Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

CƠ SỞ TẠO HÌNH Một số nguyên tắc trong tạo hình của nghệ thuật thị giác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (679.29 KB, 12 trang )

1

BÀI GIẢNG
Một số nguyên tắc trong tạo hình của nghệ
thuật thị giác

Mục lục
3.1. Tỷ lệ………………………………………………………………………………………………… 2
3.1.1. Tỷ lệ vàng…………………………………………………………………………… 2
3.2. Nhịp điệu………………………………………………………………………………………… 6
3.2.1. Khái niệm…………………………………………………………………………… 6
3.2.2. Các loại nhịp điệu trong tạo hình ………………………………………. 7
3.3. Tương phản và tương tự…………………………………………………………………. 7
3.3.1. Tương phản……………………………………………………………………….. 7
3.3.2. Tương tự ( vi biến)…………………………………………………………….. 9


2
3.1.Tỷ lệ
3.1.1. Tỷ lệ vàng
Tỷ lệ vàng là hình thức tỉ lệ người Hy lạp cổ thường dùng, tỷ lệ này được thể hiện
trong hình chữ nhật vàng (H3.1).

H3.1. cách tính tỷ lệ vàng
Hình chữ nhật vàng là hình chữ nhật có tỷ lệ các cạnh 1:1.618 (a=1;b=1.618).từ
hình chữ nhật vàng ta có thể chia thành một hình vuông và một hình chữ nhật
vàng và cứ tiếp như vậy mãi (H3..2).

H3.2. tỷ lệ vàng



3
Việc ứng dụng tỷ lệ vàng trong thiết kế cũng được các nhà thiết kế sử dụng rộng
rãi và đạt hiệu quả cao trong những thiết kế logo (H3.3), (H3.4)

H3.3.ứng dụng tỷ lệ vàng trong thiết kế logo Pepsi

H3.4.ứng dụng tỷ lệ vàng trong thiết kế logo Apple


4
Ngoài ra tỷ lệ vàng cũng được ứng dụng trong nhiếp ảnh (H3.5),

H3.5. ứng dụng tỷ lệ vàng trong nhiếp ảnh
Các nhà kiến trúc sư cũng không thể bỏ qua nguyên tắc này, với một công trình
kiến trúc cổ xưa – Đền Pathenon có chu vi ứng với thiết diện vàng (H3.6).

H3.6.ứng dụng tỷ lệ vàng trong kiến trúc

Cả những nhà thiết kế tạo dáng công nghiệp cũng ứng dụng tỷ lệ vàng (H3.7)


5

H3.7.ứng dụng tỷ lệ vàng trong tạo dáng công nghiệp

Ngoài tỷ lệ vàng, còn có tỷ lệ bậc 2, là một biến thể của tỷ lệ vàng (H3.8).

H3.8.biến thể của tỷ lệ vàng (tỷ lệ bậc 2)
Ngoài ra, tỷ lệ này còn được thể hiện theo cách khác (tỷ lệ 1/3) như (H3.9)



6

H3.9. tỷ lệ 1/3
3.2. Nhịp điệu
3.2.1. Khái niệm
Nhịp điệu là sự lặp đi lặp lại trong thiên nhiên một cách có tổ chức, đó là vần luật,
nhịp điệu; ví dụ sự lặp lại của ngày và đêm, của bốn mùa trong năm,.. sự lặp lại đó
gọi là vần luật, nhịp điệu, gây cho con người cảm giác nhất định,
Đây cũng là một hiện tượng thường thấy trong bố cục nghệ thuật, như trong thơ
ca, âm nhạc chẳng hạn. từ những chữ , những câu, những âm sắc đơn lẻ, người ta
sắp xếp chúng theo một quy luật nào đó mà thông qua bài thơ, bản nhạc biểu đạt
được chủ đề mà tác giả mong muốn. nhịp điệu được ứng dụng nhiều trong thiết
kế như (H3.10) là một thiết kế đồ họa cho game:

H3.10. nhịp điệu


7
3.2.2. các loại nhịp điệu trong tạo hình

H3.11. ví dụ minh họa cho nhịp điệu
- Nhịp điệu liên tục: là nhịp điệu sinh ra do sự sắp xếp lại một cách liên tục
của một loại hoặc một số loại thành phần cơ bản.
Nếu sự lặp lại đó do một thành phần cơ bản đặt cạnh nhau, ta có nhịp điệu
liên tục đơn giản. nếu sự lặp lại đó được tiến hành với hai hay một số thành
phần cơ bản ta có nhịp điệu liên tục phức tạp.
- Nhịp điệu tiệm biến: là nhịp điệu thay đổi dần dần một cách có quy luật lớn
dần đều hoặc nhỏ dần đêu. Kích thước : lớn dần đến nhỏ và ngược lại. màu
sắc: nóng đến lạnh. Chất liệu: sần sùi, nhẵn bóng.

- Nhịp điệu lồi lõm:là nhịp điệu dao động theo hình sóng, đồng thời tăng
hoặc giảm theo một quy luật.
- Nhịp điệu giao thoa: được tạo thành bởi các thành phần hình ảnh đan chéo
nhau.
3.3. Tương phản và tương tự
3.3.1. Tương phản
Trong cuộc sống đôi khi chúng ta thấy những hình ảnh trái ngược nhau như tonhỏ, cao-thấp, ngắn-dài, vuông-tròn, đen trắng, màu tương phản,..
Như vậy: tương phản là sự khác biệt, thậm chí trái ngược nhau giữa tín hiệu thị
giác này với tín hiệu thị giác khác trong trường nhìn. Sự khác biệt trong trường thị


8
giác đó gọi là tương phản (H3.12), tương phản phụ thuộc vào cường độ ánh sáng
phản chiếu, khi cường độ ánh sáng hợp lý, lộ rõ nhất sẽ là cực đại

H3.12. tương phản
Có các hình thức tương phản sau:
- Tương phản về hình khối:
Là sự tương phản về kích thước to – nhỏ, ngắn – dài, cao – thấp, vuông –
tròn (H3.13)

\
H3.13. tương phản về hình khối
- Tương phản về màu sắc:
Xét ví dụ (H3.14):


9

H3.14.tương phản màu sắc

- Tương phản về đậm nhạt:
Sự tương phản về đậm nhạt cũng tạo nên hiệu quả cao, gây chú ý của
người xem tới các tín hiệu thị giác (H3.15)

H3.15. tương phản đậm nhạt
- Tương phản về chất liệu
Chất liệu cũng có sự tương phản. nếu ta đặt những mặt phẳng chất liệu
nhẵn bóng cạnh nhau ta sẽ thấy hiệu quả không rõ. Nhưng khi đặt chất liệu
sần sùi cạnh chất liệu nhẵn bóng thì nổi bật hơn.
3.3.2. Tương tự (vi biến)
Khi các vật thể có hình khối, bóng đổ, màu sắc khác nhau ít, người ta nói nó có
tính chất vi biến.


10
Về tính chất vi biến (tương tự) có tính chất là nó kéo các bộ phận công trình đến
gần nhau tạo thành một thể thống nhất.

H3.16. tương tự (vi biến)
Như vậy, vi biến là sự tương phản nhẹ, chuyển biến dần, khác biệt nhau rất ít của
các bộ phận chi tiết thiết kế hay là của bản thiết kế đối với môi trường xung quanh
Tương tự cũng có các hình thức thể hiện sau:
- Vi biến về hình khối:

H3.17. vi biến về hình khối
- Vi biến về màu sắc:


11


H3.18. vi biến về màu sắc
Trong thiết kế đôi khi sử dụng những giải pháp vi biến tạo nên sự hài hòa dễ chịu.

H3.19. ứng dụng vi biến trong thiết kế nội thất
- Vi biến về đậm nhạt:
Là hình thức sử dụng những mảng hình không chênh nhau quá nhiều về
đậm nhạt. ví dụ như trong thiết kế thời trang :


12

H3.20. ứng dụng vi biến về đậm nhạt trong thiết kế thời trang
- Vi biến về chất liệu:

H3.21. vi biến về chất liệu



×