Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số quan niệm về hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người có liên quan đến vấn đề luật mô tạng tại Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.27 KB, 12 trang )

Một số quan niệm về hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể
người có liên quan đến vấn đề luật mô tạng tại Việt Nam hiện
nay
1.1. Quan niệm về Vấn đề hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể
người. để phục vụ y học và nghiên cứu tại Việt Nam
Hiện nay đã có rất nhiều nước trên thế giới đã có Luật qui định vấn
đề “Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác nhân
đạo. Chính vì thế mà ngành y học của họ rất phát triển do được sự
hỗ trợ tốt về hành lang pháp lý thuận lợi, chặt chẽ và cần thiết.
Còn ở Việt Nam thì đây là một vấn đề “nóng” đã và đang thu hút
sự chú ý quan tâm, tranh luận của rất nhiều cấp bộ ngành. Tuy
nhiên đây là một vấn đề lớn hết sức quan trọng vì nó liên quan, và
chịu sự ràng buộc bởi rất nhiều yếu tố vấn đề khác nhau như:
quyền được sống, quyền tự quyết, giá trị tinh thần gắn với đạo đức
tín ngưỡng… cùng vô số những quan điểm lý lẽ đan xen nhau.
Nhưng khi đi vào phân tích theo 3 quan điểm của một vấn đề có
tầm ảnh hưởng lớn tới Chính trị và liên quan tới đạo đức, thuần
phong mỹ tục của dân tộc ta, có gắn với sự cần thiết để có ngành
Y học phát triển trong một xã hội “hiện đại” thì có thể thấy rằng
vấn đề hiến “xác”, hiến mô tạng, hiến bộ phận cơ thể người là một
việc nên đưa vào cuộc sống. Bản thân của vấn đề này không làm
ảnh hưởng tới “đời sống tinh thần” sau khi chết, mà còn thuận
lòng người vì nghĩa cử cao đẹp, đáp ứng được nhu cầu thực tế của
tất cả những người đang sống và vì sự phát triển của khoa học y
học. Khi đi vào cuộc sống thì khi ấy sẽ được người dân chấp thuận,
chắc chắn nó sẽ không vi phạm văn hoá dân tộc như trước đây mọi
người trong xã hội vẫn lầm tưởng. Cho dù trong thời gian gần đây
Đảng, Nhà nước, các cấp bộ ngành, tập thể và các cá nhân đã dần


nhận ra rằng đây chính là một việc nên làm, bởi vì nó gắn với giá


trị đạo đức, có giá trị nhân đạo và nhân văn sâu sắc, đồng thời nó
làm tái hiện sự sống, niềm vui từ những bộ phận trên cơ thể người
chết. Tuy vậy, cần thiết phải có sự quản lý nhà nước về vấn đề này
một cách chặt chẽ theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ
quyền và lợi ích của người thân, gia đình các cá nhân tự nguyện
hiến xác hoặc mô tạng. Đồng thời đáp ứng được nguyện vọng, tâm
niệm của cá nhân người hiến xác, hiến bộ phận cơ thể của mình
sau khi chết. Chính vì điều này mà cần phải có sự cân nhắc, với
các nguyên tắc trong việc hiến và nhận các bộ phận cơ thể đúng
luật định như: tự nguyện với người hiến, người được ghép; vì mục
đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học;
không được nhằm mục đích thương mại…
*/ Vai trò của gia đình có vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng đối
với người có ý định và quyết định Hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận
cơ thể, hiến mô tạng. Khi mà gia đình có sự bất đồng ý kiến, thì
mong muốn của người có nguyện vọng hiến xác có thực hiện được
hay không? người “có quyền quyết định” sẽ có tiếng nói cuối cùng.
(Mỗi cá nhân trong di chúc sống (Living Vill) sẽ chọn người này
trong những người thân nhất, có thể là người nhà, cũng có thể là
người bạn thân). Nếu trong văn bản đó, mình không chọn ai cụ thể
thì quyền ưu tiên sẽ theo thứ tự là vợ, chồng, con cái đã thành
niên, cha mẹ. Tất nhiên sẽ tốt nhất nếu mình thuyết phục được
thân nhân đồng ý với quyết định của mình từ khi còn sống, tránh
những mâu thuẫn không cần thiết.
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người mất chưa có quyết định
hiến xác hay không (người ta thường ngại đề cập đến việc “chết”
thì khi ấy gia đình sẽ quyết định chuyện này). Mỗi quốc gia đều có


nền văn hoá, bản sắc tín ngưỡng khác nhau nên cũng có rất nhiều

quan niệm và cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề “hiến xác nhân
đạo”. Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết: hiện nay trên 50% các bộ
phận cơ thể, cũng như xác chết nhân đạo, dùng cho việc thực
nghiên cứu tại các trung tâm y học ở Việt Nam phần lớn là các xác
chết có nguồn gốc từ nước ngoài và chủ yếu là ở các nước phương
tây, mà các nước ở khu vực này có nền y học phát triển, ở đó họ có
cách nghĩ, cách làm rất tiến bộ vì thế trước khi chết họ sẽ có quyết
định hiến bộ phận cũng như toàn bộ thân thể của mình sau khi
chết để phục vụ cho khoa học và nghiên cứu, đóng góp một phận
thân thể của mình cho ngành y học phát triển. Đặc biệt họ luôn
mong muốn và hy vọng rằng: sự đóng góp của họ sẽ được xã hội
ghi nhận, giúp cho xã hội ổn định, để rồi ở đó người thân và gia
đình của họ được hạnh phúc hơn. Đó chính là một việc nên làm,
với những quyết định tiến bộ mà mỗi cá nhân và toàn thể xã hội
nên ủng hộ và hưởng ứng. Theo lời của bạn Anh Mai Văn Đức, sinh
viên năm thứ 5 trường Đại Học Y Hà Nội cho rằng: “chúng tôi là
những sinh viên theo ngành y học, chính vì thế chúng tôi rất cần
được thực hành trên những xác chết nhân đạo. Có như thế mới
nâng cao được tay nghề, trình độ, giúp ổn định tốt trạng thái tâm
lý trước khi thực hiện việc phẫu thuật cho những người bệnh.
Chính vì điều này nên theo tôi vấn đề “hiến xác, hiến bộ phận cơ
thể người và lấy xác” để phục vụ cho khoa học và nghiên cứu là
một việc cần thiết và nên làm, tôi rất ủng hộ vấn đề “hiến” xác
nhân đạo, nếu việc này không trái pháp luật”. Còn theo lời của
Nguyễn Thị Minh Khuê, sinh viên khoa Mỹ thuật công nghiệp - Đại
học Kiến Trúc TP.HCM thì: “trước khi quyết định làm hồ sơ hiến thi
hài, tôi đã đến trường y, đã thấy sự háo hức của sinh viên y khoa
với môn phẫu thuật, tận mắt chứng kiến cảnh các bạn chăm chú



tìm hiểu [1]phẫu thuật của những thi hài trong phòng thực tập. Và
tôi nghĩ mình đã quyết định đúng”.
Còn theo lời của PGS Nguyễn Thế Hiệp5, hiệu trưởng TTĐTBDCBYT, nói như gửi gắm bao tâm tư, trăn trở của mình đến các
thầy thuốc: “Từ ngày tốt nghiệp ra trường đến nay đã hơn 30 năm,
tôi vẫn nhớ như in giờ phút được tiếp xúc với xác người. Chỉ dẫn
của các thầy cô đi trước luôn nhắc nhở tôi và nhiều thế hệ thầy
thuốc rằng không có mô hình nào có thể thay thế được xác con
người. Vì vậy xác của những người đã mất không thể thiếu được
trong quá trình đào tạo các sinh viên từ khi mới bắt đầu chập
chững vào nghề y. Những người tình nguyện hiến xác đã không
tiếc thân mình để cứu ngàn sự sống. Đó là sự hy sinh cao cả, vô bờ
bến. Nếu như tất cả sinh viên y khoa, tất cả cán bộ y tế suy nghĩ,
nhớ đến những tấm gương này. Thì chắc chắn không thể lệch lạc
trên con đường của mình”(ảnh5).
Còn theo lời của TS.BS Phạm Đăng Diệu [2] , chủ nhiệm bộ môn
giải phẫu TTĐT-BDCBYT, cho biết ĐH Y Dược TP.HCM cho đến nay
có khoảng 18.000 đăng ký tình nguyện “hiến xác”, riêng TTĐTBDCBYT đã có khoảng 1.800 người đây là hai trường y khoa có số
lượng người “hiến xác” lớn nhất cả nước. Người tình nguyện hiến
xác gồm đủ thành phần từ trí thức, học sinh sinh viên đến công
nhân, nông dân và cả các vị sư, ni sư và các cha cố…Trong số này
có rất nhiều gia đình cả nhà cùng tình nguyện hiến xác. Có người
đã tình nguyện hiến xác còn động viên thêm mấy chục người thân
và bạn bè cùng hiến xác…
Từ thực trạng của vấn đề “hiến xác nhân đạo” ở nước ta trong mấy
năm gần đây có thể khẳng định rằng: các quan niệm có gắn với


các phong tục, tập quán, tâm lý xác người chết đối với người còn
sống là rất thiêng liêng, nhất là ở các vùng dân tộc. Nhưng sự
thương tiếc này không còn dừng lại ở việc quá coi trọng “đời sống”

tinh thần sau khi chết. Mà đã có sự chuyến biến tiến bộ hơn, đó là
“Hiến xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể người” là một việc làm có
ý nghĩa đặc biệt với đức hy sinh của những người có tấm lòng nhân
ái vì đồng loại, vì người đang sống, hiến “xác chết” của mình để
thúc đẩy cho ngành khoa học và nghiên cứu phát triển.
1.2. Vấn đề “hiến tạng, hiến bộ phận cơ thể người” được nhìn nhận
ở góc độ nào?
Hiến tặng bộ phận cơ thể là cơ hội để người chết tặng quà cho đời
khi có người cần thay thế vì bệnh nan y và hàng ngàn người trên
khắp thế giới đã được cứu mạng nhờ vào sợ hào hiệp của những
người “biết vì cuộc sống của người khác”. Hiến tạng là một việc
nên làm, tuy nhiên do bệnh truyền thống, có gắn chặt với tâm lý
tiểu nông tiêu cực của nền “Văn hoá Á- Đông" nói chung và truyền
thống, tập tục văn hoá của Việt Nam nói riêng thì vấn đề này vẫn
chưa được mọi người ghi nhận và ủng hộ.
Ở Việt Nam, các cơ sở về việc Hiến xác người nói riêng, và hiến
các bộ phận khác nói chung vẫn còn nhiều bất cập, Dự thảo về
Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người vẫn đang còn tranh
cãi và bàn luận ở rất nhiều các nội dung, các vấn đề khác nhau.
Thậm chí có những vấn đề quy định rất “cũ” làm kém đi tính hiệu
quả và đôi khi không còn phù hợp với xã hội hiện tại. Đơn cử như
không có một quy định cụ thể nào cho phép “tử tù” được hiến xác
nhân đạo; Đồng thời từ năm 1993 đến nay, trong kết luận của
Chánh án TAND tối cao vẫn còn để ngỏ, chỉ ghi: “chưa có quy định


cho phép thân nhân mang xác của tử tù về hay không và thực tiễn
thi hành án tử hình cũng chưa có trừơng hợp nào”. Vấn đề này lại
còn theo Chỉ thị đã có từ năm 1974, số 138/KC1 của Bộ Nội vụ (nay
là Bộ Công an) thì xác của tử tù phải chôn ở pháp trường, thân

nhân không được mang về an táng. Đến Bộ luật hình sự cũng
không có quy định nào về việc cho phép thân nhân nhận lại xác.
Phải chăng đó chính là cơ sở, tiền đề đã tạo ra rất nhiều vụ “trộm
xác” của tử tù, đặc biệt là vụ trộm xác của 3 tử tội: Phạm Huy
Phước, Lê Đức Cảnh và Trần Quang Vinh trong dự án Tamexco năm
1998. Sau đó là loạt bài phanh phui đường dây trộm xác ở pháp
trường Long Bình năm 2004 (trong đó có cả xác Năm Cam)[3]. Vậy
thì những người tử tù, tù chung thân có được hiến mô và hiến xác
không? vấn đề này được giải quyết như thế nào? những người này
được hiến thì thái độ của pháp luật, chính sách hình sự của Nhà
nước như thế nào? họ có được giảm án không? Theo quan điểm
của chúng tôi, đây là những vấn đề rất khó giải quyết vì nó liên
quan đến nhiều cấp, ngành cũng như các quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể khi họ “muốn” thực hiện “quyền” của mình là “hiến
xác nhân đạo, hiến bộ phận cơ thể” cho khoa học. Nhà nước nên
có những quy định phù hợp và cụ thể cho phép tử tù được “hiến”
các bộ phận cơ thể người, hiến xác nhân đạo trước và sau khi chết.
Phải chăng đó là những việc làm cuối cùng của họ góp phần sửa
sai những lỗi lầm, góp ích cho xã hội và ngành y học ngày một
phát triển.
Đặc biệt hiện nay phần lớn các nội dung của vấn đề này chủ yếu
xoay quanh việc: Hiến xác nhân đạo, hiến các bộ phận cơ thể
người có cần hoặc không cần sự đồng ý, cho phép của người thân,
gia đình người hiến hay không? Đã có rất nhiều trường hợp đăng
ký hiến xác, đến khi sắp thực hiện được nguyện vọng thì lại bị


người thân và gia đình cản trở, dẫn đến nguyện vọng của họ đã
không thực hiện được. Thật hạnh phúc khi chút xương, thịt còn lại
của cuộc đời cũng có thể giúp đỡ được xã hội theo cách của nó.

Tại Hoa Kỳ, Việc hiến tạng được Luật tiểu bang quy định, và có thể
thay đổi nay mai. Bà Patty Klopper và chồng lấy nhau sau khi hoàn
tất bậc Trung học. Chồng bà tên là John chết vào lúc 49 tuổi vì tai
biến mạch máu não. Ban đầu bà Patty phản đối ý định hiến tặng
thi thể của người chồng yêu quý, có những lúc làm cho bà không
tưởng tượng nổi khi nghĩ đến việc đó, nhưng rồi bà đã đổi ý. Vì bà
cho rằng nếu từ xác chết của chồng bà làm tốt cho ngành y học và
nghiên cứu thì sau này sẽ không còn những người phải mất chồng
và cùng chung cảnh ngộ như bà nữa.
Cũng vì thế các tiểu bang của Hoa Kỳ đang xem xét để Luật có khả
năng tiêu trừ xung đột tư tưởng, để rồi thống nhất các quy định.
Có ý kiến cho rằng khi người thân có ý định hiến tặng (có di chúc)
còn sống, gia đình có quyền từ chối, vì mạng sống là trên hết. Luật
mới cũng có những quy định rằng không ai, kể cả gia quyến, có
thể vượt quyền quyết định của người bệnh.
Ngoài ra, các nhà đạo đức của ngành y quan ngại rằng người bệnh
có thể bị đối xử khác trong những trường hợp sau cùng của thế
gian, nếu là người có ý định hiến tặng. Bà patty Klopper sẽ quyết
định hiến tặng “thân thể “ của mình sau này- Bà nói: “Chồng tôi đã
dạy tôi biết cho”.
Phải chăng, đây chính là một quan điểm tiến bộ của những người
biết thương yêu, biết kính trọng những gì còn lại mà ở đó họ cho là
có ý nghĩa và hạnh phúc. Qua đây có thể chúng ta chắc chắn và


khẳng định rằng: việc hiến xác nhân đạo, hiến các bộ phận của cơ
thể là một việc là có tính thời đại vì sự phát triển của ngành y học
và nghiên cứu, vì sự phát triển bền vững của xã hội và còn người.
Đồng thời việc làm này không trái với “đạo lý người Việt” hơn nữa
đây chính là việc làm của những người có nghĩa cử cao đẹp rất

đáng để trận trọng và “tôn vinh”. Hiện nay đang được Đảng, nhà
nước, các ban ngành, đoàn thể và cả xã hội quan tâm và ghi nhận,
đây chính là một việc nên làm đúng với pháp luật và không trái với
tâm linh, đạo đức.
1.3. Khi hiến xác làm cơ sở tiền đề sẽ thúc đẩy ngành y học và
nghiên cứu phát triển
Bỏ qua vấn đề việc hiến xác, hiến bộ phận cơ thể người chết
không được sự đồng ý của người thân, có một điều những người
“hiến xác nhân đạo” quan tâm là liệu việc hiến xác của mình có
được thực hiện đúng muc đích, tức là, có được phục vụ đúng mục
đích nhân đạo không, hay là được đem bán cho người bệnh và làm
giàu cho ai….Chúng tôi có đọc và tìm hiểu trên một diễn đàn của
một trang web, có ý kiến cho rằng, không riêng gì việc hiến xác
hay hiến nội tạng đó, nếu như bạn hiến máu nhân đạo, rồi một
ngày nào đó bạn bị tai nạn, khi vào bệnh viện, bạn có được truyền
máu miễn phí, hay bạn phải trả tiền từng “C C” máu mình dùng
để chữa bệnh, điều này vô tình bạn làm giàu cho ai? Đó là băn
khoăn, những do dự đối với những người chưa và đang có ý định
hiến xác hay bộ phận cơ thể người, điều này không phải là không
có lý.
Hiện nay, muốn “hiến xác nhân đạo” nhằm mục đích nghiên cứu
khoa học, bạn phải tuân thủ theo một quy trình thủ tục cụ thể, ví


dụ, bạn phải nộp 2 ảnh 3x4, phải điền đầy đủ thông tin vào tờ khai
với tổ chức có trách nhiệm chuyên môn…Như ta đã biết, tất cả
những ai từ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ đều
có thể tự nguyện hiến xác; vì hiến xác là một hành động tự
nguyện. Hiện nay, việc hiến xác cho mục đích nghiên cứu của Đại
học Y Dược TP HCM chưa có chế độ về quyền lợi cho người hiến.

Trung bình mỗi năm, Đại học Y Dược TP. HCM cần 20 xác. Đến nay,
trường đã nhận được 99 xác và gần 5300 đơn tình nguyện hiến
xác[4] (có sự đồng ý của gia đình) từ những người đang sống. Mỗi
xác sẽ được sử dụng giảng dạy và nghiên cứu trong 1- 2 năm, sau
đó được hoả thiêu và xử lý theo yêu cầu của gia đình. Trong thời
gian lưu trữ tại trường, xác được ướp hoá chất và có thể được bảo
quản, dĩ nhiên bằng một chu trình rất nghiêm ngặt từ vài chục
năm trở lên. Một bác sĩ cho rằng, việc hiến xác một mặt giúp các
sinh viên y khoa có giáo cụ để thực hành mổ xẻ, một mặt đức hy
sinh và lòng nhân ái của người hiến xác sẽ giúp họ, một phần nào
đó phục vụ bệnh nhân một cách vô tư và trong sáng.
Đến với trường y, đến với bộ môn giải phẫu học, các bạn mới có
thể thấy được sự háo hức, sự chăm chú của những sinh viên y
khoa đối với những hình hài trong phòng thực tập như thế nào?
Theo một trang báo điện tử cho biết: tính đến cuối năm 2001 đã có
gần 100 thi hài người tình nguyện hiến xác được lưu giữ ở Đại học
Y Dược TP HCM. Họ đã trở thành những người bạn đặc biệt của
ngành y và những “thầy, cô” đặc biệt của sinh viên y khoa…”.
Trong hàng nghìn hồ sơ đăng ký tình nguyện hiến xác để sử dụng
vào việc giảng dạy và nghiên cứu, thì chiếm gần một nửa là những
bạn thanh niên ở độ tuổi còn rất trẻ, hoàn toàn khoẻ mạnh, và đặc
biệt những bạn trẻ này tỏ ra rất nghiêm túc khi quyết định hiến
xác cho khoa học. Hiện nay trên rất nhiều diễn đàn trẻ, trên các


mạng xã hội, vấn đề này được đưa ra và được các thảo luận rất sôi
nổi, hầu hết các bạn đều xem đó là cách để cái chết của mình trở
nên có ý nghĩa với cuộc sống. Những thầy thuốc và những sinh
viên ngành y, hơn ai hết là những người cảm nhận sâu sắc giá trị
của hành động cao đẹp này. Dù sinh viên hay bác sỹ đều thấy

được ý nghĩa đặc biệt quan trọng của nó; với sinh viên, giải phẫu là
môn học cơ sở cần thiết; với bác sỹ, việc thực tập thao tác nội soi,
phẫu thuật cũng rất cần đến những cơ thể người thật; ngoài ra,
nhiều công trình nghiên cứu về các phương pháp phẫu thuật sẽ
không thể thành công nếu thiếu sự đóng góp của những người
hiến xác. Người tình nguyện hiến xác gồm đủ thành phần từ tri
thức như học sinh sinh viên, đến công nhân, nông dân và cả các vị
sư, tăng ni…
PGS Nguyễn Thế Hiệp, hiệu trưởng TTĐY-BDCBYT, nói như gửi gắm
bao tâm tư, trăn trở của mình đến các thầy thuốc: “Từ ngày tốt
nghiệp ra trường đến nay đã hơn 30 năm, tôi vẫn nhớ như in giờ
phút đầu tiên tiếp xúc với xác người. Chỉ dẫn của các thầy cô đi
trước luôn nhắc nhở tôi và nhiều thế hệ thầy thuốc rằng không có
mô hình nào có thể thay thế được xác người. Vì vậy, xác của
những người đã mất không thể thiếu được trong quá trình đào tạo
các sinh viên từ khi bắt đầu chập chững vào nghề y. Những người
tình nguyện đã không tiếc thân mình để cứu ngàn sự sống. Đó là
sự hy sinh cao cả, vô bờ bến. Nếu như tất cả sinh viên y khoa, tất
cả cán bộ suy nghĩ, nhớ đến những tấm gương này, chắc chắn
không thể lệch lạc trên con đường y nghiệp của mình”[5].
Cố PGS.BS Nguyễn Quang Quyền – chủ nhiệm bộ môn Giải phẫu
học trường Đại học Y Dược TP HCM cũng đã từng phát biểu “môn
mổ xác là cơ sở của tất cả các môn trong y học. Muốn trở thành


một nhà ngoại khoa giỏi thì bắt buộc phải giỏi về giải phẫu học. Và
theo tôi, tất cả các bác sĩ đều phải giỏi về giải phẫu thì mới trở
thành bác sĩ giỏi được”.
Xin lấy lời tâm sự của Bác sĩ Phan Bảo Khánh, Phó chủ nhiệm bộ
môn Giải phẫu- ĐH Y Dược TP.HCM thay cho lời kết “27/2 là ngày

vinh danh các y bác sỹ, cũng là ngày để chúng tôi tri ân những
ngưòi bạn đặc biệt - những người đã tình nguyện hiến thi hài cho
việc nghiên cứu khoa học và đào tạo y khoa. Sự cống hiến và hy
sinh của họ tuy âm thầm, lặng lẽ nhưng trong trái tim thầy trò
chúng tôi, họ vẫn mãi bất tử. Đó là những người mà trong suốt
cuộc đời học và hành nghề, chúng tôi sẽ mãi mãi mang nặng nghĩa
ân”. Và không chỉ họ, xã hội cũng sẽ mãi mãi mang nặng ân nghĩa.
[1]Trong buổi lễ “tri ân” Thân tặng xác cho đời- Lê Thanh Hà (Tuổi
trẻ)
[2] Tặng thân xác cho đời- Lê Thanh Hà (Tuổi trẻ)
[3] Bài viết “Tử tù hiến xác được hay không?” Ngày 25/10, Tử tù
Nguyễn Phước Đình, ngụ tại x.Tân Phước-H.Gò Công Đông (Tiền
Giang) gửi đơn lên TAND tối cao xin được hiến xác cho Y học- sau
khi thi hành án tử hnh.
[4] Thủ Tục hiến xác cho khoa học (Theo Thanh Niên 1/22/2007)
/>[5] “Tặng thân xác cho đời”(Lê Thanh Hà)- Viết về buổi lễ tri ân
những người hiến xác cho khoa học tại Trung tâm Đào tạo- Bồi
dưỡng cán bộ y tế (TTĐT-BDCBYT) TP.HCM


Nguyễn Đình Thắm, Giảng viên Khoa: Tội phạm học và Điều tra tội
phạm
Phân hiệu trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tại
TP.HCM



×