Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Thiết kế hệ thống học trực tuyến

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 70 trang )

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ..............................................................................................................4
CHƯƠNG 1.................................................................................................................6
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ INTERNET......................................................................6
1.1 INTERNET LÀ GÌ? ............................................................................................6
1.2 LỢI ÍCH CỦA INTERNET .................................................................................6
1.3 MẠNG LƯỚI TOÀN CẦU (WWW)...................................................................7
1.4 GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG ........................................................................8
1.4.1 Giao thức TCP ..............................................................................................8
1.4.2 Giao thức IP..................................................................................................9
1.4.3 HTTP (Hyper Text Transfer Protocol - Giao Thức Truyền Siêu Văn Bản):.10
1.4.4 FTP (File Transfer Protocol - Giao thức truyền tập tin) : .............................10
1.4.5 SMTP (Simple Mail Transfer Protocol).......................................................11
1.4.6 POP3 ..........................................................................................................12
1.5 MÔ HÌNH OSI ..................................................................................................12
1.6 ĐỊA CHỈ IP .......................................................................................................13
1.7 DNS ..................................................................................................................14
1.8 ISP.....................................................................................................................15
CHƯƠNG 2...............................................................................................................16
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ E-LEARNING................................................................16
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG E-LEARNING: ................................16
2.1.1 Khái niệm: ..................................................................................................16
2.1.2 Lịch sử phát triển của e-learning: ................................................................18
2.2 SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VỚI PHƯƠNG PHÁP ELEARNING ............................................................................................................19
2.2.1 Phương pháp học truyền thống:...................................................................19
2.2.2 Phương pháp E-learning..............................................................................20
2.3 CÁC CHUẨN E-LEARNING ...........................................................................21
2.3.1 Định nghĩa chuẩn ........................................................................................21
2.3.2 Chuẩn e-Learning.......................................................................................21
2.3.3 Các chuẩn e-learning hiện có: .....................................................................22
2.3 ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP E - LEARNING:....................27




CHƯƠNG 3...............................................................................................................28
PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG HỌC TRỰC TUYẾN ...................................28
3.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG........................................................................28
3.2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG BẰNG UML ..............................................................28
3.2.1 Nhận diện tác nhân và use-case .................................................................28
3.2.2 Biểu đồ UC .................................................................................................29
3.2.3 Đặc tả chi tiết các UC..................................................................................30
3.2.4 Biểu đồ trình tự và cộng tác ........................................................................40
3.2.4.2 Học viên đăng nhập hệ thống ...................................................................41
3.2.4.3 Học viên nạp tiền vào tài khoản................................................................42
3.2.4.4 Học viên đăng ký khóa học ......................................................................43
3.2.4.5 Học viên download tài liệu.......................................................................44
3.2.4.6 Học viên đọc tin tức .................................................................................45
3.2.6 Biểu đồ class...............................................................................................59
3.2.6 Mô hình cơ sở dữ liệu .................................................................................61
3.2.7 Chi tiết một số bảng dữ liệu chính:..............................................................62
3.3 XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG....................................................64
Một số giao diện chính của hệ thống ....................................................................64
KẾT LUẬN.................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................71


LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, internet đã và đang phát triển một cách sâu rộng và toàn diện tới
tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội, cuộc sống con người được cải thiện đi
nhiều, nhanh và thuận tiện hơn. Nhờ việc áp dụng những thành tựu của tin học
vào nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó có E learning đã và đang được phát triển
mạnh mẽ trên thế giới

Việc học và dạy học truyền thống tuy vẫn là rất cần thiết nhưng không thể
đáp ứng đủ nhu cầu học tập của con người, E learning ra đời đã đáp ứng được
phần nào các nhu cầu đó. Với những lợi ích của E learning đã mang lại cho
người học nhiều thuận tiện trong việc học tập của mình, người học có thể tham
gia học tập ở bất kỳ đâu có hệ thống internet đồng thời phương pháp học tập
cũng sinh động và đa dạng hơn học tập theo phương pháp truyền thống.
Ở Việt Nam việc áp dụng hệ thống học tập trực tuyến đã trở nên phổ biến.
Các trường đại học, trung học, dạy nghề, ...đã áp dụng phương pháp này vào
giảng dạy và các website học tập trực tuyến của các cá nhân, tổ chức cũng ra đời
phục vụ cho các học viên có nhu cầu tham gia. Sau một thời gian tìm hiểu về E
learning, em đã xây dựng một số modul trong hệ thống học tiếng anh trực tuyến
của trung tâm anh ngữ Sao Việt, hệ thống này nhằm phục vụ cho những học viên
có nhu cầu học tiếng anh trực tuyến đồng thời giúp em hiểu hơn về hệ thống E
Learning và cũng thấy được rõ những lợi ích mà E learning mang lại.
Những năm tháng học tập tại khoa, đã giúp em tiếp thu được rất nhiều kiến
thức và vận dụng những kiến thức đó trong công việc. Đồ án tốt nghiệp này là cơ
hội để em áp dụng những kiến thức đã học, đưa những kiến thức đó vào thực tế,
đồng thời rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Khoảng thời
gian thực hiện đồ án là một quá trình làm việc chăm chỉ và đặc biệt là nhờ sự chỉ
đạo và hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Văn Tảo cùng các thầy cô giáo trong
khoa, em đã hoàn thành đồ án một cách thuận lợi, thu về một số kết quả khả
quan.
Tuy đã cố gắng khảo sát, phân tích và xây dựng hệ thống, song do thời gian
và kinh nghiệm còn thiếu nên đồ án không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong

4


được các thầy cô giáo xem xét, góp ý giúp em bổ sung kinh nghiệm và kiến thức
cho những triển khai sau này.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ
chúng em, giúp chúng em có hành trang vững chắc trong tương lai, chúng em xin
hứa sẽ vận dụng tốt những kiến thức đã học để phục vụ cho quê hương, đất nước,
để không phụ sự mong mỏi của các thầy cô. Kính chúc các thầy cô sức khỏe, tiếp
tục thành công trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học và sự nghiệp trồng người.

5


CHƯƠNG 1
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ INTERNET

1.1 INTERNET LÀ GÌ?
Internet là một hệ thống thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công
cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với nhau. Hệ thống này truyền thông
tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet switching) dựa trên một giao thức
liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn
mạng máy tính nhỏ hơn của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các
trường đại học, của người dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu.

Hình 1.1-Mô hình hệ thống internet
1.2 LỢI ÍCH CỦA INTERNET
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu dụng cho người sử dụng, một
trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò
chuyện trực tuyến (chat), máy truy tìm dữ liệu (search engine), các dịch vụ
thương mãi và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là chữa bệnh từ

6



xa hoặc tổ chức các lớp học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và
dịch vụ khổng lồ trên Internet.
Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các dịch vụ tương ứng chính là hệ
thống các trang Web liên kết với nhau và các tài liệu khác trong WWW (World
Wide Web). Trái với một số cách sử dụng thường ngày, Internet và WWW không
đồng nghĩa. Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết nối với nhau bằng dây
đồng, cáp quang, v.v.; còn WWW, hay Web, là một tập hợp các tài liệu liên kết
với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ URL, và nó có thể được
truy nhập bằng cách sử dụng Internet.
Các cách thức thông thường để truy cập Internet là quay số, băng rộng,
không dây, vệ tinh và qua điện thoại cầm tay.
1.3 MẠNG LƯỚI TOÀN CẦU (WWW)
World Wide Web, gọi tắt là Web hoặc WWW, mạng lưới toàn cầu là
một không gian thông tin toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết)
qua các máy tính nối với mạng Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm
là từ đồng nghĩa với chính thuật ngữ Internet. Nhưng Web thực ra chỉ là một
trong các dịch vụ chạy trên Internet, chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web
được phát minh và đưa vào sử dụng vào khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện
Hàn lâm Anh Tim Berners-Lee và Robert Cailliau (Bỉ) tại CERN, Geneva,
Switzerland
Các tài liệu trên World Wide Web được lưu trữ trong một hệ thống siêu
văn bản (hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải
sử dụng một chương trình được gọi là trình duyệt web (web browser) để xem
siêu văn bản. Chương trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ
(address) do người sử dụng yêu cầu (thông tin trong ô địa chỉ được gọi là tên
miền (domain name)), rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy
chủ (web server) và hiển thị trên màn hình máy tính của người xem. Người dùng
có thể theo các liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên mỗi trang web để nối với
các tài liệu khác hoặc gửi thông tin phản hồi theo máy chủ trong một quá trình


7


tương tác. Hoạt động truy tìm theo các siêu liên kết thường được gọi là duyệt
Web.
Quá trình này cho phép người dùng có thể lướt các trang web để lấy thông
tin. Tuy nhiên độ chính xác và chứng thực của thông tin không được đảm bảo
1.4 GIAO THỨC TRUYỀN THÔNG
Giao thức truyền thông (communication protocol) - trong công nghệ thông
tin gọi tắt là giao thức (protocol), là một tập hợp các quy tắc chuẩn dành cho việc
biểu diễn dữ liệu, phát tín hiệu, chứng thực và phát hiện lỗi dữ liệu - những việc
cần thiết để gửi thông tin qua các kênh truyền thông, nhờ đó mà các máy tính (và
các thiết bị) có thể kết nối và trao đổi thông tin với nhau. Các giao thức truyền
thông dành cho truyền thông tín hiệu số trong mạng máy tính có nhiều tính năng
để đảm bảo việc trao đổi dữ liệu một cách đáng tin cậy qua một kênh truyền
thông không hoàn hảo.
Có nhiều giao thức được sử dụng để giao tiếp hoặc truyền đạt thông tin trên
Internet, dưới đây là một số các giao thức tiêu biểu:
1.4.1 Giao thức TCP
Giao thức TCP (Transmission Control Protocol - "Giao thức điều khiển
truyền vận") là một trong các giao thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP. Sử dụng
TCP, các ứng dụng trên các máy chủ được nối mạng có thể tạo các "kết nối" với
nhau, mà qua đó chúng có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin. Giao thức này
đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và đúng thứ tự.
TCP còn phân biệt giữa dữ liệu của nhiều ứng dụng (chẳng hạn, dịch vụ Web và
dịch vụ thư điện tử) đồng thời chạy trên cùng một máy chủ.
TCP hỗ trợ nhiều giao thức ứng dụng phổ biến nhất trên Internet và các ứng
dụng kết quả, trong đó có WWW, thư điện tử và Secure Shell.
Trong bộ giao thức TCP/IP, TCP là tầng trung gian giữa giao thức IP bên
dưới và một ứng dụng bên trên. Các ứng dụng thường cần các kết nối đáng tin

cậy kiểu đường ống để liên lạc với nhau, trong khi đó, giao thức IP không cung
cấp những dòng kiểu đó, mà chỉ cung cấp dịch vụ chuyển gói tin không đáng tin

8


cậy. TCP làm nhiệm vụ của tầng giao vận trong mô hình OSI đơn giản của các
mạng máy tính.
Các ứng dụng gửi các dòng gồm các byte 8-bit tới TCP để chuyển qua
mạng. TCP phân chia dòng byte này thành các đoạn (segment) có kích thước
thích hợp (thường được quyết định dựa theo kích thước của đơn vị truyền dẫn tối
đa (MTU) của tầng liên kết dữ liệu của mạng mà máy tính đang nằm trong đó).
Sau đó, TCP chuyển các gói tin thu được tới giao thức IP để gửi nó qua một liên
mạng tới mô đun TCP tại máy tính đích. TCP kiểm tra để đảm bảo không có gói
tin nào bị thất lạc bằng cách gán cho mỗi gói tin một "số thứ tự" (sequence
number). Số thứ tự này còn được sử dụng để đảm bảo dữ liệu được trao cho ứng
dụng đích theo đúng thứ tự. Mô đun TCP tại đầu kia gửi lại "tin báo nhận"
(acknowledgement) cho các gói tin đã nhận được thành công; một "đồng hồ"
(timer) tại nơi gửi sẽ báo time-out nếu không nhận được tin báo nhận trong
khoảng thời gian bằng một round-trip time (RTT), và dữ liệu (được coi là bị thất
lạc) sẽ được gửi lại. TCP sử dụng checksum (giá trị kiểm tra) để xem có byte nào
bị hỏng trong quá trình truyền hay không; giá trị này được tính toán cho mỗi khối
dữ liệu tại nơi gửi trước khi nó được gửi, và được kiểm tra tại nơi nhận.
1.4.2 Giao thức IP
Giao thức IP (Internet Protocol - Giao thức Liên mạng) là một giao thức
hướng dữ liệu được sử dụng bởi các máy chủ nguồn và đích để truyền dữ liệu
trong một liên mạng chuyển mạch gói.
Dữ liệu trong một liên mạng IP được gửi theo các khối được gọi là các gói
(packet hoặc datagram). Cụ thể, IP không cần thiết lập các đường truyền trước
khi một máy chủ gửi các gói tin cho một máy khác mà trước đó nó chưa từng liên

lạc với.
Giao thức IP cung cấp một dịch vụ gửi dữ liệu không đảm bảo (còn gọi là
cố gắng cao nhất), nghĩa là nó hầu như không đảm bảo gì về gói dữ liệu. Gói dữ
liệu có thể đến nơi mà không còn nguyên vẹn, nó có thể đến không theo thứ tự
(so với các gói khác được gửi giữa hai máy nguồn và đích đó), nó có thể bị trùng
lặp hoặc bị mất hoàn toàn. Nếu một phần mềm ứng dụng cần được bảo đảm, nó

9


có thể được cung cấp từ nơi khác, thường từ các giao thức giao vận nằm phía trên
IP.
Các thiết bị định tuyến liên mạng chuyển tiếp các gói tin IP qua các mạng
tầng liên kết dữ liệu được kết nối với nhau. Việc không có đảm bảo về gửi dữ
liệu có nghĩa rằng các chuyển mạch gói có thiết kế đơn giản hơn. (Lưu ý rằng
nếu mạng bỏ gói tin, làm đổi thứ tự hoặc làm hỏng nhiều gói tin, người dùng sẽ
thấy hoạt động mạng trở nên kém đi. Hầu hết các thành phần của mạng đều cố
gắng tránh để xảy ra tình trạng đó. Đó là lý do giao thức này còn được gọi là cố
gắng cao nhất. Tuy nhiên, khi lỗi xảy ra không thường xuyên sẽ không có hiệu
quả đủ xấu đến mức người dùng nhận thấy được.)
Giao thức IP rất thông dụng trong mạng Internet công cộng ngày nay. Giao
thức tầng mạng thông dụng nhất ngày nay là IPv4; đây là giao thức IP phiên bản
4. IPv6 được đề nghị sẽ kế tiếp IPv4: Internet đang hết dần địa chỉ IPv4, do IPv4
sử dụng 32 bit để đánh địa chỉ (tạo được khoảng 4 tỷ địa chỉ); IPv6 dùng địa chỉ
128 bit, cung cấp tối đa khoảng 3.4×1038 địa chỉ (xem bài về IPv6 để biết thêm
chi tiết). Các phiên bản từ 0 đến 3 hoặc bị hạn chế, hoặc không được sử dụng.
Phiên bản 5 được dùng làm giao thức dòng (stream) thử nghiệm. Còn có các
phiên bản khác, nhưng chúng thường dành là các giao thức thử nghiệm và không
được sử dụng rộng rãi
1.4.3 HTTP (Hyper Text Transfer Protocol - Giao Thức Truyền Siêu Văn

Bản):
Một trong năm giao thức chuẩn về mạng Internet, được dùng để liên hệ
thông tin giữa Máy cung cấp Dịch Vụ (Webserver) và Máy dùng dịch vụ (Client)
là giao thức Client/Server dùng cho WWW, cung cấp cách để Web Browser xuất
Web Server.
1.4.4 FTP (File Transfer Protocol - Giao thức truyền tập tin) :
Thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao
thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet - mạng ngoại bộ - hoặc intranet - mạng nội
bộ). Hoạt động của FTP cần có hai máy tính, một máy chủ và một máy khách).
Máy chủ FTP, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng

10


nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Máy khách chạy
phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu
một liên kết với máy chủ. Một khi hai máy đã liên kết với nhau, máy khách có
thể xử lý một số thao tác về tập tin, như tải tập tin lên máy chủ, tải tập tin từ máy
chủ xuống máy của mình, đổi tên của tập tin, hoặc xóa tập tin ở máy chủ v.v. Vì
giao thức FTP là một giao thức chuẩn công khai, cho nên bất cứ một công ty
phần mềm nào, hay một lập trình viên nào cũng có thể viết trình chủ FTP hoặc
trình khách FTP. Hầu như bất cứ một nền tảng hệ điều hành máy tính nào cũng
hỗ trợ giao thức FTP. Điều này cho phép tất cả các máy tính kết nối với một
mạng lưới có nền TCP/IP, xử lý tập tin trên một máy tính khác trên cùng một
mạng lưới với mình, bất kể máy tính ấy dùng hệ điều hành nào (nếu các máy tính
ấy đều cho phép sự truy cập của các máy tính khác, dùng giao thức FTP). Hiện
nay trên thị trường có rất nhiều các trình khách và trình chủ FTP, và phần đông
các trình ứng dụng này cho phép người dùng được lấy tự do, không mất tiền.
1.4.5 SMTP (Simple Mail Transfer Protocol - giao thức truyền tải thư tín
đơn giản)

Là một chuẩn truyền tải thư điện tử qua mạng Internet.
SMTP là một giao thức dùng nền văn bản và tương đối đơn giản. Trước khi
một thông điệp được gửi, người ta có thể định vị một hoặc nhiều địa chỉ nhận cho
thông điệp - những địa chỉ này thường được kiểm tra về sự tồn tại trung thực của
chúng) . Việc kiểm thử một trình chủ SMTP là một việc tương đối dễ dàng, dùng
chương trình ứng dụng "telnet".
SMTP dùng cổng 25 của giao thức TCP. Để xác định trình chủ SMTP của
một tên miền nào đấy (domain name), người ta dùng một mẫu tin MX (Mail
eXchange - Trao đổi thư) của DNS (Domain Name System - Hệ thống tên miền).
SMTP bắt đầu được sử dụng rộng rãi vào những năm đầu thập niên kỷ
1980. Tại thời điểm đó, SMTP chỉ là một phần mềm bổ sung của bộ trình ứng
dụng đồng giao thức UUCP (Unix to Unix CoPy - Sao chép từ máy Unix sang
máy Unix) nhưng tiện lợi hơn trong việc truyền tải thư điện tử giữa các máy vi
tính - những máy này thỉnh thoảng mới lại được kết nối với nhau một lần, để

11


truyền thông dữ liệu. Thực ra, SMTP sẽ làm việc tốt hơn nếu các máy gửi và máy
nhận được kết nối liên tục
1.4.6 POP3
Post Office Protocol phiên bản 3 (POP3) là một giao thức tầng ứng dụng,
dùng để lấy thư điện tử từ server mail, thông qua kết nối TCP/IP.
Trước POP3, đã có 2 phiên bản là POP1 và POP2. Khi POP3 ra đời, đã
ngay lập tức thay thế hoàn toàn các phiên bản cũ. Vì vậy, ngày nay, nhắc đến
POP thì thường là ám chỉ POP3.
Thiết kế của POP3 hỗ trợ chức năng cho người dùng có kết nối internet
không thường trực (như kết nối dial-up), cho phép người dùng kết nối với server,
tải mail về, sau đó có thể xem, thao tác với mail offline. Mặc dù trong giao thức
hỗ trợ leave mail on server (để nguyên mail trên server), nhưng hầu hết người

dùng đều thực hiện mặc định, tức là: kết nối, tải mail về, xóa mail trên server rồi
ngắt kết nối.
1.5 MÔ HÌNH OSI
Mô hình OSI (Open Systems Interconnection Reference Model, viết ngắn là
OSI Model hoặc OSI Reference Model) - tạm dịch là Mô hình tham chiếu kết nối
các hệ thống mở - là một thiết kế dựa vào nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách
trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy vi tính và thiết kế giao
thức mạng giữa chúng. Mô hình này được phát triển thành một phần trong kế
hoạch Kết nối các hệ thống mở (Open Systems Interconnection) do ISO và IUTT khởi xướng. Nó còn được gọi là Mô hình bảy tầng của OSI.

Hình 1.2-7 tầng trong mô hình OSI

12


1.6 ĐỊA CHỈ IP
Địa chỉ IP (IP là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức
Internet) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử hiện nay đang sử dụng
để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng tiêu
chuẩn Giao thức Internet (IP).
Mỗi địa chỉ IP là duy nhất trong cùng một cấp mạng.
Một cách đơn giản hơn: IP là một địa chỉ của một máy tính khi tham gia vào
mạng nhằm giúp cho các máy tính có thể chuyển thông tin cho nhau một cách
chính xác, tránh thất lạc. Có thể coi địa chỉ IP trong mạng máy tính giống như địa
chỉ nhà của bạn để nhân viên bưu điện có thể đưa thư đúng cho bạn chứ không
phải một người nào khác.
Bất kỳ thiết bị mạng nào—bao gồm bộ định tuyến, bộ chuyển mạch mạng,
máy vi tính, máy chủ hạ tầng (như NTP, DNS, DHCP, SNMP, v.v.), máy in, máy
fax qua Internet, và vài loại điện thoại—tham gia vào mạng đều có địa chỉ riêng,
và địa chỉ này là đơn nhất trong phạm vi của một mạng cụ thể. Vài địa chỉ IP có

giá trị đơn nhất trong phạm vi Internet toàn cầu, trong khi một số khác chỉ cần
phải đơn nhất trong phạm vi một công ty.
Địa chỉ IP hoạt động như một bộ định vị để một thiết bị IP tìm thấy và giao
tiếp với nhau. Tuy nhiên, mục đích của nó không phải dùng làm bộ định danh
luôn luôn xác định duy nhất một thiết bị cụ thể. Trong thực tế hiện nay, một địa
IP hầu như không làm bộ định danh, do những công nghệ như gán địa chỉ động
và biên dịch địa chỉ mạng.
Địa chỉ IP do Tổ chức cấp phát số hiệu Internet (IANA) quản lý và tạo ra.
IANA nói chung phân chia những "siêu khối" đến Cơ quan Internet khu vực, rồi
từ đó lại phân chia thành những khối nhỏ hơn đến nhà cung cấp dịch vụ Internet
và công ty.
Địa chỉ IP theo phiên bản IPv4 sử dụng 32 bit để mã hoá dữ liệu. Địa chỉ IP
(IPv4) có dạng như sau:
EFG.HIJ.KMN.OPQ (ví dụ một địa chỉ IP: 220.231.124.5)

13


Trong đó mỗi ký tự trên đại diện cho một con số do người sử dụng máy
tính, modem hoặc một máy chủ có chức năng riêng (DHCP) gán cho chúng
1.7 DNS
Domain Name System (DNS) là Hệ thống phân giải tên được phát minh vào
năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa
chỉ IP và tên miền.
Chức năng của DNS
Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Universal
Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng
dấu chấm. Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến
thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web.
Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập

được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với
nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ
"tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).[1]
Nguyên tắc làm việc của DNS
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình,
gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong
Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS
server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý
website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.
INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo
dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được
thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution,
chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ
quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên
cho từng địa chỉ.
DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã
được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ
nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ

14


Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lý. Thứ hai, chúng trả lời các
DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó
quản lý. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng
cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại
tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
Cách sử dụng DNS
Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm,
do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các

cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch
vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào
network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí
hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ
DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.
1.8 ISP
ISP (Internet Service Provider) là nhà cung cấp dịch vụ Internet. Các ISP
phải thuê đường và cổng của một IAP. Các ISP có quyền kinh doanh thông qua
các hợp đồng cung cấp dịch vụ Internet cho các tổ chức và các cá nhân.
Các loại ISP dùng riêng được quyền cung cấp đầy đủ các dịch vụ Internet.
Điều khác nhau duy nhất giữa ISP và ISP riêng là ko cung cấp dịch vụ Internet
vời mục đích kinh doanh. Người dùng chỉ cần thoả thuận với một ISP hay ISP
riêng nào đó về các dịch vụ được sử dụng và thủ tuc thanh toán được gọi là thuê
bao Internet.

15


CHƯƠNG 2
KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ E-LEARNING
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG E-LEARNING:
E-learning - phương pháp giáo dục đào tạo mới được các nhà chuyên môn
đánh giá là cuộc cách mạng trong giáo dục thế kỷ 21. Đây là giải pháp sử dụng
công nghệ cao để hỗ trợ quá trình học tập, cung cấp các dịch vụ đào tạo qua
mạng Internet hoặc Intranet cho người dùng.
Ưu điểm của E-Learning so với các phương pháp giáo dục truyền thống là
tạo ra một môi trường học tập mở và tính chất tái sử dụng các đơn vị tri thức
(learning object). Với công nghệ này, quá trình dạy và học sẽ hiệu quả và nhanh
chóng hơn, giảm chi phí và thời gian đào tạovới phương pháp giảng dạy truyền
thống.

E-learning chuyển tải nội dung phong phú, ấn tượng và dễ hiểu thông qua
trang web, bảo đảm chất lượng đào tạo qua những phần mềm quản lý. Mô hình
này cho phép học viên cũng như nhân viên tại các công ty chọn học những thứ
cần thiết chứ không bó buộc như trước. Học viên có thể học bất cứ lúc nào ở bất
cứ nơi đâu chỉ cần thông qua mạng mà không cần phải đến trường.
Hiện nay, E-Learning đang phát triển rất nhanh trên phạm vi toàn cầu. Nó
mang lại hiệu quả kinh tế cao trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Vì vậy elearning thu hút sự quan tâm của các tổ chức trong đặc biệt là trong lĩnh vực giáo
dục.
2.1.1 Khái niệm:
E-learning (electronic learning): Thuật ngữ bao hàm một tập hợp các ứng
dụng và xử lí thông qua các phương tiện điện tử . Trong đó bao gồm việc phân
phối nội dung các khoá học tới học viên qua Internet, mạng intranet/extranet
(LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh, truyền hình, CD-ROM, và các loại
điện tử khác.

16


Hình 2.1 Mô hình E-learning
Hình 2.1 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-learning.Trong mô hình
này, hệ thống đào tạo bao gồm 4 thành phần, toàn bộ hoặc một phần của những
thành phần này được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện truyền
thông điện tử. Gồm có:
 Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các
phương tiện truyền thông điện tử, đa phương tiện. Ví dụ các bài giảng viết
bằng toolbookII,…
 Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thông qua
các phương tiện điện tử. Ví dụ tài liệu được gửi cho học viên bằng e-mail,
học viên học trên website, học qua đĩa CD-Rom multimedia,…
 Quản lý: Quá trình quản lý được thực hiện hoàn toàn nhờ phương tiện

truyền thông. Ví dụ như đăng ký học qua mạng, bằng tin nhắn SMS, theo
dõi tiến độ học tập (điểm danh) qua mạng Internet,..
 Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng
được thông qua phương tiện truyền thông. Ví dụ như việc trao đổi thảo
luận thông qua chat, Forum trên mạng,…
Tóm lại, E-learning được hiểu một cách chung nhất là Quá trình học thông
qua các phương tiện điện tử. Ngày nay, với sự phát triển của máy tính và truyền
thông E-learning được hiểu là quá trình học thông qua mạng Internet và công
nghệ Web.

17


2.1.2 Lịch sử phát triển của e-learning:
Trước năm 1983: Kỷ nguyên giảng viên làm trung tâm
Trước khi máy tính được sử dụng rộng rãi, phương pháp giáo dục “Lấy
giảng viên làm trung tâm” là phương pháp phổ biến nhất trong các trường học.
Học viên chỉ có thể trao đổi tập trung quanh giảng viên và các bạn học. Đặc điểm
của loại hình này là giá thành đào tạo rẻ.
Giai đoạn 1984-1993: Kỷ nguyên đa phương tiện
Hệ điều hành Windows 3.1, máy tính Macintosh, phần mềm trình diễn
powerpoint là các công nghệ cơ bản trong kỷ nguyên đa phương tiện. Nó cho
phép tạo ra các bài giảng tích hợp hình ảnh và âm thanh trên máy tính sử dụng
công nghệ CBT phân phối qua đĩa CD-ROM hoặc đĩa mềm. Vào bất kỳ thời gian
nào, ở đâu, người học cũng có thể mua và học. Tuy nhiên sự hướng dẫn của
giảng viên là rất hạn chế.
Giai đoạn : 1994-1999: Làn sóng E-learning thứ nhất
Khi công nghệ Web ra đời, các nhà cung cấp dịch vụ đào tạo bắt đầu nghiên
cứu cách thức cải tiến phương pháp giáo dục bằng công nghệ này. Người thầy
thông thái đã dần lộ rõ thông qua các phương tiện: E-mail, CBT(Computer Based

Training), qua Intranet với text và hình ảnh đơn giản. Đào tạo bằng công nghệ
WEB với hình ảnh chuyển động tốc độ thấp đã được triển khai trên diện rộng.
Giai đoạn : 2000-2005: Làn sóng E-learning thứ hai
Các công nghệ tiên tiến bao gồm JAVA và các ứng dụng mạng IP, công
nghệ truy cập mạng và băng thông Internet được nâng cao, các công nghệ thiết
kế Web tiên tiến đã trở thành một cuộc cách mạng trong giáo dục đào tạo.Thông
qua Web giáo viên có thể kết hợp hướng dẫn trực tuyến (hình ảnh, âm thanh, các
công cụ trình diễn) tới mọi người học, nâng cao hơn chất lượng đào tạo. Công
nghệ Web đã chứng tỏ khả năng mang lại hiệu quả cao trong giáo dục đào tạo,
cho phép đa dạng hoá các môi trường học tập. Tất cả những điều đó tạo ra một
cuộc cách mạng trong đào tạo với giá thành rẻ, chất lượng và hiệu quả.

18


2.2 SO SÁNH PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THỐNG VỚI PHƯƠNG PHÁP
E-LEARNING

2.2.1 Phương pháp học truyền thống:
Với phương pháp học truyền thống, việc dạy và học được thực hiện trực
tiếp từ giáo viên tới học viên, nội dung giảng dạy là những kiến thức cơ sở hoặc
có trong sách vở hoặc do giáo viên truyền đạt từ kinh nghiệm bản thân. Phương
pháp này tập trung vào giáo viên, giáo viên trở thành trung tâm, trực tiếp truyền
đạt kiến thức cho học viên. Việc kiểm tra khả năng tiếp thu kiến thức cũng như
việc trao đổi kiến thức sẽ rất hạn chế, không thể đáp ứng nhu cầu của tất cả các
học viên, làm cho học viên ngày càng trở nên thụ động trong việc học. Bên cạnh
đó nội dung học rất đơn điệu, ít sinh động, nên không thu hút được sự quan tâm
của học viên.
Các chức năng của giáo viên trong mô hình giảng dạy và học tập truyền
thống:


Hình 2.2 Các chức năng của giáo viên
Một phương pháp rất hiệu quả là giáo viên chia lớp học ra thành từng
nhóm. Giáo viên sẽ đặt vấn đề và đưa ra một số gợi ý để các nhóm thảo luận, bàn
bạc, đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề. Trong phương pháp này, học viên đóng

19


vai trò chủ đạo, giáo viên chỉ đóng vai trò giám sát và điều hướng cho phù hợp
với nội dung.
Các phương pháp này xem ra rất hiệu quả trong việc quản lí việc học của
giáo viên, giảm bớt vai trò của giáo viên trong việc học, đẩy vai trò của học viên
lên vai trò chủ chốt.
Tuy nhiên, dù có cải tiến phương pháp dạy tới mức nào đi nữa thì vẫn
không thể khắc phục những nhược điểm của phương pháp giảng dạy truyền
thống là: học viên không thể chủ động về thời gian, không chủ động trong nội
dung học
Hiện nay ở nước ta, việc dạy và học tuy đã có nhiều cải tiến phương pháp
dạy và học truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo.
2.2.2 Phương pháp E-learning
Mô hình học tập theo phương pháp E-learning.

Hình 2.3 Các chức năng của hệ thống E-LEARNING
Sự ra đời của E-learning đã khắc phục được những hạn chế trên.
Với phương pháp học tập E-learning, học viên chỉ cần ngồi trước máy tính
tự thao tác học tập, thực hành và làm bài tập theo ý muốn

20



Học viên có thể chủ động hơn trong thời gian học tập, làm chủ thời gian
học tập của mình Học viên có thể tham gia lớp học mà mình yêu thích và có thể
đóng góp ý kiến, cùng xây dựng bài với giáo viên, trao đổi thông tin giữa các học
viên với nhau để bài học thêm sinh động hơn.
Với các tính năng ưu việt, eLearning ngày càng được biết đến và được sử
dụng như một công cụ trợ giảng đắc lực nhất.
Ở Việt Nam hiện nay, hệ thống eLearning chưa được triển khai nhiều,
chưa đáp ứng được nhu cầu học tập qua hình thức đào tạo từ xa. Muốn mở rộng
hệ thống thì việc tạo từng đối tượng học tập cũng rất quan trọng. Nó là một phần
quan trọng trong hệ thống eLearning .
2.3 CÁC CHUẨN E-LEARNING
2.3.1 Định nghĩa chuẩn
"Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí
chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc
các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá
trình, và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng".
2.3.2 Chuẩn e-Learning
Cũng có các chuẩn trong e-Learning. Đối với những người làm việc trong
lĩnh vực e-Learning, các chuẩn e-Learning đóng vai trò rất quan trọng. Không có
chuẩn e-Learning chúng ta sẽ không có khả năng trao đổi với nhau và sử dụng lại
các đối tượng học tập. Nhờ có chuẩn toàn bộ thị trường e-Learning (người bán
công cụ, khách hàng, người phát triển nội dung) sẽ tìm được tiếng nói chung, hợp
tác với nhau được cả về mặt kĩ thuật và mặt phương pháp.
Chuẩn e-Learning có thể giúp chúng ta giải quyết được những vấn đề sau:


Khả năng truy cập được: truy cập nội dung học tập từ một nơi ở xa

và phân phối cho nhiều nơi khác



Tính khả chuyển: sử dụng được nội dung học tập mà phát triển tại

ở một nơi, bằng nhiều công cụ và nền khác nhau tại nhiều nơi và hệ thống khác
nhau

21




Tính thích ứng: đưa ra nội dung và phương pháp đào tạo phù hợp

với từng tình huống và từng cá nhân


Tính sử dụng lại: một nội dung học tập được tạo ra có thể được sử

dụng ở nhiều ứng dụng khác nhau


Tính bền vững: vẫn có thể sử dụng được các nội dung học tập khi

công nghệ thay đổi, mà không phải thiết kế lại


Tính giảm chi phí: tăng hiệu quả học tập rõ rệt trong khi giảm thời

gian và chi phí

2.3.3 Các chuẩn e-learning hiện có:
Tổng quan:
Trước tiên, chúng ta xem các loại chuẩn chính và chúng hỗ trợ tính khả
chuyển như thế nào trong một hệ thống học tập. Chúng ta nhìn nhận trên quan
điểm của hai phía, phía học viên và phía kia là người sản xuất cua học.

Hình 2.4 Các chuẩn e-learing hiện có
Người sản xuất cua học tạo ra các module đơn lẻ hay các đối tượng học
tập sau đó sẽ tích hợp lại thành một cua thống nhất.
Các chuẩn cho phép ghép các cua tạo bởi các công cụ khác nhau bởi các
nhà sản xuất khác nhau thành các gói nội dung (packages) được gọi là các chuẩn
đóng gói (packaging standards). Các chuẩn này cho phép hệ thống quản lý nhập
và sử dụng được các các cua học khác nhau.

22


Nhóm chuẩn thứ hai cho phép các hệ thống quản lý đào tạo hiển thị từng
bài học đơn lẻ. Hơn nữa, có thể theo dõi được kết quả kiểm tra của học viên, quá
trình học tập của học viên. Những chuẩn như thế được gọi là chuẩn trao đổi
thông tin (communication standards), chúng quy định đối tượng học tập và hệ
thống quản lý trao đổi thông tin với nhau như thế nào.
Nhóm chuẩn thứ ba quy định cách mà các nhà sản xuất nội dung có thể
mô tả các cua học và các module của mình để các hệ thống quản lý có thể tìm
kiếm và phân loại được khi cần thiết. Chúng được gọi là các chuẩn metadata
(metadata standards).
Nhóm chuẩn thứ tư nói đến chất lượng của các module và các cua học.
Chúng được gọi là chuẩn chất lượng (quality standards), kiểm soát toàn bộ quá
trình thiết kế cua học cũng như khả năng hỗ trợ của cua học với những người tàn
tật.

Các loại chuẩn trên cùng nhau đóng góp tạo ra các giải pháp e-Learning
có chi phí thấp, hiệu quả, và mang lại sự thoải mái cho mọi người tham gia eLearning.
a) Chuẩn đóng gói:
Chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học tập riêng rẽ để tạo
ra một bài học, cua học, hay các đơn vị nội dung khác, sau đó vận chuyển và sử
dụng lại được trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau (LMS/LCMS). Các chuẩn
này đảm bảo hàng trăm hoặc hàng nghìn file được gộp và cài đặt đúng vị trí.
Chuẩn đóng gói e-Learning bao gồm:


Cách để ghép nhiều đơn vị nội dung khác nhau thành một gói nội

dung duy nhất. Các đơn vị nội dung có thể là các cua học, các file HTML, ảnh,
multimedia, style sheet, và mọi thứ khác xuống đến một icon nhỏ nhất.


Gồm thông tin mô tả tổ chức của một cua học hoặc module sao cho

có thể nhập vào được hệ thống quản lý và hệ thống quản lý có thể hiển thị một
menu mô tả cấu trúc của cua học và học viên sẽ học dựa trên menu đó.

23




Gồm các kĩ thuật hỗ trợ chuyển các cua học hoặc module từ hệ

thống quản lý này sang hệ thống quản lý khác mà không phải cấu trúc lại nội
dung bên trong.

b) Chuẩn trao đổi thông tin:
Các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà con người hoặc
sự vật có thể trao đổi thông tin với nhau. Một ví dụ dễ thấy về chuẩn trao đổi
thông tin là một từ điển định nghĩa các từ thông dụng dùng trong một ngôn ngữ.
Trong e-Learning, các chuẩn trao đổi thông tin xác định một ngôn ngữ mà
hệ thống quản lý đào tạo có thể trao đổi thông tin được với các module.
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét hệ thống quản lý và các module trao
đổi với nhau thông tin gì và như thế nào, các chuẩn trao đổi thông tin nào đang
có, chúng hoạt động như thế nào, và chúng ta phải làm gì để đảm bảo tính tương
thích với các chuẩn đó.
Các thông tin cần trao đổi bao gồm:
 Hệ thống quản lý cần biết khi nào thì đối tượng (học tập) bắt đầu
hoạt động
 Đối tượng cần biết tên học viên
 Đối tượng thông báo ngược lại cho hệ thống quản lý học viên đã
hoàn thành đối tượng bao nhiều phần trăm
 Hệ thống quản lý cần biết thông tin về điểm học viên để lưu vào cơ
sở dữ liệu.
 Hệ thống quản lý cần biết khi nào học viên chấm dứt học tập và
đóng đối tượng học tập.
Chuẩn trao đổi thông tin bao gồm 2 phần: giao thức và mô hình dữ liệu.
Giao thức xác định các luật quy định cách mà hệ thống quản lý và các đối tượng
học tập trao đổi thông tin với nhau. Mô hình dữ liệu xác định dữ liệu dùng cho
quá trình trao đổi như điểm kiểm tra, tên học viên, mức độ hoàn thành của học
viên...
c) Chuẩn metadata:

24



Hãy tưởng tượng xem nếu bạn muốn tìm một cuốn sách trên giá đầy sách
mà mỗi cuốn sách không có tiều đề được in trên gáy. Bạn cũng gặp phải vấn đề
này trong một thế giới không có metadata.
Metadata là dữ liệu về dữ liệu. Với e-Learning, metadata mô tả các cua
học và các module. Các chuẩn metadata cung cấp các cách để mô tả các module
e-Learning mà các học viên và các người soạn bài có thể tìm thấy module họ cần.
Metadata không có gì bí ẩn cả, nó chỉ là việc đánh nhãn có mang thông tin
mô tả. Mục đích chính thường là giúp cho việc phát hiện, tìm kiếm được dễ dàng
hơn.
Metadata được dùng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Có lẽ bạn đã
từng xem bảng các thành phần dinh dưỡng được ghi trên một gói thức ăn. Hoặc
bạn có thể đã đánh giá một cuốn sách dựa trên bìa sách, trang trí bên trong, các
ghi chú về bản quyền, mục lục, index, hoặc lời ghi cuối sách. Bạn đã từng bao
giờ đọc một tờ quảng cáo film hoặc đọc các thông tin ở cuối một bộ phim. Nếu
bạn đã từng thực hiện một trong các việc trên thì bạn đã sử dụng metadata rồi.
Metadata giúp nội dung e-Learning hữu ích hơn đối với người bán, người
mua, học viên, và người thiết kế. Metadata cung cấp một cách chuẩn mực để mô
tả các cua học, các bài, các chủ đề, và media. Những mô tả đó sẽ được dịch ra
thành các catalog hỗ trợ cho việc tìm kiếm được nhanh chóng và dễ dàng.
Với metadata bạn có thể thực hiện các tìm kiếm phức tạp. Bạn không bị
giới hạn tìm kiếm theo các từ đơn giản. Bạn có thể tìm kiếm các cua học tiếng
Nhật về Microsoft Word có độ dài 2 tiếng và tìm kiếm bất cứ cái gì bạn muốn mà
không phải duyệt toàn bộ các tài liệu Microsoft Word bằng tiếng Nhật.
Metadata cho phép bạn phân loại các cua học, bài học, và các module
khác. Metadata có thể giúp người soạn bài tìm nội dung họ cần và sử dụng ngay
hơn là phải phát triển từ đầu.
Các chuẩn metadata hiện nay:
Qua nhiều năm, có 3 đặc tả metadata đã được đưa ra và có các sản phẩm
thực thi chúng trong thực tế. Chúng bao gồm:


25


 IEEE 1484.12 Learning Object Metadata Standard .
 IMS Learning Resources Meta-data Specification .
 SCORM Meta-data standards .
Cũng lưu ý thêm là các tổ chức cũng chưa thống nhất về cách viết: metadata hoặc metadata. IMS và SCORM dùng meta-data, trong khi đó IEEE và đa số
các tổ chức khác dùng metadata.
Trong ba đặc tả metadata liệt kê ở trên, IEEE metadata có thể coi là đặc tả
duy nhất được chứng nhận như là một chuẩn.
d) Chuẩn chất lượng:
Các chuẩn chất lượng liên quan tới thiết kế cua học và các module cũng
như khả năng truy cập được của các cua học đối với những người tàn tật. Các
chuẩn chất lượng đảm bảo rằng e-Learning có những đặc điểm nhất định nào đó
hoặc được tạo ra theo một quy trình nào đó - nhưng chúng không đảm bảo rằng
các cua học bạn tạo ra sẽ được học viên chấp nhận.
Các chuẩn chất lượng đảm bảo rằng nội dung của bạn có thể dùng được,
học viên dễ đọc và dễ dùng nội dung bạn tạo ra. Nếu các chuẩn chất lượng không
được đảm bảo thì bạn có thể mất học viên ngay từ những lần học đầu tiên.
Các chuẩn chất lượng đảm bảo các đối tượng học tập không chỉ sử dụng
lại được mà sử dụng được ngay từ những lần học đầu tiên.
e) Một số chuẩn e-Learning khác
Test Questions: Đây là chuẩn về các câu hỏi kiểm tra. Các câu hỏi được
phát triển trong một LMS, LCMS hoặc các hệ thống trường học ảo thường không
thể di chuyển được sang các hệ thống khác. Đặc tả IMS Question and Test
Interoperabililty cố gắng tìm các cách chung để các bài kiểm tra, câu hỏi có thể
dùng được trong nhiều hệ thống khác nhau.
Enterprise Information Model: Các hệ thống quản lý cần trao đổi thông tin
với các hệ thống khác của doanh nghiệp.
Learner Information Packaging: Trong thực tế, những người quản trị dành

rất nhiều thời gian đưa thông tin về học viên vào các hệ thống quản lý học tập
khác nhau. Đặc tả IMS Learner Information Packaging cố gắng xác định một

26


×