Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

3 ĐẢNG BỘ QUANG NGAI VOI VIEC PHAT HUY TRUYEN THONG DAU TRANH CÁCH MẠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.6 KB, 8 trang )

ĐẢNG BỘ QUẢNG NGÃI VỚI VIỆC PHÁT HUY
TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG TRONG SỰ NGHIỆP
GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
Lãnh đạo Tỉnh ủy Quảng Ngãi
Nằm giữa miền Trung của đất nước, Quảng Ngãi là một tỉnh có truyền
thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng lâu đời, có tinh thần đấu
tranh chống áp bức, bóc lột rất quyết liệt, nhất là kể từ khi có Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời lãnh đạo cách mạng. Trong thiên sử vàng của Đảng, của
dân tộc Việt Nam, Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi vô cùng tự hào đã góp
phần vô cùng xứng đáng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngay từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta (1858), dưới sự tập hợp,
tổ chức của các sĩ phu yêu nước, nhân dân Quảng Ngãi liên tục nổi dậy, tích
cực tham gia các phong trào đấu tranh chống quân xâm lược và triều đình
phong kiến tay sai. Điều đó đã được thể hiện rất rõ trong các phong trào Cần
Vương, Duy Tân, Việt Nam Quang phục hội…Nhưng cũng như tình hình
chung trong cả nước lúc bấy giờ, các cuộc đấu tranh của nhân dân Quảng
Ngãi đều bị thất bại do thiếu đường lối cứu nước đúng đắn và thiếu một tổ
chức cách mạng chân chính lãnh đạo.
Từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác - Lênin bắt đầu
được gieo mầm trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nhiều thanh niên, trí thức yêu
nước của tỉnh đang học tại Huế, Hà Nội lúc bấy giờ, đã tham gia các phong
trào yêu nước và qua tiếp xúc với một số sách báo có tư tưởng tiến bộ đã
cùng nhau thành lập các tổ chức “Hội Thiếu niên ái quốc”, “Công ái xã”.
Tháng 6-1925, khi được tin Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên được


thành lập, “Công ái xã” cử Nguyễn Thiệu - người sau này là một trong 5 đại
biểu tham gia Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản
Việt Nam (3-2-1930) - tìm bắt liên lạc. Đến năm 1927, Tỉnh Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên Quảng Ngãi được tổ chức. Tháng 7-1929, các hội


viên Tỉnh Hội quyết định thành lập tổ chức “Dự bị cộng sản”, thể hiện
những nét riêng, độc đáo của việc vận dụng chủ nhĩa Mác - Lênin vào điều
kiện cụ thể của tỉnh, làm nhiệm vụ của Ban vận động thành lập Đảng bộ
Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tháng 3-1930, Đảng bộ
tỉnh Quảng Ngãi cũng được thành lập, là một trong những đảng bộ được
thành lập. Kể từ đó, Quảng Ngãi luôn là một trong những địa phương đi đầu
trong các cao trào cách mạng chung cả nước.
Trong cao trào cách mạng 1930-1931, đây là lần đầu tiên, phong trào
đấu tranh của nhân dân Quảng Ngãi do Đảng Cộng sản lãnh đạo diễn ra có
tổ chức chặt chẽ, phát triển mạnh mẽ, vô cùng quyết liệt và đều khắp các địa
phương trong tỉnh. Đỉnh cao của phong trào là sự kiện đấu tranh chiếm
huyện đường Đức Phổ. Ngày 8-10-1930, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân Đức
Phổ biểu tình, đấu tranh chiếm huyện đường, làm chủ huyện lỵ Đức Phổ
trong một thời gian và bảo toàn được lực lượng.
Sự kiện đấu tranh chiếm Huyện đường Đức Phổ ngày 8-10-1930 là sự
kiện vô cùng to lớn, có tiếng vang trong tỉnh, trong cả vùng, ảnh hưởng tích
cực đối với phong trào cách mạng chung cả tỉnh, cả vùng trong những năm
1930-1945. Nhận định về sự kiện này, Thường vụ Trung ương Đảng lúc bấy
giờ đã khẳng định: “Rồi tới Quảng Ngãi, tuy phong trào chưa bằng Nghệ
Tĩnh, nhưng nó vẫn là mạnh nhất trong phía Nam Trung kỳ”
Sau cao trào cách mạng 1930-1931, trong những năm 1932-1935,
Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi đã vượt qua muôn vàn gian khổ, hy sinh do chính
2


sách đàn áp, khủng bố tàn bạo của thực dân Pháp gây ra để tiếp tục lãnh đạo
các tầng lớp nhân dân đấu tranh, củng cố và phát triển phong trào cách mạng
trong tỉnh, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ các tỉnh bạn trong việc xây dựng,
củng cố tổ chức đảng và lãnh đạo cách mạng. Chính vì vậy, từ thời gian này,

Đảng bộ Quảng Ngãi được Xứ ủy Trung kỳ chọn làm trung tâm kết nối
phong trào cách mạng các tỉnh từ Quảng Nam đến Khánh Hoà và có thời
gian làm nhiệm vụ của Xứ ủy Trung kỳ.
Trong phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ những năm 19361939, Đảng bộ Quảng Ngãi tổ chức được nhiều hoạt động nổi bật, có chiều
rộng lẫn chiều sâu, chứng tỏ khả năng tập hợp, vận động quần chúng đấu
tranh công khai, trực diện với kẻ thù. Cuộc vận động Đông Dương Đại hội,
tổ chức Tín Thành thư quán, đón tiếp Gô-đa, Brê-vi-ê… là những sự kiện
lớn của tỉnh nhà, góp phần xứng đáng cùng toàn Đảng, toàn dân thúc đẩy
cao trào đấu tranh vì dân sinh, dân chủ, hoà bình giành nhiều thắng lợi quan
trọng.
Trong cao trào cách mạng 1939-1945, nhất là từ khi thực hiện chủ
trương chuyển hướng chiến lược được Đảng ta đề ra tại Hội nghị Trung
ương lần thứ 8 (5-1941), Đảng bộ Quảng Ngãi có những bước phát triển
vượt bậc trong nhận thức các mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp cách
mạng. Từ trong các nhà lao, căng an trí, các đảng viên của Đảng bộ bị địch
giam giữ đã tích cực nghiên cứu, học tập, vận dụng sáng tạo đường lối của
Đảng, xây dựng lại tổ chức, phát động và lãnh đạo thắng lợi cuộc khởi nghĩa
Ba Tơ (11-3-1945), xây dựng Đội du kích Ba Tơ, một trong những đơn vị
lực lượng vũ trang tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam sau này. Cũng
trong thời điểm quan trọng này, Đảng bộ Quảng Ngãi tiếp tục được các tỉnh
bạn từ Quảng Bình đến Khánh Hòa chọn làm trung tâm cho phong trào cách
mạng vùng.
3


Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Đảng bộ đã phát huy cao
độ tinh thần chủ động, sáng tạo, đề ra các chủ trương đúng đắn, vận dụng
linh hoạt các phương pháp cách mạng, chớp thời cơ khởi nghĩa giành chính
quyền từ ngày 14 đến ngày 16-8-1945, trở thành một trong những địa
phương giành được chính quyền sớm nhất cả nước.

Như vậy, trong suốt 15 năm đấu tranh đầy hy sinh gian khổ (19301945), tuy ở xa sự chỉ đạo của Trung ương, nhưng Đảng bộ Quảng Ngãi đã
luôn bám sát đường lối cách mạng của Đảng, đồng thời luôn chủ động sáng
tạo trong việc đề ra các chủ trương, phương pháp, hình thức và tổ chức lực
lượng đấu tranh phù hợp, giành những thắng lợi có tiếng vang đối với cả
nước, cả vùng.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954),
Quảng Ngãi trở thành một tỉnh nằm trong vùng tự do Liên Khu V. Đảng bộ
đã chăm lo xây dựng khối đoàn kết toàn dân, phát huy truyền thống cách
mạng kiên cường, sẵn sàng hy sinh, đóng góp máu xương, tiền của cho cuộc
kháng chiến trường kỳ của dân tộc đến thắng lợi hoàn toàn.
Thể hiện vai trò của mình, Đảng bộ Quảng Ngãi đã nhanh chóng
chuyển cao trào khởi nghĩa sang cuộc chiến tranh cách mạng một cách chủ
động và sáng tạo, lãnh đạo quân và dân toàn tỉnh làm tròn nhiệm vụ: Đánh
thắng các cuộc lấn chiếm của địch, bảo vệ thành quả Cách mạng Tháng
Tám, xây dựng và phát triển toàn diện các mặt kinh tế, văn hoá - xã hội của
tỉnh, giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn, đồng thời liên tục và kịp
thời chi viện nhiều sức người, sức của cho các chiến trường trong Liên khu,
Tây Nguyên, Nam Bộ, Hạ Lào và Đông Bắc Campuchia. Đảng bộ luôn luôn
là một trong những đảng bộ mạnh của miền Nam Trung Bộ.
Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, trước kẻ thù mới với tiềm lực
kinh tế và quân sự mạnh gấp nhiều lần và vô cùng hung hãn, Đảng bộ tỉnh
4


Quảng Ngãi đã kiên trì, kiên quyết, sáng tạo lãnh đạo nhân dân tỉnh nhà vượt
qua mọi khó khăn, hy sinh, mất mát và làm nên những chiến công oanh liệt,
có ý nghĩa quyết định trong từng giai đoạn cách mạng.
Ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ tỉnh
Quảng Ngãi từng bước đề ra các chủ trương phù hợp với hoàn cảnh, điều
kiện thực tế của địa phương, bền bỉ đấu tranh bảo tồn thực lực cách mạng,

sớm xây dựng các đơn vị lực lượng vũ trang, sử dụng linh hoạt các hình thức
đấu tranh, xây dựng và mở rộng căn cứ miền núi, làm nên cuộc khởi nghĩa
Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi (28-8-1959), lật đổ chính quyền tay sai
của đế quốc Mỹ, thành lập và củng cố chính quyền cách mạng trên một vùng
miền núi rộng lớn của tỉnh. Từ miền núi, đầu năm 1960, Đảng bộ nhanh
chóng mở rộng cuộc chiến tranh cách mạng xuống vùng nông thôn đồng
bằng, đô thị của tỉnh, phát triển mạnh phong trào nhân dân du kích chiến
tranh trên cả 3 vùng chiến lược, đánh bại quốc sách “ấp chiến lược” của kẻ
thù, cùng lực lượng trên làm nên chiến thắng Ba Gia lịch sử (31-5-1965),
góp phần làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Vào nửa đầu năm 1965, khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”, ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ và chư hầu vào miền Nam, Đảng
bộ đã lập tức phát động các địa phương đứng lên đánh Mỹ, nhanh chóng
hình thành “vành đai diệt Mỹ”, bao vây, tiêu diệt và tiêu hao nhiều sinh lực
địch. Đặc biệt, ngày 18-8-1965 cùng với bộ đội chủ lực Quân khu V, Đảng
bộ đã tổ chức, lãnh đạo nhân dân đánh phủ đầu cuộc hành quân “Ánh sáng
sao” của lực lượng lớn quân Mỹ tinh nhuệ, làm nên chiến thắng Vạn Tường
lịch sử, mở màn cao trào diệt Mỹ trên toàn miền Nam. Từ đó, phong trào thi
đua “Tìm Mỹ mà đánh, tìm nguỵ mà diệt”, cao trào đấu tranh vũ trang, chính
trị và binh địch vận ngày càng phát triển liên tục và mạnh mẽ khắp các vùng
trong tỉnh. Trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, cùng
5


với quân và dân toàn miền Nam, quân và dân Quảng Ngãi đã đồng loạt tiến
công vào các thị xã, thị trấn, chi khu, quận lỵ trong tỉnh, gây cho Mỹ - nguỵ
nhiều tổn thất nặng nề, góp phần cùng cả nước đánh bại chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”, giáng một đòn đau vào ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc
chúng phải xuống thang chiến tranh ngồi vào bàn đàm phán với ta ở Pari.
Với bản chất ngoan cố, từ năm 1969, đế quốc Mỹ thực hiện chiến

lược “Việt Nam hoá chiến tranh”, tiến hành chiến dịch “bình định nông
thôn”, đánh phá ác liệt khắp các vùng và gây cho phong trào cách mạng của
tỉnh nhiều tổn thất to lớn. Tình hình của tỉnh trong những năm này vô cùng
phức tạp, lực lượng cách mạng tất cả các vùng phải chịu tổn thất nặng nề,
chưa từng có. Tuy nhiên, dưới mưa bom, bão đạn của địch, dưới sự đàn áp,
khủng bố của kẻ thù, Đảng bộ vẫn tiếp tục lãnh đạo quân dân trong tỉnh kiên
trì bám trụ, thực hiện khẩu hiệu “Một tấc không đi, một li không rời”, vừa
chiến đấu, vừa củng cố, xây dựng thực lực cách mạng, từng bước giành lại
thế chủ động trên các vùng, phối hợp với toàn khu, toàn miền mở các cuộc
tiến công chiến lược năm 1972, đánh thắng chiến lược “Việt Nam hoá chiến
tranh”, buộc kẻ thù phải ký Hiệp định Pari (27-1-1973), rút hết quân Mỹ và
chư hầu về nước, công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam.
Sau ngày Hiệp định Pari được ký kết, Đảng bộ lãnh đạo nhân dân các
địa phương chống địch lấn chiếm, phá hoại hiệp định và đẩy ngụy quân,
ngụy quyền vào thế ngày càng bị động. Từ cuối năm 1974, khi thời cơ giải
phóng miền Nam xuất hiện, Đảng bộ tập trung động viên cán bộ, đảng viên
và nhân dân trong tỉnh tăng cường tinh thần đoàn kết, ý chí quyết thắng, một
ngày bằng 20 năm, tiến lên giải phóng hoàn toàn tỉnh nhà vào ngày 24-31975, đồng thời tiếp tục đóng góp sức người, sức của, cùng nhân dân cả
nước giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
6


Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cùng với cả nước,
Quảng Ngãi bước vào giai đoạn cách mạng mới: xây dựng và bảo vệ Tố
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong tình hình có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn,
Đảng bộ tiếp tục tổ chức, lãnh đạo nhân dân phát huy truyền thống yêu nước,
truyền thống đấu tranh cách mạng của các thế hệ đi trước, khơi dậy ý thức tự
lực tự cường, lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, truyền thống đấu tranh

bất khuất của quê hương, chung sức chung lòng, vượt qua mọi khó khăn trở
ngại, từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định, bảo vệ, xây dựng và
phát triển quê hương thân yêu.
Đặc biệt, từ khi Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đề ra
đường lối đổi mới toàn diện, dưới sự lãnh đạo của TW Đảng, Đảng bộ đã đề
ra những quyết sách, chủ trương và giải pháp đúng đắn, phù hợp với xu thế
phát triển của đất nước và tình hình thực tiễn của tỉnh nhà. Nhờ đó, kinh tế
- xã hội của tỉnh đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, dần dần ổn định.
Trong những năm gần đây, nhất là vào năm 2009, mặc dù chịu ảnh
hưởng suy thoái kinh tế thế giới, thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây
thiệt hại nặng về người và tài sản, nhưng nhờ sự nỗ lực, đoàn kết và quyết
tâm cao, nhờ sự giúp đỡ có hiệu quả của Trung ương, Đảng bộ lãnh đạo
quân và dân trong tỉnh phát huy cao độ truyền thống cách mạng, tinh thần
cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, đưa nền kinh tế - xã hội của tỉnh có
những bước phát triển mạnh mẽ. Đến cuối năm 2009, tổng sản phẩm xã hội
(GDP) tăng 21%, cao gấp 4 lần mức bình quân chung cả nước. GDP bình
quân đầu người đạt 817 USD, cao gấp 2,5 lần năm 2005 và tăng 35,4% so
với năm 2008. Tổng thu nhập ngân sách đạt trên 3.700 tỷ đồng, cao gấp 7
lần năm 2005 và tăng 165,1% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu đạt
trên 180 triệu USD, cao gấp 6 lần năm 2005 và tăng 205,9% so với năm
7


2008. Đặc biệt, Khu kinh tế Dung Quất phát triển mạnh, việc hoàn thành và
vận hành 100% công suất Nhà máy lọc dầu, cùng với kết quả đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đã đưa quy mô kinh tế của tỉnh tăng
lên đáng kể. Hiện nay, bộ mặt của Quảng Ngãi ngày càng khởi sắc, đời sống
tinh thần và vật chất của nhân dân các vùng được cải thiện và nâng cao, nhất
là đồng bào ở các vùng miền núi, hải đảo. An ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội tiếp tục được giữ vững.

Tại hội thảo khoa học quan trọng này, làm rõ những thắng lợi của
Đảng bộ và nhân dân Quảng Ngãi từ những ngày đầu tiên khi Đảng mới ra
đời, nhất là sự kiện đấu tranh chiếm Huyện đường Đức Phổ ngày 8-10-1930
- một nét son trong lịch sử của Đảng và lịch sử dân tộc, là nhiệm vụ vô cùng
cần thiết. Đồng thời, qua hội thảo, chúng tôi muốn một lần nữa khẳng định
vai trò quyết định của Đảng bộ trong việc tổ chức và lãnh đạo nhân dân toàn
tỉnh phát huy truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng từ
lúc trước và sau khi Đảng bộ chính thức được thành lập và xuyên suốt từ đó
cho đến ngày hôm nay. Đó cũng là cơ sở vô cùng quý báu để Đảng bộ tiếp
tục xây dựng mình vững mạnh hơn, đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo mọi nhiệm vụ
chính trị trong giai đoạn cùng cả nước đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước hiện nay.

8



×