Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.18 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG MÔN TIẾNG VIỆT
ÂM VỊ, KHÁI NIỆM, HỆ THỐNG ÂM VỊ
*Âm vị:
- Là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất của hệ thống ngữ âm của một ngôn ngữ dùng
để cấu tạo và phân biệt vỏ âm thanh của các đơn vị có nghĩa của ngôn ngữ.
- Âm tố được định nghĩa là một đơn vị ngữ âm nhỏ nhất không thể phân chia
được nữa.
+ Âm vị và âm tiết tuy có điểm chung song không đồng nhất. Bởi âm vị là
đơn vị trừu tượng thuộc phạm trù ngôn ngữ, còn âm tố là đơn vị cụ thể thuộc
lĩnh vực lời nói.
+ Âm vị được được thể hiện ra bằng các âm tố. Ví dụ: trong Tiếng Việt có
âm vị /n/ nhưng không phải lúc nào ta cũng phát âm /n/ cụ thể như nhau.
- Nói đến âm tố là nói đến mặt tự nhiên của ngữ âm còn nói đến âm vị
là nói đến mặt xã hội của nó.
- Những âm tố cùng thể hiện một âm vị được gọi là biến thể của âm vị.
Các biến thể được chia làm 2 loại: kết hợp (na, no) và tự do (mẹ, mịa).
• Hệ thống âm vị:
- Âm vị được phân ra âm vị âm đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính.
+ Âm vị đoạn tính:
(Tự chép tài liệu nha).
CÂU 3: ÂM TIẾT: CẤU TẠO ÂM TIẾT, CÁC MÔ HÌNH, CẤU TRÚC
ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT
• Âm tiết là chuỗi lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài
ngắn khác nhau, là đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất của lời nói.
- Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể
phân chia nó được nên điều xác định âm tiết là điều hết sức đơn giản.
Âm tiết Tiếng Việt tiềm tàng khả năng mang nghĩa.
- Dựa vào cách kết thúc, các âm tiết được chia làm hai loại lớn: mở và
khép. Trong mỗi loại có 2 loại nhỏ hơn. Như vậy, có 4 loại âm tiết
như sau:
+ Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm vang (/m,n, n/…) được gọi


là những âm tiết nửa khép.Ví dụ: uyên, tan , tuyên…
+ Những âm tiết được kết thúc bằng một phụ âm không vang (/ p, t, k/) được
gọi là những âm tiết khép. Ví dụ: oạp, tác, tuyệt…
+ Những âm tiết được kết thúc bằng một bán nguyên âm (/ w, j/ ) được gọi
là những âm tiết nửa mở . Ví dụ: ai, oai, tai, quai…


+ Những âm tiết được kết thúc bằng cách giữ nguyên âm sắc của nguyên âm
ở đỉnh âm tiết được gọi là âm tiết mở .Ví dụ: ta, tòa…
CẤU TẠO ÂM TIẾT
- Âm tiết Tiếng Việt không phải là một khối bất khả phân mà nó là một
cơ chế được cấu tạo bằng các bộ phận nhỏ.
- Ở dạng đầy đủ nhất, âm tiết có 3 phần : âm đầu, âm vần ( âm đệm, âm
chính, âm cuối) và thanh điệu được sắp xếp theo sơ đồ sau:
ÂM ĐẦU
Âm đệm

THANH ĐIỆU
VẦN
Âm chính

Âm cuối

Mô hình âm tiết Tiếng Việt và các thành tố của nó:
• Âm đầu:
- Ở vị trí đầu âm tiết. Âm đầu bao giờ cũng là một phụ âm. Tất cả các
phụ âm đều có thể đảm nhận vị trí âm đầu.
- Có những cách mở đầu âm tiết khác nhau ( tắc, xát, rung). Chúng có
tác dụng khu biệt các âm tiết. Ví dụ : Toán – Hoán.
* Âm đệm:

- Ở vị trí thứ 2 của âm tiết. Âm đệm tạo nên sự đối lập tròn môi/ không
tròn môi của âm tiết lúc mở đầu. Âm đệm không xuất hiện sau các phụ âm
môi / f, b, m, v/, không xuất hiện trước tất cả các nguyên âm tròn môi.
- Âm đệm được ghi bằng con chữ “u” khi đứng trước các nguyên âm hẹp
và hơi hẹp (tuất, truyện, huy…) hoặc khi đứng trước các phụ âm /k/ (quân,
qua…_ được ghi bằng “o” khi đứng trước các nguyên âm rộng và hơi rộng
(họa hoằn, hoa hòe…)
- Có tác dụng biến đổi âm sắc của âm tiết sau lúc mở đầu , nó có chức năng
khi biết các âm tiết. Ví dụ : tán- toán ( âm sắc trầm hơn so với tán).
* Âm chính:
- Bao giờ cũng là nguyên âm, nguyên âm đơn hoặc nguyên âm đôi.
- Mang âm sắc chủ đạo của âm tiết và là hạt nhân của âm tiết.
Ví dụ: túy – túi.
* Âm cuối:
- Là âm kết thúc âm tiết. Ở vị trí cuối này có khả năng xuất hiện:
+ Một trong sáu phụ âm /p, t, k, m, n, ng/
+ Một trong hai bán nguyên âm /i, u,/


Bán nguyên âm /i/ được thể hiện bằng chữ y khi xuất hiện sau nguyên âm
ngắn: /ă, â/ như tay, nay. Trong trường hợp khác nó được ghi bằng con chữ I
( gọi, ai, gửi…)
Bán nguyên âm /u/ được thể hiện bằng con chữ /o/ khi đứng sau các nguyên
âm /e,a/. Ví dụ: cao, kéo . Các trường hợp khác nó được ghi bằng con chữ
/v/. Ví dụ: sau, cứu.
Phụ âm cuối /ng/ được ghi bằng /nh/ khi xuất hiện sau /i, e, ê/. Ví dụ: lênh
khênh, chênh vênh, loang..
- Sự thể hiện của âm cuối có thể tập hợp theo bảng sau:
/p/ - p
/m/ - m

1/ u/ - u, o
/t/ - t
/n/ - n
/i/- I, y
/k/ - c, ch
/n/ - ng, nh
- Có chức năng kết thúc âm tiết với
nhiều cách khác nhau (tắc, không tắc..) làm thay đổi âm sắc của âm tiết
và do đó để phân biệt âm tiết này với âm tiết khác. Ví dụ : bàn – bài
• Thanh điệu:
- Bao trùm lên toàn bộ âm tiết. Có 6 thanh điệu: ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã,
nặng.
- Có tác dụng khu biệt âm tiết về cao độ. Mỗi âm tiết có một trong 6 thanh
điệu. Ví dụ: toán – toàn.
=> 5 thành tố trên ở âm tiết nào cũng có, đó là 5 thành phần của âm tiết, mỗi
thành phần làm thành một trục đối lập.
CẤU TRÚC ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT:
- Có một cấu trúc chặt chẽ. Mô hình âm tiết Tiếng Việt không phải là
một khối không thể chia cắt mà là một cấu trúc. Cấu trúc âm tiết
Tiếng Việt là một cấu trúc 2 bậc, ở dạng đầy đủ nhất gồm 5 thành tố,
mỗi thành tố có một chức năng riêng.
- Âm chính kí hiệu: V, Âm phụ kí hiệu; C, Âm đệm kí hiệu: /w/, Âm
đầu kí hiệu: C1, Âm cuối kí hiệu: C2.
- Có 8 loại hình cấu trúc âm tiết Tiếng Việt như sau:
+ V: a, ê, y…
+ wV: oa, uê, uy…
+ VC2: áp, ích, ông…
+ wCV2: oan, uyên,…
+ C1V : ba, kê, thu,…
+ C1wV: tòa, huệ, quí…

+ C1VC2: tán, thêm, tôn…
+ C1wVC2: hoán, quang, truyền…


PHẦN 2:
TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
CHƯƠNG 1: TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
CÂU 4: TỪ, KHÁI NIỆM, CẤU TẠO TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ
• Khái niệm Từ:
- Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, là vật liệu chủ yếu để tạo câu, xây
dựng lời nói. Từ có những đặc điểm sau:
- Gồm 2 mặt: âm thanh và ý nghĩa.
- Số lượng âm tiết có thể là 1 hoặc từ 2 trở lên.
- Có thể tồn tại độc lập, nghĩa là có thể tách ra khỏi câu mà vẫn có ý
nghĩa và như vậy chúng vẫn có thể dùng để đặt thành câu khác.
 Từ đó, cũng thể định nghĩa như sau: Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa,
có kết cấu vỏ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được
vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.
• Khái niệm Từ tiếng việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến,
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu
tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất
trong Tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu
• Cấu tạo từ Tiếng Việt
- Đơn vị và phương thức cấu tạo từ Tiếng Việt.
+ Đơn vị cơ sở cấu tạo các từ là tiếng, yếu tố mà ngữ âm học gọi là âm
tiết.
+ Trong nhiều tên gọi cho yếu tố cấu tạo nên từ Tiếng Việt thì tiếng và
hình vị là hai tên gọi được dùng phổ biến nhất.
a. Tiếng
- Tiếng của Tiếng Việt có giá trị tương đương như hình vị trong các

ngôn ngữ khác và được gọi là những hình tiết – âm tiết có giá trị hình
thái học.
- Đây là loại đơn vị mà về hình thức ngữ âm chúng có kích thước là
một âm tiết.
- Về ý nghĩa, giá trị ngữ pháp, về năng lực tham gia cấu tạo từ không
phải tiếng nào cũng như nhau:


- + Có tiếng tự nó mang nghĩa được quy chiếu vào một đối tượng, một
khái niệm.
+ Có tiếng thì sự hiện diện của nó trong từ hay không sẽ là cho nghĩa
của từ khác đi.
+ Có từ gồm các tiếng có nghĩa, có từ bao gồm yếu tố có nghĩa và
không.
+ Có từ lại gồm 2 yếu tố không có nghĩa.
 Với tư cách là đơn vị cấu tạo từ, tiếng được định nghĩa: “ Đơn vị ngữ
pháp nhỏ nhất của Tiếng Việt, vừa là hình vị, vừa là âm tiết, có ý
nghĩa và có giá trị về mặt hình thái, còn gọi là tiếng một, chữ…”
- Phương thức cấu tạo: gồm phương thức dùng một tiếng và phương
thức tổ hợp. Trong phương thức tổ hợp thì có phương thức láy và
ghép.
b. Hình vị:
- Theo tác giả Nguyễn Tài Cẩn thì cho rằng : “Hình vị là đơn vị nhỏ
nhất, đơn giản nhất về mặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ pháp”.
- Hình vị được phân làm 2 loại: Hình vị tự do và hình vị hạn chế.

CHƯƠNG 2: NGHĨA CỦA TỪ
• Nghĩa của từ là gì?
- Nghĩa của từ là nội dung mà từ truyền đạt hay nói cách khác nghĩa của
từ là khái niệm về sự vật, hiện tượng khách quan được phản ánh vào

ngôn ngữ, được ngôn ngữ hóa.
Ví dụ: Khi nói về nghĩa của từ “Cây” thì cây là loài thực vật mà phần
thân, lá đã phân biệt rõ, ví dụ như: cây mía, cây tre...
- Nghĩa của từ liên quan đến nhiều yếu tố : sự vật, sự việc được nói đến,
người nói, hoàn cảnh nói, hệ thống ngôn ngữ,…Khi cắt nghĩa, phải đặt
từ đó trong văn cảnh cụ thể.
Ví dụ 1: Nghĩa của từ Mùa xuân trong ngữ cảnh: “Mùa xuân là tết trồng
cây / làm cho đất nước càng ngày càng xuân.


Ví dụ 2:Nghĩa của từ “Cây” trong các ngữ cảnh như trồng cây, chặt cây,
tưới cây, cây đổ, cây cau, cây hoa,... được hiểu cây là loài thực vật, có
thân, rễ, lá, hoặc hoa, quả,...
• Các thành phần nghĩa của câu:
+ Nghĩa biểu vật
- Nghĩa biểu vật là liên hệ giữa từ với sự vật (hoặc hiện tượng, thuộc tính,
hành động…) mà nó chỉ ra. Bản thân sự vật, hành động, thuộc tính…đó
người ta gọi là biểu vật hay cái biểu vật.
Ví dụ 1: Nghĩa biểu vật của từ “mũi” là cơ quan dùng để thở và ngửi, là
một bộ phận nhô lên giữa mặt người và động vật có xương sống.
Ví dụ 2: Khi trẻ nghe người lớn gọi “cái cốc nhỏ để uống nước là li, thì biểu
tượng về cái li được hình thành trong trẻ. Sau đó khi nhắc đến từ li, biểu
tượng đó đã tồn tại trong đầu óc sẽ xuất hiện và trẻ sẽ nhận biết được sự vật
“li” trên cơ sở đối chiếu với biểu tượng xuất hiện trong đầu nó.
- Nghĩa biểu vật của từ không đồng nhất với sự vật, hoạt động, tính
chất… mà chỉ gợi ra sự vật, hoạt động, tính chất.
- Một từ có thể có nhiều nghĩa biểu vật và ngược lại, một nghĩa biểu vật
cũng có thể có nhiều từ
Ví dụ: chết, hi sinh, từ trần, mất…
+ Nghĩa biểu niệm

- Nghĩa biểu niệm của từ là hiểu biết về nghĩa biểu vật của từ. Hay nói
cách khác, sự vật được phản ánh vào trong tư duy con người thành các
khái niệm. Các khái niệm ấy được ngôn ngữ hóa thành các nghĩa biểu
niệm của từ.
Ví dụ: Nghĩa biểu niệm của từ nan là đồ vật, dùng tạo gió mát do tay con
người điều khiển, làm bằng nan.
- Nghĩa biểu niệm của từ là một cấu trúc do các nét nghĩa nhỏ hơn tạo
thành.
Ví dụ 1: Cấu trúc biểu niệm của từ “đi bộ”: hoạt động/ di chuyển/ bằng
chân/ các chân đồng thời rời khỏi mặt đất.
Ví dụ 2: Cấu trúc biểu niệm của từ “quạt nan” : đồ vật/ dùng tạo ra gió
mát/ quay tròn khi có điện/ làm bằng nhiều nguyên liệu khác nhau.
+Nghĩa biểu thái
- Là nét nghĩa biểu thị tình cảm, thái độ, đánh giá của người sử dụng từ…
đi kèm với nghĩa biểu niệm.
- Trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ thường có nhiều từ cùng
biểu thị một sự vật, hiện tượng nhưng khác sắc thái biểu cảm.
Ví dụ: chết, hi sinh, từ trần, mất, qua đời, bỏ mạng, toi mạng, nghẻo…
+ Nghĩa ngữ pháp


- Là loại nghĩa có tính khái quát (động từ, tính từ,…), được xem xét trong
sự kết hợp giữa từ này và từ khác và được xem xét về mặt chức năng
của chúng trong câu (chủ ngữ, vị ngữ..)
Ví dụ: Từ “điện” có thể chuyển từ khuôn từ loại “danh từ chỉ sự vật”
sang khuôn từ loại “động từ chỉ hoạt động”.
+ Nghĩa liên hội
- Đây là thành phần dựa trên khả năng gợi ra những liên tưởng của một
từ khi được nói đến.
Ví dụ 1: Từ “chiều” có thể gợi cảm giác buồn bã, từ “hoa phượng” gợi sự

chia ly, “màu trắng” gợi cảm giác tang tốc hay sự thanh khiết…
- Nghĩa liên hội chưa phải là một thành phần ổn định vì nó còn phụ thuộc
vào hoàn cảnh sử dụng và kinh nghiệm ngôn ngữ, sự nhạy cảm của
người dùng…
• Hiện tượng từ nhiều nghĩa, sự chuyển biến ý nghĩa của từ
- Hiện tượng từ nhiều nghĩa là hiện tượng một từ biểu thị nhiều sự vật,
hoạt động, đặc điểm, tính chất…khác nhau.
Ví dụ 1:Từ “cao” có những nghĩa sau:
+ Nghĩa 1: Khoảng cách từ đầu này đến đầu kia theo chiều thẳng đứng
của vật ở trạng thái đứng thẳng.
+ Nghĩa 2: Có chiều cao hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với
những vật khác.
+ Nghĩa 3: Hơn hẳn mức trung bình về số lượng, chất lượng, trình độ hay
giá cả..
Ví dụ 2: Từ “chân” có nhiều nghĩa như: chân người, con vật/ chân
giường, tủ, ghế / chân tường/ chân đồi/ chân trong đội bóng/ chân trời..
+ Phân loại nghĩa cho từ nhiều nghĩa:
- Theo quan điểm lịch đại, có nghĩa gốc và nghĩa phát sinh:
+ Nghĩa gốc là nghĩa đầu tiên của từ, là khái niệm đầu tiên mà từ biểu thị.
Ví dụ: Đứng là trạng thái đứng của con người, con vật (kẻ đứng người ngồi)
+ Nghĩa phát sinh là nghĩa xuất hiện sau nghĩa gốc, được hình thành trên cơ
sở nghĩa gốc.
Ví dụ: Đứng là từ chỉ phương hướng (cây cột chôn đứng).
Đứng chỉ hoạt động trạng (tự tác động): làm cho mình dừng lại.
- Theo quan điểm đồng đại:
+ Đối tượng của sự phân loại ở đây là tất cả các nghĩa hiện dùng của từ
đa nghĩa.
+ Dựa vào khả năng kết hợp, mức độ phạm vi hoạt động của từ cao hay
thấp, rộng hay hẹp,nhiều hay ít, người ta phân thành 3 loại: nghĩa chính,
nghĩa phụ, nghĩa tu từ.

• Nghĩa chính:


- Là nghĩa cơ bản, làm nền tảng cho sự phát triển nghĩa của từ, nghĩa hoạt
động tự do, có tính chất độc lập, không hoặc ít phụ thuộc vào văn cảnh,
có khả năng kết hợp rộng nhất.
Ví dụ: Chân: chỉ chi dưới của người, của vật “Chân người, chân vật”
(nghĩa chính).
• Nghĩa phụ:
- Là nghĩa dựa vào nghĩa chính mà chúng ta có thể giải thích các nghĩa
chuyển một cách nhất quán.
Ví dụ: Từ “ Chân” có các nghĩa phụ sau:
+ Bộ phận dưới cùng của sự vật: chân bàn, chân giường, chân tủ…
+ Vị trí dưới cùng của sự vật: chân trời, chân đồi, chân mây…
• Nghĩa tu từ:
- Là nghĩa tồn tại nhất thời trong một câu nói cụ thể nào đó, mang tính
sáng tạo, tính cá nhân, được hình thành trên cơ sở nghĩa chính, nghĩa
phụ.
Ví dụ: Ví dụ:
Mùa xuân là tết trồng cây,
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
 “Xuân” trong “càng ngày càng xuân” chỉ sự tươi trẻ, sức sống tuổi trẻ.

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
I.TRƯỜNG TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA ( TRƯỜNG NGHĨA)
+ Khái niệm
- Trường nghĩa là một tập hợp các từ căn cứ vào một nét đồng nhất nào
đó về ngữ nghĩa.Mỗi trường nghĩa là một hệ thống nằm trong hệ thống
lớn là từ vựng của một ngôn ngữ.
+ Các loại trường nghĩa

- Trường nghĩa biểu vật là tập hợp những từ cùng biểu thị một phạm vi
sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan. Cơ sở để xác lập trường
nghĩa biểu vật là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật của các từ.
Ví dụ: Trường nghĩa biểu vật về biển:
+Địa thế vùng biển: bờ biển, đáy biển, eo biển, bãi biển, cửa biển, vịnh,
bán đảo, quần đảo, cù lao…
+Sinh vật sống ở biển: hải âu, hải yến, dã tràng, đồi mồi, bào ngư..
-Trường biểu niệm là các từ có chung một cấu trúc biểu niệm. Cơ sở để
xác lập trường biểu niệm là sự đồng nhất về ý nghĩa biểu niệm của từ.
Ví dụ : Dựa vào cấu trúc biểu niệm trên có thể chia thành các trường nhỏ
sau:


+ (Dụng cụ lao động) (cầm tay) (dùng để chia cắt) : dao, kéo, liềm, hái,
cưa…
+ (Dụng cụ lao động) (cầm tay) (dùng để đánh bắt) : Lưới chài, vó, đó,
đăng, nơm..
- Trường nghĩa tuyến tính là trường được hình thành nhờ sự tập hợp tất
cả các từ cùng xuất hiện với từ trung tâm theo quan hệ ngữ đoạn.
Ví dụ: Trường nghĩa tuyến tính của danh từ “bàn” chính là đá, gỗ, sắt,
vuông, tròn, bầu dục, ngắn, dài, học..
- Trường nghĩa liên tưởng mang tính dân tộc. Những từ ngữ gợi ra quanh
một từ nào đó có thể trùng nhau nhưng cũng có thể khác nhau ở từng
dân tộc, ngôn ngữ, thói quen, nếp nghĩ khác nhau:
Ví dụ: Từ “mặt trời” gợi liên tưởng đến chói chang, lóa mắt, rực rỡ, tròn,
nóng, sáng, đỏ, mọc, lặn, bình minh, hoàng hôn…
II. HIỆN TƯỢNG TỪ ĐỒNG NGHĨA, TRÁI NGHĨA, ĐỒNG ÂM VÀ
GẦN ÂM
• Đồng nghĩa:
Định nghĩa:

- Là những từ khác nhau về âm thanh, nhưng có chung ít nhất một nét
nghĩa.
Ví dụ: lợn và heo, mũ và nón, mẹ và u, bầm..
- Trong từ vựng của một ngôn ngữ, thường có nhiều từ ngữ đồng nghĩa
với nhau, lập thành những nhóm, dãy từ ngữ đồng nghĩa.Nhóm từ đồng
nghĩa là những từ có một số nét nghĩa chung nào đấy. Số nét nghĩa
chung càng nhiều, mức độ đồng nghĩa càng cao. Những từ nhiều nghĩa
thì nét nghĩa của nó có khả năng đồng nghĩa với từ khác.
Ví dụ: Các từ có một nét nghĩa chung (nét nghĩa về tính cách, nhân phẩm
của con người):
Siêng năng, chăm chỉ, cần cù…
Hiền lành, hiền hậu, hiền từ, nhân hậu, nhân từ…
- Muốn xác định nhóm đồng nghĩa: Trước hết, tìm một nét nghĩa chung nào
đó rồi theo đó tập hợp các từ vào nhóm. Dựa vào các nét nghĩa kém khái
quát hơn tiếp tục chia nhỏ nhóm đó ra.
Ví dụ: Theo nét nghĩa vật bị dời được chủ thể mang theo có các từ: mang,
cắp,đội, khiêng , cáng, vác, quẩy… Tiếp tục chia nhóm nhỏ hơn:
Không dùng dụng cụ: mang, cắp, khiêng, cáng, vác, đội…
Có dùng dụng cụ: chở, khiêng, đèo..
- Phân loại từ đồng nghĩa:


+ Hiện tượng đồng nghĩa có tính chất mức độ. Các từ đồng nghĩa trong
nhóm nhỏ đồng nghĩa với nhau nhiều hơn.
+ Có thể phân hiện tượng đồng nghĩa thành những loại sau:
• Từ đồng nghĩa tuyệt đối: Đó là những từ có nét nghĩa hầu hết giống
nhau, có thể thay thế nhau trong lời nói, chỉ khác ở phạm vi sử dụng
Ví dụ: Lợn và heo, mũ và nón, mẹ và u, bầm, mạ, me…
- Đồng nghĩa tuyệt đối trong các trường hợp sau:
+ Từ cũ và mới cùng tồn tại: Máy bay – phi cơ, Súng máy- liên thanh.

+ Từ địa phương và từ phổ thông cùng tồn tại: bố - tía, lợn – heo..
+ Từ của tiếng mẹ đẻ và từ vay mượn cùng tồn tại: Bệnh nhân- người
bệnh, sử dụng – dùng.
- Loại từ này kết hợp không có nhiều trong ngôn ngữ. Nếu k có sự phân
công giữa chúng thì một số sẽ bị đẩy lùi, bị tiêu diệt.
Ví dụ: Máy bay hiện nay thay thế cho tàu bay, phi cơ..
• Từ đồng nghĩa tương đối: là những từ đồng nghĩa khác nhau ở một
hoặc một vài nét nghĩa nào đó về sắc thái biểu cảm, sắc thái ý nghĩa,
phạm vi sử dụng.
- Những từ đồng nghĩa tương đối có thể chia thành 2 loại nhỏ:
* Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm:
Ví dụ: Hi sinh / chết/ mất( khác về sắc thái biểu cảm)
Xơi / mời/ dùng / ăn / chén…( khác nhau về sắc thái biểu cảm)
* Đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái ý nghĩa, về phạm vi sử dụng:
Ví dụ : Chia tay và chia ly (khác nhau về sắc thái ý nghĩa)
Mang / vác/ khiêng ( biểu thị cách thức hành động khác nhau).
Cây/ cây cối; chợ / búa ( khác về mức độ khái quát)
• Giá trị sử dụng của từ đồng nghĩa :
- Các đơn vị đồng nghĩa có tác dụng lớn trong việc diễn đạt; tránh lặp từ
gây nhàm chán, biểu đạt được tư tưởng, tình cảm người nói, tạo sự tăng
tiến trong ý nghĩa biểu đạt. Giải thích cho những từ ngữ khó.
Ví dụ: Vòm trời rộng bao la, bát ngát..
- Sự tồn tại của từ đồng nghĩa còn là biểu hiện của sự phát triển, sự phong
phú của một ngôn ngữ nào đó.
- Từ đồng nghĩa có giá trị tu từ học rất lớn. Vì vậy, trong ngôn ngữ thơ
ca, người ta sử dụng khá nhiều các từ, các cách nói đồng nghĩa.
- Khi sử dụng từ đồng nghĩa cần có sự lựa chọn cho phù hợp với ngữ
cảnh nói, viết.
TỪ TRÁI NGHĨA:
* KHÁI NIỆM:

- Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ngữ nghĩa
trong mối quan hệ tương liên logic.


Ví dụ: các từ chỉ đặc điểm về mức độ của các thuộc tính, phẩm chất của
sự vật, hiện tượng như: mạnh – yếu, tốt – xấu , thấp – cao…
- Để xác định được các từ trái nghĩa, cần phải đặt chúng trên một nét
nghĩa tương đồng nhất nào đó.
Ví dụ: Bé và to trái nghĩa với nhau vì chúng đều có sự đồng nhất xét về
kích thước của khối lượng.
* ĐẶC ĐIỂM
- Trái nghĩa là hiện tượng phân hóa hai cực của cùng một nét nghĩa lớn.
Ví dụ: Dài và ngắn dựa trên cơ sở độ dài.
- Hiện tượng trái nghĩa mang tính đồng loạt, chứ không phải chỉ xảy ra
đối với hai từ.
- Hiện tượng trái nghĩa chỉ xảy ra với từng nghĩa một chứ không phải đối
với toàn bộ ý nghĩa của một đơn vị.
Ví dụ: Yếu (sức khỏe) trái nghĩa với khỏe ( sức khỏe).
Yếu (học lực) trái nghĩa với giỏi(học lực).
- Một từ có thể có nhiều từ trái nghĩa.
Ví dụ: Lành trái nghĩa với độc (vị thuốc độc) và lành cũng trái nghĩa với
dữ ( điềm dữ).
Phân loại:
+Căn cứ vào đặc trưng ngữ nghĩa của các cặp trái nghĩa, người ta chia
các từ trái nghĩa thành 2 loại nhỏ sau:
- Trái nghĩa loại trừ lẫn nhau:
+ Những từ này biểu thị sự vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất không
thể cùng tồn tại.
Ví dụ: Sống – chết; vắng mặt – có mặt ; tự do – nô lệ…
- Trái nghĩa biểu thị sự vật , hiện tượng, hoạt động, tính chất đối lập

nhau những có điểm trung gian.
- Ví dụ: Già – trung niên – trẻ; chín – ương ương – xanh.
- Trái nghĩa lâm thời ( hay còn gọi trái nghĩa ngữ cảnh) : thường được sử
dụng rất nhiều trong cấu tạo thành ngữ, tục ngữ, ca dao.
Ví dụ: Voi – chuột, đầu – đuôi..( đầu voi đuôi chuột, đầu xuôi đuôi lọt,
rồng đến nhà tôm, sống cục đất mất cục vàng).
* Tác dụng của từ trái nghĩa:
- Giúp hiểu sâu thêm ý nghĩa của từ, dùng để giải nghĩa từ
Ví dụ: Muốn tìm hiểu nghĩa của từ Lạc quan, giáo viên có thể hướng dẫn HS
đối lập nó với từ “bi quan”.
- Là cơ sở để tạo ra ghép đối (Khôn ba năm dại một giờ);
- Có giá trị biểu cảm, tạo ra phép đối, được sử dụng khá nhiều trong
trong các thể thơ,văn truyền thống (chồng ta áo rách ta thương / chồng
người áo gấm xông hương mặc người)


* Đồng âm
- Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về hình thức ngữ âm
nhưng khác nhau về ý nghĩa.
Ví dụ: La ( nốt nhạc, con la, la hét), là ( ủi quần áo, từ nối, khăn là, chim
là xuống đất), bàn tính (bàn bạc, tính toán, dụng cụ để tính…)
* Phân loại đồng âm với từ nhiều nghĩa:
+ Nghĩa của từ nhiều nghĩa có sự liên quan mật thiết gần gũi nhau. Từ
một nét nghĩa biểu niệm để hình thành một nghĩa biểu vật mới nên có
mối liên hệ.
+ Từ đồng âm, các nét nghĩa không có mối liên hệ nên khác nhau hoàn
toàn.
* Phân loại:
- Có nhiều cách phân loại:
+ Cùng từ loại ( đường đi/ đường ăn)

+ Khác từ loại ( cái bàn/ bàn công việc)
+ Đồng âm ngẫu nhiên ( cái bay/ cò bay).
+ Đồng âm có căn cứ, có cơ sở ( muối cá/ muối ăn)
* Sử dụng đồng âm:
- Đồng âm là hiện tượng tất yếu của các ngôn ngữ vì số lượng đơn vị ngữ
âm là có hạn trong khi số lượng các sự vật biểu thị thì nhiều vô cùng.
- Hiện tượng đồng âm không gây trở ngại cho việc hiểu các ngôn bản.
- Hiện tượng đồng âm còn được sử dụng hiệu quả trong việc tạo câu đố,
chơi chữ (Ví dụ: bài “khóc Tổng Cóc” – Hồ Xuân Hương).
* CỤM TỪ CỐ ĐỊNH
* KHÁI NIỆM
- Cụm từ cố định là các cụm từ đã cố định hóa, có tính chặt chẽ, cố định
về mặt kết cấu ngữ pháp ,cố định về nghĩa và cũng có tính xã hội như từ.
Vì vậy, chúng là những đơn vị cấu tạo câu như từ.
Ví dụ: mặt trái xoan, dai như đỉa, mẹ tròn con vuông, chuột chạy cùng
sào…
- Ngữ cố đinh là một sản phẩm lịch sử xã hội được lưu truyền qua thời
gian. Thông thường chúng ta k thế thay đổi trật tự từ cũng như các yếu tố
trong kết cấu này.
- Do ngữ cố định là đơn vị lớn hơn từ nên việc sử dụng chúng để tạo câu
phải tuân theo những điều kiện nhất định, không gọn như sử dụng từ.
- Ngữ cố định là những đơn vị tương đương với từ và cùng với từ làm
thành từ vựng của một ngôn ngữ nói chung và của Tiếng Việt nói riêng.
* ĐẶC ĐIỂM CỦA CỤM TỪ CỐ ĐỊNH
• PHÂN LOẠI CỤM TỪ CỐ ĐỊNH


-

-


- Căn cứ vào đặc điểm về cấu tạo, về ngữ nghĩa và về sự vận dụng. Từ
đó, cụm từ cố định được chia thành: quán ngữ và thành ngữ.
• Thành ngữ:
Khái niệm thành ngữ: là cụm từ hay ngữ cố định có kết cấu chặt chẽ,
bền vững và có tính ổn định, hoàn chỉnh ,nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo
thành một chỉnh thể định dạng có ý nghĩa chung khác với tổng số ý
nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đến hoạt
động như một từ riêng biệt ở trong câu.
Ví dụ: Nghèo rớt mồng tơi, Ếch ngồi đáy giếng, Chó ngáp phải ruồi.
 Như vậy, đặc trưng của thành ngữ đáng chú ý nhất là tính hình tượng,
biểu trưng, gợi cảm.
*Phân loại:
- Dựa vào cơ chế cấu tạo, người ta chia thành ngữ thành 2 loại:
* Thành ngữ so sánh: bao gồm những thành ngữ có cấu trúc so sánh.
Ví dụ: lạnh như tiền, dai như đỉa đói, rách như tổ đỉa…Ở đây, có thành
ngữ có đầy đủ các thành phần của một cấu trúc so sánh.
Cũng có thành ngữ trong đó cái so sánh có thể không xuất hiện.
Ví dụ: nói (chắc) như đinh đóng cột, cậu ta (vui) như mở cờ trong bụng...
• Thành ngữ miêu tả ẩn dụ: là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở
miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ nhưng biểu hiện ý
nghĩa một cách ẩn dụ.
Ví dụ: nuôi ong tay áo, đục nước béo cò, chuột sa chĩnh gạo, theo voi ăn
bã mía, theo đóm ăn tàn…
• Quán ngữ :
Quán ngữ là cách nói, cách diễn đạt khác cách nói bình thường để
chuyển ý hay dẫn ý.
Ví dụ: chắc chắn là, mặt khác thì, nghĩa là, tức là…
Chức năng của chúng là để đưa đẩy, rào đón, để nhấn mạnh hoặc để
liên kết trong diễn từ.

• Phân loại:
Có thể được chia làm hai loại dựa vào phạm vi sử dụng của chúng:
+ Loại thứ nhất là những quán ngữ dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh
hoạt, khẩu ngữ hoặc trong hội thoại ở văn bản văn chương
Ví dụ: của đáng tội, nói khí không phải, khổ một nỗi là…
+ Loại thứ hai là những quán ngữ dùng trong các văn bản thuộc phong
cách khoa học chính luận.
Ví dụ: nói tóm lại, như vậy là, như trên đã nói…


+ Kết cấu của nó nhất quán.
* GIÁ TRỊ CỦA CỤM TỪ CỐ ĐỊNH:
- Giá trị ý ngữ nghĩa, giá trị biểu thị thực tế khách quan của chúng. Cụ thể
các cụm từ cố định được biểu thị các dạng thức, các trạng thái, các khía cạnh
khác nhau của cùng một sự vật, hiện tượng…
Ví dụ:
• Biểu thị sự vật “ mắt” với những dạng biểu hiện phong phú, sinh động
của nó, có các cụm từ cố định sau:
+ Mắt bồ câu, mắt lươn, mắt ốc nhồi…
• Biểu thị hoạt động “chạy” : Chạy như đèn cù, chạy như vịt…
(Lược ý trong giáo trình).

BÀI TẬP DỰ KIẾN PHẦN VĂN BẢN
Câu 1: Viết 1 đoạn văn về chủ để “ BÌNH MINH BUỔI SÁNG ĐẦU
XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG” theo CẤU TRÚC DIỄN DỊCH , chỉ ra việc
sử dụng CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ: ẨN DỤ, HOÁN DỤ, NHÂN HÓA,
ĐIỆP TỪ…
Quê hương tôi giờ đây lúc nào cũng đẹp. Nhưng đẹp hơn cả vẫn là buổi bình
minh vào sáng đầu xuân ở làng quê tôi.
Chao ôi, cảnh bình minh buổi sáng thật tuyệt! Nó như bừng tỉnh sau một

giấc ngủ dài. Ông mặt trời lúc này vẫn còn say ngủ trong chiếc chăn mỏng
của màn mây ấy thế mà mấy chú chim đã dậy từ bao giờ, hót líu lo trên cành
tạo một bản nhạc du dương trầm bổng đón chào ngày mới. Tôi tung tăng
chạy nhảy như một con sáo nhỏ ra đầu làng để tận hưởng bầu không khí
trong lành, mát mẻ của làng quê. Một lúc sau, phía đằng đông, ông mặt trời
thức dậy, chui ra khỏi chiếc chăn mỏng, ông vươn vai, ban phát những tia
nắng vàng dịu xuống vạn vật, Lúa đã chen nhau đứng cả dậy, những giọt
sương đọng trên hàng cây long lanh trong nắng sớm làm cho cảnh vật thêm
đẹp. Một mùa xuân đầy sức sống đang về trên quê hương tôi. Tôi mong ước


quê mình mãi đẹp dưới sắc xuân. Dù đi xa tôi vẫn nhớ cây đa bến nước, nhớ
quê hương, nhớ nơi chôn nhau cắt rốn này.

ẨN DỤ: sắc xuân; cây đa bến nước.
NHÂN HÓA: Ông mặt trời thức dậy, chui ra khỏi chiếc chăn mỏng, vươn
vai, ban phát những tia nắng vàng dịu xuống vạn vật ; Lúa đã chen nhau
đứng cả dậy.
HOÁN DỤ:
ĐIỆP TỪ: Ông mặt trời; Quê hương tôi.
Câu 2: Em hãy viết 1 đoạn văn có câu rút gọn, câu đặc biệt và trạng ngữ
Chỉ rõ đâu là câu rút gọn, câu đặc biệt , câu đơn bình thường và Trạng
ngữ?
Đã qua những ngày Tết cổ truyền, con lại bước chân lên tàu, và đi, đi đến
một miền đất xa xôi mà con đã chọn để học tập. Con đi xa mẹ, xa gia đình,
xa bạn bè và xa quê hương. Ôi! Hai tiếng quê hương! Nhớ quê! Con chỉ biết
khóc, con thấy đâu đây vị ngọt ngào của nước mắt, chính quê hương đã ban
cho con những giọt nước mắt ngọt ngào đó. Ngày mai, con sẽ xa nơi này,
đến phương trời kia, không phải là phương trời quen thuộc như mỗi lần con
nằm dưới bãi cỏ và ngắm nhìn. Đi! Đi thật xa! Gặp những con người mới

của xứ lạ.Con sẽ nhớ... . Dưới bầu trời xa lạ ấy, quê hương con nằm ở đây,
trong tim này của con.
Câu đặc biệt: Ôi! Hai tiếng quê hương ; Đi! Đi thật xa!
Câu rút gọn: Nhớ quê; Gặp những con người mới của xứ lạ.
Câu đơn bình thường: Con sẽ nhớ.
Trạng ngữ: Ngày mai, dưới bầu trời xa lạ ấy.
Câu 3: câu hỏi giống câu 2.
Ôi!quê hương,hai tiếng gọi sao mà tha thiết.Ôi! bao cảnh đẹp nơi nông thôn
dân dã .Ai đã từng sinh ra và lớn lên trong cảnh đồng lúa mênh mông,cánh
cò bát ngát,dưới những cánh diều đầy màu sắc của đồng quê...thì có lẽ sẽ
không bao giờ quên được những phút giây đó,những kỉ niệm đẹp đẽ đó.Nhìn
thấy những cánh đồng chạy xa tít tắp tới tận chân trời đó với màu vàng ươm
của lúa chín sắp đến ngày gặt hái. Dưới ruộng lúa,nhìn thấy những đàn cò
trắng phau đang mò con ốc con cua.Trên bờ đê,nhìn thấy những đàn trâu
thung thăng gặm cỏ .Nhìn thấy những bãi cỏ xanh mơn mởn đang trải dài


đôi tay đón những đàn trẻ mục đồng.Nhìn thấy những cánh diều chắp cánh
ước mơ tuổi thơ.Tất cả những đó đã góp phần làm nên vẻ đẹp dịu dàng,giản
dị mà đầy thân thuộc của làng quê. Đẹp đẽ và đầy màu sắc.
Câu đặc biệt: Ôi!
Câu rút gọn: Đẹp đẽ và đầy màu sắc
Câu đơn bình thường:
Trạng ngữ: Dưới ruộng lúa ; Trên bờ đê.



×