Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tư tưởng HCM về vấn đề giải phóng dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.74 KB, 17 trang )

Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

LỜI CẢM ƠN!

Trong thời gian thực hiện đề tài này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân tôi còn nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy
cô giáo và các bạn sinh viên, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn: Lê Thị Thanh
Hoa.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn cô: Lê Thị
Thanh Hoa và các thầy cô giáo trong tổ cùng các bạn sinh viên đã giúp tôi
hoàn thành đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 09 tháng 11 năm 2010
Sinh viên:
Ngô Thị Hồng Mến


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

A. PHẦN MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Hồ Chí Minh –vị anh hùng dân tộc, người thầy thiên tài của cách
mạng Việt Nam, nhà hoạt động xuất sắc của phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế, một chiến sĩ kiên cường của phong trào cách mạng dân tộc
Việt Nam trong thế kỉ XX - đã giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc , dẫn
đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam giành được những thắng lợi có ý
nghĩa lịch sử vĩ đại, tính dân tộc sâu sắc làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta
và non sông đất nước ta. Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa MácLênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và đưa ra con đường đúng đắn cho
cách mạng Việt Nam: chỉ có làm cách mạng vô sản mới giải phóng được dân


tộc. Từ đó đề xướng đường lối độc lập dân tộc gắn liền với Chủ nghĩa xã
hội…. Từ thực tiễn cách mạng người xây dựng lý luận, vạch ra cương lĩnh,
chủ trương, đường lối cách mạng và trực tiếp tổ chức, lãnh đạo, thực hiện,
giúp cách mạng Việt Nam đi đúng hướng giành độc lập, tự do cho đất nước.
Tư tưởng của Người như kim chỉ nam soi đường, chỉ lối cho cách mạng Việt
Nam không chỉ trong thời chiến mà còn có giá trị hôm nay và mãi mãi mai
sau.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu
sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận
dụng, sáng tạo chủ nghiã Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta đồng thời


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

kế thừa và phát triển các giá trị tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá
nhân loại… trong đó quan điểm về dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cả cuộc đời làm cách mạng của Hồ Chí Minh.
Thắng lợi của cuộc cách mạng Tháng Tám và 30 năm đấu tranh giải
phóng dân tộc đã chứng minh cho những cống hiến, đóng góp to lớn của
Người trong cách mạng Việt Nam về vấn đề dân tộc và cách mạng giải
phóng dân tộc. Nhờ những chủ trương,đường lối chiến lược, sách lược đúng
đắn của Người mà chúng ta đã giải quyết tốt vấn đề dân tộc, giành được độc
lập tự do cho dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh là đóng góp to lớn cho kho
tàng lý luận cách mạng của thời đại, làm phong phú chủ nghĩa Mác-Lênin.
Những thắng lợi chiến lược của cách mạng Việt Nam trong những năm qua
chứng minh hùng hồn cho giá trị khoa học và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí
Minh về cách mạng giải phóng dân tộc.
Ngày nay chúng ta được sống trong hoà bình,đó là thành quả mà dân tộc
ta đã đổi lấy bằng máu và nước mắt . Chúng ta phải có ý thức bảo vệ nền

độc lập chủ quyền của đất nước: Các vua hùng đã có công dựng nước, Bác
cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Và chỉ có trong môi trường độc lập
tự do quyền của con người mới được đảm bảo, như Bác nói: “Không có gì
quý hơn độc lập tự do”.Trong bối cảnh ngày nay chúng ta tưởng chừng đang
sống trong cuộc sống yên bình, không có chiến tranh. Thế nhưng như Hồ
Chủ Tịch đã nói: “Giành được chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó
hơn”. Câu nói đó vẫn còn có ý nghĩa cho tới ngày hôm nay bởi lẽ vấn đề
“dân tộc” và “cách mạng giải phóng dân tộc” luôn là vấn đề của mọi thời
đại, của tất cả mọi người. Như chúng ta đã biết: đất nước chúng ta có vị trí
khá thuận lợi, lại thêm về những điều kiện về tự nhiên. Chính vì lợi thế này
mà trong mấy nghìn năm qua từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến tận
ngày hôm nay , nước ta đã phải chịu bao cuộc chiến tranh. Các thế lực thù


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

địch luôn nhòm ngó và sẵn sàng cướp nước ta vào bất cứ lúc nào. Nhưng với
tinh thần yêu nước của ông cha ta đã làm nên tất cả. Ngày hôm nay đất nước
ta đang tiến lên con đường hội nhập kinh tế với thế giới, nhưng một thực
trạng hiện nay nước ta còn nghèo, nền nông nghiệp đang chiếm tỉ trọng lớn,
mức sống còn chưa cao, trong khi đó các nước như: Trung Quốc, Mĩ,
Nhật… nền kinh tế phát triển một cách chóng mặt, chính sự phát triển nay
đã gây ra sự tranh chấp giữa các nước có thế lực và các nước không có thế
lực như con cá lớn nuốt con cá bé, và Việt Nam cũng là mục tiêu để các
nước đế quốc nhòm ngó.Mặt khác vấn đề bạo loạn biên giới, mâu thuẫn dân
tộc, tôn giáo….đang là vấn đề cấp thiết, đây là nguy cơ, là ngòi nổ cho
những cuộc chiến tranh. Điều đó cho ta thấy vấn đề “dân tộc” và “cách
mạng giải phóng dân tộc” luôn là vấn đề của mọi thời đại. Trong suốt cuộc
đấu tranh chống Pháp và chống Mĩ tư tưởng Hồ Chí Minh như ánh sáng,
kim chỉ nam soi đường cho mọi hành động. Trong bối cảnh ngày nay tư

tưởng đó lại càng thấm nhuần trong nhận thức của mỗi người dân.
Là một đoàn viên thanh niên lực lượng kế cận của Đảng , tôi luôn
luôn tiếp thu và học hỏi tư tưởng Hồ Chí Minh về tư tưởng “dân tộc” và
“cách mạng giải phóng dân tộc”. Tôi lại càng hiểu rõ hơn về vai trò của
Đảng và phấn đấu trở thành một thành viên của Đảng Cộng sản Việt Nam để
đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.
Với tất cả lý do trên tôi chọn đề tài: “tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc ” làm đề tài nghiên cứu.Từ đó
đề ra một số giải pháp vận dụng tư tưởng của Người vào việc xây dựng và
bảo vệ đất nước trong giai đoạn hiện nay.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
2.1 MỤC ĐÍCH:
Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng
giải phóng dân tộc nhằm thấy rõ sự sáng tạo, tài năng và những đóng góp
của Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam, đối với phong trào giải
phóng dân tộc trên thế giới từ đó vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh vào
giai đoạn hiện nay.

2.2 NHIỆM VỤ:
- Làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng
giải phóng dân tộc.
-Nêu lên những đặc điểm tình hình Việt Nam và tình hình thế giới
trong giai đoạn hiện nay.
- Đề ra những giải pháp mang tính khả thi nhằm vận dụng tư tưởng
Hồ Chí Minh vào giai đoạn hiện nay.


III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu tư tưỏng Hồ Chí Minh về dân tộc và cách mạng giải
phóng dân tộc trong hệ thống lí luận của tư tưởng Hồ Chí Minh


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
4.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Nghiên cứu đề tài này tôi dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật
của triết học Mac-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách
mạng giải phóng dân tộc.
4.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong quá trình nghiên cứu, ngoài vận dụng các quan điểm của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đưòng lối quan điểm chính sách
của Đảng, nhà nước về con người, đề tài còn sử dụng các biện pháp của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, đặc biệt là các
phương pháp:
-Phương pháp phân tích tổng hợp lôgic và lịch sử.
-Phương pháp thống kê và xử lí.
-Phương pháp so sánh, đối chiếu.
-Phương pháp khảo sát thực tế.
Và thông qua các sách chuyên khảo, các tài liệu nghiên cứu của các tác giả
trong và ngoài nước được đăng tải trên các báo, các phương tiện thông tin
đại chúng….


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

V. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:

- Trong khuôn khổ bài tập nghiên cứu khoa học , đề tài góp phần giúp
cho tác giả nâng cao vốn kiến thức của mình về tư tưởng Hồ Chí Minh cũng
như những cống hiến, đóng góp của nó đối với tiến trình cách mạng Việt
Nam.
- Đề tài có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập và
nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

VI. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề tài
gồm 3 chương, 10 tiết.

B. NỘI DUNG :
CHƯƠNG I: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc.
1.1 Thực chất của vấn đề dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
1.2 Những luận điểm cơ bản về vấn đề dân tộc.
1.2.1 Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của tất cả
các dân tộc.
1.2.2 Chủ nghiã dân tộc- một động lực lớn của các nước đang đấu tranh
giành độc lập.
1.2.3 Kết hợp nhuần nhuyễn dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.

CHƯƠNG II: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng
dân tộc.
2.1 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.
2.1.1 Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa.



Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

2.1.2 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc.
2.2 Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
cách mạng vô sản.
2.3 Cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng
sản lãnh đạo.
2.4 Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc.
2.5 Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc.
2.6 Cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường
cách mạng bạo lực.
2.6.1 Tính tất yếu của bạo lực cách mạng.
2.6.2 Tư tưởng bạo lực cách mạng phải gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân
đạo và hoà bình.
2.6.3 Hình thái bạo lực cách mạng.

CHƯƠNG III: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân
tộc và cách mạng giải phóng dân tộc trong giai đoạn hiện nay.
3.1 Bối cảnh thế giới và trong nước.
3.1.1 Đặc điểm tình hình thế giới.
3.1.2 Đặc điểm tình hình Viêt Nam.
3.2 Giải pháp vận dụng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

C. KẾT LUẬN:


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề “dân tộc” và “cách mạng giải phóng dân
tộc” có những luận điểm sáng tạo, đặc sắc. có giá trị lý luận và thực tiễn lớn:
Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin
vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa nhân loại và trí
tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con
người. Hồ Chí Minh không học theo một cách máy móc mà chọn lọc những
điều phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đó là một sự đóng góp lớn
cho kho tàng lý luận cách mạng thời đại, làm phong phú thêm chủ nghĩa
Mác- Lênin. Tư tưởng đó đã thâm nhập vào phong trào công nhân và phong
trào yêu nước Việt Nam, góp phần quyết định trong việc xác lập con đường
cứu nước mới, làm cho phong trào yêu nước Việt Nam chuyển dần sang quỹ
đạo cách mạng vô sản.
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cách mạng giải phóng dân tộc ở
Việt Nam. Đây là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng
Hồ Chí Minh không những tiếp thu, kế thừa những giá trị, tinh hoa văn hoá
của loài người mà còn đáp ứng nhiều vấn đề của thời đại của thời đại và
cách mạng thế giới. Trong quá trình làm cách mạng Hồ Chí Minh đã mạnh
dạn loại bỏ những điều không phù hợp với nước ta, đưa ra những biện pháp
nhằm giải quyết hiệu quả những vấn đề “dân tộc” và “cách mạng giải phóng
dân tộc”.
Cuộc cách mạng tháng tám và 30 năm chiến tranh cách mạng Việt
Nam (1945-1975) đã chứng minh tính khoa học, tính sáng tạo của tư tưởng


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Hồ Chí Minh về con đường giải phóng dân tộc ở Việt Nam.Tuỳ từng thời kì
mà Người đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ riêng cho cách mạng Việt Nam,
Hồ Chí Minh biết nắm bắt thời cơ để giành thắng lợi,đánh bại âm mưu kẻ

thù, giành lại độc lập, tự do cho đất nước.Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường
chỉ lối cho Đảng ta thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh. Chính vì thế mà tại đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XII của Đảng nêu cao vai trò tư tưởng Hồ Chí Minh, quyết định ghi vào
cương lĩnh : “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho mọi hành động”. Điều này đảm bảo
thắng lợi cho cách mạng Việt Nam, đảm bảo cho tương lai, tiền đồ vẻ vang
của dân tộc Việt Nam.
Là một sinh viên tôi luôn cố gắng tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc
biệt về vấn đề “dân tộc” và "cách mạng giải phóng dân tộc” nhằm nâng cao
lý luận, tư tưởng để góp phần nhỏ bé của mình vào xây dựng nước Việt Nam
ngày càng giàu đẹp hơn.
Tuy nhiên do năng lực và thời gian hạn chế nên đề tài này không thể
tránh những thiếu sót. Kính mong sự quan tâm, góp ý của thầy cô giáo và
các bạn để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Tôi xin chân thanh cảm ơn!


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Danh mục tài liệu tham khảo:
1.Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Hồ Chí
Minh biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.
2. Trần Dân Tiên “Nững mẩu chuyện về đời hoạt đông của chủ tịch Hồ Chí
Minh”, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994.
3. Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, 2, 3, 4, 5, 6, 12, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2002.
4. Giáo trình tư tưỏng Hồ Chí Minh, Nxb . Chính trị quốc gia Hà Nội, 2009.
5. Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 2006.
6. Đảng cộng sản Việt Nam “Văn kiện Đảng toàn tập”, Nxb. Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2000.
7. Tài liệu trên mạng.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

CHƯƠNG II: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG
DÂN TỘC:
2.1 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc:
2.1.1 Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa:
Bằng phương pháp cụ thể, bám sát thực tiễn xã hội thuộc địa, Hồ Chí
Minh nhận thấy sự phân hoá giai cấp ở các nước thuộc địa phương đông
không giống như các nước tư bản phương tây. Các giai cấp ở thuộc dịa có
sự khác nhau ít nhiều nhưng đều chung một so phận mất nước, giữa họ có sự
tương đồng lớn.Dù là địa chủ hay nông dân,họ đều chung so phận của người
dân mất nước.
Nếu như mâu thuẫn chủ yếu giũa các nước tư bản chủ nghĩa tư bản
phương tây là mâu thuẫn giữa giai cáp vô sản và gai cấp tư sản thì mâu
thuẫn chủ yếu trong xã hội thuộc địa phương đông là mâu thuẫn giữa dân
tộc bị áp bức và chủ nghĩa thực dân.
Dưới tác động củấcc chính sách khai thác kinh tế, bóc lột tô thuế và
cướp đoạt ruộng đất cùng với những chính sách cai trị của củ nhĩa đế quốc ,
mỗi gai cấp ở thuộc địa có địa vị kinh tế,thái độ chính trị khác nhau,thậm chí
có lợi ích phát triển nghược chiều nhau, hình thành nhiều mâu thuẫn đan xen
nhau nhưng nổi lên mâu thuẫn cơ bản và nổi lên mâu thuẫn cơ bản va chủ
yếu là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với đé quốc xâm lược và tay sai của
chúng. Do vậy, “cuộc đấu tranh giai cấp không diễn ra như ở phương tây”
Hồ Chí Minh phân tích :xã hội Đông Dương, Ấn Độ hay Trung Quốc,
xét về mặt cấu trúc kinh tế, kkhông giống các xã hội phương tây thời trung
cổ cũng như thời cận đại, và đấu tranh giai cấp ở đó không quyết liệt như ở

đây. Do mâu thuẫn chủ yếu khác nhau , tính chất cuộc đấu tranh cách mạng
ở các nước tư bản chủ nghĩa phải tiến hanh cuộc đấu tranh giai cấp thì ở các


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

nước thuộc địa trước hết lại phải tiến Hahn cuộc đấu tranh giải phóng dân
tộc.
Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa không phải là giải cáp tư sản
bản xứ, càng không phải là giai cáp địa chủ nói chung mà là chủ nghĩa thực
dân và tay sai phản động.
Cách mạng xã hội là lật đổ nền thống trị hiện có và thiết lập một chế
độ xã hội mới. cách mạng ở thuộc địa trước hết phải “lật đổ ách thống trị của
chủ nghĩa đế quốc” chứ chưa phải là cuộc cách mạng xoá bỏ sự tư hữu, sự
bóc lột nối chung.
Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ bọn thực dân xâm lược với nhan dân
các nước phản đối chiến tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Viêt Nam
yêu cầu bức thiết của nhân dân các nướcthuộc địa là độc lập dân tộc, trong
phong trào cộng sản quốc tế, có quan điểm cho rằng: “Vấn đề cơ bản của
cách mạng thuộc địa là vấn đề nông dân”, và chủ trương nhấn mạnh vấn đề
ruộng đất nhấn mạnh đấu tranh giai cấp.
Ở các nước thuộc địa, nông dân là lực lượng đông đảo nhất .Thực dân
Pháp thống trị và bóc lột nhân dân Việt Nam, thì chủ yếu là thống trị và bóc
lột nông dân. Nông dân là nạn nhân chính của các chính sách , khai thác
thuộc địa , bóc lột tô thuế và cướp đoạt ruộng đất. Vì thế , kẻ thù số một của
nông dân là bọn đế quốc thực dân. Nông dân có hai yêu cầu: độc lập dân tộc
và ruộng đất, nhưng luôn đặt ra yêu cầu độc lập dân tộc cao hơn yêu cầu
ruộng đất.
Cùng với nông dân, ‘tất cả các giai cấp và tầng lớp khác nhau đều có
ngyuện vọng chung là :cứu giống nòi” ra khỏi cảnh “nước sôi lửa bỏng”.

Việc cứu nước là việc chung cho cả dan tộc bị áp bức.
Mâu thuẫn chủ yếu ở thuộc địa là mâu thuẫn dân tộc quy định tính chát
và nhiêm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

Trong tác phẩm “đường cách mệnh” Nguyễn Aí Quốc phân biệt ba
loại cách mạng : cách mạng tư sản, cách mạng vô sản và cách mạng giải
phóng dân tộc; đồng thời Người nhấn mạnh tính chất và nhiệm vụ của cách
mạng Viẹt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc, Người giải thích: giai cáp
nông dân là giai cấp có số lượng lớn nhất trong dân tộc,nên giải phóng dân
tộc chủ yếu là giải phong nông dân. Nong dân có yêu cầu về ruộng đất ,
nhưng nhiệm vụ ruộng đất cần tiến hành từng bước thích hợp. Khi đánh đổ
được ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, yêu cầu đó đã được đáp ứng một
phần,vì ruộng đát của bọn đế quốc và tay sai sẽ thuộc về nông dân, lật đổ
chế độ thuộc địa là nguyện vọng hàng đầu của nông dân.
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Aí Quốc soạn thảo
xác định những nhiệm vụ về chính trị, kinh tế , văn hoá –xã hội, nhưng nổi
lên hàng đầu là nhiệm vụ giải phóng dân tộc, nó cũng bao hàm một phần giả
phóng giai cấp và gải phóng con người.
Hội nghị lần thứ tám ban chấp hành trung ương Đảng(5-1941) do Hồ
Chí Minh chủ trì kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn
mạnh đó là “nhiệm vụ bức thiết nhất”. chủ trương tạm gác khẩu hiệu “cach
mạng ruộng đất” chỉ tiến hành nhiệm vụ đó ở một mức độ thích hợp nhằm
phục vụ cho nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
Trong nhiều bài nói, bài viết thời kì kháng chiến chống Pháp,chống
Mĩ, Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh nhiêm vụ giải phóng dân tộc. Trong
kháng chiến chống thực dân Pháp , Người khẳng định “ trường kì kháng
chiến nhất định thành công”, Trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ Người

nêu rõ: “tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất . Đồng bào nam bắc nhất định sẽ
sum họp một nhà.


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc

2.1.2 MỤC TIÊU CỦA CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.
Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ
nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền về tay nhân
dân.
Nguyễn Aí Quốc ra đi tìm đường cứu nước với ý chí quyết tâm giải
phóng gông cùm, nô lệ. Người tin theo Lênin và quốc tế III- quốc tế có chủ
trương giải phóng dân tộc bị áp bức.
Nhưng trên con đường cách mạng của Người gặp không ít khó khăn
mà điển hình là quan điểm sai lầm của ban chấp Hahn trung ương đảng(101930). Nguyên nhân là do hạn chế trong nhận thức vì thực tiễn của cách
mạng thuộc địa , lại chịu ảnh hưởng của tư tưởng giáo điều. Hội nghị ban
chấp Hahn trung ương lần thứ tám ban châp hànhTrung uosng


Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc



×