Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Quá trình chuẩn bị mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Tuyên Quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.39 KB, 11 trang )

XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG CÁCH MẠNG CHUẨN BỊ KHỞI
NGHĨA
GIÀNH CHÍNH QUYỀN TẠI TỈNH TUYÊN QUANG
ThS Vũ Thái Dũng*

Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Tuyên Quang được
Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm căn cứ địa, trung
tâm cách mạng cả nước. Là tỉnh miền núi nằm phía Bắc của Tổ quốc,
Tuyên Quang có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị và an
ninh quốc phòng. Nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt
Nam đã gắn liền với từng địa danh và con người nơi đây. Từ những năm
đầu cách mạng cho tới chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, nhân dân các dân tộc Tuyên Quang luôn làm tròn nhiệm
vụ thiêng liêng là xây dựng, bảo vệ và củng cố An toàn khu, bảo vệ Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Trung ương Đảng và các cơ quan đầu não của ta.
Tháng 9-1939, chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ; thực dân Pháp
tăng cường đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương, xóa bỏ những kết
quả mà nhân dân ta đã giành được trong cao trào đấu tranh đòi dân sinh,
dân chủ (1936-1939). Chúng tăng cường vơ vét, bóc lột thuộc địa để phục
vụ cho chiến tranh ở chính quốc. Trước tình hình đó, ngày 6-11-1939, Hội
*

Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

1


nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu đã được triệu tập. Hội nghị
đã kịp thời nhận định tình hình và chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách
mạng: “... phải kịp thời chuyển hướng hoạt động bí mật. Hoạt động bí mật
không phải là nằm im trước sự khủng bố của giặc. Đảng vẫn phát triển lực


lượng, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp, các giai cấp, các dân tộc để đánh bại
kẻ thù của dân tộc là chủ nghĩa đế quốc phát xít…” 1. Hội nghị quyết định
thành lập Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (11-1939). Sự
chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng ngày càng được hoàn chỉnh
qua các Nghị quyết của Hội nghị Trung ương bảy (11-1940) và nhất là
Hội nghị Trung ương tám (5-1941).
Trung ương Đảng nhận định: Nhiệm vụ trọng tâm của Đảng ta lúc
này là: Chuẩn bị khởi nghĩa từng phần, tiến tới khởi nghĩa giành chính
quyền trong cả nước… Được định hướng đúng đắn, phong trào cách mạng
Việt Nam phát triển rộng rãi, nhanh chóng và mạnh mẽ hơn. Mặt trận Việt
Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Mặt trận Việt Minh) ra đời (5-1941) đã
tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng vào cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc 2. Để tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở từng địa phương
cũng như trong cả nước cần có thực lực cách mạng phải xây dựng được cơ

1

Văn kiện Đảng 1930-1945, Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương xuất bản, H.1977, Tập III, Tr
55.
2
Huyện ủy Sơn Dương, Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Dương (1941-1990), 1994, Tr 16.

2


sở trong các giai tầng xã hội, phát triển lực lượng đồng đều ở mọi địa bàn,
nông thôn cũng như thành thị 3.
Tại Tuyên Quang, phong trào đấu tranh của nhân dân thị xã đã phát
triển, cơ sở quần chúng được mở rộng, tuy nhiên chưa có tổ chức cộng
sản lãnh đạo trực tiếp và thống nhất. Trước tình hình đó, Trung ương

Đảng đã nhận thức rõ những yêu cầu cấp bách của phong trào cách mạng
tại Tuyên Quang, Xứ ủy Bắc Kỳ đã quyết định thành lập chi bộ Đảng Mỏ
Than (20-3-1940), để trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong tỉnh.
Ngay sau khi thành lập, Chi bộ đã cử cán bộ xuống các địa bàn để gây
dựng cơ sở cách mạng và bám sát quần chúng nhân dân.
Tình hình quốc tế lúc này có nhiều biến động, ảnh hưởng trực tiếp
đến phong trào cách mạng Việt Nam. Tháng 9-1940, phát xít Nhật đánh
chiếm Đông Dương, thực dân Pháp đầu hàng nhanh chóng. Chớp thời cơ
các đồng chí cán bộ Đảng hoạt động tại Bắc Sơn (Lạng Sơn) đã lãnh đạo
nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền. Cuộc khởi nghĩa đã bị thực dân
Pháp và phát xít Nhật đàn áp rất dã man. Một bộ phận lực lượng vũ trang
vẫn tồn tại, duy trì, phát triển thành Cứu quốc quân. Cuối năm 1941, do bị
Nhật - Pháp truy lùng, vây bắt ráo riết, ban lãnh đạo Cứu quốc quân đã cử
các đồng chí Nguyễn Cao Đàm cùng các đồng chí Phương Cương, Phúc
Quyền, Nhì Phung phá vòng vây đi xây dựng căn cứ mới xung quanh núi
3

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975), Nxb Sự
thật, H.2000, Tr 42-43

3


Hồng thuộc 4 huyện: Đại Từ, Định Hóa (Thái Nguyên) và Sơn Dương,
Yên Sơn (Tuyên Quang). Thực hiện chủ trương trên, từ ngày 18 đến ngày
21-11-1941, các đồng chí Cứu quốc quân đã xem xét tình hình và nhận
định: Bốn huyện trên ở vị trí nối liền nhau, núi Hồng là trung tâm, có địa
hình hiểm trở, địa bàn cơ động, dân cư chủ yếu là đồng bào thiểu số, đời
sống khó khăn nhưng giàu lòng yêu nước, căm thù giặc. Các đồng chí
Cứu quốc quân và Xứ ủy đã quyết tâm xây dựng căn cứ địa và gây dựng

cơ sở mới ở đây.
Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Bắc Kỳ, các đồng chí Cứu quốc quân
lại tiếp tục chia nhau đi các hướng, tỏa về các làng bản, cùng ăn, cùng ở
và lao động với đồng bào, ngày thì phát nương rẫy, đêm về tổ chức giáo
dục và tuyên truyền cách mạng. Dù có những khó khăn về ngôn ngữ, văn
hóa sinh hoạt nhưng các đồng chí Cứu quốc quân một lòng vì Đảng, vì
dân đã tích cực học tiếng để tuyên tuyền cách mạng, vạch rõ bản chất xâm
lược, bóc lột của thực dân. Phong trào cách mạng đã bám rễ và phát triển
trong lòng dân, từng bước vượt qua khó khăn, gian khổ đẩy mạnh hoạt
động, mở rộng cơ sở, chuẩn bị mọi mặt, đón thời cơ tiến tới khởi nghĩa
giành chính quyền.
Tại Tuyên Quang, phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân
lao động không ngừng lớn mạnh, khả năng lãnh đạo của Chi bộ Mỏ Than
không đáp ứng bước phát triển của phong trào. Trên cơ sở Chi bộ Mỏ
4


Than với số đảng viên bổ sung, Ban Cán sự Đảng Tuyên Quang đã được
thành lập giữa năm 1941.
Tuyên Quang lúc này cũng như các địa phương khác trong cả nước
lâm vào cảnh “một cổ hai tròng”, phải cung cấp nhân lực, vật lực cho cả
hai tên đế quốc - phát xít Nhật và Pháp. Đời sống của nhân dân ngày càng
khó khăn.
Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tám,
được sự chỉ đạo của Xứ ủy, Ban Cán sự Đảng tỉnh và Chi bộ Mỏ Than
thành lập các tổ chức cứu quốc như: Nông dân cứu quốc, Phụ nữ cứu
quốc, Nhi đồng cứu quốc, Thanh niên cứu quốc, Phụ lão cứu quốc… tập
hợp ngày càng đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Cùng với công
tác xây dựng và phát triển các tổ chức cứu quốc, Ban Cán sự và Chi bộ
Mỏ Than lãnh đạo quần chúng đấu tranh, rải truyền đơn, tổ chức các cuộc

mít tinh nhằm phát động tinh thần yêu nước và vận động quần chúng đấu
tranh. Qua các cuộc đấu tranh, lòng tin của quần chúng nhân dân đối với
Đảng được củng cố, các đồng chí cán bộ được tôi luyện ý chí chiến đấu,
có thêm kinh nghiệm lãnh đạo nhân dân.
Tháng 1-1943, cuộc họp giữa Trung ương Đảng, liên tỉnh ủy Cao Bắc - Lạng và chỉ huy Cứu quốc quân được tổ chức, quyết định giữ vững
vùng biên giới, tiếp tục gây dựng cơ sở mới ở Cao - Bắc - Lạng, Thái
Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang, củng cố cơ sở cũ và nối đường liên lạc
5


với nhau. Sau cuộc họp, Cứu quốc quân chia thành các bộ phận nhỏ, trong
đó một số đồng chí được tăng cường cho phong trào ở Tuyên Quang.
Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, các đồng chí đã mở các lớp huấn luyện cấp
tốc cho cán bộ cơ sở về kinh nghiệm tổ chức quần chúng, huấn luyện tự
vệ… Phong trào Việt Minh nhờ đó phát triển nhanh chóng.
Từ đội võ trang đầu tiên được thành lập năm 1942 tại Khuôn Kẹn
(Sơn Dương - Tuyên Quang), đến đầu năm 1943, các đội tự vệ võ trang đã
ra đời ở hầu hết các địa phương trong địa bàn khu căn cứ. Tuy số lượng
còn chưa đông, vũ khí trang bị thô sơ nhưng các đội võ trang đã phát huy
vai trò lớn trong việc bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ cán bộ, giữ vững
giao thông liên lạc, hỗ trợ phong trào đấu tranh của nhân dân.
Ở Tuyên Quang, nhiều xã có đại bộ phận đồng bào đều tham gia
các tổ chức cứu quốc như xã Trung Sơn, Trung Minh, Hùng Lợi (Yên
Sơn), Bình Dân, Lũng Tẩu, Ngòi Nho, Ao Búc, Khuôn Đào (Sơn Dương)
4

. Phong trào đấu tranh của nhân dân nhanh chóng lan rộng, Mặt trận Việt

Minh thu hút mọi tầng lớp quần chúng tham gia đòi hỏi phải có sự tổ chức
và chỉ huy chặt chẽ. Được sự đồng ý của Trung ương, ngày 25-2-1944,

Trung đội Cứu quốc quân III được thành lập tại Khuổi Kịch (Tân Trào Sơn Dương) và lấy sông Cầu làm ranh giới hai phân khu: Phân khu A
(chiến khu Quang Trung) gồm các huyện Bình Gia, Bắc Sơn (Lạng Sơn);
4

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975), Nxb Sự
thật, H.2000, Tr 57.

6


Hữu Lũng, Yên Thế (Bắc Giang); Võ Nhai, bắc Đồng Hỷ (Thái Nguyên),
lấy Võ Nhai làm trung tâm, có Ban Lãnh đạo chiến khu, có trung đội Cứu
quốc quân II làm nòng cốt. Chiến khu B (chiến khu Nguyễn Huệ ) gồm
các huyện: Định Hóa, Phú Lương, Đại Từ, nam Đồng Hỷ (Thái Nguyên);
Sơn Dương, Yên Sơn, Na Hang, Hàm Yên, Chiêm Hóa (Tuyên Quang);
Chợ Đồn, Bạch Thông (Bắc Kạn); Lập Thạch (Vĩnh Yên), lấy Sơn Dương
làm trung tâm, có đội Cứu quốc quân III làm nòng cốt, có Ban Lãnh đạo
chiến khu.
Các tổ chức của Cứu quốc quân III phân tán về các địa phương
trong chiến khu Nguyễn Huệ theo phương châm lấy hoạt động chính trị là
chính, hoạt động quân sự là hỗ trợ, do đó cơ sở cách mạng đã có chiều
rộng và chiều sâu, các khu vực nối liền với nhau nên phong trào khá toàn
diện. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của phong trào Việt Minh ở phía
Đông của Tuyên Quang, từ Cao Bằng, Bắc Kạn, ngọn lửa cách mạng đã
lan tới các huyện: Hàm Yên, Chiêm Hóa, Na Hang, các xã ở hữu ngạn
sông Lô, sông Gâm thuộc huyện Yên Sơn. Các đồng chí cán bộ đã sử
dụng những hình thức tuyên truyền phù hợp với đồng bào ở những khu
căn cứ địa của ta theo văn hóa, phong tục tập quán, sinh hoạt… Các đồng
chí cũng mang theo báo chí, truyền đơn để phổ biến đường lối của Mặt
trận Việt Minh: báo Giải phóng, Cứu quốc.


7


Đội Nam Tiến đã kết hợp giữa tuyên truyền cách mạng, dây dựng
cơ sở với luyện tập quân sự, thành lập tự vệ võ trang, vận động quần
chúng đấu tranh để tập dượt cho phong trào. Trong thời gian này, để
chuẩn bị điều kiện cho khởi nghĩa giành chính quyền, vấn đề sắm vũ khí
được chú trọng.
Đến giữa năm 1944, phong trào cách mạng đã phát triển ở khắp các
vùng nông thôn Tuyên Quang, các căn cứ của phong trào đã được nối
liền, cuộc đấu tranh của quần chúng đã nổ ra thành các cao trào, trọng tâm
của cách mạng thời kỳ này là chuẩn bị lực lượng cho khởi nghĩa giành
chính quyền với những nhiệm vụ cấp bách: đẩy mạnh quá trình xây dựng
lực lượng vũ trang có trang bị vũ khí, khẩn trương thực hiện huấn luyện
chương trình Việt Minh, thành lập ban Việt Minh các cấp để khi khởi
nghĩa nổ ra các ban này đủ khả năng lãnh đạo quần chúng 5.
Tháng 4-1944, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn binh lính
càn quét các vùng căn cứ tại phía bắc tỉnh Tuyên Quang, bắt một số cán
bộ Việt Minh ở Chiêm Hóa. Các đồng chí cán bộ Việt Minh đã bị tra tấn
đến chết, nhưng họ không hề nao núng, run sợ. Nhờ tinh thần đấu tranh
kiên cường, lòng trung thành tuyệt đối với Đảng, với cách mạng, phong
trào ở phía bắc Tuyên Quang vẫn được giữ vững. Uy thế cách mạng ngày
càng cao, bọn phản động không dám tiếp tục khủng bố phong trào, điều
5

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940-1975), Nxb Sự
thật, H.2000, Tr 61-62.

8



đó đã củng cố lòng tin của quần chúng đối với Mặt trận Việt Minh, hăng
hái tham gia và hoạt động tích cực trong các tổ chức cứu quốc.
Cuối năm 1944, Chiến tranh thế giới thứ II có những diễn biến theo
chiều hướng có lợi cho phong trào giải phóng dân tộc. Thời cơ cách mạng
của nước ta lúc này đang đến gần. Cùng với việc gấp rút củng cố và mở
rộng cơ sở cách mạng, các tổ chức Việt Minh, đội tự vệ, du kích được
thành lập, sắm vũ khí và tập luyện quân sự diễn ra khẩn trương.
Tháng 12-1944, cuộc họp của Ban lãnh đạo Chiến khu Hoàng Hoa
Thám đã quyết định mở rộng địa bàn hoạt động, chọn Thanh La - Ao Búc
làm trung tâm của căn cứ cách mạng, phát động phong trào quần chúng,
chuẩn bị lực lượng khi có thời cơ nhanh chóng tiến hành khởi nghĩa. Cũng
tại cuộc họp này, đội vũ trang tuyên truyền đầu tiên của Tuyên Quang
được thành lập.
Cuối năm 1944, một cuộc mít tinh lớn diễn ra ở Thâm Muồi
(Thanh La - Sơn Dương) nhằm phát động khí thế đấu tranh của quần
chúng. Sang đầu năm 1945, bọn tay sai đế quốc đem lính đến đàn áp
phong trào. Ban Chỉ huy Cứu quốc quân tổ chức mít tinh tập hợp và lãnh
đạo quần chúng nhân dân địa phương chống lại sự khủng bố của địch.
Trước khí thế đấu tranh mạnh mẽ của đồng bào các dân tộc, địch buộc
phải hủy bỏ cuộc càn quét vào căn cứ của ta.

9


Như vậy, tới cuối năm 1944, đầu năm 1945, lực lượng cách mạng
được xây dựng ở Tuyên Quang đã phát triển mạnh cả về số lượng và
chất lượng. Tuyên Quang đã trở thành địa bàn vững chắc, cơ bản, đủ
điều kiện tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền khi thời cơ cho phép.

Các lực lượng cách mạng ở Tuyên Quang cũng như trong cả nước đã
phát triển đến đỉnh cao, điều kiện cho cuộc cách mạng giải phóng dân
tộc đang chín muồi, các lực lượng đã chuẩn bị sẵn sàng chờ thời cơ để
tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền toàn tỉnh và rộng hơn là trên
phạm vi cả nước.
Cách mạng Tháng Tám thành công, Đảng bộ và nhân dân các dân
tộc Tuyên Quang tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng cách mạng
theo hướng vừa chiến đấu, vừa sản xuất đảm bảo thắng lợi trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp. Đóng góp sức người, sức của cho tiền
tuyến lớn, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước.
Với truyền thống yêu nước, đoàn kết và tinh thần đấu tranh anh
dũng của những cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Tuyên Quang
đã để lại những bài học quý báu, những tấm gương sáng cho các thế hệ
sau noi theo.
Quá trình chuẩn bị lực lượng về mọi mặt tiến tới khởi nghĩa giành
chính quyền trên toàn tỉnh đã chứng minh một thực tiễn: nơi nào cán bộ
10


biết bám lấy dân, hiểu đặc điểm của từng vùng, từng dân tộc, sáng tạo,
kiên trì trong vận động tuyên truyền trên cơ sở nắm vững chủ trương của
Đảng, thì ở đó phong trào cách mạng sẽ đứng vững trước mọi thử thách 6.

6

Huyện ủy Sơn Dương, Lịch sử Đảng bộ huyện Sơn Dương (1941-1990), 1994, Tr 21.

11




×