Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Báo cáo thực tập quản trị nhân lực: Thực trạng và giải pháp cho công tác tạo động lực tại công ty cổ phần thuỷ sản việt thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (387.38 KB, 63 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC............................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................5
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................6
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................7
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................8
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................8
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................8
3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................9
4. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................9
5. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................9
6. Ý nghĩa của đề tài..........................................................................................9
7. Kết cấu của đề tài..........................................................................................9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...........................10
1: Khái quát chung về đơn vị thực tập.............................................................10
1.1: Đôi nét về công ty....................................................................................10
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty............................................................11
1.2.1. Chức năng của công ty..........................................................................11
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty............................................................................11
1.3. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới........................11
1.4. Sơ đồ cơ cấu hoạt động của công ty.........................................................11
1.4.1. Trại cá....................................................................................................12
1.4.2. BP Nasafood..........................................................................................13
1.4.3. Bộ phận sản xuất...................................................................................14
1.4.4. Bộ phận kinh doanh...............................................................................16
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN THUỶ SẢN VIỆT THÁI..............................................................18
1


2.1. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần thuỷ sản Việt


Thái..................................................................................................................18
2.2. Khái quát các hoạt động quản trị nhân lực...............................................20
2.3. Đánh giá chung và những khuyến nghị....................................................22
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG......................................................................................23
3.1. Khái niệm về động lực và tạo động lực lao động.....................................23
3.1.1. Động lực là gì ?.....................................................................................23
3.1.2. Tạo động lực là gì ?...............................................................................24
3.2. Vai trò, mục đích và ý nghĩa của công tác tạo động lực đối với người lao
động.................................................................................................................25
3.2.1. Vai trò của công tác tạo động lực đối với người lao động....................25
3.2.2. Mục đích của công tác tạo động lực đối với người lao động................25
3.2.3. Ý nghĩa của công tác tạo động lực đối với người lao động...................26
3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực lao động............................................27
3.3.1. Các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động.........................................28
3.3.2. Các yếu tố thuộc về tổ chức..................................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VIỆT THÁI
.............................................................................................................................32
2.1. Nhận thức, quan điểm của Công ty về tạo động lực cho người lao động 32
2.2. Các học thuyết về tạo động lực................................................................33
2.2.1. Lý thuyết hệ thống nhu cầu của Maslow...............................................33
2.2.2. Học thuyết hai yếu tố của Herzberg......................................................36
2.2.3. Thuyết kỳ vọng của Victor - Vroom.....................................................36
2.2.3. Học thuyết về sự công bằng của Stacy Adams......................................37

2


2.3. Công tác tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần thuỷ sản

Việt Thái..........................................................................................................38
2.3.1. Tiền lương, tiền công.............................................................................38
2.3.1.1. Mục đích của việc trả lương cho người lao động...............................38
2.3.1.3. Các hình thức trả lương......................................................................39
2.3.1.4. Nguồn quỹ lương................................................................................39
2.3.1.5. Cách tính lương hàng tháng................................................................40
2.3.1.6. Lương làm thêm giờ...........................................................................41
2.3.1.7.Nâng lương..........................................................................................43
2.3.2. Đãi ngộ tài chính...................................................................................44
2.3.2.1. Chế độ thưởng....................................................................................44
2.3.2.2. Phụ cấp...............................................................................................45
2.3.2.3. Trợ cấp................................................................................................46
2.3.2.4. Thời gian làm việc và nghỉ ngơi.........................................................47
2.3.2.5. Chế độ bảo hiểm, chính sách xã hội...................................................47
2.3.2.6. Các khoản phúc lợi khác....................................................................47
2.3.3. Đãi ngộ phi tài chính.............................................................................48
2.3.3.1. Đào tạo và phát triển nhân lực............................................................48
2.3.3.2. Điều kiện và môi trường làm việc......................................................49
2.3.3.3. Văn hoá doanh nghiệp và quan hệ công việc.....................................49
2.3.3.4. Đánh giá tình hình thực hiện công việc của người lao động..............50
2.4. Uư và nhược điểm của công tác tạo động lực cho người lao động tại Công
ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái..........................................................................51
2.4.1. Ưu điểm.................................................................................................51
2.4.2. Nhược điểm...........................................................................................52

3


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VIỆT THÁI............................................54
3.1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG
LỰC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY.........................................54
3.1.1. Hoàn thiện công tác tuyển dụng lao động.............................................54
3.1.1.1. Tuyển mộ............................................................................................54
3.1.1.2. Tuyển chọn.........................................................................................55
3.1.2. Hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc................................55
3.1.3. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển.............................................56
3.1.4. Hoàn thiện công tác thù lao lao động....................................................58
3.1.5. Giaỉ pháp về phức lợi xã hội - dịch vụ và các chế độ khác...................59
3.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tạo động lực
cho người lao động tại công ty........................................................................59
3.2.1. Đối với công ty......................................................................................59
3.2.2. Đối với nhà trường................................................................................60
C. KẾT LUẬN...................................................................................................61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................63

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13

TỪ VIẾT TẮT
NLĐ
BGĐ
CBCNV
CNV
HĐLĐ
BHXH
BHTN
BP
PX
CN
KD
KT
TK

GIẢI NGHĨA TỪ VIẾT TẮT
Người lao động
Ban giám đốc
Cán bộ công nhân viên
Công nhân viên
Hợp đồng lao động
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp
Bộ phận

Phân xưởng
Công nhân
Kinh doanh
Kế toán
Thống kê

5


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thực tập , với sự nỗ lực của bản thân, báo cáo thực tập
với đề tài " Thực trạng và giải pháp cho công tác tạo động lực tại Công ty cổ
phần thuỷ sản Việt Thái" đã hoàn thành. Báo cáo hoàn thiện là kết quả của một
thời gian dài nghiên cứu, làm việc nghiêm túc tâm huyết. Bên cạnh sự cố gắng
nỗ lực của bản thân , em đã nhận được sự khích lệ và tạo điều kiện rất lớn từ
nhiều phía, để bày tỏ sự biết ơn em xin gửi lời cảm ơn tới:
Lời đầu tiên, em xin gửi cảm ơn chân thành tới nhà trường, các thầy cô
Khoa tổ chức và quản lý nhân lực đã chỉ bảo tận tình cho em tron suốt ba nam
học vừa qua và trong quá trình thực hiện báo cáo thực tập.
Em xin trân thàn cảm ơn Ban giám đốc , Phòng nhân sự cùng toàn thể các
thành viên trong Công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái. Đặc biệt là sự hướng dẫn
của chị Chu Thị Trang Nhung, Trưởng phòng nhân sự đã tạo mọi điều kiện và
nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu, củng cố kiến thức và thực
hành về chuyên môn.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, cha mẹ, anh chị, nững
người luôn bên em , động viên những lúc em thấy mệt mỏi nhất , giúp đỡ em
trong quá trình học tập, thực tập và hoàn thành báo cáo này.
Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng để hoàn thành báo cáo, xong còn có những
hạn chế về mặt kiến thức cũng như chuyên môn trong quá trình thực tập và hoàn
thiện báo cáo không tranh nhũng khiếm khuyết sai sót. Vì vậy, em rất mong

nhận được sự chỉ bảo đóng góp ý kiến của quý thầy cô để báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !

6


LỜI NÓI ĐẦU
Mỗi người lao động đều có những tiềm năng nhất định tồn tại trong con
người của họ , nhưng kông phải ai cũng biết cách để phát huy tối đa nội lực của
bản thân mình . Chính vì thế , ngành quản trị nhân lực mới ra đời với mục đích
đưa ra các nguyên lý để giúp các nhà lãnh đạo và các nhà quản lý có thể hiểu
được những triết lý quản lý , đặc biệt hiểu được những tâm lý, mong muốn của
người lao động ở tổ chức của mình.
Từ những năm 50 của thế kỷ XX, các nhà quản lý đã đưa ra các lý thuyết
về vấn đề tạo động lực cho người lao động , nhưng đến tận bây giờ vấn đề đấy
vẫn chưa được quan tâm đúng mức , bởi mọi người vẫn chưa nhìn thấy tầm quan
trọng của nó đối với sự tồn tại của một tổ chức. Con người luôn là một yếu tố
quyết định tới sự thành bại của một tổ chức , cũng với một ý nghĩa lớn lao, quan
trọng như thế việc làm thế nào để người lao động có thể phát huy được những
phẩm chất của mình để từ đó làm cho tổ chức có thể lớn mạnh không phải là
một điều dễ dàng. Đây có thể coi là một vấn đề phức tạp và trìu tượng , vì còn
liên quan đến tâm lý học , mà đã là tâm lý học thì với mỗi các nhân trong một
tập thể, tạo ra được một mục đích chung cho tổ chức thì phải có những phương
pháp và cách thức thật khéo léo, tác động vào những nhu cầu và mục đích của
người lao động . Suy cho cùng, người lao động làm việc là để thoả mãn những
nhu cầu và lợi ích mà mình đặt ra cho bản thân và gia đình, vì thế doanh nghiệp
nào biết cách tác động vào những yếu tố đó thì thành công trong việc kích thích
họ làm việc và cống hiến cho tổ chức , đây là mục đích cuối cùng và cũng là
quan trọng nhất không chỉ với một doanh nghiệp mà tất cả các doanh nghiệp

đang tồn tại và phát triển trên thị trường.

7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề tạo động lực cho người lao động đang ngày càng được quan tâm
nhiều hơn trong các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Nguồn nhân lực là chìa
khoá thành công của mọi tổ chức. Do đó, việc khai thác và phát triển nguồn
nhân lực một cách hiệu quả nhất trong mỗi tổ chức là điều kiện kiên quyết, đảm
bảo cho sự thành công của các tổ chức nhất là trong môi trường kinh doanh đầy
thách thức và nhiều biến động trong xu thế hội nhập và phát triển, cạnh tranh
trong môi trường quốc tế.
Công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái luôn hiểu rõ và nắm bắt được các
nguồn lực quan trọng, phù hợp với mục đích và tiềm năng của công ty. Từ khi
thành lập tới nay công ty luôn đưa ra các biện pháp nhằm khai thác sử dụng có
hiệu quả nguồn nhn lực của công ty. Một trong những biện pháp đó là công tác
tạo dộng lực cho người lao động, bởi vì việc tạo động lực cho người lao động sẽ
có tác động khích thích sư hứng thú, hăng say làm việc của người lao động. Từ
đó ngâng cao chất lượng, hiệu quả của công việc góp phần giúp công ty phát
triển lớn mạnh hơn.
Thực tế công tác tạo động lực ở Công ty cổ phần thuỷ sàn Việt Thái đã
và đang được thực hiện rất mạnh, thường xuyên nhưng vẫn chưa đạt được kết
quả như mong muốn vẫn chưa kích thích được người lao động nhiều. Với những
vướng mắc trên và trong quá trình thực tập tại công ty tìm hiểu thực tế em đã
mạnh dạn chọn đề tài " Thực trạng và giải pháp cho công tác tạo động lực tại
Công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái" để làm đề tài báo cáo tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề về tạo động lực trên lý thuyết và thực tế công ty.

Trong quá trình thực tập tại công ty em đã đi sâu vào nghiên cứu vấn đề về đánh
giá thực trạng công tác tạo động lực tại Công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái. Từ
đó tìm ra những vấn đề tồn đọng của công tác tạo động lực cho người lao động
của công ty với nguyên nhân tồn tại của những vấn đề đó. Từ đó đưa ra những
giải pháp, đề xuất nhằm khắc phục hoàn thiện công tác tạo động lực cho người
lao động để từ đó có thể khắc phục những sai lầm,khích thích người lao động
làm việc hăng say hiệu quả nhất, để công ty có thể giữ và thu hút nhiều hơn
8


những nguồn lao động chất lượng cao.
3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái.
Thời gian: từ năm 2012 - 2015
Đối tượng nghiên cứu: những người làm việc tại công ty
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng và giải pháp cho công tác tạo động lực tại Công
ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái. để từ đó có những chiến lược mục tiêu phát triển
của công ty trong những năm tiếp theo nhằm phát triển tổ chức một cách lớn
mạnh nhất.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp khảo sát
6. Ý nghĩa của đề tài
Hiện nay vấn đề tạo động lực cho người lao động đang ngày càng được
quan tâm nhiều hơn trong các doanh nghiệp nhà nước cũng như doanh nghiệp tư
nhân. Tổ chức là một tập thể người lao động mà trong đó họ làm việc và cống

hiến vì mục đích chung là làm cho tổ chức ngày càng phát triển và có vị thế trên
thị trường. Ngược lại người lao động cũng nhận được những phần thưởng cả về
mặt vật chất lẫn tinh thần do tổ chức mang lại. Như vậy, công tác tạo động lực
thực chất là một hoạt động đầu tư có lợi cho cả hai bên, cho cả người lao động
và người sử dụng lao động.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu của em gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Thực trạng Công tác tạo động lực tại công ty cổ phần thuỷ sản
Việt Thái
Chương 3: Một số giải pháp và khuyến nghị nhằm nâng cao công tác tạo
động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái.
9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1: Khái quát chung về đơn vị thực tập.
1.1: Đôi nét về công ty.

Hình ảnh công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái
Tên tiếng anh: VIET THAI SEAFOOD JOINT STOCK COMPANY.
Tên viết tắt: VIET THAI FOOD., JSC
Địa chỉ: Thôn Đồng Vai - TT Xuân Mai - Huyện Chương Mỹ - Thành
Phố Hà Nội.
Điện thoại: 043.3725.960
Fax: 043. 3725.959
Mã số doanh nghiệp: 0106053946
Số tài khoản: 102010001665976 tại ngân hàng công thương Việt Nam chi nhánh Hoà Lạc.
Giám đốc : ( Ông ) Nguyễn Tất Phương

Ngành nghề kinh doanh :
- Buôn bán nông , lâm , nguyên liệu ( tre, nứa, gỗ)
- Buôn bán nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản
- Sản xuất nuôi trồng thuỷ sản
10


- Sản xuất thức ăn gia xúc , gia cầm, và thuỷ sản
- Khai thác, chế biến thuỷ sản
- Nuôi trồng thuỷ hải sản trên ao, hồ ...
1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty.
1.2.1. Chức năng của công ty
Công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái là một công ty thuộc hình thức cổ
phần . Đây là một công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến, bảo
quản, nuôi trồng thuỷ hải sản. Công ty là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp
nhân, hoạt động theo luật lao động và luật doanh nghiệp năm 2008, hạch toán
kinh tế độc lập, có tài khoản ngân hàng và sử dụng con dấu theo quy định của
pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1.2.2. Nhiệm vụ của công ty
- Chế biến bảo quản thuỷ sản và các sản phẩm từ thuỷ sản.
- Buôn bán nông, lâm thuỷ sản.
- Khai thác và nuôi trồng thuỷ hải sản.
- Kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia xúc, gia cầm.
- Xuất khẩu thuỷ sản, xuất nhập khẩu các loại vật tư ngành hải sản...
1.3. Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.
Với nền kinh tế công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước như hiện nay hầu
hết tất cả các tổ chức, doanh nghiệp đều cần phải có chiến lược phát triển lâu
dài, vững mạnh Công ty cổ phần thuỷ sản Việt Thái cũng có đặt ra rất nhiều mục
tiêu cho sự phát triển. Với kế hoạch vươn rộng ra thị trường toàn quốc và xuất
khẩu sang thị trường thế giới. Công ty đã đặt ra những chỉ tiêu kinh tế cần đạt

được song song với đó là hàng loạt các phương án hoạt động trong thời gian tới.
Công ty không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, quy
trình sản xuất và tay nghề của công nhân nhằm tạo ra những sản phẩm đạt tiêu
chuẩn chất lượng quốc tế để xuất khẩu sang thị trường thế giới có thể cạnh tranh
với các sản phẩm trong cùng lĩnh vực. Theo kế hoạch sẽ sản xuất, xuất khẩu
sang một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Lào....
Trong thời gian tới công ty sẽ phấn đấu gây dựng thương hiệu và mở rộng phạm
vi kinh doanh nhằm tạo chỗ đứng của mình trên thị trường thế giới.
1.4. Sơ đồ cơ cấu hoạt động của công ty.
11


CHỦ TỊCH HĐQT

GIÁM ĐỐC

ĐỒNG CÁ

NASAFOOD

BP

BP

BP

bếp ăn
CN

chế

biến
nhỏ

Nội
địa

P. KT

PGĐ SẢN XUẤT

PGĐ KD

P.

P.

PX

BP.TK


điện

Đông
lạnh

Hàng
khô

kho

VT

KT TRƯỞNG

PX
Hàng
khô

BP.TK
kho

PGĐ HCQT

P.Kế
toán

P.HC
NS

VT

11


1.4.1. Trại cá
- Trưởng trại cá: Ông Nguyễn Duy Quân

- Sơ đồ tổ chức:
TRƯỞNG TRẠI


Kế toán

Kho quỹ

Kỹ thuật

CN sửa chữa

CN nuôi cá

Nhà bếp

- Chức năng:
+ Lập kế hoạch nuôi cá diêu hồng, cá rô phi... theo yêu cầu sản lượng
của Công ty.
+ Thực hiện các biện pháp kỹ thuật nhằm thực hiện kế hoạch nuôi cá
+ Chủ động theo dõi tình hình thu chi tài chính , xuất nhập khẩu nguyên
12


vật liệu, thức ăn chăn nuôi.
+ Thực hiện công tác hậu cần phục vụ sản xuất.
+ Tham mưu cho Ban Gíam Đốc công ty trong công tác hoạch định
chiến lược nuôi cá
+ Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý năng
động, hữu hiệu.
+ Tham gia xây dựng hệ thống quản lý văn hoá doanh nghiệp.
+ Thực hiện các công việc khác có liên quan theo yêu cầu của Ban lãnh
đạo công ty.
1.4.2. BP Nasafood

- Phụ trách chung: Ông Lê Văn Đức
- Sơ đồ tổ chức
TRƯỞNG BP

Bếp ăn CN

TT nội địa

Chế biến nhỏ

Tổng hợp

- Chức năng:
+ Nghiên cứu, phân tích thị trường và đối thủ cạnh tranh.
+ Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm và cung cấp thức ăn công nhân
theo định hướng của Công ty.
+ Lựa chọn các công cụ xúc tiến bán hàng.
+ Tổ chức tiêu thụ sản phẩm và cung cấp suất ăn công nghiệp có hiệu
quả.
+ Căn cứ vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm và cung cấp suất ăn công
nghiệp để xây dựng kế hoạch và triển khai hoạt động chế biến nhỏ.
+ Tham mưu cho Ban Giám Đốc Công ty trong công tác hoạch định
chiến lược tiêu thụ sản phẩm.
13


1.4.3. Bộ phận sản xuất
- P. Giám Đốc sản xuất:Ông Lê Văn Cường
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
PGĐ SẢN XUẤT


P. Kỹ thuật

P. Cơ điện

PX đông lạnh

PX hàng khô

BPTK kho, VT

- Các bộ phận trực thuộc.
Phòng kỹ thuật:
Chức năng:
+ Xây dựng và giám sát quá trình thực hiện hệ thống quản lý chất lượng,
vệ sinh ATTP theo đúng yêu cầu.
+ Xây dựng quy trình công nghệ , định mức kinh tế - kỹ thuật và hệ thống
nội quy, quy định sản xuất.
+ Kiểm tra, đánh giá, giám sát hoạt việc thực hiện quy trình công nghệ ,
định mức kinh tế kỹ thuật và tình hình thực hiện nội quy, quy định trong sản
xuất.
+ Nghiên cứu hoàn thiện quy ttrình công nghệ, tìm biện pháp nâng cao
năng suất lao động, chất lượng sản phẩm.
+ Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.
Phòng cơ điện lạnh:
Chức năng:
+ Xây dựng kế hoạch về công tác kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa
máy móc thiết bị trong công ty theo tháng, quý, năm.
+ Thường xuyên thực hiện công tác bảo trì, bảo dưỡng, sữa chữa các trang
14



thiết bị, phương tiện sản xuất tại công ty.
+ Theo dõi, giám sát việc khai thác vận hành các trang thiết bị, phương
tiện sản xuất nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
+ Chủ động lập kế hoạch, đề xuất, thực hiện các phương án huấn luyện,
đào tạo các kỹ năng vận hnàh máy móc thiết bị cho CNV trong công ty.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc công ty trong việc trang thiết bị thay thế,
thu hồi... máy móc thiết bị.
Phân xưởng đông lạnh:
Chức năng:
+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lập trình sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu
sản xuất kinh doanh của công ty và sử dụng lao động, máy móc thiết bị có hiệu
quả.
+ Thực hiện tốt quy trình, kỹ thuật sản xuất, bảo quản và quản lý chất
lượng nguyên vật liệu, thành phẩm. Từ đó đảm bảo tốt các yêu cầu về chất
lượng sản phẩm.
+ Thực hiện tốt , nghiêm túc nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao
động, phòng chống cháy nổ.
+ Nghiên cứu, sáng tạo phương pháp sản xuất dụng cụ lao động nhằm cải
thiện điều kiện và nâng cao năng suất lao động.
+ Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật sản
xuất theo đúng yêu cầu của khách hàng.
+ Thống kê số liệu sản xuất kinh doanh.
+ Quản lý kho thành phẩm , vật tư.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc công ty trong công tác hoạch định chiến
lược sản xuất.
Phân xưởng hàng khô:
Chức năng:
+ Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, lập trình sản xuất phù hợp nhằm đáp ứng

với nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty và sửu dụng lao động, máy móc
thiết bị có hiệu quả.
15


+ Thực hiện tốt quy trình, kỹ thuật sản xuất, bảo quản và chất lượng
nguyên vật liệu, thành phẩm. Từ đó đảm bảo tốt các yêu cầu về chất lượng sản
phẩm.
+ Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định về an toàn vệ sinh lao động,
phòng chống cháy nổ.
+ Nghiên cứu, sáng tạo phương pháp sản xuất, dụng cụ lao động nhằm cải
thiện điều kiện và nâng cao năng xuất lao động.
+ Tổ chức thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật sản
xuất theo đúng yêu cầu cảu khách hàng.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc công ty trong công tác hoạch định chiến
lược sản xuất.
1.4.4. Bộ phận kinh doanh
Phòng thu mua
Chức năng:
+ Xây dựng, tổ chức hệ thống thông tin trong công tác thu mua phục vụ
cho quản trị doanh nghiệp
+ Xây dựng chiến lược thu mua hợp lý, hiệu quả.
+ Tổ chức công tác thu mua nhằm thực hiện tốt chiến lược kinh tế, kinh
doanh của công ty.
+ Quản lý đội xe.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc Công ty trong hoạch định kế hoạch mua
hàng và cung ứng vật tư phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng kế hoạch tiêu thụ:
Chức năng:
+ Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm nguồn hàng, khách hàng, thực hiện

nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, kết hợp phòng kế toán theo dõi việc thanh
toán.
+ Cùng với các bộ phận khác xây dựng kế hoạch kinh doanh và tài
chính.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc hoạch định các phương án thực hiện
16


công tác XNK của công ty.
Phòng kế toán:
Chức năng:
+ Tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán phù hợp với tình
hình sản xuất kinh doanh của công ty theo đúng quy định của Nhà nước về
chuẩn mực, nguyên tắc kế toán.
+ Tổ chức hạch toán, theo dõi báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác, toàn
diện kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ tốt cho công tác quản
trị.
+ Căn cứ vào yêu cầu sản xuất kinh doanh, tổ chức tính toán, xây dựng kế
hoạch tài chính.
+ Tính toán, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, theo dõi, giám sát
quá trình thực, áp dụng các định mức đó trong quá trình sản xuất kinh doanh.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của
chế độ qua từng thời kỳ, hoạt động sản xuất kinh doanh.
Phòng hành chính nhân sự:
Chức năng:
+ Thực hiện công tác tổ chức bộ máy nhân sự đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả.
+ Thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự đảm bảo theo chất lượng, theo
yêu cầu chiến lược của công ty.
+ Tổ chức và phối hợp với các đơn vị khác thực hiện quản lý nhân sự, đào
tạo và tái đào tạo.

+ Tổ chức việc quản lý nhân sụ toàn công ty.
+ Xây dựng quy chế lương thưởng, các biện pháp khuyến khích, khích
thích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động.
+ Nghiên cứu, soạn thảo và trình duyêt các quy định áp dụng thông
thường trong công ty, xây dựng cơ cấu tổ chức của công ty, các bộ phận và tổ
chức thực hiện
+ Phục vụ các công tác hành chính để Ban giám đốc thuận tiện trong chỉ
đạo, điêu hành và các bộ phận khác có điều kiện hoạt động tốt.
17


+ Quản lý việc sử dụng và bảo vẹ các loại tài sản đảm bảo an ninh chật tự,
an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong công ty.
+ Tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề về công tác Tổ chức- Hành
chính nhân sự.
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN THUỶ SẢN VIỆT THÁI
2.1. Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần thuỷ
sản Việt Thái
Quản trị nhân lực là công tác quản lý con người trong phạm vi nội bộ
một tổ chức, là sự đối xử của tổ chức với người lao động. Nói cách khác, quản
trị nhân lực chụi trách nhiệm về việc đưa con người vào tổ chức giúp họ thực
hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát
sinh.
Hoạt động quản lý nhân lực có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó đóng vai
trò trung tâm trong việc thành lập các tổ chức và giúp cho các tổ chức tồn tại và
phát triển trên thị trường.
Thấu hiếu được tầm quan trọng của công tác quản trị nhân lực đối với sự
tồn tại, phát triển của Công ty đã rất chú trọng đầu tư tới công tác quản trị nhân
lực tại Công ty của mình.

Thực trạng nhân lực tại Công ty được biểu hiện qua bảng sau:

18


Bảng 2: Cơ cấu lao động trong công ty
Chỉ tiêu

Năm 2012
SL
120

Năm 2015
SL
150

20
15
85

30
25
95

80
40

95
55


80
20
15
50

85
35
20
10

Tổng số lao động
Phân theo trình độ, cấp bậc
Đại học
Trung cấp + cao đẳng
THPT (công nhân)
Phân theo giới tính
Nữ
Nam
Phân theo tuổi tác
LĐ dưới 30 tuổi
LĐ từ 30 - 40 tuổi
LĐ từ 40 - 50 tuổi
LĐ trên 50 tuỏi
Phân theo thâm niên công tác
Dưới 1 năm
Từ 1 - 4 năm
Từ 4 - 7 năm
Do đặc điểm là công việc sản

30

45
65
70
25
35
xuất kinh doanh nên công việc luôn ổn

định, vì vậy, bố trí lao động trong công ty luôn hợp lý. Do doanh nghiệp ngày
càng phát triển nên để đáp ứng nhu cầu của công việc, công ty phải tuyển thêm
lao động để đảm bảo cho doanh nghiệp có điều kiện ngày càng phát triển. Yêu
cầu lao động trong công ty phải là những người có trình độ, có năng lực và sức
khoẻ tốt. Cho đến thời điểm hiện tại ( 2/2015) thì tổng số lao động trong công ty
1500 người , đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, ngày
càng phát triển của công ty.

19


2.2. Khái quát các hoạt động quản trị nhân lực
- Công tác lập kế hoạch:
Công ty thường lên kế hoạch định kỳ theo tuần, tháng, quý, năm. Lãnh
đạo công ty căn cứ vào thực trạng sản xuất kinh doanh và nhu cầu mở rộng thị
trường sắp tới để xác định nhu cầu nhân lực vào quý 4 của năm để tiến hành
thực hiện vào đầu quý 1 của năm sau. Sau khi đã tập hợp đầy đủ nhu cầu tuyển
dụng lao động của các phòng, ban, bộ phận, phòng Nhân sự sẽ lập kế hoạch
tuyển dụng lao động sao cho hợp lý.
- Công tác phân tích công việc
Lãnh đạo công ty căn cứ vào mức độ phức tạp cũng như đặc thù công việc
để đưa ra các tiêu chí, chỉ tiêu đối với người lao động. Từ đó đưa ra các yêu cầu,
nhiệm vụ, quyền hạn tương ứng với mỗi chức danh công việc cụ thể và người

lao động phải cần có những kỹ năng, phẩm chất, kinh nghiệm gì để thực hiện tốt
công việc.
Ví dụ: Đối với một vị trí là một Trưởng phòng quản lý nhân sự của công
ty thì yêu cầu đối với người lao động là phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm ở
vị trí tương đương, tốt nghiệp đại học chuyên nghành quản trị nhân sự, hành
chính và sử dụng thành thạo các kỹ năng mềm, thành thạo vi tính và tiếng anh
văn phòng.
- Công tác tuyển dụng nhân lực
Phòng nhân sự đăng thông báo tuyển dụng và tiến hành tiếp nhận hồ sơ.
Chỉ những hồ sưo đủ tiêu chuẩn tuyển dụng mà công ty đề ra. Qúa trình tuyển
dụng được tiến hành theo các bước đã được quy định, sau khi có kết quả, những
thí sinh trúng tuyển sẽ được vào làm việc tại công ty và phải trải qua thời gian
thư việc. Những người lao động đạt tiêu chuẩn sau thời gian thử việc sẽ được ký
HĐLĐ với Công ty.
- Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực
Giám đốc Công ty căn cứ vào đặc điểm công việc, nhiệm vụ kinh doanh
cũng như năng lực, phẩm chất của NLĐ để bố trí sắp xếp lao động sao cho phù
hợp. Gíam đốc công ty tổ chức họp các Trưởng phòng để bàn bạc, xem xét,
20


quyết định bố trí và chức danh công việc tại các phòng, ban. Trong quá trình
thực hiện nếu có phát sinh vấn đề gì chưa phù hợp thì đề nghị NLĐ phản ánh
bằng văn bản để phòng Nhân sự xem xét, sửa đổi bổ sung sao cho phù hợp với
NLĐ cũng như đối với công ty.
- Công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Hàng năm, sau những đợt tuyển dụng công nhân mới Công ty đều tiến
hành đào tạo tại chỗ cho NLĐ để người lao động có thể nhanh chóng làm quen
và bắt nhịp với công việc. Đối với cán bộ, nhân viên các Phòng, ban, công ty
cũng thường xuyên mở các lớp nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ do công ty

mời chuyên gia về giảng dạy. Đồng thời, công ty cũng cử cán bộ sang các nước
có nền công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại để học hỏi kinh nghiệm.
- Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc
Người thực hiện công tác đánh giá của công ty xem xét và xây dựng các
tiêu chuẩn thực hiện công việc tương ứng với các vị trí, chức danh công việc của
NLĐ. Sau đó người đánh giá sử dụng các phương pháp đánh giá đê tiến hành sự
đo lường thực hiện công việc với các tiêu chuẩn. Các kết quả đánh giá có được
thảo luận với NLĐ và được đưa tới phòng nhân sự để lưu trong hồ sơ nhân viên,
làm cơ sở để đưa ra các quyết định có liên quan và hoàn thiện thực hiện công
việc của NLĐ.
- Quan điểm trả lương cho NLĐ
Tiền lương được biểu hiện là số tiền mà người lao động nhận được từ
người sử dụng lao động của họ thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất
lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải trong xã hội.
Tiền lương có vai trò là một trong những hình thức kích thích lợi ích vật chất
đối với người lao động. Vì vậy, quan điểm trả lương của công ty là sửu dụng
tiền lương như đòn bẩy nhằm đảm bảo sản xuất phát triển, duy trì một đội ngũ
lao động có trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cao với ý thức kỹ luật vững.
Đặc biệt công ty luôn coi trọng công tác trả lương và thực hiện trả lương cho
NLĐ công bằng, khách quan đúng với pháp luật Việt Nam, đảm bảo quyền và
lọi ích chính đáng của NLĐ.
21


- Quan điểm và các trương trình phúc lợi cơ bản
Công ty luôn tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, đảm bảo các
chương trình phúc lợi cơ bản cho người lao động như tiến hành đóng BHXH,
BHTN cho người lao động, thực hiện một số phúc lợi cho người lao động có
hoàn cảnh đặc biệt, đau ốm ( hỗ trợ kinh phí thuốc men, tiền khám chữa bệnh...)
Đồng thời trợ cấp nhà ở cho nhân viên thị trường khi họ đi công tác xa và trợ

cấp đi lại cho nhân viên giao hàng thị trường khi họ phải đi lại nhiều. Công ty
thực hiện các trương trình phúc lợi cơ bản cho NLĐ theo đúng định kỳ, mọi thắc
mắc hay có vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các trương trình phúc lợi cho
người lao động sẽ được phòng Nhân sự kiểm tra, xem xét và giải đáp thoả đáng
cho NLĐ.
- Công tác giải quyết các quan hệ lao động:
Công ty đã đứng ra giải quyết các vấn đề người lao động xin thôi việc,
đình công. Đồng thời thiết lập các chính sách quan hệ lao động và các phương
hướng kế hoạch nhằm hạn chế xảy ra tranh chấp lao động một cách thấp nhất.
Công ty mở các đợt đi chơi, sinh hoạt cuối tuần nhằm giúp đỡ cho NLĐ có cơ
hội giao lưu, học hỏi với nhau, giúp cho NLĐ và người sử dụng lao động thêm
phần gắn kết.
2.3. Đánh giá chung và những khuyến nghị
- Ưu điểm:
Công ty có lực lượng lao động năng động, sáng tạo và làm việc có tinh
thần trách nhiêm cao.
Ban lãnh đạo công ty rất nhiệt huyết và quan tâm tới các chính sách nhân
sự đối với người lao động, do đó công tác quản trị nhân lực tại công ty được tiến
hành khá đầy đủ, đảm bảo quyền lợi cho cả doanh nghiệp và người lao động.
Công tác tuyển dụng cũng như công tác đánh giá thực hiện công việc cho NLĐ
trong công ty được tiến hành khá khách quan, trung thực, giúp nhà quản lý và
người lao động biết được khả năng làm việc thực sự của mình từ đó có kế hoạch
làm việc, bồi dưỡng, trả lương, đánh giá năng lực ... sao cho phù hợp

22


- Nhược điểm
Công tác sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực trong công ty vẫn chưa thực sự
hợp lý,nhiều nơi yếu về chuyên môn, nhiều vị trí chưa đúng nghành nghề. NLĐ

chưa phát huy hết khả năng của mình.
Công tác trả lương còn bộc lộ một vài vấn đề trong cách tính lương,
thưởng, khiến người lao động chưa thực sự hài lòng.
- Một số khuyến nghị:
Công ty cần quan tâm hơn nữa các chương trình phúc lợi cho NLĐ, để
NLĐ có thể an tâm làm việc.
Thường xuyên mở các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề không chỉ dành
cho người lao động mới tuyển chọn mà ngay cả người lao độn đã lành nghề để
họ có điều kiện cập nhập nững thông tin mới về chuyên môn cũng như công
nghệ sản xuất mới, hiện đại.
Tăng cường các mối quan hệ, sự giao lưu trao đổi giũa các phòng, ban,
bộ phận để tạo sự gắn kết và hiểu biết lẫn nhau giữa các thành viên trong công
ty, thúc đẩy tinh thần đoàn kết và lớn mạnh của Công ty.
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
3.1. Khái niệm về động lực và tạo động lực lao động
3.1.1. Động lực là gì ?
Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích. Vì vậy các nhà quản
lý luôn tìm cách để trả lời câu hỏi là tại sao người lao động lại làm việc. Để trả
lời câu hỏi này các nhà quản lý phải tìm hiểu về động lực của người lao động
trong quá trình làm việc.
Vậy động lực là gì ? Động lực là những nhân tố bên trong kích thích con
người nỗ lực trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả cao. Vậy động
lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người, là sự khao khát và tự nguyện của
con người để nâng cao mọi nỗ lực của mình nhằm đạt được mục tiêu hay kết
quả cụ thể nào đó. Khi con người ở vị trí khác nhau, với những mục đích , mục
tiêu, mong muốn khác nhau. Chính vì những đặc điểm này nên động lực của mỗi
23



người là khác nhau. Vì vậy, nhà quản lý cần phải có những tác động khác nhau
đến mỗi người lao động để từ đó khích thích người lao động làm việc tốt hơn.
3.1.2. Tạo động lực là gì ?
Đây là vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị của mỗi doanh nghiệp. Các nhà
quản trị trong tổ chức muốn xây dựng công ty, xí nghiệp mình vững mạnh thì
phải sử dụng mọi biện pháp kích thích người lao động hăng say làm việc, phát
huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc. Đây là vấn đề tạo động lực cho người
lao động trong doanh nghiệp.
Vậy tạo động lực cho người lao động được hiểu là hệ thống các chính
sách, biện pháp, thủ thuật quản lý để tác động đến người lao động nhằm làm cho
người lao động có động cơ trong công việc.
Ví dụ như: Thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục
tiêu của người lao động vừa thoả mãn được mục đích của doanh nghiệp sử dụng
các biện pháp kích thích về mặt vật chất lẫn tinh thần.
Vậy vấn đề quan trọng của tạo động lực là mục tiêu. Nhưng để đề ra
được những mục tiêu phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động tạo
cho người lao động sự hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc thì nhà quản lý
phải biết được mục đích hướng tới của người lao động là gì ? Việc dự đoán và
kiểm soát hành động của người lao động hoàn toàn có thể thực hiện được thông
qua việc nhận biết động cơ và nhu cầu của họ.
Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức
vì doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải sử dụng tất cả các biện pháp nhằm
khuyến khích đối với người lao động đồng thời tạo ra mọi điều kiện cho người
lao động hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất. Có thể khuyến khích
bằng vật chất, hoặc bằng tinh thần nhằm tạo ra bầu không khí thi đua trong nhân
viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các
nhà quản trị đã từng nói " sự thành bại của công ty thường phụ thuộc vào việc sử
dụng nhân viên trong doanh nghiệp đó như thế nào ".

24



×