Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Nghiên cứu phân biệt một số dược liệu mang tên đông trùng hạ thảo trên thị trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 44 trang )

BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI
----------

LÊ THỊ TÂN
MÃ SINH VIÊN: 1101448

NGHIÊN CỨU
PHÂN BIỆT MỘT SỐ DƢỢC LIỆU
MANG TÊN “ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO”
TRÊN THỊ TRƢỜNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ

HÀ NỘI - 2016


BỘ Y TẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC DƢỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ TÂN
MÃ SINH VIÊN: 1101448

NGHIÊN CỨU
PHÂN BIỆT MỘT SỐ DƢỢC LIỆU
MANG TÊN “ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO”
TRÊN THỊ TRƢỜNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƢỢC SĨ
Người hướng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Viết Thân
Nơi thực hiện
Bộ môn Dƣợc liệu



HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận đƣợc thực hiện tại Bộ môn Dƣợc liệu-Trƣờng đại học Dƣợc Hà
Nội. Trong thời gian làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự ủng hộ, động viên giúp
đỡ của thầy cô, các anh chị kỹ thuật viên, bạn bè và gia đình.
Lời đầu tiên, tôi xin đƣợc bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Nguyễn Viết Thân (Bộ môn Dƣợc liệu- Trƣờng đại học Dƣợc Hà
Nội), ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, động viên, ủng hộ và truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian làm khóa luận.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn DS. Nguyễn Thanh Tùng đã nhiệt tình
hƣớng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi thực hiện khoá luận.
Xin đƣợc tỏ lòng biết ơn tới Ths. Nguyễn Tuấn Anh và các anh chị kỹ
thuật viên của Bộ môn Dƣợc liệu đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ, động viên tôi
trong suốt quãng thời gian làm khoá luận.
Tôi cũng chân thành cảm ơn những ngƣời bạn cùng làm khoá luận tại Bộ
môn Dƣợc liệu đã luôn đồng hành, giúp đỡ và động viên để tôi có thể hoàn thành
tốt khóa luận.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc cảm ơn bố mẹ, gia đình, bạn bè những ngƣời đã
luôn sát cánh, ủng hộ và động viên tôi trong suốt quãng thời gian làm việc và
học tập tại trƣờng đại học Dƣợc Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên
Lê Thị Tân


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH ...........................................................................................................2
ĐẶT VẤN ĐỀ ..........................................................................................................................................4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................................................5
1.1. Tên gọi ...........................................................................................................................................5
1.2. Vị trí trong thang phân loại ............................................................................................................6
1.3. Tổng quan chung về họ Hypocreaceae ..........................................................................................6
1.4. Sự phát triển, đặc điểm hình thái....................................................................................................7
1.4.1. Sự phát triển ............................................................................................................................7
1.4.2. Đặc điểm hình thái ..................................................................................................................9
1.5. Thành phần hóa học và tác dụng ................................................................................................. 10
1.5.1. Protein ................................................................................................................................. 10
1.5.2. Polysaccharid ....................................................................................................................... 11
1.5.3. Sterol .................................................................................................................................... 11
1.5.4. Các chất khác ....................................................................................................................... 11
1.6. Công dụng ................................................................................................................................... 12
1.7. Tình hình nghiên cứu đông trùng hạ thảo ở Việt Nam................................................................ 13
1.8. Các dạng “Đông trùng hạ thảo” trên thị trƣờng hiện nay............................................................ 14
1.9. Nuôi trồng nấm Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. ...................................................................... 16
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................... 18
2.1. Đối tƣợng và phƣơng tiện nghiên cứu......................................................................................... 18
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................................... 18
2.1.2. Nguyên vật liệu, thiết bị ....................................................................................................... 18
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................................. 19
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái ............................................................................................ 19
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu hiển vi .......................................................................................... 19
2.2.3. Phƣơng pháp hóa học ........................................................................................................... 19
CHƢƠNG 3. THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN ................................................................... 21
3.1. Đặc điểm hình thái ...................................................................................................................... 21



3.2. Đặc điểm vi học .......................................................................................................................... 23
3.2.1. Đặc điểm soi bột................................................................................................................... 23
3.2.2. Đặc điểm vi phẫu của Nhóm mẫu 4 ..................................................................................... 24
3.3. Thành phần hoá học .................................................................................................................... 26
3.3.1. Thành phần hoá học Nhóm mẫu 3 ....................................................................................... 26
3.3.2. Thành phần hoá học Nhóm mẫu 4 ....................................................................................... 30
3.4. BÀN LUẬN ................................................................................................................................ 34
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................................ 36


1

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

DĐTQ 2010

Dƣợc điển Trung Quốc 2010
Food and Drug Administration (Cục Quản lý

FDA

Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ)

HIV

Human Immunodeficiency Virus


MeOH

Methanol

NXB

Nhà Xuất Bản

p.

page

tr.

trang

USD

Đơn vị tiền tệ Mỹ

VND

Đơn vị tiền tệ Việt Nam


2

DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
Tên bảng, sơ đồ, hình ảnh


Stt

Trang

Bảng 3.1. So sánh đặc điểm hình thái của các nhóm mẫu so với
1

2

Dược điển Trung Quốc 2010.
Hình 1.1. Vòng đời của Hepialus.

21-22

8

Hình 1.2. Một số sản phẩm “Đông trùng hạ thảo” trên thị
3

trường.

15-16

8

Hình 3.1. Đặc điểm soi bột Nhóm mẫu 3.

23


9

Hình 3.2. Đặc điểm soi bột Nhóm mẫu 4.

24

Hình 3.3. Hình ảnh vi phẫu và sơ đồ mô tả cấu trúc của Nhóm
10

mẫu 4.

26

Hình 3.4. Sắc ký đồ dịch chiết MeOH của Nhóm mẫu 3 khai
triển với hệ toluen- ethyl acetat- acid formic (11:8:2) ở bước
11

sóng 254 nm và ở ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử hiện

28

màu.
Hình 3.5. Sắc ký đồ, đồ thị và bảng kết quả phân tích sắc ký đồ
của Nhóm mẫu 4 sau khi triển khai với hệ toluen- ethyl acetat12

acid formic (11:8:2) ở bước sóng 254 nm bằng phần mềm
VideoScan.

29



3

Hình 3.6. Sắc ký đồ, đồ thị và bảng kết quả phân tích sắc ký đồ
của Nhóm mẫu 3 sau khi triển khai với hệ toluen- ethyl acetat13

acid formic (11:8:2) quan sát ở ánh sáng thường bằng phần

30

mềm VideoScan.
Hình 3.7. Sắc ký đồ dịch chiết Chloroform của Nhóm mẫu 4
khai triển với hệ toluen- ethyl acetat- acid formic (16:5:2) ở
14

bước sóng 254 nm và ở ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử

32

hiện màu.

Hình 3.8. Sắc ký đồ, đồ thị và bảng kết quả phân tích sắc ký đồ
của Nhóm mẫu 4 sau khi triển khai với hệ toluen- ethyl acetat15

acid formic (16:5:2) ở bước sóng 254 nm bằng phần mềm

33

VideoScan.
Hình 3.9. Sắc ký đồ, đồ thị và bảng kết quả phân tích sắc ký đồ

của Nhóm mẫu 4 sau khi triển khai với hệ toluen- ethyl acetat16

acid formic (16:5:2) ở ánh sáng thường sau khi phun thuốc thử
hiện màu bằng phần mềm VideoScan.

34


4

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc có giá trị cao, đã đƣợc sử dụng ở Trung
Quốc từ cách đây hàng ngàn năm với công dụng điều trị liệt dƣơng, di tinh, đau
đầu gối và thắt lƣng [13], [21], ngoài ra đây còn là vị thuốc bổ, đƣợc sử dụng để
điều trị thần kinh suy nhƣợc [7], ho mạn tính và viêm phế quản, lao ho ra máu,
các trƣờng hợp cơ thể suy yếu. Hiện nay, Đông trùng hạ thảo còn đƣợc cho là có
tác dụng điều trị chống ung thƣ, làm giảm đƣờng huyết, tăng cƣờng miễn
dịch…Chính vì sản lƣợng thu hái trong tự nhiên thấp và đƣợc cho là có nhiều tác
dụng trong điều trị nhiều bệnh, nên giá Đông trùng hạ thảo rất cao, nhƣ tại
Thành phố Hồ Chí Minh là 150.000.000 VND/kg, và ở Hà Nội 900.000.000
VND/kg.
Hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều thứ có gọi là “Đông trùng hạ thảo”.
Với mục tiêu phân biệt và tránh nhầm lẫn giữa chúng, tôi thực hiện đề tài khoá
luận “Nghiên cứu phân biệt một số dƣợc liệu mang tên “Đông trùng hạ thảo”
trên thị trƣờng”. Để thực hiện mục tiêu này, tôi tiến hành nghiên cứu một số
dƣợc liệu có tên gọi “Đông trùng hạ thảo” trên thị trƣờng với các nội dung sau:
- Nghiên cứu phân biệt về mặt hình thái.
- Nghiên cứu phân biệt về đặc điểm vi học (vi phẫu, soi bột).
- Nghiên cứu phân biệt về mặt hóa học bằng sắc ký lớp mỏng.



5

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tên gọi
Đông trùng hạ thảo bao gồm phần nấm có tên khoa học là Cordyceps
sinensis (Berk.) Sacc. sống ký sinh trên ấu trùng của một loài côn trùng thuộc họ
Bƣớm đêm (Hepialidae) và xác của con sâu bƣớm [13]. Tên đồng nghĩa của
Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. là Sphaeria sinensis Berk. và Ophiocordyceps
sinensis (Berk.) G.H. Sung, J.M. Sung, Hywel-Jones & Spatafora [20]. Đông
trùng hạ thảo đƣợc thu hái vào đầu mùa hè khi nấm trồi lên khỏi mặt đất nhƣng
chƣa giải phóng bào tử, đƣợc phơi khô một phần dƣới ánh nắng, sau đó loại chất
xơ và tạp bẩn và cuối cùng đƣợc phơi khô dƣới nắng hoặc ở nhiệt độ thấp [13].
Tên gọi Đông trùng hạ thảo bắt nguồn từ chu trình phát triển của nó: Mùa
đông, ấu trùng bị nhiễm nấm, có hình dạng của cặp cá thể này giống con sâu
(đông trùng) dƣới mặt đất, đến mùa hè, nấm phát triển ở trên đầu của ấu trùng
mọc lên trên khỏi mặt đất trông giống thảo mộc (hạ thảo) [18], [20]. Tên khoa
học Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. bắt nguồn từ tiếng Latinh, Cord có nghĩa là
“dùi cui, gậy Tàu”, Ceps có nghĩa là “đầu” và sinensis có nghĩa là “nguồn gốc
Trung Quốc” [18].
Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. đã đƣợc sử dụng cách đây hàng ngàn năm.
Việc sử dụng chúng đƣợc ghi lại trong cuốn “Bản thảo tòng tân” năm 1957 của
tác giả Ngô Nghi Lạc. Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc rất quý trong y học cổ
truyền Trung Quốc, có tác dụng bồi bổ thận, phổi, tuần hoàn máu. Hiện nay,
Đông trùng hạ thảo đƣợc cho là có tác dụng phòng chống ung thƣ, phòng chống
các bệnh virus bao gồm cả HIV, phòng ngừa tác hại của phóng xạ và hóa chất,


6


điều hòa miễn dịch, hỗ trợ ghép cơ quan, tăng cƣờng chức năng thận, làm giảm
đƣờng huyết trong bệnh đái tháo đƣờng typ 1, điều trị các bệnh viêm phế quản
mạn tính, hen, tắc nghẽn phổi, tăng cƣờng tuần hoàn mạch vành và mạch não
cũng nhƣ nhịp tim, có tác dụng điều trị tăng lipid máu [1].
1.2. Vị trí trong thang phân loại
Giới Nấm
Ngành Nấm túi (Ascomycota)
Lớp Nấm túi (Ascomycetes)
Bộ Hypocreales
Họ Hypocreaceae
Chi Cordyceps [4], [13], [19], [14].
1.3. Tổng quan chung về họ Hypocreaceae
Hypocreace đặc trƣng bởi thể quả tƣơng đối mềm, dạng thịt. Hơn nữa,
thể quả có màu sáng, màu đỏ và màu da cam chiếm ƣu thế [19]. Thể quả của họ
này có hình cầu, mở bằng một lỗ ở đỉnh; chúng có thể có màu xám, màu sáng
hoặc không màu, không bao giờ có màu đen [15]. Cơ chất mềm, dạng thịt, đôi
khi có màu sáng nhƣ một số loài thuộc chi Cordyceps, dạng dùi cui, hoặc giống
nhƣ nở hoa dạng hình chuỳ. Một số loài thuộc chi Hypocrea có cơ chất dạng thịt
hình gối, rộng. Nang thƣờng chứa tám bào tử, cá biệt có thể có bốn bào tử hoặc
nhiều bào tử. Bào tử thƣờng trong suốt, hiếm khi có màu nâu. Giai đoạn bào tử
không phải là hiếm gặp. Một số loài thuộc phân họ Nectria, Hypocrea,
Claviceps, Hypocrella,… ký sinh trên thực vật bậc cao; Hypomyces và các loài
thuộc chi Claviceps ký sinh trên nấm khác; chi Cordyceps ký sinh trên côn trùng
[19].


7

Trƣớc đây, dựa vào sự sắp xếp của đảm, Saccaardo sắp xếp lại vị trí của
nó trong thang phân loại thành ba phân họ. Phân họ thứ nhất là Hypocreaoideae,

bao gồm những loài hỗn hợp, nghĩa là đảm nằm phía trên hoặc nằm bên trong cơ
chất. Phân họ thứ hai là Nectriacae, gồm những loài đơn giản, thể quả riêng rẽ
với nhau, mật độ lớn. Phân họ thứ ba là Pseudonectrieae, là trung gian giữa
Nectrioideae và Sphaeriaceae, thể quả không phải dạng thịt hay sáp, nhƣng hoặc
là hoá sừng hoặc có màng tế bào mà không carbonat hoá. Dạng phát triển cao
nhất trong phân họ Hypocreoideae là Claviceps và Cordyceps, trong đó các loài
này có thể quả dạng hình chuỳ hoặc hình đầu, tập trung phía trên cùng. Nhiều
trong số chúng đƣợc tìm thấy trên phần cơ chất dạng thịt đã chết. Một số chúng
đƣợc tìm thấy trên xác côn trùng [14].
1.4. Sự phát triển, đặc điểm hình thái
1.4.1. Sự phát triển
Ở Trung Quốc đã xác định đƣợc hơn 50 loài côn trùng thuộc họ
Hepialidae mang nấm Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc., trong đó có 12 loài xuất
hiện ở Tứ Xuyên, 20 loài có ở Vân Nam, 14 loài ở Tây Tạng và 3 loài ở Cam
Túc. Hiện đã có hơn 10 loài côn trùng ở Trung Quốc đƣợc biết rõ về đặc tính
sinh học là Hepialus armodcamu Oberthar; H. minyuancus; H. yushusis Chuet
Wang, H. lagii Yan, H. gonggaensis S.Q. Fu & T.F. Huang., H. guidera Yan.,
H. oblifurcus Chuet Wang., H. renzhiensis D.R. Yang., H. deginensis, H.
alttdcoh W, H. biru, H. pui sp. nov. và Thitarodes pui G.R. Zhang , D.X. Gu &
X. Liu. [21].
Các loại ấu trùng của Đông trùng hạ thảo sống chủ yếu ở cao nguyên tỉnh
Thanh Hải-Tây Tạng [21]. Chúng phân bố độ cao trong khoảng 2.200 m đến
5.000 m so với mực nƣớc biển. Hầu hết chi Hepialus phân bố ở độ cao 4.000 m.


8

Trƣớc khi trƣởng thành, côn trùng sống trong đất. Sự phát triển của nó chịu ảnh
hƣởng của nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là vi khí hậu và nguồn thức ăn
[21]. Đông trùng hạ thảo thƣờng gặp ở những khu rừng ẩm ƣớt thuộc tỉnh Tứ

Xuyên, Vân Nam, Tây Khang, Tây Tạng, nhiều nhất là ở Tứ Xuyên, Tây Khang
[7].
Vòng đời của côn trùng Hepialus và sự phát triển của Đông trùng hạ thảo [21]:

Hình 1.1. Vòng đời của Hepialus.
Chu trình sống của côn trùng thuộc chi Hepialus khoảng 3-4 năm. Vào mùa
đông, sâu bị nhiễm bào tử nấm do ăn phải hoặc hít phải. Sau đó, các bào tử này
nhanh chóng phân thành các mảnh sợi nấm hình thoi dài. Nấm nhân giống bằng
cách làm tăng nhanh các đầu nhỏ, và mầm sinh ra có hình thái tƣơng tự tiền thân
của nó. Khi mầm lớn lên, chiều dài và chiều rộng tƣơng tự với tiền thân, nó sẽ
rời ra và tạo thành cá thể độc lập. Trong điều kiện ngoại cảnh nhất định, các
mảnh sợi nấm phát triển đầy bên trong ấu trùng, sau đó bƣớc vào các giai đoạn
khác nhau. Các tản nấm bắt đầu phá vỡ từng bƣớc một. Đầu tiên một bào tử rời
khỏ tản nấm và phân chia theo cấp số nhân. Sau đó, quá trình vi phân sẽ đi đến


9

kết thúc. Một vài phần của tản nấm sẽ bị phá huỷ hoặc biến dạng, trong khi các
phần khác của tản nấm sẽ liên kết với nhau, sau đó thành tế bào sẽ bị tiêu hoá,
điều này làm hình thành tế bào nguyên sinh thống nhất. Kết quả là các sợi nấm
liên kết với nhau tạo thành hệ sợi và lan rộng. Khi các xoang của ấu trùng chứa
đầy các sợi nấm, các polypide trở nên cứng và tạo thành hạch nấm (khối cứng),
và sau đó hạch nấm mọc thành cơ chất tạo ra đông trùng hạ thảo.
Nấm phát triển bằng chất dinh dƣỡng của sâu, sử dụng hết chất dinh dƣỡng
của sâu làm nó chết khô. Đến mùa hè, nấm phát triển thành cây mọc ra từ đầu
con sâu vƣơn ra khỏi mặt đất. Thời gian để nấm phát triển thành dạng quả thể
kéo dài trong cơ thể sâu cả các tháng mùa đông đến cuối xuân đầu hè. Ngƣời ta
thu hoạch Đông trùng hạ thảo vào tháng 4 đến tháng 8 [1]. Amino acid và các
yếu tố vi lƣợng của ấu trùng ảnh hƣởng trực tiếp đến tỷ lệ nhiễm nấm [21].

1.4.2. Đặc điểm hình thái
Ấu trùng giống sâu bƣớm; dài 3-5 cm, đƣờng kính 3-8 mm, màu vàng đậm
tới vàng nâu [13], [17], đầu có màu đỏ nhạt [1] [13], 20-30 vòng khía, bụng có
tám cặp chân, trong đó thấy rõ bốn cặp chân ở giữa; cấu trúc giòn dễ bị bẻ gãy,
chỗ gãy khá phẳng màu trắng ngà [13]. Thành cơ thể dày 23-85 µm, bên trong có
chứa đầy sợi nấm màu hơi trắng; ở trung tâm có thể có vằn hình chữ C, V hoặc L
[17]. Trên bề mặt bề mặt có lông cứng dài 20-40 µm; có những sọc vằn màu đen
có nhiều sợi nấm có chiều dài 16,5-76 µm, đƣờng kính 1,5-2,5 µm; có vài vết
nứt không nhìn thấy đƣợc nằm xung quanh với đƣờng kính 30-75 µm [17].
Phần nấm mọc ra từ đầu ấu trùng, hình trụ, dài 4-7 cm, đƣờng kính khoảng
3 mm, bên ngoài có màu nâu đậm đến nâu, có nếp gấp theo chiều dọc rõ, hơi
phồng lên ở trên. Cấu trúc mềm dẻo, bên trong có màu trắng đục. Mùi thịt, vị hơi


10

đắng [17], [13]. Thể quả có hình elip hoặc oval, ôm lấy một phần bề mặt của
phần nấm; phần trung tâm chứa đầy sợi nấm và có khe giữa chúng [17].
1.5. Thành phần hóa học và tác dụng
Đông trùng hạ thảo có thành phần chính Protein. Cordycepin hay còn gọi
là “Đông trùng tố”, là một protein có giá trị nhƣ một “marker” để kiểm nghiệm
Đông trùng hạ thảo. Ngoài ra, trong Đông trùng hạ thảo còn có nhiều nhóm chất
khác phải kể đến nhƣ Polysaccharid, Sterol, các acid béo,…
1.5.1. Protein
Lƣợng protid trong Đông trùng hạ thảo chiếm 25-32%, khi thuỷ phân cho
acid glutamic, prolin, histidin, valin và oxyvalin, acginin và alanin [7]. Hầu hết
các protein của Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. là enzym, bao gồm cả protease
nội bào và ngoại bào. Một số protein có tác động lên ADN gây ức chế sự phân
chia tế bào nấm. Một số khác có tác dụng tiêu fibrin làm thủy phân chậm
albumin trong huyết thanh bò và ngƣời [18].

Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. chứa nhiều loại amino acid và
polypeptid, chúng đóng vai trò quan trọng trong các thử nghiệm lâm sàng. Một
vài polypeptid phân tử lớn trong Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. có thể làm
giảm đáng kể áp lực động mạch trên chuột và gây tác dụng trực tiếp làm giãn
mạch phụ thuộc màng trong bằng cách kích thích tạo ra nitric oxid và yếu tố ƣu
phân cực có nguồn gốc từ màng trong tế bào. Do đó, nó có thể đƣợc sử dụng để
điều trị tăng huyết áp. Ngoài ra, một vài polypeptid cũng có tác dụng trong điều
trị loãng xƣơng ở bệnh nhân tiểu đƣờng, và tác dụng kháng lại tế bào ung thƣ
[18].
Cordycepin là nucleosid đầu tiên đƣợc phân lập từ Cordyceps militaris
(L.) Link. đƣợc nuôi trồng. Đã tìm thấy hơn 10 loại nucleosid và các hợp chất


11

của chúng đƣợc phân lập từ Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc., bao gồm adenin,
adenosin, cytosin, uridin, thymidin, uracil, hypoxanthin [12], inosin, guanin,
cytidine và guanosin. Hầu hết tất cả các nucleotid và nucleosid của Cordyceps
sinensis (Berk.) Sacc. có thể chuyển dạng qua lại lẫn nhau. Nucleosid là thành
phần có hoạt tính chính, có vai trò nhƣ là một marker để kiểm nghiệm chất lƣợng
của Đông trùng hạ thảo. Bên cạnh đó, chúng còn đóng vai trò quan trọng trong
phát triển thuốc điều trị ung thƣ và các bệnh nhiễm trùng [18].
1.5.2. Polysaccharid
Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. chứa một lƣợng lớn polysaccharid,
chiếm khoảng 3-8% tổng khối lƣợng, bao gồm cả polysaccharid nội và ngoại
bào. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng polycaccharid của nấm có hoạt tính sinh
học trong việc kháng khối u, kháng virus cúm, tăng cƣờng miễn dịch, hạ đƣờng
huyết, hạ cholesterol máu và chống oxi hóa. Chúng là chất chính tạo nên đặc tính
dƣợc lý của Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc., và dạng nuôi trồng cũng có những
đặc tính dƣợc lý nhƣ là dạng tự nhiên [18].

1.5.3. Sterol
Sterol của nấm có chức năng sinh lý quan trọng, đồng thời chúng cũng có
các tác dụng sinh học khác. Ergosterol là một sterol nấm đặc trƣng và là nguồn
vitamin D2 quan trọng, ngoài ra còn có hoạt tính kháng sinh. Các sterol khác
cũng có vai trò kháng lại tế bào ung thƣ [18].
1.5.4. Các chất khác
Đông trùng hạ thảo chứa 8,4% chất béo, trong đó acid béo no chiếm 13%,
acid không no chiếm 82,2% (acid linolic 31,69%, acid linilenic 69,31%) [7].


12

Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. chứa chừng 7% D-mannitol, đƣợc gọi là
acid cordycepic,là đồng phân của acid quinic [7], [18]. Acid cordycepic đóng
một vai trò đáng kể trong điều trị xơ gan. Ngoài ra, acid cordycepic trong
Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. có hiệu quả lợi tiểu, làm cải thiện áp lực thẩm
thấu huyết tƣơng và chống các gốc tự do [18].
Ngoài ra, Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. có chứa các acid hữu cơ khác
nhƣ acid stearic, acid palmitic, acid oleic và acid linoleic; các nguyên tố vi lƣợng
nhƣ Mg, Fe, Ca, P,…[12].
Một mososaccharid saponin có cấu trúc 3-O- glucopyranosid đƣợc phân lập
và xác định từ sợi nấm Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. có tác dụng kháng khối
u, nhƣng nồng độ trong sợi nấm của nó rất thấp [18].
1.6. Công dụng
Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc đƣợc ghi vào tài liệu thuốc đông y vào
giữa thế kỷ 18 trong bộ “Bản thảo cƣơng mục thập di” (1765). Đông trùng hạ
thảo có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng lên thận và kinh mạch [7], [16], quy vào
kinh phế và thận, có tác dụng ích phế, thận, bổ tinh tuỷ, cầm máu, hoá đờm, điều
trị hƣ lao sinh ho, ho ra máu, liệt dƣơng, mỏi gối, di tinh [7]. Ngoài ra, Đông
trùng hạ thảo đƣợc xem là có các tác dụng: giảm đau, có tác dụng trên hệ tim

mạch, chống loạn thần, tác dụng lên chuyển hoá glucose và lipid, chống viêm,
tác dụng kích thích vỏ thƣợng thận, bảo vệ khỏi các tia bức xạ, giãn phế quản,
long đờm và ngăn ngừa cơn hen phế quản, chống tăng đƣờng huyết, chống tăng
huyết áp, tăng cƣờng miễn dịch, giảm Cholesterol máu, chống Herpes, ức chế
hồi tràng, ức chế tử cung, kháng lại vi khuẩn, bảo vệ thận khỏi độc tính [1], [11],
[21].


13

Chúng có công dụng trong điều trị liệt dƣơng, di tinh, đau đầu gối và thắt
lƣng [13], [21]. Ngoài ra, trong y học cổ truyền, Đông trùng hạ thảo là một vị
thuốc bổ, đƣợc sử dụng để điều trị thần kinh suy nhƣợc [7], ho mạn tính và viêm
phế quản, lao ho ra máu, các trƣờng hợp cơ thể suy yếu [7], [12], hỗ trợ trong
điều trị viêm gan B, C [1].
1.7. Tình hình nghiên cứu đông trùng hạ thảo ở Việt Nam
Năm 2009, nhóm tác giả Đái Duy Ban, Lƣu Tham Mƣu đã công bố tìm ra
loài Iseria cerambycidae Lƣu et. Đái 2009, và gọi đó là “Đông trùng hạ thảo”
đầu tiên của Việt Nam. “Đông trùng hạ thảo” này đƣợc tìm thấy phát triển trên
ấu trùng xén tóc (Batocera davidis

Fairmaire.) thuộc họ Xén tóc

(Cerambycidae). Nấm thƣờng gặp ở ấu trùng xén tóc và tiền nhộng xén tóc làm ở
tổ nhộng. Ở giai đoạn tiền nhộng, nhộng nằm uốn mình trong phòng nhộng, các
cây nấm màu trắng mọc ở đầu và đuôi, nấm dài đến 30 mm và đầu phình to.
Dạng mọc ở đuôi dài khoảng 10-15 mm, đầu cũng phình to. Ở loại mọc ở ấu
trùng trong đất: hoặc là nấm mọc ở cả đầu lẫn đuôi nhƣ ở dạng nhộng; hoặc có
khi chỉ mọc ở đầu, có dạng cây nấm dạng quả thể trông rất rõ các quả thể dạng
nhƣ quả cam mọc ở nhánh của cây nấm (dạng tƣơi), khi để khô sẽ không thấy

các quả thể ở ngọn. Qua nghiên cứu về thành phần hóa học, tìm thấy trong loài
này có nhiều chất có giá trị bổ dƣỡng: 17 acid amin, adenosin,… [1].
Ở Việt Nam, sâu chít, là ấu trùng của loài côn trùng có tên khoa học là
Brihaspa atrostigmella Meore, thuộc họ sâu Cánh bƣớm (Lepidopterae) đƣợc
gọi là Đông trùng hạ thảo nam. Sâu chít sống trên thân cây chít, có tên khoa học
là Thysanoloena maxima O. Kuntze, họ Lúa (Poaceae). Sâu chít có màu trắng
vàng, dài khoảng 35 mm. Thả vào chậu nƣớc muối để rửa cho sạch, sau đó rang
hay sấy cho khô, tẩm mật ong rồi lại sấy khô. Cuối cùng ngâm sâu này vào rƣợu


14

sẽ thấy các chất béo nổi lên nhƣ mỡ trong nƣớc luộc gà. Theo kinh nghiệm dân
gian, sâu chít dùng thay thế cho Đông trùng hạ thảo [7]. Đã có những công trình
nghiên cứu khác về sâu chít nhƣ “Nghiên cứu thành phần hoá học và tác dụng
sinh học của sâu chít” của nhóm tác giả Phan Anh Tuấn, Trần Thị Chính,
Nguyễn Nhƣợc Kim, Lê Mai Hƣơng đƣợc đăng trên Tạp chí Y-Dƣợc học quân
sự số 2-2005 [11], “Nghiên cứu hình thái học sâu chít của nhóm tác giả Bùi
Công Hiển, Đặng Ngọc Anh, Phan Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Y-Dƣợc học
quân sự số 3-2005 [6].
Năm 2009, đã tìm ra 3 loài thuộc chi Cordyceps ở Việt Nam, gồm:
Cordyceps sp2 ký sinh trên sâu trong đất tại Vƣờn Quốc gia Tây Yên Tử, Sơn
Động, Bắc Giang; Cordyceps nutans Pat., Bull. ký sinh trên bọ xít tại Vƣờn
Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc; Cordyceps militaris (L.) Link ký sinh trên sâu,
nhộng trong đất tại Vƣờn Quốc gia Vũ Quang, Hà Tĩnh [10]. Ngoài ra, một loại
nấm “Đông trùng hạ thảo” có tên khoa học là Cordyceps gunnii (Berk.) Berk. ký
sinh trên sâu non thuộc Bộ cánh vẩy (Lepidoptera) cũng đƣợc phát hiện tại Vƣờn
Quốc gia Tam Đảo, Vĩnh Phúc [9].
1.8. Các dạng “Đông trùng hạ thảo” trên thị trƣờng hiện nay
Hiện nay, trên thị trƣờng, có rất nhiều sản phẩm đƣợc cho là có nguồn gốc

từ “Đông trùng hạ thảo”. Sản phẩm có thể có dạng nấm ký sinh trên ấu trùng,
dạng nấm nuôi cấy trên môi trƣờng nhân tạo và các dạng đƣợc chiết xuất từ
“Đông trùng hạ thảo” xuất hiện rất nhiều.
“Đông trùng hạ thảo” dạng nấm ký sinh trên ấu trùng có giá rất cao và dao
động tuỳ từng cơ sở kinh doanh và tuỳ từng “loại” sản phẩm. Năm 2009, ở
Trung Quốc, giá thành của Đông trùng hạ thảo khoảng 13.000 USD/kg [17]. Tại
Hà Nội, giá “Đông trùng hạ thảo” có giá khoảng 900.000.000 VND/kg. Tại


15

Thành phố Hồ Chí Minh, Đông trùng hạ thảo giá khoảng 600.000.000 VND/kg,
150.000.000 VND/kg.
“Đông trùng hạ thảo” dạng nấm nuôi trồng trên môi trƣờng nhân tạo đƣợc
giới thiệu và lƣu hành tại nhiều cơ sở. Những sản phẩm này có thể có nguồn gốc
từ Hàn Quốc, Triều Tiên, Việt Nam,... Có thể kể tên một số sản phẩm có tên gọi
nhƣ sau: sản phẩm “Hoa Đông trùng hạ thảo”, “Đông trùng hạ thảo” Anh
Phƣơng, “Đông trùng hạ thảo” Kim Lai,… giá của các sản phẩm này khoảng từ
hai trăm nghìn đồng đến hai triệu đồng.
Thực phẩm chức năng đƣợc chiết xuất từ “Đông trùng hạ thảo” cũng đƣợc
bày bán rất nhiều. Các sản phẩm này có thể chiết xuất từ “Đông trùng hạ thảo”
hoặc chiết xuất “Đông trùng hạ thảo” kết hợp với các thành phần khác nhƣ nhân
sâm, nhung hƣơu,… ở dạng viên nang, dạng viên nén, dạng cao lỏng, dạng bột.

“Đông trùng hạ thảo” dạng nấm kết hợp với ấu trùng.


16

“Đông trùng hạ thảo” nuôi trồng dạng đông khô.


“Đông trùng hạ thảo”
dạng viên nang.

“Đông trùng hạ thảo” kết hợp với các thành
phần khác dạng viên nang.

“Đông trùng hạ thảo
“Đông trùng hạ thảo” dạng dung dịch
dạng bột.
Hình 1.2. Một số sản phẩm “Đông trùng hạ thảo” trên thị trường.
1.9. Nuôi trồng nấm Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc.
Nấm Cordyceps sinensis (Berk.) Sacc. phát triển ở nhiệt độ tối ƣu: 18 –
20oC, hệ sợi phát triển nhanh ở nhiệt độ >20oC, bị ức chế phát triển ở nhiệt độ
>25oC; pH: 5-6; nguồn hydrocarbon: glucose; nguồn Nitơ: pepton; chiết xuất
men bia. Thành phần khác: MgSO4, KH2PO4 giúp hệ sợi phát triển nhanh và tốt
hơn. Hai phƣơng pháp để nuôi nhân tạo là: môi trƣờng lỏng, hoặc môi trƣờng rắn
[1], [17].
Phƣơng pháp nuôi cấy trong môi trƣờng lỏng sử dụng công nghệ lên men.
Nấm đƣợc nuôi cấy vào các thùng lên men có chứa môi trƣờng đã đƣợc tiệt
trùng. Sau khi các sợi nấm phát triển đến độ có thể thu hoạch, chúng đƣợc thu
hoạch bằng biện pháp sàng lọc loại bỏ môi trƣờng còn lại sợi nấm và sau đó đem


17

sấy khô. Phƣơng pháp này có ƣu điểm là nhanh, thu hoạch đƣợc sinh khối lớn
nhƣng lại có hạn chế bởi các chất tiết từ ngoại bào có thể bị rò rỉ trong chu trình
phát triển của nấm ra môi trƣờng và sau đó bị loại bỏ cùng với môi trƣờng.
Nhiều chất có hoạt tính sinh học đƣợc sinh ra từ ngoại bào nhƣng có nồng độ

thấp [1].
Nuôi cấy trong môi trƣờng rắn sử dụng các chất rắn có hàm lƣợng dinh
dƣỡng cao đã tiệt trùng để nuôi trồng nấm. Thƣờng là các hạt ngũ cốc gạo, lúa
mạch, lúa mạch đen và có khi hỗn hợp các sinh vật khác nhƣ tằm. So với sử
dụng môi trƣờng lỏng, nấm phát triển chậm hơn, nhƣng các môi trƣờng làm giá
thể thƣờng đƣợc sử dụng hết và thu đƣợc khối lƣợng lớn, nấm ít dƣ lƣợng của
môi trƣờng rắn. Các sản phẩm ngoại bào đƣợc thu nhận hết. Môi trƣờng rắn có
thể dùng tằm, và khi dùng tằm cho thấy nấm phát triển nhanh và chất lƣợng nấm
rất tốt. Môi trƣờng tằm thƣờng đƣợc dùng ở Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Mỹ, FDA
chƣa phê duyệt việc dùng tằm làm môi trƣờng nuôi cấy [1].
Hiện nay, ở Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ đều đã có bằng sáng chế về nhân
nuôi Đông trùng hạ thảo và đòi hỏi phải mua bản quyền [1].


18

CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phƣơng tiện nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu là các nhóm các dƣợc liệu có tên “Đông trùng hạ
thảo” lƣu hành trên thị trƣờng:
Nhóm mẫu 1: “Đông trùng hạ thảo” dạng nấm mọc phía trên ấu trùng thu mẫu
tại Hà Nội, tháng 4 năm 2016.
Nhóm mẫu 2: “Đông trùng hạ thảo” nam thu mẫu tại Hà Nội, tháng 4 năm
2016..
Nhóm mẫu 3: “Đông trùng hạ thảo” dạng nuôi trồng trên môi trƣờng nhân tạo
thu mẫu tại Hà Nội, tháng 4 năm 2016.
Nhóm mẫu 4: “Đông trùng hạ thảo” dạng củ thu mẫu tại Tam Đào (Vĩnh Phúc)
tháng 4 năm 2016.

2.1.2. Nguyên vật liệu, thiết bị
2.1.2.1. Hóa chất và dụng cụ
- Hóa chất và thuốc thử trong nghiên cứu đạt tiêu chuẩn phân tích theo Dƣợc
Điển Việt Nam IV.
- Hóa chất: javen, acid acetic, xanh methylen, đỏ son phèn, nƣớc cất,
cloralhydrat 75%.
- Dung môi hữu cơ: chloroform, ethylactat, acid formic, ether dầu hỏa, toluen,
acid sulfuric...
- Thuốc thử: các thuốc thử dùng trong phản ứng định tính và sắc ký.
- Bản mỏng tráng silicagel 60 F254 của Merck.


19

- Dụng cụ: dụng cụ thủy tinh và các dụng cụ khác dùng trong phòng thí nghiệm
(cốc có mỏ, bát sứ, thuyền tán, đũa thủy tinh, lam kính, bình nón,...).
2.1.2.2. Thiết bị nghiên cứu
- Kính hiển vi Labomed, tủ sấy, đèn tử ngoại.
- Cân kỹ thuật Sartorius, cân phân tích Precisa.
- Bộ dụng cụ chiết Sohlex.
- Máy chấm sắc ký Camag linomat 5.
- Máy ảnh Sony, phầm mềm VideoScan.
- Máy đun cách thuỷ Memmert (Đức).
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm hình thái
- Sử dụng các giác quan (xúc giác, thị giác, khứu giác, vị giác) để tiến hành
nghiên cứu các đặc điểm hình thái của các nhóm mẫu.
2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu hiển vi
- Đặc điểm vi phẫu: Mẫu đƣợc cắt bằng dao tem, chọn những lát cắt mỏng, tẩy
và nhuộm theo phƣơng pháp nhuộm kép, lên tiêu bản, quan sát dƣới kính hiển vi

xác định và môt tả đặc điểm vi phẫu, chụp ảnh [8].
- Soi bột: mẫu đƣợc nghiền nhỏ thành bột bằng thuyền tán và cối sứ, rây lấy bột
mịn, lên tiêu bản và quan sát, mô tả đặc điểm bột, chụp ảnh dƣới kính hiển vi [8].
2.2.3. Phƣơng pháp hóa học
- Chiết mẫu với dung môi MeOH bằng bộ dụng cụ Soxhlet: Làm nhỏ dƣợc liệu,
cân. Lắp dụng cụ, đặt lên nồi cách thủy, rót dung môi qua phễu đặt trên ống sinh
hàn. Chiết hồi lƣu một giờ, cô dịch chiết, đƣợc dịch chiết trong MeOH toàn phần
[3].


20

- Sắc ký lớp mỏng: Sử dụng bản mỏng tráng sẵn silicagel của Merck. Chấm sắc
ký bằng máy chấm sắc ký, hiện vết bằng đèn ở các bƣớc sóng 254 nm và 365
nm, phun thuốc thử hiện màu vanilin/cồn tuyệt đối trong acid sulfuric đặc, chụp
ảnh sắc ký ở bức sóng 254 nm, 365 nm trong buồng chụp và sau khi phun thuốc
thử hiện màu [3].


×