Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

2 vai tro cua doan thanh nien trong Xô Viết Nghệ TĨnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.59 KB, 12 trang )

Vai trò đoàn thanh niên trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh BTXV: 20:38-27/11/2008

1- Thanh niên Nghệ Tĩnh phát huy truyền thống cha ông: yêu nước thương dân, có
chí tiến thủ, hiếu học, kiên cường trong đấu tranh yêu nước tự do, độc lập, quyết
chí tìm đường cứu nước:

Được sinh ra và lớn lên trên giải đất núi Hồng sông Lam nơi địa linh nhân kiệt, thanh
niên Nghệ Tĩnh từ thế hệ này đến thế hệ khác đã phát huy truyền thống yêu nước kiên
cường bất khuất trước mọi thế lực thù địch để bảo vệ quê hương đất nước xây dựng
cuộc sống, xây dựng quê hương giàu đẹp.

Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc dưới các triều đại phong kiến, Nghệ Tĩnh là
nơi dừng chân để củng cố lực lượng trước khi phản công tiêu diệt quân thù. Cuộc kháng
chiến chống quân Minh ở thế kỷ 15, trong cuộc tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh
của Quang Trung ở thế kỷ 18 đã chứng minh điều đó.

Năm 1858 thực dân Pháp tấn công vào Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta cho đến
đầu thế kỷ XX ngọn lửa đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta không ngừng tắt thì
ở Nghệ Tĩnh là điểm nóng để duy trì ngọn lửa đó. Dưới ngọn cờ Cần Vương của Phan
Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn; hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu đã
có biết bao thanh niên yêu nước Nghệ Tĩnh quyết chí ra đi cứu nước.

Đầu thế kỷ XX có nơi nào nhiều thanh niên xuất dương tìm đường cứu nước như Nghệ
Tĩnh. Tiêu biểu cho thế hệ trẻ Nghệ Tĩnh quyết chí đi tìm đường cứu nước lúc bấy giờ
là Nguyễn Tất Thành. Tiếp đến lớp lớp thanh niên Nghệ Tĩnh lần lượt qua Thái Lan đến


trại Cày của cụ Đặng Thúc Hứa rồi sang Quảng Châu, Hương Cảng. Đó là những chiến
sỹ cách mạng tiêu biểu sau này như Trần Phú, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Phạm
Hồng Thái, Hồ Tùng Mậu, Trương Vân Lĩnh, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập,
Phan Đăng Lưu, Phùng Chí Kiên…



Những thanh niên trí thức này đã sớm đến với Chủ nghĩa Mác Lê nin, với cách mạng
tháng Mười Nga, được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc dìu dắt, giáo dục đã trở thành những
chiến sỹ cộng sản những hạt giống đỏ cho cách mạng Việt Nam.

Một lực lượng thanh niên Nghệ Tĩnh do điều kiện và hoàn cảnh lúc bấy giờ không xuất
dương được đã không quản ngại gian khổ khó khăn lăn lộn với phong trào tự mình tìm
hiệu sách báo tiến bộ, tuyên truyền giác ngộ quần chúng, xây dựng lực lượng cách mạng
ngay trên quê hương. Đó các chị Nguyễn Thị Quang Thái, các anh Nguyễn Sỹ Sách,
Trần Hữu Thiều, Lê Mao, Nguyễn Tiềm, Nguyễn Châu, Hoàng Khoái Lạc… Một số
thanh niên yêu nước ở 2 làng Dương Xuân, Yên Xuân (phủ Anh Sơn) đã góp vốn mở
hiệu buôn Yên Xuân để tập hợp những người yêu nước có chí hướng làm cách mạng.
Để che mắt kẻ thù họ vừa buôn bán vừa hoạt động. Những thanh niên trí thức ở Vinh –
Bến Thuỷ và các vùng lân cận đã lập nên tổ chức Phục Việt tiền thân của Đảng Tân
Việt ở bến đò Trai. Hội Ái Hữu được lập nên ở làng Phù Việt Thạch Hà… Đó chính là
những tổ chức yêu nước đã tập hợp những thanh niên có chí hướng làm cách mạng giải
phóng dân tộc.

Ảnh hưởng cuộc cách mạng tháng Mười Nga, những hoạt động của Quốc tế cộng sản,
ảnh hưởng những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và những học trò của Người ở


Quảng Châu đã tác động trực tiếp vào lực lượng thanh niên yêu nước Nghệ Tĩnh do đó
những năm 1925 trở đi các tổ chức Tân Việt, Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí
hội đã phát triển mạnh. Năm 1929 những hạt nhân tiêu biểu của hai tổ chức trên đã
thống nhất hành động và chí hướng dẫn đến sự ra đời của Đông Dương cộng sản Đảng
ở Nghệ Tĩnh. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam và là lực lượng
nồng cốt trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.

2- Thanh niên lực lượng nòng cốt, tiên phong trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh.


Tháng 2 năm 1930 Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. Ở Nghệ Tĩnh các chi bộ cơ
sở khu công nghiệp Vinh - Bến Thuỷ, một số vùng nông thôn tiêu biểu ở Anh Sơn,
Thanh Chương, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Đức Thọ, Can Lộc cũng ra đời và trực tiếp lãnh
đạo quần chúng đầu tranh. Lực lượng tiền phong trong các cuộc đấu tranh chính là
thanh niên trong các nhà máy, trường học, làng xã. Chỉ tính từ tháng 3 năm 1930 đến
tháng 10 năm 1931 ở Nghệ Tĩnh đã diễn ra 1.080 cuộc đấu tranh trong đó lực lượng
thanh niên là nòng cốt.

Cùng với cuộc đấu tranh của 1200 Công Nông Vinh - Bến Thuỷ, ngày 1-5-1930 tại
trường tiểu học Pháp- Việt ở Thanh Chương hơn 100 học sinh đã mít tinh diễu
hành chống lại chính sách cai trị của thực dân Pháp. Trong cuộc biểu dương lực lượng
tại khu công nghiệp Vinh Bến Thuỷ trong ngày 1-5-1930 lực lượng tiên phong là thanh
niên trong các nhà máy, làng xã đã hô vang khẩu hiểu đấu tranh, dương cao cờ đỏ búa
liềm trước mũi súng kẻ thù. Gương hy sinh anh dũng của các anh Nguyễn Đôn Nhoãn,


Trần Cảnh Bình và 7 người khác đã thổi bùng ngọn lửa đấu tranh mở đầu cho phong
trào công nông Nghệ Tĩnh.

Trường quốc học Vinh nơi có trên 500 thanh niên học sinh thế hệ tri thức tương lai của
cả 2 tỉnh Nghệ - Tĩnh đang học tập đã bí mật truyền bá những tài liệu cách mạng như
thơ văn yêu nước của Phan Bội Châu, tài liệu tuyên truyền của tổ chức Tân Việt, Việt
Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, ca ngợi cách mạng tháng Mười Nga… Họ đã
tổ chức những cuộc bãi khoá, diễn thuyết đấu tranh đòi đưa môn học lịch sử dân tộc vào
chính khoá, bỏ lối học nhồi sọ nô dịch, chống khủng bố đàn áp công nông Vinh - Bến
thuỷ…Trước làn sóng đấu tranh của lực lượng thanh niên học sinh, thực dân Pháp và bộ
máy cai trị phong kiến tay sai ở nghệ Tĩnh đã dùng thủ đoạn đóng cửa trường Quốc học
Vinh và đuổi tất cả học sinh về quê hương bản quán.


Mặc dù bị đuổi học, nhưng đây chính là lực lượng nòng cốt để tuyên truyền giác ngộ
cách mạng cho quần chúng công nông. Nhiều thanh niên học sinh xin vào làm việc
trong các nhà máy ở Vinh, Bến Thuỷ, số nữa về tham gia các hoạt động xã hội ở nông
thôn. Vì thế mà trong năm 1929 các tổ chức cách mạng ở Nghệ Tĩnh phát triển mạnh
nhất là các địa phương như Nam Đàn, Thanh Chương, Anh Sơn, Diễn Châu, Đức Thọ,
Hương Sơn, Can Lộc…

Đầu năm 1930 hầu hết các nhà máy, xí nghiệp ở Vinh - Bến Thuỷ đã thành lập các chi
bộ Đảng cộng sản. Dưới sự chỉ đạo của Xứ uỷ Trung Kỳ, nhiều thanh niên ưu tú có
trình độ văn hóa được kết nạp vào Đảng và được bí mật cử về các làng xã có phong trào
đấu tranh mạnh để tuyên truyền giác ngộ nông thôn phát triển tổ chức Đảng và xây


dựng các lực lượng đoàn thể như thanh niên, phụ nữ, nông hội. Trong thời gian này ở
nơi nào có tổ chức Đảng, đoàn thể quần chúng phát triển mạnh thì ở nơi đó có phong
trào đấu tranh liên tục, quy mô đấu tranh ngày càng mạnh cả về lực lượng và khẩu hiệu,
mục tiếu đấu tranh. Chẳng hạn như ở huyện Thanh Chương, sau cuộc đấu tranh của học
sinh trường Pháp Việt ở chợ Rộ, cuộc đấu tranh của nông dân Hạnh Lâm trong ngày 15-1930, tiếp đến cuối tháng 8-1930 đã có trên 30 cuộc đấu tranh ở các làng xã, tổng.
Đặc biệt là cuộc đấu tranh của 20.000 nông dân trong toàn huyện nổ ra từ chiều 31/8
đến ngày 1/9/1930. Nông dân ở các tổng bên tả ngạn sông Lam đã vượt sông tràn sang
cùng nông dân các tổng Hạnh Lâm, Võ Liệt bao vây huyện đường, trại lính, giải thoát tù
chính trị. Người thanh niên đi đầu trong cuộc đấu tranh oanh liệt này đã hy sinh anh
dũng lúc ở tuổi 20. Đó là anh Nguyễn Công Thường đã dũng cảm chèo thuyền đưa quần
chúng vượt sông bị kẻ thù xã súng giết hại. Quần chúng đã biến căm thù thành ý chí đấu
tranh , biến đám tang của anh thành cuộc biểu dương lực lượng, biến những cuộc truy
điệu anh và những người đã hy sinh trong cuộc đấu tranh 1/9 thành nhiều cuộcđấu tranh
khác suốt trong tháng 9/1930. Trong phong trào đấu tranh quyết liệt này cho đến tháng
10-1930 ở Thanh Chương đã có 549 hội viên thanh niên cộng sản đoàn chiếm lực lượng
đa số trong các đoàn thể cách mạng ở địa phương lúc bấy giờ. Trong số 270 đảng viên
cộng sản lúc đó ở Thanh Chương lực lượng thanh niên chiếm phần lớn.


Từ tháng 5-1930 đến tháng 10-1930 ở Nghệ Tĩnh có trên 755 cuộc đấu tranh lớn thì lực
lượng lãnh đạo, xung kích, đưa yêu sách, diễn thuyết, bảo vệ quần chúng đấu tranh, truy
bắt kẻ thù… đều do lực lượng thanh niên đảm nhận. Sau tháng 9 do yêu cầu bảo vệ lực
lượng quần chúng và bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chính quyền xô viết, lực


lượng tự vệ đỏ ra đời. Chính thanh niên là lực lượng nòng cốt trong tự vệ đỏ. Trong đội
ngũ cán bộ chủ chốt trong các nhà máy, làng xã như công hội, nông hội, chính quyền xô
viết ( thôn bộ nông, xã bộ nông ) cho đến bí thư chấp hành các chi bộ, đảng bộ đều do
thanh niên đảm nhận. Khi chính quyền xô viết quản lý toàn bộ công việc ở các làng xã
thì thanh niên là lực lượng đi đầu trong các phong trào luyện tập quân sự , an ninh trật
tự bảo vệ làng xóm, trấn áp kẻ thù, sản xuất tập thể, thu ruộng đất thóc lúa nhà giàu, dạy
các lớp học quốc ngữ, xoá mù chữ, thực hiện nếp sống mới, bài trừ mê tín dị đoan…
đều do thanh niên đi đầu thực hiện.

Trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh lực lượng thanh niên không những là hạt giống đỏ
ngay từ đầu nhen nhóm phong trào, tổ chức lãnh đạo các cuộc đấu tranh, lực lượng đi
đầu trong phong trào, bảo vệ, duy trì và phát huy thành quả của phong trào.

Xô Viết Nghệ Tĩnh, sự kiện cách mạng tiêu biểu của Đảng, của dân tộc mãi mãi in đẫm
dấu son trong lịch sử. Có biết bao tấm gương tiêu biểu khí phách cách mạng làm rạng
danh Xô Viết Nghệ Tĩnh cho thế hệ con cháu mãi mãi noi theo. Đó là những chiến sỹ
cộng sản lãnh đạo Xứ uỷ Trung Kỳ, các Tỉnh Đảng bộ Vinh - Bến Thuỷ, Nghệ An, Hà
Tĩnh bộ tham mưu của phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh. Các đồng chí Nguyễn Phong
Sắc, Nguyễn Đức Cảnh, Lê Viết Thuật, Trần Hữu Thiều, Lê Mao, Nguyễn Tiềm,
Nguyễn Châu… là những chiến sỹ Xô Viết Nghệ Tĩnh xuất dương đã anh dũng hy sinh
trước mũi súng quân thù khi tuổi đời mới ngoài 20. Noi gương các đồng chí lãnh đạo
phong trào ,lực lượng thanh niên trưởng thành trong ngọn lửa đấu tranh ở cả 2 tỉnh lúc
bấy giờ còn phải kể đến hàng trăm, hàng ngàn tấm gương tiêu biểu khác. Chúng ta chỉ

cần nhắc tới một vài gương sáng như đồng chí Trần Hữu Doanh ở Thanh Chương và


Nguyễn Huy Lung ở Can Lộc. Trần Hữu Doánh người con tiêu biểu của vùng quê Cát
Ngạn Thanh Chương nơi đã đi đầu trong phong trào Xô Viết có cuộc đấu tranh khổng lồ
của trên 2 vạn nông dân ngày 1-9-1930. Trong gia đình có 3 anh em đều tham gia phong
trào và cùng bị thực dân Pháp cầm tù ở Lao Bảo khi phong trào bị đàn áp. Sau cuộc biểu
tình ở Thanh Chương ngày 30-6-1930, Trần Hữu Doánh thành lập hội thanh niên tại trại
Cày khe trường thu hút 30 thanh niên tham gia. Đây là lực lượng nòng cốt của phong
trào cách mạng ở tổng Cát Ngạn. Hội Thanh niên Cát Ngạn đã được giác ngộ lý tưởng
cách mạng, luyện tập quân sự, là nơi liên lạc giữa huyện uỷ Thanh Chương và các tổ
chức Đảng cơ sở. Từ một thanh niên yêu nước giác ngộ lý tưởng cách mạng đi đầu
trong các cuộc đấu tranh đã trở thành một uỷ viên tỉnh uỷ.

Sau những năm tháng phong trào cách mạng bị đàn áp khủng bố, Trần Hữu Doánh đã
len lỏi chắp nối lại tổ chức Đảng ở cơ sở để duy trì phong trào cho mãi tới tháng 4-1945
trong chuyến đi công tác chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa giành chính quyền đồng chí bị sa
vào tay giặc và đã anh dũng hy sinh. Can Lộc vùng quê tiêu biểu trong phong trào Xô
Viết ở Hà Tĩnh đã sinh ra đồng chí Nguyễn Huy Lung. Anh là học sinh của đồng chí
Trần Phú, Hà Huy Tập tại trường cao Cao Xuân Dục ở Vinh từ năm 1924 – 1925. Khi
Đảng cộng sản được thành lập anh trở thành người đảng viên ưu tú, người bí thư chi bộ
thị xã Hà Tĩnh. Khi phong trào đấu tranh đang dân glên sôi nổi khắp các địa phương ở
Hà Tĩnh thì anh bị sa vào tay giặc. Trong nhà tù đế quốc anh vẫn giữ vững chí khí chiến
đấu cho lý tưởng cách mạng. Anh đã hy sinh trong cuộc đấu tranh ở nhà tù tháng 121931 khi vừa tròn 23 tuổi.


3- Tổ chức đoàn thanh niên ra đời và phát triển trong phong trào Xô Viết nghệ
Tĩnh:

Đầu năm 1930 khi phong trào đấu tranh của quần chúng công nông Nghệ Tĩnh ngày

càng phát triển đã thu hút mọi tầng lớp nhân dân tham gia. Trước tháng 3 năm 1930
nghĩa là trước khi Đảng cộng sản Việt Nam thành lập ở Nghệ An đã có chi bộ Đông
Dương cộng sản đảng ra đời. Khi đông dương cộng sản đảng ra đời đã tập hợp lực
lượng quần chúng được giác ngộ cách mạng sẵn sàng đi theo Đảng ngày càng đông.
Chính vì vậy mà sau khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời đã sớm phát triển kẻ cả đảng
viên và tổ chức đảng ở Nghệ Tĩnh.

Ngoài những đảng viên chính thức của đảng, lực lượng trẻ được trưởng thành trong đấu
tranh cũng sớm được tập hợp trong tổ chức công hội đỏ, nông hội đỏ ở Nghệ an và hà
Tĩnh. Một số địa phương có phong trào cách mạng mạnh như Thanh Chương, Can Lộc
thanh niên được tổ chức riêng để hoạt động. Tháng 6-1930 hội thanh niên được ra đời ở
Thanh Chương dưới hình thức lập trại Cày ở Khe Trường. Tháng 9-1930 ở nhiều làng
xã chính quyền xô viết ra đời thì mọi tầng lớp nhân dân cũng hình thành các đoàn thể
quần chúng đựa trên cơ sở các hội như hội cứu tế, hội cày, hội dệt vải… Từ những hoạt
động của các hội trên khi tổ chức cơ sở đảng ra đời nhất là chính quyền xô viết được
thành lập đã chuyển thành đoàn thể quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Trong các đoàn thể cách mạng đó đoàn thanh niên được ra đời sớm hơn cả. Các huyện
như Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Anh Sơn ở Nghệ An, Thạch Hà, Can
Lộc, Hương Sơn ở Hà Tĩnh các cuộc đấu tranh của quần chúng diễn ra cuối năm 1930
đã có đoàn thanh niên làm nòng cốt.


Trong báo cáo nội bộ của cấp uỷ Trung kỳ gửi Trung ương Đảng ngày 27-12-1930 tổ
chức đoàn thanh niên cách mạng đã có số liệu như sau:

Tổng số hội viên tham gia tổ chức đoàn thanh niên cách mạng là 941 người.



Nghệ an hội thanh niên mới chỉ có 3 huyện có số liệu cụ thể gồm Nam Đàn 641

hội viên, 4 liên xã có tổ chức đoàn trong nông hội đỏ . Thanh Chương có 78 hội
viên sinh hoạt trong 4 tổ. Anh Sơn có 35 hội viên sinh hoạt trong 3 tổ.



Vinh - Bến Thuỷ: tổ chức thanh niên chưa tách ra thành đoàn thể độc lập mà tổ
chức hoạt động nòng cốt trong công hội đỏ, nông hội đỏ.



Hà Tĩnh: chưa hình thành tổ chức đoàn một cách rõ nét nhưng trong nông hội đỏ
đã có hướng hoạt động cho thanh niên, trong đó có 122 hội viên liên hệ hoạt
động trong 7 tổ theo địa bàn tổng, huyện. Cấp uỷ Đảng chỉ đạo mọi hoạt động
của đoàn (Số liệu ở kho lưu trữ Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh).

Như vậy qua thực tiễn phong trào cách mạng chung của cả nước và trên địa bàn Nghệ
Tĩnh nói riêng một yêu cầu cấp bách là đảng cộng sản phải tập hợp lực lượng thanh niên
trong một tổ chức riêng của họ để hướng mọi hoạt động của thanh niên theo mục tiêu
cách mạng của dân tộc mà Đảng cộng sản đương dương cao ngọn cờ lãnh đạo. Đây là
lực lượng nòng cốt là cánh tay phải của Đảng.

Trong án nghị quyết của hội nghị Trung ương toàn thể lần thứ 2 ( 3/1931 ) do đồng chí
Trần Phú, tổng bí thư chủ trì tại Sài Gòn đã ghi trong phần 3 nhiệm vụ cấn kíp mục D
ghi rõ: “ Cần kíp tổ chức ra cộng sản thanh niên đoàn ” (Những sự kiện lịch sử đảng;
tập I nhà xuất bản Hà Nội 1976; trang 244). Nghị quyết còn nhấn mạnh: “ Vấn đề tổ


chức cộng sản thanh niên đoàn cần kíp đánh tan các thái độh ững hò, lãnh đạm với vấn
đề đó. Lập tức các đảng bộ địa phương phải mau mau tổ chức những uỷ viên tổ chức ra
đoàn. Đốc xuất cho chi bộ tổ chức cơ quan báo chương về việc vận động của đoàn và

phải chỉ đạôch các chi bộ mới thành lập của đoàn bắt đầu hoạt động trong quần chúng
thanh niên, đem những khẩu hiệu của thanh niên mà hiệu quần chúng. Trong mọtt hời
gian ngắn ngủi tới đảng bộ các địa phương phải gây cho ra cơ sở đoàn. Các chi bộ đoàn
phải chỉ huy cho cán bộ thanh niên trong công nông hội và khẩn trương tranh đấu của
quần chúng thanh niên lao động ” .

Thực hiện nghị quyết của Trung ương, án nghị quyết của Xứ uỷ Trung kỳ tại khuyếch
đại hội nghị từ ngày 22 đến 29/4/1931 ghi rõ: “ Thanh niên cộng sản đoàn ở nghệ An
mới bắt đầu tổ chức thành chi bộ đoàn song cũng mới lặt ở Đảng ra thôi. Còn các nơi
khác chưa hề làm đến. Nhiệm vụ tổ chức đoàn cũng là một việc quan trọng mà thái độ
của Đảng rất hững hờ là vì không nhận rõ cái lực lượng cách mạng của thanh niên vô
sản và thanh niên lao động. Đoàn không có nhiệm vụ lãnh đạo cho toàn thể vô sản giai
cấp như Đảng cho nên điều kiện vào đoàn rộng rãi hơn. Chỉ kéo những đồng chí ít tuổi
vào đoàn cũng không đủ lại phải tổ chức ngay cho thanh niên ở ngaòi vào chi bộ nữa
”(Tư liệu trong hồ sơ Xứ uỷ Trung Kỳ lưu tại Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh).

Về hệ thống tổ chức đoàn ở cơ sở, nghị quyết Xứ uỷ Trung kỳ ghi cụ thể:

a. Ở mọi cấp bộ đảng phải kiếm lấy 3 người đa số là công nhân nông nghiệp và
bần nông (ở các khu uỷ thì toàn thể là công nhân ) để lập ban uỷ viên tổ chức
thanh niên cộng sản đoàn.


b. Ở mỗi chi bộ phải lặt những đảng viên dưới 23 tuổi trừ người giữ việc quan
trọng và kiếm thêm người thanh niên lập ngay chi bộ đoàn.
c. Trong một huyện mà có 3 chi bộ đoàn thì các chi bộ cử đại biểu thành lập ngày
huyện uỷ đoàn, thành lập các Tỉnh uỷ, Xứ uỷ đoàn cũng thế.
d. Khi đã có đoàn bộ rồi thì lập tức làm cho đoàn có sinh hoạt độc lập đẻ họ đi
thành lập các đoàn bộ ở các ơi chưa có. Nếu đoàn ra báo thì rất hay (Số liệu lưu
trữ tại bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh).


Thực hiện nghị quyết của Đảng các cấp, cho đến tháng 4-1931,h ầu hết các huyện, các
xã, các tổng ở trên địa bàn Nghệ An, Hà Tĩnh, Vinh - Bến Thuỷ đã có tổ chức đoàn
thanh niên do các cấp uỷ đảng trực tiếp lãnh đạo. Đặc biệt những nơi đã thành lập được
chính quyền xô viết tổ chức đoàn đã hoạt động một cách sôi nổi, công khai.

Các tỉnh uỷ đều cử những uỷ viên chấp hành hăng hái, sôi nổi sang phụ trách công tác
đoàn trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động của đoàn thanh niên. Tỉnh uỷ Nghệ An cử đồng
chí Phan Đình đồng, tỉnh uỷ Hà Tĩnh cử đồng chí Hoàng Mạnh Khang đều là những
đồng chí Tỉnh uỷ viên trẻ tuổi, hăng hái với phong trào quần chúng sang trực tiếp phụ
trách công tác đoàn .

Hầu hết số hội viên thanh niên đã gia nhập tổ chức đoàn từ trước cho đến khi có nghị
quyết Trung ương thành lập đoàn đều tiếp tục gia nhập đoàn và đã trở thành những cán
bộ đoàn nòng cốt ở cơ sở. Trong phong trào đấu tranh, lực lượng thanh niên càng tỏ rõ ý
chí tiền phong gương mẫu là đội hậu bị để phấn đấu trở thành đảng viên cộng sản.


Theo số liệu chưa đầy đủ hết các địa phương, tháng 4-1931 ở Nghệ An gồm 8 huyện số
hội viên thanh niên đã có 2079 người, hội viên thanh niên trong các trường học ở Vinh
là 65 người. ở Hà Tĩnh phong trào cách mạng năm 1931 phát triển mạnh một mặt do kẻ
thù chưa ra tay đán áp như ở Nghệ An mặt khác quần chúng mới được phát động nên
hội viên thanh niên phát triển mạnh. Trong 4 huyện đã có tới 2116 hội viên .

Nguyễn Xuân Các - Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh



×