Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận QUẢN TRỊ văn PHÒNG DOANH NGHIỆP: Thực tiễn phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (312.73 KB, 23 trang )

Bài tiểu luận
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong môi trường làm việc hiện đại và năng động như hiện nay, bên cạnh việc
sáng tạo đểtìm ra những cách làm việc riêng giúp làm việc nhanh hơn và đạthiệu quả
cao hơn thì có một cách khá tốt để xây dựng bản thân đó là hình thành những thói
quen, lề lối làm việc, phong cách ứng xử cùng hành vi thông minh nơi làm việc.
Người xưa có câu: “Tề gia trị quốc bình thiên hạ” với ý nghĩa muốn làm việc lớn
thì phải ổn định việc nhà trước.Trong kinh doanh cũng vậy, muốn đối ngoại tốt thì nhà
quản trị trước tiên phải “tề gia” tức là “đối nội”giỏi. Tuy nhiên việc đối nôi sao cho
khéo để nhân viên yêu quý môi trường làm việc, coi công ty là nhà, môi trường sống
là nơi làm việc, có thể hết lòng vì công việc cũng là một thách thức không nhỏ.Bên
cạnh đó,với sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu
hóa, buộc các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái
mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế.Vậy làm thế nào để doanh nghiệp
trở thành nơi tập hợp và phát huy mọi nguồn lực con người, làm tăng nhiều lần giá trị
của từng nguồn lực con người đơn lẻ, góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh
nghiệp.Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng và duy trì một nề nếp văn hóa
đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của tất cả mọi người vào
việc đạt được mục tiêu chung của tổ chức và chìa khóa thành công chính là việc xây
dựng văn hóa trong doanh nghiệp,trong văn phòng – Nơi làm việc.
Mặt khác xây dựng văn hóa trong văn phòng,trong doanh nghiệpcòn là một yêu
cầu tất yếu của chính sách phát triển thương hiệu, vì thông qua hình ảnh văn hóa
doanh nghiệp sẽ góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.Văn hóa doanh
nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp
Qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn của doanh nghiệp hiện nay, em mạnh dạn
chọn đề tài nghiên cứu về công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp, trong văn phòng
để từ đó khẳng định việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, văn phòng là một
Sinh viên: Quách Thị Thơm

1


Lớp: Quản trị Văn phòng K1B


Bài tiểu luận
trong những phương pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của doanh nghiệp. Nghiên
cứu về vấn đề này em muốn có cái nhìn khái quát hơn, hiểu rõ hơn về vai trò của văn
hóa doanh nghiệp cũng như hiểu thêm về vai trò của lãnh đạo trong việc xây dựng và
phát triển văn hoá trong doanh nghiệp của một số doanh nghiệp hiện nay
Qua đây cho em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Nguyễn Hữu
Danh và các thầy cô trong khoa Quản trị văn phòng đã truyền đạt cho em những kiến
thức và kinh nghiệm quý báu, luôn giúp đỡ và chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn
thành bài tiểu luận của mình. Bài tiểu luận là kết quả của quá trình khảo sát và tìm
hiểu về vai trò của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp và văn phòng của một số
doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay
Cấu trúc của bài tiểu luận gồm 3 phần:
Phần 1:Cơ sở lý luận
Phần 2: Thực tiễn phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Phần 3:Phương pháp quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp và Vai trò của việc xây
dựng văn hóa văn phòng, doanh nghiệp trong quản lý
Do thời gian tìm hiểu và hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn bài viết
của em còn nhiều thiếu sót, bởi vậy en rất mong nhận được những góp ý từ thầy cô và
các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Quách Thị Thơm

2

Lớp: Quản trị Văn phòng K1B



Bài tiểu luận

B. NỘI DUNG
I.Cơ sở lý luận
1.1.Khái niệm
-Văn hóa là một phạm trù rất rộng, phản ánh mọi mặt đời sống con người toàn
bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình hoạt động và
lao động sản suất. Đại hội VIII của Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Văn hóa
là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thức đẩy sự phát
triển kinh tế xã hội”
- Văn phòng là một bộ phận cấu thành không thể thiếu đối với bất kỳ doanh
nghiệp, cơ quan, tổ chức nào; Là nơi thường xuyên tiếp xúc giao tiếp của những con
nguời có trình độ văn hóa,là nơi tiếp xúc với các cơ quan hữu quan, đồng cấp và cấp
trên; Có cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, văn phòng chỉ đóng vai trò trong quá
trình hỗ trợ trong quá trình làm việc, giao tiếp, yếu tố quan trọng hơn cả chính là yếu
tố con người, con người sẽ quyết định văn hóa công sở,quyết định sự thành bại cũng
như dấu ấn ghi lai của tổ chức trong suốt quá trình tổ chức đó hoạt động.
- Doanh nghiệp làtổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn
định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện
các hoạt động kinh doanh.
- Văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố tất yếu của sự phát triển thương hiệu, vì
hình ảnh văn hóa doanh nghiệp sẽ góp phần quản bá thương hiệu của doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của doanh nghiệp.Yếu tố văn hóa luôn
hình thành song song với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Văn hóa doanh
nghiệp là văn hóa của một tổ chức, vì vậy nó không đơn thuần là văn hóa hóa giao
tiếp hay văn hóa kinh doanh, nó cũng không phải chỉ là khẩu hiệu của ban lãnh đạo
Sinh viên: Quách Thị Thơm

3


Lớp: Quản trị Văn phòng K1B


Bài tiểu luận
được treo trước của cơ quan, nơi làm việc mà nó là sự tổng hợp của các yếu tố trên
tạo thành. Nó là giá trị,niềm tin, chuẩn mực được thể hiện trong thực tế và hành vimỗi
cá nhân trong doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là
truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp và mỗi doanh nghiệp khác nhau lại có cách
nhìn khác nhau về văn hóa doanh nghiệp.
Khái niệm vềvăn hóa doanh nghiệp đã được đưa ra bàn từ lâu,và cho đến nay
vẫn có nhiều cách hiểu khác nhau, Theo Williams A Dobson P &Walters M: “Văn hóa
doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ, giá trị tồn tại phổ biến và tương đối ổn định
trong doanh nghiệp” còn nếu nói nôm na: Doanh nghiệp là máy tính thì văn hòa
doanh nghiệp là hệ điều hành. Nói một cách hình tượng thì văn hóa là cái còn thiếu
khi ta có ta có tất cả, là cái còn lại khi tất cả đã mất.
Để hiểu về văn hóa doanh nghiệp thì chúng ta cần có điểm xuất phát đúng, tức
là phải thừa nhận hai yếu tố cấu thành, đó là: văn hóa, theo đólà văn hóa phải gắn với
doanh nghiệp. Theo từ điển tiếng việt: “Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị
văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mỗi doanh
nghiệp. Trong môi trườngchung đó có những quan niệm, tập quán, ứng xử của cá
thành viên trong doanh nghiệp dần được hình thành và trở thành những giá trị mặc
định của doanh nghiệp, mà những nhân viên gia nhập buộc phải hòa nhập vào văn hóa
đó”.
Tuy có nhiếu định nghĩa khác nhau về văn hóa doanh nghiệp nhưng hầu hết mọi
định nghĩa đều có nét chung coi văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa
được xây dựng trong suốt qúa trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối
tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong doanh nghiệp; Tao nên sự
khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh

nghiệp
Sinh viên: Quách Thị Thơm

4

Lớp: Quản trị Văn phòng K1B


Bài tiểu luận
1.2.Những đặctrưng của văn hóa doanh nghiệp
Chúng ta có thể hiểu văn hóa doanh nghiệp giống như “cá tính” của doanh
nghiệp đó. Ở mỗi cá nhân, cá tính giúp phân biệt người này với người khác, “ Văn
hóa” cũng chính là bản sắc riêng giúp cho một doanh nghiệp không thể lẫn với các
doanh nghiệp khác dù có cùng hoạt động trong một lĩnh vực hoặc cung cấp một sản
phẩm tương tự ra thị trường
Văn hóa doanh nghiệp có 3đặc trưng, đó là:
- Văn hóa doanh nghiệp mang tính nhân sinh, tức là gắn với con người. Tập
hợp một nhóm người cùng làm việc với nhau trong một tổ chức sẽ hình thành nên
những thói quen, đặc trưng của đơn vị đó. Do đó văn hóa doanh nghiệp có thể hình
thành tự giác hay tự phát. Theo thói quen này sẽ dần càng rõ ràng hơn và hình thành
nên “cá tính” của doanh nghiệp. Nên một doanh nghiệp dù muốn hay không đều sẽ
dần hình thành văn hóa của tổ chức mình
- Văn hóa doanh nghiệp có tính giá trị: Cũng như cá tính con người không có cá
tính tốt, xấu, không có văn hóa doanh nghiệp tốt, xấu mà chỉ có văn hòa phù hợp hay
không phù hợp so với sự định hướng phát triển của doanh nghiệp.Giá trị là kết quả
thẩm định của chủ thể đối với đối tượng theo một thang đo nhất định. Giá trị cũng là
khái niệm có tính tương đối phụ thuộc vào đơn vị chủ thể, không gian và thời gian,
Trong thực tế người ta hay dùng giá trị, cách nhìn của mình, của tổ chức mình cho
người khác, cho đơn vị khác nên dễ có những nhận định đúng sai, về văn hóa
- Văn hóa doanh nghiệp có tính ổn định, cũng như cá tính của con người, Văn hóa

doanh nghiệp môt khi đã định hình thì rất khó thay đổi.Qua thời gian, các hoạt
độngkhác nhau của các thành viên khác nhau sẽ giúp các giá trị được tích lũy và tạo
thành văn hóa.Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hóa

Sinh viên: Quách Thị Thơm

5

Lớp: Quản trị Văn phòng K1B


Bài tiểu luận
1.3. Những lớp biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp


Biểu hiện hữu hình:
- Trang phụclàm việc
- Môi trương làm việc
-Lợi ích
- Khen thưởng
- Cân bằng công việc và cuộc sống
- Đối thoại
- Mô tả công việc
- Cấu trúc tổ chức
- Các mối quan hệ



Biểu hiện vô hình:
- Các giá trị

- Đối thoại riêng
- Các quy tắc vô hình
- Thái độ
- Niềm tin
- Quan sát thế giới
- Tâm trạng và cảm xúc

Sinh viên: Quách Thị Thơm

6

Lớp: Quản trị Văn phòng K1B


Bài tiểu luận
- Cách hiểu vô thức
- Tiêu chuẩn
- Giả định
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau. Cấp độ dễ thấy
nhất ngay trong công việc hàng ngày như ngôn ngữ giao tiếp với đồng nghiệp, đối tác,
khách hàng, việc bảo quản giữ gìn tài sản chung…Cấp độ thứ hai là các gía trị tinh
thần xác định việc phải làm,hành động của nình đúng hay sai, có mang lại lợi ích hay
thiệt hại chung hay không.Đây là điềumà lãnh đạo mong muốn nhận được ở nhân viên
và phải xây dựng từng bước. Bước thứ ba là nền tảng cho các hành động chính là
niềm tin, nhận thức, cảm xúc và suy nghĩ đương nhiên ăn sâu vào trong tiềm thức của
mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định trên là tảng cho các giá trị và hành
động của mỗi thành viên
1.4. Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
Trong một doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có quy mô lớn tập hợp những
con người khác nhau về trình độ chuyên môn, trình độ văn hóa, mức độ nhận thức,

quan hệ xã hội, vùng miền địa lý, tư tưởng văn hóa…Chính sựkhác nhau đó tạo ra
một môi trường làm việcđa dạng, phức tạp. Bên cạnh sự cạnh tranh gay gắt của nền
kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hóa buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với
tình hình thực tế
Những yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp
-Triết lý quản lý và kinh doanh: Đây là yếu tố quan trọng nhất của văn hóa doanh
nghiệp, bao gồm những triết lý quản lý và kinh doanh cốt lõi nhất, căn bản nhất.Đây

Sinh viên: Quách Thị Thơm

7

Lớp: Quản trị Văn phòng K1B


Bài tiểu luận
là cơ sở xây dựng định hướng hoạt động của doanh nghiệp và chi phối các quyết định
quản lý; là niềm tin, giá trị bền vững không thay đổi bất chấp thời gian và ngoại cảnh
- Động lực của cá nhân và tổ chức: là yếu tốquan trọng thứ hai của văn hóa
doanh nghiệp là các độnglực thúc đẩy hành động của cá nhân và môi trường động lực
chung của tổ chức. Các yếu tố động lực này sẽbiểu hiện ra ngoài bằng những hành vi
hàng ngày của các cá nhân trong doanh nghiệp
- Quy trình quy định: Việc quy trình quy định chính sáchgiúp doanh nghiệp hoạt
động ổn định. Đây là yếu tố cấu thành giúp doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu ngày
càng cao về chất lượng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp góp phần tạo tính ổn định
và nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp với nỗ lực làm hài lòng khách hàng và xã hội
- Hệ thống trao đổi thông tin: Là yếu tố cấu thành văn hóa trong doanh nghiệp
đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin quản lý đa dạng, đa chiều, chính xác và kịp thời.
Hệ thống này đảm bảo mọi thông tin cần thiết cho doanh nghiệp đều được truyền đạt,

lưu trữ và xử lý; đồng thời đảm bảo cho mọi thành viên trong doanh nghiệp dễ dàng
tiếp cận và sử dụng các thông tin cần thiết cho hoạt động thường nhật cũng như công
tác lập kế hoạch, xây dựng định hướng chiến lược
- Phong trào, nghi lễ, nghi thức: Đây là yếu tố cấu thành văn hóa bề nổi, phản
ánh đời sống, sinh hoạt của doanh nghiệp.Tuy không trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh nhưng ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó tuyên
truyền đường lối, chính sách của doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt của doanhnghiệp
mình với doanh nghiệp khác, tạo hình ảnh tốt cho doanh nghiệp trước cộng đồng qua
đó góp phần xây dựng thương hiệu. Do vậy, để thực sự tạo ra “cá tính” của doanh
nghiệp, tạo ra sức mạnh cạnh tranh cho doanh nghiệp, doanh nhân, quản lý cấp cao,
các nhà lãnh đạo và quản lý các cấp khác phải nhất thiết tham gia vào quá trình xây
dựng văn hóa của đơn vị mình
Sinh viên: Quách Thị Thơm

8

Lớp: Quản trị Văn phòng K1B


Bài tiểu luận
II. Thực tiễn phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam. Ví dụ về văn hóa
trong doanh nghiệp của công ty sữa vinamilk
2.1. Thực tiễn phát triển văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam
Thực tế trong quá trình phát triển doanh nghiệp vừa qua, rất nhiều nhà lãnh đạo
doanh nghiệp ở Việt Nam cũng đã trăn trở và quyết tâm tạo dựng và phát triển một
văn hóa doanh nghiệp mạnh, mang bản sắc riêng, thể hiển khát vọng và ý chí của nhà
lãnh đạo. Tuy nhiên, bên cạnh một số doanh nghiệp và nhà lãnh đạo thành công trong
tạo dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp như: FPT, Bảo Tín Minh Châu, Viettel,
hay Tesco…vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp đạt được thành công như vậy.
Việt Nam là quốc gia có hàng nghìn năm văn hiến. Qua các thời kỳ lịch sử khác

nhau, dân tộc Việt Nam đã xây dựng nên hệ quan điểm giá trị, nguyên tắc hành vi và
tinh thần cộng đồng mang bản sắc Việt Nam đậm nét. Sự ảnh hưởng văn hóa Trung
Hoa, văn hóa Ấn Độ và văn hóa phương Tây đã khiến cho văn hóa Việt Nam đa dạng,
nhiều màu sắc. Hơn nữa, 54 dân tộc trên đất nước ta là 54 nền văn hóa khác nhau, góp
phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước hiện nay, một mặt, chúng ta phải tích cực tiếp thu kinh nghiệm
quản lý doanh nghiệp của các nước phát triển. Mặt khác, cần nỗ lực xây dựng văn hóa
doanh nghiệp tiên tiến, hài hòa với bản sắc văn hóa dân tộc, với văn hóa từng vùng,
miền khác nhau thúc đẩy sự sáng tạo của tất cả các thành viên trong các doanh nghiệp
khác nhau.
Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của
các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), đất nước đã hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền
kinh tế toàn cầu, đó là một lời mời không thể khước từ “luật chơi” nghiệt ngã của
thương trường trong nước và quốc tế: cạnh tranh và đào thải
Sinh viên: Quách Thị Thơm

9

Lớp: Quản trị Văn phòng K1B


Bài tiểu luận
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có 4
đặc điểm nổi bật sau đây:
Tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể
thành viên doanh nghiệp tích lũy lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể.
Tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp có chức năng điều chỉnh kết hợp: trong
trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên chức
phải phục tùng các quy định, quy phạm của văn hóa mà doanh nghiệp đã đề ra, đồng

thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe, cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ
xung đột.
Tính độc đáo: Doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác
nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên
cơ sở của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. Văn hóa doanh nghiệp phải bảo
đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp
khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình.
Tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa doanh
nghiệp mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào văn hóa doanh
nghiệp phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa.
Để phát huy ưu thế của doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh kinh
tế toàn cầu, khi đối mặt với doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp của chúng ta
cần phải xem xét và kiện toàn hơn nữa văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp
khi được xây dựng hoàn thiện không những kích thích sự phát triển sản xuất mà còn
có ý nghĩa quan trọng để xây dựng uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B

10

Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận
2.2.Ví dụ về văn hóa trong doanh nghiệp của công ty sữa vinamilk Việt Nam
-

Công ty sữa Vinamilk là một trong số rất ít công ty của việt nam có nền văn hóa
doanh nghiệp mạnh. Ngay từ những ngày thành lập ban giám đốc đã biết chú trọng tới

việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp
- Khi khách hang bước vào các đại lý Vinamilk trên toàn quốc, mọi khách
hang đều thấy được sự quan tâm của ban lãnh đạo công ty trong việc xây
dựng cấu trúc hữu hình ở các đại lý, nơi biểu hiện văn hóa công ty trực tiếp
tới khách hang. Mới đến đại lý chúng ta đã có một ấn tượng rất khác so với
các nơi khác bởi Logo của công ty cùng chữ VINAMILK

.Bên trong là sự đa dạng kiểu dáng mẫu mã đáp ứng mọi nhu cầu của các đối
tượng khách hang khác nhau cùng với cách bố trí những sản phẩm một cách khoa học
gtheo từng hàng từng cột, công với thái độ nhiệt tình, cởi mở của hệ thống nhân viên
bán hang phục vụ khách hang với vinamilk ngay từ lần đầu

Sinh viên: Quách Thị Thơm

11

Lớp: Quản trị Văn phòng K1B


Bài tiểu luận

-

Vinamilk đã không ngừng đổi mới nhà xưởng, công nghệ, đầu tư vào máy móc thiết
bị hiện đại nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm. Vinamilk đã áp dụng “
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế iso 9002” và đang áp dụng “hệ
thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế iso 9001:2000”là phiên bản mới
nhất trên thế giới hiện nay

-


Thương hiệu vinamilk đã có mặt ở khắp các tỉnh trên cả nước cùng với mạng lưới
xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới: Mỹ, Canada, Pháp,Nga….Với biểu tượng

Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B

12

Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận
Logo đoc đáo và phong cách phục vụ khách hang tận tình chu đáo mang đậm bản sắc
-

văn hóa Việt Nam
Bên cạnh đó ban giám đốc của Vinamilk còn rất chú trọng đến các hoạt động xã hội
và là nhà tài trợ của nhiều chương trình. Vinamilk cũng rất chú trọng đến việc xây
dựng những câu chuyện của Vinamilk dựa trên những sự việc có thật và có phần hư
cấu, qua những câu chuyện đó công ty muốn bày tỏ sự quantaam cuarminhf đến
gthees hệ tương lai của tổ quốc và cũng qua đó Vinamilk muốn nhắc nhở các thành
viên của mình muốn công ty phát triển bền vững thì đừng bao giờ quên trách nhiệm
của công ty đối với xã hội, sự phát triển của công ty luôn đi liền với việc thúc đẩy tiến
bộ xã hội do đó mỡi thành viên hãy làm việc bằn tất cả tâm huyết để phục vụ trước
hết cho bả than họ vvaf cho công ty và chính việc làm đó sẽ góp phần phục vụ cho lợi

-

ích của xã hội

Triết lý kinh doanh: “SẢn phẩm Vinamilk với chất luongj quốc tế luôn hướng tới sự
đáp ứng hoàn hảo nhất cho người tiêu dung”
III. Phương pháp quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp và Vai trò của việc
xây dựng văn hóa văn phòng, doanh nghiệp trongquản lý
3.1. Phương pháp quản lý bằng văn hóa doanh nghiệp
3.1.1. Khái niệm
Quản lý Bằng Văn hoá doanh nghiệp là sử dụng các nội dung của văn hoá doanh
nghiệp trong việc quản lý vàđiều hành các hoạt động trong doanh nghiệp, trong đó
các nội dung văn hoá doanh nghiệp đặc trưng của một tổ chức được lồng ghép vào
trong các phương pháp quản lý vàđiều hành truyền thống. Có thể nói rằng: “việc xây
dựng văn hóa trong văn phòng, trong doanh nghiệp cũng là một phương pháp lãnh
đạo điều hành doanh nghiệp”

Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B

13

Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận
Quản lý bằng văn hoá doanh nghiệpcó một số điểm khác so với các phương pháp
quản lý kinh doanh nói chung, thể hiện qua những đặcđiểm sau:
- Bằng việc nhấn mạnh con người là nhân tố quan trọng nhất, quản lý bằng
VHDN đặt trọng tâm vào việc quản lý con người. Các công cụ quản lý con người Quản lý nhân lực (HRM)
- Truyền thống được sử dụng và làm mới bằng những tư tưởng quản lý nhấn
mạnh đến vai trò con người trong việc thực hiện mục tiêu và ra quyết định hành động.
-


Trong quản lý bằng VHDN, đối tượng quản lý là mối quan hệ con người trong mọi
lĩnh vực của hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong VHDN, con người được hiểu
không chỉ giới hạn ở những đối tượng bên trong mà cả những đối tượng hữu quan bên
ngoài doanh nghiệp. Mối quan hệ tốt đẹp được xây dựng không chỉ với những đối
tượng bên trong mà với cả những đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Quản lý bằng



-

VHDN là quản lý các mối quan hệ với:
Đối tượng hữu quan bên ngoài - Quản lý Bằng Lời hứa (PromiseBased Management);
Đối tượng bên trong – Quản lý Bằng Cam kết (CommitmentBased Management).
Quản lý bằng VHDN được thực hiện với phương châm nhấn mạnh vai trò tự quản của
từng cá nhân, khích lệ tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm của từng cá nhân, thành
viên tổ chức. Quản lý bằng VHDN hướng tới việc khơi dậy nguồn sức mạnh tiềm ẩn
(động lực) ở mỗi thành viên, biến họ trở thành những ―toa tàu tự hành trong một
―đoàn tàu doanh nghiệp. Biện pháp quản lý tích cực được áp dụng là Quản lý Bằng

-

Giao ước (Compliance-Based (Self) Management.
Đối với tổ chức, để tạo ra sự phối hợp nhịp nhàng khi vận hành, công cụ quản lý chủ
yếu được sử dụng để điều hành và nhấn mạnh tính tự giác là xây dựng phong cách,
thói quen hành động mang tính tực giác cao - Quản lý bằng nề nếp (Management By
Routine). Các công cụ của Quản lý bằng VHDN là những thành quả phát triển vềlý
thuyết quản lý hiệnđại trong thời gian dài đượcáp dụng vào quản lý doanh nghiệp.
Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B


14

Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận
3.1.2. Các nội dung cơ bản của Quản lý Bằng Văn hoá doanh nghiệp
- Trong Quản lý Bằng Văn hoá doanh nghiệp, tư tưởng, ước muốn, mục tiêu về
văn hoá doanh nghiệp của một tổ chức doanh nghiệp phải được diễn đạt dưới hình
thức các nội dung, phương tiện, công cụ có thể sử dụng trong quản lý các hoạt động
hằng ngày của tổ chức và cá nhân một cách thuận lợi. Về cơ bản, văn hoá doanh
nghiệp của một tổ chức có thể được thể hiệntrong quản lý thông qua 9 nội dung chủ
yếu sau đây
• Tầm nhìn
• Sứ mệnh
• Giá trị cốt lõi Triết lý
• Triết lý kinh doanh, phong cách đặc trưng (hình tượng bên ngoài) Cách vận
dụng
• Các chuẩn mực hành vi (Code Of Conduct – COC)
• Lời hứa - Cam kết - Giao ước
• Khuôn mẫu hành vi điển hình (hình tượng bên trong)
• Phương châm/Phương pháp/công cụ điều hành
3.2. Vai trò của việc xây dựng văn hóavăn phòng, doanh nghiệp trong quản

Không phải quy chế, không phải kỷ luật càng không phải là một ông chủ khó
tính luôn xét nét, thúc ép nhân viên, nhưng lại có thể khiến nhân viên kể cả những
người “cứng đầu” nhất, trở thành những “công dân”tự giác”làm việc hết mình, những
“đại sứ” mang “màu cờ sắc áo”, “bản sắc”, “bản tính” những đặc trưng riêng của công
ty. Công cụ đó không phải là một điều gì quá lạ, quá xa vời khó hiểu, đó chính là văn
hóa

Việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp,trong văn phòng có vai trò quyết định
sự trường tồn của cơ quan, doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp trường tồn vượt xa
cuộc đời của những người sáng lập. Nhiều người cho rằng văn hóa chính là tài sản của
cơ quan, của doanh nghiệp.
Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B

15

Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận
-

Vai trò của ăn hóa doanh nghiệp trong quản lý
Văn hóa là một công cụ quan trọng và không thể thiếu trong quản lý điều hành,
bất kể đó là quản lý điều hành một quốc gia, một xã hội, một doanh nghiệp hay một
cơ quan … Người ta không thể quản lý điều hành tốt mà không sử dụng công cụ văn
hóa. Về mặt khoa học quản trị, việc quản trị một doanh nghiệp hay quản trị một quốc
gia đều có những nét tương đồng.
Người ta thường sử dụng “pháp luật” và “văn hóa xã hội” như hai công cụ quan
trọng để quản lý một quốc gia. Và cũng tương tự, người ta có thể dùng “quy chế” và
“văn hóa doanh nghiệp” để quản lý một doanh nghiệp”.
Vậy việc quản lý doanh nghiệp bằng văn hóa có vai trò quan trọng đối với hoạt
động quản lý doanh nghiệp cụ thể như sau:


Tạo động lực làm việc


TheoTS.Trần Kim Hào – viện nghiên cứu quản lý trung ương và ThS. Phạm
Công Toàn – Trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh: “Văn hóa doanh nghiệp
là toàn bộ những giá trị thuộc về doanh nghiệp đã được gìn giữ và bồi đắp trong suốt
chiều dài lịch sử của doanh nghiệp. Những giá trị đó đã được tập thể người lao động
trong doanh nghiệp trân trọng, giữ gìn và bộc lộ trong những hành vi của mình tại bất
cứ đâu. Có thể nói văn hóa doanh nghiệp là cái còn thiếu khi doanh nghiệp có ta có tất
cả và là cái còn lại khi tất cả đã mất. Nếu doanh nghiệp có văn hóa thì sẽ rất thuận lợi
để phát triển kinh doanh và làm ăn thịnh vượng, nếu gặp khó khăn hay đi xuống thì
vẫn có thể vực lại được. Nhưng không có văn hóa thì khó có thể cứu vãn
Văn hóa doanh nghiệp giúp cho nhân viên thấy rõ mục tiêu, định hướng và bản
chất công việc mình làm, Văn hóa doanh nghiêp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp
giữa các nhân viên và môi trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh
Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B

16

Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận
nghiêp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa, cảm thấy
hãnh diện, tự hào vì được là một thành viên của doanh nghiệp, điều này càng có ý
nghĩa khi tình trạng chảy máu chất xám đang là thực trạng ở nước ta hiện nay. Lương
và thu nhập chỉ còn là một phần động lực làm việc của người lao động, khi thu nhập
đạt đến một mức nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để
được làm việc ở một môi trường làm việc chuyên nghiệp hòa đồng, thoải mái, mọi
người tôn trọng lẫn nhau trong cách giao tiếp thường ngày và thể hiện trong cả cơ sở
vật chất hạ tầng mà ít doanh nghiệp nào có được



Điều phối và kiểm soát

Văn hóa doanh nghiệp điều phối và kiểm soát hành vi các nhân viên bằng các
chuẩn mực, quy tắc, quy trình thủ tục…Khi phải ra một quyết định phức tạp, văn hóa
doanh nghiệp giúp ta thu hẹp phạm vi các lựa chọn phải xem xét
Khi xây dựng doanh nghiệp nhiều người chỉ chú trọng đến vấn đề cơ cấu, tổ
chức, nhân sự và thi trường. Có doanh nghiệp lại chỉ coi trọng yếu tố giao tiếp làm
mục tiêu để xây dựng văn hóa.Nhưng đó mới chỉ là một phần để đánh giá về sự hoạt
động của doanh nghiệp và là một phần để cấu thành văn hóa doanh nghiệp.Những nhà
lãnh đạo nào nhận thức sâu sắc về giá trị của một doanh nghiệp tồn tại thì phải đánh
giá về cái gọi là tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đó. Vì vậy cần
coi văn hóa như tôn chỉ mục đích của doanh nghiệp, vì nó sẽ đảm bảo điều phối và
kiểm soát các vấn để của doanh nghiệp, đảm bảo sự trường tồn và là tâm niệm về mục
đích sống của doanh nghiệp đó

Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B

17

Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận
3.3. Giảm xung đột
Khi trong doanh nghiệp xuất hiện xung đột, mâu thuẫn thì văn hóa chính là yếu
tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất.Văn hóa doanh nghiệp là keo gắn kết các
thành viên của doanh nghiệp, nó giúp các thành viên thống nhất về cách hiểu vấn đề,
đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi ta phải đối mặt với xu hướng xung

đột lẫn nhau thì văn hóa chính là yếu tố giúp mọi người hòa nhập và thống nhất


Tạo lợi thế cạnh tranh

Tổng hợp các yếu tố gắn kết, điều phối, kiểm soát, tạo động lực… làm tăng hiệu
quả hoạt động và tạo sự khác biệt trên thị trường. Chính những hiệu quả và sự khác
biệt đó sẽ là lợi thế, giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt trên thị trường
Và khi doanh nghiệp xây dựng được một nền văn hóa mạnh thì càng khẳng định
được giá trị ngầm định, đó là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa
những người nhân viên luôn tự hào về công ty mình, là một thành viên của công ty họ
luôn coi công ty như nhà của mình, đi xa một ngày là nhớ, thấy thiếu đi một cái gì
đó trong cuộc sống hàng ngày và muốn về công ty để làm việc. Cái mà họ thấy thiếu,
thấy cần thiết đó không đơn thuần chỉ là đồng tiền mà chính là giá trị tinh thần mà họ
có được ở nơi làm việc, bởi vậy mà họ muốn được cống hiến, được góp sức cử mình
để làm nên sự thành công chung, họ muốn ghi dấu ấn, muốn khẳng định bản thân
mình. Đó là điều mà tất cả các doanh nghiệp đều muốn có được, tuy nhiên để có thể
đạt được kết quả như vậy thì là cả một quá trình.Vì vậy không có cách nào khác là
xây dựng một nền văn hóa trong doanh nghiệp và xây dựng cho được một môi trường
văn hóa làm sao để cho người lao động cảm thấy được môi trường làm việc của công
ty là môi trường sống của họ, từ đó họ mới tự ý thức được trách nhiệm, công việc của
mình và làm việc một cách nhiệt tình, đam mê, mang lại hiệu quả cao cho lợi ích của

Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B

18

Lớp: Quản trị Văn phòng



Bài tiểu luận
doanh nghiệp. Làm được điều đó sẽ tạo ra một lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh
nghiệp
Việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp và văn phòng có ý nghĩa như vậy.
Chính vì thế, là lãnh đạo, có lẽ ai cũng nghĩ và cũng muốn mình là một người “quản
trị” chứ không phải là một người “cai trị”, tuy nhiên thực tế không phải lúc nào cũng
được như mong muốn, và chính những công cụ, phương pháp mà nhà quản trị đang sử
dụng trong quá trình quản lý sẽ nói lên người lãnh đạo doanh nghiệp đó đang là người
“quản trị” hay là một “kẻ cai trị”
Dưới góc nhìn của quản trị kinh doanh hiện đại, nếu quản lý doanh nghiệp bằng
quyền lực, mệnh lệnh thì gọi là “cai trị”,còn dùng quy chế và văn hóa thì gọi là “quản
trị”. Và thực tế của nhiều doanh nghiệp hiện nay cho thấy mọi biện pháp cai trị, cho
dù bằng mệnh lệnh, quy định hay bằng kiểm tra, kiểm soát hoặc gây sức ép đều chỉ có
giá trị tức thời, tạo ra một lớp “thần dân” chỉ biết làm việc theo mệnh lệnh bằng mặt
nhưng không bằng lòng. Ngược lại nếu biết dùng “quy chế” và “văn hóa” thì người
đứng đầu công ty sẽ biến “đám đông” rời rạc, đơn lẽ thành một tập thể đội ngũ, một
lực lượng nhân viên làm việc hiệu quả, chất lượng, khi đó, mỗi nhân viên sẽ hiểu, chia
sẽ hoài bão, sứ mệnh và giá trị của công ty, từ đó chung sức, chung lòng vì lợi ích và
sự phát triển trường tồn của doanh nghiệp.
Rõ ràng “quản trị” là điều mà mọi lãnh đạo doanh nghiệp đều mong muốn hướng
tới chứ không phải là “kẻ cai trị”. Để có thể triển khai và thực hiện điều này thì cần
tới nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất đó là phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp,
lấy con người là trung tâm, then chốt của mọi vấn đề, song song đó là công nghệ và
tài chính làm phương tiện để con người phát huy hết khả năng của mình cho sự phát
triển bền vững của cơ quan, doanh nghiệp để có được thành công đó chính là nhờ vào

Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B


19

Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận
sự quan tâm chú trọng của lãnh đạo, cán bộ nhân viên nhiệt tình hưởng ứng trong việc
xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, có văn hóa.
Như vậy, việc xây dựng văn hóa trong doan nghiệp có vai trò vô cùng quan
trọng, nó luôn tạo niềm tin cho những con người làm việc trong môi trường đó. Nó là
sợi dây gắn kết giữa những con người trong cúng doanh nghiệp, tao ra tiếng nói chung
giữa các thành viên và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có thể
khẳng định việc xây dựng văn hóa trong doanh nghiệp, trong văn phòng là một trong
những phương pháp để nhà quản lý lãnh đạo, điều hành tốt mọi hoạt động của doanh
nghiệp tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B

20

Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận

Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B

21


Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận
C. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát về việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp
trong thực tiễn hoạt động của một vài doanh nghiệp, em nhận thấy việc xây dựng văn
hóa doanh nghiệp giữ vai trò rất quan trọng trọng việc duy trì và nâng cao lợi thế cạnh
tranh của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, có ý nghĩa rất lớn
đối với việc phát triển thương hiệu, khẳng định vị trí, sự phát triển lâu dài của doanh
nghiệp
Ngiên cứu về vấn đề này em đã nêu ra cơ sở lý luận về văn hóa, văn hóa doanh
nghiệp và văn phòng; Thực tiễn của văn hóa doanh nghiệp ở Việt Nam; khái niệm, nội
dung của công tác quản lý bằng văn hóa trong doanh nghiệp cũng như vai trò vai trò
của việc xây dựng văn hóa văn phòng, doanh nghiệp trong quản lýđể từ đó khẳng
định để việc xây dựng văn hóa trong văn phòng, trong doanh nghiệp cũng là một
trong những phương pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của doanh nghiệp
Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình khảo sát, thu thập, xử lý thông tin để viết
bài tiểu luận nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, vì thế em
kính mong thầy cô và các bạn góp ý và chỉ bảo thêm để em có thể hoàn thiện bài tiểu
luận của mình cũng như có trau dồi thêm kiến thức và sự hiểu biết của bản thân về
vấn đề này
Em xin chân thành cảm ơn!
Triệu Sơn, ngày 28 tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Quách Thị Thơm

Sinh viên: Quách Thị Thơm

K1B

22

Lớp: Quản trị Văn phòng


Bài tiểu luận
MỤC LỤC

Sinh viên: Quách Thị Thơm
K1B

23

Lớp: Quản trị Văn phòng



×