Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Xây dựng hệ thống bán hàng qua mạng cho công ty máy tính hải nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 73 trang )

Mục Lục
Mục lục ........................................................................................................ 1
Lời mở đầu................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .................................................. 3
1.1Thương mại điện tử ................................................................................. 3
1.1.1Thương mại điện tử là gì?..................................................................... 3
1.1.2 Thương mại điện tử và tầm quan trọng của nó..................................... 4
1.2 Thực tế thương mại điện tử của Việt Nam .............................................. 6
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ INTERNET VÀ CÔNG NGHỆ WEB. 9
2.1 Internet và lịch sử hình thành ................................................................. 9
2.1.1 Nguồn gốc và sự phát triển của Internet............................................... 9
2.1.2 World Wide Web................................................................................. 12
2.2 Ngôn ngữ HTML.................................................................................... 13
2.2.1 Khái niệm............................................................................................ 13
2.2.2 Cấu trúc của trang tài liệu HTML........................................................ 13
2.2.3 HTML FORMS và các thành phần điều khiển..................................... 15
2.3.4 Công cụ chuyên để thiết kế trang Web ................................................ 16
2.3 Ngôn ngữ lập trình ASP ........................................................................ 17
2.3.1 ASP là gì ?........................................................................................... 17
2.3.2 ASP có thể làm gì ................................................................................ 18
2.3.3 Các khái niệm cơ bản về ASP.............................................................. 18
2.3.4 Các đối tượng cơ bản trong ASP ......................................................... 19
2.3.5 ASP làm việc như thế nào.................................................................... 22
2.3.6 Giới thiệu về IIS – Internet Information Server ................................... 23
2.4 Các bước để thiết kế một trang Web....................................................... 24
2.4.1 Phân tích người dùng và tự đánh giá chính mình ................................ 24

-1-


2.4.2 Thiết kế các chức năng và đánh số trang............................................. 24


2.4.3 Tìm cách trình bầy hiệu quả và ấn tượng ............................................. 25
2.4.4 Xây dựng nội dung .............................................................................. 25
2.4.5 Thiết kế và kiểm tra khung trang Web ................................................. 26
2.4.6 Đưa nội dung vào Web Site ................................................................. 26
2.4.7 Kiểm tra và đánh giá............................................................................ 27
CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT VÀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ ..................... 28
3.1 Một số khái niệm.................................................................................... 28
3.2 Các bộ phận hợp thành của một hệ thống ............................................... 28
3.3 Các giai đoạn phân tích thiết kế .............................................................. 29
3.4 Các loại biểu đồ...................................................................................... 30
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ WEBSITE ........................................................ 31
4.1 Khảo sát hệ thống ................................................................................. 31
4.2 Phân tích và thiết kế hệ thống ................................................................. 33
4.2.1 Phân tích.............................................................................................. 33
4.2.2 Thiết kế hệ thống................................................................................. 36
4.2.2.1 Biểu đồ phân cấp chức năng(BFD) ................................................... 36
4.2.2.2 Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh................................................ 37
4.2.2.2.1 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh ........................................................ 38
4.2.2.2.2 Sơ đồ thực thể liên kết ERD .......................................................... 41
4.2.2.2.3 Thiết kế cơ sở dữ liệu .................................................................... 42
CHƯƠNG 5: CÀI ĐẶT WEBSITE........................................................... 50
5.1 Một số giao diện chính ........................................................................... 51
5.2 Kết luận.................................................................................................. 67
Tài liệu tham khảo........................................................................................ 68

-2-


LỜI NÓI ĐẦU
Trên thế giới hiện nay tin học là một ngành phát triển không ngừng, thời

kỳ công nghiệp hoá đòi hỏi thông tin nhanh chóng, chính xác. Có thể nói tin học
đã chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, trong các ngành khoa
học kỹ thuật, dịch vụ và xã hội. Người ta nói rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của nền
văn minh tin học.
Ở Việt Nam từ những mô hình thí nghiệm, ngày nay tin học không còn là
những mẫu thử như những thời kỳ đầu nữa, tin học ở Việt Nam hiện giờ mới
đang trên đường phát triển, nhưng đã khẳng định được một vi trí quan trọng
trong quá trình cải tiến, nâng cao hiệu quả và đổi mới nhiều nền kinh tế. Đặc biệt
trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ.
Ngày nay các doanh nghiệp đã chú trọng nhiều đến việc quảng bá thương
hiệu của chính mình và Internet là một môi trường mà các doanh nghiệp rất quan
tâm. Chính vì vậy mà các doanh nghiệp đã đưa ra cho mình những website riêng
để khẳng định tên tuổi của mình. Do đó, em chọn đề tài “Xây dựng hệ thống
bán hàng qua mạng cho công ty máy tính Hải Nam”.
Dựa trên cơ sở những kiến thức đã được đào tạo trong nhà trường và được
sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng toàn thể các thầy
cô trong khoa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp
này.
Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo
Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

-3-


CHƯƠNG 1
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Thương Mại Điện Tử
1.1.1 Thương mại điện tử là gì ?
Thương mại điện tử (hay còn gọi là Thị trường ảo, thị trường điện tử
E-Commerce hay Ebusiness) là quy trình mua bán ảo thông qua việc truyền dữ

liệu giữa các máy tính trong chính sách phân phối và tiếp thị. Tại đây một mối
thương mại hay dịch vụ trực tiếp giữa người cung cấp và khách hàng được tiến
hành thông qua Internet. Hiểu theo nghĩa rộng, thương mại điện tử bao gồm tất
cả các loại giao dịch thương mại mà trong đó các đối tác giao dịch sử dụng kỹ
thuật thông tin trong khuôn khổ chào mời, thảo luận hay cung cấp dịch vụ.
Thông qua chiến dịch quảng cáo của IBM trong thập niên 1990, khái niệm
Electronic business, thường được dùng trong các tài liệu, bắt đầu thông dụng.
Đúng vậy, hiện nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về Thương mại
điện tử. Nhiều người hiểu Thương mại điện tử là bán hàng trên mạng, trên
Internet. Một số ý kiến khác lại cho rằng Thương mại điện tử là làm thương mại
bằng điện tử. Những cách hiểu này đều đúng theo một góc độ nào đó nhưng
chưa nói lên được phạm vi rộng lớn của Thương mại điện tử.
Theo các khái niệm này thì thương mại điện tử không chỉ là bán hàng
trên mạng hay bán hàng trên Internet mà là hình thái hoạt động kinh doanh bằng
các phương pháp điện tử. Hoạt động kinh doanh bao gồm tất cả các hoạt động
trong kinh doanh như giao dịch, mua bán, thanh toán, đặt hàng, quảng cáo và kể
cả giao hàng. Các phương pháp điện tử ở đây không chỉ có Internet mà bao gồm
việc sử dụng các phương tiện công nghệ điện tử như điện thoại, máy FAX,
truyền hình và mạng máy tính (trong đó có Internet). Thương mại điện tử cũng

-4-


bao hàm cả việc trao đổi thông tin kinh doanh thông qua các phương tiện công
nghệ điện tử. Thông tin ở đây không chỉ là những số liệu hay văn bản, tin tức mà
nó gồm cả hình ảnh, âm thanh và phim video.
Các phương tiện điện tử trong Thương mại điện tử
+ Điện thoại
+ Máy FAX
+ Truyền hình

+ Hệ thống thanh toán điện tử
+ Intranet / Extranet
Mạng toàn cầu Internet / World Wide Web
Các hình thức hoạt động Thương mại điện tử
+ Thư tín điện tử (E-mail)
+ Thanh toán điện tử
+ Trao đổi dữ liệu điện tử
+ Trao đổi số hoá các dữ liệu
+ Mua bán hàng hoá hữu hình
1.1.2 Thương mại điện tử và tầm quan trọng của nó
Ngày nay Thương mại điện tử đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên
thế giới và đã xuất hiện nhiều trung tâm thương mại và thị trường chứng khoán
lớn trên thế giới.
Hiện nay nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt
là sự phát triển của tin học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với
nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet. Vì là
một môi trường truyền thông rộng khắp thế giới nên thông tin có thể giới thiệu

-5-


tới từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận lợi. Chính vì vậy đã tạo điều
kiện thuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua Internet. Và Thương mại điện
tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới trở thành một công cụ rất mạnh mẽ
để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp. Đối với khách hàng,
có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá phù hợp cả về loại hàng hoá, dịch vụ giá cả,
chất lượng và phương thức giao hàng cho khách hàng.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng: Thương mại điện tử là sự thay đổi lớn nhất
trong kinh doanh kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp. Thương mại điện tử
không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm và dịch vụ mới,

những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là một phương thức
kinh doanh mới: Phương thức kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chuyển
hoá các chức năng kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm
đến bán hàng, dịch vụ sau bán hàng từ phương thức kinh doanh truyền thống đến
phương thức kinh doanh điện tử.
Theo Andrew Grove - Intel thì trong vòng năm năm, tất cả các công ty sẽ
trở thành công ty Internet, hoặc sẽ không là gì cả. Tuy câu nói này có phần
phóng đại nhưng nó phản ánh về cơ bản tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của
Thương mại điện tử đến kinh doanh trong thời đại hiện nay.
Điểm đặc biệt của thương mại điện tử so với các kênh phân phối truyền
thống là tính linh hoạt cao về mặt cung ứng và giảm thiểu lớn phí tổn vận tải với
các đối tác kinh doanh. Các phí tổn khác thí dụ như phí tổn điện thoại và đi lại để
thu thập khách hàng hay phí tổn trình bày giới thiệu cũng được giảm xuống. Mặc
dầu vậy, tại các dịch vụ vật chất cụ thể, khoảng cách không gian vẫn còn phải
được khắc phục và vì thế đòi hỏi một khả năng tiếp cận phù hợp nhất định. Cửa
hàng trực tuyến đưa hàng vào trong Internet để bán. Đây là một chương trình

-6-


phần mềm có tính năng giỏ hàng, người mua lựa chọn các sản phẩm ưng ý cho
vào giỏ hàng và đặt hàng với công ty. Đằng sau một cửa hàng trực tuyến như thế
là một việc kinh doanh thật sự, tiến hành các đơn đặt hàng. Có nhiều chương
trình phần mềm cho kênh bán hàng ngày.
Một cửa hàng trực tuyến hiện tại không chỉ tạo khả năng cho người sử dụng
xem món hàng hai chiều và đọc một ít thông số kỹ thuật của món hàng đó. Trong
lĩnh vực hàng tiêu dùng cao cấp người ta cũng đã tạo ảnh ba chiều của sản phẩm
để cảm giác của khách hàng càng gần hiện thực càng tốt. Ngoài ra còn có các
chương trình cấu hình mà qua đó màu sắc, trang bị và thiết kế của sản phẩm có
thể thay đổi để phù hợp với tưởng tượng cá nhân của từng khách hàng. Bằng

cách này người sản xuất hay người bán còn có thể thêm thông tin rất có giá trị
về ý thích của khách hàng. Các hình thức được biết nhiều về thương mại điện tử
là mua hàng bán sách và nhạc cũng như mua bán đấu giá trong Internet. Thông
qua việc Internet bùng nổ vào cuối thập niên 1990, cửa hàng trực tuyến ngày
càng có tầm quan trọng nhiều hơn. Những người bán hàng trong Internet có lợi
thế là họ không cần đến một diện tích bán hàng thật sự mà thông qua các trang
Web sử dụng một không gian bán hàng ảo. Các cửa hàng trực tuyến cũng thường
hay không cần đến nhà kho hay chỉ cần đến rất ít, vì thường có thể cung cấp cho
khách hàng trực tiếp từ người sản xuất hay có thể đặt hàng theo nhu cầu. Lợi thế
do tiết kiệm được những phí tổn cố định này có thể được tiếp cho khách hàng.
Ngay cả những người bán sách trong Internet tại Đức, bắt buộc phải bán sách
theo giá cố định, cũng vấn có lợi thế là- thông qua việc không thu tiền cước phí
gửi- tiết kiệm được cho khách hàng một chuyến đi đến nhà sách mà vẫn bán
cùng một giá.

-7-


Các ngành hưởng lợi của xu hướng này, bên cạnh các cửa hàng trực tuyến,
đặc biệt là do doanh nghiệp tiếp cận và các dịch vụ phân phối, trong khi các
doanh nghiệp bán hàng nhỏ lẻ thường là những người thua cuộc trong biến đổi
này. Ngành công nghệ thông tin cũng hưởng lợi gián tiếp từ tăng trưởng của
thương mại Internet thông qua các đơn đặt hàng nhiều hơn cho việc cung ứng kỹ
thuật cũng như bảo trì các cửa hàng trực tuyến.
1.2 Thực tế Thương mại điện tử ở Việt Nam
Doanh thu từ các hoạt động Thương mại điện tử tại khu vực Châu á hiện tại
là khá thấp so với các khu vực khác.
Khi đặt vấn đề phát triển Thương mại điện tử của một nước, việc đầu tiên
cần đề cập đến là mức độ phát triển nền CNTT của nước này. Việt Nam là một
nước có nền CNTT kém phát triển so với thế giới nói chung và khu vực nói

riêng. Xoay quanh vấn đề phát triển CNTT ở Việt Nam hiện còn tồn tại nhiều
vấn đề nổi cộm. Có thể lấy ví dụ: Vấn đề bản quyền phần mềm, vấn đề đội ngũ
những người làm tin học còn quá ít ỏi và thiếu đào tạo cơ bản, vấn đề phương
hướng phát triển, đầu tư cơ bản, đầu tư mạo hiểm v.v...
Theo định hướng của Chính phủ (phát biểu của Giáo sư Chu Hảo, Thứ
trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường với báo chí) thì “...Trong tương
lai, công nghệ phần mềm sẽ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt
Nam...”. Nhưng tương lai đó có vẻ như còn rất xa nếu xét tình hình hiện tại. Tuy
nhiên, nhìn từ góc độ của những nhà tin học chuyên nghiệp nước ngoài thì lại có
vẻ khá lạc quan, như lời ông Peter Knook (Phó chủ tịch tập đoàn Microsoft) nói
nhân dịp ông sang thăm và làm việc tại Việt Nam năm 1999: “...Việt Nam có
tiềm năng to lớn trong việc phát triển ngành CNTT của mình, vì Việt Nam là
nước với 80 triệu dân với hệ thống giáo dục tốt, và đặc biệt là Chính phủ có chủ

-8-


trương xây dựng xã hội phát triển dựa trên nền tảng tri thức...”
Ngày 19/11/1997 (ngày Internet Việt Nam) Chính phủ Việt Nam chính thức
chỉ định 4 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên ở Việt Nam là : Công ty
điện toán và truyền số liệu (VDC), Công ty Phát triển Đầu tư Công nghệ (FPT),
Viện Công nghệ Thông tin và Công ty Cổ phần Bưu chính Viễn thông Sài Gòn
(Saigonpostel). Theo con số dự kiến của Ban điều phối mạng Internet quốc gia,
sau 6 tháng kết nối Internet, số thuê bao Internet tại Việt Nam sẽ đạt từ 20.000
đến 25.000. Thực tế cho thấy đây là một dự đoán khá lạc quan, vì theo số lượng
đưa ra vào cuối năm 1998, sau một năm hoạt động, số thuê bao Internet mới chỉ
đạt con số 11.000. Trong năm 1999, tốc độ thuê bao có nhiều lạc quan hơn, theo
số liệu của Công ty FPT, một trong số 4 ISP đưa ra, số thuê bao Internet đã đạt
khoảng 31.000, tức là cứ 10.000 dân Việt Nam thì có 4 thuê bao Internet. Số
thuê bao chủ yếu tập trung tại TPHCM và Hà Nội. Tỷ lệ thuê bao cá nhân đạt

khoảng 60% tổng số thuê bao, còn lại là các công ty, cơ quan Nhà nước và người
nước ngoài.
Theo dự đoán của một số tổ chức quốc tế, doanh thu từ các hoạt động
thương mại trên Internet năm 2005 khoảng 500 tỷ USD, chia sẻ doanh thu đó là
mong muốn của nhiều quốc gia. Tại Việt Nam, xu hướng ứng dụng Thương mại
điện tử đã bắt đầu. Theo đánh giá của các chuyên gia thuộc Bộ Thương mại, con
đường tiếp cận Thương mại điện tử qua 3 giai đoạn: Chuẩn bị, chấp nhận và ứng
dụng, và Việt Nam đang ở bước đầu tiên của giai đoạn thứ nhất.
Cho đến thời điểm này, Bộ Thương Mại và Tổng cục Bưu Điện đã xúc tiến
những nghiên cứu cơ bản về Thương mại điện tử và trình Chính phủ dự án thành
lập một hội đồng quốc gia về Thương mại điện tử cũng như chương trình hành
động Quốc gia về vấn đề này. Bên cạnh đó, các hoạt động chuẩn bị và thử
nghiệm cũng đã được bắt đầu. Nhiều công ty đã lên Web để giới thiệu về mình

-9-


và tìm kiếm bạn hàng, một số siêu thị ảo đã được khai thác...
Theo các kết quả nghiên cứu, báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử
Châu á-Châu Đại Dương, những trở ngại khi tiến hành Thương mại điện tử bao
gồm:
 Các trở ngại có tính Công nghệ như: Thiếu một cơ sở hạ tầng và một môi
trường công nghệ thích hợp như; giá sử dụng; khả năng bảo mật; nền
CNTT kém phát triển và thiếu cán bộ kỹ thuật.
 Các trở ngại có tính Xã hội: Thiếu một môi trường xã hội thích hợp,
thiếu hiểu biết từ lãnh đạo đến nhân viên; thiếu hiểu biết từ khách hàng
đến bạn hàng.
 Việt Nam là đất nước tham gia sau và bắt đầu từ đầu nên ngoài vấp phải
những khó khăn chung kể trên thì còn rất nhiều khó khăn riêng. theo
đánh giá của Tổng cục Bưu Điện thì có khó khăn chính là:

 Cơ sở hạ tầng thông tin cần cải thiện ngay, cần có thời gian hàng năm
và đầu tư theo đơn vị tỷ USD.
 Hệ thống dịch vụ tài chính chưa áp dụng hệ thống thanh toán thẻ - đây
là trở ngại và là khó khăn lớn nhất.
 Cần nâng cao nhận thức của người Việt Nam về Thương mại điện tử thì
mới có thể triển khai được.
 Còn các chuyên gia của Bộ Thương Mại đặt vấn đề thận trọng hơn:
 Tác động của Thương mại điện tử đến xã hội và từng cá nhân là hết sức
sâu rộng nên cần hết sức thận trọng.
 Trên quy mô toàn cầu, các nước ít phát triển liệu có thể duy trì khả năng
cạnh tranh hợp lý để cùng phát triển ?
 Thương mại điện tử có phá vỡ đặc trưng văn hoá của từng nước ?

- 10 -


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ INTERNET VÀ CÔNG NGHỆ WEB
2.1 Internet và lịch sử hình thành
2.1.1 Nguồn gốc và sự phát triển của Internet
Internet - cũng được biết đến với tên gọi là Net- là mạng máy tính lớn nhất
thế giới, hoặc chính xác hơn là mạng của các mạng, tức bao gồm nhiều mạng
máy tính được nối với nhau. Một số mạng máy tính bao gồm một máy tính trung
tâm (còn gọi là máy chủ hay máy phục vụ) và nhiều máy khác (còn gọi là máy
khách hàng hay trạm làm việc) nối vào nó. Các mạng khác, kể cả Internet, có
quy mô lớn hơn, bao gồm nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính bao
gồm nhiều máy chủ và cho phép bất kỳ một máy tính nào trong mạng có thể kết
nối với bất kỳ máy nào khác để trao đổi thông tin thoải mái với nhau. Một khi đã
được kết nối vào Internet, máy tính của bạn sẽ là một trong số hàng chục triệu
thành viên của mạng khổng lồ này.

Tiền thân của Internet là ARPANET, mạng máy tính được xây dựng bởi
bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) vào năm 1969 vừa để thử nghiệm độ tin cậy của
mạng và vừa nhằm kết nối những cơ sở nghiên cứu với mục đích Quân sự, bao
gồm một số lượng lớn các trường Đại học, viện nghiên cứu. ARPANET khởi đầu
với quy mô nhỏ, nhưng đã nhanh chóng bành trướng ra khắp nước Mỹ.
Một phần của độ tin cậy mạng thuộc về vấn đề định hướng động (dynamic
routing ). Nếu một trong số nhiều liên kết mạng bị gián đoạn do tấn công từ bên
ngoài, lưu thông trên đoạn đó phải được tự động chuyển sang liên kết khác. Thật
may mắn, chưa có sự tấn công nào xảy ra cả …
Thành công của ARPANET được nhân lên gấp bội, tất cả các trường đại
học đều đăng ký ra nhập. Tuy nhiên quy mô lớn của mạng đã gây khó khăn trong

- 11 -


vấn đề quản lý. Từ đó, ARPANET được chia làm 2 phần : MILNET là hệ thống
mạng dành cho quân sự và ARPANET mới nhỏ hơn, không thuộc DOD. Tuy
nhiên hai mạng vẫn liên kết với nhau nhờ giải pháp kỹ thuật gọi là IP (Internet
Protocol), cho phép thông tin truyền từ mạng này sang mạng khác khi cần thiết.
Tất cả các mạng được nối vào INTERNET đều sử dụng IP.
Tuy chỉ có hai mạng lúc bấy giờ nhưng IP được thiết kế cho hàng chục
nghìn mạng. Một điều khác thường trong thiết kế của IP là bất kỳ một máy nào
trong IP đều có thể liên lạc đưọc với một máy khác bất kỳ. Điều này có vẻ như
là hiển nhiên nhưng vào thời điểm đó, trong phần lớn mạng máy tính máy đầu
cuối (Teminal) chỉ có thể kết nối với máy trung tâm mà không thể với máy đầu
cuối khác.
World Wide Web xuất hiện bởi nhu cầu của các viện và trường Đại học và
mặc dù các cơ sở khoa học này vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng Web đã biến
thành nơi chứa thông tin multimedia, giải trí và liên lạc. Tốc độ phát triển của
Web nhanh hơn bất kỳ phương tiện nào có từ trước tới nay .

Năm 1962 : Paul Baran, RAN: "Mạng truyền thông phân tán"- Mạng
chuyển mạch gói - TX - 2 của MIT Lincoln Lab và Q-32 của hãng System
Development Corporation (Santa Monica, California) được nối trực tiếp với
nhau (không dùng chuyển mạch gói).
Năm 1968: Mạng PS được giới thiệu cho ARPA.
Năm 1969: DOD uỷ nhiệm ARPANET nghiên cứu lĩnh vực mạng
- Nút đầu tiên tại UCLA (Network Measurements Center - SDS SIGMA 7:
SEX) và không lâu sau đó tại (legend= function - system:os)
Viện nghiên cứu Standford Research institute (SRI)[NIC SDS940/Genie]
UCSB [Culler - Fied Interactive Mathematics- IBM 360/75:OS/MTV]
Ucủa Utah[Graphics - DEC PDP - 10:Tenex]

- 12 -


- Dùng bộ xử lý thông điệp thông tin (information Message ProcessorsIMP) (minicomputer Honeywell 516 với bộ nhớ 12 K) do công ty Bolt Beranet
và Newman (BBN) phát triển.
Năm 1973:
- Kết nối quốc tế đầu tiên vào ARPANET: University College of London
(Anh) và Royal Radar establishment (Nauy).
Năm 1981:
-Mạng BITNET (Because It's Time Network)
- Được khởi đầu như một mạng cộng tác tại đại học City University ở
New york, kết nối đầu tiên với đại học Yeal. (: feg:)
- Cung cấp dịch vụ thư điện tử và máy chủ cho phép phân phối thông tin
cũng như truyền file.
Năm 1985: Bắt đầu kết nối Whole earth'Lectronic Link (WELL).
Năm 1986:
-Thiết lập mạng NSFNET (tốc độ của backbone là 56Kbps)
- Bùng nổ kết nối, đặc biệt là ở trường đại học.

- Xây dựng mạng BARRNET (Bay area Regional Research Network) với
những kết nối tốc độ cao.
Năm 1987:
- Số lượng máy chủ vượt quá 10.000
- Số lượng máy chủ BITNET vượt quá 1.000.
Năm 1990:
- Máy tính hoạt động từ xa đầu tiên: Internet Toaster được nối thành công
vào Internet
- ARPANET ngừng hoạt động.
- Tổ chức EFF (Electronic Frontier Foundation) do Mitch Karop sáng lập.

- 13 -


Archie được đưa ra
- Hytelnet ra đời
-World nhà cung cấp dịch vụ truy cập Internet qua điện thoại đầu tiên.
- CA * net do 10 mạng khu vực khác nhau hình thành, có vai trò như một
backbone quốc gia của Canada, nối trực tiếp vào NSFNET.
- Argentina, áo, Bỉ, Brazil, Chilê, ấn độ, ireland, Hàn Quốc, Tây Ban Nha,
Thuỵ Sỹ nối vào NSFNET.
Năm 1993:
- NSF cho ra đời InterNIC, cung cấp các dịch vụ Internet như:
+ Dịch vụ về cơ sở dữ liệu và thư mục (AT&T)
+ Dịch vụ đăng ký (Network Solution Inc.).
+ Dịch vụ thông tin (General Atomics/CERFnet).
Năm 1994:
- Kỷ niệm sinh nhật lần thứ 25 ARPANET/Internet.
- WWW trở thành dịch vụ phổ biến thứ nhì sau dịch vụ FPT, căn cứ trên
phần trăm số gói dữ liệu và byte truyền trên mạng NSFNET.

Năm 1996:
- Triển lãm Internet 1996 World exposition là triển lãm thế giới đầu tiên
trên Internet.
2.1.2 WORLD WIDE WEB
Có thể nói WORLD WIDE WEB là linh hồn của Internet. Internet chỉ
thực sự trở nên hấp dẫn khi WORLD WIDE WEB xuất hiện.
WORLD WIDE WEB - viết tắt là WWW, hay gọi ngắn gọn là Web - là
công cụ, phương tiện hay đúng hơn là một dịch vụ của Internet. Hiểu thế nào là
dịch vụ Internet? Đó là những phương tiện, cách thức được sử dụng trên Internet
nhằm giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên thuận tiện và dễ dàng.

- 14 -


Không giống với những dịch vụ khác của Internet, Web cung cấp thông
tin rất đa dạng, bao gồm văn bản, hình ảnh, âm thanh, video, nghĩa là những gì
chúng ta có thể cảm nhận được. Thông tin được biểu diễn bằng trang Web theo
đúng nghĩa của một trang mà chúng ta có thể nhìn trên màn hình máy tính. Mọi
thông tin đều có thể biểu thị trên trang Web đó kể cả âm thanh, hình ảnh động.
Trang Web ta nhìn thấy trên màn hình máy tính có khả năng liên kết với
những trang Web khác, dẫn ta đến những nguồn thông tin khác.
Khả năng này của Web có được nhờ thông qua các siêu liên kết
(hyperlink). Siêu liên kết dẫn ta từ trang Web này đến trang Web khác .
Như vậy, siêu liên kết về bản chất là địa chỉ trỏ tới nguồn thông tin (trang
Web) nằm đâu đó trên Internet. Bằng những siêu liên kết này, các trang Web có
thể liên kết với nhau thành một mạng chằng chịt (bản thân Web - tiếng Anh là
mạng nhện), trang này chỉ tới trang khác, cho phép ta chu du trên biển cả thông
tin.
Để có thể xem được trang Web, người ta phải sử dụng những chương trình
đặc biệt gọi là Web Browser. Hiện tại có hai Web Browser thông dụng nhất là

Navigator và Internet Explorer của Microsoft.
Có thể nói việc thiết kế một Website có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ lập
trình khác nhau và tiến hành theo nhiều cách thức.
2.2 Ngôn ngữ HTML
2.2.1 Khái niệm:
a. Định nghĩa:HTML
Như chúng ta đã biết Web cho phép chúng ta chia sẻ tài liệu, hình
ảnh,…và điều chuyển qua các trang của một site (nơi chứa trang Web) hay từ
site này sang site khác dễ dàng trên Internet. Ngôn ngữ chuẩn để thể hiện Web là
HTML.Vậy HTML là gì?

- 15 -


Có nhiều cách hiểu khác nhau về HTML:
- HTML (hay Hypertext Markup Language - Ngôn ngữ liên kết siêu
văn bản) - Theo giáo trình nhập môn ASP xây dựng ứng dụng WEB của tác giả
Nguyễn Thiên Bằng (Chủ biên) và Phương Lan (hiệu đính) - NXB Lao động xã
hội - trang 11:
"HTML là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản cho phép bạn định nghĩa cách
hiển thị nội dung của trang WEB trên trình duyệt. Tất cả các trình duyệt
(Internet Explorer, OperaFirefox,…) đều hiểu được HTML".
- Theo tài liệu được trích lược từ tài liệu huấn luyện gốc của Microsoft
(Microsoft Frontpage 2002 Tutorial) trang 229:
" HTML là ngôn ngữ đánh dấu chuẩn dùng lập trình các tài liệu World
Wide Web, tài liệu là các tập tin văn bản đơn giản. Ngôn ngữ HTML dùng các
tag hoặc các đoạn mã lệnh để chỉ cho các trình duyệt ( Web Browsers) cách hiển
thị các thành phần của trang như Text và Graphics và đáp lại những thao tác của
người dùng bởi các thao tác ấn phím và nhắp chuột"…
Như vậy: HTML là một ngôn ngữ lập trình, ngôn ngữ đánh dấu chuẩn

trong đó chứa các thẻ (tag) để định nghĩa một loại dữ liệu nào đó:
+ Kiểu Text, hình ảnh, âm thanh có thể liên kết với một siêu văn bản khác.
2.2.2 Cấu trúc của trang tài liệu HTML
Một tài liệu HTML bao gồm nhiều từ trùng nhau trong câu thành phần chuẩn.
Có rất nhiều dạng tài liệu, trong một số trường hợp những thành phần này
có thể là tuỳ chọn nhưng tất cả chúng đều có sẵn nếu người sử dụng muốn dùng.
Cấu trúc của một tài liệu HTML chuẩn có dạng như sau:
< HTML>
< HEAD>
<TITLE> Tên trang </TITLE>

- 16 -


Một số thẻ khác ở phần đầu
< /HEAD>
<BODY>
Văn bản và các thẻ trong Web
</BODY>
< /HTML>
Trong đó:
+Toàn bộ nội dung trang Web được bao trong cặp thẻ <HTML></HTML>
+ Thẻ < HEAD>< /HEAD> chứa thông tin header của toàn bộ tài liệu.
Ví dụ: Định tiêu đề cho tài liệu:
< HEAD>
<TITLE> Phường Phú Xá </TITLE>
< /HEAD>
Có thể dùng <META> (không có thẻ đóng) trong thẻ < HEAD><
/HEAD> để chỉ định bộ ký tự dùng hiển thị nội dung trang.
Ví dụ: Định bộ ký tự Font Unicode (dùng bộ ký tự này cho phép hiển thị

tiếng Việt bằng Font Unicode trên trang)
+ Toàn bộ nội dung của trang sẽ nằm trong cặp thẻ <BODY></BODY>:
<BODY>

< font face = "arial"><b> Xin chào bạn đến với Phường Phú Xá !
< HEAD>
<META http - equiv = "Refresh" Content = 30 >

<TITLE> Phường Phú Xá </TITLE>
< /HEAD>

- 17 -


</font>


</BODY>
Bên trong cặp thẻ <BODY></BODY> người sử dụng có thể dùng nhiều
thẻ khác để trình bày. Sau đây là một số thẻ thông dụng dùng trong <BODY>:

Diễn giải
định chữ đậm
định chữ nghiêng
định chữ gạch dưới
định font chữ <có thuộc tính>màu
sắc, <color>, độ cao <size>,….>

…..,

định tiêu đề cho đoạn văn (Có 6 kiểu)
Thẻ
<b> </b>
<i> </i>

<u> </u >
<font></font.>


Chèn hình ảnh vào văn bản
<img>

<ul></ul>
<ol></ol>



<a></a>

thẻ đóng>
Tạo danh sách liệt kê, dùng với thẻ
<li></li>
Tạo danh sách liệt kê có đánh số thứ
tự, dùng với thẻ <li></li>
Thẻ xuống dòng một đoạn văn bản
Tạo một liên kết để đến một trang
khác hoặc đoạn văn khác. Giữa cặp thẻ này
có thể là đoạn văn bản hoặc hình ảnh được
gọi là phần hiển thị. Đường dẫn chỉ ra nơi
chuyển đến khi liên kết (phần hiển thị) được
nhấn gọi là phần ẩn.

2.2.3 HTML FORMS và các thành phần điều khiển:
Để cho phép giao tiếp giữa client (trình duyệt) và Web server (như IIS)
tốt hơn, HTML chuẩn được thêm vào các Form và các thành phần điều khiển.
Một Form là phần trang Web mà ở đó người dùng có thể nhập thông tin (nhập

văn bản, chọn lựa tuỳ chọn từ danh sách thả xuống, chọn hộp kiểm hoặc nút

- 18 -


radio,…) hoặc thực hiện đặt hàng trên mạng hay cho phép người dùng chỉ ra các
điều kiện lựa chọn cho các thông tin nhận được từ CSDL,… Những thành phần
điều khiển này dùng thể hiện hoặc chấp nhận thông tin từ Form. Giá trị của các
thành phần điều khiển này được gửi đến Server thông qua trình duyệt, chúng
được xử lý bởi ứng dụng hoặc script (ngôn ngữ kịch bản) trên Web Server
HTML cung cấp các thành phần điều khiển sau:
+ Text: là một hộp văn bản chấp nhận một dòng văn bản duy nhất.
+ Text area: là một hộp văn bản chấp nhận dòng văn bản.
+ Radio: Là nút hình tròn có thể chọn hoặc không để chỉ ra sự lựa chọn
một trong số nhiều tuỳ chọn.
+ Check Box: Là hộp kiểm tra có thể chọn hoặc không để chỉ ra một sự
lựa chọn.
+ Password: Là hộp văn bản như text, nhưng không hiển thị ký tự như bạn
nhập (chỉ hiển thị dấu *).
+ Select: Là một danh sách chọn lựa cho phép bạn chọn một hoặc nhiều
giá trị.
+ Button: Là nút nhấn thông thường.
+ Submit: Là nút nhấn dùng để gửi thông tin từ Form tới Web Server.
+ Reset: Là nút nhấn để xoá hết thông tin bạn đã nhập trong các thành
phần điều khiển nhận dữ liệu.
Trước khi đặt bất kỳ thành phần điều khiển nào lên trang WEB, bạn phải
tạo một Form bằng cặp thẻ <FORM></FORM>.
Tất cả thành phần điều khiển phải nằm trong cặp thẻ này:
<FORM NAME = "myForm">
(Thành phần điều khiển đặt ở đây)

</FORM>.

- 19 -


- Name: Là thuộc tính tên của Form, dùng để nhận ra Form. Thuộc tính
này là tuỳ chọn.
Ngoài ra, thẻ <FORM> còn chấp nhận thuộc tính METHOD và ACTION
để quyết định cách dữ liệu được chuyển về Web Server và cách dữ liệu sẽ được
xử lý.
+ Thuộc tính METHOD có hai giá trị là POST và GET
+ Thuộc tính ACTION chỉ ra trang đích chứa mã xử lý dữ liệu trên Web
Server (Ngôn ngữ kịch bản phía trình chủ - ASP)
2.2.4 Công cụ chuyên để thiết kế trang Web
+ Hot
+ Frontpage
Các công cụ này rất hữu hiệu, cho phép tạo ra các trang Web mà "What
You See is What You Get" nghĩa là người lập trình sẽ không cần biết về lập trình
mà bất cứ cái gì xảy ra trên trình soạn thảo sẽ được thể hiện chính xác trên Web
browser. Ngoài đặc điểm trên, frontpage có khả năng kiểm tra, thay đổi các liên
kết và đặc biệt trong quá trình thiết kế, bạn có thể kéo thẳng những tài liệu từ cửa
sổ Window explore vào thẳng site của mình.
Trong thuật ngữ Frontpage, một Web là một tổ hợp các trang mà bạn có
thể tạo nên trong máy tính của mình.
Trong Frontpage ta sử dụng giao diện đồ hoạ của Frontpage explore để
tạo, xem và quản trị Frontpage của mình và chuyển chúng xen máy tính hoặc
mạng, người ta sử dụng Frontpage để xây dựng Web và chủ yếu là đi sâu vào
thiết kế giao diện.

- 20 -



2.3 Ngôn ngữ lập trình ASP
2.3.1 ASP là gì?
a. Khái niệm ASP:
"Asp được viết tắt từ Active Server Page. ASP là một chương trình chạy
trên IIS. IIS được viết tắt từ Internet information Services, đây là một Web
Server do Microsoft phát triển" - Theo Nguyễn Thiên Bằng (chủ biên)- Phương
Lan (hiệu đính) Giáo trình nhập môn ASP trang 97.
Một trang ASP chứa ngôn ngữ kịch bản phía trình chủ và có thể chứa
HTML. Các trang ASP cũng có thể xuất kịch bản phía trình khách về cho trình
duyệt, cũng có thể trộn mã ngôn ngữ kịch bản phía trình khách và trình chủ với
HTML.
b. Tập tin ASP chứa gì?
Tập tin ASP Giống như một tập tin HTML, hơn nữa nó có thể chứa văn
bản, HTML, XML, và mã kịch bản. Mã kịch bản được thực thi trên Web Server
và kết quả thuần HTML được trả về cho trình duyệt trên máy khách. Tập tin
ASP có phần mở rộng là: . asp.
2.3.2 ASP có thể làm gì ?
- Có thể soạn thảo, thay đổi hoặc thêm nội dung vào trang Web rất linh động.
- Đáp ứng truy vấn của người dùng hoặc dữ liệu được gửi từ HTML form.
- Có thể truy cập bất kỳ dữ liệu, hoặc CSDL nào và trả kết quả về cho
trình duyệt.
- Tuỳ chỉnh trang Web cho phù hợp với từng đối tượng người dùng.
- ASP cung cấp khả năng bảo mật vì mã ASP không thể xem được từ trình
duyệt.
- Vì tập tin ASP được trả về như một tập tin HTML nên người dùng có thể
xem trong bất cứ trình duyệt nào (Internet Explorer, Firefox, Opera,..).

- 21 -



Nếu lập trình ASP tốt có thể giảm thiểu lưu thông mạng.
2.3.3 Các khái niệm cơ bản về ASP
a. Thành phần cơ bản của một trang ASP
Một trang ASP thông thường có 4 phần:
- Dữ liệu văn bản.
- Các tag HTML.
- Các đoạn mã chạy phía Client nằm trong đoạn tag <Script></Script>.
- Các đoạn mã ASP được chạy phía Server nằm trong tag <% và %>.
Như vậy, một trang ASP là trang HTML được nhúng thêm phần xử lý viết
bằng mã HTML.
Ta có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau để viết trang ASP vì thế ta
phải chỉ định Script nào được dùng trong trang bằng khai báo
<% LANGUAGE = Script language %> ở đầu trang.
Ví dụ: Trang ASP sau là sự kết hợp giữa các đoạn ASP; HTML,
JavaScript.
Đoạn chương trình sau xuất ra màn hình câu thông báo "Goodmorning"
khi thời gian hệ thống ở thời điểm buổi sáng, còn thời gian buổi chiều thì in ra
câu "Hello"
<%@ Language = VBScript%>
<HTML>
<BODY>
<%
Dim dtm Hour
dtm Hour =(Now())
IF dtm Hour <12 Then
%>

- 22 -



<B> Good Morning ! </B>
<%
Else
%>
<B> Hello ! </B>
<%
End if
%>
</BODY>
</HTML>
* Xuất/ nhập dữ liệu:
Để xuất dữ liệu của đoạn chương trình chạy phía Client (được đặt trong
cặp tag <Script></Script>) dùng phương thức document.write
Tương tự, để xuất dữ liệu trong đoạn chương trình ASP (đoạn lệnh được
đặt trong tag <% và %>) dùng phương thức Response.write.
Ví dụ: - Xuất chuỗi: Response.write "Learn ASP"
- Xuất kiểu số: Response.write 5.
- Xuất giá trị của biến a: Response.write a.
Để nhập dữ liệu ta dùng phương thức Request.
2.3.4 Các đối tượng cơ bản trong ASP
Đối tượng là khái niệm trừu tượng nói về một "vật thể" (hay một structure)
có khả năng lưu trữ dữ liệu và thao tác trên các dữ liệu để phục vụ cho một công
việc nào đó. Trong đối tượng người ta gọi các dữ liệu là các thuộc tính còn các
thao tác là các phương thức. Các đối tượng trong ASP cho phép người lập trình
giao tiếp, tương tác với cả Server lẫn Client. Trong ASP có 2 loại đối tượng:

- 23 -



- Đối tượng cơ bản: Application, Session, Server, Request, Response,
Objectcontext.
-

Các

thành

phần

(Component)

xây

dựng

sẵn:

Dictionnary,

FileSystemObject, Adrotator,…
a. Đối tượng Request
Khi người dùng yêu cầu một trang hoặc một biểu mẫu (Form) đối tượng
Request sẽ lưu trữ và cung cấp tất cả các thông tin từ trình duyệt Web (browser)
và gửi đến Server, đối tượng này được xem là đối tượng nhận dữ liệu.
Các tập hợp, các thuộc tính, các phương thức (Method) của đối tượng này
được mô tả như sau:
a.1. Các tập hợp (collection) của đối tượng Request:
Đối tượng Request cung cấp 5 collection cho phép chúng ta xuất tất cả các

loại thông tin về yêu cầu của browser đối với server. Các collection của đối
tượng Request bao gồm:
Client Cirtificate, Cookies, Form, Query string, Server Variable.
Các thành phần của các tệp đều là giá trị chỉ đọc ( Read - Only).
a.2. Thuộc tính (Property) của đối tượng Request
Đối tượng Request chỉ có một thuộc tính duy nhất đó là TotalBytes. Thuộc
tính TatalBytes là thuộc tính chỉ đọc, nó trả về số byte dữ liệu mà người dùng
chuyển lên Server.
a.3. Phương thức (Method) của tag Request
Đối tượng Request cũng chỉ có một phương thức đó là Binary read.
phương thức Binary read được dùng để lấy dữ liệu đã được client post lên
server.
b. Đối tượng Response:

- 24 -


Khi Client có yêu cầu một trang từ Server thì server có nhiệm vụ thực thi
các đoạn VBScript trong trang ASP để tạo ra tập tin HTML rồi sau đó gửi cho
Client. Đối tượng Response sẽ đảm nhiệm việc chuyển kết quả từ server về cho
client.
b.1. Các tập hợp (Collection) của đối tượng Response
Tập hợp của đối tượng Response chỉ có cookies. Đối tượng Response có
thể xác lập giá trị của bất kỳ cookies nào mà ta muốn đặt trên hệ thống của
client.
b.2. Thuộc tính (Property) của Đối tượng Response
* Charset:
Đây là thuộc tính kiểu chuỗi, thuộc tính này ghép tên của tập ký tự vào
vùng context - type của đối tượng Response. Thuộc tính này chấp nhận bất cứ
chuỗi ký tự nào, bất chấp chuỗi đi đúng hay sai. Giá trị mặc định là: ISO LATIN - 1.

Cú pháp: Response. Charset (Charset name )
Ví dụ: <% Response. Charset = "ISO - 8859 - 1"%>
* Content Type:
Đây là thuộc tính kiểu chuỗi, thuộc tính này đặt kiểu hiển thị của nội dung
HTTP cho đối tượng Response. Nếu một trang ASP không chủ định thuộc tính
Content Type thì Content Type mặc định là: Content Type:text/html
Cú pháp: Response. Content Type [=Content Type]
Một vài giá trị Content Type thông dụng:
<% Response. Content Type = " text/html "%>
<% Response. Content Type = " image/GIF "%>
<% Response. Content Type = " image/JPEG "%>
<% Response. Content Type = " text/plain "%>

- 25 -


×