Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

LUẬT HÌNH SỰ MỚI NHẤT VÀ ĐẦY ĐỦ NHẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.2 KB, 53 trang )

LUẬT HÌNH SỰ (Câu 6 –8 dưới )
Câu 2: Các nguyên tắc pháp lý chung trong Luật Hình sự Việt Nam và các nguyên tắc chuyên ngành của
Luật Hình sự Việt Nam? (31-40)
ĐN: Các nguyên tắc của Luật Hình sự Việt Nam được hiểu là những tư tưởng, nguyên lý cơ bản được ghi
nhận, thể hiện trong các quy phạm pháp luật hình sự, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự phản ánh những quy
luật kinh tế-chính trị-văn hóa-xã hội và những quan niệm về đạo đức và pháp luật của nhân dân đối với việc quy
định tội phạm và hình phạt và những vấn đề khác liên quan đến TộI PHạM và HÌNH PHạT.
* Các nguyên tắc chung trong Luật hình sự bao gồm: nguyên tắc dân chủ XHCN; nguyên tắc nhân đạo XHCN;
nguyên tắc pháp chế XHCN; nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa yêu nước và đoàn kết quốc tế; nguyên tắc chịu
trách nhiệm đối với hành vi phạm tội cụ thể; nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.
1- Nguyên tắc dân chủ XHCN: nguyên tắc này xuyên suốt các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội, trong
đó có lĩnh vực pháp luật. Trong Luật Hình sự Việt Nam nguyên tắc này thể hiện: - Luật Hình sự Việt Nam bảo
vệ chế độ xã hội và nhà nước của nhân dân lao động, thể hiện ý chí của nhân dân.
- Luật Hình sự Việt Nam tôn trọng và bảo vệ các quyền dân chủ của công dân trong tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội. Mọi hành vi xâm hại các quyền đó đều bị nghiêm trị.
- Luật Hình sự Việt Nam bảo đảm mọi công dân tự mình hoặc thông qua các cơ quan, tổ chức khác nhau tham
gia xây dựng và áp dụng pháp luật hình sự. Những điều luật quan trọng lấy ý kiến rộng rãi.
- Luật Hình sự Việt Nam coi việc đấu tranh phòng ngừa và chống tình hình TộI PHạM, việc giáo dục người
phạm tội là sự nghiệp của toàn dân, mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, …
2- Nguyên tắc nhân đạo XHCN:
- Xuất phát từ quan điểm đạo lý XHCN và tình thương con người trong truyền thống của dân tộc ta.
- Luôn được thể hiện rõ nét trong chính sách hình sự của nhà nước ta qua mọi giai đoạn phát triển. Đó là 1
nguyên tắc nhất quán của pháp luật hình sự nước ta. Trước hết nguyên tắc này thể hiện đối với người phạm tội,
nhà nước không có mục đích trả thù, mà ngược lại tạo điều kiện cho người phạm tội trở thành người tốt, có ích
cho xã hội.
Hình phạt không làm đau đớn thể xác, hạ thấp phẩm giá, áp dụng mức độ cần thiết, khoan hồng với người
nhất thời phạm tội ít nghiêm trọng, người tự thú, thật thà khai báo, lập công chuộc tội; tạo cho phạm tội tự cải
tạo, miễn hình phạt, giảm thời gian chấp hành … hình phạt chung than, tử hình chỉ áp dụng đối với trường hợp
đặc biệt nghiêm trọng và với những điều kiện chặt chẽ …
3- Nguyên tắc pháp chế XHCN:
Là nguyên tắc quan trọng trong sinh hoạt xã hội và tổ chức, hoạt động của nhà nước. Đây là nguyên tắc kiên


định (điều 12-HÌNH PHạT 1992) “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế
XHCN. Các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phài nghiêm chỉnh
chấp hành HÌNH PHạT và PL, phòng ngừa và chống các TộI PHạM, các vi phạm HÌNH PHạT và PL”.
Trong lĩnh vực hình sự, nguyên tắc được thể hiện trước hết ở chỗ việc quy định 1 tội mới, sửa đổi, bổ sung 1
TộI PHạM hoặc hủy bỏ 1 TộI PHạM cần phải được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật. Chỉ có cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất mới có thẩm quyền quy định TộI PHạM và hình phạt.
- TộI PHạM và HÌNH PHạT đối với người phạm tội phải được quy định trong pháp luật hình sự. Chỉ người
nào phạm 1 tội đã được Luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Nguyên tắc này đòi hỏi pháp luật hình sự phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, xây dựng 1 cách hoàn
thiện đáp ứng các nhu cầu, đấu tranh phòng ngừa và chống TộI PHạM.
- Nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi các cơ quan tư pháp hình sự phải triệt để tuân thủ pháp luật hình sự khi
ra quyết định có liên quan đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự, đến việc quyết định hình phạt và các biện
pháp tác động pháp lý hình sự khác. Việc điều tra, truy tố, xét xử phải đúng người đúng tội, đúng pháp luật,
không bỏ lọt TộI PHạM, không làm oan người vô tội. Mọi việc áp dụng pháp luật hình sự 1 cách tùy tiện đều bị
coi là vi phạm nguyên tắc này.
4- Nguyên tắc kết hợp hài hòa chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết quốc tế:
- Luật Hình sự Việt Nam đấu tranh không khoan nhượng, trừng trị 1 cách nghiêm khắc mọi hành vi phạm tội
xâm hại chế độ xã hội và chế độ nhà nước, an ninh quốc gia và khả năng phòng thủ đất nước.
- Luật Hình sự Việt Nam trừng trị nghiêm khắc các hành vi phạm tội, phá hoại hòa bình, chống loài người và
chống lại cuộc chiến tranh chính nghĩa của các dân tộc bị áp bức bóc lột, những hành vi gây chiến tranh phi
nghĩa. - Những hành vi vi phạm tài sản của các nước khác, các tổ chức quốc tế, xâm phạm tài sản nước ngoài
đều bị trừng trị nghiêm khắc.
- Luật Hình sự Việt Nam ghi nhận và bảo đảm thực hiện các cam kết quốc tế của nhà nước trong cuộc đấu
tranh chung của loài người. Nguyên tắc chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế thể hiện sự đoàn kết, hợp tác
hữu nghị, tương trợ tư pháp trong chính sách đối ngoại của Luật Hình sự Việt Nam.
5- Nguyên tắc chịu trách nhiệm chỉ đối với hành vi phạm tội cụ thể:
Trang 1


Pháp luật nước ta chỉ quy định trách nhiệm pháp lý đối với hành vi cụ thể xâm phạm đến các quan hệ xã hội

được pháp luật bảo vệ.
Trong lĩnh vực Luật hình sự, nguyên tắc này thể hiện ở chỗ chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi
phạm tội cụ thể của con người xâm hại đến các quan hệ xã hội. Có 1 luận điểm mang tính nguyên tắc: những gì
chưa thể hiện bằng hành vi, các tư tưởng, suy nghĩ, ý muốn … của con người, dù rằng các tư tưởng, suy nghĩ, ý
muốn đó có nguy hiểm đến đâu vẫn không được coi là TộI PHạM và phải chịu trách nhiệm TRÁCH NHIệM
HÌNH Sự nếu như chúng không thể hiện trong hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội.
6- Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật:
Đây là nguyên tắc chung của pháp luật. Trong pháp luật hình sự, nguyên tắc này đòi hỏi xử lý công minh,
theo đúng pháp luật (điều 3 Bộ Luật hình sự). Nội dung nguyên tắc này thể hiện tập trung ở chỗ những người
thực hiện TộI PHạM bình đẳng với nhau trước pháp luật hình sự và phải chịu trách nhiệm hình sự không phân
biệt dân tộc, nam, nữ thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, …
* Các nguyên tắc chuyên ngành của Luật Hình sự Việt Nam:
1- Nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm hình sự và hình phạt:
Còn được gọi là nguyên tắc “mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện và xử lý kịp thời và nghiêm minh”,
hoặc còn có cách nói khác “không để sót, không để lọt”. Nguyên tắc này gắn liền với nguyên tắc pháp chế và
nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.
Pháp luật hình sự nước ta, xuất phát từ luận điểm cho rằng người có lỗi trong việc thực hiện hành vi phạm tội
buộc phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó trong các quy phạm của phần các TộI PHạM đối với từng loại TộI
PHạM, nhà làm luật quy định loại và mức hình phạt cụ thể với tính cách là kết quả pháp lý tất yếu của việc thực
hiện phạm tội đó.
2- Nguyên tắc trách nhiệm cá nhân:
Nguyên tắc này có nghĩa là người phạm tội chịu trách nhiệm hình sự về hành vi mà chính người đó chứ không
phải do người khác hoặc tập thể gây ra. Chỉ người nào phạm tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách
nhiệm hình sự (điều 2 BLHS).
3- Nguyên tắc trách nhiệm cơ sở lỗi:
Xuất phát từ nội dung điều 8 BLHS về khái niệm và các dấu hiệu của TộI PHạM.
Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở chỗ chỉ người nào có lỗi trong việc thực hiện TộI PHạM, tức là cố ý hoặc
vô ý thực hiện TộI PHạM mới phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt. Không thể truy cứu 1 người nào đó
trách nhiệm về hình sự về hành vi nguy hiểm cho xã hội nếu không xác định được rằng người đó có lỗi trong
việc thực hiện hành vi đó.

4- Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm tùy thuộc vào các tình tiết của việc thực hiện tội phạm.
TộI PHạM có thể được thực hiện trong những tình tiết rất khác nhau. Những tình tiết cơ bản trong số đó ảnh
hưởng đến việc xác định mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và trách nhiệm của người phạm tội. Thông
thường các tình tiết đó đặc trưng cho phương pháp thực hiện TộI PHạM hoặc hậu quả của nó, cho nhân than của
người phạm tội, động cơ phạm tội, …
Tùy thuộc vào các tình tiết sẽ quy định trách nhiệm hình sự khác nhau. Nguyên tắc này xuyên suốt toàn
bộ phần các TộI PHạM của BLHS và được thể hiện trong cơ cấu của phần lớn các điều luật.
5- Nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình phạt:
Mọi TộI PHạM, ngay cả phạm tội cùng loại (tội trộm cắp, tội cướp tài sản, tội giết người) theo hoàn cảnh của
việc thực hiện và các dấu hiệu thực tế của nó bao giờ cũng có tính xác định cá thể của nó. Người thực hiện
phạm tội cũng có đặc điểm cá nhân mình (thể lực, tâm lý, xã hội, đạo đức). Chính vì vậy, trong từng trường hợp
phạm tội cụ thể cần phải có cách tiếp cận phân hóa đối với việc xác định trách nhiệm và hình phạt.
6- Nguyên tắc công bằng:
Nguyên tắc này thể hiện sự tiếp diễn và bổ sung cho nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào
các tình tiết của việc thực hiện TộI PHạM và nguyên tắccá thể hóa trách nhiệm hình phạt. Nguyên tắc này thể
hiện:+ Xác định rõ giới hạn giữa hành vi bị coi là tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác để từ đó quy định
các bước xử lý tương ứng. + Thực hiện nhất quán quan điểm phân hóa trách nhiệm hình sự đối với TộI PHạM.
+ Hệ thống hóa các hình phạt được quy định phải có các thang bậc (mức độ) nghiêm khắc (loại và mức hình
phạt) tương ứng với các thang bậc (mức độ) nghiêm trọng của các loại TộI PHạM.
* Ý nghĩa: Việc nghiên cứu các nguyên tắc của Luật Hình sự có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng. Vấn
đề về các nguyên tắc của Luật Hình sự không chỉ bao hàm những khía cạnh lịch sử, triết học, đạo đức mà còn cả
những khía cạnh chính trị - xã hội rộng lớn. Bởi vậy, cần phải nghiên cứu để xây dựng 1 lý luận nền tảng, hoàn
chỉng về các nguyên tắc của Luật Hình sự, trong đó bao gồm những vấn đề cơ bản như: các cơ sở của việc hình
thành các nguyên tắc của Luật Hình sự; khái niệm, giá trị và hệ thống các nguyên tắc của Luật Hình sự; cơ chế
thể hiện (tác động) các nguyên tắc của Luật Hình sự; lý luận đó có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất lớn, tạo điều
kiện cho việc xây dựng các mô hình lý luận của các QPPL hình sự, làm cơ sở cho việc hoàn thiện pháp luật hình
sự và áp dụng nó 1 cách đúng đắn trong thực tiễn.
Trang 2



Câu 5: Hiệu lực của đạo luật hình sự Việt Nam về không gian và thời gian (93-98)
Hiệu lực của đạo luật hình sự là hoạt động hiện thực của những QPPL được thể hiện trong đạo luật đó, là sự
biểu hiện trong thực tế năng lực pháp lý của chúng. Sự hoạt động hiện thực, sự biểu hiện trong thực tế năng lực
pháp lý đó của các đạo luật hình sự. Khái niệm hiệu lực của đạo luật hình sự về cơ bản bao hàm của đạo luật về
không gian và hiệu lực của đạo luật về thời gian, tức là làm sáng tỏ các giới hạn về không gian và giới hạn về thời
gian của việc áp dụng đạo luật hình sự.
- Điều 5 BLHS quy định hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCNVN.
+ Những người có thể chịu trách nhiệm hình sự đối với người tội phạm đã thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam là:
người Việt Nam; người nước ngoài, trừ những người được hưởng đặc quyền ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và
miễn trừ về lãnh sự; và không có quốc tịch.
Theo pháp luật nước ta và luật quốc tế thì lãnh thổ của nước CHXHCNVN là 1 phần của trái đất bao gồm đất
liền; vùng nước; các hải đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam; vùng nước của các hải đảo đó, vùng trời của
chúng và vùng đất dưới chúng.
Hành vi phạm tội được coi là thực hiện trên lãnh thổ CHXHCNVN trong những trường hợp.
+ Đối với các TộI PHạM có cấu thành hình thức, tức là những TộI PHạM mà dấu hiệu gây ra không phải là dấu
hiệu bắt buộc đối với chúng, thì nơi thực hiện TộI PHạM được coi là đã xảy ra hành vi phạm tội hoặc nơi kết thúc
việc thực hiện hành vi phạm tội đó (ví dụ hành vi điều khiển tàu, thuyền hay phương tiện hằng hải đi vào hoặc ra
khỏi Việt Nam hoặc đi qua lãnh hải Việt Nam vi phạm các quy định về hằng hải của nước ta coi là hành vi phạm
tội ở nước ta).
Đối với các TộI PHạM khác có cấu thành vật chất tức là đối với các TộI PHạM nhất thiết phải có dấu hiệu bắt
buộc và gây ra hậu quả nghiêm trọng (như chết người, gây thương tích, vi phạm về an toàn giao thong gây hậu
quả nghiêm trọng …) thì nơi thực hiện TộI PHạM, theo nguyên tắc chung được coi là nơi xảy ra hậu quả được
quy định đối với TộI PHạM đó (ví dụ đầu độc nạn nhân bằng cách cho uống thuốc độc trên máy bay hoặc tàu
thủy hay trên xe lửa được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam và hậu quả làm nạn nhân chết ở trên lãnh thổ Việt
Nam)
(cũng có ngoại lệ)
2- Điều 6 BLHS quy định hiệu lực của BLHS đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước
CHXHCNVN.
Việc quy định công dân Việt Nam thực hiện TộI PHạM ở ngoài lãnh thổ Việt Nam có thể bị truy cứu trách
nhiệm hình sự tại Việt Nam theo pháp luật hình sự Việt Nam là dựa trên nguyên tắc quốc tịch và xuất phát từ

nghĩa vụ tuân theo pháp luật của mọi công dân Việt Nam.
Công dân Việt Nam chỉ có thể chịu trách nhiệm về những hành vi phạm tội do họ thực hiện khi những hành vi
đó được BLHS nước ta quy định là TộI PHạM. Ví dụ nếu công dân Việt Nam phạm tội trên tàu thuyền không
quân sự của Việt Nam trong thời gian đậu ở cảng hay ở vùng nội thủy hoặc lãnh hải nước ngoài, thì họ có thể bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS Việt Nam (trừ những trường hợp ở điều 5).
Người không có quốc tịch thường trú ở nước CHXHCNVN nếu phạm tội ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam,
thì cũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS Việt Nam.
Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước CHXHCNVN có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo luật
hình sự Việt Nam chỉ trong những trường hợp được quy định trong các hiệp định quốc tế mà nước CHXHCNVN
ký kết hoặc tham gia.
* Điều 7 BLHS nước ta quy định:
1- Điều luật áp dụng đối với 1 hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi
phạm tội đó thực hiện.
2- Điều luật quy định 1 tội phạm mới, 1 hình phạt nặng hơn, 1tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp
dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xóa án hình sự và các quy định khác
không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều
luật đó có hiệu lực thi hành.
3- Điều luật xóa bỏ 1 tội phạm hoặc 1 hình phạt nhẹ, 1 tình tiết tăng nặng, hay quy định 1 hình phạt nhẹ hơn, 1
tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm
hình phạt, xóa án và các quy định khác có lợi cho người phạm tội thì được áp dụng đối với mọi phạm tội đã thực
hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
*Văn bản QPPL hình sự có hiệu lực thi hành là văn bản đã có hiệu lực thi hành và chưa mất hiệu lực đó (chưa bị
bãi bỏ, thay thế, hết thời gian hiệu lực đã được xác định trước.
Trang 3


- Khi 1 văn bản pháp luật hình sự mới bãi bỏ hoặc thay thế 1(hay nhiều) văn bản pháp luật hình sự cũ thì thời
điểm mất hiệu lực thi hành của văn bản pháp luật hình sự cũ là thời điểm của văn bản pháp luật hình sự mới có
hiệu lực.
Văn bản pháp luật hình sự mất hiệu lực thi hành là văn bản mà các quy định của nó không được áp dụng đối với

những hành vi phạm tội do văn bản ấy quy định được thực hiện sau khi văn bản ấy mất hiệu lực thi hành.
- Theo HÌNH PHạT1992, các đạo luật phải được công bố chậm nhất là 15 ngày sau khi QH thong qua và căn cứ
vào quyết định của Quốc hội, Chủ tịch nước công bố đạo luật đó. Nếu trong văn bản công bố không ghi rõ thời
gian có hiệu lực của đạo luật đó, thì văn bản đó hiệu lực thi hành kể từ ngày Chủ tịch nước công bố.
- Đối với việc xác định áp dụng văn bản pháp luật hình sự nào để truy tố và xét xử hành vi phạm tội cũng như
việc xác định đúng TộI PHạM được thực hiện có ý nghĩa rất lớn.
+ Đối với TộI PHạM có cấu thành hình thức, thực hiện TộI PHạM được coi là thực hiện hành vi phạm tội. Trong
hành vi đó được thực hiện, văn bản pháp luật nào đang có hiệu lực thi hành thì áp dụng văn bản pháp luật đó để
truy tố xét xử.
+ Đối với TộI PHạM có cấu thành vật chất thực hiện TộI PHạM được coi là thi hành hành vi phạm tội gây ra hậu
quả nguy hiểm cho xã hội. Trong trường hợp này, thời điểm gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội có ý nghĩa quan
trọng đối với việc áp dụng pháp luật hình sự. Ví dụ người phạm tội thực hiện hành vi giết người trước ngày
1/7/2000 nếu hậu quả xày ra nạn nhân chết trước ngày đó thì áp dụng BLHS 1985; nếu chết sau ngày đó thì áp
dụng BLHS 2000.
+ Đối với TộI PHạM do đồng phạm có tổ chức thực hiện, thì TộI PHạM được coi là khi người thực hiện hành vi
có dấu hiệu của cấu thành TộI PHạM mà họ đã bàn bạc, dự định thực hiện. Vì thế, người thực hiện TộI PHạM lúc
văn bản pháp luật nào đang có hiệu lực thi hành thì áp dụng.
+ TộI PHạM liên tục được coi là hòan thành từ thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đầu tiên, do vậy trong
trường hợp phạm tội liên tục, người phạm tội lien tục chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội của mình theo
văn bản pháp luật hình sự đang có hiệu lực thi hành ở thời điểm thực hiện hành vi phạm tội đầu tiên.
- Tội phạm kéo dài bao gồm những hành vi riêng biệt và mỗi hành vi đó đều có đầy đủ dấu hiệu của cùng 1 tội
danh. Do vậy người thực hiện phạm tội kéo dài chịu trách nhiệm hình sự theo văn bản pháp luật hình sự đang có
hiệu lực thi hành khi TộI PHạM đó được phát hiện.
* Điều luật quy định 1 TộI PHạM mới là điều luật quy định 1 hành vi TộI PHạM mà trước đó không bị coi là TộI
PHạM hoặc mở rộng phạm vi bị coi là TộI PHạM.
Theo khoản 2 điều 7 BLHS hiện hành thì điều luật quy định 1 TộI PHạM mới, 1hình phạt nặng hơn, 1 tình tiết
tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt,
xóa án và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, không thể áp dụng trở về trước đối với hành vi
phạm tội đã thực hiện trước khi các điều luật đó có hiệu lực, tức là không có hiệu lực hồi tố.
* Điều luật xóa bỏ 1 TộI PHạM là điều luật loại trừ hành vi mà trước đó bị coi là TộI PHạM.

Theo khoản 3 điều 7 BLHS hiện hành, điều luật xóa bỏ 1 TộI PHạM hoặc quy định 1 hình phạt nhẹ hơn như nêu
ở trên được áp dụng đối với những hành vi phạm tội đã được thực hiện trước khi điều luật đó ban hành, tức là có
hiệu lực hồi tố.
* Ngoài ra, cac điều luật của BLHS quy định thực hiện truy cứu trách nhiệm hình sự, thi hành án và xóa án cũng
có hiệu lực hồi tố
.

Trang 4


Câu 6: khái niệm và cơ sở trách nhiệm hình sự Việt Nam?
Cũng như mọi hình thức trách nhiệm pháp luật khác, trách nhiệm hình sự thể hiện thái độ, sự của nhà nước, của
xã hội đối với hành vi vi phạm pháp luật và thông qua hoạt động đàm phán của các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền chủ thể của hành vi phải chấp nhận chế tài nhất định. Tuy nhiên đối với trách nhiệm hình sự thì chế tài này
có thể là hình phạt cũng có thể là những biện pháp cưỡng chế khác. Nhưng đây là loại chế tài đặc biệt nghiêm
khắc và chỉ được áp dụng đối với những hành vi gây nguy hiểm lớn cho xã hội mà Luật Hình sự quy định, thong
qua hoạt động của một cơ quan duy nhất có thẩm quyền là Tòa án.
Trách nhiệm hình sự, cũng như trách nhiệm pháp lý, luôn lien quan với những cưỡng chế nhà nước. Khi vi
phạm pháp luật xảy ra, giữa chủ thể vi phạm pháp luật và nhà nước xuất hiện 1 quan hệ đặc biệt, trong đó nhà
nước thong qua các cơ quan có thẩm quyền xác định chế tài được áp dụng đối với người vi phạm và những biện
pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm việc áp dụng chế tài đó.
Cơ sở pháp luật của việc truy cứu trách nhiệm pháp lý là quy định có hiệu lực pháp lý của các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền. Riêng đối với trách nhiệm hình sự thì có thể là bản án quy định đã hiệu lực pháp luật của tòa án,
cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử hình sự và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội.
Như vậy, trách nhiệm hình sự là 1 loại quan hệ pháp luật đặc biệt phát sinh khi có hành vi phạm tội xảy ra giữa 1
bên là nhà nước và bên kia là người phạm tội, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền áp dụng
bằng biện pháp cưỡng chế chế tài hình sự đối với người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu hậu quả bất lợi (được quy
định trong chế tài hình sự) do việc thực hiện hành vi phạm tội.
Trách nhiệm hình sự và hình phạt tuy có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng là 2 khái niệm riêng biệt.
Trách nhiệm hình sự với tính cách là quan hệ đặc biệt giữa nhà nước và người phạm tội từ thời điểm TộI PHạM

thực hiện, nghĩa là trước thời điểm của người tuyên án và hình phạt. Còn hình phạt với tính cách là chế tài hình
sự chỉ xuất hiện sau khi tòa án tuyên bản án và hình phạt và chỉ khi bản án đó có hiệu lực pháp luật. Mặt khác
mặc dù trong phần lớn các trường hợp, trách nhiệm hình sự được thực hiện thông qua việc áp dụng hình phạt,
nhưng cũng có những hình phạt trách nhiệm hình sự được thông qua các biện pháp khác có tính chất cưỡng chế
hình sự.
* Cơ sở của trách nhiệm hình sự:
Là những vấn đề trung tâm nhất của pháp luật hình sự. Việc giải quyết những vấn đề này như thế nào sẽ có tác
động lớn đến chính sách hình sự của nhà nước, đến việc thực hiện các nguyên tắc quan trọng như pháp chế
XHCN, nguyên tắc tôn trọng, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của công dân …
Theo Luật Hình sự Việt Nam “chỉ người nào phạm 1 tội để BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự”
(điều 2 BLHS). Quy định này bao hàm 2 nội dung. Thứ nhất, là chỉ người nào phạm tội mới phải chịu trách nhiệm
hình sự và điều đó cũng có nghĩa là 2 phạm tội cũng phải chịu trách nhiệm hình sự. Thứ hai là tội phạm đó phải
được BLHS quy định.
Như vậy cơ sở duy nhất làm FS trách nhiệm hình sự chỉ có thể là TộI PHạM nhưng TộI PHạM hiểu theo pháp lý
hình sự, là hành vi có yếu tố cấu thành do luật định. Các dấu hiệu pháp lý cần và đủ của mỗi TộI PHạM được quy
định trong BLHS được gọi là dấu hiệu của CấU THÀNHTộI PHạM. Bởi vì trước hết đó là những dấu hiệu mà
luật hình sự quy định, hai là, cần phải có đủ những dấu hiệu đó thì hành vi mới bị coi là TộI PHạM, và ba là, chỉ
cần có đủ những dấu hiệu đó thì hành vi đó mới coi là TộI PHạM. Như vậy, suy cho cùng thì cơ sở trách nhiệm
hình sự là CấU THÀNHTộI PHạM và chỉ dấu hiệu đó mới là cơ sở của trách nhiệm hình sự.
Đặc trưng cơ bản của TộI PHạM cho phép phân định nó với các vi phạm pháp luật khác là tính chất nguy hiểm
cho xã hội của nó.
Tính nguy hiểm cho xã hội được xác định, trước hết bởi thiệt hại mà hành vi tội phạm gây ra cho các quan hệ xã
hội mà Luật Hình sự bảo vệ. Nói cách khác là khách thể của tội phạm, các quan hệ xã hội với giá trị và tầm quan
trọng của nó là yếu tố không thể thiếu được của TộI PHạM. Mặt khác các quan hệ xã hội khách thể của TộI
PHạM chỉ có thể bị xâm hại thông qua hành vi cụ thể bằng hành động hoặc không hành động, nhưng nhất thiết
phải là sự biểu hiện bên ngoài thế giới khách quan. Hai nữa, thiệt hại do hành vi gây ra hoặc gây ra những thông
số biểu hiện hậu quả đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra. Bởi vậy, cũng không thể có TộI PHạM nếu không có
hành vi và không có hậu quả, những dấu hiệu thuộc về phương diện khách quan của TộI PHạM.
Một hành vi chỉ bị coi là nguy hiểm cho xã hội khi nó không phù hợp với lợi ích của nhà nước và xã hội, khi nó
đi ngược lợi ích của nhà nước và xã hội thì ngay cả khi chúng gây ra thiệt hại nhất định nào đó, về khách quan các

quan hệ xã hội mà Luật Hình sự bảo vệ thì cũng không phải là hành vi nguy hiểm cho xã hội (theo quan điểm của
giai cấp thống trị). Chẳng hạn những hành vi được thực hiện trong trường hợp phòng vệ chính đáng, tình thế cấp
thiết … Chỉ có thể nói đến tính chất nguy hiểm cho xã hội khi hành vi đó có lỗi, lỗi là phương diện chủ quan của
Trang 5


TộI PHạM. Do đó không thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với mọi hành vi nào nếu không xét được yếu tố có
lỗi.
Việc truy cứu trách nhiệm hình sự thông qua việc chế tài hình sự nhằm mục đích: trừng trị, phòng ngừa TộI
PHạM và giáo dục, cải tạo người phạm tội. Tuy nhiên, mục đích này chỉ có thể đạt được nếu người thực hiện
hành vi gây nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức, có khả năng kiểm soát hành vi của mình, tức là có năng
lực trách nhiệm hình sự. Năng lực trách nhiệm hình sự ở 1 mức độ nào đó còn phụ thuộc vào độ tuổi (mức độ
phát triển về tâm – sinh học của con người). Đối với những người không có khả năng nhận thức hành vi hoặc khả
năng kiểm soát hành vi của mình vì những lý do nhất định, thì việc áp dụng chế tài hình sự là vô nghĩa, không đạt
mục đích. Vì thế những dấu hiệu về chủ thể cũng không thể thiếu được trong CấU THÀNHTộI PHạM.
Một hành vi hội đủ những dấu hiệu trên sẽ được coi là TộI PHạM khi và chỉ khi các dấu hiệu này được quy định
cụ thể trong BLHS. Điều đó có nghĩa là chỉ những yếu tố CấU THÀNHTộI PHạM được BLHS quy định mới là
cơ sở của trách nhiệm hình sự. Luật Hình sự của nước ta khẳng định 1 cách dứt khoát việc bát bỏ nguyên tắc
tương tự và quy định nguyên tắc “không có tội và không có
hình phạt, nếu Luật Hình sự không quy định”. Theo nguyên tắc này thì TộI PHạM và các khả năng pháp lý khác
của TộI PHạM đều phải được Luật Hình sự quy định.
Tóm lại, cơ sở duy nhất của Luật Hình sự là cấu thành TộI PHạM
với mọi dấu hiệu của nó mà BLHS quy định.

Trang 6


Câu 7: Khái niệm TộI PHạM, phân loại TộI PHạM theo Luật Hình sự Việt Nam?
Đến nay trong lý luận về Luật Hình sự trong pháp luật hình sự ở các nước khác nhau có những định nghĩa khác
nhau về TộI PHạM, nhưng có thể khái quát các định nghĩa đó thành 3 loại như sau: định nghĩa hình thức, định

nghĩa vật chất, định nghĩa vật chất giả luận.
- Định nghĩa hình thức, TộI PHạM là hình thức bị đạo luật hình sự trừng trị (BLHS pháp 1791). Định nghĩa hình
thức về TộI PHạM có hạn chế là không làm sáng tỏ được bản chất giai cấp xã hội của TộI PHạM, không đưa ra
cơ sở của việc TộI PHạM hóa hành vi.
- Định nghĩa vật chất về TộI PHạM làm sáng tỏ hơn bản chất xã hội đích thực của nó chỉ ra những lợi ích giai cấp
bị TộI PHạM xâm phạm, tác hại mà do TộI PHạM gây ra cho các quan hệ xã hội. Luật Hình sự cộng hòa Liên
bang Nga 1919 định nghĩa “TộI PHạM là sự vi phạm trật tự các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ.
Sau đó định nghĩa vật chất về TộI PHạM được tiếp nhận và ghi nhận trong pháp luật hình sự của các nước XHCN
khác.
Ở nước ta điều 8 BLHS quy định “TộI PHạM là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS, do
người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện 1 cách có ý hoặc vô ý, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh
tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức làm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”.
Định nghĩa nêu trên được gọi là định nghĩa đầy đủ của TộI PHạM, có tính khoa học phản ánh đầy đủ các dấu
hiệu về nội dung và hình thức pháp lý của TộI PHạM. Nó thể hiện tập trung, rõ nét nhất quan điểm của nhà nước
ta về TộI PHạM, là cơ sở xuất phát điểm cho việc quy định những TộI PHạM cụ thể trong phần các TộI PHạM và
việc áp dụng đúng đắn những định luật quy định về từng tội TộI PHạM trong điều tra, truy tố và xét xử.
Đối với vật chất giả biện về TộI PHạM có ý nghĩa xác định nội dung xã hội của TộI PHạM trên cơ sở lẫn tránh
bản chất giai cấp của nó. Người ta thay đổi giai cấp xã hội và nội dung TộI PHạM bằng những khái niệm phi giai
cấp như “đạo đức xã hội”, “lợi ích của đạo đức chung”, “lợi ích của nhà nước pháp quyền”. Về thực chất, việc
“vật chất hóa” khái niệm TộI PHạM kiểu đó không làm sáng tỏ được nội dung đích thực của nó, mà ngược lại nó
mang tính giả hiện núp dưới dấu hiệu “vật chất”, “lợi ích chung của xã hội”. Xét về bản chất định nghĩa vật chất
giả hiện về TộI PHạM nguy hiểm và phản động hơn so với định nghĩa hình thức về TộI PHạM. Tuy rằng, định
nghĩa vật chất giả hiện về TộI PHạM chưa được ghi nhận trong pháp luật hình sự của nhà nước tư sản nhưng nó
rất phổ biến trong sách báo pháp lý hình sự ở cácc nước đó.
* Phân loại TộI PHạM:
Phân loại TộI PHạM và những quy định cụ thể hậu quả pháp lý tương ứng đối với từng loại TộI PHạM đó trong
pháp luật là 1 trong những nội dung, biểu hiện của việc tiếp tục phân hóa trách nhiệm hình sự. Do đó, pháp luật
hình sự nước ta phân loại TộI PHạM thành các loại khác nhau: phân loại TộI PHạM phần chung và phần các TộI

PHạM của BLHS.
- Phân loại TộI PHạM ở phần chung của pháp luật hình sự được hiểu là việc phân chia tất cả các TộI PHạM
được quy định trong pháp luật hình sự thành các nhóm (phạm vi) dựa trên tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã
hội của các TộI PHạM với việc quy định rõ hậu quả pháp lý đối với các nhóm TộI PHạM đó.
- Phân loại TộI PHạM ở phần các TộI PHạM của pháp luật hình sự được hiểu là việc phân chia tất cả các TộI
PHạM dựa trên khách thể loại của chúng và được hệ thống hóa theo các chương với 1 trật tự logic nhất định và
với việc quy định rõ hậu quả pháp lý đối với từng TộI PHạM cụ thể.
BLHS nước ta, ở phần chung đã phân các TộI PHạM thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm
trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Khoản 3 điều 8 BLHS hiện hành quy định “tội ít nghiêm trọng là TộI PHạM gây nguy hại không lớn cho xã hội
và mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến 3 năm tù; TộI PHạM nghiêm trọng là TộI PHạM gây
nguy hại lớn cho xã hội và mức cao nhất của khung hình phạt đối với TộI PHạM đó là đến 7 năm tù; TộI PHạM
rất nghiêm trọng là Tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù,
tù chung thân hoặc tử hình.
Mức độ của mức nguy hiểm cho xã hội của TộI PHạM được thể hiện trong pháp luật thông qua đơn vị đo lường
chính là loại và mức hình phạt.
Ngoài cách phân loại nói trên trong phần chúng và phần các TộI PHạM của pháp luật hình sự Việt Nam (BLHS)
dựa vào các căn cứ khác, các TộI PHạM còn được phân thành các loại khác nhau. Chẳng hạn dựa vào các hình
thức lỗi: cố ý và vô ý, dựa vào các giai đoạn thực hiện TộI PHạM chưa bị phạm tội, TộI PHạM chưa đạt, TộI
PHạM hình thành; dựa vào khách thể TộI PHạM 4 nhóm tội khác nhau.
Việc phân loại các TộI PHạM có ý nghĩa lớn về chính trị văn hóa,pháp lý và đạo đức.


- Đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai thực hiện chính sách hình sự của nhà nước ta. Việc phân loại TộI
PHạM là cơ sở cho việc xây dựng các chế định khác về TộI PHạM và hình phạt. Điều đó thể hiện:
+ Đối với việc xây dựng chế định khi phạm tội, căn cứ vào việc phân loại, BLHS quy định: chỉ truy cứu trách
nhiệm hình sự đối với người có hành vi chuẩn bị thực hiện 1 tội rất nghiêm trọng, 1 tội đặc biệt nghiêm trọng
(điều 17).
+ Đối với việc xây dựng hệ thống hình phạt và điều kiện áp dụng các hình phạt cụ thể, BLHS nước ta quy định:
hình phạt cảnh cáo chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng (điều 29 BLHS), hình phạt cải tạo

không giam giữ chỉ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc TộI PHạM nghiêm trọng (điều
31). Bộ phận tư pháp giáo dục tại xã phường thị trấn chỉ được áp dụng đối với người chưa phạm tội ít nghiêm
trọng hoặc nghiêm trọng. Đồng thời BLHS cũng quy định rõ những hình phạt nào được áp dụng đối với những
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
+ Đối với việc quy định chế định thời hiệu, cũng phải căn cứ vào các TộI PHạM cụ thể. BLHS nước ta quy định:
đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 5 năm; đối với các TộI PHạM
nghiêm trọng thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 10 năm; đối với các TộI PHạM rất nghiêm trọng thì
thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm và đối với các TộI PHạM đặc biệt nghiêm trọng thì thời hiệu
truy cứu trách nhiệm hình sự là 20 năm (khoản 2 điều 23).
- Đối với việc xác định tái phạm và tái phạm nguy hiểm cũng căn cứ vào việc phân loại TộI PHạM (điều 49
BLHS).
Việc phân loại TộI PHạM trong phần chung của các pháp luật hình sự là cơ sở quy định 1 số chế định trong
pháp luật thi hành hình sự như chế định tạm giam, chế định về thẩm quyền xét xử của tòa án các cấp, việc bắt
người trong trường hợp khẩn cấp, việc quy định thời hạn chuẩn bị xét xử …


Câu 8: Tội phạm và các vi phạm pháp luật khác nhau như thế nào? (139-141)
- Định nghĩa:
- TộI PHạM?
- Vi phạm pháp luật?
- Dựa vào điều 8 BLHS “TộI PHạM là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS do người có
năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện 1 cách vô ý hoặc cố ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ của tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh trật tự, an toàn
xã hội, quyền và lợi ích của tổ chức, xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN”.
* TộI PHạM là 1 loại vi phạm pháp luật, do vậy TộI PHạM và các vi phạm pháp luật khác có những đặc điểm và
dấu hiệu giống nhau. Nhưng đồng thời, giữa TộI PHạM và các vi phạm pháp luật khác cũng có sự khác nhau.
Vấn đề đặt ra cho các lý luận hình sự là chỉ cần các căn cứ, tiêu chí để phân biệt TộI PHạM với các hành vi vi
phạm pháp luật đó. Việc phân biệt có ý nghĩa lớn đối với việc xác định giới hạn của trách nhiệm hình sự, xây
dựng cơ sở lý luận cho hoạt động xây dựng pháp luật và áp dụng pháp luật hình sự.

Việc phân biệt TộI PHạM và các vi phạm pháp luật khác dựa vào các căn cứ:
* Giống nhau:
- Đều gây ra những hành vi nguy hiểm cho xã hội
- Đều do pháp luật quy định
- Đều phải chịu trách nhiệm pháp lý.
*Khác nhau:
- Xét về nội dung, TộI PHạM và các hành vi vi phạm pháp luật khác đều có tính nguy hiểm cho xã hội nhưng các
loại hành vi này khác nhau ở mức độ nguy hiểm cho xã hội.
Do đó tiêu chuẩn cơ bản của việc phân biệt là: mức độ nguy hiểm cho xã hội của TộI PHạM là đáng kể, còn
mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm pháp luật khác là không đáng kể. Điều 8 BLHS hiện hành quy
định “những hành vi tuy có dấu hiệu của TộI PHạM nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì
không phải là TộI PHạM (khoản 4). Ranh giới này trong nhiều trường hợp được chỉ ra cụ thể trong pháp luật hình
sự, khi chưa cụ thể cần phải giải thích khi áp dụng pháp luật hình sự.
Ví dụ: những trường hợp cụ thể được chỉ ra trong luật như sau thì chắc chắn là TộI PHạM: hành vi phản bội tổ
quốc, hành vi giết người, hành vi hiếp dâm, hành vi cướp tài sản …
Trường hợp ranh giới TộI PHạM và các vi phạm pháp luật không chỉ rõ trong luật thì những người áp dụng pháp
luật hình sự phải đánh giá mức độ nguy hiểm đáng kể hay không đáng kể. Ví dụ: Tội làm nhục người khác được
quy định là hành vi “xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác” (điều 121).
- Xét về hình thức pháp lý, TộI PHạM được quy định trong pháp luật hình sự, còn các vi phạm pháp luật khác
được quy định trong các văn bản pháp luật khác.
Dấu hiệu này mang tính hình thức song nó phản ánh dấu hiệu nội dung đã nói ở trên. Một hành vi chỉ có thể
được coi là TộI PHạM nếu đã được quy định trong pháp luật hình sự. Nếu 1 hành vi chưa được hoặc không được
quy định trong pháp luật hình sự thì không thể coi hành vi đó là TộI PHạM. Trong trường hợp này cần phải xác
định hành vi đó phải là vi phạm pháp luật khác hay không chứ không đặt vấn đề xác định có phải là TộI PHạM
hay không?
- Xét về hậu quả pháp lý TộI PHạM bị xử lý bằng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nhà nước là hình
phạt (chịu trách nhiệm hình sự) còn có các loại vi phạm pháp luật khác bị xử lý bằng các biện pháp ít nghiêm
khắc hơn của nhà nước, là các chế tài khác (dân sự, hành chính, kỷ luật …). Việc áp dụng hình phạt đối với người
phạm tội hậu quả người đó có án tích, còn vi phạm pháp luật khác khi bị xử lý không mang hậu quả đó.
Chủ thể của TộI PHạM là con người cụ thể (thể nhân) chủ thể của vi phạm pháp luật khác có thể là thể nhân, có

thể là pháp nhân.


Câu 9: cấu thành TộI PHạM, các yếu tố cấu thành TộI PHạM, các loại cấu thành TộI PHạM (143-158)
ĐN: Cấu thành TộI PHạM là hệ thống các dấu hiệu khách quan và chủ quan được quy định trong pháp luật hình
sự đặc trưng cho hành vi nguy hiểm cho xã hội là TộI PHạM.
Những dấu hiệu cấu thành TộI PHạM trở thành các căn cứ để xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội là TộI
PHạM, là cơ sở pháp lý thống nhất để truy cứu trách nhiệm hình sự và thực hiện TộI PHạM. BLHS hiện hành ở
điều 2 quy định “chỉ người nào phạm 1 tội đã được BLHS quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Nghĩa là
theo pháp luật hình sự Việt Nam để truy cứu trách nhiệm hình sự và thừa nhận 1 người nào đó là có lỗi cần phải
xác định rằng trong hành vi của người đó có cấu thành TộI PHạM nhất định.
Các dấu hiệu của cấu thành TộI PHạM có mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau, mỗi dấu hiệu tồn tại
trong 1 chỉnh thể với các dấu hiệu khác và là 1 bộ phận cần thiết không thể thiếu của chỉnh thể thống nhất, thiếu 1
dấu hiệu nào đó sẽ không có cấu thành TộI PHạM. Cấu thành TộI PHạM là 1 hệ thống các dấu hiệu cần và đủ cho
việc thừa nhận rằng 1 người nào đó đã thực hiện 1 TộI PHạM nhất định và phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Trong lý luận pháp luật hình sự sử dụng 2 khái niệm cấu thành TộI PHạM. Thứ nhất cấu thành TộI PHạM là sự
trìu tượng về lập pháp, sự mô tả của điều luật hình sự về các dấu hiệu đặc trưng và cơ bản của TộI PHạM; Thứ
hai, cấu thành TộI PHạM là hành vi chứa đựng các dấu hiệu cơ bản của TộI PHạM được mô tả trong pháp luật
hình sự.
Trước hết cấu thành TộI PHạM là hệ thống các dấu hiệu khách quan và chủ quan tồn tại 1 cách hiện thực, cấu
thành và cấu tạo nên tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi (cấu thành hành vi nguy hiểm cho xã hội).
Cấu thành TộI PHạM là 1 trong những chế định quan trọng nhất của luật hình sự Việt Nam. Ý nghĩa của nó
trước hết thể hiện ở chỗ việc có các dấu hiệu của 1 cấu thành TộI PHạM cụ thể trong hành vi đã được thực hiện là
cơ sở duy nhất của trách nhiệm hình sự. Cấu thành TộI PHạM có ý nghĩa hàng đầu trong sự bảo đảm việc tuân
thủ nghiêm chỉnh nguyên tắc pháp chế trong luật hình sự.
+ Việc xác lập phù hợp các dấu hiệu của hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện với các dấu hiệu của 1
cấu thành TộI PHạM đã được pháp luật hình sự quy định gọi là định tội danh và bao giờ cũng phải dẫn đến điều
luật (khoản) của BLHS quy định trách nhiệm đối với TộI PHạM đó.
+Việc định tội danh đúng nghĩa nguyên tắc đối với việc đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi của người phạm
tội, đối với việc xác lập mức độ nguy hiểm cho xã hội cuả nó, xác định hậu quả pháp lý hình sự, loại và mức hình

phạt.
+ Việc đánh giá đúng đắn về mặt pháp lý hình sự và mặt chính trị xã hội của hành vi xâm hại đến cơ thể đạt được
trên cơ sở hiểu biết sâu sắc pháp luật hình sự của việc nhận htức đúng đắn ý nghĩa của cấu thành TộI PHạM, khả
năng phân biệt 1 cách rõ rang các dấu hiệu của nó của việc giải quyết toàn diện các tình tiết thực tế của hành vi.
Khái niệm yếu tố với tư cách là 1 bộ phận hợp thành của các chỉnh thể khoa học luật hình sự sử dụng trong việc
phân tích lý luận về TộI PHạM. Với sự hỗ trợ cảu khái niệm “yếu tố” chúng ta tách ra các biện pháp hợp thành
của TộI PHạM như: khách thể và mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan.
* Các yếu tố cấu thành TộI PHạM được hiểu là các bộ phận cấu thành TộI PHạM. Theo lý luận về luật hình sự
Việt Nam, các yếu tố cấu thành TộI PHạM bao gồm: khách thể của TộI PHạM, mặt khách quan cuả TộI PHạM,
chủ thể của TộI PHạM, mặt chủ quan của TộI PHạM. Khi yếu tố đầu là 2 yếu tố khách quan; 2 yếu tố sau là 2 yếu
tố chủ quan của TộI PHạM.
- Khách thể của TộI PHạM là các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị TộI PHạM xâm hại.
Bất cứ hành vi phạm tội nào cũng gây ra thiệt hại hoặc dọa gây ra thiệt hại đối với các mối quan hệ xã hội nhất
định. Trong lý luận về luật hình sự việc gây ra thiệt hại đối với khách thể đã được quy định trong pháp luật hình
sự gọi là hậu quả. Giữa hành vi phạm tội đã được thực hiện và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra tồn tại mối
quan hệ nhân quả.
Khách thể của TộI PHạM là yếu tố bắt buộc của TộI PHạM. Không có khách thể bị xâm hại thì không thể có TộI
PHạM. Khách thể của TộI PHạM có ý nghĩa rất quan trọng trong việc định tội danh, đối với việc xác định tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
- Mặt khách quan của TộI PHạM là mặt biểu hiện bên ngoài của TộI PHạM, là những biểu hiện của TộI PHạM
ra thế giới khách quan: hành vi nguy hiểm cho xã hội (hành động và không hành động), hậu quả nguy hiểm cho
xã hội, mối quan hện nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra, thời gian, địa
điểm, hoàn cảnh phạm tội, công cụ, thủ đọan, phương tiện … Bất cứ TộI PHạM nào cũng đều có biểu hiện bên
ngoài thế giới khách quan, không có biểu hiện bên ngoài thì không thể có TộI PHạM (mô tả khái quát trong
QPPL).


- Chủ thể của TộI PHạM là con người cụ thể đã thực hiện TộI PHạM, đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có
năng lực trách nhiệm hình sự.
Các dấu hiệu đặc trưng cho chủ thể của TộI PHạM được quy định trong phần chung của BLHS, còn các dấu hiệu

đặc thù của các chủ thể đặc biệt và của các chủ thể từng TộI PHạM đã chỉ ra trong phần các TộI PHạM của
BLHS. Bất cứ TộI PHạM cụ thể nào cũng phải có chủ thể không có chủ thể của TộI PHạM không có TộI PHạM.
- Mặt chủ quan của TộI PHạM là mặt bên trong của TộI PHạM là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi
phạm tội và hậu quả phạm tội, bao gồm các dấu hiệu lỗi, động cơ phạm tội, mục đích phạm tội.
Bất cứ TộI PHạM nào cũng có biểu hiện bên trong của nó. Mọi TộI PHạM đều là những hành vi có lỗi. Lỗi của
TộI PHạM thường được chỉ rõ trong phần quy định của QPPL quy định TộI PHạM tương ứng. Tuy vậy, cũng có
những trường hợp luật không nêu trực tiếp. Hình thức lỗi của TộI PHạM trong điều luật, trong những trường hợp
đó việc xác định phải được giải thích. Bất cứ TộI PHạM nào cũng có dấu hiệu lỗi, không có dấu hiệu lỗi sẽ không
có TộI PHạM. Động cơ và mục đích TộI PHạM là nội dung biểu hiện của mặt chủ quan ở 1 số TộI PHạM nhất
định.
Trong sự thống nhất 4 yếu tố nêu trên thể hiện đầy đủ bản chất, nội dung chính trị xã hội của TộI PHạM. Nếu
các TộI PHạM có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau thì 4 yếu tố đó cũng có những nội dung
biểu hiện khác nhau. Mỗi 1 yếu tố trên có ý nghĩa khác nhau trong việc xác định tính nguy hiểm cho xã hội của
TộI PHạM, nhưng TộI PHạM không thể thiếu bất kỳ yếu tố nào. 4 yếu tố cấu thành TộI PHạM có liên quan với
nhau và tổng hợp lại cùng quyết định tính nguy hiểm cho xã hội của TộI PHạM.
Căn cứ vào vai trò của các dấu hiệu đối với cấu thành TộI PHạM, có thể phân tất cả các dấu hiệu thuộc nội dung
các yếu tố cấu thành TộI PHạM thành 2 loại:
+ Các dấu hiệu bắt buộc phải có trong cấu thành TộI PHạM: hành vi nguy hiểm cho xã hội (yếu tố khách
quan),lỗi (yếu tố mặt chủ quan) đạt 1 độ tuổi nhất định và năng lực trách nhiệm hình sự (yếu tố chủ thể của TộI
PHạM).
+ Các dấu hiệu không bắt buộc phải có trong mọi cấu thành TộI PHạM: hậu quả nguy hiểm cho xã hội; địa điểm
phạm tội; thời gian phạm tội; mức độ phạm tội, … Các dấu hiệu này có thể bắt buộc đối với 1 số loại cấu thành
TộI PHạM nhất định, nhưng không phải là bắt buộc với mọi cấu thành TộI PHạM.
* Việc phân loại cấu thành TộI PHạM theo những tiêu chuẩn khác nhau có ý nghĩa rất lớn đối với việc nhận thức
1 cách sâu sắc và toàn diện hơn nội dung của các cấu thành TộI PHạM cụ thể, của các nhóm cấu thành riêng biệt,
đối với việc làm sáng tỏ các dấu hiệu cơ bản của cấu thành TộI PHạM đó.
1- Dựa vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Tùy thuộc vào các tình tiết đặc trưng cho khách thể TộI
PHạM, mặt khách quan chủ thể và mặt chủ quan, TộI PHạM có thể có mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau
… ta chia ra: cấu thành TộI PHạM cơ bản, cấu thành TộI PHạM tăng nặng, cấu thành TộI PHạM giảm nhẹ.
- cấu thành TộI PHạM cơ bản là hệ thống các dấu hiệu đặc trưng, bắt buộc đối với mọi trường hợp phạm tội của

1 loại tội, phản ánh bản chất của loại TộI PHạM đó và cho phép phân biệt TộI PHạM này với TộI PHạM khác.
Nội dung cấu thành TộI PHạM cơ bản chỉ bao gồm những dấu hiệu định tội.
Ví dụ: Khoản 1 điều 133 BLHS quy định cấu thành cơ bàn của tội cướp tài sản như sau: “ người nào dung vũ
lực, đe dọa dung vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không
thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản …” Trong cấu thành cơ bản đó của tội cướp không có tình tiết định
khung tăng nặng hoặc giảm nhẹ. Có 1 số loại TộI PHạM, nhà làm luật chỉ quy định 1 cấu thành TộI PHạM cơ
bản. Ví dụ: tội giết con mới đẻ (điều 94); tội xâm phạm quyền bình đẳng của phụ nữ (điều 130); tội cưỡng ép kết
hôn hoặc hôn nhân tự nguyện tiến bộ (điều 146) là những TộI PHạM có cấu thành TộI PHạM cơ bản.
- cấu thành TộI PHạM tăng nặng là hệ thống các dấu hiệu định tội (các dấu hiệu của cấu thành TộI PHạM cơ
bản) và các dấu hiệu làm tăng 1 cách đáng kể mứcđộ nguy hiểm cho xã hội của TộI PHạM đó (các dấu hiệu định
khung tăng nặng. Ví dụ tội cướp tài sản được nêu ở khoản 1 điều 133 BLHS hiện hành, nếu kèm theo 1 trong số
các dấu hiệu được quy định ở khoản 2 điều luật đó là cấu thành tăng nặng của tội cướp tài sản. Đó là dấu hiệu
như: có tổ chức,có tính chất chuyên nghiệp, tái phạm nguy hiểm, sử dụng vũ khí, gây thương tích, …
Trong 1 số trường hợp nhà làm luật tách ra và quy định cấu thành TộI PHạM tăng nặng đặc biệt. Cấu thành đó
bao gồm hệ thống các dấu hiệu định tội (các dấu hiệu cấu thành cơ bản) và các dấu hiệu làm tăng nặng 1 cách đặc
biệt nghiêm trọng. Ví dụ cướp tài sản có giá trị >500 triệu hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác (khoản 4
điều 278 BLHS).
- cấu thành TộI PHạM giảm nhẹ là hện thống các dấu hiệu định tội (cấu thành TộI PHạM cơ bản) và các dấu
hiệu làm giảm 1 cách đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã hội của TộI PHạM đó (có dấu hiệu giảm nhẹ). Ví dụ: vi
phạm quy định về ATGT mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn


chặn kịp thời (khoàn 4 điều 202 BLHS). Rõ ràng là hậu quả tình tiết đặc biệt nghiêm trọng chưa xảy ra làm giảm
1 cách đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã hội của TộI PHạM đó.
Trong các dấu hiệu của cấu thành TộI PHạM tăng nặng hoặc cấu thành TộI PHạM giảm nhẹ các dấu hiệu làm
tăng nặng 1 cách đáng kể hoặc làm tăng 1 cách đặc biệt nghiêm trọng mức độ nguy hiểm cho xã hội hoặc làm
giảm nhẹ 1 cách đáng kể mức độ nguy hiểm cho xã hội của TộI PHạM so với cấu thành TộI PHạM cơ bản gọi là
dấu hiệu định khung. Tùy theo trường hợp mà nhà làm luật quy định loại và mức hình phạt. Do đó 1 trong những
biểu hiện của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự.
2- Dựa vào đặc điểm về cấu trúc của cấu thành TộI PHạM. Theo căn cứ này người ta phân cấu thành TộI PHạM

thành: cấu thành TộI PHạM vật chất và cấu thành TộI PHạM hình thức.
- cấu thành TộI PHạM vật chất: là cấu thành TộI PHạM mà nội dung mặt khách quan của nó luật quy định các
dấu hiệu hành vi hậu quả và mối lien hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Trong những trường hợp nếu hành vi nguy hiểm chưa thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội đến mức
coi là TộI PHạM mà
phải có việc gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội mới đủ mức coi là TộI PHạM.
+ Dấu hiệu hậu quả (mối quan hệ nhân quả) được thể hiện ở 2 mức độ khác nhau. Thứ nhất, nếu hành vi đã gây
ra hậu quả mà điều luật đã quy định thì mới cấu thành TộI PHạM. Ví dụ tội vô ý gây hậu quả nghiêm trọng đến
tài sản (điều 145). Đối với TộI PHạM này, nếu hành vi hành vi phạm tội vô ý đã gây ra thiệt hại có giá trị từ 50
triệu đồng trở lên mới cấu thành TộI PHạM. Thứ hai, nếu hành vi đã gây ra hậu quả mà điều luật quy định thì TộI
PHạM mới được coi là hoàn thành. Do vậy, nếu hậu quả chưa xảy ra hoặc xả ra nhưng chưa thỏa mãn quy định
của điều luật thì TộI PHạM không được coi là hình thức mà là TộI PHạM chưa đạt. Ví dụ: hành vi cố ý gây ra hậu
quả người bị chết thì cấu thành tội giết người hoàn toàn (điều 93), còn hành vi cố ý giết người, nhưng nạn nhân
chưa chết thì cấu thành tội giết người chưa đạt.
- cấu thành TộI PHạM hình thức: là cấu thành TộI PHạM mà nội dung mặt khách quan của nó luật chỉ định dấu
hiệu hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Trong những trường hợp, nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội đã thể hiện được đầy đủ tính nguy hiểm cho xã hội
đến mức được coi là tội phạm mà không cần phải có hậu quả hay hậu quả nguy hiểm cho xã hội khó xác định thì
khi đó nhà làm luật thường xây dựng cấu thành TộI PHạM đó là cấu thành TộI PHạM hình thức.
Đối với cấu thành TộI PHạM hình thức thì chỉ cần có việc đã thực hiện hành vi khách quan được quy định trong
điều luật QĐTộI PHạM thì hành vi đó được coi là TộI PHạM và TộI PHạM đã hình thành.
Dựa vào điểm cấu trúc của TộI PHạM, người còn phân cấu thành TộI PHạM thành 1 loại cấu thành khác nữa là
cấu thành TộI PHạM cắt xén. Đây là 1 dạng đặc biệt của cấu thành TộI PHạM hình thức, trong mặt khách quan
của cấu thành TộI PHạM cắt xén luật chỉ quy định dấu hiệu hành vi, không quy định dấu hiệu hậu quả. Nhưng
hành vi trong cấu thành TộI PHạM cắt xén khác với hành vi trong cấu thành TộI PHạM hình thức thể hiện ở chỗ
hành vi được mô tả chỉ là 1 bộ phận hay 1 giai đoạn của hành vi mà người phạm tội mong muốn thực hiện để gây
ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhằm đạt được mục đích nhất định.
Đối với cấu thành TộI PHạM cắt xén, thì chỉ cần có hành vi “cắt xén” đã được mô tả trong điều luật tương ứng,
mà không đòi hỏi phải có việc thực hiện đầy đủ hành vi mà người phạm tội mong muốn thì hành vi phạm tội đó
đã được coi là hoàn toàn. Ví dụ cấu thành tội cướp tài sản (điều 133) là cấu thành TộI PHạM cắt xén. Đối với TộI

PHạM này chỉ cần có thực hiện hành vi dung vũ lực, đe dọa dung vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm
cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản là đã cấu thành TộI
PHạM và TộI PHạM đã hình thành mà không phụ thuộc vào việc người phạm tội đã thực hiện hành vi vũ lực như
mong muốn hay chưa (hành vi đe dọa dung vũ lực) và đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa.
- Dựa vào phương thức mô tả các dấu hiệu của cấu thành TộI PHạM chỉ mô tả 1 hành vi phạm tội xâm hại đến 1
khách thể. Ví dụ: cấu thành tội trộm cắp tài sản (điều 138).
cấu thành TộI PHạM phức hợp là cấu thành TộI PHạM mô tả nhiều dấu hiệu, yếu tố nào đó. Đó là cấu
thành có khách thể trực tiếp bị xâm hại, có 2 loại hành vi, có 2 hình thức lỗi, có 2 hậu quả. Ví dụ tội cướp tài sản
(điều 133 BLHS) xâm hại đến khách thể là quan hệ sở hữu về tài sản và quan hệ nhân thân. Cấu thành tội cố ý
gây thương tích dẫn đến chết người. có 2 hình thức lỗi là của chủ thể đối với thương tích là cố ý, còn lỗi với hậu
quả chết người là vô ý. Cấu thành TộI PHạM có 2 hành vi là CấU THÀNHTộI PHạM nhận hối lộ …
CấU THÀNHộI PHạMP tùy nghi là 1 dạng của CấU THÀNHTộI PHạM phức hợp. Đặc điểm về cấu trúc của
CấU THÀNHTộI PHạM loại này là ở chỗ đối với các cấu thành đó luật không phải chỉ ra 1 hành vi phạm tội, 1
hậu quả hoặc 1 phương thức thực hiện mà là chỉ ra 1 số hành vi hậu qủa, phương thức thực hiện. Ví dụ: cấu thành
tội gián điệp (điểu 80) Trong điều luật đó, việc thực hiện 1 trong những hành vi sâu đây đều bị coi là gián điệp.
+ Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước CHXH …;


+ Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa
chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;
+ Cung cấp hoặc thu nhận nhằm cung cấp bí mật nhà nước cho người nước ngoài; thu nhập, cung cấp tri thức, tài
liệu khác để nước ngoài sử dụng chống nước CHXH …


Câu 12: Khái niệm và các loại khách thể của TộI PHạM, phân biệt khách thể của TộI PHạM với đối tượng
tác động của TộI PHạM? (164-176)
ĐN:
- Khách thể của TộI PHạM là các quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ và bị tội xâm hại.
- Khách thể bảo vệ của pháp luật hình sự là hệ thống các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ bằng
các QPPL hình sự.

Việc nhận thức như vậy về khách thể của hành vi phạm tội, về bản chất chính trị xã hội của nó lien quan hữu cơ
với khái niệm vật chất về TộI PHạM. PLHS xác lập bảo vệ các quan hệ đó, góp phần phát triển và củng cố các
quan hệ đó bằng cách đấu tranh với các hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội nói trên. Tư tưởng đó được thể
hiện 1 cách nhất quán rõ nét trong PLHS của nước ta từ trước đến nay.
Tuy nhiên không phải tất cả các quan hệ xã hội tồn tại trong xã hội nước ta đều được PLHS xác lập và bảo vệ.
Chẳng hạn, các quan hệ xã hội được xác lập giữa con nợ và chủ nợ được pháp luật dân sự bảo vệ, nhưng các quan
hệ đó cũng nhận được PLHS bảo vệ, có thể trở thành khách thể của TộI PHạM chỉ trong từng trường hợp sự xâm
hại đã được thực hiện đến các quan hệ đó có tính nguy hiểm cao cho xã hội.
Nhóm các QUAN Hệ XÃ HộI được pháp luật hình sự bảo vệ không phải bất biến mà có sự thay đổi. Nhóm các
quan hệ đó được thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo cơ cấu cuả mình các quan hệ xã hội phức
tạp. Không thể có các quan hệ đó nếu thiếu các chủ thể của chúng. Chủ thể của quan hệ đó có thể là nhà nước, các
cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, tính chất xã hội, các tập thể lao động, cá nhân. Các quan hệ xã hội cũng bao
gồm cả mối liên hệ của những người tham gia các quan hệ xã hội đó hoạt động cảu họ, các quyền và nghĩa vụ
nhất định. Bộ phận hợp thành chúng cũng bao gồm cả lĩnh vực lợi ích hoặc giá trị xã hội nhất định.
Cần phân biệt khách thể của TộI PHạM với đối tượng điều chỉnh của luật hình sự. Đối tượng điều chỉnh của luật
hình sự là quan hệ xã hội nảy sinh giữa nhà nước và người phạm tội do có việc thực hiện TộI PHạM, quan hệ
pháp luật hình sự.
Cũng không nên coi QPPL hình sự bị TộI PHạM vi phạm la khách thể của TộI PHạM. Khi nói rằng TộI PHạM
xâm phạm PLHS là muốn chỉ nhấn mạnh rằng TộI PHạM trái với PLHS. Tuy vậy, QPPL hình sự không chịu thiệt
hại do hành vi vi phạm pháp luật hình sự gây ra. Còn khách thể của TộI PHạM là các QUAN Hệ XÃ HộI bị TộI
PHạM gây ra thiệt hại hoặc đe dọa trực tiếp gây ra thiệt hại.
Khách thể của TộI PHạM có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc làm sáng tỏ bản chất giai cấp của hệ thống pháp
luật này hay hệ thống pháp luật khác. Bản chất của luật hình sự Việt Nam thể hiện rất rõ trong khách thể được
luật hình sự xác nhận và bảo vệ. PLHS nước ta quy định rõ các quan hệ xã hội bị hành vi nguy hiểm cho xã hội
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Đó là TộI PHạM (điều 8 BLHS). Đó là độc lập chủ quyền, thống nhất toàn
vẹn lãnh thổ tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quy phạm trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi
ích hợp pháp của công dân và trật tự pháp luật XHCN. Tính chất của khách thể ở 1 mức độ lớn quy định nội dung
chính trị xã hội của TộI PHạM và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm phạm khách thể đó. Khách thể
của TộI PHạM càng quan trọng thì hành vi xâm phạm khách thể đó càng nguy hiểm cho xã hội, do vậy biện pháp
bảo vệ càng nghiêm khắc.

Khách thể của TộI PHạM có ý nghĩa lớn đối với việc định tội danh hành vi nguy hiểm cho xã hội và đối với việc
quy định hình phạt. Khách thể cũng ảnh hưởng đến cơ cấu (cấu trúc) của CấU THÀNHTộI PHạM. Khách thể của
TộI PHạM là căn cứ phân biệt TộI PHạM với những hành vi không phải là TộI PHạM. Trong phần các TộI PHạM
của luật hình sự, khách thể của TộI PHạM là căn cứ quan trọng, cơ bản để phân loại và xây dựng các chương,
mục của BLHS. Như vậy, nghiên cứu khái niệm khách thể của TộI PHạM giúp chúng ta nhận thức đầy đủ sâu sắc
hơn bản chất, nhiệm vụ của luật hình sự, nội dung vật chất của TộI PHạM và những vấn đề khác của luật hình sự.
* Để nhận thức 1 cách sâu sắc toàn diện nội dung của khách thể TộI PHạM, lý luận luật hình sự phân chia khách
thể TộI PHạM làm 3 loại: khách thể chung, khách thể loại, khách thể trực tiếp.
- khách thể chung của TộI PHạM là hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị các TộI PHạM
xâm hại.
Mỗi Tội phạm khi xâm hại đến lĩnh vực QUAN Hệ XÃ HộI này hay QUAN Hệ XÃ HộI khác được pháp luật
hình sự bảo vệ, các quan hệ cá nhân quan hệ tài sản suy cho cùng gián tiếp hoặc trực tiếp đều xâm hại tổng thể
đến hệ thống cá thề QUAN Hệ XÃ HộI được pháp luật hình sự bảo vệ. Như vậy khách thể chung của TộI PHạM
là thống nhất đối với tất cả các TộI PHạM. Điều đó có nghĩa rằng các TộI PHạM đều có khách thể chung giống
nhau (điều 8 BLHS).
Việc xác định khách thể chung của TộI PHạM với tư cách là 1 hệ thống các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ và bị các TộI PHạM xâm hại có ý nghĩa nguyên tắc. Bởi lẽ điều đó tạo ra khả năng cho việc xác định các tiêu


chí rõ ràng, cụ thể cho việc tiếp tục cụ thể hóa các khách thể của sự xâm hại thành khách thể loại và khách thể
trực tiếp của TộI PHạM.
- Khách thể loại của TộI PHạM là 1 nhóm các QUAN Hệ XÃ HộI có cùng tính chất được 1 nhóm các QPPL
hình sự bảo vệ và bị 1 nhóm TộI PHạM xâm hại. Đặc trưng của khách thể loại là tính cùng loại và có mối lien hệ
lẫn nhau tạo thành 1 bộ phận nhất định trong hệ thống các QUAN Hệ XÃ HộI được pháp luật hình sự bảo vệ khỏi
sự xâm hại của các TộI PHạM. Ví dụ: khách thể loại của các TộI PHạM thuộc các tội chiếm đoạt tài sản (tội cướp
tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản …) là quan hệ sở hữu. Bất cứ TộI PHạM cụ thể nào đều xâm hại đến 1 nhóm
QUAN Hệ XÃ HộI nhất định.
- Khách thể loại: khách thể loại của TộI PHạM có ý nghĩa rất lớn đối với việc xây dựng hệ thống phần các TộI
PHạM của BLHS. Căn cứ vào khách thể loại nhà làm luật chia các TộI PHạM thành các chương khác nhau. Các
TộI PHạM cùng xâm hại đến 1 nhóm xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ, được hệ thống và xây dựng thành

1 chương. Ví dụ cá nhân con người là 1 khách thể loại của các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, nhân
phẩm, danh dự của người. Do vậy được nhóm thành 1 chương (chương XII).
Khách thể loại xác định tính chất của các QUAN Hệ XÃ HộI và là 1 trong những dấu hiệu cơ bản để phân biệt
TộI PHạM có dấu hiệu hình thức giống nhau (ví du tội khủng bố và tội giết người).
Danh mục các khách thể loại được nhà làm luật xác lập và quy định tùy thuộc vào ý nghĩa của nhóm QUAN Hệ
XÃ HộI này hay QUAN Hệ XÃ HộI khác. Ý nghĩa đó của nhóm QUAN Hệ XÃ HộI nhất định ngày càng lớn lên
có thể trở thành khách thể độc lập. Chẳng hạn như nhóm các TộI PHạM về ma túy trước đây được quy định ở 1
số điều ở các chương khác nhau, sau đó được tách thành 1 chương độc lập (chương VII A).
Từng TộI PHạM trong số các TộI PHạM được nhóm thành 1 loại có khách thể giống nhau bao giờ cũng có
khách thể trực tiếp của mình.
Việc xác định khách thể trực tiếp có ý nghĩa quan trọng đối với việc đánh giá đúng đắn về mặt chính trị xã hội và
việc xác định tội danh hành vi phạm tội.
Việc làm sáng tỏ khách thể trực tiếp của TộI PHạM giúp cho chúng ta hiểu được tính chất của các QUAN Hệ
XÃ HộI cụ thể, xác định được các đặc điểm đặc trưng của từng TộI PHạM là cơ sở cho việc định tội danh đúng
hành vi phạm tội.
- Khách thể trực tiếp cuả TộI PHạM là QUAN Hệ XÃ HộI cụ thể hoặc 1 nhóm QUAN Hệ XÃ HộI cụ thể được 1
quy phạm pháp luật hình sự bảo vệ và bị 1TộI PHạM trực tiếp xâm hại. Ví dụ khách thể trực tiếp của tội giết
người là tính mạng của con người; khách thể trực tiếp của tội cướp tài sản là sở hữu về tài sản, sức khỏe, an ninh
cá nhân.
Nhà làm luật coi là khách thể trực tiếp của TộI PHạM chỉ các QUAN Hệ XÃ HộI bị TộI PHạM trực tiếp xâm
hại. Các QUAN Hệ XÃ HộI là khách thể trực tiếp của TộI PHạM thực hiện 1 cách đầy đủ nhất bản chất của TộI
PHạM, các dấu hiệu đặc trưng của nó. Khách thể trực tiếp của TộI PHạM có ý nghĩa quyết định đối với việc định
tội danh đúng các TộI PHạM. Xuất phát từ khách thể trực tiếp của TộI PHạM, các cơ quan điều tra, truy tố và xét
xử xác định TộI PHạM nào đã được thực hiện.
Việc gây ra thiệt hại đối với cácc QUAN Hệ XÃ HộI ngoài khách thể trực tiếp dù rằng không ảnh hưởng đến việc
định tội danh hành vi phạm tội, nhưng có ý nghĩa đối với việc đánh giá hành vi phạm tội, việc xác định mức độ
nguy hiểm cho xã hội của nó.
Khi xây dựng các cấu thành TộI PHạM cụ thể trong luật đã chỉ ra không chỉ 1 mà là 1 số khách thể trực tiếp độc
lập khác nhau với tư cách là bắt buộc. Chẳng hạn, cấu thành TộI PHạM như: tội hoạt động phi pháp, tội cướp …
Việc phân loại các khách thể của TộI PHạMcần phải dựa vào các đòi hỏi mang tính chất phương pháp luận

chung của chủ nghĩa duy vật biện chứng để khách thể chung, khách thể loại và khách thể trực tiếp của TộI PHạM
trong mối tương quan của “cái chung” “cái riêng”, “cái đơn nhất”. Điều đó có ý nghĩa rằng nếu như khách thể
chung và khách thể trực tiếp ở trong mối tương quan với nhau như của cái chung và cái riêng thì cũng từ đó về
mặt logic có thể rút ra kết luận rằng khách thể trực tiếp cần phải có các thuộc tính như các thuộc tính mà khách
thể chung của TộI PHạM có. Nếu khách thể chung của TộI PHạM là các QUAN Hệ XÃ HộI thì khách thể trực
tiếp của TộI PHạM cũng phải là các QUAN Hệ XÃ HộI.
* Phân biệt khách thể của TộI PHạM với đối tượng tác động của TộI PHạM?
Khi 1 TộI PHạM đã thực hiện thì nó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các QUAN Hệ XÃ HộI được luật
hình sự bảo vệ, từc là gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể của TộI PHạM. Với tư cách là 1 loại
QUAN Hệ XÃ HộI khách thể của TộI PHạM được hợp thành bởi 3 bộ phận:
1- Chủ thể của các QUAN Hệ XÃ HộI
2- Hoạt động của các chủ thể tham gia QUAN Hệ XÃ HộI hay trạng thái của các chủ thể trong QUAN Hệ XÃ
HộI.


3- Các vật, hiện tượng của thế giới khách quan có lien quan đến hoạt động của chủ thể QUAN Hệ XÃ HộI có nhu
cầu thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của con người.
QUAN Hệ XÃ HộI không thể tồn tại bên ngoài các bộ phận hợp thành của nó, do vậy QUAN Hệ XÃ HộI chỉ có
thể bị xâm hại nếu có sự tác động nào đó đến các bộ phận hợp thành QUAN Hệ XÃ HộI. Các bộ phận hợp thành
QUAN Hệ XÃ HộI được luật hình sự bảo vệ bị TộI PHạM trực tiếp tác động vào gọi là “đối tượng tác động cuả
TộI PHạM”.
Như vậy, đối tượng tác động của TộI PHạM là 1 bộ phận của khách thể TộI PHạM mà khi tác động đến bộ phận
này người phạm tội gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho QUAN Hệ XÃ HộI được luật hình sự bảo vệ.
Như vậy, ta thấy khách thể của TộI PHạM và đối tượng tác động của TộI PHạM đều có điểm chung là: 1 loại
QUAN Hệ XÃ HộI được pháp luật hình sự bảo vệ. Tuy nhiên để phân biệt đâu là khách thể của TộI PHạM và đâu
là đối tượng tác động của TộI PHạM ta đi vào các mặt thể hiện sau đây:
- Khi nói đến khách thể của TộI PHạM là luôn nói về các quyền, các giá trị xã hội còn 1 bên đối tượng tác động là
tài sản, thực thể.
Ví dụ: tội trộm cắp tài sản: khách thể của TộI PHạM là quyền sở hữ hợp pháp, đối tượng tác động là 1 vật thể đó
là tài sản. Tội xâm phạm tính mạng, giết người thì khách thể của TộI PHạM là quyền được sống, đối tượng tác

động là cái chết về mặt sinh học.
- Ở các CấU THÀNHTộI PHạM được quy định trong phần các TộI PHạM của BLHS, đối tượng tác động của TộI
PHạM được các nhà làm luật thiết kế và thể hiện khác nhau. Trong 1 số CấU THÀNHTộI PHạM các nhà làm luật
quy định cụ thể đối tượng tác động của TộI PHạM với tính cách là bắt buộc các CấU THÀNHTộI PHạM đó. Ví
dụ: điều 180 BLHS quy định tội làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả … đã trực tiếp nêu ra đối tượng
tác động cuả TộI PHạM đó là tiền giả, ngân phiếu giả …
- Trong mọi trường hợp TộI PHạM bao giờ cũng gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các QUAN Hệ
XÃ HộI là khách thể của nó, còn ở đó đối tượng tác động của TộI PHạM có thể bị gây hư hại, cũng có thể không
bị gây hư hại. Ví dụ: người phạm tội chiếm đoạt 1 vật tài sản nào đó là tài sản của người khác. Sau đó cất giữ, bảo
quản cẩn thận không gây ra hư hại gì cho vật đó. Trường hợp này chỉ gây ra thiệt hại cho QUAN Hệ XÃ HộI là
khách thể của TộI PHạM. Trường hợp khác là gây thiệt hại cho các QUAN Hệ XÃ HộI là khách thể của TộI
PHạM và đồng thời cũng gây thiệt hại cho đối tượng tác động. Ví du: người phạm tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư
hỏng tài sản người khác.
- Đối tượng tác động của TộI PHạM có thể là sự thể hiện vật chất của các QUAN Hệ XÃ HộI tương ứng là tiền
đề vật chất hoặc điều kiện cần thiết của sự tồn tại hoặc phát triển của các QUAN Hệ XÃ HộI nhất định (ví dụ: tài
sản được hiểu ở ý nghĩa của cải là sự thể hiện vật chất của các quan hệ sinh học). Đối tượng của TộI PHạM có thể
là bằng chứng của sự hiện diện các QUAN Hệ XÃ HộI với tư cách là khách thể của TộI PHạM (ví dụ: các giấy
tờ, tài liệu thể hiện sự hiện có của các QUAN Hệ XÃ HộI nhất định được pháp luật chi nhận: di chúc, hợp đồng
mua bán …).
- Đối tượng tác động của TộI PHạM có mối liên hệ chặt chẽ với khách thể của 1 số TộI PHạM do đó trong nhiều
trường hợp 1 số QUAN Hệ XÃ HộI không thể tồn tại nếu thiếu đối tượng vật chất của mình. Chẳng hạn trong tội
trộm cắp tài sản, đối tượng tác động của TộI PHạM có giá trị vật chất nhất định. Cùng với điều đó nó không thuộc
quyền sở hữu của người phạm tội.


Câu 14: khái niệm, ý nghĩa, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của TộI PHạM, định tội danh theo mặt
khách quan của TộI PHạM.
TộI PHạM là hành vi của con người (hành vi nguy hiểm cho xã hội), do vậy cũng có các dấu hiệu bên ngoài
và các dấu hiệu bên trong. Những biểu hiện bên ngoài của hành vi nguy hiểm cho xã hội cấu thành mặt khách
quan của nó.

Mặt khách quan là mặt bên ngoài của hành vi phạm tội do luật hình sự quy định. Theo quan điểm truyền
thống, mặt khách quan của TộI PHạM bao gồm: hành vi phạm tội; hậu quả nguy hại.
Mối quan hệ nhân quả hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra. Ngoài ra còn có 1 số dấu hiệu khác cũng đặc trưng
cho mặt khách quan của TộI PHạM, đó là hòan cành, thời gian, công cụ, phương tiện phạm tội
Các tình tiết của mặt khách quan được diễn ra bên ngoài thế giới khách quan, người ta có thể trong thấy, nghe
được … tức là có thể trị giá được 1 cách trực tiếp các tình tiết ấy … Mặt khách quan còn được gọi là mặt bên
ngoài của 1 TộI PHạM tương xứng với mặt bên trong là mặt chủ quan diễn ra trong nội tâm của người phạm
tội.
Mặt khách quan là 1 yếu tố quan trọng của TộI PHạM. Tính nguy hiểm cho xã hội của TộI PHạM do tất cả
các yếu tố của nó quy định. Nhưng nếu phân tích kỷ từng yếu tố ta thấy chỉ khi nào người phạm tội thực hiện
hành vi phạm tội thì thái độ chủ quan của họ mới có ý nghĩa về mặt hình sự, khách thể mới bị xâm phạm hoặc
bị đe dọa xâm phạm và chủ thể mới trở thành người nguy hiểm cho xã hội. Việc nghiên cứu 1 TộI PHạM cụ
thể thường bắt đầu từ mặt khách quan. Chỉ sau khi xác định hành vi của 1 người có những dấu hiệu khách
quan của TộI PHạM, người mới cung cấp thái độ tâm lý của họ. Nếu hành vi không nguy hiểm cho xã hội thì
việc nghiên cứu mặt khách quan mới được đặt ra.
Để chỉ rõ biểu hiện bên ngoài của TộI PHạM. Điều 8 BLHS hiện hành nước sử dụng thuật ngữ tổng hợp
“hành vi”, nhà làm luật đưa vào thuật ngữ đó 2 hình thức của hành vi nguy hiểm cho xã hội có sự khác nhau
về sự thể hiện bên ngoài: hành động và không hành động. Dưới dạng chung nhất, hành động được hiểu là hình
thức chủ động của hành vi con người, còn không hành động là hình thức bị động của hành vi con người.
Phần lớn các TộI PHạM được pháp luật hình sự nước ta quy định có thể thực hiện được bằng phương
thức hành động. Một số không nhiều các TộI PHạM có thể thực hiện bằng phương thức không hành động
hoặc cả 2 phương thức (ví dụ: tội giết người).
Pháp luật hình sự Việt Nam nhận thức hành vi là hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội của con người. Việc
cụ thể hóa biểu hiện bên ngoài của hành vi nguy hiểm cho xã hội được tiến hành không chỉ bằng việc phân
hành vi thành hành động và không hành động mà còn cả việc chỉ ra trong luật 2 phương thức thể hiện bên
ngoài của hành vi đó.
Khi cụ thể hóa khái niệm hành vi, nhà làm luật xác định nó 2 cách khác nhau. Trong 1 số trường hợp, nhà
làm luật chỉ quy định thời điểm đầu tiên của hành vi nguy hiểm cho xã hội; trong 1 số trường hợp khác lại quy
định thời điểm đầu tiên và cả các hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả của nó.
Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, công cụ, thủ đoạn phạm tội và việc định tội danh:

Bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng được thực hiện trong 1 địa điểm, thời gian, hoàn cảnh nhất định, bằng
những phương tiện, công cụ này hoặc công cụ khác, các yếu tố này đều thuộc về mặt khách quan của TộI
PHạM, nhưng ý nghĩa pháp lý của chúng về mặt định tội danh có khác với những dấu hiệu đã trình bày ở trên.
- Phương tiện phạm tội là những vật được chủ thể sử dụng để thực hiện hành vi phạm tội của mình.
Trong cấu thành cơ bản của 1 TộI PHạM, phương tiện phạm tội được coi là dấu hiệu bắt buộc, vì những tội
này đòi hỏi phải đi với những phương tiện nhất định.
Như vậy, việc xác định phương tiện phạm tội trong 1 số trường hợp có ý nghĩa về mặt định tội danh hoặc
trong việc định khung tăng nặng.
- Thủ đoạn phạm tội là cách thức thực hiện hành vi phạm tội trong đó bao gồm cả cách thức sử dụng công
cụ, phương tiện. Ở 1 số TộI PHạM nội dung biểu hiện này có thể được coi là dấu hiệu của CấU THÀNHTộI
PHạM cơ bản hoặc của CấU THÀNHTộI PHạM tăng nặng. Ví dụ điều 146 quy định thù đọan phạm tội là dấu
hiệu của CấU THÀNHTộI PHạM cơ bản của tội cưỡng ép kết hôn.
Đối với những tội mà thủ đoạn phạm tội không được quy định trong CấU THÀNHTộI PHạM co bản cũng
như trong CấU THÀNHTộI PHạM tăng nặng, việc xác định tính chất của thủ đoạn phạm tội vẫn cần thiết
(ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của hành vi).
- Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh phạm tội theo luật hình sự nước ta cũng có ý nghĩa trong định tội danh, định
khung hình phạt hoặc được đánh giá để quyết định hình phạt. Ví du: về địa điểm phạm tội: tội hoạt động (điều
83).


* Những dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan thường được mô tả trong phần quy định của QPPL quy định
về TộI PHạM của BLHS. Một phần vì các dấu hiệu khách quan biểu hiện ra ngoài dễ nhận biết hơn các yếu tố
khác, mặt khác vì sự khác nhau giữa các TộI PHạM, phần lớn là ở mặt khách quan người phạm tội muốn đạt
hậu quả phạm tội gì, cái đó thể hiện ở hành vi của họ, ở thủ đọan công cụ, phương tiện mà họ sử dụng.
Trong khi tiến hành định tội danh không bao giờ tuyệt đối hóa bất kỳ 1 yếu tố nào của TộI PHạM.
Trong lý luận luật hình sự Việt Nam căn cứ vào ý nghĩa pháp lý, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan được
phân chia thành những dấu hiệu bắt buộc và những dấu hiệu không bắt buộc.
+ Những dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan hành vi luôn là dấu hiệu của CấU THÀNHTộI PHạM có ý
nghĩa định tội. Do đó để định tội danh đúng, người định tội danh phải xác định được các dấu hiệu đó.
+ Các dấu hiệu bắt buộc của mặt khách quan bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả của TộI PHạM, mối quan

hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra (cấu thành vật chất).
+ Những dấu hiệu không bắt buộc của mặt khách quan là những tình tiết không đặc trưng cho tất cả các TộI
PHạM nên chúng không được coi là dấu hiệu bắt buộc của mọi CấU THÀNHTộI PHạM nào. Đó là, thời gian,
địa điểm, hoàn cảnh, công cụ, phương tiện thực hiện TộI PHạM. Các dấu hiệu này có ý nghĩa pháp lý khác
nhau đối với việc quyết định 1 vụ án hình sự. Đối với 1 số TộI PHạM đó là các yếu tố định tội.
Trong phần lớn các trường hợp pháp luật hình sự hiện hành nước ta thừa nhận hành vi cụ thể nguy hiểm cho
xã hội chỉ là giai đoạn đầu tiên trong hành vi của con người. Ví dụ: hành vi cướp tài sản là hành vi đó.
Trong những trường hợp khác, nhà làm luật coi là hành vi cụ thể nguy hiểm cho xã hội không chỉ thời điểm
đầu tiên trong hành vi của con người, mà còn cả hậu quả do hành vi đó gây ra. Ví dụ: tội hủy hoại hoặc cố ý
làm hư hỏng tài sản; hành vi có 2 đặc điểm được thực hiện bằng hành động, tức là hành vi chủ động; được thể
hiện bằng hành động, tức là hành vi chủ động; được thể hiện ở việc hủy hoại hoặc cố ý làm hỏng tài sản của
người khác; giữa việc hủy hoại hoặc cố ý làm hỏng tài sản và thiệt hại gây ra có tồn tại mối quan hệ nhân quả.
Trong 1 số trường hợp, khi mô tả hành vi nguy hiểm cho xã hội nhà làm luật chỉ chỉ ra hình thức và phương
thức biểu hiện của hành vi mà không chỉ ra hậu quả dù rằng hậu quả là 1 cấu thành tất yếu trong mặt khách
quan của TộI PHạM đó. Ví dụ: tội trộm cắp tài sản.
Trong pháp luật hình sự nước ta, có 1 số điều luật trong đó hành vi cụ thể được coi là các biểu hiện bên
ngoài chỉ chứa đựng khả năng hiện thực gây ra hậu quả có hại.
Khi quy định các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của các TộI PHạM cụ thể, trong 1 số trường hợp pháp luật
hình sự nước ta chỉ ra công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội với tư cách
là các dấu hiệu bắt buộc của TộI PHạM cụ thể nhất định.
Từ những phân tích nêu trên ta thấy rằng: mặt khách quan của TộI PHạM được hiểu là mặt bên ngoài của
TộI PHạM bao gồm các biểu hiện của TộI PHạM diễn ra trong thế giới khách quan. Các biểu hiện đó là hành
vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các
dấu hiệu khách quan gắn liền với hành vi phạm tội như công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đọan, tình
tiết, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội.
Mặt khách quan của TộI PHạM có ý nghĩa quan trọng đối với việc định tội danh. Phần lớn các loại TộI PHạM
được pháp luật hình sự quy định khác nhau theo tính chất của hành động hoặc không hành động hoặc theo
phương thức biểu hiện của nó, theo hậu quả, hoàn cảnh thực hiện TộI PHạM và các dấu hiệu bên ngoài khác.
Điều đó được giải thích rằng các yếu tố khác của CấU THÀNHTộI PHạM ví dụ: chủ thể và mặt chủ quan
trong nhiều trường hợp trùng hợp với nhau ớ các dấu hiệu cơ bản của mình. Có nhiều nhóm TộI PHạM trùng

hợp với nhau về khách thể loại và khách thể trực tiếp. Do đó, yếu tố CấU THÀNHTộI PHạM theo đó trong
nhiều trường hợp có thể phân biệt các TộI PHạM cụ thể với nhau là mặt khách quan.
Mặt khách quan của TộI PHạM còn có ý nghĩa như là 1 dấu hiệu (1 yếu tố) xác định nội dung TộI PHạM.
Điều đó thể hiện ở chỗ mặt khách quan phát họa ra ranh giới của sự xâm hại. Trách nhiệm hình sự được xác
định trong ranh giới đó đối với TộI PHạM đã được thực hiện. Việc giải thích các dấu hiệu khách quan đã
được quy định trong luật có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiến hành các biện pháp phòng ngừa TộI PHạM.
Quy định chọn địa điểm phạm tội vùng rừng núi, vùng biển, vùng hiểm yếu khác là dấu hiệu bắt buộc của
CấU THÀNHTộI PHạM. Điều 245 BLHS quy định địa điểm phạm tội ở những nơi công cộng là dấu hiệu bắt
buộc CấU THÀNHTộI PHạM gây rối TTCC.
- Về hoàn cảnh phạm tội: thường ảnh hưởng đáng kể đến tính chất tội phạm, như lợi dụng cơ hội có khó khăn
để phạm tội.
Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án phải thu
thập, kiểm tra, đánh giá các tình tiết như thời gian, địa điểm, hoàn cảnh, phương pháp, phương tiện thực hiện
TộI PHạM vì các tình tiết đó trong 1 số trường hợp là dấu hiệu cơ bản của CấU THÀNHTộI PHạM hoặc cấu


thành tăng nặng hoặc cấu thành giảm nhẹ để áp dụng các điểm, khoản, điều luật cần áp dụng. Trong những
trường hợp không được luật quy định là dấu hiệu bắt buộc của CấU THÀNHTộI PHạM, thì các tình tiết đó
cũng có ý nghĩa quan trọng đối với việc cá thể hóa hình phạt. Khi cân nhắc các tình tiết đó để định tội danh,
quy định hình phạt, các thành phần cần lưu ý rằng không phải mọi trường hợp các tình tiết đó đều có ý nghĩa,
mức độ giống nhau đối với việc lựa chọn các quy phạm và mức hình phạt mà còn phải tùy thuộc vào từng vụ
án cụ thể, vào các điều kiện cụ thể khác.
* Xác định hành vi nguy hiểm cho xã hội trong quá trình định tội danh:
Hành vi phạm tội là hoạt động khách quan bên ngoài của người phạm tội. Hành vi được thực hiện bằng hành
động hoặc không hành động. Nghiên cứu phần lớn các TộI PHạM của BLHS nước ta qua thực tiễn áp dụng
pháp luật hình sự thấy rằng đa số các TộI PHạM được thực hiện bằng hành động, 1 số TộI PHạM chỉ được
thực hiện không hành động (tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng (điều
102); tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (điều 259) …)
Để định tội danh đúng việc xác định phân loại được CấU THÀNHTộI PHạM: cấu thành nào chỉ có hành vi
chỉ là hành động, cấu thành nào có hành vi chỉ là không hành động, cấu thành nào có cả hành động và không

hành động.
Trong quy định đơn giản, nhà làm luật chỉ đưa ra hành vi mà không miêu tả các dấu hiệu hành vi. Các
dấu hiệu thuộc mặt khách quan trong trường hợp này cần phải giải thích. Để định tội danh đúng trong những
trường hợp đó, người định tội danh phải có kinh nghiệm, nghiên cứu, tham khảo …
Trong quá trình định tội danh khi nghiên cứu hành vi trong mặt khách quan của TộI PHạM cần lưu ý rằng
tính chất của không hành động phức tạp hơn hành động.
* Xác định hậu quả của TộI PHạM trong quá trình định tội danh:
Hậu quả của TộI PHạM là những thay đổi trong thế giới khách quan do hành vi phạm tội gây ra đối với các
QUAN Hệ XÃ HộI do luật hình sự bảo vệ. Hậu quả của TộI PHạM có thể ở dạng vật chất, tức là con người
biết được bằng giác quan (như thiệt hại tài sản, về tình trạng sức khỏe) … Hậu quả cũng có thể ở dạng phi vật
chất, con người có thể nhận được bằng con đường tư duy (như làm thiệt hại quyền tự do công dân, gây mất
trật tự, trị an, làm ảnh hưởng đến an ninh …).
Trong lý luận luật hình sự Việt Nam người ta căn cứ vào ý nghĩa của hậu quả phạm tội đối với định tội danh
và hình thức cấu tạo của QPPL để phân chia CấU THÀNHTộI PHạM thành cấu thành vật chất và cấu thành
hình thức.
Quá trình định tội danh việc phân chia CấU THÀNHTộI PHạM thành cấu thành hình thức và cấu thành vật
chất có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên việc xác định TộI PHạM nào đó cấu thành hình thức; TộI PHạM
nào cấu thành vật chất trên thực tế không phải lúc nào cũng thống nhất.
* Xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra trong quá trình định tội danh.
Để xác định quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả nguy hiểm xảy ra cần phải xác định những
dấu hiệu:
- Nguyên nhân bao giờ cũng có trước, hậu quả có sau. Dấu hiệu này tuy không quy định nhưng là dấu hiệu
cần thiết cho việc kiểm tra sự tồn tại của quan hệ nhân quả.
- Hành vi trái pháp luật độc lập hoặc trong mối tổng hợp mới với 1 hoặc nhiều hiện tượng khác có nguy hiểm
cho xã hội. Được coi là quan hệ có tính chất nội tại khi hậu quả có cơ sở ngay trong hành vi, hành vi mang
trong bản thân nó mầm móng sinh ra hậu quả.
Được coi là quan hệ có tính tất nhiên khi 1 hành vi trong những điều kiện nhất định sẽ làm phát sinh hậu quả
ấy chứ không thể hậu quả khác được.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải đúng là sự hiện thực hóa khả năng thực tế nói trên của hành vi
trái pháp luật.



Câu 15: Khái niệm, ý nghĩa và các dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của TộI PHạM. Định tội danh theo mặt
chủ quan của TộI PHạM (227-263)
Tội phạm là 1 thể thống nhất của 2 mặt khách quan và chủ quan. Nếu mặt khách quan cảu TộI PHạM là những
biểu hiện bên ngoài của TộI PHạM thì mặt chủ quan của TộI PHạM là hoạt động tâm lý bên trong của người
phạm tội liên quan với việc thực hiện TộI PHạM. Với tư cách là 1 mặt của hành vi thống nhất – TộI PHạM, mặt
chủ quan của TộI PHạM không tồn tại 1 cách độc lập là luôn gắn liền với mặt khách quan của TộI PHạM. Hoạt
động tâm lý bên trong của người phạm tội luôn gắn liền với các biểu hiện bên ngoài của TộI PHạM. Hành vi nguy
hiểm cho xã hội chỉ được coi là tội phạm, nếu như hành vi đó được thể hiện trong 1 thái độ tâm lý nhất định của
con người. đối với hành vi phạm tội của mình và hậu quả phạm tội đã gây ra hoặc đối với khả năng gây ra hậu
quả phạm tội đó.
Như vây, mặt chủ quan của TộI PHạM là mặt bên trong của TộI PHạM, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối
với hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện với hậu quả do hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc đối với khả
năng gây ra hậu quả đó.
Nội dung của mặt chủ quan của TộI PHạM được làm sáng tỏ và thể hiện thông qua các dấu hiệu pháp lý: lỗi, động
cơ và mục đích. Các dấu hiệu pháp lý đó là hình thức khác nhau của hoạt động tâm lý của người phạm tội, có mối
lien hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau; đồng thời, lỗi động cơ và mục đích là những hiện tượng tâm lý
độc lập.
Từng dấu hiệu của mặt khách quan có ý nghĩa khác nhau. Dấu hiệu lỗi cho biết thái độ tâm lý của người phạm tội
đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả đó gây ra hoặc khả năng gây ra như thế nào? Dấu hiệu động cơ
lý giải điều gì thúc đẩy người phạm tội thực hiện? dấu hiệu mục đích khi rõ rang thông quan hành vi nhằm đạt
được điều gì?
Lỗi là hạt nhân của mặt chủ quan của TộI PHạM, dù rằng nó không bao quát hết mặt chủ quan nhưng lỗi là dấu
hiệu bắt buộc đối với mọi TộI PHạM. Động cơ, mục đích không phải là những dấu hiệu chủ quan bắt buộc. Trong
1 số trường hợp được nhà làm luật quy định là dấu hiệu định tội của 1 số CấU THÀNHTộI PHạM. Trong 1 số
trường hợp khác, là dấu hiệu CấU THÀNHTộI PHạM tăng nặng hoặc giảm nhẹ.
Trong mặt chù quan của người 1 thực hiện phạm tội trải qua đóng vai trò đặc biệt: thỏa mãn, ân hận, sợ hãi …
không phải là yếu tố của hoạt động tâm lý được trải qua ở thời điểm thực hiện TộI PHạM thì không thể thấy yếu
tố của hoạt động tâm lý.

Mặt chủ quan của TộI PHạM có ý nghĩa pháp lý quan trọng.
- Thứ nhất, với tư cách là 1 bộ phận cấu thành của cơ sở trách nhiệm pháp lý nó phân biệt hành vi phạm tội với
hành vi không phải tội phạm. Chẳng hạn, việc gây ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng không có lỗi không phải là
TộI PHạM, việc thực hiện hành vi đã được luật hình sự quy định nhưng không có mục đích đã được nêu ra trong
điều luật đó cũng không phải là TộI PHạM.
- Thứ hai, mặt chủ quan của TộI PHạM là cơ sở phân biệt các CấU THÀNHTộI PHạM được quy định ở điều 93
và 98 BLHS hiện hành được phân biệt với nhau bằng hình thức lỗi. (Điều 93 tội giết người, điều 98 tội vô ý làm
chết người).
Trong trường hợp nêu trên việc phân tích các chi tiết cụ thể mặt chủ quan của TộI PHạM là tiền đề của việc định
tội danh đúng.
- Thứ ba, nội dung chủ quan ở 1 mức độ đáng kể xác định mức độ của tính nguy hiểm cho xã hội của cả hành vi
phạm tội lẫn của người thực hiện tội phạm và điều đó có nghĩa là ảnh hưởng đến tính chất của trách nhiệm hình
sự và mức hình phạt.
Khi tiến hành định tội danh dựa vào mặt chủ quan của TộI PHạM cần phải hiểu rằng pháp luật hình sự nước ta chỉ
coi mối quan hệ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi do người đó thực hiện được biểu hiện dưới 1 hình thức
nhất định là mặt chủ quan của TộI PHạM.
Trong khi tiến hành định tội danh chỉ có những hình thức quan hệ tâm lý đối với hành vi phạm tội như cố ý, vô
ý động cơ và mục đích phạm tội mới được xem xét.
Trong các trường hợp riêng biệt nhà làm luật xây dựng mặt chủ quan của TộI PHạM bằng cách đề cập đến 1 số
dạng khác của quan hệ tâm lý của 1 người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội. Ví dụ: điều 250 quy định người
nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tài sản biết rõ là do người phạm tội mà có thì …
Khái niệm “biết rõ” được thể hiện trong nhiều điều luật khác (ví dụ: điều 122 tội vu khống, điều 307 tội
khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật …) đối với những trường hợp này trong quá trình định tội danh
cần chứng minh là đã có quan hệ tâm lý như vậy của 1 người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đối với người


đó thực hiện. Hình thức và tính chất quan hệ tâm lý của bị cáo đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội do bị cáo
thực hiện được nêu trong QPPL hình sự như 1 dấu hiệu cần thiết của cấu thành án về chủ quan của TộI PHạM.
Cũng như trong mặt khách quan của TộI PHạM, theo quy định của BLHS, các dấu hiệu chủ quan của TộI
PHạM được chia thành 2 nhóm: các dấu hiệu bắt buộc và các dấu hiệu không bắt buộc. Các dấu hiệu bắt buộc đối

với mọi TộI PHạM là lỗi (vô ý và cố ý), các dấu hiệu không bắt buộc là động cơ và mục địch. Trong khi định tội
danh theo mặt chủ quan của TộI PHạM. Các quy phạm phần các TộI PHạM cũng như các quy phạm thuộc phần
chung của BLHS nước ta đều áp dụng. Tuy nhiên trong phần chung BLHS chỉ có định nghĩa chung, đề cập đến
những điểm chung nhất về khái niệm và những nội dung lỗi cố ý và vô ý. Trong khi đó các điều luật thuộc phần
các TộI PHạM của BLHS không phải khi nào cũng trực tiếp quy định có khả năng thực hiện 1 TộI PHạM cụ thể
có khả năng thực hiện dưới hình thức lỗi xác định cụ thể. Do đó trong quá trình định tội danh đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội cần xác định 1 cách chính xác là phần quy định của QPPL hình sự chỉ đề cập đến hành vi
cố ý hoặc hành vi vô ý hoặc pháp luật đó cần được áp dụng cả khi thực hiện các hành vi nguy hiểm cho xã hội 1
cách cố ý hoặc vô ý. Ngoài ra để định tội danh được chính xác cần phải làm sáng tỏ nội dung của lỗi cố ý hoặc vô
ý đối với CấU THÀNHTộI PHạM đang xem xét.
Khi định tội danh theo mặt chủ quan bằng cách phân tích phần quy định của 1 điều luật tương ứng thuộc phần
các TộI PHạM của BLHS cần xác định bằng hình thức lỗi nào TộI PHạM đó có thể thực hiện, nội dung đã cho
phép định vào trong khái niệm yếu tố lý trí và ý chí. Trong quá trình định danh theo mặt chủ quan sẽ xác định
được mối tương quan giữa nội dung thực tế của quan hệ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho
xã hội và các dấu hiệu của CấU THÀNHTộI PHạM nói về mặt chủ quan của 1 loại TộI PHạM nhất định. Khi
định tội danh theo mặt chủ quan cần xác định nội dung yếu tố lý trí và ý chí đối với loại hành vi TộI PHạM cụ thể
. Ví dụ khi định tội danh hành vi giết người theo điều 93 BLHS nước ta cần xác định rằng nội dung của yếu tố lý
trí bao hàm ý thức và sự bắt trước việc tước đoạt sinh mệnh của con người, còn nội dung của yếu tố ý chí thể hiện
trong ý muốn hoặc có ý thức bỏ mặt đối với việc xảy ra hậu quả đó.
Khi xây dựng CấU THÀNHTộI PHạM loại này hay loại khác, nhà làm luật đưa vào nội dung mặt chù quan của
TộI PHạM quan hệ tâm lý của người phạm tội đối với tất cả tình tiết thực tế mà những tình tiết ấy cũng được nêu
trong nội dung của khách thể và mặt khách quan của TộI PHạM. Nếu khi định tội danh không có sự trùng hợp
trên cơ sở ấy giữa các tình tiết thực tế với các hành vi nguy hiểm cho xã hội với các dấu hiệu nói về mặt chủ quan
của TộI PHạM thì không được định tội danh hành vi đó như 1 TộI PHạM thuộc dạng trên. Quan hệ tâm lý của
người phạm tội đối với tất cả các tình tiết khác của TộI PHạM không có ý nghĩa để định tội danh nhưng có thể
được xem xét khi giải quyết các vấn đề có tính pháp khác, chẳng hạn, khi quy định biện pháp hình phạt cụ thể đối
với bị cáo. Nội dung của mặt chủ quan như 1 thành phần của TộI PHạM hoàn toàn quy định bởi nội dung của
khách thể và mặt khách quan của TộI PHạM. Tất cả những gì được nêu trong cơ cấu khách thể và mặt khách quan
của TộI PHạM cần được phản ánh trong nội dung chủ quan của TộI PHạM. Bởi vì xuất phát từ sự thống nhất giữa
mặt chủ quan và khách quan của cấu thành mọi tội nào vấn đề về nội dung của lỗi cố ý và vô ý trong 1 TộI PHạM

được xem xét cần được giải quyết sao cho phù hợp với những đặc điểm của mặt khách quan CấU THÀNHTộI
PHạM đó. Cùng với những dấu hiệu của khách thể và mặt khách quan của TộI PHạM nội dung của mặt chủ quan
của TộI PHạM bao gồm cả quan hện tâm lý của người phạm tội với những dấu hiệu tăng nặng của CấU
THÀNHTộI PHạM.
* ý nghĩa của động cơ và mục đích phạm tội đối với quá trình định tội danh.
Mỗi loại hành vi của con người trong xã hội đều do những động cơ hoặc mục đích nào đó quy định. Là những
dấu hiệu bắt buộc của 1 hành động có ý chí động cơ và mục đích phạm tội là những yếu tố nằm trong mặt chủ
quan của TộI PHạM.
Nhà làm luật sử dụng khái niệm động cơ và mục đích không phải để xây dựng mô hình pháp luật của mọi các
TộI PHạM. Những dấu hiệu này không phải khi nào cũng được nêu trong pháp luật khi những dấu hiệu cần thiết
CấU THÀNHTộI PHạM. Vì vậy trong lý luận hình sự động cơ và mục địch phạm tội được coi là những dấu hiệu
không bắt buộc của CấU THÀNHTộI PHạM.
Trong quá trình định tội danh, động cơ và mục địch phạm tội chỉ được xem xét trong các tội cố ý. Trong các tội
vô ý động cơ và mục đích cơ bản được xác định trong giai đoạn quy định biện pháp hình phạt cụ thể đối với bị
cáo trong việc tìm hiểu những nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy hành vi phạm tội và để tìm hiểu về nhân thân
người phạm tội.
Như vậy, trong các tội vô ý động cơ và mục đích không có ảnh hưởng đến quá trình định tội danh. Nhưng động
cơ và mục đích có thể có ý nghĩa pháp lý trong cácc tội vô ý. Nếu động cơ và mục đích là 1 dấu hiệu bắt buộc
trong mặt chủ quan của TộI PHạM thì điều kiện đó chứng tỏ rằng hành vi nguy hiểm cho xã hội ấy được nhà làm
luật xếp vào tội cố ý.


Cùng với các quy phạm đã được quy định 1 cách chính xác về động cơ và mục đích phạm tội, trong BLHS của
nước ta cũng đề cập tới các CấU THÀNHTộI PHạM trong khi xác định TộI PHạM thuộc loại
nhà làm luật
không trực tiếp đề cập tới động cơ và mục đích phạm tội. Tuy nhiên, trách nhiệm xác định động cơ và mục đích
phạm tội như 1 yếu tố cần thiết của TộI PHạM được xác định và xuất phát từ cơ cấu pháp luật của CấU
THÀNHTộI PHạM ấy.
Ví dụ: mặc dù trong điều 138 BLHS (tội trộm cắp tài sản) không quy định hành văn mục đích vụ lợi của hành vi
lén lút chiếm đoạt tài sản, nhưng lý luận luật hình sự nước ta thực tế xét xử coi mục đích vụ lợi là dấu hiệu bắt

buộc của CấU THÀNHTộI PHạM này. Kết luận trên xuất phát từ thuật ngữ “trộm cắp”. Theo phương diện ngữ
nghĩa thuật ngữ này luôn luôn được hiểu là chiếm đoạt tài sản hoặc vật dụng 1 cách bất hợp pháp làm của riêng.
Qua giải thích ý nghĩa “trộm cắp” chúng ta có được chứng cứ đầy đủ, chính xác kết luận về bắt buộc phải có
mục đích vụ lợi trong từng tội trộm cắp tài sản.
Như vậy, nếu động cơ và mục đích được đề cập trực tiếp trong các phần quy định của các điều luật thuộc phần
các TộI PHạM BLHS thì việc định tội danh trở nên đơn giản hơn. Lúc đó chỉ cần xác định sự phù hợp của động
cơ và mục đích phạm tội của người phạm tội trong phần quy định của điều luật thuộc phần các TộI PHạM của
BLHS.
Mặt khác, nếu động cơ và mục đích phạm tội không được quy định bằng lời trong phần quy định của điều luật
thuộc phần của các thành phần của BLHS, những người làm luật có ý coi chúng là dấu hiệu cần thiết của CấU
THÀNHTộI PHạM đó,thì ở đây điều tra viên, KS viên và TộI PHạM các cơ quan tìm hiểu ý nghĩa logic về mặt
cơ quan của TộI PHạM đó. Tức là cần phải biết nhà làm luật có coi động cơ và mục đích là dấu hiệu bắt buộc của
CấU THÀNHTộI PHạM đó hay không ? việc tìm hiểu tình tiết cũng được tiến hành theo các quy định chung về
giải thích BLHS.


Câu 16: Chủ thể của TộI PHạM; các dấu hiệu và sự phân loại định tội danh theo chủ thể của TộI PHạM.
Chủ thể của TộI PHạM là 1 trong những yếu tố bắt buộc của TộI PHạM. Pháp luật nước ta không trực tiếp sử
dụng khái niện “chủ thể của TộI PHạM”. Nhưng để thể hiện khái niệm đó trong các điều luật của BLHS đã sử
dụng khái niệm “người nào phạm tội”, “người phạm tội”, “người bị kết án”..
Theo PLHS Việt Nam (điều 2, 8, 9, 10, 12, 68 BLHS) chỉ người nào phạm 1 tội được luật hình sự quy định mới
phải chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự và chỉ chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự trong giới hạn đã được luật hình sự
quy định.
Chủ thể của TộI PHạM là người có khả năng chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự trong trường hợp người đó thực
hiện 1 cách cố ý hoặc vô ý hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là TộI PHạM.
Năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự và đạt độ tuổi nhất định theo luật là các dấu hiệu bắt buộc để coi 1 người
là chủ thể của TộI PHạM. Theo pháp luật HSVN chủ thể của TộI PHạM chỉ là thể nhân, là con người cụ thể đang
sống. Pháp nhân không thể coi là chủ thể của TộI PHạM và không thể bị truy cứu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự, vì
rằng trong hành vi của chúng thiếu điều kiện chủ quan của TRÁCH NHIệM HÌNH Sự là thái độ tâm lý và hành
vi. Nếu như các TộI PHạM do những người đại diện cho pháp nhân thực hiện, thì chính những người đại diện đó

phải chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự chứ không phải các pháp nhân. Người đã chết không thể là chủ thể của TộI
PHạM.
Như vậy, theo luật HSVN, chủ thể của TộI PHạM là con người cụ thể đã cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi nguy
hiểm cho xã hội được luật hình sự quy định là TộI PHạM trong tình trạng có năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự
và đạt độ tuổi nhất định do luật định và trong 1 số trường hợp khác có các dấu hiệu đặc biệt chỉ ra trong điều luật
tương ứng.
Các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cho chủ thể TộI PHạM có mối lien quan chặt chẽ với các yếu tố khác của CấU
THÀNHTộI PHạM. Chính bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội (mặt khách quan) và việc thực hiện hành vi đó 1
cách cố ý hoặc vô ý (mặt chủ quan) chủ thể gây ra cho khách thể bị xâm hại.
Cần lưu ý rằng các dấu hiệu pháp lý của chủ thể của TộI PHạM và thể hiện hết các đặc điểm của người thực
hiện phạm tội. Do vậy, trong luật HSVN cùng với khái niệm chủ thể của TộI PHạM còn sử dụng khái niệm nhân
thân người phạm tội. Đây là 2 khái niệm có nhiều nội dung giống nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Chủ thể
của TộI PHạM là tổng hợp các dấu hiệu bắt buộc phải có thuộc về cá nhân người thực hiện hành vi nguy hiểm
cho xã hội mà thiếu chúng thì không có CấU THÀNHTộI PHạM. Nhân thân người phạm tội là tổng hợp mọi dấu
hiệu xã hội đặc trưng cho người phạm tội có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vấn đề TRÁCH NHIệM HÌNH Sự. Khái
niệm nhân thân người phạm tội rộng hơn khái niệm chủ thể của TộI PHạM bởi vì nó bao gồm các dấu hiệu khác.
Những dấu hiệu và đặc điểm của chủ thể của TộI PHạM có thể được chia thành 2 nhóm: những đặc điểm tội
phạm học và những dấu hiệu pháp lý hình sự.
- Những đặc điểm tội phạm học (đặc điểm chính trị, đạo đức, đặc điểm tâm sinh lý của người phạm tội …)
nghiên cứu đặc điểm tội phạm học giúp ta tìm hiểu nguyên nhân và điều kiện thúc đẩy việc thực hiện TộI PHạM
và đề ra các biện pháp phòng ngừa. Cùng với các điều kiện đó các đặc điểm tội phạm học của chủ thể TộI PHạM
có thể có ý nghĩa rất lớn để quy định biện pháp hình phạt cụ thể.
- Nhóm đặc điểm thứ hai về nhân thân và phạm tội gồm những dấu hiệu có tính chất pháp lý hình sự. Nhóm này
bao gồm 1 số không lớn các dấu hiệu. Trong nhóm này chỉ có những đặc điểm của chủ thể TộI PHạM có ý nghĩa
truy cứu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự đối với 1 người. Những dấu hiệu này gắn liền với việc làm sáng tỏ nội dung
của các QPPL hình sự.
Theo luật hình sự, chủ thể của TộI PHạM là người thực hiện TộI PHạM và có những dấu hiệu (đặc điểm) được
nêu trong PLHS. Một người được coi là thực hiện TộI PHạM nếu người đó tự mình bằng sức lực của mình (trong
đó có cả việc sử dụng lực lượng của nhân thân, của súc vật, thú rừng …) thực hiện những hành vi nguy hiểm cho
xã hội có đầy đủ dấu hiệu của CấU THÀNHTộI PHạM nhất định. Một người được coi chủ thể của TộI PHạM cả

trong trường hợp nếu để đạt được kết quả TộI PHạM người đó đã sử dụng việc làm của những người không có
năng lực chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự; người chưa đủ tuổi chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự và của những
người khác không hiểu được ý nghĩa thực tế của công việc họ làm, như 1 công cụ phạm tội.
Người thực hiện TộI PHạM và tất cả những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giục, người giúp
sức) đều coi là chủ thể của TộI PHạM. Chủ thể của TộI PHạM không chỉ là người thực hiện hoàn toàn hành vi
TộI PHạM mà cả những người có lỗi trong hoạt động chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt.
Muốn coi 1 người là chủ thể của TộI PHạM thì người đó phải có những dấu hiệu (đặc điểm) nhất định. Trong
PLHS nước ta những đặc điểm này thể hiện như những dấu hiệu của cấu thành nói về chủ thể TộI PHạM. Việc
xác định những dấu hiệu này là hết sức bắt buộc để tiến hành quá trình định tội danh đối với các hành vi nguy


hiểm cho xã hội. Những dấu hiệu pháp lý của chủ thể của TộI PHạM có 1 số đặc điểm đặc biệt so với các dấu
hiệu cấu thành nói về phương diện chủ quan và phương diện khách quan của TộI PHạM.
Các dấu hiệu của chủ thể của TộI PHạM không nhiều. Nguyên tắc này thể hiện bản chất nhân đạo của Luật
HSVN. Chẳng hạn, “ở đây thể hiện nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.
Nguyên tắc mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật là nguyên tắc rất quan trọng. Thực hiện nguyên tắc này
có nghĩa là mọi công dân Việt Nam nào trong trường hợp khi họ phạm tội cần phải chịu trách nhiệm theo cùng
pháp luật hình sự hiện hành trên lãnh thổ ở nước ta.Luật hình sự và luật TTHS nước ta không đề ra 1 đặc quyền
hoặc 1 sự ưu đãi nào cho công dân phụ thuộc vào TộI PHạMXH, tôn giáo, chủng tộc, dân tộc của họ.Việc định tội
danh đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội được tiến hành chỉ phụ thuộc vào tính chất và những đặc điểm của
TộI PHạM được thực hiện.
Các dấu hiệu pháp lý hình sự của chủ thể của TộI PHạM được xen xét trong quá trình định tội danh không
nhằm những dấu hiệu đó là: năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự, lứa tuổi, chủ thể đặc biệt. Trong quy định
chung về các dấu hiệu chủ thể của TộI PHạM có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ: trong 1 số trường hợp trong
khi tiến hành định tội danh cần phải xem xét cả 1 số dấu hiệu khác của người phạm tội. Trong điều 78 BLHS của
nước ta có quy định rằng chủ thể của tội phản bội tổ quốc chỉ có thể là công dân Việt Nam. Quốc tịch của người
thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có thể có ý nghĩa nhất định cả trong trường hợp định tội danh theo 1 số
điều luật của chương “các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân”. Trong các TộI PHạM về tình dục
như tội hiếp dâm, tội cưỡng dâm, tội giao cấu với người dưới 16 tuổi (điều 111, 113, 115 BLHS) chỉ có nam giới
mới có thể bị coi là chủ thể của TộI PHạM. Trong các TộI PHạM này, phụ nữ chỉ có thể tham gia như người tổ

chức, người xúi giục, người giúp sức. Như vậy, trong các CấU THÀNHTộI PHạM trên, giới tính của người phạm
tội là dấu hiệu cuả chủ thể TộI PHạM.
Năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự: 1 trong những điều kiện tiên quyết mà PLHS nêu ra để coi 1 người là chủ
thể của TộI PHạM. PLHS nước ta quy định khái niệm năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự 1 cách gián tiếp. Hầu
hết những người không có những đặc điểm nêu trong điều 13 của BLHS được coi là những người không có năng
lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự, những người thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội trong tình trạng
không có NLHSTRÁCH NHIệM HÌNH Sự không nằm trong số các chủ thể TộI PHạM. Hành vi nguy hiểm cho
xã hội do họ thực hiện không phải là đối tượng của quá trình định tội danh. Những hành vi nguy hiểm cho xã hội
đó không coi là TộI PHạM. Nhưng người không có năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự không phải chịu TRÁCH
NHIệM HÌNH Sự. Đối với họ chỉ có thể áp dụng các biện pháp tư pháp được quy định trong chương VI phần
chung BLHS nước ta.
Có 1vài nguyên tắc khác được áp dụng trong các trường hợp khi 1 người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong trạng thái có năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự nhưng tới thời điểm điều tra, truy tố xét xử lại bị bệnh
tâm thần, do vậy được coi là không có năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự. Trong các trường hợp tương tự 1
người bị coi là chủ thể của TộI PHạM thì những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người đó thực hiện được coi là
TộI PHạM. Những vấn đề trên cần được đánh giá về mặt phương hướng, nghĩa là cần tiến hànhviệc định tội danh
đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội.
* Cân nhắc lứa tuổi của người phạm tội trong quá trình định tội ddanh.
BLHS của nước ta quy định: người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự về mọi TộI PHạM
(khoản 1 điều 2). Đây là nguyên tắc chung. Tuy nhiên, về thực tế TRÁCH NHIệM HÌNH Sự về 1 số loại TộI
PHạM chỉ xuất hiện khi người phạm tội ở vào lứa tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên. Ví dụ: tội trốn nghĩa vụ quân sự (điều
259), tội dụ dổ, ép buộc hoặc chứa chấp người phạm pháp (điều 252) và 1 số TộI PHạM khác.
Khoản 1 điều 13 BLHS quy định “người từ chỉ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TRÁCH NHIệM
HÌNH Sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt rất nghiêm trọng. Đó là trường hợp ngoại
lệ từ nguyên tắc chung.
Như vậy, theo PLHS nước ta người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi không phải chịu TRÁCH
NHIệM HÌNH Sự về các hành vi nguy hiểm do họ thực hiện thuộc TộI PHạM gây nguy hại không lớn cho xã hội,
tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý.
Tóm lại, việc xác định đúng lứa tuổi của người chưa thành niên bị truy cứu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự có ý
nghĩa rất quan trọng đối với việc định tội danh đúng hành vi nguy hiểm cho xã hội do họ thực hiện.

* Định tội danh các TộI PHạM do chủ thể đặc biệt thực hiện trong PLHS nước ta không có định nghĩa chung về
chủ thể đặc biệt của TộI PHạM. Trong BLHS chỉ có những định nghĩa cụ thể về 2 loại chủ thể đặc biệt của TộI
PHạM: khái niệm người có chức vụ (điều 277 BLHS) và khái niệm về những người phải chịu TRÁCH NHIệM
HÌNH Sự về các xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân (điều 315).


Trong các trường hợp khác, ở phần quy định hóa các điều luật thuộc phần các TộI PHạM của BLHS chỉ đề cập tới
những dấu hiệu riêng biệt có tính chất điển hình của chủ thể đặc biệt này hay chủ thể đặc biệt khác. Ví dụ: từ nội
dung của điều 222 BLHS có thể rút ra kết luận rằng chỉ có những nhân viên của ngành giao thông hang không
mới có thể là chủ thể của TộI PHạM này.
Định nghĩa vể chủ thể đặc biệt của TộI PHạM được đề cập tới trong thực tiễn xét xử trong khoa học hình sự nước
ta được áp dụng đối với những loại chủ thể đặc biệt cụ thể: nhân viên ngành giao thông, nhân viên ngành y tế, chủ
thể của các TộI PHạM xâm phạm hoạt động tư pháp, chủ thể các tội KT …
Chúng tôi cho rằng chủ thể đặc biệt của TộI PHạM là những người không chỉ có các dấu hiệu chung của chủ thể
phạm tội mà còn có dấu hiệu bổ sung khác mà về cơ bản các dấu hiệu này có liên quan tới nghề nghiệp, chức vụ
công tác của họ. Trong đó các chức vụ được nêu trong các của các Bộ như điều lệ, thông tư, chỉ thị, quy định
thẩm quyền, trách nhiệm của các cán bộ này hay cán bộ khác của các cơ quan nhà nước … Khi xác định chủ thể
ĐB cần tha, khảo các văn bản nói trên.
Những dấu hiệu chung và những dấu hiệu đặc biệt của chủ thể của TộI PHạM có ý nghĩa khác nhau. Nếu chỉ
thiếu 1 dấu hiệu chung của chủ thể nghĩa là không có hành vi TộI PHạM. Ví dụ: nếu nghĩa vụ của ngành giao
thông đang trong trạng thái không có năng lực TRÁCH NHIệM HÌNH Sự bằng hành vi nguy hiểm cho xã hội của
mình đã làm đổ, hỏng hoặc gây ra những hậu quả nghiêm trọng khác thì trong mọi điều kiện nào và đó cũng
không phải chịu TRÁCH NHIệM HÌNH Sự trong hành vi của người đó không cấu thành TộI PHạM. Vấn đề định
tội danh cũng được giải quyết tương tự trong các trường hợp khi trẻ em dưới 14 tuổi thể hiện các hành vi nguy
hiểm cho xã hội.
Khi không có các dấu hiệu của CấU THÀNHĐB của TộI PHạM thì xuất hiện1 nguyên tắc: trong 1 số trườnghợp
khi không có các dấu hiệu đó thì hòan toàn loại trừ trách nhiệm hình sự, còn trong các trường hợp khác lại chỉ
thay đổi việc định tội danh.
Như vậy, từ việc giải thích trên có thể đi tới 1 kết luận là khi không có các dấu hiệu của CấU THÀNHĐB của
TộI PHạM trong rất nhiều trường hợp nói chung. TRÁCH NHIệM HÌNH Sự của bị cáo không được loại trừ mà

chỉ loại trừ việc định tội danh theo điều luật hình sự mà ở đó đề cấp CấU THÀNH ĐB của TộI PHạM.


×