Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Quản lý nhà nước về thực trạng động vật ở vườn quốc gia Phong NhaKẻ Bàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.62 KB, 25 trang )

Lời Cam Đoan
Tôi tên là Nguyễn Thế Hoàn, tôi thực hiện công trình nghiên cứu khoa
học với tên đề tài: “Quản lý nhà nước về thực trạng động vật ở vườn quốc
gia Phong Nha-Kẻ Bàng”.
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu của tôi trong thời gian qua, tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực về thông tin
sử dụng trong công trình nghiên cứu này.
Hà nội, tháng 6 năm 2016


Mục Lục
MỞ ĐẦU……………………………………………………………….....
1. Lý do chọn đề tài………………………………………………………..
2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn đề tài………………………………..
2.1. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………
2.2. Giới hạn đề tài………………………………………………………...
3. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………….
4. Mục đích………………………………………………………………...
5. Lịch sử nghiên cứu……………………………………………………...
6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………..
6.1.Thu thập và sử lí thông tin…………………………………………….
6.2. Phương thức khảo sát thực địa………………………………………..
6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp………………………………………
7. Cấu trúc đề tài…………………………………………………………..

Chương 1: Khái quát về vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ
Bàng
1.1 Khái quát về vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng…………………...
1.1.2 Đặc điểm của các vườn tự nhiên Quốc gia…………………………..
1.1.3 Ý nghĩa………………………………………………………………


Chương 2: Thực trạng sống của các loài Động vật ở Phong
Nha- Kẻ Bàng
2.1 Tìm hiểu về động vật tại Phong Nha- Kẻ Bàng……………………….
2.2 Thực trạng động vật nơi đây…………………………………………..
2.2.1 Vai trò của Động vật nơi đây………………………………………..
2.2.2 Đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn và các yếu tố môi trường………….
2.2.3 Nguyên nhân

Chương 3: Mối quan hệ giữa động vật và tự nhiên và các
biện pháp phát triển môi trường sống của các loài động vật.
3. Mối quan hệ giữa động vật và tự nhiên…………………………………
3.1 Giải pháp phát triển môi trường sống của các loài động vật…………..
3.1.2 Đối với ban quản lý Vườn…………………………………………………..
3.1.3 Đối với nhà nước……………………………………………………..
Kết Luận

Tài liệu tham khảo


Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Không chỉ đến bây giờ mà rất lâu rồi, bảo vệ động vật hoang dã là một vấn
đề lớ n gặp nhiều thách thức không chỉ riêng ở Việt Nam mà trên trên toàn
thế giới. Đây là trách nhiệm chung của mỗi con người chúng ta. Tuy nhiên,
không phải ai cũng ý thứcđược như vậy. Đây là một lĩnh vực rất khó khăn và
phức tạp. Đã xuất hiện khá nhiều bài viết, phim ảnh, tuyên truyền cùng
nhiều luật được ban hành và thực thi. Nhưng đáng buồn, việc buôn bán,tiêu
thụ bất hợp pháp động vật hoang dã, quý hiếm ở nước ta còn phổ biến ở
nhiều nơi và đang ở mức báo động mạnh mẽ.
Động vật đang ngày bị săn bắn, giết hại vì nhiều lí do khiến cho nhiều loài

đang trên bờ vực tuyệt chủng và các loài khác giảm đáng kể. Một ngày nào
đó sẽ không còn những động vật mà chúng ta quen thuộc. Rất nhiều cách để
bảo tồn những loài quý hiếm, tiêu biểu là tại rừng quốc gia Phong Nha- Kẻ
Bàng- nơi những loài thú được chăm sóc và bảo vệ đúng nghĩa, nhưng một
thực trạng đang diễn ra tại chính nơi để làm những việc ấy là tình trạng số
loài động vật đang bị đe dọa do các nguyên nhân từ trực tiếp đến gián tiếp.
Nó đang diễn ra và làm ảnh hưởng đến chất lượng sống cũng như sự sinh
sản của động vật như: khai thác gỗ bừa bãi, các tác động làm ô nhiễm môi
trường…với một sứ mệnh là vườn Quốc gia, Phong Nha-Kẻ Bàng cần cố
gắng hơn nữa giảm thiểu tối đa các tác động làm ảnh hưởng đến sự tồn tại
của các loài động vật nới đây để giữ gìn khu bảo tồn được nhiều người biết
đến và cũng là lên án mạnh mẽ những hành động phá hủy môi trường sống
cũng như săn bắn động vật trái phép ở khắp cả nước để khi nhắc đến Phong
Nha- Kẻ bàng nơi bảo tồn thiên nhiên uy tín sẽ được nhiều người biết đến
góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và gìn giữ cho các thế hệ mai sau. Đó
là ý nghĩa to lớn trong công cuộc phát triển và bảo vệ các loài động vật quý
hiếm hoặc sắp bị tuyệt chủng. Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên
vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh
thái, bảo đảm môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy mỗi đất
nước, mỗi dân tộc và mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ động
vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và
phát triển.


Vì vậy, em đã chọn đề tài “Quản lý nhà nước về thực trạng động vật ở vườn
quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng” với mục đích tìm nguyên nhân, thực trạng và
biện pháp để bảo vệ các loài động vật đang được bảo tồn tạo nơi đây, góp
phần bảo vệ và phát triển cộng đồng động vật phong phú tại vườn Quốc gia
Phong Nha- Kẻ Bàng.
Trong quá trình tìm hiểu và viết khóa luận, là một sinh viên với vốn hiểu

biết còn hạn chế nên trong bài viết còn nhiều điểm thiếu sót, rất mong nhận
được sự góp ý của thầy cô và các bạn.

2. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn của đề tài:
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Tập trung nghiên cứu những lí luận có liên quan đến đề tài
- Nghiên cứu các loài động vật hiện có và thực trạng của chúng trong vườn
quốc gia Phong Nha- Kẻ bàng
- Những tác động của con người và môi trường tới những loài động vật trong
vườn.
- Cách người ta đang bảo tồn và duy trì những loài thú ấy
- Tìm ra nguyên nhân rồi đưa ra các biện pháp.
2.2 Giới hạn của đề tài:
Đề tài nghiên cứu thực trạng sống của các loài động vật trong vườn Quốc gia
Phong Nha- Kẻ Bàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Nhằm tìm hiểu thực trạng sống hiện tại của các loài động vật nơi đây, nếu có
những bất cập sẽ tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra các biện pháp hạn chế giúp
cho vườn quốc gia Phong nha- kẻ bàng có một hình ảnh tốt đẹp khi là khu
bảo tồn động vật uy tín.
4. Mục đích
Phục vụ nghiên cứu khoa học, tìm hiểu cách các loài động vật sống và thích
nghi với môi trường do con người tạo ra. Phát huy các giá trị với tự nhiên.
5. Lịch sử nghiên cứu:


Vườn quốc gia Phong nha- kẻ bàng, wikipedia
Hệ động vật trong vườn quốc gia Phong Nha- trang web chính thức của
vườn
Vườn tự nhiên của thế giới- sách địa lý quốc tế

6. phương pháp nghiên cứu:
6.1 Thu thập và xử lý thông tin
Đây là phương pháp chủ yếu để thực hiện bài nghiên cứu này, bao gồm tổng
hợp nguồn tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong quá trình tiến
hành đã thu thập thông tin qua sách báo, các nguồn tin trên mạng internet,
thông tin từ các nguồn vỉa hè và các công trình nghiên cứu về động vật cũng
như động vật ở Phong Nha- Kẻ Bàng.
6.2 Phương pháp khảo sát thực địa
Tiếp cận trực tiếp đối tượng nghiên cứu bằng cách thực hiện quan sát và
thử nghiệm thực tế tại vườn, cùng với đó là thành lập những bảng hỏi khái
quát dành cho phương pháp quan trọng góp phần cho kết quả bài luận mang
tính xác thực.
6.3 Phương pháp phân tích tổng hợp
Từ những thông tin thu thập được, kết hợp với kết quả khảo sát thực tế và
thông tin từ những người được phỏng vấn, tiến hành xử lí theo từng bước
nhỏ, phân tích và đưa ra những kết luận.
7. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu than khảo, phụ luc. Nội dung của bài
nghiên cứu chia làm 3 chương:
- Chương 1: khái quát về Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ bàng.
- Chương 2: thực trạng sống của các loài Động vật nơi đây
- Chương 3: Mối quan hệ giữa động vật và tự nhiên và các biện pháp
phát triển môi trường sống của các loài động vật.


Chương 1:
khái quát về Vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ bàng
1.1. Khái quát về vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ bàng
Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố
Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng

50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam.
Phong Nha-Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000 ha
thuộc lãnh thổ Việt Nam, khu vực lãnh thổ Lào tiếp giáp vườn quốc gia này
cũng có diện tích núi đá vôi khoảng 200.000 ha. Diện tích vùng lõi của vườn
quốc gia là 85.754 ha và một vùng đệm rộng 195.400 ha[4]. Tháng 8 năm
2013, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định mở rộng vườn quốc gia này lên
1233,26 km. Vườn quốc gia này được thiết lập để bảo vệ một trong hai
vùng carxtơ lớn nhất thế giới với khoảng 300 hang động và bảo tồn hệ sinh
thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đặc trưng của
vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động, các sông ngầm và
hệ động thực vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam và Sách đỏ thế giới.
Các hang động ở đây có tổng chiều dài khoảng hơn 80 km nhưng các nhà
thám hiểm hang động Anh và Việt Nam mới chỉ thám hiểm 20 km, trong đó
17 km ở khu vực Phong Nha và 3 km ở khu vực Kẻ Bàng.
Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ,
nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim,
trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm
trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt
Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài Bộ Cánh vẩy; 72 loài cá, trong đó
có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở
Việt Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc
bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt
là voọc Hà Tĩnh, sao la,mang (thú). Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là
có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ
sinh quyển quốc gia trên thế giới.
Chúng ta có thể thấy sự phong phú và cách bảo tồn của vườn Phong nha- kẻ
bàng, đó là những gì tốt đẹp nhất con người đang làm với tự nhiên và động
vật sống trong đó giữa một tự nhiên thực vật và động vật đa dạng.
1.1.2 Đặc điểm của các vườn tự nhiên Quốc gia



Vườn quốc gia là một khu vực đất hay biển được bảo tồn bằng các quy
định pháp luật của chính quyền sở tại. Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm
ngặt khỏi sự khai thác, can thiệp bởi con người
- Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo
độc đáo có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái
phong phú, có nhiều loài động-thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao
cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước sự khai thác của con người/
- Các vườn quốc gia là một khu vực được bảo vệ theo quy định
của IUCN loại II.
- Phong Nha-Kẻ Bàng cũng từng được đề cử UNESCO công nhận
lần 2 là Di sản thiên nhiên thế giới với tiêu chí đa dạng sinh
học ngày 29/6/2011.
- Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc
nhất Đông Nam Á.
Nơi sinh sống của các động vật hoang dã quý hiếm, Việt Nam là một
trong những nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao nhất thế
giới. Rừng Việt Nam có hơn 11.400 thực vật rừng bậc cao, 322 loài thú,
400 loài bò sát, 181 lưỡng cư, trên 900 loài chim, 120.000 loài côn
trùng. Việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ động, thực vật hoang dã luôn là
vấn đề được Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng quan tâm hàng
đầu.
.

Những giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản là tài nguyên quý báu, là lợi
thế để phát triển du lịch, dịch vụ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh nói chung và khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng nói riêng. Trong những
năm qua, kinh tế khu vực Phong Nha - Kẻ Bàng đang ngày càng được hỗ trợ
thông qua các hoạt động du lịch, dịch vụ góp phần thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội tỉnh. Thông qua phát triển du lịch, dịch vụ Di sản thế giới VQG

Phong Nha - Kẻ Bàng đã có tác động đáng kể đến kinh tế, xã hội tỉnh, góp
phần trực tiếp và gián tiếp trong tạo việc làm, tăng thu nhập và doanh thu
trong khu vực. Số lượng khách đến thăm quan Khu vực VQG Phong Nha Kẻ Bàng tăng nhanh đáng kể trong thời gian gần đây là một minh chứng cho
sự đóng góp đáng kể của Vườn vào phát triển du lịch tỉnh nhà. Từ khoảng
115.000 lượt người năm 2001 lên 961.425 lượt người năm 2011 (trong đó
khách nước ngoài chiếm khoảng 2,7%) cho thấy tầm ảnh hưởng về giá trị du
lịch của Vườn ngày càng cao và là một điểm đến hấp dẫn cho du khách thập
phương qua các chuyến tham quan du lịch tại Vườn. Sự tác động này thể
hiện trên các mặt sau:
- Mặc dù quy mô nền kinh tế không lớn, sự chuyển dịch còn chậm
nhưng đã phản ánh được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng


tích cực. Tỷ trọng dịch vụ luôn ở mức cao và có bước tăng trưởng đáng kể;
trong đó ngành dịch vụ du lịch có bước phát triển đáng kể cả về chiều rộng
lẫn chiều sâu. Qua số liệu thống kê hàng năm, qui mô nền kinh tế (GDP) của
tỉnh theo giá hiện hành năm 2001 là 2.452,7 tỷ đồng; năm 2005 là 4.541,2 tỷ
đồng và năm 2010 là 12.439,35 tỷ đồng. Tỷ trọng GDP của các ngành kinh
tế có sự dịch chuyển theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng
nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế

2001

2005

2010

Tổng số


100

100

100

35,4

29,5

21,8

26

31,6

37,4

38,6

38,9

40,8

Nông lâm nghiệp
Công nghiệp - xây dựng
Dịch vụ

Sau đợt thám hiểm năm 1990, Hiệp Hội Hang động Hoàng gia Anh
công nhận động Phong Nha với 7 tiêu chí dẫn đầu thế giới: hang động có

cửa hang cao và rộng nhất; hang động có bãi cát, bãi đá ngầm đẹp nhất; hang
động có sông ngầm dài và đẹp nhất; hang động có nhánh hang khô cao nhất
và hang động có nhũ đá tráng lệ nhất. Với những tiêu chí nổi bật đó động
Phong Nha được mệnh danh là Kỳ quan hang động.
TripAdvisor là website du lịch lớn nhất thế giới, trao cho các điểm du lịch
được khách du lịch trên toàn thế giới liên tục đánh giá cao trong thời gian
dài trên trang mạng TripAdvisor. Tiêu chuẩn để được TripAdvisor cấp
chứng nhận hạng xuất sắc là các điểm du lịch được đánh giá từ mức 4 trở
lên, mức tối đa là 5 từ ý kiến của khách du lịch liên tục trong suốt 12 tháng.
Với hạng 4,5, động Phong Nha - Quảng Bình trở thành một trong những
điểm du lịch tốt nhất năm 2013. Được thành lập từ năm 2000 bởi doanh
nhân Stephen Kaufer người Mỹ, hiện TripAdvisor đang điều hành 19
website truyền thông du lịch, hoạt động tại 30 quốc gia trên toàn thế giới.
Có thể nói Phong Nha – Kẻ Bàng như một bảo tàng địa chất khổng lồ
có giá trị và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, tập hợp
nhiều loại đá khác nhau như sa thạch, thạch anh, phiến thạch, đá vôi chứa
silic, đá mac-nơ, đá granodiorite, đá diorite, đá aplite, pegmatite... Phong
Nha – Kẻ Bàng cũng chứa đựng lịch sử phát triển địa chất phức tạp, lâu dài
từ 400 triệu năm trước của trái đất. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan
trọng và các pha chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy
núi trùng điệp và các bồn trầm tích bị sụt lún. Những biến động trên cũng đã


góp phần tạo nên sự đa dạng về địa chất, địa hình, địa mạo . Hiện nay, Vườn
quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là một trong những điểm đến được yêu thích
nhất của khách du lịch trong cũng như ngoài nước của tỉnh Quảng Bình nói
riêng và của Việt Nam nói chung.
1.1.3 Ý nghĩa
Mục đích xây dựng các khu bảo vệ tự nhiên là nhằm bảo vệ một số hệ
sinh thái tự nhiên tiêu biểu, động thực vật quí hiếm, cảnh quan tự nhiên kỳ

thú và các di tích lịch sử nổi tiếng, tránh sự phá hoại của con người, giúp các
nhà khoa học có điều kiện nghiên cứu khoa học và là nơi dạy học, thực tập
lý tưởng cho các nhà khoa học trẻ tuổi.
Các khu bảo vệ tự nhiên còn là nơi tham quan giải trí cho dân chúng và
khách du lịch, đồng thời trên cơ sở không ảnh hưởng tới mục đích bảo vệ,
con người có thể khai thác từng phần nguồn tài nguyên quí báu của thiên
nhiên để phát triển sản xuất. Qua đó chúng ta có thể thấy việc xây dựng các
khu bảo vệ tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc phát triển khoa
học, văn hoá, bảo vệ môi trường và thúc đẩy sản xuất.
Các vườn quốc gia bảo tồn tự nhiên có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì các
sinh vật và động vật quý hiếm. Góp phần làm một hành tinh xanh hơn, là
chứng minh cho việc quyết tâm bảo vệ môi trường của con người. Một việc
làm ý nghĩa cho hiện tai và thế hệ mai sau. Tô thêm vẻ đẹp cho trách nhiệm
của con người với thiên nhiên. Mong rằng việc làm này sẽ được duy trì và
phát triền mạnh mẽ là một cách giáo dục mạnh mẽ đến mọi người. Thế giới
sẽ nhìn thấy một Việt Nam thân thiện và có trách nhiệm với môi trường sống
xung quanh và ý thức bảo vệ tốt.


Chương 2:
thực trạng sống của các loài Động vật ở Phong Nha- Kẻ Bàng
2.1 Tìm hiểu về động vật tại Phong Nha- Kẻ Bàng:
Phong Nha-Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú thuộc 31 họ và 10 bộ,
nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài chim,
trong đó có ít nhất 43 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm
trong Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt
Nam và 6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài Bộ Cánh vẩy; 72 loài cá, trong đó
có 4 loài đặc hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở
Việt Nam. Linh trưởng có 10 loài linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc
bộ linh trưởng ở Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt

là voọc Hà Tĩnh, sao la,mang (thú). Phong Nha-Kẻ Bàng được đánh giá là
có hệ tự nhiên đa dạng nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ
sinh quyển quốc gia trên thế giới.
Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất
Đông Nam Á. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện ra
một loài thằn lằn tai mới có tên là Tripidophrus Nogei tại vùng núi Karst
thuộc khu vực Chà Nòi. Loài thằn lằn này đã được đăng trên số báo 114 (2)
phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp chí Revue Suise De Zoologie. Các nhà
khoa học đã đặt tên loài này là Thằn lằn Phong Nha - Kẻ Bàng (danh pháp
khoa học: Cyrtodactylus phongnhakebangensis). Các nhà khoa học Đức đã
xây dựng một khu giới thiệu Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng tại Vườn
thú Köln để giới thiệu sự đa dạng sinh học của vườn quốc gia này, ở đây
cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới. Qua một thời gian khảo sát, các nhà
khoa học Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện thêm 10 loài mới trong vườn
quốc gia này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài tắc kè, thằn lằn, nhiều loài
trong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu ở đây.
Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động vật
hoang dã Sankt-Peterburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Köln đã
phát hiện thêm tại vườn quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá.
Mười loại cá chưa từng thấy ở Việt Nam đã được phát hiện ở vườn quốc gia
này. Nổi bật nhất là hổ và bò tót, loài bò rừng lớn nhất thế giới, 302 loài
chim, trong đó có 35 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam và 19 loài nằm trong
Sách đỏ thế giới; 81 loài bò sát lưỡng cư (18 loài trong Sách đỏ Việt Nam và
6 loài Sách đỏ thế giới); 259 loài bướm; 72 loài cá, trong đó có 4 loài đặc
hữu Việt Nam. Năm 1996, ở đây có loài cá mới phát hiện ở Việt Nam. Linh
trưởng có 10 bộ linh trưởng, chiếm 50% tổng số loài thuộc bộ linh trưởng ở


Việt Nam, 7 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt là voọc Hà Tĩnh, sao
la, mang. Phong Nha - Kẻ Bàng được đánh giá là có hệ tự nhiên đa dạng

nhất trong tất cả các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển quốc gia trên
thế giới.
VQG là sinh cảnh của 338 loài chim, trong đó 20 loài được ghi trong sách
Đỏ Việt Nam và 17 loài được ghi trong Sách đỏ IUCN 2006. Đáng chú ý
có 7 loài chim đặc hữu cho dãy Trường Sơn với 4 loài đặc hữu cho Việt
Nam và 1 loài Khướu đá mun Stachyris herberti là loài mới cho khoa học,
có phân bố hẹp mới chỉ tìm thấy ở vùng núi đá thuộc VQG. Trong số các
loài chim, có các loài bị đe dọa nguy cấp ở mức toàn cầu là Gà lôi lam
đuôi trắng Lophura hatinhensis (EN), Gà lôi lam mào trắng Lophura
edwardsi (EN), Gà lôi trắng Lophura nycthemera (EN). Phong Nha và Kẻ
Bàng được tổ chức Bảo tồn Chim Quốc tế công nhận là 2 trong số hơn 60
vùng chim quan trọng của Việt Nam (BirdLife International, 2005).
Phong Nha - Kẻ Bàng là nơi có cộng đồng linh trưởng phong phú bậc nhất
Đông Nam Á. Năm 2002, nhà khoa học Đức Thomas Zegler đã phát hiện
ra một loài thằn lằn tai mới có tên là Tripidophrus nogei tại vùng núi
Karst thuộc khu vực Chà Nòi. Loài thằn lằn này đã được đăng trên số báo
114 (2) phát hành tháng 7 năm 2007 của tạp chí Revue Suise De Zoologie.
Các nhà khoa học đã đặt tên loài này là Thằn lằn Phong Nha - Kẻ Bàng
(danh pháp khoa học:Cyrtodactylus phongnhakebangensis). Các nhà
khoa học Đức đã xây dựng một khu giới thiệu Vườn quốc gia Phong NhaKẻ Bàng tại Vườn thú Köln để giới thiệu sự đa dạng sinh học của vườn
quốc gia này, ở đây cũng phát hiện ra loại rắn mai gầm mới. Qua một thời
gian khảo sát, các nhà khoa học Đức, Nga và Việt Nam đã phát hiện thêm
10 loài mới trong vườn quốc gia này, trong đó bao gồm 5 loài rắn, 5 loài
tắc kè, thằn lằn, nhiều loài trong số mới phát hiện này là động vật đặc hữu
ở đây.
Sông suối đa dạng và tính đặc thù đã dẫn đến sự đa dạng của khu hệ cá.
Các nhà khoa học đã điều tra được 124 loài cá trong khu vực. Cho tới nay,
thành phần loài cá ở đây được coi là đa dạng nhất trong các khu rừng đặc
dụng của Việt Nam. Đặc biệt trong số đó có tới 16 loài đặc hữu hẹp mới
chỉ tìm thấy ở VQG Phong Nha- Kẻ Bàng, 4 loài được ghi trong sách đỏ

Việt Nam (2003) và 5 loài ghi trong sách đỏ IUCN 2006. Trong số các
taxa đặc hữu, có tới 12 taxa là loài mới công bố cho khoa học được nghiên
cứu tại VQG.
Các nhà khoa học Việt Nam và các nhà khoa học Nga thuộc Viện Động
vật hoang dã Sankt-Peterburg, các nhà khoa học Đức của Vườn thú Köln
đã phát hiện thêm tại vườn quốc gia này hơn 100 loài mới trong khu hệ cá.


Mười loại cá chưa từng thấy ở Việt Nam đã được phát hiện ở vườn quốc
gia này. Trong 3 loài cá ở Phong Nha - Kẻ Bàng được ghi vào Sách Đỏ
Việt Nam thì đã có 2 loài cá chình. Đó là cá Chình hoa (Anguilla
marmorota) và cá Chình mun (Anguilla bicolor).
Sự đa dạng về địa hình và các sinh cảnh rừng cũng là điều kiện lý tưởng
cho các loài côn trùng. Những điều tra bước đầu đã xác định được sự có
mặt của 369 loài côn trùng thuộc 40 họ, 13 bộ. Trong số đó có 270 loài
bướm ngày, chiếm khoảng 1/4-1/5 tổng số loài bướm ngày đã phát hiện ở
Việt Nam. Có hai loài côn trùng được xếp vào dạng quý hiếm trong sách
đỏ Việt Nam là Bọ ngựa xanh Mantis religiosa và Bướm phượng đuôi
nheo Lamproptera curius.

Trong 3 loài cá ở Phong Nha - Kẻ Bàng được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam thì
đã có 2 loài cá chình. Đó là cá Chình hoa (Anguilla marmorota) và cá Chình
mun (Anguilla bicolo).
Tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Thế giới (FFI) đã tiến hành khảo sát và
đã có báo cáo cho rằng Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng có 4 loài được
xếp vào diện nguy cấp trên phạm vi toàn cầu, đó là voọc Hà Tĩnh, voọc đen
tuyền, voọc ngũ sắc và vượn đen má trắng.
Có thể thấy sự đa dạng của động vật nơi đây và sự nổi tiếng của nó đã cho ta
thấy tầm quan trọng của sự duy trì và phát triển nó.
Nước ta cũng đang đối đầu với tình trạng tương tự. “Chúng ta đang sống

trong sự khủng hoảng biến mất các loài. Sự mất mát các hệ sinh thái tự
nhiên đa dạng và đẹp đẽ này trên Trái đất là mối nguy nghiêm trọng cho loài
người bây giờ và trong tương lai” (IUCN). Cũng vì thế mà LHQ đã tuyên bố
năm 2010 là năm Quốc tế đa dạng sinh học (ĐDSH), với chủ đề ĐDSH và
phát triển, nhằm khảng định ĐDSH, sự đa dạng của cuộc sống là tài sản hữu
hình và vô hình có liên hệ mật thiết với sự tồn tại của cả loài người.
2.2 Thực trạng động vật nơi đây

Tại 30 vườn quốc gia xảy ra 1.202 vụ vi phạm và các vườn quốc gia xảy ra
nhiều vụ vi phạm là Yok Don (280 vụ), Cát Tiên (178 vụ), Bình Châu-


Phước Bửu (93 vụ), Núi Chúa (89 vụ), Phong Nha-Kẻ Bàng (88 vụ), Mũi Cà
Mau (77 vụ), Tràm Chim (66 vụ)…
Riêng tình trạng phá rừng, khai thác rừng đã xảy ra tại 22 vườn quốc gia và
2kKhu bảo tồn thiên nhiên, tập trung chủ yếu tại các khu bảo tồn thiên nhiên
như Cát Tiên, Bình Châu-Phước Bửu, Núi Chúa, Mũi Cà Mau, Núi Ông,
Phong Nha-Kẻ Bàng… Trong đó, Vườn quốc gia Cát Tiên là “điểm nóng”
về phá rừng, khai thác rừng trái phép trong năm nay với 125 vụ.
Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế thì việc buôn bán động vật hoang
dã đem lại lợi nhuận khổng lồ, ước tính chỉ xếp sau buôn bán ma túy. Vì thế
mà việc buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã vẫn là vấn nạn
nhức nhối không chỉ của bất kỳ một quốc gia nào. Đặc biệt ở những nước có
nguồn sinh học đa dạng như Việt Nam. Theo thống kê, tổng doanh thu hàng
năm từ buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp ở nước ta là 66,5 triệu
USD.
Sừng tê giác có giá rất cao ở Việt Nam. Ông Mark Jones, giám đốc tổ CWI
cho biết, giá 1kg sừng tê giác dạng bột ở Việt Nam là 60.000 USD, mức giá
này không phải cố định mà liên tục thay đổi. So về trọng lượng thì nó còn
đắt đỏ hơn cả vàng và giá bán cocaine trên thị trường chợ đen châu Âu.

Tại Việt Nam, hổ bị buôn bán trái phép chủ yếu vì các bộ phận của chúng,
được sử dụng trong các loại rượu thuốc (như cao hổ cốt, rượu hổ cốt), các
sản phẩm lưu niệm. Theo tổ chức ENV một con hổ trên 100 kg có giá
khoảng 350 triệu đồng tiền mặt. Giá của cao hổ pha với xương của những
loài động vật hoang dã khác dao động từ 7-17 triệu đồng/lạng.

2.2.1: Vai trò của động vật:
Tất cả các cá thể sống đều là một phần của mạng lưới phức tạp,tác động qua
lại giữa chúng tạo nên sự đa dạng sinh học, không ai có thể biết một cách
đầy đủ các loài có tác động như thế nào với nhau trong cùng một hệsinh thái
nhưng sự biến mất của một loài sẽ gây nên phản ứng dây chuyền, ảnh hưởng
tới nhiều loài khác nhau. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn không có hồi kết với
những loài sinh vật khác, nhiều loài động vật hoang dã đã tự tìm ra vô vàn
cách để kháng vi khuẩn và các tế bào gây ung thư. Chúng có thể tạo ra các
phân tử mới lạ mà các nhà hóa học chưa từng biết tới. Việc tìm hiểu và
nghiên cứu về đặc tính này của các loài có thể giúp các nhà khoa học tìm ra


những phương pháp chữa bệnh mới, hiệu quả cho những căn bệnh tưởng
chừng như vô phương cứu chữa, đóng góp to lớn cho ngành y học của con
người. Thêm nữa, trong cơ thể của nhiều loài động vật còn chứa các chất
hóa học hữu ích, phục vụ cho việc sản xuất dượ c phẩm. Nhiều lọ thuốc
kháng sinh, chất chống ung thư, thuốc giảm đau và thuốc chữa bệnh máu
khó đông hiện nay có nguồn nguyên liệu là từ động vật hoang dã. Do đó,nếu
những loài này bị làm tổn hại trước khi lợi ích y học của chúng đượ c biết
đến thì những bí mật này cũng sẽ biến mất theo.
Nguồn cung thực phẩm
Theo ước tính có khoảng 80.000 loài thực vật có thể ăn được, trong số đó
khoảng dưới 20 loài đang cung cấp 90% lương thực cho toàn thế giới. Nếu
những loài chưa được tận dụng còn lại được dự trữ hay bảo tồn thì con

người sẽ có đủ thức ăn cho số dân đang không ngừng tăng lên.
Lợi ích nông nghiệp
Nhiều loài sinh vật tưởng chừng như vô dụng cũng đang bắt đầu cho thấy
những lợi ích quan trọng trong ngành nông nghiệp. Những người nông dân
đang sử dụng côn trùng và các loài động vật ăn sâu bọ để tiêu diệt sâu bọ
gây hại cho mùa màng cũng như sử dụng các giống cây trồng chứa các độc
tố tự nhiên đẩy lùi các loài côn trùng gây hại. Chúng được gọi là thiên địch
và trong nhiều trường hợp, đây là biện pháp thay thế không những an toàn,
hiệu quả mà còn thân thiện với môi trường và ít tốn kém hơn các loại thuốc
hóa học tổng hợp.
Giá trị kinh tế
Một số lợi ích từ các loài động thực vật là có thể đong đếm được bằng giá trị
kinh tế. Theo Ban quản lý vườn quốc gia và động vật hoang dã bang Tesax,
Hoa Kỳ, xem chim là hoạt động giải trí ngoài trời phát triển nhanh nhất, ước
tính mỗi năm đóng góp khoảng 400 triệu đô la vào ngân sách của bang.
Nghiên cứu của Cục Bảo vệ Động vật hoang dã và Thủy sản Hoa Kỳ cũng
cho biết hoạt động quan sát môi trường tự nhiên – không chỉ tính riêng hoạt
động ngắm chim – đã thu về 85 tỉ đô la cho Hoa Kỳ trong năm 2001.
Những giá trị vô hình
Bên cạnh những giá trị về mặt y tế, kinh tế và khoa học kỹ thuật, rất nhiều
loài động vật hoang dã còn mang lại niềm cảm hứng cho vô vàn tác giả,
nghệ sĩ và tất cả những ai quan tâm tới sự đa dạng của thế giới tự nhiên.
Hàng loạt các triển lãm ảnh về các loài động thực vật hoang dã đã được tổ


chức trên toàn thế giới, thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận. Tiêu biểu
như hai triển lãm ảnh khai mạc ngày 24/9 tại công viên Gia Định, TP HCM
và công viên Hòa Bình, Hà Nội nằm trong chuỗi các hoạt động thường kỳ
được tổ chức tại các khu vực đô thị ở Việt Nam trong năm 2011.
Đóng góp về y học

Trong cuộc đấu tranh sinh tồn không có hồi kết với những loài sinh vật khác,
nhiều loài động vật hoang dã đã tự tìm ra vô vàn cách để kháng vi khuẩn và
các tế bào gây ung thư. Chúng có thể tạo ra các phân tử mới lạ mà các nhà
hóa học chưa từng biết tới. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về đặc tính này của
các loài có thể giúp các nhà khoa học tìm ra những phương pháp chữa bệnh
mới, hiệu quả cho những căn bệnh tưởng chừng như vô phương cứu chữa.
Thêm nữa, trong cơ thể của nhiều loài động thực vật còn chứa các chất hóa
học hữu ích, phục vụ cho việc sản xuất dược phẩm. Nhiều loại thuốc kháng
sinh, chất chống ung thư, thuốc giảm đau và thuốc chữa bệnh máu khó đông
hiện nay có nguồn nguyên liệu là từ động vật hoang dã. Trên thực tế, hơn
1/4 số đơn thuốc được kê ở Mỹ hàng năm có chứa các chất tìm thấy trong
các loài động thực vật. Do đó, nếu những loài này bị làm tổn hại trước khi
lợi ích y học của chúng được biết đến thì những bí mật này cũng sẽ biến mất
theo.
2.2.2 Đang bị đe dọa bởi nạn săn bắn và các yếu tố môi trường
2.2.3 Nguyên nhân:
Du lịch đại trà với nhận thức môi trường thấp có khả năng gây tác động đến
người dân địa phương và các loài động vật hoang dã. Bên cạnh đó, các mối
đe dọa phải đối mặt trực tiếp trong quản lý, bảo tồn các giá trị Di sản VQG
Phong Nha - Kẻ Bàng hiện nay:
-Thực trạng Săn bẫy động vật hoang dã:
Đây là mỗi đe dọa lớn nhất đối với tính toàn vẹn sinh học của Vườn. Các
loài bị đe dọa chủ yếu là linh trưởng và các loài thú lớn; lợn rừng, gấu, cầy
hương, nhím, rùa, rắn… Hoạt động này xảy ra chủ yếu trong vùng lõi, săn
bắn theo mùa.
-Thực trạng khai thác gỗ trái phép: Hoạt động này vẫn còn diễn ra trong
Vườn, nguy cơ tấn công vào vùng lõi là rất cao; tập trung vào một số loài có
giá trị thương mại cao như Huê, Trắc, Mun, Lim… việc khai thác thường tập
trung vào các mùa nông nhàn. Do thiếu việc làm để tạo thu nhập cho hộ gia



đình, thiếu đất canh tác, đất sản xuất và ý thức của cộng đồng địa phương về
bảo vệ, bảo tồn Di sản yếu kém nên đã vào rừng cấm để khai thác gỗ giải
quyết nhu cầu đời sống của gia đình.
- Thực trạng Khai thác các loại lâm sản phi gỗ: Hoạt động khai thác lâm sản
ngoài gỗ diễn ra quanh năm với mức độ khai thác phụ thuộc vào mức độ sẵn
có của từng vùng. - Khai thác củi, đốt than, chăn thả gia súc, đánh bắt cá
bằng các thiết bị hủy diệt, xâm lấn đất rừng làm nương rẫy… cũng là một
trong những mối đe dọa trực tiếp ảnh hưởng đến môi trường, làm suy giảm
đáng kể chất lượng rừng trong tương lai.
- Trong khi săn bắn đang dần mất đi tầm quan trọng trên phương diện sinh
kế của cộng đồng địa phương thì đối với một số thôn, săn bắn vì mục đích tự
cung tự cấp vẫn quan trọng xét trên mục đích cung cấp nguồn thực phẩm
cho nhiều hộ gia đình, đặc biệt những hộ thiếu đất canh tác và thiếu lương
thực. Tuy nhiên, các loài cá, cua, ếch nhái, ốc đánh bắt được vẫn là nguồn
thực phẩm quan trọng cho phần lớn cộng đồng dân cư ở đây. Hầu hết động
vật hoang dã săn bắt được đều bị bán thay vì tiêu thụ trong cộng đồng địa
phương như trước đây. Sự thương mại hoá này thể hiện rõ bởi các thợ săn
chuyên nghiệp, những người mà thu nhập của họ từ hoạt động săn bắn chiếm
tỷ phần lớn trong tổng thu nhập hộ. Đối với một vài người trong số thợ săn
chuyên nghiệp này, trở thành thợ săn vì phần nhiều bởi lối sống hơn là mục
đích kinh tế đơn lẻ, khi mà chỉ riêng giải pháp về kế sinh nhai không thể
kiểm soát hay ngăn chặn được hoạt động săn bắn.
Nguyên nhân gián tiếp:
- Sự biến đổi khí hậu sẽ tác động đến cấu tạo và sự phân bố của tự
nhiên, hệ sinh thái sẽ bị thay đổi, các giống loài và quần cư phải thích ứng
với những điều kiện mới do thay đổi khí hậu tạo ra; các giống loài có thể bị
buộc phải thay đổi theo. Như vậy, sự thay đổi khí hậu có tác động dội ngược
và dĩ nhiên là đang ảnh hưởng tới sự bảo tồn các tài sản Di sản Thiên nhiên
và các hệ sinh thái sinh tồn bền vững tại Vườn.

- Trong quá trình xây dựng đã thải ra môi trường một số lượng chất thải
đáng kể, gây khói bụi…Ngoài ra, trong quá trình vận chuyển đất, đá xây
dựng công trình, một số loài ngoại lai theo đó xâm nhập vào trong khu vực
ảnh hưởng đến giá trị của Di sản.
Du lịch đại trà với nhận thức môi trường thấp có khả năng gây tác động đến
người dân địa phương và các loài động vật hoang dã. Thực tế quan sát phát
hiện thấy hoạt động du lịch đã gây tiếng ồn ảnh hưởng lên các loài linh


trưởng, gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. Các điểm du lịch
nổi tiếng đang chịu áp lực lớn là hệ quả của tiếng ồn và tình trạng xả rác thải
bừa bãi. Môi trường trong hang động thuộc loại môi trường đặc biệt, dễ bị
tổn thương và hoạt động du lịch hang động có khả năng gây ra các thiệt hại
vĩnh viễn nếu không được kiểm tra, giám sát một cách kỹ lưỡng. Các thiết bị
lắp đặt trong hang động và lượng khách quá tải trong suốt những tháng mùa
hè cũng có thể gây ra tác động tiêu cực đối với đặc trưng của hang động và
các loài động, thực vật. Trong ngày 13/12/2012, đã có 2 vụ vận chuyển động
vật hoang dã bị bắt giữ: sáng ngày 13/12, lực lượng Kiểm lâm cơ động số I
tỉnh Thanh Hóa đã kiểm tra xe khách mang biển kiểm soát 17K- 8975, phát
hiện trên xe vận chuyển 500 cá thể rắn có tổng trọng lượng là 72,5 kg, trong
đó có 9,5 kg rắn ráo trâu thuộc nhóm 2B, không có nguồn gốc xuất xứ; Sáng
cùng ngày, trên địa bàn thị trấn huyện Quảng Xương (tỉnh Thanh Hóa), lực
lượng Kiểm lâm cơ động số I tỉnh kiểm tra xe khách mang biển số 29B 04019 của hãng xe khách Hưng Long, phát hiện trên xe có 10 cá thể tê tê
thuộc nhóm 2B, 4 cá thể lợn rừng, nhiều rắn hổ trâu thuộc nhóm 2B và một
số bao tải có chứa các cá thể con don; trong đó có hai cá thể lợn rừng không
có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.
– Tiếp đó, vào ngày 20/12/2012, Phòng CSĐTTPVMT- Công an tỉnh Quảng
Trị đã phối hợp với các cơ quan chức năng tại thị trấn Lao Bảo, huyện
Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị bắt vụ vận chuyển nhiều ĐVHD quý. Theo đó,
CQĐT trên đã thu giữ 11 cá thể cầy vòi hương (33kg) và 19 cá thể hon

(60kg), 28,5kg rắn, trong đó có 2 cá thể rắn hổ mang.
=>Đó là những nguyên nhân cơ bản dễ thấy nhất đối với động vật tại vườn
quốc gia Phong Nha – Kẻ bàng và đê thấy rõ hơn điều này chúng ta có một
nguyên nhân chung dẫn đến nạn săn bắt và buôn bán trái phép động vật
hoang dã nói chung và vườn quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng nói chung diễn
ra phức tạp, trên quy mô lớn là do dân số tăng cao, dân trí thấp và đặc biệt là
lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh các động vật hoang dã và sản phẩm
của chúng. Buôn bán động vật hoang dã là món lợ i khổng lồ chỉ đứng sau
buôn bán ma túy và vũ khí nên nhiều người lao vào buôn bán bất chấp vi
phạm pháp luật, chính điều nàyđã đe dọa những loại động vật hoang dã.
Những loài quý hiếm nhất và đang có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất lại chính
là những loài có như cầu tiêu thụ cao. Bất chấp luật pháp quốc tế và trong
nước ngăn cấm buôn bán động vật hoang dã, số tiền lợ i nhuận khổng
lồ từ việc buôn bán mang lạ khiến cho những kẻ săn bắt và buôn bán trái
phép đẩy nhữngloài sinh vật quý hiếm vào bờ vực của sự tuyệt chủng. Tại


sông Mê Kông mở rộng (Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam
và Trung Quốc) tình trạng khai thác kiệt quệ các loài động vật hoang dã
để buôn bán (kể cả hợp pháp và bất hợp pháp) đang ngày càng trở thành mối
đe dọa chính của nhiều loài, trên cả mối đe dọa về mất môi trường sống và
suy giảm số lượng.Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một
nước buôn bán động vật hoang dã chủ đạo,đóng ba vai trò quan trọng trong
đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép:Một là: Với nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có, Việt Nam là nơi cung cấp
các loài động vật hoang dã cho thị trườ ng quốc tế, đặc biệt là Trung quốc;Hai là: Với số lượng người dân thành thị có mức thu nhập cao đang tăng
lên, Việt Nam cũng là nơi tiêu thụ các loài động vật hoang dã đã bịsăn bắt
ở trong nước và quốc tế
;-Ba là: Nằmở vị trí tiếp giáp với Trung Quốc, Việt Nam là nơi trung
chuyển của đường dây buôn bán động vật hoang dã tại khu vực tiểu vùng
sông Mê Kông. ĐôngNam Á vừa là một trung tâm tiêu thụ các sản phẩm từ

động vật hoang dã vừa là nguồn cung cấp các sản phẩm từ động vật hoang
dã cho toàn thế giới
Bốn là: Sự thực thi kém hiệu quả cũng do tình trạng uống rượu trong giờ
làm việc. Một số cán bộ kiểm lâm không thể đảm nhiệm được công việc và
trách nhiệm của mình do hậu quả của việc uống rượu trong giờ làm việc. Sự
kiểm soát vẫn còn lỏng lẻo và chưa triệt để của các cán bộ và nhân viên bảo
vệ rừng, chưa có các chế tài bảo vệ và sử phạt nghiêm khắc và đúng đắn đối
với những hành vi đe dọa đến sự duy trì của động vật nơi đây.
Năm là: Hệ thống lưu trữ dữ liệu kém, thêm vào đó là ít phân tích và xử lý
thống tin, bao gồm thu thập và xử lý số liệu liên quan đến vụ vi phạm (ngoại
trừ kiểm lâm VQG Pù Mát) hạn chế hiệu quả thực thi của cán bộ kiểm lâm
viên, cũng như chỉ đạo của lãnh đạo các chi cục và hạt kiểm lâm. Tập huấn
không thường xuyên, thiếu tập huấn định kỳ và có kế hoạch (thể dục thể
chất, thảo luận về chính sách và văn bản pháp quy mới, phổ biến định kỳ,
huấn luyện). Hạn chế thực hành và phát triển kiến thức, kỹ năng là những
vấn đề cần được giải quyết.
Kiểm lâm viên ở hạt kiểm lâm không được trang bị đầy đủ. Mặc dù VQG Pù
Mát được trang bị tương đối tốt nhưng kỹ năng bảo trì thiết bị lại yếu kém.
Tác động của dự án SFNC tới kiểm soát săn bắn và buôn bán động vật
hoang dã


Với những lý do trên đã khiến cho môi năm có hàng trăm loài động vật bị
săn bắn, bắt trái phép. Hằng trăm vụ án tiêu thụ động vật trái phép vẫn được
nói đến hằng ngày. Một số loài đã vĩnh viễn tuyệt chủng ở Việt Nam đặc
biệt là tê giác. Không những các thợ săn và chủ buôn bán khẳng định sự suy
giảm số lượng các loài, kết quả khảo sát đa dạng sinh học do FFI và Birdlife
thực hiện trong tháng 5 và tháng 6 năm 2003 cũng đưa ra kết luận tương tự.

Chương 3:

Mối quan hệ giữa động vật và tự nhiên và các biện pháp phát triển
môi trường sống của các loài động vật.
3. Mối quan hệ giữa động vật và tự nhiên
Quan hệ giữa động vật với tự nhiên là mối quan hệ qua lại: môi trường tác
động lên động vật, đồng thời động vật cũng ảnh hưởng đến các nhân tố tự
nhiên, làm thay đổi tính chất của các nhân tố sinh thái
Trải qua hằng trăm triệu năm tiến hóa, động vật phụ thuộc phần lớn vào tự
nhiên, tùy thuộc vào tự nhiên để tiến hóa thích nghi vì vậy với một môi
trường sống đáng báo động như nêu trên liệu các loài động vật chúng ta
đang cố gắng duy trì có đang sống đúng với những gì chúng muốn?
sống an toàn. Có tự nhiên, có thực vât, có độc vật, có con người. Quy
luật đó sẽ ra sao nếu chỉ còn riêng mình chúng ta. Mỗi loài động vật có
một môi trường thích nghi của riêng mình, tuy chúng ta không tạo được
điều kiện tốt nhất cho chúng nhưng cũng phải để chúng sống yên ổn
trong môi trường nhất định chúng đã chọn. Một mối quan hệ hài hòa,
đẹp đẽ giữa động vật và tự nhiên sẽ không còn trong tương lai không xa
nếu những thực trạng trên không được giải quyết một cách triệt để và
bài bản chúng ta sẽ lại có nguyên lý bất biến của vũ trụ, đó chính là sự
hòa hợp của con người với tự nhiên. Khi thiên nhiên và con người hòa
làm một, chỉnh thể ấy sẽ tạo nên vẻ đẹp kì diệu với sức mạnh vô biên.
Cũng như chúng ta không thể sống thiếu mùa đông dai dẳng và không
khí trong lành cùng quang cảnh núi non.


3.1 Giải pháp phát triển môi trường sống của các loài động vật.
3.1.2 Đối với ban quản lý Vườn:
- Tỉnh cần quan tâm và tích cực tăng cường công tác vận động, xúc
tiến tìm kiếm đối tác đủ tầm để xây dựng quy hoạch tổng thể về bảo tồn
và phát triển Vườn.
Tăng cường năng lực cho cán bộ quản lý Vườn, quản lý Di sản để đủ

điều kiện thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo tồn bền vững các đặc điểm
địa chất và địa mạo; bảo tồn các quá trình sinh thái và hệ động thực vật
bị đe dọa toàn cầu của khu Di sản; Bảo đảm thực thi pháp luật nhằm
ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động săn bẫy động vật hoang dã và khai
thác gỗ trái phép. Cung cấp kỹ năng chuyên môn về quản lý, bảo vệ,
bảo tồn có hiệu quả Di sản; cung cấp trang thiết bị và cơ sở vật chất cần
thiết nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quản lý hoạt động của Vườn.
-Phải đẩy mạnh liên kết trong phát triển du lịch, chú trọng phát huy sức
mạnh cộng đồng và phát triển du lịch xanh là định hướng cơ bản nhằm
khai thác có hiệu quả và quảng bá giá trị của Di sản; Nhằm đảm bảo và
bảo tồn phát triển các giá trị nổi bật của khu Di sản về công tác quản lý
hang động trong hoạt động du lịch. Đảm bảo việc khai thác tài nguyên
cho phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở phát triển du lịch
chất lượng cao với lợi ích được chia sẻ bình đẳng.
-Nâng cao nhận thức và ý thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân và
cộng đồng địa phương về công tác quản lý, bảo vệ, bảo tồn Di sản.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
các ngành các cấp và toàn thể nhân dân về sự cần thiết phải bảo vệ, bảo
tồn Di sản. Làm cho mọi người thấy rõ vai trò và trách nhiệm của mình
trong việc gìn giữ và phát huy giá trị Di sản - là tài sản của nhân loại
cần phải giữ gìn cho thế hệ mai sau. Vận động các tổ chức trong và
ngoài nước tham gia thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận
thức cho người dân. Đẩy mạnh công tác phổ biến pháp luật về bảo vệ
rừng; bảo vệ môi trường, Luật Du lịch cho cộng đồng địa phương và
vùng đệm. Nâng cao kiến thức và thông tin về đa dạng sinh học của
Vườn thông qua các kết quả của các đợt khảo sát, nghiên cứu và giám
sát.
-Di sản muốn tồn tại được phải gắn với cộng đồng. Để giải quyết tốt bài
toán giữa bảo tồn Di sản và phát triển du lịch, chúng ta phải làm cho
những người dân trong cộng đồng được hưởng lợi từ Di sản.



-Tăng cường sự hợp tác liên biên giới để bảo tồn các giá trị cảnh quan
và đa dạng sinh học nổi bật của khu vực núi đá vôi trung tâm Đông
Dương/ điểm nóng đa dạng sinh học toàn cầu, bảo tồn tính toàn vẹn,
nguyên vẹn và kết nối giữa VQG Phong Nha - Kẻ Bàng và Khu Bảo tồn
thiên nhiên Quốc gia Hin Namno, Lào thông qua xây dựng cơ chế hợp
tác bảo tồn liên biên giới.
- Kêu gọi hợp tác quốc tế, tìm nguồn đầu tư tài trợ để đẩy mạnh quá
trình phát triển của Vườn và học tập được những kinh nghiệm và trải
nghiệm mới.
3.1.3 Đối với nhà nước
Bộ luật Hình sự số 15/1999/QH10 dành Điều 190 quy định về Tội vi phạm
các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Theo đó, các hành vi
săn bắt, giết, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật hoang dã quý hiếm bị
cấm theo quy định của Chính phủ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép sản
phẩm của loại động vật đó có thể bị phạt tiền tối đa đến 50 triệu đồng hoặc
bị phạt tù đến 3 năm.
Điều 190 trong Bộ luật hình sự sửa đổi (2009) quy định về bảo vệ động vật
thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Theo đó, Luật
bổ sung thêm hành vi nuôi, nhốt và vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận
cơ thể của loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo
vệ. Mức phạt cao nhất cũng tăng lên 500 triệu đồng hoặc 7 năm tù giam.
Luật bảo vệ phát triển rừng (2004) theo đó, những hành vi săn, bắn, bắt, bẫy,
nuôi nhốt, giết mổ động vật rừng trái phép bị nghiêm cấm. Đồng thời Luật
cũng quy định việc khai thác, động vật rừng phải được phép của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật về bảo tồn
động vật hoang dã. Việc Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng phải
tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt

Nam ký kết hoặc gia nhập.
Luật đa dạng sinh học của Quốc hội khóa XII, kỳ thứ tư số 20/2008/QH12
qua ngày 13 tháng 11 năm 2008. Luật dành riêng một Chương IV với 18
điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật. Theo đó,
các loài động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào Danh mục loài nguy
cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu


hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm
khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên. Luật
cũng quy định về khu bảo tồn, phân cấp khu bảo tồn và những hành vi bị
cấm trong khu bảo tồn. Luật bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2009.
Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ về quản lý thực
vật rừng, động vật rừng nguy cấp, qúy, hiếm đã phân nhóm động vật nguy
cấp, quý, hiếm thành 2 nhóm IB và IIB với những quy định về quản lý, khai
thác và bảo vệ khác nhau.
Nghị định 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt
động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất, nhập nội từ biển, quá cảnh, nuôi sinh
sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo các loài động vật, thực vật hoang
dã nguy cấp, quý, hiếm
Nghị định 99/2009/NĐ-CP là văn bản quy định mức độ xử lý đối với các vi
phạm có liên quan đến công tác bảo vệ động vật hoang dã. Theo đó, những
hành vi vi phạm căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm; các tình tiết tăng
nặng, giảm nhẹ mà bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 500 triệu đồng.
Ngoài ra còn có các thông tư hướng dẫn việc thực thi pháp luật.
3.1.4 Đối với mọi người
Tuyên truyền, quảng bá những hành động đẹp về bảo vệ các loài động vật.
Nâng cao ý thức, kiến thức về vai trò, thực trạng của động vật hiện nay để
bảo vệ, phát giác được các hành động áo ảnh hưởng đến môi trường cũng
như tính mạng các loài.

Lên án, ngăn chặn và tố giác mạnh mẽ các hành động ảnh hưởng đến các
loài.

Kết Luận
Qua những phân tích ở trên ta đã thấy được vai trò rất quan trọng của động
vật hoang dã đối với cuộc sống. Xác định sự gia tăng các hoạt động mua
bán, săn bắt trái phép các động vật hoang dã cũng như các bộ phận và dẫn


xuất của chúng tại Việt Nam. Phân tích cũng nhận thấy sự suy giảm đa dạng
sinh học ở Việt Nam đang ở mức báo động, các biện pháp bảo vệ động vật
hoang dã tại Việt Nam đang dần được cải thiện nhưng vẫn còn những hạn
chế. Những điều này là cơ sở để đề xuất những biện pháp giúp nâng cao hơn
công tác bảo vệ những động vật hoang ở Việt Nam.
Nguồn tài nguyên động vật hoang dã ở Việt Nam là nguồn gen di truyền vô
cùng quý giá mà thiên nhiên phải mất đi hàng triệu triệu năm hình thành tích
lũy nếu chúng ta biết quản lý, giám sát để sử dụng một cách bền vững dựa
trên cơ sở khoa học, của pháp luật thì đây là kho tàng cung cấp các sản phẩm
lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, đồng thời đó cũng
là cơ sở bảo đảm cho sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, du
lịch bền vững, là di sản của nền văn hóa bản địa, là nền tảng của y dược
truyền thống phương Đông. Là ngân hàng gen vô cùng quý giá phục vụ cho
quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước. Nhưng tiếc rằng hiện nay
chúng ta vẫn chưa ý thức đầy đủ được các giá trị vô cùng to lớn của các hệ
sinh thái, của các nguồn gen động vật quý hiếm đối với cuộc sống hiện tại và
tương lai khi Việt Nam trở thành một nước công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
Để thiết thực hưởng ứng năm quốc tế về đa dạng sinh học năm 2010 nhằm
mục tiêu phát triển một cách bền vững, nguồn tài nguyên động vật hoang dã
của Việt Nam nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ giữa bảo tồn và phát triển,
phải nhìn nhận cho được mặt trái của quá trình phát triển đối với môi trường

tự nhiên và môi trường xã hội. Mỗi người luôn tự giác có một ý thức bảo vệ
động vật tự nhiên, nhân rộng mô hình vườn bảo tồn cấp Quốc gia để thêm
nhiều loài động vật tránh được hiểm nguy. Kết hợp chặt chẽ đồng bộ giữa
các chính sách phát triển với vấn đề bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh
học thực hiện thông điệp năm quốc tế đa dang sinh học “Nhiều loài, một
hành tinh, tương lai của chúng ta”

Tài liệu tham khảo:
1.
Bộ KH&CN&VKH&CN Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần
động vật (Red data book of Vietnam). NXB Khoa học Tự nhiên & Công
nghệ Quốc gia.


2.
Bộ KH&CN&VKH&CN Việt Nam, 2007. Sách đỏ Việt Nam, phần
thực vật (Ded data book of Vietnam). NXB Khoa học Tự nhiên & Công
nghệ Quốc gia.
3. Bộ KHCN&MT, Cục Môi trường, 2000. Kế hoạch quốc gia về bảo vệ
môi trường giai đoạn 2001 - 2010.
4.
Bộ TN&MT, 2005. Báo cáo hiện trạng môi trường chuyên đề đa dạng
sinh học, 95 trang.
7.
Chính phủ CHXHCN Việt Nam và dự án VIE/91/F31, 1995. Kế hoạch
hành động ĐDSH của Việt Nam. Hà Nội.
8.
Chính phủ CHXHCN Việt Nam, 2002. Phát triển bền vững ở Việt
Nam. Mười năm nhìn lại và con đường phía trước. Báo cáo của Chính phủ
Việt Nam tại Hội nghị thượng định thế giới về Phát triển bền vững,

Johanesburg, Nam Phi.
9.
Chương trình 52.02 và IUCN, 1986. Việt Nam - Những vấn đề tài
nguyên và môi trường. NXB Nông thôn, Hà Nội.
10. Chương trình Birdlife International và Viện Điều tra quy hoạch rừng,
2000. Thông tin các khu bảo vệ hiện có và đề xuất ở Việt Nam, tháng
1/2001.
11. Cục Kiểm lâm, Bộ NN&PTNN, 2005. Chiến lược quản lý khu bảo vệ tại Việt Nam,
giai đoạn 2002 - 2010.
12. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020.
13. Niên giám thống kê năm 2011.
14. Quy hoạch phát triển Du lịch bền vững khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ
Bàng.

15. Kế hoạch quản lý hoạt động, kế hoạch quản lý chiến lược Vườn Quốc gia
Phong Nha - Kẻ Bàng đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.



×