Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh bo kẹo, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

XAYSONGKHAME PHIMMASONE

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở TỈNH BO KẸO,
NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 62 62 01 15

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2016


Công trình hoàn thành tại:

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Hữu Ngoan
2. PGS.TS. Kim Thị Dung

Phản biện 1:

GS.TSKH. Lê Du Phong
Hội cựu Giáo chức Việt Nam

Phản biện 2:

PGS.TS. Nguyễn Nguyên Cự


Hội Kinh tế Nông lâm

Phản biện 3:

PGS.TS. Ngô Thị Thuận
Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi... giờ... phút, ngày... tháng... năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam
Thư viện Lương Định Của - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Thư viện Quốc gia Lào


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH TẤT YẾU CỦA ĐỀ TÀI
Ngành nông nghiệp của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đang phát triển ở trình
độ thấp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chưa được hình
thành một cách rõ nét. Năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Lào đạt 27%,
Việt Nam đạt được cơ cấu này vào năm 1995, trước Lào 15 năm; ở tỉnh miền núi thuộc
khu vực phía Bắc Lào và có nhiều dân tộc sinh sống như Bo Kẹo, tỷ trọng này chiếm
45,87% và giảm còn 40,93% vào năm 2014 (Lê Quốc Doanh, 2006; Trung tâm Thống
kê Quốc gia Lào, 2010, 2014). Như vậy, Bo Kẹo là một tỉnh nông nghiệp lạc hậu với
một cơ cấu kinh tế chưa hợp lý. Giai đoạn 2010-2014, ngành trồng trọt của tỉnh Bo
Kẹo đã có bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa mạnh mẽ
nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng cao (năm 2014 là 71,18%); ngành chăn nuôi và thủy sản
có sự tăng trưởng thấp nên chưa tạo ra được bước chuyển dịch tích cực (năm 2014 tỷ

trọng lần lượt là 28,53% và 0,29%). Nguyên nhân cơ bản được xác định là do sản xuất
nông nghiệp mang nặng tính tự cung tự cấp, quy mô sản xuất nhỏ, hạ tầng yếu kém, tư
duy sản xuất lạc hậu, liên kết trong nông nghiệp còn sơ khai... Tuy nhiên, giai đoạn
này cũng xuất hiện một điểm sáng rất đáng lưu ý là nhóm cây trồng truyền thống như
lúa, ngô, đậu tương, lạc, vừng... được thay thế bằng những cây trồng có tỷ suất hàng
hóa đạt 100% (chuối thơm, cao su), cụ thể, diện tích nhóm cây trồng truyền thống
giảm 16.120ha trong 5 năm và được thay thế bằng nhóm cây có giá trị hàng hóa cao.
Động lực chính đã thúc đẩy sự chuyển dịch này là sự kết hợp giữa chính sách sản xuất
hàng hóa của chính quyền địa phương và sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài từ
Trung Quốc, Thái Lan giúp người nông dân giải quyết bài toán vốn, kỹ thuật và thị
trường tiêu thụ (Sở Nông lâm nghiệp tỉnh Bo Kẹo, 2010; 2014).
Như vậy, cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bo Kẹo đang dần chuyển dịch theo
hướng sản xuất hàng hóa nhưng so với các nước đang phát triển trong khu vực thì tốc
độ chuyển dịch còn chậm và do đó chưa khai thác được các nguồn lực trong nước
cũng như tiếp nhận những nguồn lực của nước ngoài. Để thúc đẩy quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo cần phải
khai thác, sử dụng các nguồn lực (cả trong nước và ngoài nước) một cách hiệu quả, sử
dụng được lợi thế của các vùng, các địa phương, các đơn vị sản xuất để lựa chọn và
quyết định sản xuất kinh doanh những sản phẩm có hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được
nhu cầu của thị trường. Đồng thời phải đánh giá đúng thực trạng cơ cấu kinh tế nông
nghiệp một cách khoa học và khách quan để rút ra những vấn đề cần giải quyết, sau đó
đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát
1


triển theo hướng sản xuất hàng hóa trong những năm tới ở tỉnh Bo Kẹo là yêu cầu cấp
thiết đang đặt ra trong tình hình hiện nay.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh Bo Kẹo trong những năm qua, đề xuất giải pháp chủ
yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa;
- Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản
xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo trong những năm qua;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo;
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của tỉnh Bo Kẹo theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2020.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Bo Kẹo diễn ra như
thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp tỉnh Bo Kẹo theo hướng sản xuất hàng hóa?
- Giải pháp nào nhằm thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Bo Kẹo?
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn của chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo, nước
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào.
Đối tượng khảo sát và nghiên cứu cụ thể bao gồm:
- Những cây trồng và vật nuôi đang được sản xuất trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo.
- Những chính sách kinh tế và kỹ thuật trong nông nghiệp đang được thực hiện
trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo.
- Các chủ thể kinh tế hoạt động trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo liên quan đến chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa đã thực hiện ở tỉnh Bo Kẹo.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung làm rõ chuyển dịch cơ cấu kinh tế
2


trong nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, cụ thể:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành trồng trọt;
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành chăn nuôi;
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành thủy sản.
- Về không gian: Nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông
nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo, đồng thời đi sâu điều
tra, khảo sát hộ nông dân, doanh nghiệp, cán bộ quản lý thuộc 3 huyện Huội Xài, Tôn
Phậng và Phạ U Đôm.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập trong 5 năm, từ năm 2010 đến năm
2014, số liệu sơ cấp được tập trung thu thập vào năm 2014, đề xuất giải pháp cho giai
đoạn 2015-2020.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về mặt lý luận: Hệ thống hoá, luận giải và phát triển cơ sở lý luận, thực tiễn, xây
dựng khung lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa. Qua đó luận án đưa ra nhận định sản xuất nông nghiệp tỉnh Bo Kẹo đang
chuyển tiếp từ canh tác đa dạng sang chuyên môn hoá vào một số nông sản chính, đầu
tư tăng năng suất, lấy lợi nhuận làm mục tiêu, vì vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là tất yếu, khách quan, phù hợp với sự vận
động của thực tiễn. Đồng thời luận án nêu lên 5 khoảng trống trong nghiên cứu
CDCCKTNN để tập trung giải quyết ở tỉnh Bo Kẹo.
Về mặt thực tiễn: Luận án đã tổng hợp một cách khoa học về thực trạng quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo
trong những năm qua (theo ngành, theo vùng và theo thành phần kinh tế). Trên cơ sở

quan điểm và định hướng của CHDCND Lào và tỉnh Bo Kẹo, luận án đã đề xuất các
nhóm giải pháp khả thi cho tỉnh Bo Kẹo đến năm 2020. Luận án là tài liệu để các nhà
khoa học, nhà quản lý, nhất là chính quyền địa phương tham khảo nhằm thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa
2.1.1.1. Khái niệm về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Theo Chenery (1988), chuyển dịch cơ cấu kinh tế là các thay đổi về cơ cấu kinh
tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của sản phẩm quốc dân (GNP), bao
gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, sự thay đổi về nhu cầu, sản xuất, lưu
3


thông và việc làm. Ngoài ra còn các quá trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hoá,
biến động dân số, thay đổi trong việc thu nhập.
Chuyển dịch CCKTNN là sự thay đổi cơ cấu các ngành trong khu vực nông nghiệp.
Đối với khu vực nông lâm ngư (nông nghiệp theo nghĩa rộng), sự chuyển dịch theo xu
hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp, ngư nghiệp. Xu hướng
chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các nước: lúc đầu tập trung vào
việc tự túc lương thực, sau đấy chuyển sang sản xuất cây thức ăn gia súc và chăn nuôi, rồi
các cây có dầu, đạm, rau và quả. Một xu hướng khác diễn ra đồng thời trong nông nghiệp
là chuyển dịch từ nông sản tươi sang nông sản chế biến (Lê Quốc Doanh, 2006).
2.1.1.2 Khái niệm hàng hóa và sản xuất hàng hóa nông nghiệp
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con
người và có thể dùng để trao đổi với hàng hoá khác. Hàng hoá là một phạm trù kinh tế
phản ánh những mối quan hệ xã hội giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hoá.
Sản phẩm lao động mang hình thái hàng hoá khi nó trở thành đối tượng mua bán trên

thị trường (Nguyễn Lê Huy, 2010).
Sản phẩm hàng hóa sản xuất ra nhằm thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng là
thứ sản phẩm để trao đổi, thông qua lưu thông trên thị trường thực hiện giá trị và mang
lại hiệu quả để tái sản xuất, chứ không phải để tự cấp, tự túc, tự sản, tự tiêu. Hàng hoá
có hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng.
Theo Lênin (1974): “SXHH chính là cách tổ chức kinh tế xã hội, trong đó sản
phẩm đều do những người sản xuất cá thể riêng lẻ sản xuất ra, mỗi người chuyên làm
ra một thứ sản phẩm nhất định, thành thử muốn thoả mãn các nhu cầu của xã hội thì
phải có mua bán sản phẩm (vì vậy sản phẩm trở thành hàng hoá) trên thị trường”.
Sản xuất hàng hoá nông nghiệp: Sự phân công lao động xã hội đã hình thành
nền nông nghiệp hàng hoá trong đó “nông sản được sản xuất ra không phải để thoả
mãn nhu cầu cá nhân của người sản xuất mà là để trao đổi trên thị trường thì được
gọi là sản phẩm hàng hoá hay nông sản hàng hóa. NSHH là tế bào kinh tế của nền
nông nghiệp hàng hoá” (Trần Xuân Châu, 2001).
2.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa là quá trình
thay đổi cơ cấu giữa các cây trồng, vật nuôi; từng bước đa dạng hóa và chuyên môn hóa
sản phẩm nông nghiệp theo nhu cầu thị trường nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và
giải quyết các vấn đề xã hội (an ninh lương thực, nghèo đói, môi trường...).
2.1.2. Vai trò của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa
Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho phép khai thác tốt tiềm năng,
thế mạnh, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng từ đó tăng năng suất lao động.
Hai là, chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp góp phần tạo điều kiện cho công
4


nghiệp, dịch vụ phát triển, từ đó hình thành cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp – dịch
vụ hiện đại.
Ba là, góp phần làm giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giải quyết

việc làm, nâng cao đời sống của người dân.
Bốn là, góp phần biến nông thôn trở thành một địa bàn hấp dẫn đầu tư, tạo điều
kiện hấp dẫn cho mọi người dân tiếp cận với những thành tựu khoa học – công nghệ.
2.1.3. Đặc điểm của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được hình thành và vận động trên cơ
sở điều kiện tự nhiên và mức độ lợi dụng cải thiện điều kiện tự nhiên
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp biến đổi theo xu thế có tính quy luật là
giảm tương đối và tuyệt đối số lượng người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hình thành và chuyển dịch gắn liền với
sự ra đời và phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn.
2.1.4. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa
2.1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp theo hướng SXHH. Sự
chuyển dịch này bao gồm: chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp (theo nghĩa hẹp) và
cơ cấu ngành thủy sản theo hướng SXHH.
2.1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng
Sự phân công lao động theo ngành bao giờ cũng diễn ra trên những vùng lãnh thổ
nhất định, nghĩa là cơ cấu vùng lãnh thổ chính là việc bố trí các ngành trong sản xuất
nông nghiệp theo không gian cụ thể nhằm khai thác mọi ưu thế tiềm năng to lớn. Ở đây,
xu thế chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ đi vào chuyên môn hoá và tập trung hoá hình
thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn tập trung có hiệu quả cao với các vùng chuyên
môn hoá khác, gắn cơ cấu của từng khu vực với cơ cấu kinh tế của cả nước. Trong từng
vùng lãnh thổ coi trọng chuyên môn hoá kết hợp với phát triển tổng hợp đa dạng.
2.1.4.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế
Nội dung này thể hiện quá trình thay đổi về vai trò, vị trí của các thành phần kinh

tế tham gia sản xuất nông nghiệp. Xu hướng chung của quá trình chuyển dịch CCKT
theo thành phần là ngày càng gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực kinh tế ngoài nhà
nước, giảm dần tỷ trọng của khu vực kinh tế nhà nước.

5


2.1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa
- Quy hoạch sản xuất nông nghiệp hàng hóa
- Chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa
- Cơ sở hạ tầng
- Khoa học công nghệ
- Nguồn lực của người sản xuất
- Thị trường
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa ở một số nước trên thế giới
a) Việt Nam
Sau Đổi mới, Việt Nam đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của cả nước,
tỷ trọng của nông nghiệp giảm, trong khi tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ tăng.
b) Thái Lan
Thái Lan chọn chiến lược phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu
nông sản theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, giảm bớt rủi ro thị trường.
2.2.2. Kinh nghiệm trong nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa
Tỉnh Salavan, Lào, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng SXHH
thời kỳ 2001-2007 cho thấy ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và nội bộ từng
ngành đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG

NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA RÚT RA CHO TỈNH
BO KẸO
Thứ nhất, trong điều kiện, điểm xuất phát là một nước nông nghiệp thì chuyển
dịch CCKTNN theo hướng SX hàng hóa là yêu cầu tất yếu khách quan.
Thứ hai, Cần xây dựng chiến lược và thực hiện các chính sách đồng bộ chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cho cấp quốc gia và cho từng vùng.
Thứ ba, Quá trình chuyển dịch CCKTNN theo hướng SX hàng hóa phải chú ý
phát triển thị trường nông sản và tăng cường hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật
cho nông nghiệp.
Thứ tư, Phát triển vốn xã hội thông qua đầu tư vào con người và đào tạo lao động
là các yếu tố then chốt thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.
Thứ năm, Chuyển dịch CCKTNN theo hướng SX hàng hóa cần phải phát huy
triệt để lợi thế so sánh của từng vùng sản xuất những sản phẩm có khả năng cạnh
tranh cao.
6


PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Tỉnh Bo Kẹo là tỉnh ở Tây Bắc Lào, có hệ thống giao thông đường bộ, đường
thủy và đường hàng không thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các tỉnh trong nước
và nước ngoài, cơ sở hạ tầng đang được phát triển nhanh, tỷ lệ tăng dân số bình quân
là 2,3%/năm. Dân số được phân bố sinh sống ở 262 bản làng và 31.378 hộ gia đình
trong cả 5 huyện toàn tỉnh; lao động của tỉnh tương đối dồi dào và là nguồn lực chính
phát triển sản xuất.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2.1. Khung phân tích
Nghiên cứu được tiến hành dựa trên khung phân tích, từ xác định cơ sở lý luận
và thực tiễn về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa,
phân tích thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo, Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào, trên cơ sở đó làm căn cứ khoa học để đưa ra các giải pháp (Sơ đồ 3.1).
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hóa

Thực trạng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng sản
xuất hàng hóa

Cơ sở lý luận
và thực tiễn

Cơ sở
lý luận

Cơ sở
thực tiễn

Các yếu tố
ảnh hưởng

Chuyển
dịch theo
ngành

Chuyển dịch
theo vùng
lãnh thổ

Chuyển

dịch theo
thành phần
kinh tế

Ngành
trồng trọt

Vùng đồng
bằng

Quốc doanh

Ngành
chăn nuôi

Vùng
trung du

Ngoài quốc
doanh

Ngành
thủy sản

Vùng núi

Đầu tư
nước ngoài

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

theo hướng sản xuất hàng hóa

Sơ đồ 3.1. Khung phân tích
7

Quy hoạch
Chính sách
Cơ sở
hạ tầng
Khoa học
Công nghệ
Nguồn lực
của người
sản xuất
Thị trường


3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin
3.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Bao gồm các tài liệu, sách báo, công trình nghiên cứu, niên giám thống kê… đã
được công bố.
3.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Thu thập thông qua điều tra 346 đối tượng khác nhau. Đối tượng điều tra cụ thể
tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Cơ cấu mẫu điều tra
Đối tượng điều tra
1. Hộ nông dân

Huyện


Huyện

Huyện

Huội Xai

Pha U Đôm

Tôn Phậng

100

100

100

2. Cán bộ cấp huyện:

Tổng

300
24

Lãnh đạo huyện

1

1

1


3

Cán bộ phòng Nông Lâm nghiệp

5

5

5

15

Cán bộ phòng Kế hoạch và Đầu tư

2

2

2

6

3. Cán bộ cấp tỉnh:

10

Lãnh đạo Tỉnh

1


Lãnh đạo Sở Nông Lâm nghiệp

6

Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư

3

4. Doanh nghiệp

12

TỔNG

346

Cách thu thập số liệu bằng sử dụng phiếu điều tra trực tiếp và tập trung vào các
nội dung có liên quan đến đề tài.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp số liệu
Tổng hợp và xử lý thông tin: Sử dụng phần mềm EXCEL và các phần mềm trợ
giúp khác.
3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin
- Phương pháp thống kê mô tả.
- Phương pháp phân tổ thống kê.
- Phương pháp so sánh.
3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh chi phí, kết quả, hiệu quả kinh tế
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng

sản xuất hàng hóa.
8


PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA CỦA TỈNH BO KẸO
4.1.1. Chuyển dịch cơ cấu tổng quát toàn ngành nông nghiệp ở tỉnh Bo Kẹo
Cơ cấu giá trị sản xuất chưa có sự chuyển biến tích cực, ngành trồng trọt năm
2010 đạt 644,646 tỷ Kip, chiếm tỷ trọng 64,02% thì đến năm 2014 tăng lên 1.040,41 tỷ
Kip, chiếm tỷ trọng 71,18%; ngành chăn nuôi có xu hướng giảm rõ rệt, năm 2010 đạt
giá trị 359,814 tỷ Kip, chiếm 35,73% đến năm 2014 đạt 416,955 tỷ Kip nhưng chỉ
chiếm tỷ trọng 28,53%; ngành thủy sản năm 2010 đạt 2,517 tỷ kíp, chiếm tỷ trọng
0,25% đến năm 2014 tăng lên 4,209 tỷ Kip, chiếm tỷ trọng 0,29% (Bảng 4.1).
4.1.1.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Tổng diện tích các loại cây trồng năm 2010 đạt 70.984ha, tăng lên 78.784ha vào
năm 2011; tuy nhiên kể từ đó đến nay diện tích trồng trọt có xu hướng giảm dần, năm
2012 giảm còn 76.345ha, 2013 là 74.150ha và đến năm 2014 giảm còn 68.716ha, bình
quân 5 năm (2010 đến 2014), diện tích sản xuất ngành trồng trọt giảm 0,81%/năm,
trong đó cây hàng năm giảm bình quân 5,69%/năm, còn cây lâu năm nhất là cây cao su
thì tăng bình quân gần 10%/năm.
Về mặt giá trị, lúa và ngô là 2 mặt hàng chủ lực của ngành trồng trọt, năm 2010, giá
trị sản phẩm lúa đạt 391,22 tỷ Kíp, sản phẩm ngô đạt 68,792 tỷ Kip (lần lượt chiếm tỷ
trọng ngành trồng trọt là 60,69%; 10,67%). Tuy nhiên, theo đà chuyển dịch, cơ cấu giá
trị sản phẩm nhóm cây lương thực đã thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng; trong đó,
giá trị sản phẩm lúa giảm còn 375,52 tỷ Kip và ngô giảm còn 34,766 tỷ Kíp vào năm
2014 (lần lượt chiếm tỷ trọng ngành trồng trọt là 36,09% và 3.34%), cơ cấu giá trị sản
phẩm nhóm cây lương thực giảm từ 71,36% năm 2010 còn 39,44% năm 2014 ; bình
quân 5 năm qua, giá trị sản xuất của nhóm cây lương thực giảm 2,82%/năm (Bảng 4.2).
4.1.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành chăn nuôi

Tỉnh Bo Kẹo có ưu thế về khí hậu thời tiết, địa hình cũng thuận lợi cho việc phát
triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. Chăn nuôi có chiều hướng phát triển nhanh,
bao gồm cả chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc và gia cầm để lấy thịt.
Trong 5 năm vừa qua, quy mô đàn gia súc, gia cầm của tỉnh Bo Kẹo đều có xu
hướng tăng đều qua các năm.
Về mặt giá trị sản xuất, ngành chăn nuôi đã có sự tăng lên đáng kể trong giai
đoạn 2010-2014, tổng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn này tăng 3,75%/năm. Xét về
cơ cấu GTSX thì giai đoạn 2010-2014 không có sự thay đổi đột biến về tỷ trọng giá trị
sản xuất của nhóm ngành chăn nuôi (Bảng 4.3).
9


Bảng 4.1. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014
2010

2011

2012

2013

Tốc độ phát triển (%)

2014

Chỉ tiêu

GTSX
(tỷ Kip)


Tỷ
trọng
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ
trọng
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ
trọng
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ
trọng
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ
trọng

(%)

2011/
2010

2012/
2011

2013/
2012

2014/
2013

Bình
quân

Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản
Toàn
ngành

644,646
359,814
2,517

64,02
35,73
0,25


785,644
375,544
2,793

67,50
32,26
0,24

788,736
386,509
3,205

66,93
32,80
0,27

1.098,330
397,806
3,776

73,23
26,52
0,25

1.040,410
416,955
4,209

71,18

28,53
0,29

121,87
104,37
111,00

100,39
102,92
114,73

139,25
102,92
117,81

94,73
104,81
111,47

112,71
103,75
113,72

1.163,982

100,00

1.178,450

100,00


1.499,913

100,00

1.461,574

100,00

115,59

101,24

127,28

97,44

109,76

1.006,976 100,00

10
10


Bảng 4.2. Giá trị và tỷ trọng sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014
2010

2011


2012

2013

Tốc độ phát triển (%)

2014

11

Chỉ tiêu

Giá trị
(Tỷ K)

Cơ cấu
(%)

Giá trị
(Tỷ K)

Cơ cấu
(%)

Giá trị
(Tỷ K)

Cơ cấu
(%)


Giá trị
(Tỷ K)

Cơ cấu
(%)

Giá trị
(Tỷ K)

Cơ cấu
(%)

2011/
2010

2012/
2011

2013/
2012

2014/
2013

Bình
quân

I. Cây hàng năm
1.1. Cây lương thực
Lúa

Ngô
1.2. Cây công nghiệp
Đậu tương
Lạc
Vừng
Chuối thơm
1.3. Cây thực phẩm
Rau các loại
Khoai
Ý dĩ

566,055
460,012
391,220
68,792
75,878
3,064
43,520
27,310
1,984
30,166
28,094
0,432
1,640
78,591
78,591
-

87,81
71,36

60,69
10,67
11,77
0,48
6,75
4,24
0,31
4,68
4,36
0,07
0,25
12,19
12,19
-

728,532
449,483
380,340
69,143
254,271
3,394
41,787
33,079
176,011
24,778
13,811
2,782
8,186
57,112
57,112

-

92,73
57,21
48,41
8,80
32,36
0,43
5,32
4,21
22,40
3,15
1,76
0,35
1,04
7,27
7,27
-

714,154
453,777
376,192
77,585
233,347
3,234
34,556
18,702
176,855
27,030
7,798

2,129
17,103
74,582
74,582
-

90,54
57,53
47,70
9,84
29,58
0,41
4,38
2,37
22,42
3,43
0,99
0,27
2,17
9,46
9,46
-

985,090
461,869
383,920
77,949
469,371
2,856
11,287

10,263
444,965
53,849
25,267
4,896
23,686
113,241
113,241
-

89,69
42,05
34,95
7,10
42,73
0,26
1,03
0,93
40,51
4,90
2,30
0,45
2,16
10,31
10,31
-

902,000
410,286
375,520

34,766
433,177
2,503
25,397
6,047
399,231
58,537
20,947
11,745
25,845
138,410
118,072
20,337

86,70
39,44
36,09
3,34
41,64
0,24
2,44
0,58
38,37
5,63
2,01
1,13
2,48
13,30
11,35
1,95


128,70
97,71
97,22
100,51
335,11
110,79
96,02
121,12
8.872,42
82,14
49,16
643,87
499,12
72,67
72,67
-

98,03
100,96
98,91
112,21
91,77
95,27
82,70
56,54
100,48
109,09
56,46
76,54

208,94
130,59
130,59
-

137,94
101,78
102,05
100,47
201,15
88,31
32,66
54,88
251,60
199,22
324,01
229,98
138,49
151,83
151,83
-

91,57
88,83
97,81
44,60
92,29
87,62
225,01
58,92

89,72
108,71
82,90
239,89
109,11
122,23
104,27
-

112,35
97,18
98,98
84,31
154,57
95,07
87,40
68,60
376,64
118,03
92,92
228,35
199,24
115,20
110,71
-

100,39 139,25

94,73


112,71

II. Cây lâu năm
2.1. Cây ăn quả
2.2. Cao su
Tổng

644,646

100,000 785,644 100,000 788,736 100,000 1.098,330 100,000 1.040,410 100,000

11

121,87


Bảng 4.3. Giá trị và tỷ trọng tsản xuất ngành chăn nuôi của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014
Sản phẩm
chăn nuôi
1. Trâu
2. Bò
3. Lợn
4. Dê
5. Gia cầm
Tổng

2010

2011


2012

2013

Tốc độ phát triển (%)

2014

Giá trị
(Tỷ K)

Tỷ trọng
(%)

Giá trị
(Tỷ K)

Tỷ trọng
(%)

Giá trị
(Tỷ K)

Tỷ trọng
(%)

Giá trị
(Tỷ K)

Tỷ trọng

(%)

Giá trị
(Tỷ K)

Tỷ trọng
(%)

2011/
2010

2012/
2011

2013/
2012

2014/
2013

Bình
quân

110,418
153,270
71,119
4,870
20,137

30,69

42,60
19,77
1,35
5,60

112,315
173,033
68,513
5,486
16,196

29,91
46,08
18,24
1,46
4,31

110,513
173,998
75,202
10,729
16,067

28,59
45,02
19,46
2,78
4,16

112,449

173,274
78,960
11,642
21,481

28,27
43,56
19,85
2,93
5,40

113,082
179,149
90,531
11,681
22,513

27,121
42,966
21,712
2,801
5,399

101,72
112,89
96,34
112,66
80,43

98,40

100,56
109,76
195,55
99,20

101,75
99,58
105,00
108,51
133,70

100,56
103,39
114,65
100,33
104,80

100,60
103,98
106,22
124,45
102,83

359,814

100,000

375,544

100,000


386,509

100,000

397,806

100,000

416,955

100,000

104,37

102,92

102,92

104,81

103,75

12

Bảng 4.4. Giá trị và tỷ trọng sản xuất ngành thủy sản của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014
2010
Chỉ tiêu

Đánh bắt

Nuôi trồng
Tổng

2011

2012

2013

Tốc độ phát triển (%)

2014

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ trọng
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ
trọng
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ

trọng
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ
trọng
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ
trọng
(%)

2011/
2010

2012/
2011

2013/
2012

2014/
2013

Bình

quân

1,718
0,799

68,27
31,73

1,868
0,925

66,88
33,12

2,160
1,045

67,39
32,61

2,580
1,196

68,33
31,67

2,828
1,381

67,20

32,80

108,75
115,85

115,60
112,98

119,45
114,42

109,62
115,45

113,27
114,67

2,517

100,00

2,793

100,00

3,205

100,00

3,776


100,00

4,209

100,00

111,00

114,73

117,81

111,47

113,72

12


4.1.1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản
Sản lượng thủy sản được hình thành chủ yếu từ đánh bắt tự nhiên. Giá trị ngành
thủy sản có sự tăng trưởng không đáng kể, năm 2010 đạt 2,517 tỷ Kíp (đánh bắt tự
nhiên chiếm tỷ trọng 68,27%, nuôi trồng chiếm 31,73%), đến năm 2014 đạt 4,209 tỷ
Kíp do Bo Kẹo là tỉnh miền núi phía Bắc của Lào, có ít diện tích nuôi trồng thủy sản
và phụ thuộc vào đánh bắt dọc bờ sông Mê Kông (Bảng 4.4).
4.1.1.4. Tỷ suất hàng hóa ngành nông nghiệp của tỉnh Bo Kẹo
Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa của tỉnh Bo Kẹo trong thời gian qua
đã đạt được những kết quả tích cực, một số cây trồng có tỷ suất hàng hóa cao như
chuối thơm, cao su và cây ý dĩ, đã làm cho giá trị hàng hóa và tỷ suất hàng hòa của

ngành trồng trọt tăng đáng kể,trong khi đó sản phẩm hàng hóa từ lúa và ngô tăng rất
chậm (Bảng 4.5).
Bảng 4.5. Giá trị và tỷ suất hàng hóa một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của
tỉnh Bo Kẹo trong 3 năm 2012 – 2014 (theo giá cố định năm 2010)
ĐVT: tỷ Kip
2012
Chỉ tiêu

2013

2014

647,72 299,33

TSHH
(%)
46,21

1.1 Lúa

376,19

76,55

20,35

383,92 104,04

27,10


375,52 107,28

28,56

1.2 Ngô

77,58

36,7

47,3

77,94

39,01

50,06

34,76

19,96

57,42

1.3 Ý dĩ

17,10

9,23


54,25

23,68

12,90

54,50

25,84

15,38

58,52

100,00

444,96 444,96

100,00

399,23 399,23

100,00

20,23

20,23

100,00


I. Trồng trọt

1.4 Chuối thơm
1.5 Cao su
II. Chăn nuôi

GTSX

GTHH

176,85 176,85
-

-

-

600,91

TSHH
(%)
64,57

855,58 562,08

TSHH
(%)
65,69

GTSX


GTHH

930,5

-

-

-

GTSX

GTHH

395,23 103,66

26,22

409,49 109,15

26,65

420,36 128,78

20,63

2.1 Gia súc

384,18


98,16

25,54

394,72 101,60

25,73

404,88 120,65

29,79

2.2 Gia cầm

11,05

5,50

49,77

14,77

7,55

51,11

15,48

8,13


52,51

III. Thủy sản

53,07

4,51

8,50

55,90

5,15

9,20

54,00

6,37

11,79

Ngành chăn nuôi có giá trị hàng hóa khá thấp, năm 2014 mới đạt 128,78 tỷ Kip
(tỷ suất hàng hóa đạt 20,63%). Chăn nuôi gia súc có giá trị sản xuất cao nhưng giá trị
hàng hóa lại chưa tương xứng (tỷ suất hàng hóa đạt 29,79%), trong khi đó chăn nuôi
gia cầm có giá trị sản xuất thấp nhưng tỷ suất hàng hóa lại đạt khá cao (8,13 tỷ Kip
hàng hóa, tương đương tỉ suất 52,51%). Ngành thủy sản có giá trị và tỷ suất hàng hóa
thấp nhất (đạt 6,37 tỷ Kip, tương đương tỷ suất 11,79%. Bình quân giá trị hàng hóa
toàn ngành nông nghiệp từ năm 2012 đến năm 2014 đạt 606,64 tỷ Kip, tỷ suất hàng

hóa bình quân đạt 47,61% (Bảng 4.5). Kết quả chuyển dịch đó chưa phản ánh đúng
tiềm năng kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
13


Bảng 4.6. Giá trị và tỷ trọng sản xuất nông nghiệp ở 3 vùng của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014

2010

2011

2012

2013

Tốc độ phát triển (%)

2014

14

Chỉ tiêu

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ lệ
(%)

GTSX

(tỷ Kip)

Tỷ lệ
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ lệ
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ lệ
(%)

GTSX
(tỷ Kip)

Tỷ lệ
(%)

I. Vùng Đồng bằng
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản

452,189
262,777

187,831
1,581

44,91
40,76
52,20
62,81

398,03
211,213
185,12
1,697

34,20
26,88
49,29
60,76

400,001
206,098
191,994
1,909

33,94
26,13
49,67
59,56

443,377
251,232

189,94
2,204

29,56
22,87
47,75
58,37

467,34
258,566
206,26
2,514

31,98 88,02
24,85 80,38
49,47 98,56
59,74 107,36

100,5 110,84
97,58 121,9
103,71 98,93
112,48 115,46

105,4 100,83
102,92
99,6
108,59 102,37
114,06 112,3

II. Vùng Trung du

Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản

276,165
213,943
61,876
0,346

27,43
33,19
17,20
13,75

443,173
380,995
61,792
0,386

38,07
48,49
16,45
13,82

459,673
393,72
65,493
0,46

39,01

49,92
16,94
14,35

707,215
629,443
77,307
0,466

47,15
57,31
19,43
12,34

671,27
590,568
80,207
0,495

45,93 160,47
56,76 178,08
19,24 99,86
11,76 111,54

103,72
103,34
105,99
119,25

153,85

159,87
118,04
101,16

94,92 124,86
93,82 128,9
103,75 106,7
106,37 109,38

III. Vùng núi
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản

278,622
167,926
110,107
0,59

27,67
26,05
30,60
23,44

322,779
193,436
128,633
0,71

27,73

24,62
34,25
25,42

318,776
188,919
129,021
0,836

27,05
23,95
33,38
26,08

349,32
217,655
130,56
1,106

23,29
19,82
32,82
29,29

322,964
191,276
130,489
1,199

22,10

18,38
31,30
28,49

98,76
97,66
100,3
117,67

109,58
115,21
101,19
132,37

92,45
87,88
99,95
108,44

1006,976
644,646
359,814
2,517

100
100
100
100

1163,982

785,644
375,545
2,793

100
100
100
100

1178,45
788,737
386,508
3,205

100
100
100
100

1499,912
1098,33
397,807
3,776

100
100
100
100

1461,574

1040,41
416,956
4,208

100
100
100
100

TOÀN NGÀNH
Trồng trọt
Chăn nuôi
Thủy sản

14

11/10

115,85
115,19
116,83
120,43

12/11

13/12

14/13

BQ


103,76
103,31
104,34
119,42


4.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo vùng
Trong 5 năm (2010-2014) sự chuyển dịch đã có chiều hướng thay đổi, vùng Trung
du vươn lên đứng đầu giá trị sản xuất toàn ngành với tỷ lệ 45,93% (671,27 tỷ Kip), trong
khi vùng Đồng bằng chỉ chiếm 31,98 % và vùng Núi là 22,1% (Bảng 4.6).
4.1.3. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo thành phần
kinh tế
Lĩnh vực kinh tế nông nghiệp tại tỉnh Bo Kẹo đang tồn tại 3 thành phần kinh tế:
Thành phần kinh tế cá thể, thành phần kinh tế tư nhân và thành phần kinh tế có vốn
đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, phải đến giai đoạn 2011-2014 thì thành phần kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài mới có sự tham gia sâu rộng và tác động đến sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo rõ nét. Cụ thể:
Năm 2011, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chỉ có 4 doanh nghiệp đóng
trên địa bàn 2 huyện là Huội Xài (1 doanh nghiệp) và Tôn Phậng (3 doanh nghiệp) với
GTSX đạt 9,866 tỷ Kip (chiếm 0,85% tỷ trọng GDP nông nghiệp); lúc này khu vực
kinh tế tư nhân có 42 doanh nghiệp với GTSX đạt 52,585 tỷ Kíp, cao hơn gấp 5,33 lần
và chiếm 4,52% tỷ trọng GDP nông nghiệp; riêng thành phần kinh tế cá thể vẫn là lực
lượng sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở Bo Kẹo chiếm đến 94,63% tỷ trọng GDP nông
nghiệp của tỉnh Bo Kẹo.
Tuy nhiên, sau 4 năm kiến thiết cơ bản (chủ yếu là cao su và chuối thơm), đóng
góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có bước phát triển vượt bậc. Đến
năm 2014 đã có 21 doanh nghiệp đóng trên địa bàn 4/5 huyện của tỉnh, GTSX đạt
109,821 tỷ Kip (tốc độ tăng trưởng 123,28%/năm), đã đóng góp vào 7,51% tỷ trọng
GDP nông nghiệp, cao hơn rất nhiều so với khu vực kinh tế tư nhân (đến năm 2014 chỉ

đạt GTSX là 69,777 tỷ Kíp, tốc độ tăng trưởng 9,89%/năm, đóng góp vào GDP nông
nghiệp là 4,77%).
4.2. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ỏ TỈNH BO KẸO
4.2.1. Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Bo Kẹo giai đoạn
2015-2020.
Công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa đã được quan tâm
trong thời gian gần đây nhưng chưa đem lại hiệu quả cao, còn tồn tại nhiều bất cập
như: Chưa có quy hoạch cụ thể về vùng chuyên trồng hoặc nuôi gì, quy hoạch sử dụng
đất nông nghiệp chưa cụ thể, quy hoạch vùng sản xuất không rõ ràng, chưa phù hợp

15


với thực trạng sản xuất, khâu hướng dẫn thực hiện chưa rõ ràng và hiện tượng quy
hoạch bị phá vỡ diễn ra phổ biến bởi người sản xuất vẫn theo thói quen truyền thống.
4.2.2. Các chính sách của Nhà nước và Tỉnh
Hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa của Lào nói chung và tỉnh
Bo Kẹo nói riêng đã được người sản xuất ghi nhận là phù hợp và tạo động lực cho phát
triển, tuy nhiên rất ít người làm công tác quản lý cho rằng hệ thống chính sách có tác
động tích cực, chính sách chưa thực sự tạo được động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế
nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
4.2.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp còn rất hạn chế, trong nông
nghiệp mới chỉ đáp ứng được 50% diện tích nước tưới, 50% còn lại phụ thuộc vào
nước mưa, đến năm 2020 phấn đấu đạt 60% diện tích chủ động nước tưới tiêu có thể
thấy cơ sở hạ tầng đang là yếu tố ảnh hưởng thiếu tích cực đến chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp ở Bo Kẹo.
4.2.4. Yếu tố Khoa học – Công nghệ
Hệ thống dịch vụ hỗ trợ phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Bo Kẹo rất đa dạng,

giúp người sản xuất chủ động tiếp cận các thông tin đầu vào, đầu ra và dịch vụ khuyến
nông, từ đó đưa ra các quyết định sản xuất phù hợp. Đây là yếu tố có tác động tích cực
đến phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
4.2.5. Nguồn lực của hộ nông dân
Vấn đề nhận thức về sản xuất hàng hóa và nguồn lực của người sản xuất có tác
động mạnh mẽ đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa của tỉnh Bo Kẹo. Với thực tế chỉ có 28,33% số người được hỏi đã từng chuyển đổi
hoặc mở rộng sản xuất nông nghiệp và 34% có kế hoạch cụ thể cho việc chuyển đổi
hoặc mở rộng sản xuất nông nghiệp trong tương lai cho thấy vấn đề nhận thức cùng với
điều kiện đất đai và lao động là những yếu tố chưa tạo ra được tác động tích cực đến
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo.
Số liệu ở bảng 4.7 cho thấy giá trị sản xuất của 1ha lúa mùa là 13,5 triệu Kíp, với
Tỷ suât hàng hóa là 45,71% (tương đương 6,171 triệu Kíp/ha); Giá trị gia tăng của 1ha
lúa mùa đạt 11,03 triệu Kíp, do hộ nông dân chỉ sử dụng lao động gia đình, không phải
đóng thuế nên Thu nhập hỗn hợp của 1ha lúa mùa cũng đạt 11,03 triệu Kíp. Các chỉ
tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất khác đều thấp. Nhưng đối với cây chuối thơm thì hiệu
quả kinh tế trong sản xuất và tỷ suất hàng hóa lại vượt trội cần chú ý để quy hoạch và
đầu tư phát triển nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hóa.
16


Bảng 4.7. Hiệu quả sản xuất lúa mùa và chuối thơm của tỉnh Bo Kẹo năm 2014
(tính bình quân 1 ha)
ĐVT: 1.000 Kíp
STT
1

Chuối thơm

Lúa mùa

Chi phí vật chất (IC)
Giống
Phân bón

2.470
480
1.520

Chi phí vật chất (IC)
Giống

85.360
-

Phân bón

14.660

Thuốc BVTV

270

Thuốc BVTV

13.200

Bao bì

200


Chi phí vật chất khác

57.500

2

Chi phí lao động

7.000

Chi phí lao động

38.625

3

Tổng chi phí

9.470

Tổng chi phí

125.985

4

Giá trị sản xuất (GO)

13.500


Giá trị sản xuất (GO)

180.000

Năng suất ( tấn/ha)

4,5

Năng suất (tấn/ha

45

5

Giá trị gia tăng (VA)

11.030

Giá trị gia tăng (VA)

94.640

6

Thu nhập hỗn hợp (MI)

11.030

Thu nhập hỗn hợp (MI)


54.015

7

Sản phẩm hàng hóa

8

Sản phẩm hàng hóa

Tỷ suất (%)

45,71

Tỷ suất (%)

Giá trị

6.171

Giá trị

Chỉ tiêu khác

100
180.000

Chỉ tiêu khác

GO/Lao động


1,93

GO/Lao động

3,86

MI/Lao động

1,58

MI/Lao động

0,58

Giá trị SPHH/Lao động

0,88

Giá trị SPHH/Lao động

3,86

GO/Vốn đầu tư sản xuất

5,47

GO/Vốn đầu tư sản xuất

1,73


MI/Vốn đầu tư sản xuất

4,47

MI/Vốn đầu tư sản xuất

0,26

4.2.6. Thị trường lao động, vốn, tiêu thụ
Lực lượng lao động tại tỉnh Bo Kẹo không lớn, chủ yếu là lao động phổ thông,
làm theo kinh nghiệm là chính; thị trường đã bước đầu hỗ trợ tích cực cho người sản
xuất, thị trường tiêu thụ còn tồn tại nhiều hạn chế. Đánh giá của cán bộ quản lý cho
thấy, 14,71% ý kiến cho rằng thị trường tiêu thụ ảnh hưởng tích cực, 20,59% ít ảnh
hưởng và 64,71% ảnh hưởng chưa tích cực; về thị trường lao động, 35,29% đánh giá
tích cực, 20,59% đánh giá ít ảnh hưởng và 44,12% ảnh hưởng chưa tích cực; về thị
trường vốn, 38,24% đánh giá ảnh hưởng tích cực, 32,35% ít ảnh hưởng và 29,41% ảnh
hưởng chưa tích cực.

17


4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG SẢN XUẤT HÀNG HÓA Ở TỈNH BO KẸO
4.3.1. Định hướng
Từ yêu cầu của các quy luật kinh tế và trên cơ sở kinh nghiệm của các nước trên
thế giới cũng như ở Việt Nam và thực tiễn của nước CHDCND Lào, với phương châm
“đi tắt”, “đón đầu” sớm hình thành nên cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện đại, phù hợp
với xu thế phát triển hàng hoá của thời đại, biến các tiềm năng của đất nước và ở tỉnh
Bo Kẹo thành hiện thực, khi chuyển dịch cơ cấu KTNN cần quán triệt những quan

điểm chủ yếu sau đây:
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá của tỉnh
phải trên cơ sở khai thác sức mạnh tổng hợp.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh
phải trên cơ sở nhu cầu của thị trường và lợi thế của tỉnh.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa của tỉnh
phải theo yêu cầu phát triển bền vững.
4.3.2. Dự kiến cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa
ở tỉnh Bo Kẹo đến năm 2020
Theo định hướng phát triển của ngành nông lâm nghiệp quốc gia Lào cũng như
định hướng phát triển của tỉnh Bo Kẹo về an ninh lương thực thực phẩm và phát triển
hàng hóa nông nghiệp đến năm 2020 với chỉ tiêu sản xuất lúa 101.750 tấn, trong đó
sản phẩm hàng hóa 22.420 tấn và các chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm của ngành chăn
nuôi là 4% – 5%, ngành thủy sản là 5%, thì diện tích đất canh tác nông nghiệp sẽ tăng
50% năm 2013, phấn đấu năng suất trồng trọt tăng gấp 1,7 - 2 lần năm 2013; riêng sản
lượng chăn nuôi và thủy sản phấn đấu tăng gấp 5 lần năm 2013; tỷ suất hàng hóa đối
với mặt hàng chủ lực, có thị trường tiêu thụ trong nước rộng lớn và xuất khẩu như đậu
tương, vừng, chuối, trâu, bò, lợn... đạt từ 70-100%.
Từ định hướng phát triển về số lượng như vậy, đến năm 2020 GTSX toàn ngành
nông nghệp sẽ đạt 877,7 tỷ kíp với cơ cấu ngành trồng trọt chiếm 75,25% trong đó
nông sản chủ lực là cao su và chuối thơm, cao su chiếm 81,25% GTSX cây công
nghiệp và chuối thơm chiếm 96,1% GTSX cây ăn quả; GTSX ngành chăn nuôi chiếm
15,1% và GTSX ngành thủy sản chiếm 9,6% của GTSX toàn ngành nông nghiệp.
18


Bảng 4.8. Dự kiến kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
đến năm 2020 của tỉnh Bo Kẹo (giá cố định năm 2010)
STT


Lĩnh vực
sản xuất

Trồng trọt
Cây lương thực
Lúa
Ngô
1.2. Cây công nghiệp
Đậu tương
Lạc
Vừng
Chuối thơm
1.3. Cây thực phẩm
Rau các loại
Khoai
Ý dĩ
1.4. Cây lâu năm
Cây ăn quả
Cao su
2.
Chăn nuôi
Trâu


Lợn
Gia cầm
3.
Thủy sản
Tổng toàn ngành
nông nghiệp

1.
1.1.

Giá trị sản xuất

Giá trị sản phẩm hàng hóa

Số lượng (tỷ.kíp)

Cơ cấu (%)

Số lượng (tỷ.kíp)

Tỷ suất HH (%)

660,14
210,12
152,43
57,69
213,50
25,86
5,07
9,17
173,41
38,70
13,58
6,88
18,25
197,81
7,67

190,14
132,71
28,63
26,29
0,92
25,97
50,91
84,85

75,21
31,83
72,54
27,46
32,34
12,11
2,37
4,29
81,22
5,86
35,08
17,76
47,16
29,97
3,88
96,12
15,12
51,28
47,08
1,64
19,57

38,36
9,67

486,72
65,26
33,53
31,73
200,10
18,10
3,55
5,04
173,41
27,00
6,79
3,78
16,43
194,36
4,22
190,14
93,03
20,04
18,40
0,78
18,18
35,64
38,18

73,73
31,06
22,00

55,00
93,72
70,00
70,00
55,00
100,00
69,75
50,00
55,00
90,00
55,00
55,00
100,00
70,10
70,00
70,00
85,00
70,00
70,00
45,00

877,70

100,00

617,94

70,40

Bảng 4.9. Dự kiến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 của tỉnh

Bo Kẹo (giá cố định năm 2010)
Chỉ tiêu
1. GTSX tiểu ngành trồng trọt bình
quân/1 ha canh tác
2. Giá trị NSHH bình quân/1 ha canh tác
3. Giá trị nông sản xuất khẩu bình
quân/1 ha canh tác
4. GTSX tiểu ngành trồng trọt/1 lao động
nông nghiệp
5. Giá trị NSHH bình quân/1 lao động
nông nghiệp
6. GTSX trồng trọt bình quân/1 nhân
khẩu nông nghiệp

Đơn vị tính

Năm
2013

Năm
2020

So sánh
2020/2013 (lần)

Tr.Kip/ha

6,47

11,55


178,45

Tr.Kip/ha

2,04

8,52

417,68

Tr.Kip/ha

0,39

3,41

875,20

Tr.Kip/lao
động
Tr.Kip/lao
động

4,50

9,85

219,10


1,42

7,26

512,83

Tr.Kip/nguời

2,10

4,14

197,32

19


4.3.3. Những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ở tỉnh Bo Kẹo
4.3.3.1. Xây dựng quy hoạch và bố trí cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng
địa phương trong tỉnh
Ðẩy nhanh tiến độ quy hoạch sản xuất nông nghiệp trên cơ sở nhu cầu thị trường
và lợi thế từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp tiết kiệm, có
hiệu quả. Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, gắn sản xuất với chế biến và thị trường. Phát
triển sản xuất với quy mô hợp lý các loại nông sản hàng hóa có lợi thế.
4.3.3.2. Phát triển thị trường và tổ chức tốt quá trình tiêu thụ nông sản
Trên địa bàn tỉnh Bo Kẹo, chúng tôi xin nêu những vấn đề cơ bản, cấp bách nhất
mà doanh nghiệp, các hộ nông dân và chính quyền cấp tỉnh cần thực hiện. Giải pháp thị
trường được coi là một trong những giải pháp hàng đầu quan trọng cho các hộ gia đình,
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong khu vực nông nghiệp. Hướng tác động của

giải pháp này phải bảo đảm giúp người nông dân yên tâm bỏ vốn, mở rộng sản xuất,
kinh doanh trên từng lĩnh vực đã lựa chọn.
NGƯỜI SẢN XUẤT
1

4

2

3

HTX NN

Thu gom

Người sơ chế

CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN
Bán buôn
Bán lẻ

Bán lẻ

NGƯỜI TIÊU DÙNG

Sơ đồ 4.1. Kênh tiêu thụ nông sản hàng hoá
phục vụ tiêu dùng trong nước
Tỉnh cần có những biện pháp khuyến khích phát triển kênh 1 và kênh 2 (đặc biệt
kênh 2). Phương pháp chủ yếu ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm giữa HTX với nông dân
và HTX với doanh nghiệp chế biến (Nhà nước đang thúc đẩy chủ chương này).

Duy trì và tạo điều kiện theo kênh 3 phát triển đặc biệt ở vùng sản xuất hàng
hoá sản xuất phân tán nhỏ lẻ.
20


NGƯỜI SẢN XUẤT
1

2

3

HTX NN

4

HTX NN

Thu gom

DN chế biến

5
Thu gom

DN chế biến

CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU

HỆ THỐNG KÊNH TIÊU THỤ VÀ NGƯỜI TIÊU DÙNG NƯỚC NGOÀI

Sơ đồ 4.2. Kênh tiêu thụ nông sản hàng hoá qua chế biến và xuất khẩu

4.3.3.3. Tăng cường các giải pháp kinh tế, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ thâm
canh trong sản xuất nông nghiệp
Tỉnh phải chú trọng công tác qui hoạch, qui hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh là việc sắp xếp, bố trí các loại cây trồng, vật nuôi và các hoạt động phục vụ
sản xuất trên địa bàn lãnh thổ của tỉnh. Trong điều kiện chủ thể chính là kinh tế hộ
nông dân với năng lực yếu kém thì việc liên kết, hợp tác để tạo ra sức mạnh và có một
số doanh nghiệp lớn (trong và ngoài nước) đứng ra làm hạt nhân cho từng vùng, từng
loại sản phẩm là cần thiết.
4.3.3.4. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn
Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ với nhiều hình thức để họ đáp ứng
với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong những năm tới, như tuyển đi học trong nước
(Trung ương) và nước ngoài. Đặc biệt, chú trọng bồi dưỡng cán bộ ở bản nhất là
trưởng bản về thống kê, kế hoạch và tài chính, để đáp ứng yêu cầu bản là đơn vị tổ
chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội thúc đẩy quá trình thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng SXHH.
4.3.3.5. Phát triển kinh tế hộ nông dân tạo lập quan hệ giữa các hộ nông dân và
giữa các hộ với các doanh nghiệp cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước
Với từng hộ gia đình cụ thể cần căn cứ vào điều kiện tự nhiên, khả năng
thích nghi của các loại cây trồng, diện tích đất được giao, khả năng về nhân lực,
tiền vốn trên cơ sở sự hướng dẫn của các ngành, cấp có liên quan để bố trí sử
dụng đất cho phù hợp từng loại cây, loại đất. Các hộ gia đình có điều kiện chăn nuôi
cần tiến hành phát triển mở rộng quy mô cả về số con và chủng loại. Với đại gia súc,
vận động đẩy mạnh phát triển trâu, bò phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá (hướng
thịt); Với lợn, vận động cụm sản xuất các hộ gia đình chăn nuôi theo hướng thâm
21


canh, hướng nạc; Với gia cầm phát triển chăn nuôi theo hướng siêu trứng, siêu thịt.

Khuyến khích các công ty lớn đứng ra làm hạt nhân cho các hộ, trang trại.
4.3.3.6. Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp chế biến
nông sản của tỉnh
Về giao thông nông thôn: Nâng cấp và xây dựng mới những tuyến đường để
nối liền các cụm bản, trung tâm giao lưu văn hóa quan trọng trong tỉnh, địa phương.
Về thủy lợi: Là lĩnh vực cần được đầu tư, điều chỉnh, hướng vào phát triển các cây trồng
(cây ăn quả, lúa màu), vật nuôi… phù hợp với lợi thế so sánh của từng vùng. Dành phần
đầu tư thích đáng cho việc bảo trì, bảo dưỡng nâng cấp các công trình thủy lợi.
4.3.3.7. Hoàn thiện và thực hiện đồng bộ một số chính sách để thực hiện chuyển
dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa
Nhanh chóng hoàn thiện và ban hành các hướng dẫn cụ thể để thể chế hoá trong
thực tiễn các quyền của người được giao ruộng đất như luật đất đai nhà nước Lào đã ban
hành, nhằm khuyến khích các hộ gia đình có nhu cầu sử dụng đất lớn hơn để họ sản xuất
và thành lập trang trại. Mở rộng quy mô sản xuất hàng hoá theo hướng sản xuất tập trung
theo vùng sản xuất và chuyên môn hoá sản xuất. Giá cả là một vấn đề kinh tế quan
trọng thể hiện quan hệ giữa nông nghiệp và công nghiệp, Nhà nước và nông dân, thành
thị và nông thôn. Vì vậy, cần sự can thiệp của Chính phủ đối với các sản phẩm nông
nghiệp thông qua chính sách giá như: xác định giá trần hoặc giá sàn, thực hiện quỹ
bình ổn giá để ổn định giá cả trong nông nghiệp. Chính phủ Lào thực hiện chính sách
này đối với sản phẩm hàng hoá thông qua trợ giá đầu vào cho sản xuất và trợ giá đầu
ra, nhất là nông sản xuất khẩu nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia
vào xuất khẩu sản phẩm hàng hoá.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
1) Chuyển dịch CCKTNN theo hướng SX hàng hóa là con đường tất yếu của
SXNN theo cơ chế thị trường. Quá trình CDCCKTNN là sự chuyển đổi từng bước từ
những cây trồng, vật nuôi có tỷ suất hàng hóa thấp sang tỷ suất hàng hóa cao và cùng
với đó hình thành thể chế kinh tế thị trường và phân bổ lại các nguồn lực cho SXNN
hàng hóa. Nội dung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa gồm có: Chuyển dịch cơ cấu ngành, Chuyển dịch cơ cấu vùng và Chuyển

dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Có 6 yếu tố ảnh hưởng là: Quy hoạch sản xuất nông
nghiệp hàng hóa, Chính sách phát triển nông nghiệp hàng hóa, Cơ sở hạ tầng, Khoa
học-công nghệ, Nguồn lực của người sản xuất và Thị trường.
22


2) Chuyển dịch CCKTNN của tỉnh Bo Kẹo giai đoạn 2010-2014 còn chậm chạp
mới chỉ tập trung cho ngành trồng trọt. Một số cây trồng truyền thống tỷ suất hàng hóa
thấp là ngô, đậu tương, lạc, vừng... được thay thế bằng cây trồng có tính chất hàng hóa
cao là chuối thơm và cao su (năm 2010 nhóm sản phẩm cây trồng truyền thống chiếm
đến 82,35% GTSX ngành trồng trọt thì đến năm 2014, tỷ lệ này đã giảm gần một nửa,
chỉ còn 42,46%). Ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng 3,75%/năm, do tốc độ tăng
trưởng thấp nên cơ cấu GTSX ngành chăn nuôi có xu hướng giảm nhẹ trong thời gian
qua (từ 35,73% năm 2010 giảm còn 28,53% năm 2014). Giá trị ngành thủy sản có sự
tăng trưởng không đáng kể, sau 5 năm chỉ tăng 1,692 tỷ Kíp. Xét về giá trị và tỷ suất
hàng hóa nông nghiệp vẫn còn khá thấp, ngành trồng trọt có tỉ suất hàng hóa cao nhất
nhưng cũng chỉ đạt 37,5% vào năm 2014 (tương đương giá trị 390,154 tỷ Kip), ngành
chăn nuôi có tỉ suất hàng hóa đạt 36,2% (giá trị hàng hóa đạt 150,938 tỷ Kip). Ngành
thủy sản có giá trị và tỉ suất hàng hóa thấp nhất, đạt 0,459 tỷ Kíp, tương đương tỉ suất
hàng hóa 10,9%. Bình quân giá trị hàng hóa toàn ngành nông nghiệp năm 2014 đạt
523,682 tỷ Kip, tỉ suất hàng hóa đạt 35,83%.
3) Các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hóa ở Bo Kẹo như hệ thống chính sách, thị trường vốn, thị trường tiêu
thụ đã có tác động tích cực nhưng đất đai và lao động là hai yếu tố đang có tác động
tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp hàng hóa của hộ.
4) Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hóa ở Bo Kẹo cần thực hiện 6 nhóm giải pháp gồm: (i) Xây dựng quy hoạch và bố trí
cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện từng địa phương trong tỉnh; (ii) Phát triển thị
trường và tổ chức tốt quá trình tiêu thụ nông sản; (iii) Tăng cường các giải pháp kinh
tế, tổ chức sản xuất, nâng cao trình độ thâm canh trong sản xuất nông nghiệp; (iv) Đào

tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông nghiệp, nông thôn; (v) Phát triển kinh
tế hộ nông dân tạo lập quan hệ giữa các hộ nông dân và giữa các hộ với các doanh
nghiệp cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước; (vi) Phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp,
nông thôn và công nghiệp chế biến nông sản của tỉnh; (vii) Hoàn thiện và thực hiện
đồng bộ một số chính sách để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa.
5.2. KIẾN NGHỊ
1) Đối với nhà nước
Đề nghị Nhà nước cần có những biện pháp quản lý và rà soát lại các vùng kinh tế
ở các địa phương, hoạch định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và cơ cấu kinh
tế nông nghiệp cho từng vùng. Để từ đó các địa phương có điều kiện xác định cơ cấu
kinh tế phù hợp với đặc điểm, tiềm năng và điều kiện của mình.
23


×