Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

đảng bộ tỉnh hải dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.58 KB, 131 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã đề ra đường lối đổi mới, mở ra bước ngoặt quan trọng
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở nước ta. Từ đó đến nay
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn không ngừng bổ sung, phát triển và từng bước
hoàn thiện đường lối đổi mới. Công cuộc đổi mới là một cuộc cách mạng mới
mẻ, mỗi bước đi là một sự tìm kiếm và khám phá, đổi mới là phù hợp với xu
thế của thời đại và yêu cầu tất yếu của đất nước, đáp ứng đúng nguyện vọng của
nhân dân.
Trong bối cảnh hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ (KH-
CN), kinh tế tri thức, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tác động đến
mọi dân tộc, quốc gia. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo đất
nước thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN).
Trong đó khẳng định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm. Coi công nghiệp
hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) nông nghiệp và nông thôn là nhiệm vụ hàng
đầu, và chỉ rõ trọng điểm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH, HĐH là vấn đề cốt lõi, là quy luật phát triển của nền kinh tế nước ta
trong thời kỳ đổi mới, nhằm tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực và thế
giới.
Nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm đổi mới từ năm 1986
đến nay đã từng bước chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tạo
ra bước phát triển có tính đột phá trên lĩnh vực sản xuất hàng hóa, tác động
mạnh đến phát triển công nghiệp, các ngành dịch vụ, các lĩnh vực chính trị -
xã hội khác. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đúng hướng đã góp
phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề bước sang thời kỳ đẩy
1
mạnh CNH, HĐH là yêu cầu không thể thiếu, tạo ra sự ổn định trong đời sống
chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước.
Hải Dương là một tỉnh có tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên,
đất đai và du lịch. Đồng thời, đây còn là mảnh đất "Địa linh nhân kiệt", có


nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Côn Sơn - Kiếp Bạc, làng nghề
truyền thống với những đặc sản nổi tiếng như bánh đậu xanh ở thành phố Hải
Dương, vải thiều Thanh Hà, gốm Cậy - Bình Giang, gốm Chu Đậu - Nam
sách, Hải Dương còn nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Bắc và tam
giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt từ khi tái lập tỉnh (tháng 1/1997)
đến nay, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã có những quan điểm mới đúng đắn, với
tư duy kinh tế năng động, nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh và truyền
thống vẻ vang của quê hương, thu hút mạnh nguồn vốn từ trong và ngoài
nước, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng
CNH, HĐH. Hải Dương đang được biết đến như một vùng kinh tế khởi sắc và
hứa hẹn phát triển mạnh mẽ trong tương lai không xa.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là kinh
tế nông nghiệp vẫn chưa phát huy hết tiềm năng to lớn mà vẫn đang còn
những khó khăn, hạn chế, phải đối mặt với nhiều vấn đề mới nảy sinh, chưa
đáp ứng đầy đủ yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH của tỉnh.
Nhằm đánh giá đúng thực trạng và tìm ra những nguyên nhân của mặt
mạnh, mặt tồn tại để từ đó đưa ra những giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH ở một địa phương, vì vậy tác giả đã
chọn đề tài: "Đảng bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ 1997 đến 2004"
làm luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam.
2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong những năm gần đây, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu
về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta. Tiêu biểu là một số công trình sau:
GS. Đỗ Đình Giao: "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa
nền kinh tế quốc dân", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; GS.TS Trần
Ngọc Hiên: "Mối quan hệ công - nông nghiệp - dịch vụ trong sự hình thành

nền kinh tế thị trường ở nước ta", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh,
1997; TS. Đặng Văn Thắng, TS. Phạm Ngọc Dũng: "Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế công, nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng thực trạng và triển vọng", Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Nguyễn Sinh Cúc: "Nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới", Nxb Thống kê, Hà Nội, 2003; PGS.TS Vũ
Năng Dũng (Chủ biên): "Nông nghiệp Việt Nam 61 tỉnh và thành phố", Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội, 2001; Chu Hữu Quý, Nguyễn Kế Tuấn (đồng Chủ
biên): "Con đường công nghiệp hóa, hiện hóa nông nghiệp và nông thôn",
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002.
Ngoài ra, còn khá nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đề cập đến
vấn đề này: Luận án tiến sĩ Lịch sử của Lê Văn Thai: "Quá trình hình thành
và phát triển đường lối đổi mới trong nông nghiệp của Đảng (1975 - 1996)",
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1997; Luận án tiến sĩ Lịch sử của
Nguyễn Việt Hùng: "Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo nông dân
ngoại thành phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn (1986
-1996)", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2001; Luận án tiến sĩ
Kinh tế của Phạm Ngọc Dũng: "Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành công -
nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng - thực trạng và giải pháp", Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2002; Luận văn thạc sĩ Lịch sử của
Phạm Công Thỉnh: "Đảng bộ Thái Bình lãnh đạo phong trào hợp tác hóa
nông nghiệp theo Chỉ thị 100 của Ban Bí thư và Nghị quyết 10 của Bộ Chính
3
trị", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 1996; Luận văn thạc sĩ Lịch
sử của Nguyễn Ngọc Thanh: "Đảng bộ huyện Gia Lâm (Hà Nội) lãnh đạo
thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2000)", Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, 2004
Những công trình khoa học, sách, báo, tạp chí nêu trên đã khẳng định
tầm quan trọng của xây dựng phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
trong đó có kinh tế nông nghiệp, nêu bật được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao
của Đảng, được thể hiện bằng các đường lối, chính sách phát triển kinh tế và

sự vận dụng đường lối, chính sách đó vào các địa phương cụ thể.
Tuy nhiên, đây là vấn đề rất lớn và phong phú, vẫn còn nhiều nội dung
cụ thể mà các nhà nghiên cứu chưa đề cập tới, nhất là chưa có công trình khoa
học nào đi sâu nghiên cứu quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp của Đảng bộ tỉnh Hải Dương theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn
tỉnh.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích
+ Góp phần làm rõ đường lối, quan điểm của Đảng về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH và quá trình Đảng bộ tỉnh
Hải Dương lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
+ Khẳng định những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế và
những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình thực hiện. Từ đó, rút ra một số
kinh nghiệm, nhằm phát huy tốt hơn nữa việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp của tỉnh Hải Dương trong sự nghiệp CNH, HĐH.
+ Cung cấp thêm căn cứ khoa học làm cơ sở cho việc đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
- Nhiệm vụ
4
+ Trình bày hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Hải Dương vận dụng
quan điểm, đường lối của Đảng lãnh đạo thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp từ 1997 đến 2004 theo hướng CNH, HĐH.
+ Làm rõ những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, kết quả của quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp từ 1997 đến 2004 theo hướng
CNH, HĐH ở địa phương Hải Dương.
+ Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm, đề xuất một số kiến nghị, giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong
việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo đường lối của Đảng trong
những năm tiếp theo.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong việc thực
hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh từ 1997 đến 2004.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận nghiên cứu
Luận văn trình bày dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đồng thời
có sử dụng kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã được công
bố liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Dựa trên cơ sở phương pháp luận sử học mácxít. Luận văn sử dụng
phương pháp lịch sử, phương pháp lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, điều tra
xã hội học để trình bày làm rõ nội dung.
+ Nguồn tư liệu, luận văn chủ yếu dựa vào các văn kiện, nghị quyết
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải
5
Dương và các báo cáo hằng quý, hằng năm của các sở, ban, ngành, đặc biệt là
của Sở Nông nghiệp và Cục Thống kê tỉnh Hải Dương.
6. Đóng góp mới về khoa học của đề tài
- Trình bày một cách tương đối hệ thống và toàn diện quá trình Đảng
bộ tỉnh Hải Dương lãnh đạo thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH từ 1997 đến 2004.
- Chỉ rõ thành tựu, hạn chế của quá trình đó, bước đầu rút ra một số
kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dương.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
các ngành có liên quan, góp phần tổng kết thực tiễn gần 20 năm thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng trên một địa bàn cụ thể, trong một lĩnh vực nhất định.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận văn gồm 2 chương, 5 tiết.

6
Chương 1
ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH
CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU
THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1997 - 2000)
1.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ
NÔNG NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG TRƯỚC NĂM 1997
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội
1.1.1.1. Vị trí địa lý - kinh tế của tỉnh
Hải Dương là tỉnh nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ. Từ ngàn xưa
nơi đây đã là lá chắn cửa ngõ phía Đông của kinh thành Thăng Long. Trải qua
bao biến thiên của lịch sử, đất và người Hải Dương luôn kiên cường trong đấu
tranh, cần cù và sáng tạo trong lao động, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam.
Hải Dương tiếp giáp với 6 tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh,
Thái Bình, Hưng Yên và Hải Phòng. Trên địa bàn, nhiều trục giao thông quốc
gia quan trọng chạy qua, với chất lượng tốt như: đường 5, đường 18, đường
183 thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi với bên ngoài. Thành phố Hải
Dương - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của tỉnh -
nằm trên trục quốc lộ số 5, cách Hải Phòng 45 km về phía Đông và cách Thủ
đô Hà Nội 57 km về phía Tây. Phía Bắc của tỉnh có hơn 20 km quốc lộ số 18
chạy qua nối sân bay quốc tế Nội Bài ra biển qua cảng Cái Lân (Quảng Ninh).
Đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, Kép - Bãi Cháy đi qua Hải Dương là cầu nối
giữa Thủ đô và các tỉnh phía Bắc ra các cảng biển.
Là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm ở vị
trí có nhiều hướng tác động mang tính liên vùng, Hải Dương có vai trò quan
7
trọng làm cầu nối Thủ đô Hà Nội với thành phố cảng Hải Phòng, thành phố
du lịch Hạ Long; cung cấp sản phẩm hàng hóa quan trọng và là địa bàn tham
gia quá trình trung chuyển hàng hóa giữa hệ thống cảng biển và các thành

phố, các tỉnh trong vùng và cả nước; do vậy, vừa có cơ hội đóng vai trò là một
trong những động lực phát triển, vừa phải đối mặt với các thách thức trong
cạnh tranh khai thác và phát triển các ngành hàng có cùng lợi thế. Trong triển
vọng, Hải Dương sẽ phải trở thành trọng điểm thu hút đầu tư phát triển công
nghiệp, dịch vụ, thương mại, giải quyết việc làm để giảm áp lực cho các thành
phố lớn và trở thành một trong các đô thị lớn trong vùng.
Theo kết quả điều tra của Vụ Kinh tế địa phương, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về một số chỉ tiêu năm 2004 (Phụ lục 1), với 2,1% dân số, tổng GDP
của Hải Dương mới chỉ đạt 1,76% của cả nước, do vậy GDP bình quân đầu
người của tỉnh thấp hơn mức trung bình của cả nước. Hải Dương hiện đứng
thứ tư trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cả về tổng GDP và
GDP bình quân đầu người. Điều này thể hiện vị thế hiện tại của tỉnh chưa
tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển đối với một tỉnh đang ở vị trí
cầu nối đối với các cực phát triển của cả nước (Phụ lục 2).
1.1.1.2. Tiềm năng và khả năng khai thác các nguồn lực tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Địa hình: Do cấu trúc địa hình nghiêng và thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Phía Đông của tỉnh có một số vùng trũng, thường bị ảnh hưởng
của thủy triều và bị úng ngập vào mùa mưa.
Toàn tỉnh Hải Dương được chia ra làm hai vùng chính: vùng đồi núi
chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên, gồm 13 xã thuộc huyện Chí Linh và
18 xã của huyện Kinh Môn, chủ yếu là đồi, núi thấp phù hợp với xây dựng
các cơ sở công nghiệp, du lịch và trồng cây ăn quả, cây lấy gỗ và các loại cây
công nghiệp. Vùng đồng bằng gồm các huyện, xã còn lại, có độ cao trung
bình 3-4 m, đất đai bằng phẳng màu mỡ phù hợp với việc trồng cây lương
8
thực, cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày. Với địa hình này, Hải
Dương có khả năng phát triển mạnh và đa dạng các ngành sản xuất, nhất là
sản phẩm nông, lâm nghiệp.
Khí hậu: Hải Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng

ẩm, được chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23
o
C,
thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng. Lượng mưa trung bình hằng năm 1.500-
1.700 mm, phân bố không đều, tập trung vào tháng 6, 7, 8, dễ gây úng lụt, ảnh
hưởng không tốt đến sản xuất và dân sinh. Độ ẩm không khí trung bình cao từ
78-87%, tháng 3- 4 với độ ẩm trung bình từ 90-92%.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu của tỉnh thuận lợi cho sự phát triển hệ
sinh thái động thực vật cũng như các hoạt động sản xuất, dịch vụ và du lịch.
Đặc biệt, điều kiện khí hậu vào mùa đông rất thuận lợi cho việc phát triển cây
rau, màu, thực phẩm, nhất là khả năng trồng rau xuất khẩu.
Tài nguyên đất: Năm 2004, diện tích tự nhiên của tỉnh là 164.837 ha,
trong đó đất nông nghiệp chiếm 63,3%; đất lâm nghiệp chiếm 6,08%, đất
canh tác 46,2%; đất ở 6,87%; đất chưa sử dụng 7,47%.
Đất đồng bằng chiếm khoảng 89% diện tích đất tự nhiên, chủ yếu là
đất phù sa sông Thái Bình, thuận tiện cho việc thâm canh và sản xuất nhiều
loại cây trồng cho năng suất cao. Trên một số diện tích đất canh tác thuộc các
huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Nam Sách, Kinh Môn, Kim Thành đã trồng luân
canh được 3 - 4 vụ trong một năm, do vậy, nâng hệ số quay vòng đất của tỉnh
từ 2 - 4 lần hiện nay lên 2,7 - 2,8 lần trong các năm tới là hướng khai thác có
hiệu quả nguồn đất đang sử dụng.
Đồi núi chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên, nằm gọn ở phía Đông
Bắc thuộc hai huyện Chí Linh và Kinh Môn. Nhóm đất này nghèo dinh
dưỡng, tầng mặt mỏng, nghèo mùn, độ phì thấp, chủ yếu phù hợp trồng các
loại cây lấy gỗ, cây ăn quả như vải thiều, dứa, cây công nghiệp như lạc, chè
9
Tài nguyên nước: Hệ thống sông ngòi khá dầy đặc, bao gồm hệ thống
sông Thái Bình, sông Luộc, các sông trục Bắc Hưng Hải và An Kim Hải, có
khả năng bồi đắp phù sa đồng ruộng, cung cấp nguồn nước cho nhu cầu sản
xuất của các ngành, đồng thời cũng là những tuyến giao thông thủy, tạo điều

kiện cho việc giao lưu hàng hóa trong tỉnh, cũng như giữa Hải Dương với các
tỉnh khác trong vùng. Tuy nhiên, sông ngòi nhiều thường gây nên úng lụt, rất
khó khăn trong việc phòng chống lụt và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất,
đời sống dân sinh.
Cùng với nguồn nước mặt khá phong phú trong hệ thống các sông
ngòi lớn, nhỏ, hồ, đầm và kênh, mương phân bố khắp trên địa bàn, trữ lượng
nước ngầm của Hải Dương khá dồi dào. Lượng nước ngầm tại các giếng
khoan đạt từ 30 - 50m
3
/ngày đêm. Nguồn nước này nằm chủ yếu trong tầng
chứa nước lỗ hổng Pleitôxen, hàm lượng CL<200mg/1. Tầng khai thác phổ
biến ở độ sâu trung bình từ 40 - 120 m, ở phía bắc tỉnh, có thể khai thác tốt
cho nhu cầu nước sinh hoạt. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh cũng đã phát hiện một
số tầng nước ngầm có độ sâu từ 250 - 350 m, nhiều nơi có chất lượng nước
tốt, trữ lượng lớn, là tiềm năng cung cấp nước ổn định phục vụ sản xuất và
sinh hoạt của nhân dân.
Tài nguyên khoáng sản: Không nhiều, nhưng một số loại có trữ
lượng lớn, chất lượng tốt, giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu để phát
triển công nghiệp như đá vôi (trữ lượng khoảng 200 triệu tấn, đủ để sản xuất
4-5 triệu tấn xi măng/1 năm); cao lanh (40 vạn tấn); sét chịu lửa (khoảng 8
triệu tấn) Ngoài ra, tỉnh còn có tiềm năng về than đá, than bùn, đất sét, bô
xít, thủy ngân và nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất vật liệu xây dựng.
Nhìn chung, tài nguyên không giàu, điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nhưng
hiệu quả quản lý khai thác chưa tốt, nhất là than, cát và đá.
Tài nguyên phục vụ du lịch trên địa bàn khá phong phú, nhất là trên
hai huyện miền núi phía Đông Bắc tỉnh là Chí Linh và Kinh Môn.
10
Chí Linh núi đồi trùng điệp, có độ cao trung bình không quá 400 m,
rừng cây xanh tốt, cảnh quan đẹp, nhiều hồ nước tự nhiên, nhiều di tích, di chỉ
văn hóa: Khu danh thắng Phượng Hoàng - Kỳ Lân là địa danh thích hợp cho

du lịch dã ngoại, vãn cảnh, leo núi, tham quan di tích lịch sử; Khu du lịch
danh thắng Côn Sơn là nơi cảnh đẹp thiên nhiên - tâm linh gắn liền với cuộc
đời của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi và nhiều
danh nhân đất Việt khác như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang, đồng thời là một
trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm (Côn Sơn - Yên Tử - Trúc Lâm).
Kinh Môn thuộc vùng núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú. Nơi đây
còn lưu lại di tích của loài người thời đại đồ đá mới: Núi An Phụ với đền thờ
An Sinh Vương Trần Liễu (thân phụ anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo) và
tượng đài người anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo; hang động Kính Chủ và
vùng núi đá vôi Dương Nham gắn liền với những trang sử hào hùng chống
quân Nguyên của nhân dân ta.
Các huyện thuộc vùng đồng bằng cũng có tiềm năng du lịch phong
phú nhờ có cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn, làng quê trù phú, mang đậm nét
đặc trưng của văn hóa Bắc Bộ: khu miệt vườn vải thiều Thanh Hà nổi tiếng
với cây vải tổ; làng Cò, Chi Lăng Nam - huyện Thanh Miện, Văn miếu Mao
Điền - huyện Cẩm Giàng, gốm Chu Đậu - huyện Nam Sách
Trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích lịch sử văn hóa cách mạng, các làng
nghề, các lễ hội truyền thống, ẩm thực, các giá trị truyền thống và hiện đại khác
làm phong phú thêm nguồn tài nguyên du lịch của Hải Dương, tạo tiền đề
phát triển ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong
tương lai.
1.1.1.3. Đặc điểm về dân số, dân cư, nguồn nhân lực và các vấn đề
xã hội
11
Dân số toàn tỉnh năm 2004 là 1.698.262 người; tỷ lệ tăng bình quân là
0,53%, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 1.029 người/km
2
. Cơ cấu dân số
Hải Dương thể hiện dân số trẻ, năm 2004 dân số trong độ tuổi lao động (chiếm
55,23% tổng dân số).

Cùng với phát triển kết cấu hạ tầng đô thị, dân số thành thị tăng
nhanh: năm 2004 dân số thành thị gần gấp đôi so với năm 1996. Tỷ trọng dân
số đô thị trong tổng số dân số cao hơn các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng
(trừ Hà Nội, Hải Phòng). Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển, khả năng đô thị
hóa, tạo việc làm và tổ chức các hoạt động phi nông nghiệp còn rất chậm.
Đặc điểm dân cư và phân bố dân cư: Dân số nông thôn chiếm tỷ trọng
cao (86% tổng dân số), chủ yếu làm nông nghiệp, giàu truyền thống yêu nước,
có bề dày văn hóa, khéo tay. Ngoài canh tác lúa nước, dân cư Hải Dương còn
nổi tiếng với các nghề truyền thống như kim hoàn, chạm khắc gỗ, chế biến bánh
kẹo
Trong bối cảnh phát triển mới, cư dân trong tỉnh vừa cố gắng gìn giữ
phát triển các ngành nghề truyền thống, vừa tiếp thu KH-CN hiện đại. Với óc
sáng tạo, năng lực cải tiến, đã hình thành thêm những ngành nghề mới, tạo ra
cục diện mới trong phân công và sắp xếp lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế,
tăng thu nhập cho chính mình và toàn cộng đồng.
Nguồn lao động dồi dào nhưng phần lớn là lao động phổ thông, tỷ lệ lao
động đào tạo thấp (23%), năng suất lao động chưa cao: năm 2004 giá trị bình quân
GDP thực tế /một lao động chung toàn nền kinh tế là 12.934.000 đồng/lao động,
(cả nước khoảng 14.300.000 đồng), trong đó nông nghiệp đạt 4.102.000
đồng/lao động, công nghiệp 39.039.000 đồng/lao động và dịch vụ đạt 32.320.000
đồng/ lao động. Như vậy năng suất lao động chung theo sơ bộ tính toán là tương
đối thấp so với cả nước. Trong các khối năng suất lao động, ngành nông - lâm -
thủy sản chỉ đạt 38% so với mức trung bình của tỉnh, công nghiệp - xây dựng
gấp 3,7 lần và ngành dịch vụ gấp 3 lần.
12
Thời gian sử dụng lao động trong nông nghiệp chiếm 78% (năm
2004). Cơ hội kiếm việc làm có thu nhập cao và điều kiện nâng cao trình độ,
kỹ năng làm việc còn nhiều bất cập. Chất lượng lao động nhìn chung còn
chưa đáp ứng yêu cầu phát triển: tỷ lệ được đào tạo thấp, thể lực, trí lực, tính
kỷ luật, tác phong còn ảnh hưởng của nền sản xuất nhỏ.

Lao động có việc làm và đang làm việc ở các ngành trong nền kinh tế
quốc dân tăng khá, song cơ cấu còn bất hợp lý. Số lao động làm việc tại các
ngành công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp, trong khi số lao động khu vực
nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng lớn. Sở dĩ có sự bất hợp lý này là do:
- Khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang các ngành nghề phi
nông nghiệp còn nhiều khó khăn, lao động có tay nghề có kỹ năng, được đào
tạo trong các lĩnh vực còn quá thấp, đặc biệt là khu vực nông thôn, khiến
người lao động không hoặc khó có cơ hội chuyển nghề, tìm việc làm mới
hoặc chuyển nghề và phải chấp nhận các công việc lao động giản đơn, truyền
thống dựa hẳn vào đồng ruộng theo kiểu cha truyền con nối. Theo điều tra
năm 2003, lao động có trình độ từ sơ cấp đến công nhân kỹ thuật có bằng trở
lên chiếm 24,5%.
Số lao động hằng năm tăng lên nhanh trung bình khoảng 6.000 người/năm.
Nếu cộng cả số lao động còn dôi dư và thiếu việc làm, thì vấn đề giải quyết
việc làm đặt ra là một bài toán rất khó khăn của địa phương. Trong khi đó các
ngành công nghiệp thiên về các công nghệ hiện đại sử dụng nhiều vốn.
Việc cải thiện bất hợp lý trong chuyển dịch cơ cấu lao động là rất khó
khăn vì trong nền kinh tế thị trường luôn diễn ra cạnh tranh gay gắt. Mặt
khác, trong tiến trình CNH, HĐH, nhu cầu nâng cao năng suất lao động dẫn
đến việc đào thải lực lượng lao động không có kỹ năng và chất lượng thấp,
tạo ra thất nghiệp, trong khi khả năng đào tạo và đào tạo lại kỹ năng cho hàng
loạt lao động hiện tại đang còn gặp nhiều khó khăn (Phụ lục 3).
13
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên - kinh tế - xã hội của
tỉnh Hải Dương, những đặc điểm đó có tác động rất lớn, là cơ sở để Đảng bộ
tỉnh hoạch định chủ trương, chính sách đúng đắn trong quá trình lãnh đạo
chuyển dịch kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói
riêng theo hướng CNH, HĐH.
1.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải
Dương trước năm 1997

Trước năm 1997, Hải Dương nằm trong tỉnh Hải Hưng. Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh Hải Hưng lần thứ VII (tháng 5/1996) đã đánh giá những thành tựu
kinh tế nổi bật trong 5 năm 1991 - 1995 của Hải Hưng là: đã thoát ra khỏi suy
thoái, tuy còn một số mặt chưa vững chắc. Các chương trình kinh tế - xã hội
triển khai sớm và thực hiện có hiệu quả. Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP tăng
bình quân 9,3%. Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 94,78 triệu đô la. Năm 1995 thu
nhập bình quân đầu người 256 đô la. Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo
hướng CNH, HĐH, tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ đạt
45% - 25% - 30%. Trong đó nông nghiệp Hải Hưng có tốc độ tăng 7,43%. Sản
lượng lương thực bình quân 1,1 triệu tấn/năm; riêng năm 1995 đạt 1,3 triệu tấn,
năng suất lúa đạt 103 tạ/ha, lương thực bình quân đầu người là 485kg/năm.
Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đã đa dạng và phong phú, giá trị thu nhập trên
một đơn vị diện tích đạt 26 triệu đồng/ha. Tỷ trọng nông nghiệp - lâm nghiệp -
thủy sản là 48% - 24% - 28%, tính đến năm 1996 bình quân quỹ đất nông
nghiệp/khẩu nông nghiệp là 742 m
2
, trong đó đất canh tác là 596 m
2
/người
(khoảng 1,6 sào Bắc Bộ). Quỹ đất có khả năng mở rộng sản xuất nông nghiệp
còn không đáng kể. Đây là một đặc trưng nổi bật nhất của một tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ. Hướng chính để mở rộng sản xuất nông nghiệp của Hải Dương là đi
sâu vào thâm canh, tăng vụ và tăng chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Trong
nhiều năm qua sản xuất nông nghiệp đã giải quyết đủ nhu cầu lương thực,
thực phẩm cho dân cư tại địa phương và có một khối lượng nông sản dư thừa
14
khá lớn. Nhưng việc tiêu thụ lượng nông sản này đang gặp khó khăn do nhiều
nguyên nhân như:
- Do chất lượng nông sản thấp; chưa tạo được các vùng chuyên canh,
tập trung để đáp ứng cho công nghiệp chế biến.

- Quy mô ruộng đất nhỏ, manh mún, do vậy khi tiến hành CNH, HĐH
nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
- Do nhận thức của nhà nông còn hạn chế để phòng ngừa rủi ro và
bảo đảm tự túc lương thực, thực phẩm cho nên họ đã lựa chọn mô hình đa
dạng hóa sản xuất.
- Chưa có vùng nguyên liệu đủ tiêu chuẩn dẫn đến chưa có một mạng
lưới chế biến nông sản có công nghệ tiên tiến, hiện đại, đủ sức cạnh tranh với
thị trường khu vực và thế giới.
Từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (tháng 8 năm 1988) về đổi
mới quản lý kinh tế nông nghiệp, giao quyền tự chủ sản xuất cho hộ nông
dân, cho lưu thông lương thực, giải phóng sức sản xuất, giải quyết thỏa đáng
các mối quan hệ sản xuất và lợi ích của nông dân, nông nghiệp cả nước nói
chung và tỉnh Hải Dương nói riêng đã có bước phát triển mới, bộ mặt nông
nghiệp có nhiều thay đổi. Đặc biệt với đường lối Đại hội VII (1991), cơ chế
thị trường đã được khẳng định và đi vào cuộc sống, nhất là sau Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 5 khóa VII (6/1993) Về tiếp tục đổi mới và phát triển
kinh tế - xã hội nông thôn và Luật Đất đai năm 1993 thì xu thế chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngày càng được mở rộng rất đa dạng, phong phú.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp tỉnh Hải Dương cũng chuyển dịch từ độc
canh lương thực sang nền nông nghiệp hàng hóa đa canh phù hợp với đặc
điểm từng vùng.
Đối với vùng ven đô, ven thị: Từ ngày hộ nông dân được xác định là
đơn vị kinh tế tự chủ, được giao quyền sử dụng lâu dài, họ đã thực sự yên
15
tâm, phấn khởi sản xuất, tìm tòi và áp dụng nhiều biện pháp thâm canh mới, điều
kiện thời tiết lại tương đối thuận lợi, do đó Hải Dương được mùa liên tiếp, lương
thực vượt "cửa ải" 1 triệu tấn, năm 1993 đạt 1,25 triệu tấn và năm 1995 đạt 1,31
triệu tấn, giải quyết được vấn đề lương thực, người nông dân không còn lo nghĩ
thiếu đói, họ nghĩ ngay đến việc sản xuất lương thực hàng hóa cung cấp cho thị
trường. Xu hướng là thu hẹp diện tích gieo trồng lương thực chuyển sang cơ cấu

mới: cây ăn quả, cây dược liệu, cây cảnh và chăn nuôi như nuôi lợn, gà công
nghiệp Đối với thủy sản: phát triển nuôi cá, ba ba Điển hình của loại hình
này là xã Mễ Sở huyện Châu Giang bình quân ruộng đất chỉ đạt 396 m
2
/người,
năm 1989 tổng diện tích trồng lúa là 194 ha nhưng đến năm 1993 chỉ còn 12 ha
trồng lúa, 72 ha ngô, còn đại bộ phận diện tích đất trồng lúa đã chuyển đổi sang
trồng hoa và cây cảnh. Với cách làm trên, xã Mễ Sở đã tạo ra bước phát triển
mới đưa giá trị thu nhập trên 1 ha đất từ 5 - 7 triệu đồng/năm lên đến 30-50
triệu đồng/năm, từ chỗ thừa lao động đến thiếu lao động và sử dụng lao động
nơi khác đến, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng nâng
cao.
Đối với vùng đất trũng: với cơ cấu hai vụ lúa bấp bênh, năng suất thấp,
được nông dân đầu tư công sức cải tạo đất, đào ao, lập vườn hình thành cơ
cấu mới: vải thiều - chuối - nuôi cá - nuôi ong. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng
này được mở rộng ở các huyện Cẩm Bình, Nam Thanh, Tứ Lộc Việc chuyển
dịch cơ cấu theo hướng mới có tác dụng hình thành một mô hình canh tác nông
nghiệp mới, hạn chế yếu tố bất lợi, khai thác lợi thế, nâng cao hiệu quả kinh
tế.
Đặc biệt, sự chuyển dịch hệ thống cây trồng đối với vùng đất trũng tại xã
Thanh Thủy (Nam Thanh) đã đạt hiệu quả kinh tế cao, tính đến cuối năm 1993
toàn bộ đất vườn của xã là 56,6 ha, có hộ có tới 7 - 9 sào vườn, nhưng có hộ lại
không có, vùng đất này có thể trồng nhiều loại cây như cam, quất, táo, hồng
xiêm, chanh. Nhưng thời kỳ này cây vải thiều chiếm vị trí đặc biệt quan trọng,
16
cây vải thiều có ở vùng đất này từ lâu. Do trước đây thiếu lương thực và việc
giao lưu nông sản phẩm gặp khó khăn nên nông dân đã phá một số vườn vải
thiều để cấy lúa, đặc biệt thời tiết vụ đông xuân trời âm u, mưa phùn nhiều, cây
vải thiều rụng hoa nhiều mà đậu ít. Nông dân cho rằng: "Trời sinh, trời dưỡng",
chủ yếu tập trung vào trồng ra hạt lúa, củ khoai, nên một thời gian dài cây vải

thiều đã bị bỏ quên. Do chủ trương đổi mới đúng đắn, một cơ chế đúng đã thức
dậy bao tiềm năng. Hàng hóa nông sản được giao lưu tự do, đặc biệt là áp dụng
KH-CN vào thâm canh vườn, phun thuốc đậu quả cho cây nên vải thiều đã thực
sự thành cây trồng đặc sản trong vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông
dân Thanh Thủy. Vải thiều có thể dùng ăn tươi hoặc sấy khô, 1 kg vải thiều lúc
thu hoạch rộ là 6.000-7.000 đồng. Lúc cuối vụ tới 25.000 đến 30.000 đồng, nếu
được sấy khô thì càng có giá trị cao hơn. Bằng kết quả thực tế: 1 sào vải thiều
lúc khép tán sau 15 năm trồng có 5 đến 6 cây. Chỉ tính là hai năm được mùa một
lần do hiện tượng "1 năm ăn quả, 1 năm trả cành" thì 1 cây cho thu hoạch từ
500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Như vậy 1 sào vải sẽ cho thu nhập gấp nhiều lần
cấy lúa. Nông dân lập vườn bằng cách đào đất hai bên đắp vào giữa thành
luống, bề mặt luống rộng khoảng 3 mét và cao hơn mặt ruộng khoảng 0,5 đến
0,7 mét. Mỗi sào (360 m
2
) thì trồng từ 5 - 6 cây. Xen kẽ giữa các luống là
những rãnh sâu thành ao để thả cá. Cây vải được trồng vào giữa luống. Lúc
cây vải chưa khép tán, trồng xen các cây như: quất, chuối, cam Với phương
châm lấy ngắn nuôi dài, dưới rãnh sẽ thả cá. Đây là mô hình có sức thu hút
lớn với đa số nông dân ở xã Thanh Thủy nói riêng và huyện Nam Thanh nói
chung.
Theo tính toán của người dân có kinh nghiệm cho biết:
Đầu tư vốn cố định (thời giá năm 1993)
Lập vồng: 600.000 đ/sào
Giống cây vải: 50.000 đ/sào
17
Tổng chi: 650.000 đồng/sào.
Đầu tư vốn lưu động trong ba năm đầu:
Cá giống: 45.000đ x 3 năm = 135.000 đ/ 3 năm
Chi khác cho nuôi cá: 10.000đ x 3 năm = 30.000 đ/ 3 năm
Phân bón cho cây vải: 20.000đ x 3 năm = 60.000 đ/ 3 năm

Trồng xen: 18.000đ x 3 năm = 54.000 đ/3 năm
Tổng chi: 279.000 đ
Đầu tư vốn lưu động trong 7 năm tiếp theo:
Chi nuôi cá: 55.000đ x 7 = 385.000 đ
Chi phân bón cây vải: 20.000 x7 = 140.000 đ
Tổng chi: 525.000 đ
- Chi giao nộp trong 10 năm:
- Thuế: 20 kg thóc x 1.100đ/kg x 10 năm = 220.000 đ
Tổng chi 10 năm:
650.000đ + 279.000đ + 525.000đ + 220.000đ = 1.674.000 đ
Bình quân 1 năm là 167.400 đ.
Thu:
Quả vải: 5 cây x 40kg x 5.000đ x 7 năm = 7.000.000 đ
Thu trồng xen 3 năm đầu: = 420.000 đ
Thu về cá: 50kg x 5.000đ x 10 năm = 2.500.000 đ
Tổng thu 10 năm: = 9.920.000 đ
Tổng thu 1 năm = 992.000 đ
Kết quả: Lãi 1 năm 992.000 đ - 167.400 đ = 824.600 đ
18
1 đồng vốn bỏ ra 1 năm thu được 6 đồng. So với trồng lúa thì 1 sào
vải thiều thu gấp 6,3 lần so với 1 sào lúa.
Như vậy, hướng chuyển đổi từ ruộng trũng cấy lúa bấp bênh năng suất
thấp sang thành vườn cây đặc sản và ao cá thực sự có hiệu quả, đồng thời tạo
môi trường sinh thái tốt. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của từng hộ
mà tính toán cho phù hợp hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng tạo ra bước ổn
định và vững chắc, đồng thời phải phù hợp với chủ trương an toàn lương thực
quốc gia.
Đối với vùng đất trồng lúa: Xu hướng diễn ra theo nhu cầu thị trường,
bố trí lại cơ cấu giống lúa, chọn giống có chất lượng, năng suất cao và được thị
trường chấp nhận, một số huyện đã cấy lúa nếp hoa vàng, tám thơm bán ra thị

trường với giá từ 5.000-7.000 đồng/ 1kg gạo, cao gấp hai lần giá gạo thường
như huyện Kinh Môn, Cẩm Giàng Nhiều nơi nông dân đã thay đổi hình
thức luân canh trên một đơn vị diện tích để tìm kiếm lợi nhuận, trước kia đầu tư
luân canh hai vụ lúa chỉ cho giá trị từ 12 - 15 triệu đồng/ha. Cho nên một số hộ
nông dân ở xã Toàn Thắng (Gia Lộc) với công thức lúa + đậu tương + 2 vụ bắp
cải cho giá trị 55-57 triệu đồng/ha; xã Thạch Khôi (Gia Lộc) với cách chuyển
đổi 3 vụ rau giống + 2 vụ bắp cải + 1 vụ lúa xuân cho giá trị 100-105 triệu
đồng/ha.
Về thủy sản: Hầu hết diện tích mặt nước trước đây nuôi cá quảng canh,
thả rau bèo hoặc bỏ hoang đã được các hộ thuê và đầu tư nuôi cá hoặc một số
ruộng quá trũng, trồng lúa thu hoạch bấp bênh, lỗ vốn, các địa phương đã cho
thuê cải tạo thành ao thả cá, trên bờ trồng cây ăn quả: chuối, chanh, vải, cam
đã cho thu nhập từ 20 - 40 triệu đồng/ha, cao gấp nhiều lần trồng lúa.
Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi: Thực tiễn ở Hải Dương cho thấy, được
mùa lương thực thì kéo theo chăn nuôi cũng phát triển, đàn lợn, trâu, bò, gia cầm
đều tăng. Chuyển dịch cơ cấu trong chăn nuôi trước hết là cải tạo và thay đổi giống,
thay giống đực ngoại, nuôi lợn thịt ngoại tăng, tỷ lệ máu ngoại cao trong lợn
19
lai nhằm tăng trọng và tăng tỷ lệ nạc, đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, phát triển đàn bò
lai Cùng với việc cải tiến cơ cấu và khẩu phần thức ăn chăn nuôi, phương pháp
chăn nuôi cũng thay đổi, nuôi lợn theo phương pháp ủ men, mỗi hộ có thể nuôi
hàng chục lợn thịt mỗi lứa và hàng nghìn con gà công nghiệp Nhưng giá thành
các sản phẩm chăn nuôi còn cao, do năng suất con giống thấp, giá thành thức ăn
gia súc cao và chưa tổ chức được vùng chăn nuôi hàng hóa tập trung.
Về lâm nghiệp: Kinh tế đồi rừng được khuyến khích phát triển, thực
hiện Chương trình 327 của Chính phủ, đến cuối năm 1996 trồng mới hơn
4.000 ha rừng, 2.000 ha vườn đồi chủ yếu là trồng vải thiều.
Đánh giá chung: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hải
Dương trước 1997 tuy diễn ra sôi động, đa dạng, bước đầu đạt một số kết quả,
nhưng chưa đều. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy cơ sở nói chung còn yếu nên

phong trào có phần mang tính tự phát, rập khuôn và chứa nhiều yếu tố rủi ro.
Sản xuất phân tán, manh mún, trình độ công nghệ trong nông - lâm
-thủy sản lạc hậu, khả năng cạnh tranh nông sản thấp, giá thành cao.
Cơ sở hạ tầng nông thôn còn yếu kém và chưa đáp ứng được yêu cầu
của một nền nông nghiệp hàng hóa sản xuất lớn.
Quan hệ sản xuất ở nông thôn chậm đổi mới, còn nhiều lúng túng dẫn
đến trì trệ, hiệu quả hoạt động của các tổ chức kinh tế thấp.
Quản lý nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp còn có những yếu kém.
1.2. ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI DƯƠNG QUÁN TRIỆT CHỦ TRƯƠNG CỦA
ĐẢNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở ĐỊA PHƯƠNG
(1997 - 2000)
1.2.1. Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển nông
nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa
20
1.2.1.1. Chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp
Ngay từ những năm đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta, đứng
đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác -
Lênin vào điều kiện thực tế của nước ta về CNXH và con đường tiến lên
CNXH. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Đặc điểm lớn nhất của nước ta trong
thời kỳ quá độ là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH
không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Các Đại hội của
Đảng tiếp sau đã khẳng định, từng bước làm rõ thêm đặc điểm to lớn đó, lấy
đó làm cơ sở để định ra đường lối chiến lược, trong đó có đường lối kinh tế
cho cách mạng Việt Nam. Tháng 9-1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
III sau khi phân tích tình hình trong nước và thế giới, đã đề ra hai nhiệm vụ
chiến lược của cách mạng Việt Nam là: Tiến hành cách mạng XHCN ở miền
Bắc và giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai,
thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân
trong cả nước. Trong đó chỉ rõ, tiến hành cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc là

nhiệm vụ quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng Việt Nam,
đối với sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Đại hội III đã xác định: Công
cuộc cách mạng XHCN ở miền Bắc phải là một quá trình cải biến cách mạng về
mọi mặt nhằm đưa miền Bắc từ nền kinh tế chủ yếu dựa trên sở hữu cá thể về
tư liệu sản xuất sang nền kinh tế dựa trên sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất, từ
chế độ sản xuất nhỏ tiến lên chế độ sản xuất lớn XHCN, từ tình trạng kinh tế
rời rạc và lạc hậu, xây dựng thành một nền kinh tế cân đối và hiện đại, làm
cho miền Bắc tiến bộ mau chóng, thành cơ sở ngày càng vững chắc cho sự
nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: "Vì
nước ta là một nước nông nghiệp, mọi việc đều dựa vào nông nghiệp", cho
nên "các cơ quan nhà nước phải quan tâm hơn nữa đến nông nghiệp, phát huy
nhiều hơn nữa tác dụng của ngành mình trong sản xuất nông nghiệp" [37, tr.
415].
21
Đại hội III của Đảng đã nhấn mạnh một số quan điểm cơ bản như: Kết
hợp cải tạo với xây dựng, coi cải tạo XHCN và xây dựng CNXH là hai mặt
của công cuộc cách mạng XHCN, trong đó lấy cải tạo nông nghiệp làm khâu
chính của công cuộc cải tạo XHCN. Hội nghị Trung ương 5 khóa III năm
1961 đã ra Nghị quyết về vấn đề phát triển nông nghiệp, trong đó nêu lên
phương án cải tiến công cụ và cơ giới hóa nông nghiệp trong kế hoạch 5 năm
lần thứ nhất (1961-1965). Sau này các Hội nghị Trung ương Đảng tiếp tục bổ
sung và phát triển chủ trương, nhằm đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.
Trong giai đoạn này, Đảng và Nhà nước đã đầu tư hàng nghìn máy
kéo lớn nhỏ, hàng vạn động cơ điện, động cơ nổ, hàng triệu công cụ cải tiến
phục vụ cho nông nghiệp, tạo ra năng suất chất lượng cao, do đó từng bước
cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đặc biệt là
người nông dân luôn phấn khởi, tin tưởng vào đường lối của Đảng, sản xuất
nông nghiệp để đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, ngay cả trong điều
kiện có chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở
miền Bắc.

Năm 1975, miền Nam nước ta được hoàn toàn giải phóng là một bước
ngoặt có ý nghĩa lịch sử trọng đại của cả dân tộc ta, mở ra giai đoạn mới của
cách mạng Việt Nam. Nước ta từ chỗ bị chia cắt và chiến tranh ác liệt, lâu dài
chuyển sang gia đoạn mới, đó là cả nước độc lập, thống nhất. Tình hình mới
của đất nước sau giải phóng đặt ra cho Đảng ta trách nhiệm phải bổ sung và
hoàn chỉnh đường lối, nhằm chuyển cuộc cách mạng cả nước, đồng thời xác
định nhiệm vụ cụ thể phù hợp với đặc điểm từng miền. Để đáp ứng yêu cầu
đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (tháng 12-1976) đã đề ra
đường lối chung và đường lối xây dựng kinh tế trong giai đoạn cách mạng
mới ở nước ta. Đặc biệt, Đại hội đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của kế hoạch 5
năm lần thứ hai (1976-1980) là: tập trung lực lượng phát triển nông nghiệp
một cách toàn diện, mạnh mẽ và vững chắc; đồng thời đẩy mạnh lâm nghiệp,
22
ngư nghiệp và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng Thực hiện kế hoạch 5
năm lần thứ hai, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp Hội nghị lần thứ
hai (7/1977), với chủ trương: Tập trung cao độ lực lượng cả nước thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ phát triển nông nghiệp.
Hội nghị vạch rõ: trong những năm trước mắt, phải phát triển vượt bậc
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, giải quyết cho được vấn đề
lương thực, thực phẩm, tạo ra những điều kiện vật chất thuận lợi để xây dựng
cơ sở vật chất, kỹ thuật của CNXH, đồng thời cải thiện một bước đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân.
Nhân dân ta bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ hai với những thuận lợi
rất cơ bản: lực lượng lao động dồi dào; tiềm lực to lớn của nền kinh tế cả
nước đã thống nhất; sự giúp đỡ và hợp tác kinh tế, kỹ thuật của cả nước
XHCN và các nước dân chủ tiến bộ trên thế giới, sự nhất trí về chính trị, tinh
thần và khí thế phấn khởi của toàn dân sau khi đã chiến thắng đế quốc Mỹ xâm
lược Bên cạnh những thuận lợi ấy, đất nước ta còn có rất nhiều khó khăn do
hậu quả nặng nề hơn 30 năm chiến tranh khốc liệt của chế độ thực dân cũ và mới
để lại, đòi hỏi chúng ta phải khắc phục trong thời gian dài. Trong khi đó, những

nhu cầu bức thiết của đời sống nhân dân đặt ra sau chiến tranh phải giải quyết
nhanh chóng, phải tổ chức lại nền kinh tế vốn nghèo nàn, lạc hậu, dựa trên sản
xuất nhỏ là chủ yếu, tiến lên xây dựng nền sản xuất lớn XHCN trong cả nước,
không ngừng cải thiện đời sống nhân dân, vừa phải tích lũy để xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật của CNXH, đồng thời phải bảo đảm củng cố nền an ninh quốc
phòng. Đặc biệt trong giai đoạn này nước ta luôn phải chống lại với thiên tai
khắc nghiệt trong mấy năm liền làm cho sản xuất nông nghiệp bị thất thu lớn,
những trận bão lụt liên tiếp xảy ra trên cả hai miền Nam, Bắc trong năm 1978
làm cho sản lượng lương thực thất thu tới 3 triệu tấn, các phương tiện sản xuất bị
phá hủy và hư hỏng nặng. Để khắc phục, nhân dân ta đã nêu cao tinh thần tương
thân, tương ái, "nhường cơm sẻ áo", giúp đỡ lẫn nhau, vượt qua khó khăn và thử
23
thách. Nhiều nhân tố mới, tích cực đã xuất hiện trong sản xuất, xây dựng và
chiến đấu. Trong ba năm 1976 - 1978, ngành nông nghiệp đã có thêm gần một
triệu héc-ta đất phục hóa và khai hoang. Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp,
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, chính sách lớn như: đầu tư làm
thủy lợi, thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp đưa hàng vạn máy kéo lớn nhỏ,
hàng chục vạn động cơ nổ các loại vào phục vụ sản xuất Mặc dù đã có nhiều
cố gắng trong phát triển kinh tế, song nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta giai
đoạn này rất thấp, những năm 1976 - 1980 sản xuất nông nghiệp tăng 1,9%,
trong khi đó dân số mỗi năm tăng gần 1 triệu người, nông nghiệp phát triển
chậm không theo kịp sự gia tăng dân số nên đất nước thiếu lương thực, thực
phẩm triền miên. Nông nghiệp chậm phát triển, trong đó nguyên nhân chủ yếu
là do chính sách và cơ chế quản lý đối với nông nghiệp không khuyến khích
và thúc đẩy sản xuất phát triển, nhiều năm nông nghiệp chưa được đầu tư
thích đáng, đúng với vị trí của nó trong nền kinh tế quốc dân.
Trước tình hình cấp bách đó, đòi hỏi Đảng ta phải có chủ trương,
chính sách đổi mới trong kinh tế nông nghiệp. Hội nghị Trung ương lần thứ
sáu (khóa IV) năm 1979 đã khởi động với tư tưởng: làm cho sản xuất bung ra.
Mở đầu là Chỉ thị 100 (1981) của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở

rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong nông nghiệp. Chỉ thị
100 tạo ra sự thay đổi bước đầu nhận thức về hợp tác xã (HTX), hộ xã viên, tác
động làm thay đổi cơ chế quản lý HTX, xác định vai trò, vị trí của người lao
động.
Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1981) là chính
sách lớn của Đảng đối với nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 1981 - 1987. Chỉ
thị đặt ra mục tiêu: Đảm bảo phát triển sản xuất nông nghiệp và nâng cao hiệu
quả kinh tế; củng cố và tăng cường quan hệ sản xuất XHCN ở nông thôn;
nâng cao thu nhập và đời sống của xã viên, tăng tích lũy HTX; làm tròn nghĩa
24
vụ và tăng khối lượng nông sản cung cấp cho Nhà nước. Điểm mấu chốt của
Chỉ thị 100 là thực hiện khoán sản phẩm với việc:
- Xác định lại về tổ chức quản lý và phân công lại lao động trong HTX.
- Xóa bỏ phân phối theo ngày công thả nổi, chuyển sang phân phối
theo ngày công kế hoạch trên cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật. Thu nhập của
xã viên bao gồm phần thu trong khoán và toàn bộ phần thu vượt khoán.
Chỉ thị 100 ra đời đã tạo ra động lực mới khuyến khích lợi ích vật chất
đối với người nhận khoán. Do vậy, chỉ sau 1 năm, hầu hết các HTX, tập đoàn
sản xuất trong cả nước đã triển khai thực hiện. Nông dân phấn khởi đầu tư
thêm công sức, tiền vốn, vật tư, áp dụng tiến bộ KH-CN, tận dụng đất đai để
phát triển sản xuất mà trước hết là lương thực. Nhờ đó sản xuất phát triển, số
lượng lương thực nhập khẩu giảm; lương thực, thực phẩm cung cấp cho Nhà
nước được tăng lên. Trong 5 năm 1976 - 1980 mức huy động chỉ đạt 13,3%
sản lượng lương thực, thì ở giai đoạn 1981 - 1985 là 22%; sản lượng thịt huy
động cũng tăng từ 12 vạn tấn lên 26 vạn tấn (Phụ lục 4, 5).
Thực tiễn của gần 30 năm xây dựng CNXH ở miền Bắc và những
năm sau ngày đất nước thống nhất. Đảng ta ngày càng thấy rõ vị trí quan
trọng của sản xuất nông nghiệp.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3 năm 1982) đã
khẳng định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu và đề ra mục tiêu kinh tế - xã

hội tổng quát, những chính sách lớn cho chặng đường trước mắt:
Trong 5 năm 1981-1985 và những năm 80, cần tập trung sức phát
triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông
nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu
dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết
25

×