Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tiểu luận quản trị văn phòng: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Honda Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.82 KB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................2
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.................................................2
3. Lịch sử nghiên cứu........................................................................................2
4. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2
6. Đóng góp của đề tài.......................................................................................3
7. Cấu trúc của đề tài.........................................................................................3
NỘI DUNG...............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.............................4
1. Các khái niệm................................................................................................4
1.1. Lãnh đạo, điều hành...................................................................................4
1.2. Khái niệm Văn hóa.....................................................................................4
1.3. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp..............................................................5
2. Các đặc trưng của văn hóa Doanh nghiệp.....................................................6
3. Các nhân tố tạo lập nên văn hóa Doanh nghiệp............................................7
3.1. Các yếu tố hữu hình....................................................................................7
3.2. Chất lượng Ban lãnh đạo và nhân viên.......................................................7
3.3. Các quy định về văn hóa............................................................................7
3.4. Các quy ước chưa thành văn......................................................................7
3.5. Sự tham gia của Ban lãnh đạo và nhân viên...............................................8
4. Tác dụng của Văn hóa doanh nghiệp với người lao động.............................8
5.Tác dụng của Văn hóa doanh nghiệp với hoạt động lãnh đạo, điều hành......9
6. Một số nội dung cơ bản trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp....................9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, XÂY DỰNG
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY HONDAVIỆT NAM..............12
2.1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam.......................................12


2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Honda Việt Nam
.........................................................................................................................12
2.2.1. Giới thiệu chung về Honda Việt Nam..................................................12
2.2.2. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp trong Honda Việt Nam..............13
3. Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa mang lại cho doanh nghiệp...........17
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA
DOANH NGHIỆP HONDA.................................................................................19
3.1. Các giải pháp từ phía nhà nước................................................................19
3.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa kinh doanh và
văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam..................................................................19
3.1.2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại......................................................19
3.1.3. Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho xây dựng văn hóa doanh
nghiệp..............................................................................................................19
3.1.4 Thiết lập các điều kiện tiền đề cho việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
.........................................................................................................................19
3.2. Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp........................................................20
KẾT LUẬN............................................................................................................22
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................23


LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước. Cùng với đó là sự phát triển của các loại hình doanh nghiệp ở Việt nam, đây
là điều kiện để nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế thế
giới.Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông đại chúng và các doanh
nghiệp thường xuyên nhắc đến việc xây dựng văn hóa cho doanh nghiệp. Đây
được coi là một vấn đề tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu vì thông qua
hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh
nghiệp, là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Xây dựng Văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những phương pháp

lãnh đạo điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đạt được những
mục tiêu đề ra, quyết định sự trường tồn phát triển.

1


1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Cùng
với sự phát triển nền kinh tế thị trường thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là
một việc làm hết sức cần thiết. Văn hóa doanh nghiệp đã trở thành một trong
những phương pháp lãnh đạo điều hành hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay.
2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Qua hoạt động thực tiễn của một hoặc một vài doanh
nghiệp chứng minh việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, trong văn phòng
doanh nghiệp cũng là một trong những phương pháp lãnh đạo điều hành hoạt động
của văn phòng doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Xây dựng văn hóa chung cho các doanh nghiệp
+ Xây dựng văn hóa công ty Honda Việt Nam
3. Lịch sử nghiên cứu
Có rất nhiều đề tài nói về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhưng đề tài
này kế thừa và đưa ra các điểm mới để hoàn thiện và để thấy rằng việc xây dựng
văn hóa là một trong những phương pháp lãnh đạo điều hành giúp doanh nghiệp
thành công.
4. Mục tiêu nghiên cứu
Chứng minh được việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một trong những
phương pháp lãnh đạo điều hành hoạt động của văn phòng doanh nghiệp hiện nay.
Thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Nêu lên được những nội dung cơ bản trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
trên co sở đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện về việc xây dựng văn hóa doanh

nghiệp được thực hiện tốt hơn để đáp ứng được yêu cầu về kinh tế, văn hóa, chính
trị, xã hội của đất nước ta trong giai đoạn phát triển hiện nay.
Tác dụng của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp đối với hoạt động lãnh
đạo, điều hành.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập thông tin
2


Phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích tổng hợp tài liệu, số liệu.
6. Đóng góp của đề tài
Về lý luận: Làm rõ một số vấn đề về văn hóa doanh nghiệp như xây dựng
văn hóa doanh nghiệp, tầm quan trọng của xây dựng văn hóa và giúp em có cơ hội
tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của doanh nghiệp.
Về thực tiễn: Trên cơ sở chiến lược em đã phân tích và bình luận để đưa ra
những phương pháp mới phù hợp với tình hình phát triển của đất nước trong thời
kỳ đổi mới. Bài tiểu luận này cũng sẽ là tài liệu giúp chúng ta có cái nhìn chính xác
và khách quan hơn về văn hóa doanh nghiệp. Bên cạnh đó cũng đã trình bày khái
quát về thực trạng, tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp với công ty Honda.
7. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận đề tài được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh
nghiệp tại công ty Honda Việt Nam
Chương 3: Giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp Honda

3


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1. Các khái niệm
1.1. Lãnh đạo, điều hành
Lãnh đạo, điều hành là chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn, ra nhiệm vụ, mệnh
lệnh, quyết định để phối hợp công việc trong văn phòng Doanh nghiệp nhằm khai
thác tốt nhất các nguồn lực của văn phòng Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu đã đặt
ra.
1.2. Khái niệm Văn hóa
Nói đến văn hóa là nói đến con người, nói tới những đặc trưng riêng chỉ có ở
loài người, nói tới việc phát huy những năng lực và bản chất của con người nhằm
hoàn thiện nhân cách. Có thể nói Văn hóa là đặc trưng “bản chất người” của cá
nhân và cộng đồng. Văn hóa có mặt trong tất cả các hoạt động của con người dù đó
chỉ là những suy nghĩ thầm kín, những cách giao tiếp ứng xử cho đến những hoạt
động kinh tế, chính trị và xã hội. Hoạt động văn hóa là hoạt động sản xuất ra các
giá trị vật chất và tinh thần nhằm giáo dục con người hướng tới chân - thiện - mỹ
và khả năng sáng tạo chân - thiện - mỹ trong đời sống.
Theo UNESCO “Văn hóa là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo
về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm, khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng
gia đình, xóm làng quốc gia, xã hội. Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn
chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá
trị, những truyền thống, tín ngưỡng”
Chủ tịch Hồ Chí Minh lại có cách diễn đạt giản dị hơn: “Vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ
viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ
cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện, phương thức sử dụng
toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của
mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

4



Vì vậy, văn hoá không dễ dàng có thể sinh ra hoặc mất đi một sớm một
chiều, càng không thể chỉ có thể xây dựng thông qua những biểu hiện trực giác bề
ngoài mà cần phải có quá trình tích luỹ, gây dựng, kế thừa, giao thoa, đào thải,
chọn lọc từ những tương tác phức tạp, đa chiều bên trong và bên ngoài tổ chức.
Ngoài những giá trị vật chất do con người sáng tạo ra, bộ phận chủ yếu cấu thành
các văn hoá đó là các giá trị tinh thần. Các giá trị tinh thần gồm hệ thống kiến thức
được tích luỹ từ từ và phát triển từ đời này qua đời khác; là các phong tục, tập
quán, hành vi, lối sống, thói quen, chuẩn mực, giá trị, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tôn
giáo, tín ngưỡng, cách thức tổ chức. Vì thế, văn hoá có vai trò vô cùng quan trọng
đối với sự tồn vong của một dân tộc, một cộng đồng, một tổ chức. Điều đó cắt
nghĩa tại sao trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội, Đảng ta luôn coi trọng việc
xây dựng và phát triển “nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, coi văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển”
1.3. Khái niệm Văn hóa doanh nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm này. Mỗi nền văn hóa khác
nhau có các định nghĩa khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một cách nhìn khác
nhau về Văn hóa doanh nghiệp. Hiện có trên 300 định nghĩa khác nhau về Văn hóa
doanh nghiệp. Có một vài cách định nghĩa Văn hóa doanh nghiệp như sau:
Theo Gold, K.A: Văn hóa doanh nghiệp là “phẩm chất riêng biệt của tổ chức
được nhận thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực”.
Theo Kotter, J.P.& Heskett, J.L: Văn hóa doanh nghiệp là “văn hóa thể hiện
tổng hợp các giá trị và cách hành xử phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh
nghiệp và có xu hướng tự lưu truyền, thường trong thời gian dài”.
Theo Williams, A, Dobson, P & Walters, M: “văn hóa doanh nghiệp là
những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định trong doanh
nghiệp”.
Doanh nghiệp là một xã hội thu nhỏ hình thành bởi sự liên kết giữa các

thành viên hoạt động theo một tôn chỉ mục đích và lợi ích chung tương đối độc lập

5


so với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác. Cũng như khái niệm văn hoá, thực tế
tồn tại nhiều khái niệm Văn hóa doanh nghiệp.
Tuy nhiên, theo cách hiểu thông thường nhất, Văn hóa doanh nghiệp được
coi là “một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, cách nhận thức và
phương pháp tư duy được mọi thành viên trong doanh nghiệp cùng đồng thuận và
có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên trong
hoạt động kinh doanh, tạo nên bản sắc kinh doanh của doanh nghiệp đó”.
2. Các đặc trưng của văn hóa Doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp có 3 dặc trưng:
+ Tính nhân sinh
+ Tính giá trị
+ Tính ổn định
Văn hóa doanh nghiệp mang “tính nhân sinh”, tức là gắn với con người. Tập
hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong tổ chức sẽ hình thành nên
những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó. Do đó, văn hoá doanh nghiệp có thể
hình thành một cách “tự phát” hay “tự giác”. Theo thời gian, những thói quen này
sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành ra “cá tính” của đơn vị. Nên, một doanh
nghiệp, dù muốn hay không, đều sẽ dần hình thành văn hoá của tổ chức mình. Văn
hóa doanh nghiệp khi hình thành một cách tự phát có thể phù hợp với mong muốn
và mục tiêu phát triển của tổ chức hoặc không. Chủ động tạo ra những giá trị văn
hoá mong muốn là điều cần thiết nếu doanh nghiệp muốn văn hóa thực sự phục vụ
cho định hướng phát triển chung, góp phần tạo nên sức mạnh cạnh tranh của mình.
Văn hóa doanh nghiệp có “tính giá trị”. Không có văn hoá doanh nghiệp
“tốt” và “xấu”, chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù hợp (so với định hướng phát
triển của doanh nghiệp). Giá trị là kết quả thẩm định của chủ thể đối với đối tượng

theo một hoặc một số thang độ nhất định, và những nhận định này được thể hiện ra
thành “đúng - sai”, “tốt - xấu”, “đẹp - xấu”..., nhưng hàm ý của “sai” của “xấu”, về
bản chất, chỉ là “không phù hợp”. Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ
thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá

6


trị của mình, của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận
định “đúng - sai” về văn hoá của một doanh nghiệp nào đó.
Văn hóa doanh nghiệp có “tính ổn định”. Cũng như cá tính của mỗi con
người, văn hoá doanh nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời
gian, các hoạt động khác nhau của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm
tin, giá trị được tích lũy và tạo thành văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn
định của văn hoá.
3. Các nhân tố tạo lập nên văn hóa Doanh nghiệp
3.1. Các yếu tố hữu hình
Các yếu tố hữu hình như kiến trúc trụ sở, văn phòng, biển hiệu. Đây là hình
thức thể hịên bên ngoài của văn hóa. Khi tới thăm một doanh nghiệp có trụ sở to,
đẹp, có nhân viên bảo vệ đứng gác hai bên, nhân viên ra vào ăn mặc lịch sự. Nhiều
người có thiện cảm và bước đầu đánh giá văn hóa doanh nghiệp này có thể ở mức
cao.
3.2. Chất lượng Ban lãnh đạo và nhân viên
Có vai trò quan trọng trong việc định định hướng và quản lý các hoạt động
sản xuất kinh doanh nói chung và văn hóa nói riêng.
Ban lãnh đạo như chủ tịch, tổng giám đốc mà thiếu các phong cách lãnh đạo
như thiếu đạo đức, thiếu kỹ năng, hành vi ứng xử khó có thể lãnh đạo xây dựng
được một nền văn hóa tiên tiến. Có lẽ nhân viên sẽ không muốn làm việc cho các
doanh nghiệp kiểu này. Khách hàng có văn hóa cũng không muốn làm ăn với ông
chủ ở dạng này.

3.3. Các quy định về văn hóa
Doanh nghiệp nào mà chả có quy định, nội quy, ban hành bằng văn bản. Đây
là đòi hỏi bắt buộc của xã hội cũng như của pháp luật với hoạt động doanh nghiệp
đảm bảo rằng doanh nghiệp kiếm được lợi nhuận nhưng cũng phải thực hiện các
nhiệm vụ như nộp thuế, đóng góp bảo vệ môi trường.
3.4. Các quy ước chưa thành văn
Trong gia đình, xã hội hay doanh nghiệp vẫn tồn tại các quy ước chưa thành
văn như thăm hỏi thủ trưởng và anh em trong dịp lễ, tết, tặng quà tặng tiền, người
7


trẻ tuổi hơn thì đi pha trà cho cả phòng vào buổi sớm. Các quy ước không thành
văn có ưu điểm là tế nhị, linh hoạt trong giao tiếp. Nhược điểm là tạo ra khoảng
cách nhất định và đôi khi là thói nịnh bợ cấp trên. Nếu chủ doanh nghiệp không có
các tiêu chí khoa học và chi tiết để đánh giá chất lượng nhân lực trước khi bổ
nhiệm thì dễ để lọt người tài và sử dụng nhầm người.
3.5. Sự tham gia của Ban lãnh đạo và nhân viên
Lãnh đạo mà không dẫn dắt các hoạt động văn hóa doanh nghiệp, không
gương mẫu trong cả cuộc sống lẫn công việc thì khó có thể duy trì và phát triển các
giá trị nền tảng của văn hóa doanh nghiệp.
Nhân viên cũng tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa doanh nghiệp.
4. Tác dụng của Văn hóa doanh nghiệp với người lao động
Tạo động lực làm việc
Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản
chất công việc mình làm. Văn hóa doanh nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp
giữa các nhân viên và một môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa
doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa
hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp. Điều này càng có ý nghĩa khi
tình trạng “chảy máu chất xám” đang phổ biến. Lương và thu nhập chỉ là một phần
của động lực làm việc. Khi thu nhập đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng

đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc ở một môi trường hoà
đồng, thoải mái, được đồng nghiệp tôn trọng.
Điều phối và kiểm soát
Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi cá nhân bằng các câu
chuyện, truyền thuyết; các chuẩn mực, thủ tục, quy trình, quy tắc. Khi phải ra một
quyết định phức tạp, văn hoá doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn
phải xem xét.
Giảm xung đột
Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các thành viên của doanh nghiệp. Nó
giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định

8


hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá
chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất.
Lợi thế cạnh tranh
Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực... làm tăng
hiệu quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Hiệu quả và sự khác biệt sẽ
giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường.
5.Tác dụng của Văn hóa doanh nghiệp với hoạt động lãnh đạo, điều
hành
Xây dựng cho doanh nghiệp văn hóa phù hợp với lĩnh vực hoạt động của
doanh nghiệp.
Đảm bảo sự ổn định của doanh nghiệp.
Xây dựng cơ cấu tổ chức phù hợp, cơ chế quản lý nội bộ doanh nghiệp minh
bạch, hợp lý.
Xây dựng được tập thể đoàn kết, hợp tác, có tinh thần tương thân tương ái,
thương yêu đùm bọc lẫn nhau, cùng chung hưởng thành quả của doanh nghiệp,
cùng chia sẻ khó khăn, cùng chung sức xây dựng văn hóa của doanh nghiệp ngày

càng phát triển.
Tuân thủ pháp luật, có đạo đức và văn hóa trong kinh doanh, tôn trọng
khách hàng, có ý thức bảo vệ môi trường, thân thiện với thiên nhiên.
6. Một số nội dung cơ bản trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm
giá trị của doanh nghiệp. Trong cuốn sách Văn minh làm giàu và nguồn gốc của
cải của TS. Vương Quân Hoàng, chúng ta đã được đề cập tới khái niệm giá trị.
Giải thích một cách đơn giản, giá trị là một cái gì đó mà người ta cảm thấy quan
trọng, có ích. Cụm từ “Quan trọng” và “Có ích lợi” là rất đáng lưu tâm trong xây
dựng văn hóa doanh nghiệp. Bởi lẽ lãnh đạo công ty sẽ rất khó xây dựng văn hóa
doanh nghiệp, nếu không truyền đạt được những ích lợi mà văn hóa doanh nghiệp
đem lại. Nhân viên cần được giáo dục nhận thức rằng việc đeo thẻ nhân viên, mặc
đồng phục là thể hiện sự tự hào là thành viên của công ty, và có ích cho công việc
của họ chứ không phải họ mang những thứ đó để làm quảng cáo.
9


Rất nhiều lãnh đạo đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà không khơi gợi nhận
thức của nhân viên mình với các giá trị văn hóa. Nếu không giảng giải được cặn kẽ
hệ thống các giá trị văn hóa của doanh nghiệp có ích lợi gì với nội bộ tổ chức, tất
yếu mọi hình thức triển khai chỉ là phong trào. Một câu hỏi được đặt ra rằng, vậy
những giá trị nào là hợp lý và giá trị nào là không hợp lý. Điều này tùy thuộc rất
nhiều vào từng tổ chức riêng biệt, nhưng tựu chung lại, có một số giá trị được đề
cao trong nội bộ tổ chức ở Việt Nam đó là:
+ Sự thành thực (thể hiện là nói thật, không gian dối, cam kết thực hiện
những gì mình hứa hẹn và đảm bảo đúng những gì mình sẽ thực hiện).
+ Sự tự giác (thể hiện ở mức độ sẵn sàng với công việc, không ngại khó
khăn, làm việc hết mình vì lợi ích của tổ chức).
+ Sự khôn khéo (biết nói những gì cần nói, hỏi những điều cần hỏi, tranh
luận những điều đáng tranh luận và sắp xếp những gì hợp lý nhất).

Ngoài ra còn một số giá trị khác được đề cập tới như sự tự tin, sáng tạo
những giá trị này sẽ làn nền tảng định hướng cho văn hóa của doanh nghiệp.
Văn hóa có lớp biểu hiện hữu hình và vô hình
Một số biểu hiện rất dễ quan sát đó là lớp bề mặt của văn hóa, còn phần lõi
có ảnh hưởng sâu và mạnh hơn rất nhiều thì là vô hình.
Lớp bề mặt của văn hóa doanh nghiệp: Biểu hiện hữu hình như: Trang phục,
môi trường làm việc, lợi ích, khen thưởng, cân bằn công việc - cuộc sống, mô tả
công việc, cấu trúc tổ chức, các mối quan hệ.
Phần lõi: Biểu hiện vô hình như: các giá trị đối thoại riêng, các quy tắc vô
hình, niềm tin, độ quan sát thế giới, tâm trạng và cảm xúc, cách hiểu vô thức, tiêu
chuẩn, giả định.
Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là phải tăng cường tiềm lực, quy tụ được
sức sáng tạo của công nhân viên chức, khích lệ họ sáng tạo ra nhiều lợi nhuận cho
doanh nghiệp; đối ngoại phải được xã hội bản địa chấp nhận.
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Cấp dễ thấy
nhất thể hiện ngay trong công việc hàng ngày như cách báo cáo công việc, giữ gìn
tài sản chung, ngôn ngữ khi giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác, khách hàng, các thủ
10


tục hành chính. Cấp thứ hai là các giá trị tinh thần xác định việc phải làm, hành
động của mình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay thiệt hại chung hay không.
Đây là điều Lãnh đạo doanh nghiệp mong muốn nhận được ở nhân viên và phải
xây dựng dần từng bước. Cấp thứ ba là nền tảng cho các hành động chính là niềm
tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm được coi là đương nhiên ăn sâu trong tiềm
thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định nền tảng này là nền tảng cho
các giá trị và hành động của mỗi thành viên. Văn hóa kinh doanh trong một tổ
chức đã tiến đến mức độ cao nhất, trở thành một thứ Đạo, mà từ thế hệ này tới thế
hệ khác tôn sùng và làm theo.


11


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP, XÂY DỰNG
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY HONDAVIỆT NAM
2.1. Thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam
Nhìn nhận một cách tổng quát chúng ta thấy văn hóa trong các cơ quan và
doanh nghiệp ở nước ta còn những hạn chế nhất định . Đó là nền văn hóa được xây
dựng trên nền tảng dân trí thấp và phức tạp do những yếu tố khác ảnh hưởng; môi
trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm
đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác; làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị
ảnh hưởng của các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự
giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa
có cơ chế dùng người; có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa
cao. Mặt khác văn hóa doanh nghiệp còn bị các yếu tố khác ảnh hưởng tới như:
nền sản xuất nông nghiệp nghèo nàn và ảnh hưởng của tàn dư đế quốc, phong kiến.
2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại công ty Honda
Việt Nam
2.2.1. Giới thiệu chung về Honda Việt Nam
Tên công ty: Công ty Honda Việt Nam.
Sự thành lập: Công ty Honda Việt Nam là công ty liên doanh giữa Công ty
Honda Motor Nhật Bản, Công ty Asian Honda Motor Thái Lan và Tổng Công ty
Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam.
Giấy phép đầu tư: Số 1521/ GP ngày 22 tháng 3 năm 1996: Sản xuất lắp ráp
xe máy. Đến ngày 15 tháng 3 năm 2005, Công ty Honda Việt Nam nhận Giấy phép
đầu tư điều chỉnh số 1521/ GPĐC bổ sung chức năng sản xuất lắp ráp ô tô.
Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy
nhãn hiệu Honda; Sản xuất và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi.
Vốn điều lệ: 62. 900. 000 USD (theo Giấy phép Đầu tư).
Vốn đầu tư: 290. 427. 084 USD.

Chức năng, nhiệm vụ
Honda Việt Nam là một doanh nghiệp sản xuất xe máy hàng đầu tại việt
Nam. Công ty luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong việc đáp ứng những
12


mong đợi ngày càng cao của xã hội.
Nghành nghề kinh doanh của công ty: Sản xuất, lắp ráp xe máy và phụ tùng
xe máy nhãn hiệu Honda; sản xuất và lắp ráp ô tô dưới 9 chỗ ngồi.
Honda Việt Nam luôn thực hiện hạch toán kế toán, báo cáo thường xuyên và
tuân thủ các quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Honda Việt Nam theo kiểu trực tuyến chức năng
đảm bảo tính năng động, tự chủ, sáng tạo trong sự thống nhất phối hợp nhịp nhàng
giữa các bộ phận với nhau.
Cơ cấu công ty bào gồm 01 tổng giám đốc, 04 phó tổng giám đốc, ban trợ lý
và các phòng ban như: phòng kế toán; phòng hành chính; phòng kế hoạch; phòng
kinh doanh; phòng nhân sự; phòng công nghệ thông tin; phòng dịch vụ khách
hàng; phòng kiểm toán nội bộ; phòng xuất nhập khẩu; phòng pháp chế; phòng thiết
kế sản phẩm; phòng kỹ thuật sản xuất; phòng lắp ráp; phòng phụ tùng; phòng phụ
trách vận chuyển; phòng quản lý cơ sở hạ tầng.
2.2.2. Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp trong Honda Việt Nam
Biểu hiện của văn hoá doanh nghiệp trong Honda Viêt Nam được thể hiện ở
nhiều mặt như: trong chính các sản phẩm của Honda Việt Nam ( các sản phẩm
an toàn, tiết kiệm nhiên liệu và có tính bảo vệ môi trường cao), trong các hoạt
động từ thiện, ủng hộ, các hoạt động xã hội khác, trong cách kinh doanh, trong
cách ứng xử của nhân viên công ty với khách hàng. Hoạt động bảo vệ môi trường
của Honda Việt Nam được tiến hành đồng bộ và toàn diện trên 2 phương diện
chính: môi trường trong nhà máy và môi trường bên ngoài.
Với môi trường trong nhà máy, Honda Việt Nam chú trọng vào việc xây

dựng một nhà máy xanh và phấn đấu trở thành công ty dẫn đầu trong công tác bảo
vệ môi trường. Ngay từ năm 2001, Honda Việt Nam đã nhận chứng chỉ quản lý
môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001. Công ty đã áp dụng hệ thống quản
lý môi trường ISO 14001 một cách toàn diện vào qúa trình sản xuất với các hệ
thống xử lý rác, nước thải hiện đại và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Năm 2003, Công ty tập trung vào các hoạt động cải tiến môi trường làm việc
13


cho nhân viên với các hoạt động như giảm nhiệt độ, bụi, CO2, thiết lập hệ thống
giảm tiếng ồn và hệ thống điều hòa trung tâm... giữ môi trường làm việc trong
lành. Nhờ hệ thống điều hòa trung tâm, nhiệt độ tại vị trí làm việc luôn duy trì
dưới 30oC mặc dù nhiệt độ ngoài trời 40oC. Toàn bộ khí bụi của công đoạn hàn
được thu gom và xử lý đảm bảo môi trường làm việc trong lành. Hệ thống này
đã góp phần giảm thiểu nồng độ CO2 trong xưởng từ 5107mg/m3 năm 2003
xuống còn 1403mg/m3 vào năm 2004 và thấp hơn 900mg/m3 trong năm 2005,
2006.
Mặt khác,từ lâu Honda Việt Nam đã rất quan tâm đến việc chống, giảm tiếng
ồn. Hiện nay, tiếng ồn trong nhà máy đa số được khống chế ở mức bằng 50% tiêu
chuẩn cho phép tại Việt Nam. Hơn nữa, hệ thống tiếng ồn của nhà máy còn được
giảm thiểu bằng hàng cây chắn ồn được trồng xung quanh nhà máy đảm bảo
không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Các yếu tố vi khí hậu, ánh sáng,
nhiệt độ cũng được công ty đo đạc kiểm soát chặt chẽ theo định kỳ đảm bảo các
thông số luôn đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Song song với các hoạt động bảo vệ môi
trường trong nhà máy, Honda Việt Nam cũng rất chú trọng đến việc bảo vệ môi
trường ngoài nhà máy, góp phần xây dựng môi trường xanh sạch đẹp. Honda Việt
Nam đặc biệt chú trọng đến công nghệ xử lý và tái chế rác thải. Những công nghệ
tiên tiến nhất được Honda Việt Nam tích cực áp dụng vào dự án này với quyết tâm
hạn chế đến mức tối đa chất thải ra môi trường đồng thời đảm bảo sự kinh tế, tiết
kiệm trong việc tái chế chất thải. Honda Việt Nam là nhà máy đầu tiên tại Việt

Nam đầu tư một lò đốt rác hiện đại, khép kín tương đương với lò đốt của các
nước tiên tiến như Nhật, Mỹ. Đặc biệt lò đốt rác thải của công ty với thiết kế
kỹ thuật hiện đại đảm bảo không phát thải Dioxin (là tác nhân gây nên bệnh ung
thư, quái thai, dị dạng). Hệ thống lò đốt khép kín với chi phí đầu tư
trên 2 triệu USD đã thể hiện được cố gắng hết mình của Công ty trong công tác
bảo vệ môi trường, hệ thống lò đốt này giúp doanh nghiệp giảm nồng độ các khí
thải đốt rác xuống thấp hơn cả tiêu chuẩn phát thải cho phép của Việt Nam hàng
chục lần và giảm thiểu đến 60% lượng tro thải độc hại. Đến nay, với việc tái chế
600kg tro thải hàng ngày làm phụ gia cho xi măng, Honda Việt Nam đã bỏ hoàn
14


toàn chất thải chôn lấp, đồng thời cũng thực hiện được Chính sách môi trường đề
ra của Công ty là “Hạn chế dùng - Không thải các chất độc hại ra ngoài môi
trường”.Từtrước đến nay, nước thải nhà máy luôn là vấn đề nổi cộm cần giải quyết
hàng đầu của các nhà máy công nghiệp. Honda Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng
vấn đề này. Với việc tăng năng lực sản xuất của nhà máy xe máy và có thêm nhà
máy ô tô, Honda Việt Nam đã đầu tư và nâng cấp hệ thống xử lý nước thải sinh
hoạt trong nhà máy từ chỗ đáp ứng nhu cầu của 2.000 người nay tăng lên 4.000
người. Hệ thống xử lý nước thải của nhà máy luôn ở trong điều kiện tốt, đáp ứng
và vượt cả các yêu cầu của tiêu chuẩn của Việt Nam. Cùng với việc nâng cấp hệ
thống xử lý nước sinh hoạt trong nhà máy là việc cải tiến đồng bộ hệ thống xử lý
nước thải công nghiệp từ 1.3 m3/h lên 4.5 m3/h và thay đổi phương pháp xử lý từ
hóa hơi sang phương pháp xử lý hóa sinh kết hợp với 5 công đoạn xử lý nghiêm
ngặt trước khi ra ngoài môi trường, đảm bảo thải ra nguồn nước tự nhiên thấp hơn
tiêu chuẩn cho phép cả về mặt hóa, lý lẫn vi sinh, có thể sử dụng được cho mục
đích cấp nước sinh hoạt. Hệ thống này còn góp phần giảm tiêu thụ hàng trăm tấn
LPG mỗi năm và giảm phát thải hàng trục triệu m 3 CO2, một dạng khí gây hiệu
ứng nhà kính mạnh nhất với môi trường. Bên cạnh các hoạt động bảo vệ môi
trường, Honda Việt Nam còn luôn nỗ lực sản xuất ra các sản phẩm thân thiện

với môi trường. Hiện tại Honda Việt Nam đã hoàn toàn loại bỏ chì khỏi sơn sử
dụng, thay thế toàn bộ Cr6+ bằng Cr3+. Tại Honda Việt Nam, chất amiăng
không được sử dụng để chế tạo má phanh vì chất này là tác nhân gây ung thư
phổi. Bên cạnh đó, Công ty cũng đã đầu tư và ứng dụng các công nghệ môi
trường tiên tiến, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, ví dụ như ống xả
xe máy do Công ty sản xuất được thiết kế theo tiêu chuẩn Honda toàn cầu, đảm
bảo quy chuẩn cho phép về lượng khí thải, đặc biệt khí thải của xe máy không
gây tác hại cho những người đi phía sau.
Các hoạt động từ thiện và tài trợ khác. Ngay từ ngày đầu mới thành lập,
Công ty Honda Việt Nam đã xác định sự phát triển của Công ty phải luôn gắn liền
với lợi ích chung của xã hội. 11 năm phát triển tại Việt Nam, Honda Việt Nam
luôn nỗ lực vì hạnh phúc và an toàn của người Việt với mong muốn trở thành
15


thành viên tích cực của đất nước, thông điệp “Tôi yêu Việt Nam” và các hoạt động
trong chương trình “ Tôi yêu Việt Nam” chính là thay cho lời muốn nói của Honda
Việt Nam.
Thành công của Honda được nhắc đến nhiều qua “phương pháp
Honda”
Biểu tượng: Khi vào bất cứ nhà máy nào của Honda Việt Nam, cho dù nhân
viên hay khách tham quan đều mặc đồ của hãng, và bạn đã hòa nhập vào văn hóa
nhóm của họ, bên cạnh đó quan hệ giữa các nhà quản lý và nhân viên rất gần gũi,
họ ăn chung trong cùng căng tin và nhân viên dễ dàng trò chuyện với họ. Hơn thế
nữa họ không cần tới người dọn dẹp, mọi người đều có ý thức giữ gìn dọn dẹp, giữ
gìn vệ sinh chung.
Cấu trúc: Tất cà mọi người đều thuộc một nhóm, mỗi nhóm khác nhau bắt
đầu thời gian làm việc khác nhau, mọi người gặp các thành viên và trưởng nhóm
và họ bàn về những rắc rối trong lúc làm việc ngày hôm trước, bất cứ khó khăn,
thay đổi quan tâm được chia sẻ trong cuộc họp. Một nhóm thường có từ 15 - 20

người và họ làm việc trong một không gian mở. Trong một nhóm bạn rất khó phân
biệt trưởng nhóm và các thành viên. Tất cả các nhà quản trị được sắp xếp vào trong
một nhóm để có thể cùng nhau giải quyết vấn đề.
Hệ thống: Chương trình NH (NH là “Now Honda, New Honda, Next
Honda”, tương tự như vòng tròn chất lượng) hệ thống hướng dẫn, phần thưởng
chất lượng, phần thưởng an toàn. Mỗi nhân viên đều có thể kiếm được điểm bằng
cách cải thiện quy trình. Ngoài ra, Honda còn sử dụng những công cụ phân tích
khác nhau để phân tích và đánh giá quy trình.
Kỹ năng: Thước đo kỹ năng chính là ở trong sản phẩm họ tạo ra. Nhân viên
luôn được đào tạo bài bản và thực hành ngay những gì mình học được và trên dây
truyền những kỹ năng tiếp tục hoàn thiện.
Phong cách làm việc: Mỗi buổi sáng các nhà quản lý thường gặp nhau để coi
lại quá trình ngày hôm trước và giải quyết vấn đề và xây dựng kế hoạch cho một
ngày làm việc. Bên cạnh đó, Honda rất quan tâm đến thế hệ trẻ.

16


Chúng ta có thể tóm gọn văn hóa của Honda ở những giá trị, niềm tin, nét
văn hóa sau:
+ Một quan điểm thế giới mới.
+ Tôn trọng cá nhân.
+ Đương đầu thách thức gay go nhất trước tiên.
+ Điều hành tại chỗ.
+ Đề cao vai trò của tuổi trẻ.
+ Cầm bó đuốc Honda.
+ Một tinh thần tất thắng.
3. Tầm quan trọng của xây dựng văn hóa mang lại cho doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hóa mạnh thì càng khẳng
định được giá trị ngầm định, đó là giá trị cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Điều đó

cũng có nghĩa là người lao động luôn tự hào về công ty mình. Họ luôn tự hào vì
mình là một thành viên của công ty, luôn coi công ty như nhà của mình, đi xa một
ngày là nhớ, thấy thiếu đi cái gì đó trong cuộc sống hàng ngày và muốn về công ty
làm việc. Cái mà họ thấy thiếu đó không chỉ đơn thuần là đồng tiền mà chính là giá
trị tinh thần và chỉ đến công ty mới có được. Vì vậy không có cách nào khác là xây
dựng một nền văn hóa trong mỗi doanh nghiệp và xây dựng cho được một môi
trường văn hóa làm sao để người lao động thấy được môi trường làm việc của công
ty chính là môi trường sống của họ. Từ đó họ tự ý thức được trách nhiệm công việc
mình làm và làm việc một cách nhiệt tình, đam mê, mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho lợi ích của doanh nghiệp.
Khi trong doanh nghiệp xuất hiện xung đột, mâu thuẫn thì văn hóa chính là
yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất. Lãnh đạo công ty luôn lấy con
người làm then chốt. Song song đó là công nghệ và tài chính làm phương tiện để
con người phát huy hết khả năng của mình cho sự phát triển bền vững của Công ty.
Tất cả cán bộ nhân viên trong hệ thống đều có chung một mục đích là đóng góp hết
khả năng của mình để xây dựng công ty ngày càng phát triển bền vững.
Như vậy, văn hóa doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Nó luôn tạo
ra niềm tin cho những người làm việc trong môi trường đó. Nó là sợi dây gắn kết
17


giữa những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các
thành viên, và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong
nước khi thời gian Việt Nam mở cửa đón các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường
của chúng ta.

18


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA

DOANH NGHIỆP HONDA
3.1. Các giải pháp từ phía nhà nước
3.1.1. Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước về văn hóa kinh
doanh và văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Đảng ta khẳng định ”văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Nhiệm vụ xây dựng
và phát triển văn hóa đã được Đảng ta đặt ra một cách toàn diện và cụ thể hơn.
3.1.2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
Trong tiến trình hội nhập kinh tế, cơ hội giao lưu văn hóa với các dân tộc ,
các quốc gia khác trên thế giới ngày càng tăng lên. Với một nền văn hóa kinh
doanh nói chung, văn hóa doanh nghiệp nói riêng chưa thật mạnh như Việt Nam ta
thì việc học hỏi, tiếp thu văn hóa từ bên ngoài là một nhu cầu cấp thiết. Mở rộng
giao lưu với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới cho ta học được cái hay, cái
đẹp, cũng như biết loại trừ, chống lại cái dở, cái xấu xa, kích thích sáng tạo và đổi
mới, làm giàu thêm bản sắc văn hóa doanh nghiệp.
3.1.3. Khai thác các giá trị tinh thần thích hợp cho xây dựng văn hóa
doanh nghiệp
Nền văn hóa nông nghiệp của Việt Nam đã hun đúc cho người Việt Nam đặc
tính cần cù, chịu khó, yêu lao động, có tinh thần tự lực , tự cường. Bên cạnh các
yếu tồ này, quá trình giao lưu văn hóa với các nước Trung Hoa, Pháp, Mỹ, Đông
Âu, tạo thêm nhiều giá trị tinh thần như: dám nghĩ, dám làm, vươn lên khắc phục
khó khăn, tôn trọng sự bình đẳng nam nữ, vai trò của văn hóa. Qua những giao lưu
văn hóa này, kinh nghiệm và kiến thức của doanh nghiệp Việt Nam được nâng lên
cùng với xu thế hợp tác quốc tế những hạn chế của họ cũng hạn chế dần.
3.1.4 Thiết lập các điều kiện tiền đề cho việc xây dựng văn hóa doanh
nghiệp
• Tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi, công bằng cho các doanh nghiệp
Đây là yếu tố hàng đầu để nâng cao chất lượng của văn hóa doanh nghiệp,
tạo nên một văn hóa quản lý tiên tiến, tạo nền tảng cho sự phát triển lành mạnh của
19



các doanh nghiệp là rất cần thiế
• Nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp
Hiện nay, nhận thức sai lệch hoặc không đầy đủ về bản chất và tầm quan
trọng của văn hóa doanh nghiệp trong các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp còn
rất phổ biến. Vì thế doanh nghiệp cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, tuyên
truyền về vai trò của văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp.
• Xây dựng các trung tâm tư vấn về văn hóa doanh nghiệp
Các nhà tư vấn sẽ là những người giúp chủ thể về bản chất và vai trò của văn
hóa doanh nghiệp. Các trung tâm tư vấn bước đầu được thành lập ở các trường đại
học, các viện nghiên cứu. Để làm được điều này, nhà nước cần có chính sách ủng
hộ, tạo điều kiện cho các trung tâm tư vấn được thành lập và hoạt động.
3.2. Các giải pháp từ phía Doanh nghiệp
• Bản thân lãnh đạo cần phải là tấm gương về văn hóa doanh nghiệp
Nhà lãnh đạo cần có các quyết định hợp lý trong việc xây dựng hệ thống giá
trị văn hóa, phải là người đi đầu trong việc thực hiện những mục tiêu đã đề ra để
làm động lực gắn kết các thành viên trong công ty.
• Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp tích cực, làm nề tảng cho
sự phát triển văn hóa doanh nghiệp
Các doanh nghiệp cần tự nghiên cứu đề ra một mô hình văn hóa doanh
nghiệp tiên tiến, gắn chắc các thành viên, làm nền tảng cho sự phát triển của doanh
nghiệp.
• Nâng cao ý thức doanh nghiệp cho các thành viên doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp không phải là kết quả của riêng người lãnh đạo mà là
của tất cả tập thể lao động tạo nên. Người lãnh đạo là đầu tàu nhưng phải có sự
đóng góp của các thành viên thì mới thực hiện được. Có nhiều cách để các thành
viên quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp như: các lớp tập huấn về văn hóa doanh
nghiệp, trưng cầu ý kiến nhân viên khi cần đổi mới văn hóa doanh nghiệp.


20


• Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình lâu dài, mỗi doanh nghiệp
có một cách để tạo nên một văn hóa với những nét đặc thù độc đáo. Đó là một nền
văn hóa không chỉ đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc mà còn chứa đựng các yếu tố
văn hóa hiện đại. Nói cách khác đó phải là một nền văn hóa linh hoạt, có khả năng
học hỏi và tiếp thu được những thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật, những giá trị
văn hóa tốt đẹp từ bên ngoài, nhờ đó phát huy được tính sáng tạo cho mọi thành
viên trong doanh nghiệp.
• Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Việc nhắc nhở, làm gương của lãnh đạo chỉ là một cách thức. Cách thức hữu
hiệu khác là sẽ gắn những văn bản, triết lý với hoạt động hội hè, vui chơi giải trí
của nhân viên, chế độ lương thưởng, trang thiết bị làm việc, những nghi thức trong
doanh nghiệp, tổ chức các phong trào chung, tham gia vào các hoạt động tập thể
với doanh nghiệp khác, đó là yếu tố thuộc về lớp bề nổi của văn hóa doanh nghiệp
rất dễ cảm nhận.
Qua thực tế, các doanh nghiệp xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp
đã rút ra kinh nghiệm là cần tiến hành 06 bước cụ thể như sau:
- Đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược.
- Xây dựng cách đánh giá rõ ràng về hiệu quả hoạt động của công ty.
- Thực hiện những mục tiêu đề ra.
- Thực hiện khen thưởng trên cơ sở công bằng.
- Tạo ra một môi trường làm việc trong sạch và cởi mở.
- Xây dựng một tập thể vững mạnh thông qua xác định giá trị cốt yếu.

21



KẾT LUẬN
Mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có nhứng bản sắc khác nhau, có những
chuẩn mực hành xử khác nhau, do đó sẽ có văn hóa khác nhau. Không có doanh
nghiệp nào lại không có văn hóa, cũng không có cái gọi là văn hóa tốt, văn hóa xấu
mà chỉ có văn hóa không phù hợp; góp phần thúc đẩy, phát triển hay kìm hãm, kéo
lùi doanh nghiệp. Sự thành công của môt doanh nghiệp cũng không phải ở việc
doanh nghiệp đó có bao nhiêu vốn, sử dụng công nghệ gì mà nó được quyết định
bởi việc tổ chức những con người như thế nào. Con người có thể đi lên tay không
từ vốn chứ không thể đi lên tay không từ văn hóa. Do đó, mỗi doanh nghiệp muốn
phát triển vững mạnh để nâng cao vị thế cần hệ thống hóa văn hóa doanh nghiệp,
từ kiến thức, niềm tin, tín ngưỡng, đạo đức, pháp luật. Muốn có được văn hóa với
bản sắc riêng thì phải tìm tỏi, nghiên cứu, học hỏi.

22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguồn Internet;
2. Lê Văn In, Giáo trình Quản trị văn phòng Doanh nghiệp, NXB TP.HCM;
3. Ths.Nguyễn Văn Ký, Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp.

23


×