Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458 KB, 32 trang )

DẠNG BÀI: NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ
1.
Đặc điểm
2.
Nội dung
- Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ…
- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính
trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi…
- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em…
- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…
- Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.
1.

Hình thức
– Dạng ngắn: Một câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn, châm ngôn, câu thơ…
– Dang dài: Một bài thơ/truyện ngắn mang ý nghĩa triết lí…
2.
Cách làm bài
3.
Mở bài:
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận
- Nêu vấn đề cần nghị luận ra ( trích dẫn)
- Phải làm gì về vấn đề đưa ra nghị luận (có tính chuyển ý)
1.
Thân bài:
* Bước 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…).
Tùy theo yêu cầu đề bài có thể có những cách giải thích khác nhau:
- Giải thích khái niệm, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội dung vấn đề.
Giải thích nghĩa đen của từ ngữ, rồi suy luận ra nghĩa bóng, trên cơ sở đó giải thích ý nghĩa, nội
dung vấn đề.
- Giải thích mệnh đề, hình ảnh trong câu nói, trên cơ sở đó xác định nội dung, ý nghĩa của vấn đề


mà câu nói đề cập.
* Lưu ý: Tránh sa vào cắt nghĩa từ ngữ ( theo nghĩa từ vựng).
* Bước 2: Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận (…)
Bản chất của thao tác này là giảng giải nghĩa lí của vấn đề được đặt ra để làm sáng tỏ tới cùng bản
chất của vấn đề. Phần này thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao? (Vì sao?) Vấn đề được biểu hiện như
thế nào? Có thể lấy những dẫn chứng nào làm sáng tỏ?
* Bước 3: Bình luận, đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến…):
- Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.
- Phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề đang bàn luận (…)
- Mở rộng vấn đề
* Bước 4: Rút bài học nhận thức và hành động
- Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong
nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm, …( Thực chất trả lời câu hỏi: từ vấn đề bàn luận, hiểu
ra điều gì? Nhận ra vấn đề gì có ý nghĩa đối với tâm hồn, lối sống bản thân?…)
- Bài học hành động – Đề xuất phương châm đúng đắn, phương hướng hành động cụ thể
( Thực chất trả lời câu hỏi: Phải làm gì? …)
1.
Kết bài:
- Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)


- Lời nhắn gửi đến mọi người (…)
3.
Đề 1

Luyện tập

Viết một bài văn ngắn (không quá 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu ngạn ngữ Hi Lạp:
“Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”.
DÀN Ý THAM KHẢO

1.
Giải thích:
- Học hành là quá trình học và thực hành để mở mang kiến thức, nâng cao trình độ hiểu biết của
mỗi người.
- rễ đắng và quả ngọt là hình ảnh ẩn dụ chỉ công lao học hành và kết quả học tập.
Câu ngạn ngữ thể hiện nhận thức sâu sắc về qui luật của học vấn và vai trò quan trọng của việc
học hành đối với mỗi người.
2.
. Phân tích – Chứng minh.
Ý 1: Học hành có những chùm rễ đắng cay
- Việc học đòi hỏi tốn thời gian, công sức, trải qua cả một quá trình.
- Quá trình học tập có những khó khăn, vất vả, gian nan: chiếm lĩnh tri thức, luyện tập, thực
hành…Để có thể giỏi giang, thành công đòi hỏi phải từng bước chinh phục những bậc thang học vấn.
- Quá trình học tập có khi phải trải qua những thất bại, phải nếm vị cay đắng: điểm kém, bị quở
mắng, thi hỏng….
Ý 2: Vị ngọt của quả tri thức hái được từ việc học hành
- Vị ngọt của kết quả học tập trước hết là người học được nâng cao hiểu biết của bản thân, giàu có
hơn về tri thức và tâm hồn, tự tin hơn trong cuộc sống.
- Thành quả học tập mang lại niềm vui, niềm tự hào cho bản thân và gia đình. thầy cô giáo, nhà
trường, quê hương…
- Thành công trong học tập cũng chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng mới trên con đường lập
nghiệp.
- Phải biết chấp nhận đắng cay trong giai đoạn đầu để sau đó hưởng thành quả tốt đẹp lâu dài.
* Dẫn chứng:
+ Ê-đi-xơn phải trải qua hàng nghìn thí nghiệm, phải tìm tòi không ngừng để phát minh ra
bóng đền điện.
+ Măc-xim Gorki phải kiếm sống đủ thứ nghề vất vả nhưng không nguôi khát vọng học tập.
Bằng con đường tự học đầy gian truân, say mê đọc sách tiếp cận ánh sáng văn minh nhân loại và
trở thành nhà văn vĩ đại của nhân loại. ( Bút danh: Gor-ki có nghĩa là cay đắng)
+ Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để lấy ánh sáng đọc sách, sau đỗ trạng

nguyên.
3.Đánh giá – mở rộng
- Câu nói bao hàm một nhận thức đúng đắn, một lời khuyên tích cực: nhận thức được quá trình
chiếm lĩnh tri thức, mỗi người cần có bản lĩnh, chủ động vượt qua khó khăn để thu nhận được thành
quả tốt đẹp trong học tập.
- Trong thực tế, nhiều người lười biếng không chịu khó học hỏi, trau dồi kiến thức, không biết biến
nhựa đắng thành quả ngọt dâng cho đời; hay có những người ỷ lại người khác, không nỗ lực, dẫn
đến những hành động gian lận, không trung thực trong học tập


- Kết quả học tập nếu không từ công sức bản thân sẽ không bền, sẽ có lúc phải trả giá, sẽ trở
thaành kẻ kém cõi trong cái nhìn của mọi người.
4.
Bài học:
* Nhận thức: xem câu ngạn ngữ là phương châm nhắc nhở, động viên bản thân trong quá trình học
tập.
* Hành động: rèn ý thức vươn lên trong học tập, không đầu hàng gian nan thử thách, luôn hướng
tới những ước mơ, khát vọng hái quả ngọt từ học vấn để thành công.
Đề 2
Anh / chị nghĩ như thế nào về câu nói:
“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
( Trích Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm)
DÀN Ý THAM KHẢO
1.
Giải thích:
- giông tố ở đây dùng để chỉ cảnh gian nan đầy thử thách hoặc việc xảy ra dữ dội .
- Câu nói khẳng định: cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước khó khăn,
chớ đầu hàng thử thách, gian nan.
2.Phân tích – chứng minh :
Ý 1: Đời người cần trải qua những thử thách để trưởng thành:

Câu nói trên là tiếng nói của một lớp trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp. Trong cuộc
chiến tranh vệ quốc, họ sống thật đẹp và hào hùng.( Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Nguyễn
Viết Xuân “nhằm thẳng quân thù mà bắn”…)
- Trong gian khó, con người được rèn luyện như thép được tôi trong lửa; thực tế gian nan giúp con
người hình thành được nhiều phẩm chất đáng quý: ý chí, nghị lực, bản lĩnh, sáng tạo, năng
động,v.v…
Ý 2: Không cúi đầu trước giông tố, vẻ đẹp nhân cách con người tỏa sáng:
- Dù trong hoàn cảnh nào, khi con người không cúi đầu trước thử thách, con người sẽ trưởng
thành và nhân cách sẽ tỏa sáng (Ngô Bảo Châu và công trình nghiên cứu về Bổ đề cơ bản…, )
- Không cúi đầu trước gian khó, trước hết con người phải vượt lên chính mình, chiến thắng bản
thân, xông xáo năng động trong cuộc sống. Đó cũng là sống đẹp.
* Dẫn chứng:
- Thực tế học tập, lao động của lớp trẻ hiện nay có bao tấm gương sống đẹp:
+ Những thủ khoa đại học nhà nghèo vượt khó:
°Lê Minh Khiết – HS trương THPT chuyên Lê Khiết ( Quảng Ngãi) với hattrick thủ khoa:
Thủ khoa Tốt nghiệp THPT (56 điểm), thủ khoa Đại học Ngoại thương TPHCM (28,5 điểm), thủ khoa
Đại học Y dược TPHCM (29,5 điểm).
°Vũ Văn Thanh,HS trường THPT Tô Hiệu, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) nhà nghèo, vừa
đi học vừa làm thêm phụ hồ để có tiền phụ giúp gia đình và trang trải việc học, tự học và đỗ hai
trường đại học: đỗ thủ khoa Đại học Hải Phòng và đỗ Đại học Ngoại thương (cơ sở Hà Nội).
+ Những người chiến đấu với căn bệnh nan y để sống có ích thật đáng khâm phục…:
°Sự kiện tại TPHCM, với chủ đề “Vượt lên và chiến thắng”, 150 bệnh nhân ung thư đã
tham gia thi đá bóng để chiến đấu với bệnh tật. Dù không thể bước nhanh hơn, dù các đấu thủ đã
hoàn tất phần thi, một bệnh nhân 60 tuổi vẫn không bỏ cuộc và chia sẻ: “Tôi không thi để thắng thua
với người khác, tôi chỉ muốn chiến thắng bản thân mình”.


3.
Bình luận:
- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có

nghị lực và bản lĩnh. Câu nói ngắn gọn nhưng cô đúc, có nghĩa giáo dục sâu sắc đối với thế hệ trẻ.
- Phê phán lối sống hèn nhát, cầu an, ngại khó…
4.
Bài học:
* Nhận thức: Gian nan là thử thách của cuộc đời, con người được tôi luyện trong thử thách sẽ
trưởng thành.
* Hành động: dám nghĩ – dám làm, phải năng động, phải rèn luyện tu dưỡng những phẩm chất cần
có ở những con người của thời đại mới có khả năng vượt qua mọi thử thách để thành công.
Đề nghị luận xã hội về câu nói nổi tiếng
Suy nghĩ của anh (chị) về câu nói: “Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông
tố”. (Đặng Thùy Trâm)

Định hướng cách làm
Mở bài: 0.25 điểm: giới thiệu câu nói
Thân bài
a. Giải thích các khái niệm
+ Giông tố: những gian nan, thử thách, những khó khăn xảy ra với con người trong cuộc sống.(0.25
điểm)
+ Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại(0.25 điểm)
→ Câu nói khuyên con người không đầu hàng, lùi bước trước những khó khăn, thất bại trong cuộc
đời, dám chấp nhận giông tố (0.5 điểm)
b. Bàn luận (2 điểm)
+ Khẳng định ý nghĩa sâu sắc của câu nói: cuộc đời con người thường có nhiều khó khăn, thử
thách, thăng trầm
+Phân tích,chứng minh, đánh giá biểu hiện
-Cuộc sống không bao giờ bình lặng mà luôn có vô vàn những khó khăn, thử thách, có thành công –
thất bại, hạnh phúc – khổ đau,….
-Phải trải qua giông tố giúp con người trưởng thành, vững vàng về mọi mặt (tự hiểu về mình, cuộc
sống, có kinh nghiệm,…)
-Vượt qua khó khăn, thử thách không phải là điều dễ dàng, song ta phải luôn luôn dũng cảm đối mặt,

không được hèn nhát, nao núng, né tránh.
+Bàn bạc vấn đề :
-Nhưng để làm được điều đó, con người cần có bản lĩnh, nghị lực, kỹ năng, tri thức.
-Trong thực tế cuộc sống, có biết bao những tấm gương về những con người có nghị lực, bản lĩnh,
vượt lên số phận, vượt lên hoàn cảnh (các tấm gương xưa và nay).
– Phê phán lối sống thiếu nghị lực, bản lĩnh. Bên cạnh đó, ta không khỏi đau lòng cho những
người, đặc biệt là các bạn trẻ thiếu nghị lực, bản lĩnh, sống ích kỷ, dựa dẫm.
c. Bài học nhận thức, hành động (0.5 điểm)
-Muốn thành công, con người phải trải qua nhiều sóng gió. Trước sóng gió, mỗi người phải tự
vươn lên bằng niềm tin và nghị lực bản thân, vượt qua những yếu đuối, hèn nhát của chính mình
– Gian nan chính là môi trường rèn luyện, tôi luyện ý chí của con người


– Nếu có ý chí nghị lực, vượt khó thì công việc nào cũng đi đến đích
Kết bài: (0.25 điểm)
Đề bài: Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hày là người có ích. Hãy viết
một bài văn ngắn( khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh / chị về ý kiến trên.
Trở thành một ca sĩ nhạc pop nổi tiếng như Michael Jackson? Trở thành một cầu thủ bóng đá
huyền thoại như Maradona hay giàu có như Bill Gates? Nếu có ai đặt ra câu hỏi đó cho chúng ta, tôi
dám chắc ít ai không mơ ước mình được nổi tiếng như vậy. Trong cuộc sống có rất nhiều quan niệm
sống và cũng có rất nhiều mơ ước khác nhau. Có người mơ ước mình trở thành nhà khoa học nổi
tiếng. Có người mơ ước mình trở thành một doanh nhân. Tôi cũng không ngoại lệ, tôi cũng từng mơ
ước mình trở thành một nhà văn nổi tiếng. Và chỉ khi đọc được câu nói “ Đừng cố gắng để trở thành
người nổi tiếng mà trước hết hãy làngười có ích” tôi mới thấy cần phải suy nghĩ nghiêm túc về vấn
đề này.
Vậy người nổi tiếng là gì mà ai cũng mong muốn trở thành người nổi tiếng? Người nổi tiếng là
những người có công danh sự nghiệp- Là người thành công trong cuộc sống, trong công việc hay
một lĩnh vực nào đó được nhiều người biết đến, yêu mến, kính trọng. Trên thế giới ai cũng biết Bill
Gates là một doanh nhân người Mỹ,nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần
mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra. Ông luôn có mặt trong danh sách những

người giàu nhất trên thế giới. Hay như giáo sư toán học Ngô Bảo Châu -Người Việt Nam đầu tiên
đoạt giải Fields toán học –một giải thưởng danh giá trên thế giới mà không phải nhà toán học nào
cũng có thể đạt được. Giáo sư Ngô Bảo Châu không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực toán học mà còn là
một trong những giảng viên danh tiếng ở các trường Đại học nổi tiếng của Mĩ và thế giới. GS Ngô
Bảo Châu chính là niềm tự hào về trí tuệ VN trên thế giới. Và nữa, nghệ sĩ Đặng Thái Sơn- một tài
năng xuất chúng về âm nhạc. Những buổi biểu diễn của Đặng Thái Sơn là sự chờ đợi của biết bao
người yêu nhạc ở VN và trên TG. Những khán phòng chật cứng, những nhà hát đông nghịt. Hàng
triệu con tim như đang rung lên theo từng âm thanh của vũ điệu bàn tay tài hoa trên phím đàn. Đặng
Thái Sơn chẳng phải là một thiên tài âm nhạc đó sao…
Trở thành người nổi tiếng là một mơ ước mà ai cũng mong muốn đạt được. Nhưng nếu như không
thể trở thành người nổi tiếng bạn cũng đừng buồn bởi chúng ta vẫn có thể sống một cuộc sống có ý
nghĩa. Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng như một số bạn trẻ bằng cách bắt chước người này,
người khác cách ăn mặc, đầu tóc kì dị hay có những hành động đặc biệt gây sự chú ý để nổi tiếng.
Cái giá mà bạn phải trả cho sự nổi tiếng đôi khi là quá đắt. Có những bạn trẻ muốn được nổi tiếng
trong mắt bạn bè, người yêu đã thể hiện mình là một tay đua trên xa lộ bằng những trận quyết đấu
với tử thần để rồi có thể sẽ nổi tiếng những đó là sự nổi tiếng mà những người thân yêu của họ sẽ
mãi mãi đau đớn khôn nguôi.
Câu nói trên thực sự đã làm tôi suy nghĩ lại giấc mơ trở thành người nổi tiếng của mình. Mỗi
chúng ta đều có thể trở thành những người nổi tiếng nếu như có tài năng thật sự nhưng trước hết
chúng ta hãy sống thật tốt để làm một con người có ích. Xã hội rất cần những người nổi tiếng nhưng
còn cần hơn những người có ích. Hãy làm cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn bởi những việc
làm có ích, bởi những con người có ích.
Câu nói “ Đừng cố gắng….” quả thực đã để lại cho mỗi chúng ta một bài học nhận thức về ý
nghĩa cuộc sống và quan niệm sống. Tôi nhớ một câu nói của một văn hào nổi tiếng: “ Có thể trong
cuộc đời này không ai biết đến tên tuổi bạn, nhưng những việc bạn làm lại không thể thiếu được với
cuộc đời họ”. Tất nhiên, bạn hãy cứ mơ ước mình sẽ trở thành một người nổi tiếng. Biết đâu, bằng
những cố gắng và tài năng của mình, một ngày không xa bạn sẽ nổi tiếng trong một lĩnh vực nào đó.
Nhưng phải chăng, câu nói trên cũng là một lời khuyên hữu ích cho mỗi chúng ta khi bước vào cuộc
sống .



Đề bài3 : Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình
thì dễ vấp ngã. Suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến trên.
Trong cuộc đời con người ai chẳng mơ ước sự thành công nhưng con đường đến thành
công đâu phải là thảm hoa hồng rực rỡ. Để đạt được điều đó cần phải có một sự cố gắng, nỗ lực
khẳng định mình nhưng đồng thời cũng phải biết chế ngự bản thân mình trước mọi cám dỗ của cuộc
sống. Tôi rất thích một câu nói “ Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh
táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”.
Vậy những nỗ lực khẳng định mình là gì ? Đó chính là ý chí của con người trong cuộc sống. Nếu
muốn thành công trước hết con người phải có một ý chí, một quyết tâm cao độ trước mục tiêu của
mình. Nếu không có ý chí, con người sẽ chẳng thể làm được điều gì. Nhưng nếu chỉ có ý chí thôi thì
cũng chưa đủ. Con người còn cần phải có một lý trí tỉnh táo, sáng suốt để chế ngự bản thân mình.
Bởi cuộc sống vô vàn những cạm bẫy, những cám dỗ. Nếu không tỉnh táo con người dễ bị vấp ngã,
dễ bị thất bại.
Tôi đã từng được nghe câu chuyện về một cậu bé nghèo khổ với bài văn viết về mơ ước của
mình. Cậu đã nhận điểm kém cộng lời phê của thầy giáo về ước mơ viển vông, thiếu thực tế khi cậu
muốn trở thành một chủ trang trại nuôi cừu. Với ý chí quyết tâm của mình, cậu đã biến ước mơ đó
thành sự thật. Cậu đã trở thành một chủ trang trại rộng lớn với những đồng cỏ, những đàn cừu của
mình trong sự ngạc nhiên, thán phục của người thầy và mọi người. Ý chí của cậu bé nghèo khổ đó
thật khiến chúng ta khâm phục . Hay câu chuyện về thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí – bị liệt cả hai tay
nhưng vẫn quyết tâm nỗ lực đến trường. Nguyễn Ngọc Kí không chỉ viết được rất đẹp bằng đôi chân
mà còn làm được rất nhiều việc có ích khác trong cuộc sống. Nếu không có ý chí làm sao Nguyễn
Ngọc Kí có thể làm được điều đó? Trong cuộc sống còn biết bao những tấm gương về ý chí khiến
chúng ta phải cảm phục như những bạn học sinh nghèo đã vượt lên hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn
của mình để học tập tốt. Nhiều bạn đã thi đỗ vào các trường đại học, thậm chí trở thành thủ
khoa…Thật đáng ngưỡng mộ!
Nhưng thực tế cũng cho thấy con người nếu không tỉnh táo chế ngự bản thân thì rất dễ vấp ngã. Đã
có bao nhiêu người chỉ vì một phút thiếu suy nghĩ đã phải trả những cái giá quá đắt cho cuộc đời.
Những bạn trẻ lỡ đi vào con đường nghiện ngập, game hay ma túy, rượu chè. Những hành động
khiến cho con người phải suốt đời sống trong dày vò tội lỗi. Tất cả đều bắt đầu từ việc không tỉnh táo

chế ngự bản thân. Con người luôn phải cố gắng để khẳng định mình nhưng sự khẳng định đó phải
phù hợp với các chuẩn mực về đạo đức, văn hóa và pháp luật của xã hội chứ không phải là sự
khẳng định mình bằng mọi giá. Việc cố gắng khẳng định mình là một nhu cầu của con người, nhất là
con người trong đời sống hiện đại. Nếu không tự khẳng định mình bạn sẽ chẳng bao giờ thành công.
Nhưng quan trọng hơn cả là chúng ta hãy hoàn thiện nhân cách của mình bằng một ý chí mạnh mẽ
và cả một lí trí sáng suốt tỉnh táo.
Câu nói: Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì
dễ vấp ngã quả là một lời khuyên hữu ích cho mỗi chúng ta nhất là với thế hệ trẻ- Những con người
đang cố gắng nỗ lực khẳng định mình nhưng cũng còn rất bồng bột thiếu lí trí. Hãy rèn luyện cho
mình một ý chí kiên cường, mạnh mẽ để sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống
nhưng cũng cần phải có một lý trí tỉnh táo để làm chủ bản thân mình trong mọi hoàn cảnh. Nếu bạn
thực sự đã có một ý chí mạnh mẽ và một lý trí sáng suốt thì chắc chắn con đường phía trước của
bạn dù thế nào đi chăng nữa tôi tin bạn cũng sẽ thành công!
Đề 4: “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động”
Ý kiến trên của nhà văn Pháp M. Xi-xê-rông gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và
học tập của bản thân.
Dàn ý :
1.Giải thích :
- Đức hạnh là đạo đức và tính nết tốt của con người.
- Đức hạnh được thể hiện qua lời nói và những việc làm cụ thể, qua mối quan hệ giữa cá nhân với


tập thể, xã hội…Hành động là thước đo phẩm giá của mỗi con người.
2. Phân tích, chứng minh:
Ý 1: Đức hạnh con người thể hiện ở hành động vì con người, vì sự sống:
- Từ xưa, nhân dân ta đã ca ngợi và đề cao những hành động thiết thực mang lại lợi ích cho con
người:
+ Chàng Thạch Sanh: thật thà, dũng cảm, giàu lòng thương người, sẵn sàng cứu giúp kẻ bất hạnh (
chém chằn cứu dân lành, giết đaị bàng tinh cứu công chúa…)
+ Lục Vân Tiên: Vẻ đẹp con người vị nghĩa qua hành động đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga.

+ Có những câu tục ngữ khẳng định ý nghĩa quan trọng của hành động: Nói hay không bằng cày
giỏi”. Nhân dân cũng phê phán, chê cười những kẻ: “Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như
mèo mửa”; “Ăn thì ăn những miếng ngon/ Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”.
- Ý 2: Phẩm chất cao quý của con người thể hiên ở hành động vì nước, vì dân:
- Trong văn chương cũng như trong thực tế lịch sử có rất nhiều gương sáng hành động vì lợi ích của
đất nước, nhân dân.
+ Nguyễn Trãi: thực thi lời cha dạy, tìm minh chủ đánh đuổi giặc Minh cứu giang san
( tìm về dưới cờ Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách làm cuộc kháng chiến chống giặc Minh, lập nên chiến
thắng
+ Anh hùng áo vải Nguyễn Huệ: đánh tan hai hơn hai mươi vạn quân Thanh đem lại cuộc sống
thanh bình cho dân. Chiến thắng Đống Đa, Hà Hồi, Ngọc Hồi đã biến ý chí của vua Quang Trung
thành hiện thực bằng hành động: Đánh cho để dài tóc, đánh cho để răng đen, đánh cho chích luân
bất phản, phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh: ra đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi xiềng xích nô lệ, giành
độc lập tự do, thành lập nên nước VNDCCH.
+ Những tấm gương anh hùng liệt sĩ: Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng, Trừ Văn Thố đem
thân mình bít lỗ châu mai vô hiệu hóa hỏa lực đối phương, Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn cứu pháo…à
hành động dũng cảm, vì nước quên mình.
3. .Đánh giá – mở rộng:
- Ý kiến có ý nghĩa như kim chỉ nam cho mỗi con người trong cuộc sống, hướng con người sống
trung thực và tích cực.
- Phê phán những lối sống, những hành động biểu hiện không xứng đáng là một con người đức
hạnh: sống vị kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình, sống vô bổ, đua đòi, giả dối...
4. Bài học
* Nhận thức:
- Hành động còn là dám nhìn thẳng vào những khuyết điểm để sửa chữa, khắc phục để vươn lên, có
tinh thần cầu tiến để thể hiện phẩm chất và đức hạnh của bản thân.
* Hành động:
- Hành động thiết thực của tuổi trẻ ngày nay là không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để nâng
cao trình độ hiểu biết để đáp ứng yêu cầu của xã hội, xứng đáng là người vừa có tài vừa có đức.


Đề 5: Tình thương là hạnh phúc của con người
1. Giải thích:
- Tình thương: là tình cảm nồng nhiệt làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật Hạnh phúc: là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
- Tình thương là hạnh phúc của con người: Tình thương khiến cho người ta luôn hướng về nhau để
chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Và như vậy con người có thể thỏa mãn ý nguyện, được
hưởng niềm vui sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.
2. Phân tích - chứng minh:
* Các biểu hiện, ý nghĩa của tình thương:
Ý 1: Trong phạm vi gia đình:


- Cha mẹ yêu thương con cái, chấp nhận bao vất vả, cực nhọc, hi sinh bản thân để nuôi dạy con cái
nên người. Con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, cha mẹ coi đó là hạnh phúc nhất của đời mình.
- Trong cuộc đời có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau
lớn nhất của cha mẹ.
- Con cái biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ, biết đem lại niềm vui cho cha mẹ, đó là hiếu thảo, là tình
thương và hạnh phúc.
- Tình thương yêu, sự hòa thuận giữa anh em, giữa cha mẹ và con cái tạo nên sự bền vững của
hạnh phúc gia đình.
* Dẫn chứng
Ý 2: Trong phạm vi xã hội:
- Tình thương chân thành là cơ sở của tình yêu đôi lứa.
“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua”.
- Tình thương là truyền thống đạo lí: Thương người như thể thương thân; tạo nên sự gắn bó chặt
chẽ trong quan hệ cộng đồng giai cấp, dân tộc.
* Dẫn chứng: Chương trình Vòng tay nhân ái, Trái tim cho em,…
- Tình thương mở rộng, nâng cao thành tình yêu nhân loại.
* Dẫn chứng: Thế giới và Việt Nam hướng về những nạn nhân của sóng thần và động đất ở Nhật
Bản…

- Những tấm gương sáng trong lịch sử coi Tình thương là hạnh phúc của con người:
+ Vua Trần Nhân Tông trong một chuyến đi thăm quân sĩ đã cởi áo bào khoác cho một người lính
giữa đêm đông lạnh giá.
+ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng chia sẻ ngọt bùi, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ
dưới quyền trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, giành thắng lợi vẻ
vang cho dân tộc.
+ Người thanh niên Nguyễn Tất Thành xuất phát từ lòng yêu nước thương dân trong tình cảnh nô lệ
nên đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân. Bác luôn lấy tình yêu thương con người làm
mục đích và hạnh phúc cao nhất của cuộc đời mình: “ Tôi có một ham muốn, ham muốn tột bậc là
làm sao cho nước ta tự do, độc lập, dân ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
3. Đánh giá – mở rộng
- Khẳng định: Đó là một quan niệm nhân sinh cao quí
- Phê phán lối sống thờ ơ, vô cảm, thiếu tình thương, không biết quan tâm, chia sẻ, đồng cảm và
giúp đỡ người khác…
4. Bài học:
*Nhận thức:
- Tình thương là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương vượt lên trên mọi sự khác biệt giữa các
dân tộc trên thế giới.
* Hành động: - Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải vươn
lên chống đói nghèo, áp bức bất công, chiến tranh phi nghĩa… để góp phần xây dựng một thế giới
hòa bình thịnh vượng…
Đề 6 : Suy nghĩ của bạn về lời dạy của Đức Phật: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới
không cạn mà thôi”.
Dàn ý :
1. Giải thích:
- Giọt nước: chỉ những gì nhỏ bé, đơn lẻ, những con người riêng lẻ.
- Biển cả: dạng vật chất tồn tại với mức độ lớn; chỉ sự mênh mông, cộng đồng xã hội.
- Không cạn: Nói lên sức mạnh vô song khi ở trong mối liên kết với cộng đồng.
=> Câu nói của Đức Phật: hàm chỉ mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể, giữa một con người với
muôn triệu con người. Cũng mang ý nghĩa đó, tục ngữ Việt Nam có câu:

Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao


2 . Phân tích - chứng minh :
Ý 1: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”
- Giọt nước: nhỏ bé, đại dương: bao la bát ngát. Giọt nước dễ tan biến, đại dương: tồn tại mãi mãi.
Chỉ khi nào hòa vào các dòng nước, làm nên sông suối, biển cả mênh mông, chúng mới có thể hiện
hữu.
- Trong quan hệ xã hội, giữa cá nhân và tập thể có mối quan hệ hai chiều, tác động qua lại. Không có
cá nhân thì không có tập thể, tập thể chỉ tồn tại khi các cá nhân có quan hệ gắn kết. Cá nhân gắn bó
với tập thể thì sức mạnh được nhân lên và tồn tại vững bền.
- Một trường học được tạo nên bởi nhiều thầy cô và học sinh. Khu dân cư được hình thành từ nhiều
hộ gia đình, gia đình là tế bào của xã hội. Chỉ mỗi phần tử cá nhân không thể làm nên một gia đình.
Ý 2: Cá nhân rất cần đến tập thể
- Cá nhân chỉ là cá thể nhỏ bé với nhiều giới hạn, nếu sống biệt lập thì không thể tồn tại lâu được. Cá
nhân không thể nào sống tách rời tập thể.
° Trong gia đình, con cái cần đến cha mẹ ông bà, anh chị em cần sự giúp đỡ nhau. Ra ngoài xã hội,
cá nhân cần sự giúp đỡ, quan tâm của bạn bè và những người khác. Người nông dân muốn duy trì
sản xuất cần đến những kĩ sư khoa học, những nhà doanh nghiệp.
° Do hoàn cảnh xô đẩy, Rô-bin-xơn, vợ chồng Mai An Tiêm phải sống một mình giữa hoang đảo,
nhưng họ luôn khao khát trở về đất liền, về xã hội. Họ đã thực hiện được điều đó và họ đã tồn tại.
- Tập thể mang đến cho cá nhân cho con người những niềm vui, sự chia sẻ. Con người khi gặp thử
thách, gian truân thì được sự giúp đỡ; lúc cô đơn, sầu muộn sẽ được an ủi, động viên.
° Những Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là nơi tập hợp những thành viên. Đó còn là
những tổ chức tương trợ nhau, cùng nhau vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
° Các tổ hòa giải ở các khu phố đã cứu biết bao gia đình khỏi tan vỡ…
+ Cá nhân chỉ có sức mạnh khi hòa hợp, gắn bó với tập thể. Tập thể tạo môi trường cho cá nhân
hoạt động và bộc lộ khả năng.
° Trường học không chỉ là nơi để học sinh học tập, rèn luyện mà còn là nơi họ có thể thi thố, thể hiện

năng lực học tập của chính mình.
° Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc thắng lợi được nhờ sức mạnh của cả dân tộc,
trong đó mọi cá nhân đều góp mặt bằng sức mạnh riêng, khả năng riêng.
Ý 3: Có phải lúc nào cá nhân cũng cần đến tập thể?
- Nếu cá nhân chỉ dựa vào người khác mà không có ý thức tự vươn lên thì không thể trưởng thành
được.
Con cái lúc nào cũng cậy vào cha mẹ thì lớn lên không thể tạo sự nghiệp cho mình.
- Sự khẳng định, nỗ lực của cá nhân vẫn là điều quan trọng.
Những gian nan thử thách trong cuộc sống luôn đến bất ngờ, lúc đó ta không có sẵn người để giúp
đỡ, an ủi thì ta tự chọn cho mình hướng giải quyết riêng.
3. Đánh giá - mở rộng:
- Khẳng định tính đúng đắn của vấn đề: Lời dạy của đức Phật sẽ không bao giờ bị vùi lấp nếu nó
nằm trong tâm niệm của một người, một thế hệ và của nhiều người. nhiều thế hệ.
- Phê phán lối sống trái ngược:
+ Những con người, cá nhân nào sống biệt lập, không cần đến những người khác thì sớm hay muộn
cũng sẽ gặp thất bại và sẽ bị đào thải.
+ Sống trong tập thể, nếu cá nhân không có sự rộng lượng và hăng hái, không có trách nhiệm cho
tập thể thì cũng không có đủ sức mạnh, sự tự tin để vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc
sống để đi đến thành công.
- Mở rộng: Một giọt nước nếu ở riêng lẻ thì sẽ nhanh chóng cạn khô và không mang lại lợi ích gì.
Nếu nó hòa vào biển cả thì khác. Con người nếu sống một mình thì sẽ không có ai giúp sức, dễ dàng
bị quật đổ. Nếu biết đồng lòng, đoàn kết thì mọi thứ sẽ trở nên dễ dàng và cuộc sống sẽ không bao
giờ kết thúc.
4. Bài học nhận thức, hành động:
* Nhận thức:


- Sống trong cộng đồng xã hội, ta không thể tách rời mà không hòa nhập, không có trách nhiệm với
cộng đồng. Mỗi cá nhân đều tiềm tàng những sức mạnh riêng. Hãy mang sức mạnh đó cống hiến
cho tập thể, chúng ta sẽ tìm thấy ý nghĩa sự tồn tại của mình.

* Hành động:
- Sống trong tập thể, phải có sự quan tâm đến những khó khăn của anh em; phải biết đồng cảm, xót
xa cho những số phận không may mắn. Phải biết sống với và cho người thì cuộc sống mới thành
công, mới có ý nghĩa.
- Cá nhân nào thì tập thể ấy, vì thế, mỗi cá nhân phải tự rèn luyện mình để tạo nên tập thể mạnh:
“Mỗi người khỏe mạnh thì tạo nên cả dân tộc đều khỏe mạnh” (Hồ Chí Minh).
Đề 7: “Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chùm hoa
thật rực rỡ.”
Trình bày suy nghĩ của anh chị về hiện tượng trên.
Dàn ý:
1. Giải thích :
- Hình ảnh “vùng sỏi đá khô cằn”: gợi liên tưởng, suy nghĩ về môi trường sống khắc nghiệt, đầy gian
khó. Nói cách khác, đó là nơi sự sống khó sinh sôi, phát triển.
- Hình ảnh “cây hoa dại”: Loại cây yếu ớt, nhỏ bé, cũng là loại cây bình thường, vô danh, ít người chú
ý.
- Hình ảnh “cây hoa dại vẫn mọc lên và nở hoa”: Cây hoa dại sống giữa tự nhiên lặng lẽ mà kiên
cường. Nó thích nghi với hoàn cảnh, vượt lên điều kiện khắc nghiệt để sống và nở hoa. Những bông
hoa là thành quả đẹp đẽ, kết tinh từ sự chắt chiu, thể hiện sức sống mãnh liệt.
à Câu nói mượn hiện tượng thiên nhiên mà gợi ra suy nghĩ về thái độ sống của con người. Cho dù
hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu, sự sống vẫn hiện hữu, cái đẹp vẫn tồn tại. Con người phải có ý chí,
nghị lực vươn lên trong cuộc sống.
2. Phân tích - chứng minh :
Ý 1: Hiện tượng tự nhiên: “Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra
những chùm hoa thật rực rỡ.”
- Hiện tượng trên, ta có thể tìm thấy ở nhiều nơi trong thế giới tự nhiên quanh mình. Cây cối, cỏ hoa
xung quanh ta luôn ẩn chứa một sức sống mạnh mẽ, bền bĩ. Chúng sẵn sàng thích nghi với mọi điều
kiện sống khắc nghiệt:
+ Nơi sa mạc nóng bỏng, cây xương rồng vẫn mọc lên, vẫn nở hoa, những bông hoa nép mình dưới
xù xì gai nhọn.
+ Ở cánh đồng băng Nam Cực, các nhà khoa học sững sờ khi phát hiện dưới lớp băng dày vẫn có

những đám địa y.
Ý 2 : Những thử thách, những khó khăn của thực tế đời sống luôn đặt ra đối với mỗi con người
- Cuộc sống không bao giờ bằng phẳng, luôn chứa đựng những bất ngờ, biến cố ngoài ý muốn. Vì
vậy, quan trọng là cách nhìn, thái độ sống của con người trước thực tế đó. Ta không nên đầu hàng
hoàn cảnh, không buông xuôi phó thác cho số phận. Trong hoàn cảnh “khắc nghiệt”, vẫn có những
con người đích thực vẫn vươn lên.
-Ý 3: Nghị lực và sức sống của con người mang đến những điều kì diệu cho cuộc sống
- Chính trong thách thức của hiện thực cuộc sống, nghị lực và sức sống của con người càng được
bộc lộ rõ hơn bao giờ hết. Những đóng góp, cống hiến hay những thành tựu, kết quả đạt được trong
điều kiện đó rất cần được tôn vinh như những tấm gương sáng cho mọi người học tập:
* Dẫn chứng:
+ Nhà văn Nga vĩ đại M. Gor - ki đã có một cuộc đời sớm chịu nhiều cay đắng, gay go, đã không
ngừng tự học, tự đọc để vươn lên khẳng định tài năng và đi đến thành công.
+ “Hiệp sĩ công nghệ thông tin” Nguyễn Công Hoàng phải sống trong hoàn cảnh nghiệt ngã: không
thể tự mình di chuyển, khả năng ngôn ngữ hạn chế. Vậy mà người thanh niên đó đã sống bằng nghị
lực, quyết tâm học tập và nghiên cứu phần mềm tin học. Cuối cùng anh đã thành công.


- Còn có rất nhiều tấm gương khác nữa, họ chấp nhận đương đầu với hoàn cảnh khắc nghiệt để
sống và vươn lên, thể hiện những ước mơ cao đẹp.
3. Đánh giá – mở rộng:
- Câu nói miêu tả một hiện tượng thiên nhiên mà hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc, gợi ra nhiều suy
tưởng đẹp. Đó là biểu tượng của nghị lực và ý chí vươn lên của con người trong những hoàn cảnh
khó khăn, khốc liệt. Đây là một bài học quý báu, bổ ích về thái độ sống của con người xuất phát từ
hiện tượng tự nhiên.
- Phê phán những kẻ sống trong môi trường, điều kiện sống thuận lợi, có người biết tận dụng nó để
phát triển tối đa năng lực của mình, đóng góp cho cuộc sống. Song cũng có những người ỷ lại mà
không nỗ lực cố gắng, chỉ biết hưởng thụ, dẫn đến lãng phí thời gian, tiền bạc, tâm huyết, tình cảm
của người thân. Sự lãng phí ấy là vô cùng đáng trách.
- Không gặp được những thuận lợi trong cuộc sống, có người đã sống chán nản, buông xuôi và dẫn

tới thất bại. Trường hợp này có thể cảm thông song không nên đồng tình vì tuy hoàn cảnh có vai trò
quan trọng song những nỗ lực cố gắng của con người càng quan trọng hơn.
4. Bài học:
* Nhận thức:
- Con người thật bất hạnh khi gặp phải hoàn cảnh trớ trêu trong cuộc sống, nhưng sẽ bất hạnh hơn
nếu như chúng ta thôi không cố gắng.
- Cũng như cây hoa dại kia rễ của nó đã đâm sâu dưới đất sỏi đá khô cằn nhằm tìm nguồn nước dẫu
ít ỏi để tiếp tục tồn tại mà nở những chùm hoa đẹp.
* Hành động:
- Để có thể vượt lên khó khăn mà có những đóng góp, cống hiến trong cuộc sống, con người cần có
nghị lực, ý chí, năng lực. Song cũng rất cần sự động viên, khích lệ, tình yêu và niềm tin của những
người thân và cả cộng đồng.
- Cộng đồng nên có cách nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về những đóng góp của những người ở
hoàn cảnh đặc biệt, đồng thời nên có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ để họ nhanh chóng vượt qua
mọi khó khăn trong cuộc sống.
Đề 8: Trình bày suy nghĩ của mình về câu nói:
“Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.
Dàn ý :
1. Giải thích câu nói:
- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt
được.
- Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi
bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất
phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình.
- Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu,
vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.
- Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin,
ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.
2. Phân tích, chứng minh :
Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”?

Ý 1: Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú.
- Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả…
- Có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ luôn đồng hành cùng đời người; ước mơ là vô tận.
- Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.
Ý 2: Ước mơ cũng như một cái cây- phải được ươm mầm rồi trưởng thành.
- Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như


vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên.
- Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước
thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử
thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong
muốn.
* Dẫn chứng:
+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho
dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã theo đuổi đến cùng điều mình mơ
ước ước mơ đó đã trở thành hiện thực.
+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân
thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước
của mình
Ý 3: Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng không dễ đạt được:
- Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm
nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng.
- Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.
Ý 4: Ước mơ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng,
ăn bám…
3. Đánh giá – mở rộng:
- Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao
trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên
cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình.

- Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không như ta phải biết giữ lòng tin với những ước mơ của
mình . Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi
dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều gì mình
mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.
4. Bài học:
* Nhận thức: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền dẫu gặp nhiều
phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng chỉ phương hướng cho thuyền. Mất ngọn hải đăng,
con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao.
* Hành động:
- Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước
mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!
- Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành
hiện thực.
ĐỀ 9 : Nghị luận về câu nói :" Hạnh phúc trong tầm tay."
Dàn ý :
1. Giải thích
- Mỗi người có một quan niệm và cảm nhận khác nhau về hạnh phúc. Tuy nhiên có thể nhận thấy
hạnh phúc thường gắn liền với trạng thái vui sướng khi con người cảm thấy thỏa mãn ý nguyện nào
đó của mình.
- Hạnh phúc trong tầm tay: hạnh phúc không phải điều gì quá xa vời. Ai cũng có khả năng tạo lập
hạnh phúc cho bản thân mình.
2. Bàn luận
- Hạnh phúc là khát vọng, là mong muốn, là đích đến của con người trong cuộc sống.
- Mỗi người tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh đều có thể có được hạnh phúc. Vì vậy, con người
cần phải nỗ lực, cố gắng để đạt được hạnh phúc.
- Hạnh phúc không phải là điều gì quá xa vời. Nhiều khi hạnh phúc chính là những điều giản dị, gần


gũi xung quanh chúng ta mà không phải ai cũng đủ tự tin và tinh tế để nhận ra.
- Những người tự ti, mặc cảm về bản thân hay theo đuổi những điều viển vông vượt quá khả năng

của mình đều không thể có được hạnh phúc.
3. Bài học nhận thức và hành động
- Cần có nhận thức đúng đắn về hạnh phúc trong mối quan hệ với hoàn cảnh và khả năng của bản
thân.
- Luôn tự tin, biết trân trọng và gìn giữ hạnh phúc.

Đề 10 : Sau khi lập kỷ lục ở nội dung 200m bơi bướm tại kì SEA Games 28, Ánh Viên – nữ
vận động viên của đoàn Việt Nam, đã chia sẻ với phóng viên:“Nếu tôi hài lòng với những gì đã đạt
được, tôi là kẻ thất bại ngay từ bây giờ, chứ không phải chờ tới ngày mai. Tôi không nhớ đến chiến
thắng, mỗi ngày đều nỗ lực như chưa giành được gì”
Dàn ý:
1. Giải thích câu nói :
- Đó là lời tâm sự của Ánh Viên - nữ vận động viên số một Việt Nam, người đã lập kỷ lục ở nội
dung 200m bơi bướm, tại SEA Games 28 chiều 9/6. Sau phần thi 200m bướm, cô gái còn tiếp tục
giành HC vàng và phá kỷ lục SEA Games ở cự ly 200 tự do với thành tích 1 phút 59 giây 27.
- Câu nói đề cập đến thái độ của Ánh Viên trước những thành tích của bản thân : Nếu tự hài lòng
với những gì mình đã đạt được, thì Ánh Viên sẽ không bao giờ tiến bộ, thậm chí sẽ bị thất bại ngay
từ bây giờ. Để giành được chiến thắng, chị đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu vượt qua đối thủ, nhất
là chiến thắng chính mình.
Đó là biểu hiện của sự khiêm tốn, nghiêm khắc với bản thân, của ý chí và khát vọng chinh phục
đỉnh cao – những phẩm chất đáng quý và cần có ở mỗi con người để vươn tới thành công.
2. Bình luận, mở rộng vấn đề:
- Thành công hay “chiến thắng” là điều mà mỗi con người luôn khao khát và nỗ lực để vươn tới.
Tuy nhiên, khi ở đỉnh vinh quang, mỗi người lại có thái độ khác nhau: bằng lòng, tự thỏa mãn với
chính mình; khiêm tốn và không ngừng học hỏi…
- Câu nói của Ánh Viên thể hiện một thái độ sống tích cực, chứa đựng một bài học đúng đắn, sâu
sắc: không nên tự hài lòng với những thành tích đã đạt được, cần nỗ lực không ngừng để đạt được
những thành công lớn hơn. Thật vậy, bằng, lòng, tự mãn sẽ khiến bạn từ thành công đến thất bại, vì:
+ Sinh ra tâm lí chủ quan, thái độ thi đấu, làm việc hời hợt, dễ xảy ra sai sót. Đó là cơ hội để các
đối thủ của bạn vượt lên.

+ Nếu không cố gắng tự trau dồi, kiến thức, kĩ năng sẽ dần bị mai một dẫn đến kết quả kém.
- Câu nói còn chỉ ra bí quyết thành công không chỉ nằm ở việc mình đã vượt qua đối thủ, mà điều
quan trọng là vượt qua chính mình của ngày hôm nay.
- Mở rộng:
+ Có nhiều yếu tố làm nên thành công, nhưng quan trọng nhất là ý chí nghị lực và thái độ sống của
mỗi người trước những khó khăn thử thách và cả những vinh quang của chính mình.
+ Phê phán bệnh tự cao tự đại, hoặc thiếu ý chí nghị lực, không nỗ lực phấn đấu…
3. Rút ra bài học và liên hệ bản thân:
- Bài học:
+ Để thành công, con người cần có ý chí mạnh mẽ và không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện.
+ Không nên chủ quan, tự cao tự đại trước những thành công bước đầu.
+ Tuổi trẻ cần có ước mơ, khát vọng chinh phục những đỉnh cao vinh quang, và nỗ lực để đạt tới
những đỉnh cao đó.


- Liên hệ bản thân.

Đề 11: Nghị luận về ý kiến của Điđơro”Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, Anh
cũng không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường “
Bài viết tham khảo:
Mỗi con người chúng ta lại có một cách sống riếng cho mình. Có người sống không hề
băn khoăn về mục đích sống, tựa như con tàu ra biển không xác định hướng đi, sống không ai biết,
chết chẳng ai hay. Lại có người ý đồ thì rất lớn mà sự nghiệp rất nhỏ. Chuyện thành công hay thất
bại do rất nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó chủ yếu là mục đích. Nhà văn Pháp nổi tiếng Điđơro
đã nhận xét: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả, anh cũng không làm được cái gì vĩ
đại nếu như mục đích tầm thường”.
Câu nói của ông muốn đề cập đến tính mục đích của mọi công việc, mọi hoạt động của con
người. Con người phải có mục đích sống. Mục đích sống tốt đẹp là nguồn động viên con người phấn
đấu để đạt được kết quả tốt đẹp hơn, sống hữu ích hơn trong xã hội
Nhận xét trên của Điđơro hoàn toàn chính xác. Trong đời sống hàng ngày, thường khi bắt tay

vào làm một việc gì, người ta đều đặt ra mục đích của công việc đó. Vậy mục đích là gì? Mục đích là
yêu cầu đặt ra trước khi thực hiện một công việc. Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản rằng mục
đích chính là cái mà ta cần phải phấn đấu để đạt được trong quá trình thực hiện công việc, là kết quả
cuối cùng phải đạt được mà con người xác định trước khi hành động. Nó sẽ hướng mọi suy nghĩ,
hành động, tập trung ý chí, nghị lực của con người để đạt được yêu cầu đã đặt ra. Mục đích là kim
chỉ nam của con người cho nên con người không thể sống, làm việc mà không có mục đích nào cả.
Khác với mọi loài thú khác sống theo bản năng tự nhiên, con người có trí tuệ , soi sáng nên
thường đặt ra yêu cầu cụ thể trước mỗi việc làm hay còn gọi là mục tiêu hành động và trí tuệ chi phối
mọi suy nghĩ. Loài người thường dùng lí trí để phân biệt đúng sai, nên hay không nên khi hành động.
Hành động thiếu mục đích thường không có hiệu quả. Trước khi làm một việc gì, con người thường
đặt ra mục đích cần phải đạt đưực rồi tìm mọi cách để thực hiện mục đích ấy. Từ trước tới nay, đã có
biết bao nhà bác học nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo trên mọi lĩnh vực để đem lại những kết quả tốt đẹp
nhất, nhằm mục đích giúp ích cho đời sống con người.
Mục đích sẽ mở ra phương hướng, dẫn dẵn mọi hoạt động của con người.
Có mục đích, con người mới có động lực thúc đẩy trong công việc, có niềm vui và niềm tin vào việc
mình làm. Ngược lại, nếu sống không có mục đích, con người sẽ trở nên thụ động, bạc nhược và vô
dụng, cuộc đời mất hết ý nghĩa.
Trăm ngàn công việc với trăm ngàn mục đích khác nhau; mục đích có lớn, nhỏ, xấu, tốt, tầm
thường. Mỗi người đều có một mục đích sống riêng của mình. Tầm quan trọng của mục đích là điều
ai cũng phải công nhận nhưng mục đích như thế nào là chuyện cần bàn. Điđơro rất có lí khi nói: Anh
cũng sẽ không làm được cái gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường.
Thế nào là mục đích tầm thường? Một kẻ chỉ nghĩ đến quyền lợi của cá nhân, làm gì cũng chỉ
nhằm đạt kết quả cho cá nhân mình, cho gia đình mình mà không nghĩ đến quyền lợi của những
người xung quanh thì mục đích ấy là mục đích tầm thường, ích kỉ. Cách sống của người đó không có
ích cho toàn thể cộng đồng. Bên cạnh đó, không ít người sống có mục đích cao thượng tốt đẹp. Họ
là những con người có ích cho xã hội, gia đình và suốt đời cống hiến cho dân, cho đất nước, không
màng gì đến bản thân. Họ sẵn sàng hi sinh tất cả để đất nước ngày càng giàu đẹp, nhân dân ngày
càng sung sướng
Động cơ nào thúc đẩy họ làm việc quên mình nếu không phải là mục đích đẹp đẽ và cao thượng?
Như vậy, mục đích cao thượng chính là ngọn đuốc chỉ đường, là nguồn sức mạnh động viên con

người tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để thực hiện mọi công việc. Nhờ có mục đích lớn và tinh
thần làm việc không mệt mỏi mà các nhà khoa học đã sáng tạo ra bao công trình vĩ đại cho nhân loại.


Thực tế lịch sử cho thấy những tên tuổi lưu danh muôn đời đều là những người có mục đích sống
lớn lao, cao cả. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Hồ Chí
Minh… cùng chung một khát vọng: bảo vệ Tổ quốc, đánh đuổi ngoại xâm, giành chủ quyền độc lập,
tự do, thiêng liêng cho dân lộc. Công lao to lớn của các vị anh hùng đó đời đời được nhân dân ca
tụng và ghi nhớ.
Trong hoàn cảnh đổi mới hiện nay, các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta ngày đêm trăn trở,
tìm hướng đi đúng đắn nhất để khôi phục và phát triển kinh tế, nâng cao mức sống cho nhân dân,
xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh như Bác Hồ hằng mong muốn. Đó là mục đích tốt đẹp.
Mục đích đó đã tạo ra sức bật mới cho toàn dân tộc. Nhân dân ta bước đầu đã gặt hái được những
thành công đáng kể.
Trong thời đại mới, sức mạnh của mỗi dân tộc không chỉ ở lòng dũng cảm và số lượng đông đảo
quân đội như trước đây. Ngày nay, sức mạnh của mỗi dân tộc là sức mạnh của trí tuệ, của khoa học
kĩ thuật và kinh tế phồn vinh. Các cường quốc trên thế giới đều là những nước kinh tế phát triển cao.
Đối với nước ta, điều đó chỉ thực hiện được khi chủ nhân của đất nước là những người có trình độ
văn hóa khoa học kĩ thuật cao, có khả năng hòa nhập với trình độ của thế giới. Muốn vậy, không có
cách nào khác là chúng ta ra sức học tập thật tốt, học hỏi không ngừng.
Mục đích học tập tốt sẽ có tác dụng rất lớn đến việc hình thành và phát triển nhân cách. Nó
làm cho con người ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, hữu ích hơn cho gia đình, xã hội.
Là thành viên còn nhỏ tuổi trong gia đình và xã hội, được cha mẹ cho cắp sách đến trường, liệu có ai
đặt câu hỏi: Học để làm gì hay không? Nếu chúng ta xác định không đúng thì dễ nản lòng khi gặp
khó khăn trong học tập. Quá trình học tập từ lớp 1 đến lớp 12 phải là quá trình rèn luyện phấn đấu
không mệt mỏi của người học sinh.
Vậy học để làm gì? Học để nay mai bước vào đời có một vốn kiến thức tối thiểu để làm người.
Học để hiểu được điều hay lẽ phải. Học để khi trưởng thành có thể làm việc tự nuôi mình, giúp gia
đình và giúp đời.
Nhưng mục đích tốt đẹp của mỗi người không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của một quá trình

rèn luyện và phấn đấu lâu dài của mỗi cá nhân. Ớ lứa tuổi học sinh chúng ta, mục đích cao đẹp
không phải là cái gì xa xôi, khó đạt tới. Chúng ta cần có nhận thức đúng đắn: Học tập là để nâng cao
trình độ hiểu biết, nắm vững khoa học kĩ thuật, sau này dùng những tri thức đã học được để phục vụ
đồng bào, Tổ quốc. Việc học tập của chúng ta hôm nay sẽ quyết định tương lai đất nước ngày mai.
Như vậy là chúng ta đã có được mục đích tốt đẹp. Câu nói của nhà văn Pháp Điđơro thật thấu tình
đạt lí
Đề 11 : Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói của Fran KA.Clark: “Ai cũng muốn làm điều gì đó rất
lớn lao, nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ”.
(Dẫn theo “Hành trang vào đời”, NXB Tổng hợp tp Hồ Chí Minh – 2008, tr.38)
Dàn ý :
1.Giải thích:
- Ai cũng muốn làm điều gì đó rất lớn lao: khát vọng hướng tới những cái đích của đời người, làm
thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
- nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo thành từ những điều rất nhỏ: không ý thức được
rằng những việc lớn bao giờ cũng phải bắt đầu từ nhiều việc nhỏ, như những dòng sông được tạo
thành từ nhiều con suối…
2.Bình luận:
- Mơ ước làm nên điều lớn lao là nguyện vọng chính đáng của mọi người, cần được tôn trọng, động
viên, khuyến khích.
- Nhưng phải luôn ý thức rằng:
+ Một nhân cách hoàn thiện vốn được bồi đắp từ những việc làm rất nhỏ, nhất là những hành vi đạo
đức, lối sống. Ý nghĩa của cuộc sống cũng được kiến tạo từ những điều đơn sơ, bình dị.


+ Phê phán lối sống, cách nghĩ, lời nói ngụy biện: vì việc lớn mà quên việc nhỏ, muốn trở thành vĩ
nhân mà quên mình cũng là một con người bình thường.
3.Bài học:
- Nhận thức sâu sắc rằng, việc gì nhỏ mấy mà có ích thì kiên quyết làm…
- Thường xuyên rèn luyện đức tính kiên nhẫn, bắt đầu từ những việc làm nhỏ để có thể hướng tới
những điều lớn lao.


Đề 12 : Mara nói: “Người ta có vẻ lớn đối với chúng ta, bởi vì chúng ta quỳ. Chúng ta hãy
đứng lên !”.
Ý kiến của anh, chị về câu nói trên ?
Dàn Ý :
I/ Mở bài :
- Bàn về nhận thức, thái độ, hành động sống sao cho có ý nghĩa của mỗi người trong cuộc đời, Mara
có câu:
“Người ta có vẻ lớn đối với chúng ta, bởi vì chúng ta quỳ. Chúng ta hãy đứng lên !”.
- Với câu nói trên , Mara đã phê phán lối sống tự ti, hèn hạ của một số đông thanh niên hiện nay, từ
đó tác giả cất lời động viên, kêu gọi mọi người hãy tự khẳng định mình bằng một lối sống mạnh mẽ,
bản lĩnh …
II/ Thân bài :
1. Giai thích làm rõ nội dung câu nói của Mara :
a. Ý thứ nhất: : “Người ta có vẻ lớn" và “vì chúng ta quỳ”.
- Chữ “lớn” và chữ “quỳ” ở đây không có ý nói về vóc dáng, hành động bên ngoài, mà nói về tư
cách, vị thế của những con người đó.
- Chữ “quỳ” nên hiểu: Là tự hạ mình, tự ti, thiếu niềm tin vào khả năng của chính bản thân trước
người khác, thậm chí hèn nhát không dám thể hiện đúng thực lực bản thân.
b. Ý thứ hai: Lời khuyên, lời kêu gọi của Mara : “Chúng ta hãy đứng lên”. Chữ “đứng lên” ở đây là
nhằm nói đến sự tự khẳng định bằng ý chí, nghị lực, niềm tin để vươn lên
2. Phân tích, c/m những biểu hiện,nguyên nhân của lối sống “quỳ” :
- Biểu hiện :
+ Đó là lối sống ươn hèn, ỉ lại, lười biếng…trong học tập và trong cuộc sống( c/m)
+ Đó là lối sống tự ti , không tin vào chính mình…( d/c)
- Nguyên nhân: khiến bản thân thua kém người khác (như về địa vị, chức vụ, kinh tế hay về một
năng lực nào đó v.v…) là do chính bản thân chúng ta đã tự hạ mình, thiếu cố gắng, không có tinh
thần vượt khó nên mới thấy người khác vượt trội hơn ta.
3. Bính luận ý nghĩa câu nói của Mara :
- Khẳng định tư cách, ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn thử thách của mỗi con người trong

mối quan hệ cuộc sống.Tài năng của con người được tạo bởi nhiều yếu tố:
+ Yếu tố bẩm sinh (thiên phú), nhưng thiên phú mà không biết cách phát huy thì tài năng kia cũng
mai một, lụi tàn.
+ Ýếu tố tự rèn là yếu tố quan trọng để đi đến thành công. Để thấy mình không thấp hơn người
khác, bản thân phải có sự lao động chăm chỉ, cần cù, không chùn bước trước gian nguy, phải biết tự
tin vào chính bản thân trên bước đường đời.
- Là lời động viên, kêu gọi lòng tự tin vào ý chí, năng lực để thể hiện thái độ, tư cách, vị trí của chính
mình trong mối quan hệ cộng đồng, khác với tự kiêu, tự phụ, hống hách. “Đứng lên” không phải
bằng cách chèn ép, bôi nhọ, chà đạp người khác để được đứng lên trên nhằm thỏa mãn lòng ích kỷ
cá nhân.
- Mở rộng ra là vấn đề dân tộc, đất nước trong mối tương quan quốc tế.


III/ Kết bài :
- Tóm lược...
- Bài học hành động cho bản thân và cho mỗi người.

Đề 13:Trong truyện ngắn “Đời thừa”, Nam Cao để cho nhân vật Hộ bộc lộ suy gẫm: “Kẻ mạnh
không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ
khác trên đôi vai của mình”.
Ý kiến của anh - chị ra sao về vấn đề này?
Dàn ý :
1/ Giai thích, phân tích và chứng minh nội dung suy gẫm của nhận vật Hộ :
a/ “Kẻ mạnh” là gì?Tại sao lại nói : “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai người khác để thỏa mãn
lòng ích kỷ”?
- Kẻ mạnh là kẻ có đầy đủ điều kiện vật chất và tinh thần.....
- Trong cuộc sống, cũng lắm kẻ “ích kỷ”, chỉ biết lo cho chính mình, cố tạo uy thế (sức mạnh) cho
cá nhân nhằm đạt đến những ham muốn quyền lợi riêng tư như về địa vị, chức vụ, vật chất, ... không
quan tâm đến bất cứ ai quanh mình. Để tạo quyền lực cho bản thân, lắm kẻ dùng nhiều thủ đoạn thô
bạo, đê tiện như: chèn ép, trù dập, chà đạp lên quyền lợi của người khác, gây bè phái nhằm hạ bệ

lẫn nhau, “giẫm lên vai người khác” để ngoi lên, nhằm “thỏa mãn lòng ích kỷ”.
=>> Nam Cao phủ nhận cách sống ấy, xem những kẻ tạo sức mạnh cho mình bằng con đường như
thế không phải là kẻ mạnh của một con người, xem đó là những kẻ không có tính người.
b/ Quan niệm của Nam Cao: “Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai của mình”. Nghĩa
là:
- Kẻ mạnh trước tiên là kẻ có tình người, biết quan tâm, chỉa sẻ, nghĩ đến người khác, biết tương
trợ, nâng đỡ những người khi gặp khó khăn, hoạn nạn ... bằng khả năng có được của chính bản thân
một cách chân thành, trân trọng, xem đó còn là trách nhiệm (trên đôi vai của mình).
- Kẻ mạnh ở đây còn có nghĩa là vẻ đẹp về sức mạnh tinh thần, giàu lòng nhân ái, biết yêu thương
đồng loại, biết làm những nghĩa cử cao cả đem lại lợi ích cho kẻ khác, như thế mới là con người.
2. Ý nghĩa câu nói của Nam Cao và rút ra cho bản thân một cách sống đẹp.
- Phê phán quan niệm và lối sống ích kỷ . thủ đoạn ...
- Khơi gợi lòng nhân ái về cách sống cao cả và chân chính, không vụ lợi ...cho riêng mình...
=>>> đó là cách sống đẹp “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Đề 14 : Trình bày suy nghĩ của anh chị về ý kiến sau: “Trong thế giới này, chúng ta không
chỉ xót xa vì những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của người
tốt”.
Dàn ý :
1. Giải thích được ý kiến sau
- Xót xa: cảm giác đau đớn, nuối tiếc rất sâu sắc
- Người xấu: người kém đạo đức, đáng khinh ghét.
- Lời nói và hành động của người xấu:có thể gây tổn thương, làm hại cho người khác.
- Người tốt : có biểu hiện đáng quý về tư cách, đạo đức, hành vi.
- Im lặng: Không có hành động gì trước sự việc đáng lẽ phải có thái độ, phản ứng. Sự im lặng ấy trở
nên đáng sợ khi nó là một biểu hiện bất thường trong ứng xử của con người.
- Nghĩa chung: nỗi đau đớn, nuối tiếc do những hành động, lời nói của kẻ kém đạo đức không đau
đớn bằng sự im lặng của người tốt.
2. Lí giải
- Vì sao phải xót xa trước lời nói và hành động của người xấu

+ Vì nó là biểu hiện sự thấp kém về nhận thức và ý thức của con người.


+ Vì nó gây ra tổn thất về vật chất hoặc tinh thần cho con người và xã hội.
- Vì sao phải xót xa trước sự im lặng đáng sợ của người tốt
+ Vì người tốt có đạo đức, có trách nhiệm. Thái độ im lặng của họ là một biểu hiện bất thường.
+ Nguyên nhân của sự im lặng: có thể là bất lực, cảm thấy mất niềm tin hoặc việc làm của mình cô
độc…
3. Đánh giá và đề xuất ý kiến
- Ý kiến có ý nghĩa như lời cảnh báo nghiêm khắc để cảnh tỉnh con người trước nguy cơ về sự băng
hoại của băng hoại của những giá trị tinh thần, biểu hiện qua hành vi, ứng xử
- Là một thái độ đúng, thái độ tích cực xuất phát từ nhận thức sâu sắc về yêu cầu đối với hành vi của
con người trong xã hội tiến bộ.
- Làm thế nào đẻ người tốt không im lặng:
+ Trao quyền và khuyến khích người tốt cất lên tiếng nói bằng thái độ trân trọng lắng nghe.

Đề 15 : “Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động” Ý kiến của M.Xi-xê-rông
(nhà triết học La Mã cổ đại) gợi cho anh (chị) những suy nghĩ gì về việc tu dưỡng và học tập của bản
thân.
Bài mẫu tham khảo:
Danh ngôn có câu:
“ Ý nghĩa là nụ hoa
Lời nói là bông hoa
Việc làm là quả ngọt”.
Thật đúng như vậy, cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa như thế nào là tùy thuộc vào cách thể
hiện của mỗi con người. Một quan niệm có nội dung tương tự: “ Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở
trong hành động”.Vậy “đức hạnh” là gì? Và tại sao hành động lại là nơi chứa đựng mọi phẩm chất
của đức hạnh?
Trước hết cần phải hiểu “ đức hạnh” là những đức tính tốt đẹp của con người. “Phẩm chất” có
thể hiểu nôm na là những tính cách, tính chất bên trong của con người. Nó có ý nghĩa trái ngược

hoàn toàn với “hành động”, là những cử chỉ việc làm bên ngoài. Như vậy, ta có thể hiểu câu nói trên
như là một lời nhân xét, một kinh nghiệm của M. Xi-xê-rông: những đức tính tốt đẹp của con người
đều được thể hiện qua hành động. Nếu những cử chỉ và hành động của bạn là đúng, điều đó đồng
nghĩa với việc bạn là người có nhân cách tốt, có đức hạnh. Ngược lại, nếu bạn có những cử chỉ,
hành động không đẹp, thì có thể lắm bạn là một người chưa hoàn thiện về nhân cách, bạn còn cái lối
sông ích kỉ, chỉ nghĩ cho riêng mình.
Nhiều người đã tự hỏi làm thế nào để có thể làm được như câu nói trên. Thật ra câu trả lời rất
đơn giản. Bạn không cần phải làm những việc lớn lao hay hy sinh những thứ quí giá của mình thì
mới gọi là nhưng cử chỉ, hành động đẹp. Mỗi buổi sáng đi học, bạn không sợ trễ học mà dắt một cụ
già qua đường. Mỗi tháng, bạn gom góp báo cũ đem bán để ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”. Ở nhà,
bạn quan tâm, giúp đỡ và chăm sóc cho những người thân của mình. Khi đến trường, bạn cố gắng
học tập và cư xử lễ phép với thầy cô, quan tâm đến bạn bè. Tất cả những điều đó thể hiện bạn là
một người có những đức tính tốt và cao đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt phải còn có những mặt trái của vấn đề. Đôi lúc, những hành
động, cử chỉ đẹp lại không chứa đựng những đức tính tốt đẹp. Có những người làm những điều đó
vìnhững mục đích không tốt, để qua mặt người khác. Lại cũng có những người không hề có những
đức tính tốt đẹp, nhưng họ giả vờ có những cử chỉ hành động cao đẹp để chiếm lấy trái tim củangười
khác. Những việc làm của họ không nói lên họ là những người có đức tính tốt mà ngược lại họ còn
làm cho người khác cảm thấy khinh bỉ và ghê tởm. Những con người đó rất đáng bị phê phán vì nếu
cứ để họ tồn tại như vậy sẽ gây nên những tổn hại không đáng có cho người khác và cho xã hội.
Tóm lại, mỗi học sinh chúng ta phải cố gắng rèn luyện đạo đức và trau dồi kiến thức. Hãy nhìn


mọi người bằng con mắt yêu thương, trìu mến. Bạn sẽ thấy cuộc sống tươi đẹp hơn và muốn hành
động, cư xử đẹp hơn. Qua đó, bạn sẽ cảm nhận được những đức tính tốt đẹp của mình.

Đề 16 : Bày tỏ thái độ và chủ kiến của mình về ý kiến: “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”
là phương châm sống tích cực của con người hiện đại, luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh. ( Đề ĐH
khối D năm 2014)
Đáp án của bộ:

1.Giải thích ý kiến
- “Cống hiến hết mình, hưởng thụ tối đa”: người đã đóng góp tất cả khả năng cho đời, thì được tận
hưởng tất cả những gì chính đáng trong cuộc sống; vừa tận hiến, vừa tận hưởng.
- Ý kiến này có hai khía cạnh: thứ nhất, coi đó là phương châm sống tích cực của con người hiện đại;
thứ hai, coi phương châm ấy luôn phù hợp với mọi hoàn cảnh.
2. Bàn luận
- Thí sinh cần làm rõ: phương châm sống trên có hoàn toàn tích cực không? Có luôn phù hợp với
mọi hoàn cảnh không?
- Thí sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc chỉ đồng tình phần nào đó với ý kiến. Dù theo
khuynh hướng nào thì cũng phải có lí lẽ, căn cứ xác đáng và có thái độ bàn luận nghiêm túc, thiện
chí.
3. Bày tỏ quan điểm của bản thân
Từ nhận thức và trải nghiệm riêng, thí sinh cần bày tỏ quan điểm của chính mình về cống hiến hưởng thụ, về sự hợp lí của mối quan hệ cống hiến - hưởng thụ đối với con người hiện đại khi ở
trong hoàn cảnh bình thường và khi sống trong hoàn cảnh bất thường, nhất là ở thời điểm cần có sự
hi sinh, cống hiến.

Đề 17 : Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con
đường đúng cho mình. Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý
kiến trên.
Đáp án của bộ :
a. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; không mắc lỗi chính tả,
dùng từ, ngữ pháp.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng luận điểm phải rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợp lí;
cần làm rõ được các ý chính sau:
- Nêu được vấn đề cần nghị luận.
- Giải thích: có nhiều ngả đường đi đến tương lai; sự sáng suốt lựa chọn của chính bản thân có vai
trò quyết định thành công và hạnh phúc của mỗi người.
- Bàn luận:

+ Để lập thân, lập nghiệp, hướng đến một tương lai tốt đẹp, mỗi người cần chủ
động, sáng suốt lựa chọn một con đường cho chính mình dựa trên khả năng,
sở thích của cá nhân.
+ Tuy nhiên, do bản thân chưa có đủ kinh nghiệm nên sự giúp đỡ, tư vấn của gia đình, nhà trường
và những người đi trước là cần thiết.
+ Phê phán những người không tự quyết định hướng đi cho cuộc đời mình hoặc chạy theo những
trào lưu không phù hợp với bản thân, ...


- Bài học nhận thức và hành động: tuổi trẻ cần xác định được vai trò quyết định của chính bản thân
trong việc lựa chọn hướng đi; khi lựa chọn, cần căn cứ vào những yếu tố cần thiết.
Bài viết gợi ý :
Tương lai, là một thứ khái niệm xa vời và mơ hồ nhất trong mọi thứ khái
niệm do con người đặt ra. Tương lai gần giống với mộng, không thực mà cũng không ảo, vì nó được
xây dựng trên cơ sở những gì là có thực, và bị ảnh hưởng rất nhiều bởi thực tại và quá khứ.Quá khứ
đã trôi qua, mọi công việc của hiện tại đều hướng tới tương lai. "Mỗi chúng ta đều có những con
đường để đi. Có những lúc trên con đường ấy ta không có bạn đồng hành nhưng ta vẫn phải bước
qua tự tin, mạnh mẽ vì phía sau con đường có thể còn rất nhiều người đang đứng đợi ta.. Có thể bạn
sẽ phải đi thẳng, đi tắt, thậm chí rẽ ngang, rẽ dọc, nhưng đặc biệt đừng từ bỏ con đường chính mà
mình đã lựa chọn... Thế nên mới có ý kiến: "Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính
bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho chính mình.".
Phải công nhận rằng Có rất nhiều “ngả đường đi đến tương lai”, đó là mục đích, nghề nghiệp
và lý tưởng mà con người ta cần phải lựa chọn cho cuộc đời mình, nhưng không phải ngả nào cũng
là “con đường đúng”. Đó chính là con đường có nhửng nghề nghiệp, lý tưởng mà mỗi người chọn
lựa sẽ mang lại hạnh phúc, thành công sau này. Vậy vì sao chỉ có “chính bạn mới lựa chọn được con
đường đúng cho mình”?Bởi lẽ bạn chính là người phải đi trên con đường mình đã chọn. Bạn sống,
lựa chọn và chịu trách nhiệm cho những lựa chọn của mình. Muốn được như vậy chỉ có bản thân mỗi
người mới có thể lựa chọn con đường đúng cho mình chứ không phải ai khác. Sau khi chọn lựa, cố
gắng đừng hối tiếc, đừng đổ thừa cho hoàn cảnh và đừng oán trời, đừng trách người.
Đây là một quan điểm, tư tưởng đúng vì tương lai của mình thì phải do chính mình quyết định. Nó

không những quyết định đến tương lai phía trước của bản thân mà nó còn là sự khẳng định ý chí, sự
quyết đoán của mình trên con đường đời. . “Con đường đúng” không hẳn là con đường dễ dàng, trải
đầy hoa hồng. Con đường đến vinh quang nào cũng đầy rẫy khó khăn và chông gai. Người bước
trên con đường ấy phải đổ mồ hôi, nước mắt, thậm chí cả máu của mình để đi được đến đích cuối
cùng. Tuy nhiên, đó là con đường tốt nhất, phù hợp nhất với ta, con đường đưa ta tới thành công,
thực hiện ước mơ và lí tưởng, hoài bão.. Do đó, sau khi đã chọn đừng nản chí khi thất bại. Người ta
có thể khuyên chúng ta làm gì nhưng hầu hết họ không chịu trách nhiệm nếu có sai lầm, bạn phải tự
quyết định và đó la lúc ta cần biết lăng nghe.
Khi đã lựa chọn một con đường mà mình nghĩ là đúng thì cần phải cố gắng hết sức để hoàn
thành mục đích của mình. Con người có thể thích rất nhiều thứ nhưng nếu thiếu nỗ lực và cố gắng
thì không đạt được mục đích và phải bỏ dở dang con đường mình đã chọn. Bởi vì điều đáng sợ nhất
k phải thất bại mà là chính bạn đã bỏ qua nhiều cơ hội chì vì khôg cố gắng hết mình. Chúg ta hãy lấy
nhửng tấm gươg trước mắt như: Ca sĩ Opera nổi tiếng Enrico Caruso bị thầy giáo cho là thiếu chất
giọng và không hát đc; lúc còn phổ thôg, Luis pasteur chỉ là một hs tb. Về môn hóa, ôg đứg hạng 15
trog tổng số 22 hs của lớp; Herry Ford thất bại và cháy túi 5 lần trc khi thành côg,... Có những ước
mơ tưởng chừng cao vời và không bao giờ có thể thành hiện thực, nhưng không phải vì thế mà ta
nhụt chí và bỏ cuộc. Bởi sự nỗ lực không ngừng của bạn có thể trở thành động lực thúc đẩy và khơi
nguồn cảm hứng cho những cuộc đời khác quanh bạn.
Đặc biệt, bạn cần cân nhắc thật kĩ trước khi chọn lựa để chắc chắn rằng con đường mình chọn
là đúng. Bạn có nhận ra rằng, có nhiều con đường cùng dẫn đến một địa điểm? Thế rồi mỗi người
chọn cho mình một con đường để đi tới. Người ta không thể cùng một lúc đi cả hai con đường mà
phải lựa chọn lối đi phù hợp nhất với bản thân mình. Chính vì lẽ đó, cuộc đời mỗi người là một chuỗi
những sự lựa chọn khác nhau. Cân nhắc, nghĩ suy để rồi đi đến một quyết định. Lựa chọn rồi, bước
đi rồi, nhưng không phù hợp lại quay trở lại vạch xuất phát để cân nhắc một con đường khác. Cứ
thế, cứ thế, những sự lựa chọn cứ xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta, như một quy luật tất yếu
của cuộc sống.
Thế nên bạn phải tin vào bản thân, không dao động trước dư luận, đừng đứng núi này trông núi
nọ. Như trong trường hợp có một chị thí sính từng tâm sự:: “Bạn ấy yêu nghề sư phạm nhưng bố mẹ
bạn ấy bảo: ôi con ơi con đi nghề đó làm gì khổ lắm, mà lương thì ít khó làm giàu lắm con ơi! Con
nên nhớ rằng: Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa. Vì sợ cha mẹ phiền lòng nên bạn ấy thay đổi ý



định”. Tại sao chị ấy lại bỏ qua năng khiếu riêng tư của mình, nghe lời cha mẹ hoặc bạn bè chọn cho
mình con đường không phù hợp với khả năng.
Vậy đấy, đôi lúc ta tự hỏi mình rằng ta có đang đi đúng hướng không? Hay đó chỉ là con đường
người khác vạch ra cho tar.Thật dễ hiểu thôi, bởi lẽ người ta thường cảm thấy lo lắng và hoài nghi
trước cái mà người ta vẫn chưa thực sự định hình được một cách rõ ràng. Chính sự phân vân và
một chút tiếc nuối đó sẽ trở thành khó khăn lớn nhất mà người ta sẽ gặp phải trên cuộc hành trình
của mình. Khi đó, ta sẽ luẩn quẩn, vòng vèo, lạc lối trong những ngõ rẽ, trong những con hẻm mà
chẳng thể nào tìm được đường ra..
Vậy đó, mục đích có nhưng không rõ ràng và kiên định thì chẳng thể nào ta có đủ bản lĩnh và dũng
cảm để đi đến tận cuối con đường mà ta đã lựa chọn. Mục đích sống chẳng khác gì chiếc la bàn định
hướng cho ta giữa vô vàn những sự lựa chọn của cuộc sống. Hãy để cho chiếc la bàn được đứng
im, rồi hãy lựa chọn hướng chính xác, đừng bao giờ đề nhửng yếu tố bên ngoài làm lệch đi hướng
quỹ đạo mà la bàn đã vạch ra trog suy nghĩ uf cta.Nếu cứ mãi trăn trở về một quyết định thì con
người ta chỉ biết nghĩ, biết nói mà không dám thực hiện. Chính vì vậy, hãy dùng lí trí để có một lựa
chọn phù hợp nhưng đừng quên bản lĩnh và sự can đảm, dám hành động vì một niềm tin vào chính
bản thân mình
Đã có nhiều tấm gương dám lựa chọn và kiên trì đến cùng con đường mà mình đã chọn. Đó là
bao thế hệ thanh niên thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ đã lựa chọn con đường chiến đấu, hi
sinh cho động lập tự do của đất nước. Chắc hẳn, ít nhiều trong số cta đều biết đến câu nói của Lý Tự
Trọng, khi bị bắt và kết án tử hình khi mới 17 tuổi. A đã để lại cho thế hệ trẻ chúng ta một tấm gương
về " chọn con đường đúng" với câu ns nổi tiếng:' Tôi chưa đến tủi thành niên thật, nhưg t đủ trí khôn
đề hiểu rằng von đường uf tn chỉ có thề là con đườg cách mạng và không thể là con đường khác.
Một tấm gương khác về chọn con đường đúng đó là bác hồ cta. Bác đã từng chọn nghề dạy học, là,
phụ bếp trên tàu buôn, nhà văn, nhà thơ, nhà báo, làm nghề cào tuyết, đốt lò r phụ bếp cho ksạn,
nhưg tất cả đều phục vụ cho một con đường chính là con đường cách mạng. Nhờ chọn đường đúng
mà B đã trở thành lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN.. Đó là chàng thanh niên Bill Gates sẵn sàng rời bỏ
giảng đường đại học để đi theo niềm đam mê tin học .…Trong chừng mực nào đó, cuộc đời giống
một trang giấy trắng. Bạn có thể làm ra một bản thảo vạch ra phương hướng của cuộc đời, nhưng

bạn sẽ không đến đích nếu bạn không thảo ra những quyết định đúng đắn.
Bên cạnh đó còn có những người sống dựa dẫm, ỷ lại, vô trách nhiệm với cuộc sống của bản
thân, với gia đình, cộng đồng, không dám quyết định và chọn lựa.Những người không biết tự chọn
cho mình con đường đúng đắn thường dẫn đến những thất bại, sai lầm trong cuộc đời và nhận lấy
nhiều đau khổ. Cần phê phán nhửng người không tự quyết định hướng đi cho cuộc đời mình hoặc
chạy theo nhửng trào lưu không phù hợp với bản thân. Có nhiều bạn trẻ hiện nay chọn nhửng ngah
nghề đã thừa quá nhiều nhân lực như quản trị kinh doanh, điều dưởng,ngân hàng,... trong khi đó các
ngàh kĩ thuật nông- lâm- ngư nghiệp đaq cầu cứu nguồn nhân lực. . Năm nào đến mùa thi đại học
cũng có những chuyện: Học sinh được điểm rất cao nhưng không đỗ. Chỉ vì học sinh ấy đi thi vào
trường đại học, mà trường đó là mong muốn của gia đình mình, một sự chọn lựa không có chủ kiến
cá nhân, sự chọn lựa ấy sẽ làm người ta mãi hối tiếc! Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có nhiều bạn trẻ
nghe theo sữ tư vấn của thầy, cô giáo, gia đình nên đã lựa chọn con đường đúng bản thân.
Vậy, tuổi trẻ cần làm gì để lựa chọn con đường đúng cho mình? Bản thân cần phải có thái độ tự
chủ đối với tương lai của chính mình, cần xác định được vai trò quyết định của chính bản thân yrong
việc lựa chọn hướng đi, khi lựa chọn, cần căn cứ vào nhửng yếu tố cần thiết. Thực trạng: ông bà,
cha mẹ,… thường buộc con cái phải lựa chọn con đường tương lai theo ý của mình. Điều đó có thể
dẫn tới những hậu quả đối với con cháu.Bản thân mỗi người thường hiểu rõ chính mình hơn ai hết.
Do đó, dễ lựa chọn được con đường đúng cho bản thân.Vì thế,lựa chọn con đường đúng cho bản
thân thường dễ mang lại cho con người thành công, hạnh phúc… trong cuộc sống.Trái lại, nó sẽ dẫn
con người đến thất bại, u uất, đau khổ.Để có thể lựa chọn được con đường đúng cho mình, bản thân
mỗi người cần phải có hiểu biết đầy đủ về bản thân. Chỉ bạn là người hiểu bạn hơn ai hết, bạn biết
mình có gì, mình muốn gì. Chỉ bạn là người hiểu rõ ước mơ của cuộc đời mình. Chỉ bạn là người
hiểu được những thế mạnh, những điểm yếu của cá nhân mình. Và cũng chỉ có bạn là người rõ nhất


về hoàn cảnh gia đình mình, địa phương mình, quê hương đất nước mình, về những “ngã đường đi
đến tương lai”.Còn Làm 1 người cha người mẹ thì nên biết lắng nghe và thấu hiểu những suy nghĩ
của con, đôi lúc đôi cánh đã có ở trong ước mơ của những đứa trẻ, đừng áp đặt suy nghĩ của mình
để rồi huyễn hoặc mình đang muốn tốt cho chúng. Tuy nhiên, bản thân mỗi người cũng không nên
ngoan cố, kiêu ngạo, tự tin quá đáng. Cần phải biết tham khảo, lắng nghe ý kiến của bố mẹ, ông bà,

của các chuyên gia để có hiểu biết đầy đủ và lựa chọn được con đường đúng đắn nhất cho mình.
Cuộc đời của em chuẩn bị bước sang một trang sách hoàn toàn mới, em sẽ đứng trước sự lựa chọn,
cuốn sách dài hay ngắn, hay hoặc dở đều do em phải lựa chọn. Lúc này, em cần xác định được
năng lực thật sự của bản thân, em muốn gì, thích gì , làm được điều gì, hoàn cảnh gia đình, ồi sau
đó sẽ tham khảo ý kiến của thầy cô, gia đình và những thế hệ anh chị đi trước. Hi vọng, con đường
em chọn sau này sẽ là lối đi đúng, dù cho nó có nhiều chông gai đi chăng nữa, em sẽ cố gắng gỡ bỏ
từng cái gai nhỏ, để tránh làm bản thân tổn thương quá nhiều, nhưng cũng từ vết thương đó, em sẽ
lấy làm bài học cho bản thân trong cuộc sống để đạt được ước mơ, hoài bảo của mình. Như một nhà
triết gia Ấn Độ: Cuối đời, ông đem tất cả những tác phẩm của mình đốt hết, chỉ để lại một câu nói đúc
kết ngắn gọn: “Nếu như cuộc đời của một con người được chia làm 2 phần, vậy nửa phần đầu của
cuộc đời chính là ‘không do dự’, còn nửa cuộc đời sau chính là ‘không hối hận’”.
Đó là câu chuyện của sự lựa chọn. Cuộc sống này cũng là sự lựa chọn.Có những lựa chọn
là đúng, cũng có những lựa chọn là sai. Hoàn cảnh khác nhau, quan điểm khác nhau sẽ nhìn một sự
vật không giống nhau. Tư tưởng kỳ lạ như thế đấy bạn ạ! Nếu bạn chịu suy nghĩ thì quyền quyết định
hoàn cảnh nằm trong tay bạn.Trong cuộc sống, có người chỉ lo chạy băng băng nên đã không thể tìm
thấy thứ mình cần tìm, đánh mất cơ hội được thưởng thức hoa nở hai bên đường.Không ai sống hộ
cuộc đời người khác được! Vì vậy phải tự lựa chọn cho chính mình. " Hãy theo đuổi con đường mà
bạn có thể đi với tình yêu và lòng tôn kính, dù nó có hẹp và quanh co đến mức nào" ( Henry David
Thoreau)

Đề 18: Nêu hiểu biết về ý kiến sau: "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc
đời, sự mất mát lớn nhất nhất là để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống"
Dàn bài:
I. Mở Bài
Cuộc sống được cấu tạo bởi những điều tưởng chừng như đối nghịch, chính bởi chúng mâu
thuẫn với nhau mới tạo nên cho thế giới trở nên đa sắc, đa âm, đa mùi vị, ta biết ngoài vui còn có
buồn, ngoài sướng còn có khổ, cũng như đen trắng, sáng tối, sống chết vẫn luôn đi bên nhau theo
từng nhịp bước. Trong biển đời mênh mông, vạn vật không có gì là bất tử, có sinh ra rồi cũng sẽ có
mất đi, đó là tất yếu, bản thân con người cũng không ngoại lệ.
Thế nhưng chết chưa phải là tất cả, chết chỉ là một sự kết thúc nhất thời, điều quan trọng là

những giây phút khi còn sống, sống hết mình hết lòng thì cái chết chỉ như một sự nghỉ ngơi, như có
người đã từng nói: "Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời, sự mất mát lớn nhất
nhất là để cho tâm hồn tàn lụi ngay khi còn sống".
II. Thân Bài:
Đề bài này cần xác định hay luận điểm chính đó là hai vế của câu nói: "Cái chết không phải là
điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời" và "sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn tàn lụi ngay khi còn
sống". Ngoài ra cũng cần bổ sung một số ý nhỏ xung quanh hai luận điểm lớn ấy (nếu như muốn lấy
điểm cao hơn).
- Chết là gì?
Đạo Phật cho rằng: Cái chết cũng tự nhiên như sự Sống, cũng đầy mầu nhiệm và huyền diệu
như sự Sống.
Chúng ta cần hiểu về cái Chết để biết Sống, ngược lại ta phải thông hiểu suốt về sự Sống, để
hiểu về cái Chết. Chết không phải là sự cao chung của cuộc đời, nó là sự gián đoạn của một dòng


chảy. Cái Chết giống như là một bến đỗ, một trạm dừng, một nơi chúng ta xuống tàu để chuẩn bị cho
nhiều chuyến đi khác.
Nhưng chung quy lại, chết là sự kết thúc một cuộc đời, con người nằm xuống, nhắm mắt và
quên đi tất cả, không còn vướng bận đến cuộc sống hay thế giới bên ngoài, nó là lá chắn giữa con
người với sự sống.
- Tại sao chết không phải là điều đáng sợ nhất?
Có nhiều người sợ chết, họ cho rằng chết là phải xuống địa ngục (theo quan niệm tâm linh của
con người), bị đày đoạ, bị hành hạ, đau khổ... Không ai muốn mình chết khi mà đời vẫn đang đẹp,
không ai muốn kết thúc cuộc sống khi vẫn chưa tận hưởng được hết hương vị của đời, bởi thế mà
trong suy nghĩ của con người, chết là một điều thật kinh khủng, đáng sợ. Nhưng nghĩ theo chiều
hướng khác thì chết vẫn chưa thực sự là khủng khiếp, cái chết chỉ kết thúc cuộc đời con người, ai
cũng một lần chết và không ai có thể trường sinh bất tử mãi mãi.
Những câu chuyện trong quá khứ kể về những người cố gắng tìm thuốc bất tử, để không phải
chết nhưng cuối cùng đều thất bại, bởi lẽ đó là ước muốn viễn vông, nếu không ai phải chết thì thế
giới này liệu còn tồn tại? Chỉ cần xem cái chết cũng như những sự kiện khác bình thường trong cuộc

đời thì sẽ nhận thấy rằng nó vốn không đáng sợ như ta nghĩ, gương về chúa Jê su chịu đóng đinh
trên thánh giá để chuộc tội cho nhân loại, giả sử Người sợ chết và không dám chịu hình phạt khủng
khiếp đó thì liệu nhân loại có chuộc được lỗi của mình. Gương của những anh hùng, liệt sĩ hi sinh
trên chiến trận, nếu họ hèn nhát, lo sợ bóng đêm của tử thần thì liệu đất nước có được thanh bình?
- Tâm hồn là gì?
Tâm hồn là cái đẹp bên trong của con người, là thước đo đánh giá giá trị thực của một cá
nhân, tâm hồn là cách thể hiện rõ ràng nhất cho tính cách, suy nghĩ của một cá thể. Tâm hồn tàn lụi
là tâm hồn bị tổn thương, không còn trọn vẹn, mất đi nép đẹp ban đầu, giống như một sinh linh đang
chết dần chết mòn theo thời gian, không còn sức sống, không có màu hồng, bao trùm là cả bóng tối
và sự đơn độc do chính tâm hồn đó cố tạo ra cho mình.
- Tại sao điều đáng sợ nhất lại không phải là cái chết mà là sự tàn lụi trong tâm hồn?
Cái chết như đã nói, chỉ là một sự kết thúc và ai cũng phải chết một lần nên nó cũng chỉ như
những sự kiện khác bình thường của con người. Nhưng trái lại, một người khi sống mà như đã chết
thì thật đáng sợ. Họ đánh mất niềm tin, không dám bước tiếp vì sợ sẽ vấp ngã tiếp tục trên đường
đời, họ không đủ can đảm để đứng dậy, họ không dám đối mặt với sự thật và cách mà họ chọn là sự
trốn tránh yếu hèn để rồi làm lỡ phí thời gian quý báu, không kịp cảm nhận cái mới, cái hay, cái đẹp
vốn vẫn còn rất nhiều. Dần dà tâm hồn họ sẽ bị chai sạn, không còn cảm nhận được nữa, không có
tình thương, mà “tình thương là sự sống của con người”, lúc đó họ không sống nhưng họ vẫn sống
nhưng chỉ như những mảnh linh hồn.
Chính bởi sự tàn lụi từ trong tâm hồn đã giết chết cái đẹp, để cho cái xấu lấn át dần để rồi con
người bị biến tính, họ không còn là mình của trước đây mà đã trở thành một con người khác, gương
những người mẹ nỡ giết con mình chỉ vì bị chồng ruồng rẫy, đâm ra buồn nản. Gương sát thủ
Nguyễn Đức Nghĩa giết người yêu dã man, dù rằng sau đó là sự hối lỗi chân thành, nhưng cũng bởi
tâm hồn không còn lành mạnh và đẹp như ban đầu, bị tàn lụi và héo hon bởi những tác động ngoài lề
mà dẫn đến những kết cục bi thảm đầy nước mắt.
- Đánh giá, bình luận:
Chết chưa phải là tất cả, chết nhưng để lại tiếng thơm muôn đời thì cái chết ấy vẫn đẹp, điều
quan trọng là khi sống, sống hết mình, hết lòng, cống hiến hết sức lực thì không còn gì phải hối hận.
Muốn mình hạnh phúc, vui vẻ cho đến tận lúc nói lời chào với cuộc đời thì cần phải giữ tâm hồn mình
trong sạch, lành mạnh, không ngừng nuôi dưỡng và bồi đắp để giữ mãi nét đẹp, sự sống ban đầu

của nó. Câu nói cũng là lời lên án những thái độ sống hờ hững, vô cảm với cuộc đời, tiêu cực, không
dám đối mặt với thất bại, không dám hi vọng và không biết cách tìm những điều mưói lạ, chính bởi
điều đó đã, đang và sẽ còn giết dần giết mòn nhiều tâm hồn con người, dẫn đến nhiều kết cục bi
thương hơn nữa...


Đề 19 : Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi từng nói: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí
tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống.
Em hiểu câu nói trên của nhà văn như thế nào?
Nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi từng nói: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì
không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Câu nói
của “Con sư tử” khổng lồ trong nền văn học Nga là một bài học lớn về vai trò của lí tưởng trong cuộc
sống con người.
Lí tưởng, đó là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, đó là niềm
tin, là điều con người tôn thờ, khao khát. Có một niềm tin vững chắc vào lí tưởng, con người sống
trong những niềm vui tột cùng như nhà thơ Tố Hữu từng hân hoan: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim” (Từ ấy – Tố Hữu) Tố Hữu cũng như bao thanh niên Việt Nam yêu nước
trong những tháng năm đất nước bị đô hộ, lí tưởng cùa nhà thơ là lí tưởng cộng sản, lí tưởng cách
mạng, sống và chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Hôm nay đây,
khi nước nhà đã trọn niềm vui độc lập, lí tưởng của mỗi cá nhân rất kbác nhau song đều chung nhau
ở khát khao được khẳng định bản thân, được đóng góp cho gia đình và cộng đồng xã hội.
Trong
câu nói của nhà văn Lép Tôn-xtôi chứa đựng những tư tường có tính chất kim chỉ nam cho vấn đề lí
tưởng sống của mỗi con người. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có
phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Cuộc sống con
người nhiều khó khăn, gian nan và vất vả. Nếu không có ánh sáng soi đường, không có sức mạnh
cổ vũ, tiếp sức thì nhiều người đả gục ngă, bỏ cuộc. Vậy đâu là ánh sáng và sức mạnh của con
người? Đó là lí tưởng. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường” vì nó chỉ cho con người con đường họ phải
đi để đạt được mục đích, và đó là con đường sáng – con đường thiện. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ
đường” còn bởi nó tạo ra động lực, thúc đẩy, động viên con người hành động để đạt được mục đích.

Con người sống có lí tưởng luôn biết rõ con đường mình phải đi, không bị cám dỗ, níu kéo bời
những lợi ích tầm thường, hèn kém: “Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định”.
Trong tình cảnh nước nhà có giặc ngoại xâm, lí tưởg của con người Việt Nam là giết giặc cứu nước,
lí tưởng ấy soi rọi con đường mỗi người dân nước Nam đang đi, họ hiểu rõ “Thà làm ma nước Nam
còn hơn làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng) và “Thanh niên Việt Nam chỉ có một con đương duy
nhất là làm cách mạng chứ không còn con đường nào khác” (Lí Tự Trọng). Người sống không có lí
tưởng luôn bị dao động, khồng ổn định về lập trường, là đề tài bàn tán, chê bai của dư luận. Đó là
trường hợp của những kẻ bán nước hại dân trước Cách mạng tháng Tám – 1945. Nhiều kẻ đã quy
hàng thực dân Pháp nhưng khi Pháp hai lần bán nước ta cho Nhật thì lại đớn hèn lê gối làm tôi tớ
cho Nhật tiếp tục phản bội giống nòi.
Người sống có lí tưởng luôn có sức mạnh để vượt qua muôn vàn gian khó, nguy hiểm trên
đời. Các chiến sĩ cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc mà không nề hiểm nguy, họ sống thiếu
thốn, nghèo khó, lam lũ, lẩn trốn sự truy đuổi kẻ thù, thậm chí phải chịu lao tù, tra tấn “điện giật, dùi
đâm”, “dao cắt”, bị bỏ đói,… Nhưng tất cả mọi thử thách dù nhọc nhằn gian khổ đến đâu đều không
quật ngã được ý chí sắt đá, sự kiên cường bất khuất cùa những con người được tôi rèn bằng lí
tưởng cách mạng. Vậy nếu như con người sống mà không có lí tưởng? Khi ấy, điều đó đồng nghĩa
với việc “không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Gọi là cuộc sống sao được nếu như
những vị anh hùng của thời đại chấp nhận “đốt cháy những gì mình đã tôn thờ và tôn thờ những gì
mình đã đốt cháy”, phản bội lí tưởng, phản bội niềm tin để quay lưng với lợi ích dân tộc, chấp nhận
cuộc đời nhung lụa trong tư thế cúi đầu đầy tủi nhục? Cũng chẳng thể gọi là cuộc sống nếu như mục
đích của đời người trở thành một chiếc chong chóng đặt xuôi chiều con gió, bởi khi ấy, bạn đã trở
thành một thứ đồ chơi trong tay kẻ khác.
Lí tưởng cao đẹp là phương hướng nhưng đồng thời đó còn là động lực giúp nhiều bạn trẻ
hiện nay vượt qua những khó khăn, cám dỗ của cuộc sống hiện đại để học tốt, sống tốt. Sống không
lí tưởng, gặp khó khăn sẽ mau chóng nản chí, bỏ cuộc dù đó chỉ là một cơn buồn ngủ lúc canh khuya


học bài. Thế hệ thanh niên chúng ta ngày nay đang cần lắm những con đường sáng, những sức
mạnh diệu kì để vượt qua khó khăn của thế hệ. Vì vậy, việc tự xây dựng cho mình một lí tưởng cao
đẹp là điều ai cũng cần làm và phải làm ngay, làm gấp.


Đề 20 “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tôi sẽ ngả về sau bạn” Danh ngôn Nam Phi
BÀI LÀM 1
Bạn sẽ làm gì khi mà khó khăn dường như lấp kín hết cuộc đời bạn, khi mà thần may mắn
không còn mỉm cười với bạn nữa, khi mà xung quanh bạn toàn những tai tiếng và nỗi nhục nhã ê chề
bủa vây…? Dũng cảm đối mặt với những thử thách đó hay đầu hàng, phó mặc cho số phận đã an
bài? Nếu là tôi, chắc chắn tôi sẽ tiếp tục đương đầu với những khó khăn đó, vì tôi luôn tin vào câu
danh ngôn nổi tiếng Nam Phi “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”.
Ánh mặt trời rực rỡ, chói chang là vẻ đẹp của thiên nhiên, tạo hoá. Một khi chúng ta hướng
về phía mặt trời nghĩa là chúng ta đã hướng về những điều tốt đẹp, đặt niềm tin vào ánh sáng mặt
trời là chúng ta đã đẩy lùi lại phía sau những gì xấu xa, u ám, những bóng tối của khó khăn, vất vả.
Thật vậy, khó khăn là một phần của cuộc sống. Cuộc sống của chúng ta không phải lúc nào cũng
tươi đẹp, êm đềm như nắng ấm ban mai. Mà nó giống như những cơn gió, có khi mạnh mẽ dữ tợn,
có khi chỉ nhẹ nhàng lướt qua. Vì vậy để vượt qua những cơn bão lớn ấy, đòi hỏi ớ chúng ta một bản
lĩnh sống, một phong cách sống có lí tưởng, biết tìm cho mình động lực, niềm tin để đứng dậy sau
những lần ngã gục.
Bởi chẳng có ai sẽ đi hết cuộc đời mà không một lần bị vấp ngã cả. Điều quan trọng là sau
những lần vấp ngã ấy, chúng ta sẽ đi như thế nào. Đó là lúc chúng ta cần hướng tới mặt trời. Mặt trời
ấy có thể là sự phấn đấu, nỗ lực trong học tập của mỗi sĩ tử từng bị thất bại trong kì thi vào Cao đẳng
– Đại học đang ngày đêm ôn luyện chờ đợi một cơ hội mới. Mặt trời ấy có thể là niềm tin, hi vọng về
những vụ mùa bội thu, những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn của những người nông dân, công
nhân một đời lam lũ. Mặt trời ấy chính là động lực giúp những em bé tàn tật gạt bỏ đi nỗi đau mất
mát của mình để tìm đến những khả năng kì diệu đang ẩn giấu bên trong những cơ thế yếu ót… Đấy
chính là ánh sáng rực rỡ của mặt trời đang đẩy dần những bóng tối u ám ra phía sau đề giúp mọi
người tự tin hơn vào một cuộc sống tươi đẹp đang chờ ở phía trước. Hê-len Ki-lơ (1880 – 1968) –
người phụ nữ vĩ đại đã dành trọn đời mình cho những người không may mắn bị tàn tật. Tuổi thơ của
bà phải sống trong bóng tối đầy vất vả, khó khăn. Chưa đầy hai tuổi, do bị mắc chứng viêm màng
não nên bà bị câm, điếc, mù hoàn toàn. Dù thế Hê-len vẫn không nản lòng, bà bắt đầu đi học và tập
nói những câu đơn giản, trong sự khó khăn của mù và điếc. Thế nhưng, bằng nghị lực phi thường bà
đã tốt nghiệp thủ khoa trường đại học nữ Ret-clip và đã không ngừng đi thuyết trình khắp các bang

của nước Mĩ, đi vòng quanh thế giới để giúp đỡ những người bị câm, điếc. Nhờ sự giúp đỡ của bà
mà nhiều người tàn tật trên thế giới có cơ hội được sống, được lao động và học tập nhiều hơn.
Chính sức mạnh của niềm tin vào cuộc sống, mục tiêu cho bản thân đã thôi thúc bà làm nên những
kì tích hiếm có ở một người tàn tật. Bà đã “hướng về phía mặt trời”, “để bóng tối ngả về phía sau”
như thế đấy! “Hãy hướng về phía mặt trời, bóng tối sẽ ngả về sau bạn”. Câu danh ngôn bao hàm một
triết lí, một quan niệm nhân sinh tích cực, một lời khuyên đúng đắn: Hãy sống lạc quan, luôn tin
tưởng ở một tương lai tốt đẹp sẽ đến. Nhưng đáng tiếc thay trong cuộc sống xà hội ngày nay vẫn có
nhiều người thiếu niềm tin, không dám bước tới để “hướng về phía mặt trời”. Họ là những con người
dễ bị nhấn chìm trong bóng đêm của sự thất vọng, sợ hãi, trì trệ. Họ là những người dễ nản lòng
trước khó khăn, thử thách. Ở những con người như thế, bóng tối sẽ luôn bủa vây. Họ không biết
cách hướng về ánh sáng diệu kì của mặt trời cũng như bình tĩnh tìm cho mình những giải pháp hợp
lí để giải quyết vấn đề. Thật đáng thất vọng thay, số đông những người như thế lại thuộc về giới trẻ
của chúng ta. Có những cô, cậu quý tử được sinh ra trong một gia đình khá giả, quen được chiều
chuộng, suốt ngày chơi bời, phá phách. Hễ bị bố mẹ mắng mỏ, nạt nộ là lại đùng đùng khăn gói bỏ
nhà ra đi. Hay nhiều học sinh sau khi biết mình thi trượt đại học lại có cảm giác như mất hết tất cả, bi
thất bại thảm hai, vôi tìm đến cái chết để kết thúc cuộc đời một cách ngu xuẩn. Có nhiều người vì bị


×