Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA NHÀ TRƯỜNG MẦM NON VÀO ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (257.28 KB, 14 trang )

PHÁT HUY TÁC DỤNG CỦA NHÀ TRƯỜNG
MẦM NON VÀO ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ
TRÌNH XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC
TAKING ADVANTAGES OF NURSERY SCHOOLS IN THE
COMMUNITY LIFE DURING THE SOCIALIZATION OF
EDUCATION

NGUYỄN THỊ MỸ LỘC
Đại học Quốc gia Hà Nội
NGUYỄN HOÀI NAM
Học viên Cao học khoá 2004-2007
Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục
TÓM TẮT
Bản chất của xã hội hóa giáo dục là mọi người làm giáo dục để
giáo dục phục vụ cho mọi người. Trách nhiệm của ngành giáo dục và
nhà trường mầm non là phải làm cho mọi người thấy rõ vai trò, lợi ích
của giáo dục đối với đời sống cộng đồng, trước khi giáo dục đòi hỏi xã
hội thể hiện trách nhiệm tham gia, đóng góp xây dựng giáo dục.


ABSTRACT
The nature of educational socilization is the participation of
everyone in education to make education serve everyone. The
responsibility of the educational sector and nursery schools is raising
people’s awareness of the roles and benefits of education in the
community life before expecting the society to contribute to education
building.

1. Đặt vấn đề
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục
quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình


thành và phát triển của nhân cách con người. Chính vì thế, hầu hết các quốc
gia và các tổ chức quốc tế đều xác định GDMN là một mục tiêu quan trọng
của giáo dục cho mọi người. Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ
vàng của cuộc đời'' và thực hiện chính sách: trường mầm non là trường tự
nguyện do chính quyền địa phương quản lý, trẻ 5 tuổi có thể theo học không
mất tiền. Luật Hệ thống giáo dục quốc gia Indonesia đã công nhận GDMN là
giai đoạn tiền đề cho hệ thống giáo dục cơ bản. Luật Giáo dục Thái Lan nhấn
mạnh gia đình và Chính phủ phải cùng chia sẻ trách nhiệm đối với GDMN
nhằm thực hiện Công ước quốc tế về quyền trẻ em.
Ở nước ta, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng GDMN. Trong buổi
lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với các bậc
học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho GDMN. Đây là một mảng
còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn ngành cần cố gắng khắc
phục trong thời gian ngắn nhất” [5]. Sau đó không lâu, Thủ tướng Chính phủ
đã phê duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” với quan điểm
chỉ đạo là: “... Đẩy mạnh xã hội hoá, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính
sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm
non” [1]. Quan điểm chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế
giới hiện nay về phát triển nền giáo dục quốc dân. Ở nhiều nước, không chỉ ở
những nước nghèo mà ngay cả ở những nước giàu, để phát triển sự nghiệp
giáo dục, họ đã tìm nhiều giải pháp để đẩy mạnh XHHGD, trong đó có
XHHGD mầm non (XHHGDMN). Trong nhận thức chung, XHHGD được
hiểu là sự huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân
góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước. Ở
nước ta, XHHGD còn là một quan điểm chỉ đạo của Đảng đối với sự nghiệp
phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của
dân, do dân và vì dân.
Tại Thành phố Đà Nẵng, công tác XHHGD nói chung, XHHGDMN
nói riêng cũng đang được đẩy mạnh và đã đạt những thành công nhất định.

Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua cho thấy, quá trình triển khai công tác
này còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Để đẩy mạnh hơn nữa
XHHGDMN, ngành Giáo dục & Đào tạo Thành phố cần sử dụng một cách
đồng bộ các giải pháp khác nhau, song trước hết phải phát huy được tác dụng
của nhà trường mầm non vào đời sống cộng đồng. Giải pháp này sẽ giúp tăng
cường vai trò chủ động, nòng cốt của ngành giáo dục và nhà trường mầm non
trong việc thực hiện XHHGD.
2. Thực trạng XHHGDMN trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Trong những năm qua, quá trình XHHGDMN ở Thành phố Đà Nẵng đã
đạt được một số thành tựu đáng kể. Giai đoạn 1997-2006, Thành phố đã đầu
tư xây dựng cơ bản cho các trường học hơn 297 tỉ đồng; đã bố trí hơn
450.000m
2
để xây mới, mở rộng các cơ sở giáo dục. Đặc biệt, các trường học
ngoài công lập đã đầu tư 355 tỉ đồng để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật.
Ngành Giáo dục và đào tạo Thành phố cũng đã huy động được gần 40 tỷ
đồng/năm từ các nguồn thu cho phép (học phí, tiền xây dựng trường, Quỹ Hội
cha mẹ học sinh) để đầu tư cho phát triển sự nghiệp giáo dục... Bên cạnh đó,
việc thực hiện có kết quả Đề án quy hoạch bậc học mầm non đến năm 2010
của Thành phố đã từng bước đáp ứng yêu cầu đồng bộ hoá, hiện đại hoá cơ sở
vật chất trường lớp. Hiện nay, trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng, 100%
xã/phường đều có trường mầm non hoặc mẫu giáo (trong đó có 14 trường đạt
chuẩn quốc gia) với đủ các loại hình: công lập, bán công, dân lập, tư thục. Hệ
thống các trường này đã thu hút 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 78% trẻ
em trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp; trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo đạt tỉ lệ 98%. Cùng
với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cũng không ngừng
được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tỉ lệ giáo viên mẫu giáo đạt
chuẩn là 99,6% và trên chuẩn là 32,8%... Qui mô phát triển bậc học mầm non
được thể hiện ở Bảng 1.
Bảng 1: Tổng hợp tình hình bậc học mầm non ở Thành phố Đà Nẵng

đầu năm học 2006 - 2007 (phân tích theo tỉ lệ loại hình)

Năm học 2006 - 2007 Các
chỉ tiêu ổng
cộn
g
Côn
g lập
Bán
công
Dân
lập

thục
ổng
số
ỉ lệ
%
ổng
số
ỉ lệ
%
ổng
số
ỉ lệ
%
ổng
số
ỉ lệ
%

I/ Số
trường 11 1 6,9 6 4,4 ,8 2 6,9
- Mầm
non 6 9 0,6 5 5,6 ,1 1 2,7
- Mẫu
giáo 2 6,7 ,3 ,3 6,7
- Nhà
trẻ 00,0
II/ Số
học sinh
4.72
8
1.29
0
2,5 .252 8,0 76 ,7
6.61
0
7,8
- Nhà
trẻ .349 .728 0,7 .243 4,9 15 ,6 .163 1,8
- Mẫu
6.37 1.44

×