Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của công ty cổ phần tiếp vận thái bình dương giai đoạn 2013 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.74 KB, 25 trang )

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN

LỜI MỞ ĐẦU
Quản lý kinh tế để làm cho kinh tế tăng trưởng là vấn đề khoa học – nghệ thuật.
Muốn hiểu biết nó cần phải biết phân tích hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nói
chung, của các doanh nghiệp vận tải nói riêng.
Phân tích hoạt động kinh tế là việc sử dụng một cách khoa học những nguyên lý của
chủ nghĩa Mác Lê nin để đánh giá sự hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp sản xuất
vật chất trong nền kinh tế quốc dân.
Mục đích chính của việc phân tích hoạt động kinh tế là nghiên cứu đánh giá hoạt
động kinh doanh của một doanh nghiệp trong thời gian quá khứ, hiện tại và triển vọng sau
này của doanh nghiệp đó. Từ đó vạch ra những khả năng tiềm tàng để khai thác triệt để,
nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời
từng bước hạn chế và có thể đi đến xóa bỏ những nhân tố tiêu cực tác động xấu đến sản xuất
kinh doanh.
Đối với ngành giao thông vận tải là huyết mạch của mọi ngành kinh tế quốc dân, nó
gắn liền với mọi ngành kinh tế quốc dân khác, phục vụ nhu cầu đi lại, phục vụ đời sống cho
nhân dân. Sản phẩm của nó rất đặc biệt, khác với ngành sản xuất vật chất khác. Do vậy sự
hoàn thành của ngành giao thông vận tải nó ảnh hưởng tới sự hoàn thành kế hoạch của
ngành kinh tế khác.
Thông qua thực tế và tài liệu của Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương, em đã
lựa chọn đề tài :”Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của Công ty cổ phần
tiếp vận Thái Bình Dương giai đoạn 2013-2015”.

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

1



PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
1.1
Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh tế
Phân tích, theo nghĩa chung nhất thường được hiểu là sự chia nhỏ sự vật hiện tượng
trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng đó. Phân tích là
quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp với
hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước
khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tín số
liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, đến việc đề ra các định hướng hoạt động tiếp theo.
Vậy:
Phân tích là quá trình phân chia, phân giải các hiện tượng và kết quả kinh doanh
thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên hệ, so sánh đối chiếu và tổng
hợp lại nhằm rút ra tính quy luật và xu hướng vận động và phát triển của hiện tượng nghiên
cứu.
Phân tích hoạt động kinh tế gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.1.2 Mục đích của phân tích hoạt động kinh tế
Mục đích chung của những người làm công tác phân tích hoạt động kinh tế của
doanh nghiệp bao gồm:
-

Đánh giá chung tình hình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp thông qua việc đánh
giá các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp.

-

Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích, tính toán mức độ ảnh hưởng

của chúng.

-

Phân tích các nguyên nhân, các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế và qúa
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó mà phát hiện tiềm năng và năng
lực của doanh nghiệp đối với nội dung phân tích.

-

Đề xuất các biện pháp và phương hướng sẽ áp dụng ở doanh nghiệp trong thời gian
tới nhằm khai thác triệt để và hiệu quả các tiềm năng ấy.

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

2


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
-

Làm cơ sở cho việc hoạch định các chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất và xây
dựng các chỉ tiêu kinh tế của doanh nghiệp.

1.1.3 Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế
Bất kì nhà quản lý nào cũng muốn doanh nghiệp của mình phát triển một cách
thường xuyên, liên tục, hiệu quả và không ngừng phát triển. Muốn vậy, nhà quản lý phải
đưa ra được những quyết định về chiến lược phát triển, về quản lý điều hành với chất lượng

cao. Để làm được điều đó, nhà quản lý cần phải có một nhận thức đúng đắn, sâu sắc về các
vấn đề kinh tế - xã hội – kĩ thuật…có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phân tích hoạt động kinh tế là công cụ của hoạt động nhận thức về các hoạt động
kinh tế doanh nghiệp, do vậy nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói chung,
cá nhân những người lãnh đạo nói riêng. Nếu phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
được tiến hành một cách thường xuyên với chất lượng tốt sẽ giúp những nhà lãnh đạo doanh
nghiệp nhận thức đúng đắn về các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp, về tổ chức quản lý
điều hành sản xuất, về các điều kiện kinh tế - xã hội liên quan… từ đó đưa ra những quyết
định phù hợp, khả thi, góp phần định hướng, hướng dẫn, quản lý các hoạt động doanh
nghiệp, nhờ đó làm cho doanh nghiệp phát triển không ngừng và hiệu quả cao và ngược lại.
Có thể nói phân tích hoạt động kinh tế là một công cụ quan trọng để quản lý khoa
học và có hiệu qủa hoạt động kinh tế. Chính do tầm quan trọng của phân tích hoạt động
kinh tế mà các doanh nghiệp và cá nhân những người lãnh đạo doanh nghiệp đã, đang và sẽ
phải không ngừng phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp mình một cách thường xuyên,
sâu sắc và triệt để.
1.1.4 Nguyên tắc phân tích
- Phân tích bao giờ cũng xuất phát từ việc đánh giá chung, sau đó mới đi sâu phân
tích từng nhân tố.
- Phân tích trong sự vận động và phát triển của hiện tượng kinh tế, có như vậy mới
thấy được xu hướng phát triển và tính qui luật của nó

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

3


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN

- Phân tích phải thực hiện trong mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng kinh tế, có
như vậy mới thấy rõ được nguyên nhân phát triển của hiện tượng.
- Phải sử dụng các phương pháp phân tích thích hợp để thực hiện các mục đích phân
tích
- Phải đi sâu vào từng bộ phận cấu thành của hiện tượng kinh tế đã xem xét, mối
quan hệ nội tại của hiện tượng kinh tế đó. Thấy được bản chất của sự vận động và phát triển
kinh tế.
1.1.5 Nội dung phân tích
- Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như sản lượng, doanh thu, giá thành,
lợi nhuận
- Phân tích các chỉ tiêu kết quả kinh doanh trong mối liên hệ với các chỉ tiêu về điều
kiện (yếu tố) của quá trình sản xuất kinh doanh như:
+ Sử dụng lao động,
+ Sử dụng vật tư, vốn ( Sử dụng tài sản cố định, vốn cố định; Sử dụng tài sản lưu
động, vốn lưu động…)
1.2 Hệ thống chỉ tiêu và các nhân tố ảnh hưởng
1.2.1. Hệ thống chỉ tiêu trong phân tích
+ Khái niệm chỉ tiêu: Chỉ tiêu là tiêu thức phản ánh nội dung, phạm vi của kết quả kinh
doanh, hiện tượng kinh tế cụ thể.
+ Phân loại chỉ tiêu:
a. Theo nội dung kinh tế:
- Chỉ tiêu biểu hiện kết quả ( Doanh thu, lợi nhuận, giá thành)
- Chỉ tiêu biểu hiện điều kiện ( lao động, tổng máy móc thiết bị, tổng số vốn, vật tư...)
b. Theo tính chất của chỉ tiêu:
- Chỉ tiêu khối lượng (số lượng) là chỉ tiêu phản ánh quy mô kết quả hay điều kiện kinh
doanh như tổng khối lượng hàng hoá luân chuyển, tổng số lao động, tổng số vốn...
- Chỉ tiêu chất lượng là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất sử dụng các yếu tố hay hiệu suất kinh
doanh. VD: hiệu suất sử dụng vốn, năng suất lao động, giá thành sản phẩm.
c. Theo phương pháp tính toán:
Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601

Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

4


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
- Chỉ tiêu tuyệt đối: thường dùng để đánh giá qui mô sản xuất và kết quả kinh doanh tại thời
gian và không gian cụ thể
- Chỉ tiêu tương đối: thường dùng trong phân tích các quan hệ kinh tế giữa các bộ phận(cơ
cấu) hay xu hướng phát triển của chỉ tiêu
- Chỉ tiêu bình quân:nhằm phản ánh trình độ phổ biến của hiện tượng nghiên cứu
d. Theo cách biểu hiện:
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị hiện vật:chỉ tiêu có đơn vị tính phù hợp với đặc điểm vật lý
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị giá trị: là chỉ tiêu có đơn vị tính là tiền tệ
- Chỉ tiêu biểu hiện đơn vị thời gian: là chỉ tiêu có đơn vị tính là thời gian
1.2.2. Nhân tố ảnh hưởng trong phân tích
+ Khái niệm:
Nhân tố ảnh hưởng là những yếu tố bên trong của các hiện tượng và quá trình mà
mỗi biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định
của chỉ tiêu phân tích.
Hoặc nhân tố là những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh mà có thể
tính toán được, lượng hóa được mức độ ảnh hưởng.
+ Phân loại:
a. Căn cứ theo nội dung kinh tế: Phân làm 2 loại
- Nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh : là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến qui mô
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như số lượng lao động, máy móc thiết bị, vật tư , tiền
vốn...
- Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: thường ảnh hưởng dây chuyền, từ khâu cung ứng
đến sản xuất, đến tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như

giá cả các yếu tố đầu vào, khối lượng hàng hóa sản xuất, tiêu thụ...
b. Căn cứ theo tính tất yếu của nhân tố:
- Nhân tố chủ quan: là nhân tố mà nó phát triển theo hướng nào, mức độ bao nhiêu, phụ
thuộc vào bản thân doanh nghiệp như trình độ sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, tiết kiệm
hao phí nguyên vật liệu...

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

5


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
- Nhân tố khách quan: là nhân tố phát sinh và tác động như một tất yếu ngoài sự chi phối
của bản thân doanh nghiệp: giá cả thị trường, thuế suất...
c. Căn cứ theo tính chất của nhân tố:
- Nhân tố số lượng: phản ánh qui mô sản xuất và kết quả kinh doanh
- Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh
d. Căn cứ theo xu hướng tác động:
- Nhân tố tích cực: là nhân tố có tác động tốt làm tăng quy mô kết quả sản xuất kinh doanh.
- Nhân tố tiêu cực: là nhân tố phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh
doanh( giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh).
1.3 Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế
1.3.1. Phương pháp so sánh
Là phương pháp được vận dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định vị trí và xu
hướng biến động của hiện tượng, đánh giá kết quả. Có thể có các trường hợp so sánh sau:
- So sánh giữa thực hiện với kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
- So sánh giữa kỳ này với kỳ trước để xác định nhịp độ, tốc độ phát triển của hiện
tượng.

- So sánh giữa đơn vị này với đơn vị khác để xác định mức độ tiên tiến hoặc lạc hậu
giữa các đơn vị.
- So sánh giữa thực tế với định mức, khả năng với nhu cầu.
Chú ý: khi so sánh phải đảm bảo nguyên tắc so sánh được: Thống nhất về nội dung,
đơn vị, phương pháp tính.
Có các phương pháp so sánh chi tiết như sau:
(1). So sánh bằng số tuyệt đối
- Phản ánh quy mô, khối lượng của hiện tượng nghiên cứu tăng giảm giữa 2
kỳ về số tuyệt đối.

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

6


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
∆y: Biến động tuyệt đối
Biến động tuyệt đối ∆y = ( y1- y0 )

y1 : Mức độ kỳ nghiên cứu
y0 : Mức độ kỳ gốc

(2) So sánh bằng số tương đối
Phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến của hiện tượng
nghiên cứu. Trong phân tích thường sử dụng các loại số tương đối sau:
- Số tương đối động thái
Dùng để phản ánh xu hướng biến động, tốc độ phát triển của hiện tượng theo thời
gian:


t=

y1
×100
y0
(%)

Có thể sử dụng 2 loại kỳ gốc: kỳ gốc cố định và kỳ gốc thay đổi.
- Số tương đối kế hoạch
Tác dụng: đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
Số tương đối kế hoạch gồm 2 dạng sau:
+) Dạng đơn giản

y1
×100
y
kKH = KH
(%)
Trong đó :

y1 : mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ thực tế.
yKH: mức độ của hiện tượng nghiên cứu kỳ kế hoạch.

+) Dạng liên hệ
Khi tính cần liên hệ với chỉ tiêu có liên quan để đánh giá sự biến động của chỉ tiêu
nghiên cứu.
Mức biến động tương đối:
- Số tương đối kết cấu


∆y ' =

y1 − y KH x

Trị số của chỉ tiêu kỳ thực hiện
Trị số của chỉ tiêu liên hệ kỳ kế hoạch

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

7


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
Để xác định tỷ trọng của bộ phận so với tổng thể:

yi

: bộ phận thứ i
n

di =

∑y

yi

i =1


n

∑y
i =1

i

: số lượng các mức độ trong tổng

thể.

i

* So sánh bằng số bình quân
- Phản ánh mức độ điển hình của hiện tượng nghiên cứu
- Cho biết mức độ điển hình mà đơn vị đạt được so với các đơn vị khác của
tổng thể, của ngành.
1.3.2. Phương pháp chi tiết:
* Phương pháp chi tiết theo thời gian
- Kết quả sản xuất kinh doanh là kết quả của cả một quá trình do nhiều nguyên
nhân khách quan, chủ quan khác nhau tác động. Tiến độ thực hiện quá trình trong từng đơn
vị thời gian xác định không đồng đều. Vì vậy ta phải chi tiết theo thời gian nhằm đánh giá
kết quả kinh doanh được chính xác và tìm được các giải pháp có hiệu quả cho công việc
kinh doanh.
- Tác dụng:
+) Xác định thời điểm mà hiện tượng kinh tế xảy ra tốt nhất, xấu nhất.
+) Xác định tiến độ phát triển, nhịp điệu phát triển của hiện tượng kinh tế.
* Phương pháp chi tiết theo địa điểm
- Có những hiện tượng kinh tế xảy ra tại nhiều địa điểm khác nhau với những
tính chất và mức độ khác nhau, vì vậy cần phải phân tích chi tiết theo địa điểm.

- Tác dụng:
+) Xác định những đơn vị, cá nhân tiên tiến hoặc yếu kém.
+) Xác định sự hợp lý hay không trong việc phân phối nhiệm vụ sản xuất giữa các
đơn vị hoặc cá nhân.
+) Đánh giá kết quả thực hiện kinh doanh hạch toán đơn vị.
* Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành
Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

8


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
Chi tiết theo các bộ phận cấu thành giúp ta biết được quan hệ cấu thành của các hiện
tượng và kết quả kinh tế, nhận thức được bản chất của các chỉ tiêu kinh tế từ đó giúp cho
việc đánh giá kết quả của doanh nghiệp được chính xác, cụ thể và xác định được nguyên
nhân cũng như trọng điểm của công tác quản lý
Tóm lại phương pháp chi tiết có 3 hình thức. Các hình thức này bổ sung cho nhau.
Trong phân tích muốn đạt yêu cầu toàn diện và triệt để ta cần sử dụng đồng thời cả 3 hình
thức này. Chỉ tiêu nghiên cứu càng được chi tiết nhiều liên tục thì sự phân tích càng sâu sắc
đầy đủ.
1.3.3. Các phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích.
a. Phương pháp thay thế liên hoàn:
* Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các nhân tố có mối quan hệ tích,
thương số hoặc kết hợp cả tích và thương cả tổng cả hiệu.
* Nội dung phương pháp
- Xác lập công thức biểu thị mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân
tố ảnh hưởng và sắp xếp các nhân tố theo thứ tự nhất định. Nhân tố nào là nhân tố số lượng

thì đứng trước, nhân tố chất lượng thì đứng sau hoặc theo mối quan hệ nhân quả.
- Thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị chỉ tiêu kì gốc sang kì
nghiên cứu theo thứ tự đã sắp xếp ở trên. Sau mỗi lần thay thế thì tính ra giá trị của chỉ tiêu,
sau đó so với giá trị chỉ tiêu khi chưa thay thế nhân tố đó (hoặc giá trị của lần thay thế
trước). Chênh lệch chính là mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của nhân tố vừa thay thế.
- Có bao nhiêu nhân tố thì thay thế bấy nhiêu lần, mỗi lần chỉ thay thế giá trị
của một nhân tố.
+) Nhân tố nào thay thế rồi thì giữ nguyên ở kì phân tích cho đến lần thay thế
cuối cùng.
+) Nhân tố nào chưa thay thế thì giữ nguyên ở kì gốc.
+) Cuối cùng tổng hợp ảnh hưởng của các nhân tố so với sự biến dộng của chỉ
tiêu.

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

9


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
* Khái quát
Gọi chỉ tiêu nghiên cứu là y, được cấu thành bởi ba nhân tố là a, b, c. Các nhân tố
này có mối quan hệ tích.
Phương trình kinh tế:

y = abc

- Xác định giá trị chỉ tiêu kỳ gốc:


y0 = a0b0c0

- Xác định giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu:
- Xác định đối tượng phân tích:

y1 = a1b1c1

∆y = y1 - y0 = a1b1c1 - a0b0c0

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
+) Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất a đến y:
Thay thế lần 1 (nhân tố a)
Ảnh hưởng tuyệt đối:
Ảnh hưởng tương đối :

ya = a1b0c0
∆ya = ya – y0 = a1b0c0 - a0b0c0
∆y a
× 100( % )
y
0
δya =

+) Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
Thay thế lần 2 (nhân tố b): yb = a1b1c0
Ảnh hưởng tuyệt đối :

∆yb = yb – y0 = a1b0c0 - a0b0c0

Ảnh hưởng tương đối :


∆y b
× 100( % )
δyb = y 0

+) Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
Thay thế lần 3 (nhân tố c) :
Ảnh hưởng tuyệt đối :
Ảnh hưởng tương đối :

yc = a1b1c1
∆yc = yc – y0 = a1b1c1- a1b1c0
∆y c
× 100( % )
y
0
δyc =

+) Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
∆ya+ ∆yb+ ∆yc = ∆y
∆y
× 100( % )
y
0
δy = δya+ δyb+ δyc =

* Nhận xét :
Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2


10


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
- Ưu điểm: tính toán nhanh, đơn giản.
- Nhược điểm: +) Phải sắp xếp theo thứ tự chính xác.
+) Khi xét ảnh hưởng của nhân tố nào thì nhân tố đó thay đổi còn các nhân tố khác
giữ nguyên. Trong thực tế thì các nhân tố có ảnh hưởng kết hợp.
+) Khi xét ảnh hưởng của nhân tố sau thì lấy kết quả của nhân tố trước
b. Phương pháp số chênh lệch:
* Về điều kiện vận dụng phương pháp này giống phương pháp thay thế liên
hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì dựng ngay
trực tiếp số chênh lệch giữa giá trị kỳ nghiên cứu và kỳ gốc của nhân tố đó.
* Khái quát nội dung của phương pháp
- Chỉ tiêu tổng thể:

y

- Chỉ tiêu cá thể:

a, b, c

- Phương trình kinh tế:

y = abc

- Xác định giá trị chỉ tiêu kỳ gốc :

yo = a0b0c0


- Xác định giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu :
- Xác định đối tượng phân tích :

y1 = a1b1c1

∆y = y1- y0 = a1b1c1 - a0b0c0

- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
+) Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất a đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

∆ya =( a1- a0 )b0c0

Ảnh hưởng tương đối:

∆y a
× 100( % )
y
0
δya =

+) Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

∆yb = a1(b1- b0)c0

Ảnh hưởng tương đối:

∆y b

× 100( % )
y
0
δyb =

+) Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

∆yc = a1b1 (c1- c0 )

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

11


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
∆y c
× 100( % )
δyc = y 0

Ảnh hưởng tương đối:

+) Tổng ảnh hưởng của các nhân tố:
∆ya+ ∆yb+ ∆yc = ∆y
∆y

δya+ δyb+ δyc


= δy = y 0

× 100( % )

c. Phương pháp cân đối:
Là một phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích khi các nhân tố có mối quan hệ tổng, hiệu, hoặc kết hợp cả tổng cả hiệu. Cụ thể khi xác
định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào đến chỉ tiêu nghiên cứu đúng bằng chênh lệch giữa
trị số kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc của nhân tố đó.
* Khái quát nội dung của phương pháp :
- Chỉ tiêu tổng thể:

y

- Chỉ tiêu cá thể:

a, b, c

- Phương trình kinh tế:

y=a+b+c

- Xác định giá trị chỉ tiêu kỳ gốc:

yo = a0 + b0 + c0

- Xác định giá trị chỉ tiêu kỳ nghiên cứu:

y1 = a1 + b1 + c1


- Xác định đối tượng phân tích: ∆y = y1- y0 = (a1 + b1 + c1) - (a0 + b0 + c0)
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích:
+) Ảnh hưởng của nhân tố thứ nhất a đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

∆ya = a1- a0 = ∆a

Ảnh hưởng tương đối:

Δa
× 100(%)
y
0
δya =

+) Ảnh hưởng của nhân tố b đến y:
Ảnh hưởng tuyệt đối:

∆yb = b1- b0 = ∆b

Ảnh hưởng tương đối:

Δb
× 100(%)
δyb = y 0

+) Ảnh hưởng của nhân tố c đến y:

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:

Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

12


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
Ảnh hưởng tuyệt đối:

∆yc = c1- c0 = ∆c

Ảnh hưởng tương đối:

Δc
× 100(%)
y
δyc = 0

+) Tổng ảnh hưởng của các nhân tố :
∆ya+ ∆yb+ ∆yc = ∆y
Δy

δya+ δyb+ δyc = δy = y × 100(%)
0
* Bảng phân tích
d. Phương pháp chỉ số:
STT
1
2
3


Chỉ tiêu

Kỳ gốc
Quy
Tỷ

Kỳ n/c
Quy
Tỷ

Nhân tố thứ 1
Nhân tố thứ 2
Nhân tố thứ 3
Tổng thể


a0
b0
c0
y0


a1
b1
c1
y1

trọng
da0
db0

dc0
100

trọng
da1
db1
dc1
100

So
sánh
(%)
δa
δb
δc
δy

Chênh

MĐAH→y

lệch

(%)

∆a
∆b
∆c
∆y


δya
δyb
δyc
-

Chỉ số là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng
nghiên cứu.
Phương pháp này biểu hiện mối liên hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích bằng
phương trình kinh tế và biểu hiện mối liên hệ đó qua hệ thống chỉ số. Mức độ ảnh hưởng
của nhân tố tính bằng cách lấy tử trừ đi mẫu của chỉ số nhân tố.
Phân tích chỉ tiêu doanh thu:
D=qxp
Chỉ số của chỉ tiêu doanh thu:
D1 q 1 p1 q 1 p 0 q 1 p1
=
=
×
D
q
p
q
p
q1p 0 = I x I
0
0
0
0
0
ID =
q

p

Biến động tuyệt đối:
∆D = D1 – D0 = q1p1 – q0p0 = (q1p1 – q1p0) + (q1p0 – q0p1) = ∆IP + ∆IQ
Biến động tương đối:

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

13


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
ΔD
× 100(%)
D
δD = 0

e. Phương pháp liên hệ cân đối:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh hình thành rất nhiều quan hệ
cân đối về lượng giữa 2 mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh như mối quan hệ giữa
thu chi và kết quả, giữa mua sắm và sử dụng vật tư, giữa tổng số vốn và tổng số nguồn. Mối
quan hệ cân đối về lượng giữa các yếu tố tạo ra sự cân bằng cả về mức biến động về lượng
giữa chúng, dựa trên cơ sở đó sẽ xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu
nghiên cứu.
f. Phương pháp tương quan:
Phương pháp này được sử dụng trên cơ sở phân tích mối quan hệ tương quan
thuận nghịch giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng. Trên cơ sở phân tích mối
quan hệ đó để xây dựng công thức liên hệ giữa chỉ tiêu phân tích và nhân tố ảnh hưởng và

xây dựng dạng đồ thị.
Giả sử khi ta nghiên cứu chỉ tiêu phân tích là giá thành thì xét mối quan hệ
giữa tổng chi phí cố định và sản lượng với giá thành thì ta thấy trong một kì nhất định thì
tổng chi phí cố định là không đổi nên giữa giá thành và sản lượng có mối quan hệ tương
quan
1.4. Tổ chức phân tích
1.4.1.Các loại phân tích:
1) Căn cứ theo thời điểm phân tích:
- Phân tích trước: phân tích trước khi lập dự án kinh doanh nhằm lập các dự án ,các
luận chứng kinh tế, kế hoạch
- Phân tích hiện hành: phân tích đồng thời với sản xuất kinh doanh. nhằm sơ bộ đánh
giá kết quả thực hiện các dự án ,các luận chứng kinh tế, kế hoạch.
- Phân tích sau: phân tích sau khi kết thúc quá trình sản xuất kinh doanh nhằm đánh
giá kết quả thực hiện các dự án ,các luận chứng kinh tế, kế hoạch.
2) Căn cứ theo thời hạn:

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

14


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
- Phân tích hàng ngày: tiến hành phân tích và phân tích sơ bộ kết quả hoạt động kinh
doanh.
- Phân tích định kỳ: Đánh giá trong một thời kỳ nhất định và làm mục tiêu để xây
dựng cho kỳ tiếp theo.
3) Căn cứ theo nội dung:
- Phân tích chuyên đề: Phân tích một hay một vài khía cạnh nào đó.

- Phân tích toàn diện: Phân tích toàn bộ các mặt của hiện tượng kinh tế.
4) Căn cứ theo phạm vi:
- Phân tích điển hình: là phân tích kết quả sản xuất kinh doanh ở một đơn vị nào đó.
- Phân tích tổng thể: phân tích toàn doanh nghiệp hoặc toàn ngành.
1.4.2. Tổ chức phân tích:
Bao gồm các nội dung như sau:
1) Công tác chuẩn bị: có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ quá trình phân tích:
a. Xây dựng kế hoạch phân tích
- Xác định nội dung phân tích
- Xác định phạm vi phân tích: phân tích một đơn vị hay toàn bộ DN
- Khoảng thời gian cần phân tích
- Thời gian thực hiện kế hoạch
- Người thực hiện
b. Thu thập, sưu tầm, kiểm tra và xử lý tài liệu:
Tuỳ theo yêu cầu, nội dung phạm vi và nhiệm vụ phân tích cụ thể tiến hành thu thập
và xử lý các tài liệu. Tài liệu thu thập được yêu cầu đảm bảo đủ, không thừa, không thiếu và
cần được kiểm tra tính hợp pháp, chính xác. Kiểm tra các điều kiện có thể so sánh được mới
sử dụng để phân tích.
Nguồn tài liệu làm căn cứ phân tích bao gồm:
- Các tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức
- Các tài liệu hạch toán

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

15


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN

- Các báo cáo tổng kết ,văn kiện của các tổ chức Đảng,các nghị quyết,chỉ thị của
chính quyền các cấp, cơ quan quản lý cấp trên có liên quan đến hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, các biên bản thanh tra, kiểm tra, kiểm toán,các biên bản sử kiện có liên
quan...
- Ý kiến của tập thể lao động trong doanh nghiệp....
2) Trình tự tiến hành phân tích:
a. Xây dựng công thức phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và xây
dựng các bảng biểu phân tích
+ Lập phương trình kinh tế
+ XĐ đối tượng phân tích: chính là chênh lệch chỉ tiêu phân tích giữa hai kỳ
+ Xác định mức độ ảnh hưởng và lập bảng phân tích
b. Phân tích
+ Đánh giá chung
+ Phân tích chi tiết các nhân tố ảnh hưởng: Phân tích nguyên nhân chủ quan, khách quan,
ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến kết quả kinh doanh
+ Kết luận- kiến nghị
- Tổng hợp các nguyên nhân, nêu bật những nguyên nhân chủ yếu, chủ quan, những
mặt mạnh, mặt tồn tại, nêu các tiềm năng chưa khai thác hết.
- Trên cơ sở những nguyên nhân chủ quan tiêu cực và khả năng xuất hiện và tác động
của các nguyên nhân , đề xuát các biện pháp cụ thể nhằm khai thác hết các khả năng tiềm
tàng của DN, xây dựng định hướng phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả
kinh doanh.
3) Viết báo cáo và tổ chức hội nghị phân tích:
+ Báo cáo phân tích là 1 văn bản thể hiện nội dung và kết quả phân tích, lời văn gồm
3 phần:
- Đặt vấn đề: giới thiệu cơ quan đơn vị, nêu sự cần thiết khách quan phải tiến hành
phân tích
- Giải quyết vấn đề: toàn bộ nội dung tiến hành phân tích
- Kết luận: nêu những vấn đề tồn tại, khuyết điểm, đề xuất biện pháp khắc phục
Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601

Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

16


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
+ Báo cáo phân tích cần được trình bày trong hội nghị phân tích để thu thập ý kiến
đóng góp và thảo luận cách thực hiện các phương pháp biện pháp đã nêu trong báo cáo phân
tích.

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

17


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN

CHƯƠNG II: NỘI DUNG CỦA PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG
2.1. Đánh giá chung tình hình họat động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
a.

Mục đích:
-

Khái quát tình hình và kết quả sản xuất của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu chủ
yếu để đánh giá khái quát về doanh nghiệp, từ đó làm cơ sở cho những nội dung

phân tích tiếp theo.

-

Đánh giá từ nhiều góc độ để có được nhận thức đầy đủ, đúng đắn và cụ thể về tình
hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, xác định được các nguyên nhân gây ra
biến động các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

-

Đề xuất các biện pháp kỹ thuật và tổ chức nhằm khai thác triệt để khả năng của
doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích cho doanh
nghiệp, cho người lao động và cho nhà nước

-

Làm cơ sở để lập các kế hoạch và chiến lượcầphts triển doanh nghiệp

b. Ý nghĩa:
Đánh giá chung tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng trong
việc nhận thức các mặt tích cực cũng như những tồn tại của doanh nghiệp, từ đó để có
biện pháp nhằm khai thác tốt nhất ư thế và hạn chế những nhân tố tiêu cực tác động đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
2.2. Phân tích tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng
a. Mục đích:
- Khái quát sự biến động của chỉ tiêu sản lượng
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu sản lượng và phân tích các
nguyên nhân dẫn đến sự biến động của các nhân tố.
- Đề xuất các biện pháp nhằm sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm cải thiện công
tác tổ chức quản lý sản xuất, hạn chế tối đa các tác động tiêu cực và phát huy hết ảnh hưởng

của các tác động tích cực tới sản lượng.
b. Ý nghĩa:
Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

18


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
- Ké hoạch sản lượng là kế hoạch chủ đạo trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệpđều tìm mọi biện pháp tích cực và hiệu quả để thực
hiện tốt kế hoạch sản lượng. Kế hoạch này là cơ sở để lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh
khác. Việc thực hiện chỉ tiêu sản lượng ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện các chỉ tiêu
kinh doanh khác của doanh nghiệp và ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp khác
trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Xuất phát từ tầm quan trọng của chỉ tiêu sản lượng, việc phân tích chi tiết tình hình thực
hiện chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp có được nhận thức đúng đắn, đầy đủ về tiềm năng, lợi
thế, khả năng khai thác, khả năng sản xuất kinh doanh để từ đó đưa ra các biện pháp la,f
tăng năng suất lao động, tăng năng suất sử dụng thiết bị, máy móc và làm tăng sản lượng
của doanh nghiệp

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

19


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN THÁI BÌNH DƯƠNG
3.1. Giới thiệu chung về công ty
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Tiếp vận Thái Bình Dương thành lập theo chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0201249276 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp ngày 22 tháng
03 năm 2012.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TIẾP VẬN THÁI BÌNH DƯƠNG
Tên giao dịch: PACIFIC LOGISTICS JOINT STOCK COMPANY
Trụ sở chính: Khu công nghiệp Đình Vũ, Phường Đông Hải 2, Quận Hải An, Thành
phố Hải Phòng, Việt Nam.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là vận tải và các dịch vụ liên quan đến
vận tải, cụ thể như sau:
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải. Chi tiết: Dịch vụ giao nhận
hàng hóa, khai thuê hải quan; dịch vụ kiểm đếm hàng hóa; hoạt động đóng gói liên quan đến
vận tải; hoạt động môi giới thuê tàu biển, dịch vụ logistics; dịch vụ đại lý tàu biển (bao gồm
dịch vụ cung ứng tàu biển); dịch vụ đại lý vận tải đường biển;
- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương;
- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ. Chi tiết: dịch
vụ vận tải hàng hóa đường sắt và đường bộ;
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy. Chi tiết: dịch vụ vận tải
hàng hóa đường thủy;
3.2 Nhận xét chung về tình hình sản xuất kinh doanh năm 2015
Trên thị trường, hiện các doanh nghiệp vận tải hàng hóa đường bộ Hải Phòng đang
cạnh tranh nhau rất quyết liệt về giá cước vận tải. Vừa do giá xăng dầu hạ, vừa phải chào
giá cạnh tranh để bù đắp chi phí, thời điểm này, giá cước vận tải hàng hóa đang ở mức thấp
kỷ lục so với thời điểm Hải Phòng cùng với cả nước triển khai kiểm soát tải trọng xe.

Theo Công an thành phố, đến giữa tháng 9-2015, Hải Phòng có khoảng 14.000 đầu
kéo và xe trọng tải lớn. Như vậy, so với thời điểm 1-4-2014, lượng xe loại này tăng gấp đôi.
Trong 18 tháng, Hải Phòng có thêm khoảng 7.000 xe, trong đó phần lớn là xe tải, xe đầu
kéo Trung Quốc.

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

20


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
Số lượng xe được đầu tư mới ở Hải Phòng đặc biệt tăng cao trong thời điểm 6 tháng
đầu năm 2015. Khi đó, hàng nhiều, một số doanh nghiệp vận tải làm không hết việc mới
tính toán mua thêm xe. Trong khi đó, xe Trung Quốc chạy cũng ổn mà giá lại rẻ, vậy là
hàng nghìn xe ùn ùn đổ về Hải Phòng để tham gia guồng máy vận chuyển hàng hóa.
Chiến lược này đáp ứng được cơ hội của các doanh nghiệp vận tải khi trong thời
điểm hàng hóa qua cảng tăng nhanh. Nhưng mặt trái của chiến lược này là gây nên làn sóng
mua sắm xe ồ ạt. Một số doanh nghiệp thấy “ngon ăn” tiếp tục vay vốn đầu tư phương tiện,
kết quả là lượng xe tăng kỷ lục, trong khi hàng tạm nhập tái xuất có chiều hướng ách tắc ở
biên giới. Nhiều doanh nghiệp trước đây có khoảng 25-27 chuyến hàng/tháng, nay chỉ còn
khoảng 5-10 chuyến. Vì thế, có đến hàng nghìn xe đăng ký ở Hải Phòng gần như nằm “chết
dí”. Đó còn chưa kể xe của các địa phương khác chạy hàng biên cũng bị ế, dồn về Hải
Phòng tìm việc như: Lạng Sơn, Bắc Giang, Thái Nguyên… nên lượng xe thừa rất lớn.
Những doanh nghiệp “ế” xe hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ, vận tải hàng hóa
không có chân hàng ổn định. Cho dù vậy, hiện tượng mua thêm xe hiện nay ở Hải Phòng
vẫn chưa có điểm dừng, bởi nhiều doanh nghiệp hy vọng từ nay đến cuối năm lại vào “mùa
thu hoạch” mới.
Với mức “cung” đang vượt cầu như hiện nay, phương tiện vận tải hàng hóa đường bộ

Hải Phòng đang trong giai đoạn “ế” nặng. Để “sống sót”, các doanh nghiệp vận tải buộc
phải đưa ra mức cước hạ “không tưởng” để thu hút chủ hàng. Thậm chí, có doanh nghiệp
đưa ra mức cước còn dưới giá thành, tiết kiệm các loại chi phí để có việc làm. Trước đây, để
vận chuyển 1 xe hàng trong quãng đường 100km, doanh nghiệp thường thu của chủ hàng từ
3,5-4 triệu đồng/chuyến, nếu trừ tất cả các loại chi phí, doanh nghiệp chi trung bình đến hơn
2,5 triệu đồng /chuyến, với mức giá này nếu chạy thì lãi nhẹ tới hòa vốn. Nhưng hiện nay
nhiều doanh nghiệp chào mức giá dưới 2,5 triệu đồng/chuyến, với mong muốn đủ tiền trả lãi
ngân hàng và trả lương lái phụ xe.
Theo một số doanh nghiệp, hiện, mức cước vận tải hàng hóa đường bộ giảm khá sâu
(khoảng 30%) so với sau thời điểm toàn quốc triển khai kiểm soát tải trọng xe. Đây là mức
giá “sập” khủng khiếp đối với các doanh nghiệp vận tải. Nhiều doanh nghiệp vận tải hàng
hóa đường bộ tại Hải Phòng đang lao đao vì cạnh tranh nhau không bình đẳng về giá cước.
Với kiểu cạnh tranh giá không lành mạnh như hiện nay sẽ khiến rất nhiều doanh nghiệp vận
tải hàng hóa đường bộ thiệt thòi, rất dễ bị phá sản bởi thời điểm này chở 1 xe hàng đi
100km, doanh thu dưới 2,5 triệu đồng/ chuyến là lỗ, nhưng không giảm cước theo mặt bằng
thì chắc chắn các chủ hàng sẽ bỏ.
3.3 Phân tích chi tiết về tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng của công ty giai đoạn
2012- 2015

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

21


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CHỦ YẾU CỦA PACIFIC
Năm 2013-2015


1

Sản lượng

A

- Sản lượng vận chuyển
- Mức tăng trưởng

2

Doanh thu
- Mức tăng trưởng

3

Chi phí
- Mức tăng trưởng

4

Lợi nhuận
- Mức tăng trưởng

TEU

6.820

8.150


%
Đồng

119,5
16.691.441.774

16.201.814.086

%
Đồng

97,1
10.945.670.755

12.728.582.493

%
Đồng

116,3
4.079.849.140

3.473.231.593

%

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2


85,1

22

7.200
88,3
39.274.098.857
242,4
33.519.132.583
263,3
5.754.966.274
165,7


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN
Cũng theo tình hình phát triển vận tải tại Hải Phòng, giai đoạn từ năm 2010-2014 là
giai đoạn nóng về phát triển vận tải. Lượng hàng hóa cần vận chuyển rất lớn, tuy nhiên
lượng cung về phương tiện vận chuyển lại hạn chế. Pacific chỉ có gần 20 xe đầu kéo và 6 xe
tải nhưng số lượng đơn hàng lên đến 50-70 chuyến/ ngày. Ngoài sử dụng tối đa công suất
khai thác của đội xe nhà, Pacific phải sử dụng rất nhiều dịch vụ thuê ngoài. Nhưng cũng có
rất nhiều ngày không gọi được xe do kế hoạch phát sinh muộn.
Theo tính toán của ban giám đốc công ty, nhu cầu vận chuyển vẫn tiếp tục tăng nên
đến tháng 10 năm 2014, công ty tiếp tục mua 10 xe đầu kéo hiệu Fuso. Cùng thời điểm đó,
có rất nhiều công ty cũng đầu tư xe, một số gia đình cũng hùn vốn mua một vài con xe để
làm ăn. Tuy nhiên nhu cầu vận chuyển hàng hóa chỉ tăng 5-10% thì lượng cung về xe lại
tăng đến 150-200%. Đó là chưa kể xe của các tỉnh lân cận đổ về, cũng như do Trung Quốc
cấm biên dẫn đến hàng loạt xe chạy biên đổ về chạy hàng nội địa. Pacific gặp phải sự cạnh
tranh rất lớn, vừa bị khách hàng ép giảm giá sâu lại bị mất nhiều máng hàng sản lượng lớn,
cước tốt.

Hơn nữa, khách hàng của Pacific hầu hết là các forwarder lớn như DAMCO- Maersk
Logisitics, APLL, Yusen Logistics, Schenkers Việt Nam.. mà lượng khách hàng là các nhà
máy trực tiếp lại rất ít. Ngay cả Yusen Logistics cũng gặp rất nhiều khó khăn, trước đó
khách hàng chính của Yusen là nhà máy Canon Tiên Sơn và Canon Quế Võ. Ngay cả khi thị
trường vận tải tốt, cước vận chuyển của Yusen đã thấp hơn thị trường 300.000 – 500.000
VND/ chuyến. Bởi vậy, khi thị trường suy giảm, đến bản thân Yusen còn không đủ sản
lượng cho xe nhà chạy thì rất hạn chế dùng các nhà thầu phụ. Trước kia Yusen book Pacific
từ 5-8 conts/ ngày thì hiện giờ chỉ còn 1 chuyến để giữ quan hệ hoặc không chuyến nào.
Hơn nữa các forwards này thường xuyên cạnh tranh và tham gia đầu thầu cho các khách
hàng khu vực và quốc tế. Khi họ bị mất khách hàng đồng thời Pacific cũng bi mất khách
hàng theo hoặc tham gia cho vận chuyển cho bên khác nhưng mức cước bị giảm đáng kể.
Trong giai đoạn từ 2012-2015, Pacific đạt lợi nhuận cao khi kết hợp tốt. Công ty có
các khách hàng cần chuyển hàng từ Hải Phòng lên các tỉnh khu vực Bắc Ninh như chuyển
hàng cám nhà máy Newhope lên Bắc Ninh, Hà Nội, Thanh Hóa hay hàng LG từ kho ở KCN
Tràng Duệ lên KCN Vship Bắc Ninh. Pacific sẽ sử dụng phương án mượn vỏ Canonn của
Yusen, hoặc hàng vỏ hàng xuất IKEA (Damco) để đóng hàng lên trả trên Bắc Ninh, sau đó
đóng hàng của Yusen buổi tối về hạ bãi. Những chuyến như vậy mang lại lợi nhuận rất lớn
cho công ty. Một trong những máng hàng tốt khác là giao hàng bia Carbergs tại kho Cái Lân
Quảng Ninh. Trung bình mỗi ngày kho nhận 6 conts/ ngày chia ra 3 sáng và 3 chiều. Tốc độ
dỡ hàng ở kho rất nhanh, nên xe trả cont đầu tiên có thể tiếp tục quay về đi chuyến tiếp. Với
việc đi quay vòng như vậy, lợi nhuận của xe đó có thể lên đến 4.000.000 VND/ ngày.

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

23


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN

Tháng 12/2015, DAMCO đã thua trong vụ chào giá cạnh tranh hàng IKEA – nhà
máy sản xuất nội thất bằng gỗ lớn nhất thế giới. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến Pacific
khi sản lượng sụt giảm đáng kể. DAMCO đang từ khách hàng lớn nhất của Pacific đã sụt
giảm nhanh chóng về sản lượng, doanh thu. Tiếp theo Damco cũng mất dần các khách hàng
lớn khác như Gạch Taicera, Connel Bross, Carbergs, AB Maudi… Khách hàng nhựa Phú
Mỹ cũng chuyển giao thẳng về Cửa Lò khiến sản lượng tại đầu Hải Phòng giảm đáng kể.
Sang đầu năm 2016, Damco tiếp tục trượt thầu hàng Target. Mặc dù APL trúng thương vụ
này, Pacific chạy 100% sản lượng nhưng giá không được tốt như trước kia chạy hàng cho
Damco nữa. Hơn nữa Damco không trúng phần trucking cho Target nhưng vẫn trúng mảng
kho, để tiện cho việc phối hợp giữa Target, các nhà máy và nhà vận tải, Target vẫn chỉ định
Damco thực hiện việc cung cấp booking và gửi cho kho và APLL. Việc các ông lớn cạnh
tranh nhau, bắt chẹt nhau thực hiện các yêu của Target về CTPPAT cũng gậy rất nhiều khó
khăn, áp lực cho Pacific.
Khi sản lượng dịch vụ giảm sút, Pacific thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng
dịch vụ để giữ chân khách hàng. Để thực hiện điều đó, công ty tuyển thêm rất nhiều vị trí.
Tuy nhiên chưa thực sự phát huy hiệu quả dẫn đến tốc độ tăng của chi phí tăng nhanh hơn
tốc độ tăng doanh thu, sản lượng. Điều đó được thể hiện thông qua việc sản lượng từ tháng
3 tăng mạnh, công ty gọi ngoài nhiều nhưng vẫn không lãi, thậm chí có tháng lỗ.
Kết luận chung là cùng với tình hình khó khăn chung của thị trường vận tải bộ,
Pacific cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó.

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

24


PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ TRONG DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ môn Kinh tế, Khoa Kinh tế Vận tải biển (2014), Bài giảng phân tích hoạt động kinh tế,

ĐH Hàng hải Việt Nam.
2.

PGS.TS Vũ Trụ Phi (2012), Tài chính doanh nghiệp vận tải biển, Đại học Hàng hải Việt

Nam.
3.

Phòng Tài chính Kế toán – Công ty cổ phần tiếp vận Thái Bình Dương

Học viên: Lã Thị Như Quỳnh – CH14601
Ngành:
Tổ chức và quản lý vận tải – 2014-2

25


×