Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc mỹ trên chiến trường chính miền nam từ năm 1965 đến năm 1973 tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.63 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài “Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ
trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973” được
tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ khoa học Lịch sử, chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
Luận án tập trung làm rõ yêu cầu khách quan, chủ trương và sự
chỉ đạo của Đảng về kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến
trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973; trên cơ sở đó
đưa ra những đánh giá, nhận xét hoạt động lãnh đạo của Đảng, và đúc
rút những kinh nghiệm.
Những vấn đề luận giải trong luận án được dựa trên cơ sở lý
luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan
điểm của Đảng về chiến tranh cách mạng; các báo cáo, tổng kết của
Trung ương, của các bộ ngành, địa phương về cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước; kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các
công trình khoa học đã công bố.
2. Lý do lựa chọn đề tài
Từ năm 1965, Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến ở miền Nam,
tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc Việt Nam. Trước
những hành động leo thang chiến tranh của Mỹ, nhiều quốc gia và
tổ chức quốc tế lo ngại nếu Việt Nam không “kiềm chế”, cứ tiếp
tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ rất có thể sẽ dẫn đến
một cuộc chiến tranh thế giới mới.
ĐCSVN quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ đồng thời chủ trương
kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam và chỉ
đạo cả nước đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược theo chủ trương đó.
Đã có nhiều câu hỏi được đặt ra về cuộc “chiến tranh Việt
Nam”đến hiện nay vẫn đang được nghiên cứu nhưng chưa được trả lời
đầy đủ và thấu đáo. Có nhiều ý kiến, quan điểm khác biệt , về thắng và
thua, về nghệ thuật quân sự và vai trò lãnh đạo của ĐCSVN trong


cuộc kháng chiến.
Nghiên cứu chủ trương kiềm chế và đánh thắng đế quốc
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam trong những năm 1965 1973 góp phần lý giải rõ hơn cho câu hỏi “Vì sao Việt Nam
thắng Mỹ?”, đồng thời góp phần làm đầy đủ hơn về lịch sử Đảng
thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Thông qua nghiên cứu đúc rút những kinh nghiệm về quá trình
lãnh đạo của Đảng thời kỳ này, nhận định về Mỹ, cách đánh và cách


2
thắng Mỹ trong chiến tranh , gợi mở vận dụng vào thực hiện công cuộc
bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Với những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo
kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền
Nam từ năm 1965 đến năm 1973” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên
ngành Lịch sử ĐCSVN.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Luận án làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về kiềm chế,
đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965
đến năm 1973; trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm có giá trị tham
khảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ yêu cầu khách quan cần kiềm chế, đánh thắng đế quốc
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
Phân tích, luận giải làm rõ chủ trương và chỉ đạo của Đảng kiềm
chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm
1965 đến năm 1973.
Đánh giá những thành công, hạn chế và rút ra kinh nghiệm từ
thực tiễn Đảng lãnh đạo kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến

trường chính miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng về kiềm chế và đánh
thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Luận án nghiên cứu bối cảnh quốc tế, âm mưu
thủ đoạn của Mỹ trong thực hiện hai chiến lược “chiến tranh cục
bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” từ đó làm nổi bật trọng tâm
nghiên cứu là chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về kiềm chế và
đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
Về thời gian: Từ đầu năm 1965 đến tháng 1-1973, khi Hiệp định
Paris được ký kết. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hệ thống và đạt được mục
đích nghiên cứu, luận án có đề cập một số sự kiện trước và sau khoảng
thời gian nói trên.
Về không gian: Trên hai miền Nam, Bắc Việt Nam và phạm vi
Đông Dương.


3
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCSVN về chiến tranh cách
mạng chiến tranh và quân đội, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
* Cơ sở thực tiễn
Dựa trên cơ sở các báo cáo, tổng kết của Trung ương, của các
bộ ngành địa phương; các đề tài khoa học, luận án; các sách chuyên
khảo, tham khảo của các tác giả trong và ngoài nước có liên quan đến
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam nói

chung, thời kỳ 1965 - 1973 nói riêng.
* Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ đạo của luận án là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic, đồng thời sử dụng phương pháp so
sánh, thống kê, tổng kết lịch sử.
6. Những đóng góp mới của luận án
Luận án cung cấp một số tư liệu mới về âm mưu mở rộng chiến
tranh của đế quốc Mỹ ra miền Bắc và Đông Dương trong những năm
1965 - 1973.
Khái quát và hệ thống hóa chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về kiềm
chế, đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965 đến
năm 1973.
Đưa ra nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế; đúc rút những
kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế
quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của đề tài
Luận án góp phần khẳng định bản lĩnh chính trị, tinh thần độc
lập, tự chủ và sự sáng tạo của ĐCSVN ở thời kỳ khó khăn, quyết liệt
nhất của cuộc kháng chiến chống Mỹ - nguyên nhân chủ yếu quyết
định nhất đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Góp phần tổng kết một thời kỳ lịch sử oanh liệt nhất của cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo giảng
dạy, nghiên cứu và học tập về lịch sử Đảng trong các học viện, nhà
trường trong và ngoài quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Luận án kết cấu gồm: phần Mở đầu, Tổng quan về vấn đề
nghiên cứu có liên quan đến đề tài, 03 chương (08 tiết), Kết luận,
Danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả, Danh mục tài liệu
tham khảo và Phụ lục.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI: “ĐẢNG LÃNH ĐẠO KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH
THẮNG ĐẾ QUỐC MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH
MIỀN NAM


4
TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1973”
1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Ở nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ có rất nhiều bài viết và công trình
nghiên cứu về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam.
Các tác giả là những quan chức quan trọng trong bộ máy lập pháp,
hành pháp và cơ quan thuộc cỗ máy chiến tranh của Mỹ tham gia viết về
chiến tranh Việt Nam. Tiêu biểu: Tường trình của một quân nhân (A
Soldier Reports) của William C. Westmoreland; Nhìn lại quá khứ, tấn
thảm kịch và bài học về Việt Nam, (In Retropect: The Tragedy and Lesson
of Vietnam) của Robert S. McNamara; Hồi ký Richard Nixon (The
Memoirs of Richard Nixon) của Richard Nixon; ...
Các nhà khoa học: Là các giáo sư và học giả có danh tiếng ở
các trường đại học, những nhà nghiên cứu lịch sử, luật gia. Trong số
này có nhiều người sống ở Việt Nam trong thời gian dài, theo sát
từng bước phát triển của cuộc chiến tranh. Các tác phẩm tiêu biểu:
Lời phán quyết về Việt Nam (Vietnam Verdict : A Citizen’s History)
của Joseph A. Amter; Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến
Nixon (The United States and Indochina from FDR to Nixon) của
Peter A. Pooler ; Giải phẫu một cuộc chiến tranh Việt Nam, Mỹ và kinh
nghiệm lịch sử hiện đại, (Anatomy of war: Vietnam, The united States
and the Modern historical Experience) của Gabriel Kolko; Những bí
mật về cuộc chiến tranh Việt Nam (Secrets: A memorior of Vietnam
and the Pentagon papers) của Danien Ellsberg...

Các phóng viên ở chiến trường và các cựu chiến binh. Tiêu
biểu : Những bí mật của cuộc chiến tranh Việt Nam (Secret of the
Vietnam War) Philip B. Davidson; Việt Nam - Cuộc chiến mười
nghìn ngày (Vietnam: The Ten Thousand Day War) của Michael
Maclear; The fisrt Battle: Operation Starlite and the Biginning of
the Blood Debt in Vietnam của Otto J. Lehrach; The Killing Zone:
My life in the Vietnam war của Frederick Down; Kill Anything That
Moves: The Real American War in Vietnam của Nick Turse ...
Nhìn chung, do nhiều yếu tố, các tác giả nước ngoài và Mỹ
không thấy hết mọi khía cạnh của cuộc chiến, nhất là nhân tố nội tại
của cuộc kháng chiến mà nhân dân Việt Nam tiến hành.
2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Các công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách. Tiêu
biểu: Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước Thắng lợi và


5
bài học; Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 2 (1954-1975);
Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975. Thắng lợi và bài
học; Lịch sử quân sự Việt Nam: Những nhân tố hợp thành sức
mạnh Việt Nam thắng Mỹ; Đặc biệt là bộ sách Lịch sử cuộc kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước 1954-1975, gồm 9 tập do Viện Lịch sử
quân sự nghiên cứu, biên soạn. Bốn tập có liên quan gần đến đề tài
luận án:Tập IV, “Cuộc đụng đầu lịch sử.Tập V, “Tổng tiến công và
nổi dậy năm 1968”. Tập VI, “Thắng Mỹ trên chiến trường ba nước
Đông Dương.Tập VII, “Thắng lợi quyết định năm 1972”
Nhiều cuốn sách lịch sử do các tướng lĩnh trực tiếp lãnh đạo,
chỉ huy trong cuộc kháng chiến và cá nhân các nhà khoa học viết: Về
cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Đại tướng Văn Tiến Dũng;
Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu

nước; Cuộc đấu trí ở tầm cao trí tuệ Việt Nam của GS Trần Nhâm.
Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước thời kỳ 1965 - 1975 của PGS Nguyễn Xuân Tú…
Nhiều luận án tiến sĩ lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước có đề cập ít nhiều đến chủ trương này. Luận án PTS của
Hà Minh Hồng: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong giai đoạn
1969-1972:chống phá bình định nông thôn ở Nam Bộ. Luận án PTS
của Hồ Khang: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân
1968 ở miền Nam Việt nam. Luận án TS Lê Văn Mạnh: Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến
tranh” của đế quốc Mỹ từ 1969 đến 1975.
Ngoài ra còn rất nhiều bài báo có tính chất nghiên cứu, trao đổi
sâu về một vấn đề được đăng tải trên các tạp chí khoa học.
3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công
trình khoa học đã được công bố, những vấn đề đặt
ra luận án tập trung giải quyết
3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã được công bố
1. Các công trình nghiên cứu rất phong phú, đa dạng với lượng thông tin
đồ sộ và chất lượng các công trình ngày càng sâu sắc bởi các văn bản lưu trữ
liên quan được công bố. Qua khảo cứu các công trình cho thấy:
Thứ nhất, về nguy cơ Mỹ mở rộng phạm vi, không gian, quy
mô, cường độ hơn thực tế diễn ra trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam thời kỳ 1965 - 1973 là rất cao:
- Thực tế diễn ra của cuộc chiến tranh có quy mô vượt ngoài dự kiến
theo kế hoạch của Mỹ về: Quân số đông, phương tiện chiến tranh nhiều và
hiện đại; cường độ lớn, tính ác liệt cao; thời gian dài, chi phí lớn.


6

- Nguy cơ sử dụng vũ khí hạt nhân: Một số tướng lĩnh và quan
chức chính phủ Mỹ đã có kế hoạch sử dụng bom nguyên tử chiến thuật ở
chiến trường Việt Nam và Lào vào thời điểm những năm 1965, 1968.
- Bị ám ảnh bởi thuyết domino, đế quốc Mỹ có quyết tâm cao
ngăn chặn “làn sóng đỏ” ở “nút chai” Đông Nam Á là miền Nam Việt
Nam (MNVN). Mỹ quyết tâm giữ và biến MNVN thành căn cứ quân
sự, lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa xã hội (CNXH) lan xuống
Đông Nam Á. Có tướng lĩnh cao cấp Mỹ đã lập kế hoạch tăng quân,
tiến công bằng lực lượng lục quân miền Bắc Việt Nam.
Thứ hai, các công trình trong nước ở các khía cạnh khác nhau đã đề
cập đến:
- Đảng xác định MNVN là chiến trường chính - chiến trường quan
trọng nhất trong thời kỳ 1965 - 1973.
- Đảng có chủ trương và đã chỉ đạo thực hiện kiềm chế và đánh
thắng Mỹ trên chiến trường chính được xác định là MNVN.
- Đảng đã chỉ đạo miền Bắc và Quân khu 4 chuẩn bị lực lượng,
các phương án sẵn sàng đánh địch tiến công bằng lực lượng lục quân.
- Các công trình đã đề cập ở mức độ khác nhau về nội dung,
mục tiêu, biện pháp Đảng chỉ đạo thực hiện kiềm chế Mỹ, đánh thắng
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
Thứ ba, Các công trình của người nước ngoài đã đề cập đến
chính quyền Mỹ và bộ máy chiến tranh của Mỹ bị “hạn chế”, “kiềm
chế” ở rất nhiều mặt, phải: “Nhảy theo vũ điệu chiến lược của Bắc
Việt” nên không thể mở rộng, tăng cường chiến tranh hơn nữa.
2. Các công trình cả trong nước và nước ngoài chưa đi sâu làm rõ các
vấn đề:
- Âm mưu và những kế hoạch của Mỹ mở rộng chiến tranh ra
ngoài phạm vi MNVN.
- Trình bày hệ thống, chuyên sâu chủ trương và sự chỉ đạo của
Đảng về kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam

trong những năm 1965 - 1973.
- Nhận xét, đánh giá về việc Đảng lãnh đạo kiềm chế, đánh thắng
đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam thời kỳ 1965 - 1973.
- Đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo
kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường miền
Nam thời kỳ này.
3. Các công trình này là nguồn tư liệu quý với những số liệu,
nhận định, đánh giá, kết luận tác giả có thể tham khảo, kế thừa trong
quá trình xây dựng và hoàn thiện đề tài luận án “Đảng lãnh đạo kiềm


7
chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ
năm 1965 đến năm 1973”
3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan,
tác giả xác định đề tài luận án “Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh
thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam từ năm 1965
đến năm 1973” tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản là:
Cung cấp một số tư liệu mới về âm mưu, thủ đoạn của Mỹ
trong thời kỳ 1965 - 1973, đặc biệt là các tư liệu về kế hoạch mở rộng
chiến tranh ra miền Bắc và Đông Dương.
Trình bày một cách lôgic, hệ thống về chủ trương và sự chỉ đạo
của Đảng kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường
chính miền Nam trong những năm 1965 - 1973.
Nhận xét những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân; Đúc rút những kinh
nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên
chiến trường chính miền Nam trong thời kỳ lịch sử này.
Chương 1
ĐẢNG LÃNH ĐẠO KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH THẮNG ĐẾ QUỐC

MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM (1965 - 1968)
1.1. Yêu cầu khách quan kiềm chế và đánh thắng đế quốc
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
1.1.1. Âm mưu thủ đoạn của đế quốc Mỹ đối với Việt Nam
Mỹ đưa quân vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam và nguy cơ
về cuộc chiến tranh trên bộ ở miền Bắc Việt Nam
Tháng 4-1965, Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào trực
tiếp tham chiến ở MNVN, tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”.
Cùng với việc đưa quân vào MNVN, Mỹ đã tổ chức tung gián
điệp, biệt kích ra miền Bắc, điều hành các hoạt động tuyên truyền tâm
lý chiến và tiến hành phá hoại kinh tế, quân sự miền Bắc, trong đó có
kế hoạch tấn công tập kích ven biển miền Bắc Việt Nam.
Sau hai năm thực hiện“chiến tranh cục bộ”, cuộc chiến đó đã
vượt quá rất nhiều về quy mô, tính chất, lực lượng, vũ khí, mục tiêu
chiến lược và phạm vi chiến tranh theo kế hoạch của Mỹ. Ở thời
điểm đó Mỹ đang tăng cường chiến tranh phá hoại bằng không quân,
hải quân với miền Bắc Việt Nam và có ý định mở rộng chiến tranh ra
toàn Đông Dương. Một số tướng lĩnh Mỹ thuộc đã có kế hoạch “vượt
khu phi quân sự”, tiến công miền Bắc Việt Nam bằng lục quân. Có
thời điểm, Lầu Năm Góc đã cân nhắc sử dụng vũ khí hạt nhân
chiến thuật.


8
Tiến hành chiến tranh phá hoại lần thứ nhất với miền
Bắc Việt Nam.
Về không quân, Mỹ thực hiện chiến dịch Sấm rền (Rolling
Thunder), huy động lực lượng lớn không quân, đánh phá quy mô
lớn và liên tục trên Bắc Việt Nam qua ba bước leo thang. Đồng
thời, Mỹ sử dụng lực lượng hải quân thực hiện thả thuỷ lôi nhằm

phong toả, triệt phá giao thông đường thuỷ miền Bắc.
Thực hiện “chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã đặt cách mạng Việt
Nam trước thử thách mới.
1.1.2.Tình hình quốc tế tác động đến cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam
Những nhân tố mới của tình tình quốc tế thập kỷ 60 cơ bản
thuận lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam. Tuy
nhiên, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam cũng phải đương
đầu với những khó khăn, thử thách phát sinh từ sự bất hoà trong
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Liên Xô yêu cầu Nam - Bắc Việt Nam cần chung sống hoà
bình và thi đua kinh tế. Trung Quốc chỉ một mực nhấn mạnh là Việt
Nam phải đánh lâu dài, đánh du kích, không đánh lớn.
Liên Xô và Trung Quốc không thống nhất với nhau về quan
điểm, hành động chống Mỹ xâm lược Việt Nam. Sự chia rẽ và mâu
thuẫn Xô - Trung ảnh hưởng lớn đến cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Về quan hệ của Trung Quốc với Campuchia, thời gian này cũng có
những vấn đề gây khó khăn cho sự đoàn kết ba nước Đông Dương.
Nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế bày tỏ sự ủng hộ Việt Nam
nhưng chưa tin chắc nhân dân Việt Nam thắng Mỹ. Họ lo ngại việc
Mỹ sẽ mở rộng chiến tranh bằng lục quân ra miền Bắc Việt Nam như
với chiến tranh Triều Tiên, họ đặc biệt lo ngại sâu sắc sợ chiến tranh
lan rộng thành cuộc chiến tranh thế giới mới. Vì, thực tế cuộc chiến
có nguy cơ lan rộng.
1.1.3. Yêu cầu đặt ra với cách mạng Việt Nam
Mỹ đưa quân tham chiến ở MNVN, cuộc chiến tranh ở Việt Nam
đã trở thành vấn đề nóng, nổi bật, thành trung tâm theo dõi, chú ý của
cộng đồng quốc tế. Vì, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống
Mỹ xâm lược diễn ra trong một khu vực tập trung toàn bộ mâu thuẫn lớn

nhất của thời đại, là mâu thuẫn gay gắt giữa hai ý thức hệ: chủ nghĩa cộng
sản và chủ nghĩa tư bản. Việt Nam tiếp tục cuộc kháng chiến, quyết tâm
đánh Mỹ, Việt Nam sẽ trở thành nơi diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử của
thời đại.


9
Nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh Mỹ giành độc lập dân tộc,
nhưng yêu cầu đặt ra là làm thế nào để hạn chế không cho chiến
tranh lan rộng thành cuộc chiến tranh giữa hai phe xã hội chủ nghĩa
và đế quốc chủ nghĩa? Làm thế nào để vừa xử lý tốt các mối quan
hệ, giữ vững đường lối độc lập, tự chủ tiến hành kháng chiến vừa
làm yên lòng bạn bè quốc tế và tranh thủ được sự nhất trí, ủng hộ
của họ? Có tiếp tục đánh Mỹ hay không? Làm thế nào để đánh Mỹ
và thắng Mỹ? Đây là những vấn đề rất mới đặt ra cho Đảng.
1.2. Chủ trương của Đảng
1.2.1. Nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ
Nội dung: Hạn chế quy mô, tính chất chiến tranh, hạn chế phạm vi
chiến trường và đánh thắng Mỹ trong phạm vi chiến trường chính được
xác định là MNVN.
Mục tiêu: Làm thất bại chính sách xâm lược, đánh tan ý chí
xâm lược của Mỹ, làm cho Mỹ không thể mở rộng và tiếp tục
kéo dài chiến tranh xâm lược được nữa, chịu thua và rút quân.
Về nhiệm vụ, tập trung lực lượng của cả nước giành thắng lợi
quyết định ở miền Nam trong thời gian tương đối ngắn. Trong mối quan
hệ giành thắng lợi quyết định ở miền Nam càng nhanh thì càng có khả
năng hạn chế, ngăn chặn Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.
Nhiệm vụ chiến trường chính: Tiêu diệt và tiêu hao một bộ
phận quan trọng quân đội Mỹ. Tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận
quân Sài Gòn.

Miền Bắc là hậu phương lớn,nhiệm vụ là vừa xây dựng, vừa trực
tiếp chiến đấu, vừa chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
1.2.2. Các biện pháp
Xây dựng các vành đai diệt Mỹ để kiềm chế quân Mỹ trong các khu
vực, tổ chức thế trận vây hãm và tiến công địch ngay tại căn cứ.
Miền Bắc sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu mở rộng chiến tranh, tích
cực chi viện cho miền.
Đấu tranh ngoại giao là biện pháp đấu tranh “vòng ngoài”,
dùng sức mạnh quốc tế tạo áp lực kiềm chế Mỹ.
1.3. Đảng chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên
chiến trường chính miền Nam (1965 - 1968)
1.3.1. Chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường
chính miền Nam trong những năm 1965 - 1967
Phát triển lực lượng ba thứ quân, xây dựng các “vành đai diệt
Mỹ” kiềm chế Mỹ trong các khu vực.
Các vành đai diệt Mỹ đầu tiên được xây dựng chiến trường Khu V
ngay sau khi quân Mỹ sau phát triển ra khắp Tây Nguyên và Nam Bộ.


10
Giữ quyền chủ động, tìm ra cách đánh quân Mỹ.
Đảng chỉ đạo đánh trận Núi Thành đánh vào ý chí xâm lược và rút
bài học kinh nghiệm, tìm ra cách tốt nhất để đánh bại quân đội Mỹ.
Chiến thắng Vạn Tường củng cố quyết tâm đánh thắng Mỹ, tìm ra chỗ
yếu của quân Mỹ và đã tìm ra cách “bám thắt lưng địch mà đánh”
Đánh bại kế hoạch “tìm diệt” trong cuộc phản công chiến
lược lần thứ nhất mùa khô 1965 - 1966 của Mỹ
Cuộc phản công chiến lược lần 1, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ huy
động 720.000 quân. Mục tiêu chủ yếu: Tìm diệt một bộ phận quân
giải phóng, giành quyền chủ động trên chiến trường.

Dưới sự chỉ đạo của Đảng, các lực lượng vũ trang và nhân dân
dựa vào hệ thống địa đạo, làng xã chiến đấu tiêu hao quân địch, các
đơn vị chủ lực quân giải phóng liên tiếp mở các cuộc tiến công quân
Mỹ và đồng minh.
Mục tiêu tìm diệt chủ lực quân giải phóng không thực hiện
được. Mỹ buộc phải kết thúc cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất
sớm hơn 2 tháng so với dự định.
Làm thất bại kế hoạch “Tìm diệt và bình định” trong cuộc
phản công chiến lược lần thứ 2, mùa khô 1966 - 1967 của Mỹ.
Mùa khô 1966 - 1967, Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lần thứ 2.
Từ “tìm diệt” là chủ yếu, Mỹ chuyển sang chiến lược hai gọng kìm
“tìm diệt và “bình định”.
Qua từng bước đấu tranh, quân và dân ở các vùng nông
thôn miền Nam đã kết hợp chặt chẽ quá trình chống phá bình
định với xây dựng làng xã chiến đấu liên hoàn. Nhờ vậy, lực
lượng cách mạng ở cơ sở vẫn trụ bám địa bàn tổ chức đánh
quân Mỹ và đồng minh
Với cuộc phản công mùa khô lần thứ hai, Mỹ đã đưa cuộc chiến
tranh xâm lược ở miền Nam lên đỉnh cao, đồng thời đã leo những bước
thang mới trong cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam. Nhưng
Mỹ đã thất bại nặng.
1.3.2. Chỉ đạo đánh bại chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền
Bắc góp phần quan trọng kiềm chế, đánh thắng Mỹ trên chiến
trường chính miền Nam
Dự kiến các tình huống Mỹ mở rộng chiến tranh ra miền Bắc,
tăng cường lực lượng quốc phòng
Đầu năm 1965, BCHTƯ Đảng quyết định chuyển toàn bộ hoạt
động của nền kinh tế miền Bắc từ thời bình sang thời chiến.
Tăng cường lực lượng quốc phòng, năm 1965, khối bộ đội chủ
lực ở miền Bắc tăng từ 195.000 lên 400.000 quân.

Quân chủng Phòng không - Không quân được chỉ đạo hoàn chỉnh
phương án chiến đấu, triển khai lực lượng bảo vệ các mục tiêu chủ yếu,
đồng thời triển khai các lực lượng chiến đấu tại chỗ rộng khắp.
Các lực lượng phòng thủ trên biển của miền Bắc cũng được chỉ đạo
bố trí khắp nơi, kết hợp chặt chẽ giữa hải quân và các lực lượng vũ trang


11
ven biển. Quân chủng Hải quân và các đơn vị pháo bờ biển miền Bắc
chuyển sang trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
Đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mỹ
Tháng 3-1965, Mỹ mở chiến dịch Sấm rền (Rolling Thunder) ném
bom quy mô lớn trên toàn miền Bắc. Đầu năm 1966, Mỹ tiếp tục mở rộng
leo thang, giữa năm 1966, đánh phá vào các trung tâm dân cư đô thị lớn.
Dưới sự chỉ đạo của Đảng, do đã chủ động sẵn sang chiến đấu,
quân và dân miền Bắc đã phát huy cao độ trí tuệ khoa học quân sự để
đánh Mỹ, miền Bắc bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, trong có cả những máy
bay hiện đại, đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của
không quân và hải quân Mỹ.
Để chi viện cho miền Nam, hệ thống đường 559 được chỉ đạo
mở rộng và nối dài không ngừng. Năm 1965, mức chi viện của miền
Bắc so với năm 1964 tăng ba lần về người và tăng năm lần về vũ khí,
đạn dược. Trong bốn năm (1965-1968) miền Bắc đã đưa hơn 300.000
cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu,
gửi vào Nam hàng chục vạn tấn hàng, gồm vũ khí, đạn dược.
1.3.3. Đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao kiềm chế, ngăn chặn
âm mưu leo thang chiến tranh của đế quốc Mỹ
Đầu năm 1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư tới nguyên thủ và
thủ tướng của 60 nước trên thế giới, tố cáo chiến tranh xâm lược Việt
Nam của đế quốc Mỹ, trình bày lập trường hoà bình của Việt Nam.

Tháng 1-1967, Đảng xác định đấu tranh ngoại giao thành một
mặt trận, giữ một vai trò quan trọng, tích cực, chủ động.
Hoạt động ngoại giao cách mạng Việt Nam đã góp phần tạo sức mạnh đấu
tranh đẩy Mỹ vào thế chính trị “bị kẹt ở bên trong, bị tiến công bên
ngoài”.
Cuộc đấu tranh ngoại giao trực diện giữa Chính phủ Việt Nam
DCCH và Mỹ tại Paris diễn ra từ ngày 13-5-1968. Trên cơ sở
những thắng lợi của đấu tranh quân sự trên chiến trường, ngoại
giao linh hoạt, mềm dẻo của Việt Nam. Mỹ buộc phải chấm dứt
ném bom miền Bắc Việt Nam, chấp nhận đàm phán.
1.3.4. Chỉ đạo Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 tạo bước
ngoặt trong quá trình kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường
chính miền Nam
Đợt I (Tết Mậu Thân) quân giải phóng đã tiến công làm chủ nhiều
ngày, nhiều giờ một số đô thị, yếu khu, đặc biệt những mục tiêu quan
trọng giữa thủ đô Sài Gòn đều bị tiến công với cường độ rất cao. Quân đội
Mỹ và Sài Gòn bị tổn thất nặng nề về người và phương tiện chiến tranh.
Hệ thống chính quyền Sài Gòn ở cơ sở nhiều vùng nông thôn, đồng bằng,
rừng núi bị phá vỡ.
Điều bất ngờ gây “sửng sốt cả nước Mỹ” ở Tết Mậu Thân
không phải là những con số mà chính là sự đảo lộn mọi thứ trong
phút chốc, từ vị thế đến trận địa giao tranh giữa hai phía, từ “tìm


12
diệt” thành kẻ “bị tìm diệt”. Tổng tiến công Tết Mậu Thân góp phần
to lớn ảnh hưởng chính trị và ngoại giao cho cách mạng.
Tổng tiến công và nổi dậy đợt II: Từ đầu tháng 5 đến giữa
tháng-6-1968.
Trong thời gian đợt II tổng tiến công diễn ra cũng đồng thời chiến

sự quyết liệt ở mặt trận Khe Sanh - Đường 9. Khe Sanh thu hút và giam
chân 17/33 lữ đoàn quân Mỹ. Khe Sanh là một mẫu mực về nghi binh của
Bộ chỉ huy Bắc Việt Nam.
Tiến công đợt III: Tháng 8 đến tháng 9-1968.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968 đã tạo bước ngoặt
của cuộc kháng chiến, buộc Mỹ hạn chế chiến tranh, chấm dứt chiến
tranh phá hoại miền Bắc, rút dần quân Mỹ về nước.
Kết luận chương 1
Giai đoạn 1965-1968 đế quốc Mỹ đưa quân chiến đấu trực tiếp
tham chiến ở MNVN đồng thời tiến hành chiến tranh phá hoại đánh
phá miền Bắc. Chiến tranh có nguy cơ lan rộng về phạm vi, không
gian, tăng về tính chất và cường độ.
ĐCSVN đã kiên định đường lối kháng chiến, quyết tâm
đánh Mỹ và thắng Mỹ, nhưng cũng thấy rằng đây sẽ là một cuộc
đọ sức gay go, quyết liệt, chiến tranh có nguy cơ kéo dài và lan
rộng. Vì vậy, Đảng chủ trương kiềm chế và đánh thắng đế quốc
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
Chủ trương này làm yên lòng các nước trong phe xã hội chủ
nghĩa, các tổ chức quốc tế, khắc phục vấn đề tư tưởng hữu khuynh
trong một bộ phận quân và dân cách mạng Việt Nam.
Thực hiện chủ trương, trên chiến trường chính miền Nam,
Đảng chỉ đạo xây dựng các vành đai diệt Mỹ, kìm chân và hạn chế sức
mạnh, sức cơ động của quân Mỹ, lần lượt đánh bại các biện pháp chiến
lược: “tìm diệt”, “tìm diệt và bình định” trong hai mùa khô 1965 - 1966,
1966 - 1967 của Mỹ. Tạo và nắm thời cơ, Đảng phát động cuộc tổng
tiến công chiến lược năm 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc
Mỹ. Đấu tranh ngoại giao của Việt Nam đã góp phần quan trọng buộc
Mỹ hạn chế ném bom miền Bắc, đến chấm dứt ném bom không điều
kiện, rút dần quân Mỹ về nước.



13
Chương 2
KIỀM CHẾ VÀ ĐÁNH THẮNG ĐẾ QUỐC MỸ
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM (1969 -1973)
2.1. Tình hình sau năm 1968
2.1.1. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và nguy cơ chiến
tranh mở rộng, kéo dài
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”
“Việt Nam hóa chiến tranh” là một chiến lược toàn diện về quân
sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao nhằm tiếp tục thực hiện âm mưu cơ
bản của Mỹ là bám giữ lấy MNVN.
Nguy cơ chiến tranh mở rộng và kéo dài.
Mỹ quyết thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” bằng mọi giá vì
“Việt Nam hóa chiến tranh” thất bại, sẽ mở đầu cho sự phá sản của học
thuyết Nixon và chiến lược toàn cầu của Mỹ
Trên thực tế, thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” Mỹ rút quân ở
MNVN, nhưng lực lượng quân sự hỗ trợ cho chính quyền Sài Gòn rất
lớn. Gồm cả hạm đội 7 hùng mạnh nhất thế giới, các lực lượng không
quân Mỹ đóng ở Biển Đông và các nước Đông Nam Á. Lực lượng hải
quân Mỹ được tập trung cao nhất kể từ sau Chiến tranh lạnh.
“Việt Nam hóa chiến tranh” đã đưa quân đội Sài Gòn trở thành
đội quân đông, được trang bị tối tân bậc nhất Đông Nam Á với sự hỗ trợ
của một đội quân lớn mạnh và hiện đại bậc nhất thế giới.
Nằm trong kế hoạch này, Mỹ tăng cường chiến tranh ở Lào và
từng bước mở rộng chiến tranh sang Campuchia.
Như vậy, “Việt Nam hóa chiến tranh” với việc Mỹ rút dần quân ra
khỏi Việt Nam nhưng chiến tranh lại lan rộng ra Đông Dương và
nguy cơ cao mở rộng hơn về phạm vi, gia tăng về tính chất và cường
độ.

2.1.2. Tình hình quốc tế diễn biến phức tạp gây những khó
khăn cho cách mạng Việt Nam
Từ năm 1969, chính quyền Mỹ đồng thời thực hiện các hoạt
động ngoại giao nước lớn nhằm làm suy giảm sự ủng hộ về tinh thần
lẫn vật chất của Liên Xô và Trung Quốc đối với cách mạng Việt
Nam. Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt
Nam ở giai đoạn khó khăn thì mâu thuẫn hai nước lớn trong khối
XHCN phát triển gay gắt đến mức xung đột quân sự. Mâu thuẫn Xô Trung giai đoạn này ảnh hưởng trực tiếp, quan trọng tới cuộc kháng
chiến của nhân dân Việt Nam.
2.1.3. Thực lực cách mạng miền Nam sau năm 1968
Từ cuối năm 1968 đến cuối năm 1971 là thời điểm khó khăn
của cách mạng miền Nam. Qua các đợt tiến công và nổi dậy trong


14
năm 1968, cách mạng miền Nam bị tổn thất nghiêm trọng cả về
thế và lực. Lực lượng vũ trang bị thiệt hại nặng. Nhiều cơ sở quần
chúng cách mạng bị Mỹ, quân đội Sài Gòn phát hiện và đàn áp
thẳng tay, vùng giải phóng bị thu hẹp dần. Thế trận chiến tranh
nhân dân bị suy giảm, chỗ đứng chân của quân giải phóng bị mất
và thu hẹp dần.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên và chiến sĩ cách mạng xuất hiện tư
tưởng bi quan, ngại hy sinh gian khổ, có hiện tượng đào, bỏ ngũ về phía
sau, thậm chí có người ra đầu hàng.
Cục diện thực tế trên chiến trường miền Nam tạm thời có lợi
cho Mỹ và chính quyền Sài Gòn.
2.2. Đảng chủ trương kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên
chiến trường chính miền Nam
2.2.1. Mục tiêu nhiệm vụ
Mục tiêu giai đoạn này được Đảng xác định: “Đánh bại âm mưu

của Mỹ xuống thang từng bước, kéo dài chiến tranh; làm thất bại chiến lược
phòng ngự của địch, tạo nên chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh,
giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết định, đánh cho Mỹ
phải rút hết quân”.
Vị trí vai trò và nhiệm vụ cho từng chiến trường:
Chiến trường MNVN là chiến trường quan trọng nhất. Nhiệm vụ cụ thể
của chiến trường miền Nam là kiên trì đẩy mạnh kháng chiến, kết hợp chặt
chẽ hơn nữa ba mũi giáp công, tiếp tục xây dựng thế tấn công.
Chiến trường Campuchia là nơi yếu nhất của Mỹ. Cách mạng
Việt Nam cần giúp đỡ và phối hợp với bạn, nắm vững thời cơ, tiếp tục
thế tiến công.
Chiến trường Lào ngày càng trở nên có vị trí quan trọng, hiểm
yếu nhất là vùng Trung, Hạ Lào. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam:
ra sức giúp đỡ, phối hợp với bạn, tiếp tục khuếch trương thắng lợi,
kiên quyết tiến công địch.
Miền Bắc Việt Nam là hậu phương lớn của cách mạng ba nước Đông
Dương. Miền Bắc phải chi viện cao nhất cho tiền tuyến, đồng thời, sẵn sàng
đập tan mọi âm mưu khiêu khích và mở rộng chiến tranh của Mỹ
2.2.2. Các biện pháp kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến
trường chính miền Nam
Kiềm chế, phân tán quân Mỹ trên các vùng chiến lược ở
miền Nam
Trên chiến trường trọng điểm Sài gòn- Chợ Lớn: Cầm chân lực
lượng lớn Mỹ- ngụy trong thế phòng ngự bị động.
Đối với các thành phố và thị xã khác: Bao vây làm rối loạn hậu phương
địch, kìm giữ chủ lực của chúng.


15
Trên chiến trường nông thôn đồng bằng: Nhằm căng đối

phương, phân tán mỏng ra để tiêu hao và tiêu diệt một cách rộng rãi.
Trên chiến trường rừng núi: Kéo quân Mỹ ra để tiêu diệt.
Tăng cường đoàn kết liên minh chiến đấu với Lào, Campuchia
để kiềm chế, đánh thắng Mỹ trên chiến trường MNVN
Đảng xác định: tích cực giúp đỡ cách mạng Lào và Campuchia,
giúp quân đội và nhân dân nước bạn đánh bại mọi âm mưu lấn chiếm
vùng giải phóng, mở rộng chiến tranh của đế quốc Mỹ.
Quyết tâm giành thắng lợi trên chiến trường chính
khi có thời cơ
Giữa năm 1971, Bộ Chính trị xác định: “Kịp thời nắm lấy thời
cơ lớn... giành thắng lợi quyết định trong năm 1972 buộc đế quốc
Mỹ phải thương lượng trên thế thua”
Sẵn sàng đánh bại mọi âm mưu leo thang chiến tranh ra miền
Bắc để kiềm chế đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
Cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc lần 2 của Mỹ cũng được
Đảng nhận định trước. Cuối tháng 3-1971, Ban Bí thư có công điện
nhắc việc chuẩn bị đánh địch và làm tốt nhiệm vụ chi viện tiền tuyến.
Cuối năm 1971, Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ thị: tăng
cường hơn nữa tinh thần cảnh giác và tổ chức sẵn sàng chiến đấu trên
toàn miền Bắc.
Vừa đánh vừa đàm kiềm chế Mỹ leo thang chiến tranh
Đảng xác định: Vấn đề có đánh có đàm là một sách lược gắn
liền với đường lối chính trị và quân sự. Mục tiêu và thời điểm để
“đàm”được xác định: không đợi phải giành được thắng lợi một cách
căn bản rồi mới đàm, mà đến một lúc nào đó, trong những điều kiện
nhất định sẽ có thể vừa đánh vừa đàm.
2.3. Chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên
chiến trường chính miền Nam (1969 -1973)
2.3.1. Chống phá “bình định”, từng bước khôi phục lực lượng và
thế trận từ đầu năm 1969 đến năm 1971

Chương trình “bình định” được coi là biện pháp then chốt của “Việt Nam
hóa chiến tranh”, giải quyết vấn đề sống còn của bản thân chính quyền Sài Gòn.
Tháng 1-1969, Trung ương Cục chỉ thị và chỉ đạo chuyển thế
phong trào nông thôn bằng 3 mũi giáp công ở cơ sở, tự lực từ xã, huyện.
Tháng 5-1969, BCT, BCHTƯ Đảng chỉ thị: Khôi phục thế và
lực cho cách mạng từ địa bàn nông thôn. Trung ương Cục chỉ đạo
cho các chiến trường tập trung chống phá bình định cấp tốc, xây
dựng và củng cố cơ sở cách mạng ở nông thôn.
Đầu năm 1970, lực lượng cách mạng đã giữ vững được căn cứ,
duy trì được lực lượng cơ động tại chỗ ở chiến trường.


16
Đến cuối năm 1971, chương trình bình định của Mỹ và chính
quyền Sài Gòn bắt đầu bị đẩy lùi ở nhiều nơi, nhất là trong vùng trọng
điểm. Ở nông thôn, lực lượng cách mạng đã vượt qua thời kỳ khó
khăn nghiêm trọng nhất.
2.3.2. Đánh bại hành động mở rộng chiến tranh ra Đông
Dương kiềm chế Mỹ trên chiến trường chính
Thực hiện mở rộng chiến tranh ra Đông Dương, Mỹ và quân
đội Sài Gòn tập trung mở gần như đồng thời 3 cuộc hành quân chiến
lược trong thời gian ngắn (trong mùa khô 1971), nhằm tạo thế và lực
mới cho việc thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương
hoá chiến tranh”. Sự đoàn kết liên minh quân dân cách mạng ba nước
Đông Dương theo sự chỉ đạo của Đảng đã đánh bại cả ba cuộc hành
quân của địch. Thắng lợi đó góp phần làm thay đổi cục diện chiến
trường, thực hiện đúng ý đồ chủ trương kiềm chế đế quốc Mỹ trên
chiến trường quan trọng nhất là MNVN.
2.3.3. Tiến công chiến lược 1972 trên chiến trường chính miền Nam
Tháng 3-1972, cuộc tiến công chiến lược trên toàn chiến trường

chính bắt đầu. Trên toàn chiến trường miền Nam, qua gần 3 tháng tiến
công, đến tháng 6-1972, quân giải phóng giành thắng lợi lớn, các khu
vực phòng ngự mạnh nhất của quân Mỹ và quân Sài Gòn bị phá vỡ,
quân chủ lực giải phóng đứng vững trên các địa bàn chiến lược như
vùng rừng núi, vùng giáp ranh và một số vùng quan trọng ở đồng bằng.
Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 làm thay
đổi một phần quan trọng trong so sánh lực lượng có lợi cho cách
mạng, mở ra cục diện mới trên chiến trường chính miền Nam.
2.3.4. Miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần hai của Mỹ
và tăng cường chi viện cho miền Nam
Các lực lượng phòng không ba thứ quân miền Bắc Việt Nam
vừa đánh vừa rút kinh nghiệm, tích cực tìm hiểu các quy luật hoạt
động của địch, nâng cao trình độ tác chiến hiệp đồng. Đặc biệt có
những thành công bước đầu trong việc cải tiến kỹ thuật, áp dụng
phương pháp mới để phát huy tính năng các loại vũ khí. Do vậy,
hiệu suất chiến đấu của lực lượng vũ trang miền Bắc không ngừng
được nâng cao.
Việc Mỹ sử dụng B.52 đánh phá Hà Nội đã được tiên đoán
trước. Do có sự chuẩn bị chu đáo về tư tưởng, lực lượng và tổ chức, quân
dân miền Bắc đã kiên quyết đánh trả có hiệu quả cuộc tập kích chiến lược
quy mô lớn của không quân Mỹ.
Thất bại liên tiếp trên chiến trường MNVN và thất bại trong
12 ngày đêm trên bầu trời Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không


17
buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chấm dứt ném
bom bắn phá miền Bắc.
2.3.5. Đẩy mạnh “đánh và đàm” buộc Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam
Cuộc đấu trí quyết liệt với Mỹ tại Hội nghị Paris, Việt Nam thể

hiện rõ lập trường và nguyên tắc chiến lược là kiên quyết bảo vệ độc
lập, chủ quyền của đất nước nhưng cũng linh hoạt về sách lược, tạo
điều kiện mở đường cho Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.
Đầu năm 1969, Trung ương Đảng chỉ đạo đẩy tiến công quân sự tạo
thế và lực hỗ trợ cho đấu tranh trên bàn đàm phán. Năm 1971, kết hợp với
đấu tranh quân sự trên chiến trường, Đảng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh đấu
tranh với Mỹ trên mặt trận ngoại giao.
Thất bại trên chiến trường miền Nam và chiến tranh phá
hoại miền Bắc, Mỹ phải buộc phải chấm dứt ném bom, nối lại
đàm phán trên thế yếu tại Hội nghị Paris.
Trên thế mạnh, thế thắng nhưng Việt Nam cũng không đưa ra
những yêu sách cao hơn nội dung của bản dự thảo hiệp định đã được thoả
thuận tháng 10-1972. Mỹ buộc chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc và
ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam”.
Kết luận chương 2
Thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, Mỹ âm mưu kéo dài
cuộc chiến tranh, đồng thời mở rộng cuộc chiến tranh ra toàn Đông Dương.
Sau năm 1968, cách mạng miền Nam lâm vào tình thế rất khó khăn.
Đảng đã kiên định, tiếp tục thực hiện chủ trương kiềm chế, đánh
thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
Từ 1969 đến1971, Đảng chỉ đạo đẩy mạnh đấu tranh quyết liệt
chống “bình định”. Khôi phục lực lượng và tạo thế cho cách mạng.
Đoàn kết liên minh chiến đấu lực lượng cách mạng ba nước
Đông Dương thực hiện hiệu quả kiềm chế Mỹ trên chiến trường
MNVN.
Nhận thức đúng thời cơ của năm 1972, Đảng đã hạ quyết tâm
thực hiện cuộc tiến công chiến lược, toàn diện trên chiến trường chính
miền Nam để giành thắng lợi quyết định, tạo bước ngoặt đặc biệt quan
trọng cho cuộc chiến tranh cách mạng.
Chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 2 bằng không quân và hải quân của

Mỹ thất bại, đặc biệt là “Điện Biên Phủ trên không” cuối năm 1972 của quân
và dân miền Bắc đã đánh bại những nỗ lực chiến tranh cuối cùng của Mỹ.
Bằng bản lĩnh và trí tuệ ngoại giao, với sự linh hoạt mềm dẻo,
Đảng đã buộc Mỹ phải chấp nhận điều kiện của Việt Nam, ký kết
Hiệp định Paris.
Chương 3


18
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét
3.1.1. Chủ trương kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên
chiến trường chính miền Nam của Đảng là đúng đắn, được xây
dựng trên cơ sở nhận thức đúng về Mỹ và tình hình thực tiễn
Một là, trên cơ sở nhận thức cơ bản đúng âm mưu, thủ đoạn,
sức mạnh và hạn chế của Mỹ.
Hai là, xuất phát từ thực tiễn tình hình quốc tế và trong nước
Chủ trương kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến
trường chính miền Nam giải quyết vấn đề chiến lược là cách đánh
Mỹ và cách thắng Mỹ. Chủ trương này đã góp phần làm yên lòng
bạn bè quốc tế và giải quyết vấn đề tư tưởng cho một bộ phận
quân dân trong nước.
3.1.2. Chủ trương kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến
trường chính miền Nam thế hiện bản lĩnh kiên cường, tinh thần độc lập,
tự chủ của Đảng
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt
Nam bước vào giai đoạn quyết liệt, khó khăn nhất, Liên Xô và trung
Quốc đều không đồng tình với đường lối cách mạng Việt Nam.
Khrushev không đồng tình, Trung Quốc khuyên Việt Nam chỉ nên
trường kỳ mai phục. Thực ra Liên Xô và Trung Quốc đều muốn chi

phối Việt Nam.
ĐCSVN quyết tâm đánh Mỹ và chủ trương kiềm chế, đánh
thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
3.1.3. Quá trình lãnh đạo kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ
trên chiến trường chính miền Nam Đảng đề ra nhiều biện pháp phù
hợp, chỉ đạo thực hiện hiệu quả cao
Một là, xây dựng các vành đai diệt Mỹ và chỉ đạo đấu tranh
trên các vùng chiến lược khác nhau.
Hai là, xác định đúng vị trí vai trò các chiến trường, chỉ đạo đạt
hiệu quả cao việc đoàn kết liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia
kiềm chế đế quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
Ba là, có quan điểm đúng và chỉ đạo thực hiện tốt mối quan hệ
miền Bắc và miền Nam để kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ.
Bốn là, xử lý hài hoà mối quan hệ với Liên Xô - Trung Quốc
để tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của họ với cuộc kháng chiến.


19
3.1.4. Có thời điểm chưa bám sát thực tiễn chiến trường chính
miền Nam. Sai lầm về chỉ đạo tiến công đợt II và III trong Tổng
tiến công nổi dậy năm 1968
Sau đợt Tết Mậu Thân (đợt I), Đảng chỉ đạo tiếp tục mở thêm 2
đợt tiến công vào tháng 5 và tháng 8, mục tiêu vào thành thị, với
phương pháp vẫn là tiến công và nổi dậy. Một số nơi thời gian tấn
công còn kéo dài sang tận Xuân - Hè 1969.
Sai lầm chính của Đảng là chỉ đạo đợt II và III tiếp tục đẩy
mạnh tiến công quân sự hướng vào các đô thị trong lúc yếu tố bất
ngờ không còn, lực lượng cách mạng đã bị tổn thất nặng sau đợt Tết.
Nguyên nhân: Đảng đã không thấy hết âm mưu của Mỹ, chủ
quan trong đánh giá so sánh lực lượng, đề cao khả năng của lực

lượng cách mạng, đề ra mục tiêu về quân sự quá cao, đánh giá
thấp khả năng sức mạnh của Mỹ và quân đội Sài Gòn.
3.2. Một số kinh nghiệm
3.2.1. Nhận thức, đánh giá đúng về đối phương trong chiến tranh
và nhận định đúng về quy luật hoạt động, điểm yếu, mạnh của đối
phương trên chiến trường
Bản chất của đế quốc Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam
là hiếu chiến, xâm lược, ngoan cố.
Tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam qua 5 đời tổng
thống với 4 loại hình chiến lược chiến tranh, chừng nào Mỹ chưa
bị thất bại hoàn toàn thì còn theo đuổi chiến tranh xâm lược đến
cùng, “đánh đến con bài cuối cùng”.
Có thể thấy, trong chiến tranh Việt Nam, đế quốc Mỹ luôn bộc lộ bản
chất hiếu chiến xâm lược và luôn chủ trương dùng sức mạnh quân sự để
giành thắng lợi.
Nhận định đúng ý định chiến lược và quy luật hoạt động, điểm
mạnh, yếu của đối phương trên chiến trường.
Về ý định chiến lược: Đầu năm 1966, Đảng nhận định quân
Mỹ chắc chắn sẽ thất bại nặng trong mùa khô 1965 - 1966, sẽ mở một
cuộc phản công lớn vào mùa khô năm sau với một quy mô lớn có thể lên
tới một triệu quân.


20
Đảng đã nhận ra quy luật hoạt động của Mỹ: luôn kết hợp giữa
“tìm diệt” và “bình định” mạnh hơn nữa ở miền Nam và tăng cường
chiến tranh phá hoại miền Bắc.
3.2.2. Kiềm chế dối phương chậm đưa quân, leo thang chiến tranh,
hạn chế phạm vi chiến tranh để chiến thắng
Kiềm chế Mỹ chậm đưa quân trực tếp tiến hành chiến tranh

xâm lược Việt Nam
Sau Nghị quyết 15 (khóa II), cách mạng miền Nam đã chuyển từ
thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công thành một cao trào khởi nghĩa
vũ trang của quần chúng. Tình hình đó, buộc Mỹ phải tập trung lực
lượng quay về đối phó với phong trào cách mạng ở ngay trên chiến
trường miền Nam. Đó là một bước quan trọng kiềm chế đế quốc Mỹ.
Kiềm chế Mỹ leo thang chiến tranh, hạn chế phạm vi chiến tranh,
xác định và đánh thắng Mỹ trên chiến trường quan trọng nhất
Khi đế quốc Mỹ thực hiện “chiến tranh cục bộ” và mở rộng
chiến tranh ra Đông Dương, Đảng đã nhận định vị trí, vai trò của các
chiến trường và xác định MNVN là chiến trường chính, chiến trường
quan trọng nhất.
Đảng chủ trương kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến
trường quan trọng nhất đã được xác định, và đó thể hiện rõ nhất về
việc hiểu rõ về Mỹ và biết cách thắng Mỹ.
3.2.3 Giữ vững quyền chủ động, liên tục tiến công, buộc dối
phương đánh theo cách đánh của ta
Liên tục tiến công, kìm chân, phân tán đối phương để
tiến công là biện pháp tích cực nhất, có hiệu quả nhất hạn
chế sức mạnh của đối phương trên chiến trường.
Đó là thành công lớn trong chỉ đạo kiềm chế, đánh Mỹ trên
chiến trường chính miền Nam.
Buộc đối phương đánh theo cách của ta, làm cho
chúng không phát huy được sở trường là điều kiện quan
trọng để kiềm chế đối phương trên chiến trường.
Buộc quân Mỹ đánh theo ý của ta, cách mạng đã kiềm chế được
Mỹ trong thế chiến lược ngày càng bị động sâu hơn, càng muốn gỡ, lại
càng lúng túng về chiến lược và chiến thuật. Đây cũng là một trong



21
vấn đề mấu chốt của Đảng trong chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng đế
quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
3.2.4. Xây dựng đoàn kết, liên minh chiến đấu với Lào và Campuchia
Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng xây dựng khối đoàn kết keo sơn
chiến đấu Việt Nam - Lào - Campuchia là nhân tố quan trọng thực hiện
kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính MNVN
Cần chủ động lựa chọn nhiều hình thức, nội dung đoàn kết,
liên minh chiến đấu ba nước Đông Dương để hình thành mặt trận
chung chống kẻ thù.
Nêu cao tinh thần quốc tế, chống tư tưởng nước lớn, chủ nghĩa dân
tộc hẹp hòi, thực hiện bình đẳng, tôn trọng độc lập chủ quyền và lợi ích của
nhau trong thực hiện đoàn kết ba nước Đông Dương
Kết luận chương 3
Kiềm chế, đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường chính
miền Nam là chủ trương xuyên suốt quá trình Đảng lãnh đạo kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1965-1973.
Đây là chủ trương đúng đắn, khoa học, thể hiện tinh thần độc
lập, tự chủ, bản lĩnh Đảng trong khó khăn.
Một số nội dung nổi bật về hiệu quả trong chỉ đạo :Xây dựng
các vành đai diệt Mỹ, xác định các phương pháp tiến công quân Mỹ ở
các vùng chiến lược; Việc xác định vị trí vai trò các chiến trường và
chỉ đạo thực hiện mối quan hệ miền Nam và miền Bắc; Đoàn kết với
Lào, Campuchia để kiềm chế Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
Hạn chế: Sai lầm trong chỉ đạo đợt II và III năm 1968.
Một số kinh nghiệm: Nhận thức, đánh giá đúng về đối phương
trong chiến tranh và nhận định đúng về quy luật hoạt động, điểm yếu,
mạnh của đối phương; Kiềm chế đối phương chậm đưa quân, leo
thang chiến tranh, hạn chế phạm vi chiến tranh để chiến thắng; Giữ
vững quyền chủ động, giữ vững thế tiến công, buộc đối phương đánh

theo cách đánh của ta; Xây dựng đoàn kết liên minh chiến đấu với
Lào và Campuchia.


22
KẾT LUẬN
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc
Việt Nam, từ 1965 đến 1973 là thời kỳ lịch sử đặc biệt. Đây là thời kỳ
đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” và chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam. Đế quốc Mỹ quyết tâm xâm
chiếm MNVN bằng mọi giá để “ngăn chặn làn sóng cộng sản” tràn
xuống Đông Nam Á và để xứng đáng là cầm đầu “thế giới tự do”. Lực
lượng quân sự và các biện pháp chiến lược mà Mỹ sử dụng trong cuộc
chiến tranh xâm lược từ năm 1965 đến tháng 1-1973, là những cố gắng
quân sự cao nhất mà Mỹ có thể huy động vào một cuộc chiến tranh
cho đến thời điểm này. Dân tộc Việt Nam phải đương đầu với cuộc
chiến tranh xâm lược với tính chất ác liệt, sự huỷ diệt tàn bạo, mức độ
sử dụng vũ khí bom, pháo, đạn, máy bay... vượt các cuộc chiến tranh
khác trong lịch sử. Chiến tranh diễn ra ở cả hai miền Nam, Bắc Việt
Nam, một phần trên lãnh thổ Lào, Campuchia, trong điều kiện quốc tế
có nhiều diễn biến phức tạp, bất lợi. Việt Nam thành nơi diễn ra “cuộc
đụng đầu lịch sử”, nguy cơ chiến tranh lan rộng.
Trong hoàn cảnh ấy, với tinh thần độc lập, tự chủ và bản lĩnh
vững vàng, Đảng và nhân dân Việt Nam đã quyết tâm đánh Mỹ. Trên
cơ sở phân tích nhận định cách mạng và Mỹ, so sánh lực lượng, Đảng
tin chắc vào thắng lợi cuối cùng nhưng cũng thấy rằng đây sẽ là một
cuộc đọ sức gay go, quyết liệt, chiến tranh có khả năng kéo dài và
nguy cơ lan rộng. Vì vậy, Đảng chủ trương kiềm chế, đánh thắng đế
quốc Mỹ trên chiến trường chính miền Nam. Tinh thần của chủ
trương được hiểu là Đảng và nhân dân Việt Nam quyết đánh Mỹ,

nhưng sẽ hạn chế về phạm vi, không gian, cường độ chiến tranh và
đánh thắng đế quốc Mỹ trong phạm vi chiến trường chính là MNVN.
Đây là chủ trương đúng đắn được xây dựng trên các cơ sở khoa học,
đáp ứng yêu cầu tư tưởng bảo vệ hòa bình thế giới và làm an lòng
một bộ phận quần chúng nhân dân Việt Nam.
Mục tiêu của chủ trương không đặt yêu cầu phải tiêu diệt hoàn
toàn quân xâm lược mà là kiềm chế Mỹ, không cho Mỹ tăng cường


23
mở rộng chiến tranh. Khi điều kiện cho phép, phát động một cuộc
tổng tiến công chiến lược tạo bước ngoặt trên chiến trường chính
đánh bại ý chí xâm lược của Mỹ.
Với tư tưởng tiến công liên tục, giữ thế chủ động trên chiến
trường, Đảng đã chỉ đạo lực lượng cách mạng kìm chân, phân tán,
tiêu hao quân Mỹ và quân đồng minh trên chiến trường chính MNVN
làm thất bại âm mưu quân sự, chính trị, lần lượt đánh bại các biện
pháp chiến lược: đánh nhanh, thắng nhanh “tìm diệt”, “tìm diệt và
bình định” trong hai mùa khô 1965 - 1966, 1966 - 1967 của Mỹ. Khi
có thời cơ, Đảng chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968
đã làm lung lay ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ.
Trong những năm 1969 - 1973, Đảng chỉ đạo lực lượng cách
mạng làm thất bại các chương trình “bình định” với các âm mưu, thủ
đoạn nguy hiểm của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, từng bước khôi
phục địa bàn và lực lượng. Tăng cường đoàn kết liên minh chiến đấu
ba nước Đông Dương đã làm thất bại âm mưu mở rộng chiến tranh ra
Đông Dương của Mỹ. Nắm thời cơ, thực hiện cuộc tiến công chiến
lược năm 1972 trên chiến trường chính miền Nam đánh bại ý chí xâm
lược của đế quốc Mỹ.
Quá trình Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng đế quốc Mỹ

trên chiến trường chính miền Nam là quá trình chỉ đạo cách mạng
luôn giữ thế chủ động đánh thắng cuộc hành quân, thắng từng chiến
lược chiến tranh, làm cho quân Mỹ luôn bị động trên chiến trường,
làm cho chính quyền và bộ máy chiến tranh khổng lồ của Mỹ lúng
túng, mâu thuẫn giữa việc tăng cường mở rộng chiến tranh và xuống
thang chiến tranh, rút quân khỏi Việt Nam.
Đó là quá trình chỉ đạo sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các
vành đai diệt Mỹ để kìm chân, phân tán tiêu hao và hạn chế sở trường
của quân Mỹ; Chỉ đạo đa dạng các hình thức tiến công quân sự trên
các vùng chiến lược trên chiến trường miền Nam; Tính chủ động và
sự chỉ đạo hiệu quả đoàn kết liên minh ba nước Đông Dương để hạn
chế phạm vi chiến tranh trên chiến trường chính.


24
Đó còn là việc xác định đúng vị trí, vai trò và quá trình chỉ đạo
thực hiện hiệu quả mối quan hệ giữa hậu phương miền Bắc với chiến
trường chính miền Nam, chiến trường Lào, Campuchia; Chỉ đạo đánh
bại hai cuộc “chiến tranh phá hoại” của không quân và hải quân Mỹ
với miền Bắc, dập tắt những ý định phiêu lưu mạo hiểm mở rộng
chiến tranh bằng lục quân ra miền Bắc của đế quốc Mỹ.
Về ngoại giao, trên cơ sở mục tiêu tiên quyết là quân Mỹ rút
khỏi Việt Nam, Đảng đã chỉ đạo luôn kết hợp chặt chẽ đấu tranh trên
chiến trường với đấu tranh trên bàn đàm phán một cách linh hoạt
mềm dẻo trong sách lược đấu tranh. Đó là một quá trình vừa tiến
công địch ở “bên trong”, vừa tiến công “bên ngoài”, để kiềm chế Mỹ,
buộc Mỹ phải xuống thang chiến tranh. Hạn chế ném bom miền Bắc,
đến chấm dứt ném bom không điều kiện, rút dần quân Mỹ về nước
Hội nghị lần thứ 21 của BCHTƯ Đảng năm 1973 đánh giá:
“Khái quát lại, chiến lược và sách lược của ta trong quá trình lãnh

đạo kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là kiên quyết tiến công, kiên
quyết đánh thắng, vừa đánh vừa hạn chế chiến tranh, kiềm chế Mỹ và
kéo Mỹ xuống thang từng bước để thắng Mỹ... giành thắng lợi một
cách có lợi nhất”
Như vậy, thời kỳ 1965 - 1973 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước của nhân dân Việt Nam nổi lên là nghệ thuật biết đánh và biết
đánh thắng kẻ thù được thể hiện ở sự chỉ đạo thắng lợi chủ trương kiềm
chế và đánh thắng đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam của Đảng.
Thành công của chủ trương kiềm chế và đánh thắng đế quốc
Mỹ trên chiến trường chính miền Nam của Đảng thời kỳ 1965 - 1973 để
lại nhiều kinh nghiệm gợi mở vận dụng cho công cuộc xây dựng về
quốc phòng toàn dân, quan hệ đối ngoại - quốc phòng hiện nay.



×