Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp tại Trung tâm Văn hóa thành phố Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.52 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
Danh mụcký hiệu, từ viết tắt
LỜI NÓI ĐẦU
PHẦN A: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI
1.1 Sự hình thành vùng đất;
1.2 Dân cư;
1.3 Văn hóa-xã hội;
1.4 Đôi nét về Thành phố Quảng Ngãi.
2. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI
2.1 Quá trình thành lập;
2.2 Vị trí và chức năng;
2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn;
2.4 Cơ cấu tổ chức;
2.5 Cơ sở vật chất;
2.6 Kinh phí hoạt động.
2.7 Các hoạt động chính của TTVH-TT năm 2012 và Quý I/2013
PHẦN B: NỘI DUNG THỰC TẬP
1 Nhiệm vụ được phân công.
2 Phương pháp khoa học áp dụng trong quá trình thực tập.
3 Thư viện thành phố Quảng Ngãi và phong trào đọc sách báo cơ sở trên
địa bàn thành phố.


3.1 Tên gọi;
3.2 Sơ lược về Thư viện thành phố;
3.3 Thực trạng đầu tư tại Thư viện thành phố;
3.4 Các hoạt động tại Thư viện thành phố;
3.5 Mô hình xây dựng thư viện tại các điểm đọc;
3.6 Đề xuất.


PHẦN C: KẾT LUẬN
1 NHẬN XÉT CHUNG
2 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT./.


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP.HCM
KHOA VĂN HÓA HỌC
-----------------------

BÁO CÁO THU HOẠCH
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Sinh viên: Nguyễn Thị Kiều Giang

Lớp: Văn Hóa Học 3A
Khóa: 2009 – 2013
Hệ: Chính qui

TP.HCM – Tháng 4 năm 2013


NHẬN XÉT
( Của giảng viên hướng dẫn )
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


DANH MỤC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

- Trung tâm Văn hóa – Thể thao:

TTVH-TT

- Trung ương:

TW


- Thành phố:

Tp

- Thư viện:

TV

- Thành phố Hồ Chí Minh:

Tp.HCM

- Âm lịch:

AL

- Ủy ban nhân dân:

UBND

- Văn hóa và Thông tin:

VH&TT

- Ban Giám hiệu:

BGH

- Công nhân viên chức lao động:


CNVCLĐ


Lời Tri Ân
Kính thưa quí thầy cô!
Lời đầu, xin được ngàn lời tri ân đến BGH nhà trường, cùng các thầy, cô
Khoa Văn Hóa Học, trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt
là Tiến sĩ Đậu Thị Ánh Tuyết đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để Tôi được đi thực
tập, một việc làm hết sức cần thiết cho mỗi sinh viên. Thứ đến, Tôi xin chân
thành cảm ơn Ban giám đốc, cùng các cô chú, anh chị trong Trung tâm Văn
hóa-Thể thao (TTVH-TT) thành phố Quảng Ngãi trực thuộc Ủy ban nhân dân
( UBND ) thành phố Quảng Ngãi, đã tận tình giúp Tôi hoàn thành tốt đợt thực
tập, từ ngày20/2 đến ngày 20/4/2013.
Thời gian sẽ qua đi, nhưng trong Tôi không thể nào quên những tháng
ngày ngắn ngủi được “công tác” tại TTVH-TT. Tại đây, Tôi đã vận dụng những
kiến thức chuyên môn trên giảng đường, cùng với “nhiệm vụ” thực tế được giao
để nâng cao sự hiểu biết, nhận thức rõ ràng hơn về mối liên quan giữa văn hóa
và văn hóa học… Quên làm làm sao được những giây phút Tôi được là “trọng
tài”, “nhân viên”, “diễn viên”…; những kiến thức về dòng Sông Trà quê hương
Tôi, lung linh, huyền ảo trong từng làn điệu dân ca, trong từng truyền thuyết về
mỗi tên đất, tên người… Sự hỗ trợ về mọi mặt của Ban giám đốc Trung tâm, sự
hướng dẫn nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong TTVH-TT, đặc biệt là sự trực
tiếp giúp đỡ của các “ đồng chí”: Đặng Văn Nhân, Võ Như Quỳnh và Nguyễn
Thị Sương; sự hiểu biết về các quy trình tổ chức những sự kiện văn hóa, nghệ
thuật, thể dục, thể thao, chi tiết của từng loại văn bản, các phong trào và những
hoạt động phong phú của TTVH-TT thành phố Quảng Ngãi sẽ đọng mãi trong
Tôi.
Đây là đợt thực tập đầu tiên của Tôi - Sinh viên ngành Văn hóa học nên
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong Ban giám đốc Trung tâm, các cô chú,



anh chị trong TTVH-TT, các thầy, cô thương yêu mà tha thứ; Tôi nguyện sẽ đem
những kiến thức bổ ích từ đợt thực tập này, vận dụng hữu hiệu cho bản thân,
đóng góp hơn nữa cho nhà trường và giúp ích nhiều cho xã hội.
Một lần nữa, xin được gửi lời tri ân đến:
* Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh;
* Khoa Văn hóa học;
* Trung tâm Văn hóa-Thể thao thành phố Quảng Ngãi;
* Chú Đặng Văn Nhân;
* Chị Nguyễn Thị Sương;
* Chị Võ Như Quỳnh.

Sinh viên thực tập:
Nguyễn Thị Kiều Giang


Lời mở đầu
Sự phát triển của xã hội loài người đi từ thấp tới cao, các hoạt động của
bản thân mỗi người đều không nằm ngoài việc đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao về nhu cầu vật chất và tinh thần của mình. Xã hội ngày càng phát triển, một
mặt con người luôn cố gắng cải tạo tự nhiên để phục vụ cho nhu cầu sống của
mình, mặt khác họ lại đang ra sức bảo vệ và khôi phục những giá trị văn hóa tốt
đẹp. Quay về với cội nguồn là quay về với những giá trị truyền thống xưa của
ông cha, tìm về những giá trị xưa đó ta mới thấy được sự sáng tạo, hy sinh của
cha ông ta; quay về để biết, để hiểu, để được sống với những giá trị truyền thống
mà từ ngàn đời xưa ông cha đã xây dựng và bảo vệ. Tìm hiểu, bảo lưu, phát triển
các giá trị văn hóa xưa, giữ gìn để không bị mai mọt và quên lãng bên cạnh
những giá trị mới trong xã hội ngày nay là nhiệm vụ trước mắt, đồng thời mang
tính chiến lược.
Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa là một trong những nhiệm vụ đào

tạo của Trường Đại học Văn hóa Tp. HCM. Đào tạo những người làm văn hóa
để tìm hiểu các giá trị văn hóa, truyền thống con người, khôi phục, giữ gìn những
giá trị văn hóa của tộc người trước những tác động của nền kinh tế thị trường.
Tìm hiểu văn hóa xã hội, văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần trong đời sống sinh
hoạt; vấn đề bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống, phát huy giá trị văn hóa
tại cộng đồng. Để thực hiện tốt những nhiệm vụ đó Khoa Văn hóa học được
thành lập, kết hợp giữa việc dạy lý thuyết ở trên giảng đường, Trường Đại học
Văn hóa Tp.HCM và Khoa Văn hóa học đã tạo mọi điều kiện để sinh viên, nhất
là những sinh năm cuối có thể tiếp xúc và trực tiếp tham gia các hoạt động thực
tế, được trực tiếp áp dụng những gì đã học vào trong thực tế của mình, biết và
hiểu được những khác nhau và mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế, hiểu lý
thuyết là những trang bị nền tảng cho sinh viên và thực tế công việc là giúp cho
sinh viên hiểu rõ hơn vấn đề mình đang học.


Để được tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của mảnh đất nơi mình sinh ra, tìm hiểu
các phong trào văn hóa, thể thao trên địa bàn thành phố có những đổi thay như
thế nào nên tôi quyết định xin về Trung tâm Văn hóa – Thể thao để thực tập.
Trung tâm Văn hóa – Thể thao là đơn vị sự nghiệp, trực thuộc UBND thành phố
Quảng Ngãi, thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương,
chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, thực hiện tổ chức các hoạt động văn
hóa văn nghệ, thể dục thể thao trên địa bàn thành phố.
Thông qua bản báo cáo thực tập của mình, tôi muốn được giới thiệu đến mọi
người về lịch sử và văn hóa của một vùng đất cách mạng kiên cường. Không chỉ
có bề dày về lịch sử, văn hóa, những cảnh đẹp, những đặc sản làm say đắm lòng
người mà còn có cả những nét mới của đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong
phú. Không dừng lại ở đó, trong bản báo cáo còn giới thiệu rõ về hoạt động của
thư viện thành phố Quảng Ngãi và phong trào đọc sách, báo ở cơ sở trên địa bàn
thành phố một việc làm hết sức sáng tạo. Đặc biệt nghiên cứu thêm vấn đề này,
vì Thư viện ( TV ) là một trong những nơi lưu giữ truyền thống và văn hóa, là

một trong hai điểm đến của du khách khi muốn tìm hiểu về văn của một vùng miền… Qua đó, Tôi muốn gởi gắm những ý kiến của mình về những hạn chế và
thực trạng của một thư viện tầm thành phố, đồng thời đề xuất và kiến nghị đối
với các cơ quan chức năng của thành phố về “những điều không bình thường”
của một thư viện. Mong rằng chút phát hiện nhỏ nhoi của Tôi, được các cấp lãnh
đạo và các cơ quan chức năng của thành phố quan tâm hơn nữa trong việc xem
xét đầu tư đối với thư viện thành phố Quảng Ngãi.


PHẦN A: GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH QUẢNG NGÃI
1.1 Sự hình thành vùng đất:
Con người, ai cũng muốn tìm hiểu về ngọn ngành nơi chôn rau cắt rốn của
mình, nếu bạn là người dân Quảng Ngãi xin hãy nhớ: đến năm 2013, tỉnh Quảng
Ngãi được 611 tuổi, kể từ năm đất này trở về với quốc gia Đại Việt. Quảng Ngãi
là địa bàn cư trú lâu đời của cư dân ven biển miền Trung, còn giữ lại nhiều dấu
tích của nền văn hóa cổ xưa: Di chỉ Gò Trá ( xã Tịnh Thọ - huyện Sơn Tịnh ) và
di chỉ Gò Vàng ( xã Sơn Kỳ - huyện Sơn Trà ) thuộc thời đá cũ…
Năm Nguyên Bình thứ 6 ( 111 TCN ), nhà Hán xâm lược và thống trị Âu Lạc.
Ngoài hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân, nhà Hán lập thêm quận Nhật Nam. Quận
Nhật Nam là từ miền đất từ Hoành Sơn ( đèo ngang ) đến đèo Đại Lãnh (1) chia
làm 5 huyện: Tây Quyển, Chu Ngô, Tỷ Cảnh, Lư Dung và Tượng Lâm. Vùng
đất Quảng Ngãi ngày nay thuộc huyện Lư Dung(2).
Vào cuối thế kỉ II, năm Sơ Bình thứ 5 ( 192 ) vào đời vua Hiến Đế nhà Hán,
nhân dân Trung Quốc lâm vào cảnh loạn lạc, nhân dân Tượng Lâm (3) do Khu
Liên lãnh đạo đã nổi dậy giết huyện lệnh để giành quyền tự chủ, thành lập nước
Lâm Ấp. Đến năm Vĩnh Hòa thứ 3 ( 347 ) đời vua Tần Mục Đế, vua Lâm Ấp là
Phạm Văn tiến quân ra phía bắc đánh chiếm cả quận Nhật Nam, lấy Hoành Sơn
( đèo Ngang nằm giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình ngày nay ) là ranh giới phía bắc.
Từ năm 602 ( nhà Tùy xâm lược nước ta ) đến cuối thế kỷ XIV, vùng đất Quảng
Ngãi do nhà nước Chăm Pa cai quản. Phần đất Quảng Ngãi là Cổ Lũy Động(4)


(1)

Quốc sử quán triều Nguyễn-Đại Nam nhất thống chí tập 1-NXB KKXH, Hà Nội, 1969-trang 78.
Theo Đại Nam Nhất Thống Chí, tập I, huyện Lư dung bao gồm đất phủ Thăng Bình (Quảng Nam) và
Quảng Ngãi ngày nay, huyện Tượng Lâm bao gồm đất tỉnh Bình Định và Phú Yên ngày nay(trang 77)
(3)
Theo Lịch sử Việt Nam-sđđ: “Tượng Lâm là một huyện xa nhất về phương nam trong các đất chiếm đóng
của nhà Hán. Huyện Tượng Lâm là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay” (trang 288).
(4)
Cổ Lũy động hay còn gọi là Chiêm Lũy.
((2)

thuộc châu Amaravati(1).


Năm 1407, nhà Minh ( Trung Quốc ) đem quân xâm lược và thống trị nước
ta; nhân cơ hội này, Chiêm Thành đem quân chiếm đất Chiêm động và Cổ Lũy
động.
Để cũng cố vùng đất phía Nam, xây dựng đất nước thống nhất, năm Hồng
Đức thứ 2 ( 1471 ), vua Lê Thánh Tôn cùng các tướng Lê Huy Cát, Hoàng Nhân
Thiêm, Lê Thế, Nguyễn Đức Trung đem quân thu phục các đất Thăng, Hoa, Tư,
Nghĩa và thành Đồ Bàn ( thuộc tỉnh Bình Định ngày nay ).
Năm 1568, Bùi Tá Hán mất, Nguyên Quận công Nguyễn Bá Quýnh thay thế.
Năm 1570, Đoan Quận công Nguyễn Hoàng ( con trai Nguyễn Kim ) trấn phủ
Thuận Hóa được cử giữ chức kiêm trấn thủ Quảng Nam. Với chủ định xây dựng
vùng Thuận-Quảng thành “ Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” ( dải đất từ
Hoành Sơn đèo Ngang trở vào liền một dải, là vùng đất sống cho cả muôn đời
con cháu ), Nguyễn Hoàng đã ra sức xây dựng “căn cứ địa” của mình. Trước hết,
Nguyễn Hoàng cũng cố về chính trị, dần dần thoát ly sự ràng buộc của Lê-Trịnh.

Năm 1602, đời Lê Hoằng Định thứ 3, Nguyễn Hoàng đổi tên các đơn vị lãnh thổ,
hành chính đã được đặt từ trước ở hai trấn Thuận-Quảng. Trấn Quảng Nam đổi
thành dinh Quảng Nam, phủ Tư Nghĩa thuộc dinh Quảng Nam đổi thành phủ
Quảng Nghĩa ( tên Quảng Nghĩa ra đời từ đó ), ông ra sức tổ chức khai hoang,
lập ấp, đẩy mạnh sản xuất ở Quảng Nam nói chung, Quảng Nghĩa nói riêng. Từ
một vùng đất hoang vẫn lạc hậu đã nhanh chóng trở thành một khu vực kinh tế
phát triển. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Với các điều
ước Quí Mùi (1883), Giáp Thân (1884), triều đình Huế thừa nhận sự đô hộ của
thực dân Pháp đối với nước ta. Sau đó cùng các địa phương khác, tỉnh Quảng

(1)

Lịch sử Việt Nam tập I-sđđ-trang 323, Amaravati là vùng bắc của Chăm Pa


Nghĩa cũng bị Pháp đô hộ, tên tỉnh được đổi thành tỉnh Quảng Ngãi. Đứng đầu
tỉnh là viên công sứ người Pháp. Để tăng cường sự thống trị và bóc lột, từ cuối
thế kỉ XIX, thực dân Pháp tiến hành một cuộc thay đổi về tổ chức hành chính.
Năm Thành Thái thứ 2 (1890) ngoài 3 huyện Bình Sơn, Chương Nghĩa và
Mộ Đức thuộc phủ Tư Nghĩa thời Nguyễn, thực dân Pháp đặt thêm ba châu Sơn
Tịnh, Nghĩa Hành, Đức Phổ và đến năm 1899, ba châu này đổi thành ba huyện.
Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, chấm dứt ách thống trị của chế độ
phong kiến và thực dân. Nhân dân làm chủ đất nước, xóa bỏ tận gốc chế độ
thuộc địa nửa phong kiến. Ở Quảng Ngãi cho đến ngày 17-8-1945, toàn bộ chính
quyền tay sai của địch từ cơ sở đến tỉnh đều sụp đổ và được thay thế bằng chính
quyền cách mạng.
Một thay đổi quan trọng khác trong những năm đầu tiên của cách mạng tháng
Tám thành công là việc tổ chức lại các đơn vị hành chính trong tỉnh: 6 phủ,
huyện ở trung châu, 4 đồn ở miền núi đều thống nhất gọi là huyện. Thị xã tỉnh lỵ
Quảng Ngãi là đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Đảo Lý Sơn sáp nhập trở lại

vào huyện Bình Sơn(1).
Từ ngày 10.11.1975 đến ngày 30.6.1989, tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất với tỉnh
Bình Định thành tỉnh Nghĩa Bình. Huyện Tư Nghĩa hợp nhất với thị xã Quảng
Ngãi thành thị xã Quảng Nghĩa. Huyện Nghĩa Hành hợp nhất với huyện Minh
Long thành huyện Nghĩa Minh. Năm 1982, theo quyết định của Quốc hội có sự
điều chỉnh về hai đơn vị lãnh thổ hành chính trên: thị xã Quảng Nghĩa tách ra
thành thị xã Quảng Ngãi và huyện Tư Nghĩa cũ. Huyện Nghĩa Minh tách ra
thành huyện Nghĩa Hành và huyện Minh Long như cũ. Từ ngày 01.7.1989, tỉnh
Quảng Ngãi trở thành đơn vị hành chính tỉnh như cũ. Đến cuối năm 2000 Quảng
Ngãi có 1 thị xã, 12 huyện, 6 phường (ở thị xã), 163 xã và 10 thị trấn.

(1)

Năm 1951, đảo Lý Sơn bị thực dân Pháp chiếm đóng và sáp nhập vào Đà Nẵng


1.2 Dân cư:
Xưa kia vùng đất này là của người Chiêm–Thành thống trị. Sau cuộc Nam
tiến của người Việt vào giữa thế kỉ XV ( 1474 ) vua Lê đại thắng vua Chàm (Trà
Toàn) chiếm cứ Thành Chà bàn ( Bình Định ngày nay) lập nên tỉnh Quảng Ngãi.
Sau cuộc Nam tiến đó, người dân Chàm dần dần đi sâu vào Nam, hoặc đã lần
mòn bị tiêu diệt. Những ngày vàng son của xứ Chàm đã lần theo thời gian mà
trôi đi, hiện nay chỉ còn dấu vết lờ mờ nằm rãi rác khắp trong tỉnh Quảng Ngãi
như Thành Lũy Châu Sa thuộc huyện Sơn Tịnh, Trường Lũy thuộc huyện Nghĩa
Hành… Theo cuộc Nam tiến, những Họ đầu tiên vào lập nghiệp đông nhất và
trước nhất là Họ Lê, Võ, Tạ, Bùi và Trần. Những họ này chung sức lập Ấp, thiết
lập đền, chùa… nghiễm nhiên là một vài tiền hiền khai khẩn đất đai, xây dựng
làng mạc. Hiện nay ở một vài chùa còn có văn tự ghi chép rõ ràng về việc này.
Xét về nguồn gốc xưa, người Việt ở Quảng Ngãi có gốc tích chủ yếu ở vùng
Thanh, Nghệ, Tĩnh vào định cư, khai khẩn xây dựng quê hương từ thế kỉ XV,

XVI. Họ đem theo cho riêng mình những vốn văn hóa của nơi mình sinh ra và
giữ gìn, phát huy trên một vùng đất mới, bên cạnh phải đoàn kết cộng đồng để
cùng nhau sản xuất, đấu tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng tình toàn kết
với cộng đồng cư dân bản địa như các tộc người ( Cor, Hre, Ca Dong ).
Nhận xét về người Quảng Ngãi, sách Địa Nam nhất thống chí do Quốc sử
quán triều Nguyễn biên soạn, chép: “ Đất bạc, dân chăm, tính tằn tiện, không xa
hoa, người quân tử thích việc nghĩa, giữ khí tiết; kẻ tiểu nhân thì hám lợi, hay
sinh kiện tụng. Địa thế tuy hẹp mà khí mạch tốt, nên đời nào cũng có người làm
đến quan to chức trọng. Ở thôn quê thì nhiều người sống lâu; học trò thì tư chất
thông minh, nhiều kiến thức; duy người giàu thì thường bị của cải dời lòng,
người nghèo thì thường bị khổ về sinh nhai không đủ, học nghiệp thì phần nhiều
không chuyên nhưng nếu biết có chí cũng nhiều người thành tựu”(1).
Về các dân tộc thiểu số ở Quảng Ngãi, sách Đại Nam nhất thống chí cũng có
nhận xét: “ Từ xưa đã có phong tục gác chòi để chứa thóc gạo. Để của ở ven khe,


không lấy trộm của nhau. Dẫu nghèo cực vẫn không ăn xin. Ngoài việc săn bắn,
không cờ bạc chơi bời, tính thuần phác. Trai giá không hòa gian”(2).
Có thể nói nhờ vào điều kiện tự nhiên và khí hậu khắc nghiệt nên con người
nơi đây quanh năm phải chống chọi với thiên tai và lũ lụt, từ đó bên cạnh những
đức tính truyền thống của dân tộc thì họ cũng tạo nên cho riêng mình những đức
tính tốt đẹp, con người nơi đây luôn luôn chịu thương chịu khó, cần cù trong lao
động và sống tiết kiệm. “ Quảng Nam hay cải, Quảng Ngãi hay co” là câu nói ví
von về hai vùng đất của hai tỉnh nằm kề nhau, “co” ở đây không phải là keo kiệt
trong cuộc sống mà là sự tiết kiệm, sống trong một môi trường mà ít nhận được
sự ưu đãi của thiên nhiên nên con người nơi đây luôn phải tự sống tiết kiệm để
đảm bảo cho cuộc sống của chính mình. Sống ở vùng đất cằn cỗi, đất bạc nên
dân chăm và sinh hoạt tằn tiện. Bên cạnh đó Quảng Ngãi còn là nơi sản sinh ra
những vị con ưu tú của dân tộc như Trần Quang Diệu, Trương Đăng Đồ, Trương
Công Định, Lê Trung Đình…đã tô thêm những truyền thống của những người

con đất Quảng anh hùng.
1.3 Văn hóa-Xã hội
Quảng Ngãi không chỉ được biết đến với khu kinh tế Dung Quất, có nhà
máy lọc dầu lớn nhất Đông Nam Á, mà còn được biết đến với những di chỉ văn
hóa, các di tích kiến trúc cổ, 12 cảnh đẹp nổi tiếng và các món ăn ngon làm sao
xuyến lòng người. Với thế mạnh sẵn có của mình, Quảng Ngãi đang ra sức kêu
gọi sự đầu tư trong và nước gọi sự đầu tư trong và ngoài nước, với những chính
sách khuyến khích các nhà đầu tư như: sự thông thoáng về mặt pháp lý, có
những chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi đầu tư vào tỉnh.
Với những chính sách, biện pháp thông thoáng nhằm phát huy tiềm năng thế
mạnh sẵn có của địa phương.

(1),(2)

Đại Nam nhất thống chí-NXB KHXH-Hà Nội, tập II 1970-tr 356, 357


Kinh tế - xã hội tỉnh không ngừng phát triển và luôn đạt tốc độ tăng trưởng
cao. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những con số như: công nghiệp
59,1%, dịch vụ là 22,2%, nông nghiệp là 18,7%. Việc thực hiện những chủ
trương khuyến khích đầu tư theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, tạo
ra nhiều tiền đề quan trọng để tỉnh Quảng Ngãi đẩy nhanh hơn nữa sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các thành phần kinh tế đa dạng; văn hóa, giáo
dục, y tế có nhiều chuyển biến quan trọng; đời sống nhân dân ổn định và ngày
càng được nâng cao về mọi mặt.
Theo kết quả điều tra dân số năm 2009, dân số Quảng Ngãi là 1.219.286
người, diện tích 5.153,0 km². Số người trong độ tuổi lao động cao, Quảng Ngãi
có đủ năng lực cung cấp nguồn lao động trẻ cho các doanh nghiệp trong và ngoài
nước khi đến đầu tư.
Nông nghiệp tiếp tục chú trọng và phát triển bên cạnh công nghiệp và dịch vụ

việc mạnh dạn thay đổi và đưa các giống cây trồng mới, có năng suất cao vào
trong sản xuất … làm tăng năng suất nông nghiệp của tỉnh, cung cấp cho nguồn
nguyên liệu sạch, chất lượng cho các ngành chế biến nông sản địa phương. Bên
cạnh đó Quảng Ngãi được nhắc đến với những món ăn ngon như Don, kẹo
gương, cá bống, đặc sản quế Trà Bồng…được xem là những món quà vô cùng ý
nghĩa của những người con xa xứ để nhớ về quê mẹ, nó không chỉ có ý nghĩa về
vật chất mà còn đậm giá trị về mặt tinh thần.
Bên cạnh đời sống vật chất ngày càng cao, người dân Quảng Ngãi còn có đời
sống tinh thần ngày càng phong phú và đa dạng như tín ngưỡng vật linh, tục thờ
cúng tổ tiên, anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa… Quảng Ngãi còn có nhiều di
tích khảo cổ như những di tích thời đại đá cũ đã được phát hiện vào những năm
1978, thuộc địa điểm Gò Trá, thôn Trà Bình, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh; di
tích văn hóa Sa Huỳnh, bao gồm 48 di tích chứa đựng nền văn hóa vật chất từ sơ
kỳ đồng thau đến sơ kỳ sắt. Các di tích của nền văn hóa Chăm Pa hầu như chỉ
còn lại phế tích… Và đặc biệt là 12 thắng cảnh đẹp của Quảng Ngãi như Liên trì


dục nguyệt, La Hà Thạch trận, Cổ Lũy Cô Thôn, Thiên Bút Phê Vân, Thạch Cơ
Điếu Tẩu, Long Đầu Hý Thủy, Thiên Ấn Niêm Hà, An Hải Sa Bàn, Hà Nhai
Vãn Độ, Thạch Bích Tà Dương, Phong Vân Túc Võ, Vũ Sơn Lộc Trường.
1.4 Đôi nét về thành phố Quảng Ngãi:
Địa bàn thành phố Quảng Ngãi ngày nay khá rộng, gồm các thôn xã xưa: xã
Ba La, thôn Ngọc Án, xã Chánh Mông, châu Vạn Tượng, xã Thu Phố, xã Đại
Nham, châu Phù Khế thuộc các tổng Nghĩa Hạ, Nghĩa Châu của huyện Chương
Nghĩa. Xã Chánh Mông nguyên có tên là xã Cù Mông, đời Gia Long thuộc tổng
Trung, sau thuộc về tổng Nghĩa Điền huyện Chương Nghĩa. Đời Minh Mạng, Cù
Mông đổi là Chánh Mông. Đời vua Đồng Khánh (1885 - 1888) để tránh tên húy,
xã Chánh Mông đổi tên là xã Chánh Lộ. Xã Ba La đời vua Gia Long thuộc về
tổng Trung, sau thuộc tổng Nghĩa Hạ, huyện Chương Nghĩa. Châu Vạn Tượng
cũng thuộc tổng Trung, sau về tổng Nghĩa Hạ. Xã Thu Phố đời Gia Long thuộc

tổng Thượng, sau thuộc về tổng Nghĩa Trung. Đô thị Quảng Ngãi manh nha hình
thành ở phía tây thành, gọi là Chánh Lộ phố. Cho đến năm 1933, các tác giả
Quảng Ngãi tỉnh chí chép rằng "Thành phố Quảng Ngãi số nhà đếm được là 331
cái và số người là 1.378 người, vừa lớn, nhỏ, đàn ông, đàn bà". Ngày 14.5 Âm
lịch năm Bảo Đại thứ 9 (25.6.1934) có dụ số 23 của vua Bảo Đại quyết định thiết
lập một đô thị trung tâm cùng tên, thay cho tỉnh thành Quảng Ngãi "bị tước danh
tịch". Đô thị này mở rộng lên hướng Tây, rộng 133ha 2.462m 2, thuộc xã Chánh
Mông và xã Thu Phố, phía Tây đến ga và đường sắt Quảng Ngãi (vừa mới xây
dựng). Đến trước năm 1945, ở xã Chánh Lộ, bên ngoài tỉnh thành có Chánh Lộ
phố gồm các phường: Bắc Môn, Bắc Lộ, Nam Lộ, sau đó có thêm phường Thu
Lộ.
Thành phố Quảng Ngãi có tên gọi xa xưa là đất Cẩm Thành. Tuần phủ
Nguyễn Cư Trinh (1716-1767) từng vịnh: “

Châu Sa để dưới chân chờ

mãi/Trấn chỉ sau lưng phía Cẩm Thành”. Còn thi sĩ Bích Khê thì viết: “ Trà
Giang, Thiên Ấn chuông gầm sóng/Vang tiếng ngàn năm đất Cẩm Thành ”. Tác


giả Lê Trung Việt, trong Non nước xứ Quảng cho rằng: trước năm 1975, xã Cẩm
Thành gồm 4 ấp Nam Lộ, Bắc Lộ, Thu Lộ, Bắc Môn. Viện dẫn những điều này
để thấy tên gọi Cẩm Thành tức Thành gấm có từ xa xưa và ăn sâu trong ký ức
của người dân Quảng Ngãi.
Thành phố Quảng Ngãi trước 1975, mặc dù được mở rộng hơn, nhưng chỉ
lèo tèo những con đường như: Quang Trung, Trần Hưng Đạo, Phan Đình
Phùng… Ngày 26 tháng 8 năm 2005, thị xã Quảng Ngãi được nâng cấp lên thành
phố trực thuộc tỉnh ( Quyết định số 112/2005/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam);
với diện tích 37,12km2; dân số 122.567 người ( năm 2005 ); mật độ dân số 332
người/km2 . Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 2 xã (Nghĩa Dũng, Nghĩa Dõng),

8 phường (Nguyễn Nghiêm, Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, Trần Phú, Chánh
Lộ, Quảng Phú, Nghĩa Lộ, Nghĩa Chánh); với 166 thôn, tổ dân phố. Địa hạt
thành phố Quảng Ngãi có dân cư, hình thành làng mạc từ lâu đời. Nơi đây được
đặt làm tỉnh lỵ từ năm 1807, nhưng do hoàn cảnh lịch sử, vị trí địa lý, thành phố
Quảng Ngãi vẫn là một đô thị phát triển muộn so với nhiều đô thị khác trong
nước.
Trải qua bao thử thách, thành phố Quảng Ngãi đang từng bước phát triển trở
thành một trong những thành phố trẻ trong chuỗi các đô thị miền Trung trên con
đường công nghiệp hóa. Được biết năm 2012, thành phố Quảng Ngãi đã tập
trung xây dựng quy chế kiến trúc qui hoạch, thực hiện mở rộng địa giới hành
chính ở khu đô thị trung tâm. Năm 2013 thành phố sẽ tập trung chỉnh trang khu
vực trung tâm và hướng đông của thành phố, chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng,
tập trung phát triển các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, giao thông
vận tải. Để phát triển bền vững, tương xứng với vị trí là trung tâm chính trị, kinh
tế, văn hóa, khoa học... của tỉnh, thành phố phải mở rộng để có quỹ đất phù hợp,
không gian phát triển với quy mô lớn, vùng nội thành và ngoại ô cùng nhau hỗ
trợ phát triển; việc chỉnh trang, nâng cấp hạ tầng đô thị là nhằm làm cho bộ mặt


thành phố hiện hữu khang trang trên cơ sở từng bước xây dựng để hình thành
nếp sống văn minh đô thị.
2. KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM VĂN HÓA-THỂ THAO THÀNH PHỐ
QUẢNG NGÃI
2.1 Quá trình thành lập
Trung Tâm Văn hóa-Thể thao Thành phố Quảng Ngãi được thành lập trên cơ
sở Nghị định số 43/2006/TTLT-BVHTTDL-BNV ngày 06/6/2008 của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thuộc Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, Phòng Văn hóa và Thông tin thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện. Do
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cấp Quyết định số 1126/QĐ-UBND ngày

24/7/2012; tiền thân Trung Tâm Văn hóa-Thể thao Thành phố là Trung tâm Văn
hóa - Thông tin và Trung tâm Thể dục – Thể thao của thành phố. TTVH-TT hoạt
động theo Quy chế tổ chức và hoạt động theo Quyết định số 110/QĐ-UBND
ngày 16/1/2013 của UBND thành phố Quảng Ngãi.
2.2 Vị trí và chức năng
Trung tâm Văn hóa-Thể thao thành phố Quảng Ngãi đóng tại 308 Nguyễn
Nghiêm, Tp. Quảng Ngãi; điện Thoại liên lạc 055.3720888. Trung tâm trực
thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Quảng Ngãi, là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt
động trong lĩnh vực văn hóa, thể thao. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con
dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước, được mở tài
khoản ở kho bạc nhà nước và ngân hàng theo qui định của pháp luật, chịu trách
nhiệm quản lý toàn diện và chỉ đạo trực tiếp của UBND thành phố, đồng thời
chịu sự chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch tỉnh và các đơn vị sự nghiệp về văn hóa-thể thao của tỉnh.
Chức năng của TTVH-TT là phát triển sự nghiệp văn hoá, thể thao ở địa
phương, tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao; triển lãm
tuyên truyền cổ động phục vụ các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; tổ


chức các hội thi, hội diễn, liên hoan, giao lưu thể thao, văn hoá, văn nghệ quần
chúng; hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hoá,
thể thao ở cơ sở; tổ chức cung ứng dịch vụ công, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn
hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao; nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân trí,
nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hoá của nhân dân trên địa bàn thành phố.
2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn
Trung Tâm Văn hóa-Thể thao Thành phố Quảng Ngãi căn cứ chương trình
phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của địa phương để xây dựng kế hoạch hoạt
động, trình Chủ tịch UBND thành phố và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi
được phê duyệt. TTVH-TT chịu trách nhiệm tổ chức các họat động văn hóa, văn
nghệ, tuyên truyền cổ động, đọc sách báo, giải trí, chiếu phim, câu lạc bộ, nhóm

sở thích, lớp năng khiếu nghệ thuật; tổ chức các hoạt động tể dục, thể thao;
hướng dẫn kỹ thuật, phương pháp và điều kiện tập luyện cho các tổ chức và cá
nhân; tổ chức các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn, thi đấu và hướng dẫn phong
trào văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao ở cơ sở; phát hiện và bỗi dưỡng năng
khiếu văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao; sưu tầm, bảo tồn và hướng dẫn các
loại hình nghệ thuật dân gian, các môn thể thao truyền thống; quản lý hoạt động
thư viện phục vụ nhân dân trên địa bàn thành phố; tổ chức các hoạt động tác
nghiệp chuyên môn, các hoạt động dịch vụ văn hóa, thể thao và các hoạt động
dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của nhân dân thành phố đảm bảo đúng qui định
của pháp luật và phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm. Hợp tác,
giao lưu, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động trong lĩnh vực văn
hóa, thể thao với các đơn vị, tổ chức trong và ngoài thành phố. Quản lý tổ chức,
cán bộ, viên chức, người lao động, tài chính và tài sản của trung tâm theo quy
định của pháp luật. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về
tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ
khác có liên quan do UBND phố Quảng Ngãi giao.


2.4 Cơ cấu tổ chức
Trung Tâm Văn hóa-Thể thao Thành phố Quảng Ngãi có Ban giám đốc, gồm
1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc và các tổ, đội chuyên môn, nghiệp vụ: Tổ hành
chính-Tổng hợp; Tổ Văn hóa-Nghệ thuật-Thư viện; Tổ Thể dục-Thể thao và Đội
tuyên truyền lưu động.
Biên chế của TTVH-TT do Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo mức
biên chế sự nghiệp, căn cứ chức danh và tiêu chuẩn ngạch viên chức chuyên
môn. Căn cứ nhiệm vụ và nhu cầu cụ thể, Giám đốc phối hợp với Phòng Nội vụ
thành phố trình UBND thành phố quyết định số lượng biên chế cần thiết đảm
bảo các Tổ, Đội chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện các nhiệm vụ được giao. Việc
bố trí, sử dụng cán bộ, viên chức phải căn cứ vào chức danh chuyên môn và tiêu
chuẩn ngạch viên chức theo tiêu chuẩn của pháp luật. Ngoài biên chế được giao,

Giám đốc trung tâm được quyền ký kết hợp đồng lao động theo quy định sau khi
có thông báo của Chủ tịch UBND thành phố và nhu cầu công việc của Trung
tâm.
2.5 Cơ sở vật chất
Các cơ sở của TTVH-TT thành phố hiện được UBND thành phố khai thác và
quản lý, gồm:
- Trụ sở làm việc của Trung tâm tại số nhà 308, đường Nguyễn Nghiêm,
thành phố Quảng Ngãi và các cơ sở: Thư viện thành phố tại số nhà 486, đường
Quang Trung, thành phố Quảng Ngãi, Nhà Lễ tân Quảng trường thành phố,
đường Phạm Văn Đồng;
- Tài sản: Các tài sản theo nội dung Công văn số 02/UBND ngày 20/01/2007
của UBND thành phố gồm: hệ thống chiếu sáng và trang trí, trạm biến áp; nhà lễ
tân; vỉa hề, đường đi bộ, sân bãi, cột cờ, hệ thống cấp, thoát nước, cây xanh,
thảm cỏ; thiết bị âm thanh và thông tin liên lạc, lễ đài lắp ghép; hệ thống phòng
cháy, chữa cháy, chống sét đánh thẳng, thiết bị phục vụ bảo dưỡng Quảng trường
thuộc Quảng trường và các tài sản được kiểm kê ( theo Quyết định số 6224/QĐ-


UBND ngày 18/10/2012 của Chủ tịch UBND thành phố Quảng Ngãi về việc ban
hành phương pháp thực hiện Quyết định số 1126/QĐ-UBND ngày 24/7/2012
của Chủ thịch UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc thành lập Trung tâm Văn hóaThể thao thành phố Quảng Ngãi ).
2.6 Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của TTVH-TT , gồm:
- Từ Ngân sách Nhà nước cấp đảm bảo cho các hoạt động theo kế hoạch được
duyệt; thực hiện các nhiệm vụ đột xuất; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm
thiết bị.
- Các nguồn từ hoạt động sự nghiệp:
Hoạt động nghiệp vụ, chuyên môn; Hoạt động dịch vụ, cho thuê mặt bằng,
sân bãi, trang thiết bị chuyên dùng, tài trợ, vay tín dụng, vốn liên doanh, liên kết
các nguồn thu hợp pháp khác.

2.7 Các hoạt động chính của TTVH-TT năm 2012 và Quý I/2013
Năm 2012:
- Công tác thông tin cổ động:
Trong năm 2012, đã tổ chức nhiều hoạt động đa dạng, phong phú nhằm
chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước đến các
tầng lớp nhân dân như: Mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng quang vinh, mừng
xuân Nhâm Thìn 2012; kỷ niệm 82 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt
Nam (3/2/130–3/2/2012 ); Kỷ niệm 37 năm ngày giải phóng Quảng Ngãi
(24/3/1975–24/3/2012 ); Kỷ niệm ngày Giỗ tổ Hùng Vương-10/3 AL; Kỷ niệm
37 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước ( 30/4/1975-30/4/2012 )
và Ngày Quốc tế lao động 1/5; Kỷ niệm 58 năm Ngày chiến thắng Điện Biên
Phủ ( 07/5/1954-07/5/2012 ); Kỷ niệm 122 năm ngày sinh của Chủ Tịch Hồ Chí
Minh (19/5/1890–19/5/2012 ); Kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh–Liệt sĩ
(27/7/1947- 27/7/2012 ); Kỷ niệm 67 năm Cách mạng tháng Tám ( 19/8/194519/8/2012 ) và ngày Quốc khánh 2/9… và một số nhiêm vụ chính trị của địa


phương như phòng, chống bão lụt, phòng cháy chữa cháy, an toàn giao thông,
Tháng hành động phòng, chống ma túy; Vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm,
phòng, chống dịch bệnh…
- Công tác văn hóa – văn nghệ:
Phối hợp và tổ chức 8 chương trình nghệ thuật phục vụ các ngày lễ, hội nghị
của thành phố ( đạt 160% so với cùng kỳ ) như: chương trình văn nghệ phục vụ
Tết Nguyên đán Nhâm Thìn; Lễ giao, nhận quân năm 2012; “ Gặp mặt cán bộ
chiến sĩ tham gia kháng chiến chống Mỹ 1965-1975 ”; Lễ Hưởng ứng chiến dịch
truyền thông phòng, chống bạo lực gia đình năm 2012; Phối hợp với phòng Giáo
dục và Đào tạo, Hội khuyến học tổ chức chương trình nghệ thuật “ Kết nối tương
lai” gây quỹ khuyến học tành phố; Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố tổ chức Ngày
hội “ Phụ nữ thành phố khỏe-đẹp” lần thứ I năm 2012…
- Hoạt động của Thư viện:
Luân chuyển sách cho các điểm đọc cơ sở số lượng 32.400/17.500 quyển

( đạt 134% so với cùng kỳ năm 2011); Đặt mua, xử lý kĩ thuật sách mới năm
2012 số lượng 628/1.115 quyển ( đạt 56% so với cùng kỳ năm 2011); Tổ chức
trưng bày, giới thiệu 9 lượt nhân ngày lễ, kỷ niệm của đất nước và địa phương;
Tổ chức các ngày hội đọc sách thành phố Quảng Ngãi năm 2012 có 11/11
Trường Tiểu học, 10/10 Trường THCS trên toàn thành phố tham gia. Thành lập
đội tuyển tham gia ngày hội đọc sách năm 2012 do Tỉnh tổ chức; Phối hợp với
thư viện Tỉnh Quảng Ngãi; Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố tổ chức “ Ngày
đọc sách” tại Trường THCS Nghĩa Lộ.
- Hoạt động Thể dục thể thao:
Tổ chức và phối hợp tổ chức 6/6 giải thể thao cấp thành phố, giãi Võ cổ
truyền và Boxing thành phố Quảng Ngãi mở rộng trang cúp BIDV năm 2012;
giải bóng chuyền nông dân tranh cúp “ Bông lúa vàng” thành phố Quảng Ngãi
lần thứ X năm 2012; Hôi thi Văn hóa-Thể thao người cao tuổi thành phố Quảng
Ngãi lần thứ XVII…; Hỗ trợ chuyên môn tổ chức 6/6 giải thể thao, Cử 3 câu lạc


bộ trực thuộc Hội Võ thuật Thành phố là Nguyễn Trí, Huỳnh Trọng Long, Thành
Danh tham gia giải vô dịch thiếu niên trẻ Boxing nam-nữ tỉnh Quảng Ngãi năm
2012.
- Công tác Du lịch:
Năm 2012, lĩnh vực Du lịch trên địa bàn thành phố cóp chiều hướng phát
triển khá; hạ tầng du lịch từng bước được đàu tư nâng cấp; các di tích lịch sử văn
hóa được quan tâm trùng tu, tôn tạo; dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú ngày càng
được mở rộng và nâng dần về chất lượng phục vụ du khách; theo thống kê hiện
nay trên địa bàn thành phố có 41 khách sạn, 46 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn và 10
dơn vị lữ hành du lịch. Số lượng khach du lịch đến với thành phố: Tổng lượt
khách ước đạt 127.091 lượt tăng 18% so với ùng kỳ năm trước, trong đó khách
quốc y tế đạt 501.024 lượt; doanh thu du lịch ước đạt 69,9 tỷ đồng, trong đó thu
ngoại tệ là 520.000USD.
Quý I/2013:

Năm 2013, mặc dù CBVCLĐ của TTVH-TT còn thấm mệt với các hoạt
động văn hóa, thể thao phục vụ nhân dân vui xuân, đón Tết cổ truyền của dân tộc
– Xuân Quý Tỵ - 2013 nhưng ngay từ những ngày đầu quý I/2013 thành tích đạt
được rất khả quan.
- Công tác tham mưu:
Ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Văn hóa – Thể
thao thành phố Quảng Ngãi; tổ chức các cuộc họp với các đơn vị, doanh nghiệp
đóng trên địa bàn để kêu gọi tài trợ kinh phí bắn pháo hoa Chào Xuân Quý Tỵ 2013 và kêu gọi xã hội hóa trong công tác tuyên truyền trực quan; tổ chức thành
công Đêm Hội đón giao thừa và bắn pháo hoa Chào Xuân Quý Tỵ - 2013 với
quy mô hoành tráng và đảm bảo chất lượng nghệ thuật cao phục vụ hơn 2 vạn
người trên địa bàn thành phố và các huyện lân cận tới dự xem; ấn hành Đặc san
Xuân Quý Tỵ - 2013 với số lượng 1.700 bản, phát hành đến một số cơ quan của


TW, các cơ quan, ban, ngành, hội, đoàn thể của tỉnh và thành phố, các huyện
trong tỉnh; Đảng uỷ, HĐND, UBND, UBMT các xã, phường và các thôn, tổ dân
phố; tổ chức Hội chợ hoa Xuân Quý Tỵ - 2013 trên đường Phạm Văn Đồng, Lê
Trung Đình, Nguyễn Du, Lê Thánh Tôn, Trương Quang Giao từ ngày
02/02/2013 đến 21h00 ngày 09/02/2013 (tức từ ngày 22 tháng chạp đến 21h00
ngày 29 tháng chạp năm Nhâm Thìn) đảm bảo, an toàn, đáp ứng nhu cầu trưng
bày, mua, bán, phục vụ các tầng lớp nhân dân đón Tết cổ truyền của dân tộc;
tuyên truyền trực quan mừng Đảng mừng Xuân; tổ chức cuộc thi “Tuyên truyền
trực quan, treo Quốc kỳ và trang trí điểm chào cờ đầu năm, xuân Quý Tỵ - 2013”
có 10/10 xã, phường tham gia; trang trí, phục vụ Lễ ra quân trồng cây xanh đô thị
nhân dịp đầu năm Xuân Quý Tỵ - 2013; trang trí, phục vụ Lễ giao, nhận quân năm
2013…
- Hoạt động tuyên truyền lưu động:
Đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền phong phú, đa dạng cho các ngày
lễ lớn của đất nước, địa phương như: Tuyên truyền kỷ niệm 40 năm Chiến thắng
"Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không" (12/1972-12/2012); treo cờ và nghỉ lễ Tết

dương lịch năm 2013; 83 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
(03/02/1930 – 03/02/2013); tuyên truyền mừng đất nước đổi mới, mừng Đảng
quang vinh, mừng xuân Quý Tỵ - 2013; tuyên truyền Đêm hội giao thừa và bắn
pháo hoa; xây dựng thí điểm tuyến phố “Hùng Vương – Lê Trung Đình” trở
thành tuyến phố văn minh; tuyên truyền Nghị quyết 05/CP ngày 10/1/1997 của
Chính phủ về cấm sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, đốt các loại pháo;
tuyên truyền trực quan, treo Quốc kỳ; tuyên truyền Hội chợ hoa Xuân Quý Tỵ 2013; lễ giao, nhận quân năm 2013; giải võ cổ truyền (nam) và boxing (nữ)
truyền thống thành phố Quảng Ngãi mở rộng tranh cúp BIDV năm 2013; phối
hợp tuyên truyền phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm ở người; nộp thuế sử
dụng đất phi nông nghiệp và nộp thuế vào ngân sách nhà nước; người Việt Nam
ưu tiên dùng hàng Việt Nam;...


- Hoạt động Văn hoá - Văn nghệ:
Biểu diễn chương trình nghệ thuật Đêm hội đón giao thừa Chào Xuân Quý
Tỵ - 2013; phối hợp với Thành đoàn Quảng Ngãi tổ chức chương trình Khiêu vũ
nghệ thuật mừng Đảng quang vinh, mừng Xuân Quý Tỵ - 2013; phối hợp với
Phòng GD&ĐT, Hội Khuyến học thành phố tổ chức chương trình nghệ thuật
“Kết nối tương lai” thành phố Quảng Ngãi gây quỹ khuyến học; biểu diễn
chương trình văn nghệ phục vụ Lễ giao, nhận quân thành phố Quảng Ngãi năm
2013; hỗ trợ chuyên môn, tham gia công tác BGK cho hội thi “Nét đẹp tuổi hoa”
– 2013 do Ban thường vụ Thành đoàn phối hợp với Phòng GD&ĐT thành phố tổ
chức; giới thiệu và trưng bày sách kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2013) tại Thư viện thành phố; trưng bày phòng
đọc báo Xuân Quý Tỵ năm 2013; thu hồi và luân chuyển sách quý I/2013…
- Hoạt động Thể dục - Thể thao:
Tổ chức giải Võ Cổ truyền (nam) và Boxing (nữ) truyền thống thành phố
Quảng Ngãi mở rộng tranh cúp BIDV năm 2013 (từ ngày 04/3/2013 –
08/3/2013) có 76 VĐV thuộc 13 CLB trong và ngoài tỉnh tham gia; phối hợp với
Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố tổ chức thành công Giải bóng đá trẻ thành

phố Quảng Ngãi mừng Đảng mừng Xuân Quý Tỵ - 2013 (từ ngày 31/01/2013 –
03/02/2013); phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức giải cầu lông
phụ nữ thành phố Quảng Ngãi lần thứ I năm 2013 (từ ngày 01/3/2013 –
04/3/2013); cử cán bộ đi cơ sở kiểm tra, đôn đốc tổ chức Đại hội TDTT cơ sở.
Các hoạt động tham gia cấp tỉnh: Tham gia giải Việt dã tỉnh Quảng Ngãi
“Cùng Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng” do Sở Văn hóa TT&DL tỉnh
Quảng Ngãi tổ chức; kết quả đạt giải nhất đồng đội nam, giải nhất đồng đội nữ,
giải nhất toàn đoàn; tham gia giải Cờ tướng “Mừng Đảng quang vinh, mừng
Xuân Quý Tỵ” tỉnh Quảng Ngãi lần thứ X năm 2013 (từ ngày 23/02/2013 đến
ngày 25/02/2013). Kết quả đạt giải 3 toàn đoàn và 03 giải khuyến khích cá nhân.


×