Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tóm tắt luận văn thạc sĩ luật học Kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên biển thông qua cơ chế tài phán quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.62 KB, 15 trang )

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Biển cả có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
quốc phòng, an ninh. Tiềm năng của biển về giao thông vận tải, về du lịch và về
tài nguyên thiên nhiên đem lại những lợi ích kinh tế rất lớn và tầm quan trọng
đặc biệt của biển trong lĩnh vực an ninh quốc phòng là động lực thúc đẩy các
quốc gia mở rộng chủ quyền của mình ra biển. Nhận thức được rõ về tầm quan
trọng của biển, các quốc gia trên thế giới đã và đang xây dựng chiến lược tiến ra
biển, làm chủ biển một cách bài bản, khoa học và toàn diện. Tuy nhiên, việc rất
nhiều quốc gia trên thế giới đều muốn mở rộng chủ quyền của mình ra biển sẽ dễ
dẫn đến mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa các quốc gia. Hơn nữa, việc các quốc gia
đều cố gắng mở rộng yêu sách chủ quyền, quyền chủ quyền, đẩy mạnh khả năng
và phạm vi khai thác tài nguyên của quốc gia mình ra biển càng làm cho các
mâu thuẫn, tranh chấp trở nên gay gắt.
Tình hình tranh chấp trên biển giữa các quốc gia trên thế giới hiện nay
diễn biến ngày càng căng thẳng và phức tạp. Từ nhiều năm nay, nhất là những
năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại
những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất
ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta. Trên Biển Đông vùng biển
nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc),
Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaysia, Indonesia, Brunây
(phía Đông, Đông Nam và Nam). Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức
tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường
lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là
những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân sự. Những tranh chấp trên Biển
Đông đã và đang trở thành vấn đề được không chỉ khu vực mà cả thế giới đều

1


quan tâm. Rất nhiều hội thảo quốc tế về Biển Đông đã được tổ chức thu hút sự


quan tâm của dư luận. Bên cạnh đó, các nước ASEAN cũng không ngừng nỗ lực
trong việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông. Nỗ lực nổi bật gần đây giữa các
bên tranh chấp là việc Philippin kiện Trung Quốc ra Tòa án Trọng tài được thành
lập và hoạt động dựa trên các quy định trong Phụ lục VII của UNCLOS vào
ngày 22/10/2013. Trước đó, một số nước ASEAN cũng đã đưa những tranh chấp
về chủ quyền trên biển của họ ra giải quyết ở ICJ. Thực tiễn giải quyết tranh
chấp của Philippin cũng như một quốc gia khác trong khu vực như Singapore,
Malaisia, Indonesia sẽ là kinh nghiệm quý báu cho các quốc gia khác trong đó có
Việt Nam trong giải quyết tranh chấp với Trung Quốc. Theo đó, Việt Nam có thể
học hỏi từ vụ khởi kiện của Philippin cũng như một số phán quyết của ICJ về
giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển giữa một số quốc gia trong khu vực từ
đó rút ra những kinh nghiệm cho riêng mình trong việc giải quyết tranh chấp
trên Biển Đông thông qua cơ chế tài phán quốc tế.
Vấn đề giải quyết tranh chấp về biên giới lãnh thổ trên biển Đông trước
đây đã được đề cập trong một số bài viết nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau
như: Áp dụng các nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong Luật quốc tế giải quyết
hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông (PGS.TS Nguyễn Bá Diến), Pháp luật
quốc tế với việc vạch biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam với các quốc gia
láng giềng (Ths Huỳnh Minh Chính), Khai thác chung Biển Đông và những
nguyên tắc công bằng (Dương Danh Huy), Quy chế pháp lý quốc tế giải quyết
tranh chấp chủ quyền ở biển Đông, Lý luận và thực tiễn (TS.Đinh Xuân Thảo),
Tòa trọng tài thường trực La Haye và vấn đề giải quyết tranh chấp chủ quyền
trên Biển Đông của Việt Nam (Bành Quốc Tuấn). Bên cạnh đó, cũng có rất
nhiều luận văn, luận án tiến sĩ, các công trình nghiên cứu khoa học đã nghiên

2


cứu về vấn đề này dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, những công trình
nghiên cứu khoa học kể trên còn thiên về lý luận. Còn những bài viết liên quan

đến thực tiễn pháp lý, về kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trên biển của các
nước trên thế giới cũng như các nước trong khu vực ASEAN thì chưa thực sự đa
dạng và đồng bộ. Trước tình hình diễn biến trên Biển Đông đang leo thang căng
thẳng, đặc biệt là sự hung hăng của Trung Quốc cùng các hoạt động xây dựng
với quy mô lớn làm thay đổi nguyên trạng các đảo đá trên Biển Đông đang gây
ra sự quan ngại không chỉ đối với Việt Nam mà còn các nước trong khu vực và
trên thế giới thì việc giải quyết tranh chấp và đảm bảo an ninh trên Biển Đông
đang là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta. Chính vì vậy, việc tìm
hiểu, nghiên cứu sâu về kinh nghiệm giải quyết tranh chấp trên biển của các
nước ASEAN cũng như các cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế, đặc biệt là
tranh chấp trên biển là một vấn đề cấp bách và cần được lưu tâm. Chính vì
những lý do đó, học viên xin chọn đề tài luận văn với nội dung “Kinh nghiệm của
các nước ASEAN trong việc giải quyết tranh chấp biên giới, lãnh thổ trên biển thông
qua cơ chế tài phán quốc tế".
2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu về việc
giải quyết những tranh chấp quốc tế trên biển thông qua con đường tài phán
quốc tế cũng như các cơ quan tài phán quốc tế có thẩm quyền giải quyết tranh
chấp trên biển. Đề tài là về kinh nghiệm của các nước ASEAN trong việc giải
quyết tranh chấp trên biển vì vậy học viên sẽ tìm hiểu một số phán quyết của ICJ
(ICJ), ITLOS quốc tế (ITLOS) giải quyết tranh chấp chủ quyền trên biển của
một số nước ASEAN. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng con đường tài phán, cụ

3


thể như lựa chọn cơ quan tài phán, chuẩn bị hồ sơ pháp lý, lựa chọn nội dung
khởi kiện... đồng thời phân tích những thuận lợi và cả những bất lợi của Việt

Nam khi đưa những tranh chấp ra cơ quan tài phán quốc tế.
3.

Tính mới và những đóng góp của luận văn

Xuất phát từ thực tiễn giải quyết tranh chấp biên giới-lãnh thổ trên biển,
nội dung của luận văn sẽ đi sâu tìm hiểu từ những kinh nghiệm thực tế trong vấn
đề giải quyết tranh chấp trên biển của các nước ASEAN đồng thời góp phần đề
xuất giải pháp cho Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp trên Biển
Đông bằng con đường tài phán. Phân tích một số khó khăn Việt Nam gặp phải
nếu lựa chọn con đường tài phán để giải quyết các tranh chấp đồng thời có thể
gợi ý hướng đi trong tương lai.
4.

Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về khái niệm tranh chấp quốc tế, tranh chấp
quốc tế trên biển và phân loại; cơ sở pháp lý để giải quyết các tranh chấp trên
biển trong đó có quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam; thực tiễn
giải quyết tranh chấp trên biển của các nước ASEAN thông qua con đường tài
phán, và các cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp quốc tế
trên biển.
Do giới hạn của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào
những vấn đề cơ bản nhất đó là những khái niệm cơ bản về chủ quyền quốc gia
trên biển, tranh chấp quốc tế trên biển và cơ sở để giải quyết các tranh chấp quốc
tế trên biển; thực tiễn giải quyết tranh chấp trên biển của một số nước ASEAN.
Từ đó đề xuất những giải pháp cho Việt Nam trong việc giải quyết các tranh
chấp trên biển hiện nay.

4



5.

Phương pháp nghiên cứu đề tài

Cơ sở phương pháp luận của đề tài được nghiên cứu là chủ nghĩa MácLenin, phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, những
quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chủ quyền biên giới-lãnh thổ trên biển.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, học viên còn sử dụng những phương
pháp nghiên cứu khoa học khác như phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp thực tiễn.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu thành 3 chương với nội dung như sau.
Chương 1: Tổng quan lý luận về tranh chấp biên giới-lãnh thổ trên biển
Chương 2: Một số tranh chấp về biên giới-lãnh thổ trên biển của các
nước ASEAN được giải quyết thông qua cơ chế tài phán.
Chương 3: Vận dụng kinh nghiệm của các nước ASEAN cho Việt Nam
trong vấn đề giải quyết tranh chấp biên giới-lãnh thổ trên biển hiện nay
Chương 1
TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ TRANH CHẤP
BIÊN GIỚI - LÃNH THỔ TRÊN BIỂN
1.1. Khái quát về chủ quyền quốc gia trên biển
1.1.1. Khái niệm chủ quyền quốc gia

Quốc gia là chủ thể chủ yếu của luật quốc tế và là một chủ thể đặc biệt.
Bởi khác với các chủ thể khác, quốc gia là chủ thể có thuộc tính chính trị, pháp
lý đặc thù là chủ quyền. Từ trước đến nay tồn tại nhiều học thuyết khác nhau về
chủ quyền quốc gia đặc biệt là Thuyết chủ quyền tuyệt đối xuất hiện vào khoảng

thế kỷ XV-XVI.

5


Nội dung của thuyết chủ quyền tuyệt đối là chủ quyền quốc gia phải được
đặt lên trên tất cả mọi quyền lợi khác. Về phương diện đối nội, chủ quyền quốc
gia chỉ bị giới hạn bởi pháp luật thiên nhiên. Về phương diện đối ngoại, chủ
quyền quốc gia chỉ bị hạn chế bởi hoàn cảnh, không có quyền lực nào ở trên chủ
quyền quốc gia.
Tuy nhiên ngày nay học thuyết chủ quyền tuyệt đối được cho là không
phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Việc áp dụng thuyết chủ
quyền tuyệt đối dẫn đến hệ quả các quốc gia không bắt buộc phải tôn trọng và
thực thi luật quốc tế. Các nguyên tắc cơ bản, quy phạm của luật quốc tế không
có tính cưỡng chế mà chỉ mang tính chất ngoại giao. Vì vậy thuyết chủ quyền
tuyệt đối không được nhiều quốc gia ủng hộ bởi nó đi ngược lại với lợi ích và sự
phát triển của cộng đồng quốc tế.
Trong luật quốc tế hiện đại, chủ quyền quốc gia được hiểu là quyền tối
cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và quyền độc lập của quốc gia
trong quan hệ quốc tế. Quan điểm đồng nhất hai khái niệm chủ quyền và độc lập
được trọng tài Max Huber ghi nhận và khẳng định trong phán quyết nổi tiếng về
Đảo Palmas: “Trong quan hệ giữa các quốc gia, chủ quyền quốc gia đồng nghĩa với
độc lập”. Điều này có nghĩa rằng các quốc gia có quyền tự chủ, không lệ thuộc

vào các quốc gia khác thông qua hai nội dung chủ yếu là đối nội và đối ngoại.
Về mặt đối nội, quốc gia có quyền tối cao trong phạm vi lãnh thổ của mình, thể
hiện chủ yếu thông qua việc thực hiện thẩm quyền mang tính hoàn toàn, tuyệt
đối và riêng biệt trên hai phương diện quyền lực và vật chất:
-


Về phương diện quyền lực, quốc gia có quyền bất khả xâm phạm

về lãnh thổ; quyết định đường lối phát triển đất nước; thực hiện quyền lập pháp,
hành pháp, tư pháp thông qua hệ thống cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa

6


phương; thực hiện thẩm quyền đối với các cá nhân và tổ chức đang hoạt động
trên lãnh thổ quốc gia.
-

Về phương diện vật chất, quốc gia có quyền khai thác, sử dụng,

bảo vệ nguồn tài nguyên nằm phía trong biên giới quốc gia, bao gồm tài nguyên
vùng lòng đất, tài nguyên đất, nước, không khí.Quốc gia thực hiện quyền lực của
mình một cách đầy đủ, trọn vẹn, trên cơ sở tôn trọng lợi ích cộng đồng dân sư
sinh sống trên vùng lãnh thổ đó đồng thời phù hợp với các quyền dân tộc cơ bản.
Về mặt đối ngoại, các quốc gia có quyền thiết lập hay tham gia các quan
hệ pháp luật quốc tế cụ thể, thực hiện mọi quyền hạn phù hợp với những nguyên
tắc, quy phạm của luật quốc tế. Quốc gia hoàn toàn độc lập, không lệ thuộc vào
bất kỳ chủ thể nào trong việc tham gia vào một quan hệ pháp luật quốc tế cụ thể.
Việc ký kết các điều ước quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao, lãnh sự hay gia
nhập các tổ chức quốc tế. là những biểu hiện điển hình của việc thực hiện chủ
quyền đối ngoại của quốc gia [18].
1.1.2. Chủ quyền trên biển của quốc gia

Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 đã quy định rõ về
vùng biển tiếp giáp lãnh thổ quốc gia ven biển gồm: vùng nội thủy; vùng lãnh
hải; vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Quốc gia

ven biển có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng
biển trên [15], cụ thể:
Vùng nội thủy: Điều 8 khoản 1 UNCLOS quy định: “Nội thủy là các
vùng nước phía trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải".
Luật Biển Việt Nam quy định: “Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn
toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên đất liền " [28, Điều 9].
Nội thủy là một bộ phận lãnh thổ gắn bó mật thiết với phần lục địa của

7


quốc gia ven biển, các vùng nước nội thủy được coi như lãnh thổ đất liền, tại đó
quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ. Chủ
quyền này bao gồm cả vùng trời phía trên, vùng đáy biển và vùng lòng đất dưới
đáy biển của vùng nước nội thủy. Đặc trưng cho tính chất quyền chủ quyền hoàn
toàn và tuyệt đối này là mọi sự ra vào nội thủy của tàu thuyền cũng như phương
tiện bay nước ngoài trên vùng trời nôi thủy đều phải xin phép. Thời gian xin
phép đối với từng loại tàu do pháp luật của từng quốc gia quy định. Khi hoạt
động trong nội thủy nếu tàu thuyền nước ngoài có sự vi phạm, quốc gia ven biển
có quyền thực hiện quyền tài phán dân sự. Đối với tàu thuyền được hưởng quyền
miễn trừ như tàu thuyền nhà nước dùng vào mục đích phi thương mại và tàu
thuyền quân sự nước ngoài khi có vi phạm, quốc gia ven biển có quyền buộc tàu
thuyền đó rời khỏi vùng nội thủy của mình và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền
quốc gia mà tàu mang cờ trừng trị các vi phạm đó. Quốc gia mà tàu mang cờ
chịu trách nhiệm mọi thiệt hại do hành vi phạm pháp của tàu thuyền đó gây ra.
Vùng lãnh hải: mỗi quốc gia đều có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của
mình, chiều rộng này không vượt quá 12 hải lý kể từ đường cơ sở. Ranh giới
ngoài của lãnh hải là đường chạy song song với đường cơ sở và cách đều đường
cơ sở một khoảng cách tối đa là 12 hải lý. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi
là đường biên giới quốc gia trên biển. Chủ quyền lãnh hải không phải là tuyệt

đối như trên các vùng nước nội thủy. Luật Biển Việt Nam quy định “Nhà nước
thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của LHQ về Luật biển 1982 ”

[28, Điều 12]. Điều 17 UNCLOS cũng quy định quyền đi qua lại không gây hại
của tàu thuyền nước ngoài ở lãnh hải. Tuy nhiên pháp luật quốc gia ven biển quy
định quyền qua lại không gây hại của tàu thuyền với những điều kiện cụ thể và

8


phải tuân thủ pháp luật của quốc gia ven biển. Cần luu ý là quyền đi qua không
gây hại không áp dụng đối với vùng trời trên lãnh hải. Phương tiện bay nước
ngoài muốn bay qua vùng trời trên lãnh hải của một nước ven biển phải xin phép
nước ven biển đó. Quốc gia ven biển có quyền thực hiện quyền tài phán của
mình đối với một vụ vi phạm hình sự xảy ra trên con tàu khi nó đi qua lãnh hải
và hậu quả của nó mở rộng đến quốc gia ven biển; vụ vi phạm đó có tính chất
phá hoại hòa bình, an ninh trật tự của quốc gia ven biển; thuyền trưởng hay viên
chức lãnh đạo của quốc gia mà tàu mang cờ yêu cầu. Bên cạnh đó, Công ước
cũng quy định quyền của quốc gia ven biển áp dụng mọi biện pháp trừng phạt
hoặc đảm bảo về mặt dân sự mà luật nước mình quy định đối với tàu đi qua lãnh
hải sau khi rời khỏi nội thủy của quốc gia đó.
Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp giáp với
lãnh hải, phạm vi của vùng tiếp giáp không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ
sở. Trong vùng tiếp giáp lãnh hải quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền có
tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài.
Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển nằm ở phía ngoài vùng tiếp giáp
lãnh hải, đặt dưới một chế độ pháp lý riêng, theo đó các quyền chủ quyền và
quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các quyền và các quyền tự do
của các quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh.

Quốc gia thực hiện các quyền chủ quyền, quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp
lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế theo quy định của UNCLOS và quy định của
pháp luật quốc gia ven biển. Chế độ pháp lý đối với vùng tiếp giáp lãnh hải,
vùng đặc quyền kinh tế thực hiện theo quy định pháp luật của từng quốc gia. Đối
với Việt Nam, chế độ pháp lý đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền
kinh tế thực hiện theo điều 14, 16 luật biển Việt Nam.

9


Thềm lục địa của một quốc gia ven biển bao gồm đáy biển và lòng đất
dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của quốc gia đó, trên toàn bộ phần kéo dài tự
nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của rìa lục địa,
hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ
ngoài của rìa lục địa của quốc gia đó có khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp
khi bờ ngoài của rìa lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá
khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở; quốc gia ven biển này có thể xác
định ranh giới ngoài của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách không vượt
quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một
khoảng cách không vượt quá 100 hải lý, phù hợp với các quy định cụ thể về việc
xác định ranh giới ngoài của thềm lục địa trong Công ước và phù hợp với các
kiến nghị của Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa được thành lập trên cơ sở Phụ lục
II của Công ước. Quốc gia thực hiện các quyền thuộc chủ quyền của mình về
thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên, đây là những quyền có tính chất đặc
quyền của quốc gia, được quy định tại điều 79-Công ước luật biển và điều 18luật biển Việt Nam.
Đối với quốc gia quần đảo, lãnh hải nằm ngoài và tiếp liền với lãnh thổ và
vùng nước quần đảo của quốc gia quần đảo đó. Đối với các đảo riêng biệt, đáp
ứng đúng định nghĩa đảo nêu trong pháp luật quốc tế (Điều 121, UNCLOS về
Luật biển 1982) thuộc về một quốc gia ven biển, nhưng nằm n


10


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
. Tài liệu tiếng Việt
1. ASEAN (2007), Hiến chương.
2.

Ban Biên giới Chính phủ (1993), Cơ sở khoa học của việc hoạch định và
quản lý các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia Hà
Nội.

3. Ban Chấp hành trung ương Đảng lần thứ 4 (khóa X), Nghị quyết số 09-

NQ/TW ngày 09/02/2007 về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
4. Cadière (1995), Tập san các người bạn cũ của Huế, (tháng 2).
5. Nguyễn Hùng Cường (2009), “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo

UNCLOS”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học (25).
6.

Nguyễn Hùng Cường (2013), Philippin rất khôn ngoan khi kiện Trung
Quốc, kien-trung-quoc-2419341.html.

7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Chính phủ Vương

quốc Thái Lan (1997), Hiệp định về biên giới biển.
8. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước

Cộng hoà Indonesia (2003), Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa,

(ký ngày 26 tháng 6 năm 2003).
9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (2000), Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc
Bộ, (ký ngày 25/12/2000).
10. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và CHND

Campuchia (1982), Hiệp định về vùng nước lịch sử.

11


11.

Nguyễn Bá Diến (2009), Sách chuyên khảo Hợp tác khai thác chung trong
Luật biển quốc tế - Những vấn đề lý luận và thực tiễn., Trung tâm Luật biển
và hàng hải quốc tế, NXB Tư pháp, Hà Nội.

12.

Nguyễn Bá Diến (2010), Áp dụng nguyên tắc về thụ đắc lãnh thổ trong luật

quốc tế giải quyết hòa bình các tranh chấp ở biển Đông, ngày 15/3/2010.
13.

Nguyễn Bá Diến (2013), Hợp tác cùng phát triển ở các vùng biển trong
pháp luật và thực tiễn quốc tế, NXB Thông tin và truyền thông, Hà Nội.

14.


Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2013), “Chủ quyền Việt Nam trên
hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và nguyên tắc chiếm hữu thực sự trong
Luật quốc tế”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, tập 30, (1).

15.

Phạm Giảng (1998), Luật biển những vấn đề cơ bản theo Công ước 1982,
NXB Công an nhân dân, Hà Nội.

16.

Hoàng Ngọc Giao (2014), “Sử dụng các công cụ pháp lý - chính trị để bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (14)
(270), tháng 7.

17.

J.L Taber (1837), Ghi chép về địa lý Nam Kỳ, The Journal of Bengal,
Calcuta, serie VI, tr.737-745.

18.

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2013), Giáo trình Luật quốc tế, NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.

19.

Hoàng Trọng Lập (1996), Tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa và
luật pháp quốc tế, Luận án tiến sĩ, Đại học khoa học xã hội và nhân văn-Đại
học quốc gia Hà Nội.


20.

Liên Hợp Quốc (1945), Hiến chương.

21.

Liên hợp quốc (1958J, Công ước Công ước Geneva về vùng tiếp giáp lãnh
hải và lãnh thổ, các đại dương, cá và bảo tồn tài nguyên sinh vật trên biển.

22.

Liên hợp quốc (1982), Công ước luật biển.

23.

Monique Chemillier -Gendreau (1998), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

12


24.

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân
Trung Hoa (2000), Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của hai nước, (ký ngày 25/12/2000).

25.


Lê Minh Nghĩa (1998), Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và
các nước láng giềng, Bài viết hội thảo về phát triển châu Á Thái Bình Dương

và tranh chấp Biển Đông.
26.

Lê Minh Phiếu (2012), “Hướng đến một công cụ pháp lý vững chắc cho
việc bảo đảm hòa bình trên Biển Đông”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (6),
tháng 3.

27.

Đỗ Quang (2007), Người vẽ bản đồ Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam thế
kỷ

/>
16,

option=com_content&task=view&id=585.
28.

Quốc hội (2012), Luật biển Việt Nam, Hà Nội.

29.

Nguyễn Trung Tín (2005), Giáo trình Luật biển Quốc tế, NXB Công An
Nhân dân, Hà Nội.

30.


Tòa án công lý quốc tế (1945), Quy chếICJ.

31.

Bành Quốc Tuấn (2012), “Phán quyết của PCA về giải quyết tranh chấp
biển đảo và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí phát triển và hội
nhập, (4), (tháng 6).

32.

Nguyễn Hồng Thao (1997), Những điều cần biết về Luật Biển, NXB Công an
nhân dân, Hà Nội.

33.

Nguyễn Hồng Thao (2000), Toà án Công lý Quốc tế, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.

34.

Nguyễn Hồng Thao (2005), Tòa án luật biển quốc tế, NXB Chính trị Quốc
gia.
35.

Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 21/2013/QĐ-TTg về

13


Danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

36.

Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật Quốc tế, NXB Công an
Nhân dân, Hà Nội.

37.

Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2010), Luật Quốc tế (Sách
chuyên khảo), NXB Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
II.
Tài liệu tiếng Anh
ASEAN (1976), Treaty of Amity and Cooperation in Southeast
Asia Indonesia, 24 February 1976.
38.

ASEAN (2001), Rules of Procedure of the High Council of the
Treaty of Amity and Cooperation in Southeast Asia, rule 19.
39.
40.

Case Concerning Sovereignty Over Pedra Branca/Pulau Batu Puteh,
Middle Rocks and South Ledge (Malaysia/Singapore), Judgment, 23
May 2008, />
41.

Case Concerning Sovereignty over Pulau Ligitan and Pulau Sipadan
(Indonesia/Malaysia), Judgment, 17 December 2002, - cij
.org/docket/files/102/10570. pdf.

42.


International Court of Justice (2014), “Cases ”,
- cij. org/docket/index.php?p 1 =3.

43.

International Court of Justice (2014), “General Information ”,
/>
44.

International Tribunal for the Law of the Sea (2014), “Relevantprovisions
of international agreements conferring jurisdiction on the tribunal” ,
/>_pr ovisions.12.12.07.E.pdf.
Permanent Court of Arbitration (2012), Speech delivered at the
Ministerial Breakfast Meeting on the occasion of the Rule of Law High
Level Meeting of the 67th Session of the UN General Assembly UN
45.

14


Headquarters, New York, Sept.24, 2012.
46.

United Nations (2012), Report of the International Court of

Justice, 31 July 2012.

15




×