Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM đầu SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945 1946)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.99 KB, 11 trang )

CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA ĐẢNG NHỮNG NĂM ĐẦU SAU
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (1945-1946)
Th.S Vũ Thái Dũng1
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đất nước độc lập, nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc, kỷ nguyên
độc lập, tự do. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước,
quyết tâm bảo vệ nền độc lập mới giành được. Đảng ra hoạt động công khai và lãnh
đạo chính quyền. Mặt trận Việt Minh phát triển rất nhanh, các hội cứu quốc của
công nhân, nông dân, thanh niên, phụ nữ đã hình thành tổ chức thống nhất trong
toàn quốc phát triển rộng khắp và khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc tập
hợp và vận động quần chúng. Mặt trận Việt Minh thực sự là khối đoàn kết toàn
dân, là lực lượng chính trị hùng hậu có tổ chức sâu rộng, là nguồn sức mạnh to lớn,
nền tảng vững chắc trong công cuộc bảo vệ chính quyền nhân dân và độc lập, chủ
quyền dân tộc.
Cách mạng Tháng Tám vừa giành được thắng lợi thì những thành quả cơ bản
của cách mạng đã bị giặc ngoài, thù trong uy hiếp. Từ tháng 9-1945 đến ngày toàn
quốc kháng chiến bùng nổ (19-12-1946), là khoảng thời gian không dài nhưng đầy
khó khăn, thử thách đối với chính quyền cách mạng non trẻ. Công tác dân vận thời
kỳ này đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ chính quyền
mới giành được.
1. Khắc phục khó khăn, giải quyết những vấn đề cấp thiết của cách
mạng
Đất nước mới giành được độc lập phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách
trên mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh tế đình đốn, hầu hết các cơ sở sản xuất đều
đóng cửa, hàng vạn công nhân không có việc làm, nhu yếu phẩm khan hiếm. Nạn
đói từ cuối 1944 đến đầu năm 1945 làm chết gần 2 triệu đồng bào vẫn tiếp tục đe
1

Giảng viên Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.



dọa sinh mạng hàng triệu người. Ngân khố quốc gia gần như trống rỗng (chỉ còn
1.233.000 đồng, trong đó hơn một nửa là tiền rách không thể lưu hành được). Hơn
90% dân số mù chữ, các tệ nạn, hủ tục lạc hậu của chế độ cũ thực sự là gánh nặng
cho chính quyền cách mạng non trẻ.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, các thế lực chính trị phản
động được giật dây chống phá cách mạng rất quyết liệt, nhằm phá hoại khối đoàn
kết toàn dân. Theo thỏa thuận tại Hội nghị Pôtxđam (7-1945), từ cuối tháng 8 đến
đầu tháng 9-1945, gần 20 vạn quân của Trung Hoa dân quốc vào nước ta từ vĩ
tuyến 16 trở ra Bắc. Tại Nam bộ, từ vĩ tuyến 16 trở vào, quân đội thực dân Anh kéo
vào từ ngày 6-9-1945 chiếm trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam bộ, mở nhà tù giải thoát
cho tù binh Pháp, lôi kéo quân đội Nhật vào việc chống phá cách mạng Việt Nam.
Ngày 23-9-1945, được quân đội Anh giúp sức, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm
Sài Gòn, sau đó đánh ra các tỉnh ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, mở đầu cuộc chiến
tranh xâm lược nước ta lần thứ 2. Lực lượng quân sự nước ngoài có mặt trên đất
nước ta sau Cách mạng Tháng Tám xấp xỉ 30 vạn. Đây là một thách thức lớn đối
với chính quyền cách mạng.
Thù trong, giặc ngoài cấu kết hòng tiêu diệt Nhà nước dân chủ nhân dân đầu
tiên ở Đông Nam Á. Vận mệnh dân tộc ta lúc này như "ngàn cân treo sợi tóc".
Thực tiễn cách mạng trong những năm 1945-1946 cho thấy Đảng ta đã có nhiều
thành công và kinh nghiệm trong lãnh đạo nhân dân giữ vững nền độc lập dân tộc
vừa giành được và xây dựng, bảo vệ chính quyền nhân dân. Yêu cầu đặt ra đối với
công tác dân vận của Đảng là tập hợp, tổ chức toàn dân tham gia kháng chiến, kiến
quốc, giữ vững nền độc lập, tự do và xây dựng chế độ mới của nhân dân Việt Nam.
Ngày 3-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập phiên họp Chính phủ đầu
tiên, nêu ra 6 nhiệm vụ cấp bách: Phát động ngay chiến dịch tăng gia sản xuất để
chống đói; mở phong trào xóa nạn mù chữ; tổ chức sớm cuộc tổng tuyển cử theo
chế độ phổ thông đầu phiếu, thực hiện quyền tự do dân chủ của nhân dân; phát
động phong trào giáo dục cần, kiệm, liêm, chính để bài trừ những thói hư tật xấu do



chế độ thực dân để lại; bỏ ba thứ thuế gồm thuế thân, thuế chợ, thuế đò, tuyệt đối
cấm hút thuốc phiện; tuyên bố tự do tín ngưỡng và lương giáo đoàn kết.
Tại Hội nghị cán bộ Bắc Kỳ của Đảng Cộng sản Đông Dương (ngày 10, 119-1945), Đảng chủ trương mở cuộc vận động các giới thật rộng rãi nhất là đối với
công nhân, thanh niên, phụ nữ. Đối với công nhân, mỗi tỉnh phải lập một Tiểu ban
công nhân tỉnh và toàn Xứ phải thành lập một Tiểu ban công vận toàn Xứ do Xứ uỷ
chỉ huy. Với Thanh niên cứu quốc, từng làng lên đến tỉnh tiến tới toàn Kỳ và thành
lập một ban toàn Kỳ của Thanh niên cứu quốc nhằm đưa phong trào thanh niên
phát triển mạnh mẽ. Hội nghị nêu rõ phương pháp vận động các giới như tuyên
truyền với hình thức công khai (chào cờ, báo tường...), hội họp mít tinh đông
người, mở rộng các tổ chức để thu hút các tầng lớp nhân dân thành một lực lượng
lớn để ủng hộ chính quyền.
Ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Thư gửi ủy ban nhân dân các
tỉnh, kỳ, huyện và làng. Người nhấn mạnh: “…các cơ quan của Chính phủ từ toàn
quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để gánh vác việc chung
cho dân, chứ không để đè đầu dân…, việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm.
Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì
dân mới yêu ta, kính ta”1. Đây cũng chính là những định hướng cơ bản đối với cán
bộ làm công tác dân vận trong chế độ mới, ngăn ngừa tệ quan liêu, hách dịch, xây
dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ và nhân dân, ra sức thi đua, phấn đấu góp
sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, thực hiện
thắng lợi hai nhiệm vụ cấp bách và quan trọng nhất lúc này là cứu đói ở Bắc Bộ và
kháng chiến ở Nam Bộ, đồng thời, làm tăng uy tín và hiệu lực của Đảng và bộ máy
chính quyền cách mạng.
Thực hiện nhiệm vụ cách mạng cấp bách đang đặt ra, Đảng lãnh đạo các
đoàn thể vận động nhân dân thực hành tiết kiệm, tăng gia sản xuất, cứu đói và xoá
nạn mù chữ. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: Tăng gia sản xuất! Tăng gia sản xuất
1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NxbCTQG, H, 2002, tr 56-57.



ngay! Tăng gia sản xuất nữa… Đó là cách thiết thực để ta giữ vững quyền tự do,
độc lập. Trong bức thư gửi đồng bào cả nước ra sức chống đói, Người viết: “Lúc
chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng.
Vậy, tôi đề nghị đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: cứ 10 ngày nhịn ăn
một bữa, mỗi tháng nhịn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ) để cứu dân nghèo” 1.
Phong trào tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách với nhiều hình thức phong phú
như Hũ gạo cứu đói, ngày đồng tâm nhịn ăn… được tổ chức khắp mọi nơi. Mặt
trận Việt Minh, Ban cứu tế xã hội và các đoàn thể cứu quốc phát huy mọi khả năng,
làm tốt công tác dân vận, tổ chức những đoàn vận động lạc quyên cứu đói. Với
khẩu hiệu “Không một tấc đất bỏ hoang”, “tấc đất tấc vàng”, phong trào thi đua
tăng gia sản xuất dấy lên ở khắp các địa phương trong cả nước. Liên khu III với
chủ trương không để ruộng hoang, cấy hết diện tích, nông dân đã hăng hái tham gia
khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích… Số đất hoang hoá được nhanh chóng đưa
vào trồng cấy. Toàn bộ đê đập của 9 tỉnh bị lụt (Sơn Tây, Hà Đông, Hà Nam, Vĩnh
Yên, Phúc Yên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình) được nhân dân bồi đắp
lại, góp phần quan trọng bảo vệ mùa màng. Cùng với chủ trương giảm tô 25%,
Chính phủ đã ra Sắc lệnh bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý khác, giảm thuế
điền thổ 20% trong cả nước, miễn thuế cho vùng lũ lụt, thành lập Ban khuyến nông
với nhiệm vụ giúp đỡ nông dân khắc phục khó khăn về vốn, giống, nông cụ, điều
hoà sức kéo….Với ý chí và quyết tâm khắc phục khó khăn của toàn dân, sản xuất
nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, đời sống của nhân dân đi vào ổn định.
Mặc dù có vụ lụt lớn nhưng năm 1945, diện tích trồng lúa vụ mùa ở Bắc Bộ vẫn đạt
890.000 ha, sản lượng đạt 1.115.000 tấn2.
Để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, ngày 4-9-1945, Chính phủ ra Sắc
lệnh xây dựng Quỹ Độc lập và gửi thư kêu gọi các tầng lớp nhân dân hưởng ứng
Tuần lễ vàng (từ ngày 17 đến 24-9-1945). Mặt trận Việt Minh và các cấp chính
1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4, NxbCTQG, H, 2002, tr 31.

Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Nxb.ST, H,
1981, tr 451.
2


quyền tuyên truyền giải thích cho nhân dân hiểu ý nghĩa của việc thực hiện xây dựng
Quỹ Độc lập, Tuần lễ vàng, cử cán bộ về tận thôn xóm vận động nhân dân tích cực
tham gia. Hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh,
của Chính phủ, nhân dân cả nước phấn khởi góp quỹ cứu nước. Chỉ hơn hai tuần sau
khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh, nhân dân đã tự nguyện quyên góp 370
kg vàng, 20.000.000 đồng vào Quỹ Độc lập và 40.000.000 đồng đảm phụ quốc
phòng1 (số tiền thu về từ đảm phụ quốc phòng chỉ tính riêng Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ). Nhân dân Thủ đô Hà Nội đã quyên góp 50 vạn đồng, 2.201 lạng vàng, 920 tạ
thóc cùng nhiều tiền bạc và hiện vật. Nhiều gia đình ủng hộ Chính phủ với số lượng
lớn như gia đình ông Trịnh Văn Bô và bà Hoàng Thị Minh Hồ ở 48 Hàng Ngang ủng
hộ 367 lạng vàng. Ông Đỗ Đình Thiện - một nhà tư sản nổi tiếng ở 54 Hàng Gai đã
hiến vào Quỹ độc lập 10 vạn đồng Đông Dương (tương đương 4 kg vàng).
Đảng chủ trương tuyên truyền, vận động nhân dân từ tỉnh đến xã ở Trung Bộ
và Bắc Bộ đi bỏ phiếu bầu Hội đồng nhân dân, bầu ra Ủy ban hành chính các cấp
thay thế cho ủy ban nhân dân thành lập sau Cách mạng Tháng Tám. Kết quả trên đã
thể hiện niềm tin của nhân dân vào Đảng và Chính phủ trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ chính quyền cách mạng.
Để thu hút tập hợp đông đảo quần chúng, Đảng chủ trương lập Ban Dân vận
phụ trách các giới, vận động thành lập Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam để thu
hút các nhân sĩ, trí thức, quan lại trong chế độ cũ, những nhà điền chủ và công
thương gia chưa có quan hệ với Việt Minh hoặc còn mặc cảm nay muốn tham gia
vào một tổ chức thích hợp.
Để tăng cường công tác dân vận trước tình hình mới, Hội nghị cán bộ Trung
ương Đảng được tổ chức từ ngày 31 đến 1-8-1946. Trên cơ sở đánh giá việc thống
nhất các giai cấp, các dân tộc, tôn giáo, hội nghị đã chủ trương phát triển củng cố

Hội Liên Việt ở Trung ương và các tỉnh thành, chăm lo đoàn kết lương giáo…, lập
Ủy ban đoàn kết dân tộc. Về công tác dân vận, hội nghị chủ trương thành lập Ban
1

Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ương, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Sdd, tr 453


Công vận toàn quốc, xúc tiến việc xây dựng công đoàn và các Liên đoàn lao động
để tập hợp đông đảo công nhân và lao động vào Tổng Liên đoàn lao động Việt
Nam. Về công tác vận động phụ nữ, Đảng chủ trương chăm lo, đào tạo bồi dưỡng
cán bộ nữ ở các Xứ, chú ý đời sống cán bộ nữ, xây dựng hình thức tổ chức thích
hợp như hội “áo chiến sĩ”, “xã tế”, tái bản tờ Tiếng gọi phụ nữ. Về công tác vận
động thanh niên, Đảng yêu cầu Đoàn Thanh niên cứu quốc cần quan hệ chặt chẽ
với Nha Thanh niên, chú ý tổ chức học sinh, sinh viên, tổ chức những nhóm thanh
niên mác xít, chấn chỉnh Đoàn Thanh niên Việt Nam để tập hợp rộng rãi các tầng
lớp thanh niên.
Thực hiện chủ trương của Đảng mở rộng đoàn kết dân tộc, vận động các tầng
lớp nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kháng chiến kiến quốc, ban Dân vận và
các đảng, đoàn, Mặt trận Việt Minh, Hội Liên Việt, các đoàn thể cứu quốc tăng
cường cán bộ về các địa phương xây dựng tổ chức. Đến cuối năm 1946, mặt trận
Việt Minh, Hội Liên Việt, các đoàn thể cứu quốc và mặt trận của các giới đã phát
triển rộng khắp, có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở góp phần động viên các tầng
lớp nhân dân tự nguyện góp công sức trong quá trình xây dựng và củng cố chính
quyền cách mạng, đồng thời chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Các đoàn thể cứu quốc thu hút hầu hết người trong các giới. Ở nhiều nơi, một
số đoàn thể mới được thành lập làm nòng cốt trong các phong trào như Đoàn thanh
niên làm nòng cốt trong phong trào dân quân, tòng quân giết giặc; đoàn thể phụ nữ
làm nòng cốt trong sản xuất, vận động nuôi quân, đoàn thể của nông dân làm nòng
cốt trong phong trào tăng gia sản xuất, vận động giảm tô…Các đoàn thể cứu quốc
còn lập ra nhiều tổ chức quần chúng như Hội mẹ chiến sĩ, Hội giúp binh sĩ bị nạn…

Ở Nam Bộ, chỉ trong thời gian ngắn, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận, Ban Chấp
hành các đoàn thể như Công đoàn, Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ, Thiếu nhi các cấp
được ra đời. Đặc biệt, Hội Nông dân cứu quốc đã động viên hàng chục vạn thanh
niên nông dân, công nhân hăng hái gia nhập lực lượng vũ trang cách mạng như Quốc
vệ đội, Quốc gia tự vệ, các đơn vị tự vệ chiến đấu, dân quân, du kích.


Song song với nhiệm vụ khôi phục kinh tế, khắc phục nạn đói, củng cố và
xây dựng hệ thống chính quyền, Đảng và Chính phủ quan tâm đến công tác vận
động toàn dân đấu tranh trên mặt trận văn hoá, diệt “giặc dốt” và đẩy lùi những hủ
tục lạc hậu. Đảng đã phát động một cao trào toàn dân chống nạn mù chữ để mở
mang kiến thức cho nhân dân lao động. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi: “Muốn giữ
vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, mọi người Việt Nam phải hiểu biết
quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia
vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc
ngữ. Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ… Những
người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em
chưa biết thì anh bảo…. Phụ nữ thì càng cần phải học” 1. Hưởng ứng Lời kêu gọi,
học sinh, viên chức, giáo giới hăng hái tham gia phong trào xoá nạn mù chữ. Hệ
thống nhà trường thực hiện giảng dạy bằng tiếng Việt. Các lớp bình dân học vụ tổ
chức khắp nơi lôi cuốn từ cụ già đến em nhỏ. Nhiều hình thức tổ chức tuyên truyền
học chữ quốc ngữ để thanh toán nạn mù chữ đã ra đời ở các địa phương.
Sau một năm, cả nước đã có 2.500.000 người thoát nạn mù chữ. Thắng lợi
trên mặt trận chống giặc dốt góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ
chính quyền cách mạng, nâng cao trình độ văn hoá cho nhân dân. Cùng với cuộc
vận động toàn dân tham gia xoá nạn mù chữ, bỏ các hủ tục lạc hậu, Đảng đã mở
cuộc vận động xây dựng “đời sống mới”, xây dựng đạo đức cần, kiệm, liêm, chính,
chí công vô tư. Những thói hư tật xấu, phong tục tập quán lạc hậu trong ma chay
cưới xin dần được xoá bỏ. Ngày 24-11-1946, Hội nghị văn hoá toàn quốc lần thứ
nhất họp ở Hà Nội. Tại Hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ đọc

diễn văn trong đó nêu rõ: nền văn hoá mới phải lấy hạnh phúc của đồng bào, lấy sự
nghiệp đấu tranh của dân tộc làm nội dung phản ánh. Đó cũng là lời động viên, cổ
vũ nhân dân tích cực xây dựng nền văn hoá Việt Nam dựa trên 3 nguyên tắc dân
tộc, khoa học và đại chúng.
1

Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, H, tập 4, tr. 36-37.


2. Đẩy lùi âm mưu và hành động xâm lược của các thế lực thù địch,
kháng chiến ở miền Nam
Song song với việc ổn định tình hình, xây dựng và củng cố chính quyền cách
mạng, Đảng chủ trương vận động mọi tầng lớp nhân dân đấu tranh chống lại hành
động xâm lược của thực dân Pháp ở miền Nam và âm mưu lật đổ chính quyền cách
mạng và tay sai ở miền Bắc. Thực hiện chủ trương hết sức tránh đương đầu với
nhiều kẻ thù cùng một lúc, lợi dụng mâu thuẫn giữa hai tập đoàn đế quốc là Anh,
Pháp và một bên là Mỹ, Tưởng trong vấn đề Đông Dương, Đảng ta đã thực hiện
sách lược hoà với Tưởng để kháng chiến chống Pháp và có những biện pháp thích
hợp đối với các tổ chức phản động Việt Quốc, Việt Cách, đồng thời vận động nhân
dân thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị.
Mặt trận Việt Minh đã hiệu triệu đồng bào, chiến sĩ toàn Nam Bộ: Ai có dao
dùng dao, ai có mác dùng mác, mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi thước đất là một
chiến hào... Tất cả hãy xông ra bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc mới phôi thai... Thà
chết vinh còn hơn sống nhục. Ngày 24-9-1945, Tổng Công đoàn Nam Bộ hiệu triệu
giai cấp công nhân sát cánh cùng toàn dân kháng chiến. Trước phong trào đấu tranh
sục sôi của quân dân Sài Gòn, Thường vụ Trung ương Đảng quyết định thành lập
những đơn vị Nam tiến chi viện sức người và của cho cuộc chiến đấu của nhân dân
miền Nam.
Từ ngày 24-9-1945, nhiều tỉnh Nam Bộ đã gửi quân đến Sài Gòn để tham gia
chiến đấu. Khẩu hiệu “Nam tiến giết giặc ngoại xâm” đã thu hút đông đảo nhân dân

các tỉnh Trung Bộ, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sôi nổi gia nhập đội quân Nam tiến.
Chỉ trong thời gian ngắn, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung bộ đều tổ chức mỗi tỉnh
một đến hai chi đội Nam tiến.
Đi đôi với góp sức người, cán bộ, đảng viên các địa phương tích cực vận
động nhân dân quyên góp tiền bạc, mua sắm vũ khí, chăn màn, quần áo gửi các
chiến sĩ miền Nam. Các địa phương thành lập Ủy ban ủng hộ chiến sĩ Nam Bộ, lập
Quỹ Nam Bộ.


Đảng chủ trương võ trang quần chúng được đồng bào hưởng ứng nhiệt liệt,
công nhân lao động, thanh niên, học sinh, sinh viên, phụ nữ, người người tìm cách
vũ trang cho mình để đánh đuổi thực dân Pháp. Ngày 24-9-1945, Tổng Công đoàn
Nam Bộ hiệu triệu giai cấp công nhân sát cánh cùng toàn dân kháng chiến, xuất bản
báo Công đoàn nhằm đáp ứng nhu cầu tin tức cho công nhân. Cùng với việc tuyên
truyền giáo dục, Tổng Công đoàn Nam Bộ còn động viên, vận động anh em công
nhân trong các nhà máy tháo gỡ máy móc, tổ chức vận chuyển cất giấu từng bộ
phận sau đó tập trung một chỗ để xây dựng công binh xưởng. Phong trào quần
chúng bất hợp tác với địch, bãi công, bãi khoá, bãi chợ lan rộng khắp nơi. Ngoại
thành Sài Gòn, quân dân vừa chuẩn bị chiến đấu, vừa tổ chức tiếp tế cho các lực
lượng nội thành hoạt động. Các địa bàn ở vành đai ven đô, nhân dân phong tỏa mọi
đường tiếp tế của giặc Pháp khiến quân địch gặp nhiều khó khăn. Chỉ trong hơn
100 ngày đêm chiến đấu, nêu cao truyền thống đấu tranh kiên cường, quân dân Sài
Gòn với vũ khí thô sơ tự tạo đã bảo vệ thành phố với lòng quả cảm và trí sáng tạo.
Nhiều trận chiến đấu quyết liệt tiêu diệt hàng trăm tên địch như trận Thị Nghè, trận
Tân Định.
Cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân Nam Bộ đã giam chân thực dân
Pháp, tạo điều kiện củng cố chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ mới, chuẩn
bị cho cuộc kháng chiến toàn quốc. Ngày 26-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp
thời gửi thư biểu dương tấm gương chiến đấu dũng cảm của quân dân Nam Bộ, nêu
cao quyết tâm của toàn dân “thà chết tự do còn hơn sống làm nô lệ”. Người khẳng

định: Chúng ta nhất định thắng lợi vì có lực lượng đoàn kết của toàn dân, vì cuộc
đấu tranh của chúng ta là chính nghĩa.
Để huy động tinh thần và sức trẻ của thanh niên vào cuộc kháng chiến ở
Nam Bộ, trong Lời kêu gọi thanh niên Nam Bộ (10-1945), Hồ Chí Minh đã biểu
dương lòng yêu nước và tinh thần chiến đấu của quân dân Nam Bộ. Người nói:
Trong cuộc chống xâm lăng này, các bạn đã là bức Vạn lý trường thành vững chắc.
Tháng 2-1946, thay mặt Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng nhân dân Nam Bộ


danh hiệu vẻ vang “Thành đồng Tổ quốc”. Đó là sự ghi nhận, nguồn khích lệ, động
viên lớn lao đối với nhân dân Nam Bộ trong những ngày đầu kháng chiến gian khổ,
quyết liệt.
Sau khi chính quyền Tưởng Giới Thạch và Chính phủ Pháp ký kết Hiệp ước
Pháp Hoa (28-2-1946 tại Trùng Khánh (Trung Quốc)), trao cho thực dân Pháp
quyền thay thế quân đội Tưởng, tước vũ khí quân Nhật ở miền Bắc Việt Nam.
Trung ương Đảng chủ trương hòa hoãn với thực dân Pháp để có thêm thời gian
chuẩn bị lực lượng, đồng thời loại bớt một kẻ thù nguy hiểm. Ngày 6-3-1946, Hiệp
định Sơ bộ được ký kết giữa Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với đại
diện Chính phủ Pháp là cơ sở cho giải pháp hòa bình đối với những vấn đề chính trị
cơ bản của nước ta. Để giúp cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ chủ trương của
Đảng về tạm thời hòa hoãn với Pháp, đồng thời chỉ rõ việc chuyển hướng mới về
chiến thuật và những nhiệm vụ cần kíp trong giai đoạn mới, ngày 9-3-1946, Ban
Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị Hòa để tiến trong đó nêu rõ hòa với Pháp
là nhằm tránh tình trạng bất lợi: phải cô lập chiến đấu cùng một lúc với nhiều lực
lượng phản động. Chỉ thị nhắc nhở toàn dân đề phòng thực dân Pháp bội ước, phải
cảnh giác, duy trì và phát triển thực lực, ráo riết và kín đáo chuẩn bị kháng chiến
lâu dài.
Sau khi Hiệp định Sơ bộ được ký kết, quán triệt chỉ thị của Trung ương
Đảng, quân dân Nam Bộ gấp rút chấn chỉnh tổ chức, củng cố lực lượng, kịp thời
nắm bắt thời cơ nổi dậy phá tề trừ gian, khôi phục chính quyền nhân dân, tiến hành

chiến tranh du kích rộng khắp. Xứ ủy Nam Bộ chủ trương đưa bộ đội trở lại bám
đất, bám dân, xây dựng cơ sở quần chúng. Do đó, nhân dân các thành phố, thị xã
đưa con em ra “bưng biền”, gửi tiền, quần áo, thuốc men cho kháng chiến. Hoạt
động phá tề trừ gian diễn ra ở nhiều nơi, đặc biệt trước việc địch lợi dụng, kích
động một số người theo đạo Hòa Hảo, Cao Đài chống lại kháng chiến, Đảng đã chỉ
đạo trừng trị những tên đầu sỏ phản động ở một số địa phương. Với phương pháp
vận động, giải thích thuyết phục, nhiều đồng bào đã hiểu rõ chính sách của Chính


phủ, hăng hái đi theo cách mạng. Ngày 12-10-1946, ông Cao Triệu Phát – Chủ tịch
12 phái Cao Đài tuyên thệ: “Trung thành với Chính phủ Hồ Chí Minh, kiên quyết
đấu tranh cho nền độc lập và thống nhất Tổ quốc” 1. Khối đại đoàn kết toàn dân
được củng cố và phát triển.
Ngày 14-9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký với đại diện Chính phủ Pháp
bản Tạm ước 14-9 nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn để nhân dân ta chuẩn bị cho
cuộc kháng chiến toàn quốc. Như vậy, Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước 14-9 là những
nhân nhượng cần thiết, cuối cùng của Chính phủ và nhân dân ta, nhằm tiếp tục
củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện về thời gian để chuẩn bị thực lực
cho kháng chiến, làm chuyển hóa tương quan lực lượng.
Cho đến trước ngày Toàn quốc kháng chiến, quán triệt chủ trương của Trung
ương Đảng, các cấp bộ đảng đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác dân vận, vận động nhân
dân cả nước, từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ đồng bằng đến
miền núi, không phân biệt già trẻ, trai gái, thành phần giai cấp, tôn giáo, dân tộc
miễn là người Việt Nam yêu nước tích cực tham gia xây dựng chính quyền, tăng
gia sản xuất, cứu đói, xoá nạn mù chữ, chuẩn bị thực lực mọi mặt, sẵn sàng cho
cuộc chiến đấu gian khổ và quyết liệt để bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.

1

Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam, Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954),

Nxb QĐND, H, 1994, tr 138.



×