Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG tác ĐÁNH GIÁ cán bộ, CÔNG CHỨC tại UBND HUYỆN HOÀNH bồ TỈNH QUẢNG NINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.89 KB, 54 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................4
A. PHẦN MỞ ĐẦU.............................................................................................1
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................2
B: PHẦN NỘI DUNG........................................................................................4
CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP...................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN HOÀNH BỒ VÀ PHÒNG
NỘI VỤ HUYỆN HOÀNH BỒ - QUẢNG NINH.............................................4
1.Tổng quan về UBND huyện Hoành Bồ..........................................................................................4
1.1. Vị trí địa lý................................................................................................................................4
1.2. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Hoành Bồ.............................................................................5
1.3. Bộ máy cơ quan hành chính nhà nước - đơn vị sự nghiệp của UBND huyện Hoành Bồ...........5
2. Giới thiệu về phòng Nội Vụ của UBND huyện Hoành Bồ- Đơn vị trực tiếp tham gia thực tập....5
2.1. Vị trí,chức năng........................................................................................................................6
2.2. Nhiệm vụ quyền hạn................................................................................................................6
2.3. Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ............................................................................................7
2.4. Tổ chức nhân sự phòng Nội vụ.................................................................................................8
2.4. Về tổ chức bộ máy:................................................................................................................10
2.5. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp..........................................................10
2.6. Về công tác xây dựng chính quyền:........................................................................................10

CHƯƠNG 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN HOÀNH
BỒ TỈNH QUẢNG NINH”...............................................................................12
1. Khái niệm Cán bộ công chức và các khái niệm có liên quan......................................................12
1.1. Khái niệm Cán bộ công chức:.................................................................................................12
1.2. Vai trò của cán bộ công chức.................................................................................................13
1.3. Đánh giá cán bộ.....................................................................................................................14



Sinh viên: Nguyễn Hải An
Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.4. Khái niệm tiêu chuẩn cán bộ..................................................................................................14
1.5. Khái niệm năng lực cán bộ.....................................................................................................14
2. Thực trạng cán bộ công chức trên địa bàn huyện Hoành Bồ....................................................14
2.1. Về số lượng và cơ cấu............................................................................................................14
2.2. Về chất lượng.........................................................................................................................16
2.3. Về đạo đức công vụ................................................................................................................18
2.4. Về văn hóa giao tiếp...............................................................................................................19
3. Công tác đánh giá cán bộ công chức của phòng Nội Vụ............................................................20
3.1. Căn cứ pháp lý về hoạt động đánh giá cán bộ công chức......................................................20
3.1.1. Quy định của cơ quan cấp trên...........................................................................................20
3.1.2.Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc đánh giá cán bộ công chức.................................................20
3.2. Thực hiện công tác đánh giá của phòng Nội vụ......................................................................21
3.2.1. Chủ thể tham gia đánh giá..................................................................................................21
3.2.2. Đối tượng đánh giá.............................................................................................................21
3.2.3. Phương pháp đánh giá........................................................................................................22
3.2.4. Nội dung đánh giá...............................................................................................................25
3.2.5. Quy trình đánh giá..............................................................................................................26
3.2.6. Quản lý sử dụng kết quả đánh giá.......................................................................................32
3.2.7. Kết quả đánh giá cán bộ công chức tại UBND huyện Hoành Bồ..........................................34
3.2.8. Vai trò của phòng Nội Vụ trong công tác đánh giá cán bộ công chức..................................36
4. Nhận xét về công tác đánh giá cán bộ công chức của phòng Nội Vụ.........................................36
4.1. Những thuận lợi, khó khăn trong công tác đánh giá cán bộ công chức.................................36
4.2. Mặt tích cực...........................................................................................................................37

4.3. Những hạn chế bất cập..........................................................................................................39
4.4. Nguyên nhân..........................................................................................................................40
5. Những đề xuất nhằm đổi mới và nâng cao công tác đánh giá CBCC trong những năm tới.......41

Sinh viên: Nguyễn Hải An
Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CHƯƠNG 3. KIẾN NGHỊ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI CƠ QUAN THỰC
TẬP TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ CÔNG CHỨC, ĐỐI VỚI
NHÀ TRƯỜNG.................................................................................................43
1. Đối với ủy ban nhân dân huyện Hoành Bồ................................................................................44
2. Đối với phòng Nội vụ................................................................................................................45
2. Đối với nhà trường....................................................................................................................46

C. PHẦN KẾT LUẬN.......................................................................................46
.............................................................................................................................49
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................50

Sinh viên: Nguyễn Hải An
Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
UBND

CC
CB
HĐND
GD- ĐT

Nghĩa đầy đủ
Uỷ ban nhân dân
Công chức
Cán bộ
Hội đồng nhân dân
Giáo dục- Đào tạo

TW

Trung ương

QLKDL

Quản lý khu Du lịch

GPMB

Giải phóng mặt bằng

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

Sinh viên: Nguyễn Hải An
Lớp: CĐ Hành chính học 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
A. PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI CẢM ƠN
Thực tập là giai đoạn quan trọng đối với sinh viên nói chung và sinh viên
Trường ĐH Nội vụ Hà Nội nói riêng. Thông qua quá trình này sinh viên được
tiếp xúc với những điều kiện thực tiễn, được làm quen với công việc để mỗi sinh
viên có thể hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình để áp dụng, để so sánh
giữa lý thuyết với thực tế cụ thể. Qua đó giúp cho sinh viên có lòng đam mê
công việc, tự tin, vững vàng hơn với những định hướng cho tương lai..
Trong thời gian em thực tập ở phòng Nội Vụ huyện Hoành Bồ, em đã có
điều kiện tiếp xúc với công việc "hành chính", tập làm quen với vai trò của một
công chức Nhà nước. Thời gian đó tuy không dài (từ 2/3 đến 24/4) nhưng em
cũng đã tích lũy cho mình được nhiều bài học quý báu về cách giải quyết công
việc, thái độ tác phong khi làm việc, cách xử lý mỗi quan hệ giữa các đồng
nghiệp trong giải quyết công việc. Những bài học qúy báu này sẽ là hành trang
giúp em tự tin hơn khi bước vào môi trường làm việc mới với nhiều khó khăn và
thử thách sau này.
Trong quá trình thực tập, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình
của các thầy cô giáo trong khoa Hành Chính Học; sự quan tâm giúp đỡ của Ban
lãnh đạo UBND huyện Hoành Bồ ; các cán bộ công chức phòng Nội Vụ và đặc
biệt người hướng dẫn trực tiếp là anh Vũ Xuân Lộc và Trần Ngọc Thế- Chuyên
viên phòng Nội Vụ và cô Phạm Thị Nhàn- Phó phòng Nội vụ là người phụ trách
chung đã giúp em có được những nhận thức sâu sắc trong việc giải quyết công
việc của cán bộ, công chức nhà nước và em đã có những tư liệu cần thiết để
hoàn thành báo cáo thực tập với đề tài: “Nâng cao hiệu quả công tác đánh giá
cán bộ công chức tại UBND huyện Hoành Bồ”.
Vì thời gian thực tập cũng không nhiều, khoảng thời gian vừa thực hành

công việc vừa phải viết báo cáo. Do đó bài báo cáo của em không thể tránh khỏi
những sai sót nhất định. Chính vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ
dạy từ quý thầy cô để bài báo cáo của em được đầy đủ và hoàn thiện hơn nữa.
Em xin chân thành cám ơn!
HoànH Bồ, ngày 20 tháng 04 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Hải An
Sinh viên: Nguyễn Hải An

1

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
LỜI MỞ ĐẦU
Nhân lực là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của bất cứ tổ
chức nào, trong đó có cả các tổ chức hành chính nhà nước. Nguồn nhân lực - đội
ngũ cán bộ, công chức là yếu tố tiên quyết đến hiệu quả hoạt động, sự bền vững và
phát triển của bộ máy nhà nước. Quản lý và làm tốt công tác cán bộ là một trong
những nhiệm vụ hàng đầu cần sự quan tâm và thực hiện 1 cách nghiêm túc.
Đánh giá cán bộ, công chức là khâu đầu tiên trong công tác cán bộ, là cơ
sở để thực hiện chính sách cán bộ. Làm tốt công tác đánh giá sẽ có ý nghĩa quyết
định tới các khâu còn lại của công tác quản lý nhân sự. Nếu đánh giá chính xác,
hợp lý thì đó sẽ là nền tảng để lựa chọn, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ đúng
đắn và ngược lại sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường.
Công tác đánh giá cán bộ, công chức từ lâu đã nhận được sự quan tâm của
Đảng và Nhà nước ta. Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh đã tâm niệm: “ Cán bộ là
gốc của mọi việc” và “ công việc thành hay bại là đều từ cán bộ mà ra”. Đánh

giá cán bộ, công chức sẽ giúp cho các khâu còn lại của công tác quản lý nhân sự
được thực hiện thông suốt, hiệu quả. Người từng viết: “ Kinh nghiệm cho biết
mỗi lần xem xét lại nhân tài, một mặt sẽ tìm thấy nhân tài mới, mặt khác thì
những người hú họa cũng sẽ bị lôi ra”. Trong 5 Chương trình hành động cụ thể
của Chính phủ về Cải cách hành chính giai đoạn II 2006 – 2010 có Chương trình
xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính do Bộ Nội vụ chủ
trì, một trong năm nhiệm vụ trọng tâm nhấn mạnh là : Xây dựng và đưa vào
thực hiên phương pháp khoa học đánh giá kết quả công tác cán bộ công chức.
Trong những năm qua, công tác đánh giá cán bộ, công chức đã và đang
ngày càng được coi trọng, có sự chuyển biến trong cả nhận thức và cách làm.
Nhất là từ khi Bộ chính trị ban hành Quy chế đánh giá cán bộ công chức, nhìn
chung thì công tác cán bộ nói chung và công tác đánh giá nói riêng đã đạt được
những thành quả đáng khích lệ, công tác đánh giá đã được thực hiện hiệu quả và
dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, đánh giá cán bộ,
công chức hiện nay vẫn là khâu tồn tại nhiều hạn chế cần khắc phục nhất là
Sinh viên: Nguyễn Hải An

2

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang có sự chuyển biến mạnh mẽ sang nền
kinh tế thị trường, tiến nhanh để hội nhập hóa với khu vực và Thế giới. Trước
những cơ hội và cũng là thách thức đó thì công tác cán bộ cần được nhanh
chóng hoàn thiện để theo kịp sự phát triển nói chung và cũng để ngăn chặn
những tác động xấu đến hệ thống hành chính Nhà nước.
Kết quả sau 2 tháng thực tập tại phòng Nội Vụ UBND huyện Hoành Bồ là

những kỹ năng thực tế trong công việc và bài báo cáo thực tập. Bài báo cáo của
em gồm có: 3 phần.
A: PHẦN MỞ ĐẦU.
B: PHẦN NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT
NGHIỆP.
Chương 1: Tổng quan về UBND huyện Hoành Bồ và Phòng Nội Vụ
huyện Hoành Bồ.
Chương 2: Báo cáo chuyên đề: “nâng cao hiệu quả công tác đánh giá
Cán bộ, Công chức tại UBND huyện Hoành Bồ”.
Chương 3: Kiến nghị của sinh viên đối với cơ quan thực tập trong công
tác đánh giá cán bộ công chức, đối với nhà trường.
C. PHẦN KẾT LUẬN
Đây là một đề tài khá phức tạp và nhạy cảm trong công tác đánh giá và
quản lý cán bộ công chức, với sự hiểu biết còn hạn hẹp của một sinh viên nên
bài làm khó tránh khỏi những hạn chế và khiếm khuyết. Vì vậy, em rất mong
nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các bạn và những người quan tâm
đến vấn đề nâng cao hiệu quả đánh giá cán bộ công chức để bài báo cáo của em
được hoàn thiện hơn.

Sinh viên: Nguyễn Hải An

3

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
B: PHẦN NỘI DUNG
CHUYÊN ĐỀ BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ UBND HUYỆN HOÀNH BỒ VÀ PHÒNG
NỘI VỤ HUYỆN HOÀNH BỒ - QUẢNG NINH
1.Tổng quan về UBND huyện Hoành Bồ.
1.1. Vị trí địa lý
Hoành Bồ là một huyện miền núi, diện tích tự nhiên 82.355 ha, dân số
trung bình năm 2003 là 40.320 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 4
dân tộc chính ( Dao, Sán Dìu, Tày, Hoa). Trong toàn huyện có 01 thị trấn và 12
xã.
- Huyện Hoành Bồ có vị trí địa lý quan trọng, tiếp giáp với Thành phố Hạ
Long và thị xã Cẩm Phả, huyện được đánh giá như là một huyện ngoại ô Thành
phố, do đó có điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế thúc đẩy các lĩnh vực mà
huyện có ưu thế như cung cấp thực phẩm, rau quả cho khu công nghiệp và du
lịch Hạ Long.Đồng thời có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bên cạnh di sản
thiên nhiên thế giới - Vịnh Hạ Long.
- Địa hình đa dạng có ưu thế kết hợp về phát triển kinh tế miền núi - trung
du và đồng bằng ven biển.Tuy nhiên do việc phân bổ không đồng đều, địa hình
núi thấp và đồng bằng chiếm 22% diện tích tự nhiên, địa hình thung lũng chiếm
8%, còn lại địa hình đồi có độ cao 20m đến 500m chiếm tới 70% diện tích tự
nhiên. Do vậy cần phải có quy hoạch sử dụng hợp lí các nguồn nhân lực địa hình
tạo lên sự cân bằng phát triển môi trường và sinh thái.
- Huyện Hoành Bồ nằm trong vùng khí hậu Đông Bắc ven biển, có đặc
điểm khí hậu nhiệt đới ẩm phân hóa theo độ cao. Nhiệt độ trung bình 25 – 29
( cao nhất 37,9 độ C – thấp nhất 5 độ C) Lượng mưa trung bình năm trên
2000mm chủ yếu tập trung từ tháng 5 đến tháng 10.
- Tài nguyên khoáng sản có nhiều loại, có thể chia làm 2 nhóm chính
(1)Nhóm nhiên liệu than: được phân bố tại Tân Dân, Quảng La, Dân Chủ, có
Sinh viên: Nguyễn Hải An

4


Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
quy mô từ nhỏ đến lớn, đây là nguồn nguyên liệu cung cấp chủ yếu cho kế
hoạch xây dựng các nhà máy nhiệt điện và xi măng tại địa phương (2)Nhóm vật
liệu xây dựng bao gồm: đất sét, đá vôi, cát xây dựng, là chuyển biến mạnh mẽ
theo hướng công nghệ hóa hiện đại hóa trong sự phát triển kinh tế huyện.
1.2. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Hoành Bồ
UBND huyện Hoành Bồ có cơ cấu tổ chức rất khoa học và chặt chẽ.Cơ cấu
UBND huyện Hoành Bồ gồm 01 Chủ tịch, 02 Phó chủ tịch và 13 phòng ban
1)
2)
3)
4)
5)
6)
7)
8)
9)
10)
11)
12)
13)

Văn phòng HĐND & UBND huyện.
Phòng Lao động Thương binh và Xã hội.
Phòng Tài chính – Kế hoạch.
Phòng Văn hoá và Thông tin.

Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Phòng Nội vụ.
Phòng Tư pháp.
Phòng Y tế.
Phòng Thanh tra.
Phòng kinh tế- hạ tầng.
Phòng giáo dục.
Phòng dân tộc.

1.3. Bộ máy cơ quan hành chính nhà nước - đơn vị sự nghiệp của
UBND huyện Hoành Bồ
- Cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể cấp huyện có 08 đơn vị với 236 cán
bộ, công chức.
- Đơn vị sự nghiệp nhà nước của huyện có 151 đơn vị với tổng số 3058
viên chức. trong đó:
• Sự nghiệp giáo dục: 113 đơn vị với 2381 người.
• Sự nghiệp y tế: 37 đơn vị với 652 người.
• Sự nghiệp khác còn lại: 3 đơn vị với 25 người.
- Có 34 xã, thị trấn với 745 cán bộ, công chức. Trong đó:
• Cán bộ có 350 người.
• Công chức có 395 người
2. Giới thiệu về phòng Nội Vụ của UBND huyện Hoành Bồ- Đơn vị
Sinh viên: Nguyễn Hải An

5

Lớp: CĐ Hành chính học 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trực tiếp tham gia thực tập
2.1. Vị trí,chức năng
- Vị trí
Phòng Nội Vụ huyện Hoành Bồ là cơ quan chuyên môn thuộc UBND
huyện Hoành Bồ, chịu sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế và
công tác của UBND huyện Hoành Bồ, đồng thời chịu sự hướng dẫn, kiểm tra,
thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ Tỉnh Quảng Ninh.
Phòng Nội vụ huyện Hoành bồ có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt
động và mở tài khoản Kho bạc Nhà nước theo quy định.
- Chức năng
Phòng Nội vụ huyện Hoành Bồ có chức năng tham mưu, giúp UBND
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: tổ chức, biên chế
các cơ quan hành chính; chính quyền địa phương; địa giới hành chính; cán bộ,
công chức, viên chức nhà nước, cán bộ công chức phường; hội; tổ chức phi
Chính phủ; văn thư, lưu trữ nhà nước; dân tộc; tôn giáo; thi đua – khen thưởng.
2.2. Nhiệm vụ quyền hạn
1. Trình UBND cấp huyện các văn bản hướng dẫn về công tác nội vụ trên
địa bàn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định
2. Trình UBND cấp huyện ban hành quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế
hoạch dài hạn năm năm và hàng năm; chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
3. Tham mưu việc phân bổ chỉ tiêu biên chế hành chính sự nghiệp hàng
năm; việc thực hiện quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với cơ
quan chuyên môn, tổ chức sự nghiệp và UBND xã – thị trấn; việc thực hiện quy
chế dân chủ cơ sở đối với các đơn vị trên địa bàn huyện.
4. Tham mưu Chủ tịch UBND huyện phê chuẩn các chức danh lãnh đạo
của UBND xã – thị trấn; trình UBND cấp tỉnh bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch,
các Uỷ viên UBND huyện. Tham mưu xây dựng đề án thành lập mới, nhập,

chia, điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn.
5. Tham mưu việc tuyển dụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại; đánh giá CBCC, viên chức; thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đối với
Sinh viên: Nguyễn Hải An

6

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CBCC.
6. Tham mưu UBND huyện trong việc thực hiện chủ trương, biện pháp
đẩy mạnh cải cách hành chính tại địa phương.
7. Tham mưu công tác văn thư– lưu trữ đối với các cơ quan, đơn vị trên
địa bàn huyện về chế độ, quy định và chuyên môn, nghiệp vụ.
8. Tham mưu UBND huyện về việc thực hiện các chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo và công tác thi đua
khen thưởng.
9. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm về
công tác nội vụ theo thẩm quyền.
10. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. quy hoạch, kế
hoạch sau khi được phê duyệt.
2.3. Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ
Hiện nay, phòng Nội vụ có 01 trưởng phòng, 02 phó trưởng phòng và 04
chuyên viên.

Sinh viên: Nguyễn Hải An


7

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng Nội Vụ:
TRƯỞNG PHÒNG

Phó Trưởng

Phó Trưởng

phòng 1

phòng 2

Chuyên viên 1

Chuyên viên 2

Chuyên viên 3

Chuyên viên 4

- Trưởng phòng Nội vụ chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân quận và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động của Phòng.
- Phó Trưởng phòng giúp Trưởng phòng phụ trách và theo dõi một số mặt

công tác; chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ
được phân công.Khi Trưởng phòng vắng mặt một Phó Trưởng phòng được
Trưởng phòng ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Phòng.
- Các công chức có chuyên môn khác lo những mặt công tác khác nhau
như nâng lương, tổ chức thi đưa khen thưởng.
2.4. Tổ chức nhân sự phòng Nội vụ
Theo báo cáo tổng hợp tính đến hết tháng 3/2014, phòng Nội vụ huyện
Tĩnh Gia có 7 người.
Phòng Nội vụ có 4 nam, có 3 nữ. Trình độ chuyên môn của phòng đều là
trình độ Đại Học, Trình độ chính trị có 2 người. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ và
trình độ tin học của công chức Phòng nội vụ cũng đã đáp ứng được đòi hỏi, yêu
cầu của công việc.
Cơ cấu tuổi của phòng còn khá trẻ: dưới 40 tuổi có 6 người đây là độ tuổi
hội tụ đủ kinh nghiệm và trình độ nhằm thực thi công việc tốt nhất, đồng thời có
Sinh viên: Nguyễn Hải An

8

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
đủ sức khỏe và thời gian để học hỏi nâng cao trình độ.
*Truởng phòng
- Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách chung. Trưởng phòng chịu trách nhiệm
trước Uỷ ban nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Huyện và trước pháp luật về
việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và toàn bộ hoạt động
của Phòng.
- Phụ trách điều hành chung về chuyên môn và công tác tham mưu cho

Huyện ủy, Uỷ ban nhân dân Huyện; Công tác tổ chức Cán bộ; Công tác Cải cách
Hành chính, khoán biên chế, kinh phí hành chính; Tham mưu công tác Quy chế
Dân chủ cơ sở; Công tác phân cấp ủy quyền của Tỉnh đối với Huyện; Công tác
địa giới hành chính; Xây dựng chương trình kế hoạch tháng, quý, năm; Báo cáo
tổng kết các chuyên đề; Công tác chính sách, trợ cấp khó khăn, đào tạo, nghỉ
phép, nghỉ việc, kỷ luật đi nước ngoài.
*Phó phòng 1
- Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách Công tác tổ chức bộ máy và hoạt động
khối xã trực thuộc Huyện. Điều hành và ký thay trưởng phòng khi vắng mặt.
- Phụ trách tổ chức công chức xã,huyện. cải cách hành chính, địa giới
hành chính, đào tạo cán bộ công chức.
*Phó phòng 2
- Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách công tác tổ chức bộ máy, quản lý khối
trường, giáo dục.
*Chuyên viên 1
- Lĩnh vực phụ trách: phụ trách lĩnh vực Tôn giáo- Dân tộc, Thực hiện
nhiệm vụ do Trưởng, Phó phòng giao.
*Chuyên viên 2
- Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách công tác thanh niên, địa giới hành chính.
Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng, Phó phòng giao.
*Chuyên viên 3
Sinh viên: Nguyễn Hải An

9

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội

- Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách lĩnh vực thi đua- khen thưởng, Thực hiện
nhiệm vụ do Trưởng, Phó phòng giao.
*Chuyên viên 4
- Lĩnh vực phụ trách: Phụ trách công tác trong lĩnh vực công chức cấp xã,
công chức cấp huyện. Thực hiện nhiệm vụ do Trưởng, Phó phòng giao.
2.4. Về tổ chức bộ máy:
- Tham mưu giúp UBND huyện quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn theo hướng dẫn của UBND tỉnh.
- Trình UBND huyện quyết định hoặc tham mưu giúp UBND huyện trình
cấp có thẩm quyền quyết định thành lập, sát nhập, giải thể các cơ quan Chuyên
môn thuộc UBND huyện.
- Xây dựng đềán thành lập, sát nhập, giải thể các tổ chức sự nghiệp trình
cấp có thẩm quyền quyết định.
- Tham mưu giúp chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập, sát nhập,
giải thể các tổ chức phối hợp liên ngành huyện theoquy định của pháp luật.
2.5. Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính sự nghiệp
- Tham mưu giúp Chủ tịch UBND huyện phân bố chỉ tiêu biên chế hành
chính sự nghiệp hàng năm.
- Giúp UBND huyện hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng biên chế
hành chính sự nghiệp.
- Giúp UBND huyện tổng hợp chung việc thực hiện các quy định về chế
độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ quan chuyên môn, tổ chức sự
nghiệp huyện và UBND xã.
2.6. Về công tác xây dựng chính quyền:
- Thực hiện các thủ tục để Chủ tịch UBND huyện bổ nhiệm các chức danh
lãnh đạo của UBND xã; lãnh đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị thuộc UBND
huyện, giúp UBND huyện trình UBND tỉnh bổ nhiệm các chức danh theo quy
định của pháp luật.
- Tham mưu giúp UBND huyện xay dựng đề án thành lập mới, nhập chia,
Sinh viên: Nguyễn Hải An


10

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
điều chỉnh địa giới hành chính trên địa bàn để UBND trình HĐND cùng cấp
thông qua trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Chịu trách
nhiệm quản lý hồ sơ, mốc, chỉ giới, bản đồ địa lý hành chính của huyện.
- Giúp UBND huyện trong việc hướng dẫn thành lập, giải thể, sát nhập và
kiểm tra, tổng hợp báo cáo về hoạt độngcác xã trên địa bàn huyện theo quy định,
bồi dưỡng công tác cho các chức danh ở xã, thị trấn.

Sinh viên: Nguyễn Hải An

11

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
CHƯƠNG 2: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ: “NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG
TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI UBND HUYỆN HOÀNH
BỒ TỈNH QUẢNG NINH”
1. Khái niệm Cán bộ công chức và các khái niệm có liên quan
1.1. Khái niệm Cán bộ công chức:
Theo điều 4 của luật cán bộ công chức ban hành ngày 13/11/2008 thì cán

bộ công chức được định nghĩa như sau:
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn bổ nhiệm giữ chức
vụ chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản việt nam, nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương( sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh( sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.
Công chức là công dân việt Nam, được quyền tuyển dụng bổ nhiệm vào
nghạch, chức vụ, chức danh của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước. tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan , đơn vị thuộc
quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công
nhân quốc phòng, trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy quản lý, lãnh đạo của cơ
quan sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự
ngiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt
Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong thường trực hội đồng nhân
dân (HĐND), ủy ban nhân dân (bí thư). Phó bí thư đảng ủy. người đứng đầu tổ
chức chính trị xã hội, công chức cấp xã là một công dân Việt Nam được tuyển
dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc ủy ban nhân dân cấp xã,
trong biên chế và hưởng lương ngân sách nhà nước.

Sinh viên: Nguyễn Hải An

12

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
1.2. Vai trò của cán bộ công chức
Trong cơ quan nhà nước nói chung, cơ quan hành chính nhà nước nói
riêng, đội ngũ cán bộ công chức có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng đối với việc
duy trì hiệu quả hoạt động. Dù mục tiêu, chiến lược hoạt động của các cơ quan
này có tốt như thế nào nhưng nếu thiếu một đội ngũ cán bộ công chức được tổ
chức khoa học, hợp lý thì mục tiêu ấy không thể đạt được. Người cán bộ công
chức nhà nước có vai trò ý nghĩa như sau:
Là người hoạch định đường lối, chính sách cho cơ quan, tổ chức hoạt
động. Đối với cơ quan hành chính nhà nước, mục tiêu là đáp ứng một cách tốt
nhất những yêu cầu của nhân dân. Để làm được điều này các cơ quan nhà nước
phải xây dựng một hệ thống chính sách hợp lý và khoa học, sẽ đem lại hài long
cho nhân dân, góp phần vào sự phát triển của xã hội. Ngược lại, cơ chế chính
sách không hợp lý sẽ ngăn cản việc thực hiện các quyền của công dân, đặc biệt
là các quyền về nhân sự, kìm hãm sự phát triển của xã hội.
Cán bộ công chức là người trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách, kế
hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hay nói cách khác, các cán bộ công
chức là những người quyết định đến sự thành công hay thất bại của một chính
sách, kế hoạch nhà nước. Vai trò này đòi hỏi cán bộ công chức phải có năng lực
và phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Là những chủ thể đứng ra tổ chức phối hợp các nguồn lực trong tổ chức,
bao gồm tài chính, người lao động, cơ sở vật chất và nguồn lực khác. Công việc
này đòi hỏi cán bộ công chức phải có năng lực tổ chức, không ngừng học hỏi để
đáp ứng mọi nhu cầu của công việc.
Cán bộ công chức là người trực tiếp thực hiện các hoạt động giao tiếp
giữa cơ quan nhà nước với môi trường bên ngoài. Đó là việc trao đổi thông tin
giữa cơ quan nhà nước với nhau. Tiếp nhận thông tin từ xã hội rồi tiến hành
phản hồi từng thông tin nhận được, giao tiếp với cơ quan, tổ chức doanh nghiệp,
công dân đòi hỏi công chức phải có nhạy cảm nhất định với thông tin, đặc biệt là
thông tin liên quan đến sự phát triển của xã hội. Từ đó định ra chính sách, kế

Sinh viên: Nguyễn Hải An

13

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
hoạch đổi mới đất nước.
1.3. Đánh giá cán bộ
Đánh giá cán bộ là khâu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là
cơ sở để lựa chọn, bố trí, sử dụng, đề bạt, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán
bộ.
Đánh giá cán bộ là khâu quan trọng đầu tiên của công tác cán bộ, có ý
nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử
dụng, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với
cán bộ cũng như giúp cán bộ phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm, tiến bộ
không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng
lực và hiệu quả công tác của cán bộ.
1.4. Khái niệm tiêu chuẩn cán bộ
Tiêu chuẩn cán bộ là sự cụ thể hóa những yêu cầu khách quan của đường
lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng thành những tiêu chí đòi hỏi đội ngũ cán bộ của
Đảng và Nhà nước cần phải có. Về phẩm chất chính trị đó là lòng trung thành
với tổ quốc và CNXH, là sự nhất trí và quyết tâm thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, là sự vững vàng về lập trường quan điểm chính trị trước những
tình huống khó khăn, phức tạp ở những bước ngoặt của cách mạng.
1.5. Khái niệm năng lực cán bộ
Năng lực cán bộ là năng lực quán triệt tổ chức thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, hoàn thành với hiệu quả cao nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước

giao phó, người dám nghĩ, dám nói, dám làm thì tư duy độc lập, ý kiến sắc sảo.
2. Thực trạng cán bộ công chức trên địa bàn huyện Hoành Bồ
2.1. Về số lượng và cơ cấu
Theo báo cáo đội ngũ công chức huyện Hoành Bồ về số lượng và chất
lượng về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu của các nhiệm vụ kinh tế - chính
trị - xã hội của huyện. Tính đến tháng 4/2015, tổng số biên chế hiện có của
UBND huyện là 129 người. Cụ thể:

Sinh viên: Nguyễn Hải An

14

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Về cơ cấu
Theo giới tính
Giới tính
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Nam
94
73%
Nữ
35
27%
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CB,CC từ cấp huyện trở lên năm
2014 của UBND huyện Hoành Bồ)

Qua bảng số liệu có thể thấy số lượng cán bộ, công chức nữ có số lượng ít
hơn nam. Tuy nhiên, nếu so sánh với năm 2008 thì số lượng cán bộ công chức
nữ đã tăng từ 16 người lên 35 người trong năm 2013, tỉ lệ tăng từ 20% lên 27%,
điều đó chứng tỏ sự quan tâm của Đảng, chính phủ, của huyện đối với cán bộ
công chức là nữ giới, đảm bảo điều kiện học tập và công tác cho cán bộ, công
chức nữ. Đồng thời, hiện nay trình độ của phụ nữ đã được nâng cao, mặt khác ở
các cơ quan hành chính nhà nước, đội ngũ cán bộ nữ giới “ giỏi việc nước đảm
việc nhà” là rất phổ biến. Họ vừa có thể sắp xếp công việc để vừa nâng cao trình
độ học vấn, kiến thức, năng lực về kỹ năng quản lý hành chính nhà nước, vừa có
thời gian chăm sóc gia đình.
Theo độ tuổi
Dưới 30
Từ 30 – 50
Trên 50

Số lượng
36
69
24

Tỉ lệ (%)
28%
53%
19%

(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CB,CC từ cấp huyện trở lên năm
2014 của UBND huyện Hoành Bồ)
Qua bảng số liệu ta thấy độ ngũ cán bộ, công chức ủy ban nhân dân huyện
ngày càng được trẻ hóa. Trong đó lực lượng cán bộ, công chức tuổi dưới 30
chiếm 28% điều này rất khả quan cho lực lượng lãnh đạo trong tương lai. Độ

tuổi 30 tới 50 chiếm 53%, đây vẫn là lực lượng nòng cốt cho công tác phát triển
hiện nay tại huyện, độ tuổi trên 50 chiếm tỉ lệ ít hơn. Điều này phù hợp với tiến
trình phát triển hiện nay, bởi vì lực lượng lao động trẻ của huyện ngày càng
tăng, công tác đào tạo bồi dưỡng đã xây dựng được một lực lượng lớn trí thức
Sinh viên: Nguyễn Hải An

15

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
trẻ năng động có thể đảm đương nhiều chức vụ công tác quan trọng và có triển
vọng trong tương lai.
2.2. Về chất lượng
- Trình độ chuyên môn
Trình độ
Thạc sĩ
Đại học

Số lượng
29
100

Tỉ lệ (%)
25%
75%

(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CB,CC từ cấp huyện trở lên năm

2014 của UBND huyện Hoành Bồ)
Tại huyện Tĩnh Gia số lượng CB – CC có trình độ từ đai học trở lên là
129 người, trong đó thạc sĩ chiếm 25%, đại học là 75%. Điều đó chứng tỏ trình
độ CB – CC của huyện là tương đối cao.
Nguyên nhân:
Huyện luôn coi công tác nâng cao chất lượng CB – CC là chiến lược phát
triển bền vững trong tương lai. Đồng thời huyện Hoành Bồ là huyện đang có tốc
độ phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế lẫn xã hội. Với hai nhà máy xi măng Thăng
Long và Hạ long, nhà máy gạch Yên Mỹ , xí nghiệp than Hoành Bồ cùng các
nhà máy chế biến gỗ. Hoành Bồ một trong những nơi được đầu tư mạnh nhất
của tỉnh Quảng Ninh, khi hoàn thiện xong đi vào hoạt động nó sẽ có ảnh hưởng
không chỉ trong địa phương mà còn lan ra cả nước, vì vậy công tác đầu tư xây
dựng đội ngũ CB – CC hiện nay là kịp thời và tất yếu.
- Trình độ lý luận chính trị
Trình độ
Cao cấp
Cử nhân
Trung cấp
Sơ cấp
CB – CC
22
5
5
97
Tỉ lệ (%)
17%
4%
4%
75%
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CB,CC từ cấp huyện trở lên năm

2014 của UBND huyện Hoành bồ)
Theo bảng số liệu trình độ lý luận chính trị của CB – CC ở huyện Hoành
Bồ đã được đào tạo ở một trình độ nhất định. Số cán cán bộ, công chức có trình
độ trung cấp trở lên chiếm 25%. Tuy nhiên vẫn còn một lực lượng lớn cán bộ,
Sinh viên: Nguyễn Hải An

16

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
công chức trình độ sơ cấp 75%. Vì vậy yêu cầu đặt ra là phải nâng cao trình độ
lý luận chính trị cho cán bộ, công chức của huyện để phù hợp với yêu cầu công
cuộc cải cách hành chính hiện nay.
- Trình độ quản lý hành chính
Trình độ

Số lượng

Tỉ lệ ( % )

CVCC

20

4

CV chính


29

22

Chuyên viên

90

69

Cán sự

6

5

(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CB,CC từ cấp huyện trở lên năm
2014 của UBND huyện Hoành Bồ)
Từ bảng số liệu này ta có thể thấy trình độ về quản lý hành chính nhà
nước của cán bộ, công chức huyện Hoành Bồ tương đối cao, đáp ứng được yêu
cầu nhiệm vụ đặt ra trong thời kỳ CNH – HĐH. Tỉ lệ cán bộ, công chức từ trình
độ chuyên viên trở lên chiếm 95%, tuy nhiên chuyên viên cao cấp thì có 5%
Nguyên nhân:
Công tác đào tạo nâng cao chất lượng về quản lý hành chính nhà nước đã
được huyện quan tâm. Phòng nội vụ và trung tâm bồi dưỡng chính trị đã có kết
hợp ngày càng chặt chẽ, thống nhất trong các khâu liên quan tới hoạt động bồi
dưỡng, đào tạo.
Hầu hết cán bộ, công chức đều nhận thấy tầm quan trọng khi có trình độ
quản lý nhà nước. Vì vậy họ đều tích cực rèn luyện, học tập để đáp ứng yêu cầu

mới của huyện trong chiến lược cải cách hành chính hiện nay.

Sinh viên: Nguyễn Hải An

17

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Trình độ tin học, ngoại ngữ:
Ngoại ngữ
Tin học
CB – CC
112
129
Tỉ lệ (%)
86%
100%
(Nguồn: Báo cáo số lượng, chất lượng CB,CC từ cấp huyện trở lên năm
2014 của UBND huyện Hoành Bồ)
Nhìn chung trình độ tin học, ngoại ngữ của cán bộ, công chức huyện
tương đối cao và đồng đều. Hiện nay, công cuộc cải cách hành chính đã mang
lại một số hiệu quả thiết thực. trong đó có công tác ứng dụng công nghệ thông
tin điện tử vào quản lý đang được phát triển mạnh mẽ ở các cơ quan hành chính
nhà nước. Vì vậy các các cán bộ, công chức cần phải học hỏi để nâng cao về
trình độ tin học và ngoại ngữ, tránh sự lạc hậu, yếu kém so với mặt bằng chung
của xã hội hiện nay.
2.3. Về đạo đức công vụ

Đạo đức công vụ là sản phẩm tất yếu của quá trình phát triển của các mô
hình nhà nước với con người cụ thể làm việc cho nhà nước. Mỗi hình thái xã hội
gắn liền với một hình thái nhà nước, các hình thái xã hội lại có những chuẩn
mực đạo đức khác nhau và nó lại quyết định tới các giá trị, hành vi cách ứng xử
trong các hoạt động của cán bộ, công chức.
Hiện nay đạo đức công vụ là một chủ đề được nhắc đến khá nhiều trong hoạt
động của chính quyền các cấp, ở huyện Hoành Bồ vấn đề này cũng là một trong
những mặt trọng tâm trong chiến lược nâng cao chất lượng cán bộ, công chức.
Nhìn chung, đạo đức công vụ được thực hiên khá ngiêm chỉnh trong các
cơ quan huyện, điều đó thể hiện ở sự tuân thủ nội quy của cơ quan, tiến hành
công tác làm việc đúng quy định pháp luật và trình tự thủ tục. Tuy nhiên bên
cạnh đó vẫn còn tình trạng người dân ca thán về cách thức làm việc không rõ
ràng, thiếu công bằng trong xem xét, khiếu nại, kiện cáo… một số cán bộ, công
chức có tinh thần trách nhiệm chưa cao, có biểu hiện chây lười, né tránh công
việc, thiếu tôn trọng nhân dân, nhiều lúc công dân tới làm việc phải chờ đợi, gây
nhiều phiền phức, hiện tượng lãng phí tiêu cực vẫn còn diễn ra.
Sinh viên: Nguyễn Hải An

18

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
2.4. Về văn hóa giao tiếp
Văn hóa là hoạt động cơ bản của mỗi con người, nhưng để có được văn
hóa giao tiếp thì không phải dễ thực hiện. Đối với các cán bộ, công chức thì văn
hóa giao tiếp chính là thái độ trong giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên,
cấp dưới, với tổ quốc, với nhân dân. Trong các cơ quan hành chính nhà nước nói

chung cũng như tại huyện Hoành Bồ nói riêng, văn hóa giao tiếp được xem là
chuẩn mực để đánh giá năng lực, chất lượng cán bộ, công chức. Trong thực tế
tại huyện văn hóa ứng xử được các cán bộ, công chức thực hiện khá tốt. Tuy
nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số biểu hiện cần khắc phục như sau:
Thái độ phục vụ nhân dân nhiều khi chưa được nghiêm túc, hời hợt theo
cơ chế xin cho. Có sự phân biệt đối xử giữa những người quen thân với các công
dân khác.
Nhiều cán bộ, công chức còn có thái độ quan liêu hách dịch, sách nhiễu
nhân dân, vòi vĩnh, làm khó khăn trễ nải công việc.
Văn hóa công sở còn một số hạn chế như trong giao tiếp giữa các đồng
nghiệp với nhau một cách suồng sã, xuề xòa. Lề lối làm việc chưa nghiêm túc,
nội quy thực hiện một cách lơi lỏng. Nội bộ mất đoàn kết, nơi làm việc bề bộn,
trụ sở không nghiêm trang.
Nguyên nhân dẫn tới đạo đức công vụ và văn hóa giao tiếp có một số hạn chế
như trên tại cơ quan là do:
Hiện nay chưa có chế độ thanh tra, kiểm tra đối với việc thực hiện đạo
đức công vụ và văn hóa giao tiếp nên khó đưa ra một quy phạm nhất định để
uốn nắn kịp thời những sai lệch cũng như khen thưởng hay kỷ luật. Chủ yếu việc
điều chỉnh phần lớn là do sự đóng góp cá nhân với nhau trên phương diện tình
cảm. Vì vậy chưa động viên được tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của
các cán bộ, công chức làm cho công tác rèn luyện đạo đức cán bộ công chức
mang tính khẩu hiệu, phong trào và chưa có quy chế ràng buộc.
Hơn nữa mức lương hiện nay của đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp,
trong khi mức sống ngày càng cao, điều đó tạo áp lực lớn cho họ trong cuộc
Sinh viên: Nguyễn Hải An

19

Lớp: CĐ Hành chính học 12A



Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
sống hàng ngày dẫn tới tinh thần thái độ trong công việc của họ không được ổn
định.
Điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc của ủy ban nhân dân còn
chưa đáp ứng đủ yêu cầu thực thi nhiệm vụ như: phòng làm việc chật hẹp, nhiệt
độ, ánh sáng không đảm bảo cho hoạt động công vụ.
3. Công tác đánh giá cán bộ công chức của phòng Nội Vụ
3.1. Căn cứ pháp lý về hoạt động đánh giá cán bộ công chức
3.1.1. Quy định của cơ quan cấp trên
Luật Tổ chức HĐND&UBND ngày 26/11/2003;
Luật Cán bộ, công chức ngày 13/11/2008;
Luật Viên chức ngày 15/11/2010;
Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý công chức;
Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng,
sử dụng và quản lý viên chức;
Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 của Chính phủ về chức
danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã,
phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của Chính phủ về công chức
xã, phường, thị trấn;
3.1.2.Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc đánh giá cán bộ công chức
1. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo
đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được
giao. Kết quả đánh giá là căn cứ quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng,
khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức.
2. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức là một nội dung quan trọng của
công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Khi tiến hành đánh giá phải đảm bảo

khách quan, khoa học, phản ánh đúng đắn năng lực và phẩm chất của cán bộ, công
chức, viên chức. Đánh giá trên cơ sở nắm vững các quan điểm lịch sử, toàn diện
Sinh viên: Nguyễn Hải An

20

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
và phát triển.
3. Đánh giá cán bộ, công chức, viên chức phải thực hiện theo nguyên tắc tập
trung dân chủ, đảm bảo các kết luận đánh giá cán bộ, công chức, viên chức khách
quan, chính xác, công bằng, bản thân cán bộ, công chức, viên chức được trình bày ý
kiến của mình về kết luận đánh giá.
3.2. Thực hiện công tác đánh giá của phòng Nội vụ
3.2.1. Chủ thể tham gia đánh giá
Việc đánh giá công chức nhằm làm rõ ưu điểm, nhược điểm, mặt mạnh,
mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống hiệu quả công tác và triển vọng
phát triển của công chức.
Chủ thể trong hoạt động đánh giá công chức gồm có bản thân công chức,
tập thể đơn vị và thủ trưởng đơn vị.
Thẩm quyền đánh giá công chức được quy đinh cụ thể tại công văn số
2305/SNV-Vp về việc hướng dân đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên
chức 2012 của sở Nội Vụ Tỉnh Quảng Ninh ngày 28/11/2012.Theo đó:
- Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo quản lý thì thẩm quyền
đánh giá nhận xét công chức là của thủ trưởng cơ quan đơn vị sử dụng, quản lý
công chức.
- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì thẩm quyền thuộc

về tập thể UB quận đánh giá nhận xét.
3.2.2. Đối tượng đánh giá
1. Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND huyện ( Theo Quy chế đánh giá cán
bộ, công chức của Ban Thường vụ Tỉnh Uỷ và Ban Thường vụ Huyện uỷ )
2. Công chức, lao động hợp đồng làm việc trong các phòng, ban, đội thuộc
UBND huyện.
3. Viên chức, lao động hợp đồng làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực
thuộc UBND gồm: Trạm Khuyến nông; Trung tâm Văn hoá Thông tin Thể dục
Thể thao; Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện.
( Các phòng, ban, đội thuộc UBND huyện, Trạm Khuyến nông; Trung
Sinh viên: Nguyễn Hải An

21

Lớp: CĐ Hành chính học 12A


×