Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Xây dựng chương trình quản lý thuế kinh doanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 80 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Các nội dung chính
- Lý do chọn đề tài
- Mục đích nghiên cứu
- Nội dung chính
- Cấu trúc của đồ án
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Thuế là hình thức huy động bắt buộc của nhà nước đối với thể nhân và
pháp nhân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung phục vụ các khoản chi tiêu của nhà
nước. Nộp thuế là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân khi tham kinh doanh
để góp phần xây dựng đất nước. Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội thì
sự xuất hiện của các doanh nghiệp cũng tăng lên nhanh chóng. Do đó, công việc
quản lý thuế trên giấy tờ cũng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, công nghệ
thông tin đang ngày càng xâm nhập sâu vào mọi lĩnh vực để hỗ trợ công tác
nghiệp vụ. Nắm bắt được nhu cầu này và để ứng dụng được phần phân tích, thiết
kế hệ thống hướng đối tượng với UML em quyết định chọn đề tài là: “Xây dựng
chương trình quản lý thuế kinh doanh trong nước cho chi cục thuế Thành phố
Thái Nguyên”.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Tìm hiểu phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống hướng đối
tượng với UML – ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất đang được sử dụng
phổ biến trên thế giới.
Ứng dụng vào việc mô hình hoá hệ thống “Quản lý thuế kinh
doanh trong nước” trong môi trường Rational Rose.

1


NỘI DUNG CHÍNH



Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
Giới thiệu ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất UML và phần mềm
Rational Rose để mô hình hoá hệ thống.
Phân tích, thiết kế bài toán “Quản lý thuế kinh doanh trong nước
cho chi cục thuế TP Thái Nguyên”.
CẤU TRÚC CỦA ĐỒ ÁN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đồ án gồm 4 chương bố cục như sau:
Chương 1: Hướng tiếp cận hướng đối tượng và ngôn ngữ mô hình hoá
thống nhất – UML. Phần mềm hỗ trợ Rational Rose.
Giới thiệu về cách tiếp cận hướng đối tượng và đưa ra các ưu điểm chính
của cách tiếp cận này. Khái quát về ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất – UML.
Giới thiệu về phần mềm hỗ trợ Rational Rose.
Chương 2: Khảo sát thực tế hệ thống quản lý thuế tại chi cục thuế TP
Thái Nguyên.
Giới thiệu chung về chi cục thuế TP Thái Nguyên và thực tế hoạt động
của hệ thống quản lý thuế. Từ đó đưa ra bài toán cần giải quyết.
Chương 3: Phân tích, thiết kế hệ thống quản lý thuế kinh doanh trong
nước.
Phân tích yêu cầu nghiệp vụ theo hướng đối tượng với ngôn ngữ
mô hình hoá thống nhất.
Thiết kế hệ thống bằng phần mềm hỗ trợ Rational Rose.
Chương 4: Giới thiệu giao diện của chương trình.
Đưa ra tiêu chí để thiết kế giao diện và giới thiệu các giao diện của chương
trình.

2



CHƯƠNG 1

HƯỚNG TIẾP CẬN HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG VÀ NGÔN
NGỮ MÔ HÌNH HOÁ THỐNG NHẤT - UML
Các nội dung chính
- Tổng quan về phương pháp hướng đối tượng trong mô hình hoá hệ thống
- Các ưu điểm của hướng đối tượng
- Mô hình hoá là gì?
- Khái quát về ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất – UML
- Giới thiệu về phần mềm hỗ trợ Rational Rose
1.1. Mô hình hoá hệ thống
Khái niệm mô hình hoá thường được sử dụng đồng nghĩa với việc phân
tích, đó là việc thực hiện tách hệ thống thành các phần tử đơn giản để dễ hiểu.
Trong khoa học máy tính, mô hình hoá bắt đầu từ mô tả vấn đề, sau đó là mô tả
giải pháp vấn đề. Các hoạt động này còn được gọi là phân tích và thiết kế. Khi
thu thập yêu cầu cho hệ thống, ta phải tìm ra nhu cầu tác nghiệp cho người dùng
và ánh xạ chúng thành yêu cầu phần mềm sao cho đội ngũ phát triển phần mềm
hiểu và sử dụng được chúng. Tiếp theo là khả năng phát sinh mã trình từ các yêu
cầu này, đồng thời đảm bảo rằng yêu cầu phải phù hợp với mã trình vừa phát
sinh và dễ dàng chuyển đổi mã trình ngược lại thành yêu cầu. Tiến trình này
được gọi là mô hình hoá.
1.2. Cách tiếp cận hướng đối tượng
Quan điểm hướng đối tượng hình thành trên cơ sở tiếp cận hướng hệ
thống, nó coi hệ thống như thực thể được tổ chức từ các thành phần xác định và
có quan hệ với các thành phần khác. Phương pháp tách vấn đề đang giải quyết
để hiểu chúng ở đây không chỉ dựa trên cơ sở cái hệ thống làm mà còn dựa trên
việc tích hợp hệ thống là cái gì và hệ thống làm gì. Theo cách tiếp cận này thì
3



các chức năng hệ thống được biểu diễn thông qua cộng tác của các đối tượng.
Tiếp cận hướng đối tượng đã tỏ rõ lợi thế trong lập trình các hệ thống phức tạp.
Những người phát triển phần mềm nhận ra rằng phát triển phần mềm hướng đối
tượng sẽ cho lại phần mềm thương mại chất lượng cao: tin cậy, dễ mở rộng, dễ
sử dụng lại, phù hợp với yêu cầu người dùng đang mong đợi.
1.3. Các ưu điểm chính của tiếp cận hướng đối tượng
- Đối tượng là cơ sở để kết hợp các đơn thể có thể sử dụng lại thành hệ
thống lớn hơn, từ đó tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao.
- Truyền thông điệp giữa các đối tượng đảm bảo cho việc mô tả các giao
diện giữa các đối tượng thành phần bên trong hệ thống và những hệ
thống bên ngoài trở nên dễ dàng hơn. Điều này cho phép phân chia
những dự án lớn, phức tạp để phân tích, thiết kế theo cách chia nhỏ bài
toán thành các lớp đối tượng hoàn toàn tương ứng với quan điểm
hướng tới lời giải phù hợp với thế giới thực một cách tự nhiên.
- Lập trình hướng đối tượng đặc biệt là kỹ thuật kế thừa cho phép chúng
dễ dàng xác định các đơn thể và sử dụng ngay khi chúng còn chưa
thực hiện đủ các chức năng (đơn thể mở) và sau đó mở rộng được mà
không làm ảnh hưởng tới các đơn thể khác.
1.4. Khái quát về ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất – UML
1.4.1. Khái niệm UML
UML là ngôn ngữ chuẩn để viết kế hoạch chi tiết phần mềm. Một cách đơn
giản chúng ta có thể hiểu, UML là một ngôn ngữ trực quan dùng cho thiết kế các
bản mẫu và truyền đạt các thông tin về một hệ thống bằng cách sử dụng các
biểu đồ và văn bản để mô hình hoá con người và máy sử dụng.

4


Ba khía cạnh của UML
Như chúng ta đã biết, UML là viết tắt của cụm từ “Unified Modeling

Language”. Mỗi từ trong cụm từ trên đều nói lên những phần quan trọng của
UML. Phần dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các vấn đề này.
* Language
Ngôn ngữ cho phép chúng ta biểu diễn một đối tượng. Trong phát triển hệ
thống, một đối tượng bao gồm các thuộc tính và các phương thức. Thiếu đi ngôn
ngữ, đó là một điều khó khăn rất lớn cho chúng ta có thể phát triển thành công
hệ thống của mình.
UML là một ngôn ngữ để hiển thị, đặc tả, để xây dựng, và làm tài liệu để
biểu diễn một tiến trình phát triển hệ thống. Tiến trình phát triển hệ thống là quá
trình tiến gần đến phần quan trọng của hệ thống, tập hợp các bước để xây dựng
và bảo trì hệ thống từ các yêu cầu đã gặp trước đó.
+ Ngôn ngữ để hiển thị: Cách tạo ra các mô hình (Model) dùng để mô tả
về hệ thống.
+ Ngôn ngữ đặc tả: Là việc sử dụng các biểu đồ để diễn tả các mô hình
(Mô hình là một ý tưởng hoặc một ý kiến nào đó và sử dụng các biểu đồ để diễn
tả ý tưởng hay ý kiến đó).
+ Ngôn ngữ để xây dựng: Là việc sử dụng các hình vẽ trực quan để mô tả
về hệ thống, giống như các kỹ sư xây dựng sử dụng bản vẽ kỹ thuật để xây
dựng các ngôi nhà.
+ Ngôn ngữ làm tài liệu: Sử dụng các mô hình và các biểu đồ sẽ cho ta
hiểu rõ về các yêu cầu và các tiến trình cần xử lý từ đầu đến cuối của hệ thống.
* Model
Mô hình là kế hoạch chi tiết của một hệ thống, nó giúp ta lập kế hoạch trước
khi xây dựng hệ thống. Mô hình giúp ta khẳng định tính đúng đắn của thiết kế,
phù hợp yêu cầu, hệ thống vẫn giữ vững khi yêu cầu người dùng thay đổi.

5


* Unified

Là việc hợp nhất các phương pháp hướng đối tượng để tạo ra ngôn ngữ mô
hình hoá thống nhất.
1.4.2. Mô hình khái niệm của UML
Phần tử mô hình trong UML là các khối để hình thành mô hình UML gồm
ba loại như sau: phần tử, quan hệ, biểu đồ.
1.4.2.1 Phần tử
Phần tử là trừu tượng căn bản trong mô hình. Trong UML có 4 loại phần
tử mô hình đó là: phần tử cấu trúc, phần tử hành vi, phần tử nhóm và chú thích.
* Phần tử cấu trúc: Là các danh từ trong mô hình UML. Chúng là bộ phận
tĩnh của mô hình để biểu diễn các thành phần khái niệm hay vật lý. Có 7 loại
phần tử cấu trúc như mô hình mô tả dưới dây.
- Lớp: Là mô tả tập các đối tượng cùng chung thuộc tính, thao tác, quan
hệ và ngữ nghĩa. Trong UML lớp được mô tả bằng một hình chữ nhật, thường
gồm có tên lớp, các thuộc tính và các thao tác. (Hình 1)
Point
X: integer
Y: integer

Interfac
Hình 2: Giao e
diện

MoveUp()
MoveDown()

Hình 1: Lớp

- Giao diện: Giao diện là tập hợp các thao tác của lớp hay thành phần.
Giao diện mô tả hành vi thấy được từ ngoài của thành phần. Giao diện biểu diễn
toàn bộ hay một phần hành vi của lớp. Giao diện định nghĩa tập đặc tả các thao

tác chứ không định nghĩa cài đặt của chúng. Giao diện không đứng một mình
6


mà được gắn và lớp hay thành phần thực hiện giao diện. Ký pháp đồ hoạ được
mô tả ở hình 2.
- Phần tử cộng tác: Là mô tả ngữ cảnh của tương tác. Ký pháp đồ họa được
thể hiện bằng hình elip với nét đứt, kèm theo tên của phần tử. (Hình 3)
Tên Use
Case
Hình 3: Phần tử cộng
tác

Hình 4: Use
Case

- Trường hợp sử dụng (Use Case): Mô tả tập trình tự các hành động mà hệ
thống sẽ thực hiện để đạt được một kết quả cho tác nhân nào đó. Tác nhân là
những gì bên ngoài tương tác với hệ thống. (Hình 4)
- Lớp tích cực: Là lớp có đối tượng làm chủ một hay nhiều tiến trình hay
luồng. Lớp tích cực được xem như lớp thông thường nhưng đối tượng của nó
biểu diễn các thành phần có hành vi đang tương tranh với các thành phần khác.
Ký pháp đồ họa của nó tương tự như lớp thông thường nhưng biên hình chữ
nhật được tô đậm. Thông thường cũng có tên, thuộc tính, và các thao tác.
- Thành phần: Biểu diễn vật lý mã nguồn, các tệp nhị phân trong quá trình
phát triển hệ thống. (Hình 5)
- Nút (Node): Là thể hiện thành phần vật lý, tồn tại khi chương trình chạy và
biểu diễn các tài nguyên tính toán. Có thể đặt tập các thành phần trên nút và
chuyển từ nút này sang nút khác. Nút có thể là máy tính, thiết bị phần cứng.
(Hình 6)


7


SERVER

Application.cs

Hình 5: Thành
phần

Hình 6: Nút

*Phần tử hành vi: Phần tử hành vi là bộ phận động của mô hình UML. Chúng
là các động từ của mô hình, biểu diễn hành vi theo thời gian và không gian. Có
hai hành vi chính là tương tác và trạng thái.
- Tương tác: Là hành vi bao gồm tập các thông điệp trao đổi giữa các đối
tượng trong ngữ cảnh cụ thể để thực hiện mục đích cụ thể. Hành vi của một
nhóm đối tượng hay của mỗi thao tác có thể được chỉ ra bằng tương tác.
Hiển thị

Chờ

Hình 7: Thông
điệp

Hình 8: Trạng
thái

- Máy trạng thái: Là hành vi chỉ ra trật tự các trạng thái mà đối tượng

hay tương tác sẽ đi qua để đáp ứng sự kiện. Hành vi của lớp hay cộng tác của
lớp có thể được xác định bằng máy trạng thái. Máy trạng thái kích hoạt nhiều
phần tử, bao gồm trạng thái, chuyển tiếp (từ trạng thái này sang trạng thái khác),
sự kiện và các hoạt động (đáp ứng sự kiện).
* Phần tử nhóm: Phần tử nhóm là bộ phận tổ chức của mô hình UML. Chỉ có
một phần tử thuộc nhóm này có tên là gói (Package). Gói là cơ chế đa năng để tổ
chức các phần tử vào nhóm. Các phần tử cấu trúc, hành vi và ngay cả phần tử
nhóm có thể cho vào gói. Không giống với thành phần, phần tử nhóm hoàn toàn
là khái niệm, có nghĩa rằng chúng chỉ tồn tại vào thời điểm phát triển hệ thống
chứ không tồn tại vào thời gian chạy chương trình.

8


* Chú thích: Phần tử chú thích là bộ phận chú giải của mô hình UML. Đó là
lời giải thích áp dụng để mô tả các phần tử khác trong mô hình. Phần tử chú
thích gọi là lời ghi chú. (Hình 9)
Rút tiền

Đây là chú
thích

Hình 9: Use Case và lời ghi chú

1.4.2.2 Các quan hệ trong UML
* Phụ thuộc: Là quan hệ ngữ nghĩa giữa hai phần tử trong đó thay đổi phần
tử độc lập sẽ tác động đến ngữ nghĩa của phần tử phụ thuộc. (Hình 10)
0..1
Hình 10: Quan hệ phụ
thuộc


Hình 11: Quan hệ kết
hợp

* Kết hợp: Là quan hệ cấu trúc để mô tả tập liên kết (một liên kết là kết nối
giữa các đối tượng). Khi đối tượng của lớp này gửi/nhận thông điệp đến/từ đối
tượng của lớp kia thì ta gọi chúng là có quan hệ kết hợp. Tụ hợp là quan hệ đặc
biệt của kết hợp, nó biểu diễn quan hệ cấu trúc giữa toàn thể và bộ phận. Một
dạng đặc biệt khác của tập hợp là quan hệ hợp thành, trong đó nếu như đối
tượng toàn thể bi hủy bỏ thì các đối tượng bộ phận của nó cũng bị hủy bỏ theo.
(Hình 11, 12,13)

Hình 13: Quan hệ hợp
thành

Hình 12: Quan hệ tụ hợp

* Khái quát hóa: Là quan hệ đặc biệt hóa/ khái quát hóa mà trong đó đối
tượng cụ thể sẽ kế thừa các thuộc tính và phương pháp đối tượng khái quát hóa.
(Hình 14)

9


Hình 14: Quan hệ kháI quát
hóa

Hình 15: Quan hệ hiện
thực


* Hiện thực hóa: Là quan hệ ngữ nghĩa giữa giao diện và lớp hiện thực hóa;
Giữa Use Case và hợp tác hiện thực Use Case. (Hình 15)
1.4.2.3 Các loại biểu đồ trong UML
Biểu đồ là biểu diễn đồ họa tập các phần tử mô hình. Vẽ các biểu đồ để biểu
diễn hệ thống đang xây dựng dưới các góc độ quan sát khác nhau. Có thể hiểu
biểu đồ là ánh xạ của hệ thống. Một phần tử có thể xuất hiện trong một hay
nhiều biểu đồ. Trong UML gồm các loại biểu đồ:
+ Biểu đồ hoạt động (Activity Diagrams)
+ Biểu đồ Use Case (Use Case Diagrams)
+ Biểu đồ trình tự (Sequence Diagrams)
+ Biểu đồ cộng tác (Collaboration Diagrams)
+ Biểu đồ lớp (Class Diagrams)
+ Biểu đồ biến đổi trạng thái (State Transition Diagrams)
+ Biểu đồ thành phần (Component Diagrams)
+ Biểu đồ triển khai (Development Diagrams).
* Biểu đồ hoạt động (Activity Diagrams)
Biểu đồ hoạt động được sử dụng để mô hình hoá các bước trình tự của hệ
thống, luồng điều khiển từ hoạt động đến hoạt động. Biểu đồ hoạt động bao gồm
trạng thái hoạt động và chuyển trạng thái.
* Biểu đồ Use Case (UC)
Biểu đồ này chỉ ra tương tác giữa các chức năng của hệ thống. Biểu đồ gồm
các tác nhân (Actor), Use Case, và quan hệ giữa chúng. (Hình 16)

Hình 16: Biểu đồ Use Case
10


11



* Biểu đồ trình tự (Sequence Diagrams)
Biểu đồ trình tự chỉ ra luồng chức năng xuyên qua các Use Case, nó là biểu đồ
mô tả tương tác giữa các đối tượng và tập trung vào mô tả trật tự các thông điệp
theo thời gian. (Hình 17)

Hình 17: Biểu đồ trình tự

* Biểu đồ cộng tác (Collaboration Diagrams)
Biểu đồ cộng tác chỉ ra các thông tin như biểu đồ trình tự nhưng theo cách
khác, có tập trung vào tổ chức của các đối tượng gửi và nhận thông điệp. Biểu
đồ trình tự và biểu đồ cộng tác thuộc loại biểu đồ tương tác và chúng có thể biến
đổi qua lại. Trong biểu đồ cộng tác, đối tượng đặt trong các hình chữ nhật, tác
nhân là người hình cây như trong biểu đồ trình tự. Trong khi biểu đồ trình tự
biểu diễn tương tác đối tượng và tác nhân theo thời gian thì biểu đồ cộng tác lại
không quan tâm đến vấn đề đó. (Hình 18)
12


Hình 18: Biểu đồ cộng tác

* Biểu đồ lớp (Class Diagrams)
Biểu đồ lớp miêu tả cấu trúc chung của một hệ thống. Biểu đồ này bao gồm:
Lớp (thuộc tính và các phương thức của lớp) và quan hệ giữa chúng.
- Lớp: Biểu đồ lớp có thể chứa nhiều loại lớp khác nhau. Có các loại lớp sau:
+ Lớp tham số.
+ Lớp hiện thực.
+ Lớp tiện ích.
+ Lớp tiện ích tham số.
+ Lớp tiện ích hiện thực.
+ Metaclass.

- Quan hệ: Quan hệ là kết nối ngữ nghĩa giữa các lớp, nó cho phép một lớp
biết về các thuộc tính, thao tác và quan hệ của lớp khác. Có 4 kiểu quan hệ
chính giữa các lớp:
+ Quan hệ kết hợp.
+ Quan hệ phụ thuộc.
+ Quan hệ phụ thuộc tụ hợp.
+ Quan hệ khái quát hoá.
Các biểu đồ lớp giúp người phát triển phần mềm quan sát và lập kế hoạch cấu
trước khi viết mã trình. Nó đảm bảo hệ thống được thiết kế tốt ngay từ đầu.
13


* Biểu đồ chuyển trạng thái (State Transition Diagrams)
Biểu đồ chuyển trạng thái mô tả vòng đời của đối tượng, từ khi nó được
sinh ra đến khi bị phá hủy. Biểu đồ chuyển trạng thái cung cấp cách thức mô
hình hóa các trạng thái khác nhau của đối tượng. Biểu đồ chuyển trạng thái
gồm: trạng thái đầu, trạng thái kết thúc, các trạng thái, sự kiện, chuyển đổi.
* Biểu đồ thành phần (Component Diagrams)
Biểu đồ thành phần cho ta cái nhìn vật lý của mô hình. Biểu đồ thành
phần cho ta thấy các thành phần phần mềm trong hệ thống và quan hệ giữa
chúng. Biểu đồ thành phần gồm các thành phần và quan hệ phụ thuộc giữa
chúng.
* Biểu đồ triển khai (Divelopment Diagrams)
Biểu đồ triển khai chỉ ra bố trí vật lý của mạng và các thành phần hệ thống
sẽ đặt ở đâu. (Hình 19)

Hình 19: Biểu đồ triển khai

1.5. Giới thiệu về phần mềm hỗ trợ Rational Rose
Rational Rose là phần mềm công cụ mạnh hỗ trợ cho quá trình phân tích,

thiết kế hệ thống hướng đối tượng. Phần mềm này giúp cho việc mô hình hoá hệ
thống trước khi lập trình, đồng thời có khả năng kiểm tra đảm bảo tính đúng
đắn, hợp lý của kiến trúc hệ thống ngay từ khi khởi đầu dự án. Rational Rose có
các tính năng sau:

14


Hỗ trợ việc xây dựng các biểu đồ UML mô hình hoá các lớp, các thành
phần và các mối quan hệ của chúng trong hệ thống một cách trực quan và
thống nhất.
Cho phép mô tả chi tiết hệ thống bao gồm những cái gì, trao đổi tương tác
với nhau và hoạt động như thế nào và đồng thời hỗ trợ cho việc giao tiếp
với người sử dụng, làm hồ sơ, làm tài liệu.
Hỗ trợ cho việc chuyển bản thiết kế chi tiết sang mã chương trình trong
một ngôn ngữ lập trình lựa chọn và ngược lại, mã chương trình có thể
chuyển trở lại yêu cầu hệ thống. Rational Rose hỗ trợ phát sinh mã khung
chương trình trong nhiều ngôn ngữ khác nhau như: C++, Java, Visual
Basic,...

15


CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT THỰC TẾ HỆ THỐNG QUẢN LÝ THUẾ
TẠI CHI CỤC THUẾ TP THÁI NGUYÊN
Nội dung chính
- Giới thiệu về đơn vị khảo sát
- Xác định bài toán
- Các thuật ngữ về nghiệp vụ thuế

2.1. Giới thiệu về đơn vị khảo sát
Chi cục thuế Thành phố Thái Nguyên là cơ quan trực tiếp quản lý thuế của
TPTN. Trong chi cục bao gồm các tổ, các đội làm những nhiệm vụ khác nhau.
Tổ chức phòng ban của chi cục thuế TPTN như sau:
BAN LÃNH ĐẠO

Hành
chính
Văn thư

Tổ thanh
tra Kiểm
tra

Đội quản lý
DN 1

Tổ thanh
tra Kiểm
tra

Tổ kế hoạch
ngiệp vụ

Đội quản lý
DN 2

Bộ phận
bán hồ sơ


Đội quản lý
DN 3

Kế toán
Ấn chỉ

Trước bạ

Hình 20: Sơ đồ hoạt động của chi cục thuế TP Thái Nguyên

16


Trong đó:
- Ban lãnh đạo điều hành mọi hoạt động của chi cục thuế.
- Đội quản lý DN1, DN2, DN4 trực tiếp quản lý việc thu thuế của từng địa
bàn. Định kỳ hàng tháng sẽ tập hợp các tờ kê khai thuế của các doanh nghiệp
đưa về cho tổ kế hoạch và nghiệp vụ để tính thuế, lập sổ bộ, in thông báo thuế
gửi đến cho từng cơ sở kinh doanh.
- Tổ thanh tra, kiểm tra số 1, số 2 làm nhiệm vụ kiểm tra xác minh độ chính
xác của quá trình thu thuế để đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi cho người nộp
thuế.
- Phòng kế toán, ấn chỉ quản lý toàn bộ viêc thu chi của chi cục và cung cấp
con dấu cho các doanh nghiệp.
- Phòng hành chính, văn thư quản lý mọi giao dịch với chi cục.
- Bộ phận bán hoá đơn sẽ cung cấp đầy đủ các loại mẫu kê khai, chứng từ cần
thiết cho việc thu thuế.
2.2. Tìm hiểu hệ thống quản lý thuế doanh nghiệp
Thực tế hệ thống quản lý thuế doanh nghiệp tại chi cục thuế Thành phố Thái
Nguyên có các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Đôn đốc việc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế. Lập biên bản các
trường hợp vi phạm, xử lý theo quy định của nhà nước.
- Xem xét, kiểm tra các hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế,
lập tờ trình và dự thảo quyết định miễn, giảm, hoàn thuế cho cấp trên.
- Quản lý, theo dõi số thuế nợ đọng và lập danh sách các doanh nghiệp
nợ đọng thuế.
- Tính thuế chính xác cho các đối tượng nộp thuế.
- Bảo quản, lưu trữ hồ sơ của doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Báo
cáo tài chính, báo cáo quyết toán, hồ sơ hoàn thuế, miễn, giảm thuế,
các quyết định, biên bản, phiếu xác minh hoá đơn, các chứng từ có liên
quan đến doanh nghiệp nộp thuế phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra
thuế và tra cứu các tài liệu phục vụ cho công tác quản lý.
17


- Lập báo cáo định kỳ hay đột xuất theo yêu cầu cầu của lãnh đạo.
2.3. Xác định bài toán
Một cơ quan thuế muốn xây dựng hệ thống phần mềm để phục vụ công
tác quản lý thu thuế doanh nghiệp (GTGT, TNDN) của các đối tượng nộp thuế
(ĐTNT) thuộc địa bàn quản lý. Khi một người đến cơ quan thuế đăng ký kinh
doanh thì sẽ được cung cấp một mã số thuế (mã ĐTNT). Bộ phận cán bộ thu
trực tiếp quản lý các ĐTNT và mỗi ĐTNT được quản lý bởi một cán bộ thu.
Hàng tháng, cán bộ thu thuế xuống địa bàn xác nhận tờ khai thuế cho từng
ĐTNT, sau đó chuyển tờ khai về bộ phận văn phòng. Qua hệ thống phần mềm,
bộ phận văn phòng tính ra số thuế phải nộp cho từng ĐTNT, lập sổ bộ thuế để
ban lãnh đạo duyệt sau đó in ra thông báo thuế chuyển đến cho từng ĐTNT. Tuỳ
theo hình thức kinh doanh mà cách tính thuế cho các đối tượng là khác nhau:
- Nếu là hộ kinh doanh thì tính thuế GTGT và TNDN theo phương pháp
trực tiếp trên doanh thu.
- Nếu là doanh nghiệp thì tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ,

thuế TNDN được tính theo năm hoặc theo quý.
Thông báo thuế được chuyển cho ĐTNT qua cán bộ thu. Đồng thời, ĐTNT nộp
thuế bằng tiền mặt cho cán bộ thu và nhận lại biên lai thu (liên 1). Cán bộ thu
cầm biên lai thu (liên 2) chuyển về bộ phận văn phòng. Hoặc ĐTNT có thể nộp
tiền trực tiếp vào kho bạc bằng cách chuyển khoản. Bộ phận văn phòng dựa vào
các biên lai thu tính ra số thuế nợ đọng cho từng ĐTNT.
Hàng năm các ĐTNT phải nộp một loại thuế nữa đó là thuế môn bài. Có các
bậc môn bài ứng với các loại hình kinh doanh khác nhau.
Ngoài ra, hệ thống còn giúp lãnh đạo và bộ phận thanh tra theo dõi các hoạt
động quản lý thu thuế, kiểm soát các ĐTNT nợ nhiều thuế, chậm nộp thuế, ... để
hỗ trợ ra quyết định thích hợp trong điều hành các hoạt động quản lý thu thuế.

18


2.4. Các thuật ngữ về nghiệp vụ thuế
- Khái niệm thuế: Thuế là hình thức huy động bắt buộc của nhà nước đối với
các thể nhân, pháp nhân để hình thành quỹ tiền tệ tập trung phục vụ các khoản
chi tiêu của nhà nước.
- Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Là thuế đánh trên giá trị gia tăng của mặt
hàng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, dịch vụ của đối tượng nộp thuế, do
đó thuế sẽ không bị thu nhiều lần trên cùng một mặt hàng.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Là thuế đánh trên thu nhập của đối
tượng nộp thuế, tức là trên lãi suất do hoạt động sản xuất, kinh doanh mang lại.
- Đối tượng nộp thuế (ĐTNT): Là các cá nhân, tập thể hay doanh nghiệp
hoạt động sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm nộp thuế cho nhà nước. Mỗi
ĐTNT có một mã số thuế riêng do cơ quan thuế cấp.
- Tờ khai thuế: Là mẫu văn bản do cơ quan thuế quy định mà hàng tháng
các ĐTNT phải kê khai đúng với các hoạt động kinh doanh thực tế của mình.
Căn cứ vào tờ khai thuế, cơ quan thuế tính ra số thuế phải nộp cho ĐTNT.

- Thông báo thuế: Là văn bản của cơ quan thuế gửi cho ĐTNT yêu cầu nộp
thuế theo đúng thời gian, địa điểm và số tiền thuế đã được cơ quan thuế tính ra
trong thông báo thuế.
- Biên lai thu: Là chứng từ xác nhận ĐTNT đã nộp thuế cho cán bộ thu bằng
tiền mặt. Trong biên lai thu ghi rõ từng loại thuế và số thuế nộp cho tháng nào
để việc chấm nợ và tính phạt được chính xác.
- Giấy nộp tiền: Là chứng từ xác nhận cán bộ thu đã nộp thuế vào kho bạc
nhà nước. Trong giấy nộp tiền của ĐTNT ghi rõ từng loại thuế và số thuế nộp
cho tháng nào để việc chấm nợ và tính phạt được chính xác. Trong giấy nộp tiền
viết cho cán bộ thu ghi tổng số tiền thuế đã nộp của nhiều ĐTNT mà cán bộ thu
này quản lý.
- Sổ bộ thuế: Là văn bản tập hợp các thông tin về tình hình thu nộp thuế chi
tiết đến từng ĐTNT. Sổ bộ thuế bao gồm các mục như: STT, mã ĐTNT, tên

19


ĐTNT, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh chính, kỳ thuế, doanh thu, số thuế phải
nộp, số thuế đã nộp, số thuế còn nợ, hoàn thuế,...
- Biểu thuế: Là bảng lưu giữ các tiêu chuẩn tính thuế theo quy định của luật
hiện hành. Tuỳ theo ngành nghề kinh doanh mà có những tỷ lệ, tỷ suất thuế
tương ứng.
- Mục lục ngân sách nhà nước (ML NSNC): Là cách phân định các khoản
thu, chi trong ngân sách nhà nước. ML NSNC bao gồm: Cấp, chương, loại,
khoản. Với quy định chung như sau:
+ Cấp: Là phần để quy định thuế thu được sẽ thuộc ngân sách của trung
ương, tỉnh, huyện hay xã.
Cấp 1: Ngân sách Trung ương
Cấp 2: Ngân sách tỉnh
Cấp 4: Ngân sách huyện

Cấp 4: Ngân sách xã
+ Chương: Mỗi chương ứng với một cơ cấu kinh doanh khác nhau.
Ví dụ: Chương 154: Cá thể
Chương 155: Doanh nghiệp
Chương 156: Hợp tác xã
Chương 157: Công ty
+ Loại: Phân định theo ngành kinh tế quốc dân.
Tên ngành

Mã loại

Sản xuất

01, 02, 04, 04, 05

Xây dựng

06

Vận tải

09

Thương mại

07

Ăn uống

08


Dịch vụ

12, 18, 19

Ngành khác

10, 11, 14, 14, 15, 16, 17

20


21


+ Khoản: Phân định theo các nghề trong ngành của nền kinh tế quốc dân
Ví dụ: Trong ngành sản xuất (mã loại 01)
Khoản 01: Trồng trọt
Khoản 02: Chăn nuôi ...
2.5. Chức năng chính của hệ thống
Hệ thống quản lý thuế Giá trị gia tăng (GTGT) và Thu nhập doanh nghiệp
(TNDN) phải đảm nhiệm tất cả các công việc bắt đầu từ khâu nhận danh sách
toàn bộ các đối tượng nộp thuế trên địa bàn Chi cục đến khâu tính thuế, lập bộ,
in thông báo thuế, quản lý chứng từ thu nộp thuế và lập các báo cáo kế toán,
thống kê, kế hoạch thuế. Do đó, hệ thống cần có các chức năng như sau:
- Quản lý danh mục hệ thống
Biểu thuế môn bài
Biểu thuế GTGT - TNDN và tỷ lệ
Danh mục địa bàn thu
Danh mục mục lục ngân sách nhà nước (cấp, chương, loại, khoản)

Quản lý các cán bộ thu thuế
Quản lý đối tượng nộp thuế
- Quản lý thuế
Quản lý tờ khai thuế GTGT đối tượng tính thuế theo phương pháp
khấu trừ
Quản lý tờ khai thuế GTGT & TNDN đối tượng tính thuế theo
phương pháp trực tiếp
- Lập báo cáo
Lập sổ bộ thuế GTGT đối tượng tính thuế theo phương pháp khấu trừ
Lập sổ bộ thuế GTGT & TNDN đối tượng tính thuế theo phương
pháp trực tiếp
Lập sổ nợ thuế
- Quản lý biên lai thu
22


Chi tiết các chức năng chính
- Quản lý các đối tượng nộp thuế: là nhiệm vụ của hệ thống quản lý thuế,
lưu trữ các thông tin về các đối tượng nộp thuế như: mã số ĐTNT, họ tên
ĐTNT, địa chỉ, loại hình kinh doanh,...
- Quản lý các cán bộ thu thuế: là nhiệm vụ của hệ thống quản lý thuế, lưu
trữ các thông tin về các cán bộ thu thuế như: mã số CBT, họ tên CBT, địa
bàn thu,...
- Quản lý bậc thuế môn bài: ứng với từng loại hình đăng ký kinh doanh mà
có các bậc thuế môn bài riêng. Các bậc môn bài chi tiết được lưu trong
danh mục hệ thống.
- Quản lý tờ khai thuế: Hàng tháng, các cơ sở kinh doanh phải kê khai thuế
theo mẫu chi cục thuế cấp, sau đó cán bộ thu sẽ tập hợp về cho bộ phận
văn phòng để tính ra số thuế phải nộp trong tháng cho các đối tượng nộp
thuế.

- Quản lý phạt thuế: Có các hình thức phạt khác nhau ứng với từng loại vi
phạm. Thông thường là phạt vì nộp chậm thuế.
- Quản lý miễn giảm thuế: Các ĐTNT có thể làm đơn xin được miễn giảm
thuế nếu đối tượng đó thuộc trong diện ưu tiên mà nhà nước quy định.
- Tính thuế: Căn cứ vào tờ khai thuế của cơ sở kinh doanh để tính ra số thuế
phải nộp theo một trong hai phương pháp: Tính thuế GTGT và TNDN
theo phương pháp trực tiếp hoặc tính thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ.

23


Tính thuế GTGT và TNDN theo phương pháp trực tiếp
TỜ KHAI THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN
Kỳ thuế: tháng … năm …

Mã ĐTNT:……………………………………………………………….
Tên cơ sở kinh doanh:……………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………...

STT

Chỉ tiêu kê khai

I

Thuế GTGT

1


Tổng doanh số hàng hoá, dịch vụ bán ra

2

Tỷ lệ thuế GTGT

3

Thuế suất GTGT

4

Số thuế GTGT phải nộp (4 = 1*2*3)

II

Thuế TNDN

1

Tổng doanh thu tính thuế

2

Tỷ lệ thuế TNDN

3

Thuế suất TNDN


4

Số thuế TNDN phải nộp (4 = 1*2*3)

Số tiền (đồng VN)

Căn cứ vào doanh thu trong tháng đã kê khai trong tờ khai của cơ sở kinh
doanh thì thuế được tính theo công thức:
Thuế GTGT phải nộp = Tổng doanh số hàng hoá bán ra * Tỷ lệ thuế GTGT *
Thuế suất GTGT
Thuế TNDN phải nộp = Tổng doanh thu * Tỷ lệ thuế TNDN * Thuế
TNDN

24

suất


Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
TỜ KHAI THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG (GTGT)
(Đối tượng khấu trừ)
Kỳ thuế: tháng … năm …

Mã ĐTNT:………………………………………………………………..
Tên cơ sở kinh doanh:…………………………………………………….
Địa chỉ:……………………………………………………………………

Chỉ tiêu kê khai

STT

1

Hàng hoá, dịch vụ bán ra

2

HH, DV chịu thuế GTGT

2A

HH, DV chịu thuế GTGT 0%

2B

HH, DV chịu thuế GTGT 5%

2C

HH, DV chịu thuế GTGT 10%

3

Hàng hoá, dịch vụ mua vào

4

Thuế GTGT được khấu trừ

5


Thuế GTGT kỳ trước chuyển qua

5A

Nộp thiếu

5B

Nộp thừa hoặc chưa được khấu trừ

6

Thuế GTGT đã nộp trong tháng

7

Thuế GTGT đã được hoàn trong tháng

8

Thuế GTGT phải nộp tháng này

Giá trị

Thuế

HHDV

GTGT


Thuế GTGT = |Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào|
+ Nếu thuế GTGT đầu ra > thuế GTGT đầu vào thì doanh nghiệp đó phải nộp
thuế.
25


×