Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật kinh tế về Pháp luật về Luật cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.4 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

PHAN THỊ TRANG

THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU DỊCH VỤ
LÀM SẠCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH DOANH

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT

PHAN THỊ TRANG

THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU DỊCH VỤ
LÀM SẠCH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT


Chuyên ngành Luật kinh doanh – Mã số 52380101

Người hướng dẫn khoa học: GVC - ThS. Nguyễn
Triều Hoa


TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015


LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, tôi chân thành gửi lời cám ơn đến Thạc Sỹ,
Giảng Viên Chính Nguyễn Triều Hoa và Cô Nguyễn Khánh Phương đã tận tâm
hướng dẫn, chỉ bảo qua email và các buổi gặp trực tiếp. Nếu không có những lời
hướng dẫn, giảng dạy của các Cô thì tôi nghĩ bài luận văn này rất khó có thể
hoàn thiện được. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn. Và qua đây, tôi xin
chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến Công ty Cổ Phần Thương Mại &
Dịch Vụ Công Nghiệp Hoàng Gia, đặc biệt là các Anh, Chị Phòng Kinh Doanh
đã cung cấp các thông tin về các gói thầu dịch vụ làm sạch.
Với lượng kiến thức còn hạn chế, do vậy không tránh khỏi những thiếu sót,
tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các Cô và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!

i


LỜI CAM ĐOAN

“Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa từng

được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ
nguồn gốc”

Tác giả khóa luận
(ký và ghi rõ họ tên người cam đoan)

PHAN THỊ TRANG

ii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Sinh viên thực tập: PHAN THỊ TRANG MSSV: 33131023196
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Công ty Cổ Phần Thương Mại & Dịch Vụ Công Nghiệp
Hoàng Gia

Thời gian thực tập: Từ 03/08/2015 đến 18/10/2015
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
Đánh giá cụ thể
(1) Có tinh thần, thái độ, chấp hành tốt kỷ luật đơn vị; đảm bảo thời gian
và nội dung thực tập của sinh viên trong thời gian thực tập
(tối đa được 5 điểm)……………………………….……………..….………
(2) Viết báo cáo giới thiệu về đơn vị thực tập (đầy đủ và chính xác)
(tối đa được 2 điểm)..………………………………………………...……...
(3) Ghi chép nhật ký thực tập (đầy đủ, cụ thể, rõ ràng, và chính xác).
(tối đa được 3 điểm)………………………………………………………..…..…..
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)………………………….
Điểm chữ:………………………………..…………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người nhận xét đánh giá

Viết rõ HỌ TÊN và CHỨC DANH của người nhận xét
iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Sinh viên thực tập: PHAN THỊ TRANG MSSV: 33131023196

Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Công ty Cổ Phần Thương Mại & Dịch Vụ Công Nghiệp
Hoàng Gia
Đề tài nghiên cứu: Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh trong hoạt động đấu
thầu dịch vụ làm sạch.
Nhận xét chung:
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
Đánh giá và chấm điểm quá trình thực tập
(1) Có tinh thần thái độ phù hợp, chấp hành kỷ luật tốt (tối đa 3 điểm)..…….
(2) Thực hiện tốt yêu cầu của GVHD, nộp KL đúng hạn (tối đa 7 điểm)……..
Tổng cộng điểm thực tập cộng (1) + (2)……………….
Điểm chữ:…………………………………………………
Kết luận của người hướng dẫn thực tập & viết khóa luận
(Giảng viên hướng dẫn cần ghi rõ việc cho phép hay không cho phép
đưa khóa luận ra khoa chấm điểm)
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người hướng dẫn

GVC – ThS NGUYỄN TRIỀU HOA


iv


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT
Sinh viên thực tập: PHAN THỊ TRANG MSSV: 33131023196
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16

Hệ: VB2CQ

Đơn vị thực tập: Công ty Cổ Phần Thương Mại & Dịch Vụ Công
Nghiệp Hoàng Gia
Đề tài nghiên cứu: Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh trong hoạt động đấu
thầu dịch vụ làm sạch
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….

(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………….
Điểm chữ:……………………………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ nhất

v


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT
---   ---

PHIẾU ĐIỂM CỦA NGƯỜI CHẤM THỨ NHẤT
Sinh viên thực tập: PHAN THỊ TRANG MSSV: 33131023196
Lớp: Luật kinh doanh

Khóa:

16

Hệ: VB2CQ


Đơn vị thực tập: Công ty Cổ Phần Thương Mại & Dịch Vụ Công
Nghiệp Hoàng Gia
Đề tài nghiên cứu: Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh trong hoạt động đấu
thầu dịch vụ làm sạch
Nhận xétchung:
…………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………
Đánh giá cụ thể
(1) Điểm quá trình (tối đa 1 điểm)……………………………………….
(2) Hình thức khóa luận (tối đa 1 điểm)………………………………….
(3) Nội dung khóa luận
- Tính phù hợp, thực tiễn và mới của đề tài (tối đa 1 điểm)……..…..
- Phần mở đầu (tối đa 0,5 điểm)…………………………………………
- Phần 1(tối đa 1,5 điểm)………………………………………..………..
- Phần 2 (tối đa 3 điểm)…………………………………………….…….
- Phần 3 (tối đa 1 điểm)……………………………….…………...…….
- Phần kết luận (tối đa 1 điểm)……………………………………..……
Điểm số tổng cộng (1) + (2) + (3)……………………..….
Điểm chữ:………………..……………………………….
Tp.HCM, ngày …… tháng 10 năm 2015
Người chấm thứ hai

vi


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:...............................................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu:..........................................................................................................2
3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.................................................................................2
4. Kết cấu đề tài......................................................................................................................3



vii


LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đất nước ta đã và đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
Do đó, hoạt động mua sắm, đầu tư diễn ra mạnh mẽ trên mọi miền đất nước.
Để thực hiện nhu cầu đó cần phải có các đơn vị, cá nhân phối hợp thực hiện.
Tuy nhiên với số lượng doanh nghiệp kinh doanh doanh đa ngành nghề và
lĩnh vực như hiện nay (Ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký
thành lập mới là 76955 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012 với tổng
vốn đăng ký là 398,7 nghìn tỷ đồng) thì làm cách nào để lựa chọn đơn vị cung
cấp là câu hỏi đặt ra đối với nhiều người. Đấu thầu là một hình thực lựa chọn.
Đấu thầu là một quá trình chủ đầu tư lựa chọn tối thiểu một nhà thầu đáp ứng
các yêu cầu của mình theo quy định của luật pháp. Trong nền kinh tế thị
trường, người mua tổ chức đấu thầu để người bán (các nhà thầu) cạnh tranh
với nhau. Mục tiêu của người mua là có được hàng hóa và dịch vụ thỏa mãn
các yêu cầu của mình về kỹ thuật, chất lượng và chi phí thấp nhất. Mục đích
của nhà thầu là giành được quyền cung cấp hàng hóa dịch vụ đó với giá đủ bù
đắp các chi phí đầu vào và đảm bảo mức lợi nhuận cao nhất có thể. Tuy nhiên
với số lượng doanh nghiệp như đã nói ở trên thì việc cạnh tranh trên thị
trường sẽ hết sức khốc liệt. Bằng mọi giá họ phải giành giật chiếm lĩnh thị
trường của nhau, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến quyền cạnh
tranh của các doanh nghiệp bị bóp méo. “Cuộc chiến ngầm” trên thương

trường đấu thầu khắc nghiệt và mánh khóe hơn những gì hiện hữu. Trong đó,
có lúc nhà thầu được sắm vai là những “kép đào” chờ đợi “chủ sới” là chủ
đầu tư “ban phát” cho các “màn diễn” tùy theo “sức”... Trớ trêu thay, nhiều
lúc, “vở diễn” còn thêm phần kịch tính khi tất cả đều vượt ra khỏi “khán đài
sân khấu” là những quy định pháp luật với muôn trò... “lách”. Hậu họa là tiền
của Nhà nước đang dần “trôi” trong các phiên đấu thầu, trong khi chiếc
“barie” pháp lý ngăn ngừa vẫn chưa phát huy được tác dụng...
Tiêu chí và mục đích đặt ra cho hoạt động đấu thầu là công khai, minh
bạch, cạnh tranh và hiệu quả kinh tế. Theo đó, các cơ quan quản lý của nhà
nước đã ban hành hệ thống quy phạm pháp luật để điều chỉnh: Luật cạnh
1


tranh, Luật đấu thầu, các nghị định, thông tư hướng dẫn để đảm bảo cạnh
tranh trong hoạt động đấu thầu. Thế nhưng, từ lý thuyết đến thực hiện là cả
một quãng đường dài. Đặc biệt trong dịch vụ làm sạch, với đối tượng khách
hàng chủ yếu là các cơ quan nhà nước và các Công ty có quy mô lớn nên việc
lựa chọn đơn vị cung cấp chủ yếu dựa vào kết quả đấu thầu. Vì thực tế đã
trình bày ở trên nên tôi chọn đề tài “Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh
trong hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch” để nghiên cứu. Qua thực tiễn áp
dụng luật cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu về dịch vụ vệ sinh công nghiệp
phần nào chúng ta sẽ hiểu rõ cuộc chiến “giành giật” thị phần cung cấp dịch
vụ làm sạch giữa các nhà cung cấp hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Dựa trên những quy định hiện hành về đấu thầu, Luật cạnh tranh và
thực tiễn áp dụng Luật cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch,
bài luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh
tranh không lành mạnh của doanh nghiệp khi tham gia dự thầu các gói thầu
dịch vụ làm sạch. Liệu rằng với những quy định, đạo luật hiện hành có hạn

chế được những hành vi đó hay không? Để đảm quyền cạnh tranh của các
doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó
đưa ra những đề xuất để việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh trong hoạt
động đấu thầu nghiêm chỉnh hơn và đặc biệt là góp phần nâng cao năng lực
cạnh tranh cho Việt Nam trên đấu trường quốc tế.

3. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu
Để viết bài luận văn này, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính
đi từ tổng quan về các quy định hiện hành đến thực tế việc áp dụng các quy
định pháp luật đó. Sau đó sử dụng kỹ năng phân tích, bình luận, so sánh, tổng
hợp để hoàn thiện nội dung đã đặt ra.
Để việc nghiên cứu đề tài sâu sắc hơn, tôi chỉ tìm hiểu các quy định
pháp luật liên quan đến việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong hoạt
động đấu thầu dịch vụ làm sạch hiện nay.

2


4. Kết cấu đề tài
Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi, ý nghĩa thực tiễn,
kết cấu đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về áp dụng luật cạnh tranh
trong hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng luật cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu
dịch vụ làm sạch.
Chương 3: Các giải pháp để đảm bảo áp dụng luật luật cạnh tranh, tạo
môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch.
Phần kết luận:

3



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ÁP DỤNG LUẬT
CẠNH TRANH TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU DỊCH VỤ
LÀM SẠCH
1.1

Cơ sở lý luận về áp dụng luật cạnh tranh trong hoạt động
đấu thầu dịch vụ làm sạch:

1.1.1 Khái niệm, mục đích, đặc điểm của hoạt động đấu thầu dịch vụ làm
sạch:
1.1.1

Khái niệm hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch:

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp
đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư theo hình
thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh
tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (khoản 12 Đ.4 Luật đấu thầu
2013). Dưới góc độ của lý luận về cạnh tranh, đấu thầu được nhìn nhận là
hình thức lựa chọn người cung cấp hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ, theo đó
người tổ chức mời thầu sử dụng cơ chế cạnh tranh bằng cách đưa ra gói thầu
để các bên dự thầu cạnh tranh nhau về giá, về chất lượng…
Với mong muốn có thể lựa chọn được người cung cấp hàng hóa, cung
cấp dịch vụ có chất lượng tốt nhất và mức giá rẻ nhất.
Gói thầu là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có
thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối

lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua
sắm thường xuyên, mua sắm tập trung (khoản 22 Điều 4 Luật đấu thầu 2013).
Hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp
ứng được các yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà
thầu trong lĩnh vực làm sạch.

4


Bên mời thầu là chủ dự án, chủ đầu tư hoặc pháp nhân đại diện hợp
pháp của chủ dự án (bên tư vấn đấu thầu) được giao trách nhiệm thực hiện
công việc đấu thầu.
Nhà thầu là tổ chức kinh tế có đủ tư cách pháp nhân tham gia đấu thầu.
Trong trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn, nhà thầu có thể là cá nhân. Nhà
thầu là nhà cung cấp dịch vụ làm sạch trong đấu thầu gói thầu dịch vụ làm
sạch. Nhà thầu trong nước là nhà thầu có tư cách pháp nhân Việt Nam và hoạt
động hợp pháp tại Việt Nam.
1.1.2

Đặc trưng hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch:

Có thể thấy hoạt động đấu thầu trong dịch vụ làm sạch nói riêng và
trong thương mại nói chung có những đặc trưng nổi bật sau:
Thứ nhất, hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch là một hoạt động
thương mại nên nó có những đặc điểm chung với các hoạt động thương mại
khác như: hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch nhằm mục đích sinh lời cho
các đơn vị trúng thầu; quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ đấu
thầu được xác định theo những hình thức pháp lý nhất định do pháp luật quy
định.
Thứ hai, đấu thầu dịch vụ làm sạch chỉ được tổ chức khi một bên chủ

thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ đó với mục đích lựa chọn đơn vị cung cấp
hàng hóa dịch vụ tốt nhất theo yêu cầu. Kết quả đấu thầu là cơ sở để các bên
thương thảo và ký hợp đồng cung ứng dịch vụ làm sạch, trong đó nội dung
hợp đồng bao gồm cả những chi tiết trong hồ sơ dự thầu. Vì thế, thực chất
hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch chỉ là giai đoạn tiền hợp đồng thương
mại chứ không hẳn là một hoạt động thương mại độc lập.
Thứ ba, các bên trong quan hệ đấu thầu dịch vụ làm sạch cũng chính là
bên mua và bên bán hàng hóa, dịch vụ. Bên mời thầu có nhu cầu mua sắm
hàng hóa, sử dụng dịch vụ, còn bên tham gia dự thầu là tổ chức, cá nhân có
chức năng và năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu. Nếu đấu thầu
thành công, các bên ký kết được hợp đồng, thì bên dự thầu sẽ trở thành bên
bán và bên mời thầu trở thành bên mua dịch vụ.
5


Thứ tư, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình mua bán hàng hóa,
dịch vụ luôn có sự tham gia của một bên mời thầu và nhiều nhà thầu (trừ
trường hợp chỉ định thầu). Sở dĩ có đặc điểm này là vì xuất phát từ bản chất
của đấu thầu là phương thức để giúp người mua lựa chọn người bán nên trong
mỗi gói thầu phải tạo ra sự cạnh tranh càng lớn càng tốt giữa những người có
năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ, thông qua đó, người mua có thể lựa
chọn người bán tốt nhất.
Thứ năm, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện dưới hình thức
pháp lý là hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu (trừ trường hợp chỉ định thầu). Hồ
sơ mời thầu là văn bản do bên mời thầu đặt ra, trong đó thể hiện đầy đủ những
yêu cầu về mặt kỹ thuật, tài chính thương mại... của dịch vụ làm sạch nói
riêng và hàng hóa dịch vụ cần mua sắm nói chung. Nói cách khác, hồ sơ mời
thầu được ví như “đề thi”, nếu ai muốn tham gia thì phải chuẩn bị hồ sơ cho
bài thi đó. Căn cứ vào hồ sơ dự thầu, bên mời thầu xem xét, đánh giá, lựa
chọn người thắng cuộc để thương thảo và ký kết hợp đồng. Hồ sơ này là căn

cứ pháp lý làm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các bên
trong quan hệ đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Thứ sáu, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ là một quá trình gồm nhiều giai
đoạn. Muốn tiến hành hoạt động đấu thầu các bên phải thực hiện qua nhiều
giai đoạn như đăng báo đấu thầu, mời thầu, dự thầu, mở thầu, xét thầu, xếp
hạng và lựa chọn nhà thầu, công bố kết quả đấu thầu, thương thảo và ký kết
hợp đồng. Mỗi giai đoạn của quá trình đấu thầu đều hướng tới mục tiêu khác
nhau nhưng giữa chúng luôn luôn có mối hiên hệ mật thiết, gắn bó.
1.1.3

Mục đích của hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch:

Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế nước nhà,
đặc biệt trình độ chuyên môn hóa ngày càng cao, các tòa nhà, bệnh viện,
trường học, trung tâm thương mại mọc ra ngày càng nhiều. Điều này tạo
thuận lợi kinh doanh trong lĩnh vực làm sạch. Và với công tác làm sạch chủ
yếu dựa vào lao động phổ thông, yêu cầu về kỹ thuật tương đối thấp nên có
rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh lĩnh vực
này. Điều này đồng nghĩa với việc “chiếc bánh ngọt” phải chia sẻ cho rất
6


nhiều nhà cung cấp thì cuộc chiến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ làm sạch diễn ra ngày càng gay gắt. Vì vậy, câu hỏi đặt ra với
các chủ đầu tư (bên mời thầu) là làm thế nào để lựa chọn các tổ chức và cá
nhân có khả năng thực hiện tốt nhất những công việc trong các gói thầu nói
chung và gói thầu dịch vụ làm sạch nói riêng. Lịch sử phát triển và quản lý dự
án trong nước và quốc tế đã khẳng định, đấu thầu là phương pháp mang lại
hiệu quả cao nhất, đảm bảo cho sự thành công của chủ đầu tư. Đấu thầu được
xem như một phương pháp quản lý dự án có hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở

chống độc quyền, tăng cường khả năng cạnh tranh giữa các nhà thầu.
Ngoài ra đối với nhà thầu thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lại công
ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao uy tín của nhà thầu trên
thương trường, thu được lợi nhuận, tích luỹ thêm nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực dịch vụ làm sạch và quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành
nghề, máy móc thiết bị phục vụ công tác kinh doanh được tăng cường. Vậy
mục tiêu của hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch đối với chủ đầu tư và nhà
nước thì như thế nào? Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được các
nhà thầu có khả năng đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tiến
độ đặt ra. Trên cơ sở đó giúp cho chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
vốn đầu tư, đồng thời vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như đảm bảo chức
năng hoạt động của các chủ đầu tư. Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư cũng sẽ
nắm bắt được quyền chủ động, quản lý có hiệu quả và giảm thiểu được các rủi
ro phát sinh trong quá trình thực hiện công việc do toàn bộ quá trình tổ chức
đấu thầu và thực hiện kết quả đấu thầu đã được pháp luật quy định để đánh
giá đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đấu thầu
của chủ đầu tư phải tự nâng cao trình độ của mình về các mặt nên việc áp
dụng phương thức đấu thầu còn giúp cho chủ đầu tư nâng cao trình độ và
năng lực của cán bộ công nhân viên.
Như tôi đã đề cập ở trên, dịch vụ làm sạch có mặt ở mọi nơi tại các đơn
vị công lập và ngoài công lập. Do đó, công tác đấu thầu dịch vụ làm sạch
mang lại ý nghĩa to lớn đối với nhà nước. Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu
quả của công tác quản lý nhà nước về đầu tư, sử dụng ngân sách nhà nước
7


hợp lý, quản lý sử dụng vốn một cách hiệu quả, hạn chế và loại trừ các tình
trạng như: thất thoát nguồn ngân sách, các hiện tượng tiêu cực phát sinh trong
quá trình đấu thầu. Hoạt động đấu thầu tạo nên sự lành mạnh trong lĩnh vực
làm sạch, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa trong ngành dịch vụ

làm sạch cũng như trong nền kinh tế quốc dân.
1.1.2 Khái niệm, mục tiêu của áp dụng Luật cạnh tranh trong hoạt động
đấu thầu dịch vụ làm sạch:
1.1.1

Khái niệm áp dụng luật cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu dịch
vụ làm sạch:

Ở trên tôi đã giới thiệu sơ lược về hoạt động đấu thầu là gì, đặc trưng
và mục tiêu của hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch, vậy để hiểu rõ hơn về
khái niệm áp dụng Luật cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu dịch vụ làm
sạch, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số khái niệm như: cạnh tranh, Luật
cạnh tranh, áp dụng Luật cạnh tranh.
Khái niệm cạnh tranh với tư cách là một hiện tượng kinh tế, xuất hiện
và tồn tại với tính cách là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị
trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường.
Với cách tiếp cận này, từ điển kinh doanh của Anh năm 1992 đã
định nghĩa: cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch của các nhà kinh doanh
trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng
một loại khách hàng về phía mình. Từ điển Tiếng việt Bách khoa tri thức phổ
thông cũng giải thích cạnh tranh là sự ganh đua giữa những nhà sản xuất hàng
hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế nhằm giành
các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất.1
Hoạt động cạnh tranh trong lĩnh vực làm sạch đó là sự giành giật thị
phần dịch vụ làm sạch giữa các nhà cung cấp dịch vụ làm sạch. Có thể bằng
nhiều phương thức cạnh tranh để họ giành phần thắng trong cuộc chiến khốc
liệt thuộc về mình.

1


Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Giáo Trình Luật Cạnh Tranh, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, tr.6

8


Với tính cách là một trong những bộ phận pháp luật nền tảng của nền
kinh tế thị trường hiện đại, Luật cạnh tranh đang trong quá trình tạo lập chỗ
đứng thích hợp cho mình trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật cạnh tranh
là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các
chủ thể kinh doanh trên thương trường đồng thời bao gồm các quy định đảm
bảo thực thi luật cạnh tranh trong thực tế. 2 Xét về nội dung điều chỉnh, luật
cạnh tranh điều chỉnh những quan hệ sau: Quan hệ cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh trên thị trường; quan hệ giữa các
cơ quan thi hành luật cạnh tranh với các chủ thể kinh doanh khi họ thực hiện
các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh.
Áp dụng luật cạnh tranh là việc vận dụng, đưa các quy tắc ứng xử về
hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh ứng dụng trong thực tế. Để
bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh, nhà nước đã tạo ra hành lang pháp
lý để các chủ thể kinh doanh hoạt động trong phạm vi mà luật cạnh tranh cho
phép. Dù hoạt động trong lĩnh vực hay ngành nghề gì đi chăng nữa chúng ta
phải tôn trọng pháp luật, đưa các quy định về cạnh tranh áp dụng trong thực
tế, là kim chỉ nam cho các hoạt động kinh doanh.
1.1.2

Mục tiêu áp dụng luật cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu dịch vụ
làm sạch:

Trong nền kinh tế hàng hóa, Nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền
lực công cộng, quản lý đời sống kinh tế xã hội bằng pháp luật thì hiển nhiên
có quyền và bổn phận phải xác lập luật chơi cho các chủ thể kinh doanh, trong

đó có pháp luật về cạnh tranh, một trong những lĩnh vực pháp luật không thể
thiếu trong cơ chế thị trường. Luật pháp không tạo ra môi trường cạnh tranh,
mà chính các chủ thể kinh doanh vận dụng luật cạnh tranh vào hoạt động kinh
doanh của mình từ đó tạo ra môi trường cạnh tranh. Pháp luật có thể làm lành
mạnh hóa môi trường cạnh tranh, ngăn chặn các hành vi cản trở cạnh tranh.
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nước ta không có nền sản
xuất hàng hóa, không có tự do kinh doanh và do đó không có nhu cầu điều
chỉnh của Luật cạnh tranh nên pháp luật cạnh tranh không tồn tại. Nhưng từ
2

Nguyễn Thị Vân Anh (2012), Giáo Trình Luật Cạnh Tranh, NXB Công An Nhân Dân, Hà Nội, tr.33

9


khi đất nước ta thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự định hướng Xã hội chủ nghĩa,
theo đúng quy luật tự nhiên, cạnh tranh trong kinh doanh đã xuất hiện và diễn
ra ngày càng gay gắt.
Trên thương trường các chủ thể kinh doanh đã sử dụng nhiều biện pháp
và thủ đoạn cạnh tranh, thậm chí nguy hiểm làm thiệt hại không nhỏ đến lợi
ích công cộng, lợi ích của các nhà kinh doanh chân chính và của người tiêu
dùng. Nguyên nhân cơ bản của thực trạng trên là do chúng ta còn thiếu một
khuôn khổ pháp lý thích hợp cho cạnh tranh.
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có thể là con đường đi đến
thành công và đem lại lợi nhuận cho những nhà kinh doanh này, nó cũng là
con đường dẫn đến sự thua lỗ, phá sản của một vài doanh nghiệp kinh doanh
yếu kém. Điều này thể hiện tính hai mặt của cạnh tranh và là quy luật của nền
kinh tế thị trường mà các nhà kinh doanh cũng như Nhà nước phải chấp nhận
chứ không thể phá bỏ. Thế nhưng nếu xét một cách toàn diện, trong nền kinh

tế thị trường sự thua lỗ và phá sản chỉ là rất nhỏ so với những lợi ích to lớn
mà xã hội và số rất đông những người khác có được nhờ có cạnh tranh, và đó
là con đường của sự phát triển.
Cạnh tranh trong kinh doanh đã như một sức mạnh vô hình đòi hỏi các
nhà kinh doanh luôn luôn phải vận động, tìm tòi, không ngừng tìm kiếm các
khả năng, con đường để tìm kiếm lợi nhuận trong kinh doanh. Vì thế, Nhà
nước của nền kinh tế thị trường phải sử dụng quyền lực để điều tiết nền kinh
tế và bảo vệ cạnh tranh, khuyến khích cạnh tranh. Khuyến khích và bảo vệ
cạnh tranh lành mạnh vừa là mục đích vừa là cách thức để thực hiện sự điều
tiết của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Muốn khuyến khích cạnh tranh
thì Nhà nước phải tạo ra khuôn khổ pháp lý. Các quy phạm pháp luật về cạnh
tranh được xây dựng trên nền tảng những nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế
thị trường, cho các hoạt động kinh doanh và cạnh tranh của các chủ thể kinh
doanh.
Muốn bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh, để cạnh tranh thực sự mang
lại lợi ích cho xã hội, đảm bảo lợi ích chính đáng cho các chủ thể kinh doanh
10


cũng chính là những chủ thể tham gia cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi của người
tiêu dùng thì pháp luật cạnh tranh phải có bổn phận ngăn chặn và loại bỏ mọi
hình thức, thủ đoạn phá vỡ môi trường cạnh tranh.
Theo xu hướng tự nhiên, tự do cạnh tranh nếu không có sự điều tiết
bằng các công cụ thích hợp của Nhà nước với tư cách là chủ thể của quyền
lực công cộng thì nó sẽ phát triển theo xu thế từ cạnh tranh lành mạnh sang
cạnh tranh không lành mạnh, từ cạnh tranh không lành mạnh sẽ dẫn đến độc
quyền, nếu đã có độc quyền thì không có cạnh tranh. Khi có độc quyền các
doanh nghiệp độc quyền sẽ sử dụng sức mạnh của mình ngăn cản các chủ thể
kinh doanh khác tham gia thị trường và sẽ lạm dụng vị thế độc quyền để khai
thác thị trường, trong hoàn cảnh đó những người tiêu dùng sẽ không có sự lựa

chọn nào khác ngoài việc phải mua hàng hóa, dịch vụ của nhà kinh doanh độc
quyền với các điều kiện thương mại bị áp đặt với giá cao. Độc quyền sẽ gây
thiệt hại ở mức độ nhất định đến lợi ích công cộng, lợi ích của người tiêu
dùng và làm hạn chế quyền được lựa chọn của người tiêu dùng mà lẽ ra họ
được hưởng. Vì thế trong nền kinh tế thị trường văn minh, lĩnh vực pháp luật
về chống độc quyền là không thể thiếu vắng, Nhà nước cần phải sử dụng pháp
luật để ngăn chặn khả năng đạt tới độc quyền bằng nhiều biện pháp.
Người tiêu dùng được coi là nhân vật trung tâm của thị trường, họ là
mục tiêu mà tất cả các nhà kinh doanh đều hướng tới. Ngày nay các nhà kinh
tế và hoạch định chính sách đều cho rằng một trong những động lực của sự
phát triển là nằm ở mức cầu của xã hội, do đó nhiều quốc gia trên thế giới đều
có những biện pháp để kích cầu xã hội. Người tiêu dùng cũng có thể được các
nhà kinh doanh coi là thượng đế, song họ cũng rất dễ bị dụ dỗ, lừa gạt và bị
bóc lột bởi các thủ đoạn cạnh tranh bất chính của các chủ thể kinh doanh. Do
đó bên cạnh mục tiêu bảo vệ các lợi ích khác, luật cạnh tranh phải hướng tới
mục tiêu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Tóm lại, hoạt động lập pháp là một chức năng cơ bản của Nhà nước.
Cho dù là nền kinh tế thị trường thuần túy của chủ nghĩa tư bản hay là nền
kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì ở mức độ khái quát,
mục tiêu cơ bản của Luật cạnh tranh cũng khá tương đồng. Luật cạnh tranh
11


trong nền kinh tế thị trường ở nước ta cần phải đảm bảo các mục tiêu cụ thể
sau: Bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh; Chống các hành vi cạnh tranh không
lành mạnh, Chống các hành vi hạn chế cạnh tranh, Chống độc quyền và lạm
dụng vị trí thống lĩnh.
Nhìn chung pháp luật cạnh tranh của các nước có nền kinh tế thị trường
phát triển thường gồm hai lĩnh vực chủ yếu là lĩnh vực pháp luật chống cạnh
tranh không lành mạnh (unfair competition) và lĩnh vực pháp luật chống các

hành vi hạn chế cạnh tranh (restrictive competition), chống độc quyền. Khi
thực hiện được hai mục tiêu là chống cạnh tranh không lành mạnh và chống
các hạn chế cạnh tranh thì sẽ bảo vệ môi trường kinh doanh cạnh tranh lành
mạnh, bình đẳng, không phân biệt đối xử khuyến khích cạnh tranh và bảo vệ
các lợi ích công cộng, lợi ích chính đáng của các nhà kinh doanh và của người
tiêu dùng trong lĩnh vực dịch vụ làm sạch nói riêng và hoạt động kinh doanh
thương mại nói chung.
1.1.3 Đặc điểm các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không
lành mạnh trong hoạt động đấu thầu dịch vụ làm sạch:
1.1.3.1

Đặc điểm của hành vi hạn chế cạnh tranh:

Hành vi hạn chế cạnh tranh được hiểu là hành vi làm giảm, sai lệch, cản
trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh,
lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền, tập trung
kinh tế.3
Trong hoạt động làm sạch, hành vi hạn chế cạnh tranh được hiểu như
sau:
Chủ thể tham gia hành vi là các cá nhân, tổ chức hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực làm sạch. Ngoài ra, hành vi hạn chế cạnh tranh còn được thực
hiện bởi các cá nhân làm việc trong các cơ quan quản lý của nhà nước, các tổ
chức khác với cương vị là chủ đầu tư (bên mời thầu).
Các hành vi mà các chủ thể trên xác lập trái với các quy định của pháp
luật. Chẳng hạn, pháp luật có quy định về vấn đề thông thầu và gói thầu làm
3

Lê Hoàng Oanh (2005), Bình Luận Khoa Học Luật Cạnh Tranh, NXB Chính Trị Quốc Gia, tr.14

12



sạch chỉ lựa chọn một nhà thầu tham gia được thắng thầu duy nhất. Do đó,
các nhà cung cấp có thể tự thỏa thuận với nhau để cử một đơn vị được trúng
thầu. Sau đó, có thể chia nhau lợi nhuận từ việc cung cấp dịch vụ làm sạch đó,
hoặc cũng có thể nâng giá để hưởng lợi. Chính các hành vi này gây thiệt hại
không nhỏ cho bên mời thầu.
1.1.3.2

Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh:

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh được xác định là các hành vi của
doanh nghiệp nhằm mục đích cạnh tranh trong quá trình kinh doanh trái các
chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây
thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp
khác hoặc người tiêu dùng, bao gồm các hành vi chủ yếu như: giả mạo chỉ
dẫn thương mại, xâm phạm bí mật kinh doanh, ép buộc trong kinh doanh,
dèm pha doanh nghiệp khác, gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
khác, quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh, phân biệt
đối xử của hiệp hội, bán hàng đa cấp. 4
Trái ngược với hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh
tranh lành mạnh, đó là hình thức cạnh tranh công khai, công bằng và ngay
thẳng giữa các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh. Từ định nghĩa trên, chúng
ta hiểu rằng cạnh tranh không lành mạnh có thể là hành vi của tổ chức, cá
nhân kinh doanh vi phạm điều cấm của pháp luật (luật cạnh tranh, luật thương
mại, luật sở hữu trí tuệ... hoặc các hành vi vi phạm các tiêu chuẩn lành mạnh
khác).

1.2


Cơ sở pháp lý của áp dụng luật cạnh tranh trong hoạt
động đấu thầu dịch vụ làm sạch:

1.2.1 Sơ lược các hình thức lựa chọn nhà thầu hiện nay:
Theo Chương II Luật đấu thầu 2013 quy định một số hình thức như sau:
• Đấu thầu rộng rãi:

4

Lê Hoàng Oanh (2005), Bình Luận Khoa Học Luật Cạnh Tranh, NXB Chính Trị Quốc Gia, tr.14

13


Là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Bên
mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên các
phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
Đặc điểm mang tính công khai và tính cạnh tranh cao.
Chủ đầu tư phải thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại
chúng tối thiểu 03 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu và ghi rõ điều
kiện, thời gian dự thầu để các nhà thầu được biết và có thể tham ra. Quá trình
xét thầu được thực hiện công khai bình đẳng. Nhà thầu nào có giá thầu hợp lý
thuộc phạm vi giá của chủ đầu tư dự kiến (giá trần) và thoả mãn được các
điều kiện mà chủ đầu tư đề ra thì nhà thầu đó trúng thầu.
Hình thức này được gọi là không thành công khi không có người dự
thầu hoặc không có Nhà thầu nào đưa ra các điều kiện chấp nhận được, khi đó
sẽ tổ chức mở thầu lại. Đối với các gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ và kỹ
thuật, Chủ đầu tư phải tiến hành sơ tuyển để lựa chọn Nhà thầu có đủ tư cách,
năng lực tham gia dự thầu.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu

• Đấu thầu hạn chế:
Theo quy định tại Điều 21 Luật đấu thầu 2013: Đấu thầu hạn chế được áp
dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc có tính đặc
thù cao về kỹ thuật mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Theo đó, chủ đầu tư phải xác định, phê duyệt danh sách ngắn gồm tối thiểu 3
nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu
cầu tham dự thầu; các nhà thầu có tên trong danh sách ngắn không được liên
danh với nhau để tham dự thầu (Khoản 2, 3 Đ.22 Nghị định 63/2014/NĐ-CP
ngày Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về
lựa chọn nhà thầu).
Việc xét thầu và công nhận trúng thầu giống như hình thức đấu thầu rộng
rãi.
• Chỉ định thầu:
14


Được quy định chi tiết tại Điều 22 Chương II Luật Đấu thầu 2013.
Chỉ định thầu là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của
gói thầu để thương thảo hợp đồng.
Đây là hình thức đặc biệt được áp dụng theo quy định của Điều lệ quản
lý đầu tư và xây dựng đối với các gói thầu sử dụng vốn Nhà nước được phép
chỉ định thầu. Hình thức này có thể tiến hành mời thầu giống đấu thầu rộng
rãi hay hạn chế. Tuy nhiên, bên mời thầu chỉ thương thảo hợp đồng với một
nhà thầu do người có thẩm quyền quyết định đầu tư chỉ định, nếu không đạt
được yêu cầu mới thương thảo với nhà thầu khác. Về nội dung và hình thức tổ
chức cũng như hình thức đấu thầu hạn chế nhưng khác ở chỗ không yêu cầu
Nhà thầu phải nộp tiền bảo lãnh dự thầu và khi mở thầu không nhất thiết sự
có mặt của đơn vị dự chọn thầu.
Hạn mức chỉ định thầu (Đ.54 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP): không
quá 500 triệu đồng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư

vấn, dịch vụ công; không quá 01 tỷ đồng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa,
xây lắp, hỗn hợp, mua thuốc, vật tư y tế, sản phẩm công; và không quá 100
triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua sắm thường xuyên.
• Chào hàng cạnh tranh:
Theo Đ.23 Luật đấu thầu 2013 và Đ.57 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP.
Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa
thông thường có giá trị dưới 05 tỷ đồng. Mỗi gói thầu phải có ít nhất 3 chào
hàng của 03 nhà thầu khác nhau trên cơ sở yêu cầu chào hàng của Bên mời
thầu.
Nhìn chung, hình thức lựa chọn nhà thầu này chỉ được áp dụng với
những gói thầu có giá trị nhỏ và khó tránh khỏi việc xé nhỏ gói thầu và thông
đồng giữa 03 nhà thầu gửi hồ sơ đề xuất.
• Mua sắm trực tiếp:
Theo Đ.24 Luật Đấu Thầu 2013:

15


×