ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
ĐÀO THU HÀ
VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học
HÀ NỘI, 2015
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------
ĐÀO THU HÀ
VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60 22 03 01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lƣơng Thùy Liên
HÀ NỘI, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết
quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, chưa từng được
công bố trong một công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận văn
Đào Thu Hà
LỜI CẢM ƠN
Luận văn là kết quả học tập, nghiên cứu và rèn luyện của học viên
trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, bên cạnh sự cố gắng nỗ lực của
bản thân, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các thầy cô
giáo trong khoa Triết học, cũng như sự ủng hộ của bạn bè và gia đình trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Lương Thùy
Liên đã hết sức tận tình chỉ bảo trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này
từ việc định hướng đề tài, lựa chọn phương pháp nghiên cứu đến tìm kiếm tài
liệu và gợi mở những nội dung quan trọng của luận văn.
Do có sự hạn chế về thời gian cũng như năng lực nhận thức và nghiên
cứu của bản thân nên chắc hẳn luận văn còn nhiều thiếu sót. Rất mong nhận
được sự đóng góp và định hướng của quý thầy cô và bạn bè để luận văn được
hoàn thiện hơn.
T ác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 14 tháng 12 năm 2015
Học viên
Đào Thu Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM: MỘT SỐ
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG ................................................................................. 14
1.1. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam: khái niệm,
một số nội dung và cách thức cơ bản ................................................................. 14
1.1.1. Khái niệm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ...................14
1.1.2. Những nội dung cơ bản của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống ở Việt Nam ...................................................................................26
1.1.3. Những cách thức cơ bản của việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống ở Việt Nam ...................................................................................32
1.2. Thanh niên Việt Nam và những yếu tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện vai
trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống ở Việt Nam hiện nay ................................................................................. 36
1.2.1. Thanh niên Việt Nam: đặc điểm và vai trò ..............................................36
1.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện vai trò của thanh niên đối
với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay
...........................................................................................................................48
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 54
CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN VÀ
PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM HIỆN
NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ................................................................ 55
2.1. Thực trạng thực hiện vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay ................................... 55
1
2.1.1. Vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống ở Việt Nam hiện nay: những kết quả đã đạt được ........................55
2.1.2. Vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống ở Việt Nam hiện nay: những mặt còn hạn chế .............................71
2.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của thanh niên ở Việt Nam hiện nay .......................................... 79
2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thanh niên đối với việc giữ
gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay ............... 89
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ...................................................................................... 100
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 101
DANH MỤC TÀ I LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 103
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong lịch sử phát triển của mình, nhân loại đang trải qua một trong
những thời kì phức tạp và đầy mâu thuẫn – thời kì toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa
là xu thế phát triển khách quan của xã hội. Nó đang hàng ngày, hàng giờ tác
động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa của tất cả các quốc gia,
các dân tộc trên thế giới. Quá trình toàn cầu hóa đã và đang đem lại những cơ
hội to lớn cho sự hội nhập và phát triển của dân tộc nhưng đồng thời cũng đặt
ra những thách thức không nhỏ cho sự phát triển của thế giới nói chung, cho
các quốc gia, dân tộc nói riêng, nhất là các nước đang phát triển, các nước
nghèo. Một trong những thách thức mà toàn cầu hóa đặt ra đối với sự phát
triển của các nước là sự phai nhạt dần, thậm chí có khi đánh mất cả giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc mình.
Edonard Herriot đã từng nói: “Văn hóa là cái gì còn lại khi người ta đã
quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả”. Hơn nữa, văn hóa
còn là cái để phân biệt con người với động vật, một cá thể người chỉ thực sự
được coi là người khi người đó có văn hóa. Tuy nhiên, trong khi sử dụng văn
hóa để phân biệt con người với con vật thì không có nghĩa là giữa con người
với nhau không có sự phân biệt về văn hóa, mà trái lại văn hóa chính là cái để
phân biệt người này với người khác, dân tộc này với dân tộc khác. Một khi
hội nhập mà bị hòa tan, hợp tác mà bị lệ thuộc để rồi phải đánh mất giá trị văn
hóa truyền thống thì chẳng khác nào tự đánh mất chính mình. Dân tộc đó sẽ
không thể nào có độc lập, tự do và phát triển bền vững. Bởi vậy, việc giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình hội nhập quốc tế phải
luôn được đề cao, coi trọng. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
không chỉ là việc đấu tranh chống tình trạng lệ thuộc vào dân tộc khác, mà
quan trọng hơn là phát huy được sức mạnh vốn có của dân tộc mình để biến
3
thành động lực phát triển. Lịch sử đã chứng minh, không có một quốc gia nào
bị mất giá trị văn hóa truyền thống mà vẫn giữ nguyên được nền độc lập
nước nhà. Nếu có độc lập, có chăng chỉ là độc lập hình thức, thực chất
vẫn chỉ là bị nô dịch, bị phụ thuộc vào các quốc gia bên ngoài. Nếu không
giữ gìn và phát huy được giá trị văn hóa truyền thống thì đất nước ta
không thể tiếp tục hội nhập được hoặc quá trình hội nhập cũng chẳng đem
đến kết quả khả quan như chúng ta mong đợi. Hơn thế, trong nhiều trường
hợp, khả năng giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống còn là
thước đo tính bền vững của một chính phủ. Nếu đất nước ta giữ gìn và
phát huy được giá trị của dân tộc thì chúng ta sẽ có vị thế cao hơn trên
trường quốc tế. Đánh mất bản thân sớm hay muộn cũng phải chịu sự phụ
thuộc, nô dịch của các quốc gia khác.
Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta không phải chỉ
nhằm hướng tới mục đích xác định sự khác biệt giữa dân tộc Việt Nam
với dân tộc khác, điều quan trọng hơn là, nhận thức đúng giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam sẽ trở thành niềm tự hào, thành sức mạnh thúc đẩy
xã hội phát triển. Tự hào là nhân dân của một quốc gia có 4000 năm lịch
sử, với nền văn hiến lâu đời, kết tụ bao giá trị văn hóa, bao tinh hoa của
dân tộc, chúng ta sẽ thêm yêu đất nước Việt Nam, cố gắng, phấn đấu để
xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng ổn định, phồn vinh và hạnh phúc.
Bởi vậy, việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
là vô cùng quan trọng.
Là một đất nước có truyền thống lịch sử lâu đời, hơn bốn nghìn năm
dựng nước và giữ nước, từ lâu Việt Nam đã được biết đến như là một đất
nước của những con người nghị lực, dũng cảm, giàu lòng yêu nước và mang
đậm tính nhân văn cao cả. Trải qua bao khó khăn, khi là sự khắc nghiệt của
thiên nhiên, lúc lại là sự xâm lược của các thế lực từ bên ngoài, nước Việt
4
Nam vẫn đứng vững, vẫn hiên ngang. Có thể khẳng định rằng, có được thành
quả đó một phần quan trọng là do nhân dân Việt Nam luôn cố gắng giữ gìn và
phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.
Thanh niên là bộ phận đặc biệt của xã hội, có vị trí quan trọng trong
suốt tiến trình lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Ngày nay trong
bối cảnh toàn cầu hóa, trước yêu cầu mới của vấn đề giữ gìn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống, thanh niên đã, đang và cần tiếp tục tự khẳng định
mình thực sự là lực lượng xung kích, sáng tạo trong đời sống xã hội, đóng vai
trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở
Việt Nam hiện nay. Trong “Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân
dịp Tết Nguyên đán năm 1946” Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một năm
khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của
xã hội”. Người cũng nói: “Đâu cần thanh niên có – Việc gì khó thanh niên
làm” [55, 621].
Với vai trò là lực lượng xã hội to lớn, là nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy
sự phát triển xã hội hiện tại và là chủ nhân tương lai của đất nước, thanh niên
Việt Nam đã thực hiện vai trò đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống như thế nào? Và cần phải làm gì để nâng cao hơn nữa vai trò
của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
Việt Nam? Đây là vấn đề có ý nghĩa sống còn, là niềm trăn trở của nhân dân Việt
Nam nói chung và của thanh niên Việt Nam nói riêng. Chúng tôi thiết nghĩ “Vai
trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
ở Việt Nam hiện nay” là vấn đề mang tính thời sự cấp bách, luôn luôn có giá trị
và cần được khuyến khích cả về mặt lý luận, cả về mặt thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn có thể chia làm 3
nhóm:
5
Thứ nhất, nhóm những nghiên cứu về văn hóa và giá trị văn hóa
truyền thống Việt Nam
Nghiên cứu về văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam là
một đề tài rộng lớn nhưng không kém phần hấp dẫn. Trong thời gian qua
đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến vấn đề nói trên.
Có thể kể đến một số công trình:
Tác phẩm “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của Trần Ngọc Thêm,
(NXB TP. Hồ Chí Minh, năm 1997). Trong tác phẩm này, tác giả đã đi sâu
nghiên cứu những nét bản sắc cùng quy luật hình thành và phát triển của
văn hóa. Đó chính là những đặc trưng cơ bản cần thiết cho việc hiểu văn
hóa Việt Nam. Trên cơ sở so sánh nền văn hóa Việt Nam với nền văn hóa
của các dân tộc phương Tây và văn hóa Trung Quốc, cuốn sách đã cho
thấy những nét rất đặc thù, rất khác biệt của bản sắc văn hóa Việt Nam so
với các dân tộc khác. Chính những sự khác biệt ấy đã giúp cho đất nước ta
chống lại sự xâm lược của kẻ thù và phát triển trường tồn qua lịch sử hàng
ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Cuốn "Cơ sở văn hóa Việt Nam" (NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999) của
Trần Ngọc Thêm thực ra là bản rút gọn chuyên luận khoa học “Tìm về bản
sắc văn hóa Việt Nam”. Tác giả đã đề cập đến một đặc trưng của văn hóa
Việt Nam là sự hài hòa thiên về âm tính. Âm tính được biểu hiện rất rõ trong
đời sống người Việt truyền thống: trong tổ chức gia đình truyền thống, trong
tổ chức xã hội, trong giao tiếp và quan hệ xã hội, trong đối ngoại ứng xử...
Trong cuốn "Bản sắc văn hóa Việt Nam" của Phan Ngọc (NXB Văn
hóa Thông tin, Hà Nội, 2002), tác giả đã nghiên cứu văn hóa Việt Nam trong
mối quan hệ, trong sự so sánh và đối chiếu với văn hóa Trung Hoa, văn hóa
Pháp. Với việc đưa ra các đặc điểm “độ khúc xạ”, “vượt gộp” trong bản sắc
văn hóa Việt Nam, giáo sư cho rằng truyền thống văn hóa Việt Nam là truyền
6
thống “vượt gộp”. Văn hóa Việt Nam đã tiếp thu cái mới, cải biến cái cũ cho
thích hợp với hoàn cảnh mới nhưng vẫn giữ được truyền thống dân tộc.
Ngoài ra, có thể kể đến một số tác phẩm: Phan Ngọc với tác phẩm
“Một cách tiếp cận văn hóa” (NXB Thanh niên, Hà Nội, 1999); “Văn hóa
Việt Nam xã hội và con người” do Vũ Khiêu chủ biên (NXB Khoa học Xã
hội, Hà Nội, 2000); “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001) của
Nguyễn Trọng Chuẩn, Phạm Văn Đức, Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên); tác
phẩm“Việt Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh (NXB Văn hóa –
Thông tin, Hà Nội 2002); “Đại cương về văn hóa Việt Nam” của Phạm Thái
Việt (chủ biên) và Đào Ngọc Tuấn (NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2004);
“Những giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam” do Ngô Đức Thịnh chủ
biên (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010)…
Có thể thấy rằng, nghiên cứu về văn hóa và giá trị văn hóa truyền thống
Việt Nam giúp chúng ta hiểu được chính nội tại, tinh túy của dân tộc mình, từ
đó tự bảo vệ được mình trước sức ép của các thế lực bên ngoài và nhất là
trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay.
Thứ hai, nhóm những nghiên cứu về vấn đề giữ gìn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giữ gìn và phát huy giá trị văn
hóa truyền thống nói chung và trong thời kỳ hiện nay, có thể kể đến một số công
trình:
Tác phẩm “Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam” của
Trần Văn Giàu (Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, NXB
Thành phố Hồ Chí Minh, 1993): Từ việc phân tích một cách sâu sắc về các
giá trị tinh thần truyền thống của người Việt Nam, tác giả Trần Văn Giàu đã
khẳng định tính bền vững, trường tồn của các giá trị truyền thống. Đặc biệt, ở
7
góc độ sử học và đạo đức học, tác giả đã phân tích sự vận động của những giá
trị tinh thần truyền thống qua những sự kiện phong phú của lịch sử Việt Nam.
Từ đó, tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ, giữ gìn và kế thừa, phát
huy giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình xây dựng xã hội mới.
Tác phẩm “Toàn cầu hóa và vấn đề bảo tồn văn hóa dân tộc” do
Trường Lưu biên soạn (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003). Trên cơ sở
nghiên cứu lý luận về phát triển bền vững gắn liền với tình hình thực tiễn
đang diễn ra trong nước và trên thế giới, cuốn sách đã đề cập những vấn đề cơ
bản của toàn cầu hóa và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc như: đặc điểm, bản
chất, tính hai mặt của toàn cầu hóa, đạo đức môi trường, kinh tế tri thức, nhân
tố con người trong văn hóa, hệ giá trị tư tưởng. Tác phẩm khẳng định phải
bảo tồn tính dân tộc và hiện đại hóa văn hóa truyền thống trước xu thế toàn
cầu hóa. Điều quan trọng là phải tìm trong chính sức mạnh nội sinh của mình
để đứng vững trước thử thách của toàn cầu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn
hóa dân tộc nhưng không đề cao thái quá và tràn lan để tránh nguy cơ dẫn đến
tình trạng bài ngoại, đóng cửa làm cho đất nước ngày càng bị tụt hậu so với
các nước phát triển.
Với việc đưa ra câu chuyện về “toàn tháp Babel” trong Kinh thánh của
đạo Cơ Đốc, Nguyễn Văn Dân trong cuốn “Văn hóa và phát triển trong bối
cảnh toàn cầu hóa” (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006) đã nhận định vấn
đề hội nhập về văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay là một xu thế
khách quan, một quá trình không thể đảo ngược được. Ông cho rằng trong bối
cảnh toàn cầu, loài người cần phải có sự hợp lực, đồng lòng và hiểu biết lẫn
nhau, như vậy mới có thể phát triển, mới có thể đạt tới ước mơ xây dựng một
ngôi nhà chung là tòa tháp Babel, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho
toàn nhân loại. Con đường đó vô cùng gian nan và không thể phủ nhận vai trò
vô cùng quan trọng của văn hóa, của bản sắc dân tộc. Giữ gìn và phát huy giá
8
trị văn hóa truyền thống dân tộc là điều cần phải làm của mỗi dân tộc ngay lúc
này, có như vậy mới có sự phát triển bền vững cho toàn nhân loại.
Tác giả Nguyễn Duy Bắc (chủ biên) với tác phẩm “Sự biến đổi các giá
trị văn hóa trong bối cảnh xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện
nay” (NXB Từ điển bách khoa và Viện văn hóa, Hà Nội, 2008). Tác phẩm đã
xây dựng được hệ thống lý luận cơ bản về văn hóa, giá trị văn hóa, biến đổi
giá trị văn hóa. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng chỉ ra được thực trạng biến đổi
các giá trị văn hóa trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Từ đó tác phẩm góp phần bổ sung
và hoàn thiện hệ thống đường lối, chính sách về phát triển văn hóa và con
người, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
hình thành các giá trị văn hóa mới trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa gắn với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong bài báo “Khả năng phát triển giá trị truyền thống Việt Nam
trước xu thế toàn cầu hóa” (Tạp chí Triết học, số 3, tháng 8 – 2001), Nguyễn
Tài Thư đã chỉ ra những cơ hội và đặc biệt là thách thức của văn hóa truyền
thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa. Trước tình hình đó, tác giả cho
rằng chúng ta cần phải chủ động đón nhận thách thức của toàn cầu hóa để hội
nhập và đưa giá trị truyền thống dân tộc lên một bước mới. Ví toàn cầu hóa
như “một dòng nước lớn” đang lan tràn khắp mọi nơi, ông cho rằng chúng ta cần
phải “bơi” theo nó, có bản lĩnh sẽ không bị “chết chìm”, có thông minh và sáng
tạo sẽ tranh thủ được nhiều cơ hội, tránh khỏi nhiều nguy cơ. Giá trị văn hóa
truyền thống có thể qua đây mà được giữ gìn, nâng cao và phong phú hơn.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể đề cập đến nhiều công trình khác như:
“Phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiê ̣n
đaị hóa” do Lê Như Hoa chủ biên (NXB Văn hóa - thông tin, Hà Nội, 1996);
“Xây dựng và phát triển nền văn hóa Viê ̣t Nam tiên tiế n , đâm
̣ đà bản sắ c
9
dân tộc” (NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội, 2001) của Nguyễn Khoa Điềm;
Đỗ Huy với tác phẩm “Văn hóa và phát triển” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2005); “Một nền văn hóa văn nghệ đậm đà bản sắc dân tộc với nhiều
loại hình nghệ thuật phong phú” của Hà Minh Đức (NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2008); …
Thứ ba, nhóm những nghiên cứu về vai trò của thanh niên nói
chung và vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống ở Việt Nam
Có thể kể đến một số công trình:
Tác phẩm “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong
Cách mạng Việt Nam” của Trần Quy Nhơn (NXB Thanh Niên, 2003): Trên
cơ sở nghiên cứu các tác phẩm của Hồ Chí Minh, tìm hiểu khá sâu sắc về
những hoạt động cách mạng thực tiễn của Người, tác giả đã làm rõ được tư
tưởng của Hồ Chí Minh về thanh niên từ cơ sở hình thành đến những quan
điểm cơ bản về vai trò thanh niên trong những điều kiện cụ thể của lịch sử
dân tộc; quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng của Người về
vai trò thanh niên trong lãnh đạo sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra phải kể đến một số công trình: “Tìm hiểu định hướng giá trị
của thanh niên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường” do Thái Duy
Tuyên (chủ biên) (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994); Đề tài nghiên cứu
khoa học “Đạo đức sinh viên trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam - Thực trạng, vấn đề và
giải pháp” của Nguyễn Trường Phước (Mã số QG.01-18, Đại học quốc gia
Hà Nội, 2003); Báo cáo chuyên đề “Định hướng giá trị cho sinh viên trong
giai đoạn hiện nay” của Ban Thanh niên trường học, Trung ương Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (Hà Nội, 2007)...
10
Như vậy, có thể thấy nghiên cứu về vai trò của thanh niên đối với việc
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là đề tài mới, cho đến nay vẫn
chưa có một lời giải hoàn toàn rõ ràng, đầy đủ cho vấn đề đó. Chính vì vậy,
trong đề tài luận văn, chúng tôi cố gắng giải quyết vấn đề này một cách khái
quát, cơ bản và đầy đủ hơn. Với tinh thần học hỏi, tiếp thu, kế thừa, chúng tôi
triển khai đề tài này với mong muốn đưa ra một cái nhìn tổng hợp, khái quát
và chỉnh thể về vấn đề vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích của luận văn: Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống ở Việt Nam hiện nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai
trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền
thống ở Việt Nam hiện nay.
b. Từ mục đích trên, luận văn có nhiêm vụ:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của thanh niên đối với việc
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng việc thực hiện vai trò của thanh niên đối với việc
giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay.
- Xác định một số vấn đề đặt ra, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp
nhằm nâng cao vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị
văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: vai trò của thanh niên đối với
việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
11
Về mặt thời gian, luận văn nghiên cứu vai trò của thanh niên đối với
việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam từ khi Đổi
mới (năm 1986) và đặc biệt là từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa
VIII về vấn đề “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc”.
Về mặt nội dung, luận văn lựa chọn nghiên cứu việc giữ gìn và phát huy
một số giá trị văn hóa truyền thống chủ yếu mà gắn trực tiếp với thanh niên.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Đề tài luận văn dựa trên những nguyên lý cơ bản của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử có sự kết hợp chặt
chẽ với những quan điểm, chính sách của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng
Hồ Chí Minh về giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp phân tích
và tổng hợp, phương pháp đối chiếu và so sánh… để trình bày vấn đề.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn đã nghiên cứu vấn đề vai trò của thanh niên đối với việc giữ
gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay, đây là vấn
đề mới, chưa có nhiều công trình nghiên cứu.
- Luận văn đã làm rõ thực trạng việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống của thanh niên Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đã đưa ra một
số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn và phát
huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Luận văn có ý nghĩa làm rõ vai trò của thanh niên đối với việc giữ gìn
và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam, nhằm nâng cao địa vị
Việt Nam trên trường quốc tế.
12
Bên cạnh đó luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong các chuyên đề
về triết học, văn hóa, văn hóa học…
8. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương, 5 tiết.
13
CHƢƠNG 1
VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN ĐỐI VỚI VIỆC GIỮ GÌN
VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG Ở VIỆT NAM:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống ở Việt Nam: khái
niệm, một số nội dung và cách thức cơ bản
1.1.1. Khái niệm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống
* Khái niệm “giá trị văn hóa truyền thống”
Để tìm hiểu khái niệm giá trị văn hóa truyền thống, chúng ta nghiên
cứu các khái niệm: giá trị, văn hóa, truyền thống.
Giá trị là những thành tựu của con người góp vào sự phát triển đi lên
của lịch sử xã hội, phục vụ cho lợi ích và hạnh phúc của con người [78, 10].
Cho nên, nói đến giá trị tức là muốn khẳng định mặt tích cực, mặt
chính diện, nghĩa là đã bao hàm quan điểm coi giá trị gắn liền với cái đúng,
cái tốt, cái hay, cái đẹp, có khả năng thôi thúc con người hành động và nỗ lực
vươn tới. Hình thức biểu hiện của giá trị rất phong phú, đa dạng tùy thuộc vào
sự đa dạng trong nhu cầu của con người. Do đó, các giá trị được chia thành:
giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Giá trị vật chất được biểu hiện rõ trong đời
sống kinh tế, còn giá trị tinh thần biểu hiện ở tư tưởng, đạo đức, văn hóa, nghệ
thuật... Tuy nhiên sự phân biệt này chỉ có ý nghĩa tương đối vì các giá trị này
có liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau.
Văn hóa ra đời trong buổi bình minh của lịch sử nhân loại. Qua các thời
kỳ lịch sử, khái niệm văn hóa được bổ sung thêm những nội dung mới. Để
hiểu bản chất văn hóa, chúng ta cần tiếp cận nó dưới nhiều góc độ, lăng kính
khác nhau.
Trong đề tài luận văn này, theo cách tiếp cận “giá trị” chúng tôi hiểu:
“Văn hóa chính là tổng thể các giá trị vật chất, các giá trị tinh thần và bản
14
thân sự phát triển của con người. Trong văn hóa, cả ba giá trị này đều tương
tác và gắn bó với nhau” [32, 15].
Như vậy, văn hóa là những sáng tạo của con người, mang lại giá trị cho
con người, trong đó bao gồm cả giá trị vật chất và giá trị tinh thần, nó rút ra từ
đời sống thực tiễn của con người tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội
mà họ đang sống. Điều đó cũng có nghĩa, không phải tất cả những cái gì con
người tạo ra đều là văn hóa, mà chỉ có những cái đã kết tinh thành giá trị thì
cái đó mới là cốt lõi của văn hóa.
“Truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ
lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực chế độ xã hội, tư tưởng, văn hóa, đạo đức.
Truyền thống có tác động khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con
người. Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử” [37, 10].
Có thể thấy rằng, truyền thống không phải là một hiện tượng, một sự
kiện tạm thời thoáng qua mà nó là những yếu tố truyền từ đời này sang đời
khác trong một quốc gia, một dân tộc nào đó. Mặc dù truyền thống có sự ổn
định về mặt thời gian trong một thời kỳ lịch sử nhất định, thế nhưng truyền
thống cũng bị quy định bởi điều kiện kinh tế - xã hội. Một khi điều kiện kinh
tế - xã hội thay đổi thì truyền thống cũng có sự thay đổi, hoặc được bổ sung
và phát triển.
Có những truyền thống có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước trong một giai đoạn lịch sử nhất định, có những
truyền thống giai đoạn này có thể phát huy tác dụng nhưng giai đoạn khác có
thể trở thành vật cản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Khi
nói về điều này, C.Mác khẳng định “Truyền thống của tất cả các thế hệ đã
chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống” [48, 145]. Bởi
vậy, khi nói đến truyền thống cần phân biệt những truyền thống lạc hậu, lỗi
thời cần phải khắc phục, loại bỏ; còn những truyền thống tốt đẹp, những
15
truyền thống tạo nên các giá trị và bản sắc riêng cần phải được duy trì, bảo
tồn và phát triển, những truyền thống như thế được nhà nghiên cứu Trần Văn
Giàu gọi là giá trị truyền thống.
Từ khái niệm giá trị, khái niệm văn hóa và khái niệm truyền thống,
theo chúng tôi, giá trị văn hóa truyền thống là:
Giá trị văn hóa truyền thống là tổng thể các giá trị vật chất và tinh
thần mang tính ổn định do con người sáng tạo và tích lũy, đã được cộng đồng
thừa nhận và ăn sâu vào tâm lý, tập quán xã hội từ thế hệ này sang thế hệ
khác của dân tộc, nó có tác dụng định hướng, đánh giá và điều chỉnh các
hoạt động xã hội nhằm vươn tới cái đúng, cái tốt đẹp.
Giá trị văn hóa truyền thống chính là những giá trị tốt đẹp, có tác động
tích cực tới cộng đồng, điều chỉnh hành vi cá nhân cũng như mọi mối quan hệ
trong xã hội, được đông đảo thừa nhận, mang tính ổn định tương đối và ăn
sâu vào tâm lý, tập quán xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác của dân tộc. Vì
vậy, có thể nói, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là những đặc thù
nhất, bản chất nhất, đặc trưng cho tinh thần dân tộc, góp phần tạo nên cốt
cách của dân tộc Việt Nam.
* Khái niệm “giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống”
Theo quan điểm của chúng tôi, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống là làm cho những giá trị vật chất và giá trị tinh thần tiếp tục
tồn tại, thích nghi và phát triển theo thời gian.
Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống không phải là khái
niệm tách biệt để cạnh nhau, mà chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau,
cái nọ là tiền đề cho sự tồn tại của cái kia, thiếu đi một vế sẽ làm mất đi ý
nghĩa tổng thể và toàn vẹn của một định hướng mang ý nghĩa chiến lược của
phát triển văn hóa. Điều đó có nghĩa là để giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa
truyền thống chúng ta luôn luôn phải thực hiện những hành động nhằm bảo
16
tồn các giá trị, các bản sắc văn hóa tốt đẹp vốn có của mỗi dân tộc, quốc gia.
Trong những việc làm, những hành động để giữ gìn, bảo tồn ấy, cần có sự lựa
chọn chủ quan của chủ thể văn hóa, tức là con người lựa chọn những gì là giá
trị, là bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc, đặc biệt là những giá trị, bản sắc
ấy đã và còn tiếp tục tạo nên nội lực, động lực cho sự phát triển văn hóa, xã
hội hiện đại và tương lai của mỗi dân tộc và quốc gia ấy. Bởi vậy, nguyên tắc
quan trọng cho việc giữ gìn phải là nguyên tắc phát triển, cho phát triển và
vì phát triển.
Như vậy, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là tạo điều
kiện và làm cho cái tốt, cái đẹp, cái hợp lý tỏa tác dụng và tiếp tục nảy nở,
phát triển thêm.
Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống là hoạt động có tính
kết thừa, bao gồm việc bảo tồn những giá trị đã được thực tiễn kiểm nghiệm
và phát triển chúng trong điều kiện lịch sử mới. Việc giữ gìn và phát huy giá
trị văn hóa truyền thống cần bảo đảm các yêu cầu:
Thứ nhất, tạo sự thống nhất trong đa dạng về bản sắc văn hóa.
Thứ hai, chú trọng đến việc bảo tồn bản sắc dân tộc.
Thứ ba, phát huy giá trị văn hóa truyền thống phải đặt trong mối quan
hệ với yếu tố đối lập. Nhận diện mặt phản văn hóa, mặt đối lập với giá trị để
dần dần loại bỏ khỏi tiến trình phát triển.
Thứ tư, đặt phát huy giá trị trong quan hệ với kinh tế. Việc xây dựng và
phát triển kinh tế cần nhằm mục tiêu cuối cùng là văn hóa, là tạo điều kiện
cho con người phát triển toàn diện. Mặc khác, phát triển văn hóa phải trên nền
tảng kinh tế, xem kinh tế là môi trường để giá trị văn hóa được phát huy. Phải
từ tính quyết định của cái thứ nhất đối với cái thứ hai.
17
* Nội dung các giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam
Giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam biểu hiện trong mọi lĩnh vực của
đời sống, tạo nên bộ mặt tinh thần phong phú cho xã hội, được thể hiện qua
các hệ giá trị khác nhau. Ở bất cứ lĩnh vực nào, chúng đều kết tinh thành hệ
giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và được lưu truyền qua ngàn đời. Có thể
kể đến những giá trị tiêu biểu của văn hóa truyền thống Việt Nam mà gắn trực
tiếp với thanh niên, những giá trị này được sắp xếp thành 4 lớp, đó là:
Lớp thứ nhất là: Yêu nước, ý chí tự cường dân tộc. Đây là sợi chỉ đỏ
xuyên suốt phẩm chất và giá trị truyền thống Việt Nam.
Tình yêu nước là tình cảm thiêng liêng , vô cùng cao quý của mọi dân
tộc trên toàn thế giới. Đó là giá tri ̣phổ biến mang tầm nhân loại . Ở Việt Nam,
yêu nước không chỉ là một nét đẹp đạo đức, một nét văn hóa mà còn kết tinh
thành giá trị bền vững của văn hóa truyền thống dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước
Việt Nam được sản sinh và nuôi dưỡng trong lịch sử dựng nước và giữ nước
hàng nghìn năm cho tới ngày nay vừa anh hùng vừa bi tráng. Đó là “động lực
tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong
hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc ta” [35, 74].
Chủ nghĩa yêu nước là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với
Tổ quốc, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, chăm lo xây dựng
quê hương, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống có trong mối
liên kết giữa Nhà với Làng với Nước, là liên kết cộng đồng, lấy sức mạnh ở
tổng thể, trong đó từng cái riêng, đơn lẻ và cá thể được tập hợp và hòa đồng
trong cái chung của cộng đồng rộng lớn, lấy tương đồng, cố kết cộng đồng để
khắc phục những khác biệt và những xung đột.
Nhà là biểu hiện đầu tiên, là điểm xuất phát và cũng là chỗ trở về trong
mục đích hòa đồng để phát triển của Nước.
18
Làng là sự mở rộng của Nhà và Nước là sự mở rộng và tập hợp của các
làng mà thành. Trong tâm thức con người Việt Nam, làng là quê hương, là cái
nôi thiêng liêng. Tổ quốc cũng vậy. Nước là đất nước, là nhà nước.
Truyền thống yêu nước là giá trị văn hóa, triết lý văn hóa bền vững và
đặc sắc nhưng cũng biến đổi khi hoàn cảnh, điều kiện lịch sử đã thay đổi.
Trong thời hiện đại, trong bối cảnh mở cửa, hội nhập, giá trị và sức mạnh ấy
cũng phải phát huy và đồng thời cũng cần khắc phục những hạn chế của chính
giá trị này, sao cho cố kết cộng đồng không bao giờ buông lỏng mà tự do cá
nhân cũng không thể xem thường. Cần phải hài hòa giữa những “cái tôi” với
“cái chung” trong sự phát triển, đảm bảo cho tình yêu nước và đoàn kết cộng
đồng có ý nghĩa tích cực đến cuộc sống của mỗi cá nhân và cả dân tộc.
Như vậy, chủ nghĩa yêu nước chính là giá trị cốt lõi, nền tảng trong văn
hóa truyền thống dân tộc. Chủ nghĩa yêu nước chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt
tư tưởng của nhân dân Việt Nam, là nét đẹp trong tinh thần đất Việt.
Lớp thứ hai là: Đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng. Đây là truyền thống
quý báu của dân tộc ta.
Bên cạnh chủ nghĩa yêu nước, giá trị truyền thống văn hóa Việt Nam
còn được thể hiện qua tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng của nhân
dân ta.
Tinh thần đoàn kết, ý thức cố kết cộng đồng là một nét nổi bật, là một
đặc tính truyền thống Việt Nam, trước hết là trong chống thiên tai và sau đó là
chống giặc ngoại xâm. Lịch sử đã chứng minh, xã hội Việt Nam là xã hội
nông nghiệp, ngay từ khi thành lập Nhà nước Văn Lang, điều kiện quan trọng
nhất để hình thành Nhà nước là việc đắp đê ngăn lũ để sản xuất chứ không
phải do phân hóa xã hội, và điều đó rất cần tinh thần đoàn kết của cộng đồng.
Trong các cuộc kháng chiến, đứng trước kẻ thù lớn mạnh, dân tộc Việt Nam
dùng lối đánh du kích, tập hợp sự đoàn kết của nhân dân để đấu tranh giành
19
độc lập và chiến thắng ngoại xâm. Chính vì vậy, nước Việt Nam tuy đất
không rộng, người không đông nhưng với tinh thần yêu nước sâu sắc và ý
thức đoàn kết cộng đồng đã chiến thắng tất cả những kẻ xâm lược, mang lại
cuộc sống hòa bình cho nhân dân.
Lớp thứ ba là: Cần cù, hiếu học, dũng cảm, sáng tạo và lạc quan. Đây
là phẩm chất tự có của dân tộc.
Tinh thần cần cù, dũng cảm và sáng tạo là một yêu cầu khách quan của
con người Việt Nam. Theo Trần Văn Giàu, khái niệm “cần” được hiểu như
sau: “một chữ “cần” mà được hiểu khác nhau, được đánh giá không giống
nhau tùy xã hội, tùy hạng người. Cách hiểu sâu nhất, đánh giá đúng nhất là
cách mác xít, xem “cần” là điều kiện, nguồn gốc làm xuất hiện loài người, là
sức sáng tạo của cải vật chất và tinh thần cho nhân loại, nó là một động lực
đẩy xã hội tiến lên” [23, 152]. Có thể khẳng định, lao động sáng tạo, chịu
đựng gian khó, cần cù là một đặc trưng tính cách của con người.
Là một nước nông nghiệp, đối với người Việt Nam, tố chất cơ bản nuôi
sống con người là hạt gạo bát cơm. Nghề sinh sống cơ bản xưa nay là nghề
trồng lúa nước, đó cũng là cơ sở hình thành nên một giá trị văn hóa truyền
thống Việt Nam – đó chính là đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động.
Như đã nói, nước ta bắt đầu với nền văn minh nông nghiệp nên lẽ
đương nhiên phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, đặc biệt trong thời phong kiến,
khoa học kĩ thuật chưa là công cụ đắc lực cho con người như ngày nay. Sự
phát triển của nền sản xuất nông nghiệp đòi hỏi con người phải chịu đựng
gian khó và lao động hết sức. Cùng với đó là thiên nhiên khắc nghiệt, chiến
tranh liên miên đã trở thành mối lo thường trực của người Việt. Chính vì vậy
dần dần sự cần cù, chịu đựng gian khó trở thành một tính cách quan trọng của
dân tộc Việt Nam. Đức tính đó trở thành tính cách của văn hóa, trở thành giá
trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
20
Nhân dân ta tôn trọng và ca ngợi những người cần cù chịu khó, đó là
những tấm gương để những người khác noi theo. Hình ảnh “đầu đội, vai gánh,
lưng cõng, tay nhanh nhẹn và khéo léo, chân chạy như bay..., nói lên được
tính cần cù lao động của người Việt Nam nói chung” [23, 153].
Nếu không có đức tính cần cù lao động thì dân tộc ta qua bao thế hệ
làm sao vượt qua được sự khắc nghiệt của thiên nhiên, làm sao có thể bám
ruộng, bám vườn, bám quê hương để tạo dựng nên được kinh nghiệm trong
sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước:
“Mồng chín tháng chín có mưa
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn
Mồng chín tháng chín không mưa
Thì con bán cả cày bừa đi buôn” [64, 193].
Đi liền với đức tính cần cù là tinh thần sáng tạo. Nếu chỉ có “cần” thì
hiệu quả hoạt động sẽ không cao. Tinh thần sáng tạo của nhân dân Việt Nam
được thể hiện rất rõ qua sự tiếp xúc của văn hóa bản địa với văn hóa Trung
Hoa, mà biểu hiện cụ thể là sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam. Nho giáo
được các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp đưa vào
truyền bá vào nước ta từ đầu công nguyên. Có khá nhiều những yếu tố của
Nho giáo khi vào Việt Nam đã bị truyền thống văn hóa dân tộc đồng hóa, đưa
vào đó những nét đặc thù của mình, làm cho yếu tố Nho giáo bị biến đổi cho
phù hợp. Tiêu biểu là yếu tố “trọng tình người” và tư tưởng “trung quân”.
Trọng tình vốn là truyền thống lâu đời của văn hóa Việt Nam, chính bởi
vậy, khi Nho giáo du nhập vào Việt Nam, nhân dân ta đã tâm đắc với chữ
Nhân, chữ Hiếu. Nhưng chữ Nhân, chữ Hiếu trong Nho giáo nguyên thủy
khác với chữ Nhân, chữ Hiếu khi đã du nhập vào Việt Nam. Chữ Nhân khi du
nhập vào Việt Nam đã được “làm mềm” đi, không đến mức quá ư hà khắc, ví
như trong lĩnh vực pháp luật, truyền thống coi trọng vai trò của phụ nữ đã làm
21