cần có những chính sách ưu đãi về thuế để khuyến khích các doanh nghiệp FDI,
cần kiên quyết từ chối những nhà đầu tư sử dụng những công nghệ cũ, lạc hậu, tiêu
tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường…
3.2.2. Chính sách thu hút FDI vào các khu công nghệ cao
Đối với ba khu công nghệ cao quốc gia, đi đôi với việc nhanh chóng hoàn thiện
hạ tầng cơ sở hiện đại phục vụ cho thu hút đầu tư thì cũng cần có qui hoạch chi tiết
cho việc phân khu và danh mục khuyến khích đầu tư vào khu công nghệ cao theo
hướng đồng bộ và tạo sự liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp đầu tư
trong nước. Bên cạnh đó, cầu xây dựng tiêu chí để đánh giá nhằm lựa chọn các dự án
FDI đầu tư vào các khu công nghệ cao của Việt Nam để đảm bảo chất lượng, hiệu
quả đầu tư vào khu công nghệ cao. Chính phủ cần ban hành chính sách ưu tiên đặc
biệt nhằm khuyến khích hoạt động R&D tại các khu công nghệ cao vì thực tế hiện
nay các nhà đầu tư FDI chưa đưa hoạt động R&D vào Việt Nam trong quá trình tiến
hành đầu tư đặc biệt tại các khu công nghệ cao của Việt Nam.
3.2.3. Giải pháp phát triển thị trường khoa học và công nghệ
Nội dung quản lý nhà nước về thị trường khoa học và công nghệ đan xen trong
các văn bản pháp luật của Nhà nước về quản lý khoa học và công nghệ. Vì sự đan

3.3. Giải pháp hạn chế tác động tiêu cực của FDI đến đổi mới công nghệ của các

doanh nghiệp Việt Nam
3.3.1. Giải pháp hạn chế chuyển giao, mua bán công nghệ lạc hậu từ nước ngoài
Về phía nhà nước, cần kiên quyết từ chối những nhà đầu tư sử dụng những
công nghệ cũ,lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng và gây ô nhiễm môi trường... Việt
Nam cần thu hút và sử dụng, lựa chọn FDI, FDI sẽ có hiệu quả cao hơn, đạt được sự
bền vững tốt hơn đối với nền kinh tế Việt Nam khi các dự án FDI tạo được nhiều kiên
kết với các ngành sản xuất nội địa, nâng cao phần giá trị gia tăng và đẩy mạnh tác
động lan tỏa tới các doanh nghiệp trong nước. Bên cạnh đó, cần có chính sách để phát
triển các doanh nghiệp trong nước nâng cao được năng lực hấp thụ và năng lực đổi
mới công nghệ của mình thông qua các quỹ đầu tư cho nghiên cứu phát triển công
nghệ, chính sách miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp tích cực đầu tư cho hoạt động
nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ
3.3.2. Giải pháp phát triển các liên kết trên cơ sở công nghệ giữa doanh nghiệp
FDI và doanh nghiệp trong nước
Lý thuyết và thực tiễn cho thấy, quá trình chuyển giao công nghệ được thực
hiện qua ba giai đoạn: tiếp nhận, ứng dụng và phổ biến. Thông qua FDI, hai giai đoạn
đầu của quá trình này người bản địa có thể thực hiện được, chỉ có giai đoạn cuối cùng
là khó khăn hơn, chứng tỏ các công ty xuyên quốc gia không chuyển giao kỹ năng
R&D cho người bản địa. Chính vì vậy, để tiếp nhận và đổi mới công nghệ thành
công, các doanh nghiệp trong nước trước mắt cần có sự liên kết chặt chẽ với các Viện
nghiên cứu và Trường đại học để thúc đẩy hoạt động R&D nhằm đổi mới công nghệ
cho doanh nghiệp của mình.
3.3.3. Nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam
Thứ nhất, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Thứ hai, Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật
Thứ ba, Tăng cường hoạt động R&D của doanh nghiệp


23


24

Thứ tư, Bảo đảm nguồn lực cho đổi mới và hấp thụ công nghệ của doanh
nghiệp

Luận án đã hệ thống hóa các lý thuyết về FDI và ảnh hưởng của FDI tới công
nghệ của nước tiếp nhận trên các phương diện: Xu hướng dòng FDI trên thế giới và
cơ hội cho các nước phát triển; Những hình thức mua bán, chuyển giao công nghệ
thông qua FDI; và ảnh hưởng của FDI đến phát triển công nghệ của nước tiếp nhận.
Luận án cũng đã hệ thống hóa lý thuyết tác động tràn của FDI về công nghệ trên các
tác động: Tác động tràn của FDI đến trình độ lao động; Tác động tràn của FDI đến
phổ biến và chuyển giao công nghệ; Tác động tràn của FDI đến đầu vào – đầu ra trên
cơ sở đổi mới công nghệ của doanh nghiệp; Tác động tràn của FDI đến cạnh tranh để
đổi mới công nghệ.
Đồng thời luận án cũng đã chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến tác động của FDI
đối với đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Dựa trên tổng quan nghiên cứu, luận án
đã xây dựng mô hình kinh tế lượng để làm công cụ phân tích tác động của FDI tới đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Luận án đã phân tích và đánh giá tác động của FDI tới đổi mới công nghệ của
các doanh nghiệp Việt Nam. Qua phân tích thực trạng FDI vào Việt nam theo khía
cạnh công nghệ, thực trạng công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam và kết quả
kiểm định về tác động của FDI tới đổi mới công nghệ của doanh nghiệp cho thấy, tất
cả các biến loại hình doanh nghiệp, qui mô doanh nghiệp, R&D và ngành đều có tác
động tích cực đến việc lựa chọn một trong các hình thức đổi mới công nghệ của
doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua sự có mặt của doanh nghiệp FDI, còn tạo ra các
tác động tràn về công nghệ tới các doanh nghiệp Việt nam theo các khía cạnh: Tác
động của FDI đến trình độ lao động; Tác động của FDI đến phổ biến và chuyển giao
công nghệ; Tác động của FDI liên quan đến cơ cấu đầu vào – đầu ra của doanh
nghiệp trên cơ sở đổi mới công nghệ; Tác động của FDI đến cạnh tranh của doanh
nghiệp để đổi mới công nghệ.

Luận án cũng đã chỉ ra và phân tích, đánh giá tác động tích cực, tiêu cực của
FDI đến đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam và nguyên nhân của
những tác động tiêu cực này.
Luận án đã phân tích bối cảnh tác động của FDI tới đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp Việt Nam dựa trên phân tích, đánh giá bối cảnh quốc tế và trong nước.
Từ đó, luận án chỉ ra phương hướng thu hút FDI nhằm đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp Việt Nam.
Luận án đưa ra các giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động
tiêu cực của FDI tới đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời,
Luận án cũng chỉ ra các điều kiện từ phía Nhà nước và doanh nghiệp nhằm thu hút
FDI để đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam.

3.4. Kiến nghị điều kiện nhằm phát huy tác động của FDI đến đổi mới công nghệ
của doanh nghiệp Việt Nam
3.4.1. Đổi mới mô hình tăng trưởng
Trong khuôn khổ của luận án, tác giả chỉ tập trung kiến nghị các điều kiện
trong đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm phát huy tác động của FDI đến đổi mới
công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ nhất, Điều kiện về môi trường thể chế cho thu hút FDI và đổi mới công
nghệ
Thứ hai, Điều kiện về nguồn nhân lực cho khoa học công nghệ
Thứ ba, Điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng cho đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp
Thứ tư, Điều kiện về thể chế cho hoạt động R&D
3.4.2. Tận dụng cơ hội từ các FTA
Để tận dụng tốt các cơ hội từ các FTA, trong khuôn khổ của luận án, tác giả đề
xuất một số điều kiện nhằm phát huy tác động của FDI tới đổi mới công nghệ của các
doanh nghiệp Việt Nam:
Thứ nhất, Điều kiện về năng lực hấp thụ công nghệ của doanh nghiệp
Thứ hai, Điều kiện về nguồn lực tài chính của doanh nghiệp

Thứ ba, Điều kiện về năng lực đáp ứng công nghệ của nguồn nhân lực tại
doanh nghiệp
KẾT LUẬN
Luận án “ Nghiên cứu tác động của FDI tới đổi mới công nghệ của các doanh
nghiệp Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về tác động của FDI tới đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng tác đông
của Fdi tới đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam, luận án đã đề xuất
một số giải pháp thu hút FDI nhằm đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt
Nam. Cụ thể, thông qua trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án đã đạt được những kết
quả sau:
Tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan tới tác động
của FDI đến đổi mới công nghệ trong đó đặc biệt chú ý đến các công trình nghiên
cứu đến tác động tràn của FDI về công nghệ. Khẳng định được vị trí, vai trò của FDI
tới đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam.



×