Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Tổ chức Đời sống cộng đồng người Bana ở xã Kông Bờ La, huyện KBang, tỉnh Gia Lai hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.83 KB, 104 trang )

BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HÓA HỌC

NGUYỄN THỊ KIỀU GIANG

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI BANA Ở XÃ KÔNG BỜ LA
HUYỆN K’BANG TỈNH GIA LAI HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC
Mã số: 52220340
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2009-2013

TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA VĂN HÓA HỌC

NGUYỄN THỊ KIỀU GIANG

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI BANA Ở XÃ KÔNG BỜ LA
HUYỆN K’BANG TỈNH GIA LAI HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: VĂN HÓA HỌC



Mã số: 52220340
Hệ đào tạo: Chính quy
Khóa học: 2009-2013
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS Trần Văn Ánh
TP. HỒ CHÍ MINH – 2013


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và cán bộ Trường Đại
học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, nhất là quý thầy cô Khoa Văn hóa học, tất cả
bạn bè và người thân, những người đã động viên nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi
hòan thành khóa luận với đề tài “Đời sống cộng đồng người Bana ở xã Kông
Bờ La huyện K’Bang tỉnh Gia Lai hiện nay”.
Xin chân thành cảm ơn Thư viện Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí
Minh đã cung cấp nguồn tài liệu quý cho chúng tôi hòan thành khóa luận.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú và anh chị trong Ủy Ban
nhân dân xã Kông Bờ La huyện K’Bang tỉnh Gia Lai, đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi tốt nhất trong thời gian chúng tôi thực tế ở địa phương, và được tìm
hiểu về người Bana.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời cảm ơn
sâu sắc nhất đến thầy PGS. TS Trần Văn Ánh đã tận tình hướng dẫn chúng tôi
hòan thành khóa luận này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013
Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Giang



LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và cán bộ Trường Đại
học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh, nhất là quý thầy cô Khoa Văn Hóa Học, tất cả
bạn bè và người thân, những người đã động viên nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi
hòan thành khóa luận với đề tài “Đời sống cộng đồng người Bana ở xã Kông
Bờ La huyện K’Bang tỉnh Gia Lai hiện nay”.
Xin chân thành cảm ơn Thư viện Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí
Minh đã cung cấp nguồn tài liệu quý cho chúng tôi hòan thành khóa luận.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú và anh chị trong Ủy Ban
nhân dân xã Kông Bờ La huyện K’Bang tỉnh Gia Lai, đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi tốt nhất trong thời gian chúng tôi thực tế ở địa phương, và được tìm
hiểu và người Bana.
Đặc biệt, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và lời cảm ơn
sâu sắc nhất đến thầy PGS. TS Trần Văn Ánh đã tận tình hướng dẫn chúng tôi
hòan thành khóa luận này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013
Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Giang


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM
TPHCM
Độc lập –
Tự do – Hạnh phúc
KHOA VĂN HÓA HỌC
BẢN GIẢI TRÌNH
- Tên đề tài: đời sống cộng đồng người Bana ở xã Kông Bờ La huyện
K’Bang tỉnh Gia Lai hiện nay

- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Kiều Giang
- Lớp: Văn hóa học 3A
Sau khi được hội đồng chấm khóa luận và giáo viên chấm sơ bộ nhận xét
khóa luận tốt nghiệp với đề tài đời sống cộng đồng người Bana ở xã Kông Bờ
La huyện K’Bang tỉnh Gia Lai hiện nay. Sau khi được sự đồng ý của giáo
viên hướng dẫn là PGS.TS Trần Văn Ánh, em đã chỉnh sửa khóa luận của
mình các nội dung sau:
1. Phần mở đầu
- Trong mục Mục đích nghiên cứu: Ý thứ hai “ Kết hợp lý thuyết và thực
tiễn…” chuyển xuống phương pháp nghiên cứu.
- Trong Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: bỏ ý “ trên cơ sở đó đề xuất
các giải pháp…”.
- Trong Phương pháp nghiên cứu: sửa “ các phương pháp chuyên ngành
văn hóa học…” thành “vận dụng các dụng các phương pháp nghiên cứu
cụ thể là…”.
2. Chương 1
- Trong mục 1.1.2 Năng lực tự quản cộng đồng, ở dòng thứ 5, “Tác giả
Trần Văn Ánh trong cuốn…” được sửa thành “Tác giả Trần Văn Ánh
trong bài báo…”.
- Khái quát về tỉnh Gia Lai (tr18 đến tr20), phần viết về người Bana đã
chuyển sang mục 1.3.3 Dân cư xã Kông Bờ La.
- Số liệu trang 28, viết về dân cư xã Kông Bờ La “ tính đến cuối năm
2010…”[28:17] được sửa đổi lại [29:17].
3. Chương 2
- Các sơ đồ trong chương 2 đã được đánh đúng số thứ tự 1,2,3.
- Phần giới thiệu về nhà rông viết ở trang 55, đã được chuyển sang mục
2.2.5 Nhà rông.


- Tên tiểu mục 2.2.4 “ Cách bố trí nhà ở trong làng” lặp lại lần 2 “Bố trí

nhà ở trong làng” sửa lại thành “cách sắp xếp nhà trong làng”.
- Ở mục 2.3 Tính cộng đồng của người Bana, phần Hoạt động chung của
làng gộp chung vào phần Ứng xử với cộng đồng.
4. Chương 3
- Trong mục 3.1 Những nét văn hóa phong tục cộng đồng cần được giữ
gìn và phát huy, các phần trong mục 3.1 như Quan hệ gia đình, luật
tục, … được đánh số thứ tự lần lượt là 3.1.1, 3.1.2…
5. Trong qui cách trình bày
- Ở phần Tài liệu tham khảo, đã sắp xếp lại tài liệu của tác giả Ngô đức
Thịnh, Đặng Nghiêm Vạn theo đúng qui định.
- Trong cách trich dẫn tài liệu đã sửa đổi theo đúng qui định.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 06 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn

PGS. TS Trần Văn Ánh

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................3
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề..........................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...............................................................6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................6


6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.....................................................................7
8. Bố cục của khoá luận...................................................................................7
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG VÀ
TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI BANA Ở TỈNH GIA LAI...............................9

1.1 Quan niệm chung về cộng đồng và tính cộng đồng..............................9
1.1.1 Khái niệm về cộng đồng và tính cộng đồng...........................................9
1.1.2 Năng lực tự quản cộng đồng................................................................16
1.2 Khái quát về tỉnh Gia Lai.....................................................................18
1.2.1 Điều kiện tự nhiên................................................................................18
1.2.2 Dân cư tỉnh Gia Lai..............................................................................20
1.2.3 Hoạt động kinh tế.................................................................................21
1.2.4 Đời sống văn hóa xã hội.......................................................................23
1.3 Khái quát về người Bana ở xã Kông Bờ La, huyện K’Bang.............25
1.3.1 Vị trí địa lý, tự nhiên............................................................................25
1.3.2 Đặc điểm địa hình, khí hậu, thuỷ văn...................................................26
1.3.3 Dân cư xã Kông Bờ La.........................................................................27
Tiểu Kết........................................................................................................30
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG CỦA NGƯỜI
BANA Ở XÃ KÔNG BỜ LA..........................................................………32
2.1 Hôn nhân và Gia đình ..........................................................................32
2.1.1 Hôn nhân..............................................................................................32
2.1.2 Gia đình................................................................................................37
2.2 Tổ chức plây và quan hệ xã hội............................................................46
2.2.1 Tên gọi của plây (làng).........................................................................46
2.2.2 Bộ máy quản lý của làng......................................................................46
2.2.3 Những quy định của làng.....................................................................48
2.2.4 Cách bố trí nhà ở trong làng.................................................................55
2.2.5 Nhà rông...............................................................................................65


2.3 Tính cộng đồng của người Bana..........................................................68
Tiểu Kết........................................................................................................71
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI BANA Ở XÃ KÔNG BỜ LA.......................................................73

3.1 Những nét văn hóa phong tục cộng đồng cần được giữ gìn và phát
huy................................................................................................................73
3.1.1 Quan hệ trong gia đình.........................................................................73
3.1.2 Luật tục.................................................................................................75
3.1.3 Nghi lễ, lễ hội.......................................................................................77
3.1.4 Nhà rông...............................................................................................78
3.1.5 Trang phục............................................................................................80
3.1.6 Cồng chiêng..........................................................................................81
3.1.7 Rừng và nương rẫy...............................................................................81
3.2 Một số đánh giá và đề xuất...................................................................83
3.2.1 Đánh giá chung.....................................................................................83
3.2.2 Đề xuất, kiến nghị và giải pháp............................................................86
Tiểu Kết........................................................................................................92
KẾT LUẬN..................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam trải qua bao biến cố và thăng trầm trong công cuộc
bảo vệ độc lập cho tổ quốc; trong quá trình đó, người Việt cũng như các dân
tộc anh em cùng chung sống trên lãnh thổ đã không ngừng đấu tranh để giữ
vững quyền độc lập đó; họ cùng nhau đoàn kết, xây dựng và bảo vệ tổ quốc
trước những gót chân xâm lăng của kẻ thù, cùng nhau chung sống và xây
dựng đất nước Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn.


Chiến tranh qua đi, con người gác lại những đau buồn và những mất
mát nhưng không vì thế mà họ quên đi những chiến công thầm lặng của
những người con đã đổ máu mình xuống để bảo vệ quê hương. Trên con
đường xây dựng đất nước; việc làm thế nào để từng bước nâng cao đời sống

vật chất và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho những đồng bào dân tộc
vùng sâu vùng xa là một vấn đề lớn cho những chính sách phát triển kinh tế
của Đảng và Nhà nước nhất là đối với khu vực Tây Nguyên.
Dân tộc Bana ở Việt Nam thuộc nhóm ngôn ngữ Môn Khmer sinh sống
chủ yếu ở các tỉnh Gia lai, Kon Tum, Bình Định… Nhưng dân tộc Bana tập
trung sinh sống chủ yếu là ở tỉnh Gia Lai, Kon Tum và cũng là một trong
những dân tộc thiểu số bản địa có dân số đông. Trong qúa trình định cư, cùng
chung sống và phát triển với các dân tộc bản địa khác, người Bana đã cùng
với 53 dân tộc anh em là một phần của sự thống nhất trong khối đại đòan kết
dân tộc, góp phần duy trì và giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc ở Việt Nam.
Quá trình hình thành cộng đồng dân tộc Bana ở Gia Lai do phân bố rải
rác, hay di chuyển nên kho tàng văn hóa chưa được nghiên cứu nhiều, có
nguy cơ bị hòa tan khi phát triển qua các thời kỳ. Làm thế nào tìm được bản
sắc riêng và giữ gìn được bản sắc đó của dân tộc Bana trong giai đọan xây
dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là những vấn đề quan trọng cần được
quan tâm nghiên cứu.
Cùng tồn tại và phát triển trong những điều kiện địa lí tự nhiên, xã hội
gần giống nhau, nên giữa người Bana và các dân tộc ít người ở Tây Nguyên
có nhiều nét tương đồng về đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Việc tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống và đời sống cộng đồng hiện nay
của người Bana góp phần vào việc nghiên cứu, nhận diện những nét văn hóa
tương đồng và khác biệt của các dân tộc ít người ở khu vực này.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc cần nhận
rõ những giá trị phù hợp với truyền thống, thúc đẩy sự phát triển cộng đồng
Bana trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản


sắc dân tộc và vận động lọai bỏ những hủ tục, lạc hậu trên con đường phát
triển của cộng đồng.
Cũng giống như các dân tộc khác, dân tộc Bana không tránh khỏi và bị

cuốn hút vào xu thế phát triển công nghiệp hóa, sự giao lưu văn hóa đang diễn
ra mạnh mẽ, những nét văn hóa truyền thống của dân tộc đã và đang có nguy
cơ mất đi. Việc nghiên cứu về đời sống cộng đồng của dân tộc Bana ở xã
Kông Bờ La là góp phần vào sự nghiệp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa
địa phương nói riêng và đất nước nói chung.
Qua việc nghiên cứu về đời sống cộng đồng của người Bana ở xã Kông
Bờ La, huyện K’Bang tỉnh Gia Lai, đề tài khoá luận cũng mong muốn đóng
góp một phần công sức nhỏ bé vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Bana.
Khi tìm hiểu về văn hóa của tộc người Bana, có thể tìm thấy được trong
sự đa dạng và thống nhất của văn hóa Việt Nam, lại tìm thấy những điểm
chung trong các tập tục truyền thống của tộc người Bana và người Kinh xưa
như: tục nhuộm răng ăn trầu, ở nhà sàn, mặc áo chui đầu…, việc cùng nhau
sinh sống và chịu sự quản lý của bằng hương ước hay luật tục của làng.
Để tìm hiểu về đời sống cộng đồng và những nguyên nhân tác động đến
những thay đổi trong đời sống cộng đồng của người Bana hiện nay, nên thông
qua chuyến đi kiến tập tại xã Kông Bờ La, kết hợp với những kiến thức có
được trên giảng đường và những kiến thức thực tiễn có được sau chuyến đi
thực tế vừa qua. Tôi quyết định phát triển đề tài này lên và làm đề tài khóa
luận tốt nghiệp của mình với mong muốn có được cái nhìn chuyên sâu và đa
chiều hơn về các đặc trưng văn hóa của tộc người Bana trong việc tổ chức đời
sống cộng đồng, làm sáng tỏ thêm những giá trị và bản sắc văn hóa của người
Bana hiện nay. Với hy vọng đề tài khóa luận của mình có thể góp một phần
nhỏ vào công cuộc bảo tồn và phát huy sự đa dạng trong văn hóa Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu, tìm hiểu, bảo tồn những nét văn hóa truyền thống và
đời sống cộng đồng người Bana trước những ảnh hưởng của các yếu tố bên


ngoài tác động vào đời sống vật chất và tinh thần là một trong những vấn đề
cần được quan tâm, những tác động này đã và đang dần làm thay đổi những

giá trị truyền thống tưởng chừng như là bất biến.
Nghiên cứu về đời sống cộng đồng người Bana để thấy được những
khó khăn trong cuộc sống của những con người nơi đây; đồng thời có thể giúp
những chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước về việc phát triển
kinh tế vùng sâu, vùng xa một cách thực tiễn và hiệu quả hơn, với mong
muốn đem lại nhiều thay đổi tích cực cho bộ mặt kinh tế của người dân nơi
đây; góp phần bảo tồn những nét văn hóa truyền thống trước sự tác động mặt
trái của nền kinh tế thị trường. Vì vậy, việc nghiên cứu và tìm hiểu đời sống
cộng đồng của người Bana tại xã Kông Bờ La huyện K’Bang tỉnh Gia Lai là
góp một phần bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của chính dân tộc.
Thông qua khóa luận, chúng tôi mong muốn có thể góp một chút hiểu
biết nhỏ bé của mình bên cạnh những công trình nghiên cứu lớn của các nhà
khoa học đi trước; để có thể tìm hiểu những thay đổi và các nhân tố tác động
làm biến đổi những giá trị văn hóa truyền thống của người Bana trong vấn đề
đời sống cộng đồng.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Tây Nguyên là vùng đất lý tưởng của các nhà dân tộc học, khi tìm hiểu
và nghiên cứu những phong tục tập quán, đời sống vật chất và đời sống tâm
linh… hơn nữa đây còn là nơi tập trung đông các cộng đồng dân tộc anh em
cùng nhau sinh sống. Bên cạnh đó, Tây Nguyên là nơi có vị trí quân sự quan
trọng và có tiềm năng để phát triển kinh tế vùng cũng như kinh tế đất nước.
Vì vậy Tây Nguyên luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt, không chỉ của các
nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về bản sắc văn hóa của những dân tộc bản địa
sinh sống; đây còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống bản địa
của mỗi dân tộc một cách rõ nét nhất. Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về
luật tục-quản lý cộng đồng, sử thi, lễ hội... của người Bana luôn là đề tài được
nhiều học giả quan tâm.


Người Bana ở tỉnh Gia Lai nói chung và xã Kông Bờ La nói riêng là

một trong những tộc người bản địa sinh sống lâu năm và có trình độ kinh tế
phát triển và hệ thống lễ hội phong phú. Cho đến nay, việc tìm hiểu và nghiên
cứu về người Bana luôn được sự quan tâm không chỉ của các nhà nghiên cứu
mà còn được thể hiện ngay trong cả các chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao trình độ dân
trí cho đồng bào nơi đây. Dưới nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau các
học giả đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu về người Bana liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp tới đề tài khóa luận.
 Là một trong những nhà nghiên cứu Việt Nam đầu tiên khi nghiên cứu
về dân tộc Bana, trong cuốn sách “Mọi Kon-Tum” của Nguyễn Kính Chi và
Nguyễn Đổng Chi xuất bản năm 1937 có một đóng góp lớn bước đầu về việc
nghiên cứu người Bana; tác giả đã giới thiệu và đi sâu vào đời sống vật chất
và đời sống tinh thần của người Bana ở Kon-Tum một cách rõ nét nhất.
 Nhóm sưu tầm Vũ Ngọc Bình, Nguyễn Quang Tuệ, Văn Công Hùng,
Trần Phong “Hơamon Bia Brâu” nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin đã sưu
tầm những câu chuyện sử thi của đồng bào Bana, qua những câu chuyện có
thể thấy được cả một hệ thống thần linh của người Bana xưa; cách ứng xử và
nhất là quan niệm về thế giới rộng lớn xung quanh của họ; tình cảm yêu
thương và tình đoàn kết gắn bó của cộng đồng buôn làng.
 Ngô Đức Thịnh “ Những mảng màu Văn hóa Tây Nguyên” đã phác
họa những nét cơ bản về văn hóa Tây Nguyên, giới thiệu về luật tục-quản lý
cộng đồng, về những sử thi của các dân tộc Tây Nguyên, những nhận định
của các nhà nghiên cứu.
 Năm 1981, nhóm tác giả Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Lê Duy Đại,
Trần Mạnh Cát, Ngô Vĩnh Bình đã cho ra đời cuốn sách “Các dân tộc tỉnh
Gia Lai-Công Tum”, trong đó tác giả Đặng Nghiêm Vạn và Ngô Vĩnh Bình
đã tập trung đi sâu nghiên cứu văn hóa vật chất và đời sống tinh thần của
người Bana. Trong công trình này, hai tác giả tập trung chủ yếu về người



Bana ở Gia Lai, đây là nguồn tư liệu để nghiên cứu và so sánh sự giống và
khác nhau trong văn hóa vật chất và đời sống tinh thần của người Bana ở Gia
Lai và người Bana ở Kon Tum của hai tác giả Nguyễn Kính Chi và Nguyễn
Đổng Chi.
 Khi tìm hiểu về đời sống cộng đồng người Bana không thể không nhắc
đến giáo trình“Nhân Học Đại Cương” năm 2008 của nhóm tác giả Khoa
Nhân Học thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; trong giáo
trình đã nêu rõ cơ sở lý thuyết của các vấn đề Thân tộc-Hôn nhân-Gia đình để
làm tài liệu nghiên cứu khi tìm hiểu về đời sống hôn nhân và gia đình người
Bana.
 Tây Nguyên không nằm ngoài sự phát triển kinh tế của đất nước, cuốn
sách “Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên thực trạng và những vấn đề đặt ra”
của GS.TS. Trần Văn Bính chủ biên đã đánh giá, phân tích tương đối toàn
diện, khách quan về thực trạng và đời sống văn hóa của một số dân tộc thiểu
số vùng Tây Nguyên trong công cuộc đổi mới và đã đề xuất các giải pháp
nhằm tiếp tục phát triển đời sống văn hóa các dân tộc dưới tác động của quá
trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trên đây là các công trình nghiên cứu tiêu biểu trực tiếp hoặc gián tiếp
liên quan đến người Bana, nhìn chung các công trình đều nói lên được các
khía cạnh trong đời sống vật chất, đời sống tinh thần và đời sống xã hội của
người Bana với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Nhưng chưa có công trình
nào đi sâu tìm rõ về đời sống cộng đồng người Bana hiện nay.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu của các tác giả đi trước là nguồn tài
liệu quý giá để nghiên cứu, trong quá trình hoàn thành khóa luận chúng tôi đã
kế thừa và chọn lọc những kết quả của các nhà nghiên cứu đi trước để làm tư
liệu hoàn thành khóa luận này.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận là Đời sống cộng đồng người
Bana ở xã Kông Bờ La, huyện K’bang, tỉnh Gia Lai hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: Không gian nghiên cứu của đề tài bao quát xã
Kông Bờ La, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai
Về mặt thời gian: Khóa luận được giới hạn trong thời gian hiện nay và
được mở rộng từ những năm 1975 trở lại.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu về đời sống cộng đồng của người Bana ở xã
Kông Bờ La để tìm hiểu các giá trị truyền thống và việc bảo lưu các giá trị
văn hóa trước những tác động của nền kinh tế thị trường.
Trong khóa luận, chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp trong việc bảo
tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống trong đời sống cộng đồng
người Bana ở xã Kông Bờ La nói riêng và dân tộc Bana nói chung.
6. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi cố gắng kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn trong quá trình đi
thực tế tại xã nhằm cũng cố thêm về mặt lí luận và kết hợp với những quan sát
thực tế để bổ sung cho những kiến thức còn non yếu của mình về văn hóa các
dân tộc.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng các dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể là:
- Phương pháp liên ngành
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp điền dã thực địa, khảo sát thực tế
- Phương pháp phỏng vấn, ghi chép
Qua tham khảo nguồn tư liệu từ sách vở và các trang mạng.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa khoa học



Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu tham khảo về thực trạng
đời sống cộng đồng của người Bana hiện tại ở một địa phương.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua khóa luận, tôi muốn giúp người đọc có cái nhìn mới hơn về
đời sống cộng đồng của người Bana. Bên cạnh giới thiệu về đời sống cộng
đồng của người Bana hiện nay; khóa luận cũng đề cập đến các lễ hội, những
hủ tục đã bị lọai bỏ trong đời sống của người Bana.
Trên cơ sở giới thiệu để người đọc có cái nhìn mới và hiểu về đời sống
cộng đồng người Bana ở xã Kông Bờ La, chúng tôi mạnh dạn đưa ra những
giải pháp trong việc bảo tồn các giá trị văn hóa trước những tác động của nền
kinh tế thị trường tác động vào đời sống xã hội của họ.
8. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Tài liệu tham khảo, nội dung
của Khóa luận được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về đời sống cộng đồng và tổng quan về
người Bana ở tỉnh Gia Lai (trang 9 đến trang 31).
- Chương 2: Thực trạng về đời sống cộng đồng người Bana (trang 32
đến trang 72).
- Chương 3: Bảo tồn và phát huy đời sống cộng đồng người Bana ở xã
Kông Bờ La (trang 73 đến trang 93).



CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI BANA Ở TỈNH GIA LAI
1.1 Quan niệm chung về cộng đồng và tính cộng đồng
1.1.1 Khái niệm về cộng đồng và tính cộng đồng
Hiện nay, có rất nhiều khái niệm và quan niệm khác nhau về cộng đồng,
trong khóa luận chúng tôi xin trình bày các khái niệm tiêu biểu sau:

Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang trong cuốn “Phát triển cộng đồng
lý thuyết và vận dụng” cho rằng:
“Cộng đồng là một khái niệm cơ bản của Khoa học xã hội và Nhân
văn. Có hai cách hiểu về cộng đồng: cộng đồng tính và cộng đồng thể. Cộng
đồng tính là thuộc tính hay quan hệ xã hội như tổ chức cộng đồng, tinh thần
cộng đồng, ý thức cộng đồng…cộng đồng thể là các nhóm người, nhóm xã
hội có tính cộng đồng với rất nhiều thể có qui mô khác nhau”[12,tr.15].
“Theo J. H. Fichter, khái niệm cộng đồng bao gồm bốn yếu tố: (1)
Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan này đôi khi
được gọi là tương quan hệ nhất đẳng, tương quan mặt đối mặt, tương quan
thân mật; (2) Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những
nhiệm vụ và công tác xã hội của tập thể; (3) Có sự hiến dâng tinh thần hoặc
dấng thân đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả và có ý nghĩa; (4)
Một ý thức đòan kết với những người trong tập thể. Dĩ nhiên trên thế giới
ngày nay có những cộng đồng, tập thể có được những đặc tính trên, nhưng đó
chỉ là những cộng đồng hòan chỉnh như làng chẳng hạn. Điểm khác biệt là
những đặc tính đó không phải là tổng thể văn hóa như các nhà sử gia đã nhận
định trước khi sự xuất hiện của cuộc cách mạng kỹ nghệ, hệ thống tư bản đại
quy mô, quá trình đại xuất chúng cùng với sự thế tục hóa. Các nhà nhân
chủng học, dân tộc học muốn đi tìm những xã hội có mang những đặc tính
của cộng đồng thường quay về những khu vực được gọi là tiền hiện đại-theo


quan niệm của họ-ở đó có các cộng đồng được coi là có thể hội đủ bốn đặc
tính trên”[2, tr.2].
Năm 1887, nghiên cứu chuyên biệt về cộng đồng đầu tiên đã được nhà
xã hội học Đức F.Tonnies thực hiện. Các luận điểm của ông được coi là
những lý luận kinh điển của lịch sử Xã hội học. Trong quan niệm này, khái
niệm cộng đồng được cụ thể hóa với những đặc trưng sau:
“Thứ nhất, những quan hệ xã hội nào mang tính chất thân tình, thân

thiện, thân mật, mang độ cố kết có ý nghĩa tự nhiên thì đấy là tính cộng đồng.
Thứ hai là tính bền vững, tính cộng đồng được khẳng định theo dòng chảy
lịch sử; thời gian có một vai trò là yếu tố kết dính các thành viên trong cộng
đồng. Thứ ba là tính cộng đồng được xét từ quan điểm đánh giá về vị thế xã
hội của các thành viên xã hội thì đó là vị thế xã hội được gán sẵn nhiều hơn vị
thế phấn đấu mà có được. Cuối cùng là tính cộng đồng lấy quan hệ dòng họ là
quan hệ cơ bản và mang cả hai đặc trưng dòng họ là huyết thống và dòng họ
trở thành khuôn mẫu văn hóa của sinh họat cộng đồng” [12, tr.19-20].
Khi nghiên cứu về cộng đồng, chúng ta đã nêu rõ ý nghĩa của đòan kết
xã hội, tương quan và cơ cấu xã hội. Cần phải biết rằng ba phương diện
nghiên cứu về cộng đồng nói trên (đòan kết, tương quan và cơ cấu) không
phải luôn luôn có mặt y hệt như nhau trong các cấu trúc cộng đồng. Tuy
nhiên, cần phải phân tích trên một nhiều chiều khía cạnh khác nhau về cộng
đồng, đó là chỉ ra các thành phần tạo nên cộng đồng. Những cuộc nghiên cứu
tại khắp nơi trên thế giới cho thấy có một số yếu tố chính của cộng đồng là
địa vực, yếu tố kinh tế hay nghề nghiệp, cuối cùng là các yếu tố có tính văn
hóa.
- Địa vực: Nói đến cộng đồng là phải nói một tập thể người đang định cư
trên một vùng đất đai, đành rằng có những kiểu lọai cộng đồng ít gắn chặt với
yếu tố địa vực, nhưng đa phần cộng đồng thường gắn chặt trước hết tới yếu tố
này. Điều này giải thích tại sao yếu tố đất đai đã và vẫn có một giá trị tinh
thần tạo nên sự cố kết tập thể và câu nói cửa miệng của bất cứ người dân nào


trên thế giới thường hay nói, đó là đất mẹ của tôi. Theo nghĩa xã hội thông
thường thì cộng đồng nhất thiết là phải gắn chặt với yếu tố đất đai, nghĩa là
con người sinh sống thường xuyên trên một khu vực nhất định, có ý thức về
mình thuộc về cả đòan thể lẫn địa phương và họat động cùng nhau trong một
công việc của đời sống. Cộng đồng luôn được xét trong tương quan với một
khung cảnh có tính chất như vậy.

Trong rất nhiều định nghĩa về cộng đồng, yếu tố địa vực được nhắc đến
như là yếu tố đầu tiên và quan trọng bậc nhất. Ranh giới được xác lập trong
quá trình lịch sử là một cơ sở để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác.
Đường phân chia ranh giới thường lấy cột mốc tự nhiên như sông, suối,
đường xá… cũng có khi là các đường phân ranh vô hình được các cộng đồng
thỏa thuận và chấp hành trong thực tiễn.
Việc sở hữu chung một lãnh thổ nào đó có giá trị của một tài sản vô
hình. Các chữ “người làng”, “cùng xứ”, “đồng hương”… trong thực tiễn nó
chỉ một quan niệm được xác định về những người cùng sống trên một vùng
đất nào đó, đã chia sẻ những sản phẩm được nuôi trồng từ một vùng đất, trên
nó là hệ sinh thái với núi sông, cây cỏ... ý thức về cương vực là một trong
những ý thức sâu sắc và lâu bền của con người trong lịch sử, là hạt nhân tạo
nên tâm thức chung của cộng đồng.
- Yếu tố kinh tế (hay nghề nghiệp): Các họat động kinh tế tạo ra cho
cộng đồng một sự đảm bảo về mặt vật chất để họ cũng nhau tồn tại. Đây là
một phương diện của sự phát triển.
Nghề nghiệp không phải là tòan bộ kinh tế nhưng trong mối quan hệ
với việc tạo nên sự cố kết cộng đồng, chúng có vai trò quan trọng. Các cộng
đồng nông thôn với một vài nghề chính, thậm chí có nơi chỉ có thuần một
nghề thì việc có cùng một nghề hay vài nghề trong cộng đồng là một yếu tố
tương đồng về địa vị kinh tế, sở hữu, cách thức làm ăn. Trong những làng
nghề truyền thống, việc thờ chung một tổ nghề đã đem lại cho họ một lớp vỏ
cố kết tinh thần bên cạnh yếu tố cố kết vật chất.


- Các yếu tố về văn hóa: Đây là một biểu thị có tính tổng hợp khi nhận
biết các cộng đồng, có rất nhiều khía cạnh để làm nên các yếu tố văn hóa như:
truyền thống-lịch sử; tộc người, tôn giáo-tín ngưỡng, hệ thống giá trị-chuẩn
mực, phong tục tập quán… Nhưng theo chúng tôi có ba đặc điểm cơ bản cần
phải lưu tâm là tộc người, tôn giáo-tín ngưỡng và hệ thống giá trị-chuẩn mực.

Tộc người: Khi nói đến yếu tố tộc người không chỉ nói đến các tộc
người thiểu số mà còn phải nói tới tộc người là chủ thể của một quốc gia.
Theo một số nhà nghiên cứu, họ cho rằng:
“Thuật ngữ nation bắt nguồn từ tiếng La tinh natio, xuất hiện từ năm
1960, có nghĩa là “một cộng đồng người có chung một thể chế chính trị, được
thiết lập trên một lãnh thổ nhất định, được điều khiển bởi một nhà nước
(nation-etat)” hay “một cộng đồng nhân dân (people) ổn định được phát triển
trong lịch sử, với một lãnh thổ, một sinh họat kinh tế, một đặc trưng văn hóa,
một tiếng nói chung, chỉ đạo bởi một nhà nước” [26, tr.20]
Trích trong cuốn “Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt
Nam” của Đặng Nghiêm Vạn, năm 1913 trình bày trong cuốn “Chủ nghĩa
Mác và vấn đề dân tộc” theo J.V.Stalin thì: “dân tộc là một khối cộng đồng
người ổn định, thành lập trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về tiếng nói,
về lãnh thổ, về sinh họat kinh tế và về hình thành tâm lý, biểu hiện trong cộng
đồng về văn hóa” [27, tr.17].
Theo Lê Giáo Sĩ “ Tộc người là một hình thái đặc biệt của một tập đoàn
xã hội xuất hiện không phải là do ý nguyện của con người mà là kết quả của
quá trình tự nhiên-lịch sử” [19, tr.8]
Ngoài ra, khái niệm về tộc người còn được hiểu như sau: “Tộc người là
một cộng đồng mang tính tộc người, không nhất thiết phải cư trú trên cùng
một lãnh thổ, có chung một nhà nước, dưới sự chỉ đạo của một chính phủ với
những đạo luật chung” [28, tr.34]
Một tộc người với những nhóm địa phương, phải là một cộng đồng có
chung một tên gọi, một ngôn ngữ mẹ đẻ, không nhất thiết phải có chung một


cộng đồng lãnh thổ, một cộng đồng sinh họat kinh tế, nhất thiết phải có chung
những đặc điểm sinh họat văn hóa tộc người.
Theo Võ Thị Mỹ, “Diện mạo văn hóa tộc người là văn hóa dân gian,
những giá trị văn hóa vật chất: ăn, mặc, ở, đi lại, những phong tục, tập quán,

lễ hội, dân ca, tục ngữ… Văn hóa tộc người không bị ngăn cách bởi biên giới
quốc gia và không nhất thiết mỗi tộc người phải có riêng một nhà nước. Quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển càng nhanh thì sự mai một văn
hóa tộc người cũng gia tăng, bản sắc văn hóa tộc người đang đối mặt với nguy
cơ bị đẩy lùi” [16, tr.22].
Trong một quốc gia, thường một tộc người làm chủ thể và các nhóm
tộc người thiểu số. Nhóm tộc người chủ thể không chỉ đóng vai trò là yếu tố
cố kết cho tộc người mà còn đóng vai trò cố kết giữa các nhóm tộc người
trong cùng một lãnh thổ, cho đến khi hình thành Nhà nước, một quốc gia của
các nhóm tộc người ra đời. Nhóm tộc người chủ thể có vai trò “kép” trong
việc cố kết cộng đồng, một cho nhóm cộng đồng tộc người của bản thân nó,
một cho cộng đồng quốc gia.
Trong vai trò ở bình diện quốc gia, hệ tư tưởng, ý thức hệ, các giá trị và
chuẩn mực, các nghi lễ, tóm lại là văn hóa của tộc người chủ thể được khuôn
mẫu hóa trong tòan quốc. Các tộc người thiểu số một mặt phải “chấp nhận”
một số, mặt khác lại có quá trình “chống đối” chúng nhân danh bản sắc văn
hóa và sự đa dạng văn hóa. Trong lịch sử diễn ra cả hai quá trình này, tùy vào
từng thời điểm lịch sử, có nơi hoặc tìm ra tiếng nói chung, hoặc “cản trở”
nhau.
Tuy nhiên, các cộng đồng tộc người thiểu số với bản sắc văn hóa ít bị
biến đổi bởi các yếu tố bên ngoài, tương đối tách biệt về địa lý, chậm phát
triển về mặt kinh tế-xã hội… đang được chú ý nghiên cứu, nhất là ở khía cạnh
văn hóa tộc người đã đóng góp tích cực vào quá trình hình thành và cố kết
cộng đồng.


Quá trình di dân trong lịch sử đã chia nhiều tộc người sinh sống trên
các khu vực địa lý, các quốc gia để hình thành các văn hóa tộc người khác
nhau. Được quy định bởi các điều kiện sinh thái, kinh tế và xã hội tại địa bàn
cư trú, văn hóa của mỗi tộc người là khác nhau cho dù có chung một nguồn

gốc về chủng tộc hay nguồn văn hóa xuất thân.
Tiến trình văn hóa tộc người của mỗi nhóm tộc người đã hình thành các
đặc trưng văn hóa như những nhân tố cố kết cộng đồng. Đó là các biểu tượng,
phong tục tập quán, các nghi lễ được hiểu như những định chế xã hội cho các
thành viên trong cộng đồng tuân thủ, tạo nên một ý thức văn hóa tộc người.
Trong một môi trường xã hội ít có sự biến đổi, các yếu tố trên lại càng có vị
trí quan trọng đóng góp vào quá trình củng cố sự đòan kết xã hội trong cộng
đồng.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đất nước, không phải lúc nào các
yếu tố trên cũng đóng vai trò tích cực. Sự đòan kết không phải vì mục tiêu
đòan kết mà vì sự phát triển, do đó khi những điều kiện lịch sử để các biểu
tượng, phong tục tập quán, các nghi lễ như là những định chế xã hội cho các
thành viên trong cộng đồng tuân thủ… không bảo đảm cho chúng còn giữ một
vai trò tích cực, thì đó lại là lực cản của sự phát triển. Kế thừa và phát huy là
hai mặt của sự phát triển, từ đó các yếu tố văn hóa truyền thống ở trên đóng
vai trò tích cực cho sự đòan kết cộng đồng nhưng lại không trở thành một lực
cản cho sự phát triển.
Tôn giáo-tín ngưỡng: yếu tố cũng cố sự cố kết cộng đồng dựa trên
niềm tin. Theo tiếng Latinh tôn giáo xuất phát từ thuật ngữ “religio”. “Tôn
giáo có nghĩa là quyền năng mà con người có niềm tin và lòng mộ đạo hướng
tới” [10, tr.17].
Trong nhân học, khái niệm tôn giáo được định nghĩa như sau: “Tôn
giáo có thể được xem như là niềm tin và các dạng hành vi mà con người sử
dụng để cố gắng giải quyết những khó khăn trong cuộc sống mà những khó
khăn này không thể giải quyết bằng kỹ thuật công nghệ hay các kỹ thuật tổ


chức và để vượt qua những khó khăn đó, con người hướng đến những thế lực
và các vật thể siêu nhiên” [13, tr.155]
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích

thế giới và mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Ở Việt Nam, khái
niệm về tín ngưỡng và tôn giáo chưa được các nhà khoa học nhất quán. Theo
quan điểm của Đặng Nghiêm Vạn không nên chia rạch ròi giữa tín ngưỡng và
tôn giáo. Ông cho rằng: “Cần xem lại sự phân biệt các cấp độ, các hình thái
tôn giáo, không nên coi tín ngưỡng, tôn giáo như hai cấp độ thấp cao” [27,
tr.75-76].
Theo Phan Ngọc: “Nếu tín ngưỡng phổ biến trong tòan nhân lọai thì
tôn giáo là hiện tượng riêng của một số tộc người và tôn giáo chỉ ra đời khi
xuất hiện tư tưởng phê phán tín ngưỡng, chấp nhận cái này gạt bỏ cái kia, tổ
chức lại tất cả theo một nguyên lý chặt chẽ. Nếu như tín ngưỡng chỉ đơn
thuần là một thói quen được chấp nhận không cần đến sự lý giải thì tôn giáo
đòi hỏi một sự lý giải, ít nhiều cần đến logic” [17, tr.78].
Thực tế lịch sử cho thấy, đây là một yếu tố có tính chất bền vững cho
sự tồn tại của các cộng đồng dân cư. Cùng có chung một niềm tin tín ngưỡngtôn giáo là sự chia sẻ những ước nguyện về mặt tinh thần, tạo nên sự thống
nhất tinh thần, củng cố nền đạo lý chung cho cộng đồng. Các tín ngưỡng bán
khai góp phần vào quá trình này bởi ý thức chung về một vật tổ, những quan
niệm về vạn vật, vũ trụ, về nhân sinh… Các tôn giáo lớn cùng với hệ thống
giáo lý, giáo hội và giáo đòan của nó đã góp phần vào củng cố sự đòan kết
cộng đồng bằng sự chặt chẽ về mặt tổ chức, có các tầng lớp giáo sĩ và tinh
thần tự nguyện của giáo dân, có hệ thống giáo lý tôn giáo của mình.
Trong thực tiễn, các tín ngưỡng dân gian và tôn giáo có sự lồng ghép
với nhau, thống nhất về các niềm tin của con người, tránh những xung đột, tạo
ra những sức mạnh cố kết cộng đồng mới, có tính hiệu quả mạnh mẽ. Tuy
nhiên, có một số vấn đề tôn giáo-tín ngưỡng đã bị các thế lực chính trị lợi
dụng, lúc đó, sự mâu thuẫn về lợi ích của cộng đồng tôn giáo với cộng đồng


quốc gia dân tộc. Lúc đó, sự cố kết tinh thần của cộng đồng này lại là nguyên
nhân chia rẽ cộng đồng lớn hơn, bao chứa nó.
Hệ các giá trị chuẩn mực: Mỗi cộng đồng đều xác định cho mình một

hệ giá trị và chuẩn mực riêng, qui định nhận thức và hành vi của các thành
viên trong cộng đồng. Họ phải làm gì? Làm thế nào? Các khen thưởng và các
xử phạt được thiết lập để tuyên dương hay xử phạt, các tổ chức và thiết chế xã
hội được lập ra để định vị các hành động của con người trong các vai trò và vị
thế xã hội khác nhau.
Cộng đồng được tổ chức theo những trật tự nhất định, bảo đảm sự
thống nhất và đòan kết cộng đồng bởi các chuẩn mực và khuôn mẫu. Đối với
các hành động thực tiễn, các khuôn mẫu chỉ có tính áp chế nhiều hơn là hệ
thống các giá trị, bởi tính chỉ dẫn của nó trong các họat động đời sống.
1.1.2 Năng lực tự quản cộng đồng
Do đặc điểm lịch sử nước ta, cộng đồng nông nghiệp hay cộng đồng
làng luôn là nền tảng xã hội, với hình thái kinh tế nông nghiệp và luôn chiếm
một vị trí quan trọng trong lịch sử phát triển nhân lọai như một kiểu xã hội có
những đặc thù riêng. Khi nói đến những đặc thù trong năng lực tự quản của
cộng đồng, tác giả Trần Văn Ánh trong bài báo “Tính cộng đồng trong văn
hóa Phum Sóc người Khmer đồng bằng sông Cửu Long” như sau:

“Sự tự trị tương đối của cộng đồng nông dân đối với xã hội bao
trùm lên nó, thống trị nó nhưng lại bao dung với những đặc tính riêng
của chúng.

Tầm quan trọng về cấu trúc của nhóm gia đình trong tổ chức đời
sống kinh tế, của đời sống xã hội và của cộng đồng.

Hệ thống kinh tế có tính tự cung tự cấp tương đối, nhưng không
phân biệt giữa sản xuất và tiêu thụ và luôn duy trì các mối quan hệ với
nền kinh tế bao trùm lên nó.

Cộng đồng địa phương được đặc trưng bởi các mối quan hệ nội tại
có sự hiểu biết lẫn nhau và các quan hệ lỏng lẻo của nó với cộng đồng

xung quanh.

Chức năng quyết định của các vai trò trung gian, của các chức sắc
giữa các cộng đồng nông dân và xã hội bao trùm lên nó” [2, tr.6].


Sự xuất hiện của các cộng đồng làng liên quan chặt chẽ đối với sự phát
triển nông nghiệp trong lịch sử. Làng là hình thức cư trú cố định và nông
nghiệp như một nghề chính để các cư dân trong làng tồn tại. Nền văn minh
bắt đầu với sự phát triển nông nghiệp và làng là hình thức định cư tập thể đầu
tiên của con người và quá trình sản xuất của kinh tế nông nghiệp. Tóm lại,
năng lực tự quản của làng chủ yếu các vấn đề sau:

Tự quản về đất đai và tài nguyên nằm trong lãnh thổ của làng như:
đồi gò, sông ngòi, ao hồ… Trong các qui định hương ước hay luật tục
của làng có quy định về việc sử dụng các tài nguyên đó và nghĩa vụ bảo
vệ của các thành viên trong cộng đồng.

Tự quản các họat động sản xuất nông nghiệp và bảo vệ môi trường.
Để bảo vệ và phát triển nông nghiệp, các làng đều có quy ước về việc
sử dụng đất đai, khai thác và sử dụng nguồn nước.

Trong lĩnh vực quản lý xã hội, đều có các quy định về các tổ chức
xã hội truyền thống và bộ máy chính trị của làng. Các quy định bắt
buộc các thành viên trong làng phải tuân thủ như việc sinh tử, hôn thú,
ngăn chặn nam nữ quan hệ bất chính, trộm cắp…

Năng lực tự quản trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, tôn giáo tín
ngưỡng. Các sinh họat tôn giáo-tín ngưỡng, các lễ hội, họat động văn
nghệ, vui chơi giải trí do mỗi làng tự tổ chức và quản lý.

Tuy nhiên, trong giới hạn đề tài của khóa luận về đời sống cộng đồng
người Bana nên đề tài nghiên cứu về cộng đồng tộc người thiểu số mà cụ thể
là về người Bana ở xã Kông Bờ La, với bản sắc văn hóa ít bị biến đổi bởi các
yếu tố bên ngoài, tương đối tách biệt về vị trí địa lý, chậm phát triển về mặt
kinh tế-xã hội… Vì vậy, trong giới hạn của đề tài của mình chúng tôi tập
trung nghiên cứu các khía cạnh hôn nhân gia đình, tổ chức và quan hệ xã hội
của làng để làm rõ vấn đề về đời sống cộng đồng người Bana hiện nay.
1.2 Khái quát về tỉnh Gia Lai
1.2.1 Điều kiện tự nhiên


×