Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Phát triển phần mềm kế toán cho công ty cổ phần việt âu bằng ngôn ngữ UML

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 74 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................2
CHƯƠNG 1 ..................................................................................................................3
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ UML VÀ QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM
HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG .................................................................................................3
1. 1. Tổng quan về UML............................................................................................3
1.1.1. Các đặc trưng của ngôn ngữ mô hình hoá UML. ..........................................3
1.1.2. Các khả năng của UML................................................................................4
1.1.3. Kiến trúc trong UML. ..................................................................................5
1.1.4. Các phần tử cấu trúc.....................................................................................6
1.1.5. Các phần tử hành vi......................................................................................8
1.1.6. Phần tử nhóm ..............................................................................................8
1.1.7. Phần tử chú thích. ........................................................................................9
1.1.8. Các quan hệ. ................................................................................................9
1.1.9. Các biểu biểu đồ trong UML. .....................................................................10
1.2. Tổng quan về quy trình phát triển phần mềm hướng đối tượng..........................11
1.2.2. Phân tích hệ thống hướng đối tượng. ..........................................................12
1.2.3. Thiết kế hệ thống hướng đối tượng.............................................................12
1.2.4. Lập trình hướng đối tượng..........................................................................13
1.2.5. Kiểm định phần mềm. ................................................................................13
1.2.6. Vận hành, khai thác và bảo trì hệ thống......................................................14
CHƯƠNG 2 ................................................................................................................15
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VÀ PHÂN TÍCH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG HỆ THỐNG KẾ
TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT ÂU. ...........................................................15
2.1. Xác định và đặc tả yêu cầu................................................................................15
2.1.1. Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định của Việt Âu. ..........................................15
2.1.2. Nghiệp vụ kế toán tiền lương của Việt Âu..................................................19
2.2. Phân tích hệ thống. ...........................................................................................22
2.2.1. Các tác nhân của hệ thống:.........................................................................22
2.2.2. Các UC hệ thống........................................................................................22
2.2.3. Biểu đồ UC. ...............................................................................................23


2.2.4. Đặc tả chi tiết từng UC...............................................................................24
2.2.5. Biểu đồ trình tự ..........................................................................................34
2.2.6. Biểu đồ lớp. ...............................................................................................49
2.2.7. Thiết kế cơ sở dữ liệu.................................................................................49
2.2.8. Biểu đồ thực thể liên kết.............................................................................53
THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ....................................................................................54
3.1. Ngôn ngữ Visual Basic.Net...............................................................................54
3.2. Thiết kế giao diện chương trình ........................................................................55
3.2.1. Các Form của chương trình ........................................................................55
3.2. Thiết kế giải thuật cho một số phương thức chính của chương trình ..................72
3.2.1. Lập danh sách tài sản cố định hết hạn khấu hao..........................................72
3.2.2. Tính mức trích khấu hao tài sản cố định theo năm ......................................72
3.2.3. Tính lương tháng........................................................................................72
KẾT LUẬN ................................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................74

1


LỜI NÓI ĐẦU
Với sự phát triển của công nghệ phần mềm, nhiều công cụ lập trình đã
được phát triển và có khả năng hỗ trợ mạnh cho người sử dụng, giảm thiểu
được công sức của lập trình viên khi xây dựng chương trình. Khi triển khai tin
học hoá các bài toán trong thực tế, chúng ta không còn gặp nhiều khó khăn ở
khâu viết chương trình mà vấn đề chính là ở khâu thực hiện phân tích, thiết kế
hệ thống cho bài toán đó. Phương pháp phân tích, thiết kế hệ thống hướng đối
tượng giúp chúng ta hiểu rõ những công việc phải làm, những yêu cầu thực tế
về số liệu cần phải đáp ứng, và trên cơ sở đó xây dựng các mô hình cần thiết
để mô tả mối tương quan giữa các thành phần trong hệ thống, từ đó dễ dàng
hơn rất nhiều trong việc triển khai lập trình cũng như bảo trì, nâng cấp cho hệ

thống hoạt động tốt, đáp ứng các yêu cầu hoặc thay đổi của người sử dụng.
Hiện nay ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất UML là công cụ phân tích
thiết kế hệ thống hướng đối tượng mạnh mẽ và được coi là chuẩn công nghiệp
khi xây dựng các chương trình phần mền đáp ứng được các yêu cầu trên.
Song song với sự phát triển của công nghệ phần mền là sự cần thiết của
quá trình tin học hoá trong công tác quản lý của các cơ quan, các tổ chức v.v...
Việc quản lý kế toán trong các công ty cũng không nằm ngoài xu thế ấy.
Đó là những lý do khiến em quyết định chọn phương pháp phân tích
thiết kế hướng đối tượng bằng ngôn ngữ UML để phát triển phần mềm kế toán
cho công ty cổ phần Việt Âu.

2


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÔN NGỮ UML VÀ QUY TRÌNH PHÁT TRIỂN
PHẦN MỀM HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
1. 1. Tổng quan về UML.
UML (Unified Modeling Language) là ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất,
là ngôn ngữ chuẩn để viết kế hoạch chi tiết phần mềm. UML được sử dụng để
hiển thị, đặc tả, xây dựng và làm tài liệu các vật phẩm của phân tích hình thức
và thiết kế của quá trình xây dựng hệ thống phần mềm hướng đối tượng.
1.1.1. Các đặc trưng của ngôn ngữ mô hình hoá UML.
a) UML là ngôn ngữ mô hình.
Một ngôn ngữ nói chung phải cung cấp một bảng từ vựng và các quy
tắc cú pháp để tổ hợp các từ tạo nên các khối từ vựng có ngữ nghĩa để có thể
giao tiếp. Ngôn ngữ mô hình hóa là ngôn ngữ mà các từ vựng và các quy tắc
tập trung vào biểu diễn các khái niệm và biểu diễn các thành phần vật lý của
hệ thống.
UML là ngôn ngôn ngữ chuẩn công nghiệp để lập kế hoạch chi tiết

phần mềm. Không có mô hình nào là thỏa mãn là thỏa mãn cho toàn bộ hệ
thống. Thường thì ta phải xây dựng nhiều mô hình cho một hệ thống, cho nên
ngôn ngữ phải cho phép biểu diễn nhiều khung nhìn khác nhau cả kiến trúc hệ
thống trong suốt quá trình phát triển phần mềm. Từ vựng và các quy tắc của
UML cho ta cách thức xây dựng và đọc mô hình, nhưng không cho biết mô
hình nào cần phải được lập và khi nào lập chúng.
b) UML là ngôn ngữ đặc tả.
Đặc tả có nghĩa là xây dựng lên các mô hình một cách chính xác, đầy
đủ và không mập mờ. Trong thực tế, UML hướng tới đặc tả của tất cả các
phân tích, thiết kế và các quyết định triển khai quan trọng cần phải thực hiện
khi xây dựng và phát triển một hệ thống phần mềm chuyên sâu.

3


c) UML là ngôn ngữ tài liệu.
UML hướng tới làm tài liệu kiến trúc hệ thống và các chi tiết của nó.
UML cho khả năng biểu diễn các yêu cầu, thử nghiệm, mô hình hóa các hoạt
động, lập kế hoạch chi tiết cho phần mềm.
d) UML là ngôn ngữ làm cho trực quan.
Bằng các ký pháp đồ họa và các biểu diễn bằng sơ đồ với các giải thích
đi kèm, UML cho ta nhìn thấy tất cả những gì ta đang nghĩ về một hệ thống
cần xây dựng ở các khía cạnh khác nhau.
e) UML là ngôn ngữ để xây dựng.
UML không phải là ngôn ngữ lập trình trực quan, nhưng mô hình của
nó có thể kết nối trực tiếp tới các ngôn ngữ lập trình khác nhau. Có nghĩa là có
thể ánh xạ mô hình trong UML tới các ngôn ngữ lập trình khác nhau như Java,
C++, hay các bảng cơ sở dữ liệu quan hệ, CSDL hướng đối tượng. Ánh xạ này
cho khả năng biến đổi thuận từ mô hình UML sang ngôn ngữ lập trình. Đồng
thời cho khả năng biến đổi ngược lại từ cài đặt về mô hình UML; có nghĩa

rằng nó cho khả năng làm việc với văn bản hay đồ họa một cách nhất quán.
1.1.2. Các khả năng của UML.
UML trước hết dành cho các hệ thống phần mềm chuyên sâu. Nó được
sử dụng hiệu quả cho các lĩnh vực: các hệ thống thông tin xí nghiệp, các dịch
vụ tài chính ngân hàng, điện tử, viễn thông, giao thông vận tải, y học, các dịch
vụ phân tán trên web…
UML không hạn chế việc mô hình hóa phần mềm. Thực tế nó biểu diễn
rất hiệu quả mô hình hóa các hệ thống không phải phần mềm như luồng công
việc trong hệ thống pháp luật, cấu trúc và hành vi của hệ thống sức khỏe và
cấu trúc phần cứng.
Đối với việc phát triển phần mềm hướng đối tượng, UML có các khả
năng sau:
 Cho phép mô tả toàn bộ các sản phẩm phân tích và thiết kế.
 Trợ giúp tự động hóa quy trình thiết kế trên máy tính.
 Trợ giúp dịch xuôi và dịch ngược các thiết kế.

4


1.1.3. Kiến trúc trong UML.
Kiến trúc của hệ thống là thành phần quan trọng nhất, được sử dụng để
quản lý các khung nhìn khác, để điều khiển phát triển hệ thống tăng dần và lặp
lại trong suốt chu kỳ sống của hệ phần mềm. Kiến trúc là tập các quyết định
về:
 Tổ chức của hệ thống phần mềm.
 Lựa chọn các phần tử cấu trúc và giao diện cho hệ thống.
 Hành vi của chúng thể hiện trong hợp tác giữa các phần tử.
 Tập hợp các phần tử cấu trúc và hành vi vào hệ con lớn hơn.
Kiến trúc của hệ thống phần mềm không chỉ liên quan đến cấu trúc và
hành vi của hệ thống, mà cả chức năng, tính sử dụng lại, sự ổn định, các ràng

buộc về kinh tế công nghệ…

Hình 1.1 Mô hình hóa kiến trúc hệ thống.
Kiến trúc của hệ thống phần mềm chuyên sâu được mô tả bởi các
khung nhìn tương tác với nhau. Các khung nhìn ánh xạ vào tổ chức và cấu
trúc hệ thống, mỗi khung nhìn tập trung vào một khía cạnh cụ thể của hệ
thống.
Khung nhìn ca sử dụng (Use Case View): chứa đựng các khung nhìn
khác và các ca khác, mô tả hành vi của hệ thống khi được nhìn dưới góc độ
của người sử dụng cuối cùng, nhà phân tích và người kiểm thử.
Khung nhìn thiết kế: bao gồm các lớp, các giao diện, các cộng tác tạo
nên từ vựng của các vấn đề và các giải pháp cho nó. Khung nhìn này chủ yếu
hỗ trợ cho việc xác định các yêu cầu chức năng cho hệ thống, nghĩa là các
dịch vụ mà người sử dụng cung cấp cho hệ thống cuối cùng. Mặt tĩnh của

5


khung nhìn này được nắm bắt trong biểu đồ lớp. Mặt động của nó được nắm
bắt trong biểu đồ tương tác, biểu đồ hoạt động và biểu đồ trạng thái.
Khung nhìn tiến trình của hệ thống chứa đựng các chuỗi và tiến trình
tạo nên cơ chế tương tranh và đồng bộ của hệ thống. Khung nhìn này chủ yếu
diễn đạt sự hoàn thiện, tính quy mô và số lượng đầu vào của hệ thống.
Khung nhìn triển khai: Bao gồm các thành phần và các tệp tin được
kết hợp lại và đưa ra hệ thống vật lý. Khung nhìn này trước hết hướng đến
quản lý cấu hình hệ thống. Chúng được tạo từ các thành phần độc lập và các
tệp tin có thể được kết hợp theo nhiều cách khác nhau để tạo ra một hệ thống
vận hành.
Khung nhìn cài đặt bao gồm các nút của hệ thống tạo nên kết cấu phần
cứng mà trên đó hệ thống vận hành. Khung nhìn này chủ yếu hướng đến sự

phân tán và cài đặt của hệ thống.
Một trong năm khung nhìn có thể đứng riêng rẽ sao cho mỗi người
quan tâm có thể tập trung vào một vấn đề kiến trúc của hệ thống liên quan đến
họ. Năm khung nhìn này cũng tương tác với các sự vật khác: các nút trong
khung nhìn cài đặt chứa các thành phần trong khung nhìn triển khai. Đến lượt
mình, khung nhìn triển khai lại biểu diễn sự thực hiện vật lý của các lớp, các
giao diện, sự cộng tác và các lớp hoạt động có trong các khung nhìn thiết kế
và tiến trình. UML cho phép ta thể hiện từng khung nhìn trong số năm khung
nhìn đó và sự tương tác của chúng.
1.1.4. Các phần tử cấu trúc.
 Phần tử cấu trúc: là danh từ trong mô hình UML, chúng là bộ phận tĩnh
biểu diễn cho các thành phần khái niệm hay vật lý của hệ thống. UML có bảy
phần tử cấu trúc được mô tả như sau:
Lớp (Class): mô tả một tập các đối tượng có chung các thuộc tính, thao
tác, các mối quan hệ và các ràng buộc ngữ nghĩa. Lớp bao gồm các loại sau:
Lớp biên (Boundary class):Chuyển đổi thông tin giao tiếp giữa tác nhân
và hệ thống như các giao diện, các báo biểu. Trong UML, lớp biên được ký
hiệu như sau:

6


Lớp điều khiển (Control class): Điều hành sự diễn biến của một ca sử
dụng, các lớp này đứng giữa lớp biên và lớp thực thể cho phép bên ngoài giao
tiếp được cho phép bên ngoài giao tiếp được với thông tin trong lớp thực thể.
Trong UML lớp điều khiển được ký hiệu như sau:

Lớp thực thể (entity): Là các lớp mà dữ liệu và các mối liên quan của
chúng còn được lưu lại trong cơ sở dữ liệu hay trên tệp sau khi ca sử dụng của
chúng đã kết thúc. Trong UML lớp thực thể được ký hiệu như sau:


Giao diện (Interface): là tập các thao tác làm dịch vụ cho lớp hoặc
thành phần. Giao diện mô tả hành vi quan sát được từ bên ngoài thành phần.
Nó mô tả một phần hoặc toàn bộ hành vi của lớp. Giao diện chỉ khai báo các
phương thức xử lý nhưng không định nghĩa nội dung thực hiện. Nó không
đứng một mình mà thường được gắn với lớp hay một thành phần.
Phần tử cộng tác (Collaboration): mô tả ngữ cảnh của sự tương tác
trong hệ thống và là một bộ các nguyên tắc và các phần tử khác cùng làm việc
để cung cấp một hành vi hợp tác lớn hơn hành vi của tất cả các phần tử. Bởi
vậy, phần tử cộng tác biểu diễn sự thực hiện của các phần làm nên hệ thống.
Ca sử dụng (Use case): mô tả một tập các hành động mà hệ thống sẽ
thực hiện để phục vụ cho các tác nhân ngoài. Tác nhân ngoài là những gì bên
ngoài, có tương tác, trao đổi với hệ thống.

7


Lớp tích cực (Active class): là lớp có các đối tượng làm chủ một hay
nhiều tình huống. Nó được xem như lớp thông thường nhưng đối tượng của nó
biểu diễn các thành phần có hành vi đang tương tranh với các thành phần
khác.
Thành phần (Component): biểu diễn vật lý mã nguồn, các tệp nhị phân
trong quá trình phát triển hệ thống. Mỗi thành phần biểu diễn một gói vật lý
các phần tử logic khác, như các lớp, các giao diện và phần tử cộng tác.
Nút (Node): thể hiện thành phần vật lý tồn tại khi chương trình chạy và
biểu diễn cho các tài nguyên được sử dụng trong hệ thống. Nút có thể là máy
tính, thiết bị phần cứng…
1.1.5. Các phần tử hành vi.
Các phần tử hành vi là các bộ phận động trong mô hình UML, chúng
mô tả hành vi của hệ thống theo thời gian và không gian. Có hai loại hành vi

chính là tương tác và trạng thái.
Sự tương tác (Interaction): Sự tương tác là các hành vi bao gồm tập
các thông điệp được trao đổi giữa các đối tượng trong một ngữ cảnh cụ thể để
hiện thực một mục đích cụ thể. Hành vi của nhóm đối tượng hay của mỗi thao
tác có thể chỉ ra bằng các tương tác.
Máy trạng thái (State machine): máy trạng thái bao gồm một tập các
phần tử biểu diễn các trạng thái, các chuyển dịch từ trạng thái này sang trạng
thái khác, các sự kiện kích hoạt chuyển dịch. Nó biểu diễn một dãy các trạng
thái liên tục mà một đối tượng hay một tương tác trải qua trong vòng đời
tương ứng với các sự kiện.
1.1.6. Phần tử nhóm .
Phần tử nhóm là công cụ để tổ chức các thành phần của một mô hình
thành các nhóm. Không giống thành phần, phần tử nhóm hoàn toàn là khái
niệm, nghĩa là chúng chỉ tồn tại vào thời điểm phát triển hệ thống chứ không
tồn tại vào thời điểm chạy chương trình.

8


1.1.7. Phần tử chú thích.
Phần tử chú thích là phần giải thích cho mô hình UML, nó có thể dùng
để mô tả, giải thích cho một phần tử bất kỳ trong mô hình và được gọi là lời
ghi chú.
1.1.8. Các quan hệ.
Có bốn loại quan hệ trong UML, đó là quan hệ phụ thuộc, quan hệ kết
hợp, quan hệ khái quát hóa và hiện thực hóa. Chúng là khối cơ sở để xây dựng
nên quan hệ trong UML. Chúng là khối cơ sở để xây dựng nên quan hệ trong
UML.
Quan hệ phụ thuộc (Dependence): Phụ thuộc là quan hệ ngữ nghĩa
giữa hai phần tử (sự vật), trong đó sự thay đổi của một sự vật có thể tác động

đến ngữ nghĩa của một sự vật khác.
Quan hệ kết hợp (Ossociation): Sự kết hợp là quan hệ cấu trúc mô tả
tập các mối liên kết giữa các đối tượng. Khi đối tượng của lớp này gửi nhận
thông điệp đến hoặc từ đối tượng của lớp kia thì ta gọi chúng là có quan hệ kết
hợp. Trong quan hệ kết hợp có hai dạng đặc biệt là tụ hợp và quan hệ hợp
thành. Tụ hợp biểu diễn quan hệ cấu trúc giữa toàn thể và bộ phận. Hợp thành
là quan hệ nếu như đối tượng toàn thể bị hủy bỏ thì các đối tượng bộ phận của
nó cũng bị hủy bỏ theo.
Tổng quát hóa (Generalization): Tổng quát hóa là quan hệ đặc biệt hóa
hay khái quát hóa mà trong đó đối tượng cụ thể (đối tượng con) sẽ kế thừa các
thuộc tính và phương thức của đối tượng tổng quát.
Hiện thực hóa (Realization): là quan hệ ngữ nghĩa giữa giao diện và
lớp, giữa UC và hợp tác hiện thực UC.

9


1.1.9. Các biểu biểu đồ trong UML.
Biểu đồ ca sử dụng (Use case diagram): mô tả sự tương tác giữa tác
nhân và hệ thống thông qua các ca sử dụng. Nó tập trung vào quan sát trạng
thái tĩnh của các UC trong hệ thống.
Biểu đồ lớp (Class diagram): chỉ một tập các lớp, các giao diện, các sự
cộng tác, các mối quan hệ của chúng. Chúng ta sử dụng biểu đồ lớp để mô
hình hóa khung nhìn thiết kế tĩnh của hệ thống. Khi mô hình hóa khung nhìn
thiết kế tĩnh của một hệ thống, ta thường dùng biểu đồ lớp theo một trong ba
cách sau:
 Mô hình hóa bảng từ vựng của hệ thống.
 Mô hình hóa các sự cộng tác đơn giản.
 Mô hình hóa cơ sở dữ liệu logic.
Biểu đồ trình tự (Sequence diagram): mô tả tương tác tác giữa các đối

tượng với nhau và tập trung vào mô tả trật tự các thông điệp theo thời gian. Ta
có thể sử dụng biểu đồ trình tự theo hai cách:
 Mô hình hóa các luồng điều khiển (sự kiện) theo trình tự
thời gian.
 Mô hình hóa các luồng điều khiển của tổ chức.
Biểu đồ cộng tác (Collaboration diagram): tương tự như biểu đồ trình
tự nhưng nhấn mạnh vào sự tương tác của các đối tượng trên cơ sở cộng tác
với nhau bằng cách trao đổi các thông điệp để thực hiện các yêu cầu theo ngữ
cảnh công việc.
Biểu đồ chuyển trạng thái (State diagram): mô tả vòng đời của đối
tượng từ lúc nó được sinh ra đến khi bị hủy bỏ. Nó cung cấp cách thức mô
hình hóa các trạng thái khác nhau của đối tượng.
Biểu đồ hoạt động (Active diagram): chỉ ra dòng điều khiển từ hoạt
động này đến hoạt động khác, bao gồm cả việc mô hình hóa các bước, tiến
trình thực hiện cũng như các điểm quyết định và sự rẽ nhánh theo luồng sự
kiện. Ta có thể sử dụng biểu đồ hoạt động theo hai cách:
 Để mô hình hóa luồng công việc.

10


 Để mô hình hóa một tác vụ.
Biểu đồ thành phần (Component diagram): biểu đồ thành phần cho ta
cái nhìn vật lý của mô hình. Nó được sử dụng để mô hình hóa về mặt vật lý
của các hệ thống hướng đối tượng. Biểu đồ thành phần cho ta thấy các thành
phần phần mềm bên trong hệ thống và quan hệ giữa chúng. Ta có thể sử dụng
biểu đồ thành phần theo một trong bốn cách sau:
 Để mô hình hóa mã nguồn.
 Để mô hình hóa các thành phần có thể thực thi.
 Để mô hình hóa các cơ sở dữ liệu vật lý.

 Để mô hình hóa các hệ thống có thể thích ứng được.
Biểu đồ triển khai (Deplopment diagram): chỉ ra bố trí vật lý của các
mạng và các thành phần của hệ thống. Nó biểu diễn cấu hình các nút xử lý
đang vận hành và các thành phần sống trên chúng, nó còn bao gồm các nút và
các ràng buộc. Biểu đồ triển khai cũng nhằm vào mô hình hóa sự phân tán, gửi
đi và cài đặt các thành phần tạo nên hệ thống vật lý. Ta có thể sử dụng biểu đồ
triển khai theo một trong ba cách sau:
 Mô hình hóa các hệ thống nhúng.
 Mô hình hóa các hệ thống máy khách/ máy dịch vụ.
 Mô hình hóa các hệ thống phân tán đầy đủ.
1.2. Tổng quan về quy trình phát triển phần mềm hướng đối tượng.
Quy trình phát triển phần mềm hướng đối tượng được xác định thông
qua tập các hoạt động cần được thực hiện để chuyển đổi các yêu cầu của
khách hàng thành hệ thống phần mềm. Có sáu bước chính cần thực hiện trong
quy trình phát triển phần mềm hướng đối tượng:
1. Xác định và đặc tả yêu cầu.
2. Phân tích hệ thống.
3. Thiết kế hệ thống.
4. Lập trình, mã hóa chương trình.
5. Kiểm định hệ thống.
6. Vận hành và bảo trì hệ thống.

11


1.2.1. Xác định và đặc tả yêu cầu.

Xác định và đặc tả yêu cầu là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình phát
triển phần mềm. Từ các yêu cầu của khách hàng chúng ta xác định được các
mục tiêu cần phát triển. Thường đó là những yêu cầu chức năng về những gì

mà hệ thống phải thực hiện, nhưng chưa cần chỉ ra các chức năng đó thực hiện
như thế nào. Việc xác định đúng và đầy đủ các yêu cầu của bài toán là nhiệm
vụ rất quan trọng, nó làm cơ sở cho tất cả các bước tiếp theo trong dự án phát
triển phần mềm. Muốn vậy thì phải đặc tả chi tiết các yêu cầu của hệ thống.
Tài liệu đặc tả các yêu cầu được sử dụng để:
 Làm cơ sở trao đổi với người sử dụng, để thảo luận giữa
các nhóm thành viên trong dự án.
 Làm căn cứ để kiểm tra, thử nghiệm trong các bước tiếp
theo của quá trình phát triển phần mềm.
1.2.2. Phân tích hệ thống hướng đối tượng.
Phân tích hướng đối tượng là một giai đoạn của quá trình phát triển
phần mềm, trong đó mô hình khái niệm được mô tả chính xác thông qua các
đối tượng thực và các khái niệm của bài toán ứng dụng.
Phân tích hướng đối tượng tập trung vào việc tìm kiếm các đối tượng,
khái niệm trong lĩnh vực bài toán và xác định mối quan hệ của chúng trong hệ
thống.
Kết quả chính của phân tích hệ thống hướng đối tượng là biểu đồ lớp,
biểu đồ trạng thái, biểu đồ trình tự, biểu đồ cộng tác, biểu đồ thành phần.
1.2.3. Thiết kế hệ thống hướng đối tượng.
Thiết kế hướng đối tượng là một giai đoạn trong quá trình phát triển
phần mềm, trong đó hệ thống được tổ chức thành tập các đối tượng tương tác
với nhau và mô tả được cách để hệ thống thực thi nhiệm vụ của bài toán ứng
dụng.
Trong khâu thiết kế hệ thống hướng đối tượng chủ yếu để trả lời các
câu hỏi:

12


- Trong hệ thống có những lớp đối tượng nào, trách nhiệm của chúng là

gì?
- Các đối tượng tương tác với nhau như thế nào?
- Các nhiệm vụ mà mỗi lớp đối tượng phải thực hiện là gì?
- Dữ liệu nghiệp vụ và các giao diện được thực hiện như thế nào?
- Kiến trúc và cấu hình hệ thống?
Nhiệm vụ chính của thiết kế hệ thống là:
- Xây dựng các thiết kế chi tiết mô tả các thành phần của hệ thống ở
mức cao hơn khâu phân tích, thiết kế giao diện để phục vụ cài đặt. Nghĩa là,
các lớp đối tượng được định nghĩa chi tiết, gồm đầy đủ các thuộc tính, các
thao tác phục vụ cho việc cài đặt bằng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng
được lựa chọn ở các bước sau.
- Đưa ra được kiến trúc của hệ thống để đảm bảo hệ thống có thể thay
đổi, có tính mở, dễ bảo trì, thân thiện với người sử dụng...Nghĩa là tổ chức các
lớp hay các gói thành hệ thống con theo một kiến trúc phù hợp với nhu cầu
phát triển của công nghệ, đồng thời phù hợp với xu thế phát triển của lĩnh vực
ứng dụng.
- Thiết kế cơ sở dữ liệu, có thể chọn mô hình quan hệ hay mô hình đối
tượng. Bởi vì tồn tại nhiều mô hình dữ liệu khác nhau, nên khi xây dựng hệ
thống phần mềm lớn, chúng ta phải thiết kế các phương án tích hợp dữ liệu từ
nhiều nguồn khác nhau, nghĩa là những khả năng chuyển đổi, kết hợp các mô
hình dữ liệu đó với nhau.
1.2.4. Lập trình hướng đối tượng.
Trong giai đoạn này, mỗi thành phần đã được thiết kế sẽ được lập trình
bằng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng được lựa chọn thành những module
chương trình. Mỗi module này sẽ được kiểm định hoặc thử nghiệm theo các
tài liệu đặc tả của giai đoạn thiết kế.
1.2.5. Kiểm định phần mềm.

13



Các mudule chương trình cần phải được kiểm định và sau đó được tích
hợp với nhau thành hệ thống tổng thể. Chúng phải được kiểm tra xem có đáp
ứng được các yêu cầu của khách hàng hay không. Kiểm thử phần mềm là một
quá trình liên tục, xuyên suốt mọi giai đoạn trong quá trình phát triển nhằm
đảm bảo rằng mọi phần mềm thỏa mãn các yêu cầu thíêt kế, thẩm định xem
những yêu cầu đó có đáp ứng các yêu cầu của người dùng hay không. Kiểm
thử chương trình đồng nghĩa với việc tìm ra lỗi chưa được phát hiện, chứ
không thể chứng minh là chương trình đó đúng đắn.
1.2.6. Vận hành, khai thác và bảo trì hệ thống.
Giai đoạn này bắt đầu cài đặt hệ thống phần mềm trong môi trường sử
dụng của khách hàng sau khi sản phẩm đã được kiểm định và giao cho khách
hàng, hệ thống sẽ hoạt động, cung cấp các thông tin, xử lý các yêu cầu và thực
hiện những gì được thiết kế. Bảo trì phần mềm là đảm bảo cho hệ thống hoạt
động đáp ứng được các yêu cầu của người sử dụng, của khách hàng. Mà yêu
cầu này trong thực tế lại hay thay đổi, do vậy công tác bảo trì lại bao gồm cả
những sự thay đổi hệ thống sao cho nó phù hợp với yêu cầu hiện tại của họ,
thậm chí có những thay đổi chưa phát hiện được trong các pha phân tích thiết
kế. Nghĩa là, hệ thống phần mềm phải được nâng cấp, hoàn thiện liên tục và
chi phí cho công tác bảo trì là khá tốn kém. Thông thường, có hai loại nâng
cấp:
-

Nâng cao hiệu quả của hệ thống: bao gồm những thay đổi mà khách
hàng cho rằng sẽ cải thiện hiệu quả công việc của hệ thống, như bổ
xung thêm các chức năng, giảm thời gian xử lý…

-

Đảm bảo sự thích nghi đối với sự thay đổi môi trường của hệ thống

hay sự sửa đổi cho phù hợp với những thay đổi của chính sách, quy
chế mới ban hành...

14


CHƯƠNG 2
XÁC ĐỊNH YÊU CẦU VÀ PHÂN TÍCH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG HỆ
THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT ÂU.
2.1. Xác định và đặc tả yêu cầu.
Công ty cổ phần Việt Âu là một công ty thương mại hoạt động trên nhiều
lĩnh vực khác nhau như kinh doanh nhà, kinh doanh và cho thuê xưởng kho, dịch
vụ cho thuê văn phòng. Dịch vụ nhà đất, môi giới và quản lý bất động sản, tư vấn
về quản trị kinh doanh, tư vấn đầu tư, xây dựng dân dụng công nghiệp. Công ty
cổ phần Việt Âu có trụ sở đặt tại 36 Trịnh Đình Thảo - Phường Hoà Thạnh, Quận
Tân phú – Thành phố Hồ Chí Minh.
Hệ thống kế toán của công ty cổ phần Việt Âu gồm có hai hạng mục chính
là kế toán tài sản cố định và kế toán tiền lương.
2.1.1. Nghiệp vụ kế toán tài sản cố định của Việt Âu.
2.1.1.1. Các khái niệm liên quan đến kế toán tài sản cố định
Tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất
thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh
doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến
trúc, máy móc, thiết bị…
Nguyên giá tài sản cố định là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp
phải bỏ ra để có tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng
thái sẵn sàng sử dụng.
Giá trị hợp lý của tài sản cố định là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa
các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Thời gian sử dụng tài sản cố định là thời gian doanh nghiệp dự tính sử

dụng tài sản cố định vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc xác định theo số
lượng, khối lượng sản phẩm dự kiến sản xuất được từ việc tài sản cố định theo
quy định hiện hành, ở điều kiện bình thường, phù hợp với các thông số kinh tế
- kỹ thuật của tài sản cố định và các yếu tố khác có liên quan đến sự hoạt động
của tài sản cố định.

15


Hao mòn tài sản cố định là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của
tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn
của tự nhiên, do tiến bộ của kỹ thuật…
Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định là tổng cộng giá trị hao
mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ
thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong
thời gian sử dụng tài sản cố định.
Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định là tổng cộng số khấu hao đã
trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ được tính đến thời điểm báo
cáo.
Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định là hiệu số giữa
nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao lũy kế (hoặc giá trị hao mòn lũy kế)
của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo.
2.1.1.2. Phân loại tài sản cố định.
Nhà cửa, vật kiến trúc: là tài sản cố định của doanh nghiệp được hình
thành sau quá trình thi công xây dựng như trụ sở làm việc, nhà kho, hàng rào,
các công trình trang trí cho nhà cửa, đường xá, cầu cống, cầu cảng…
Máy móc thiết bị: là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp như máy móc chuyên dùng, thiết bị công
tác, dây truyền công nghệ, những máy móc đơn lẻ…

Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: là các loại phương tiện vận
tải như phương tiện vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường không, đường ống
và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống thông tin, hệ thống điện, đường ống
nước, băng tải…
Thiết bị, dụng cụ quản lý: là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công
tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính phục vụ
quản lý, thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút ẩm,
hút bụi, chống mối mọt…

16


Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: là các vườn cây
lâu năm như vườn cà phê, vườn chè, vườn cao su, vườn cây ăn quả, thảm cỏ,
thảm cây xanh…; xúc vật làm việc hoặc cho sản phẩm như đàn voi, đàn ngựa,
đàn trâu, đàn bò…
Các loại tài sản cố định khác: là toàn bộ các loại tài sản cố định khác
chưa liệt kê vào năm loại trên.

17


2.1.1.3 Quy định về quản lý, sử dụng tài sản cố định.
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định:
 Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai;
 Nguyên giá của tài sản cố định phải xác định một cách
đáng tin cậy;
 Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên;
 Có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên.
Nguyên tắc trích khấu hao.

Mọi tài sản cố định của công ty liên quan đến hoạt động kinh doanh
đều phải trích khấu hao.
Không được tính và trích khấu hao đối với những tài sản cố định đã hết
khấu hao nhưng vẫn sử dụng vào hoạt động kinh doanh
Mỗi tài sản cố định phải được quản lý theo nguyên giá, số khấu hao lũy
kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán:
Giá trị còn lại trên
sổ kế toán của tài
sản cố định

=

Nguyên giá của
tài sản cố định

-

Phương pháp tính khấu hao:
Mức trích khấu
hao trung bình
hàng năm

Mức trích khấu
hao trung bình
hàng tháng

Nguyên giá của
tài sản cố định
=


Số khấu hao
lũy kế của tài
sản cố định

Mức trích khấu
hao trung bình
hàng năm
=

12

18

Số khấu hao
lũy kế của tài
sản cố định


Hàng tháng bộ phận kế toán phải lập các báo cáo liên quan đến khấu
hao các tài sản cố định có trong công ty, đồng thời lập danh sách các tài sản
cố định đã hết hạn khấu hao.
2.1.2. Nghiệp vụ kế toán tiền lương của Việt Âu.
2.1.2.1. Chính sách lương của Việt Âu.
Thang lương nội bộ của công ty được chia làm 5 bậc lương chính:
Bậc lương

Cấp bậc chức vụ

Mô tả


Bậc 5: Quản lý 61 trở đi
cao nhất
Bậc 4: Quản lý 54-60
cao cấp
Bậc 3: Quản lý 51-54
trung cấp

Lãnh đạo cao nhất

Bâc 2: Nhân viên 47-50
chuyên môn
Bâc 1: Nhân viên 40-46
lao động đơn giản

Nhân viên có chuyên môn

Lãnh đạo của các phòng ban
Các phó phòng, phó giám đốc của
các phòng.

Nhân viên thông thường

Cơ cấu thu nhập : Thu nhập của nhân viên gồm có thu nhập từ lương
căn bản, lương làm thêm giờ và phụ cấp ăn trưa.
Thu nhập từ lương căn bản: Lương căn bản là phần thu nhập quan
trọng nhất của nhân viên được dùng làm cơ sở để tính lương ngoài giờ, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Mỗi cấp bậc chức vụ có một mức lương căn bản ứng với cấp bậc chức
vụ đó trong thang lương.
Tuỳ theo cấp bậc, chức vụ, thời gian đảm nhận chức vụ, lương căn bản

của người lao động xét theo 1 trong 3 khoản sau:
Lương căn bản khởi điểm: Áp dụng cho nhân viên mới bắt đầu đảm
nhận chức vụ được phân công.
Lương căn bản chính thức: Áp dụng cho nhân viên được đánh giá là
đã hội đủ năng lực cần thiết để đảm nhận cấp bậc chức vụ được phân công.
Hàng năm công ty tiến hành đánh giá để nâng lên mức lương căn bản chính

19


thức cho những nhân viên đang hưởng lương căn bản khởi điểm mà mức độ
hoàn thành công việc được đánh giá là hội đủ cho cấp bậc chức vụ đó.
Lương căn bản thực thụ: Được áp dụng cho nhân viên có kinh
nghiệm, kỹ năng hoặc kiến thức vượt quá các yêu cầu của chức vụ. Yếu tố này
sẽ được lãnh đạo công ty đánh giá, xem xét theo hệ thống đánh giá năng lực
của công ty.
Bảng thang thu nhập từ lương căn bản:
Bậc lương

62

Thu nhập từ lương căn bản
Khởi điểm Chính thức
4,536,316
5,274,785

Thực thụ
6,329,742

61


4,051,940

4,508,363

5,410,037

60

3,313,840

3,853,302

4,623,963

59

2,832,342

3,293,421

3,952,105

58

2,420,805

2,814,889

3,377,867


57

2,069,064

2,405,888

2,887,066

56

1,768,431

2,056,315

2,467,578

55

1,511,480

1,757,534

2,109,041

54

1,579,611

1,735,836


2,083,003

53

1,436,010

1,578,033

1,893,640

52

1,305,463

1,434,575

1,721,490

51

1,245,116

1,304,159

1,564,991

50

912,911


1,003,199

1,203,839

49

829,920

912,000

1,094,399

48

754,472

829,091

994,909

47

710,209

743,441

892,129

46


566,846

622,908

747,490

45

515,315

566,280

679,536

44

468,468

514,800

617,760

43

425,880

468,000

561,600


20


Phụ cấp ăn trưa: Để hỗ trợ nhân viên ăn trưa, công ty phụ cấp ăn trưa
cho mỗi nhân viên 7500 đồng/ ngày làm việc.
Lương làm thêm giờ: Điều kiện được hưởng lương ngoài giờ là:
 Thực hiện công việc theo yêu cầu của tổng giám đốc hoặc của
lãnh đạo trực tiếp.
 Công việc làm ngoài giờ là những công việc ngoài chỉ tiêu đã
giao cho các nhân viên hoặc để rút ngắn thời gian hoàn thành
chỉ tiêu của cá nhân.


Thời gian làm thêm giờ có thể vào những ngày bình thường
ngoài giờ hành chính hoặc những ngày nghỉ.

Lương làm thêm giờ được tính như sau:
Tiền lương thêm giờ = (Lương căn bản /176) * (200% số giờ làm thêm)
2.1.2.2. Theo dõi các sai phạm.
Các nhân viên khi mắc các sai phạm sẽ bị trừ lương theo quy định:
 Nhân viên nào đi làm muộn, về sớm 15 - 30 phút đến: trừ 3%
lương căn bản
 Nhân viên đi làm muộn, về sớm 30 – 60 phút: trừ 5% lương căn
bản.
 Nhân viên đi làm muộn quá 60 phút coi như nghỉ không lý do.
Những nhân viên nào nghỉ có lý do thì chỉ được hưởng lương căn bản và
sẽ không được hưởng phụ cấp ăn trưa của ngày nghỉ đó.
* Kết luận sau quá trình khảo sát:
Từ việc khảo sát trên ta có thể nhận thấy rằng: Hiện nay, công việc tính

khấu và quản lý tài sản cố định cũng như tính lương hàng tháng của kế toán trong
công ty hoàn toàn phải thực hiện thủ công mặc dù có sự trợ giúp của máy tính bỏ
túi nhưng cũng không tránh khỏi nhầm lẫn và rất mất nhiều thời gian, công sức.
Vấn đề đặt ra là phải xây dựng một phần mềm cho phép lưu trữ, tính khấu tài sản
cố định, lập danh sách những tài sản cố định hết hạn khấu hao và theo dõi, tính
lương cho nhân viên một nhanh chóng, chính xác, dễ sử dụng. Sau khi xây dựng
thành công chương trình sẽ có khả năng để triển khai thực tế tại công ty.

21


2.2. Phân tích hệ thống.
2.2.1. Các tác nhân của hệ thống:
-

Quản trị hệ thống.

-

Nhân viên kế toán.

2.2.2. Các UC hệ thống.
Các UC của tác nhân quản trị hệ thống.
-

Cập nhật danh mục nguồn vốn

-

Cập nhật danh mục nhà cung cấp


-

Cập nhật danh mục mục đích sử dụng

-

Cập nhật nhóm tài sản cố định

-

Cập nhật danh mục bộ phận.

-

Cấp quyền truy nhập hệ thống

Các UC của tác nhân nhân viên kế toán.
-

Khai báo thông tin tài sản cố định

-

Tính mức trích khấu hao năm

-

Tính mức trích khấu hao tháng


-

Điều chuyển sử dụng tài sản giữa các bộ phận

-

Lập danh sách tài sản hết hạn khấu hao

-

Khai báo thông tin nhân viên

-

Xác lập giá trị lương căn bản

-

Cập nhật phiếu nghỉ

-

Cập nhật phiếu làm thêm giờ

-

Theo dõi sai phạm

-


Tính lương

22


2.2.3. Biểu đồ UC.
Biểu đồ UC các chức năng của quản trị hệ thống.

Cap nhat bac luong

Cap nhat nhom TSCD
Cap nhat nguon von

Cap nhat khoan luong

Login

Cap nhat sai pham

Logout

Quan tri he thong

Cap nhat nha cung cap
Cap nhat ly do nghi

Cap nhat muc di ch su dung
Cap nhat bo phan su dung

Biểu đồ UC các chức năng của kế toán viên.


Len ds T SCD het han khau hao

Cap nhat nhan vien

Dieu chuyen su dung T SCD

Xac lap gia tri luong can ban

Login

Cap nhat phieu nghi
Ke toan vien

Logout

T heo doi sai pham\
Cap nhat thong tin TSCD

Tinh luong
T inh khau hao T SCD theo ky

Lap chung tu thanh ly T SCD

23


2.2.4. Đặc tả chi tiết từng UC.
* UC cập nhật danh mục nhóm tài sản cố định
- Mục đích: Cập thông tin nhóm tài sản cố định

- Tác nhân: Quản trị hệ thống
- Mô tả: Tài sản cố định được phân thành các nhóm khác nhau theo quy
định của bộ tài chính. Khi có sự thay đổi về cách phân nhóm tài sản cố định
thì sử dụng form này để cập nhật lại.
- Luồng sự kiện
+ Luồng sự kiện chính
Hành động của tác nhân

Phản ứng của hệ thống

1. Chọn menu cập nhật nhóm tài sản cố 2. Hiển thị form cập nhật nhóm tài sản cố
định

định

3. Chọn một trong các chức năng thêm 4. Hiển thị form nhập thông tin nhóm tài
mới, sửa hoặc xoá thông tin nhóm tài sản sản cố định
cố định

6. Kiểm tra các thông tin nhập vào.

5. Nhập các thông tin nhóm tài sản cố định 7. Hệ thống thực hiện cập nhật thông tin
nhóm tài sản cố định.

+ Luồng sự kiện phụ: Nếu thông tin nhóm tài sản cố định vừa nhập vào
không hợp lệ thì hiện thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại.

24



* UC cập nhật danh mục bộ phận
- Mục đích: Cập nhật danh sách các bộ phận (phòng ban) trong công ty
để phục vụ cho việc quản lý tài sản cố định và quản lý lương của các nhân
viên theo từng bộ phận.
- Tác nhân: Quản trị hệ thống
- Mô tả: Khi có thêm hoặc thay đổi phòng ban thì sử dụng chức năng
này để cập nhật lại
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính
Hành động của tác nhân
1. Chọn menu cập nhật bộ phận

Phản ứng của hệ thống
2. Hiển thị form cập nhật bộ phận

3. Chọn một trong các chức năng thêm 4. Hiển thị form nhập thông tin bộ phận
mới, sửa hoặc xoá thông tin bộ phận

6. Kiểm tra các thông tin nhập vào.

5. Nhập các thông tin bộ phận

7. Hệ thống thực hiện cập nhật thông tin
bộ phận.

+ Luồng sự kiện phụ: Nếu thông tin bộ phận vừa nhập vào không hợp
lệ thì hiện thông báo lỗi và yêu cầu nhập lại.

* UC cập nhật nhà cung cấp
- Mục đích: Cập nhật danh mục các nhà cung cấp tài sản cố định cho

công ty.
- Tác nhân: Quản trị hệ thống
- Mô tả: Khi mua tài sản cố định, công ty phải quản lý các thông tin
liên quan đến nhà cung cấp để tiện cho việc bảo hành, sửa chữa tài sản cố định
khi có trục trặc.
- Luồng sự kiện:
+ Luồng sự kiện chính

25


×