Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây viễn chí đuôi vàng polygala aureocauda (polygalaceae)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 52 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN VÂN ANH
MÃ SINH VIÊN 1101031

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC
VÀ TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA CÂY
VIỄN CHÍ ĐUÔI VÀNG
POLYGALA AUREOCAUDA
(POLYGALACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ

HÀ NỘI – 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

TRẦN VÂN ANH
MÃ SINH VIÊN 1101031

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ
TÁC DỤNG CHỐNG VIÊM CỦA CÂY
VIỄN CHÍ ĐUÔI VÀNG
POLYGALA AUREOCAUDA (POLYGALACEAE)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SỸ

Người hướng dẫn :
1. ThS. Phạm Thái Hà Văn
2. NCS. Đoàn Thái Hưng


Nơi thực hiện :
1. Viện Dược Liệu
2. Bộ môn Dược lực

HÀ NỘI – 2016


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ThS. Phạm Thái Hà Văn và NCS.
Đoàn Thái Hƣng – ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn để giúp em hoàn thành khóa luận
này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến TS. Phƣơng Thiện Thƣơng cùng các cán bộ
của Khoa Hóa phân tích - Tiêu chuẩn, Viện Dƣợc liệu và Bộ môn Dƣợc lực, trƣờng
Đại học Dƣợc Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho em trong thời
gian làm thực nghiệm nghiên cứu của đề tài này.
Nhân dịp này em c ng xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu cùng toàn thể
các th y cô Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội đã dạy d và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt thời gian em học tập tại trƣờng.
Do thời gian làm thực nghiệm c ng nhƣ kiến thức của bản thân còn có hạn,
khóa luận này ch c ch n còn có nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự góp
của các th y cô, bạn b để khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2016.
Sinh viên
Tr n Vân Anh


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BuOH, Bu


n - buthanol

EtOAc

Ethyl acetat

Et

Ethanol

Hx

n – hexan

PA

Polygala aureocada

VC

Viễn chí đuôi vàng

VCTP

Cao chiết Ethanol toàn ph n của rễ Viễn chí đuôi vàng

VCB

Cao chiết phân đoạn Buthanol của rễ Viễn chí đuôi vàng.


MeOH

Methanol

SKLM

S c k lớp mỏng

TLC

Thin - layer chromatography (S c k lớp mỏng)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng

STT
1

Bảng 3.1. Kết quả định tính các nhóm chất trong rễ Viễn chí đuôi
vàng (Polygala aureocauda).

Trang
28

2

Bảng 3.2. Kết quả SKLM nhận biết xanthon

31


3

Bảng 3.3. Kết quả SKLM nhận biết polysaccarid

32

4

Bảng 3.4. Kết quả SKLM nhận biết acid amin

33

Bảng 3.5.Tác dụng chống viêm cấp của cao Viễn chí đuôi vàngtrên
5

mô hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan.

35


DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

STT

Trang

1


Hình 1.1: Hình ảnh của Viễn chí đuôi vàng

6

2

Hình 1.2: Các xanthon đã đƣợc phân lập từ cây Viễn chí đuôi vàng

8

3
4
5
6
7

8
9
10
11
12

Hình 1.3: Hai hợp chất phenolic đã phân lập từ cây Viễn chí đuôi
vàng
Hình 1.4: Công thức cấu tạo của hợp chất reiniosid C
Hình 1.5: Công thức cấu tạo của các hợp chất oligo-polyester
saccharid phân lập đƣợc từ Viễn chí đuôi vàng
Hình 2.1: Hình ảnh dƣợc liệu Viễn chí đuôi vàng
Hình 2.2: Sơ đồ chuẩn bị mẫu thử tác dụng chống viêm cấp của
Viễn chí đuôi vàng

Hình 2.3: Quy trình thí nghiệm tác dụng chống viêm cấp trên mô
hình gây phù bàn chân chuột bằng carrageenan.
Hình 3.1: Kết quả định tính xanthon trong Viễn chí đuôi vàng
Hình 3.2: Kết quả định tính polysaccharid trong Viễn chí đuôi
vàng
Hình 3.3: Kết quả định tính acid amin trong Viễn chí đuôi vàng
Hình 3.4: Mức độ phù chân chuột trung bình theo thời gian trên
mô hình gây viêm cấp bằng carrageenan

8
9
10
14
17

18
31
32
33
36


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về chi Polygala .............................................................................. 3
1.2. Tổng quan về cây Viễn chí đuôi vàng ............................................................. 5
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.......................................................................................................................... 14
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 14

2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu ................................................................................. 14
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 15
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 20
3.1. Nghiên cứu thành ph n hóa học .................................................................... 20
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng chống viêm của cấp của dƣợc liệu Viễn chí đuôi
vàng ....................................................................................................................... 34
CHƢƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 38
4.1. Về thành ph n hóa học................................................................................... 38
4.2. Về tác dụng chống viêm cấp .......................................................................... 38
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 41
5.1. Kết luận .......................................................................................................... 41
5.2. Kiến nghị........................................................................................................ 41


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viễn chí đuôi vàng có tên khoa học là Polygala aureocauda Dunn. (tên đồng
nghĩa Polygala fallax Hemsl.) hay còn gọi là bổ béo tía mọc rải rác trong rừng thƣa,
tập trung ở Sa Pa (Lào Cai) nƣớc ta. Trong y học cổ truyền, Viễn chí đuôi vàng
đƣợc sử dụng giúp bồi bổ sức khỏe, chữa suy nhƣợc cơ thể sau khi ốm dậy, lƣng
đau, mỏi gối, kinh nguyệt không đều [11].
Trên thế giới, chƣa có nhiều nghiên cứu về thành ph n hóa học và tác dụng
dƣợc l của cây Viễn chí đuôi vàng. Ở Việt Nam, theo tra cứu chỉ mới có luận văn
thạc sỹ của Tr n Thị Hằng An, Đại học Dƣợc Hà Nội nghiên cứu về cây thuốc này.
Nghiên cứu đã tiến hành chiết xuất, phân lập và đánh giá tác dụng chống oxy hóa
của các xanthon phân lập đƣợc từ Viễn chí đuôi vàng [1].
Viễn chí đuôi vàng (Polygala aureocauda Dunn.) và Viễn chí tr ng
(Polygala karensium Kurz.) từ lâu đã đƣợc đồng bào dân tộc Dao đỏ và H’mông ở
Sa Pa, Lào Cai sử dụng rễ nhƣ các vị thuốc bổ để chữa đau nhức xƣơng khớp với

tên gọi là Bổ béo tía và Bổ béo tr ng. Do rễ của 2 loài này rất giống với Ba kích nên
ngƣời dân bán với tên Ba kích tr ng và Ba kích tía, dễ gây nh m lẫn cho nhiều
ngƣời. Theo y học dân gian, rễ hai loài này có tác dụng bồi bổ sức khỏe, lợi tiểu,
kích thích sự tu n hoàn, điều hòa kinh nguyệt khác hẳn với dƣợc liệu Ba kích
(Morinda officinalis) có tác dụng bổ dƣơng đƣợc dùng khi lƣng gối mỏi đau, liệt
dƣơng, xuất tinh sớm. Theo điều tra của Viện Dƣợc liệu, Viễn chí đuôi vàng đƣợc
ngƣời dân Sa Pa dùng tƣơi ngâm rƣợu để làm thuốc bổ, chữa sƣng viêm. Tuy nhiên
chƣa có nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng chống viêm của loài Polygala
aureocauda ở Việt Nam đƣợc công bố.
Nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học về tác dụng chống viêm c ng nhƣ
làm phong phú thêm tri thức về hóa thực vật học của loài Viễn chí đuôi vàng
(Polygala aureocauda) thu hái tại Việt Nam, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên
cứu về thành phần hóa học và tác dụng chống viêm của cây Viễn chí đuôi vàng
Polygala aureocauda (Polyganaceae)” với mục tiêu:


2

- Định tính thành ph n hóa học trong rễ cây Viễn chí đuôi vàng (Polygala
aureocauda) bằng các phản ứng hóa học và s c k lớp mỏng.
- Đánh giá tác dụng chống viêm cấp của cao rễ cây Viễn chí đuôi vàng (Polygala
aureocauda).


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi Polygala
1.1.1. Vị trí phân loại chi Polygala
Theo hệ thống phân loại của tác giả Takhtajan (1987) [2].

Ngành (Division): Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp (Class): Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Bộ (Order): Bộ Đậu (Fabales)
Họ (Family): Họ Viễn chí (Polygalaceae)
Chi (Genus): Polygala
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Polygala
Đặc điểm thực vật
Cây cỏ, cây bụi thấp hay cây nhỡ. Lá mọc so le, mọc đối hay mọc vòng. Hoa
không đều, xếp thành bông hay chùm. Đài có 5 lá đài khác nhau xếp theo hình nanh
sấu, các lá đài trong lớn và có màu. Tràng có 3 cánh hoa, cái ở dƣới lớn hơn, dạng
giỏ hay dạng m , các cánh sau nhỏ hoặc không có. Nhị 8, 2 bó. B u hai ô. Quả nang
có cánh, 2 ô, m i ô 1 hạt. Hạt có áo hạt, có lông nhung [10].
Phân bố
Chi Polygala có khoảng 500 loài, phân bố rải rác kh p các vùng nhiệt đới,
cận nhiệt đới và ôn đới ấm trừ New Zealand [10], [15]. Tuy nhiên, vùng TrungNam Mỹ, B c Mỹ và Nam Phi là nơi phân bố chính của các loài thuộc chi này.
Trong tài liệu “Từ điển thực vật thông dụng”, tác giả Võ Văn Chi có chỉ ra ở Việt
Nam hiện có khoảng 24 loài thuộc chi Polygala, trong đó có nhiều loài đƣợc sử
dụng làm thuốc [34]. Các loài thuộc chi Polygala phân bố chủ yếu ở các vùng núi
cao từ B c vào Nam. Tác giả Phạm Hoàng Hộ có liệt kê 26 loài thuộc chi Polygala
với tên gọi Kích nh , phân bố từ phía Tây b c (Lào Cai, Tam Đảo, Ba Vì) tới Nam
Trung Bộ (Đồng Nai) và Tây Nguyên (Đà Lạt), đặc biệt có cả ở đảo Phú Quốc [13].
Trong cuốn sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, tác giả Võ Văn Chi có liệt kê 13
loài Polygala dùng làm thuốc trong y học dân gian với tên gọi Viễn chí [11]. Tác
giả Đ Tất Lợi c ng mô tả 7 loài ở nƣớc ta.


4

Các loài Viễn chí (Polygala sp.) đƣợc sử dụng để chữa ho, nhiều đờm. Y học

cổ truyền thƣờng sử dụng 2 loài Viễn chí là P. tenuiflorum (Viễn chí lá nhỏ), P.
sibirica (Viễn chí Xeberi), để điều trị bệnh th n kinh suy nhƣợc, chữa hồi hộp, hay
quên, sợ hãi, chữa ho nhiều đờm [11].
Ngoài các loài Viễn chí đƣợc sử dụng với tác dụng chữa ho và tăng trí nhớ,
thì hiện nay 2 loài Viễn chí đuôi vàng (Polygala fallax Hemsl.) và Viễn chí tr ng
(P. karensium Kurz.) c ng đƣợc đồng bào dân tộc Dao đỏ và H’mông sử dụng rễ
nhƣ các vị thuốc bổ để chữa đau nhức xƣơng khớp, suy nhƣợc cơ thể với tên gọi là
Bổ béo tía và Bổ béo tr ng.
1.1.3. Một số loài thuộc chi Polygala ở Việt Nam
Ở nƣớc ta có nhiều loài Viễn chí Polygala. Có thể liệt kê ra một số loài nhƣ
sau.
- Polygala japonica Houtt.–Nam viễn chí, Viễn chí Nhật.
Phân bố: Ở Việt Nam có gặp ở Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam.
Công dụng: Chữa ho, nhiều đờm, viêm phế quản, hay quên, giảm trí nhớ, liệt
dƣơng, yếu sức, mộng tinh, bổ cho nam giới và ngƣời già, thuốc làm sáng m t,
thính tai. Thuốc còn chữa đau tức ngực, khó ngủ, suy nhƣợc th n kinh [14].
- Polygala sibirica L.
Phân bố: Ở nƣớc ta gặp ở Đà Lạt.
Công dụng: Đƣợc dùng trị viêm phổi, ho có đàm, bạch đới, lỵ, đòn ngã tổn
thƣơng [15].
- Polygala glomerata Lour.– viễn chí Lang Biang, Kích nh Lang Biang.
Phân bố: Lâm Đồng (Lang Biang, Đơn Dƣơng, Đức Trọng, BảoLộc).
Công dụng: Có thể dùng làm thuốc chữa ho ra đờm. Rễ cây ngâm rƣợu làm
thuốc xoa bóp, trị tê thấp [11].
- Polygala persicariaefolia DC.- Viễn chí lá liễu, Kích nh lá hẹp.
Phân bố: Ở nƣớc ta có ở Lâm Đồng, Kon Tum, Ninh Thuận. Cây còn tìm
thấy ở một số quốc gia nhƣ Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, các nƣớc nhiệt đới
châu Á khác.



5

Công dụng: Ở Vân Nam (Trung Quốc) cây đƣợc dùng trị sƣng đau họng, đau
ngực, đòn ngã tổn thƣơng, r n c n [15].
- Polygala arvensis Willd. – Viễn chí hoa nhỏ.
Phân bố: Ở nƣớc ta có ở Kon Tum, Lâm Đồng, Bình Thuận. Còn có ở Ấn
Độ, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia, Philipines.
Công dụng: Cây đƣợc dùng trị ho, tức ngực, ho gà, phong thấp, r n c n và
giải độc thuốc phiện [15].
- Polygala paniculata L.–Viễn chí lá nhỏ, Cây d u nóng.
Phân bố: Lâm Đồng (Đà Lạt, Lạc Dƣơng, Di Linh). Cây có nguồn gốc khu
vực Nam Mỹ. Sau đó, lan rộng sang vùng nhiệt đới châu Phi và các nƣớc châu Á.
Công dụng: Dùng thuốc hãm toàn cây để trị sổ m i. Nƣớc s c toàn cây để
chữa chứng đ y hơi. Nhiều ngƣời dùng rễ ngâm cồn hoặc tinh d u pha cồn dùng
xoa bóp chữa tê thấp, nhức mỏi [15].
- Polygala saxicola Dunn.
Phân bố: SaPa (Lào Cai).
Công dụng: Trị ho, tức ngực, ho gà và đòn ngã tổn thƣơng nhƣ một số loài
Viễn chí khác [15].
- Polygala chinensis L.
Phân bố: Ở Việt Nam, loài Polygala chinensis L. đƣợc phân bố ở một số địa
phƣơng nhƣ Nghệ An, Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Khánh Hòa [15].
Công dụng: Thƣờng dùng lá và thân s c uống trong trƣờng hợp sƣng huyết
1.2. Tổng quan về cây Viễn chí đuôi vàng
1.2.1. Tên gọi
Tên khoa học: Polygala aureocauda Dunn. – họ Viễn chí (Polygalaceae)
Tên đồng nghĩa: Polygala fallax Hemsl., Polygala fallax Hayek ex
Zahlbruckner, Polygala forbesii Chodat
Tên thƣờng gọi: Bổ béo tía, Kích nh đuôi vàng [11]



6

1.2.2. Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ rụng lá hoặc cây bụi, cao từ 1-3m. Thân màu vàng xám, có nốt s n.
Cây có nhánh cao, lá mọc so le, phiến thon, hình ngọn giáo dài 10-14cm, rộng 23,5cm, không lông; gốc lá tròn, hơi không cân; gân bên 7-10 đôi; cuống dài 3-4mm.
Chùm hoa đứng ở ngọn cây hay cành, đối diện với lá, cao 20-40cm; nụ hoa
dài cỡ 1cm; các hoa ở ngọn nở trƣớc; lá đài dài cỡ 4mm; cánh hoa 10mm, màu
vàng, mồng có 12-16 tua, tiểu nhụy 8.
Rễ Viễn chí đuôi vàng có màu tím, trông giống nhƣ Ba kích nên còn đƣợc
gọi là Bổ béo tía, đây là điều gây nh m lẫn với Ba kích. Ph n đuôi rễ có màu vàng
nên đƣợc gọi là Viễn chí đuôi vàng [11].

A

B

C

D

Hình 1.1. Hình ảnh của Viễn chí đuôi vàng
A: Cành cây; B: Hoa; C: Rễ; D: Quả


7

1.2.3. Phân bố và sinh thái
Loài Polygala aureocauda tập trung phân bố ở rừng thƣa với độ cao 12001500m. Ở Việt Nam cây gặp nhiều ở vùng núi SaPa của dãy Hoàng Liên Sơn.
Ngoài ra cây còn đƣợc tìm thấy ở Trung Quốc, chủ yếu ở một số địa phƣơng nhƣ

Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, Qu Châu, Hồ Nam, Giang Tây.
Viễn chí đuôi vàng mọc rải rác trong rừng thƣa, thu hái rễ và lá vào mùa h
và mùa thu. Rễ rửa sạch, phơi khô để dùng. Lá dùng tƣơi hoặc phơi khô trong bóng
râm [11].
1.2.4. Thành phần hóa học
Theo các tài liệu đã đƣợc công bố trên thế giới, rễ Viễn chí đuôi vàng chứa
bốn thành ph n chính bao gồm: saponin triterpen, polysaccharid, phenolic và các
hợp chất xanthon.
- Xanthon
Theo các nghiên cứu đã công bố, xanthon là nhóm hợp chất chính trong loài
Polygala aureocauda. Cho đến nay, các nhà khoa học trên thế giới đã phân lập
đƣợc 14 xanthon từ rễ cây Viễn chí đuôi vàng (Polygala aureocauda) bao gồm: 3hydroxy-1,4-dimethoxy xanthon (1), 1,7-dihydroxy-2,3-methylendioxy xanthon (2),
7-hydroxy-1-methoxy-2,3-methylendioxy

xanthon

(3),

1,3,6-trihydroxy-2,7-

dimethoxy xanthon (4), 1,3-dihydroxy-2-methoxy xanthon (5), 1-methoxy-2,3methylendioxy xanthon (6), 3-hydroxy-1,2-dimethoxy xanthon (7), 1,6,7trihydroxy-2,3-dimethoxy xanthon (8), 1,3,7-trihydroxy-2-methoxy xanthon (9),
1,3-dihydroxy xanthon (10), 1,8-dihydroxy-2,7-dimethoxyxanthon (11), 1,7dihydroxy-4-methoxy xanthon (12),1,7- dihydroxy xanthon (13), 1,7- dimethoxy
xanthon (14) [21], [22], [23], [30].


8

R1

R7


2

OH

OH

H

3

OCH3

OH

H

H

6

OCH3

H

H

H

H


R1

R2

R3

R4

R6

R7

R8

1

OCH3

H

OH

OCH3

H

H

H


4

OH

OCH3

OH

H

5

OH

OCH3

OH

H

H

OCH3 OCH3

OH

H

7


OH OCH3

8

OH

OCH3 OCH3

H

OH

OH

H

9

OH

OCH3

OH

H

H

OH


H

10

OH

H

OH

H

H

H

H

11

OH

OCH3

H

H

H


OCH3 OH

Hình 1.2. Các xanthon đã đƣợc phân lập từ cây Viễn chí đuôi vàng
- Các hợp chất phenolic
Năm 2003, Wenzhe Ma và các cộng sự đã phân lập đƣợc hai hợp chất
phenolic từ rễ Viễn chí đuôi vàng là: Polygalolid A (1) and B (2) [36].

Hình 1.3. Hai hợp chất phenolic đã phân lập từ cây Viễn chí đuôi vàng


9

- Saponin
Năm 2006, Xu Kangping và cộng sự đã phân lập đƣợc bốn saponin
triterpenoid từ rễ cây Viễn chí đuôi vàng [35], [38]. Các hợp chất l n lƣợt đƣợc xác
định là 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl presenegenin 28-O-βD-xylopyranosyl- (1 -> 4)-α-L-rhamnopyranosyl- (1→2)-β-D-fucopyranosyl ester
(I), 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl presenegenin 28-O-β-Dxylopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-(3-O-acetyl)-β-D-fucopyranosyl ester (II), 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl presenegenin
28-O-β-D-xylopyranosyl-

(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2)-(4-O-acetyl)-β-D-

fucopyranosyl ester (III) và 3-O-β-D-glucopyranosyl-(1→2)-β-D-glucopyranosyl
presenegenin 28-O-β-D-xylopyranosyl-(1→4)-α-L-rhamnopyranosyl-(1→2) - (3,4diacetyl)-β-D-fucopyranosyl ester (IV). Sau đó, năm 2008 Li và cộng sự đã phân
lập từ rễ cây Viễn chí đuôi vàng hợp chất triterpen là reiniosid C [24].

Hình 1.4. Công thức cấu tạo của hợp chất reiniosidC

- Polysaccharid
Năm 1997, Dongming Zhang và các cộng sự đã phân lập đƣợc 5 oligopolyester saccharid mới từ Viễn chí đuôi vàng, đƣợc đặt tên là fallaxose A-E (2-6),

cùng với bốn oligosaccharid đã biết, reiniose D (1), senegose G (7), tenuifoliose C
(8) và P (9) [18].


10

Hình 1.5. Công thức cấu tạo của các hợp chất oligo-polyester saccharid phân lập
đƣợc từ Viễn chí đuôi vàng
- Các hợp chất khác
Năm 2005, Huang Zhaohui và cộng sự đã phân lập từ rễ cây Viễn chí đuôi
vàng đƣợc bảy hợp chất. Các hợp chất đƣợc xác định l n lƣợt là: 24-ethyl-7 (E) 22cholestadien-3-ol (1), 24-ethyl-7 (E) 22-cholestadien-3-on (2), 1,8-dihydroxy-2,7dimethoxyxanthon (3), n-hexadecan axit monoglycerid (4), 3-O-[4-O-(α-Lrhamnopyranosyl)-feruloyl]-β-D-fructofuranosyl-(2→1)-(4,6-di-O-benzoyl)-α-Dglucopyranosid

(5),

1-O-β-D-glucopyranosyl-(2S,

3S,

4R,

8E)-2-[(2'R)-2'-

hydroxypalmitoyl-amino]-8-octadecene-1,3,4-triol (6), và 1-O-β-D- glucopyranosyl-(2S, 3S, 4R, 8E)-2-[(2'R)-2'-hydroxytetra-cosanamino]-8-octadecene-1,3, 4-triol
(7) [20], [26], [30], [31].
1.2.5. Tính vị, công năng, chủ trị
Theo tác giả Võ Văn Chi, rễ Viễn chí đuôi vàng có vị ngọt, hơi đ ng, tính
bình, có tác dụng bồi bổ sức khỏe, lợi tiểu, kích thích sự tu n hoàn, điều hòa kinh
nguyệt. Viễn chí đuôi vàng đƣợc sử dụng chữa suy nhƣợc cơ thể sau khi ốm dậy,
thiếu máu, đau lƣng, mỏi gối. Ngoài ra, dƣợc liệu này còn thƣờng đƣợc sử dụng để
chữa viêm gan, viêm thận, thủy th ng, các bệnh phụ nữ thƣờng gặp nhƣ sa tử cung

khí hƣ, kinh nguyệt không đều. Ngoài ra lá cây còn đƣợc dùng ngoài để trị đòn ngã,


11

vết thƣơng chảy máu, lấy cây tƣơi giã đ p lên ch đau. Có nơi, nguời ta lấy rễ cây
bỏ vào vại nƣớc ăn để phòng bệnh vàng da [11].
Viễn chí đuôi vàng đƣợc dùng với dạng thuốc s c, ngày 15-30g. Một số đơn
thuốc chứa Viễn chí đuôi vàng:
- Đơn thuốc chữa thiếu máu: Viễn chí đuôi vàng, đảng sâm, kê huyết đằng
đều 30g, s c uống.
- Đơn thuốc chữa viêm gan cấp và mạn tính: Rễ viễn chí đuôi vàng (10-15g)
hay lá tƣơi (60-150g), s c uống.
Theo điều tra của Viện dƣợc liệu, rễ của cây Viễn chí đuôi vàng đƣợc các
dân tộc ở Sa Pa dùng làm thuốc bổ, giảm đau, chữa sƣng viêm, mệt mỏi, phù hợp
với công dụng của Võ Văn Chi miêu tả.
1.2.6. Tác dụng sinh học
Hiện nay trên thế giới có một vài nghiên cứu về tác dụng sinh học của cây
Viễn chí đuôi vàng đã đƣợc công bố.
- Tác dụng hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch
Nghiên cứu của Li và cộng sự cho biết hợp chất saponin là reiniosid C phân
lập từ rễ loài P. aureocauda có tác dụng hạ lipid máu khi thử nghiệm in vivo. Chuột
đƣợc uống renioside C các liều 4, 8, 16 mg/kg/ngày trong 30 ngày liên tục, kết quả
cho thấy lƣợng lipid trong máu và gan giảm. Thí nghiệm ở mô hình in vitro (mô
hình HUVECs) cho thấy saponin này có tác dụng chống oxy hóa lipoprotein tỉ trọng
thấp (LDL), làm giảm sự tích tụ các ester của cholesterol trong đại thực bào
(macrophage). Do đó, các tác giả đi đến kết luận reiniosid C là nguồn nguyên liệu
tiềm năng để phát triển thuốc hạ mỡ máu, chống xơ vữa động mạch [24], [25], [38].
- Tác dụng trên cơ tim
Theo một nghiên cứu của trƣờng Đại học Guo jingshen Hunan (Trung Quốc)

đã công bố cho thấy, cao toàn ph n của rễ loài Polygala aureocauda có tác dụng
làm giảm triệu chứng thiếu máu cục bộ cấp trên cơ tim của thỏ c ng nhƣ cải thiện
sự truyền máu ở động mạch vành tim của chuột lang ở trạng thái tim bị trơ. Nghiên
cứu về rối loạn nhịp tim ở chuột bị gây mê cho thấy liều cao 60% đến 90% có thể


12

thay đổi rối loạn nhịp tim chuột gây ra bởi BaCl2 và mức liều trên 90% cao toàn
ph n có thể kiểm soát đƣợc trạng thái trơ của tim [19].
- Tác dụng chống viêm
Năm 2003, Kou Junping và cộng sự đã tiến hành các thí nghiệm để xác định
tác dụng chống viêm của cao chiết rễ loài Polygala aureocauda trên mô hình gây
tăng tính thấm thành mạch và sử dụng xylen gây phù tai chuột. Kết quả nghiên cứu
cho thấy, cao chiết Viễn chí đuôi vàng có khả năng ức chế sự tăng tính thấm thành
mạch gây ra bởi histamine trên chuột, và giảm mạnh phùở tai chuột gây ra bởi xylen
[22].
- Tác dụng chống đông máu
Theo Kou Junping và cộng sự, phân đoạn saponin toàn ph n của rễ loài
Polygala aureocauda có tác dụng chống đông máu và làm tan huyết khối. Kết quả
chỉ ra rằng, saponin toàn ph n có tác dụng kéo dài thời gian đông máu trên tế bào
gây ra bởi thrombin, thromboplastin [23].
- Tác dụng tăng cƣờng miễn dịch
Polysaccharid từ rễ loài Polygala aureocauda có tác dụng tăng cƣờng thực
bào của đại thực bào, thúc đẩy sản xuất kháng thể, đồng thời tăng cƣờng khả năng
miễn dịch [32].
- Tác dụng chống oxy hóa
Lin và cộng sự c ng thử nghiệm tác dụng chống oxy hóa của 7 xanthon phân
lập từ rễ loài Polygala aureocauda trên 4 mô hình: dọn gốc tự do H2O2, chống
peroxy hóa lipid, dọn gốc tự do hydroxyl, dọn gốc tự do oxy hóa ROS do giải

phóng oxy nhanh chóng từ đại thực bào với 2 nồng độ thử nghiệm là 2µg/ml và
10µg/ml. Kết quả cho thấy rằng, 07 hợp chất xanthon đều thể hiện tác dụng chống
oxy hóa trên các mô hình thử nghiệm [27].
- Tác dụng kháng virus
Nghiên cứu của Li Yao-Lan và cộng sự cho thấy, ba hợp chất xanthon phân
lập từ rễ loài Polygala aureocauda bao gồm 1,3-dihydroxy-2-methylxanthon, 1,3dihydroxy xanthon, 1,3-dihydroxy-2-methoxyxanthoncó tác dụng kháng virus trên 2
chủng virus thử nghiệm là Herpes simplex type 1 (HSV-1) và virus B3 coxsackie


13

(Cox B3). Hai chủng virus trên là nguyên nhân gây bệnh mụn rột da và bệnh chân
tay miệng. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng các dẫn chất của xanthon có nhóm chức 1,3dihydroxy c ng có tác dụng kháng cả 2 loại virus nêu trên [26].


14

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG TIỆNVÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là rễ cây Viễn chí đuôi vàng đƣợc thu hái tại Sa Pa
vào tháng 9 năm 2013, do nghiên cứu sinh Đoàn Thái Hƣng thu mẫu. Mẫu nghiên
cứu đã đƣợc xác định tên khoa học là Polygala aureocauda Dunn. bởi tiến sỹ
Nguyễn Thị Thanh Hƣơng, Phòng Thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật,
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Rễ cây sau khi thu hái đƣợc rửa sạch, thái nhỏ, sấy khô ở 60oC và bảo quản
trong túi nilon kín. Mẫu nghiên cứu hiện đƣợc lƣu giữ tại Khoa Hóa phân tích–Tiêu
chuẩn, Viện Dƣợc liệu.

A


B

Hình 2.1. Hình ảnh dƣợc liệu Viễn chí đuôi vàng
A: Dƣợc liệu tƣơi; B: Dƣợc liệu khô
2.2. Phƣơng tiện nghiên cứu
2.2.1. Thiết bị dùng cho nghiên cứu
- Cân kỹ thuật Precisa, cân phân tích, bếp đun cách thủy.
- Tủ sấy Memmert, máy xác định độ ẩm Precisa HA60.
- Máy cất thu hồi dung môi BUCHI R-200.
- Đ n tử ngoại Vilbez lourmat (hai bƣớc sóng 254 nm và 366 nm).
- Pipet vạch, Pipet Paster, Pipet chính xác, ống nghiệm, bình nón, bình gạn, bình
c u, phễu, giấy lọc…


15

- Máy chấm s c k lớp mỏng tự động Camag Linomat 5, máy chụp ảnh Camag
Reprostar 3.
- Bản mỏng Silica gel 60 F254 (Merck), pha đảo RP-18
- Máy đo thể tích chân chuột Plethysmometer (Ugo Basile)
- Cân phân tích AY 220 (Shimadzu).
2.2.2. Hóa chất, dung môi
- Các dung môi: ethanol (C), methanol (Me), n-hexan (Hx), ethylacetat (Et), nbuthanol (Bu), acid formic, cloroform, toluen, ether d u hỏa… đạt tiêu chuẩn phân
tích theo Dƣợc điển Việt Nam IV.
- Các thuốc thử dùng trong phản ứng hóa học: TT Lugol, TT Bouchardat, TT
Mayer, TT Dragendoff, TT Diazo...đƣợc pha theo hƣớng dẫn của DĐVN IV.
- Các thuốc thử hiện màu trong s c k lớp mỏng, đặc hiệu cho các nhóm chất: KOH
5% trong methanol, thuốc thử α naphtol-acid sulfuric… pha theo các tài liệu tham
khảo.

- Các thuốc dùng trong thử tác dụng chống viêm cấp.
- Indomethacin (dƣợc phẩm Hà Tây).
- Các hóa chất, dung môi khác đạt tiêu chuẩn dƣợc dụng.
2.2.3. Động vật thí nghiệm
- Chuột cống tr ng chủng Wistar, giống đực, 8-10 tu n tuổi, cân nặng từ 140-160 g,
khỏe mạnh do Học viện Quân y cung cấp.
- Động vật đƣợc nuôi ổn định với điều kiện phòng thí nghiệm Bộ môn Dƣợc lực,
Trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội ít nhất 5 ngày trƣớc khi thực hiện nghiên cứu, đƣợc
nuôi dƣỡng bằng thức ăn tiêu chuẩn do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ƣơng cung cấp,
uống nƣớc tự do.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nghiên cứu định tính các nhóm hoạt chất bằng phản ứng hóa học
Chuẩn bị mẫu: Sấy khô dƣợc liệu ở nhiệt độ 60oC. Tán nhỏ bằng thuyền tán
thành bột thô, bảo quản trong túi nilon kín, để ở ch thoáng mát, khô ráo.
Định tính các nhóm chất hữu cơ chính trong dƣợc liệu Viễn chí đuôi vàng
bằng phản ứng hóa học đặc trƣng theo các tài liệu [3], [4], [5].


16

2.3.2. Nghiên cứu định tính các nhóm hoạt chất bằng phƣơng pháp sắc ký lớp
mỏng
Dƣợc liệu đƣợc xay nhỏ, chiết nóng hồi lƣu bằng dung môi ethanol 96% ở
60oC trong vòng 2 giờ. Cất thu hồi dung môi dƣới áp suất giảm ở 70oC thu đƣợc
cao ethanol. Cao ethanol đƣợc hòa trong lƣợng nƣớc nhất định, sau đó chiết lỏng lỏng với các dung môi có độ phân cực tăng d n theo thứ tự l n lƣợt là n-hexan,
ethyl acetat, n-buthanol (tỷ lệ 1:1; v/v). Tách riêng các dịch chiết phân đoạn, cất
thu hồi dung môi dƣới áp suất giảm thu đƣợc c n tƣơng ứng.
Tiến hành thăm dò trên nhiều hệ dung môi khác nhau để lựa chọn hệ dung
môi cho kết quả phân tách tốt nhất. Kết quả đƣợc quan sát ở bƣớc sóng UV
(254 nm và 366 nm) và ánh sáng tr ng với các thuốc thử hiện màu đặc trƣng.

Cách tiến hành:
- Hoạt hóa bản mỏng Silica gel 60 F254 (Merck) ở 110oC trong 1 giờ.
- Bão hòa hệ dung môi khai triển trong 10-15 phút.
- Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 – 15μl các dung dịch phân tích.
- Sau khi triển khai bản mỏng trong bình s c k , bỏ ra ngoài không khí, sấy khô.
- Phun các thuốc thử hiện màu đặc trƣng cho các nhóm chất và sấy ở nhiệt độ phù
hợp.
- Quan sát dƣới ánh sáng UV 254 nm, 366 nm, ánh sáng tr ng trƣớc và sau phun
thuốc thử
2.3.3. Nghiên cứu tác dụng chống viêm cấp
Đánh giá tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn chân chuột
bằng carrageenan theo Winter [16], [34], [37].
Mẫu thử
C n ethanol toàn ph n (VCTP) và c n phân đoạn buthanol (VCB) đƣợc
chuẩn bị nhƣ sau:


17

Hình 2.2. Sơ đồ chuẩn bị mẫu thử tác dụng chống viêm cấp của
Viễn chí đuôi vàng
Các c n đƣợc hòa vào nƣớc cất thành các nồng độ khác nhau để phù hợp với
yêu c u của thí nghiệm trƣớc khi cho chuột uống.
Sau khi cho chuột uống thuốc, gây viêm bằng cách tiêm dƣới da gan bàn
chân sau phải chuột bằng chất gây viêm là carrageenan 1%. Đo thể tích bàn chân
trƣớc và sau khi gây viêm tại các thời điểm 1h, 3h, 5h, 7h. So sánh tác dụng chống
viêm của các lô thử và lô chứng.
Phân chia lô thí nghiệm
Sử dụng mô hình gây phù bằng carrageenan theo Winter. Chuột cống tr ng
đực đƣợc chia ngẫu nhiên thành các lô:

- Lô chứng: uống nƣớc cất.
- Lô đối chiếu: uống indomethacin trong Na CMC 0,5% liều 10 mg/kg.
- Lô thử 1: uống VCTP liều 700mg/kg.
- Lô thử 2: uống VCTP liều 1400mg/kg.
- Lô thử 3: uống VCB liều 80mg/kg.
- Lô thử 4: uống VCB liều 160mg/kg.
Tiến hành thí nghiệm: Thử nghiệm đƣợc tiến hành trong 7 ngày. Chuột đƣợc uống
nƣớc cất, các mẫu thử viễn chí đuôi vàng với cùng thể tích 1ml/100g chuột vào một


18

giờ nhất định hàng ngày trong vòng 7 ngày trƣớc khi làm thực nghiệm. Trƣớc khi
dùng thuốc 1,5 giờ, chuột không đƣợc ăn nhƣng đƣợc uống nƣớc bình thƣờng.
Ngày thứ bảy, sử dụng máy đo thể tích Plethysmometer để đo thể tích bàn chân sau
phải của từng chuột. Sau khi uống nƣớc cất, thuốc đối chiếu và mẫu thử viễn chí
đuôi vàng l n cuối cùng, chuột đƣợc tiêm 0,1 ml carrageenan 1% trong nƣớc muối
sinh l vào gan bàn chân sau phải. Đo thể tích bàn chân sau phải của từng chuột vào
các thời điểm trƣớc khi gây viêm và sau 1 giờ, 3 giờ, 5 giờ, 7 giờ sau khi gây viêm.

Hình 2.3. Quy trình thí nghiệm tác dụng chống viêm cấp trên mô hình gây phù bàn
chân chuột bằng carrageenan.
Thông số đánh giá
- Thể tích bàn chân sau phải của từng chuột.
- Mức độ phù bàn chân phải của từng chuột đƣợc tính theo công thức:
∆V (%) = [(Vt – Vo)/Vo] 100
∆V: Mức độ phù chân chuột tại thời điểm t giờ sau khi gây viêm.
Vo, Vt: Thể tích bàn chân chuột trƣớc khi gây viêm và tại thời điểm t giờ sau
khi gây viêm.
- % ức chế phù của các lô thử so với lô chứng đƣợc tính theo công thức:

I (%) = [(Vc – Vt)/Vc] 100
I (%): Ph n trăm ức chế phù của lô thử so với lô chứng tại cùng thời điểm.


×