Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương – tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.29 KB, 18 trang )

Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC

Mở đầu…………………………………………………….…………………………1
Nội dung chính…………………………………………….…………………………4
Phần 1. Thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội………………………………….………………………………………..4
1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên……………………...……………………….4
2. Lịch sử - xã hội……………………………………….……………………….6
Phần 2. Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác…………………6
1. Những số liệu tổng quát chung về tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự trong
địa bạ…………………………………………………………………………..6
2. Tình hình ruộng tư…………………………………………………………...13
3. Ruộng các chức sắc…………………………………………………………..16
Kết luận……………………………………………………………………………..17
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………......19

1
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỞ ĐẦU
Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp lâu đời. Ngay từ thời Hùng Vương,
nông nghiệp đã trở thành một ngành quan trọng. Điều đó được thể hiện qua các


truyền thuyết, những chuyện cổ tích như: Sự tích “Bánh trưng, bánh giày”, Truyền
thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh”…Trong thời kỳ độc lập, nông nghiệp càng được chú
trọng, thể hiện trong các chính sách của nhà nước phong kiến trong những việc như
lập địa bạ, ban hành chính sách khai khẩn, lập cơ quan quản lý đê điều… Trong thời
đại hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba trên Thế giới
(sau Mỹ và Thái Lan). Như vậy, trong suốt chiều dài lịch sử, nông nghiệp đã, đang
và sẽ luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước.
Trong nông nghiệp, để có thể sản xuất được của cải vật chất, điều kiện không
thể thiếu là đất đai. Đó là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Trong xã hội xưa cũng
như ngày nay, ruộng đất luôn là một vấn đề lớn của quốc gia, luôn được các triều đại
Phong kiến quan tâm. Một trong những việc thể hiện sự quan tâm đó chính là Địa
bạ. Địa bạ được lập lần đầu vào thời Lý (1092), đến thời Lê, cứ bốn năm địa bạ lại
được lập một lần... Địa bạ được lập với quy mô lớn nhất là dưới thời Nguyễn, chủ
yếu dưới hai triều vua Gia Long và Minh Mạng. Thời Nguyễn, địa bạ được lập làm
ba bản: Giáp (Bộ Hộ giữ), ất (trấn, tỉnh giữ), Bính (xã thôn giữ).
Trong quá trình phát triển của đất nước, Hà Nội luôn được coi là một trung
tâm văn hóa, kinh tế, chính trị quan trọng nhất của cả nước. Trong thời nhà Nguyễn,
tuy không phải là kinh đô của đất nước, nhưng Hà Nội vẫn luôn được triều đình coi
trọng. Địa bạ Hà Nội đã được lập vào thời gian này (chủ yếu được lập vào năm 1837
(Minh Mệnh), một số ít được lập năm 1805 (Gia Long)). Địa bạ Hà Nội được lập

2
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

khá tỉ mỷ và cụ thể đến tất cả các phường (thôn), làng trong cả tỉnh Hà Nội. Đó là

một điều kiện thuận lợi trong việc nghiên cứu tổng thể về Hà Nội.
Hiện nay, tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) còn lưu giữ được 169
quyển địa bạ của hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận (thuộc tỉnh Hà Nội xưa):
huyện Thọ Xương: 124 quyển, huyện Vĩnh Thuận: 45 quyển. Tại Viện nghiên cứu
Hán Nôm cũng lưu trữ được 127 quyển của hai huyện này: Thọ Xương: 116 quyển;
Vĩnh Thuận: 11 quyển. Khác với Trung tâm lưu trữ quốc gia hầu hết là bản chính
thì ở Viện nghiên cứu Hán Nôm địa bạ đều là bản sao.1
Trung Tự là một thôn điển hình của tỉnh Hà Nội ngày xưa. Việc nghiên cứu
địa bạ thôn Trung Tự – một thôn chủ yếu làm nghề buôn bán, sẽ cho ta thấy được sự
khác biệt về tình hình ruộng đất giữa đô thị và nông thôn thời Nguyễn. Đồng thời
phần nào làm rõ được tình hình đất đai của Hà Nội thời nhà Nguyễn.
Thôn Trung Tự - phường Đông Tác cũng là một địa phương của Hà Nội có
đầy đủ các loại đất: ruộng tư, ruộng thần từ, đất thổ trạch viên trì cùng đất thần từ
phật tự, quan hồ, ao tư, mộ địa và thổ phụ. Đó là một lý do để lựa chọn thôn Trung
Tự - phường Đông Tác làm đối tượng nghiên cứu. Nó sẽ cho chúng ta một cái nhìn
tổng thể của cả tỉnh Hà Nội.

1

Vũ Văn Quân, Huyện Thọ Xương nửa đầu thế kỷ XIX qua địa bạ

3
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG CHÍNH

Phần 1. Thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ
Xương – tỉnh Hà Nội.
1. Vị trí địa lý – điều kiện tự nhiên.
Địa bạ thôn Trung Tự - phường Đông Tác, tổng Kim Hoa, huyện Thọ Xương,
tỉnh Hà Nội ghi ngày 5 tháng 12 năm Minh Mạng 18 (1837), được lưu trữ tại Viện
Nghiên cứu Hán – Nôm, mang ký hiệu AG.a14/5. Phần đầu tiên của địa bạ ghi rõ
Thôn Trung Tự thuộc phường Đông Tác của tổng Kim Hoa, huyện Thọ Xương, tỉnh
Hà Nội. Phần tiếp theo mô tả giáp giới của phường Đông Tác trong thời điểm ghi địa
bạ:
- Đông giáp địa phận phường Kim Hoa bản tổng, lấy từ bờ hồ Ba Mẫu bản thôn
ven qua quan lộ uốn lượn theo thổ phụ, khu dân cư qua thành Đại La đến sông
Tô Lịch là giới, lại giáp địa phận xã Phương Liệt huyện Thanh Trì, lấy đường
nhỏ bản thôn làm địa giới.
- Tây giáp địa phận thôn Trung Phụng tổng Vĩnh Xương bản huyện, lấy hồ Ba
Mẫu bản thôn ven theo đất hồ xứ Yên Nội, Vườn Ổi uốn lượn đến cửa ô Thái
Kiều cũ của thành Đại La làm giới, lại giáp địa phận phường Xã Đàn tổng
Yên Hòa và quan lộ, giáp từ thành Đại La ven qua sông Tô Lịch theo mộ địa
và bờ quan hồ bản thôn làm giới.
- Nam giáp sông Tô Lịch và địa phận phường Kim Hoa bản tổng, đối diện với
địa phận xã Phương Liệt, cùng lấy nửa sông và bờ công phường Kim Hoa làm
giới, lại giáp địa phận trại Nam Đồng huyện Vĩnh Thuận, lấy ngòi nhỏ trại ấy
làm giới, lại thành Đại La, lấy chân thành làm địa giới.

4
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


- Bắc giáp địa phận thôn Trung Phụng tổng Yên Hòa và thôn Thuận Đức tổng
Vĩnh Xương bản huyện, lấy từ hồ Ba Mẫu của bản thôn ven qua quan lộ theo
đất hồ uốn lượn xứ Yên Nội và hồ ấy làm giới, lại giáp sông Tô Lịch, đối diện
với địa phận phường Xã Đàn lấy nửa sông là giới, lại giáp địa phận phường
Xã Đàn, Kim Hoa và thành Đại La, lấy chân thành cùng mộ địa, thổ phụ bản
thôn làm giới.
Sau hai phần ghi giới thiệu chung về vị trí hành chính và vị trí địa lý là những
số liệu tổng quát về ruộng đất, bao gồm bản thôn điền hồ thổ trí cai, tư điền. Tư điền
được ghi rất cụ thể và chi tiết với các thông tin về chất lượng ruộng, ruộng theo mùa
vụ nào, diện tích, vị trí giáp giới bốn phía đông, tây, nam, bắc, họ tên người chủ sở
hữu ruộng đó, ghi rõ chủ sở hữu là người bản xã (phân canh) hay là người nơi khác
đến (phụ canh, có ghi chú rõ quê quán).
Tiếp đó là các loại ruộng đất khác như: ruộng thần từ, thổ trạch viên trì cùng
đất thờ thần phật tự (địa bạ ghi rõ diện tích thổ trạch viên trì cùng đất thờ thần phật
tự của từng xứ thuộc thôn Trung Tự phường Đông Tác), quan hồ (ghi rõ tên, diện
tích và vị trí giáp giới của từng hồ), mộ địa, thổ phụ.
Phần cuối của địa bạ là thủ tục hành chính (Chức dịch, chức sắc). Đó là ngày
tháng năm lập địa bạ, địa bạ gồm bao nhiêu tờ, người ghi chép, lý trưởng, hương
trưởng ... điểm chỉ chịu trách nhiệm về nội dung địa bạ. Địa bạ phường Đông Tác
năm 1837 ghi rõ lập ngày 5 tháng 12 năm Minh Mạng thứ 18, gồm 6 tờ với chữ ký
của lý trưởng Nguyễn Tuấn và họ tên điểm chỉ của hương trưởng Lê Đăng Chiêu

3. Lịch sử - xã hội.
5
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội

---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thôn Trung Tự thuộc phường Đông Tác của tổng Kim Hoa, huyện Thọ
Xương, tỉnh Hà Nội. Huyện Thọ Xương trước đây vốn là huyện Vĩnh Xương, thuộc
phủ Phụng Thiên. Dưới thời Lê (1428 – 1527), địa giới gồm hai huyện là Vĩnh
Xương và Vĩnh Thuận. Năm 1805, vua Gia Long đổi tên phủ Phụng Thiên thành
phủ Hoài Đức và huyện Vĩnh Xương được đổi thành Thọ Xương. Năm 1831, vua
Minh Mệnh thực hiện một cuộc cải cách hành chính chia đặt lại các tỉnh trong đó
tỉnh Hà Nội bao gồm 4 phủ Hoài Đức, Thường Tín, ứng Hoà và Lý Nhân. Từ đây
Thăng Long thuộc trị sở của tỉnh Hà Nội gồm 2 huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận
thuộc phủ Hoài Đức. Huyện Thọ Xương về cơ bản tương ứng với quận Hoàn Kiếm,
quận Hai Bà Trưng, quận Đống Đa và một phần nhỏ của quận Ba Đình ngày nay.
Dân trong thôn chủ yếu làm nghề thủ công và buôn bán, một số ít làm ruộng.
Phần 2. Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác.
1. Những số liệu tổng quát chung về tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự
trong địa bạ.
Ngay từ mục thứ hai trong địa bạ đã ghi rõ “bản thôn điền hồ trì: 31.0.07.1.3”,
tức là tổng diện tích của thôn là 31 mẫu, o sào, 7 thước, 1 tấc, 3 ly. Ở đây không có
diện tích mộ địa. Tổng diện tích như vậy là lớn hay nhỏ? Ta có thể so sánh với một
số thôn trong thôn, phường trong tổng Kim Hoa qua bảng số liệu sau, để có thể rút ra
những kết luận tổng quan nhất về thôn Trung Tự.

Bảng 1: Diện tích đất đai của các thôn phường trong tổng Kim Hoa, huyện Thọ
Xương, tỉnh Hà Nội:

6
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –

tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------Tỷ số
Tỷ lệ
S
Diện tích
quy đổi
(%)
T
Thôn, phường
Mẫu
Sào Thước Tấc Phân
Ly
T
1

Thôn Giáo Phường

17

3

1

5

6

5

2596565


9,6

2

Thôn Hoà Mã

7

3

10

5

1

0

1105510

4,1

3

Thôn Hồi Mỹ

16

4


6

3

8

4

2466384

9,1

4

Thôn Phúc Lâm Tiểu

12

8

13

7

5

0

1933750


7,1

5

Thôn Thịnh Yên

39

6

0

0

1

0

5940010

22

6

Thôn Vân Hồ

36

6


14

6

1

6

5504616

20,4

7

Phường Phúc Lâm

18

8

13

6

1

2

2833612


10,5

8

Thôn Trung Tự

31

0

7

1

3

0

4657130

17,2

176

38

64

33


26

17

27037577

100

Tổng

Qua bảng số liệu trên ta thấy, diện tích của thôn Trung Tự tự quy đổi ra ly
là4657130 (ly), chiếm 17,2% diện tích tổng. Diện tích như vậy thuộc loại khá lớn so
với các thôn, phường trong tổng Kim Hoa (đứng thứ3). Thôn Thịnh Yên lớn nhất
với diện tích là 5940010 ly, chiếm 22% diện tích tổng, thôn Vân Hồ đứng thứ hai
với diện tích 5504616 ly chiếm 20,4% diện tích của tổng. Ngược lại, thôn có diện
tích nhỏ nhất là thôn Hòa Mã với diện tích là 1105510 ly, chiếm 4,1% diện tích của
cả tổng.
Tuy nhiên, đó chỉ là sự so sánh trong tương quan tổng Kim Hoa, ta có thể mở
rộng sự so sánh ra các địa phương khác như hai tỉnh Hà Đông, Thái Bình. Thông qua
địa bạ của hai tỉnh đó, ta thấy: Ở Hà Đông, diện tích bình quân của một thôn là 490
mẫu; ở Thái Bình, con số này là 550 mẫu. Như vậy với diện tích là trên 31 mẫu, thôn

7
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Trung Tự có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với các thôn khác trong cả nước. Đó là
đặc trưng cơ bản của một thôn mang tính chất đô thị.
Để có thể hiểu sâu về tình hình ruộng đất của thôn, ta không chỉ dừng lại ở
việc so sánh giữa các thôn, phường trong tổng Kim Hoa hay các thôn, phường trong
các tổng khác mà phải tìm hiểu thêm về các loại đât đai trong thôn. Cũng thông qua
địa bạ thôn, ta có thể lập được bảng về sự phân bố các loại điền thổ hồ của thôn
Trung Tự như sau:
Bảng 2: Sự phân bố các loại điền thổ hồ của thôn Trung Tự:
ST

Loại hình đất

T

Diện tích
Mẫu

Sào

Thước

Tấc

Phân

Ly

1
2


Tư điền
Thần từ điền
Thổ trạch viên

4
3

7
2

0
3

0
3

0
3

0
0

705000
483330

15
10,25

3


trì và thần từ

14

0

7

9

7

0

2107970

44,8

4
5
6
7

Phật tự thổ
Quan hồ
Tư trì
Mộ địa
Thổ phụ
Tổng


8
0
0
0
29

4
6
3
0
22

10
0
0
4
24

8
0
0
6
26

3
0
0
6
19


0
0
0
0
0

1270830
90000
45000
4660
4706790

27
1,9
0,95
0,1
100

Qua bảng 2, ta nhận thấy ngay rằng, phần lớn đất đai của thôn dùng vào những
việc phi nông nghiệp. Trong đó, lớn nhất là đất Thổ trạch viên trì cùng đất thờ thần
phật tự chiếm tớn 44,8%, xếp thứ hai là đất quan hồ chiếm 27%. Đất ruộng chiếm
một vị trí khiêm tốn, nếu cộng hai loại ruộng tư và ruộng thần từ vào thì chỉ chiếm
25,25% tổng số diện tích của thôn. Một điều đáng lưu ý ở đây là thôn không có
ruộng đất công. Hiện tượng này cũng không có gì khó hiểu vì ta biết rằng, thôn
Trung Tự thuộc phường Đông Tác, là một trong 36 phố phường của vùng Thăng
8
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A



Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Long – Kẻ Chợ, nơi mà kinh tế hàng hóa đã sớm được phát trển. Ngay từ thời Lê,
Thăng Long đã là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa phát trển của đất nước.
Đây cũng là một đặc tính nữa của 1 vùng đô thị, người dân chủ yếu là buôn bán,
làm thủ công nghiệp, nông nghiệp chỉ được phát trển ở một bộ phận nhỏ trong thôn.
Một điều đặc biệt nữa là đất thổ trạch viên trì và thần từ Phật tự thổ chiếm tỷ
lệ khá lớn. Điều đó khẳng định dân cư trong thôn Trung Tự có mật độ đông. Dân cư
sống và làm việc tập chung trong các khu dân cư đông đúc. Đó cũng là những khu
vực có các nghề thủ công và buôn bán, tạo nên các phường, hội. Bức tranh thôn
Trung Tự hiện ra là một khu đô thị sầm uất, náo nhiệt. Bức tranh này điển hình cho
bức tranh thành Thăng Long – Kẻ Chợ đương thời, một trung tâm kinh tế của đất
nước thời bấy giờ.
Trong các loại đất của thôn thì thổ trạch viên trì cùng đất thờ thần từ Phật tự
chiếm diện tích lớn và có vị trí quan trong nhất trong đời sống của cư dân trong
vùng. Ta có thể thống kê loại đất này ở các xứ trong thôn như bảng sau:

Bảng 3: Diện tích thổ trạch viên trì cùng đất thờ thần từ Phật tự của các xứ
trong Thôn Trung Tự:
STT

Xứ

Diện tích
Mẫu Sào Thước Tấc Phân Ly

1


Trung Yên

2

1

10

8

2

0

325820

15,5

2

Tô Giang

0

8

14

6


6

0

134660

6,4

3

Yên Nội

10

6

14

8

2

0

1604820

76,1

4


Vườn Ổ

0

2

12

6

7

0

42670

2,0

5

Tú Yên

0

0

0

0


0

0

0

0,0

9
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Thôn Trung Tự được chia làm năm xứ là Trung Yên, Tông Giang, Yên Nội,
Vườn Ổi, và Tú Yên. Nhưng giữa các xứ trong thôn có cơ cấu đất thổ trạch viên trì
và đất thờ thần từ Phật tự không giống nhau. Qua bảng 3 trên ta thấy, có xứ có diện
tích đất thổ trạch viên trì và đất thờ thần từ Phật tự rất lớn như xứ Yên Nội (diện tích
là 1604820 ly, chiếm 76,1 tổng diện tích đất thổ trạch viên trì và đất thờ thần từ Phật
tự của thôn. Ngược lại, có những xứ không có một ly đất thổ trạch viên trì và đất thờ
thần từ Phật tự nào (xứ Tú Yên),(các xứ khác đều có ít hoặc nhiều số lượng loại đất
này). Điều đó phản ánh cơ cấu kinh tế của thôn có sự phân hóa rõ rệt. Theo địa bạ ta
thấy, xứ Tú Yên không có đất thổ trạch viên trì và đất thờ thần từ Phật tự nhưng tất
cả đất ruộng (tư điền và thần từ điền) của thôn đều nằm gọn trong xứ này. Có thể
khẳng định, xứ này chủ yếu phát triển trồng trọt, là một xứ nông nghiệp điển hình.
Các xứ còn lại thì không có ruộng (kể cả tư điền lẫn thần từ điền). Đất đai của các
xứ chủ yếu phát triển kinh tế hàng hóa và nhả ở. Như vậy, ngoài xứ Tú Yên ra thì 4
xứ còn lại của thôn Trung Tự là những khu kinh tế hàng hóa sầm uất, nhộn nhịp.

Bức tranh đô thị cổ Thăng Long – Kẻ Chợ đã được hiện ra phần nào thông qua thôn
Trung Tự. Thăng Long - môt bức tranh của một khu đô thị phát triển nhất Đàng
Ngoài, nhưng xen vào đó vẫn có những nơi chuyên về nông nghiệp. Đó là một mô
hình kinh tế hài hòa.
Có một điều dễ nhận thấy nữa là ở thôn Trung Tự này, diện tích thần từ điên
khá lớn, 483330 ly (chiếm 10,25% diện tích đất của thôn). Thêm vào đó, còn có một
đơn vị đất thần từ Phật tự đáng kể - 16200 ly, chiếm 3,4% diện tích của cả thôn.
Điều đó thể phản ánh đời sống tâm linh của người dân trong thôn. Phần lớn dân cư
là thị dân, họ coi trọng việc đi đền, chùa, cầu sự ăn nên làm ra, buôn bán được tốt.
Nhưng ở một khía cạnh khác ta thấy, người dân ở thôn chủ yếu xuất thân từ các
vùng làng quê làm nông nghiệp. Vì vậy, họ có nhu cầu xây dựng các đền, chùa, miếu
để thờ nhớ quê hương, cuội nguồn của họ. Một số ruộng đất đáng kể của nhà chùa
10
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

cũng do những người giàu có trong thôn hiến tặng. Vì công việc buôn bán, họ không
có nhu cầu làm ruộng, họ muốn hiến tặng nhà chùa để thể hiện tấm lòng của họ,
mong có lợi nhuận cao trong buôn bán. Chứng tỏ thêm một điều nữa là dân trong
thôn có mức sống khá cao.
Thêm vào đó là một diện tích đáng kể các ao hồ ở trong thôn. Nếu tính cả
quan hồ và tư trì thì thôn Trung Tự có 9 mẫu 20 thước 8 tấc 3phân (riêng tư trì chỉ
có ở xứ Yên Nội với diện tích 6 sào). Quy đổi ra ly sẽ là 2170830 ly, chiếm 28,9%
diện tích của cả thôn. Đây là đặc trưng của địa lý đồng bằng sông Hồng (nhiều sông
ngòi, ao hồ).


Bảng 4. Diện tích các quan hồ ở thôn Trung Tự
Xứ

Hồ

Diện tích

Mẫu.sào.thước.tấc.phân.ly

Ly

Tú Yên

-Cây Gậy

1.0.0.0.0.0

150000

11.85

Trung Yên

-Cầu Mít

2.5.0.0.0.0

375000

29.64


Vườn Ổi

-Trụ Hậu

0.1.7.5.0.0

26000

2.05

-Nội Sài

0.2.0.0.0.0

30000

2.37

11
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tô Giang

-Nhuệ Nhiễu


0.2.0.0.0.0

30000

2.37

-Ba Mẫu

3.0.0.0.0.0

450000

35.56

-Ngọ Thự

0.3.8.3.3.0

53330

4.21

-Hồ, 6 cái thông nhau

1.0.1.0.0.0

151000

11.93


Tổng cộng

8.4.10.8.3.0

1265330

100%

Các hồ này có diện tích khá chênh lêch, trong đó, lớn nhất là hồ Ba Mẫu với
diện tích đúng bằng tên của hồ (3 mẫu), chiếm 35,56% tổng diện tích các hồ. Nhiều
hồ có diện tích nhỏ hơn 1 mẫu là: Ngọ Thự, Nhuệ Nhiễu, Nội Sài và Trụ Hậu. Đặc
biệt ở xứ Tô Giang, có 6 hồ thông nhau không có tên với tổng diện tích hơn 1 mẫu.
Có thể diện tích của các hồ này có diện tích quá nhỏ và được hình thành do nhiều
nguồn khác nhau nên không thể được đặt tên. Còn tư trì thì chỉ có một ao của ông
Nguyễn Bá Triêm ở xứ Yên Nội với diện tích 6 sào.
Trong bất kỳ thôn, phường nào, người ta cũng dành 1 diện tích đất nhất định
cho người chết, đó là đất mộ địa. Ở thôn Trung Tự, diện tích đất này có diện tích là 3
sào, chiếm 0,95% diện tích của thôn. Đất mộ địa phân bố tại hai xứ Yên Nội (2 sào)
và Tú Yên (1 sào). Tuy diện tích khá khiêm tốn nhưng đây là loại đất không thể
thiếu của thôn, bất kỳ thôn nào cũng cần phải có.
Đất mộ địa góp phần hoàn chỉnh thêm bức tranh của thôn Trung Tự.
Loại đất cuối cùng là thổ phụ. Đó là những mô đất nhô lên, những gò, đống
đât nhô lên. Loại đất này không có giá trị gì trong đời sống của cư dân. Diện tích
không nhiều, chỉ có14 tấc 6 phân 6 ly (chiếm 0,1%) và phân bố chủ yếu ở xứ Yên

12
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A



Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nội. Song nó phản ánh một điều là địa hình thôn không hoàn toàn bằng phẳng. Nó
còn những mô đất mấp mô. Đó cũng là địa hình chung của cả tỉnh Hà Nội.
Tóm lại, ngoài ruộng công ra thì thôn Trung Tự có đầy đủ các loại đất. Diện
tích và sự phân bố của các loại đất này đã cho ta một bức tranh khái quát về thôn.
Một bức tranh của một vùng đô thị. Tình hình ruộng đất của thôn cho phép ta hình
dung thêm về tình hình kinh tế - xã hội của cả Thăng Long thời bấy giờ
2. Tình hình ruộng tư.
Khi nghiên cứu tình hình ruộng đất tại một địa phương nào đó, nhất thiết ta
phải tìm hiểu tình hình ruộng tư. Ruộng tư phản ánh rõ nhất tình hinh phát triển tự
nhiên của xã hội – tư hữu hóa, đồng thời phản ánh sự can thiệp của Nhà nước phong
kiến tới sở hữu tư của người dân. Qua đó, ta phần nào biết thêm tình hình kinh tế và
sự phân hóa xã hội của thôn này.
Có thể khẳng định một điều ngay rằng, ruộng tư của thôn không nhiều, chỉ có
4 mẫu 7 sào, chiếm 15% diện tích đất của toàn thôn. Nhưng như ta đã biết, thôn
Trung Tự không có ruộng công, do đó có thể nói rằng, quá trình tư hữu ruộng đất ở
đây cũng khá phát triển.
Bảng 5. Tình hình ruộng tư thôn Trung Tự
S

Tỷ
Chủ sở hữu

T
T

Họ tên


Thôn

Diện tích

lệ

Mẫu.sào.thước.tấc.phân Ly

Ghi chú

(%)

01 Đặng Thị Hai

Yên Viên

1.0.0.0.0

150000

21

Phụ canh

02 Nguyễn Hữu Thành

Bản thôn

1.0.0.0.0


150000

21

Phân canh

03 Nguyễn Thị Hai

Bản thôn

0.5.0.0.0

75000

11

Phân canh

04 Đặng Đình Đảng

Yên Trung Hạ

0.4.0.0.0

60000

09

Phụ canh


05 Nguyễn Văn Khoa

Bản thôn

0.3.0.0.0

45000

06

Phụ canh

13
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------06 Nguyễn Thị Phương Bản thôn
0.2.0.0.0
30000
04 Phân canh
07 Nguyễn Thị Kim

Bản thôn

0.4.0.0.0

60000


09

Phân canh

08 Đặng Đình Đảng

Yên Trung Hạ

0.4.0.0.0

60000

09

Phụ canh

09 Đặng Thị Hai

Yên Trung Hạ

0.3.0.0.0

45000

06

Phụ canh

10 Trịnh Bách


Bản thôn

0.2.0.0.0

30000

04

Phân canh

4.7.0.0.0

705000

100

Tổng cộng

Qua bảng 5, ta thấy, thôn Trung Tự có tổng cộng 705000 ly ruộng tư, được
chia làm 10 thửa và do 9 chủ sở hữu (Đặng Đinh Đảng sở hữu hai thửa). Trong 9
chủ đó thì có 5 chủ là nữ (có tên đệm là “Thị”). Đồng thời trong 10 thửa ruộng đó thì
đã có tới 4 thửa với tổng diện tích là 2,1 mẫu do người thôn khác canh tác, chiếm
45% tổng số ruộng tư của thôn.
Chủ sở hữu ruộng nhiều nhất là hai người (Đặng Văn Hải và Nguyễn Hữu
Thành), mỗi người sở hữu 1 mẫu. Tiếp theo là Đặng Đình Đảng gồm 2 thửa với tổng
cộng là 8 sào. Thấp nhất là hai người (Trịnh Bách và Nguyễn Thị Phương), mỗi
người 2 sào). Các chủ còn lại sở hữu các thửa 3 sào, 4 sào và 5 sào. Người sở hữu
ruộng tư lớn nhất chỉ là 1 mẫu, thấp hơn nhiều so với 10 đến 50 mẫu ở các thôn của
tỉnh Hà Đông và Thái Bình. Điều đó có nghĩa là trong thôn không có địa chủ, ruộng

đất được chia nhỏ lẻ do nhiều người sở hữu. Đây là một đặc điểm chung của các
thôn trong thành Thăng Long. Người dân đa phần là thị dân, diện tích thôn nhỏ,
kinh tế chính không phải là nông nghiệp. Thôn Trung Tự nói riêng và thành Thăng
Long nói chung đã trở thành một đô thị sầm uất.
Điều đáng lưu ý ở đây là chủ sở hữu ruộng của thôn có khá nhiều người ngoài
thôn và nhiều chủ là nữ giới. Theo thống kê, có 4/9 chủ là người ngoài thôn, trong
đó đông nhất là 3 người ở thôn Yên Trung Hạ. Có thể những người này do trao đổi,
mua bán hay do khai hoang những khu đất ở thôn Trung Tự nên họ được phép canh
tác (phụ canh). Nhưng có thể khẳng định rằng, không phải chỉ có người trong thôn
mới được phép canh tác tại thôn; kinh tế hàng hóa phát triển, ruộng đất cũng đã trở
14
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

thành hàng hóa và được phép mua bán. Đồng thời cũng cho thấy, người dân trong
thôn coi trọng nông nghiệp lắm. Công việc chính của họ là các nghề thủ công và
buôn bán trao đổi hàng hóa. Số có ruộng rất ít về cả diện tích và số lượng. Họ canh
tác chủ yếu là để giữ đất hoặc trồng trọt một ít hoa màu.
Số chủ là nữ giới cũng chiếm tỷ lệ khá cao. Trong xã hội phong kiến, thường
thì người phụ nữ không được coi trọng, mất quyền bình đẳng nam nữ. Nhưng khi mà
nền kinh tế hàng hóa phát triển, người phụ nữ phần nào đã dành được quyền bình
đẳng. Ở thôn Trung Tự này, một số phụ nữ còn được làm chủ gia đình. Họ được
đứng tên trong danh sách địa bạ với tư cách là chủ sở hữu ruộng. Đây cũng là tình
hình chung của các vùng đô thị của Thăng Long – Kẻ Chợ.
3. Ruộng các chức sắc.
Theo Địa bạ, các chức dịch trong thôn là:

- Lý trưởng, tả bạ Nguyễn Tuấn.
- Phó tổng Nguyễn Văn Sơn.
- Hương trưởng Lê Đăng Chiêu.
Đối chiếu các chức dịch này, ta thấy không có ai trong chức dich có ruộng tư
nào. Đây là một hiện tượng trái ngược với các địa phương khác. Ở các nơi khác,
thường thì các chức dịch có tập trung trong tay rất nhiều ruộng đất, họ coi ruộng đất
là tài sản lớn nhất. Đó thường cũng là những địa chủ. Ở thôn Trung Tự này, họ
không những không phải là người có nhiều ruộng tư nhất mà còn là những người
không có một ít ruộng tư nào. Những người này không coi ruộng đất là tài sản lớn
nhất.
Trong xu thế của nền kinh tế hàng hóa như ở thôn Trung Tự, đất đai không
còn là tư liệu sản xuất chính nữa. Người ta không sử dụng đất vào sản xuất nông
ngiệp như ở các vùng nông thôn trước đây. Đất chủ yếu để xây dựng nhà, xưởng,
của hàng và thậm chí để buôn bán kiếm lời. Ngay cả các chức dịch trong làng, họ
cũng không ham chiếm ruộng nữa mà chuyển sang thu thuế thương nhân là chính.
Đó cũng là xu hướng chung của nhiều dân trong thôn và ở các thôn khác ở
thành Thăng Long – Kẻ Chợ

15
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

KẾT LUẬN
Địa bạ Hà Nội được lập vào năm Minh Mệnh thứ 18, đó là thời kỳ xâm nhập
của phương Tây vào Việt Nam một cách mạnh mẽ. Nó đã tạo ra nhiều biến động
quan trọng trong nền kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam.

Qua nghiên cứu địa bạ của thôn Trung Tự của phường Đông Tác (tổng Kim
Hoa – Huyện Thọ Xương – tỉnh Hà Nội) cho ta thấy một bức tranh của một vùng
nông thôn đang trong thời kỳ đô thị hóa. Đó là một trong những thôn điển hình đang
chuyển mình của thành Thăng Long trước sự xâm nhập của một phương thức sản
xuất mới – phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Phương thức sản xuất này không
coi trọng kinh tế nông nghiệp mà chú trọng thủ công nghiệp và thương nghiệp nhiều
hơn. Đây là một trong những hệ quả của sự ảnh hưởng từ phương Tây trong thế kỷ
XIX. Thôn Trung Tự cũng đã dần có những chuyển biến quan trọng và điều ta thấy
ở đây là tình hình kinh tế của thôn thông qua các tư liệu địa bạ.
Thôn Trung Tự thuộc phường Đông Tác, một trong 36 phố phường của Thăng
Long, có lịch sử phát triển từ lâu. Nhưng đến thế kỷ XIX này, sự phát triển nó mới
thực sự mạnh mẽ và đang dần hoàn chỉnh.
Từ những nghiên cứu trên, ta có thể đưa ra một số nhận định tổng kết về thôn
Trung Tự ở thế kỷ XIX như sau: Thôn Trung Tự đang có những chuyển biến để trở
thành một khu phố của Thăng Long. Thông qua ruộng đất thì đó là sự ít ỏ về ruộng
đất nông nghiệp, sự phát trển của các kiến trúc tín ngưỡng và ruộng thờ cúng, sự
mua bán ruộng và vị trí của người phụ nữ được đề cao. Phần lớn người dân đã tác
16
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

khỏi hình thức sản xuất chính là nông nghiệp, chuyển sang sản xuất hàng hóa. Tuy
nhiên, nó vấn không phải hoàn toàn thoát khỏi những nét truyền thông. Vẫn còn
những xứ chỉ toàn ruộng (xứ Tú Yên), có những ao hồ chung của là, vẫn có một diện
tích đáng kể đất thần từ điền và tha ma thổ địa. Đó là những dấu ấn của làng quê
Việt Nam.

Sự chi phối của chính quyền Nhà nước vào vấn đề ruộng đất tại thôn không
mấy sâu sắc như ở các địa phương khác.
Qua bức tranh thôn Trung Tự, hình ảnh Thăng Long thế kỷ XIX được hiện ra
khá đầy đủ. Nó mang dán dấp của một khu thành thị nhưng vẫn có những dấu ấn
thôn quê đậm nét.
Thiết nghĩ, cần có nhiều công trình nghiên cứu thêm về các thôn, phường của
Hà Nội, phục vụ cho các dự án quy hoạch Hà Nội đang được triển khai, và sắp tới là
để hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Như vậy, có thể nói, địa bạ không chỉ đơn thuần là một tài liệu nghiên cứu về
ruộng đất, mà thông qua nó, chúng ta có thể phục dựng lại một phần quan trọng bức
tranh lịch sử của một địa phương. Tuy nhiên số địa bạ hiện nay còn khá khiêm tốn,
số lượng đươc dịch ra chữ Quốc ngữ còn khiêm tốn hơn. Đó là một hạn chế rất lớn
của ngành khoa học lịch sử. Vì vậy, Nhà nước và các bộ ngành có liên quan cần có
một phương hướng phát triển nguồn nhân lực để thực hiện những công việc này.

17
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A


Tình hình ruộng đất ở thôn Trung Tự - phường Đông Tác – tổng Kim Hoa – huyện Thọ Xương –
tỉnh Hà Nội đầu thế kỷ XIX qua địa bạ Hà Nội
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo

1. Đinh Xuân Vịnh, Sổ tay địa danh Việt Nam, Nxb Đại Học quốc gia Hà Nội,
H, 2002.
2. Hà Nội tỉnh,Thọ Xương huyện, Kim Hoa tổng các xã thôn địa bạ, chữ Hán ký
hiệu AG.a 14/5, Viện nghiên cứu Hán – Nôm.
3. Nguyễn Thừa Hỷ, Thăng Long- Hà Nội thế kỷ XVII-XVIII-XIX, Hội sử học

Việt Nam, H, 1993
4. Phan Huy Lê, Nguyễn Đức Nghinh, Vũ Minh Giang, Vũ Văn
Quân, Phan Phương Thảo, Địa bạ Thái Bình, Nxb Thế giới, Hà Nội, 1997.
5. Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, Vũ Văn Quân, Phan Phương Thảo, Địa bạ Hà
Đông, H, 1995.
6. Tống Văn Lợi, Hà Nội qua bản đồ của Phạm Đình Bách năm 1873 ( Luận
văn tốt nghiệp khoá K44- Khoa Lịch sử ), 2003.
7. Vũ Văn Quân, Huyện Thọ Xương nửa đầu thế kỷ XIX qua địa bạ.
8. Vũ Văn Quân, bài giảng chuyên đề Chế độ ruộng đất trong lịch sử cổ trung
đại Việt Nam.

18
Chu Mạnh Quyền – K50 Lịch sử A



×