Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

tiểu luận cao học xu hướng vận động của báo phát thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.38 KB, 39 trang )

Phát Thanh K29

MỤC LỤC

1


Phát Thanh K29

PHẦN I: MỞ ĐẦU
Ngày nay, vị trí và vai trò của báo chí trong đời sống xã hội ngày càng được
nâng lên, nó trở thành một hiện tượng đặc biệt phổ biến, đang từng ngày từng giờ
tác động sâu sắc, toàn diện tới mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tới mỗi con
người trên khắp hành tinh. Không còn nghi ngờ gì nữa khi người ta khẳng định
rằng, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng đã và đang là yếu tố động
lực quan trọng không thể thiếu được trong xã hội hiện đại. Cùng với các loại
hình báo chí như báo in, báo truyền hình, báo Mạng Điện tử, Báo Phát thanh đã
góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển đất nước.
Với những tiến bộ vượt bậc của khoa học kỹ thuật trong những năm trở
lại đây, để có thể cạnh tranh với các loại hình báo chí khác để có thể khẳng định
vị thế của mình trong các hệ thống các loại hình báo chí, phát thanh hiện đại
phải tìm được cho mình một hướng đi để không bị tụt hậu. Đặc biệt đối với báo
phát thanh ở Việt Nam – loại hình báo chí đang chịu nhiều sức ép trong mấy
thập kỷ vừa qua thì vấn đề này lại càng trở nên bức xúc hơn bao giờ hết.
Trong tiểu luận này, tôi sẽ đi sâu vào tìm hiểu những xu hướng vận động
và phát triển trong tương lai của loại hình báo phát thanh để qua đó hiểu rõ hơn
đặc điểm, thực trạng của nền báo chí phát thanh.
Bên cạnh đó, điều kiện cần và đủ cho những xu hướng vận động và phát
triển của báo phát thanh trong tương lai đó chính là đội ngũ những người làm
báo. Chính vì vậy, song song với việc tìm hiểu những xu hướng vận động và
phát triển của báo phát thanh trong tương lai, tôi sẽ nêu ra những kỹ năng và


phẩm chất mà một nhà báo phát thanh cần chuẩn bị để đáp ứng được xu hướng
phát triển ấy.

2


Phát Thanh K29

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ BÁO PHÁT THANH
1. Lịch sử hình thành và phát triển
 Trên thế giới
Những phát minh khoa học về sóng từ trường của các nhà khoa học
Pharađây, Macsxoen, Ruđônphơm, Héc… và những tiến bộ về kỹ thuật đạt được
từ giữa thế kỷ XIX đã chuẩn bị những khả nawgn cho việc bắt tay vào những
thử nghiệm thu phát âm thanh qua làn sóng điện.
Trải qua những nhiều lần thử nghiệm, tìm kiếm ứng dụng thì đến năm
1913 phát thanh chính thức góp mặt trên thế gưói truyền thông bằng sự kiện là
những buổi phát ca nhạc của đài Lacken (Bỉ). Sau đó trong chiến tranh thế giới
lần thứ I, phát thanh được sử dụng rộng rãi trong công tác truyền tin.
Cuối những năm 30 của thế kỷ XX, kỹ thuật phát thanh FM bắt đầu phát
triển có tính chất thử nghiệm và ngày càng trưởng thành. Phát thanh FM dần dần
trở thành cạnh tranh với phát thanh AM. Ở Mỹ, trong số 11.397 đài phát thanh
hiện nay có 4.956 đài AM, 6.431 đài FM.
Hiện nay, kỹ thuật bán dẫn, vệ tinh địa tĩnh, kỹ thuật số đang là những
yếu tố thúc đẩy sự phát triển đa dạng, phong phú của phát thanh trên thế giới.
Năm 1994, ước tính có khoảng 1 tỷ chiếc máy thu thanh ở các nước đang phát
triển. Theo thống kê của UNESCO, bình quân chung trên thế gới năm 1997, cứ
1000 dân thì có 418 máy thu thanh.
Có thể nói, phát thanh hiện nay vẫn tiếp tục khẳng định vị trí không thể

thiếu của mình trong xã hội hiện đại mặc dù sự cạnh tranh của phát thanh với
các loại hình báo chí khác vẫn đang diễn ra.
 Ở Việt Nam

3


Phát Thanh K29

Ở nước ta, phát thanh là loại hình báo chí ra đời sớm nhất, gắn với sự ra
đời của nướcViệt Nam độc lập từ năm 1945, phát thanh Việt Nam đã gắn với
từng bước thăng trầm của lịch sử dân tộc qua hơn 65 năm với rất nhiều biến
động khốc liệt và hào hùng của lịch sử.
Vào lúc 11h30 phút ngày 7/9/1945, nhạc hiệu Diệt phát xít và lời xướng
Đây là Đài Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội – Thủ đô nước Việt Nam
Nam Dân chủ Cộng hòa cất lên qua làn sóng điện là thời điểm khai sinh ra Đài
Tiếng nói Việt Nam.
Kể từ đó đến nay, tính đến tháng 3/2000, cả nước ta có 1 đài truyền hình
quốc gia, 60 đài phát thanh truyền hình tỉnh, thành phố, 606 đài phát thanh,
truyền thanh cấp huyện, trong đó có 288 đài huyện, thị xã phát sóng FM và hàng
nghìn trạm truyền thanh xã, phường…
Hiện nay, Đài Tiếng nói Việt Nam phủ sóng trên 95% cả nước và số thính
giả thường xuyên từ 70 nước. Có thể nói, Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục là
một trong những phương tiện truyền thông rộng khắp và có hiệu quả nhất hiện
nay, là cầu nối gần gũi với công chúng nghe đài trong và ngoài nước.
2. Khái niệm và đặc trưng của báo phát thanh
 Khái niệm
Phát thanh (radio) là laoij hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dung
thông tin được chuyển tải qua âm thanh. Âm thanh trong phát thanh bao gồm lời
nói, tiếng động, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minh họa cho lời nói

như mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗ tay, tiếng ồn đường phố…
 Đặc trưng của báo phát thanh
Trong cuốn sách Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh, tác giả
Lois Baird đã nêu ra 11 đặc điểm của báo phát thanh như sau:
1. Radio là hình ảnh.
2. Radio là thân mật riêng tư.
4


Phát Thanh K29

3. Radio dễ tiếp cận và dễ mang.
4. Radio là trực tiếp.
5. Radio có ngôn ngữ riêng của mình.
6. Radio có tính tức thời.
7. Radio không đắt tiền.
8. Radio có tính lựa chọn.
9. Radio gợi lên cảm xúc.
10. Radio làm công việc thông tin và giáo dục.
11. Radio là âm nhạc.
Có thể thấy ý kiến của Lois Baird đã đề cập đến những đặc điểm của radio
ở tất cả các khía cạnh một cách toàn diện.
Trong cuốn Báo Phát thanh xuất bản năm 2002 của tập hợp các tác giả
cũng rút ra các đặc trưng cơ bản của phát thanh:
1. Tỏa sóng rộng khắp.
2. Thông tin nhanh, tiếp cận đồng thời.
3. Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian.
4. Sống động, riêng tư, thân mật.
5. Sử dụng âm thanh tổng hợp.
Đây là đặc trưng cơ bản của báo phát thanh mà chỉ riêng nó mới có nhằm

phân biệt báo phát thanh với các loại hình báo chí khác.
Nói tóm lại, việc khái quát sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của
báo phát thanh cũng như những đặc trưng của loại hình báo chí này sẽ giúp
chúng ta có cái nhìn rõ nét hơn về báo phát thanh và cũng là tiền đề trước khi đi
vào tìm hiểu xu hướng phát triển trong tương lai của báo phát thanh ở những
chương sau.

5


Phát Thanh K29

CHƯƠNG II: ĐÔI NÉT VỀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA PHÁT THANH TRÊN THẾ GIỚI
1. Phát thanh trong bối cảnh mới
Có thể hiểu, xu hướng báo chí là xu thế thiên về một chiều hướng phát
triển nào đó của báo chí, có mục tiêu, ý nghĩa và ảnh hưởng trong thời gian dài.
Tác động đến hệ thống báo chí của thế giới.
Trong bối cảnh hiện nay, khi mà thế giới chuyển mình hướng tới một xã
hội tiên tiến, hiện đại, những luồng thông tin tràn ngập trên đời sống cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ điều này là một cơ hội để tất cả các phương
tiện truyền thông mở rộng kết nối, khẳng định vị trí đứng của mình với công
chúng.
Phát thanh cũng không nằm ngoài xu thế đó. Phát thanh trên thế giới
đang không ngừng cải tiến, tìm ra hướng đi cho mình để có thể cạnh tranh với
các phương tiện truyền thông khác.

Phát thanh trên thế giới cũng không ngừng thay đổi.

6



Phát Thanh K29

Nhờ những cải tiến kịp thời và nhanh chóng mà số lượng người nghe đài
ở châu Âu và Mỹ tăng lên không ngừng. Hiện nay, hai phần ba người dân châu
Âu dành khoảng 3 giờ nghe đài mỗi ngày.
Ở các nước châu Mỹ , radio là một phương tiện thông tin rất tuyệt vời. Dù
ở thành phố hay ở sa mạc, dù đi trên phương tiện giao thông nào, người dân
cũng mang theo radio để nghe. Ngay cả ở nước Mỹ, nơi có rất nhiều kênh truyền
hình phát sóng từ sáng đến tối thì radio vẫn là phương tiên hữu ích để người dân
nắm bắt thông tin vì cuộc sống quá bận rộn khiến họ không có thời gian xem
truyền hình.
Trong nhiều khẳng định của các chuyên gia đều công nhận: Tương lai của
báo chí là truyền thông đa phương tiện với sự kết hợp của ngôn ngữ viết, ảnh,
video, âm thanh, thiết kế đồ họa và các phương thức tương tác khác trên trang
web nhằm truyền tải một câu chuyện, một vấn đề một cách đa diện, mỗi hình
thức thể hiện góp phần tạo nên câu chuyện thuyết phục nhất và đầy đủ thông tin
nhất.
Để có thể cạnh tranh và giữ được chỗ đứng của mình, phát thanh hiện đại
phải tìm ra lối đi riêng cho mình trong tương lai.
2. Xu hướng vận động và phát triển của phát thanh trên thế giới
Theo Dự báo của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình
Dương ABU thì con đường tồn tại và phát triển của phát thanh không tách rời
quỹ đạo của xu hướng tích hợp công nghệ hiện nay, đó là phải đa dạng hóa
phương thức truyền dẫn và đa dạng hóa nội dung cho phù hợp với loại hình.
Xu thế phát triển phát thanh khu vực châu Á – Thái Bình Dương

7



Phát Thanh K29

Xu thế phát triển của phát thanh
1. Phương thức truyền dẫn đa dạng
- Analog: FM/AM, LW/SW.
- Số: DAB/DRM/DMB/DVB-T, Internet Radio- Qua điện thoại di động.
- Radio vệ tinh.
- Truy nhập (downloading) và podcasting.
2. Đa dạng về nội dung
- Mô hình phát thanh công cộng: với các chương trình chất lượng cao về
thông tin, giáo dục, văn hoá và giải trí.
- Hình thức mới: Kèm công cụ cho thói quen nghe đài.
- Nghe đài theo yêu cầu.
- Vai trò của khâu lưu trữ tư liệu.
3. Phát thanh số: Tạo ra nhiều sự lựa chọn hơn, dịch vụ tốt hơn
- Công nghệ bổ sung, công nghệ thay thế.
- Phát thanh qua điện thoại di động, phát thanh nhìn (visual radio).
- Phát thanh trên internet.
- Podcasting – một thách thức mới.
(Trích Dự báo của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình châu Á - Thái Bình
Dương ABU)
Trong hội nghị Lần thứ 49 của Hiệp hội Phát thanh Truyền hình Châu Á –
Thái Bình Dương ABU vào ngày 12 và 13/10 vừa qua tại Hàn Quốc, các chuyên
gia cũng khẳng định rõ hơn tương lai phát triển của phát thanh đó là áp dụng kỹ
thuật tiên tiến vào trong phát thanh.
Ngành phát thanh đã có hơn 100 tuổi. Lịch sử phát thanh cho thấy nó đã
trải qua một thời hoàng kim khá dài. Nhưng giờ đây trước thách thức gay gắt
của truyền hình và Internet, phát thanh “truyền thống” đang mất năng lực cạnh
tranh và đứng trước một bước ngoặt mới: Phải thay đổi để tồn tại.

8


Phát Thanh K29

Phát thanh trên thế giới cũng đang trong quá trình thay đổi về chất: phát
thanh không còn mang tính khu vực do vùng phủ sóng mà mang tính toàn cầu;
thính giả có thể tham gia làm chương trình; nguồn thu nhập phát thanh sẽ từ
quảng cáo, nội dung, phí cấp phép, tài trợ; thời gian chuyển dịch theo ý muốn;
phát thanh hướng đối tượng; thiết bị thu thanh được đa dạng hoá, có thể thực
hiện trong bất cứ mạng lưới số nào. Dưới đây là những sự thay đổi của phát
thanh hiện đại:
Phát thanh truyền thống

Sự thay đổi của phát thanh trong

kỷ nguyên số
- Tính toàn quốc, hạn chế về băng - Tính toàn quốc, quốc gia và toàn
tần.

cầu.

- Chỉ có người dẫn chương trình - Thính giả tham gia làm chương
chuyên nghiệp.

trình.

- Thu nhập từ quảng cáo và tiền thuế - Nguồn thu nhập từ quảng cáo, nội
thu được.


dung, phí cấp phép, tài trợ.

- Các chương trình phát theo lịch - Thời gian chuyển dịch theo ý muốn.
trình.
- Chương trình phát sóng.

- Ghi âm/chia sẻ/đưa vào hệ thống.

- Các chương trình có đông thính giả.

- Chia thành nhiều nhóm đối tượng
khác nhau.

- Máy thu thanh.

- Rất nhiều thiết bị thu thanh.

- Truyền dẫn vệ tinh/cáp/qua cột phát - Bất kể mạng lưới số nào.
sóng.
- Chỉ tiếp nhận
- Tương tác.
Qua những thay đổi của phát thanh trong tương lai như trên, ta có thể nêu
ra những xu hướng phát triển của phát thanh trên thế giới như sau:
1. Chuyển đổi sang phát thanh kỹ thuật số.
9


Phát Thanh K29

2. Xây dựng các chương trình phát thanh mở.

3. Thay đổi cách thức truyền thông tin.
4. Phát triển phát thanh phi đại chúng.
5. Phát thanh thực tế.
6. Phát thanh đa phương tiện.
Xu hướng Phát thanh thực tế là những chương trình phát thanh mà người
tham gia là những người không chuyên, được phóng viên ghi âm và tả lại cảnh
đời sống thật và trong một mức độ nào đó không có bàn tay của đạo diễn hay
biên tập can thiệp, chuyển tải nguyên bản đến thính giả.
Ở các nước trên thế giới, phát thanh thực tế đang có xu hướng phát triển.
Đây là loại hình rất phổ biến ở các quốc gia phát triển. Để tạo ra cảm xúc thật và
mới lạ cho công chúng, các đài phát thanh tiến hành xây dựng các chương trình
trong đó người tham gia sẽ được thể hiện cảm xúc thật, hành động thật như
trong đời thường mà không chịu sự chi phối của đạo diễn thông qua lời nói,
tiếng động truyền đi trên sóng phát thanh. Có thể hiểu là người tham gia sẽ quên
đi sự hiện diện của máy ghi âm và sống như cuộc sống thường ngày. Những âm
thanh ghi lại được đó sẽ được máy ghi âm ghi lại và truyền tới cho công chúng.
Phát thanh thực tế vẫn còn khá mới mẻ tại Việt Nam và chưa thực sự trở
thành một xu hướng của phát thanh hiện đại. Đài Tiếng nói Việt Nam cũng đã
thực hiện những tác phẩm phát thanh dự thi nước ngoài theo hình thức phát
thanh thực tế đó là tác phẩm phát thanh “Người gọi chim trời”.
Đồng thời, năm 2011, Đài Tiếng nói Thành Phố Hồ Chí Minh đã thực
hiện chương trình phát thanh thực tế mới “Sát cánh cùng gia đình Việt”. Thông
qua chương trình phát thanh thực tế về cuộc sống của những người mưu sinh
bằng xe máy, nhà đài và các mạnh thường quân sẽ giúp họ cải tạo phương tiện,
cấp dầu nhớt miễn phí trong một năm.
10


Phát Thanh K29


Hiện nay, việc sản xuất các chương trình phát thanh trở nên rất dễ dàng.
Một cá nhân cũng có thể làm được phát thanh trên trang web riêng của mình.
Chính vì thế, việc thay đổi cách thức sản xuất chương trình phát thanh cả về nội
dung lần hình thức chính là đích đến của phát thanh trong tương lai.
3. Những kỹ năng, phẩm chất của nhà báo phát thanh hiện đại
Nghề báo là một nghề nhiều vinh quang nhưng cũng lắm gian khổ. Người
làm báo trong quá trình tác nghiệp có cơ hội được tiếp xúc và trải nghiệm nhiều.
Phải là những người thực sự có lòng đam mê và tâm huyết với nghề thì mới cảm
được hết những trải nghiệm đó. Thể loại báo chí nào cũng vậy, phát thanh,
truyền hình, báo in, báo mạng điện tử,… chỉ cần nhà báo có niềm đam mê, lòng
nhiệt huyết, một cái tâm sáng thì sẽ có những tác phẩm hay.
Đặc biệt trong tình hình hiện nay, báo chí hoạt động theo cơ chế thị
trường đòi hỏi những người cầm bút phải rèn luyện và nâng cao hơn nữa tinh
thần nghề nghiệp và phải có tâm huyết với nghề. Có như thế, nhà báo và báo
phát thanh mới đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng hiện nay.
Để có thể đáp ứng được những thay đổi mang tính chất quyết định của
phát thanh trong tương lai, các nhà báo làm phát thanh cũng phải thay đổi cách
thức làm việc của chính mình.
Dưới đây sẽ là khái lược những yêu cầu về phẩm chất mà một nhà báo
phát thanh cần có:
 Nhóm phẩm chất tâm lý:
Trung thực và khách quan.
Sáng tạo, tò mò, năng động và nhạy bén.
Hài hoà các mối quan hệ.
 Nhóm phẩm chất trí tuệ:
Nghiệp vụ báo chí.
Tri thức và vốn sống.
11



Phát Thanh K29

Năng khiếu báo chí.
 Nhóm phẩm chất ý chí:
Phẩm chất chính trị.
Lòng dũng cảm.
Lòng yêu nghề.
 Trách nhiệm công dân.
Ngoài những nhóm phẩm chất nêu trên, một nhà báo chuyên nghiệp cần
một số kỹ năng mềm nhất định: Sự chuyển bị tác nghiệp mang tính chuyên
nghiệp; Khả năng phán đoán và xử lý tình huống; Sự nhạy bén khi đi tác nghiệp;
Kỹ năng mềm khi tìm kiếm, thu thập thông tin…
Trong chương này, chúng ta đã thấy được đôi nét về xu hướng vận động
và phát triển của phát thanh trên thế giới. Đồng thời, những phẩm chất và kỹ
năng mà một nhà báo phát thanh hiện đại trong thế kỷ XXI cần có để đáp ứng
nhu cầu thay đổi nhanh chóng của các phương tiện truyền thông đại chúng nói
chung và phát thanh nói riêng.
Việc phân tích xu hướng vận động và phát triển của phát thanh thế giới sẽ
là tiền đề để phát thanh Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm, theo kịp với các
nước tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên, xu hướng vận động và phát triển của Việt
Nam không hoàn toàn giống y hệt vào thế giới mà chúng ta vận dụng vào điều
kiện thực tế để nâng cao chất lượng nền phát thanh nước nhà.
Trong chương sau, khi đi phân tích từng xu hướng vận động và phát triển
của phát thanh Việt Nam, chúng ta sẽ xét xét kỹ hơn về phẩm chất và kỹ năng
mà mỗi nhà báo phát thanh cần có trong từng xu hướng vận động và phát triển
ấy.

12



Phát Thanh K29

CHƯƠNG III: XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG, PHÁT TRIỂN CỦA BÁO PHÁT
THANH VIỆT NAM VÀ NHỮNG PHẨM CHẤT, KỸ NĂNG MÀ NHÀ
BÁO PHÁT THANH CẦN CHUẨN BỊ
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, các phương tiện truyền
thông đang bước vào một cuộc đua truyền thông nhằm thu hút độc giả, thu hút
lượng công chúng, tiết kiệm chi phí sản xuất… Với ưu thế là thông tin nhanh,
sinh động và tiện lợi, phát thanh trên thế giới, đặc biệt là các nước phương Tây
vẫn đang đáp ứng được nhu cầu của thính giả thuộc nhiều quốc gia khác nhau.
Những năm trở lại đây, nền báo chí Việt Nam cũng đang phát triển nhanh
hòa nhịp với sự phát triển kinh tế. Quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra là điều
kiện để phát thanh ở mỗi nước không ngừng hoàn thiện. Với sự phát triển mạnh
mẽ của phát thanh trên thế giới như vậy, phát thanh Việt Nam cũng đang không
ngừng học hỏi, giao lưu kinh nghiệm, đổi mới cách thức sản xuất chương trình
phát thanh để có thể bắt kịp với xu thế của thời đại.
Nằm trong hệ thống báo chí thế giới, báo chí Việt Nam nói chung và phát
thanh nói riêng cũng chịu ảnh hưởng ít nhiều từ các xu hướng trong làng báo
quốc tế.
Qua việc tìm hiểu những xu hướng vận động và phát triển của phát thanh
trên thế giới trong chương trước, chương này sẽ đi phân tích cụ thể từng xu
hướng vận động và phát triển của phát thanh Việt Nam. Đồng thời, trong
chương này em cũng nêu rõ vấn đề ứng với mỗi xu hướng này, đội ngũ những
người làm báo nói sẽ cần phải chuẩn bị những kỹ năng, phẩm chất như thế nào.
1. Xu hướng chuyền sang phát thanh trực tiếp
1.1. Khái quát về phát thanh trực tiếp
Phát thanh trực tiếp thực chất không phải là một hình thức mới xuất hiện
trên sóng phát thanh của Đài tiếng nói Việt Nam trong những năm trở lại đây.
13



Phát Thanh K29

Trên thực tế, từ khi mới ra đời vào ngày 7/9/1945, chương trình phát thanh đầu
tiên của nước ta chính là chương trình phát thanh trực tiếp được thu và phát sóng
cùng một thời điểm.
Tuy nhiên, do tình hình chiến tranh kéo dài, phát thanh trực tiếp không
phát triển mà thay vào đó là các chương trình phát thanh thu sẵn và phát lại.
Trong gần mười năm trở lại đây, phát thanh trực tiếp đã quay lại với nhiều
cách thức mới và nở rộ không những ở đài phát thanh Trung ương mà còn ở các
đài phát thanh địa phương. Điều này đã khiến các phóng viên làm phát thanh
thực sự mong đợi, bởi làm một chương trình phát thanh trực tiếp tuy có áp lực
nhưng sẽ không tốn thời gian chỉnh sửa kỹ thuật trước khi phát như những
chương trình phát thanh thu sẵn trước đó.
Vậy, hiểu đầy đủ một chương trình phát thanh trực tiếp là chương trình
như thế nào? Trước hết, đây là một chương trình phát thanh mang hơi thở của
cuộc sống hiện đại. Phát thanh trực tiếp là một chương trình rất sinh động và thể
hiện được sâu sắc tính chân thật của báo chí.
Trong thời gian qua, phát thanh trực tiếp đã có những thành công
đáng kể:
Hiện nay, phát thanh trực tiếp được ứng dụng trong nhiều loại chương
trình. Phổ biến nhất là hình thức làm thời sự và ca nhạc theo yêu cầu trực tiếp.
Và hiệu quả nhất là các dạng chương trình khoa học – giáo dục, chương trình
chuyên đề (mang màu sắc chính luận), chương trình giải trí. Với hình thức phát
thanh trực tiếp, người dân trong vùng phủ sóng có thể đặt nhiều câu hỏi hoặc
những ý kiến chia sẻ từ thắc mắc về các lĩnh vực trong cuộc sống và giúp họ
thỏa mãn nhu cầu giải trí của mình. Đồng thời, đây cũng là diễn đàn để người
dân nêu lên ý kiến quan điểm, sự đồng tình hay bức xúc của mình về một vấn đề
nào đó đang xảy ra trong cuộc sống.
14



Phát Thanh K29

Thành công lớn nhất có thể kể đến của phát thanh trực tiếp đó chính là sự
đổi mới về “chất” của những chương trình này. Với cách làm phát thanh trực
tiếp, trong chừng mực nào đó, tiếng nói, ý kiến của thính giả, của người dân
được xuất hiện trên sóng phát thanh với tư cách là người đồng sáng tạo nên tác
phẩm báo chí. Như vậy, người nghe ngày càng có thêm được cảm giác như
chương trình đó là của chính thính giả, do chính thính giả thực hiện chứ không
phải phụ thuộc vào kịch bản hay sự áp đặt chủ quan của phóng viên, của đài
phát thanh.
Trong một khảo sát đã được công bố với 30 tài xế xe buýt và taxi, và hơn
30 thính giả phát thanh (cũng là hành khách đi xe) ở nhiều độ tuổi và nghề
nghiệp trong trong khu vực miền Đông Nam Bộ vào năm 2008 thì 64% các bạn
trẻ rất thích và thường xuyên nghe các chương trình phát thanh trực tiếp như yêu
cầu ca nhạc, bình luận bóng đá. 42% trong số họ đã từng một lần gọi đến đài
bằng điện thoại di động để yêu cầu ca nhạc, gửi tặng ca khúc cho bạn bè, người
thân hoặc đặt câu hỏi tư vấn với các chuyên gia. 20% các cán bộ về hưu từng
một lần gọi điện đến đài để tham gia các chương trình tọa đàm về những vấn đề
dư luận quan tâm. 51% phụ nữ (nhiều lứa tuổi) từng một lần gọi điện đến đài để
được tư vấn chia sẻ về sức khỏe sinh sản, hôn nhân, tình yêu. 30% tài xế nói
rằng rất ít khi mở đài. 25% thính giả được khảo sát cho rằng họ chỉ nghe đài thụ
động trong các chuyến xe hay ở nhà chứ không chủ động mở đài để nghe.
Qua khảo sát này có thể thấy, phát thanh trực tiếp đã thực sự thu hút được
thính giả trong thời gian qua. Có một số đài phát thanh thực hiện rất tốt các
chương trình phát thanh trực tiếp, có thể kể đến đó là Đài tiếng nói Việt Nam,
Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM, Đài phát thanh Bình Dương, Đài Phát thanh
Đồng Nai và Đài phát thanh Vĩnh Long.
Bên cạnh đó, còn tồn tại một số hạn chế nhất định:

15


Phát Thanh K29

Tuy có những sự tiến bộ rất nhanh trong việc áp dụng thực hiện các
chương trình trực tiếp trên đài phát thanh nhưng thực tế khi làm phát thanh trực
tiếp, rất dễ xảy ra sự cố và những lội khó tránh khỏi.
Thực tế hiện nay vẫn có người hiểu phát thanh trực tiếp một cách giản
đơn như: phát thanh trực tiếp là người phát thanh viên đọc trực tiếp các tin, bài
tại thời điểm chương trình phát sóng chứ không thu trước chương trình chờ đến
giờ thì phát sóng hay có chăng là có thêm chuyên mục khách mời phòng thu trả
lời các câu hỏi của thính giả trực tiếp gọi đến chương trình; rồi yêu cầu các tin
bài của phóng viên phải có tiếng nói của nhân vật…
Nếu hiểu theo cách hiểu trên thì rõ ràng là chưa đạt được các tiêu chí, điều
kiện của một chương trình phát thanh trực tiếp. Theo đó, vì phát thanh viên phải
đọc trực tiếp trên sóng nên chỉ cần phát thanh viên cố gắng đọc lưu loát, không
vấp lỗi là được? Điều này đồng nghĩa với việc phóng viên không cần phải cố
gắng nỗ lực mà chỉ cần đáp ứng yêu cầu có tiếng nói nhân vật trong tin, bài.
Đó là cách hiểu không đúng về phát thanh trực tiếp dẫn đến việc các
chương trình phát thanh trực tiếp vẫn có chất lượng thấp và lượng thính giả nghe
ít.
Đồng thời, vì phát sóng trực tiếp nên các chương trình phát thanh trực tiếp
gặp nhiều khó khăn trong việc chọn nhân vật giao lưu trong chương trình. Để
đảm bảo tính chất chính trị cũng như văn hóa của chương trình, nhiều khi những
thính giả gọi điện đến chương trình là những thính giả đã được đặt hàng trước.
Điều này khiến nhiều thính giả không hài lòng. Có nhiều thính giả phàn nàn
rằng trong các chương trình trực tiếp, họ gọi điện đến nhưng đường dây luôn
bận vì thế họ không thể kết nối để thể hiện ý kiến, quan điểm của mình. Đây là
một lỗi không hay mắc phải của các đài phát thanh nhưng cũng cần phải nhắc

đến.
16


Phát Thanh K29

1.2. Xu hướng trong tương lai
Như vậy, trong tương lai, phát thanh trực tiếp chắc chắn là một cách thức,
xu hướng mà các đài phát thanh hướng tới để thay thế cho phần lớn những
chương trình phát thanh thu sẵn như hiện nay.
Để thực hiện được điều này, không những phát thanh nước ta phải ngày
càng thay đổi về chất, theo kịp những thành tựu của phát thanh trên thế giới mà
còn đòi hỏi có đội ngũ nhà báo phát thanh cũng phải luôn năng động, nắm vững
các kỹ năng và phẩm chất làm báo.
1.3. Kỹ năng, phẩm chất của nhà báo khi làm phát thanh trực tiếp
Với những ưu điểm và hạn chế như trên, để làm được một chương trình
phát thanh trực tiếp có chất lượng nhà báo cần có những phẩm chất, năng lực
như thế nào? Ngoài những phẩm chất cần có của một nhà báo khi làm báo, phát
thanh trực tiếp còn yêu cầu một số phẩm chất, năng lực đối với nhà báo. Dưới
đây là một số phẩm chất, năng lực cần có của một nhà báo làm chương trình
phát thanh trực tiếp:
Thứ nhất là kỹ năng làm việc nhóm.
Phát thanh trực tiếp là sản phẩm của tập thể nên các thành viên thực hiệp
một chương trình phát thanh trực tiếp cần phải nỗ lực, cố gắng trong quá trình
tác nghiệp; tính chủ động sáng tạo của các thành viên trong nhóm thực hiện
chương trình phải được phát huy cao độ; thực hiện nghiêm các nguyên tắc làm
việc theo nhóm.
Sự phân công công việc cho từng thành viên trong nhóm là rất quan trọng.
Cần biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của từng cá nhân để phân công công việc một
cách thích hợp với khả năng của từng người. Cần phân công các vị trí: đạo diễn

chương trình, phóng viên, biên tập viên hỗ trợ tại phòng thu, người dẫn chương
trình, kỹ thuật viên một cách cẩn thận, có cân nhắc kỹ lưỡng.
17


Phát Thanh K29

Trong quá trình chuẩn bị chủ đề cho chương trình phát thanh trực tiếp, các
thành viên trong nhóm cần phải chủ động tham gia ý kiến một cách bình đẳng,
tôn trọng ý kiến của nhau và cùng nhau cân nhắc để chọn được chủ đề thích hợp.
Thứ hai, đó là kỹ năng phản ứng nhanh nhạy, xử lý tính huống phát
sinh và “phối hợp sửa lỗi”.
Tình huống trong phát thanh trực tiếp là không thể lường trước được, tuy
nhiên, những tình huống này không phải là không thể xử lý được. Chính vì vậy,
ekip làm phát thanh trực tiếp phải bình tĩnh, có phản ứng nhanh nhạy khi gặp
tình huống. Nếu gặp những tình huống đơn giản, nếu không bình tĩnh xử lý sẽ
gây ra những lỗi lớn hơn. Và ngược lại, một tình huống xấu có thể giải quyết tốt
nếu những người làm trực tiếp bình tĩnh.
Đầu tiên phải kể đến đạo diễn chương trình. Vai trò của đạo diễn chương
trình là quá rõ ràng. Đạo diễn sẽ làm hỏng hẳn chương trình nếu anh ta không
hiểu kịch bản một cách triệt để.
Thư ký cũng là một trong những vị trí quan trọng. Câu hỏi có hay hay
không, có phù hợp hay không, có bị lặp lại hay không đều do người thư ký quyết
định phần lớn. Thư ký cũng chính là người hướng dẫn thính giả giao lưu tự
nhiên hơn, tự tin và ngắn gọn hơn.
Một vị trí khác cũng có thể làm chương trình bại hay thành, đó là phóng
viên hiện trường. Chất lượng của tường thuật từ hiện trường có ý nghĩa quyết
định đến nhịp điệu chung và đẳng cấp của chương trình.
Dẫn chương trình là đầu mối xử lý nhanh tất cả các “tình huống lỗi” trong
phát thanh trực tiếp. Nếu dẫn chương trình không xử lý nhanh thì hoàn toàn

không có cơ hội cho các bộ phận khác. Chính dẫn chương trình là vị trí có vai
trò như một đạo diễn nội dung thực thụ. Bởi vậy thông thường, một chương
trình an toàn thường là chương trình có biên tập và người viết kịch bản kiêm
luôn vị trí dẫn chương trình.
18


Phát Thanh K29

Một người cần phải kể đến nữa đó là kỹ thuật viên. Họ có vai trò trong tất
cả những động thái của đạo diễn, dẫn chương trình và thư ký. Kỹ thuật viên hiểu
kịch bản là người sẽ làm lỗi “trở thành không” bằng việc điều chỉnh các tín hiệu
đúng thời điểm.
Sự nhịp nhàng, ăn ý trong một ekip thể hiện rõ nhất ở những khi xử lý
“tình huống lỗi”. Phát thanh trực tiếp tốt không phải là làm những chương trình
không lỗi mà nó nằm ở chỗ những lỗi phát sinh được phối hợp xử lý như thế
nào.
Thứ ba, đức tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác cao độ.
Phát thanh trực tiếp là chương trình cần có độ chính xác cao về thời gian,
đồng thời về nội dung chương trình cũng không được có những sai sót đáng kể.
Chính đặc điểm này có phát thanh trực tiếp đòi hỏi các nhà báo phải có đức tính
cẩn thận, tỉ mỉ và chính xác cao độ.
Tính cẩn thận, tỉ mỉ của nhà báo được thể hiện trong tất cả các khâu của
quá trình làm chương trình phát thanh trực tiếp. Từ việc việc xây dựng kế hoạch
tin bài, làm đồng hồ chương trình đến việc chuẩn bị những thiết bị kĩ thuật tốt để
chuyển thông tin vào phòng thu là điều rất quan trọng.
Đồng thời, vì là một chương trình phát thanh trực tiếp nên không thể tránh
khỏi một vài sai sót, chính vì vậy nên người làm chương trình phát thanh trực
tiếp cần phải chuẩn bị những kế hoạch dự phòng trong trường hợp tình huống
phát sinh.

Những thành viên trong ekip thực hiện chương trình cũng phải rất tỉ mỉ
trong công việc của mình để tránh xảy ra những sai sót đáng tiếc.
Cuối cùng, đó là bản lĩnh chính trị, những kiến thức hiểu biết nhất
định về xã hội.
Phông kiến thức nền đối với ekip làm phát thanh trực tiếp, đặc biệt là
người dẫn chương trình, biên tập viên là rất quan trọng.
19


Phát Thanh K29

Khi kết nối trò chuyện với thính giả hay có những tọa đàm trao đổi trực
tiếp với các vị khách mời, ngoài kịch bản chương trình, vốn kiến thức hiểu biết
về xã hội, bản lĩnh chính trị chính là điểm tựa để biên tập viên có thể xử lý thành
công những vấn đề phát sinh và trả lời được những câu hỏi của thính giả.
2. Xu hướng xây dựng các chương trình phát thanh tương tác (Chương
trình phát thanh mở)
2.1. Khái quát về phát thanh tương tác
Phát thanh tương tác được hiểu như là một dạng chương trình phát thanh
cho phép thính giả có thể tham gia bày tỏ ý kiến, giao lưu, trò chuyện đóng góp
ý kiến, bày tỏ nguyện vọng yêu cầu... của mình vào chương trình phát thanh.
Phát thanh tương tác khác biệt với phát thanh truyền thống ở chỗ, phát
thanh truyền thống chỉ truyền đi theo một chiều từ đài phát thanh đến thính giả;
trong khi đó phát thanh tương tác cần thêm một đường truyền thông tin từ thính
giả tới đài phát thanh nữa.
Chương trình phát thanh tương tác là chương trình có sự tham gia của
công chúng, là một phần tạo nên nội dung của chương trình. Một chương trình
nhận được phản hồi từ thính giả thông qua những bức thư, điện thoại, tin nhắn
thì không phải là phát thanh tương tác bởi vì sự phản hồi này không tức thời,
thường thì sau khi chương trình phát sóng xong thính giả mới gửi ý kiến. Bởi

vậy nó không ảnh hưởng đến nội dung đã phát sóng.
Trong thực tế, thời gian qua, một số chương trình phát thanh tương tác
được thử nghiệm và đi vào hoạt động đạt được khá nhiều sự chú ý thu hút của
thính giả nghe đài.
Được sự hỗ trợ của tổ chức SIDA – Thụy Điển, chương trình phát thanh
tương tác “60 phút bạn và tôi” của Đài phát thanh truyền hình Hà Tây (nay là
ban chuyên đề của Đài phát thanh – truyền hình Hà Nội) phát sóng số đầu tiên
vào ngày 21/6/2008 đã được thính giả hưởng ứng và đón nhận.
20


Phát Thanh K29

Thông thường mỗi buổi phát sóng, chương trình “60 phút bạn và tôi”
nhận được khoảng hơn 20 cuộc điện thoại, song với thời lượng cho phép, chỉ từ
8 đến 10 bạn nghe đài được trao đổi. Gọi điện đến chương trình, thính giả không
chỉ được thoả mãn nhu cầu tâm sự, sẻ chia với những người bạn cùng trang lứa
về vấn đề mình quan tâm mà còn được gợi mở nhiều tình huống thường gặp để
có cách ứng xử phù hợp.
Đây là điển hình một chương trình phát thanh tương tác đã lên sóng và
thành công trong việc giao lưu với thính giả. Tiếp đó phải kể đến kênh phát
thanh tương tác VOV Giao thông tần số 91MHz của Đài tiếng nói Việt Nam.
VOV Giao thông chính là bước đột phá trong cách thức làm phát thanh hiện đại.
Đặc điểm của phát thanh tương tác được thể hiện rõ qua kênh phát thanh
này với tốc độ cập nhật thông tin giao thông 24/24 trên mọi tuyến đường của
thành phố. Đồng thời, trên sóng phát thanh cũng cung cấp khá nhiều thông tin
liên quan đến lĩnh vực giao thông; những chương trình quà tặng âm nhạc theo
yêu cầu của thính giả được phát sóng trực tiếp…
Đặc biệt, khi có yêu cầu của thính giả, người dẫn chương trình sẽ nối máy
cho thính giả nói chuyện trực tiếp với người trực tại nút giao thông. Trong

trường hợp thính giả gọi điện đến hỏi thông tin về một điểm giao thông mà
không có người trực, thì người dẫn chương trình sẽ lên sóng phát thanh hỏi xem
có thính giả nào đang tham gia giao thông trên tuyến đường đó có thể cung cấp
thông tin được không.
Sự giao lưu trực tiếp này là mục đích tạo tính tương tác cao giữa người
làm báo và thính giả, giữa thính giả với thính giả nhằm có được thông tin đa
chiều, đa dạng của những người thực hiện chương trình. Sự phản hồi tích cực
của khán giả, khả năng tương tác không giới hạn là một trong những phong cách
làm báo hiện đại mà nhiều cơ quan thông tấn, truyền thông đang hướng tới.
21


Phát Thanh K29

Thực tế đã cho thấy, những chương trình tương tác như trên thường thu
hút một lượng thính giả đông đảo bởi sự hấp dẫn, ngẫu hứng của người tham
gia. Hơn nữa qua những chương trình như thế này, họ sẽ tìm được sự đồng cảm,
những thắc mắc hay ý kiến chung mà họ cũng đang quan tâm.
2.2. Xu hướng trong tương lai
Hiện nay, có rất ít các chương trình phát thanh tương tác ở trên sóng phát
thanh của nước ta. Với những thành công bước đầu như vậy, trong tương lai,
việc xây dựng các chương trình phát thanh tương tác (Các chương trình phát
thanh mở) là điều tất yếu đối với phát thanh hiện đại.
2.3. Kỹ năng, phẩm chất mà nhà báo cần có khi xây dựng chương trình
phát thanh tương tác
Ngoài những phẩm chất chung về trình độ chính trị, kỹ năng, kinh nghiệm
làm báo đối với nhà báo nói chung, người làm phát thanh tương tác cần trau dồi,
bỗi dưỡng những kỹ năng, phẩm chất như sau:
Thứ nhất, khả năng giao tiếp tốt.
Công việc của người dẫn chương trình (biên tập viên) trong một chương

trình phát thanh tương tác đó chính là giao lưu với thính giả. Trong những cuộ
giao lưu này, nhà báo thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều người, thuộc nhiều
tầng lớp, với nhiều trình độ nhận thức, nhiều dạng lợi ích và nhu cầu thông tin;
do vậy người dẫn chương trình phải có kỹ năng giao tiếp tốt để nhận được sự
hợp tác, đồng thuận; trên cơ sở đó, hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, khả năng xử lý tình huống linh hoạt.
Cũng như phát thanh trực tiếp, các chương trình phát thanh tương tác với
thính giả có thể là chương trình trực tiếp chính vì thế sẽ không tránh khỏi những
sai sót. Để hoàn thành tốt chương trình, không gây ra những sai sót lớn, khi có
những tình huống phát sinh, ekip làm chương trình cần phải ngay lập tức xử lý
tình huống đó.
22


Phát Thanh K29

Có nhiều trường hợp thính giả khi gọi đến tổ thư ký tỏ ra rất lịch sự, lời
nói nhã nhặn nhưng khi lên sóng trực tiếp, họ trở thành thô lỗ, có thể có những
lời lẽ không văn hóa, ekip thực hiện chương trình cần phối hợp để xử lý tình
huống này.
Thứ ba, có sự tập trung lắng nghe, cảm nhận, thông cảm và thấu hiểu
khi trò chuyện với thính giả.
Đối tượng phục vụ của báo chí nói chung và phát thanh nói riêng đó chính
là công chúng. Người giúp nhà báo tạo nên tác phẩm báo chí, đồng thời cũng là
người tiếp nhận những tác phẩm báo chí ấy cũng chính là công chúng. Không có
công chúng, tác phẩm báo chí sẽ không còn giá trị.
Đối với phát thanh tương tác, thính giả là người đồng sáng tạo nên
chương trình. Chính vì vậy, khi trò chuyện, giao lưu với thính giả, không những
phải tôn trọng thính giả, các nhà báo phát thanh phải biết lắng nghe, cảm nhận
những thông tin, lời chia sẻ do thính giả cung cấp. Đồng thời, qua những lời chia

sẻ này cần phải thể hiện chính kiến của mình để thính giả cảm thấy họ được lắng
nghe.
Một lỗi lớn nhất của các nhà báo phát thanh hiện nay đó chính là phụ
thuộc quá nhiều vào kịch bản nên những lời trò chuyện trên đài phát thanh
thường nhàm chán, không có không khí riêng tư, cảm giác trò chuyện. Chính vì
thế thính giả không thích lắng nghe. Để ngày càng thu hút được đông đảo công
chúng cho sóng phát thanh, các nhà báo cần phải rèn luyện tốt kỹ năng này.
Thứ tư, khả năng nắm bắt, tổng hợp nhanh vấn đề.
Trong chương trình phát thanh tương tác, nhà báo trò chuyện với thính giả
để bàn luận hay giao lưu, chia sẻ về một vấn đề nào đó. Để có thể hiểu được rõ
vẫn đề và đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi, tiếp tục câu chuyện đòi hỏi nhà báo phải
biết lắng nghe và rút ra đâu là điểm đáng chú ý trong câu trả lời, câu nói của
23


Phát Thanh K29

thính giả. Nhờ đó, chương trình sẽ phát triển theo mạch logic và hấp dẫn hơn
những chương trình được chuẩn bị sẵn kịch bản từ trước.
3. Xu hướng phát thanh đa phương tiện
3.1. Khát quát về phát thanh đa phương tiện
 Khái niệm
Cùng với sự phát triển rộng rãi của công nghệ thông tin, truyền thông đa
phương tiện giống như một cơn bão tiến vào cuộc sống hiện đại của chúng ta, nó
làm thay đổi cách chúng ta nghĩ, cách chúng ta hành động, thậm chí cả cách
chúng ta sống.
Có thể hiểu truyền thông đa phương tiện: Multimedia = văn bản + hình
ảnh + giọng nói + âm nhạc + video… tạo nên hiệu quả truyền thông nhất định.

(Truyền thông đa phương tiện: Multimedia)

Hiện nay, truyền thông đa phương tiện đang thay đổi bộ mặt của báo chí
truyền thống. Đây là xu hướng tất yếu của báo chí hiện đại. Một cơ quan báo chí
24


Phát Thanh K29

hiện đại không thể chỉ còn là một tờ báo giấy thông thường, cổ điển như trước
kia. Một tờ báo giấy không thể thiếu sản phẩm báo điện tử đi kèm, doanh thu từ
bản điện tử này ngày càng lớn, thậm chí lớn hơn doanh thu của báo mẹ.
Rất nhiều tờ báo còn làm đài phát thanh, kênh truyền hình và đặc biệt là
báo mobile (gửi các bản tin cho bạn đọc qua điện thoại di động) - một hình thức
báo chí mới, nhưng được đánh giá là có tương lai ở Âu - Mỹ trong những năm
tới. Người ta gọi cả cái hệ thống đó là báo chí thời multimedia - truyền thông đa
phương tiện. Và nhà báo trong thời đại này được gọi là “multimedia journalist”.
Phát thanh của nước ta cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Và xu hướng
của phát thanh trong tương lai đó chính là phát thanh đa phương tiện.
 Phát thanh đa phương tiện ở nước ta
Phát thanh trong nước đang dần phát triển theo xu hướng này. Có thể kể
đến Đài tiếng nói Việt Nam. Hiện tại, VOV có tới 4 phương tiện thông tin: đài
phát thanh; báo viết cập nhật lại những thông tin chính với bình luận sâu sắc hơn
để phục vụ người dân không có điều kiện để nghe đài hoặc bỏ lỡ chương trình vì
lý do nào đó; báo điện tử với 4 kênh phát thanh trực tuyến ra thế giới từ năm
2003; phát thanh nghe trực tuyến trên mạng và có thể nghe lại một số chương
trình được lưu trên trang web của Đài.
Để có thể mở rộng tần số phát sóng, Đài tiếng nói Việt Nam đã đưa sóng
phát thanh lên mạng truyền hình DTH (nghĩa là: phát thanh truyền hình đến tận
nhà) và đã có 3 kênh thuê chung với truyền hình Việt Nam, truyền tải qua DTH
vệ tinh và địa phương. Nhờ vậy, người dân chỉ cần một đầu thu kỹ thuật số DTH
là có thể xem được truyền hình và ba kênh phát thanh.

Bên cạnh đó, VOV còn kết hợp với FPT trong việc áp dụng công nghệ
IPTV. Trong hơn 50 kênh IPTV hiện nay, có nhiều kênh của phát thanh nhưng
chỉ phát sóng theo vùng, cơ sở hạ tầng mở ra đến đâu thì phát sóng đến đó.
25


×