Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Báo cáo thực tập Văn hóa và Xã hộị: hội Lim huyện Tiên Du tỉnh Bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 24 trang )

MỤC LỤC
HỘI LIM HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................................2
Lý do chọn đề tài :...........................................................................................................................2
Mục đích giới thiệu đề tài :.............................................................................................................3
CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CON NGƯỜI HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH :....4
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên :..................................................................................................4
Cư dân và đặc trưng văn hóa :........................................................................................................4
Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tiên du tỉnh Bắc Ninh :.................................................................6
CHƯƠNG II : HỘI LIM TỈNH BẮC NINH :..................................................................................................7
Nguồn gốc , khái quát về hội Lim :..................................................................................................7
Hội Lim :..........................................................................................................................................9
Phần hội :......................................................................................................................................10
Vai trò và ý nghĩa của hội Lim :......................................................................................................19
Những thuận lợi và khó khăn của hội Lim :...................................................................................21
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................24

1


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài :
Bắc Ninh hình thành lâu đời gắn liền với nền Văn minh sông Hồng. Luy
Lâu từng là trung tâm kinh tế - chính trị, tôn giáo cổ xưa nhất của Việt Nam.
Từ mấy nghìn năm trước người Việt cổ đã cư trú và lập làng ở ven sông
Cầu, sông Dâu, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê, sông Tiêu Vương sống chủ
yếu bằng canh tác nông nghiệp kết hợp làm nghệ thủ công.
Những giá trị tinh thần, tư tưởng được phản ánh qua các huyền thoại ông
Đùng, bà Đùng, ông khổng lồ cắn nát núi, hút sạch rừng, băng ngang lũ; về Kinh
Dương Vương, Lạc Long Quân, Âu Cơ, Thánh Gióng, An Dương Vương, Mỵ
Châu - Trọng Thuỷ và thành cổ Loa. Cùng với huyền thoại truyền thuyết là đậm


đặc các di tích tiêu biểu như lăng mộ Kinh Dương Vương, các đền thờ Lạc Long
Quân, Âu Cơ, đền thờ Phù Đổng Thiên Vương ở Thuận Thành, Từ Sơn, Tiên
Du.
Bắc Ninh là cửa ngõ của cố đô Thăng Long, là vùng đất trung chuyển
giữa kinh đô xưa với miền địa đầu giáp giới Trung Quốc. Do có đường quốc lộ
lên ải Bắc chạy qua, nên vị trí quân sự của Bắc Ninh cực kỳ hệ trọng.
Bắc Ninh hiện có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa với nhiều đình, chùa,
lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ. Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc
Ninh tiềm năng phát triển du lịch văn hóa.
Bắc Ninh có 3 khu du lịch là: Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ (thành
phố Bắc Ninh); khu du lịch văn hoá Đền Đầm (thị xã Từ Sơn); khu du lịch văn
hoá Phật Tích (huyện Tiên Du). Bên cạnh đó, theo dự kiến sẽ có 3 khu du lịch
khác là: Khu du lịch lâm viên Thiên Thai (huyện Gia Bình); khu du lịch văn hoá
lịch sử Như Nguyệt (huyện Yên Phong); khu du lịch tâm linh Hàm Long - Núi
Dạm (thành phố Bắc Ninh) và lựa chọn 22 điểm di tích quy hoạch phát triển
thành điểm du lịch làm động lực cho các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn và
hấp dẫn trên địa bàn. Trong đó có một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu để
hình thành các điểm, các tuyến du lịch hấp dẫn như Văn Miếu Bắc Ninh, chùa
2


Phật Tích, lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, đền thờ
Lê Văn Thịnh. Ngoài ra, còn có du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng
(huyện Quế Võ), làng tương Đình Tổ, khu vực chùa Bút Tháp (huyện Thuận
Thành), làng Quan họ Viêm Xá .
Tiên Du là huyện nằm ở bờ Bắc sông Đuống của tỉnh Bắc Ninh. Bắc giáp
huyện Yên Phong và thành phố Bắc Ninh. Nam giáp sông Đuống, ngăn cách với
huyện Thuận Thành. Tây giáp huyện Từ Sơn. Đông giáp huyện Quế Võ. Trong
những năm gần đây, ngành du lịch của huyện có những bước đi mới nhờ tận
dụng thế mạnh của vùng đất văn hiến lâu đời. Những di tích danh thắng như:

chùa Phật Tích, đình Đại Trung, đình Tiên xã và những lễ hội truyền thống như
hội Lim, hội đền Phụ Quốc.....là những thế mạnh thu hút du khách đến Tiên Du
mỗi năm.
Vì những lý do trên nên em đã chọn hội Lim huyện Tiên Du tỉnh Bắc ninh
là đề tài giới thiệu.
Mục đích giới thiệu đề tài :
Mục đích chính là điều tra miêu tả đầy đủ lễ hội Lồng Tồng của dân tộc
Tày tỉnh Cao Bằng. Trên cơ sở đó đề cập đến vấn đề góp phần bảo lưu nững giá
trị truyền thống của kễ hội , đề xuất một số ý kiến bảo tồn và phát huy những
mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong lễ hội Lồng Tồng. Qua việc
giới thiệu về lễ hội Lồng Tồng sẽ hiểu rõ hơn về săc thái văn hóa của dân tộc
Tày nhằm giữ gìn và phát huy bản săc văn hóa dân tộc , góp phần xây dựng và
quản lý lễ hội
Đối tượng , phạm vi , bố cục giới thiệu đề tài :
Nội dung lễ hội Lim huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh cũng như các yếu tố
tín ngưỡng dân gian của các hoạt động đó.
Sẽ giới thiệu về không gian , thời gian , địa diểm tổ chức lễ hội
Ngoài phần mở đầu và kết luận còn có danh mục tham khảo và mục lục.
Nội dung đề tài được chia làm 2 chương : chương 1 : khái quát về điều
kiện tự nhiên hội và dân cư huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh , chương 2 : hội Lin
huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh.
3


CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CON NGƯỜI
HUYỆN TIÊN DU TỈNH BẮC NINH :
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên :
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Namthuộc đồng bằng
sông Hồngvà nằm trên Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Bắc Ninh tiếp giáp với
vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang.

Bắc Ninh là tỉnh nổi tiếng với dân ca quan họ. Bắc Ninh là trung tâm xứ
Kinh Bắc cổ xưa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng
chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu,
hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho. Con người Bắc Ninh với truyền
thống văn hoá, hiếu khách, cần cù và sáng tạo, với những bàn tay khéo léo mang
đậm nét dân gian của vùng trăm nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc,
khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian...
Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc
xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về
sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ
3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có một số dải núi độ
cao phổ biến 300–400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng
diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du. những làn điệu dân ca quan
họ.
Bắc Ninh nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt
(xuân, hạ, thu, đông). Có sự chênh lệch rõ ràng về nhiệt độ giữa mùa hè nóng
ẩm và mùa đông khô lạnh. Sự chênh lệch đạt 15-16 °C.
Tài nguyên rừng không lớn, chủ yếu là rừng trồng. Tổng diện tích đất
rừng là 661,26 ha phân bố tập trung ở Quế Võ (317,9 ha) và Tiên Du (254,95
ha). Tổng trữ lượng gỗ ước tính 3.279 m³, trong đó rừng phòng hộ 363 m³, rừng
đặc dụng 2916 m³.
Cư dân và đặc trưng văn hóa :
4


Năm 2009, dân số Bắc Ninh là 1.024.472 người, chỉ chiếm 1,21% dân số
cả nước và đứng thứ 39/63 tỉnh, thành phố.
Năm 2011, dân số Bắc Ninh là 1.060.300 người, mật độ dân số 1289
người/km², vẫn là tỉnh có mật độ dân số cao thứ 3 cả nước.
Trên địa bàn tỉnh hiện có 27 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam

sinh sống, trong đó Kinh chiếm tuyệt đại đa số. Dưới đây là 3 dân tộc đông dân
nhất là: Kinh : 1.021.06 người , Nùng : 1.484 người , Tày : 789 người.
Bắc Ninh hiện có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa với nhiều đình, chùa,
lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ.
Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng phát triển du lịch
văn hóa. Bắc Ninh có 3 khu du lịch là: Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ
(thành phố Bắc Ninh)
Khu du lịch văn hoá Đền Đầm (thị xã Từ Sơn)

Khu di tích văn hóa Đền Đầm
Khu du lịch văn hoá Phật Tích (huyện Tiên Du).

5


Khu di tích văn hóa Phật Tích
Bên cạnh đó, theo dự kiến sẽ có 3 khu du lịch khác là: Khu du lịch lâm
viên Thiên Thai (huyện Gia Bình); khu du lịch văn hoá lịch sử Như Nguyệt
(huyện Yên Phong); khu du lịch tâm linh Hàm Long - Núi Dạm (thành phố Bắc
Ninh) và lựa chọn 22 điểm di tích quy hoạch phát triển thành điểm du lịch làm
động lực cho các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn và hấp dẫn trên địa bàn.
Trong đó có một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu để hình thành các điểm,
các tuyến du lịch hấp dẫn như Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Phật Tích, lăng Kinh
Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, đền thờ Lê Văn Thịnh. Ngoài
ra, còn có du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), làng tương
Đình Tổ, khu vực chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành), làng Quan họ Viêm Xá
(Thành phố Bắc Ninh).
Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Tiên du tỉnh Bắc Ninh :
Tiên Du là một huyện đồng bằng, đất đai màu mỡ, hệ thống thủy lợi
tương đối hoàn chỉnh thuận lợi cho việc phát triển thâm canh lúa chất lượng cao.

Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử
văn hóa: như chùa Hồng Vân, chùa Bách Môn, chùa Phật Tích… Tiên Du còn là
huyện có các làng nghề truyền thống như: Nghề xây dựng ở Nội Duệ, nghề dệt
lụa ở thị trấn Lim, nghề làm giấy ở Phú Lâm…
Với vị trí địa lý như vậy Tiên Du có đủ điều kiện để phát huy tiềm năng
đất đai cũng như các nguồn lực khác, tạo điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội,
hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp, thương mại - dịch vụ.
Nhìn chung địa hình của huyện thuận lợi cho phát triển mạng lưới giao
thông, thủy lợi, xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng mạng lưới khu dân cư, các khu
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng
chuyên canh lúa chất lượng cao, phát triển rau màu và cây công nghiệp ngắn
ngày.
Tiên Du có điều kiện khí hậu thuận lợi thích hợp với nhiều loại cây trồng,
cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phong phú. Mùa đông có thể trồng
6


nhiều cây hoa màu ngắn ngày có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên cũng cần phải
chú ý đến các hiện tượng bất lợi như nắng, nóng, lạnh, khô hạn và lượng mưa
phân bố không đều giữa các mùa… để có kế hoạch chỉ đạo sản xuất cho hợp lý.
Yếu tố hạn chế nhất đối với sử dụng đất là do mưa lớn tập trung theo mùa
thường làm ngập úng các khu vực thấp trũng gây khó khăn cho việc thâm canh
tăng vụ và mở rộng diện tích.
Huyện Tiên Du là địa bàn cư trú lâu đời của cộng đồng người Việt, là
huyện có bản sắc văn hóa đa dạng, với nhiều lễ hội văn hóa khác nhau, đặc biệt
vào ngày 13/01 âm lịch hàng năm lễ Hội Lim được tổ chức trên đồi Lim thuộc
thị trấn Lim thu hút rất nhiều du khách thập phương về tham quan. Với tài
nguyên nhân văn như trên trong quy hoạch sử dụng đất đai cần chú ý quan tâm
đến tập quán, quan hệ làng xóm để bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình

công cộng sao cho phù hợp, đồng thời cũng phải dành đất cho việc nâng cấp, mở
rộng các công trình văn hóa trên địa bàn huyện nhằm khai thác triệt để tiềm
năng này góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Hiện nay
trên địa bàn huyện có 47 di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng; 6 nhà văn hóa
cấp xã, thị trấn; 65/79 thôn làng có nhà văn hóa; 62 cơ quan được công nhận đạt
danh hiệu công sở văn hóa. Ngoài ra trong huyện còn có một số làng nghề
truyền thống lâu đời đến nay vẫn giữ vững và từng bước được mở rộng như: xây
dựng ở Nội Duệ, sản xuất giấy ở Phú Lâm, chế biến lâm sản ở thị trấn Lim.

CHƯƠNG II : HỘI LIM TỈNH BẮC NINH :
Nguồn gốc , khái quát về hội Lim :
7


Kinh Bắc xưa nổi tiếng là vùng đất của những câu truyện cổ, những sự
tích văn hoá. Vì truyền thống này mà nơi đây sở hữu nhiều lễ hội dân gian. Lễ
hội được nhiều người quan tâm nhất là Hội Lim tại thị trấn Lim, Tiên Du, Bắc
Ninh.
Hội Lim là một sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của nền văn hoá
truyền thống lâu đời ở xứ Bắc và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá
chung của dân tộc Việt, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ.
Vào đầu xuân, trời đất giao hòa, vạn vật sinh sôi, lòng người phơi phới, ấy
là khi vùng đất Nội Duệ tưng bừng trong không khí Hội Lim. Hội Lim là hội của
những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương. Đây là lễ hội
lớn của vùng, thể hiện một cách sâu nhất văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm
linh của người dân xứ Kinh Bắc.
Hội Lim xưa
Có giả thuyết cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên
quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng
sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào

truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương và tính chất, đặc điểm của hội Lim là lễ
hội sinh hoạt văn hóa và cahát Quan họ.

Hội Lim xưa
Hội Lim vốn có lịch sử rất lâu đời, và phát triển tới quy mô hội hàng tổng
(tổng Nội Duệ). Trên cơ sở lễ hội truyền thống của các làng trong tổng Nội Duệ
8


(bao gồm 6 xã phường: Nội Duệ (Đình Cả và Lộ Bao), Nội Duệ Khánh, Nội
Duệ Nam, Lũng Giang, Xuân Ổ và phường hát cửa đình Tiên Du, sau là Duệ
Đông) được tổ chức vào mùa thu tháng Tám với nhiều nghi lễ rước, tế lễ và các
hoạt động nghệ thuật dân gian hết sức phong phú: hát trống quân, hát chèo, ca
trù, hát tuồng và hát quan họ…, viên quận công Đỗ Nguyên Thụy – người thôn
Đình Cả, Nội Duệ, xứ Kinh Bắc đã tự hiến nhiều ruộng vườn và tiền của cho
tổng Nội Duệ trùng tu đình chùa, mở mang hội hè, gìn giữ thuần phong mỹ tục.
Ông đã quy định lễ nhập tịch cầu phúc vào dịp tháng Giêng hàng năm, theo
truyền thống “xuân thu nhị kỳ”. Theo quy định này, hai thôn Đình Cả, Lộ Bao
và xã Xuân Ổ đến đền Cổ Lũng làm lễ nghênh thần về đình Đình Cả, mỗi thôn,
xã đem theo một mâm xôi gà, trầu cau, hương nến để cúng tế, rồi ca hát cho đến
hôm làm lễ tống thần. Năm nào không mở hội thì vẫn duy trì việc tế lễ ở đền Cổ
Lũng, còn việc ca hát dành vào dịp đại lễ Trung thu. Như vậy, quận công Đỗ
Nguyên Thụy là người có công phát triển từ lễ hội đình tế thần cầu phúc của các
làng xã vùng Lim lên lễ hội hàng tổng Nội Duệ vào dịp mùa thu, tháng Tám, với
những quy định chung, đồng thời ông cũng chính là người xây dựng bước đầu
những lệ tục của lễ hội vào mùa xuân, tháng Giêng.
Hội Lim :
Hội Lim mở các ngày 11 - 13 tháng giêng âm lịch hàng năm. Hội làng
Long Khám mở ngày 16 tháng giêng hàng năm. Hội làng Ngang Nội, xã Hiên
Vân: ngày 25 tháng giêng âm lịch hàng năm. Hội làng Dương Húc, xã Đại

Đồng:mùng 06 tháng hai âm lịch hàng năm. Hội làng Tam Tảo, xã Phú Lâm:
mùng 10 tháng hai âm lịch hàng năm. Hội đền Phụ Quốc, xóm Miễu - thôn Tam
Tảo - xã Phú Lâm: mùng 01 tháng tư âm lịch hàng năm. Hội làng Tử Nê: mùng
08 tháng hai âm lịch hàng năm. Hội Chè, xã Liên Bão: ngày 11 tháng giêng âm
lịch hàng năm. Hội Mẫu Đơn: mùng 04 tháng giêng âm lịch hàng năm, được tổ
chức tại chùa Phật Tích. Hội Đại Vi: Xã Đại Đồng:từ ngày 9 tháng 2 den mồng
10 tháng 2 hàng năm.
Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông
Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát quan họ và diễn ra tại 3 địa phương
9


bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được
kéo dài trong khoảng từ 3 đến 4 ngày được (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm
lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động gồm cả phần
lễ và phần hội.
a. Phần lễ :
8h ngày 13/1 Âm lịch, Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước. Đoàn rước với
đông đảo người dân tham gia trong những bộ lễ phục ngày xưa, sặc sỡ sắc màu
và cũng vô cùng cầu kì, đẹp mắt kéo dài tới cả gần km. Trong ngày lễ, có nhiều
nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu. Toàn thể quan
viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy
đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi tế có nghi thức hát quan họ
thờ thần.
Để hát thờ, các liền anh,liền chị quan họ nam và nữ của tổng Nội Duệ
đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào. Trong khi hát, họ chỉ được hát
những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần.
Hội Lim đi vào lịch sử và tồn tại và phát triển cho đến ngày nay được
hàng tổng chuẩn bị tập rượt rất chu đáo từ ngày 9 và 10, rồi được diễn ra từ ngày
11 đến hết ngày 14 tháng giêng. Chính hội là ngày 13, với các nghi thức rước, tế

lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ
Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy. Trong các nhà thờ họ
Nguyễn, họ Đỗ ở làng Đình Cả, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa
Hồng Ân.
Hội Lim là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, với những hoạt động lễ và hội
phong phú, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng
tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh - mảnh đất có nhiều lễ hội dân
gian.
Phần hội :
Hội Lim đã trở thành nổi tiếng, được nhân dân khắp các vùng ca ngợi,
truyền tụng:
Ba năm hai cái hội chùa,
10


Nào ai có lỡ bỏ bùa cho ai.
Già già, trẻ trẻ, gái trai,
Đua nhau ăn mặc, hán hài đi xem.
Hội Lim ai thấy chẳng thèm,
Tổ tôm, bài điếm, giò nem thiếu gì.
Đồn sắp có dệt cửi thi,
Cao lâu trăm thức thiếu gì thức ngon.
Có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt
cửi, nấu cơm. Đặc sắc hơn cả là phần hát hội - Là phần căn bản và đặc trưng
nhất của hội Lim. Từ hát mời trầu, hát gọi đò đến con sáo sang sông, con nhện
giăng mùng.
Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du
thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc
thuyền hình rồng được sơn son thiếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà
nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ súng sính

trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và
cuối thuyền. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ.
Mỗi làng quan họ có được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là
phần hội hay nhất của cả lễ hội Hội Lim.
Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không
gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao,
dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa
cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan
họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó
một sắc thái văn hoá cao.
Lễ hội diễn ra khắp các làng xã trong tổng Nội Duệ, trung tâm là núi
Hồng Vân, với nghi thức tế lễ rước xách uy nghiêm, hùng tráng và nhiều trò vui,
đặc sắc mà hấp dẫn nhất là đánh cờ người, tổ tôm điếm, thi dệt vải, thi làm cỗ và
đón bạn, ca hát Quan họ.
Dưới đây là một số hình ảnh về hội Lim :
11


Mời Trầu - hội Lim

Đám rước vào hội tế.

12


Gái Lim rước kiệu Bà.

Trai Lim rước binh khí

13



Lễ Tế tại lăng ông Nguyễn Đình Diễn.

Lễ rước Hội Lim Băc Ninh

14


Đám rước vào hội tới cả gần km từ làng Đình Cả, qua làng Lộ
Bao,
Lũng Giang rồi tiến thẳng vào đồi Lim để làm Lễ tế thần.
Trong ngày lễ, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có
tục hát thờ hậu. Toàn thể quan viên, hương lão, nam đinh của các làng xã thuộc
tổng Nội Duệ phải tề tựu đầy đủ tại lăng Hồng Vân để tế lễ hậu thần. Trong khi
tế có nghi thức hát quan họ thờ thần. Để hát thờ, các liền anh,liền chị quan
họ nam và nữ của tổng Nội Duệ đứng thành hàng trước cửa lăng hát vọng vào.
Trong khi hát, họ chỉ được hát những giọng lề lối để ca ngợi công lao của thần

Lễ tế hậu thần tại lăng Hồng Vân
Hội Lim đi vào lịch sử và tồn tại và phát triển cho đến ngày nay được
15


hàng tổng chuẩn bị tập rượt rất chu đáo từ ngày 9 và 10, rồi được diễn ra từ ngày
11 đến hết ngày 14 tháng giêng. Chính hội là ngày 13, với các nghi thức rước, tế
lễ các thành hoàng các làng, các danh thần liệt nữ của quê hương tại đền Cổ
Lũng, lăng Hồng Vân, lăng quận công Đỗ Nguyên Thụy. Trong các nhà thờ họ
Nguyễn , họ Đỗ ở làng Đình Cả, dâng hương cúng Phật, cúng bà mụ Ả ở chùa
Hồng Ân.

Hội Lim là lễ hội lớn của vùng Kinh Bắc, với những hoạt động lễ và hội
phong phú, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng
tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh - mảnh đất có nhiều lễ hội dân
gian.

Trò chơi dân gian Đu Tiên

16


Thi đấu vật Hội Lim

Hát mời trầu Hội Lim

Mời trầu Hội Lim
Hội thi hát diễn ra khoảng gần trưa, được tổ chức theo hình thức du
thuyền hát quan họ. Tại một hồ nước nhỏ sát bên cánh đồng làng Lim, chiếc
thuyền hình rồng được sơn son thiếp vàng rời bến trong những câu hát đậm đà
nghĩa tình. Một bên thuyền là các liền chị, đối diện là những em nhỏ súng sính
17


trong những tà áo tứ thân. Các liền anh thì đứng hoặc ngồi sát hai phía đầu và
cuối thuyền. Tối ngày 12 sẽ là đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ.
Mỗi làng quan họ có được dựng một trại tại phần sân rộng của đồi Lim. Đây là
phần hội hay nhất của cả lễ hội Hội Lim.

Hội thi du thuyền hát quan họ Bắc Ninh

Đêm hội hát thi quan họ giữa các làng quan họ

Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không
gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao,
dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa
cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan
18


họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó
một sắc thái văn hoá cao.
Lễ hội diễn ra khắp các làng xã trong tổng Nội Duệ, trung tâm là núi
Hồng Vân, với nghi thức tế lễ rước xách uy nghiêm, hùng tráng và nhiều trò vui,
đặc sắc mà hấp dẫn nhất là đánh cờ người, tổ tôm điếm, thi dệt vải, thi làm cỗ và
đón bạn, ca hát Quan họ
Vai trò và ý nghĩa của hội Lim :
Như nếp xưa để lại, cuốn hút và say mê hơn cả vẫn là các sinh hoạt văn
hóa Quan họ-loại hình dân ca đã trở thành tài sản văn hóa chung của dân tộc.
Hát Quan họ diễn ra từ ngày 12 tháng

Giêng tại Lim (sân chùa Hồng Ân và

các trại Quan họ) Cửa đình, cửa chùa Lũng Giang, Lũng Sơn, Duệ Đông (thị
trấn Lim) Đình Cả, Lộ Bao, Duệ Khánh (Nội Duệ); Hoài Thượng, Hoài Trung,
Hoài Thị (Liên Bão). Hội Quan họ diễn ra ở trong nhà, trên sân đình, trước cửa
chùa hay bồng bềnh trên những thuyền thúng giữa ao, hồ - dấu tích xưa của
dòng Tiêu Tương đã một thời vang vọng tiếng hát Trương Chi làm say đắm
nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Các liền anh khăn xếp áo the, liền chị áo mớ ba mớ
bẩy, nón thúng quai thao đến hẹn lại lên, gặp gỡ, đón tiếp nhau thân tình, nồng
hậu, tinh tế và lịch lãm theo lề lối của người Quan họ, bằng làn điệu dân ca đạt
tới trình độ nghệ thuật cao, là sự hội tụ tuyệt vời của thơ ca nhạc họa nhằm bày
tỏ tình yêu trai gái miền Quan họ với đầy đủ trạng thái, cung bậc trong mối giao

cảm giữa nam và nữ, giữa con người với vạn vật, thể hiện khát vọng vươn tới
cuộc sống với sự thủy chung.

19


Trẻ em hồ hởi kéo kiệu bạch mã về làng
Những làn điệu Quan họ được truyền giữ từ bao đời, qua bao kỳ hội
luôn làm say lòng người bởi vẻ mặn nồng, nghĩa tình, e ấp từ lời từ điệu và càng
đằm thắm hơn qua chất giọng đặc trưng của liền anh, liền chị xứ này
Mấy khi khách đến chơi nhà,
Lấy than, quạt nước, tiễn trà người xơi.
Trà này ngon lắm người ơi,
Người xơi một chén cho tôi bằng lòng
Và đến lúc phải về, cuộc chia tay thật khó dứt, vì lời ca bao giờ cũng như
níu chân khách lại:
Người ơi, người ở đừng về...

Quang cảnh lễ hội Lim
20


Về với Hội Lim là về với một trời âm thanh, thơ và nhạc náo nức không
gian đến xao xuyến lòng người. Những áo mớ bảy mớ ba, nón ba tầm, quai thao,
dải yếm lụa sồi, những ô lục soạn, khăn đóng, áo cặp the hoa gấm... như ẩn chứa
cả sức sống mùa xuân của con người và tạo vật. Cách chơi hội của người quan
họ vùng Lim cũng là cách chơi độc đáo, mỗi cử chỉ giao tiếp đã mang trong nó
một sắc thái văn hoá cao. Hội Lim luôn để lại trong lòng người đi hội một cái gì
đẹp lắm. Đó chính là nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống lâu đời ở xứ Bắc
và dân ca Quan họ trở thành tài sản văn hoá chung của dân tộc Việt.

Những thuận lợi và khó khăn của hội Lim :
a. Thuận lợi :
Người dân đã có ý thức hợp tác quản lý và tổ chức lễ hội để bảo tồn và
phát huy nét đẹp văn hóa của đị phương mình cà cũng xây dựng được sự đoàn
kết cho mọi người .
Những năm qua, công tác quản lý và tổ chức lễ hội từng bước đi vào nền
nếp. Hoạt động lễ hội diễn ra phong phú, đa dạng, phát huy được vai trò chủ thể,
năng lực sáng tạo các giá trị văn hóa của nhân dân; giáo dục truyền thống “Uống
nước nhớ nguồn”, tôn vinh người có công với dân, với nước, đáp ứng nhu cầu
văn hóa tinh thần của nhân dân, tạo khí thế vui tươi, lành mạnh; bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc diễn
ra nhiều lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc. Các lễ hội đã được chuẩn
bị và tổ chức thực hiện chu đáo, thiết thực, tiết kiệm, an toàn. Tại các lễ hội,
phần lễ diễn ra trang trọng, ấm cúng, phù hợp với thuần phong mỹ tục, có ý
nghĩa giáo dục cao và phần hội có nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi,
mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc, phát huy được giá trị văn hóa truyền
thống tốt đẹp của các dân tộc
b.Khó khăn :
Lễ hội ngày càng bị mai một bởi phần lễ trong lễ họi đã không được giới
trẻ quan tâm như xưa . Trong lễ không thể thiếu phần hội vì hội là để vui chơi ,
không bị ràng buộc bởi những nghi lễ , tôn giáo , tuổi tác .
Bên cạnh những người dân có ý thức còn có 1 số người vẫn chưa phát huy
21


được những bản sắc tốt đẹp của địa phương mình , không có ý hợp tác để thực
hiện tốt nhiệm vụ tổ chức và quản lý lễ hội.
Vẫn còn nhiều thanh niên uống rượu và đánh nhau , gây sự chưa có ý thức
để thực hiện tốt.
Về rác thải vẫn còn vứt lung tung bừa bãi không đúng nơi quy định.

1.Những giải pháp và kiến nghị :
Cùng với quan niệm, ứng xử lệch lạc trong lễ hội có nguồn gốc từ việc
hiểu sai, hay hiểu chưa đúng về ý nghĩa lễ hội, còn phải kể tới nhiều biểu hiện
phi văn hóa khác như chen lấn, xô đẩy, khấn hộ, đốt vàng mã tràn lan... cùng
hàng loạt các tệ nạn "ăn theo" như cờ bạc, trộm cắp, "chặt chém", xả rác bừa
bãi...
Ðây là hệ quả tất yếu mà trách nhiệm đầu tiên thuộc về người tổ chức,
quản lý. Vì trên thực tế, lễ hội khó có thể phát huy được bản sắc nguyên gốc khi
ngay bản thân người tổ chức còn chưa nắm vững ý nghĩa và giá trị đích thực của
lễ hội.
Bên cạnh đó, sự đua chen tổ chức lễ hội một cách vô tội vạ, sự học tập,
tiếp thu một cách xô bồ, thiếu chọn lọc của những thôn, làng, xã tại nhiều địa
phương nước ta càng làm cho bộ mặt văn hóa lễ hội thêm méo mó.
Diện mạo văn hóa của lễ hội chỉ có thể trở nên gần gũi với truyền thống
khi người tổ chức, quản lý lễ hội và người tham gia lễ hội thật sự am hiểu về giá
trị, ý nghĩa của lễ hội, từ đó điều chỉnh hành vi và có ứng xử văn hóa khi tham
gia lễ hội. Việc tổ chức, quản lý lễ hội hiện đang đứng trước mâu thuẫn: người
được đào tạo về chuyên môn tổ chức thì thiếu hiểu biết kỹ lưỡng về lễ hội,
người am hiểu văn hóa lễ hội thì lại ít tham gia vào khâu phục dựng và tổ chức,
dẫn đến lễ hội vẫn diễn ra nhưng càng lúc càng xa rời ý nghĩa và giá trị lịch sử.
Vì thế, để giữ gìn tính nguyên gốc của lễ hội, các cơ quan chức năng cần điều
phối, ủy nhiệm và phân công các nhà nghiên cứu có tri thức về văn hóa lễ hội,
những người có chuyên môn làm việc với ban tổ chức, giúp khẳng định đâu là
giá trị cốt lõi của lễ hội ở địa phương mình, ai sẽ là người thực hành các giá trị
đó và thực hành như thế nào để lễ hội gìn giữ, phát huy được nét đẹp văn hóa
22


vốn có.
Ðể bảo đảm giá trị nhân văn sâu sắc và yếu tố tâm linh của lễ hội, cơ quan

tổ chức lễ hội nên tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian, địa điểm, nghi thức hành
lễ, đạo cụ, trang phục, nội dung lễ hội. Khi phục dựng lễ hội, nhất thiết phải xác
định các giá trị gốc, tiêu chí nhận dạng cũng như những biểu hiện đặc trưng của
lễ hội, tránh làm sai lệch lễ hội mỗi lần khai thác. Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Phạm Xuân Phúc nhận định: Do kinh tế được cải thiện,
nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng gia tăng nên số người tham gia lễ hội ngày một
đông, thậm chí lễ hội trở thành "niềm tin" trong một bộ phận công chúng. Vì
thế, đây thật sự là mặt trận đấu tranh về công tác tư tưởng, nếu không có giải
pháp kịp thời, vô hình chung sẽ tạo sự khuyến khích, thúc đẩy người dân biến
tín ngưỡng thành phong trào cầu xin, đánh mất giá trị văn hóa của lễ hội. Phó
Chánh thanh tra Phạm Xuân Phúc cũng nhấn mạnh: Việc tổ chức và quản lý lễ
hội hiện nay đang phải giải quyết mâu thuẫn, một bên cho rằng lễ hội dân gian
ngày nay không còn giữ được nét đẹp nguyên sơ, một bên cho rằng lễ hội là sản
phẩm du lịch thu hút khách thập phương. Vì thế, công tác tổ chức và quản lý lễ
hội hiện nay đòi hỏi phải giải quyết đồng bộ mối quan hệ giữa kinh tế và giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc.
Những vấn đề liên quan đến văn hóa là không thể giải quyết vội vàng, vì
thế, bên cạnh cơ chế xử lý tệ nạn trong lễ hội mang tính trực tiếp, tại chỗ, các cơ
quan chức năng cần có kế hoạch dài hạn gắn liền với những biện pháp mang tính
xây dựng đồng bộ. Chiến lược quan trọng nhất là cần đầu tư ngay cho việc đào
tạo những người làm công tác quản lý, tổ chức văn hóa nói chung, cũng như
những người hoạt động trong lĩnh vực quản lý lễ hội nói riêng. Bên cạnh đó, cần
tập trung nhiều thời gian cho việc đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cộng đồng.
Bởi chỉ giáo dục, đào tạo lâu dài trên diện rộng mới có thể làm thay đổi căn bản
nhận thức và hành vi của người tổ chức và người tham dự lễ hội. Có thế, lễ hội
mới được trả lại và phát huy bản sắc văn hóa vốn có.

23



KẾT LUẬN
Lễ hội truyền thống là hiện tượng lịch sử, hiện tượng văn hóa có mặt ở
Việt Nam từ lâu đời và có vai trò không nhỏ trong đời sống xã hội. Những năm
gần đây, trong bối cảnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập quốc tế của
nước ta, văn hóa truyền thống nói chung, trong đó có lễ hội truyền thống đã
được phục hồi và phát huy, làm phong phú hơn đời sống văn hóa của Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tốt đẹp trong phục hồi và phát huy lễ
hội cổ truyền trong đời sống xã hội đương đại, thì cũng không ít các vấn đề nảy
sinh khiến xã hội cần phải nhìn nhận lại và tìm cách khắc phục để những mặt
tinh hoa của lễ hội cổ truyền được đẩy mạnh và phát huy, khắc phục dần các hạn
chế, tiêu cực. Và bao giờ cũng thế, mọi hành động của con người đều bắt đầu từ
nhận thức, chỉ khi chúng ta có nhận thức đúng về lễ hội cổ truyền thì việc phục
hồi và phát huy nó trong đời sống xã hội đương đại mới mang lại hiệu quả mong
muốn.

24



×